Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Hệ thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa như hiện nay. Ngày nay, hệ thống phân phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà nó còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu quảng bá sản phẩm , thu thập thông tin khách hàng …, từ đó tạo ra động

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5082 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường . Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa đã là một thách thức không nhỏ thì việc mở rộng thị trường hội nhập kinh tế quốc tế còn mang nhiều khó khăn hơn khi các công ty nước ngoài với tiềm lực kinh tế tài chính, công nghệ mạnh tham gia vào thị trường.Trong bối cảnh đó , việc doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sức cạnh tranh cho riêng mình Là một doanh nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong thị trường cà phên hiện nay, doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên cũng đang có những trăn trở để đứng vững trong cơn lốc hội nhập. Mục tiêu là trở thành nhà phân phối số một của Việt Nam do vậy vấn đề về hệ thống phân phối luôn được các nhà quản trị của cà phê Trung Nguyên quan tâm hàng đầu Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cũng như khả năng nhận thức của bản thân sau một thời gian suy nghĩ và tìm hiểu em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên” 2.Phương pháp nghiên cứu - Thông tin thu thập được do tìm kiếm trên mạng Internet , trong giáo trình chuyên về kinh tế , thông qua báo , đài và do công ty tự đăng tải để quảng bá sản phẩm - Quan sát ở một số cửa hàng và đại lý ,tình hình , vị trí và phương thức phân phối từ đó có những đánh giá về tình hình hệ thống phân phối của công ty 3. Cấu trúc, bố cục của đề án gồm: LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNGI: Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa CHƯƠNG II : Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên CHƯƠNG III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên. KẾT LUẬN: Do thời gian có hạn và không được tìm hiểu sâu sát trực tiếp tại doanh nghiệp nên đề án của em không tránh khỏi những sai xót . Em rất mong được sự hướng dẫn và góp ý chân thành của các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này . Em xin chân thành cảm ơn sự thầy Đặng Đình Đào đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành đề án này .Nhân đây , em cũng gửi lời cảm ơn đến tất cả gia đình, bạn bè trong lớp đã động viên và góp ý , tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề án. NỘI DUNG CHƯƠNG I :Những vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa I. Bản chất và vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa 1.Bản chất của phân phối 1.1. Định nghĩa về phân phối Phân phối là hoạt động lập kế hoạch , thực hiện và kiểm tra việc lưu kho và vận tải hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp hoặc cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác , đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng Tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân trên tạo thành kênh phân phối . Kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng Có ba phương thức phân phối là phân phối rộng rãi , phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất (đặc quyền) -Phân phối rộng rãi có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối -Phân phối duy nhất là phương thức ngược lại với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường , doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất - Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối duy nhất và phân phối rộng rãi nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối. 1.2.Chức năng của phân phối Vận chuyển , bảo quản và dự trữ hàng hóa làm cho hàng hóa luôn luôn đảm bảo chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Hoàn thiện hàng hóa tức là làm cho hàng hóa thỏa mãn những nhu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất Chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra nhịp nhàng và thông suốt 2.Vai trò của phân phối Xuất phát từ chức năng của phân phối thì đồng thời nó cũng đã thể hiện vai trò của phân phối. Thứ nhất, phân phối đảm bảo cung cấp đúng mặt hàng, đúng số lượng và chất lượng vào đúng nơi, đúng lúc với chi phí tối thiểu Thứ hai,đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tối đa với hoạt động lưu kho lớn hơn , vận chuyển nhanh ,nhiều kho bãi với hệ thống phân phối đồng bộ và chuyên nghiệp . Thứ ba,do khách hàng thường yêu cầu cung ứng hàng hóa kịp thời , có khi yêu cầu đột xuất thì phân phối luôn đảm bảo chất lượng hàng trong vận chuyển, dễ dàng đổi lại hàng theo đúng yêu cầu , sẵn sàng duy trì khối lượng hàng hóa dự trữ cho khách hàng. Như vậy sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng. Thứ tư , phân phối sẽ làm điều hòa cung cầu làm cho quá trình tái sản xuẩt được diễn ra liên tục. Phân phối gắn kết giữa khâu sản xuất và khâu trao đổi .Như vậy phân phối có vai trò kết dính giữa bên tạo ra và bên tiêu thụ. II. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân 1.Tổng quan về hệ thống phân phối tại Việt Nam: Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ phân phối đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.Qua các cuộc điều tra cho thấy rằng , từ năm 2000 trở lại đây, dịch vụ phân phối đã chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng mức GDP , khoảng 13- 14,5%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến (20%) . Dịch vụ phân phối phát triển cũng đã góp phần gia tăng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( chiếm 40% tổng số doanh nghiệp thuộc thành phần này ) và không dưới 3000 doanh nghiệp nhà nước tham gia kinh doanh. Không chỉ có vậy , dịch vụ phân phối đã bước đầu đảm nhận được vai trò tiêu thụ sản phẩm , qua đó thúc đẩy các nghành sản xuất phát triển , góp phần tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua. Hệ thống phân phối ngày một phát triển đã thúc đẩy sự xuất hiện nhiều mô hình phân phối hiện đại , nhất là ở các thành phố lớn của Vịêt Nam. Theo thống kê cả nước có 160 siêu thị ,32 trung tâm thương mại .150.000 cửa hàng bán lẻ và 8751 chợ các loại , trong đó đã và đang hình thành trên 150 chợ đầu mối cấp tỉnh , 4 chợ đầu mối cấp vùng bán buôn hàng nông sản . Hệ thống này đang ngày càng mở rộng về quy mô , nâng cao về chất lượng , đan xen hỗ trợ nhau để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu thụ sản phẩm , góp phần thúc đẩy sản xuất , tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống cho người dân . Tuy nhiên tiềm ẩn trong những con số hào nhoáng trên, có một điều đáng lo ngại la tỷ trọng trong GDP của dịch vụ phân phối ở Việt Nam đang có xu hướng giảm sút so với trước đây .Nếu như năm 2000 , tỷ trọng này là 14,23% thì đến năm 2004 , đã giảm xuống còn 13,61% và vẫn còn chiều hướng giảm dần . Đây là một xu thế hoàn toàn ngược lại với xu thế chung của thế giới và các nước trong khu vực . Điều đó cho thấy lĩnh vực hoạt động phân phối của Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế đất nước , đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập với trào lưu của thế giới . Cơ cấu phát triển vẫn còn lạc hậu ,chưa đủ sức đáp ứng sự gia tăng nhu cầu lưu thông hàng hóa nội địa .Trong dịch vụ bán lẻ , loại hình chủ yếu vẫn là các cửa hàng quy mô nhỏ , hoạt động độc lập .Mô hình siêu thị , trung tâm thương mại mới hình thành ,song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ,với số lượng tham gia còn ít . Ở các mô hình hiện đại này , đại bộ phận các siêu thị vẫn là quy mô nhỏ , chưa xuất hiện loại hình siêu thị . Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu là tỷ trọng doanh số bán lẻ qua hệ thống siêu thị chiếm rất thấp, chỉ khoảng 15% tổng doanh số bán lẻ cả nước Trong dịch vụ bán buôn , loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối xuất hiện chưa nhiều , nếu có thì quy mô chưa lớn và chưa làm tốt vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất , dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sản xuất thì tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ , còn doanh nghiệp thương mại lại đầu tư vào sản xuất .Trong khi đó các loại hình kinh doanh hiện đại khác ( sàn giao dịch chứng khoán , trung tâm đấu giá )chưa xuất hiện 2.Gíải pháp phát triển cho hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là chợ và các điểm bán lẻ rải khắp các địa phương . Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như Co.op Mart , MaxiMark và các trung tâm bán …lẻ lớn như Metro , bigC Đến đầu năm 2009 , các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt Nam .Thực tế , các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam . Điều này cho thấy phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước , buộc các doanh nghiệp phải chủ động tham gia, nếu không sẽ bị ra rìa và lãnh chụi những hậu quả thiệt thòi khách quan . Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị tại Việt Nam cho thấy một tiềm năng rất lớn về thị trường bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống dịch vụ phân phối của Việt Nam còn có hiện tượng chồng lấn giữa phân phối và bán lẻ .Do thiếu các nhà phân phối đủ năng lực hiện nay một doanh nghiệp có thể phân phối nhiều sản phẩm cạnh tranh với nhau. Do những bất cập như trên thì trong đề án :” Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010 định hướng đến năm 2015 và 2020 “ thì có những nội dung đáng quan tâm như sau: Thứ nhất là tổ chức lại thương mại nội địa, theo hai hướng : xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống ,dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản xuất tiêu dùng . Trong đó có hệ thống phân phối chuyên nghành như xăng dầu , xi măng , sắt thép , phân bón…và hệ thống phân phối đa ngành như các trung tâm bán buôn hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ Thứ hai là hoàn chỉnh môi trường pháp lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa , bảo đảm thị trường phát triển nhanh , mạnh và bền vững Sẽ có khoảng 15-20 doanh nghiệp được lựa chọn làm doanh nghiệp trọng điểm , gồm nhiều loại hình kinh doanh như: trung tâm thương mại , siêu thị ,chợ , tổng công ty thương mại , mạng lưới bán lẻ , chợ đầu mối …và nhiều thành phần kinh tế . để phát triển cơ sở mạng kinh doanh , làm nòng cốt , bộ xương cho thương mại nội địa , xây dựng chiến lược trong vòng 5- 10 năm trở thành nhà phân phối lớn , có uy tín có sức cạnh tranh ngang ngửa với các nhà phân phối nước ngoài . Tuy nhiên những trợ cấp của Nhà Nước sẽ không phải mang tính trợ cấp mà chủ yếu là tạo điều kiện pháp lý , cơ sở hạ tầng …cho những doanh nghiệp này . Đây phải là những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả , có bài bản chiến lược vươn lên trở thành nhà phân phối lớn .Tiêu biểu trên cả hai phương diện : ngành hàng quan trọng , hoat động trên địa bàn rộng lớn và phải có uy tín .Các doanh nghiệp này sẽ được nhà nước ưu đãi một số chính sách về đất đai , tín dụng ,thuế , phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện môi trường hợp tác thân thiện giữa các bộ và doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm , tư vấn khuyến nghị cùng bàn bạc thảo luận tham gia vào chương trình hoạch định chính sách III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ phân phối hàng hoá hiện nay 1. Yếu tố luật pháp Các nhân tố chính phủ , luật pháp và tình hình kinh tế chính trị luôn là nhân tố nhạy cảm tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và trong đó có hệ thống phân phối . Khi nói đến sự ảnh hưởng của pháp luật đến hệ thống phân phối ta xét trên hai nội dung là: Thứ nhất la tình hình chính trị pháp luật trong nước : _ Trong nền kinh tế chính phủ đóng vai trò rất quan trọng bởi chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất cúa xã hội . Do vậy cũng ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ của hệ thống phân phối mỗi quốc gia. Khi lượng tiêu dùng của chính phủ lớn và ổn định có nghĩa là tình hình kinh tế đang phát triển ổn định do đó cũng tạo điều kiện cho phân phối nhiều cơ hội mở rộng trao đổi. _Sự ổn định về chính trị , sự nhất quán về quan điểm chính trị luôn luôn là nền tảng cho sự đầu tư phát triển lâu dài của một hệ thống phân phối . Các quản trị viên của hệ thống phân phối sẽ yên tâm triển khai và phát triển những kế hoạch mang tính chiến lược và lâu dài _ Các quy định của chính phủ về quảng cáo đối với hệ thống phân phối cũng là một mối đe doạ lớn .Bởi vì , quảng cáo là một công cụ nhanh chóng và hiệu quả nhất để đưa hình ảnh của của sản phẩm đến người tiêu dùng .Sẽ rất khó bán hàng tới các cửa hiệu ,cũng rất khó để nguời tiêu dùng cuối cùng chọn mua sản phẩm nếu không quảng cáo . Đặc biệt tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam rất ưa chuộng những gì phổ biến .Sẽ là một khó khăn vô cùng lớn cho nhà phân phối nếu họ đang phân phối một mặt hàng mà nhà nước cấm quảng cáo hoặc hạn chế tiêu dùng . Như thế quá trình phân phối sẽ phải diễn ra trong quá trình rất dài và tăng thêm nhiều chi phí cho hệ thống phân phối . Còn nếu như ngược lại họ đang phân phối một mặt hàng được khuyến khích phân phối thì sẽ rất dễ dàng và cũng sẽ dễ tạo được lòng tin ở khách hàng Thứ hai là những quy định của luật pháp của nước ngoài Đối với Việt Nam ngày nay , việc xuất khẩu đang đóng một vai trò lớn cho GDP của kinh tế nước nhà . Nhưng thị trường quốc tế luôn luôn là một thị trường khó tính và nhiều trở ngại. Những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng chất kháng sinh, … khiến cho những nhà phân phối phải tìm hiểu rất kỹ .Ngoài ra những quy định về giờ giao hàng , địa điểm giao hàng thì nhà phân phối Việt Nam cũng còn khá bỡ ngỡ và đang phải thích nghi dần với tác phong công nghiệp như vậy. Các quy định về thuế nhập khẩu, lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng có thể vừa là phanh hãm cho phân phối 2. Tình hình kinh tế xã hội Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ánh hưởng không nhỏ đến hệ thống phân phối Các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế , lãi suất , tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát . Thực vậy , tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng , suy thoái , phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng . Mà chi tiêu tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hệ thống phân phối . Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của tốc độ tăng trưởng hệ thống phân phối sẽ có những điếu chỉnh cho phù hợp. Khi mức tiêu dùng của người dân giảm xuống phân phối ra thị trường phải giảm đi, điều chỉnh cung cho vưà cầu để không gây ra tình trạng thừa thãi , lãng phí .Còn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và cao phải tăng dự trữ để cung cấp đầy đủ cho thị trường . Hệ thống phân phối là công cụ để cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi kinh tế sa sút , suy thoái dẫn đến giảm chi phí cho tiêu dùng như vậy cũng đồng thời làm tăng đối thủ cạnh tranh như vậy hệ thống phân phối phải không ngừng phát triển và sáng tạo.Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố cần phải xem xét và phân tích . Trên thực tế , khi lạm phát cao thì việc kiểm soát giá và sức mua của người tiêu dùng là rất khó khăn . Vì giá là yếu tố nhạy cảm nhất đối với người tiêu dùng. Phân phối có dễ dàng thuận lợi khi hàng hoá được tiêu dùng ổn định và thường xuyên. Tại Mỹ và Tây Âu, khi phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của sản phẩm mới tung ra thị trường con số thống kê đã chỉ ra : _ 30% do định vị thị trường sai _ 30% do không đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng _ 30% là do không có đủ chương trình quảng cáo và khuyến mại phù hợp _10% là do phân phối yếu Khi nhìn những con số trên chắc hẳn phần lớn chúng ta sẽ nhầm tưởng hệ thống phân phối chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong sự thành bại của một sổ sản phẩm ,và qua đó , cho một công ty . Tuy nhiên , thị trường và người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn khác với những nước phát triển , với hàng trăm nghìn các cửa hiệu bán hàng phân bố từ thành thị đến nông thôn , luôn đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng . Khác hẳn với hành vi tiêu dùng của các nước phát triển , người tiêu dùng Vịêt Nam có thói quen mua hàng hằng ngày , thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần . Vì vậy , hệ thống các cửa hàng gần nhà đang đóng một tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống phân phối của thị trường Việt Nam . Do vậy , hệ thống phân phối đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thành bại của mỗi doanh nghiệp Việt Nam .Do tập quán tiêu dùng khác nhiều so với nhiều nước phát triển nên hệ thống phân phối của Việt Nam phân tán như hiện nay là điều không thể tránh khỏi 3.Đặc điểm địa lý Các nhà quản trị hệ thống phân phối khôn ngoan luôn luôn quan tâm đến môi trường khí hậu , sinh thái và địa hình . Đe doạ về những thay đổi không dự báo được về khí hậu là mối hiểm hoạ rình rập cho quá trình phân phối .Hiện tượng ELINO cho nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên , ở miền Bắc Việt Nam các đợt rét kéo dài của những mùa đông gần đây có giảm đi nhưng lại diễn ra hết sức khắc nghiệt Do vậy đã làm cho những nhà phân phối áo rét gặp nhiều khó khăn. Vận chuyển trong quá trình phân phối là khâu không thể thiếu , nó quyết định đến tốc độ quay vòng của một quá trình phân phối . Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồng bằng và trung du nên vận chuyển bằng đường bộ là chiếm đa số .Nhưng những bất cập về giao thông , địa hình đi lại khó khăn khiến cho quá trình vận chuyển gặp nhiều bất chắc .Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội la hai đầu mối kinh tế quan trọng của nước ta. Nhưng khoảng cách về địa lý của hai thành phố này lại khá xa nhau và bất cập.Tình trạng giao thông yếu kém những con đường cao tốc nối giữa hai nơi không bảo đảm cả về chất và lượng. Do đặc điểm về giao thông và địa lý phưc tạp như vậy đã làm cho quá trình phân phối không được thông suốt và hiệu quả. Hơn thế nữa khí hậu của nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là vấn đề đáng lưu ý trong quá trình bảo quản và dự trữ hàng hoá. Với thời gian lưu trữ quá dài có thể làm biến đổi chất lượng của sản phẩm 4.Chủng loại sản phẩm Có ai đã từng nói , không có quảng cáo tôi sẽ không bán được hàng hoá. Vậy điều này đúng hay không? Quảng cáo là một khâu trong quá trình phân phối hàng hoá, Sẽ là khó khăn khi không co quảng cáo. Tuy nhiên , tuỳ bản chầt và chủng loại hàng hoá mà chúng ta có nhứng hình thức phân phối cho phù hợp . Chúng ta biểt rằng , khoảng 35%- 75% người tiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương hiệu tại quầy hàng . Khi đó tuỳ từng loại mặt hàng mà chúng ta có những cách trưng bày sản phẩm sao cho phù hợp và thu hút khách hàng. Không nên quá phô trương và lộ liễu đối những mặt hàng thuộc về lĩnh vực nghệ thuật.Khi đó dễ tạo cho khách hàng tâm lý phản cảm mà hãy để cho khách hàng tự cảm nhận Trong một số ngành hàng đặc thù ,yêu cầu kỹ thuật cao ( thiết bị bưu chính viễn thông , thiết bị khoa học kỹ thuật ..) hay đòi hỏi nhiều công nợ ( công trình xây dựng ) khi đó nhà phân phối có tiếng nói quyết định trong cung cấp loại hàng này thì hệ thống phân phối phải đồng bộ và chuyên nghiệp. Có rất nhiều công ty Việt Nam biết mình, biết người , với năng lực tài chính có hạn đã chọn phương án tập trung phát triển kênh phân phối phù hợp với loại mặt hàng mà họ đang kinh doanh .Với đội ngũ nhân viên bán hàng cần cù chăm chỉ, với chính sách bán hàng và chiết khấu hợp lý đã thực sự kích thích nhà phân phối và người kinh doanh trở thành đồng minh. Đối với những chủng loại sản phẩm mà thời gian lưu trữ và hạn sử dụng nhanh thì phải đòi hỏi phân phối nhanh chóng ,kịp thời 5. Yếu tố toàn cầu Khu vực hoá , toàn cầu hoá đã đang và sẽ là một hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp mọi ngành , mọi chính phủ phải tính đến . Ngày nay, họ gọi điều đó với cái tên thế giới là “ngôi nhà chung’’ .Trong bối cảnh môi trường thế giới là môi trường bên ngoài mỗi doanh nghiệp thì tác động của nó đến hệ thống phân phối sẽ vô cùng phức tạp. Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì chúng ta cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn hết sức khắt khe của thể giới. Khi các doanh nghiệp nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt Nam với nguồn vốn lớn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đó chính là một thế lực đe doạ cho hệ thống phân phối của ta như hiện nay.Vì vậy Việt Nam cần xốc lại hệ thống phân phối để đủ sức cạnh tranh.Tập đoàn phân phối nước ngoài có lợi thế hơn hẳn do từng hoạt động tại Vịêt Nam hàng chục năm nay . Họ có quá trình tích luỹ vốn , tích luỹ kinh nghiệm , có thế mạnh hệ thống toàn cầu với nhiều phương thức loại hình kinh doanh và có thương hiệu mạnh . Nhưng ngược lại Việt Nam lại có lợi thế là được hoạt động trên sân nhà với khán giả nhà . Điều đó giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ thị hiếu xu hướng và tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng. Để cạnh tranh hiệu quả và không bị thua trên sân nhà thì các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau , tăng tốc về đầu tư. CHƯƠNG II : Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên I. Đặc điểm quá trình phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 1. Đặc điểm 1.1 Đặc điểm về hệ thống cung vận Với quy mô phân bố rộng khắp trên toàn quốc , để hoạt động phân phối luôn được diễn ra thông suốt và kịp thời thì hệ thống cung vận của Trung Nguyên cũng trải dài tại từng khu trung tâm phân phối. Cụ thể trụ sở chính của Trung Nguyên đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đây là nơi tập hợp và phân tích các nguồn thông tin của các chi nhánh thành viên cung cấp. Đây là khu trung tâm của cả một hệ thống khổng lồ Tiếp đến là trung tâm phân phối đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh , nơi đây tất cả các sản phẩm của Trung Nguyên đều phải tập hợp tại đây rồi đựoc lưu chuyển qua các đại lý trung gian khác rồi đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra còn có các chi nhánh, nhà máy đặt tại Buôn Ma Thuật. Bình Dương , Hà Mội là nơi cung cấp và phân phối hàng hoá của Trung Nguyên đến các tỉnh khác ở ba miền đất nước. Với quy mô được thiết kế thống nhất từ trung tâm đến cơ sở hệ thống cung vận của doanh nghiệp luôn sẵn sàng để đáp ứng những biến đổi khi hội nhập kinh tế như hiện nay. Hệ thống cung vận của Trung Nguyên gồm: -Hệ thống kho hàng tích hợp đa phẩm nhưng quản lý từng mặt hàng -Kho dữ liệu thông tin tích hợp -Trao đổi dữ liệu điện tử qua đường truyền siêu tốc -Dự báo kế hoạch cung cấp hàng định rõ tiêu dùng -Giao dịch trên mạng đồng bộ 1.2 Đặc điểm về dịch vụ khách hàng Một trong những tiêu chí của Trung Nguyên là tạo cho mọi khách hàng khi đến với Trung Nguyên thì đều phải được hài lòng nhất. Phương châm đó không những được thể hiện trực tiếp ở cung cách phục vụ nhiệt tình , thân thiện mà còn thể hiện qua sự quan tâm của Trung Nguyên đối với từng khách hàng. Trung Nguyên thưòng tổ chức những cuộc gặp gỡ khách hàng để giới thiệu cho khách hàng hiểu thêm về nghệ thuật rang xay cà phê. Tại đây khách hàng có thể tham quan nơi trưng bày ,hỏi chuyện các nhân viên phục vụ về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến cà phê. Hơn thế nữa, để tạo thuận tiện hơn cho khách hàng , Trung Nguyên còn lập ra hệ thống đặt hàng qua mạng. Thông qua hệ thống này khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với Trung Nguyên từ bất kỳ địa điểm nào. Khách hàng có thể tham khảo các loại sản phẩm của Trung Nguyên và nếu có nhu cầu đặt hàng thì khách hàng chỉ cần để lại thông tin và địa chỉ liên lạc. 1.3 Đặc điểm về vị trí các trung tâm phân phối Vị trí các trung tâm phân phối của Trung Nguyên trải rộng từ Nam ra Bắc. Cụ thể là: Trụ sở chính: Địa chỉ: Tòa nhà Số 03 Phan Văn Đạt, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM Tel: (84.8) 822.1580 – 822.15 81 * Fax: (84.8) 822.15 84 – 822.1585 Tòa nhà Số 82 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Q1, Tp.HCM (15 tầng – sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2008) Trung tâm phân phối : Địa chỉ: 168 Phan Văn Trị, P.5, Q. Gò Vấp, Tp.HCM. Tel: (08) 985.9809 - 588.5217 * Fax: (08) 985.9810 - 985.9805 Toàn bộ hàng hóa được tập trung tại đây trước khi đưa đến các nhà phân phối Nhà máy Bình Dương: Diện Địa chỉ: Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Tel:(0650tích: 30.000m2 Đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan nhãn hiệu G7 với công suất 3.000 tấn/năm Nhà máy Buôn Ma Thuột Địa chỉ: Khu tiểu thủ công nghiệp Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak. Tel:(050) 876.992 * Fax: Fax: (050) 876.990 Diện tích: 50.000m2 Đây là nhà máy chế biến cà phê rang xay có công suất 10.000 tấn/năm Chi nhánh Đà Nẵng Địa chỉ: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng. Tel: (0511) 812. 291 * Fax: (0511) 812. 293 Chi nhánh Hà Nội: Địa chỉ: Hiệu sách Trung tâm Từ Liêm, Khu Liên Cơ Quan, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Với vị trí các trung tâm phân phối nằm ở các thành phố lớn trên cả đất nước doanh nghiệp Trung Nguyên sẽ có rất nhiều thuận lợi cho các hoạt động phân phối và hoạt động quảng bá , giới thiệu sản phẩm mới 1.4 Đặc điểm về cách bài trí Sang trọng, lịch sự và rộng rãi để giới làm ăn, kinh doanh đến đó vừa uống cà phê vừa đàm phán kinh doanh, nói chuyện với nhau,. Lợi thế của là quán được xây dựng rộng rãi, thoáng mát. Bàn ghế làm từ các vật liệu mây, tre và bày trí đẹp mắt, tạo cảm giác thân thiện, thoải mái. Ngoài ra, quán còn có bãi đậu xe hơi, nên được nhiều nhà doanh nghiệp chọn làm nơi thư giãn ngoài giờ làm việc Tất cả các không gian của quán cà phê Trung Nguyên đều tạo ra cho khách hàng một cảm giác thoải mái và yên bình. Đó là một đặc điểm mà Trung Nguyên không thể lẫn với bất kỳ một quán khác. Một lẽ tất nhiên,đặc sản chính của quán là cà phê Trung Nguyên. Ở đây cà phê được pha chế đến 9 loại (9 số) để bạn lựa chọn, tùy theo khẩu vị của mỗi người khách thích uống đậm đà hay nhẹ nhàng. Giá cả các loại cà phê nơi đây cũng rất phải chăng, từ 5.000 đến 14.000 đồng/ly. Đặc biệt, đối với những vị khách “nghiền” cà phê nặng, nhất định sẽ rất hài lòng với hương vị của ly cà phê chồn thơm lừng nơi đây. Tuy nhiên, nếu bạn không uống được cà phê thì vẫn có rất nhiều loại thức uống khác (nước ép trái cây, trà, sinh tố 4 mùa, kem xay...) được pha chế theo phong cách riêng của quán để bạn lựa chọn. 1.5 Đặc điểm về cơ sở vật chẩt kỹ thuật của hệ thống phân phối Ra đời chưa lâu nhưng Trung Nguyên đã tạo cho mình một cơ sở vật chất khá đồng bộ .Các trung tâm phân phối của Trung Nguyên có mặt ở tất cả các vùng miền từ Bắc cho đến Nam. Trụ sở chính: Địa chỉ: Tòa nhà Số 03 Phan Văn Đạt, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM Tel: (84.8) 822.1580 – 822.15 81 * Fax: (84.8) 822.15 84 – 822.1585 Tòa nhà Số 82 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Q1, Tp.HCM (15 tầng – sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2008) Tất cả mọi hoạt động chính của Trung Nguyên đều trong sự kiểm soát tại trụ sở chính này.Khu trụ sở chính được xây dựng với phong cách hiện đại là nơi thông tin liên lạc và là đầu lão thông tin của cả một hệ thống. 1.6 Đặc điểm về nguồn nhân lực cho hệ thống phân phối Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.... Với hệ thống phân phối rộng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực , nguồn nhân lực của Trung Nguyên là không chỉ là những nhân viên chăm chỉ mà họ còn là những con người dành hết tâm huyết của mình cho sự phát triển của Trung Nguyên. Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản.., tập đoàn Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng đông, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng cùng nhau xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “Cam kết – Trách nhiệm – Danh dự”. 2. Quá trình phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 2.1 Sơ lược về doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên Vài nét về ông chủ của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên Xuất thân trong một gia đình nghèo tại xã Madrăt hẻo lánh , Buôn Mê Thuật , Đặng Lê Nguyên Vũ đã từ bỏ con đường thầy thuốc của mình để thực hiện ước vọng làm giàu .Năm 1990 , ông thi đậu đại học y khoa Tây Nguyên. Ở tuổi 22 , với mong ước đổi đời như thiêu như đốt ông và suy nghĩ “ Tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo trong khi trên thế giới có quốc gia không trồng được cây cà phê nào vẫn giàu vì cà phê ? Tại sao cà phê mình chỉ để xuất hạt thô mà không chế biến để xuất khẩu ?”, ông đã cùng những người bạn của mình tiến hành khai trương lò rang cà phê .Hai lần xây dựng lò rang cà phê của nhóm đều thất bại. Tuy nhiên nhờ có sự giúp đỡ ,cả nhóm đã nhận mỗi lần vài ba ký , rang xay ,đóng gói và chia nhau đi bỏ mối ở các quán . Sau đó thu tiền lại , trả và mượn tiếp vài ký khác .Logo của các bịch cào phê Trung Nguyên lúc đó là một mũi tên chĩa thẳng lên trời . Hình ảnh đơn giản ấy đã chứa bao khát vọng của ông. Năm 1996, “ Hãng ’’ cà phê Trung Nguyên khai trương bảng hiệu ở cây số 3 ( thành phố Ban Mê Thuật ). Dân cư ở đay ai cũng cười trước cái tổng hành dinh ọp ẹp đó . Toàn bộ bảng hiệu của hãng đều do nhóm bò ra tự vẽ ,tự sơn phết cả đêm để kịp sáng mai khai trương . Mà khách hàng ngày khai trương không ai khác chính là những người bạn sinh viên cùng học cùng trường ,cùng lớp đến chung vui với nhóm . Đó là sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên Sau nhiều những khó khăn ban đầu tưởng chừng như không thể có lối thoát ông chủ của cà phê Trung Nguyên đã khẳng định một ý trí và một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam Ý nghĩa của Logo của cà phê Trung Nguyên: Logo sản phẩm diễn đạt một phong cách hiện đại . Khối không gian ba chiều được khắc nổi trên nền của biển hiệu cùng tông màu nhưng ._.khác sắc độ . Cấu trúc hình tháp thể hiện khát khao vươn lên, đặt trên nền nâu biểu hiện một nền tảng vững chắc cho sự phát triển -bảng hiệu Trung Nguyên với những gam màu nóng với các màu chủ đạo là đỏ, vàng , nâu .Những màu sắc đầy sức sống thể hiện sự trẻ trung và nhiệt huyểt mãnh liệt của tuổi trẻ ,Trung Nguyên chọn nâu là sắc màu chính ,vì đó là màu của đất , của cà phê , của cội nguồn dân tộc - Đường tròn tượng trưng cho sự hợp nhất và đoàn kết . Đường tròn không trọn vẹn thể hiện cuộc sống chân thực như vốn có : vẫn còn những khiếm khuyết , những khoảng trống cần lấp đầy . Đường tròn là nét cọ đầy ngẫu hứng vào cuộc sống . Đây là những góc nhìn mới của tách cà phê , thể hiện sự sang tạo là động lực thúc đẩy mọi hành động của Trung Nguyên và hệ thống cửa hàng nhượng quyền Ý nghĩa của slogan ‘ Khơi nguồn sáng tạo” Thể hiện kỳ vọng : Bên tách cà phê Trung Nguyên người tiêu dung luôn có nhiều ý tưởng mới lạ , những ý tưởng sang tạo nhằm tạo lên thành công cho họ , của gia đình và sự hưng thịnh của quốc gia . Sơ lược về doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê còn non trẻ của Việt Nam , nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước . Chỉ trong vòng 10 năm ,từ một hang cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuật , Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên : Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hoà tan Trung Nguyên , công ty cổ phần thương maj và dịch vụ G7 , công ty truyền thong bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway với các ngành nghề chính bao gồm : sản xuất , chế biến , kinh doanh trà ,cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối , bán lẻ hiện đại .Trong tương lai . tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên ,kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam , hiện nay ,Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán cà phê ở nước ngoài như: Mĩ , Nhật , Singapore , Thai Lan, Trung Quốc , Campuchia , Ba Lan , Ukraina .Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và sản phẩm cà phê hoà tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường quan trọng như Mĩ ,Trung Quốc .Bên cạnh đó , Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống phân phối hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc 2.2Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm cuả doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên Năm 1996 ‘Hãng cà phê Trung Nguyên ra đời tại tại thành phố Buôn Ma Thuật , lúc này hệ thống phân phối của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên chỉ gồm có ba người bạn cùng chung sức phát hàng và vận chuyển đén những nơi đặt hàng của khách. Tuy rằng lúc này chưa có một hệ thống phân phối đồng bộ và chuyên nghiệp nhưng những chiến lược phân phối của hãng cà phê Trung Nguyên thì đã đem lại những kết quả không ngờ . Đó là tài chiến lược của ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ . Bằng cách ông đã tìm đủ mọi cách thuyết phục những người bán hàng rong cho vẽ lên các xe đẩy , các tấm dù che nắng chữ : Cà phê Trung Nguyên - Khởi nguồn cho mọi sự sáng tạo . Cách này đã tạo lên một ấn tượng tức thì đến khách hàng bởi họ thấy một Trung Nguyên gần gũi và thân thiện . Một đột phá trong chiến lược quảng bá sản phẩm của Trung Nguyên là cách Đặng Lê Nguyên Vũ đã tìm mọi cách thuyết phục Thủ tướng Võ Văn Kiệt dùng cà phê của Trung Nguyên . Chính bằng cách làm táo bạo này cà phê Trung Nguyên đã tạo lên đột phá khi mọi người tin rằng cà phê Trung Nguyên đã được biếu thủ tướng và mọi người nhìn Trung Nguyên bằng ánh mắt khác hẳn .Bằng cách này Trung Nguyên đã cho khách hàng nhận thấy rằng chất lượng của cà phê. Đây là công cụ quảng bá thương hiệu hiệu quả mà không một công cụ quảng cáo nào có thể tốt hơn. Đến năm 1998, cà phê Trung Nguyên đã quá nổi tiếng ở Buôn Ma Thuật va Vũ quyết định , mở rộng địa bàn xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ .Khi nghiên cứu thị trường ở đây, Trung Nguyên quyết định , ở các quán cà phê mà từ quán này đến quán kia bố trí theo một hình tam giác . Cách bố trí hệ thống bán sản phẩm như vậy đã đem lại hiệu quả hiệu ứng tốt . Khi khách hàng vừa qua một con đường thấy một quán ở điểm A sau đó sang đường khác lại thấy một quán ở điểm B khi họ rẽ sang một đường khác lại thấy có một quán ở điểm C,…trong một khoảng thời gian ngắn mà họ thấy có đến 3 quán cà phê Trung Nguyên thì có ấn tượng là cà phê Trung Nguyên có ở mọi nơi Quả nhiên cách bố trí theo kiêủ tam giác , cộng với hương vị đặc biệt của cà phê Trung Nguyên đến năm 1999 thì cà phê Trung Nguyên đã không còn đối thủ ở thành phố Hồ Chí Minh nữa. Năm 2000 Trung Nguyên thực hiện nhượng quuyền thương hiệu tại Nhật Bản và Singapore . Hiện nay Trung Nguyên có khoảng hơn 500 quán cà phê nhượng quyền trên toàn quốc , công ty vẫn đang đẩy mạnh hình thức kinh doanh này ra nước ngoài với 2 quán cà phê mới mang tên g7 tại Singapore . Đây là hình thức hoạt động kinh doanh mới ở Vịêt Nam và Trung Nguyên đã mạnh dạn áp dụng mô hình này . Để được trưng biển Trung Nguyên , các quán cà phê đều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty . Họ sẽ phải bài trí theo một phong cách thống nhất , pha chế cà phê theo một công thức nhất quán cuả Trung Nguyên . Với hình thức phân phối này sản phẩm cà phê của Trung Nguyên vẫn giữ được hương vị đặc trưng mà khâu phân phối lại giảm được chi phí thuê địa điểm. Sản phẩm sẽ tiếp cận đuợc với nhiều đoạn thị trường hơn vì ở đâu cũng có thế thưởng thức cà phê Trung Nguyên Năm 2000 Trung Nguyên đầu tư và xây dựng hệ thống phân phối G7 Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng , chuẩn hoá hệ thống nhượng quyền trong nước , đẩy mạnh phát triển nhượng quỳên ở quốc tế Chuỗi cửa hàng G7 Mart là một mô hình nâng cấp và chuẩn hoá các dịch vụ , với sự chuyển đổi từ các cửa hàng truyền thống thành chuỗi bán lẻ hiện đại . Đây là dự án nâng cấp hệ thống phân phối đầu tiên được thực hiện trên toàn quốc trong thời điểm các kênh phân phối truyền thống được cảnh báo có nguy cơ sụp đổ hàng loạt do khó cạnh tranh được với các tập đoàn phân phối và bán lẻ hàng đầu thế giới đã và đang đặt chân vào Việt Nam theo lộ trình gia nhập II. Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên 1.Thành tựu mà Trung Nguyên đạt được *Thứ nhất thành tựu đạt được đối với bản thân Trung Nguyên: Dù chỉ mới thành lập được 10 năm với rất nhiều khó khăn mà một doanh nghiệp non trẻ phải đối đầu nhưng trong những năm tháng đầu thử thách đó Trung Nguyên cũng đã đạt được những thành công rất đáng khâm phục. Khởi đầu khó khăn ở Buôn Ma Thuật , Trung Nguyên đổ bộ xuống miền Tây , lấy vùng nông thôn rộng lớn này làm hậu thuẫn kinh doanh của mình để từ đó làm bàn đạp bao vây tiến về Sài Gòn. Nhưng, kế hoạch này cũng thất bại .Sự thất bại này giúp cho Trung Nguyên rút ra một bài học:Hợp tác làm ăn cũng phải đồng thuận về tư tưởng , về phương thức kinh doanh , và quan trọng nhất là phải đúng đối tác . Ngày 20-8-1998 ,Trung Nguyên khai trương quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm với hình thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày .Sự kiện này đã đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên ,và cú đột phá lịch sử với dân khoái uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán miễn phí. Từ đó , quán đông nghịt suốt ngày đêm vì người truyền miệng nhau tìm đến quán . Điểm khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời điểm đó là Trung Nguyên giúp cho khách hàng thấy được “ chất ” của cà phê , thấy được sự khác biệt đặc trưng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê Sẻ ,cà phê Chồn … Nhờ có bước đột phá trên , công ty cà phê Trung Nguyên ngày càng được mở rộng trên các tỉnh thành trong cả nước và là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên triển khai thành công chuyển nhượng thương hiệu . Năm 1998 , câu khẩu hiệu “ Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” đã xuẩt hiện trên những đường phố sang trọng của thành phố Hồ Chí Minh .Năm 2000 , hơn 100 quán cà phê khác đã ra đời .Trung Nguyên đã có mặt khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ (đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên tại vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất Việt Nam ) có mặt tại Thành phố Hà Nội (đấu dấu sự phát triển toàn diện và vũ bão của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam ). Năm 2000 Trung Nguyên thực hiện nhượng quyền thương hiệu đầu tiên trên toàn quốc và công ty cũng đẩy mạnh hình thức kinh doanh này ra cá nuớc ngoài . Cửa hàng nhượng quyền đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản , tiếp đến là chuyển nhượng thành công thương hiệu tại Singapore và Thái Lan .Ngày 23/11/2003 ,tại Dinh Thống Nhất (quận 1 , Thành Phố Hồ Chí Minh ) , công ty cà phê Trung Nguyên chính thức trình làng mặt hàng cà phê hoà tan G7 . Đây là lần đầu tiên Trung Nguyên sản xuất sản phẩm cà phê hoà tan sau khi đã thành công với loại cà phê rang say.Cà phê hoà tan G7 có hương vị đậm đà , chinh phục du khách bằng gu riêng , mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam . Có nhiều dòng sản phẩm để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau , trước mắt là hai dòng G7 phổ thong và G7 cao cấp .Vịêc Trung Nguyên lấy tên G7 là để người tiêu dùng dễ đọc , dễ nhớ , mang tính quốc tế nhằm thuận lợi khi phát triển thương hiệu trên thị trường thế giới . Đến năm 2005, ra đời và hoạt động chưa đầy 9 năm , công ty cà phê Trung Nguyên với sản phẩm cà phê thương hiệu Trung Nguyên đã chinh phục được đông đảo người tiêu dùng trong nước và thế giới .Nhà doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được hiệp hội doanh nghiệp Asean trao tặng danh hiệu “ Nhà doanh nghiệp xuất sắc Asean” .Trong năm 2005 Trung Nguyên tiếp tục tung ra thị trường các loại sản phẩm trà tiên với thông điệp “ Phong cách trà Việt ” . Cũng trong năm đó Trung Nguyên khai trương Khu trà Tiên Phong quán -một khu du lịch Trà Quán với những ngôi nhà cổ và nhà Rông cổ kính tại Bảo Lâm ( Lâm Đồng ) với mong muốn đem đến cho khách hàng những giây phút tĩnh tâm bên tách trà Tiên đậm đà tại các gian trà quán trong khu trà Uyển với những cái tên rất Việt : Vọng Nguyệt Trà Quán , Tịnh Tâm Trà Quán , Tri kỷ Trà Quán ,Tứ Quý Trà Quán …tại đây khách hàng sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản miền Trung và Tây Nguyên tại khu nhà cổ của người Ê Đê và là địa điểm lý tưởng để các doanh nghiệp, doanh nhân tổ chức các buổi hội họp . APEC Việt Nam 2006 để lai ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn bè thế giới .Một trong những yếu tố tạo làm nên điều này là những sản phẩm mang đậm phong vị của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên .Sau những giờ làm việc căng thẳng , các vị khách quý đến từ 21 nền kinh tế thành viên của APEC lại được thưởng thức những sản phẩm do Việt Nam sản xuất . Đây thực sự là cơ hội vàng cho Trung Nguyên quảng bá sản phẩm đến thị trường thế giới.Trong hội nghị Trung Nguyên đã đưa đến những sản phẩm tốt nhất , đó là cà phê Espresso ,cà phê G7 .Trung Nguyên mong muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế hương vị cà phê Việt Nam rất đặc biệt . Và để chuẩn bị cho cơ hội vàn này ,trước đó Trung Nguyên đã lên kế hoạch đặt hàng ở Italy , nơi có công nghệ chế biến cà phê nổi tiếng nhất thế giới ,20 máy pha cà phê thuộc dòng máy hiện đại . Trung Nguyên đã đem lại niềm tự hào cho cà phê của Việt Nam ra thế giới , tạo được niềm tin cho cà phê xuất khẩu Việt Nam Khi năm 2007 tổng doanh thu về sản xuất , chế biến xuất khẩu của Trung Nguyên là gần 1000 tỷ Ra đời và hoạt động chưa lâu , công ty cà phê Trung Nguyên đã chinh phục được đông đảo người tiêu dùng trong nước và thế giới .Giáo sư Tim Larimer ở trường Đại học Columbia đã ví Trung Nguyên như một Starbucks ở Việt Nam . Nhưng Starbucks phải mất 15 năm mới chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới .Với hơn 500 nhà phân phối lớn trải khắp đất nước và hợp đồng kinh doanh chuyển nhượng quyền tại 10 nước trên thế giới , trong đó có thị trường quan trọng như Mỹ, Canada , Pháp, Nauy, Nhật , Singapore , gần đây là Trung Quốc và Nga Những thành công mà Trung Nguyên đạt được là do những nỗ lực phát triển không ngừng của một sức sống Việt đang trỗi dậy để hoà mình vào biển lớn Cùng hoà nhịp vào dòng chảy phát triển của xã hội hiện đại Trung Nguyên không ngừng đổi mới và tiến xa hơn trên con đường thành công. Cùng với sự thành công của Trung Nguyên thì Trung Nguyên cũng đã có những đóng góp cho xã hội như: *Trung Nguyên phối hợp báo Thanh Niên, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam phát động chương trình “Sáng tạo vì Thương hiệu Việt” nhằm khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam tích cực dùng hàng Việt; tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam ý thức, đầu tư và xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm Việt Nam. * Trung Nguyên với chương trình Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam: · Phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gò, trường Đại học Kinh tế, Vietnam Marcom phát động chương trình Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, tài trợ và thực hiện 30 – 50 dự án xây dựng, phát triển các sản phẩm nông sản Việt Nam trở thành các thương hiệu nổi tiếng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngân sách tài trợ 1 tỉ đồng · Cùng Thời báo Kinh tế Sài Gòn thành lập Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông sản. · Ủng hộ Quỹ Xây dựng thương hiệu nông sản 350 triệu đồng. · Tài trợ các dự án Xây dựng thương hiệu nông sản cùng VN Marcom: như các dự án cho bưởi Năm Roi Hoàng Gia, thanh long Bình Thuận Hoàng Hậu, sầu riêng Cái Mơn Chín Hóa, kẹo dừa Bến Tre, măng cụt Lái Thiêu – Giáng Châu... * Trung Nguyên cùng Đài truyền hình Việt Nam sáng lập Quỹ đầu tư “Khơi nguồn sáng tạo” cấp vốn cho các thi sinh đoạt giải trong chương trình Khởi Nghiệp của VTV3. Hoạt động này nhằm khuyến khích, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam thực hiện những dự án, ý tưởng kinh doanh sáng tạo, qua đó, góp phần nuôi dưỡng những tài năng kinh doanh trẻ cho đất nước. Số vốn tài trợ 2 tỉ đồng. * Trung Nguyên tham gia tài trợ các chương trình: · Tài trợ chương trình “Nối vòng tay lớn” vì người nghèo do báo Hà Nội Mới, báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Đà Nẵng tổ chức từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2004 – Tháng báo giới vì người nghèo. Đồng thời, trong chương trình này Trung Nguyên đã ủng hộ 1 tỉ đồng. · Tham gia ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam trong chương trình nhân đạo cầu truyền hình “Chúng ta không vô cảm” của đài truyền hình Việt Nam: 10 triệu đồng · Hỗ trợ chương trình từ thiện “Nối nhịp trái tim” để thực hiện phẫu thuật tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn của Hội chữ thập đỏ HCM: 40 triệu đồng · Hỗ trợ quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo Tp.HCM. · Ủng hộ người nghèo xây dựng 2 căn nhà tại Lâm Đồng: 10 triệu đồng. · Ủng hộ Quỹ vì người nghèo của Đài Truyền hình Việt Nam · Ủng hộ Quỹ từ thiện báo Công An trong Chương trình chăm sóc Tết cho nhân dân nghèo vùng sâu vùng xa: 30 triệu đồng. · Ủng hộ Quỹ vì người nghèo tỉnh Phú Yên 50 triệu đồng · Ủng hộ người nghèo, trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Phú Yên: 50 triệu đồng · Hỗ trợ Quỹ giúp đỡ đồng bào nghèo và giúp đỡ những người nghèo gặp hạn hán tại miền Trung của báo Công An tổ chức: 60 triệu đồng · Hỗ trợ 10 suất học bổng cho các em học sinh nghèo tại Quận 7 do Đội Mùa hè xanh của trường Đại học Luật TP.HCM · Hỗ trợ chiến dịch Mùa hè xanh 2005 do trường Đại học Tây Nguyên tổ chức · Cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trong chương trình “Tiếp sức đến trường” do báo Tuổi trẻ phát động: 36 triệu đồng. · Ủng hộ quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình do báo Thanh Niên tổ chức. · Ủng hộ 5 suất học bổng cho các bạn sinh viên dân tộc thiểu số tại Trung tâm Bảo trợ sinh viên các dân tộc thiểu số: 5 triệu dồng. · Hỗ trợ Hội khuyến học xã Bình Thuận: 5 triệu · Tài trợ phát thưởng hội thi học sinh giỏi nghề lần 2 năm 2004 “Người thợ trẻ tương lai” do thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: 10 triệu đồng. · Hỗ trợ giải bóng đá Học sinh – Sinh viên trung học chuyên nghiệp TP.HCM lần 6, cúp “Gạch Đồng Tâm năm 2004”: 20 triệu · Tài trợ Con tàu Thanh Niên Đông Nam Á. · Tài trợ chương trình Đại hội Thanh niên Việt Nam: 45 triệu đồng. · Hỗ trợ chi phí tuyên truyền tổ chức chương trình giải thưởng Sao Vàng Đất Việt · Ủng hộ đợt vận động “Thắp sáng niềm tin chiến thắng” nhằm gây quỹ thưởng “nóng” cho các vận động viên đạt huy chương tại Seagame 23 ngay tại đấu trường: 10 triệu dồng. · Hỗ trợ Chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 – Hội nhà báo Việt Nam · Tài trợ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 200 triệu · Tài trợ Festival Hoa Đà Lạt: 50 triệu đồng Thời gian qua, Trung Nguyên đã ủng hộ và tài trợ hàng chục tỷ đồng cho các chương trình hoạt động xã hội trong cả nước. Bởi, đối với Công ty Cà phê Trung Nguyên, “Góp phần xây dựng cộng đồng” là một trong những giá trị cốt lõi của công ty vì sự phát triển chung của công ty”. Hơn thế nữa, trong bài viết của báo Tiền Phong số 33 ra ngày 2/2/2008 đăng bài “ Cần nhiều máy tính cho trẻ khuyết tật Vi Nhân ” phản ánh hoàn cảnh khó khăn của cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật do các nữ tu dòng Phaolô ở 162 Phan Chu Trinh , thành phố Buôn Ma Thuật phụ trách .Học xong cấp I ở đây , để có thể thi ra trường hoà nhập cộng thì trẻ khuyết tật cần phải làm quen với việc học trên máy vi tính, nhưng dàn máy cũ đã hỏng hểt từ lâu mà nhà dòng không lo được kinh phí sắm máy mới Sau khi đọc báo cà phê Trung Nguyên đã đồng ý tặng cho Vi Nhân số máy đáp ứng nhu cầu của trường ,phù hợp với diện tích phòng học và số giáo viên dạy vi tính thiện nguyện tính cộng đồng cao thể hiênh tinh thần tương thân tương ái đã xây dựng cho Trung Nguyên một hình tượng gần gũi vã thân thiện phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc ta. 2.Những hạn chế mà hệ thống phân phối của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đã và đang phạm phải. Bên cạnh những thành công mà Trung Nguyên đã đạt được trong những năm đầu lập nghiệp thì hệ thống phân phối của Trung Nguyên cũng tồn tại những hạn chế không thể tránh khỏi. Nhượng quyền thương hiệu trong những năm gần đây được các doanh nghiệp trong nước rất quan tâm.Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ nhưng Trung Nguyên đã là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương pháp kinh doanh này Nhượng quyền thương hiệu là một phương thức kinh doanh ,trong đó bao gồm cả thương hiệu ,biểu tượng và sản phẩm dịch vụ có chất lượng.Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng muốn bán quyền thương mại là nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng với lợi nhuận hợp lý ,tổ chức điều hành gọn nhỏ để giảm thiểu rủi ro đầu tư nhân lực khai thác thị trường mới . Để được trưng biển Trung Nguyên ,các quán cà phê đều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty .Họ sẽ bài trí quán theo một phong cách thống nhất ,pha chế cà phê theo một công thức nhất quán của Trung Nguyên .Nhưng để làm được điều này thì Trung Nguyên phải có một sự giám sát hết sức nghiêm ngặt và thống nhất.Nhưng do hiện nay ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này nên trên thị trường đã xuất hiện những cửa hàng tuy trưng biển Trung Nguyên nhưng chất lượng sản phẩm lại không có chất lượng Trung Nguyên chính hãng.. Đây là một thực tế không thể tránh khỏi khi Trung Nguyên áp dụng qúa ồ ạt mà không chuẩn bị cho mình những phương án kiểm tra và phương án giải quyết vấn đề. Chính hiện tượng gian lận của bên được nhận nhượng quyền đã đem lại hình ảnh xấu cho công ty. Khi khách hàng không cảm thấy hài lòng,khi những khách hàng yêu thích hương vị đặc trưng của Trung Nguyên lại phải thưởng thức những hương vị cà phê khác thì thật là một điều đáng tiếc. Do trước kia ở Việt Nam chưa có một hình thức nhượng quỳên thương mại nào cho Trung Nguyên nghiên cứu nên trong quá trình chuyển nhượng Trung Nguyên vấp phải rất nhiều những sai lầm. Hiện nay những mối liên kết với những bên nhận quyền thương mại của Trung Nguyên hoàn toàn phụ thuộc vào cam kết kinh doanh hay đạo đức của hai bên. Điều này là bất cập vì như vậy Trung Nguyên khó có thể kiểm soát hết hoạt động của bên được nhượng quyền. Nếu bên nhượng quyền có những hành vi không lành mạnh thì sẽ đem đến hậu quả khôn lường cho Trung Nguyên .Một nhược điểm nữa của mô hình này là xuất hiện những tranh chấp về doanh thu .Bên nhượng quỳên khó có thể kiểm soát được khoản doanh thu cụ thể của bên nhận quyền để tính phần % ,trong khi đó quyền quản lý hoàn toàn thuộc về bên nhận quyền Vì mới mẻ có dáng dấp của một hình thức hiện đại nên rất nhanh chóng , các cửa hiệu Trung Nguyên lan toả khắp cả nước .Hệ thống phân phối nảy nở một cách nhanh chóng ,từ nông thôn đến chốn thành thị đều có mặt Nhưng do quá tham lam để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước mắt ,và hậu quá là không kiểm soát được các chuỗi cửa hàng của chính mình Nhiều cấp độ quán xá ,nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm Trung Nguyên không có một chân dung cụ thể ngoài cái bảng hiệu với chữ Trung Nguyên cong cong trước cổng .Có thể thấy điều này qua biểu giá cả ,chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán cà phê Trung Nguyên . Mức độ đầu tư cho bài trí không gian quá chênh lệch Ngoài việc nhượng quyền ồ ạt và thiếu nhất quán ,dường như Trung Nguyên cũng không xác định rõ sản phẩm của mình nên đặt ở đâu đó cho xứng tầm mức thương hiệu lúc đó .Sản phẩm của họ xuất hiện bất cứ đâu ,từ quán ven đường đến những nơi cao cấp ,miễn là nơi đó có khả năng tiêu thụ Trong năm 2007 ,cà phê Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam . Đặc biệt là thị trường Mỹ.Tuy có nhiều cố gắng nhưng cà phê Trung Nguyên vẫn chưa đảm bảo được về chất lượng sản phẩm ,thời gian giao hàng khá lâu ,có khi mất đến tám tuần ,hay bao bì của Trung Nguyên vẫn còn một số điểm chưa thống nhất với hệ thống bán lẻ của Mỹ .Như vậy điều đó thể hiện Trung Nguyên chưa nắm vững thị trường ,chưa nghiên cứu triệt để khi thâm nhập vào một thị trường khó tính như Mỹ. Đây là một hạn chế mà Trung Nguyên cần đặc biệt quan tâm khi phục vụ cho mục tiêu đưa cà phê Việt Nam ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong thời gian gần đây trên thị trường bán lẻ Việt Nam xuất hiện hàng loạt các siêu thị nhỏ có tên trung là G7 Mart . Đó chính là hệ thống các siêu thị bán lẻ của Trung Nguyên đầu tư để giải quyết những khó khăn cho hệ thống phân phối của Việt Nam khi gia nhập WTO .Khi áp dụng mô hình này ở thị trường Việt Nam G7 Mart đã có những hạn chế như: Định hướng của mô hình này là theo kiểu : “ Siêu thị gia đình ”, với tham vọng là G7 sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những thương hiệu nổi tiếng với giá cạnh tranh ,phong cách phục vụ chuyên nghiệp ,chu đáo,…Nhưng G7 lại gặp thất bại vì không có một nhà sản xuất nào chịu hợp tác cung cấp hàng cho G7 cả .Vì lý do đơn giản là nếu cung cấp hàng cho G7 thì sẽ ảnh hưởng đến nhà phân phối độc quyền của các nhà sản xuất ở khu vực đó .Khi triển khai ra thị trường thì mô hình này cũng không có gì thực sự gây ấn tượng vơi khách hàng. Bỉên quảng cáo của các cửa hàng thị trống rỗng ,hàng hoá bày trong cửa hàng thì “tùy” chủ cửa hàng thích nhập từ nguồn nào cũng được ,và bán với giá nào cũng được .Theo mô hình kinh doanh này thì tất cả các điểm của G7 Mart phải trang bị máy tính máy tính tiền cho khách nhưng những công đoạn này rất ít được sử dụng vì chủ cửa hàng không biết sử dụng .Một hình tượng không tốt cho một thương hiệu có tính đột phá nhưng lại chưa có công tác tốt cho việc đào tạo nguồn nhân lưc. Về hiện tượng này G7 Mart cần phải xem lại không thì mô hình sẽ có nguy cơ bị đào thải khi những hệ thống bán hàng hiện đại thâm nhập vào Việt Nam ồ ạt như hiện nay. 3. Những khó khăn khi hoàn thiện hệ thống phân phối Hệ thống phân phối của Việt Nam hiện nay chủ yếu là các chợ và các cửa hàng bán lẻ manh mún.Trong dịch vụ bán buôn ,loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối chưa nhiều ,nếu có thì quy mô chưa lớn và chưa làm tốt vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuẩt ,dẫn đến tình trạng doang nghiệp sản xuất thí tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ ,còn doanh nghiệp thương mại lại đầu tư vào sản xuất.Chính hệ thống phân phối của Việt Nam chưa đồng bộ và chuyên nghiệp như vậy cũng đã gây khó khăn nhiều cho việc lưu thông sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên.Trung Nguyên phải tổ chức sản xuất và phải tự mình hoàn tất khâu phân phối. Ngoài ra, với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém và cơ cấu lạc hậu của Việt Nam như hiện nay thì là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập hệ thống phân phối hiện đại .Do nguồn tài chính hùng hậu , kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp .Trung Nguyên muốn hệ thống phân phối của mình đứng vững trong thời kỳ hiện nay thì đòi hỏi phải cố gắng sáng tạo và học hỏi rất nhiều. Hiện nay Trung Nguyên đang áp dụng mô hình nhượng quỳên thương hiệu . Mô hình được áp dụng rất thành công ở Mỹ vì đây là một cách quảng bá sản phẩm rất nhanh chóng và hiệu quả .Trung Nguyên sau khi sử dụng hình thức kinh doanh này , công ty cũng đã nhanh chóng thu được những thành công .Nhưng hiện nay Trung Nguyên đang gặp phải những vấn đề bất cập. Khó khăn đầu tiên là vấn đề tranh chấp doanh thu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được doanh thu bên nhận quyền để tính phần %, nhưng làm sao Trung Nguyên có thể kiểm soát chính xác doanh thu đó được vì quyền quản lý hoàn toàn thuộc về bên nhận quyền. Một thị trường sản phẩm có quá nhiều nguồn cung cấp sản phẩm ,Trung Nguyên không hề có một hệ thống luật pháp nào kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận quyền.Như vậy, quyền lợi của Trung Nguyên hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tin và uy tín của bên nhượng quyền. Mặt khác, mở rộng thương hiệu theo hình thức franshing ,Trung Nguyên cũng phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị giảm uy tín thương hiệu nế bên nhượng quyền không thực hiện đúng cam kết .Ví dụ như chỉ một vệt bẩn trên tấm biển café Trung Nguyên hay một thái độ bất lịch sự đối với khách hàng cũng có thể làm giảm uy tín Trung Nguyên , điều này Trung Nguyên không thể giám sát hết.Vì đây làm mô hình còn mới lạ ở Việt Nam nên chưa hề có hành lang pháp lý nào để bảo vệ cũng như giải quyết những tranh chấp ,như vậy Trung Nguyên là doanh nghiệp đang đứng mũi chịu sào để thử nghiệm cho hình thức náy phát triển ở Việt Nam. Khi hoạt động ở thị trường quốc tế , đặc biệt là thị trường Mỹ thì Trung Nguyên phải đối đầu với rất nhiều khó khăn. Khi hoạt động ở những nước phát triển thì Trung Nguyên phải hiểu biết về các quy định pháp luật của nước sở tại và phải lắm rõ thông lệ quốc tể. Ngoài ra, cũng cần phải trang bị những hiểu biết cơ bản khi tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường , tìm kiếm những thông tin mà thị trường quốc tế quan tâm. Hiểu biết cơ bản về hệ thống luật lệ tư duy kinh doanh , phương pháp tổ chức và thái độ trách nhiệm của nhà doanh nghiệp về tính cách và văn hoá kinh doanh của nước sở tại .Những vấn đề này yêu cầu Trung Nguyên phải có một bộ máy thông tin hết sức nhạy bén và hiệu quả. Một bài học mà Trung Nguyên đã vấp phải khi công ty đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ mà Trung Nguyên cần phải rút kinh nghiệm là việc mất thương hiệu Trung Nguyên. Khi Trung Nguyên nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện có một công ty của nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên và đang trong giai đoạn chờ cấp phép . Phải mất đến gần hai tháng Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu lại cho doanh nghiệp mình. Qua bài học trên Trung Nguyên rút ra một vấn đề là: Các doanh nghiệp có thể phải trả giá đắt cho việc nhận thức thấp về hệ thống luật pháp của nước sở tại . Các doanh nghiệp với những thương hiệu rất nổi tiếng ở trong nước vẫn phải xây dựng lại từ đầu khi đi ra thị trường thế giới Trên thực tế bên cạnh những khó khăn về mặt bằng ,tài chính , hình ảnh thì khó khăn lớn nhất mà Trung Nguyên phải đương đầu là Goliath cà phê Starbucks , một tập đoàn cà phê lớn nhẩt của Mỹ . Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như Starbucks ở thị trường Mỹ , ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ trong 4 năm , trong khi Starbucks phải mất đến 15 năm . Tại Nhật , Starbucks có đến gần 400 cửa hàng trong tổng số hơn 6000 cửa hàng cuả nó trên thế giới .Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là đại lý nhượng quyền của Trung Nguyên tại Nhật Bản lại ấn định giá mỗi tách cà phê của Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbucks và cao hơn so với các loại cà phê nội địa khác .Có là một vấn đề khá mạo hiểm khi Trung Nguyên tự tin cho giá cà phê của Việt Nam cao hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường nội địa . Chuỗi cửa hàng G7Mart là một mô hình mới nâng cấp và chuẩn hoá dịch vụ ,với sự chuỷên đổi của các cửa hàng tạp hoá truyền thống thành chuỗi bán lẻ hiện đại .Nhưng hình thức này triển khai ở thị trường Việt Nam cũng gặp nhiều bất cập. Do thị trường và người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn khác với những nước phát triển ,với hàng trăm cửa hàng phân bố từ thành thị đến nông thôn ,luôn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng .Khác hẳn với hành vi tiêu dùng của nước phát triển ,người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen tiêu dùng hàng ngày thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần. Vì vậy sẽ rất khó khăn vị phải đầu tư một lượng vốn khá lớn để xây dựng hàng loạt các cửa hàng hiện đại. Hơn thế nữa do tình hình kinh tế giữa thành thị và nông thôn, miền núi quá khác xa nhau do vâyk sẽ khó chuẩn hoá được một mô hình cửa hàng thống nhất đúng theo mục tiêu của G7 Mart Tuy đã được chuẩn bị hơn hai năm trời nhưng do sức ép của thị trường bán lẻ trong nước đang gặp khó khăn khi Việt Nam ra nhập WTO nên hệ thống phân phối G7 Mart phải ra đời sớm .Do chưa thời gian không chuẩn bị không được chín muồi nên Trung Nguyên cũng gặp những khó khăn lớn về vốn về phía vốn vay của các ngân hàng. Một áp lực lớn cho Trung Nguyên khi G7 Mart là một hệ thống phân phối đồ sộ rất cần đến sức mạnh về tài chính , khả năng cạnh tranh , kinh nghiệm phân phối hàng hoá và nhiều vấn đề khác III. Những kết luận đánh giá về hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phân phối sản phẩm 1.1 Ưu điểm Hệ thống phân phối của Trung Nguyên cụ thể là hệ thống phân phối G7 Mart hiện nay được đánh giá là một hệ thống phân phối có nhiều tiềm năng phát triển và là một hệ thống hiện đại . Bởi hệ thống này được đầu tư bởi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6170.doc
Tài liệu liên quan