Lời mở đầu
Sau khi được học xong phần lý thuyết về chuyên ngành kế toán, lãnh đạo nhà trường đã cho sinh viên thâm nhập thực tế nhằm củng cố vận dụng những lý luận đã học được vào sản xuất, vừa nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn, vừa làm chủ được công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại cơ quan, xí nghiệp có thể nhanh chóng hoà nhập và đảm đương các nhiệm vụ được phân công.
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật tư nông sản, em đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá nhữ
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần vật tư nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời so sánh với lý thuyết đã học được trong nhà trường để rút ra những kết luận cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. Muốn có lợi nhuận cao phải có phương án sản xuất hợp lý, phải có thị trường mở rộng, giá cả hợp lý và đặc biệt phải có vốn đầu tư bằng tiền phù hợp.
Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần vật tư nông sản” cho khóa luận tốt nghiệp này.
Nội dung của luận văn bao gồm:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản.
Với thời gian thực tập có hạn và số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm phân tích đánh giá của em chưa được sâu sắc. Vì vậy Luận văn này không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn góp ý sửa chữa để em có thể hoàn thiện Luận văn này một cách tốt nhất.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Công ty cổ phần vật tư nông sản cùng các anh chị trong phòng kế toán đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã hướng dẫn em để em có thể thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn!
SVTH: Đoàn Thị Huyền Trang
Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
Khái niệm, phân loại và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
Khái niệm vốn bằng tiền
Tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại dưới hình thức giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển (kể cả tiền Việt Nam, vàng bạc, kim khí quý, đá quý). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ hoặc mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa là kết quả của tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc thu hồi các khoản nợ.
Phân loại vốn bằng tiền
Dựa theo những tiêu chí khác nhau về vốn bằng tiền, chúng ta có những cách phân loại khác nhau. Có 2 cách phân loại sau:
Theo trạng thái tồn tại của vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền được phân thành 3 loại, bao gồm:
- Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ ,bạc vàng, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.
- Tiền gửi ngân hàng: Đây là các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ , vàng, bạc, kim khí quý đá quý… trên các khoản mục tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng…
- Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vần động để hoàn thành chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác. Cụ thể đó là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách, các khoản thanh toán cho người bán thông qua ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ, các khoản khách hàng thanh toán thông qua ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có,…
Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
- Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trưòng Việt nam như các đồng: đô là Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), phrăng Pháp ( FFr), yên Nhật ( JPY), đô là Hồng Kông ( HKD), mác Đức ( DM) ...
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.
1.1.3 Đặc điểm vốn bằng tiền và nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán:
1.1.3.1 Đặc điểm vốn bằng tiền.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đói hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp hoặc lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước. Chẳng hạn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không được vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và Ngân hàng đã thoả thuận theo hợp dồng thương mại, khi có tiền thu bán hàng phải nộp ngay cho Ngân hàng.
1.1.3.2 Nhiệm vụ.
Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, hạch toán vốn bằng tiền phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi tình hình thu, chi, tăng, giảm, thừa, thiếu và số hiện có của từng loại vốn bằng tiền.
- Giám đốc thường xuyên tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền mặt, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu của thủ quỹ và kế toán tiền mặt.
- Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê kịp thời.
1.1.3.3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
Hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá trị là “đồng Việt nam” để phản ánh tổng hợp các loại vốn bằng tiền.
Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu, chi các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ.
Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Dựa trên VAS 10 ban hành và công bố ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn thi hành chuẩn mự này thì việc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận chỉ tiêu kinh doanh có gốc phát sinh bằng ngoại tệ là cần thiết vì những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ chi phối tới các chỉ tiêu của vốn bằng tiền.
Nội dung của chuẩn mực quy định:
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ, phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc theo đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (nếu được chấp nhận).
Việc quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam và đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời ddierm phát sinh nghiệp vụ (tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán, đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên các sổ chi tiết của tài khoản 111, 112, 113, 131, 331, 007.
Trường hợp mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua bán. Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp, việc hạch toán ngoại tệ và liên quan đến ngoại tệ có thể vận dụng như sau:
+ Thứ nhất, đối với doanh nghiệp có ít nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đều được ghi sổ theo tỷ giá thực tế.
+ Thứ hai, đối với doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, để giảm nhẹ việc ghi số kế toán có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để phản ánh trên tài khoản vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu, phải trả, riêng các tài khoản phản ánh chi phí, doanh thu tài sản hàng tồn kho phải được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đối với vàng bạc, kim khí quý đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho doanh nghiệp không kinh doanh vàng bạc, kim khí quý đá quý phải theo dõi số lượng trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại, từng thứ. Giá nhập vào trong kỳ được tính theo giá thực tế, còn giá xuất có thể được tính theo một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá các lần nhập trong kỳ.
+ Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước.
+ Phương pháp giá thực tế nhập sau, xuất trước.
- Phải mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý theo đối tượng, chất lượng ... Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giá trị ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo giá vào thời điểm tính toán để có được giá trị thực tế và chính xác.
Nếu thực hiện đúng các nhiệm vụ và nguyên tắc trên thì hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp cho doanh nghệp quản lý tốt vốn bằng tiền, chủ động trong việc thực hiện kế hoạch thu chi và sử dụng vốn có hiệu quả cao.
* Mỗi hình thức ghi sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng sẽ tương ứng với một hệ thống sổ sách áp dụng khác nhau. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ đi tìm hiểu các hình thức sổ kế toán cụ thể.
1.2 Hình thức sổ kế toán:
Thực hiện ghi chép vào sổ sách kế toán là công việc có khối lượng rất lớn và phải thực hiện thường xuyên, hàng ngày. Do đó, cần phải tổ chức một cách khoa học, hợp lý hệ thống kế toán mới có thể tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của nhân viên kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của công tác quản lý tại doanh nghiệp hoặc các báo cáo kế toán gửi cho cấp trên hay tại cơ quan nhà nước.
Hình thức tổ chức sổ kế toán trong doanh nghiệp bao gồm: Số lượng các mẫu sổ, kết cấu từng loại sổ, trình tự và phương pháp ghi chép từng loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán với nhau và giữa sổ kế toán và báo cáo kế toán.
Việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào một số điều kiện sau:
Đặc điểm của từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính chất phức tạp của hoạt động tài chính, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít.
Yêu cầu của công tác quản lý, trình độ của cán bộ quản lý.
Trình độ nghiệp vụ và năng lực công tác của nhân viên kế toán.
Điều kiện và phương tiện vật chất phục vụ cho công tác kế toán.
Hiện nay, theo chế dộ quy định có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán :
- Nhật ký- sổ cái
- Nhật ký chung
- Nhật ký chứng từ
- Chứng từ ghi sổ.
Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng và chỉ thực sự phát huy tác dụng trong những điều kiện thích hợp.
1.2.1 Hình thức nhật ký- sổ cái:
Đặc điểm chủ yếu : Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Sổ cái có đặc điểm chủ yếu là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi sổ theo thứ tự thời gian kết hợp với việc phân loại theo hệ thống vào sổ Nhật ký- Sổ cái.
Hệ thống sổ bao gồm:
Sổ kế toán tổng hợp: sử dụng duy nhất một sổ là sổ Nhật ký- sổ cái.
Sổ kế toán chi tiết: bao gồm sổ chi tiết TSCĐ, vật liệu thành phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm yêu cầu quản lý đối với từng đối tượng cần hạch toán chi tiết mà kết cấu, mỗi sổ kế toán chi tiết ở mỗi doanh nghiệp đều có thể khác nhau.
* Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng:
- Ưu điểm : Dễ ghi chép, dễ đối chiếu kiểm tra số liệu.
- Nhược điểm : Khó phân công lao động, khó áp dụng phương tiện kỹ thuật tính toán, đặc biệt nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản, khối lượng phát sinh lớn thì Nhật ký- sổ cái sẽ cồng kềnh, phức tạp.
- Phạm vi sử dụng : Trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít và sử dụng ít tài khoản như các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ.
1.2.2 Hình thức “chứng từ ghi sổ”
Đặc điểm chủ yếu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Trong hình thức này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi sổ kế toán theo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký CT- GS và sổ cái các tài khoản.
Hệ thống sổ kế toán :
- Sổ kế toán tổng hợp : Gồm sổ đăng ký CT- GS và sổ cái các tài khoản.
- Sổ kế toán chi tiết : Tương tự trong NK- SC.
* Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng :
- Ưu điểm : Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, để kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán.
- Nhược điểm : Ghi chép còn trùng lắp, việc kiểm tra đối chiếu thường bị chậm.
- Phạm vi sử dụng : Thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.2.3. Hình thức Nhật ký- chứng từ:
Đặc điểm chủ yếu : Kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng.
Hệ thống sổ kế toán :
- Sổ kế toán tổng hợp : Các nhật ký chứng từ, các bảng kê.
- Sổ kế toán chi tiết : Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như trong hai hình thức trên (CT- GS và NK- SC) còn sử dụng các bảng phân bổ.
* Ưu nhược, điểm và phạm vi sử dụng :
- Ưu điểm : Giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời thuận tiện cho việc phân công công tác.
- Nhược điểm : Kết cấu sổ phức tạp, không thuận tiện cho cơ giới hoá
- Phạm vi sử dụng : ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ nghiệp vụ của kế toán vững vàng.
1.2.4. Hình thức Nhật ký chung:
Đặc điểm chủ yếu: Các nghiệp vụ kinh tế được phát sinh vào chứng từ gốc để ghi sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian va nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái.
Hệ thống sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái các tài khoản (111, 112, 113)
- Sổ kế toán chi tiết: Tương tự như các hình thức trên.
Như phần trên chúng ta đã trình bày thì nếu phân loại vốn bằng tiền dựa trên trạng thái tồn tại thì vốn bằng tiền được chia thành: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Sau đây em xin đi vào trình bày những nghiệp vụ cụ thể liên quan đến hạch toán vốn bằng tiền tương ứng với hình thức nhật kí-chứng từ, là hình thức đang áp dụng tại công ty hiện nay.
1.3 Hạch toán tiền mặt tại quỹ
Mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt tại quỹ để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh. Thông thường tiền giữ tại doanh nghiệp bao gồm : giấy bạc ngân hàng VIệt Nam, các loại ngoại tệ , ngân phiếu, vàng bạc, kim loại quý đá quý ...
Để hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của doanh nghiệp được tập trung tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều so thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Pháp lệnh kế toán, thống kê nghiêm cấm thủ quỹ không được trực tiếp mua, bán hàng hoá, vật tư, kiêm nhiệm công việc tiếp liệu hoặc tiếp nhiệm công việc kế toán.
1.3.1. Quy trình hạch toán
Việc thu chi tiền mặt tại quỹ phải có lệnh thu chi. Lệnh thu, chi này phải có chữ ký của giám đốc (hoặc người có uỷ quyền) và kế toán trưởng. Trên cơ sở các lệnh thu chi kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán sẽ tiến hành lập các phiếu thu - chi. Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu thu - chi sẽ tiến hành thu hoặc chi theo những chứng từ đó. Sau khi đã thực hiện xong việc thu - chi thủ quỹ ký tên đóng dấu “Đã thu tiền” hoặc “ Đã chi tiền” trên các phiếu đó, đồng thời sử dụng phiếu thu và phiếu chi đó để ghi vào sổ nhật kí thu tiền hoặc nhật kí chi tiền. Sau đó, chuyển chứng từ cho kế toán để tiến hành ghi sổ. Kế toán sẽ kiểm tra chứng từ rồi mới tiến hành định khoản, ghi vào các sổ có liên quan. Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ cụ thể nào kế toán sẽ phản ánh nghiệp vụ theo những sổ sách tương ứng, phù hợp.
1.3.2 Chứng từ sử dụng và sổ sách liên quan
Đối với các nghiệp vụ về tiền mặt chứng từ thường sử dụng bao gồm:
+ Phiếu thu (MS 01-TT)
+ Phiếu chi (MS 02-TT)
(Những chứng từ trên được áp dụng theo mẫu chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Ngoài các chứng từ trên, các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt tại quỹ trong những trường hợp cụ thể còn cần các chứng từ gốc có liên quan khác kèm theo như :
+ Giấy đề nghị tạm ứng (MS 03-TT)
+ Giấy thanh toán tạm ứng (MS 04-TT)
+ Biên lai thu tiền (MS 05-TT)
+ Bảng kê vàng bạc, đá quý (MS 06-TT)
+ Bản kiểm kê quỹ (MS 07-TT)
+ Hóa đơn bán hàng
+……
* Hệ thống sổ kế toán tiền mặt:
- Nhật kí chứng từ số 1
- Bảng kê số 1
- Nhật kí thu, chi tiền
- Sổ cái tài khoản 111
- Sổ chi tiết tài khoản 111
1.3.3. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán:
Tài khoản để sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ là TK 111 “Tiền mặt”. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này bao gồm:
Bên nợ:
+ Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ, nhập kho.
+ Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê.
+ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng khi điều chỉnh.
Bên có:
+ Các khoản tiền mặt ngân phiếu, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vàng , bạc hiện còn tồn quỹ.
+ Số thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
+ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm khi điều chỉnh.
- Dư nợ : Các khoản tiền, ngân phiếu, ngoại tệ,vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn tồn quỹ.
Tài khoản 111 gồm 3 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 111.1 “ Tiền Việt Nam” phản ánh tình hình thu, chi, thừa , thiếu, tồn quỹ tiền Việt Nam, ngân phiếu tại doanh nghiệp.
- Tài khoản 111.2 “ Tiền ngoại tệ” phản ánh tình hình thu chi, thừa, thiếu, điều chỉnh tỷ giá, tồn qũy ngoại tệ tại doanh nghiệp quy đổi ra đồng Việt Nam.
- Tài khoản 111.3 “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý” phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất thừa, thiếu , tồn quỹ theo giá mua thực tế.
Cơ sở pháp lý để ghi Nợ Tk 111 là các phiếu thu còn cơ sở để ghi Có TK 111 là các phiếu chi.
Nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ trên Tk 111:
- Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ.
- Các khoản tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý do đơn vị hoặc cá nhân khác ký cược, ký quỹ tại đơn vị thì quản lỳ và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân đo đong đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng, sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong.
- Khi tiến hành nhập quỹ, xuất quỹ phải có phiếu thu, chi hoặc chứng từ nhập, xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép xuất, nhập quỹ theo quy định của chế độ chứng từ hạch toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ và giữ sổ quỹ, ghi chép theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tính ra số tiền tồn quỹ ở mọi thời điểm. Riêng vàng, bạc, kim khí qúy, đá quý nhận ký cược phải theo dõi riêng trên một sổ hoặc trên một phần sổ.
- Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải tự kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch trên cơ sở báo cáo thừa hoặc thiếu hụt.
1.3.4 Hạch toán tổng hợp tiền mặt
1.3.4.1 Kế toán khoản thu chi bằng tiền VIệt Nam:
a) Các nghiệp vụ tăng :
Nợ TK 1111 : Số tiền nhập quỹ.
Có TK 511 : Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ.
Có TK 711 : Thu tiền từ hoạt động tài chính.
Có TK 721 : Thu tiền từ hoạt động bất thường.
Có TK 112 : Rút tiền từ ngân hàng.
Có TK 131, 136, 141 : Thu hồi các khoản nợ phải thu.
Có TK 121,128,138, 144, 244: Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền.
b) Các nghiệp vụ giảm :
Nợ Tk 112 : Tiền gửi vào tài khoản tại Ngân hàng.
Nợ TK 121, 221 : Mua chứng khoán ngắn hạn và dài hạn
Nợ TK 144, 244 : Thế chấp , ký cược, ký quỹ ngắn, dài hạn. Nợ TK 211, 213 : Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng.
Nợ Tk 241 : Xuất tiền cho ĐTXDCB tự làm.
Nợ TK 152, 153, 156 : Mua hàng hoá, vật tư nhập kho ( theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611 : Mua hàng hoá, vật tư nhập kho (theo kiểm kê định kỳ)
Nợ Tk 311, 315 : Thanh toán tiền vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả.
Nợ TK 331, 333, 334 : Thanh toán với khách, nộp thuế và khoản khác cho ngân sách, thanh toán lương và các khoản cho CNV.
..........................................
Có TK 1111 Số tiền thực xuất quỹ.
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP THỂ HIỆN QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN
THU CHI TIỀN MẶT
TK 511, 512 TK 111 TK112
Doanh thu bán hàng, SP, DV Gửi tiền mặt vào NH
Tk 711, 712 TK 121, 128
Thu nhập hoạt động tài chính, Mua chứng khoán, góp vốn,
Hoạt động bất thường liên doanh, đầu tư TSCĐ
TK 112 TK 152, 153
156,611,211
Rút TGNH về quỹ Mua vật tư, hàng hoá,
TSCĐ
TK 131, 136 TK 142,241,
141 627,614,642
Thu hồi các khoản nợ phải thu Các chi phí bằng tiền mặt
TK 121,128 TK 331,315
221,222,228 331,333,334
Thu hồi các khoản đầu tư, Trả các khoản nợ phải trả
Ký cược, ký quỹ
TK 144,244 TK414,415,
431
Xuất tiền đi thế chấp, ký quỹ Bổ sung quỹ
Ký cược
TK338,344
Nhận tiền do đơn vị khác ký
cược, ký quỹ
TK 338 TK 138
Tiền mặt thừa quỹ khi kiểm kê Tiền mặt thiếu quỹ khi kiểm kê
1.3.4.2 Kế toán các khoản thu, chi ngoại tệ :
Đối với ngoại tệ, ngoàiquy đổi ra đồng Việt Nam, kế toán còn phải theo dõi nguyên tệ trên tài khoản 007 "Nguyên tệ các loại". Việc quy đổi ra đồng Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau:
- Đối với tài khoản thuộc loại chi phí, thu nhập, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định .... dù doanh nghiệp có hay không sử dụng tỷ giá hạch toán, khi có phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại tệ đều phải luôn luôn ghi sổ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
- Các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì các tài khoản tiền, các tài khoản phải thu, phải trả được ghi sổ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phá sinh. Các khoản chênh lệch tỷ giá (nếu có) của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán vào TK 413- Chênh lệch tỷ giá.
- Các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ các tài khoản tiền, phải thu, phải trả. Số chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá mua của Ngân hàng tại thời đểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hach toán vào tài khoản 413.
Kết cấu tài khoản 007:
Bên Nợ : Ngoại tệ tăng trong kỳ.
Bên Có : Ngoại tệ giảm trong kỳ.
Dư Nợ : Ngoại tệ hiện có.
Kết cấu tài khoản 413: Chênh lệch tỷ giá.
Bên Nợ : + Chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm của vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá, nợ phải thu có gốc ngoại tệ.
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng của các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ.
+ Xử lý chênh lệch tỷ giá.
Bên Có : + Chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng của vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá và nợ phải thu có gốc ngoại tệ.
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm của các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ.
+ Xử lý chênh lệch tỷ giá.
Tài khoản này cuối kỳ có thể dư Có hoặc dư Nợ.
Dư Nợ: Chênh lệch tỷ giá cần phải được xử lý.
Dư Có: Chênh lệch tỷ giá còn lại.
Số chênh lệch tỷ giá trên TK 413- Chênh lệch tỷ giá, chỉ được xử lý (ghi tăng hoặc giảm vốn kinh doanh, hạch toán vào lãi hoặc lỗ) khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Riêng đối với đơn vị chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ thì các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ được quy đổi ra đồng VIệt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế phát sinh. Chênh lệch giữa giá mua thực tế và giá bán ra của ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 711- "Thu nhập từ hoạt động tài chính" hoặc TK 811- Chi phí cho hoạt động tài chính.
Nguyên tắc xác định tỷ giá ngoại tệ :
- Các loại tỷ giá :
+ Tỷ giá thực tế: là tỷ giá ngoại tệ được xác định theo các căn cứ có tính chất khách quan như giá mua, tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng.
+ Tỷ giá hạch toán: là tỷ giá ổn điịnh trong một kỳ hạch toán, thường được xác định bằng tỷ gía thực tế lúc đầu kỳ.
- Cách xác định tỷ giá thực tế nhập, xuất quỹ như sau:
+ Tỷ giá thực tế nhập quỹ ghi theo giá mua thực tế hoặc theo tỷ giá do Ngân hàng công bố tại thời điểm nhập quỹ hoặc theo tỷ giá thực tế khi khách hàng chấp nhận nợ bằng ngoại tệ.
+ Tỷ giá xuất quỹ có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau như nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, tỷ giá bình quân, tỷ giá hiện tại .....
+ Tỷ giá các khoản công nợ bằng ngoại tệ được tính bằng tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ.
+ Tỷ giá của các loại ngoại tệ đã hình thành tài sản được tính theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi tăng tài sản (nhập tài sản vào doanh nghiệp)
Trình tự hạch toán:
Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng tỷ giá hạch toán :
- Khi mua ngoại tệ thanh toán bằng đồng Việt Nam :
Nợ TK 1112 : (ghi theo tỷ giá hạch toán)
Có TK 1111, 331, 311 : (ghi theo tỷ giá thực tế)
Nợ (Có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá (nếu có)
Đồng thời ghi đơn : Nợ TK 007- lượng nguyên tệ mua vào.
- Bán hàng thu ngay tiền bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112 : ghi theo tỷ giá hạch toán
Có TK 511: Ghi theo tỷ giá thực tế
Nợ (Có) TK 413 : Chênh lệch (nếu có)
Đồng thời ghi : Nợ TK 007: Lượng nguyên tệ thu vào.
- Thu các khoản nợ của khách hàng bằng ngoại tệ :
Nợ TK 1112
Có TK 131
Đồng thời ghi: Nợ Tk 007 : Lượng nguyên tệ thu vào.
- Bán ngoại tệ thu tiền Việt Nam :
Nợ TK 1111 : Giá bán thực tế
Có TK 1112 : Tỷ giá hạch toán.
Nợ TK 811: Nếu giá bán thực tế nhỏ hơn giá hạch toán,
Có TK 711: Nếu giá bán thực tế lớn hơn giá hạch toán.
Đồng thời ghi: Có TK 007- lượng nguyên tệ chi ra.
- Mua vật tư hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 211, 214, 151, 152, 153, 627, 641, 641 : Tỷ giá thực tế
Có TK 1112 : Tỷ giá hạch toán
Nợ (Có) TK 41 : Chênh lệch (nếu có)
Đồng thời ghi: Có TK 007 : Lượng nguyên tệ chi ra.
- Trả nợ nhà cung cấp bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331
Có TK 1112
Đồng thời Có TK 007- lượng nguyên tệ chi ra
- Điều chỉnh tỷ giá hạch toán theo tỷ giá thực tế lúc cuối kỳ.
Khi chuẩn bị thực hiện điều chỉnh tỷ gía ngoại tệ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê ngoại tệ tại quỹ, gửi Ngân hàng ... đồng thời dựa vào mức chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thực tế và hạch toán để xác định mức điều chỉnh.
Nếu tỷ giá thực tế cuối kỳ tăng lên so với tỷ giá hạch toán thì phần chênh lệch do tỷ giá tăng kế toán ghi:
Nợ TK 1112
Có TK 413
Nếu tỷ giá thực tế cuối kỳ giảm so với tỷ giá hạch toán thì mức chênh lệch do tỷ giá giảm được ghi ngược lại:
Nợ TK 413
Có TK 1112
Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng tỷ giá hạch toán :
- Mua ngoại tệ trả bằng tiền Việt Nam :
Nợ TK 1112 : Giá mua thực tế
Có TK 1111 : Giá mua thực tế
Đồng thời: Nợ TK 007 : Lượng nguyên tệ nhập quỹ.
- Thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ :
Nợ TK 1112 : Tỷ giá thực tế.
Nợ TK 131 : Tỷ giá hạch toán.
Có TK 511 : Tỷ giá thực tế.
- Thu các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ nhập quỹ
Nợ TK 1112 : Theo tỷ giá thực tế
Có TK 131 : Theo tỷ giá bình quân thực tế nợ
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá (tỷ giá bình quân thực tế nợ nhỏ hơn tỷ giá bình quân thực tế)
(Nợ TK 413 : Nếu tỷ giá bình quâ thực tế nợ lớn hon tỷ giá bình quân thực tế)
- Xuất ngoại tệ mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, chi trả các khoản chi phí:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 627, 641, 641 .. (Tỷ giá thực tế)
Có TK 111 (1112) : Tỷ giá thực tế bình quân.
Có TK 413 : (Số chênh lệch tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá thực tế bình quân)
Đồng thời: Có TK 007: Lượng nguyên tệ xuất quỹ.
- Xuất ngoại tệ trả nợ cho người bán:
Nợ TK 33 : Tỷ giá nhận nợ
Có TK 1112: Tỷ giá thực tế
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá nhận nợ lớn hơn tỷ giá thực tế.
(Nợ TK 413 : Nếu tỷ giá nhận nợ nhỏ hơn tỷ giá thực tế)
Đồng thời : Có TK 007 : Lượng nguyên tệ đã chi ra.
Đến cuối năm, quý nếu có biến động lớn hơn về tỷ giá thì phải đánh giá lại sổ ngoại tệ hiện có tại quỹ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối năm, cuối quý.
+ Nếu chênh lệch giảm:
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112
+ Nếu chênh lệch tăng:
Nợ TK 1112
Có TK 413
1.4 Kế toán tiền gửi Ngân hàng:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng, đảm bảo cho việc thanh toán vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán.
Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, toàn bộ số tiền của doanh nghiệp trừ số được giữ tại quỹ tiền mặt (theo thoả thuận của doanh nghiệp với Ngân hàng) đều phải gửi vào tài khoản tại Ngân hàng. Các khoản tiền của doanh nghiệp tại Ngân hàng bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký, séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền, thư tín dụng. Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi.
1.4.1. Quy trình hạch toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Sau đó tiến hành ghi vào sổ chi tiết tài khoản 112 (chi tiết từng ngân hàng). Mọi sự chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu của ngân hàng phải thông báo kịp thời để đối chiếu. Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì lấy số liệu của ngân hàng làm chuẩn, phần chênh lệch tạm thời ghi vào Bên Nợ TK 138 (1381 hay 1388) hoặc Bên Có TK 388 (3381 hay 3388). Sang tháng sau khi đối chiếu với số liệu của ngân hàng, tìm được nghuyên nhân và tiến hành điều chỉnh.
1.4.2 Chứng từ sử dụng và sổ sách liên quan
- Các giấy báo Có, báo Nợ, bản sao kê của._. Ngân hàng.
- Các chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu.
- Nhật kí chứng từ số 2, Bảng kê số 2
1.4.3. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán:
Hạch toán tiền gửi Ngân hàng (TGNH) được thực hiện trên tài khoản 112- TGNH. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng.
Bên Có: Các khoản tiền rút ra từ Ngân hàng.
Dư nợ: Số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp hai :
+ TK 1121-Tiền Việt Nam : Phản ánh khoản tiền Việt Nam đang gửi tại ngân hàng.
+ TK 1122- Ngoại tệ : Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
+ TK 1123- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý : Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang gửi tại Ngân hàng.
Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 112- TGNH:
- Khi phát hành các chứng từ tài khoản TGNH, các doanh nghiệp chỉ được phép phát hành trong phạm vi số dư tiền gửi của mình. Nếu phát hành quá số dư là doanh nghiệp vi phạm kỷ luật thanh toán và phải chịu phạt theo chế độ quy định. Chính vì vậy, kế toán trưởng phải thường xuyên phản ánh được số dư tài khoản phát hành các chứng từ thanh toán.
- Khi nhận được các chứng từ do Ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp , số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bản sao kê của Ngân hàng. Số chênh lệch được ghi vào các Tài khoản chờ xử lý. (TK 138.3- tài sản thiếu chờ xử lý, TK 338.1- Tài sản thừa chờ xử lý). Sang kỳ sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
- Trường hợp doanh nghiệp mở TK TGNH ở nhiều Ngân hàng thì kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
- Tại những đơn vị có bộ phận phụ thuộc cần mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. kế toán phải mở sổ chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửi nói trên.
1.4.4 Trình tự hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng:
Việc thực hiện quy đổi từ ngoại tệ tại Ngân hàng sang đồng Việt Nam được thực hiện tương tự như đồng ngoại tệ tại quỹ cơ quan.
Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP THỂ HIỆN HẠCH TOÁN TGNH
TK 111 TK 112 TK111
Gửi tiền vào NH Rút tiền gửi NH
TK511,512 TK152,153
156,611
Doanh thu bán sản phẩm hàng Mua vật tư hàng hoá
hoá, dịch vụ
TK131,136, 141
Thu hồi các khoản nợ phải thu
TK 121,128 TK 211,213
221,222 214
Thu hồi vốn đầu tư bằng Mua TCSĐ, thanh toán,
chuyển Sơ khoản chi phí XDCB
TK338,334 TK311,315,
331,333,336,338
Nhận ký cược, ký quỹ của Thanh toán các khoản nợ
đơn vị khác phải trả
TK144,244 TK121,128
Thu hồi tiền ký cược, ký quỹ Mua chứng khoán, góp
vốn liên doanh
TK411,441 TK144,244
451, 461
-Nhận vốn liên doanh do ngân Xuất tiền ký cược,ký quỹ
sách cấp, cổ đông góp
-Nhận tiền cấp dưới nộp lên để TK627,641,642
lập quỹ quản lý cấp trên.
-Nhận kinh phí sự nghiệp Thanh toán các khoản
TK711, 721 chi phí phục vụ SX
Thu nhập hoạt động tài chính,
hoạt động bất thường
1.5 Hạch toán tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc gửi vào bưu điện để chuyển vào Ngân hàng hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận đực giấy báo có của Ngân hàng.
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang ở trong các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho Ngân hàng.
- Chuyển tiền qua bưu điện trả cho các đơn vị khác.
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc ( giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và kho bạc nhà nước)
- Tiền doanh nghiệp đã lưu ý cho các hình thức thanh toán séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền ....
1.5.1 Chứng từ sử dụng :
- Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc
- Các chứng từ gốc kèm theo khác như: séc các loại, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu.
1.5.2. Tài khoản sử dụng:
Việc hạch toán tiền đang chuyển được thực hện trên tài khoản 113- “Tiền đang chuyển”. Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
Bên nợ : Tiền đang chuyển tăng trong kỳ
Bên Có: tiền đang chuyển giảm trong kỳ
Dư nợ : Các khoản tiền còn đang chuyển
Tài khoản 113 có hai tài khoản cấp hai:
TK1131- “Tiền Việt Nam”: Phản ánh tiền đang chuyển bằng tiền Việt Nam.
TK 1132-“Ngoại tệ”: Phản ánh tiền đang chuyển bằng ngoại tệ.
1.5.3. Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
TK 511 TK 113 TK 112
Thu tiền bán hàng bằng tiền Tiền đang chuyển đã gửi vào
mặt, séc nộp thẳng vào NH ngân hàng
TK 111 TK 331
Xuất quỹ nộp NH hay chuyển Thanh toán cho nhà cung cấp
tiền qua bưu điện
TK 112 TK 311
TGNH làm thủ tục để lưu Thanh toán tiền vay ngắn hạn
cho các hình thức T.T khác
TK 131,136,138 TK 315
Thu nợ chuyển thẳng qua Thanh toán nợ dài hạn đến
NH hoặc bưu điện hạn trả
Như vậy trong phần trên chúng ta đã tìm hiểu hạch toán từng bộ phận của vốn bằng tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Sơ đồ sau sẽ cho thấy mối quan hệ tổng quan giữa chúng:
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán quan hệ tiền mặt - TGNH
1.6 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là một bộ phận hợp thành của BCTC, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đối của các tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. BCLCTT làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.
BCLCTT dùng để xem xét và dự đoán các khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cây của của các luồng tiền trong tương lai, dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.
1.7 So sánh chuẩn mức kế toán Việt Nam về hạch toán vốn bằng tiền với:
1.7.1 Với kế toán Anh
* Vốn bằng tiền
Sự khác biệt lớn nhất trong hạch toán vốn bằng tiền giữa Việt Nam và Anh đó là việc phân chia sổ tiền mặt và chế độ tạm ứng trong kế toán Anh
- Việc phân chia sổ tiền mặt: Ngoài việc ghi chép các nghiệp vụ xuất chi tiền có giá trị nhỏ, mang tính thường ngày vào một sổ riêng (là sổ nhật kí thu, chi tiền mặt ) thì kế toán Anh còn sử dụng một sổ khác gọi là Sổ quỹ tạp phí, sổ này do thủ quỹ tạp phí giữ và ghi chép các khoản tạp phí nhỏ sau đó tập hợp các khoản trùng nhau và đưa lên sổ nhật kí tiền mặt do thủ quỹ chính nắm giữ. Việc này giúp cho việc ghi chép của thủ quỹ chính được giảm nhẹ, có thể tiến hành đối chiếu với số liệu của các thủy quỹ khác khi mà mật độ nghiệp vụ nhiều, đòi hỏi có sự phân hóa tạo thuận tiện cho công tác kế toán.
- Về chế độ tạm ứng: Theo kế toán Anh, người thủ quỹ chính sẽ ứng trước cho người thủ quỹ tạp phí một khoản tiền mặt dư chi cho đến kì sau. Cuối mỗi kỳ, người thủ quỹ chính sẽ xét lại số tiền của nhân viên mình đã xuất trong kỳ rồi giao cho nhân viên số tiền bằng số đã chi. Còn ở kế toán Việt Nam thì khi nhân viên cần tạm ứng sẽ viết Giấy đề nghị tạm ứng có đầy đủ chữ kí của thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng.
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
So với mẫu BCLCTT theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì mẫu BCLCTT của Anh có những điểm khác, cụ thể mẫu BCLCTT của Anh như sau:
Chỉ tiêu
Số tiền
Nguồn tiền mặt
Lãi ròng
Điều chỉnh
Dự phòng khấu hao
Lỗ khi thanh lý TSCĐ
Tăng dự phòng nợ khó đòi
Tổng số phát sinh trong kỳ
Quỹ tiền mặt từ các nguồn khác
Bán trang bị văn phòng
Giảm hàng tồn kho
Gia tăng chủ nợ
Góp thêm vốn
Việc sử dụng nguồn tiền mặt
……….
1.7.2 Với kế toán Mỹ
* Vốn bằng tiền
Theo cách hạch toán tại Việt Nam thì đối với tiền ta có quan hệ đối chiếu là: Số dư trên Sổ Cái tiền (111, 112) phải bằng số dư trên sổ chi tiết (111, 112), tức là ta thường chỉ xem xét mối quan hệ đối chiếu giữa tiền mặt và tiền mặt, TGNH với TGNH, trong khi đối với kế toán Mỹ lại có những điểm khác. Quá trình kiểm tra sự hợp lý của số dư tiền mặt được gọi là quá trình điều hòa ngân quỹ. Quá trình này được tiến hành bằng cách so sánh, điều hòa số dư tiền mặt của DN và số dư TGNH do ngân hàng cung cấp hàng tháng trên báo cáo ngân hàng.
Một bảng điều hòa ngân quỹ có mẫu sau:
Tài khoản tiền mặt của doanh nghiệp
Báo cáo ngân hàng
1. Số dư tài khoản tiền mặt
1. Số dư tài khoản tiền mặt
Cộng thêm:
2. Các khoản thu được đã ghi trên báo cáo ngân hàng nhưng chưa ghi trên TK tiền mặt.
Cộng thêm:
2. Các khoản thu được đã ghi trên sổ kế toán của DN nhưng chưa được phản ánh trên BCNH
3. Tiền mặt tại quỹ
Trừ đi:
3. Các khoản chi tiêu đã ghi trên Báo cáo ngân hàng nhưng chưa ghi trên TK tiền mặt
Trừ đi:
4. Các khoản chi tiêu đã ghi trên sổ kế toán của DN nhưng chưa được phản ánh trên BCNH
4. Số dư đúng của tài khoản tiền mặt
(1+2-3)
Số dư đúng của tài khoản tiền mặt
(1+2+3-4)
- Ngoài ra đối với các khoản tiền dư thừa và thiếu hụt, xử lý cuối kỳ kế toán Mỹ hạch toán như sau: Đối với số dư của tài khoản này, nếu tài khoản này có số dư Nợ kế toán sẽ coi đó là một khoản chi phí lặt vặt, còn nếu số dư Có thì kế toán sẽ coi đó như doanh thu lặt vặt.
1.7.3 Với chuẩn mức kế toán quốc tế
Chúng ta sẽ tìm hiểu một số điểm khác biệt của kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế về BCLCTT, tức là so sánh VAS 24 và IAS 7.
IAS 7 và VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ1) Khái niệm “tương đương tiền” IAS/VAS: Là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị. IAS: Thông thường không bao gồm các khoản đầu tư VAS: Không đề cập vấn đề này.2) Các khoản thấu chi được trình bày trong khoản mục tiền cho mục đích trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ IAS: Bao gồm các khoản thấu chi nếu các khoản thấu chi này là một bộ phận không thể tách rời của các khoản tiền của doanh nghiệp. VAS: Không đề cập vấn đề này. Thông thường, các khoản tiền và tương đương tiền không bao gồm các khoản thấu chi khi trình bày Báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.3) Phân loại các luồng tiền IAS: Các khoản tiền lãi và cổ tức thu được và đã trả có thể được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc tài chính nếu chúng nhất quán với việc phân loại từ kỳ kế toán trước. VAS: Có hướng dẫn chi tiết về việc phân loại các khoản tiền lãi và cổ tức thu được và đã trả cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các tổ chức phi tín dụng, phi tài chính.4) Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong các giao dịch bằng ngoại tệ IAS: Sử dụng tỷ giá tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể xử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế. VAS: Sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.5) Các luồng tiền của các công ty liên doanh, liên kết IAS: khi hạch toán một khoản đầu tư vào các công ty liên kết hoặc công ty con sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư chỉ trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư và bên được đầu tư. Trường hợp liên doanh: áp dụng hợp nhất theo tỷ lệ - bao gồm phần các luồng tiền thuộc về bên liên doanh. VAS: Không đề cập vấn đề này và không có hướng dẫn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
Phần 2: Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản, một số đặc điểm về công tác kế toán tại đơn vị
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
* Công ty cổ phần vật tư nông sản có tên giao dịch là: AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là Công ty APROMACO, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103011636 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/3/2006.
Công ty hiện có trụ sở tại số 14 - Ngô Tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 8.230.584
Fax: (04) 8.434.913
E-mail: Apromaco@netnam.vn, website:
Công ty Apromaco nguyên là Công ty Vật tư - nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, được thành lập ngày 08/01/1990 theo QĐ số 20/NN-TCCB, với số vốn kinh doanh là 2.516.747.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng.
Năm 1997, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quyết định sát nhập Công ty vật tư dịch vụ Nông nghiệp và Công ty vật tư Nông nghiệp 2 Hà Bắc vào Công Ty Vật Tư Nông Sản để trở thành công ty thống nhất có qui mô lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn, vốn điều lệ của công ty được tăng lên 11.085.000.000 đồng.
Đến năm 2005: Apromaco được cổ phần hoá theo Quyết định số 3037/BNN- ĐMDN ngày 03/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, lấy tên giao dịch là Agricultural Products And Materials Joint Stock Company, gọi tắt là Apromaco.
Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31/12/2004 là 468.731.869.901 đồng. Trong đó, phần vốn của nhà nước là 23.041.212.734 đồng. Tại thời điểm hiện tại vốn đầu tư của công ty là khoảng 100 tỷ đồng và vẫn có xu hướng tiếp tục mở rộng trong tương lai phục vụ nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trải qua gần 20 năm phát triển, Apromaco đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên doanh phân bón lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, công ty nhập khẩu từ 500.000 – 700.000 tấn phân bón hoá học các loại, với kim ngạch nhập khẩu 130 -150 triệu đô la Mỹ để cung ứng cho thị trường trong nước.
Công ty có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với những nhà kinh doanh và sản xuất phân bón lớn trên thế giới như: Keytrade, Agrosin, Transammonia, Belarusian Potash Company… với phương châm hoạt động
mong muốn trở thành đối tác tin cậy với tất cả các khách hàng và sẵn sàng hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật và đảm bảo lợi ích bình đẳng của các bên.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty
* Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Theo đăng ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh trên các phương diện sau:
üKinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng : phân bón, vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng;
Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản;
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo;
Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì;
Kinh doanh bất động sản;
Xây dựng công trình dân dụng giao thông;
Đầu tư, kinh doanh nhà;
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
Kinh doanh các sản phẩm hóa chất, sulphuric acid;
Kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, đường sông, đường bộ;
Thăm dò khai thác chế biến và kinh doanh khoáng sản;
Công ty bán các sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối trực tiếp, các văn phòng đại diện, các chi nhánh cũng như mạng lưới đại lý bán hàng trên khắp Việt Nam.
Để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, xin trích dẫn một số chỉ tiêu sau đây
Biểu 2.1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính
của Công ty Apromaco trong 3 năm 2006 – 2008
Đơn vị:VNĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. VKD bình quân
Đồng
428.901.822.664
476.481.100.490
512.479.538.745
2. Tổng DT thuần
Đồng
1.521.265.146.546
1.655.216.703
1.943.782.888.189
3. Tổng quỹ lương
Đồng
3.412.196.950
5.811.318.964
6.106.096.740
4. Tiền thưởng
Đồng
5. LN trước thuế
Đồng
10.055.363.626
12.099.967.478
16.836.525.183
6. LN sau thuế
Đồng
7.239.861.811
8.711.976.584
16.836.525.183
7. Nộp ngân sách
Đồng
2.815.501.815
3.387.990.894
0
8. Tổng số CNV
Người
105
115
145
9. Thu nhập bình quân
Đồng
2.472.606
2.673.516
3.509.251
Nguồn: Phòng KTTC- Công ty cổ phần Vật tư Nông sản.
Căn cứ vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây rất thuận lợi. Các chỉ tiêu Doanh thu, Lợi nhuận đều tăng theo hàng năm. Đặc biệt trong năm 2008, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 93,26% so với năm 2007.
Biểu 2.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2008 đến 31/12/2008
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.943.782.888.189
2. Các khoản giảm trừ
_
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.943.782.888.189
4. Giá vốn hàng bán
1.823.914.161.431
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
119.868.726.758
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1.237.519.039
7. Chi phí tài chính
31.778.568.184
- Trong đó: lãi vay phải trả
31.778.568.184
8. Chi phí bán hàng
67.340.989.808
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
12.314.830.775
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
9.671.857.030
11.Thu nhập khác
7.450.772.153
12. Chi phí khác
286.104.000
13. Lợi nhuận khác
7.164.668.153
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
16.836.525.183
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
_
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
_
17. Lợi nhuận sau thuế
16.836.525.183
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3.508
. Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2008 tăng so với năm 2007 cũng đánh dấu sự tăng trưởng của cổ phiếu APROMACO
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
2.1.3.1 Một số đặc điểm về bộ máy quản lý:
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ chế tập trung. Chúng ta có thể theo dõi hệ thống bộ máy quản lý thông qua sơ đồ 1
Công tác tổ chức, quản trị điều hành và kiểm soát được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của Công ty. Sau đây xin trích lược và cụ thể con số:
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan thẩm quyền cao nhất của Công ty.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Các thành viên của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm...
* Ban kiểm soát: Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng giám đốc gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu hoặc bãi nhiệm.
* Ban giám đốc: Công ty gồm 1 tổng giám đốc(TGĐ) và 2 phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc: là đại diện cao nhất của Công ty và sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng thành viên và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty cũng như trong việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, tổ chức và tiến hành công việc quản lí, điều hành các hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc hiện nay của công ty là ông Nguyễn Tiến Dũng.
Phó tổng giám đốc : Thay mặt TGĐ điều hành công việc kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu ra, đầu vào, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...và các công việc khác theo sự phân công của TGĐ, phụ trách các công trình xây dựng cơ bản và các dự án của công ty, 3 phó tổng giám đốc đương nhiệm hiện nay là ông Nguyễn Viết Mông, ông Lê Văn Hoan và bà Nguyễn Kim Oanh.
2.1.3.2 Các phòng ban trong công ty
Phòng Tổ chức hành chính:
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ
- Xây dựng đơn giá tiền lương,các nội quy,quy định,quy chế...Công ty - Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. - Quản lý nhân sự (tuyển dụng, điều động, luân chuyển...) - Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng. - Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu. - Công tác phục vụ.- Các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty.
Phòng kế toán tài chính:
Có thể phân ra thành 2 mảng là tài chính và kế toán:
ØTài chính
Nghiên cứu và tìm các nguồn cung vốn.
Thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tài chính theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc kinh doanh tài chính, bất động sản.
Quản lý luồng tài sản của Công ty, bảo toàn nguồn vốn.
Giúp Giám đốc Công ty phân tích các hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Ø Kế toán
Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức hệ thống kế toán, hoạch toán trong toàn Công ty.
Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán của các đơn vị trực thuộc
Theo dõi và quản lý vốn kinh doanh của công ty trên cơ sở đó cố vấn cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh, phục vụ công tác lập, theo dõi kế hoạch và ra các quyết định quản trị dựa trên các thông tin kế toán và các báo cáo tài chính.
Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
Phòng Xuất Nhập Khẩu:
Đàm phán, giao dịch, trình Giám đốc công ty ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
Giao dịch, soạn thảo, kiểm tra, hoàn chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu, thanh lý hợp đồng.
Làm thủ tục và giao dịch với ngân hàng để mở L/C, điều chỉnh L/C, phối hợp với phòng TCKT trong việc chuẩn bị tín dụng để mở L/C, sửa L/C.
Tác nghiệp theo dõi, hướng dẫn và kết hợp với các văn phòng đại diện thực hiện các nghiệp vụ giao nhận trong xuất nhập khẩu
Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Đề xuất các phương án xuất nhập khẩu, hợp tác Quốc tế, xúc tiến thương mại để phát triển thị trường.
Từng bước nghiên cứu đề xuất cơ cấu, chủng loại mặt hàng, đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá xây dựng thương hiệu Công ty, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phối hợp với các đơn vị thành viên thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phối hợp với các bộ phận chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.
* Theo Quyết định số 08/2009/HĐQT-QĐ phòng xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch kinh doanh được sáp nhập thành phòng kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Sơ đồ 2.1:Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh công ty Apromaco:
2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty cổ phần vật tư nông sản
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy Kế toán tài chính của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, chúng ta có thể theo dõi mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty như ở bên dưới:
Sơ đồ 2.2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty APROMACO
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế
Kế toán hàng hóa
Kế toán TGNH
Kế toán TSCĐ & chi phí
Kế toán dự án đầu tư
Kế toán vay, công nợ
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt
Kế toán nhà máy Lào Cai
Hiện tại, bộ máy kế toán của công ty bao gồm: một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn, một kế toán tiền mặt, một kế toán tiền gửi ngân hàng, người này kiêm luôn kế toán các khoản vay của công ty. Một kế toán phụ trách mảng tài sản cố định và chi phí đồng thời kiêm mảng kế toán các dự án đầu tư. Do đặc thù của công ty cổ phần vật tư nông sản, hàng hóa nhập xuất xảy ra với mật độ lớn nên công ty có một kế toán hàng nhập riêng, người này kiêm phần kế toán công nợ. Kế toán hàng xuất sẽ do một nhân viên khác trong công ty đảm nhận, bên cạnh đó kế toán hàng xuất cũng thực hiện công việc của mình như một kế toán thuế. Bộ máy còn bao gồm một thủ quỹ và một nhân viên kế toán theo dõi tình hình tài chính, kế toán của nhà máy sản xuất Supe Lân ở Tỉnh Lào Cai. Sau đây em xin mô tả công việc cụ thể cũng như nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán trong công ty cổ phần vật tư nông sản như sau:
ØKế toán trưởng:
Hướng dẫn và điều hành kế toán viên tập hợp số liệu để lên các BCTC phục vụ cho việc quản trị nội bộ.
Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế.
Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định.
Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp… của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra cách thực hiện phù hợp.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty.
Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Hội đồng thành viên, BTGĐ và các Cơ quan hữu trách.
Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài chính của Công ty.
Ø Kế Toán Tổng Hợp:
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, kết quả kinh doanh.
Giúp Kế toán trưởng tổ chức phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong công ty.
Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
ØKế Toán Hàng Hóa nhập kiêm kế toán công nợ
Cập nhật chứng từ hàng nhập khẩu.
Tính toán giá thành hàng nhập khẩu và hạch toán hàng nhập khẩu.
Tập hợp chứng từ tính chênh lệch tỷ giá trong hoạch toán hàng nhập khẩu, phí tàu già khâu nhập khẩu.
Ghi chép, hạch toán hàng mua theo nguồn nhập, theo từng lô hàng, loại hàng. Tập hợp chi phí mua theo từng lô hàng, loại hàng để tính giá vốn hàng nhập.
Ghi chép, hoạch toán hàng hoá xuất kho được theo dõi chi tiết theo mục đích xuất và đối tượng xuất.
Ghi chép, hạch toán hàng bán theo từng khu vực bán hàng, lô hàng nhằm mục đích tập hợp được doanh thu và hiệu quả kinh doanh của từng khu vực.
Định kỳ kiểm tra đối chiếu hàng tồn kho tại các điểm bán hàng của Công ty với phòng kế hoạch kinh doanh và các đơn vị trực thuộc.
Lập báo cáo hàng tồn kho theo từng loại hàng, mặt hàng, vụ việc và tại các điểm theo yêu cầu quản trị.
Tập hợp và tính giá thành của xưởng sản xuất bao bì, nhà máy sản xuất phân lân Lào Cai.
Theo dõi các khoản công nợ, tình hình công nợ của công với các đối tượng có liên quan.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm đối chiếu và chốt số dư công nợ với từng bộ phận mua hàng và nhà cung cấp.
Nhắc nhở, đôn đốc các công nợ đến hạn theo báo cáo của các đơn vị
Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý, Báo cáo tình hình công nợ, lập biên bản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) và cuối mỗi niên kỳ kế toán.
Ø Kế Toán hàng xuất kiêm kế toán thuế
üCập nhật, theo dõi và lập báo cáo, kế hoạch về công nợ phải thu theo từng khách hàng, hoá đơn
üĐịnh kỳ hàng tháng, quý, năm đối chiếu và chốt số dư công nợ với từng bộ phận bán hàng và khách hàng.
Viết hoá đơn GTGT xuất giao hàng
Theo dõi doanh thu bán hàng toàn công ty, lập bảng kê bán ra theo mẩu báo cáo.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các công nợ phát sinh.
Theo dõi hợp đồng, lập biên bản thanh lý hợp đồng của những hợp đồng đã ký kết (nếu cần).
Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý, Báo cáo tình hình công nợ, lập biên bản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) và cuối mỗi niên kỳ kế toán.
Tổng hợp hàng bán để kê khai thuế GTGT định kỳ theo quy định. Đảm bảo tính chính xác của các báo cáo khai thuế đối với cơ quan thuế. Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán thuế định kỳ gửi cơ quan thuế
Quản lý hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của Công ty, Lập báo cáo sử dụng hóa đơn gửi cơ quan thuế.
Ø Kế toán tiền mặt:
Theo dõi theo tiền VNĐ và ngoại tệ, theo dõi tình hình biến động tiền mặt tại quỹ, theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ.
Đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ trong mức an toàn, an toàn về mặt an ninh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán.
Lập các chứng từ bằng tiền mặt: các phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ gốc và các chứng từ khác có liên quan khác theo quy định.
Quản lý các nghiệp vụ tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng.
Lưu trữ, bảo quản, bảo mật các tài liệu liên quan đến tiền mặt, phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Các chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi và các chứng từ gốc có liên quan khác.
Ø Kế toán Chi phí, Tài sản cố định kiêm kế toán dự án đầu tư:
Thực hiện ghi chép, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ
Theo dõi việc thuê và cho thuê các TSCĐ
Lập bảng tính, trích, kết chuyển và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí theo quy định.
Quản lý việc sử dụng nguồn vốn khấu khao TSCĐ
üTập hợp và quản lý hồ sơ của các dự án đầu tư, những công việc liên quan đến xây dựng cơ bản.
üGiao dịch, soạn thảo, kiểm tra hoàn chỉnh các loại hợp đồng liên quan đến xây dựng: thiết kế, tư vấn, khảo sát các công trình đang đầu tư
üGiám sát tiến độ, chất lượng các công trình đang thi công xây dựng thông qua các đơn vị thành viên.
ü Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện và đối chiếu, thanh lý các hợp đồng liên quan đến đầu tư xây dựng.
ü Theo dõi, tổng hợp báo cáo, tư vấn theo yêu cầu về các vấn đề đầu tư xây dựng trong toàn Công ty.
ü Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến đất đai, nhà cửa xây dựng trong Công ty.
Ø Kế toán TGNH và các khoản vay
Theo dõi tiền gửi, tiền vay tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Theo dõi số dư tức thời tiền gửi tại từng tài khoản ở các ngân hàng.
Theo dõi vay và thanh toán tiền vay theo từng khế ước vay. Theo dõi vay ngân hàng và tiền vay của các cá nhân, các đơn vị.
Theo dõi số dư tức thời của từng khế ước vay, từng đối tượng cho vay.
Theo dõi thanh toán thu chi theo khách hàng, hợp đồng, hoá đơn mua bán và theo các khoản mục chi phí.
Theo dõi khế ước ngân hàng (bảng kê khế ước vay, bảng tính lãi vay)
Ø Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
ü Theo dõi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Ø Thủ quỹ
ü Thực hiện việc quản lý tiền mặt tại quỹ, bảo đảm an toàn tiền.
ü Kiểm quỹ và lập báo cáo quỹ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu của Ban quản trị công ty.
ü Hàng ngày căn cứ vào việc nhập xuất quỹ tiền mặt thực tế, thủ quỹ ghi vào nhật ký thu tiền, nhật ký thu tiền, định kỳ chốt số dư, phối hợp cùng với kế toán tiền mặt đối chiếu với số liệu trên ._.Đối với các khoản thu chi tiền mặt bằng ngoại tệ
Do hầu hết ngoại tệ của công ty được gửi tại ngân hàng, khi cần mua ngoại tệ, công ty sẽ mua bằng tiền gửi của công ty tại ngân hàng đó. Công ty không tiến hành mua ngoại tệ bằng tiền mặt nhập quỹ, hay nói cách khác tiền tại quỹ chỉ bao gồm đồng Việt Nam.
2.2.2.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng
* Công ty hiện có tài khoản tại gần 10 ngân hàng khác nhau, tiền gửi ngân hàng của công ty bao gồm tiền Việt Nam và các ngoại tệ. Có thể nói, đây là bộ phận chủ yếu của vốn bằng tiền mà công ty ký gửi tại ngân hàng. Việc gửi rút hoặc trích để chi trả bằng tiền ngân hàng phải có chứng từ nộp, lĩnh hoặc có chứng từ thanh toán thích hợp với các thể thức thanh toán và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được phản ánh vào TK 112. Tài khoản này phản ánh tình hình tăng giảm và còn lại của tất cả các khoản tiền của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng gồm tiền gửi về vốn lưu động, tiền gửi về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tiền gửi về các quỹ xí nghiệp và các khoản kinh phí khác.
Hàng ngày sau khi nhận được các bảng sao kê ngân hàng kèm theo các giấy báo nợ, báo có kế toán phải kiểm tra lại toàn bộ các chứng từ sau đó căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để định khoản trên các giấy báo nợ, có và các bảng sao kê. Đối với các tài khoản đối ứng có, có liên quan đến nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong bảng sao kê phải tiến hành phân loại và tổng hợp số liệu kết quả. Sau khi tổng hợp định khoản trên bảng sao kê được sử dụng để ghi vào NKCT số 2 và bảng kê số 2.
Chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể các nghiệp vụ làm tăng, giảm tiền gửi của công ty. Để tìm hiểu rõ hơn, sau đây em xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể về hạch toán tiền gửi ngân hàng tại công ty Apromaco.
Ø Hạch toán tăng tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng của công ty tăng từ hoạt động kinh doanh như thu tiền hàng khách hàng thanh toán, tăng từ hoạt động tài chính (thu lãi tiền gửi), tăng do hoạt động khác (chẳng hạn việc rút quỹ tiền mặt để nộp vào tài khoản tại ngân hàng), tăng do vay ngân hàng…
ü Tăng từ hoạt động kinh doanh
* Tăng tiền gửi là tiền Việt Nam:
Ta xét ví dụ sau đây: Ngày 8/12/2008, khách hàng thanh toán tiền hàng tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nội, số tiền thanh toán là 122.000.000 đ, khách hàng là công ty An phú. Chúng ta biết rằng do đặc thù kinh doanh của ngân hàng cũng như để đảm bảo tính khách quan và ngăn ngừa những rủi ro, ngân hàng khi thực hiện những nghiệp vụ thanh toán cũng như lưu chuyển sẽ thanh toán trực tiếp cho đối tượng để dảm bảo nghiệp vụ đó là đúng đối tượng, hợp lý và hợp pháp. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ đề nghị ngân hàng thanh toán hộ cho công ty theo tài khoản của công ty tại ngân hàng. Ở đây, công ty cũng có tài khoản tại đúng ngân hàng này, và ngân hàng sẽ chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của doanh nghiệp. Bởi vậy trong trường hợp này nghiệp vụ này có tính chất thuyên chuyển tiền của hai đối tượng, điều này làm phát sinh phiếu hạch toán. Sau khi tiến hành thu tiền và làm các thủ tục cần thiết, ngân hàng sẽ gửi phiếu hạch toán này cho công ty. Phiếu hạch toán này tương đương với một Giấy Báo Có của ngân hàng.
Vietcombank PHIẾU HẠCH TOÁN
Vietcombank Hanoi Ma VAT: 0100112437006
002 HAN0020322 10 Adr0917:14:43 5017 LPC LN PI RPM CSA D070.0021 0-002-7-37-013410-3/02141
TÀI KHOẢN (ACCOUNT ): 04211 0-002-1-00-0460611
Nợ: (DEBIT) Công ty An Phú
122.000.000 VND
Có 1: (CREDIT 1):
Có 2: (CREDIT 2): TIEN GUI NGAN HANG
Có 3: (CREDIT 1):
122.000.000 VND
SỐ TIỀN BẰNG CHỮ: MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI TRIỆU ĐỒNG CHẴN
NỘI DUNG: CÔNG TY AN PHÚ CUYỂN TIỀN
Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc
Căn cứ trên Giây Báo có và sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng (Sổ phụ ngân hàng), kế toán TGNH sẽ phản ánh vào bảng kê số 2 như sau:
Bảng kê số 2
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 112, Ghi Có các tài khoản
111
131
311
511
711
Cộng nợ TK 112
Số dư cuối ngày
8/12
Thu tiền hàng Công ty an phú
122.000.000
25/12
Biếu 2.10: Bảng kê số 2
* Tăng tiền gửi là ngoại tệ
Ta xét ví dụ về tăng tiền gửi như sau: Ngày 10/12, công ty tiến hành mua ngoại tệ bằng tiền gửi VNĐ để trả nợ vay cho ngân hàng Ngoại thương. Có 2 khoản ngoại tệ được mua vào lần lượt là 100.000 USD và 200.000 USD. Phiếu hạch toán và sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng công ty nhận về như sau:
Vietcombank PHIẾU HẠCH TOÁN
Vietcombank Hanoi Ma VAT: 0100112437006
002 HAN0020322 10 Der0917:14:43 5017 LPC LN PI RPM CSA D070.0021 0-002-7-37-013410-3/02141
SỐ TK NỢ: 04211 0-002-1-00-0460611
Debit A/C No.
TÊN TK: CTCP VAT TU NONG SAN
A/C name:
SỐ TK CÓ: 02141 0-002-7-37-0134103
Credit A/C No.
TÊN TK: CTCP VAT TU NONG SAN
A/C name
SỐ TIỀN 1.778.400.000,00
Amount:
VND
SỐ TIỀN 100.000,00
Amount:
USD
BẰNG CHỮ:
In Words
Mot Ty Bay Tram Bay Muoi Tam Trieu Bon Tram Nghin Dong
BẰNG CHỮ
In Words
Mot Tram Nghin US.DOLLAR
Nội dung: TRA NO VAY HD 20/07/HM NGAY 26.12.07
Details:
Tỷ giá: USD 17,784.00 Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc
Exchange Rate.
Vietcombank PHIẾU HẠCH TOÁN
Vietcombank Hanoi Ma VAT: 0100112437006
002 HAN0020322 10 Der0917:20:18 5017 LPC LN PI RPM CSA D070.0021 0-002-7-37-013410-3/02141
SỐ TK NỢ: 04211 0-002-1-00-0460611
Debit A/C No.
TÊN TK: CTCP VAT TU NONG SAN
A/C name:
SỐ TK CÓ: 02141 0-002-7-37-0134103
Credit A/C No.
TÊN TK: CTCP VAT TU NONG SAN
A/C name
SỐ TIỀN 3.556.800.000,00
Amount:
VND
SỐ TIỀN 200.000,00
Amount:
USD
BẰNG CHỮ:
In Words
Ba Ty Nam Tram Nam Muoi Sau Trieu Tam Tram Nghin Dong
BẰNG CHỮ
In Words
Hai Tram Nghin US.DOLLAR
Nội dung: TRA NO VAY HD 20/07/HM NGAY 26.12.07
Details:
Tỷ giá: USD 17,784.00 Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc
Exchange Rate.
Hai phiếu hạch toán trên tương đương với hai giấy báo Có của ngân hàng với 2 khoản tiền gửi ngoại tệ tăng lần lượt là 100.000 USD và 200.000 USD, chúng ta có thể thấy bên cột Tài khoản Có thể hiện ngoại tệ tăng tương ứng của khoản tiền gửi ngoại tệ USD mà công ty có tại ngân hàng, và ở bên trái, TK Nợ, số tài khoản này chính là số tài khoản tiền gửi bằng VNĐ của công ty tại ngân hàng, điều này có nghĩa là công ty đã dùng một tài khoản tiền gửi VNĐ để mua USD nhằm mục đích trả khoản vay có gốc ngoại tệ cho ngân hàng. Ngoại tệ tăng, đồng thời VNĐ giảm, trên Sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng cũng thể hiện rõ điều này:
Vietcombank SO HACH TOAN CHI TIET So 84
Chi nhanh 2 Ngày 10/12/08
Mattv 014
So Cif : 0116435 Prdtype: H3
TK NHNN : 4211 D 05 Term: Months
Tai khoan : 002.7.37.013410.3
So du dau ngay: CTCT VAT TU NONG SAN
1 843 103.00
GD
MaGD
Ng.lap/SCT
Phg
So Reference
Doanh so no
Doanh so co
100409
100409
5017
5017
D070.0021
D070.0023
Z02
Z02
USD0022510101001
USD0022510101001
100 000.00
200 000.00
Doanh so ngay 300 000.00
Doanh so thang 640 000.00
Doanh so nam 2 183 103.00 640 000.00
So du cuoi ngay 1 543 103.00
Với nghiệp vụ này, kế toán ngân hàng sẽ ghi 2 dòng tương ứng trong nhật kí chứng từ số 2, tương ứng với giá trị VNĐ đã quy đổi ở trên.
Khoản vay theo hợp đồng vay số 20/07/HM ngày 26/12/2007 của công ty trước đây đã ghi sổ theo bút toán như sau:
Nợ TK 112: 83.930.000.000
Có TK 311: 83.930.000.000
Tỷ giá quy đổi tại thời điểm này là 16.786 Đ, khoản vay ngoại tệ có giá trị 5 000 000 USD.
Công ty không sử dụng tài khoản 007 để theo dõi việc tăng giảm ngoại tệ, cũng như không phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Khoản vay này sẽ được công ty chi trả dần. Giả sử tại thời điểm 10/12/2008, công ty thanh toán 300.000 USD, tỷ giá trong ngày theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong ngày là 17. 784 VNĐ.
Mặt khác công ty lại sử dụng tỷ giá thực tế, tức là tỷ giá bình quân liên ngân hàng, do đó phần chênh lệch không được phản ánh,
Ngày 10/12/2008, khoản trả nợ vay này sẽ được ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 311: 5.335.200.000
Có TK 112 : 5.335.200.000
Phần chênh lệch ở đây là (17.784 - 16.786) x 300.000 = 299.400.000 Đ, như vậy số dư của khoản vay ngắn hạn ngẫu nhiên lại dôi ra, tức là trên thực tế thì khoản vay của công ty đã hết, song phần chênh lệch này lại ảnh hưởng đến số dư trên tài khoản vay ngắn hạn, hay nói đúng hơn là khoản vay trên tài khoản vay ngắn hạn của công ty giảm đi đúng một lượng bằng 299.400.000 Đ, Chênh lệch này đáng lẽ sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay khi xảy ra việc trả lãi vay. Nhưng thực tế tại công ty thì lại đợi đến lúc cuối kỳ mới tất toán khoản vay và xác định chênh lệch để ghi vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính. Điều này vi phạm nguyên tắc cập nhật và phù hợp trong công tác kế toán, mặc dù xét trên tổng thể thì nó vẫn đúng, song kết quả của từng kỳ kinh doanh sẽ vì thế mà không phản ánh đúng chính xác.
ü Tăng do hoạt động khác
Như đã nói ở phần trước, do đặc thù kinh doanh của công ty, các nghiệp vụ thương mại chủ yếu được thực hiện trên địa bàn Hà Nội nên mặc dù có nhiều tài khoản tại các ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Lào Cai… các ngân hàng này chủ yếu phát sinh nghiệp vụ thu mà hầu như không phát sinh nghiệp vụ chi do đó công ty chỉ giữ những số dư tài khoản nhất định, phần trội ra của số dư đó, ngân hàng sẽ chuyển về các ngân hàng tại Hà Nội. Ta xét một ví dụ về nghiệp vụ thuyên chuyển tiền giữa các ngân hàng như sau:
Ví dụ : Ngày 25/12/2008: nhận được Giấy Báo Có của Ngân hàng No& PTNT SaiGon về việc chuyển tiền về TK tại chi nhánh NH No&PTNT Thăng Long
Lệnh thanh toán đến CREDIT
1600OTT081429677 Loại chuyển đến: KORE
IKO1600 Chi nhánh NHN0&PTNT Saigon
IKO1300 Chi nhánh NHN0&PTNT Thăng Long
Người phát lệnh: APROMACO
Địa chỉ/CMND: 102836#
Tài khoản: Tại: IKO1600 CN NHN0&PTNT Saigon
Người nhận lệnh: CTY VAT TU NONG SAN
Địa chỉ/CMND:
Tài khoản: 431101.000102 Tại: IKO1300 CN NHN0&PTNT Thăng Long
Số tiền: 2,300,000,000VND
Hai tỷ ba trăm triệu đồng
Transactions Date : 25/11/2008 Thời gian chuyển tiền: 25/11/2008 16:59:24
Ngày giao dịch của NH khác: 25/11/2008
Contents CHUYEN THEO UY QUYEN KH
Kế toán Kiểm soát
Từ đây kế toán sẽ ghi vào bảng kê số 2. Mỗi chứng từ gốc làm tăng tiền gửi ngân hàng sẽ được ghi 1 dòng bảng kê.
Bảng kê số 2
Tháng 12 năm 2008
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Ghi NỢ TK 112, Ghi Có các Tài khoản
111
112
133
141
311
641
Cộng Có TK 112
Nhận chuyển tiền về chi nhánh TLong
2.300.000.000
2.300.000.000
Rút tiền mặt gửi ngân hàng
200.000.000
200.000.000
Biếu 2.11: Bảng kê số 2
ü Tăng do hoạt động tài chính
Ta xét một ví dụ về việc nhận được giáy báo Có của ngân hàng ngoại thương Hà Nội về việc trả lãi tiền gửi ngày 11/12/2008, số lãi là 24.149.238 đồng.
Công ty nhận được kèm theo giấy báo Có là Bảng tính lãi của ngân hàng. Để rút ngắn nội dung em không trình bày phần bảng tính lãi của ngân hàng mà chỉ nêu Giấy Báo Có về trả lãi tiền gửi như sau:
Ø Hạch toán giảm tiền gủi
Căn cứ vào giấy Báo nợ do ngân hàng chuyển đến hoặc từ những chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ giảm TGNH, kế toán ghi vào Nhật kí chứng từ số 2. Mỗi nghiệp vụ được ghi 1 dòng trên bảng kê. Số liệu cuối tháng tổng hợp lại phải khớp với số phát sinh Bên Có của TK 112 ở Sổ Cái.
ü Hạch toán tiền gửi là tiền Việt Nam:
Ví dụ về nghiệp vụ giảm tiền gửi: Nhận được Giấy báo Nợ của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam Chi nhánh: NHN0& pTNT _ Thăng Long về việc chuyển tiền vào TK
Ngân hàng No & PTNT Việt Nam
Chi nhánh: NHN0& pTNT _ Thăng Long
Mã số thuế của CN: 0100695475
Giấy báo Nợ
Địa chỉ
(Tên khách hàng)
Công ty cổ phần vật tư nông sản
Mã số thuế của khách hàng
Date (ngày GD)
25/12/2008
(Thông báo với khách hàng)
R We have debited the following amount from your account/ or received by cash.
Chúng tôi đã ghi Nợ vào TK của quý khách hoặc nhận bằng tiền mặt số tiền sau.
£ We have credited the following amount from your account/ or paid by cash.
Chúng tôi đã ghi Có vào TK của quý khách hoặc nhận bằng tiền mặt số tiền sau.
Description
(Diễn giải)
Chuyển tiền điện tử ra ngoài
A/C NO.
(Số TK)
1300311000102
REF (Số BT)
1300OTT081162059
ITEM
AMOUNT
REMARK
Chuyển tiền ra ngoài
C
VND
3,400,000,000
TTBT và điện tử liên ngân hàng
C
VND
9,091
C
VND
909
D
VND
3,400,010,000
Công ty cổ phần vật tư nông sản
Lập lệnh : Công ty cổ phần vật tư nông sản
Ngưòi hưỏng: Công ty cổ phần vật tư nông sản (a/c 4100.100000.188.704.0027)
Mã số ngưòi hưỏng:
Ngân hàng thanh toán : 01357001 (NHCP Liên Việt-CN hà Nội)
Nội dung: (Chuyển tiền về TK NH TMCP Liên Việt)
Ngưòi in: Phan Thuỳ Dương D: Nợ, C;Có Trang 1/1
Khách hàng
Thanh toán viên
trưỏng phòng
(Ký)
(Ký)
(Ký)
Tel: (84.4) 574 0902
Fax: (84.4) 574 1622
Nhận được giấy báo này, kế toán sẽ Ghi vào nhật kí chứng từ số 2
Nhật ký chứng từ số 2
Ngày
Chứng
từ
Diễn giải
Ghi Có TK 112, Ghi Nợ các tài khoản
111
133
141
615
641
Cộng Có TK 112
Trả tiền vận tải- Công ty traco
4.491.452`
89.929.048
94.320.500
Thanh toán cước bốc xếp- QN
23.544.890
470.897.796
494.442.686
Chuyển tiền về NH Liên Việt
3.400.010.000
3.400.010.000
27/12
Thanh toán lãi NH
185 111 878.00
Rút tiền mặt
200.000.000
200.000.000
Trả nợ vay
1227.450.900
Biếu 2.12: Nhật ký chứng từ số 2
ü Hạch toán giảm tiền gửi là ngoại tệ
Sau đây chúng ta sẽ xét một ví dụ về hạch toán giảm tiền gửi do thanh toán lãi vay ngân hàng.
Ngày 27/12, công ty nhận được thông báo của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh 2 VCB Hà Nội về việc thanh toán lãi vay của tháng 12 của khoản vay có gốc ngoại tệ mà công ty đã vay trước đó. Chứng từ của ngân hàng chuyển đến là một phiếu hạch toán kèm theo bảng tính lãi vay của ngân hàng, phiếu hạch toán có nội dung như sau:
Vietcombank PHIẾU HẠCH TOÁN
Vietcombank Hanoi Ma VAT: 0100112437006
002 HAN0020322 10 Adr0917:14:43 5017 LIC LN AI RPM CSA D070.0020 0-002-7-37-013410-3/02141
SỐ TK NỢ: 04211 0-002-1-00-0460611
Debit A/C No.
TÊN TK: CTCP VAT TU NONG SAN
A/C name:
SỐ TK CÓ: 07020 00000410101001
Credit A/C No.
TÊN TK: THU LAI CHO VAY NGAN HAN KH
A/C name
SỐ TIỀN
Amount:
VND
SỐ TIỀN 10.408.90
Amount:
USD
BẰNG CHỮ:
In Words
Mot Tram Tam Muoi Lam Trieu Mot Tram Muoi Mot Nghin Tam Tram Bay Muoi Tam Dong
BẰNG CHỮ
In Words
Muoi Nghi Bon Tram Le Tam US.DOLLAR Chin Muoi Cent
Nội dung: THU LAI VAY THANG 12/2008
Tỷ giá: USD 17,784.00 Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc
Phiếu hạch toán trong trường hợp này tương đương với một Giấy báo Nợ của Ngân hàng. Ngày 29/4, Nhân viên công ty lên ngân hàng lấy sổ phụ của ngân hàng, trong sổ phụ này có thông tin về việc ngân hàng tiến hành thu lãi vay của tháng.
Sổ phụ ngân hàng ở đây chính là sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng (Sổ chi tiết của ngân hàng theo dõi tài khoản vay có gốc ngoại tệ chi tiết theo đối tượng KH của ngân hàng). Ta có thể theo dõi Sổ hạch toán chi tiết như sau:
Vietcombank SO HACH TOAN CHI TIET So 84
Chi nhanh 2 Ngày 29/12/08
Mattv 014
So Cif : 0116435
TK NHNN : 4211 D 05
Tai khoan : 002.1.00.046061.1
So du dau ngay: CTCT VAT TU NONG SAN
28 901 301 735.00
GD
CNGD
Ng.lap/SCT
Phg
So Reference
Doanh so no
Doanh so co
409
409
409
409
018
005
DD2870.0002
D070.0013
D070.0020
5078.0241
S00
Z 02
Z 02
Z 16
0027000232585
VND002250101001
VND002260101001
25 000 000 000.00
185 111 878.00
5 160 000 000.00
4 540 000 000.00
Doanh so ngay 25 185 111 878.00 9 700 000 000.00
Doanh so thang 43 875 581 322.00 56 969 076223.00
Doanh so nam 467 916 343 311.00 479 513 172 191.00
So du cuoi ngay 13 416 189 857.00
Căn cứ vào sổ hạch toán chi tiết này, kế toán đối chiếu với Bảng tính lãi của ngân hàng để xem xét tính hợp lý của nghiệp vụ, đồng thời làm căn cứ để ghi sổ.
Bảng tính lãi của ngân hàng như sau:
Ngan hang ngoai thuong Viet nam
Chi nhanh 2 VCB Ha Noi
Phong: 1 P.QHKH – VCB HA NOI
Ma TTV: 221
Ngay lap phieu: 27/12/2009 So CIF: 116435
TK tien vay: 002.7.37.0134103 Loai tien: USD Ma SP: H3
TK tien gui: 002.1.37.0460621 Loai tien: USD AFT
TK phu 1: 0000000000000 TK phu 3: 000000000000
TK phu 2: 0000000000000
Ten khach hang: CTCP VAT TU NONG SAN
So hop dong:
Tinh lai tu:
Tu ngay
26/11/08 7/12/08 Lai: 2,183,103.00 .5416 13 Tien-Lai
8/12/08 8/12/08 Lai: 2,033,103.00 .5416 1 5,124.23
9/12/08 9/12/08 Lai: 1,843,103.00 .5416 1 367.09
10/12/08 14/12/08 Lai: 1,543,103.00 .5416 5 332.78
15/12/08 26/12/08 Lai: 1,473,103.00 .5416 12 1,393.08
Lai duoc ho tro:
Tong so lai phai tra: 10,408.90
Thanh toan vien Kiem soat Truong phong
Như vậy ta thấy, số tiền lãi phải trả ngân hàng trong tháng 12 của công ty đúng bằng số đã phản ánh trên phiếu hạch toán của ngân hàng.
Bảng tính lãi của ngân hàng và phiếu hạch toán làm rõ nội dung của nghiệp vụ, kế toán ngân hàng căn cứ vào Sổ hạch toán chi tiết sẽ phản ánh vào Nhật kí chứng từ số 2, như chúng ta đã thấy trong phần trên.
Trong nghiệp vụ trên, giá trị của khoản vay tính theo ngoại tệ, do vậy lãi cũng được tính dựa trên giá trị khoản vay bằng ngoại tệ mà công ty đã vay, tỷ giá áp dụng cho việc tính lãi là tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng căn cứ trên số dư của khoản vay gốc đã gộp lãi và số ngày tồn tại của số dư nợ.
Khi đến kì hạn trả lãi vay, ngân hàng sẽ quy số lãi ngoại tệ kia ra tiền Việt Nam, và bù trừ vào số dư tiền gửi bằng tiền Việt Nam của công ty. Điều đó lý giải tại sao trên phiếu hạch toán và Sổ hạch toán chi tiết có cùng một số tài khoản là 002 100 0460611, mà không trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi bằng USD của công ty là 002 137 0460621 như trong Bảng tính lãi của ngân hàng.
Kế toán ngân hàng đồng thời cũng nhập số liệu vào máy tính. Và máy tính tự động lên sổ chi tiết tài khoản 112, chi tiết tiền VNĐ ngoại thương Hà Nội. Sổ này gọi là sổ quỹ tiền ngân hàng, thực chất, là sổ chi tiết 112.
Kế toán có thể đối chiếu số liệu ghi tay trên bảng kê với số liệu của máy để từ đó phát hiện ra các sai sót có thể có.
Như vậy, nghiệp vụ giảm ngoại tệ của công ty thay vì được ghi nhận giảm tài khoản 112 chi tiết ngoại tệ thì nghiệp vụ này được coi như ngân hàng dùng tài khoản tiền gửi VNĐ của công ty để mua ngoại tệ và thanh toán trực tiếp, cũng có thể hiểu là ngoại tệ được mua vào và xuất ra cùng một thời điểm nên sẽ không phản ánh sự tăng giảm ngoại tệ mà thực tế chỉ là sự giảm tài khoản tiền gửi VNĐ.
SỔ QUỸ TIỀN NGÂN HÀNG
Từ ngày 01/04/2009 đến 30/04/2009
Tài khoản: 112117 – Tiền VNĐ ngoại thương Hà Nội
Tồn đầu kỳ:
Tồn cuối kỳ:
CHỨNG TỪ
Diễn giải
TKĐƯ
Thu
Chi
Tồn
Ngày
CT
….
08/04/2009
4
Trả vay 150.000$ TG 17.785
31127
2.667.750.000
…
10/04/2009
6
Trả vay 300.000$ TG 17.784
31127
5.335.200.000
…
27/04/2009
19
Trả lãi vay
6351
536.183.318
…
29/04/2009
21
Trả vay
31117
25.000.000.000
29/04/2009
21
Trả lãi vay
6351
185.111.878
Cộng bảng
43.875.581.332
Lập ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc
Biếu 2.13: Sổ quỹ tiền ngân hàng
* Đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái
Hiện tại, công ty không tiến hành đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ đối với những khoản phải thu, phải trảcó gốc ngoại tệ cũng như xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của HĐKD.
Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến Bảng Cân Đối kế toán, số dư thực tế của tài khoản phải trả khách hàng không phản ánh đúng.
Chẳng hạn, công ty nợ khách hàng 100.000 USD, thời điểm ghi nhận nợ tỷ giá là: 16.000, nhưng đến cuối năm thì tỷ giá là 15.000, do công ty không tiến hành đánh giá lại nên số dư của tài khoản phải trả người bán trên BCĐKT sẽ vẫn là 1.600.000.000 mà đáng ra giá trị của nó chỉ còn là 1.500.000.000, như vậy số dư trên tài khoản phải trả người bán sẽ chênh lệch so với thực tế là 100.000.000
2.2.2.3 Hạch toán tiền đang chuyển.
Ngoài 2 tài khoản 111 và tài khoản 112 còn có tài khoản 113 tiền đang chuyển: Là khoản tiền đã xuất khỏi quỹ của doanh nghiệp để chuyển vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng. Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ được phản ánh vào NKCT số 3. Song trong thực tế thì công ty không sử dụng tài khoản này.
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán
vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản.
3.1 Nhận xét khái quát về tình hình hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản
Trải qua nhiều khó khăn, công ty Apromaco đã nỗ lực không ngừng và đã đạt được một số kết quả rất đáng khích kệ như ngày hôm nay. Có được điều đó phải nói đến sự lãnh đạo sáng suốt của ban quản trị cũng như đội ngũ nhân viên có năng lực và tận tình với công việc. Góp phần không nhỏ trong thành công đó là đội ngũ kế toán.
Trong nền kinh tế thị trường, công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh với cách là một chủ thể kinh tế, được pháp luật đảm bảo, luôn lấy chỉ tiêu lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu, do đó sự cạnh tranh là một điều tất yếu. Trước những thử thách của môi trường kinh tế, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty còn luôn phải tìm các biện pháp hạch toán vốn bằng tiền sao thật hiệu quả. Vì nó là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, việc quản lý hiệu quả vốn bằng tiền sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của công ty.
Sau một thời gian thực tập và làm quen với các nghiệp vụ về phần hành vốn bằng tiền em đã rút ra được một số nhận xét về hạch toán vốn bằng tiền tại công ty như sau:
3.1.1 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
3.1.1.1 Ưu điểm:
Để phục vụ cho hạch toán vốn bằng tiền đạt hiệu quả thì ngay từ đầu, nhìn chung công ty Apromaco đã xây dựng hệ thống các loại chứng từ kế toán quy định cho từng nghiệp vụ kinh tế và phản ánh vào đó đầy đủ các nội dung kinh tế, đảm bảo giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, việc luân chuyển những loại chứng từ này cũng được bố trí tuần tự, khoa hoc, thuận tiện cho việc ghi chép và phản ánh vào các sổ có liên quan, tăng cường thu thập và xử lý thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản lý vốn bằng tiền trong công ty. Đồng thời các loại chứng từ, sổ sách trên đều được sử dụng đầy đủ theo biểu mẫu của Bộ tài chính, và dựa trên những quy định mới theo quyết định số 15 của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006. Điều này đảm bảo các nội dung kinh tế được phản ánh một cáh nhất quán và khoa học.
3.1.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh đó thì công ty mặc dù áp dụng chế độ nhưng một vài biểu mẫu cũ vẫn chưa được cập nhật theo quyết định mới. Ở đây chúng ta có thể thấy trong ví dụ về phiếu thu tiền mặt đã nêu ở trong phần 2 của chuyên đề này, mẫu phiếu thu mà công ty sử dụng lại là biểu mẫu cũ ban hành theo quyết định 141
3.1.2 Về sử dụng tài khoản
3.1.2.1 Ưu điểm
Nhìn chung công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ các tài khoản theo quy định mới của Bộ tài chính. Những tài khoản này được mã hóa một cách khoa học phục vụ cho kế toán máy được thực hiện một cách thuận tiện. Vốn bằng tiền đã được chia ra các tài khoản chi tiết theo từng đối tượng. Ví dụ: Tiền gửi ngân hàng được chi tiết theo từng ngân hàng, giúp cho việc quản lý tài khoản một cách chặt chẽ, tạo thuận lợi trong việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu cũng như tình hình biến động của khoản mục này. Công tác hạch toán vốn bằng tiền nhờ đó được thực hiện một cách chặt chẽ hơn.
3.1.2.2 Nhược điểm
Về phần hành vốn bằng tiền, nhược điểm lớn nhất của công ty là không sử dụng TK 007: Công ty là chủ yếu kinh doanh hàng nông sản nhập khẩu, nghiệp vụ liên quan đến mở TK L/C và thanh toán qua L/C có mật độ không nhỏ. Mặt khác, công ty có tài khoản tiền gửi tại rất nhiều ngân hàng khác nhau. Tiền gửi tại ngân hàng như đã nói không chỉ gồm tiền Việt Nam mà còn bao gồm nhiều ngại tệ khác. Trong khi đó công ty lại không sử dụng TK 007 để theo dõi tình hình biến động ngoại tệ. Điều này có thể sẽ gây nên một số khó khăn trong việc quản lý và theo dõi tài khoản này.
Bên cạnh đó công ty cũng không sử dụng TK 413 để đánh giá lại chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính đối với các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ cũng như chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của HĐKD.
3.1.3 Về sổ sách kế toán
3.1.3.1 Ưu điểm
Hiện nay công ty đang áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật kí chứng từ.Hình thức này có ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán toán tổng hợp và kế toán đối chiếu tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính.
Mặt khác, công ty kết hợp việc ghi chép thủ công với kế toán máy, tiến hành đối chiếu để phát hiện sai sót nhằm khác phục kịp thời.
3.1.3.2 Nhược điểm
Hình thức nhật kí chứng từ có đặc điểm là mẫu sổ phức tạp, không thuận tiện cho việc cơ giới hóa kế toán nên chỉ áp dụng phù hợp đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ kế toán tương đối cao và áp dụng phương pháp kế toán thủ công. Trong khi đó công ty có quy mô vừa và áp dụng phần mềm kế toán máy. Điều này sẽ mâu thuẫn với hình thức nhật kí chứng từ mà công ty đang áp dụng. Nhất là trong phần hành vốn bằng tiền, số nghiệp vụ xảy ra thường xuyên, với mật độ lớn và liên quan đến rất nhiều tài khoản khác nhau. Do đó, sẽ không thuận tiện trong việc đưa số liệu lên phần mềm kế toán máy.
3.2 Phương hướng hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản
Dựa trên những ưu điểm và tồn tại trong việc hạch toán phần hành này tại công ty, sau đây em xin đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện sau đây:
3.2.1 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Công ty nên cập nhật các mẫu biểu chứng từ mới của Bộ Tài Chính để thống nhất với chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty hiện nay (chế độ kế toán hiện hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính).
Cụ thể trong hạch toán vốn bằng tiền, công ty nên sử dụng mẫu phiếu thu mới thay thế cho mẫu phiếu thu ban hành theo Quyết định 141 như sau:
Mặt khác hiện nay công ty đang thực hiện đánh số phiếu thu và phiếu chi theo tháng, là chưa đúng quy định, công ty có thể thay đổi cách đánh số theo năm để phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính.
3.2.2 Về sử dụng tài khoản
Công ty nên đưa tài khoản 007 vào sử dụng để theo dõi tình hình biến động ngoại tệ của công ty. Việc theo dõi tài khoản này sẽ giúp công ty quản lý tốt hơn và nắm được tình hình nhập xuất ngoại tệ tại quỹ cũng như biến động về tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng, giúp quản lý kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ:
Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).
Bên Có:
Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).
Số dư bên Nợ:
Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ).
Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam.
Theo đó, công ty nên hạch toán chi tiết từng loại ngoại tệ để dễ dàng theo dõi những biến động về ngoại tệ của doanh nghiệp.
3.2.3 Về sổ sách kế toán
Công ty nên thay thế hình thức Nhật kí chứng từ hiện nay bằng một hình thức ghi sổ khác phù hợp hơn với đặc thù của công ty và tạo thuận lợi cho việc cơ giói hóa kế toán khi mà những nghiệp vụ kế toán xảy ra với mật độ nhiều nhằm giảm bớt được khối lượng công việc tổng hợp và ghi chép bằng thủ công, mặt khác sẽ tránh được những sai sót trong ghi chép và lập các Báo Cáo Tài Chính.
Công ty có thể áp dụng hình thức Nhật kí chung. Hình thức này áp dụng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi trình độ kế toán và đặc biệt thuận lợi trong kế toán máy. Công ty có thể tận dụng những ưu điểm này để hoàn thiện hơn trong việc ghi sổ và lên báo cáo. Việc hạch toán vốn bằng tiền cũng sẽ được tiến hành khoa học và dễ dàng hơn.
KẾT LUẬN
Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay phạm vi hoạt động của doang nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thấy được tính chất quan trọng đó, công ty Cổ phần vật tư nông sản đã rất chú trọng đến phần hành này và củng cố tăng cường nghiệp vụ để quản lý phần hành một cách tốt hơn.
Do hạn chế về kiến thức cũng như thực hành nghiệp vụ chưa nhiều. Bài viết này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được góp ý của thấy giáo và các bạn để có thể hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Một lần nữa rất cảm ơn sự lắng nghe của thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chính NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân
Website: apromaco.vn
Chế độ kế toán trong doanh nghiệp – Quyển 2: (ban hành theo quyết đinh 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Luận văn tốt nghiệp khoá trước
Website: webketoan.com
Và các tài liệu có liên quan khác.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng hợp thể hiện quá trình hạch toán thu chi tiền măt 16
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng hợp thể hiện hạch toán đồ thể hiện hạch toán TGNH 26
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển 28
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán quan hệ tiền mặt - TGNH 29
Sơ đồ 2.1:Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh công ty Apromaco: 43
Sơ đồ 2.2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty APROMACO 44
Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán tại công ty Apromaco 52
Sơ đồ 2.4: Quy trình áp dụng phần mềm kế toán 53
Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán và lưu chuyển chứng từ thu tiền mặt 71
Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán và lư chuyển chứng từ 83
Biểu
Biểu 2.1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 37
của Công ty Apromaco trong 3 năm 2006 – 2008 37
Biểu 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38
Biểu 2.3: Nhật ký chứng từ số 1 65
Biếu 2.4: Sổ quỹ tiền mặt 67
Biếu 2.5: Bảng kê số 1 69
Biếu 2.6: Nhật ký thu tiền 74
Biếu 2.7: Sổ quỹ tiền mặt 75
Biếu 2.8: Nhật ký chứng từ số 1 77
Biếu 2.9: Sổ cái TK 111 79
Biếu 2.10: Bảng kê số 2 89
Biếu 2.11: Bảng kê số 2 95
Biếu 2.12: Nhật ký chứng từ số 2 99
Biếu 2.13: Sổ quỹ tiền ngân hàng 104
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NK-CT: Nhật ký chứng từ
NK-SC: Nhật ký sổ cái
CT-GS: Chứng từ ghi sổ
KTTM: Kế toán tiền mặt
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
TK: Tài khoản
GĐ: Giám đốc
KTT: Kế toán trưởng
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2268.doc