Tài liệu Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần vật tư nông sản: ... Ebook Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần vật tư nông sản
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần vật tư nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
khoa KÕ to¸n
------------------*--------------------
chuyªn ®Ò
thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
hoµn thiÖn h¹ch to¸n vèn b»ng tiÒn t¹i
c«ng ty cæ phÇn vËt t n«ng s¶n
Gi¸o viªn híng dÉn
:
nguyÔn quèc trung
Sinh viªn thùc hiÖn
:
®oµn thÞ huyÒn trang
Líp
:
kÕ to¸n 47a
HÀ NỘI - 05/2009
Lời mởi đầu
Sau khi được học xong phần lý thuyết về chuyên ngành kế toán, lãnh đạo nhà trường đã cho sinh viên thâm nhập thực tế nhằm củng cố vận dụng những lý luận đã học được vào sản xuất, vừa nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn, vừa làm chủ được công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại cơ quan, xí nghiệp có thể nhanh chóng hoà nhập và đảm đương các nhiệm vụ được phân công.
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật tư nông sản, em đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá những kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời so sánh với lý thuyết đã học được trong nhà trường để rút ra những kết luận cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. Muốn có lợi nhuận cao phải có phương án sản xuất hợp lý, phải có thị trường mở rộng, giá cả hợp lý và đặc biệt phải có vốn đầu tư bằng tiền phù hợp.
Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần vật tư nông sản” cho chuyên đề tốt nghiệp này.
Nội dung của chuyên đề này ngoài Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 3 chương chính :
Phần 1; Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần vật tư nông sản
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần vật tư nông sản.
Với thời gian thực tập có hạn và số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm phân tích đánh giá của em chưa được sâu sắc. Vì vậy trong báo cáo không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, kính mong thầy giáo và các bạn góp ý sửa chữa để em có thể hoàn thiện Chuyên đề này một cách tốt hơn.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Công ty cổ phần vật tư nông sản cùng các anh chị trong phòng kế toán đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã hướng dẫn em để em có thể thực hiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cám ơn!
SVTH: Đoàn Thị Huyền Trang
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
* Tên giao dịch: AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là Công ty APROMACO, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103011636 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/3/2006.
Trụ sở: số 14 - Ngô Tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: (04) 8.230.584
Fax: (04) 8.434.913
E-mail: Apromaco@netnam.vn, website:
Công ty Cổ phần Vật tư nông sản nguyên là Công ty Vật tư - nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, được thành lập ngày 08/01/1990 theo QĐ số 20/NN-TCCB, với số vốn kinh doanh là 2.516.747.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng.
Năm 1997, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quyết định sát nhập Công ty vật tư dịch vụ Nông nghiệp và Công ty vật tư Nông nghiệp 2 Hà Bắc vào Công Ty Vật Tư Nông Sản để trở thành công ty thống nhất có qui mô lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn, vốn điều lệ của công ty được tăng lên 11.085.000.000 đồng.
Đến năm 2005: Apromaco được cổ phần hoá theo Quyết định số 3037/BNN- ĐMDN ngày 03/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, lấy tên giao dịch là Agricultural Products And Materials Joint Stock Company, gọi tắt là Apromaco.
Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31/12/2004 là 468.731.869.901 đồng. Trong đó, phần vốn của nhà nước là 23.041.212.734 đồng. Tại thời điểm hiện tại vốn đầu tư của công ty là khoảng 100 tỷ đồng và vẫn có xu hướng tiếp tục mở rộng trong tương lai phục vụ nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trải qua gần 20 năm phát triển, Apromaco đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên doanh phân bón lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, công ty nhập khẩu từ 500.000 – 700.000 tấn phân bón hoá học các loại, với kim ngạch nhập khẩu 130 -150 triệu đô la Mỹ để cung ứng cho thị trường trong nước.
Công ty có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với những nhà kinh doanh và sản xuất phân bón lớn trên thế giới như: Keytrade, Agrosin, Transammonia, Belarusian Potash Company… với phương châm hoạt động
mong muốn trở thành đối tác tin cậy với tất cả các khách hàng và sẵn sàng hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật và đảm bảo lợi ích bình đẳng của các bên.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty
1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Theo đăng ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh trên các phương diện sau:
üKinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng : phân bón, vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng;
Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản;
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo;
Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì;
Kinh doanh bất động sản;
Xây dựng công trình dân dụng giao thông;
Đầu tư, kinh doanh nhà;
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
Kinh doanh các sản phẩm hóa chất, sulphuric acid;
Kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, đường sông, đường bộ;
Thăm dò khai thác chế biến và kinh doanh khoáng sản;
1.2.2 Mạng lưới hoạt động
Công ty bán các sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối trực tiếp, các văn phòng đại diện, các chi nhánh cũng như mạng lưới đại lý bán hàng trên khắp Việt Nam.
ü Công ty hiện có các văn phòng đại diện tại các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh và CHDCND Lào
Các chi nhánh tại Bắc Giang, Bao bì Hà Nội, Thái Bình, Nam Định.
Các đơn vị: BQLDA khu đô thị Nam Vĩnh Hải- Thành phố Nha Trang, BQLDA nhà máy SUPE LAN, BQLDA thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản, BQLDA trung tâm thương mại vật tư nông sản, BQLDA trung tâm thương mại Thái Bình, Tổ công tác cảng Cái Lân.
Các cửa hàng phân phối: cửa hàng kinh doanh TH Cầu Giấy, cửa hàng kinh doanh TH Ngọc Hồi, cửa hàng kinh doanh TH Văn Điển, cửa hàng kinh doanh TH 61 Trường Chinh.
Và Các đại lý bán hàng trên toàn quốc.
1.2.3 Một số kết quả đạt được và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Với hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện và mạng lưới trên toàn quốc, Apromaco đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại phân bón và vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Với phương châm là “ người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nông dân” các sản phẩm phân bón do Apromaco cung cấp đã dần được khẳng định uy tín về chất lượng cũng như sự tín nhiệm trên thị trường.
Trong trong những năm gần đây, khi mà thị trường nông sản trong nước đầy biến động, cùng với đó là sự ra đời và mở rộng sản xuất của các đơn vị sản xuất phân bón nội địa khiến cho thị phần kinh doanh của các nhà nhập khẩu nói chung và của công ty Apromaco nói riêng bị ảnh hưởng. Nắm bắt tình hình đó, ban lãnh đạo công ty đã vạch ra phương hướng chuyển đổi mang tính chiến lược, đó là đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác: sản xuất phân bón supe lân và NPK, sản xuất kinh doanh bao bì, nông sản, thức ăn chăn nuôi và kinh doanh bất động sản…
Để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, xin trích dẫn một số chỉ tiêu sau đây
Biểu 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính
của Công ty Apromaco trong 3 năm 2004 – 2006
Đơn vị:VNĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. VKD bình quân
Đồng
352.800.000.570
397.067.504.081
428.901.822.664
2. Tổng DT thuần
Đồng
1.362.054.910.983
1.379.347.252.809
1.521.265.146.546
3. Tổng quỹ lương
Đồng
5.293.562.929
4.842.765.803
3.412.196.950
4. Tiền thưởng
Đồng
5. LN trước thuế
Đồng
7.387.597.370
7.583.306.232
10.055.363.626
6. LN sau thuế
Đồng
5.319.070.106
5.459.980.487
10.055.363.626
7. Nộp ngân sách
Đồng
2.068.527.264
2.123.325.745
0
8. Tổng số CNV
Người
145
140
105
9. Thu nhập bình quân
Đồng
2.673.516
3.509.251
2.472.606
Nguồn: Phòng KTTC- Công ty cổ phần Vật tư Nông sản.
Căn cứ vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây rất thuận lợi. Các chỉ tiêu Doanh thu, Lợi nhuận đều tăng theo hàng năm. Đặc biệt trong năm 2006, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 84,17% so với năm 2005.
Biểu 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2007 đến 31/12/2007
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.943.782.888.189
2. Các khoản giảm trừ
_
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.943.782.888.189
4. Giá vốn hàng bán
1.823.914.161.431
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
119.868.726.758
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1.237.519.039
7. Chi phí tài chính
31.778.568.184
- Trong đó: lãi vay phải trả
31.778.568.184
8. Chi phí bán hàng
67.340.989.808
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
12.314.830.775
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
9.671.857.030
11.Thu nhập khác
7.450.772.153
12. Chi phí khác
286.104.000
13. Lợi nhuận khác
7.164.668.153
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
16.836.525.183
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
_
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
_
17. Lợi nhuận sau thuế
16.836.525.183
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3.508
Theo biểu trên ta thấy, năm 2007, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 67,44% so với năm 2006. Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2007 tăng so với năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng của cổ phiếu APROMACO
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
1.3.1 Một số đặc điểm về bộ máy quản lý:
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ chế tập trung. Chúng ta có thể theo dõi hệ thống bộ máy quản lý thông qua sơ đồ 1
Công tác tổ chức, quản trị điều hành và kiểm soát được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của Công ty. Sau đây xin trích lược và cụ thể con số:
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan thẩm quyền cao nhất của Công ty.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Các thành viên của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm...
* Ban kiểm soát: Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng giám đốc gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu hoặc bãi nhiệm.
* Ban giám đốc: Công ty gồm 1 tổng giám đốc(TGĐ) và 2 phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc: là đại diện cao nhất của Công ty và sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng thành viên và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty cũng như trong việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, tổ chức và tiến hành công việc quản lí, điều hành các hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc hiện nay của công ty là ông Nguyễn Tiến Dũng.
Phó tổng giám đốc : Thay mặt TGĐ điều hành công việc kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu ra, đầu vào, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...và các công việc khác theo sự phân công của TGĐ, phụ trách các công trình xây dựng cơ bản và các dự án của công ty, 3 phó tổng giám đốc đương nhiệm hiện nay là ông Nguyễn Viết Mông, ông Lê Văn Hoan và bà Nguyễn Kim Oanh.
1.3.2 Các phòng ban trong công ty
1.3.2.1 Phòng Tổ chức hành chính:
Giúp Giám đốc Công ty thành lập mô hình tổ chức bộ máy, đánh giá, bố trí sắp xếp tuyển dụng nhân sự đáp ứng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn.
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, đảm bảo điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh
Quản lý và chăm lo sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên và thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động.
Tư vấn cho lãnh đạo về việc sử dụng nguồn nhân lực và chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo dõi và đánh giá việc sử dụng nguồn nhân lực của Công ty, đề xuất các biện pháp phát triển nhân lực, đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty.
Quản lý an toàn vệ sinh lao động trong Công ty, tổ chức và thực hiện mọi hoạt động hành chính, quản trị của Công ty.
1.3.2.2 Phòng kế toán tài chính:
Có thể phân ra thành 2 mảng là tài chính và kế toán:
ØTài chính
Nghiên cứu và tìm các nguồn cung vốn.
Thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tài chính theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc kinh doanh tài chính, bất động sản.
Quản lý luồng tài sản của Công ty, bảo toàn nguồn vốn.
Giúp Giám đốc Công ty phân tích các hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Ø Kế toán
Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức hệ thống kế toán, hoạch toán trong toàn Công ty.
Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán của các đơn vị trực thuộc, cụ thể là các BQLDA khu đô thị Nan Vĩnh Hải- Nha Trang, BQLDA nhà máy SUPELAN, BQLDA thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản, BQLDA trung tâm thương mại vật tư nông sản, BQLDA trung tâm thương mại Thái Bình, Tổ công tác Cảng Cái Lân.
Theo dõi và quản lý vốn kinh doanh của công ty trên cơ sở đó cố vấn cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh, phục vụ công tác lập, theo dõi kế hoạch và ra các quyết định quản trị dựa trên các thông tin kế toán và các báo cáo tài chính.
Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
1.3.2.3 Phòng Xuất Nhập Khẩu:
Đàm phán, giao dịch, trình Giám đốc công ty ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
Giao dịch, soạn thảo, kiểm tra, hoàn chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu, thanh lý hợp đồng.
Làm thủ tục và giao dịch với ngân hàng để mở L/C, điều chỉnh L/C, phối hợp với phòng TCKT trong việc chuẩn bị tín dụng để mở L/C, sửa L/C.
Đôn đốc khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Hoàn chỉnh bộ chứng từ giao nhận hàng, hải quan, giám định, kiểm dịch, bảo hiểm.
Tác nghiệp theo dõi, hướng dẫn và kết hợp với các văn phòng đại diện thực hiện các nghiệp vụ giao nhận trong xuất nhập khẩu
1.3.2.4 Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Tổng kết, đánh giá kết quả đã đạt được, những tồn tại khi thực hiện một kỳ sản xuất kinh doanh. Đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại và xây dựng phương hướng kinh doanh kỳ tiếp theo.
Đề xuất các phương án xuất nhập khẩu, hợp tác Quốc tế, xúc tiến thương mại để phát triển thị trường.
Từng bước nghiên cứu đề xuất cơ cấu, chủng loại mặt hàng, đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá xây dựng thương hiệu Công ty, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phối hợp với các đơn vị thành viên thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phối hợp với các bộ phận chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.
* Theo Quyết định số 08/2009/HĐQT-QĐ phòng xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch kinh doanh được sáp nhập thành phòng kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Sơ đồ 1:Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh công ty Apromaco:
1.4 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty cổ phần vật tư nông sản
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy Kế toán tài chính của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Chức năng:
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
Tham mưu cho Ban Giám đốc (BGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
Nhiệm vụ:
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BTGĐ Công ty.
Sơ đồ 2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty APROMACO
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế
Kế toán hàng hóa
Kế toán TGNH
Kế toán TSCĐ & chi phí
Kế toán dự án đầu tư
Kế toán vay, công nợ
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt
Phòng kế toán tài chính của công ty Apromaco gồm 11 người, mỗi nhân viên đảm nhận một chức năng riêng đảm bảo sự vận hành thống nhất và hiệu quả của bộ máy.
Hiện tại, bộ máy kế toán của công ty bao gồm: một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn, một kế toán tiền mặt, một kế toán tiền gửi ngân hàng, người này kiêm luôn kế toán các khoản vay của công ty. Một kế toán phụ trách mảng tài sản cố định và chi phí đồng thời kiêm mảng kế toán các dự án đầu tư. Do đặc thù của công ty cổ phần vật tư nông sản, hàng hóa nhập xuất xảy ra với mật độ lớn nên công ty có một kế toán hàng nhập riêng, người này kiêm phần kế toán công nợ. Kế toán hàng xuất sẽ do một nhân viên khác trong công ty đảm nhận, bên cạnh đó kế toán hàng xuất cũng thực hiện công việc của mình như một kế toán thuế. Bộ máy còn bao gồm một thủ quỹ và một nhân viên kế toán theo dõi tình hình tài chính, kế toán của nhà máy sản xuất Supe Lân ở Tỉnh Lào Cai. Sau đây em xin mô tả công việc cụ thể cũng như nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán trong công ty cổ phần vật tư nông sản như sau:
ØKế toán trưởng:
Hướng dẫn và điều hành kế toán viên tập hợp số liệu để lên các BCTC phục vụ cho việc quản trị nội bộ.
Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế.
Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định.
Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp… của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra cách thực hiện phù hợp.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty.
Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Hội đồng thành viên, BTGĐ và các Cơ quan hữu trách.
Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài chính của Công ty.
Ø Kế Toán Tổng Hợp:
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, kết quả kinh doanh.
Lập hồ sơ hoàn thuế theo luật định.
Giúp Kế toán trưởng tổ chức phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong công ty.
Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
ØKế Toán Hàng Hóa nhập kiêm kế toán công nợ
Cập nhật chứng từ hàng nhập khẩu.
Tính toán giá thành hàng nhập khẩu và hạch toán hàng nhập khẩu.
Tập hợp chứng từ tính chênh lệch tỷ giá trong hoạch toán hàng nhập khẩu, phí tàu già khâu nhập khẩu.
Ghi chép, hoạch toán hàng mua theo nguồn nhập, theo từng lô hàng, loại hàng. Tập hợp chi phí mua theo từng lô hàng, loại hàng để tính giá vốn hàng nhập. Đồng thời tập hợp những nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhập: hàng hoá thừa, tổn thất so với bill tầu, các hao hụt mất mát phát sinh trong quá trình lưu kho, bốc xếp, vận chuyển.
Ghi chép, hoạch toán hàng hoá xuất kho được theo dõi chi tiết theo mục đích xuất và đối tượng xuất.
Ghi chép, hạch toán hàng bán theo từng khu vực bán hàng, lô hàng nhằm mục đích tập hợp được doanh thu và hiệu quả kinh doanh của từng khu vực.
Định kỳ kiểm tra đối chiếu hàng tồn kho tại các điểm bán hàng của Công ty với phòng kế hoạch kinh doanh và các đơn vị trực thuộc.
Lập báo cáo hàng tồn kho theo từng loại hàng, mặt hàng, vụ việc và tại các điểm theo yêu cầu quản trị.
Tập hợp và tính giá thành của xưởng sản xuất bao bì, nhà máy sản xuất phân lân Lào Cai.
Theo dõi các khoản công nợ, tình hình công nợ của công với các đối tượng có liên quan.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm đối chiếu và chốt số dư công nợ với từng bộ phận mua hàng và nhà cung cấp.
Nhắc nhở, đôn đốc các công nợ đến hạn theo báo cáo của các đơn vị
Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý, Báo cáo tình hình công nợ, lập biên bản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) và cuối mỗi niên kỳ kế toán.
Ø Kế Toán hàng xuất kiêm kế toán thuế
üCập nhật, theo dõi và lập báo cáo, kế hoạch về công nợ phải thu theo từng khách hàng, hoá đơn
üĐịnh kỳ hàng tháng, quý, năm đối chiếu và chốt số dư công nợ với từng bộ phận bán hàng và khách hàng.
Viết hoá đơn GTGT xuất giao hàng
Theo dõi doanh thu bán hàng toàn công ty, lập bảng kê bán ra theo mẩu báo cáo.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các công nợ phát sinh.
Theo dõi hợp đồng, lập biên bản thanh lý hợp đồng của những hợp đồng đã ký kết (nếu cần).
Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý, Báo cáo tình hình công nợ, lập biên bản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) và cuối mỗi niên kỳ kế toán.
Tổng hợp hàng mua, hàng bán để kê khai thuế GTGT định kỳ theo quy định. Đảm bảo tính chính xác của các báo cáo khai thuế đối với cơ quan thuế.
Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời trong việc kê khai và nộp các loại thuế: GTGT hàng NK, thuế XNK, thuế môn bài, thuế TNDN và các loại thuế khác với cơ quan thuế.
Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán thuế định kỳ gửi cơ quan thuế
Quản lý hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của Công ty.
Lập báo cáo sử dụng hóa đơn gửi cơ quan thuế.
Ø Kế toán tiền mặt:
Theo dõi theo tiền VNĐ và ngoại tệ, theo dõi tình hình biến động tiền mặt tại quỹ, theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ.
Đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ trong mức an toàn, an toàn về mặt an ninh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán.
Lập các chứng từ bằng tiền mặt: các phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ gốc và các chứng từ khác có liên quan khác theo quy định.
Quản lý các nghiệp vụ tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng.
Lưu trữ, bảo quản, bảo mật các tài liệu liên quan đến tiền mặt, phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Các chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi và các chứng từ gốc có liên quan khác.
Ø Kế toán Chi phí, Tài sản cố định kiêm kế toán dự án đầu tư:
Thực hiện ghi chép, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ
Theo dõi việc thuê và cho thuê các TSCĐ
Lập bảng tính, trích, kết chuyển và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí theo quy định.
Quản lý việc sử dụng nguồn vốn khấu khao TSCĐ
üTập hợp và quản lý hồ sơ của các dự án đầu tư, những công việc liên quan đến xây dựng cơ bản.
üGiao dịch, soạn thảo, kiểm tra hoàn chỉnh các loại hợp đồng liên quan đến xây dựng: thiết kế, tư vấn, khảo sát các công trình đang đầu tư
üGiám sát tiến độ, chất lượng các công trình đang thi công xây dựng thông qua các đơn vị thành viên.
ü Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện và đối chiếu, thanh lý các hợp đồng liên quan đến đầu tư xây dựng.
ü Theo dõi, tổng hợp báo cáo, tư vấn theo yêu cầu về các vấn đề đầu tư xây dựng trong toàn Công ty.
ü Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến đất đai, nhà cửa xây dựng trong Công ty.
Ø Kế toán TGNH và các khoản vay
Theo dõi tiền gửi, tiền vay tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Theo dõi số dư tức thời tiền gửi tại từng tài khoản ở các ngân hàng.
Theo dõi vay và thanh toán tiền vay theo từng khế ước vay. Theo dõi vay ngân hàng và tiền vay của các cá nhân, các đơn vị.
Theo dõi số dư tức thời của từng khế ước vay, từng đối tượng cho vay.
Theo dõi thanh toán thu chi theo khách hàng, hợp đồng, hoá đơn mua bán và theo các khoản mục chi phí.
Theo dõi khế ước ngân hàng (bảng kê khế ước vay, bảng tính lãi vay)
Ø Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
ü Theo dõi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
Ø Thủ quỹ
ü Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phiếu thu, phiếu chi do phòng phát hành theo quy định, thủ quỹ tiến hành việc thu, chi tiền theo các chứng từ đó trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ.
ü Thực hiện việc quản lý tiền mặt tại quỹ, bảo đảm an toàn tiền.
ü Kiểm quỹ và lập báo cáo quỹ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu của Ban quản trị công ty.
ü Hàng ngày căn cứ vào việc nhập xuất quỹ tiền mặt thực tế, thủ quỹ ghi vào nhật ký thu tiền, nhật ký thu tiền, định kỳ chốt số dư, phối hợp cùng với kế toán tiền mặt đối chiếu với số liệu trên nhật ký chứng từ và bảng kê, cùng với kế toán tiền mặt và kế toán trưởng tiến hành kiểm kê.
* Các chứng từ sử dụng là: Nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, và các phiếu thu, phiếu chi.
Ø Kế toán Nhà máy sản xuất Supe Lân Lào Cai
ü Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ tập hợp do nhà máy gửi xuống
1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty:
* Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Apromaco
Công ty Apromaco là doanh nghiệp có quy mô thuộc loại hình doanh nghiệp vừa, đã và đang áp dụng chế độ kế toán hiện hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
1.4.2.1 Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ:
Kỳ kế toán của công ty là kì kế toán năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
HTK của công ty được hạch toán theo phương pháp thực tế đích danh.Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng xuất được xác định theo đơn chiếc hay từng lô, và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất kho .
Đối tượng tính thuế GTTT bao gồm tất cả các mặt hàng phân bón áp dụng mức thuế suất 5%.
1.4.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty:
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ:
Các sổ kế toán được dử dụng:
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ :
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký- Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan
ü Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết , Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ được thể hiện qua Sơ đồ
Chứng từ gốc
bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán tại công ty Apromaco
* Phần mềm kế toán máy:
Công ty sử dụng phần mềm EFFECT
Visual EFFECT 2.0 là phần mềm kế toán động, được xây dựng trên cơ sở dữ liệu Visual Foxpro 7.0 dành cho các doanh nghiệp không quá lớn, bao gồm 12 sub modules.
Vật tư, Hàng hóa
Mua hàng, Bán hàng
Công nợ
Tài sản cố định, công cụ dụng cụ
Giá thành sản phẩm (sản xuất)
Lao động, tiền lương
Công trình xây lắp, Vụ việc, hợp đồng
Thuế GTGT
Nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
Thuyết minh Báo cáo tài chính
Sơ đồ 4: Quy trình áp dụng phần mềm kế toán :
Ngiệp vụ kinh tế phát sinh
Chứng từ kế toán
Xử lý thông tin theo chương trình
Lập chứng từ theo mẫu
Nhập chứng từ vào máy tính
Tự động vào sổ và lên các Báo cáo kế toán
1.4.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ
Hệ thống tài khoản:
Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Một số tài khoản chỉ sử dụng tài khoản cấp 1, các tiểu khoản được chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Tài khoản 131- Phải thu khách hàng , được chi tiết theo từng khách hàng:
131- A, 131-B,…
Hệ thống chứng từ kế toán:
Ø Các biễu mẫu chứng từ thường dùng trong công ty được vận dụng dựa trên quyết đinh 15/2006 QĐ-BTC.
Cũng như các doanh nghiệp khác mẫu chứng từ của công ty có 2 loại chủ yếu là mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;
Kiểm tra chứng từ kế toán ;
Ghi sổ kế toán;
Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Hệ thống Báo cáo kế toán:
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm các báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ, bao gồm;
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
* Cơ sở lập BCTC: Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.
Phần 2: Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần vật tư nông sản
2.1 Đặc thù kinh doanh của công ty ảnh hưởng đối với hạch toán vốn bằng tiền tại công ty.
Vốn bằng tiền đến với các doanh nghiệp là loại vốn rất cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị trí quan trọng. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhah chóng vào mọi khâu của quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp càng phải có kế hoạch hoá cao việc thu, chi tiền mặt, việc thanh toán qua ngân hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn tiết kiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2372.doc