Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp bởi nó tạo ra thu nhập, bù đắp chi phí và sinh ra lợi nhuận. Phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là một khâu quan trọng trong công tác kế toán nói riêng và trong công tác quản lý nói chung. Vì vậy hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm cần phải được coi trọng đúng mức. Qua thời gian nghiên cứu thực trạng hạch toán tại Công ty Dệt Kim Thăng L
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ & xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt kim Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong em thấy công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm còn một số bất cập làm hạn chế vai trò của phần hành kế toán này. Chính vì những lý do trên em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ tại Công ty Dệt Kim Thăng Long” để nghiên cứu và làm chuyên đề kế toán trưởng.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm hai phần:
Phần I: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
Phần I: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Dệt Kim Thăng Long.
Công ty Dệt Kim Thăng Long được thàh lập vào tháng 2 năm 1982 trên cơ sở sáp nhập hai xí nghiệp: xí nghiệp dệt Cự Doanh và xí nghiệp may mặc Hà nội. Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hà nội, có trụ sở chính tại số 46 Hàng Quạt. Trong những năm qua sự phát triển của Công ty trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau và hiện nay Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
2. Đặc đIểm tổ chức kế toán tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
Để phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung và được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Dệt Kim Thăng Long
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng tài vụ)
Kế toán vật liệu
Kế toán TL và TSCĐ
Kế toán chi phí và giá thành
Kế toán thanh toán và tiền
Kế toán TP và tiêu thụ
Thủ quỹ
Tại Công ty, kế toán sử dụng hình thức sổ Nhật ký Chứng từ để hạch toán. Việc áp dụng hình thức sổ này trong hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm được thể hiện cụ thể trong nội dung dưới đây.
3. Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
* Đối với doanh thu:
Căn cứ vào các chứng từ bán hàng như: HĐ(GTGT), phiếu thu, séc chuyển khoản… , kế toán phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm vào “Sổ theo dõi doanh thu hàng nội địa” hoặc “Sổ theo dõi doanh thu hàng xuất khẩu” theo trình tự thời gian. Ví dụ, kế toán phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước trên “Sổ theo dõi doanh thu hàng nội địa” như sau:
Biểu số 1:
Sổ theo dõi doanh thu hàng nội địa.
Quý IV năm 2000
NT GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ.ứng
Doanh thu
Thuế GTGT
Tổng cộng
SH
NT
93164
93165
2/10
3/10
I. Hàng nội địa
Hưng chợ Đ.xuân
Dệt 10-10
…
Cộng:
111
131
1363600
1557795
576112436
136360
155779
57611244
1499960
1713574
633723680
II. Vật tư, phế phẩm
Thịnh- Hoàng Mai
Hồng- Quảng Ninh
…
Cộng:
111
111
16941256
36364950
…
397702134
1694126
3636495
39770213
18635382
40001445
43742347
III. Cho thuê TSCĐ
111
183541820
7878180
191420000
Cộng
1157356390
105259637
1262616027
Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên hai sổ theo dõi doanh thu, kế toán tổng hợp doanh thu tiêu thụ trong kỳ và phản ánh vào NK-CT số 8 như sau:
Biểu số 2
Nhật ký Chứng từ số 8
Quý IV năm 2000
Stt
Số hiệu TK
Ghi Có
Ghi Nợ
131
3331
511
…
Cộng
1
2
3
4
5
6
7
111
1121
1122
131
3331
511
642
Tiền mặt
Tiền gửi
T.G ngoại tệ
Phải thu KH
Thuế GTGT
D. thu BH
CP QLDN
1281600255
651778170
2070408
66272283
38987354
36073027
11823481
767482850
402722761
2110160627
118234809
2115355388
1055254783
2149147981
38143435
130058290
Cộng
1935448833
153156145
3398601047
5495317326
Từ số liệu trên NKCT số 8, kế toán phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ vào Sổ cái TK 511- Biểu số 3
Biểu số 3:
Sổ cái
TàI khoản 511 (trích)
Năm 2000
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1. TK 131 (NKCT số 8)
2. TK 3331 (NKCT số 8)
3. TK 911
…
…
…
2070408
36073027
3360457612
Cộng phát sinh Nợ
3398601047
Tổng phát sinh Có
3398601047
Số dư cuối quý
-
Ngoài ra, đối các nghiệp vụ bán chịu thành phẩm, kế toán phản ánh các khoản phải thu khách hàng trên Bảng kê số 11.
* Đối với giá vốn thành phẩm tiêu thụ:
Cuối quý, căn cứ vào các Sổ chi tiết sản phẩm kế toán tổng hợp số lượng sản phẩm nhập xuất tồn trong kỳ và dựa vào giá thành của từng loại sản phẩm để tính ra giá vốn tiêu thụ của từng loại theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, sau đó kế toán phản ánh vào Bảng tổng hợp N-X-T:
Biểu số 4:
Bảng tổng hợp N-X-T
Quý IV năm 2000
Stt
Tên, chủng loại
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
GT
SL
GT
SL
GT
SL
GT
1
2
3
…
Poloshirt
Tshirt 134
áo phông
…
778
140
229
18653410
879148
3118138
…
500
0
0
6333480
0
0
…
516
50
1
10088603
313981
13616
…
762
90
228
14898287
565167
3104521
…
Cộng:
-
254645340
-
2424560438
-
2433016195
-
246189583
Từ số liệu trên Bảng tổng hợp N-X-T và số liệu trên NKCT số 7, kế toán phản ánh giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ trên Sổ cái TK 632- Biểu số 5
Biểu 5:
Sổ cái
TK 632 (trích)
Năm 2000
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1. TK 154 (NKCT số 7)
2. TK 155 (Bảng kê NXT)
…
…
…
215378632
2433016195
Cộng phát sinh Nợ
2648394827
Tổng phát sinh Có
2648394827
Số dư cuối quý
-
Số giá vốn vật tư xuất bán trong kỳ kế toán không phản ánh trên sổ này.
* Đối với chi phí ngoài sản xuất:
Cuối quý, căn cứ vào các NKCT số 1, số 2, các bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 v.v... kế toán tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên hai sổ chi tiết tương ứng. Chẳng hạn, chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán tập hợp trên “Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh ngiệp ” như sau - (Biểu số 6)
Biểu số 6:
Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642
Quý IV năm 2000
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ/ứng
Số tiền
Sh
NT
Nợ
Có
Tiền lương nhân viên QL
Các khoản trích theo lương
Chi phí nguyên vật liệu
Chi tiền mặt
Chi tiền gửi ngân hàng
Chi tiền gửi ngoại tệ
Chi phí khấu hao
Tặng phẩm trong hội nghị
Thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT không được khấu trừ
Thu từ cho thuê không gian
Lãi tiền gửi ngân hàng
Kết chuyển CPQLDN
334
338
152
111
1121
1122
214
511
3331
133
111
112
911
119035300
22616707
3587989
126468018
1157551
45845
13076285
118234809
11823481
20455907
103112141
14470038
318919892
Cộng:
-
436501892
436501892
Số liệu trên Sổ chi tiết cho phí quản lý doanh nghiệp là căn cứ để kế toán phản ánh vào Sổ cái TK 642.
Trên cơ sở số liệu đã phản ánh trên các sổ sách trên, kế toán phản ánh các bút toán kết chuyển trên Sổ cái TK 911- (Biểu số 7)
Sổ cái
TàI khoản 911 (trích)
Năm 2000
Biểu số 7:
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1. TK 152
2. TK 632
3. TK 641
4. TK 642
5. TK 811
6. TK 421
…
…
…
320090182
2646537233
36023124
318919713
3841674
43156987
Cộng phát sinh Nợ
3368568913
Tổng phát sinh Có
3368568913
Số dư cuối quý
-
Căn cứ vào Sổ cái các TK 511, 632, 641, 642, 911… kế toán xác định và lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV năm 2000 như sau – (Biểu số 8)
Biểu số 8:
Báo cáo kết quả kinh doanh (trích)
Quý IV năm 2000
Đơn vị: VNĐ
Số TT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Doanh thu bán hàng
3398601047
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả
38143435
36073027
2070408
3
Doanh thu bán hàng thuần
3360457612
4
Giá vốn hàng bán
2966627415
5
Lợi nhuận gộp
393830197
6
Chi phí bán hàng
36023124
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
318919713
8
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
38887360
…
Ngoài ra, kế toán Công ty còn lập Bảng chi tiết tiêu thụ năm nhằm xác định lỗ lãi của từng loại thành phẩm tiêu thụ trong năm trên cơ sở phân bổ chi phí ngoài sản xuất theo doanh thu của từng loại.
Như vậy trình tự hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Trình tự hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
Chứng từ kế toán: HĐ (GTGT), séc, phiếu thu, phiếu XK, phiếu NK…
NKCT
số 1, số 2, số 3…
Sổ chi tiết CPBH, CPQLDN
Bảng kê số 1, số 2, số 11
Sổ theo dõi doanh thu
Sổ chi tiết sản phẩm
NK-CT số 8
Bảng tổng hợp NXT
Sổ cái TK 511, 632, 641, 642, 911…
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng long
1. Đánh giá kháI quát thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim thăng Long.
Qua phần thực trạng đã trình bày ở trên ta thấy công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long đã đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể:
- Kế toán đã ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp đảm bảo việc đối chiếu số liệu giữa các tài liệu kế toán.
- Phần nào đã đáp ứng được các thông tin về tiêu thụ và kết quả tiêu thụ cho ban lãnh đạo Công ty ra các quyết định phù hợp.
Tuy nhiên công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty vẫn còn những hạn chế như:
- Phản ánh doanh thu bán hàng chưa phù hợp với quy định của chế độ hiện hành.
- Phản ánh chưa chính xác các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
- Hạch toán giá vốn thành phẩm vận chuyển tiêu thụ, vật tư xuất bán không tuân theo chế độ hiện hành.
- Hạch toán chi phí ngoài sản xuất chưa hợp lý.
- Hệ thống sổ sách hạch toán chưa đầy đủ…
Những hạn chế trên cần thiết phải hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng và công tác kế toán tại công ty nói chung.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
2.1. Phương hướng hoàn thiện.
Các giải pháp đưa ra phải có tính khoa học và có giá trị thực tiễn, muốn vậy cần tuân theo các phương hướng hoàn thiện sau:
- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành.
- Hoàn thiện phải đảm bảocông tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và phù hợp với yeeu cầu quản lý tại Công ty.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công tác kế toán nhưng vẫn mang tính khoa học, đảm bảo hiệu quả của công tác kế toán nói chung.
Với những kiến thức mà em đã được học ở trường và qua nghiên cứu thực trạng kế toán tại công ty Dệt Kim Thăng Long, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long.
* Hoàn thiện kế toán doanh thu:
Khoản thu từ bán phế phẩm kế toán công ty phản ánh vào doanh thu bán hàng. Theo quy định hiện hành, các khoản thu từ bán phế phẩm cần được hạch toán vào thu nhập hoạt động bất thường hoặc ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó sự phản ánh trên không phù hợp với quy định và nó cũng đồng nghĩa với việc cung cấp thông tin thiếu chính xác. Để phản ánh chính xác khoản thu này, kế toán Công ty cần hạch toán vào thu nhập hoạt động bất thường theo bút toán:
Nợ TK 111,131…
Có TK 721
Có TK 3331( nếu có)
Tương tự như vậy, khoản thu từ cho thuê tài sản cố định, kế toán Công ty cần phản ánh vào thu nhập hoạt động tài chính thay vì hạch toán vào doanh thu bán hàng như hiện nay.
Một hạn chế khác là khi hạch toán giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán Công ty phản ánh trực tiếp vào TK 511- Doanh thu bán hàng và kế toán không ghi giảm số thuế GTGT phải nộp của nghiệp vụ hàng bán bị trả lại. Sự ghi nhận này khiến cho bản thân kế toán khó theo dõi các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại đã phát sinh trong kỳ cũng như không tạo ra khả năng cung cấp nhanh thông tin cho ban lãnh đạo. Hơn nữa sự hạch toán như vậy không phù hợp với quy định hiện hành và Công ty bị thiệt do không được giảm thuế GTGT phải nộp. Do đó, kế toán Công ty cần phản ánh các nghiệp vụ này như sau:
Đối với giảm giá, căn cứ vào mức giảm giá đã được phê chuẩn cho khách hàng được hưởng, kế toán phản ánh:
Nợ TK 532
Có TK 111, 131…
Đối với hàng bán bị trả lại, ngoài ghi giảm giá vốn, kế toán phản ánh:
Nợ TK 531
Nợ TK 3331
Có TK 111, 131…
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại theo bút toán:
Nợ TK 511
Có TK 531
Có TK 532
* Hoàn thiện kế toán giá vốn:
Hiện nay kế toán Công ty xác định giá vốn cũng như tính giá thành sản phẩm theo quý nên khối lượng công tác kế toán bị dồn vào cuối kỳ. Mặt khác, kỳ hạch toán giá vốn theo quý không thuận lợi cho việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về tình hình tiêu thụ sản phẩm cho việc ra quyết định. Do đó để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, Công ty nên thực hiện hạch toán giá thành, giá vốn thành phẩm tiêu thụ theo tháng để dàn đều công tác kế toán trong năm, phù hợp với việc quản lý doanh thu theo tháng, góp phần nâng cao năng suất lao động kế toán tại Công ty.
Phần thực trạng cho thấy sản phẩm Công ty vận chuyển cho khách hàng tại cảng Hải Phòng được kế toán xác định ngay là tiêu thụ nên phản ánh giá vốn của số hàng này khi xuất kho. Việc phản ánh như vậy làm cho thông tin kế toán phản ánh không chính xác, gây khó khăn cho công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. Ngoài ra, sự hạch toán này chưa tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như không đúng với quy định của chế độ. Để phản ánh đúng nghiệp vụ này, kế toán Công ty cần thực hiện như sau:
Khi xuất thành phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 157
Có TK 154: nếu xuất từ phân xưởng
Có TK 155: nếu xuất từ kho
Khi kế toán nhận được các chứng từ minh chứng sản phẩm đã tiêu thụ, kế toán mới phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 157
Trong sản xuất kinh doanh tại Công ty có nghiệp vụ bán vật tư không sử dụng hết và kế toán phản ánh trực tiếp số giá vốn của vật tư xuất bán này vào TK 911. Hạch toán như trên không những không đúng với trình tự hạch toán chế độ đã quy định mà còn gây trở ngại trong việc tập hợp giá vốn hàng bán trong kỳ cũng như không phản ánh giá vốn tương ứng với doanh thu. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phản ánh thông tin kế toán không chính xác. Do đó kế toán cần phản ánh giá vốn của nghiệp vụ này như sau:
Khi xuất bán vật tư, kế toán phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 152
Cuối kỳ phản ánh bút toán kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 632
* Hoàn thiện hạch toán các khoản phải thu khách hàng:
Hiện nay kế toán Công ty phản ánh các khoản phải thu khách hàng trên Bảng kê số 11 theo từng hoá đơn bán hàng và cuối quý kế toán tổng hợp các khoản phải thu này. Quá trình hạch toán này gây ra sự phức tạp cho kế toán trong việc quản lý các khoản phải thu nên rất dễ nhầm lẫn trong hạch toán. Mặt khác kế toán sử dụng Bảng kê số 11 để phản ánh khoản phải thu theo từng hoá đơn là chưa đúng với chức năng của Sổ này. Do đó để thuận lợi trong hạch toán các khoản phải thu, kế toán Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với người mua cho từng khách hàng thường xuyên có khối lượng giao dịch lớn.
* Hoàn thiện hạch toán chi phí ngoài sản xuất:
Theo số liệu quý IV năm 2000, kế toán Công ty phản ánh khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: lãi tiền gửi ngân hàng, tiền thu từ cho thuê không gian tại trụ sở Công ty. Sự hạch toán đó chưa đúng với quy định của chế độ cũng như không phản ánh đúng thu nhập và chi phí của từng hoạt động mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ không bị ảnh hưởng. Và nó cũng không cung cấp các thông tin kế toán chính xác cho việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy hai khoản thu này, kế toán Công ty cần phản ánh vào thu nhập hoạt động tài chính trong kỳ theo bút toán:
Nợ TK 111
Nợ TK 112
Có TK 711
Đối với sản phẩm xuất làm tặng phẩm tại hội nghị tổng kết năm, kế toán Công ty phản ánh doanh thu vào TK 511 và phản ánh thuế GTGT phải nộp vào chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
Nợ TK 642: 130058290
Có TK 3331: 11823481
Có TK 511: 118234809
Đối chiếu với quy định hiện hành, việc hạch toán như trên là không phù hợp. Mặt khác Công ty cong bị thiệt do phải nộp một khoản thuế GTGT đầu ra. Hơn nữa nó phản không đúng thực tế chi phí phát sinh trong kỳ. Do vậy kế toán cần phản ánh doanh thu của nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 642: 118234809
Có TK 512: 118234809
* Hoàn thiện sổ sách hạch toán:
Kế toán công ty cần phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trên NKCT số 8 để thuận lợi cho quá trình ghi sổ.
Sử dụng Bảng kê số 5 để tập hợp chi phí ngoài sản xuất và sử dụng hai sổ chi tiết chi phí ngoài sản xuất ở trên để theo dõi chi phí phát sinh theo từng chứng từ.
Sử dụng Bảng kê số 10 để hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm vận chuyển giao cho khách hàng.
Sử dụng Bảng kê số 8 để hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm xuất kho…
Kết luận
Như vậy thực trạng hạch toán và lý thuyết kế toán luôn có một khoảng cách nhất định. Quá trình vận dụng lý thuyết kế toán trong thực tiễn sao cho phù hợp với chế độ nhưng vẫn đảm bảo tính sáng tạo, khoa học và hiệu quả của công tác kế toán là trách nhiệm của những người làm kế toán.
Với tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm thì kế toán cần luôn phải quan tâm hoàn thiện phần hành kế toán này để phát huy đầy đủ chức năng của nó.
Chính vì những lý do trên nên trong chuyên đề này em đã mạnh dạn vận dụng sự hiểu biết của bản thân để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dệt Kim Thăng Long. Tuy đây là những kiến nghị mang tính cá nhân nhưng hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên khi nghiên cứu đề tài khá phức tạp này em không tránh khỏi những sai sót vì vậy em mong có nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo trong khoa để em có sự hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề này.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1074.doc