Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2

Lời mở đầu Trong nền kinh tế kế hoạch hoá vận động theo cơ chế tập trung bao cấp, các đơn vị kinh tế chỉ tiến hành sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, các sản phẩm sản xuất ra đã có hệ thống thương nghiệp quốc doanh bao tiêu phân phối. Sản xuất không gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp nên hiệu quả sản xuất và việc hạch toán lãi, lỗ còn mang nặng tính hình thức. Trong thời kỳ này, tiêu thụ không mang ý nghĩa quyết định đến tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ sau Đại hộ

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Đảng lần thứ 6 (Tháng12 năm 1986) đất nước ta bước sang một thời kỳ mới với những biến chuyển tích cực trong nền kinh tế. Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp đó là việc áp dụng cơ chế thị trường tự do cạnh tranh theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời thúc đẩy hàng loạt các doanh nghiệp mới ra đời, hoà nhập vào nền kinh tế đang từng bước chuyển mình ấy. Để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế mới, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với yêu cầu khắc nghiệt của thị trường mà khâu vô cùng quan trọng đó là tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng, trực tiếp quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hạch toán chính xác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp tìm ra lời giải cho bài toán lựa chọn giá cả, số lượng hàng bán và phương thức tiêu thụ hiệu quả nhất. Hơn thế nữa khâu tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho việc thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn, bù đắp chi phí bỏ ra và thu lợi nhuận, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển. Do tính chất đặc trưng của khâu tiêu thụ là không tuân theo một quy trình nhất định mà diễn ra rất phong phú, đa dạng nên các nhà quản lý cần linh động, biết tận dụng tối đa mọi lợi thế và khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp mình. Trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công việc hạch toán tiêu thụ nói riêng và khâu tiêu thụ nói chung. Có những doanh nghiệp quá coi trọng lợi nhuận mà quên đi mất nhu cầu thực tế của thị trường. Ngược lại, có những doanh nghiệp áp dụng quá nhiều chiến dịch khuyếch trương quảng cáo mà không chú ý đến mối quan hệ đối lập giữa chi phí và lợi nhuận…dẫn tới kém hiệu qủa trong hoạt động của mình. Do những lý do trên, nên khi chọn Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II là nơi thực tập nhằm bổ sung những kiến thức được tiếp thu tại nhà trường, em đã cố gắng tìm hiểu đề tài “ Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 2 phần: Phần I : Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II. Phần II : Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II. Phần I: lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất. I.ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ, phương thức của hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. ý nghĩa, vai trò hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. Quá trình sản xuất gồm 4 giai đoạn: Sản xuất- phân phối- trao đổi- tiêu dùng, trong đó khâu phân phối, trao đổi là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Như vậy khâu này càng được thực hiện tốt thì quá trình sản xuất diễn biến càng được liên tục, được thực hiện tốt hơn. Xét từ gốc độ kinh tế, tiêu thụ là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm, hàng hoá,… cho đơn vị mua và thu được một khoản tiền tương đương với số sản phẩm, hàng hoá đó. Quá trình tiêu thụ là hoàn tất khi sản phẩm đã giao cho người mua và đã thu được tiền hàng hoặc người mua đã chấp nhận thanh toán. Khoản tiền hay khoản nợ này gọi là doanh thu bán hàng. Doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh với đặc trưng là tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm do mình tự sản xuất ra, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tiêu thụ, do đó có ảnh hưởng lớn đến việc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm. Vì thế, nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý và công tác kế toán của doanh nghiệp. Đối với công tác quản lý doanh nghiệp: Nó cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh tế. Đối với công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Nó tính toán và kiểm tra việc sử dụng tài sản và vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp lý, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hạch toán mà vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung, yêu cầu của công tác kế toán. Hơn thế nữa, nó còn có tác dụng tránh được những sai sót có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. 2. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ trong doanh nghiệp có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm hàng hoá trên các mặt hiện vật cũng như giá trị. - Theo dõi phán ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bán hàng cũng như chi phí và thu nhập các hoạt động khác. - Xác định chính xác kết qủa của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp phản ánh và giám đốc tình hình phân phối kết quả, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Ghi chép phản ánh trung thực, kịp thời việc phân phối kết quả kinh doanh và kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ tài chính hiện hành. - Cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, định kỳ phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả. 3. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển đa dạng của các mối quan hệ kinh tế các phương thức bán hàng cũng trở nên rất phong phú. Việc phân định rạch ròi các phương thức bán hàng có một ý nghĩa lớn không chỉ đối với công tác kế toán tiêu thụ mà còn đối với công tác quản lý sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, nhìn chung người ta chia phương thức tiêu thụ thành hai loại chính đó là bán hàng ra bên ngoài và bán hàng nội bộ. Bán hàng ra bên ngoài là việc bán thành phẩm cho các đơn vị tổ chức cá nhân ở bên ngoài doanh nghiệp. Còn bán hàng nội bộ là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên trong cùng một đơn vị, tổng công ty, liên hiệp... Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của vốn trong quá trình tiêu thụ người ta phân chia thành các phương thức tiêu thụ sau: + Phương thức bán hàng trực tiếp: Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao. + Phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận: Là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi nào được bên mua chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó. + Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: Bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi ( gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Bên đại lý sẽ ghi nhận số hoa hồng được hưởng vào doanh thu tiêu thụ. Bên chủ hàng chịu trách nhiệm nộp thuế GTGT về lượng hàng tiêu thụ. + Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm: Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Về thực chất khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi hàng bán trả góp, trả chậm giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. + Phương thức hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó, người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đem đi trao đổi với khách hàng, đơn vị vẫn phải lập đầy đủ chứng từ giống như các phương thức tiêu thụ khác. + Phương thức tiêu thụ nội bộ: Là việc mua, bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa đơn vị chính với đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một Tập đoàn, Tổng Công ty, Liên hiệp... Ngoài ra, thuộc tiêu thụ nội bộ còn bao gồm giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất trả lương, thưởng, biếu, tặng, quảng cáo, tiếp thị, xuất dùng cho sản xuất - kinh doanh... II. Nội dung hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp. 1. Một số khái niệm liên quan tới hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT, nội dung của các chỉ tiêu liên quan đến kết quả tiêu thụ có sự khác nhau: Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong các chỉ tiêu tạo nên kết quả tiêu thụ như doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, các chi phí trong quá trình tiêu thụ sẽ không bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp (kể cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán - nếu có). Ngược lại, đối với cơ sở tính thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT, trong chi phí bao gồm cả thuế GTGT đầu vào và trong doanh thu bao gồm cả thuế GTGT đầu ra (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm - nếu có). Vì thế các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại... đều bao gồm cả thuế GTGT đầu ra. Nội dung các chỉ tiêu liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ được xác định như sau: + Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Nói cách khác, doanh thu chỉ gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản ghi giảm doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp về lượng hàng đã tiêu thụ và thuế GTGT của hàng đã tiêu thụ- nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp). + Chiết khấu thanh toán: là số tiền mà người bán thưởng cho người mua do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn theo hợp đồng tính trên tổng số tiền hàng mà họ đã thanh toán. + Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng, hàng lạc hậu... (do chủ quan của người bán). + Chiết khấu thương mại: là khoản mà người bán thưởng cho người mua do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá (hồi khấu) và khoản giảm trừ giá bán niêm yết vì mua khối lượng lớn hàng hoá trong một đợt (bớt giá). Chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. + Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thực tế ghi sổ, còn với hàng hoá tiêu thụ, giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua của hang đã tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. + Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán. Tương ứng với hàng bán bị trả lại là giá vốn hàng bán bị trả lại (tính theo giá vốn khi bán) và doanh thu hàng bán bị trả lại cùng với thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đã bán bị trả lại (nếu có). + Lợi nhuận gộp: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. + Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (lợi nhuận hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2. Kế toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ. 2.1. Hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). 2.1.1.Tài khoản sử dụng để hạch toán. + TK 155 “Thành phẩm”: tài khoản 155 được sử dụng để phản ánh toàn bộ giá trị thành phẩm, nữa thành phẩm nhập, xuất, tồn kho theo giá thành thực tế. Thành phẩm ghi ở tài khoản này là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công đã xong được kiểm nghiệm, nhập kho. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, TK155 có thể được mở chi tiết theo từng kho, từng nhóm, thứ sản phẩm, kết cấu của TK155 như sau: Bên Nợ: Các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế thành phẩm. Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành thực tế thành phẩm. Dư Nợ: Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho. + TK 157 “Hàng gửi bán”: tài khoản này được sử dụng để theo dõi trị giá sản phẩm, dịch vụ và hàng hoá mà doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. TK157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng, từng người mua... kết cấu của tài khoản 157 như sau: Bên Nợ: Giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận. Bên Có: Giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Giá vốn hàng gửi bán bị từ chối, trả lại. + TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp (đã được coi là tiêu thụ trong kỳ). Bên Có: - Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ; - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho đã trừ khoản bồi thường TK152, 153, 1381 Phần chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ không phân bổ, không tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, tính vào giá vốn hàng bán Trị giá vốn hàng gửi bán Trị giá vốn thực tế hàng đã tiêu thụ (xuất từ phân xưởng, xuất từ kho), (theo phương thức tiêu thụ trực tiếp, bán hàng trả góp, hàng đổi hàng, tiêu thụ nội bộ và các trường hợp coi là tiêu thụ nội bộ khác ) TK154, 155 TK 632 TK 911 TK157 TK 627, 154 TK159 Trị giá vốn hàng gửi bán đã tiêu thụ (theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận, bán hàng đại lý, ký gửi) TK 155,154,157,1381 Giá vốn hàng bán bị trả lại 2.1.2. Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX: (Sơ đồ 1) 2.2. Hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK). Về cơ bản hạch toán theo phương pháp KKĐK giống như phương pháp KKTX về các nghiệp vụ phán ánh doanh thu bán hàng và các khoản liên quan đến doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT...). Chỉ khác phương pháp KKTX ở việc xác đinh giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhập, xuất kho và tiêu thụ. Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ = + - Theo phương thức này giá vốn hàng bán không ghi theo từng nghiệp vụ bán hàng mà căn cứ vào kết quả kiểm kê để xác định giá vốn hàng bán và ghi một lần vào cuối kỳ, được tính theo công thức: 2.2.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán. + TK 155 “ Thành phẩm”: tài khoản này được sử dụng để theo dõi trị giá vốn thành phẩm, nửa thành phẩm tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của doanh nghiệp. Bên Nợ: phản ánh trị giá sản phẩm tồn kho cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển trị giá sản phẩm tồn kho đầu kỳ Dư Nợ: Trị giá sản phẩm tồn kho tại thời điểm kiểm kê. + TK 157 “ Hàng gửi bán”: Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa bán được tại thời điểm kiểm kê . Bên Nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn hàng gửi bán đầu kỳ Dư Nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê. + TK 632 “ Giá vốn hàng bán”: Dùng xác định giá vốn hàng tiêu thụ. Bên Nợ: - Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ. - Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ. - Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. 2.2.2. Phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK. Có thể khái quát bằng sơ đồ sau: (Sơ đồ 2) (2a) Giá vốn hàng bán bị trả lại dã xử lý TK 631,1388,334,111,... (3) Kết chuyển TP tồn cuối kỳ (2b) Sản phẩm hoàn thành nhập trong kỳ (1) Kết chuyển TP tồn đầu kỳ TK 155, 157 TK 631 TK 632 TK 911 (4) Kết chuyển giá vốn TP (cuối kỳ) 3. Kế toán doanh thu tiêu thụ. 3.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán: Để hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương pháp KKTX cũng như phương pháp KKĐK, các doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau: + TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản 511 được dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Từ đó, tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá bán không có thuế GTGT (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Bên Nợ: Số thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế GTGT- nếu tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ. Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lạichuyển trừ vào doanh thu. Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ. Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và gồm 4 tiểu khoản: 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”; 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”; 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”; 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”. + TK 512 “Doanh thu nội bộ”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp...hạch toán toàn ngành. Ngoài ra tài khoản này còn sử dụng để theo dõi các khoản một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương, thưởng... cho công nhân viên chức... Tài khoản 512 được chi tiết thành 3 tiểu khoản: 5121 “Doanh thu bán hàng hoá” 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm” 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” Kết cấu của TK 512 tương tự như TK 511. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán doanh thu tiêu thụ, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 131, 111, 112, 333, 334,... 3.2. Phương pháp hạch toán. 3.2.1.Hạch toán doanh thu tiêu thụ ở các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp: (Sơ đồ 3) Thuế GTGT phải nộp doanh thu tiêu thụ (không có thuế GTGT) Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ Kết chuyển CKTM, GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại TK 521,532,531 TK 511 TK 111,112,131 TK 911 TK 33311 Tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền hoặc bán chịu (cả thuế GTGT) Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: Tương tự như phương thức tiêu thụ trực tiếp. Tuy nhiên, tổng doanh thu là doanh thu của số hàng được chấp nhận. Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng. + Nếu hàng đổi hàng tương tự về vật chất thì việc trao đổi hàng đó không tạo ra doanh thu. + Nếu trao đổi hàng không tương tự về vật chất thì tạo ra doanh thu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: Phản ánh giá trao đổi (giá bán tương đương) của hàng đem đi: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi. Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của hàng đem đi trao đổi. Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đem đi trao đổi. Phản ánh trị giá vật tư, hàng hoá, nhận về: Nợ TK 152, 153, 151: Trị giá hàng nhập kho theo giá chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng nhận về. Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: Số tiền hàng còn lại đã thu từ các cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi Tổng số hoa hồng đại lý trừ vào số phải thu Tổng số thuế GTGT đầu ra phải nộp về hàng đại lý, ký gửi đã bán Tổng số doanh thu của hàng đại lý, ký gửi đã tiêu thụ Kết chuyển GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ TK 911 TK 531, 532 TK 511 TK 33311 TK 131 TK 111, 112 TK 641 Toàn bộ tiền hàng đại lý, ký gửi đã bán theo tổng giá thanh toán + Hạch toán doanh thu tiêu thụ tại đơn vị giao đại lý (chủ hàng): (Sơ đồ 4) + Hạch toán doanh thu tiêu thụ tại đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi:(Sơ đồ 5) Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng Toàn bộ tiền hàng nhận đại lý, ký gửi đã bán (phải trả chủ hàng) Hoa hồng đại lý được hưởng Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ TK 911 TK 511 TK 331 TK 111, 112 TK 003 - Nhận -Bán -Trả lại Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp: (Sơ đồ 6) Thu tiền ở người mua các kỳ sau Số tiền người mua trả lần đầu tại thời điểm mua hàng Lợi tức trả chậm Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán thu tiền ngay Doanh thu theo giá bán thu tiền ngay Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ TK 911 TK 33311 TK 511 TK 3387 TK 111,112 TK 131 Tổng số tiền còn phải thu ở người mua Hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ (cho thuê tài sản) Nếu doanh nghiệp thu tiền trước của nhiều năm thì doanh thu của từng năm được xác định bằng tổng số tiền cho thuê/số năm. Ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản trả trước cho nhiều năm: Nợ TK 111, 112: Có TK 3387: Doanh thu trả trước cho nhiều năm chưa có thuế GTGT Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Xác định doanh thu cho thuê tài sản của kỳ có liên quan Nợ TK 3387 Có TK 511 Hạch toán doanh thu tiêu thụ nội bộ: + Hạch toán tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị thành viên về nguyên tắc tương tự như hạch toán tiêu thụ bên ngoài, cụ thể: Khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, các cửa hàng… Kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Tiền hàng đã thu. Nợ TK 136(1368): Số tiền hàng phải thu nội bộ. Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. + Hạch toán các trường hợp được coi là tiêu thụ nội bộ khác: (Sơ đồ 7) Doanh thu của hàng dùng trả thưởng, biếu tặng bù dắp bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi (tính thưeo tổng giá thanh toán của hàng tương đương) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dùng để trả lương, thưởng (giá không thuế GTGT) TK 512 TK 334 TK 431 TK 211 Tổng giá thanh toán của hàng dùng trả lương, thưởng (tính theo tổng giá thanh toán của hàng tương đương) TK 33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp Doanh thu tương ứng với giá bán không thuế GTGT của hàng dùng để tiếp thị, quảng cáo, chào hàng, biếu, tặng tính vào CPBH hay PQLDN TK 627, 641, 642 Doanh thu tương ứng với giá vốn (giá thành công xưởng của sản phẩm) đối với hàng xuất dùng phục vụ trực tiếp sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp Doanh thu tương ứng với giá thành công xưởng của sản phẩm tự chế chuyển thành tài sản cố định 3.2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các mặt hàng chịu thuế TTĐB hay thuế xuất khẩu. Nguyên tắc hạch toán: Khi xuất bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dich vụ theo các phương thức tiêu thụ thì bút toán ghi nhận doanh thu tương tự như ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tuy nhiên kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511 và TK 512) bao gồm cả thuế GTGT (hoặc thuế TTĐB, thuế xuất khẩu). Phương pháp hạch toán có thể được khái quát qua sơ đồ 8 Doanh thu tiêu thụ theo tổng giá thanh toán của hàng xuất khẩu, hàng chịu thuế TTĐB hay hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đã thu bằng tiền hay bán chịu Kết chuyển các khoản CKTM, GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp TK 3332, 3333, 33311 TK 521, 532, 531 TK 911 TK 511, 512 TK 111, 112, 131, 1368 Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4. Kế toán chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. 4.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán. + TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: tài khoản 531 dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản để điều chỉnh của tài khoản 511, 512 để tính toán doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại. Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư. + TK 532 “Giảm giá hàng bán”: Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoã thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên Nợ tài khoản 511, 512. Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư. + TK 521 “Chiết khấu thương mại”: Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên Nợ TK 511, 512. TK 521 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 3 tiểu khoản: 5211 “Chiết khấu hàng hoá”; 5212 “Chiết khấu thành phẩm”; 5213 “Chiết khấu dịch vụ”. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như TK 515, 635, 111, 112, 131, 333,… 4.2. Phương pháp hạch toán. 4.2.1. Hạch toán chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (Sơ đồ 9) Tập hợp chiết khấu thanh toán trong kỳ tính trên tổng số tiền đã thanh toán Kết chuyển CKTM, GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại trừ vào doanh thu Thuế GTGT tương ứng với số CKTM, GGHB và doanh thu hàng bán bị trả lại Tập hợp CKTM khi bán hàng (không thuế GTGT) Tập hợp doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ (không thuế GTGT) Tập hợp GGHB trong kỳ (không thuế GTGT) Chấp nhận cho người mua Thanh toán bằng tiền của người mua Trừ vào số tiền còn nợ TK 131, 1368 TK 111, 112, 311 TK 3388 TK 532 TK 511, 512 TK 531 TK 521 Tổng số CKTM, GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại TK 33311 TK 635 TK 131, 1368, 111, 112 ... Tập hợp chiết khấu thanh toán trong kỳ tính trên tổng số tiền đã thanh toán Kết chuyển CKTM, GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại trừ vào doanh thu Tập hợp CKTM khi bán hàng (cả thuế GTGT) Tập hợp doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ (cả thuế GTGT) Tập hợp GGHB trong kỳ (cả thuế GTGT) Chấp nhận cho người mua Thanh toán bằng tiền của người mua Trừ vào số tiền còn nợ TK 131, 1368 TK 111, 112, 311 TK 3388 TK 532 TK 511, 512 TK 531 TK 521 Tổng số CKTM, GGHB, doanh thu hàng bán bị trả lại TK 635 TK 131, 1368, 111, 112 ... 4.2.2.Hạch toán chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các mặt hàng chịu thuế TTĐB hay thuế xuất khẩu. (Sơ đồ 10) iii. Nội dung hạch toán kết quả tiêu thụ . 1. Hạch toán chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo… Từ các chứng từ gốc phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ: Phiếu xuất kho (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…phục vụ cho bán hàng), Bảng thanh toán lương, bảo hiểm xã hội cho nhân viên bán hàng, Bảng tính khấu hao tài sản cố định, Hoá đơn thanh toán các dịch vụ mua ngoài kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí vào các bộ phận để làm căn cứ ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp (trong đó có bộ phận bán hàng). Kế toán chi tiết chi phí bán hàng phát sinh được phản ánh trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí bán hàng. + TK 641 “Chi phí bán hàng”: Tài khoản 641 được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản 641 không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản: 6411 “Chi phí nhân viên”; 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì”; 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”; 6414 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”; 6415 “Chi phí bảo hành”; 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”; 6418 “chi phí bằng tiền khác”. Ngoài ra để hạch toán chi phí bán hàng, kế toán còn phải sử dụng một số tài khoản khác liên quan như: TK 152, 153, 334, 338, 111, 112, 331,… 1.2.Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng: Có thể khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 11) TK 331, 111, 112… KC vào kỳ sa._.u Chờ KC Trừ vào kết quả kinh doanh Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí bán hàng Dùng nhiều lần Phân bổ Chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí khác bằng tiền Chi phí khấu hao TSCĐ VL, DC xuất dùng một lần Chi phí nhân viên bán hàng TK 1422 TK 911 TK 111, 152,… TK 641 TK 152,155,… TK 335, 1421 TK 214 TK 152, 153 TK 334, 338 TK 133 TK 142 Chi phí bảo hành Các chi phí theo dự toán Kết chuyển chi phí bán hàng 2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. 2.1. Tài khoản dùng để hạch toán: + TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: Chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tố như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu…vào tài khoản 642. Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành: 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”; 6422 “Chi phí vật liệu quản lý” ; 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”; - 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”; 6425 “Thuế, phí và lệ phí”; 6426 “Chi phí dự phòng”; 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”; 6428 “Chi phí bằng tiền khác”. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, TK642 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các nội dung, yếu tố chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp. 2.2.Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Có thể khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 12) TK 331, 111, 112… KC vào kỳ sau Chờ KC Trừ vào kết quả kinh doanh Giá trị ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp Dùng nhiều lần Phân bổ Chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí khác bằng tiền Chi phí khấu hao TSCĐ VL, DC xuất dùng một lần Chi phí nhân viên TK 1422 TK 911 TK 111, 152,… TK 641 TK 333 TK 335, 1421 TK 214 TK 152, 153 TK 334, 338 TK 142 Thuế, phí, lệ phí phải nộp Các chi phí theo dự toán Kết chuyển chi phí bán hàng TK 139 Trích lập dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi TK 139 TK 133 3. Hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,lao vụ, dịch vụ trong doanh nghiệp chính là kết quả của hoạt dộng sản xuất - kinh doanh chính và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là daonh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ. Thông thường, cuối kỳ kinh doanh hay sau mỗi thương vụ, kế toán tiến hành xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh phụ. Qua đó, cung cấp các thông tin liên quan đến lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ cho quản lý. 3.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán: Để hạch toán kết quả này kế toán sử dụng TK 911- “Xác đinh kết quả kinh doanh”, kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Chi phí hoạt động kinh doanh liên quan đến kết quả (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính). Chi phí khác. Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lợi nhuận). Bên Nợ: Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và thu nhập thuần hoạt động tài chính trong kỳ. Tổng số thu nhập thuần khác. Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh lãi (lỗ). TK 911 cuối kỳ không có số dư. TK 911 được mở chi tiết cho từng hoạt động. 3.2.Phương pháp hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm: Có thể được khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 13) Trừ vào thu nhập trong kỳ TK 641, 642 Kết chuyển lãi về tiêu thụ Kết chuyển lỗ về tiêu thụ Kết chuyển doanh thu thuần Chờ kết chuyển Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ TK 421 TK 511, 512 TK 911 TK 1422 TK 632 Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển IV. Chuẩn mực kế toán quốc tế với kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. 1. Phạm vi áp dụng và những nguyên tắc được đề cập đến trong chuẩn mực. + IAS quy định việc hạch toán doanh thu có được từ: Bán hàng. Cung cấp dịch vụ. Sử dụng các tài sản khác của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền thuê và cổ tức. + Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế Trong kỳ. Phát sinh từ quá trình hoạt động thông thường. Do tăng vốn chứ không phải phần đóng góp của những người góp cổ phần. Doanh thu loại trừ những khoản thu thay cho bên thứ ba. + Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận là những quy tắc và những hướng dẫn làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính được chính xác, bảo đảm độ tin cậy và dễ so sánh. Sau đây là những nguyên tắc chủ yếu được đề cập trong phần hành này: Nguyên tắc xác định doanh thu: Doanh thu là số tiền có được khi bán các sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Điều quan trọng là phải đưa ra thời điểm xác định doanh thu. Thông thường thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ người bán sang người mua hay thực hiện với người mua (thu được tiền hay được người mua chấp nhận). Trong một số trường hợp đặc biệt như mua bán bất động sản, bán tài sản trả dần (trả góp) hay một số trường hợp đặc biệt khác, doanh thu có thể được xác định theo các phương pháp khác nhau như: Theo số tiền thực thu, theo phương thức trả góp, theo phần trăm hoàn thành. Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh nghiệp ghi nhận doanh thu. Xu hướng ở đây là sự phù hợp trên cơ sở thời gian, nó bảo đảm doanh thu xác định xác định của kỳ kế toán và chi phí liên quan tới kỳ đó là phù hợp. 2. Nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế về tiêu thụ thành phẩm và xác đinh kết quả tiêu thụ. + Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18) thì: Doanh thu phải được tính toán theo giá trị thực tế của khoản hoàn trả được nhận. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi: Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hóa được chuyển sang cho người mua. Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng như không giám sát hiệu quả hàng hoá bán ra. Số doanh thu có thể được tính một cách chắc chắn. Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích từ việc giao dịch. Chi phí giao dich có thể tính được một cách chắc chắn. Đối với tính không chắc chắn về khả năng thu về các khoản đã thu được tính trong doanh thu sẽ được coi như là một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu. Doanh thu không thể được công nhận khi chi phí không thể được tính một cách chắc chắn. Những khoản hoàn trả đã nhận được từ bán hàng sau này sẽ được hoàn trả về sau như một khoản nợ cho tới khi công nhận daonh thu. + Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam về doanh thu (chuẩn mực số 14): - Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. (Ví dụ: khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoá chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Doanh thu được xác đinh theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau: Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người bán; Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá; Doanh thu được xác đinh tương đối chắc chắn; Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dich bán hàng; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Qua những nội dung chính về chuẩn mực IAS số 18, ta thấy chế độ kế toán Việt Nam cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã phù hợp với kinh tế thị trường và dần dần hoà nhập với hệ thống kế toán quốc tế. Tuy nhiên đây mới chỉ là lý luận còn trong thạc tiễn thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của các quốc gia mà có những chuẩn mực riêng của nước mình. Vì vậy doanh nghiệp doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một phương pháp kế toán phù hợp. V. Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác đinh kết quả tiêu thụ ở một số nước trên thế giới. 1. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại nước Mỹ. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở nước Mỹ có nhiều điểm giống như chế độ kế toán Việt Nam như: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo 2 phương pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. + Các phương thức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá: Tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ với hợp đồng sẽ mua trả lại, tiêu thụ với quyền được trả lại hàng, bán hàng uỷ thác. Hệ thống kế toán Mỹ có điểm khác biệt cơ bản so với kế toán Việt Nam: + Không áp dụng thuế GTGT và việc phản ánh trên các sổ sách rất đơn giản. Hình thức sổ áp dụng là Nhật ký chung, đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của các số liệu và thông tin kế toán. + Về chiết khấu thanh toán có đưa ra điều kiện thời gian để hưởng chiết khấu bao nhiêu % (ví dụ: 2/10 – N.90 : 90 là kỳ hạn thanh toán 90 ngày, điều kiện hưởng chiết khấu là nếu trả trước 10 ngày đầu tiên được hưởng chiết khấu 2%) và có chứng từ chiết khấu thanh toán. + Về chiết khấu thương mại không được phản ánh trên sổ sách kế toán. + Đối với doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán có thể ghi giảm trực tiếp trên TK “Doanh thu bán hàng”, tuy nhiên chúng thường được theo dõi riêng trên TK “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý về số hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán. Tài khoản sử dụng để hạch toán. Để hạch toán tiêu thụ hàng hoá, kế toán sử dụng tài khoản “Doanh thu bán hàng” và được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hoá. Các khoản ghi giảm doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh tức thời, tức thời điểm mà quá trình sản sinh doanh thu đã được cơ bản hoàn thành và có thể biểu hiện qua chứng từ kế toán. Trình tự hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của Mỹ theo phương pháp KKTX: (Sơ đồ 14) Kết chuyển chi phí Thu tiền bán hàng Kết chuyển doanh thu bán hàng Kết chuyển giá vốn hàng bán TK “Giá vốn” TK “Chi phí” TK “DTBH” TK “XĐKQ” TK “Tiền mặt” TK “Phải thu khách hàng” Khách hàng mua chịu Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của Mỹ theo phương pháp KKĐK (Sơ đồ 15) Kết chuyển HTK (ĐK) Thu tiền bán hàng Kết chuyển doanh thu bán hàng Kết chuyển chi phí TK “Chi phí” TK “Hàng tồn kho” TK “DTBH” TK “XĐKQ” TK “Tiền mặt” TK “Phải thu khách hàng” Khách hàng mua chịu TK “Hàng tồn kho” Kết chuyển HTK (CK) Kết chuyển chiết khấu Chiết khấu thanh toán TK “Phải thu khách hàng” TK “Doanh thu bán hàng” TK “Chiết khấu thanh toán” TK “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” Các khoản hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán Kết chuyển Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo kế toán Mỹ: (Sơ đồ 16) 2. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của Pháp. + Như Việt nam, phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo 2 phương pháp KKĐK và KKTX. + Nguyên tắc ghi nhận nghiệp vụ bán hàng: Giá bán được hạch toán là giá thực tế, tức là tổng số ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá hồi khấu chấp thuận cho khách hàng. Điểm này khác so với kế toán Việt Nam, phần giảm giá bớt giá cho khách hàng không được trừ trực tiếp vào giá bán, giá dùng để hạch toán vẫn là giá ghi trên hoá đơn, phần giảm giá, bớt giá được coi là khoản giảm trừ doanh thu. Phần chiết khấu dành cho khách hàng mặc dù đã trừ vào tổng số tiền trên hoá đơn nhưng vẫn được tính vào giá bán và được hạch toán như một khoản chi phí tài chính, về điểm này giống với chế độ kế toán Việt Nam. Cuối kỳ kế toán loại bỏ các chi phí, thu nhập ghi nhận cho năm sau và ghi vào chi phí, thu nhập kỳ này những khoản thu, những khoản chi thuộc kỳ hạch toán nhưng chưa có chứng từ, đồng thời thực hiện các bút toán điều chỉnh chênh lệch tồn kho thành phẩm để xác định giá vốn hàng tiêu thụ. + Tài khoản sử dụng để hạch toán: TK 701 “Doanh thu về bán thành phẩm”, và một số tài khoản liên quan khác: TK 41 “Khách hàng và các tài khoản có liên hệ”; TK 4457 “Thuế GTGT thu hộ Nhà nước”; TK 665 “Chiết khấu dành cho khách hàng”; TK 530 “Quỹ tiền mặt”; TK 512 “ngân hàng”. Xác định kết quả tiêu thụ kế toán sử dụng tài khoản 128 “Xác định kết quả niên độ”. Trình tự hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo kế toán Pháp: (Sơ đồ 17) Hàng bán bị trả lại TVA thu hộ Nhà nước Doanh thu bán hàng (không có thuế) TK 4457 TK 530, 512, 41… TK 701 + Khi bán hàng, hàng đã giao nhưng hoá đơn chưa lập (chưa có chứng từ làm cơ sở cho việc hạch toán), khoản thu nhập này vẫn được ghi nhận và việc theo dõi khách hàng sẽ được chi tiết trên tài khoản 418- khách hàng, hoá đơn chưa lập và bút toán này là bút toán điều chỉnh thu nhập cuối năm vì đây là thu nhập thuộc hoạt động của năm báo cáo nên phải đưa về năm báo cáo. Điểm này là khác biệt so với Việt Nam, ta chỉ ghi nhận doanh thu khi đã có cơ sở chắc chắn từ phía khách hàng. Như trường hợp trên ta sẽ dùng TK 157 – hàng gửi bán để phản ánh và chỉ khi nào khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán mới ghi nhận doanh thu. + Đối với hàng bán bị trả lại: Doanh nghiệp nào trả lại hàng thì doanh nghiệp đó lập như bán hàng, nhưng hoá đơn phải ghi rõ hàng trả lại và kềm theo phiếu xuất kho còn đơn vị bán kèm theo phiếu nhập kho. Đây là điểm khác so với Việt Nam và khoản hàng bán bị trả lại không hạch toán trên một tài khoản riêng như ở Việt Nam mà ghi nhận trực tiếp vào tài khoản doanh thu tương ứng do nguyên tắc giá dùng để hạch toán. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo kế toán Pháp: (Sơ đồ 18) Cuối kỳ kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu trên hoá đơn báo có Chiết khấu sau hoá đơn dành cho khách hàng Thuế GTGT tương ứng sau hoá đơn Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng Giảm giá, bớt giá, hồi khấu trên hoá đơn báo có cho khách hàng Thuế GTGT tương ứng Tổng số tiền giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho khách hàng TK 530,512,41 TK 701 TK 709 TK 4457 TK 665 + Có thể nhận thấy việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu ở Pháp có những điểm khác biệt so với nước ta trong việc hạch toán tiêu thụ: Khi hàng bán có chiết khấu dành cho khách hàng thì phân thành 2 trường hợp: Chiết khấu được hưởng xảy ra cùng với việc lập hoá đơn (chiết khấu thương mại) và chiết khấu cho khách hàng hưởng sau khi lập hoá đơn báo Đòi thì người bán phải lập hoá đơn báo Có gửi cho khách hàng (chiết khấu thanh toán). Khi bán hàng cho khách hàng hưởng giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhưng cuối năm chưa thực hiện cho khách hàng. Nợ TK 709: giảm giá, bớt giá doanh nghiệp chấp nhận. Có TK 4198: khách hàng giảm giá, bớt giá, các khoản khác chưa trả. Trình tự hạch toán XĐKQ tiêu thụ thành phẩm tại Pháp (Sơ đồ19) Kết chuyển thu nhập (cuối kỳ) Kết chuyển chi phí (cuối kỳ) TK loại 6 TK 120 (lãi) TK 128 TK 701 TK 129 (lỗ) Kết chuyển lãi (cuối kỳ) Kết chuyển lỗ (cuối kỳ) Trên đây là những nét khái quát về trình tự hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Pháp, Mỹ. Việc học hỏi kinh nghiệm kế toán ở các nước trên thế giới là việc làm rất cần thiết với kế toán Việt Nam, bởi chúng ta đang mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việc học hỏi này giúp kế toán Việt Nam hoà nhập kịp với công tác kế toán trong khu vực và trên thế giới. VI. Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng hạch toán tiêu thu thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm: Việc sử dụng sổ tổng hợp tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu được khách quan, nhanh chóng giúp cho việc phân tích các hoạt động kinh tế. Thực hiện ghi vào sổ sách kế toán là công việc có khối lượng lớn, phải thực hiện thường xuyên, hàng ngày. Do đó, cần phải tổ chức một cách khoa học, hợp lý hệ thống sổ sách kế toán theo một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức Nhật ký chung, Hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức Nhật ký sổ cái. Tổ chức hệ thống sổ kế toán là một nghệ thuật vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Việc lựa chọn cách thức tổ chức hệ thống sổ kế toán nào cho phù hợp với từng đơn vị phải căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm hoạt động kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, vào trình độ và năng lực của cán bộ kế toán và vào khả năng trang bị phương tiện của đơn vị. Trong phạm vi bài viết này em xin đề cập đến hình thức sổ Nhật ký chứng từ (Sơ đồ 12) để có thể so sánh với sổ sách kế toán của đơn vị thực tập được trình bày ở phần sau. Sơ đồ 20: Trình tự hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ theo hình thức Nhật ký chứng từ. (Sơ đồ 20) Chứng từ gốc về tiêu thụ thành phẩm Sổ hạch toán chi tiết về tiêu thụ thành phẩm Nhật ký chứng từ số 8 Các bảng kê số 8,9,10,11,… Sổ cái TK 155,157,632,511,512, 641,642,911 Bảng tổng hợp về hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối kỳ. : Đối chiếu, kiểm tra. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết về tiêu thụ thành phẩm. Đối với Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng, chuyển số liệu tổng cộng củ bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Phần II:thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II I . Khái quát chung về Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II . 1. Quá trình hình thành và phát triển. Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung ương II là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng công ty dược Việt Nam, do Bộ Y tế quản lý. Trụ sở đặt tại số 9 Trần Thánh Tông – Hà Nội. Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung ương II tiền thân là một xưởng bào chế Quân dược thuộc cục quân y thuộc Bộ quốc phòng, thành lập năm 1947 tại Việt Bắc. Năm 1954 xưởng bào chế Quân dược được chuyển về Hà Nội tiếp tục được Đảng và Nhà nước đầu tư, xây dựng thành xí nghiệp dược phẩm ”Mùng sáu Tháng Giêng” Ngày 1 tháng 6 năm 1960 Chính Phủ đã quyết định chuyển giao xí nghiệp “6-1” sang Bộ y tế, đổi tên thành Xí Nghiệp Dược Phẩm số II. Do hoàn thành tốt các chỉ tiêu Nhà Nước giao và có nhiều thành tích xuất sắc nên ngày 29/5/1985 Xí nghiệp được phong tặng danh hiệu: “ Đơn vị anh hùng”. Đây là một mốc lớn, đánh dấu sự trưởng thành của xí nghiệp . Tháng 5-1993 theo quyết định QĐ388/HBT của Hội đồng bộ trưởng công nhận xí nghiệp dược phẩm số II là doanh nghiệp Nhà Nước đồng thời là một đơn vị được hạch toán độc lập, và cũng từ đó mang tên Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung ương II . Vào những ngày đầu thành lập, xí nghiệp chỉ là một xưởng nhỏ với máy móc thiết bị đơn sơ và số lượng công nhân vài ba chục người. Nhưng đến nay, xí nghiệp đã có công nghệ hoàn thiện và quy mô được mở rộng với số lượng công nhân lên đến 510 người. Xí nghiệp luôn chú ý đầu tư thay đổi trang thiết bị nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, tối thiểu hoá chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm dứng vững và cạnh trong cơ chế thị trường. Hiện nay, xí nghiệp đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại vào bậc nhất của ngành Dược Việt Nam, với quy trình công nghệ khép kín, sản xuất trong môi trường vô trùng, kỹ thuật xử lý nước tinh khiết, các công đoạn sản xuất nhanh, các công đoạn kiểm tra lý hoá với mức dộ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và chất lượng sản phẩm. Qua hơn 40 năm hoạt động xí nghiệp đã sớm tìm được bước đi đúng đắn và vững chắc trên thương trường tạo dựng được một uy tín trong ngành dược và luôn hoàn thành tốt các nghĩa vụ với Nhà nước như nộp ngân sách, đầu tư tích luỹ ... Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp bao gồm: Sản xuất kinh doanh các loại thuốc tân dược đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng: đó là các loại thuốc chữa bệnh dưới dạng thuốc tiêm, thuốc viên và hoá chất. Ngoài ra Xí nghiệp còn kinh doanh cho thuê các kiốt. Trong quá trình hình thành và phát triển, Xí nghiệp đã từng khó khăn ở khâu tiêu phân phối sản phẩm. Nhưng đến nay Xí nghiệp đã xây dựng một hệ thống khá hoàn chỉnh phủ kín khắp các địa phương và các bệnh viện ở các tỉnh. Như sử dụng kênh phân phối gián tiếp 2 cấp: Cấp 1: Công ty Dược phẩm TWI, các bệnh viện trung ương, các nhà thuốc, các cửa hàng bán buôn , các công ty dược phẩm các tỉnh huyện với số lượng tiêu thụ 30% sản phẩm . Cấp 2: Là những khách hàng phân phối sản phẩm của Xí nghiệp và liên hệ trực tiếp với đại lý cấp 1 bao gồm: Bệnh viện tỉnh huyện, đại lý tỉnh huyện, hiệu thuốc huyện xã. Các thành viên cấp 2 của kênh tiêu thụ là những người trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, việc buôn bán giao dịch với nước ngoài càng trở nên cần thiết, khi mà một số nguyên liệu chính đẻ sản xuất thuốc cần phải nhập khẩu từ nước ngoài, do vậy xí nghiệp còn mang tên quốc tế là DOPHARMA. Một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp đã đạt được trong ba năm gần đây. Biểu số 1: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1. Doanh thu 77.430.755.029 69.336.943.791 76.973.205.155 2.Lợi nhuận 629.029.020 912.557.764 1.002.993.541 3. Nộp ngân sách 201.289.286 292.018.484 320.957.933 4. Thu nhập BQCBCNV 780.000 850.000 950.000 Với cơ cấu vốn là: Biểu số 2 Đơn vị tính: đồng Năm Tài sản Nguồn hình thành TSCĐ và ĐTDH TSLĐ và ĐTNH Vốn CSH Vốn vay 2000 12.279.103.690 41.316.924.780 18.364.771.908 35.231.256.562 2001 12.965.250.348 45.966.930.091 23.999.466.204 34.932.714.235 2002 11.462.875.684 40.217.493.403 23.572.544.672 28.107.824.415 2. Thị trường bán sản phẩm của Xí nghiệp. Để đảm bảo được tính liên tục của quá trình sản xuất và tính ổn định, kịp thời của quá trình cung ứng thì các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện tốt khâu tiêu thụ. Nếu khâu công việc này bị ứ đọng, tất yếu dẫn đến sự ngưng trệ của hai khâu công việc nói trên. Như vậy yêu cầu đặt ra với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải luôn duy trì và phát triển các thị trường truyền thống bên cạnh việc triển khai, nghiên cứu các thị trường tiềm năng. Hiện nay, Xí nghiệp có 20 cửa hàng đại lý, hơn 100 khách hàng lớn từ Bắc- Trung- Nam . Từ phía thanh Hoá trở ra (như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá,...) có tới 50 đơn vị là khách hàng thường xuyên của Xí nghiệp với lượng mua của khách hàng lớn nhất là 300 triệu/tháng, trung bình là 100 triệu/ tháng. Khu vực từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng có khoảng 24 đơn vị, với lượng mua trung bình là 150 triệu / tháng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh Xí nghiệp có 2 khách hàng thường xuyên đó là Chi nhánh của Công ty dược phẩm TW1 và Quầy 54- Quận 10. Tại Hà Nội, Xí nghiệp có 4 cửa hàng Kinh doanh sản phẩm của mình là Số 31 láng Hạ, Số 7 Ngọc Khánh, Số 8 Ngọc Khánh, Giới thiệu sản phẩm và nhóm tiếp thị . Khách hàng Chỉ tiêu XNDPTWI Công ty Dược Đông Nam á Công ty Dược Phẩm Nghệ An ... Tổng cộng Doanh số bán háng (chưa thuế) 6.568.678.000 4.877.590.768 6.267.789.500 ... 80.678.680.000 Tỷ lệ % của các khách hàng 8,14% 6.05% 7,77% ... 100% Biểu số 3: Thống kê doanh số mua của một số khách hàng thường xuyên trong năm 2002 3. đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp. Là một doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng, dựa trên chế độ dân chủ tập trung (tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách theo chế độ một thủ trưởng), Xí nghiệp tổ chức quản lý theo hai cấp đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc. Giám đốc chỉ đạo trực tiếp thông qua các phó giám đốc và các phòng ban, các phân xưởng thực hiện theo nhiệm vụ chức năng của mình và có mối quan hệ cấp trên với cấp dưới - đồng thời có mối liên hệ ngang giữa các phòng ban phân xưởng. + Giám đốc: Là người chỉ đạo trực tiếp thông qua các phó giám đốc, các trưởng, phó phòng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả họat động của xí nghiệp . + Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc trong việc quản lý xí nghiệp. Có hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ và một phó giám đốc phụ trách sản xuất. + Phòng tài chính- kế toán: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thống kê, lưu trữ, cung cấp số liệu, thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ở mọi thời điểm cho Giám đốc và các bộ phận liên quan nhằm phục công tác quản lý kinh tế . + Phòng tổ chức lao động: Trực thuộc Giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác quản lý, thực hiện các chế độ chính sách về người lao động, xây dựng và tham mưu cho xí nghiệp về tiêu chuẩn lương, thưởng, đảm bảo chế độ lương thưởng cho người lao động, xem xét về bộ máy tổ chức của xí nghiệp, bố trí lại lao động của xí nghiệp. + Phòng kế hoạch cung ứng: Có nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch lao động, tiền lương cho các phân xưởng và toàn doanh nghiệp; thu mua, quản lý phải đảm bảo nguyên liệu, vật tư, bao bì, đủ tiêu chuẩn phục vụ sản xuất kinh doanh; đối với những thuốc độc phải thường xuyên kiểm tra và đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ. + Phòng thị trường: Trực thuộc Giám đốc, phải có trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm đã nhập kho theo các quyết định tài chính của Nhà nước cũng như của xí nghiệp; có nhiệm vụ quảng cáo sản phẩm, nghiên cứu trên thị trường để nắm bắt mẫu mã; phòng này có mối quan hệ gần nhất với phòng tài chính - kế toán và phòng cung ứng . + Nhóm Markting: Thăm dò thị trường, cố vấn cho sản xuất của xí nghiệp. + Phòng đảm bảo chất lượng: Xây dựng ra các tiêu chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng mỹ thuật của sản phẩm hoàn thành từ đó đưa ra các kiến nghị để thay đổi mẫu mã sản phẩm. + Phòng nghiên cứu triển khai: Có 2 nhiệm vụ: Nghiên cứu ra quy trình để sản xuất ra sản phẩm mới; khi sản phẩm mới ra đời rồi thì phải có trách nhiệm thường xuyên xem xét tuổi thọ của nó; phải phối hợp chặt chẽ với nhóm Marketinh và phòng thị trường để thường xuyên nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. + Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Kiểm tra về chất lượng, hàm lượng nguyên vật liệu đưa vào pha chế, và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp. + Phòng hành chính quản trị: Điều hành bộ máy hành chính, các công việc chung phục vụ cho vấn đề xã hội cũng như đời sống tinh thần của xí nghiệp. + Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản của xí nghiệp. + Phòng y tế: Thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên chức. + Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Xây dựng theo định hướng, qui định của xí nghiệp, xây dựng các dự án như: dự án đầu tư xí nghiệp, dự án đầu tư dây chuyền; sữa chữa nhỏ và thường xuyên sửa chữa các hư hỏng nhỏ của xí nghiệp. + Các phân xưởng sản xuất: Gồm phân xưởng chính (phân xưởng Tiêm, Phân xưởng viên, Phân xưởng Hóa), phân xưởng phụ (phân xưởng cơ điện), trong đó phân xưởng viên là phân xưởng chuyên sản xuất các loại thuốc như Ampicilin (nén), Penicilin,VitaminB1, B6, B12, C, thuốc sốt rét, thuốc giảm đau ,Tertacilin...; Phân xưởng Tiêm: chuyên sản xuất cácloại thuốc tiêm ,dịch chuyền như các loại Vitamin,thuốc bổ , kháng sinh, thuốc giảm đau ,glucoza; Phân xưởng Hóa (chế phẩm ): sản xuất các hóa chất ,tinh dầu ,thuốc nhỏ mũi thuốc giảm đau, các loại cao xoa...; phân xưởng cơ điện: chuyên phục vụ sửa chữa định kỳ, thường xuyên, phục vụ điện nước và sản xuất hơi cho các phân xưởng sản xuất chính. 4. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán. 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính kế toán của Xí nghiệp, dưới kế toán trưởng là một phó phòng phụ trách, và các nhân viên kế toán. Mỗi phòng ban, phân xưởng có những chức năng riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau khi thực hiên nhiệm vụ của mình. Các phòng ban phân xưởng được quản lý theo chức năng thông qua các trưởng phòng, quản đốc rồi đến các nhân viên. Phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các mặt liên quan đến tình hình tài chính, kế toán và thống kê trong và ngoài Xí nghiệp. Phòng tài chính - kế toán gồm 7 nhân viên dưới sự quản lí của một trưởng phòng và một phó phòng. Ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế phân xưởng (ứng với 4 phân xưởng: phân xưởng tiêm, phân xưởng viên, phân xưởng hóa, phân xưởng cơ điện) có nhiệm vụ thu nhập thông tin tại từng phân xưởng cho kế toán trưởng, 4 nhân viên này ngoài chịu sự quản lí của kế toản trưởng còn chịu sự quản lý của các quản đốc phân xưởng . Chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng : Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách chung mọi hoạt động trong phòng cũng như các phân xưởng, chủ yếu là phần tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của xí nghiệp. Phụ trách giám sát chung, chỉ đạo thực hiện phương thức hạch toán, tạo nguồn vốn cho xí nghiệp, tham mưu về tình hình tài chính, thông tin kịp thời cho Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghịêp. Ngoài ra kế toán trưởng còn đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định vì thiếu nhân viên. Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng): Có nhiệm vụ tổng hợp thông tin từ các nhân viên kế toán để lên cân đối, báo cáo cuối kỳ. Phó phòng phụ trách điều hành kế toán viên liên quan đến việc đi sâu vào hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp như các nghiệp vụ kho, thanh toán, giá thành, tiêu thụ sản phẩm... Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ, thu chi theo kế hoạch được duyệt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê quỹ và khóa sổ. Thu ngân._.hương pháp thẻ song song còn thiếu “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng gửi bán” theo dõi số liệu tổng hợp hàng gửi bán của toàn Xí nghiệp. Sự thiếu này đã làm hạn chế công việc tổng hợp số liệu giá vốn thành phẩm bán trực tiếp và giá vốn hàng gửi bán đã bán được để lên NKCT số 8. “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm” và “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng gửi bán” là căn cứ để tính giá vốn ghi vào NKCT số 8 chứ Xí nghiệp không mở sổ chi tiết giá vốn, vậy mà trên hai bảng tổng hợp này chưa thể hiện giá vốn thành phẩm bán trực tiếp, giá vốn hàng bán bị trả lại, do vậy để phản ánh lên NKCT số 8 kế toán tiêu thụ đã phải sử dụng nhiều sổ sách liên quan để tính và lên NKCT số 8. Đối với trường hợp hạch toán tiêu thụ tại các cửa hàng chưa sử dụng các sổ chi tiết, sổ tổng hợp để theo dõi riêng các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu. Sổ chi tiết 131 và Bảng kê 11 đồng thời ghi nhận doanh thu và các khoản giảm trừ theo hoá đơn của 4 cửa hàng, dẫn đến sự chồng chéo trong công việc ghi chép số liệu phát sinh theo hai phương thức tiêu thụ. 2.2.2. Tồn tại trong việc hạch toán hàng huỷ sau bán. Sản phẩm của Xí nghiệp là các loại thuốc, loại sản phẩm có liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc hàng bán bị trả lại do chất lượng sản phẩm là ít xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp do sơ xuất, các sản phẩm đã quá hạn sử dụng, không đúng quy cách mẫu mã vẫn được bán. Khi phát sinh nghiệp vụ hàng huỷ, tại Xí nghiệp việc hạch toán hàng huỷ còn một số bất cập. Biểu hiện cụ thể của tồn tại này sẽ được trình bày trong phần sau. 2.2.3. Về chiết khấu bán hàng. Hiện tại Xí nghiệp sử dụng mức chiết khấu với khách hàng của mình là từ 1%- 5% trong cả 3 tháng từ khi khách hàng mua hàng. Xí nghiệp mới thực hiện được một phần ý nghĩa của việc chiết khấu, đó là khuyến khích khách hàng mua của Xí nghiệp (Tỷ lệ chiết khấu của Xí nghiệp chỉ thực hiện khi khách hàng đến ký hợp đồng kinh tế với Xí nghiệp và Xí nghiệp xác định mức chiết khấu theo doanh số mua hàng của khách hàng) mà không khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh. Đối với hình thức chiết khấu thương mại, thực hiện cho khách hàng mua khối lượng lớn được thực hiện tại Xí nghiệp, nhưng đó không được coi là chiết khấu mà xem như là khoản khuyến mại quảng cáo. Điều này là bất hợp lý trong việc hạch toán. Ngoài ra Xí nghiệp cũng chưa thực hiện hình thức chiết khấu thương mại trong một đợt giá. 2.2.4. Về khoản giảm giá hàng bán. Việc giảm giá cho khách hàng tại Xí nghiệp do những nguyên nhân : Hàng bán tại Xí nghiệp giảm giá, khi đó Xí nghiệp thông báo cho khách hàng của mình giảm giá theo trường hợp chuyển hàng chờ chấp nhận. Giảm giá do khách hàng đề nghị vì không bán được hàng. Trường hợp này, hiện nay tại Xí nghiệp chưa có điều kiện kiểm tra trực tiếp mà chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng khách hàng là chính. Điều này dẫn đến Xí nghiệp sẽ bị lợi dụng, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. 2.2.5. Về dự phòng phải thu khó đòi. Việc tiêu thụ thành phẩm của Xí nghiệp chủ yếu theo phương thức thanh toán trả chậm, khoản phải thu của khách hàng còn lại cuối tháng rất lớn. Ví dụ: Dư nợ cuối tháng 1/2003 trên TK 131 là: 22.888.419.954 (đồng), chiếm gần 47% trong tổng Tài sản. Như vậy khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng Tài sản, vậy mà trong thực tế Xí nghiệp đã không lập dự phòng khoản phải thu. Như vậy Xí nghiệp không sử tài khoản cần thiết như: TK139 – TK dự phòng phải thu khó đòi. Điều này sẽ gây khó khăn cho Xí nghiệp khi có tình huống bất thường xảy ra. 2.2.6. Tồn tại trong việc áp dụng kế toán máy. Phần mềm kế toán máy Fast mà Xí nghiệp đang áp dụng về cơ bản đã cải thiện phần lớn công việc của lao động kế toán và bộc lộ nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, còn một số điểm hạn chế, cụ thể: việc theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ về doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra phải nộp, các khoản giảm khoản phải thu được lập riêng từng bảng kê chứng từ, trong đó mỗi một Bảng kê chứng từ là một tài khoản đối ứng với một tài khoản khác và cuối tháng kế toán tiêu thụ in ra rất nhiều Bảng kê chứng từ. Điều này làm cho sổ sách kế toán rất nhiều, cồng kềnh ảnh hưởng đến việc kiểm toán và lưu trữ. Hiện nay Xí nghiệp mới chỉ nối mạng được một số phần hành kế toán nhưng vẫn phải làm song song với kế toán thủ công, còn một số phần hành kế toán đang phải làm thủ công hoàn toàn. Vì thế công tác hạch toán tổng hợp vẫn phải làm thủ công (bằng tay hoặc tính toán trên máy) với khối lượng công việc lớn và tính chất phức tạp. 2.2.7. Tồn tại trong việc bố trí nhân viên kế toán đảm nhiệm phần hành kế toán tiêu thụ. Hiện nay tại phòng kế toán, phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm do 2 kế toán viên phụ trách. Chức năng nhiệm vụ của từng người đã nêu tại mục I. Trên thực tế, sự phân công công việc giữa hai kế toán là chưa thật sự hợp lý, vẫn còn tồn tại một số bất cập. Chưa có sự phân định rõ ràng về phạm vi trách nhiệm của mỗi kế toán viên đối với phần việc của mình. Lấy ví dụ cụ thể: Sau khi hoàn thành “Sổ chi tiết thành phẩm” thì kế toán thành phẩm sẽ lập “ Bảng tổng hợp NXT thành phẩm”. Nhưng kế toán tiêu thụ có thể làm thay phần việc của kế toán thành phẩm. Như vậy vấn đề đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu xảy ra sai sót - nếu trong quá trình ghi chép số liệu có những điều chỉnh mà giữa hai kế toán viên không có sự trao đổi, đối chiếu kịp thời. Kế toán tiêu thụ vừa có nhiệm vụ theo dõi, giám sát nghiệp vụ bán hàng tại Xí nghiệp và nghiệp vụ gửi bán qua các cửa hàng. Kế toán thành phẩm chỉ có trách nhiệm đối chiếu giữa “Sổ chi tiết thành phẩm” và “ Bảng tổng hợp NXT ” về các chỉ tiêu: số lượng thành phẩm xuất ra các cửa hàng, giá vốn đơn vị và giá trị thành phẩm xuất bán. Tại 4 cửa hàng có 4 nhân viên kế toán, cuối tháng nộp tiền và gửi các chứng từ, báo cáo lên phòng kế toán, rồi kế toàn tiêu thụ lại phải hạch toán một lần nữa. Như vậy làm cho công việc hạch toán bị chồng chéo lên nhau mà chưa sử dụng tối đa lao động hiện có, tạo ra khối lượng công việc lớn vào cuối tháng và gây ra sự chậm trể trong việc hạch toán và xác định kết quả kinh doanh. 2.2.8. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, toàn bộ chí phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đều được kế toán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ . Với trường hợp những chi phí này nhỏ, thì làm như vậy không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, nhưng mà trong tương lai, khi mà Xí nghiệp ngày một phát triển thì theo nguyên tắc phù hợp, ta nên phân bổ lượng chi phí này cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại trong kho. Như vậy sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chí phí và doanh thu, làm cho kết quả kinh doanh trong kỳ chính xác hơn. 2.2.9. Tồn tại trong công tác quản lý phần hành kế toán. Xí nghiệp có 4 cửa hàng bán sản phẩm tại Hà Nội, nhưng cuối tháng các cửa hàng mới nộp tiền bán hàng kèm các báo cáo và chứng từ gốc lên phòng kế toán. Điều này đã làm cho khối lượng công việc của kế toán tiêu thụ vào cuối tháng rất nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như việc cung cấp thông tin kịp thời. Mặc dù đã sang niên độ kế toán mới nhưng doanh nghiệp vẫn chưa triển khai áp dụng thông tư hướng dẫn kế toán 4 chuẩn mực trong việc xác định kết quả kinh doanh. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp . Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất để thực hiện giá trị sản phẩm , hàng hoá, dịch vụ. Việc quản lý và tổ chức công tác hạch toán tốt khâu tiêu thụ sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ cho việc phân tích hiệu quả sản xuất trong kỳ và từ đó có kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ tiếp theo đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao. Công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp đã đáp ứng được những yêu cầu về tính thống nhất, tính chính xác của các số liệu kế toán nói riêng và các chỉ tiêu kinh tế nói chung, việc tổ chức chứng từ và sổ kế toán theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Trong một chừng mực nhất định , có thể nói công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm đã làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình, thích hợp với điều kiện thực tế của Xí nghiệp . Tuy nhiên, công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để thuận lợi cho việc hạch toán, giải trình, kiểm tra, đối chiếu số liệu đòi hỏi hệ thống chứng từ, sổ sách phải được trình bày rõ ràng về cả tên gọi và chức năng hạch toán cũng như hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu một số giải pháp đổi mới để hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 2. Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp . Với tư cách là một sinh viên thực tập, tuy trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế song em xin mạnh dạn nêu một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp . Theo em, công tác công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, cần hướng vào một số giải pháp để hoàn thiện những tồn tại trên. 2.1. Hoàn thiện hệ thống sổ hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Như đã đề cập ở trên, để hệ thống sổ hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp được hoàn thiện hơn cả về tên gọi và chức năng ghi chép, đối chiếu, kiểm tra cũng như không gây khó khăn cho việc tính toán, thu thập số liệu, em xin đưa ra một số giải pháp như sau: Đổi tên gọi “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng gửi bán” chi tiết theo từng cửa hàng thành “ Bảng kê nhập xuất tồn hàng gửi bán” được chi tiết theo từng cửa hàng. Thêm “ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng gửi bán – Biểu số 29” của toàn Xí nghiệp, tạo điều kiện thuận tiện trong việc tính giá vốn của hàng gửi bán đã bán được của toàn Xí nghiệp và giá vốn hàng bán trực tiếp tại Xí nghiệp . Biểu số 29 Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn hàng gửi bán Tháng 1/2003 STT Tên cửa hàng Giá trị tồn đầu tháng Giá trị nhập trong tháng Giá trị xuất trong tháng Giá trị tồn cuối tháng 1 Số 7 Ngọc Khánh 625 433 168 564 284 705 624 637 949 565 079 924 2 Số 8 Ngọc Khánh 75 338 046 143 939 336 143 855 100 75 422 282 3 Số 31 Láng Hạ 137 774 312 208 976 404 229 218 059 117 532 657 4 Giới thiệu sản phẩm 32 348 654 7 068 464 19 074 107 20 343 011 Cộng theo giá thực tế 870 894 180 924 268 909 1 016 785 215 778 377 874 Theo giá tạm tính (tập hợp từ báo cáo tiêu thụ SP do các cửa hàng gửi lên) Dựa trên Biểu số 33, kế toán tiêu thụ có thể biết được giá vốn hàng gửi bán và giá vốn hàng gửi bán đã bán được trong tháng trong trường hợp hàng gửi bán không bị trả lại (Trường hợp hàng gửi bán bị trả lại rất ít xảy ra). 2.2. Hoàn thiện hạch toán hàng huỷ sau bán: Như đã nêu trên, hàng huỷ là những sản phẩm thuốc không không đảm bảo quy cách chất lượng hoặc quá hạn sử dụng, không thể tái chế mà phải đem huỷ. Nghiệp vụ hàng huỷ sau bán có thể phát sinh trong trường hợp : Hàng gửi bán hoặc đã bán (chủ yếu) bị khách hàng trả lại và đem huỷ là do không đảm bảo chất lượng sản phẩm. (2) Phản ánh giá vốn hàng huỷ Phản ánh giá vốn hàng gửi bán hoặc đã bán bị trả lại TK155(TK157) TK632(TK157) Hiện nay, trong phương pháp hạch toán hàng huỷ sau bán phát sinh tại Xí nghiệp còn một số bất cập, có thể mô tả thực trạng này qua sơ đồ sau là: (sơ đồ 24) Trong hai bút toán này thì bút toán (2) phản ánh chưa chính xác tính chất phát sinh của nghiệp vụ. Để đảm bảo nguyên tắc hạch toán giá vốn, hạch toán thiệt hại trong quá trình hạch toán thành phẩm và tiêu thụ, đồng thời tuân thủ chế độ tài chính chung, em kiến nghị nên đổi lại cách hạch toán trên như sau: Nợ Tk 811 Có Tk 632 : Giá vốn hàng đã bán quay lại và huỷ Có Tk 157 : Giá vốn hàng gửi bán bị trả lại đem huỷ. 2.3. Hoàn thiện về chiết khấu: Về bản chất, chiết khấu bán hàng được sử dụng kích thích khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc thanh toán nhanh, vì vậy có những mức tỷ lệ chiết khấu hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp . Theo quy đinh hiện tại, khách hàng có thể trả chậm tối đa 3 tháng. Trong khi Xí nghiệp vẫn phải vay ngân hàng và trả lãi mỗi tháng từ 120 đến 200 triệu đồng. Làm thế nào để khách hàng thanh toán sớm hơn sẽ giúp cho Xí nghiệp giảm bớt khoản vay của ngân hàng. Như đã nêu tồn tại ở trên, thì Xí nghiệp nên sử dụng thêm hình thức chiết khấu thương mại trong một đợt giá, vì việc sử dụng đồng thời hai hình thức của chiết khấu thương mại sẽ khuyến khích hợp tác lâu dài với khách hàng, khuyến khích khách hàng tiêu thụ với khối lượng lớn. Đồng thời để khuyến khích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp và thanh toán nhanh thì Xí nghiệp cần phải áp dụng linh hoạt cả hai hình thức chiết khấu: Đối với khoản chiết khấu thương mại. Khi thực hiện hình thức chiết khấu này, Xí nghiệp nên có những biện pháp linh động, tránh sự cứng nhắc thái quá. Đối với các khoản chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua sản phẩm của Xí nghiệp với số lượng lớn trong một thời kỳ ( hồi khấu ), mức chiết khấu cho một khoảng doanh thu nhất định là mức chiết khấu cho doanh số tối đa trong khoảng đó, và ghi giảm trừ vào giá bán trên “ Hoá đơn (GTGT)” lần cuối cùng. Đối với những khoản chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua sản phẩm của Xí nghiệp với số lượng lớn trong một đợt giá (bớt giá), mức chiết khấu được sử dụng linh động hơn. Đối với các sản phẩm mới thì việc sử dụng chiết khấu thương mại còn có thể có ý nghĩa như quảng cáo. Đối với các sản phẩm lỗi thời (chẳng hạn sắp có sản phẩm mới thay thế ) thì việc sử dụng chiết khấu này có thể làm giảm bớt lượng hàng tồn đọng. Về việc hạch toán khoản chiết khấu thương mại, theo quy định mà Xí nghiệp nên áp dụng là: Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong tháng, ghi: Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112... Có TK 131- Giảm phải thu của khách hàng Cuối tháng, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 5112 : Nợ TK 5112 Có TK 521- chiết khấu thương mại. Đối với chiết khấu thanh toán. Đây là hình thức chiết khấu duy nhất của Xí nghiệp hiện nay. Tuy nhiên tại Xí nghiệp các khách hàng trả nợ quá hạn cũng vẫn được hưởng khoản chiết khấu này. Điều nay không kích thích việc thanh toán ngay, dẫn đến việc thiếu vốn cho chu kỳ tiếp theo, Xí nghiệp lại phải vay ngân hàng và trả lãi. Như vậy, để tăng vòng quay của vốn, giảm bớt việc dây dưa công nợ Xí nghiệp nên xây dựng mức chiết khấu theo thời gian thanh toán dựa trên những yếu tố sau : Tỷ lệ lãi vay ngân hàng hiện tại Số tiền lãi Xí nghiệp phải trả ngân hàng hàng tháng Khả năng thanh toán nhanh của từng khách hàng có doanh số mua hàng ổn định. Dựa trên các thông số trên để đề ra các mức chiết khấu khác nhau đảm bảo rằng khoản chiết khấu dành cho khách hàng ít nhất được bù lại bằng việc giảm lãi tiền vay của Xí nghiệp với ngân hàng. Nhưng mức tối thiểu của tỷ lệ chiết khấu phải lớn hơn lãi suất tiền gửi ở ngân hàng để tránh tình trạng khách hàng bán được hàng nhưng không trả tiền cho Xí nghiệp mà lại gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất. Đối với những khách hàng nợ quá hạn Xí nghiệp nên tính lãi suất tương ứng với lãi suất ngân hàng. Trong trường hợp Xí nghiệp biết xây dựng và sử dụng mức chiết khấu hợp lý sẽ khuyến khích khách hàng giữ quan hệ lâu dài với Xí nghiệp . Về hạch toán các khoản chiết khấu cho khách hàng: Tại Xí nghiệp hạch toán như sau Nợ TK 8112 : 65.326.085 Có TK 111 : 11.008.790 Có TK 131 : 54.317.295 Việc hạch toán như vậy là phù hợp với chế độ kế toán khi chưa có thông tư hứơng dẫn thực hiên 4 chuẩn mực kế toán mới ban hành. Tuy 4 chuẩn mực mới ra đời nhưng đã thuộc niên độ kế toán cũ của Xí nghiệp , vậy mà sang niên độ kế toán mới năm 2003 Xí nghiệp vẫn chưa triển khai áp dụng, do đó theo em Xí nghiệp nên triển khai áp dụng theo 4 chuẩn mực kế toán mới cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Chiết khấu thanh toán mà Xí nghiệp đang sử dụng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành vẫn được tính vào chi phí tài chính nhưng được hạch toán trên TK 635 “ Chi phí hoạt động tài chính ” và được hạch toán như sau : Nợ TK 635 Có TK 111, 131 Chiết khấu thanh toán mang lại lợi ích cho Xí nghiệp thông qua việc Xí nghiệp có vốn để tái sản xuất mà không phải đi vay ngân hàng và gắn với việc xúc tiến quá trình tiêu thụ. Vì vậy việc cho chiết khấu thanh toán vào TK 635 để xác định kết quả kinh doanh như chế độ hiện hành là hợp lý. Do đó kế toán tiêu thụ của Xí nghiệp cần phải thay đổi cho đúng chế độ. 2.4. Hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu khó đòi. Như trên đã đề cập, hiện nay tuy tại Xí nghiệp trong hệ thống danh mục tài khoản có TK139 – Dự phòng phải thu khó đòi, nhưng trên thực tế Xí nghiệp đã không trích lập các khoản dự phòng này. Việc không trích lập dự phòng phải thu khó đòi, điều nay là không phù hợp với một Xí nghiệp sản xuất và tiêu thụ mà hình thức bán hàng chủ yếu là thu tiền chậm. Điều này dễ gây ra cho Xí nghiệp một số rủi ro trong việc thu tiền hàng kéo theo quay vòng vốn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả của Xí nghiệp, đồng thời cũng không đúng nguyên tắc. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi sẽ giúp Xí nghiệp tạo nguồn bù đắp kho có rủi ro xảy ra do những khách hàng có nghi vấn, thậm chí với những khách hàng uy tín cũng khó có thể chắc chắn rằng trong tương lai họ không trở thành khách hàng nghi ngờ. Vì thế theo em, Xí nghiệp nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Theo quy định của Bộ tài chính, để dự phòng những tổn thất về khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi niên độ, kế toán phải dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng. Các khoản nợ phải thu khó đòi phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng con nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Đồng thời Xí nghiệp phải so chứng từ gốc hoặc xác nhận của con nợ về số tiền chưa trả (Hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, đối chiếu công nợ, khế ước vay,...). Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn 2 năm, kể từ ngày đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được. Trường hợp đặc biệt, tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn hoặc đang bị giam giữ, xét hỏi..cũng được coi là nợ khó đòi. Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm. Mức dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập có thể được xác định dựa theo phương pháp kinh nghiệm hay dựa vào thời gian quá hạn thực tế khoản nợ phải thu ở từng con nợ cụ thể. Theo phương pháp kinh nghiệm, số dự phòng phải thu khó đòi được xác định dựa vào tổng số doanh thu bán chịu và tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính theo kinh nghiệm thực tế Số dự phòng phải thu cần lập cho năm tới Tổng số doanh thu bán chịu Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính == x Theo thời gian quá hạn thực tế khoản nợ phải thu ở từng con nợ, số dự phòng phải thu khó đòi ước tính đối với khách hàng đáng ngờ được xác định dựa vào tổng số nợ phải thu ở từng con nợ và khả năng tài chính của từng con nợ. Số dự phòng cần phải lập cho niên độ của khách hàng đáng ngờ = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ Tỷ lệ ước tính không thu được của khách hàng đáng ngờ x Việc trích lập dự phòng được thực hiện vào cuối niên độ kế toán. Xí nghiệp sẽ phải phản ánh việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào hai tài khoản : TK 139 và TK 6426. Cuối niên độ kế toán , xác định được mức trích dự phòng phải thu khó đòi, kế toán ghi: Nợ TK 642 (6426) : Chi phí dự phòng Có TK 139 : Trích lập dự phòng khó đòi Sang niên độ kế toán mới, khi thu hồi hay xoá sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, ngoài bút toán phản ánh số tiền đã thu hay xoá sổ, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi đã lập của các khoản này bằng bút toán: Nợ TK 139 : Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi Có TK 711: Ghi tăng thu nhập hoạt động khác. 2.5. ý kiến về việc áp dụng phần mềm kế toán. Như đã đề cập trong phần trước, việc áp dụng kế toán máy như hiện nay mới chỉ phục vụ cho hạch toán chi tiết còn công tác hạch toán tổng hợp vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công vì chỉ mới áp dụng một số phần hành kế toán và chiếm một khối lượng công việc quá lớn vì phải làm song song cả thủ công và máy. Theo ý kiến của em, Xí nghiệp nên cố gắng hoàn thiện phần mềm kế toán đặc biệt là áp dụng kế toán máy cho tất cả các phần hành kế toán và giảm bớt số lượng các Bảng kê chứng từ liên quan đến tiêu thụ. Song song với việc hoàn thiện phần mềm kế toán, Xí nghiệp cũng cần tăng cường đào tạo lao động kế toán trong việc sử dụng phần mềm kế toán. Như vậy vừa cải thiện được sức lao động vì phải làm song song kế toán tay và kế toán máy, đồng thời phát huy tối đa năng lực của bộ máy kế toán. 2.6. Hoàn thiện tổ chức lao động kế toán phần hành. Trước thực tế nói trên, Xí nghiệp đang xúc tiến việc phân công lại phạm vi công việc của hai kế toán phần hành cho công bằng và hợp lý. Mục tiêu chính mà Xí nghiệp muốn hướng tới là tạo ra quy định chặt chẽ về trách nhiệm của từng kế toán và sẽ phân công riêng một kế toán chuyên theo dõi tình hình biến động thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại 4 cửa hàng. Chủ ttrương này cũng phù hợp với phương hướng sửa đổi mà em muốn trình bày: Trưởng phòng kế toán có thể phân công kế toán thành phẩm theo dõi riêng về cửa hàng. Kế toán thành phẩm phải đảm bảo tiến trình công việc cũng như phải thường xuyên giám sát, kiểm tra đối chiếu giữa các loại sổ hạch toán tại Xí nghiệp và tại cửa hàng để tránh xảy ra sai sót. Hai hoặc ba ngày một lần, kế toán thành phẩm nên xuống các cửa hàng để kiểm tra, đối chiếu về số lượng hàng bán ra và hàng tồn kho để đảm bảo tính chính xác của số liệu do nhân viên bán hàng gửi về Xí nghiệp . Kế toán tiêu thụ vẫn đảm nhiệm khâu hạch toán tại Xí nghiệp đồng thời có trách nhiệm lập “ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm” của toàn Xí nghiệp dựa trên số liệu của “ Sổ chi tiết thành phẩm” do kế toán thành phẩm chuyển sang. 2.7. Hoàn thiện việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, Xí nghiệp vẫn tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào TK 911, việc hạch toán này tuy đơn giản nhưng làm cho kết quả kinh doanh trong kỳ chưa chính xác. Nên như đã phân tích, Xí nghiệp cần phân bổ các chi phí này cho số hàng tiêu thụ trong kỳ và số hang tồn kho nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp (Doanh thu nào, chi phí ấy). Việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp, theo em nên tiến hành theo công thức sau: Chi phí bán hàng (chi phí QLDN) phân bổ cho hàng bán ra Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) tính cho hàng còn lại cuối kỳ + Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) đầu kỳ Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) phát sinh trong kỳ = - Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) tính cho hàng còn lại cuối kỳ + Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) phát sinh trong kỳ = Trị giá hàng xuất trong kỳ Trị giá hàng tồn cuối kỳ Trị giá hàng tồn cuối kỳ x + Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) đầu kỳ Có thể lấy một ví dụ để minh hoạ: Tháng 1 năm 2003, kế toán tính ra chi phí: + Tổng chi phí bán hàng là : 161.751.970 + Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là : 487.268.666 + Trị giá hàng xuất bán trong tháng 1 là : 7.344.267.894 + Trị giá hàng tồn kho cuối tháng 1 là : 3.641.665.343 Thực hiện phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng còn lại cuối kỳ x 0 + 161 751 970 7 344 267 894 + 3 641 665 343 Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ = 3 641665343 = 53 618 252,6 Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ là: 53 618 252,6 Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ 3 641 665 343 x 0 + 487 268 666 7 344 267 894 + 3 641 665 343 = = 161 521 955 Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ là: 161 521 955. Như vậy, sẽ làm cho lợi nhuận thực tế của xí nghiệp chính xác hơn, đảm bảo nguyên tắc phù hợp. 2.8. ý kiến về áp dụng 4 chuẩn mực kế toán mới. Mặc dù đã sang chế độ kế toán mới nhưng Xí nghiệp vẫn chưa triển khai áp dụng 4 chuẩn mực kế toán mới. Đây là chuẩn mực mới bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán, vì thế Xí nghiệp phải nhanh chóng triển khai thực hiện để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành do Nhà nước quy định. Về doanh thu cho thuê Kiốt. Hiện nay, Xí nghiệp có 2 Kiốt cho thuê theo phương thức cho thuê hoạt động, tức là Xí nghiệp với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay trong phương pháp hạch toán thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ tại Xí nghiệp vẫn chưa được coi là doanh thu mà nó được xem như là thu nhập hoạt động tài chính. Việc hạch toán cụ thể tại Xí nghiệp như sau Nợ TK 111 : 10.808.460 Có TK 7112 : 10.293.771 Có TK 33311: 514.689 (Thuế 5%) Để tuân theo chế độ kế toán mới, Xí nghiệp nên mở thêm tiểu khoản trong TK 511 là TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”, với nội dung và kết cấu như TK 511. Việc hạch toán được thay đổi như sau: Nợ TK 111 : 10.808.460 Có TK 5113 : 10.293.771 Có Tk 33311 : 514.698 Ngoài ra để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, Xí nghiệp hạch toán trên TK 711 thay bằng việc hạch toán trên TK 515 , về bản chất hai tài khoản này đều cùng một nội dung đó là thu nhập hoạt động tài chính. Và thay việc hạch toán trên TK 811, TK 721, TK 821 bằng TK 635 “Chi phí tài chính”, TK 711 “Thu nhập khác”, TK 811 “ Chi phí khác ”. 2.9. Một số ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thật là thiếu sót nếu hoàn thiện công tác kế toán mà không gắn với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, bởi thông tin kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh được thực hiện đồng bộ tác động tới mỗi chỉ tiêu quản lý hạch toán tiêu thụ và xác định kết qủa tiêu thụ. Thực trạng cho thấy, tình hình kinh doanh của Xí nghiệp chưa thật hiệu qủa chủ yếu do chi phí kinh doanh có xu hướng tăng nhanh trong khi đó doanh thu có xu hướng tăng chậm hơn nhiều. Từ thực tế đó, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau : + Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ: Cần chủ động tăng cường và phát triển các mối quan hệ làm ăn có uy tín, tạo ra uy tín về chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường thuốc khi mà ngày càng nhiều công ty, Xí nghiệp thuốc ra đời và thuốc nhập ngoại ngày càng nhiều. Tăng cường chất lượng phục vụ tại các cửa hàng, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên bán hàng bởi vì thuốc là loại sản phẩm đặc biệt liên quan đến tính mạng con người. Khi có các sản phẩm mới ra đời, Xí nghiệp phải tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới của mình. Bên cạnh đó Xí nghiệp cần có các hình thức khuyến mại, tiếp thị phù hợp, chính sách sau bán hàng hợp lý. Từng bước chiếm lĩnh và không ngừng mở rộng thị trường, ở những địa điểm không đủ điều kiện hoặc không thuận lợi cho việc lập chi nhánh, Xí nghiệp có thể mở đại lý hoặc cửa hàng chủ yếu để tìm khách hàng và có thể ký các hợp đồng lớn. + Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Xí nghiệp . Như một số thông tin đã phản ánh, để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì biện pháp hiện nay là làm sao để sử dụng tiết kiệm tối đa nguyên liệu đầu vào nhưng phải đảm bảo chất lượng thuốc ngày càng đạt tiêu chuẩn Dược điển. Đồng thời giảm bớt chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giảm bớt các khoản vay ngân hàng bằng việc áp dụng các hình thức chiết khấu thích hợp. Xí nghiệp nên chú trọng đến các ban hàng bán nguyên vật liệu đầu vào, vì nguyên vật liệu chính làm đầu vào để sản xuất ra thuốc chủ yếu là nhập ngoại với giá rất cao, vì thế để tránh trường hợp khai tăng thêm thuế nhập vào trong giá bán thì Xí nghiệp phải mở rộng mối quan hệ mua bán với nước ngoài. Có như vậy mới đảm bảo phản ánh đúng giá thực tế nguyên vật liệu mua vào. Điều này có thể làm cho giá thành hạ xuống tạo điều kiện cho giá vốn hàng bán giảm . Kết luận Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II là một doanh nhiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công Ty Dược Việt Nam. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thi trường tự do cạnh tranh, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với bề dày hoạt động của mình Xí nghiệp đã không ngừng đạt được những thành tựu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường hàng tiêu dùng nói chung và thị trường dược nói riêng. Đó là nhờ sự quản lý chặt chẽ của bộ máy lãnh đạo cũng như sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, mà phòng kế toán là một bộ phận không thể thiếu. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô ở phòng tài chính- Kế toán cũng như toàn bộ Xí nghiệp, em đã nắm được tình hình thực tế về hoạt động tiêu thụ của Xí nghiệp . Có thể nói rằng việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng và công tác kế toán nói chung tại Xí nghiệp là tương đối khoa học và hoàn thiện. Tuy vậy, cũng không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Bằng những kiến thức đã học trong nhà trường cộng với những hiểu biết thực tế về Xí nghiệp, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II “. Với tinh thần nhiệt tình học hỏi và xây dựng nghiêm túc, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp. Nhưng do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sụ góp ý của thầy giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa kế toán, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36808.doc
Tài liệu liên quan