Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh găy gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển thì tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Tiêu thụ được nhanh, nhiều sản phẩm là cả một nghệ thuật, thất bại trong khâu tiêu thụ là thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không sớm có biện pháp khắc phục thì việc bị đào thải là điều không thể tránh khỏi. Điều đó đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ thị trường, mọi sản ph
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm của doanh nghiệp đều nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội.
Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận mà điều đó chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp kết thúc giai đoạn tiêu thụ. Vì chỉ thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp mới có thể bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, thu được lợi nhuận và thực hiện quá trình tái sản xuất.
Như vậy, doanh nghiệp muốn thành công thì một trong những biện pháp quan trọng nhất là tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm . Kế toán với chức năng theo dõi, giám đốc và phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh đã trở thành một công cụ quản lý đắc lực cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp cho người quản lý ra các quyết định đúng đắn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả tốt nhất thì đòi hỏi công tác kế toán tiêu thụ phải phản ánh, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu nhập có liên quan đến hoạt động tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty Da giầy Hà Nội, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp.
Phần I:
Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1. ý nghĩa, vai trò của hạch toán tiêu thụ thành phẩm.
1.1.1. Tiêu thụ, ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm.
Trong quá trình tái sản xuất, vốn của các tổ chức sản xuất kinh doanh vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau, bao gồm 3 giai đoạn: cung cấp ( mua hàng ), sản xuất và tiêu thụ ( bán hàng). Như vậy tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện, đơn vị thu hồi được vốn bỏ ra. Quá trình tiêu thụ được coi là hoàn thành khi hàng hoá thực sự đã tiêu thụ tức là khi quyền sở hữu về hàng hoá đã chuyển từ người bán sang người mua.
Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung đồng thời góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, giá cả do cung cầu quyết định, mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất trong tổ chức tiêu thụ thành phẩm để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Vì thế tiêu thụ được sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, tiêu thụ còn liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều bên liên quan như Chính phủ, người tiêu dùng, nhà đầu tư... Để hiểu rõ hơn ta phân tích ý nghĩa của tiêu thụ trên các góc độ sau:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: Tiêu thụ là tiền đề cho cân đối sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền và hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành các khu vực trong nền kinh tế. Giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế có mối quan hệ với nhau, thành phẩm của ngành này có thể là tư liệu của ngành kia. Do đó tiêu thụ thành phẩm có ảnh hưởng tới quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành các đơn vị trong nền kinh tế và tác động đến quan hệ cung cầu trên thị trường. Mặt khác, kết quả tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp biểu hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp và chính nó là những nhân tố tích cực để tạo lên bộ mặt của nền kinh tế quốc dân.
- Đối với xã hội tiêu thụ là tiền đề vật chất để tiếp tục thực hiện toàn bộ quá trình tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ thực hiện mục đích của nền sản xuất xã hội phục vụ tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân và thực hiện phân phối thu nhập. Sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ sẽ góp phần thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong thời đại ngày nay khi nhu cầu ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng thì việc thoả mãn những nhu cầu chính đáng của con người, đảm bảo cho con người không những tồn tại mà còn phát triển trở thành động lực lớn của doanh nghiệp.
- Đối với mỗi doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tiêu thụ thành phẩm quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra, thu được lợi nhuận tăng tích luỹ để đứng vững và phát triển. Quá trình tiêu thụ thành phẩm tốt không những thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tác động trực tiếp đến từng thành viên của doanh nghiệp, thu nhập cao sẽ là động lực tốt thúc đẩy người lao động tích cực làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán tiêu thụ thành phẩm.
Như đã phân tích ở trên, tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường kế toán được quan niệm như là một ngôn ngữ kinh doanh, một thứ “ nghệ thuật” ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý. Với các chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán là công cụ quản lý đắc lực, đặc biệt là kế toán tiêu thụ thành phẩm.
+ Đối với một doanh nghiệp tổ chức tốt công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ tạo ra điều kiện phát triển sản xuất, từng bước hạn chế được sự thất thoát thành phẩm, phát hiện những thành phẩm chậm luân chuyển để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Thông qua số liệu do kế toán cung cấp chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về sản xuất, giá thành, tiêu thụ lợi nhuận. Trên cơ sở đó chủ doanh nghiệp có biện pháp tối ưu, duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào sản xuất đầu ra.
Cũng từ số liệu của báo cáo tài chính do kế toán tiêu thụ thành phẩm cung cấp, Nhà nước có thể nắm bắt được tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp từ đó thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời qua đó nhà nước có thể kiểm tra giám sát việc chấp hành luật pháp kinh tế- tài chính.
+ Trong nền kinh tế mở, ngoài mối quan hệ với nhà nước, doanh nghiệp còn có thể liên doanh, kiên kết với đơn vị bạn, cải tiến công nghệ thu hút vốn đầu tư. Với những số liệu của kế toán thành phẩm và tiêu thụ họ biết được năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó ra quyết định đầu tư, cho vay hoặc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp.
+ Để thực sự là công cụ quản lý đắc lực, kế toán tiêu thụ thành phẩm phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ sau:
- Hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ.
- Ghi nhận kịp thời chính xác doanh thu tiêu thụ sản phẩm, các khoản ghi giảm doanh thu, các khoản thuế phải nộp, phải thu cho nhà nước, từ đó xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần.
- Ghi nhận giá vốn phù hợp với phương pháp hạch toán tổng hợp về luân chuyển thành phẩm mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp phản ánh và giám đốc tình hình phân phối kết quả đôn đốc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
- Cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, định kỳ phân tích kinh tế đối với các hoạt động bán hàng, thu nhập một cách chính xác kịp thời.
1.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.2.1. Một số khái niệm về tiêu thụ thành phẩm
* Doanh thu là tổng gía trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán , phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
* Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản ghi giảm doanh thu ( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp về lượng hàng đã tiêu thụ)
* Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm gía niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
* Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hay lạc hậu thị hiếu.
* Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
* Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền hàng trước hạn theo hợp.
* Giá vốn hàng bán: là giá trị vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ.
1.2.2. Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
* Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ( chuẩn mực số 14), doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau đây:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắng liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
* Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT;
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán;
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu)
+ Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá, thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tổng số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư hàng hoá nhận gia công.
+ Đối với các đơn vị làm đại lý, bán hộ hàng hoá cho các đơn vị khác theo gía quy định và chỉ hưởng tiền hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng.
+ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
+ Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các tài khoản 531- “Hàng bán bị trả lại”, hoặc Tài khoản 532- “Giảm giá hàng bán”, Tài khoản 521- “Chiết khấu thương mại”.
+ Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào Tài khoản 511-“ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản 131- “ Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho ngưòi mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng. phù hợp với các điều khoản ghi nhận doanh thu.
+ Trường hợp dùng hàng đổi hàng thì doanh thu được xác định dựa vào giá bán thông thường của sản phẩm xuất đổi.
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, doanh thu được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
+ Trường hợp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp để trả thu nhập cho công nhân viên, trả thu nhập liên doanh, góp vốn liên doanh...thì phải ghi doanh thu theo giá thoả thuận.
+ Trong trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
+ Đối với các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp trợ giá.
Ngoài ra kế toán cần ghi nhận doanh thu đầy đủ, đúng kỳ và phân loại đúng đắn các loại doanh thu.
1.2.3. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm:
Ngày nay cùng với sự phát triển đa dạng của các mối quan hệ kinh tế các phương thức bán hàng cũng trở nên phong phú. Việc phân định các phương thức bán hàng có một ý nghĩa lớn không chỉ đối với công tác kế toán tiêu thụ mà còn đối với công tác quản lý sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của vốn trong quá trình tiêu thụ người ta chia thành các phương thức tiêu thụ sau:
- Phương thức bán hàng trực tiếp: là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
- Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: Là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi giao ( một phần hay toàn bộ ) thì số hàng được bên mua chấp nhận mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó.
- Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: là phương thức mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi ( gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được nhận thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Có hai dạng đại lý: Đại lý hưởng hoa hồng và đại lý hưởng chênh lệch giá;
Đối với đại lý hưởng hoa hồng: Bên nhận đại lý sẽ bán đúng gía mà bên giao đại lý quy định và sẽ được hưởng hoa hồng, số hoa hồng này là doanh thu của bên nhận đại lý và là chi phí bán hàng của bên giao đại lý.
- Phương thức bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. người mua sẽ thanh toán lần đầu tại thời điểm mua hàng. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Về thực chất, chỉ khi nào ngưòi mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu. Tuy nhiên về mặt hạch tóan, khi hàng bán trả góp giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ.
- Một số trường hợp khác được coi là tiêu thụ:
Tiêu thụ nội bộ: Là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên trong cùng một đơn vị, tổng công ty, liên hiệp...hạch toán phụ thuộc.
Các trường hợp được coi là tiêu thụ nội bộ khác:
+ Trường hợp dùng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ… để sử dụng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT hay sử dụng để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng không thu tiền.
+ Trường hợp dùng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ… để sử dụng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh không chụi thuế GTGT hay sử dụng để trả lương, thưởng cho người lao động hoặc dùng biếu tặng, bù đắp bằng quỹ phúc lợi quỹ khen thưởng.
1.2.4. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, ta dùng các tài khoản chủ yếu sau:
*Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng” : Phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Tổng số doanh thu ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán ( với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá không có thuế GTGT( với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Bên Nợ:
- Số thuế phải nộp ( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) tính trên doanh số bán trong kỳ.
- Số chiết khấu thương mại, giảm gía hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu.
- Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ.
Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư và gồm 4 tiểu khoản:
- 5111 “ Doanh thu bán hàng hoá”
- 5112 “ Doanh thu bán các thành phẩm”
- 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- 5114 “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
* Tài khoản 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ”: TK này dùng để phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng công ty, tập đoàn...
TK 512 được chi tiết thành 3 tiểu khoản:
- 5121: Doanh thu bán hàng hoá.
- 5122: Doanh thu bán sản phẩm.
- 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
1.2.5. Phương pháp hạch toán doanh thu.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán tiêu thụ thành phẩm là hạch toán doanh thu về tiêu thụ thành phẩm. Dưới đây luận văn xin trình bầy phương pháp hạch toán doanh thu theo các phương thức tiêu thụ chủ yếu:
* Hạch toán doanh thu theo phương thức tiêu thụ trực tiếp và phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận:
Phương pháp hạch toán doanh thu tiêu thụ ở cả hai phương thức tiêu thụ này là như nhau, chỉ khác ở thời điểm giao hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu.
TK 511, 512
TK 3331
TK 111, 112, 131
Tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT)
Doanh thu tiêu thụ
Thuế GTGT phải nộp
( nếu có)
Sơ đồ 1: Hạch toán doanh thu theo phương thức trực tiếp và phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
* Hạch toán theo phương thức gửi đại lý:
a) Tại đơn vị giao đại lý:
TK 131
TK 641
Tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT)
Doanh thu tiêu thụ
Hoa hồng trả đại lý
TK 511, 512
TK 3331
Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Sơ đồ 2: Hạch toán doanh thu theo phương thức gửi đại lý tại đơn vị giao đại lý.
b) Tại đơn vị nhận đại lý:
+ Hạch toán hàng gửi đại lý:
TK 003
- Bán được hàng
- Trả lại hàng
Nhận hàng đại lý
+ Hạch toán doanh thu:
Hoa hồng đại lý được hưởng
Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Toàn bộ tiền hàng
Phải trả bên giao ĐL
TK 511
TK 111, 112, 131
TK 331
TK 331
Sơ đồ 3: Hạch toán doanh thu tại đơn vị đại lý.
* Hạch toán theo phương thức trả chậm trả góp:
- Đối với hàng trả chậm trả góp, giá tính thuế GTGT là gía bán trả tiền ngay của số hàng đó, không bao gồm tiền lãi trả chậm, trả góp.
- Doanh thu bán hàng trả chậm trả góp theo giá bán trả tiền ngay của số hàng đó.
- Số chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT được phản ánh ở TK 3387- “ Doanh thu chưa thực hiện”
- Từng kỳ số tiền lãi trả chậm trả góp được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính.
Kế toán trong trường hợp này được phản ánh trên sơ đồ sau:
DT theo giá thanh toán ngay
Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán
Thuế GTGT phải nộp (nếu có )
TK 3387
TK 3331
TK 511,512
TK 111,112, 131
TK 515
Lãi trả chậm trả góp
Số DT tiền lãi
Sơ đồ 4: Hạch toán doanh thu theo phương thức trả chậm, trả góp.
* Hạch toán các trường hợp khác được coi là tiêu thụ
Doanh thu TP tiêu dùng nội bộ biếu tặng phục vụ hđ KD
Trả lương , thưởng bằng TP
Biếu tặng lấy từ quỹ phúc lợi
TK 512
TK 641, 642
Trả lương , thưởng bằng TP
DT nội bộ
Thuế GTGT phải nộp (nếu có )
TK 334
TK 431
TK 3331
Sơ đồ 5: Hạch toán doanh thu các trường hợp khác được coi là tiêu thụ.
1.2.6. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Theo qui định hiện hành các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giám hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
* Chiết khấu thương mại:
- Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
- Chiết khấu thương mại được phản ánh trên tài khoản 521- “ Chiết khấu thương mại”. Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
TK này có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 5211: Chiết khấu hàng hoá.
+ TK 5212: Chiết khấu thành phẩm.
+ TK 5213: Chiết khấu dịch vụ
TK 111, 112
TK 131
TK 521
TK 3331
TK 511
Chiết khấu thương mại
Thuế GTGT được khấu trừ
Thanh toán tiền cho khách hàng
Trừ vào nợ phải thu khách hàng
Kết chuyển sang tài khoản xác định DT
- Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 6: Hạch toán chiết khấu thương mại
* Hạch toán giả giá hàng bán:
- Tài khoản sử dụng : TK 532 “ Giảm giá hàng bán”
TK này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng.
Bên Có : Kết chuyển giảm trừ doanh thu
TK 111. 112
TK 131
TK 532
TK 3331
TK 511,512
Giảm giá hàng bán
Ghi giảm Thuế GTGT đầu ra
Thanh toán tiền cho khách
Trừ vào nợ phải thu KH
Kết chuyển giảm DT trong kỳ
Phương pháp hạch toán hạch toán:
Sơ đồ 7: Hạch toán giảm giá hàng bán
* Hạch toán hàng bán bị trả lại:
- Tài khoản sử dụng: TK 531
* Tài khoản 531” Hàng bán bị trả lại”: TK 531 dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại.
TK 531 cuối kỳ không có số dư.
- Phương pháp hạch toán:
TK 111. 112
TK 131
TK 531
TK 3331
TK 511,512
DT của hàng bán bị trả lại
Ghi giảm Thuế GTGT đầu ra
Thanh toán tiền cho khách
Trừ vào nợ phải thu KH
Kết chuyển giảm DT trong kỳ
Đồng thời ghi giảm giá vốn hàng bán:
TK 632
TK 155,157
Ghi giảm giá vốn của hàng bán bị trả lại
Sơ đồ 8: Hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại
1.3.Hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ
1.3.1. Các phương pháp xác định giá vốn.
Để xác định giá vốn của thành phẩm xuất bán trong kỳ, thì ta phải tính được giá trị thực tế thành phẩm xuất kho, ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thực tế đích danh.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
+ Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO)
+ Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền
+ Phương pháp hệ số giá.
Mỗi phương pháp xác định giá vốn trên đều có ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm thành phẩm, yêu cầu quản lý cũng như điều kiện trang thiết bị tính toán xử lý thông tin các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Phương pháp tính giá vốn phải được nhất quán trong suốt niên độ kế toán.
a) Phương pháp giá thực tế đích danh;
Theo phương pháp này, giá trị thực té xuất kho của thành phẩm là giá thành sản xuất của thành phẩm đó.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán chính xác cao, xác định giá vốn một cách kịp thời.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiệm bảo quản riêng từng lô thành phẩm nhập kho. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản từng lô thành phẩm nhập kho.
b) Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO )
Theo phương pháp này, thành phẩm được tính gía thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là thành phẩm nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng thành phẩm xuất kho lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá vốn kịp thời. Nhược điểm của phương pháp này là làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời giá cả thị trường.
c) Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO )
Theo phương pháp này, thành phẩm được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô thành phẩm nào nhập vào kho sau sẽ được xuất trước, vì vậy việc tính giá của thành phẩm xuất được làm ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước.
Về cơ bản ưu điểm, nhược điểm, điều kiện vận dụng phương pháp LIFO cũng giống như phương pháp FIFO. Nhưng phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường.
d) Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Phương pháp này thích hợp cho những doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm, nhưng số lần nhập xuất nhiều. Theo phương pháp này, giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính như sau:
Giá thực tế thành phẩm xuất dùng
=
Số lượng thành phẩm xuất dùng
*
Giá đơn vị bình quân
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau:
Cách 1:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế TP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế TP tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán. Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao, công việc tính giá thành phẩm xuất kho dồn vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.
Cách 2:
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
=
Giá thực tế TP tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước )
Lượng thực tế TP tồn kho đầu kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán , nhưng độ chính xác không cao do không kịp thời phản ánh được sự biến động của giá thành sản phẩm trong kỳ.
Cách 3:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế TP tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế TP sau mỗi lần nhập
Cách tính giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhược điểm của cả 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
Phương pháp này chỉ sử dụng ở những doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm số lần nhập xuất không nhiều.
e) Phương pháp hệ số giá:
Theo phương pháp này toàn bộ thành phẩm biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán ( giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức :
Giá thực tế của TP xuất dùng
=
Giá hạch toán TP xuất dùng
*
Hệ số giá TP
Trong đó:
Hệ số giá
=
Gtt TP tồn kho đầu kỳ+ Gtt TP nhập kho trong kỳ
Ght TP tồn kho đầu kỳ+ Ght TP nhập kho trong kỳ
Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp thành phẩm trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lần nhập xuất thành phẩm nhiều hay ít.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm và đội ngũ kế toán viên có trình độ cao.
1.3.2. Phương pháp hạch toán giá vốn.
* Hạch toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho.
- Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 155 “ Thành phẩm”: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ giá trị thành phẩm, nửa thành phẩm nhập xuất tồn kho theo giá thành thực tế ( giá thành công xưởng thực tế). Thành phẩm ghi ở tài khoản này là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong kiểm nghiệm, nhập kho.
Bên Nợ: Các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế thành phẩm.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành thực tế thành phẩm
Dư Nợ: Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho.
+ Tài khoản 157 “ Hàng gửi bán” :
Bên Nợ: Giá trị thành phẩm gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.
Bên Có: Giá trị thành phẩm đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.
Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.
+Tài khoản 632 “ Gía vốn hàng bán”: Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ xuất bán trong kỳ.
Bên Nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng trước.
Bên Có:
- kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản 911.
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán:
TK 632
TK 154
TK 911
TK 155
TK 157
GV TP hoàn thành xuất bán không qua kho
GV TP xuất kho bán
GV hàng gửi bán đã bán được
Cuối kỳ kết chuyển GV hàng bán
TK 155
GV hàng bán bị trả lại
Sơ đồ 9 : Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX
*Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK):
Phương pháp KKĐK là phương pháp chỉ phản ánh giá trị tồn khođầu kỳ và cuối kỳ của hàng tồn kho trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó, xác định được lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh.
Theo phương pháp này giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định theo phương pháp sau:
Trị giá vốn TP tiêu thụ trong kỳ
=
Trị giá vốn TP chưa tiêu thụ đầu kỳ
+
Tổng giá thành của TP sản xuất trong kỳ
-
Trị giá vốn của TP chưa tiêu thụ cuối kỳ
- Tài khoản sử dụng
+ Tài khoản 155 “ Thành phẩm”: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn thành phẩm, nửa thành phẩm tồn kho ( đầu kỳ hoặc cuối kỳ ) của doanh nghiệp.
Bên Nợ : Phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Bên Có : Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
Dư Nợ : Trị giá thành phẩm tồn kho tại thời điểm kiểm kê.
+ Tài khoản 157: “ Hàng gửi bán”._.
Bên Nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán cuối kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn hàng gửi bán đầu kỳ.
Dư Nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê.
+ Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” : Dùng để xác định giá vốn hàng tiêu thụ.
Bên Nợ:
Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầy kỳ
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ.
Bên Có:
Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ
Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
TK 632 cuối kỳ không có số dư.
TK 155, 157
TK 632
TK 911
TK 155,157
TK 631
Kết chuyển TP tồn đầu kỳ
TP hoàn thành nhập kho trong kỳ
Kết chuyển TP tồn cuối kỳ
Kết chuyển giá vốn TP cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 10 : Hạch toán giá vốn TP tiêu thụ theo phương pháp KKĐK
1.4. Hạch toán chi phí bán hàng.
* Nội dung của chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gồm:
+ Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói bảo quản sản phẩm, vận chuyển hàng hoá để tiêu thụ và các khoản chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
+ Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như dịch vụ đo lường, bàn ghế, máy tính…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hoá, bộ phận bán hàng, khấu hao nhà kho cửa hàng, phương tiện vận chuyển.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi, tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng đi tiêu thụ, hoa hồng phải trả cho đại lý, các đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu…
+ Chi phí khác bằng tiền đã chi ra cho hoạt động bán hàng bao gồm: chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí chào hàng, chi phí quảng cáo tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng, chi phí bảo hành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng”, nội dung và kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
TK này không có số dư và được chi tiết theo nội dung chi phí bán hàng:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: CHi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí khác bằng tiền.
* Phương pháp hạch toán:
TK 641
TK 334, 338
TK 214
TK 335
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu, CCDC
Chi phí phân bổ nhiều kỳ
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
TK 133
Chi phí trích trước
TK 111, 112..
TK 911
TK 242
Các khoản ghi giảm CPBH
Kết chuyển chi phí bán hàng
CPBH chờ kết chuyển kỳ sau
TK 152, 153, 611
TK 1421,242
TK 111,112,331
Sơ đồ 11: Hạch toán chi phí bán hàng.
Trên đây là những nội dung cơ bản về hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý về tiêu thụ thành phẩm của mình các doanh nghiệp sẽ có cách hạch toán cụ thể trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán tài chính hiện hành.
Phần II
Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm
tại Công ty Da giầy Hà Nội
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Da giầy Hà Nội.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Da giầy Hà Nội Công ty Da giầy Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển gần 100 năm. Kể từ ngày được thành lập năm 1912 đến nay Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm. Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước Công ty đã lớn mạnh về mọi mặt và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường da giầy Việt Nam. Dưới đây là những khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Giai đoạn 1912-1954:
Năm 1912, một nhà tư sản người Pháp đã bỏ vốn thành lập nhà máy tại làng Thuỵ Khuê lấy tên là “ Nhà máy Thuộc da Đông Dương”. Nhà máy hoạt động dưới cơ chế tư bản chủ nghĩa và là nhà máy thuộc da lớn nhất Đông Dương thời đó. Mục tiêu chính là khai thác các điều kiện về tài nguyên và lao động của Việt Nam nhằm sản xuất để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Sản phẩm chủ yếu là kíp măng dùng để sản xuất dây lưng, bao đạn, bao súng, mặt giầy, yên ngựa, tắc kê, dây cua-roa… Máy móc, thiết bị của nhà máy được đưa sang từ Pháp, hoạt động sản xuất sử dụng lao động thủ công là chủ yếu với số lượng công nhân khoảng 80 người , qui mô sản xuất nhỏ với mức sản lượng:
Da cứng: 10-15 tấn/năm
Da mềm: 200-300 ngàn bia/năm( 1 bia= 30cm*30cm)
Giai đoạn 1954-1970:
Khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc (1954) Nhà máy được chuyển nhượng lại cho Việt Nam và đổi tên thành “ Công ty thuộc da Việt Nam”. Năm 1958 công ty chuyển sang hình thức hoạt động là công tư hợp doanh và lấy tên là “ Nhà máy thuộc da Thuỵ Khuê” . Nhà máy hoạt động theo cơ chế bao cấp, các mặt hàng chính là sản xuất da và keo công nghiệp.
Giai đoạn 1970-1990:
Từ sau năm 1970, công ty chuyển hẳn sang thành nhà máy quốc doanh Trung ương và từ đó hoạt động dưới sự quản lý của Nhà Nước. Thời kỳ này Nhà máy vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp, sức sản xuất tiếp tục phát triển:
Da mềm: trên 1.000.000 bia/năm
Da cứng: Trên 100 tấn/năm
Keo công nghiệp: 50-10 tấn/năm
Các sản phẩm chế biến đồ da cũng rất phong phú: dây curoa, gông dệt, bóng đá, bao súng, găng tay bảo hộ… Sau năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, sản xuất phải theo thị trường có sức cạnh tranh cao, sản phẩm tự tiêu thụ, tự hạch toán lỗ lãi đã làm cho Nhà máy gặp nhiều khó khăn. Nhất là từ cuối năm 1989, khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Công ty mất đi thị trường quốc tế. Nhu cầu tiêu thụ giảm, sản xuất phải cầm chừng, thua lỗ triền miên.
Giai đoạn từ 1990 đến nay:
Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế, năm 1992, “ Nhà máy thuộc da Thuỵ Khuê” được đổi thành “ Công ty giầy Thuỵ Khuê”. Năm 1993, đổi tên thành “ Công ty Da giầy Hà Nội” theo quyết định số 389/CNN- TC của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, với tên giao dich quốc tế là HALEXIM ( Hanoi Leather and Footware Company). Hiện nay tên giao dịch quốc tế của công ty được đổi thành: HANSHOES ( Hanoi leather and shoes Company).
Từ năm 1998, Bộ Công Nghiệp và thành phố Hà Nội cho phép Công ty chuyển từ 151 Thuỵ Khuê về 409- Nguyễn Tam Trinh. Tháng 12-1998 Liên doanh Hà Việt- Tungshing chính được thành lập. Đây là liên doanh giữa ba đơn vị là Công ty Da giầy Hà Nội, Công ty may Việt Tiến và Công ty Tungshing( Hồng Kông) nhằm xây dựng khu nhà ở cao cấp, bán và cho thuê làm khu văn phòng, khu vui chơi giải trí.
Thời kỳ này nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đã thay đổi, chuyển từ thuộc da sang sản xuất các sản phẩm giầy vải, giầy da….Mặc dù trong nền kinh tế thị trường Công ty luôn gặp những khó khăn thử thách nhưng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty da giầy Việt Nam, của Bộ công nghiệp, sản phẩm của Công ty đã dần chiễm lĩnh được thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002, công ty tự hào được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Hiện nay, công ty Da giầy Hà Nội vừa có chức năng sản xuất vừa có chức năng thương mại trong nước và quốc tế.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ.
Mặt hàng chính của Công ty hiện nay là giầy da và giầy vải. Đồng thời Công ty còn có bộ phận pha chế hoá chất để phục vụ cho việc chế biến cao su và một số công đoạn sản xuất giầy như làm mềm da, nhuộm vải. Công nghệ sản xuất giầy ở Công ty đang sử dụng là công nghệ ép dán - là một trong ba công nghệ sản xuất giầy hiện có ở Việt Nam: công nghệ lưu hoá, công nghệ ép đùn, công nghệ ép dán. Trong đó công nghệ lưu hoá và công nghệ ép đang là hai loại công nghệ sản xuất giầy được các doanh nghiệp trong nước sử dụng phổ biến hiện nay do giá rẻ và có mức độ hiện đại vào loại trung bình của thế giới.
Quy trình sản xuất giầy của Công ty được bố trí theo dây chuyền mang tính chất liên tục và phức tạp. Tuy nhiên thời gian chế biến từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm là tương đối ngắn.
Quy trình sản xuất giầy da
Nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất này là da thuộc và cao su đã được chế biến thành đế giầy nhập tứ xí nghiệp cao su. Trước đây, Công ty thường nhập da từ công ty da Vinh- Nghệ An sau đó chế biến thành da thuộc để sản xuất, nhưng hiên nay Công ty không còn chế biến da thuộc nữa và nhập da thuộc từ bên ngoài.
Da thuộc được chặt thành các chi tiết của mũ giầy và chuyển sang xưởng may để may ráp thành mũ giầy. Mũ giầy được chuyển sang xưởng gò để gò sau đó được dán đế và cho vào làm lạnh. Sau khi làm lạnh xong sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn tất và đóng gói.
Da thuộc
Chặt
May
Đế cao su
Gò
Làm lạnh
Hoàn tất
Đóng gói
Sơ đồ 12: Quy trình sản xuất giầy da
Quy trình sản xuất giầy vải
Sản xuất giầy vải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như: bồi vải, cắt các chi tiết, may mũ giầy, hỗn luyện cao su, tạo đế giầy, gò ráp, hoàn thiện đóng gói. Mô hình này được khái quát như sơ đồ 2.
Quá trình bồi vải: Quá trình bồi vải gồm có bồi mút, bồi phom, và mặt tráng với nguyên vật liệu đầu vào là vải mặt, vải lót, visa, mút xốp, cao su pha keo, xăng, keo talã. Vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180- 2000C Công ty, thường bồi ba lớp: lớp mặt, lớp lót, lớp ở giữa.
Vải sau khi bồi xong được chuyển sang cắt thành chi tiết mũ giầy. Các chi tiết của mũ giầy được chặt bởi một dao chặt đầy đủ các chi tiết. Sau khi vải được cắt thành các chi tiết sẽ được chuyển sang xưởng may, xưởng may sẽ may các chi tiết để tạo thành mũ giầy. Các sản phẩm mũ giầy được chuyển sang xưởng gò để gò thành “fom” sau đó dược dán đế và đưa vào lò hấp ( lưu hoá), thời gian hấp khoảng 3-4 giờ ở nhiệt độ 120-1300C. Khi hấp xong giầy sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn tất, xưởng này có nhiệm vụ cắt riềm, xỏ giây, vệ sinh giầy, kiểm tra màu vải, sắp xếp đôi, dán bao bì và đóng gói. Bước cuối cùng của quá trình này là công đoạn kiểm nghiệm và nhập kho.
Vải, keo
Bồi dính vải keo
Cắt các chi tiết
may ráp
Mũ giầy
Cao su, hoá chất
Sơ luyện, cán nhẹ
Hỗn luyện ra tấm
Ra hình
Mủi, đế cao su
Gò ráp
Lưu hoá giầy
Điện Hơi nước Nước Khí nén
Thành phẩm
Phân loại Thu hoá KCS Đóng gói
Nhập kho
Sơ đồ 13: Quy trình sản xuất giầy vải.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Da giầy Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty quán triệt kiểu cơ cấu trực tuyến- tham mưu, để tránh tình trạng tập trung quá mức, chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nên các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp cho các xí nghiệp thành viên.
Hệ thống trực tuyến gồm: Ban giám đốc Công ty, Ban giám đốc( hoặc chánh phó quản đốc) các xí nghiệp, các Quản đốc phân xưởng và các chuyền trưởng, tổ trưởng.
Hệ thống chức năng gồm: các phòng chức năng của công ty, các phòng ban bộ phận quản lý các xí nghiệp, phân xưởng.
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc
kinh tế
Trung tâm kỹ thuật mãu
Phòng ISO
Phòng kinh doanh
Phòng XNK
Phòng TC-
Kế toán
Phòng Tổ chức
Văn phòng
Phòng kế hoạch
Xí nghiệp cao su
Xưởng cơ điện
Xí nghiệp giầy da
Liên doanh
Hà Việt- Tungshing
Trợ lý
GĐ
Xí nghiệp giầy vải
Sơ đồ 14 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Ban giám đốc Công ty:
Ban giám đốc công ty gồm 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kỹ thuật, 1 Phó giám đốc kinh tế và một trợ lý giám đốc. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Nhà nước và Tổng công ty Da giầy Việt Nam.
Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về hệ thống quản lý chất lượng và công tác quản lý kỹ thuật của toàn công ty.
Phó giám đốc kinh tế: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các lĩnh vưc kinh tế mà mình phụ trách.
Trợ lý giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc thực hiện ba chức năng chủ yếu: Chức năng thư ký tổng hợp, chức năng văn thư liên lạc, chức năng tham mưu.
Phòng Tài chính - Kế toán:
Phòng Tài chính kế toán có chức năng cung cấp kịp thời, đầy đủ cơ sở dữ liệu để Giám đốc ra các quyết định tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích, dự đoán lên các kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như theo dõi, kiểm soát khả năng thanh toán của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của Công ty thông qua các nghiệp vụ kế toán.
Phòng Kinh doanh:
Phòng kinh doanh thực hiện hai chức năng là:
+ Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty: xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, đảm bảo các yếu tố đầu vào cho nhu cầu nội bộ của Công ty.
+ Chức năng kinh doanh: thực hiện hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tập trung kinh doanh nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào cho ngành da giầy, và các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của Công ty.
Phòng Kế hoach.
Căn cứ vào nhu cầu và thông tin trên thị trường, các đơn đặt hàng để đưa ra quyết định mua vật tư, hàng hoá, kế hoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch sản lượng.
Phòng Tổ chức.
Phòng tổ chức có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Thực hiện đầy đủ các chức năng này liên quan đến nhân sự trong Công ty.
+ Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho Công ty. Tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn Công ty, xây dựng văn hoá Công ty.
Phòng xuât nhập khẩu:
Phòng có chức năng tìm kiếm khách hàng , củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng quốc tế. Đồng thời tham cho Giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng XNK đáng tin cậy và các biện pháp để hoàn thiện công tác XNK của Công ty.
Phòng quản lý chất lượng ISO.
Phòng Quản lý chất lượng có chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ Công ty. Thông qua việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, phòng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Văn phòng Công ty.
Văn phòng là cơ quan tham mưu có chức năng giúp việc Ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực hành chính tổng hợp và đối ngoại, điều hoà các mối quan hệ giữa các bộ phận Công ty.
Trung tâm kỹ thuật- Mẫu.
Thực hiện 3 chức năng cơ bản: Nghiên cứu cơ bản mang tính phát hiện sáng tạo các kiểu dáng mới, nghiên cứu ứng dụng sao cho phù hợp với thị trường và năng lực của Công ty, phối hợp với các Xí nghiệp tổ chức triển khai quá trình chế thử chuyển giao công nghệ.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty Da giầy Hà Nội.
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức những con người làm kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán đầy đủ và kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin. Do đó, việc tổ chức bộ máy này phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, trình độ của nhân viên kế toán, các phương tiện áp dụng trong kế toán.
Công ty Da giầy Hà Nội có qui mô hoạt động tương đối lớn, địa bàn lại tập trung nên công tác kế toán cũng được tổ chức phù hợp và tương xứng với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Là một đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, Phòng kế toán trung tâm của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc thu nhận xử lý luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp đến việc lập báo cáo kế toán. Các xí nghiệp nghiệp trực thuộc Công ty có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ phát sinh tại các xí nghiệp sau đó chuyển lên phòng kế toán công ty để vào sổ. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tỏ ra rất phù hợp và hiệu quả đối với công tác hạch toán kế toán của Công ty. Nó vừa tạo thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty.
Phòng kế toán của Công ty hiện nay có 7 người gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một thủ quỹ và bốn nhân viên kế toán có trình độ đại học và am hiểu công việc. Ngoài ra còn có các kế toán tại các xí nghiệp trực thuộc. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Da giầy Hà Nội được thể hiện ở sơ đồ dưới đây với nhiệm vụ cụ thể của từng người.
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách tài chính
( kế toán tiền gửi ngân hàng)
Phó phòng phụ trách kế toán( kế toán tổng hợp)
Kế toán vật tư
Kế toán thành phẩm
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán tại các đơn vị trực thuộc
Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ cung cấp số liệu:
Sơ đồ 15: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy kế toán được lựa chọn, Kế toán trưởng qui định chức danh nhiệm vụ cho từng cấp từng bộ phận, từng nhân viên kế toán.
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chính sách, chế độ kế toán hiện hành. Hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty.
Phó phòng phụ trách kế toán (Kế toán tổng hợp): Chịu trách nhiệm về tính hợp thức, đúng đủ của các chứng từ, báo cáo kế toán và lên kế hoạch hoạt động chỉ đạo thực hiện của các nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:
+ Thực hiện phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
+ Theo dõi đại lý, công nợ tài khoản 131, thực hiện kế tóan thuế.
+ Thực hiện tổng hợp các phần hành kế toán lên sổ cái , sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán
Các kế toán viên thực hiện kế toán các phần hành:
+ Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất, mua bán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và kế toán thanh toán với nhà cung cấp.
+ Kế toán tiền lương: theo dõi chi tiết thanh toán tiền tạm ứng, tiền lương tiền thưởng phụ cấp, Bảo hiểm xã hội và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện kế toán các khoản phải trả phải thu nội bộ, phải nộp khác đồng thời theo dõi trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty.
+ Kế toán thành phẩm; Có nhiệm cụ phản ánh kịp thời chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động tăng giảm tiền gửi ngân hàng của Công ty, tình hình mua bán ngoại tệ và thanh toán qua ngân hàng của Công ty. Đồng thời còn thực hiện kế toán phần hành tài sản cố định.
Thủ quỹ: Thủ quỹ giữ tiền mặt, ghi sổ quỹ thu chi tiền mặt, căn có chứng từ gốc hợp lệ cuối ngày đối chiếu với sổ thanh toán tiền mặt.
2.1.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán.
Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm, quy mô sản xuất lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế thường xuyên phát sinh. Do đó, để thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán kế toán, Công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán “ Nhật ký chứng từ”. Đây là hình thức sổ được áp dụng phổ biến và phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, trình độ quản lý và trình độ kế toán cao.
Hình thức Nhật ký chứng từ ở Công ty được áp dụng không đầy đủ, Công ty chỉ sử dụng một số loại nhật ký chứng từ như:
+ Nhật ký chứng từ số 1, 2,4,5,8,9,10
Các bảng kê số1, 2,5, 11. Sổ chi tiết các tài khoản 155, 331, 131, 511, 632… Bảng phân bổ số 1, 2, 3 và sổ cái các tài khoản. Các chứng từ , sổ sách đều được mã hoá cho phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy.
Trước yêu cầu đổi mới và áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác kế toán, hiện nay Công ty đang áp dụng phần mền kế toán CA/2000 ( CADS).
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký
Chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
2.1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán
Kỳ kế toán: Công ty áp dụng kỳ kế toán theo năm, niên độ kế toán của công ty trùng với năm dương lịch ( từ ngày 01/01 đ31/12)
Kỳ báo cáo của Công ty áp dụng theo tháng, ngoài ra công ty còn áp dụng theo quý. Hàng quý, phòng kế toán phải tập hợp số liệu để lập các loại báo cáo tài chính theo luật định, bao gồm “ Bảng cân đối kế toán”, “ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”
Đến cuối niên độ kế toán, phòng kế tóan phải lập các báo cáo tài chính: “ Bảng cân đối kế toán”, “ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và Thuyết minh báo cáo tài chính”.
Bên cạnh đó Công ty còn có hệ thống báo cáo nội bộ ( Báo cáo quản trị) được lập và gửi như sau:
Các loại báo cáo
Nơi lập
Nơi gửi
1. Báo cáo ngày
- Báo cáo quỹ tiền mặt
- Báo cáo tiêu thụ
- Báo cáo nhập, xuất, tồn kho thành phẩm
Phòng kế toán
P. kinh doanh
P. Kế toán
Ban Giám Đốc
Ban GĐ, P. Kế hoạch
Ban GĐ, Ban QL kho, Kế toán trưởng
2. Báo cáo định kỳ (10 ngày)
- Báo cáo tình hình tiêu thụ
- Báo cáo tình hình công nợ,
tài chính
P. Kinh doanh
P. Kế toán
Ban Giám Đốc
Ban Giám Đốc
3. Báo cáo tháng
- Báo cáo kết quả SX và phân tích kết quả SX
- Bảng sử dụng vật tư của từng phân xưởng
- Bảng tổng hợp tình hình công nợ
- Báo cáo tình hình thu chi tài chính.
- Báo cáo tình hình cung cấp và bảo vệ vật tư.
P.Kế hoạch
P. Kế hoạch
P. Kế toán
P. Kế toán
Bộ phận QL kho
Ban Giám Đốc
Quản đốc phân xưởng
Ban Giám Đốc, Phòng
Kinh doanh
Ban Giám Đốc
Ban GĐ, Kế toán trưởng
2.2. Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội.
2.2.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ tại Công ty Da giầy Hà Nội.
* Đặc điểm của thành phẩm tiêu thụ.
Công ty Da giầy Hà Nội đã trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển với biết bao giai đoạn thăng trầm. Trước tác động của cơ chế thị trường từ một nhà máy chuyên sản xuất kinh doanh da thuộc, các nguyên phụ liệu ngành da Công ty đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chính là các sản phẩm da giầy. Hiện nay mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của Công ty là giầy vải, giầy da, dép sandal. Các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài và sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước nên đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã đẹp.
Những sản phẩm này có những đặc điểm chính sau:
Giầy dép là sản phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết, khí hậu và vùng địa lý. Sản phẩm giầy được tiêu thụ chủ yếu ở các nước ôn đới và hàn đới, lượng sản phẩm tiêu thụ thường tăng vọt vào mùa đông và vào dịp đầu năm mới.
Giầy dép là sản phẩm mang tính thời trang cao, nó tôn vinh vẻ đẹp của con người. Do vậy, chủng loại mẫu mã giầy chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường xã hội, văn hoá, tập quán tiêu dùng và thu nhập của dân cư.
Giầy dép là loại sản phẩm có chu kỳ sống ngắn, sự thay đổi mẫu mã hình thức diễn ra liên tục. Thông thường thì việc nghiên cứu chế tạo mẫu mới phải được bắt đầu từ mùa trước để có thể tung sản phẩm ra thị trường ở mùa sau. Vì vậy, để tăng mức tiêu thụ sản phẩm thì việc đòi hỏi cung ứng sản phẩm đúng theo nhu cầu của thị trường là vô cùng quan trọng.
Ngoài những đặc điểm chung của mặt hàng giầy dép, sản phẩm của Công ty cũng có những nét riêng:
- Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo qui trình công nghệ khép kín với qui mô lớn, số lượng nhiều, đa dạng về chủng loại. Hàng tháng căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng và tình hình tiêu thụ trên thị trường phòng kế hoạch sẽ đưa ra kế hoạch sản xuất giầy trong tháng.
- Với chất lượng sản phẩm luôn ổn định và đảm bảo, hiện nay sản phẩm của Công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Ngoài ra nhiều loại nguyên liệu nhập từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất sản phẩm cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do có chủng loại sản phẩm đa dạng với chất lượng cao nên các sản phẩm của Công ty từng bước đã tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
* Phương thức tiêu thụ thành phẩm.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Công ty Da giầy Hà Nội đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Công ty đã xác định cho mình mục đích kinh doanh là sản xuất sản phẩm với chất lượng cao, giá cả phù hợp, đảm bảo bán hàng nhanh, nhiều, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thu hồi vốn dẫn đến vòng quay vốn nhanh, sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận.
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay có tác động không nhỏ đến công tác tiêu thụ thành phẩm của Công ty. Bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh găy gắt của nhiều đơn vị cùng ngành trong nước như: Công ty giầy Thượng Đình, giầy Bitis, giầy Thăng Long, giầy Hiệp Hưng… đều là những doanh nghiệp có bề dầy truyền thống trong làng giầy Việt Nam. Sản phẩm của các doanh nghiệp này có ưu thế hơn về giá, chất lượng lại có uy tín hơn trên thị trường từ trước khi Công ty ra nhập làng giầy nên sức tiêu thụ của họ gấp nhiều lần so với Công ty. Vì thế Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời đa dạng các phương thức tiêu thụ, mở rộng kênh phân phối… để tăng cường hình ảnh và vị thế của mình trên thị trường.
Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay Công ty đã áp dụng một cách linh hoạt các phương thức tiêu thụ sau:
Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Theo phương thức này Công ty trực tiếp bán hàng cho khách hàng đến mua hàng tại Công ty hay tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty bao gồm cả hình thức bán buôn và bán lẻ. Phương thức thanh toán chủ yếu là trực tiếp trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, một số khách hàng có quan hệ lâu dài có thể thanh toán trả chậm.
Tiêu thụ theo phương thức này Công ty sẽ không mất chi phí vận chuyển, giao dịch, dễ dàng hơn trong quản lý công nợ và thu hồi vốn nhanh, nhưng khối lượng sản phẩm mua không nhiều, đối tượng mua ít.
Tiêu thụ theo đơn đặt hàng:
Theo phương thức này Công ty ký nhận đơn hàng với các đơn vị, tổ chức hay cá nhân ( mua với số lượng lớn) mua sản phẩm.
ưu điểm của hình thức này là sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay tới đó song lại có nhược điểm là khiến Công ty bị động trong sản xuất kinh doanh. Khi đơn đặt hàng quá nhiều thì phải tăng giờ, ca gấp rút mua nguyên vật liệu, còn khi đơn đặt hàng ít thì phải giảm giờ làm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo hình thức này không ổn định.
Phương thức xuất khẩu theo hợp đồng:
Phòng xuất nhập khẩu của Công ty sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng mua bán. Căn cứ vào các hợp đồng ký kết về thời gian số lượng, qui cách phương tiện vận chuyển, phương tiện thanh toán…. Công ty sẽ vận chuyển hàng cho khách hàng. Công ty chủ yếu bán hàng xuất khẩu theo giá FOB. Phương thức thanh toán với khách hàng nước ngoài chủ yếu là thư tín dụng (L/C), chỉ đối với khách hàng thực sự tin cậy, đã có quan hệ lâu dài thì Công ty mới thực hiện phương thức thanh toán khác như chuyển khoản trực tiếp.
Phương thức này có ưu điểm là độ rủi ro thấp, an toàn trong vận chuyển.
Phương thức gửi đại lý:
Hiện nay Công ty có gần 40 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty, chủ yếu tại Hà Nội. Các cửa hàng đại lý bán theo đúng giá qui định của Công ty và được hưởng 10% hoa hồng tính trên tổng số tiền phải thanh toán.
Phương thức này có ưu điểm góp phần mở rộng mạng lưới tiêu thụ của Công ty, nhưng cũng có nhiều hạn chế do Công ty không trực tiếp thực hiện trao đổi hàng hoá với khách hàng nên không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và không chủ động trong việc thanh toán.
2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ và kế toán doanh thu tiêu thụ:
2.2.2.1. Chứng từ, tài khoản, sổ sách sử dụng.
Để quản lý chặt chẽ và cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý về tình hình tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã sử dụng các chứng từ sau:
Hoá đơn giá trị gia tăng ( GTGT ), phiếu thu, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, giấy báo có của ngân hàng, uỷ nhiệm chi, bảng kê nộp séc, chứng từ thuế, chứng từ thanh toán khác.
Tài khoản sử dụng:
TK 155 : Thành phẩm
TK 157 : Hàng gửi bán
TK 511 : Doanh thu bán hàng.
TK 531 : Hàng bán bị trả lại
TK 532 : Giảm giá hàng bán
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 131 : Phải thu khách hàng
TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp.
TK 111, 112…..
Sổ sách sử dụng:
Nhật ký chứng từ số 8, Sổ chi tiết tiêu thụ, Sổ tổng hợp tiêu thụ, Bảng kê số 1,2, và sổ cái các tài khoản 155, 511, ……
Các chứng từ:
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Phiếu thu, giấy báo có
- Các chứng từ thanh toán khác
- Sổ chi tiết tiêu thụ
- Sổ chi tiết công nợ
- Sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng của TK 632
Báo cáo tổng hợp tiêu thụ
Bảng kê 11
Nhật ký chứng từ số 8
Sổ cái các TK 511, 632,
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ:
Sơ đồ 17 : Khái quát trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm:
2.2.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Tại Công ty Da giầy Hà Nội nghiệp vụ bán hàng phát sinh một cách thường xuyên, liên tục. Thành phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn đa dạng về chủng loại. Để quản lý tốt các nghiệp vụ bán hàng Công ty đã tổ chức quá trình luân chuyển chứng từ khoa học và hợp lý.
Đối với phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Theo hình thức bán buôn theo hợp đồng:
Khi khách hàng có yêu cầu mua hàng, đầu tiên phòng kinh doanh sẽ căn cứ và bảng giá, vào hợp đồng mua bán , hoặc căn cứ trên giấy duyệt giá của Giám đốc ( trường hợp đặc biệt) sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng (biêủ số 1). Hoá đơn này được lập thành ba liên, Phòng kinh doanh sẽ lưu liên gốc màu tím, còn liên 2 và liên 3 được chuyển cho kế toán tiêu thụ.
+ Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thủ quỹ đóng dấu “ đã thu tiền” và ký tên lên cả hai liên.
+ Nếu khách hàng thanh toán bằng séc kế toán đóng dấu “ đã trả bằng séc” lên cả hai liên.
+ Nếu thanh toán chậm và có giấy bảo lãnh thanh toán chậm đã được duyệt của Giám đốc và người bảo ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28724.doc