Lời Nói đầu
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập tạo nên cơ sở hạ tầng cho xã hội, tạo ra nền móng phát triển của mỗi Quốc gia. Đứng trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, thị trường xây dựng cơ bản đang diễn ra một cách đa dạng và phức tạp. Các doanh nghiệp luôn luôn đẩy mạnh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình để nâng cao uy tín với các doanh nghiệp khác, và đó là sự cạnh tranh trong thị trường xây dựng cơ bản.
Trong xây dựng cơ bản, việc “Sản xuất cái gì, sả
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 2 - VINACONCO2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất cho ai” đã được các chủ đầu tư có yêu cầu rất cụ thể, rất chi tiết trong hồ sơ thiết kế. Vấn đề còn lại, các nhà thầu phải tự xác định cần phải làm như thế nào để vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian xây dựng sao cho giá bán ( giá dự thầu ) có thể cạnh tranh được. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong một thị trường có sự cạnh tranh, giải pháp quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải xắp xếp công việc và thực hiện một cách khoa học, phải nắm bắt kịp thời, đầy đủ mọi thông tin cụ thể, chi tiết. Để có được điều đó các doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để tìm ra cho mình một mô hình tổ chức, quản lý, và thực hiện công việc một cách tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trong đó có công tác kế toán TSCĐ và quản lý TSCĐ ỏ các bộ phận trong Công ty
Nhìn chung, công tác hạch toán nói chung và việc hạch toán và quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản hiện nay còn nhiều thiết sót và chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Xuất phát từ tình hình thực tế, trong thời gian thực tập ở Công ty xây dựng số 2 – Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2” để thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Nội dung của luận văn bao gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại công ty xây dựng số 2- vinaconco2
Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 - Vinaconco2
Do sự hiểu biết còn hạn chế nên luận văn còn nhiều thiếu xót, rất mong thầy giáo chỉ bảo để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo trần quý liên đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thiện đề tài này.
Phần I
Cơ sở lý luận chung về hạch toán tài sản cố định
với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định - đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định.
Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
Theo quyết định số 166/ 1999/ QĐ - BTC ngày 30/ 12/ 1999 và quyết định số 149/ 2001/ QĐ - BTC ngày 31/ 12/ 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
? Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn ghi nhận hiện hành.
Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó. Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi sử dụng. Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm. Nếu phụ tùng và thiết bị bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là không thường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt và được khấu hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình liên quan.
? Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:
TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời: Định nghĩa về TSCĐ vô hình và thoả mãn cả bốn điều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình.
Như vậy qua những phân tích trên có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong doanh nghiệp: “Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng”.
Đặc điểm của tài sản cố định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hịên vật và mặt giá trị của TSCĐ.
+ Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
+ Về mặt giá trị: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1.3 Nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ
Hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp phải đẩm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong phạm vi an toàn của đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng tài sản cố định, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản tài sản cố định và kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản cố định trong từng đơn vị.
Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất – kinh doanh theo độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định; mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ chế độ quy định.
Tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng tài sản cố định tại đơn vị.
II. Phân loại và đánh giá tài sản cố định
Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rất khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần thiết phải phân loại tài sản cố định.
2.1.1. Theo hình thái biểu hiện
TSCĐ được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. Thuộc về loại này gồm có:
+ Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các công trình XDCB như: nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể tháp nước, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống…
+ Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại thiết bị dùng trong SX – KD.
+ Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: Là các phương tiện vận tải truyền dẫn như các loại đầu máy, đường ống và các phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe goòng, xe tải…).
+ Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: Bao gồm dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy điều hoà…
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Bao gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su), súc vật làm việc, nuôi lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản…).
+ Tài sản cố định hữu hình khác: Bao gồm những tài sản cố định chưa đựoc quy đinh phản ánh vào các loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…).
- TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có:
+ Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh ngiệp bỏ ra liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước… trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Bao gồm các chi phí như chi cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu…
+ Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, công trình nghiên cứu…
+ Chí phí nghiên cứu, phát triển: Là các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài.
+ Lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình bởi sự thuận lợi củavị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
+ TSCĐ vô hình khác: Bao gồm quyền đặc nhượng, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng…
Theo quyền sở hữu
TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và thuê ngoài.
- TSCĐ tự có: Là những tài sản cố định xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của Ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ xung…
- TSCĐ đi thuê: Lại đựoc phân thành:
+ TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ đơn vị đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng ký kết.
+ TSCĐ thuê tài chính: Thực chất đang là sự thuê vốn, là những TSCĐ mà doanh nghiệp có quyền sử dụng, còn quyền sở hữu sẽ thuộc về doanh nghiệp nếu đã trả hết nợ.
Theo nguồn hình thành, TSCĐ được phân thành:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên).
- TSCĐ mua sắm, xây dựn bằng nguồn vốn bổ sung của đơn vị (quỹ phát triẻn sản xuất, quỹ phúc lợi…).
- TSCĐ nhận góp vốn liên doanh bằng hiện vật.
Theo công cụ và tình hình sử dụng, TSCĐ được phân thành các loại sau:
- TSCĐ dùng trong SX – KD: Đây là TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các hoạt động SX- KD của đơn vị. Những TSCĐ này bắt buộc phải trích khấu hao và tình vào chi phí SX – KD.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: Là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp (đoàn thể quần chúng, tổ chức y tế, văn hoá thể thao…).
- TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ của đơn vị dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng (nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà nghỉ mát…).
- TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý.
Đánh giá tài sản cố định
Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Cần lưu ý rằng, đối với các cơ sỏ thuộc đối tượng nộp thuế giá trị giá tăng theo phương pháp khấu trừ, trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định không bao gồm phần thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ngược lại, đối với các cơ sỏ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay trường hợp tài sản cố định mua sắm dùng để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định lại gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Tuỳ theo từng loại tài sản cố định cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá tài sản cố định sẽ được xác định khác nhau. Cụ thể:
Tài sản cố định mua sắm (bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá tài sản cố định mua sắm gồm giá mua thực tế phải trả (đã trừ (-) các khoản triết khấu thượng mại hoặc giảm giá được hưởng) và cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) cùng với các khoản phí tổn mới chi ra liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, thuế trước bạ, chi sửa chữa, tân trang…).
Tài sản cố định do bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao: Nguyên giá là giá thành thực tế của công trình xây dựng cùng với khoản chi phí khác có liên quan và thuế trước bạ (nếu có). Khi tính nguyên giá, cần loại trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không hợp lý, các chi phí vượt qua mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế.
Tài sản cố định do bên nhận thầu (bên B) bàn giao: Nguyên giá là giá trị phải trả cho bên B cộng với các khoản phí tổn mới trước khi dùng (chạy thử, thuế trước bạ,…) trừ đi các khoản giảm giá (nếu có).
Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) cộng với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử…).
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh, nhận tặng thưởng, viện trợ, nhận lại góp vốn liên doanh…. Nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng với các phí tổn mới trưóc khi dùng (nếu có).
Nguyên giá tài sản cố định thuê dài hạn
Theo chế độ tài chính quy định hiện hành, ở Việt Nam, khi đi thuê dài hạn tài sản cố định, bên thuê căn cứ vào các chứng từ liên quan do bên cho thuê chuyển đến để xác định nguyên giá tài sản cố định đi cho thuê. Nói cách khác, nguyên giá tài sản cố định thuê dài hạn được căn cứ vào nguyên giá do bên thuê chuyển giao.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Cụ thể, theo chuẩn mực số 04 (chuẩn mực kế toán Việt Nam), việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình trong các trường hợp sau:
Tài sản cố định vô hình mua ngoài: Nguyên giá đã bao gồm giá mua (đã trừ (-) chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua được hưởng), cộng (+) các khoản thuế (không gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Trường hợp quyền dử dụng đất được mua cùng nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào sử dụng theo dự tính.
Tài sản cố định được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí phát sinh trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá tài sản cố định chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại tài sản cố định, sửa chữa nâng cấp tài sản cố định, tháo gỡ hoặc bổ xung một số bộ phận của tài sản cố định. Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và phản ánh kịp hời vào sổ sách.
III. tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp
3.1. Thủ tục và hồ sơ
Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, tài sản cố định của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt tài sản cố định, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm tài sản cố định.
Mỗi khi tài sản cố định tăng thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận tài sản cố định. Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao tài sản cố định, lập “biên bản giao, nhận tài sản cố định”. Biên bản này lập cho từng đối tượng tài sản cố định. Với những tài sản cố định từng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm biên bản giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán dữ lại để làm căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết tài sản cố định.
Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết tài sản cố định theo mẫu thống nhất. Thẻ tài sản cố định được lập một bản và để tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình dử dụng. Toàn bộ thẻ tài sản cố định được bảo quản tập chung tại hòm thẻ, trong đó chia thành nhiều ngăn để xếp thẻ theo yêu cấu phân loại tài sản cố định. Mỗi ngăn được dùng để xếp thẻ của một nhóm tài sản cố định, chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm này đựoc lập chung một phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm.
Thẻ tài sản cố định sau khi lập xong phải được đăng ký vào sổ tài sản cố định. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho từng đơn vị sử dụng tài sản cố định mỗi nơi một quyển để theo dõi (từng phân xưởng, phòng, ban…).
3.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ
3.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là cơ sở ban đầu để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tài sản cố định, nó còn là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán, tiến hành theo dõi tình hình biến động của TSCĐ , từ đó đưa ra các báo cáo tài chính. Theo hệ thống kế toán thì các chứng từ ban đầu về kế toán TSCĐ bao gồm:
Chứng từ mệnh lệnh: Bao gồm các quyết định về đầu tư mới TSCĐ , quyết định sửa chữa, nâng cấp TSCĐ , các quyết định về thanh lý, nhượng bán TSCĐ , các quyết định về kiểm kê đánh giá TSCĐ…
Chứng từ thực hiện: Bao gồm:
Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu 01 – TSCĐ/ BB).
Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 – TSCĐ/ BB).
Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu 04 – TSCĐ/ HD).
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05 – TSCĐ/ HD).
Thẻ TSCĐ ( mẫu 02 – TSCĐ ).
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các chứng từ khác liên quan để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về TSCĐ như các chứng từ liên quan về tiền mặt, thanh toán…
Thủ trưởng
Kế toán trưởng
Hội đồng
(ban )
Kế toán TSCĐ
Ra quyết định về TSCĐ
Giao nhận TSCĐ (chứng từ TSCĐ )
Lập thẻ, huỷ thẻ, bảng tính khấu hao, ghi sổ kế toán
Nghiệp vụ TSCĐ
Lưu hồ sơ kế toán
Quy trình tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ
(4)
(1) (2) (3)
(4)
3.2.2. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ
Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ
Chứng từ TSCĐ
(hồ sơ giao nhận)
Lập thẻ, huỷ thẻ
Sổ
chi tiết
Tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Báo cáo kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc TSCĐ như biên bản giao nhận, thanh lý TSCĐ kế toán lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ được mở cho từng TSCĐ, trên cơ sở đó kế toán tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ kế toán tiến hành lập sổ tổng hợp tăng giảm TSCĐ và đưa ra các báo cáo kế toán.
3.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ
3.3.1. Tài khoản sử dụng
Theo chế độ kế toán hiện hành, để hạch toán TSCĐ kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
- Tài khoản 211”Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát…).
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển…).
Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có.
Tài khoản 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản:
+ TK 2112 – Nhà cửa, vật kiến trúc
+ TK 2113 – Máy móc, thiết bị
+ TK 2114 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ TK 2115 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ TK 2118 – Tài sản cố định khác
Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”:
Bên nợ: Nguyên giá tìài sản cố định vô hình tăng thêm.
Bên có: Nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ.
Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có.
Tài khoản 213 chi tiết thành 7 tiểu khoản:
+ TK 2131 – Quyền sử dụng đất.
+ TK 2132 – Quyền phát hành.
+ TK 3133 – Bản quyền, bằng sáng chế.
+ TK 2134 – Nhãn hiệu hàng hoá.
+ TK 2135 – Phần mềm máy vi tính.
+ TK 2136 – Giấy phép và giấy chuyển nhượng.
+ TK 2138 – Tài sản cố định vô hình khác.
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sủ dụng một số tài khoản khác có liên quan như tài khoản 214, 331, 341, 111, 112, 131…
3.3.2. Phương pháp hạch toán TSCĐ
TK 211, 213
TK 111, 112, 341…
SD xxx
Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới)
Nguyên
giá
tài
sản
cố
định
tăng
trong
kỳ
TK 1332
Thuế GTGT được khấu trừ
TK 331
Phải trả người bán
TK 411
Trả tiền cho người bán
Nhận cấp phát, nhận vốn góp
TK 414, 431, 441…
Đầu tư bàng vốn chủ sở hữu
TK 128, 222, 412, 711…
Các trường hợp tăng khác (nhận lại góp vốn
liên doanh, đánh giá tăng, nhận biếu tặng…)
Sơ đồ 3.3.2.a: Quy trình hạch toán tổng quát tăng TSCĐ do mua sắm, do XDCB bàn giao…
(Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 111, 112, 152, 131…
TK 214
Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản
Nguyên giá tài sản cố định giảm do nhượng bán, thanh lý
TK 211, 213
TK 811
cố định thanh lý nhượng bán
Giá trị còn lại chưa thu hồi (nếu có)
củaTSCĐ thanh lý, nhượng bán
TK 334, 338, 152, 214…
Các chi phí liên quan đến nhượng bán,
Tập hợp
chi phí liên
quan đến
nhượng bán,
thanh lý
thanh lý tự làm (nhân công, vật liệu…)
Giá dịch vụ thuê ngoài
TK 111, 112, 331…
(Giá chưa có thuế GTGT)
TK 1331…
Các chi phí liên quan đến
nhượng bán, thanh lý thuê
ngoài (cả thuế GTGT)
Thuế GTGT đầu vào
TK 711
Giá nhượng bán TSCĐ (không thuế)
Các
khoản thu
liên quan đến
nhượng bán,
thanh lý
và các khoản thu hồi khác từ thanh lý
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
TK 33311
do nhượng bán, thanh lý (nếu có)
Sơ đồ 3.3.2.b: Quy trình hạch toán giảm TSCĐ do nhượng bán thanh lý
Giá trị hao mòn của TSCĐ
TK 214
SD xxx
TK 211, 213
TK 1381
giảm do các nguyên nhân
Nguyên
giá
tài sản
cố định
giảm
do các
nguyên nhân
khác
(theo giá trị còn lại)
Giá trị thiêt hại do thiếu, mất
Giá trị vốn góp được
TK 222, 128
TK 412
liên doanh xác nhận
lớn hơn giá trị vốn góp
Khoản chênh lệch giữa GTCL
Trả lại vốn góp liên doanh,
TK 411
Vốn cổ phần, vốn cấp phát…
Sơ đồ 3.3.2.c: Quy trình hạch toán giảm TSCĐ do góp vốn liên doanh, do thiếu, mất…
IV. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
4.1. Khái niệm và phương pháp tính
4.1.1. Khái niệm
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này thể hiện dưới 2 dạng:
+ Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, ăn mòn, hư hỏng…
+ Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn la một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
Về phương diện kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh đựoc giá trị thực của TSCĐ, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Về phương diện tài chính: Khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ.
Về phương diện thuế khoá: Khấu hao là một khoản chi phí trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ.
Về phương diện kế toán: Khấu hao là sự ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
4.1.2. Phương pháp tính khấu hao
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao là tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doang nghiệp. Phương pháp khấu hao đựoc lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp khấu hao sau:
Phương pháp khấu hao đều theo thời gian:
Mức khấu hao
phải trích
bình quân năm
=
Nguyên giá
tài sản cố định
bình quân
X
Tỷ lệ khấu hao
bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Ưu điểm: Đơn giản dễ tính, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Mức khấu hao phải trích
bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Nhược điểm: Thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình, không có điều kiện đầu tư trang bị tài sản cố định mới.
Do khấu hao TSCĐ đựoc tính vào ngày 1 hàng tháng (nguyên tắc tròn tháng) để đơn giản cho việc tính toán, quy định những tài sản cố định tăng (hoặc giảm) trong tháng này thì tháng sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Số khấu hao
phải trích
tháng này
Số khấu hao
đã trích trong
tháng trước
Số khấu hao của những
TSCĐ tăng thêm
trong tháng trước
Số khấu hao của những
TSCĐ giảm đi trong
tháng trước
+
-
=
Mức khấu hao phải
trích hàng tháng
Giá trị còn lại trước khi nâng cấp + Giá trị nâng cấp
Số năm ước tính sử dụng sau khi sửa chữa x 12
=
Cần chú ý rằng, với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành, mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức sau:
Phương pháp tính khấu hao theo sản lượng:
Ưu điểm: Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
Mức khấu hao phải
trích trong tháng
Sản lượng hoàn thành
trong tháng
Mức khấu hao bình quân
trên một đơn vị sản lượng
=
x
Nhược điểm: Mức khấu hao phụ thuộc vào sản phẩm hoàn thành, do vậy nếu sản phẩm sản xuất ra ít thì thu hồi vốn chậm.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần:
Đây là phương pháp tính khấu hao mới, được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 2000/QĐ - BTC về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. Và được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999).
+ Bước 2: Xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh bằng tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng (xác đinh ở bước 1) nhân với hệ số điêù chỉnh (căn cứ vào chu kỳ đổi mới của máy móc, thiết bị).
Những năm cuối, khi mức trích khấu hao hàng năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
4.2. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định
4.2.1. Chứng từ sử dụng
Việc tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp được xác định dựa trên khấu hao phải trích của kỳ trước, và sự biến động về TSCĐ trong kỳ này. Do vậy, kế toán sẽ sử dụng các chứng từ: Biên bản giao nhận TSCĐ , biên bản thanh lý, nhượng bán… để từ đó kế toán tiến hành xác định mức khấu hao phải trích và lập bảng tính và phân bổ khấu hao…
4.2.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản:
- Tài khoản 214: “Hao mòn tài sản cố định”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê ngắn hạn).
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý).
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ (do trích khấu hao, đánh giá tăng).
Dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Tài khoản 214 đựoc chi tiết thành:
+ 2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình.
+ 2142 – Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính.
+ 2143 – Hao mòn tài sản cố định vô hình.
Tài khoản 009: “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản TSCĐ .
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn khấu hao cơ bản.
Dư Nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 627, TK 641, 642, 242, 136…
TK 627
TK 211, 213
TK 214
4.2.3. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm
do thanh lý, nhượng bán
Trích khấu haotính vào
chi phí SX chung
TK 641
Trích khấu haotính vào
chi phí bán hàng
TK 642
Trích khấu hao tính vào
chi phí quản lý
TK 4313
Trích hao mòn dùng
cho hoạt động văn hoá phúc lợi
Hao mòn TSCĐ dùng vào
hoạt động sự nghiệp ,dự án
TK 466
Sơ đồ 4.2.3: Quy trình hạch toán khấu hao tàI sản cố định
V. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lục hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản cho thích hợp.
5.1. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng
Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt, mang tính duy t._.u, bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng của công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.
+ Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau:
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642…).
Có các TK chi phí (111, 112, 152, 334, 338…).
+ Trường hợp thuê ngoài:
Nợ các TK tập hợp chi phí (627, 641, 642…).
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK chi phí (111, 112, 331…): Tổng số tiền phải trả.
5.2. Trường hợp sửa chữa lớn mang tính phục hồi
Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành như sau:
Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình:
Nếu thuê ngoài: Phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao:
Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng.
Nếu do doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK 241 (2413): Tập hợp chi phí sửa chữa.
Có các TK chi phí (111, 112, 152, …).
Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành:
Tuỳ theo tính chất sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp:
Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa trong kế hoạch.
Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu lớn).
Nợ TK liên quan (627, 641, 642): Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch.
Có TK 241 (2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
5.3. Trường hợp sửa chữa nâng cấp
Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dung của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ xung thêm một số bộ phận của TSCĐ. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua tài khoản 241 (2413). Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng bút toán (không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch).
Nợ TK 211: Nguyên giá (giá thành sửa chữa thực tế).
Có TK 241 (2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn.
VI. Các hình thức sổ sách kế toán trong hạch toán tàI sản cố định
Sổ sách kế toán là những trang sổ lập theo một quy định có liên hệ chặt chẽ với nhau để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở của số liệu chứng từ gốc. Theo chế độ tài chính hiện nay mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán trong công tác hạch toán TSCĐ.
+ Hình thức Nhật ký chung
+ Hình thức Nhật ký – Sổ cái
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ
+ Hình thức Nhật ký chứng từ
Vì đơn vị thực tập áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”. Do vậy, trong luận văn em chỉ xin phép trình bày hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”.
Hình thức nhật ký chung
Hình thức sổ này, được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, có các nghiệp vụ phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, trình độ nhân viên cao và thường sử dụng máy tính trong công tác hạch toán kế toán.
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TSCĐ
Sổ cái TK 211, 212, 213, 214
Bảng cân đối
phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Báo cáo tài chính
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng.
Đối chiếu, kiểm tra.
Sơ đồ 6.1: Khái quát trình tự ghi sổ TSCĐ theo hình thức nhật ký chung
Khi áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung doanh nghiệp sử dụng các loại sổ sách sau:
+ Chứng từ gốc: Bao gồm hoá đơn giá trị giá tăng, biên bản bàn giao TSCĐ…
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái các TK 211, 212, 213, 214…
Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành vào sổ nhật ký chung, các sổ thẻ kế toán chi tiết TSCĐ, hoặc nhật ký đặc biệt để theo dõi, căn cứ vào nhật ký chung kế toán tiến hành ghi lên sổ cái các TK 211, 212, 213, 214… Cuối tháng, từ các sổ cáI kế toán lập bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ để lập báo cáo tài chính.
Biểu 6.1:
Tổng công ty XNK XD Việt nam sổ nhật ký chung
Vinaconex
Công ty xây dựng số 2 (Trích sổ nhật ký chung)
TT
Số
CT
Ngày CT
Ngày
GS
Diễn giải
TK
Phát sinh
Nợ
Phát sinh
Có
Số trang trước mang sang
…………..
Cộng chuyển sang trang sau
Biểu 6.2:
Tổng công ty XNK xd việt nam sổ cái các tài khoản
Vinaconex
Công ty xây dựng số 2 Tháng…....năm…....
Ngày
ghi sổ
Ngày CT
Số
CT
Diễn giải
TK
đối ứng
Số PS
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Tổng cộng:
Số dư cuối kỳ
VII. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tàI sản cố định
7.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá:
Chỉ tiêu đánh giá tình hình biến động TSCĐ
Để phân tích tình hình tăng, giảm và đổi mới TSCĐ, cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau:
Hệ số tăng
TSCĐ
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào
sản xuất, kinh doanh trong kỳ
=
+ Hệ số tăng TSCĐ:
Hệ số giảm
TSCĐ
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào
sản xuất, kinh doanh trong kỳ
=
+ Hệ số giảm TSCĐ:
Hệ số đổi mới
TSCĐ
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
=
+ Hệ số đổi mới TSCĐ:
Hệ số loại bỏ
TSCĐ
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ
=
+ Hệ số loại bỏ TSCĐ:
Các hệ số này phản ánh mức độ tăng giảm thuần tuý chung về quy mô tài sản cố định và mức độ trang bị, loại bỏ. Nó phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang bị của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu TSCĐ:
Tỷ suất đầu tư
(%)
Giá trị TSCĐ đã và đang đầu tư
Giá trị tổng tài sản
=
x
100
Để đánh giá cơ cấu tài sản cố định người ta dùng chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu và giá trị tổng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp trên giá trị tổng tài sản của đơn vị, từ đó kết hợp với các chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định chính là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cố định, muốn vậy doanh nghiệp phải dựa trên các chỉ tiêu sau để đánh giá:
+ Sức sản xuất của TSCĐ:
Sức sản xuất
của TSCĐ
Tổng doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng doanh thu.
+ Sức sinh lợi của TSCĐ:
Sức sinh lợi
của TSCĐ
Lợi nhuận thuần (lợi nhuận gộp)
Nguyên giá TSCĐ bình quân
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lai mấy đồng lợi nhuận thuần.
+ Suất hao phí:
Suất hao phí
của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Giá trị tổng sản lượng
=
Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu hay một đồng giá trị tổng sản lượng cần bao nhiêu đồng Nguyên giá TSCĐ bình quân.
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác như mức độ trang bị TSCĐ, hệ số hao mòn…
7.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ
Để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp thì cần phải tiến hành theo các quy định sau:
+ Quản lý chặt chẽ TSCĐ, việc điều động TSCĐ phải có giấy tờ.
+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra TSCĐ.
+ Quản lý TSCĐ cả về nguyên giá lẫn giá trị hao mòn.
+ Việc đầu tư hay thanh lý TSCĐ phải dựa trên sự đánh giá chính xác về mức độ cần thiết và hiệu quả kinh doanh đem lại …
VIII. Các vấn đề về kế toán TSCĐ trong chuẩn mực kế toán Quốc tế
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế TSCĐ là những tài sản có thể sử dụng cho tổ chức trên một năm và có giá trị lớn, chúng được hình thành do mua sắm, xây dựng để sử dụng cho sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán.
Một tài sản được coi là TSCĐ nếu:
Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản này.
Chi phí của tài sản cần được tính toán một cách đáng tin cậy từ chính hoạt động giao dịch.
Theo chuẩn mực số 16 “Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị” các phương pháp khấu hao có thể được sử dụng gồm: phương pháp tính ngang bằng, cân đối giảm dần và tổng các đơn vị.
Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế: Trên thế giới hiện nay đa số các công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để phân bổ khấu hao trong các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của họ. Một số tài sản được khấu hao theo phương pháp sản lượng. Còn phương pháp khấu hao nhanh được áp dụng cho mục đích tính thuế thu nhập vì lợi ích của nó mang lại là được hoàn trả tiền thuế thu nhập trong những năm đầu của TSCĐ cho đến năm cuối cùng của TSCĐ đó. Theo phương pháp khấu hao nhanh các mức khấu hao rất lớn trong những năm đầu, điều này dẫn đến những khoản thu nhập nhỏ và dẫn đến thuế thu nhập cũng nhỏ trong các năm này. Tuy nhiên, tiền thuế thu nhập chỉ được hoãn lại chứ không tránh được. Các mức khấu hao lớn hơn trong những năm đầu được bù lại bằng mức khấu hao nhỏ hơn trong những năm cuối. Và như vậy các khoản thu nhập lớn hơn sẽ được báo cáo và phải trả trong năm cuối của thời gian hữu dụng.
Phần II
Thực trạng hạch toán tàI sản cố định tại công ty xây dựng số 2- vinaconco2
I.giới thiệu chung về công ty xây dựng số 2 – vinaconco
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 – Tổng công ty XNKXD Việt Nam – Bộ xây dựng được thành lập vào ngày: 01/04/1970. Tên công trường xây dựng Xuân Hoà, tiền thân của Công ty xây dụng số 2 ngày nay.
+ Trụ sở chính : 52 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội.
+ Tổng số CBCNV : 985 người .
+ Tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật:
Trung cấp : 80 người
Đại học : 100 người
+ Tổng số công nhân kỹ thuật : từ bậc 3/7 trở lên : 380 người
+ Tổng số đảng viên : 176 người
+ Một số công trình tham gia xây dựng có giá trị sản lượng lớn: Công trình 44B Lý Thường Kiệt Hà Nội, Cải tạo Cung văn hoá Hữu nghị, Trụ sở Liên cơ Quận uỷ – UBND Quận Ba Đình, Trụ sở Đại sứ quán úc, Cải tạo nâng cấp bể bơi Đống Đa – Hà Nội, Nhà thi đấu Công an thuộc Bộ Nội Vụ, Nhà máy giầy xuất khẩu Đỉnh Vàng – Hải Phòng, Trụ sở Tỉnh uỷ Cao Bằng, Trụ sở Tỉnh uỷ Tuyên Quang, Trụ sở UBND tỉnh Tuyên Quang, Tỉnh uỷ Lai Châu, Quỹ nhà ở công vụ Chính Phủ.v.v…
Một số thành tích đã đạt được từ khi sắp nhập vào Tổng Công ty Vinaconex của Công ty xây dựng số 2 :
Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu
Đvt:Triệu đồng
Năm
Giá trị
T.hiện
So năm
Trước %
D.thu
T.hiện
So năm
Trước %
T.số
Nộp NS
So năm
Trước %
Lợi tức
T.hiện
So năm
Trước %
1995
1996
1997
66.895
80.294
103.061
128%
120%
128%
74.020
62.078
93.034
161%
83%
149%
2.758
2.499
3.962
142%
90%
158%
2.739
1.421
1.756
180%
51%
123%
Một số công trình, hạng mục công trình đã thắng thầu và được chọn thầu :
+ Năm 1995 : 75 công trình
+ Năm 1996 : 95 công trình
+ Năm 1997 : 121 công trình
Được Bộ xây dựng tặng 4 Bằng khen công trình đạt chất lượng cao và 11 công trình được cấp Huy chương Vàng.
Các mặt hoạt động khác :
Đảng bộ Công ty xây dựng số 2 :
+ Từ năm 1996 – 1998 : Ba năm liền được Đảng bộ Thị trấn Xuân Hoà tặng Cờ đơn vị thi đua khá nhất.
+ Năm 1984 – 1985, Huyện đảng bộ Mê Linh – Hà Nội công nhận là Đảng bộ cơ sở vững mạnh.
+ Năm 1992 – 1993, Huyện Đảng bộ Từ Liêm – Hà Nội công nhận là Đảng bộ cơ sở vững mạnh.Năm 1996 – 1997, Quận uỷ Tây Hồ – Hà Nội công nhận là Đảng bộ cơ sở vững mạnh.
Bên cạnh đó là hoạt động của Công đoàn, Thanh niên của Công ty, luôn đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả, giúp Đảng uỷ và chính quyền thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của đơn vị.
1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh, kết cấu sản phẩm của Công ty
Là một Công ty xây dựng với chức năng chủ yếu là xây lắp do vậy đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
Chuyên nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng và thi công các loại nền móng công trình, phạm vi kinh doanh của công ty đã được mở rộng trong các lĩnh vực như thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư phát triển và kinh doanh nhà ở. Xây dựng công trình giao thông, các tuyến đường quốc lộ có quy mô từ nhỏ đến lớn và công trình thủy lợi, đường dây cao thế 110kv… Ngoài ra, công ty còn có dịch vụ xuất khẩu công nhân lao động ra nước ngoài, điều đó giúp cho tay nghề của công nhân được nâng cao và doanh thu của công ty cũng được tăng lên.
Ngoài nhận thầu xây lắp Công ty còn có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, vận chuyển cung ứng bê tông thương phẩm, các cấu kiện bê tông, sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí, cấu kiện thép trong xây dựng (Cốt pha thép, dàn giáo thép, khung thép nhà công nghiệp...). Kinh doanh nhà ở và các dịch vụ khác.
Mặt hàng chủ yếu hiện nay của Công ty là xây lắp và sản xuất VLXD.Trong sản xuất VLXD có hai loại sản phẩm chủ yếu là sản xuất đá và sản xuất bê tông thương phẩm. Các sản phẩm của Công ty có giá trị ngày càng tăng tỷ lệ với thời gian thành lập của Công ty.
Biểu 1.2: Bảng liệt kê sản phẩm của Công ty
STT
Tên sản phẩm
Đv tính
Sản lượng sản phẩm
1995
1996
1997
1998
1
Xây lắp
tr.đ
65.317
76.499
96.491
107.260
2
Sản xuất đá
m3
31.560
57.334
69.000
85.000
3
Sản xuất bê tông
m3
450
5.107
6.530
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật kế hoạch
Văn phòng công ty
Phòng đấu thầu và quản lý dư án
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức lao động
Phòng kế hoạch kỹ thuật
17 đội xây dựng trực thuộc và một số chủ nhiệm công trình
Sơ đồ 1.3: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty cũng giống như bộ máy quản lý của các doanh nghiệp khác. Đứng đầu là ban giám đốc Công ty, dưới đó là các phòng ban chức năng giúp việc cho ban giám đốc và dưới cùng là các đội xây dựng trực thuộc.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Công tác tổ chức bộ máy kế toán khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính hiệu quả của công tác kế toán. Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và hạch toán và phù hợp với tình hình của công ty và theo đúng chế độ kế toán tài chính, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ
KT
TT
công
nợ
KT
Theo
dõi
TƯ
KT ngân
hàng
KT
TS
CĐ
KT
tổng
hợp
Nhân viên kế toán
các đội xây dựng
Sơ đồ 1.4.a: tổ chức bộ máy kế toán Công ty
Bộ máy kế toán tài chình của Công ty bao gồm 11 người đều có trình độ đại học và các nhân viên kế toán tại các đội sản xuất.
Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế trong toàn đơn vị, đồng thời kiểm soát việc thực hiện đúng chế độ, pháp lệnh Nhà nước trong công tác tài chính kế toán của Công ty. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng Tổng công ty về toàn bộ công tác kế toán tài chính trong Công ty.
Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định theo định kỳ.
Kế toán Ngân hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp.
Kế toán theo dõi tạm ứng: Theo dõi các khoản công nợ tạm ứng và các khoản nợ khác.
Kế toán thanh toán công nợ: Làm công tác thanh toán tiền lương, tiền mặt và các khoản thuế phải nộp cho Ngân sách nhà Nước, theo dõi các khoản công nợ và tình hình thanh toán công nợ.
Thủ quỹ: Thực hiện việc thu, chi, quản lý các loại tiền và thực hiện ghi sổ quỹ hàng ngày, lập báo cáo quỹ chuyển cho kế toán kèm theo chứng từ thu chi để làm cơ sở ghi sổ kế toán.
Các nhân viên kế toán tại các đội sản xuất (kế toán công trình): Có trách nhiệm theo dõi các hoạt động kinh tế phát sinh, là người thu thập số liệu thống kê ban đầu, cung cấp các số liệu và các chứng từ liên quan về phòng kế toán của Công ty để phục vụ công tác hạch toán kế toán tập chung tại Công ty.
Để đáp ứng nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời, xát với thị trường… Công ty đã sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung áp dụng trên máy vi tính. Vì thế với một lượng thông tin lớn, với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳĐối với một công ty có quy mô lớn như Công ty xây dựng số 2 - VINACONEX, việc áp dụng máy vi tính vào quản lý hạch toán kế toán là rất hợp lý và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Để phù hợp và đơn giản hoá công tác quản lý hạch toán kế toán cũng như việc sử dụng máy tính trong doanh nghiệp, Công ty xây dựng số 2 đã sử dụng phần mềm kế toán của Trung tâm tin học Bộ xây dựng.
Đối với hạch toán trên máy tính, quan trọng nhất là khâu thu thập xử lý, phân loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu đầu tiên của quy trình hạch toán trên máy vi tính và là khâu quan trọng nhất, vì kế toán chỉ vào dữ liệu cho máy thật đầy đủ và chính xác ( các bút toán), còn thông tin đầu ra như sổ cái, sổ chi tiết, các báo cáo kế toán.. đều do máy tự xử lý thông tin, tính toán và đưa ra các biểu bảng khi ta sử dụng lệnh in.
Quá trình xử lý thông tin các nghiệp vụ kế toán tại Công ty xây dựng số 2 – VINACONEX trên máy vi tính được khái quát như sau:
1.Chuẩn bị:
Thu thập tài liệu, phân loại chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ kế toán.
Định khoản kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ, chứng từ đã thu thập
2..Nhập dữ liệu cho máy:
+ Căn cứ vào chứng từ đã có và các định khoản kế toán, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo đúng nghiệp vụ phát sinh và theo đúng kết cấu phần hành của chương trình quy định
+ Định khoản kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ, chứng từ đã thu thập
3.Khai báo các yêu cầu đối với máy như: xem dữ liệu, in sổ sách, báo cáo.
4.Máy tự động xử lý thông tin và thực hiện những yêu cầu mà người quản lý đã khai báo.
Sơ đồ 1.4.b: Sơ đồ trình tự hạch toán trên máy vi tính
II.thực tế hạch toán tscđ tại công ty xây dựng số 2
2.1. Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty
2.1.1. Phân loại và đặc điểm tài sản cố định:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất – kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Đối với công ty xây dựng số 2 – Vinaconex với đặc điểm là sản xuất – kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công xây lắp các công trình xây dựng thì tài sản cố định là một trong các yếu tố quan trọng và chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của công ty. TSCĐ tại Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp công trình và phương tiện vận tải truyền dẫn. Máy móc thiết bị thường xuyên chiếm khoảng 45 đến 60%, phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm khoảng 20 đến 30% trong cơ cấu tài sản tại Công ty. Trong đó nhóm TSCĐ quan trọng nhất là máy móc thiết bị thi công. Nhóm này bao gồm:
Máy làm đất gồm: máy ủi, máy đầm, máy xúc, máy san, máy lu…
Thiết bị xử lý nền móng gồm: gầu khoan, búa đóng cọc…
Máy xây dựng gồm: cần cẩu, máy cuốn lồng sắt, trạm trộn bê tông…
Máy làm đá gồm: máy nén khí, máy khoan đá…
Ngoài ra trong số nhà cửa vật kiến trúc của Công ty cũng có loại tham gia phục vụ gián tiếp vào qúa trình thi công công trình như nhà ở lưu động, nhà vệ sinh cá nhân… Bên cạnh đó là các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý của Công ty.
Tóm lại với đặc điểm kinh doanh như vậy thì tài sản cố định trong công ty cũng rất phong phú:
Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định
Trong lĩnh vực quản lý tài sản cố định, Công ty có những quy định sau:
Mỗi TSCĐ đều được lập một bộ hồ sơ gốc bao gồm hồ sơ kỹ thuật do phòng kỹ thuật quản lý và hồ sơ kế toán do phòng kế toán quản lý. Hồ sơ kế toán của một TSCĐ bao gồm tất cả các chứng từ liên quan đến TSCĐ đó từ khi nó được đưa vào sử dụng ở doanh nghiệp cho tới khi thanh lý, điều chuyển… Các chứng từ này là căn cứ để ghi sổ TSCĐ. TSCĐ khi nhận về đơn vị phải tổ chức bàn giao, lập biên bản bàn giao và biên bản nghiệp thu TSCĐ.
TSCĐ được bảo quản trong kho của Công ty, kho tại các công trình, hoặc khu vực riêng của Công ty. TSCĐ đưa đi hoạt động ở các công trình phải có giấy phép hoặc hợp đồng. Công ty có một bộ phận bảo vệ chuyên quản lý TSCĐ.
Định kỳ, phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, đối với các loại TSCĐ khác nhau thì kỳ hạn kiểm kê cũng khác nhau.TSCĐ sử dụng ở khối văn phòng Công ty được kiểm kê mỗi năm một lần vào cuối năm. TSCĐ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh được kiểm kê định kỳ 6 tháng. Theo quy định của đơn vị, khi tiến hành kiểm kê phỉa lập biên bản kiểm kê TSCĐ do Giám đốc quy định. Số nhân viên tuỳ thuộc vào quy mô đối tượng kiểm kê nhưng nhất thiết phải có đại diện phòng kỹ thuật, phòng kế toán, bộ phận sử dụng TSCĐ, đối chiếu số liệu kế toán ghi trên sổ sách nhằm phát hiện ra TSCĐ thừa hoặc thiếu, đánh giá chất lượng TSCĐ. Sau khi kiểm kê, phải lập biên bản kiểm kê.
Công ty chỉ được thực hiện đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau:
Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nuớc.
Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu.
Sử dụng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.
Điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp.
Việc kiểm kê đánh giá lại tài sản phải theo đúng quy định của Nhà nước. Các khoản tăng hoặc giảm gái trị đánh giá lại tài sản phải hạch toán theo đúng quy định hiện hành.
Công ty tiến hành trích khấu hao theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Hàng năm, nguồn vốn khấu hao của những TSCĐ do Tổng công ty điều chuyển cho Công ty sử dụng sẽ được nộp lên cơ quan Tổng công ty. Toàn bộ số khấu hao của những tài sản cố định được đầu tư bằng vốn tự có, vốn do Nhà nước cấp được sử dụng để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh của Công ty.
Việc phê chuẩn nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐ được quy định như sau:
Giám đốc Công ty được phép duyệt mua các TSCĐ có giá trị từ 50 triệu đồng trở xuống. Phó giám đốc có quyền duyệt việc đầu tư những TSCĐ có giá trị từ 25 triệu đồng trở xuống.
Giám đốc có quyền quyết định việc nhượng bán cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở xuống nhưng phải phù hợp quy định hiện hành của Nhà nước.
Giám đốc Công ty có quyền quyết định việc thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết có giá trị nguyên thuỷ từ 50 triệu đồng trở xuống nhưng phải báo cáo với Tổng công ty bằng văn bản trước khi ra quyết định 15 ngày. Việc thanh lý TSCĐ chưa khấu hao hết nhất thiết phải được Tổng công ty đồng ý bằng văn bản.
Mọi TSCĐ có giá trị lớn hơn 50 triệu đồng khi mua sắm, nhượng bán, thanh lý nhất thiết phải được trình Tổng công ty phê duyệt.
Khi xảy ra tổn thất TSCĐ như hư hỏng, mất mát, làm giảm giá trị TSCĐ, Công ty phải lập hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý và báo cáo với Tổng công ty. Công ty được dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại về tổn thất TSCĐ sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể.
Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ phải lập ban thanh lý, nhượng bán bao gồm: phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, kế toán trưởng, đại diện phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh, đơn vị sử dụng TSCĐ. Tài sản trước khi nhượng bán phải được định giá. Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bán đấu giá công khai. Ban thanh lý, nhượng bán phải lập biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
2.2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty
2.2.1. Thủ tục chứng từ, sổ sách, tài khoán sử dụng và quy trình hạch toán chung
Thủ tục chứng từ, sổ sách
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán Công ty thường xuyên phản ánh, theo dõi chặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động tăng giảm. Khi có các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh, các chứng từ mà kế toán sử dụng đều theo mẫu quy định chung của bộ tài chính. Các chứng từ, sổ sách mà kế toán Công ty sử dụng để theo dõi, hạch toán TSCĐ bao gồm:
+ Hoá đơn (GTGT)
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Thẻ tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Sổ chi tiết tài sản cố định
+ Sổ cái TK211
+ Sổ cái TK212
+ Sổ cái TK213
+ Sổ cái TK214
b. Tài khoản sử dụng
Để tiến hành hạch toán, kê toán công ty sử dụng các TK 211, 213, 214. Ngoài ra, để hạch toán TSCĐ kế toán viên còn sử dụng các tài khoản sau:111, 112, 331, 411…
c. Quy trình hạch toán chung
Đối với các nghiệp vụ về tài sản cố định, kế toán viên sẽ thực hiện hạch toán theo quy trình chung như sau: Hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ sử dụng khi các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh, kế toán tiến hành định khoản và đưa dữ liệu vào máy, kế toán sử dụng phần mềm kế toán máy tiền hành theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trên các sổ sách kế toán như: Nhật ký chung, Sổ chi tiết tài sản cố định, Sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214. khi tiến hành hạch toán về tài sản cố định kế toán trong Công ty xây dụng số 2 hạch toán cũng như quy trình chung về hạch toán của chế độ kế toán.
2.2.2. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ
Nhu cầu sử dụng TSCĐ tại Công ty hết sức đa dạng, nhất là nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Do đó, nghiệp vụ tăng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 diễn ra khá thường xuyên và với quy mô lớn. Tuy nhiên, việc trang bị thêm TSCĐ phải được lập kế hoạch cụ thể, phải hợp lý và căn cứ vào nhu cầu thực tế, đặc biệt có những nghiệp vụ phải thông qua sự phê duyệt của Tổng giám Đốc Công ty.
TSCĐ của Công ty tăng do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là hai lý do sau:
+ TSCĐ tăng do Công ty tự mua sắm, trang bị.
+ TSCĐ tăng do các Công ty khác thuộc Tổng công ty chuyển sang và văn phòng công ty điều về.
Ngoài ra còn có thể do Công ty tự xây dựng, do đánh giá lại TSCĐ …
Trong năm 2002 TSCĐ của Công ty tăng là 10.214.325.667 trong đó:
Máy móc thiết bị : 10.141.518.508
Thiết bị văn phòng : 72.807.159
Mọi trường hợp tăng TSCĐ đều phải được lập hồ sơ lưu trữ gồm chứng từ, sổ sách để đảm bảo cho việc quản lý TSCĐ đạt hiệu quả cao. Sau khi có đày đủ chứng từ hợp lệ, kế toán TSCĐ cập nhập vào máy để từ đó in ra các sổ kế toán cần thiết.
Trường hợp 1: TSCĐ tăng do Công ty tự mua sắm
Phòng kế hoạch kỹ thuật của Công ty có nhiệm cụ theo dõi TSCĐ tại Công ty từ đó phát hiện ra nhu cầu và lập kế hoạch mua sắm, trang bị mới TSCĐ trình lên Ban Giám đốc hoặc Tổng công ty. Cũng có trường hợp xuất phát từ nhu cầu sử dụng TSCĐ trong quá trình thi công công trình, các đội xây dựng sẽ đề xuất yêu cầu trang bị TSCĐ.
Sau khi có sự phê duyệt của Ban Giám đốc hoặc Tổng công ty, phòng kế hoạch kỹ thuật lựa chọn nguồn cung cấp và tiến hành mua sắm TSCĐ. Thông thường kế toán sẽ tạm ứng cho nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật một khoản tiền để mua sắm TSCĐ. Sau đó, căn cứ vào giá trị thực tế của hàng mua trên hoá đơn chứng từ hợp lệ, kế toán tiến hành ghi nhận giá trị TSCĐ và quyết toán số tiền tạm ứng.
Trong quá trình mua bán, mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, tập hợp đầy đủ kèm theo hoá đơn chứng từ. Đối với các TSCĐ do Công ty tự mua sắm, trang bị thì các chứng từ liên quan đến việc mua sắm thường gồm: công văn xin mua, công văn duyệt mua, hợp đồng mua bán TSCĐ, hoá đơn GTGT, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng…
Ví dụ minh hoạ:
Theo yêu cầu mua sắm, trang bị TSCĐ của đội 216 để phục vụ thi công công trình dự án thoát nước CP7A Hà Nội, phòng kế hoạch kỹ thuật gửi công văn xin mua lên Giám đốc và nhận được quyết định về mua sắm TSCĐ như sau:
Tctxnkxd việt nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty xây dựng số 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 702B/CT2 – KHKT Hà nội ngày 2 tháng 7 năm 2002
Quyết định của giám đốc công ty xây dựng số 2
( V/v: đầu tư tài sản cố định )
Giám đốc công ty xây dựng số 2
Căn cứ quyết định 027A/BXD – TCLĐ ngày 12 tháng 2 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thành lập lại XNLH xây dựng số 2 ( Nay là Công ty xây dựng số 2 ). Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Công ty.
Căn cứ vào nhu cầu phục vụ thi công công trình: Dự án thoát nước CP&A
Theo đề nghị của Ông đội trưởng đội 216 và Ông Trưởng phòng KHKT Công ty.
Quyết định
Điều 1: Đầu tư 01 máy xúc đào HITACHI EX 200 cho đội 216 để phục vụ thi công công trình: Dự án thoát nước CP7A Hà nội
Nguyên giá: 598.344.000 đồng
Thời gian thực hiện: 7/2002.
Điều 2: Ông đội trưởng đội 216 liên hệ với phòng KHKT Công ty để tổ chức giao nhận. Lập biên bản bàn giao gửi về phòng kế toán tài chính để làm cơ sở trừ khấu hao và phòng KHKT theo dõi.
Đội 216 có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy theo đúng quy định và chịu khấu hao theo quy định của Công ty.
Điều 3: Các ông: Đội trưởng 216 và trưởng các phòng nghiệp vụ Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.
Nơi nhận: - Như điều 3 Giám đốc
- Lưu KHKT
Lê Văn Tân
Ngày 2 tháng 7 năm 2002, sau khi nhận được quyết định của Giám đốc Công ty, phòng kế hoạch kỹ thuật lập hợp đồng nhập khẩu uỷ thác với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Số : 02/vinaconex – vinaconco2/ut
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 của Hội đồng Nhà Nước CHXHCN Việt Nam.
Căn cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng bộ trưởng (Nay là Chính Phủ) quy định chi tiết pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Căn cứ vào nhu cấu đầu tư của Công ty xây dựng số 17.
Căn cứ theo hợp đồng ngoại số KKVN-0004-01 Ký ngày 02 tháng 01 năm 2002 giữa VINACONEX và KANEHARU CO.LTD
Hôm nay, ngày 10 tháng 07 năm 2002
Tại văn phòng Tổng công ty VINACONEX
Chúng tôi gồm:
BÊN Uỷ THáC:
Tên doanh nghiệp : công ty xây dựng số 2
- Địa chỉ : 52 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội
- Điện thoại : 8361014 Fax: 8361012
- Đại diện : Ông Phạm Duy Khanh
- Chức vụ : Giám đốc
- Số tài khoản :
(Gọi là bên A)
bên nhận uỷ thác:
Tên doanh nghiệp: tổng ._. mới đa vào sử dụng
1849773826
4305963717
2456189891
Hệ số đổi mới
0.078073007
0.15062547
0.072552463
Dựa vào bảng phân tích biến động TSCĐ, ta nhận thấy cơ cấu TSCĐ của Công ty trong năm 2002 vừa qua chưa thật hợp lý đối với một doanh nghiệp xây lắp. Điều đó thể hiện ở mấy điểm sau:
+ Từ bảng phân tích ta thấy giá trị máy móc thiết bị thi công năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2893085662 đồng và tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị thi công so với tổng TSCĐ năm 2002 đạt 32.55% cao hơn năm 2001 là 5.48% nhưng đối với một doanh nghiệp xây lắp thì tỷ trọng về máy móc thiết bị thi công như vậy là chưa hợp lý vì đây là nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Về phương tiện vận tải truyền dẫn, giá trị của loại tài sản này năm 2002 đạt 3716070142 đồng tăng so với năm 2001 là 1413312737 đồng chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản là 12.99% tăng 3.27% so với năm 2001. Tuy giá trị của loại tài sản này tăng lên nhưng so với tổng tài sản thì chiếm một tỷ trọng không cao như vậy là cũng không hợp lý vì đây cũng là loại tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xét về giá trị hao mòn của TSCĐ, năm 2001 giá trị này là 9.325.525.622 đồng, hệ số hao mòn là 0.393. Sang năm 2002 giá trị này là 12.541.577.576 hệ số hao mòn là 0.438. Như vậy giá trị hao mòn của năm 2002 đã tăng hơn năm 2001 là 3.216.051.954, hệ số hao mòn tăng 0.045 điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều TSCĐ cũ, lỗi thời lạc hậu tuy Công ty trong năm qua có đầu tư mới TSCĐ.
Hệ số loại bỏ TSCĐ năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0.001. Trong năm vừa qua một số TSCĐ đã được Công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán song việc này vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức, nhiều tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng làm giảm năng suất lao động toàn Công ty.
Trong năm qua, Công ty đã đầu tư mới 4.305.963.717 đồng giá trị nguyên giá TSCĐ với hệ số đổi mới là 0.156 tăng lên so với năm 2001 là 0.0725. Việc đầu tư đổi mới TSCĐ mặc dù có làm thay đổi cơ cấu TSCĐ nhưng chưa nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất tại Công ty. Tuy nhiên xu hướng đầu tư là đúng vì chủ yếu tập chung vào máy móc thiết bị thi công, giá trị đầu tư mới của nhóm tài sản này là 2.820.337.705 đồng. Ngoài ra Công ty còn đầu tư nhiều thiết bị văn phòng giá trị 205.423.391 đồng giúp cho công tác quản lý được hiệu quả tăng cường hơn.
Lượng lao động trong năm qua tăng lên không đáng kể. Lượng lao động năm 2002 là: 1399 người tăng so với năm 2001 la 284 người. Tuy nhiên, mức trang bị lao động lại giảm từ 22.284.117,18 đồng/người xuống còn 18.684.808,72 đồng/người. Đây là một dấu hiệu không có lợi cho Công ty vì chứng tỏ năng xuất lao động đã giảm xuống.
Để thấy được nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ của Công ty từ đó đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, cần phân tích cơ cấu TSCĐ phân loại theo nguồn hình thành.
Theo số liệu của năm 2001 và năm 2002 ta có bảng phân tích sau:
Biểu 3.2: Bảng phân tích nguồn vốn hình thành TSCĐ
Nguồn hình thành TSCĐ
2001
2002
Chênh lệch
NGTSCĐ
%
NGTSCĐ
%
Giá trị
%
Vốn ngân sách
8492552593
35.84
8592552593
30.05
100000000
20
Vốn tự bổ xung
9007451788
38.01
10655853853
37.27
1648402065
33.7
Vốn khác
6192868558
26.15
9338815423
32.68
3145946865
64.3
Tổng cộng
23692872939
100
28587221869
100
4894348930
118
Từ bảng phân tích nguồn vốn hình thành TSCĐ, ta thấy vốn do ngân sách cấp tăng lên là 100.000.000 đồng. Như vậy giá trị mà ngân sách cấp trong năm qua là tăng lên không đáng kể điều đó chứng tỏ vốn đầu tư TSCĐ của Công ty trong năm qua bằng ngân sách là rất ít. Ngoài ra, ta thấy vốn tự bổ xung trong năm 2002 có tỷ trọng là 37.27% thấp hơn 2001 là 38.01% nhưng vốn tự bổ xung trong năm 2002 cao hơn năm 2001 là 1.648.402.065 đồng điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư mới TSCĐ bằng vốn tự có của mình, cho thấy Công ty đã vững mạnh hơn năm trước.
Tuy nhiên nguồn vốn hình thành TSCĐ của Công ty từ vốn khác lại chiếm rất cao. Trong năm 2002 chiếm 32.68% cao hơn năm 2001 là 26.15%. Như vậy Công ty đã phải huy động từ nguồn vốn khác để đầu tư TSCĐ điều này chứng tỏ Công ty đã phải đi vay hay huy động các nguồn vốn khác để đầu tư TSCĐ.
Để đánh giá một cách đầy đủ về công tác đầu tư TSCĐ tại Công ty trong những năm qua cần phân tích hiệu quả sủ dụng TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh của Công ty.
Biểu 3.3: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
±
Chỉ số
1.Nguyên giá TSCĐ bình quân
24846790656
26140047404
1293256748
1.052
2.Tổng doanh thu thuần
75859446848
101760965210
25901518362
1.341
Sức sản xuất
3.05
3.89
0.84
1.275
3.Lợi nhuận thuần
515790332
858972167
343181835
1.665
Sức sinh lợi
0.02
0.03
0.01
1.58
Suất hao phí
48.17
30.43
-17.74
0.63
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 1.052 lần trong khi đó doanh thu thuần tăng 1.341 lần tăng cao hơn mức tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó chứng tỏ việc đầu tư TSCĐ đã mang lại hiệu quả và cung phần nào thể hiện rõ nỗ lực của toàn Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thấy rõ hơn về việc đầu tư hiệu quả TSCĐ ta nhận thấy sức sản xuất và sức sinh lời của Công ty tăng cao hơn năm trước. Nếu năm 2001, 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0.02 đồng lợi nhuận thuần thì sang năm 2002 1 đồng nguyên giá TSCĐ đã đem lại 0.03 đồng lợi nhuận thuần. Mặt khác suất hao phí của năm 2002 đã giảm xuống. Nừu năm 2001 để làm ra một đồng lợi nhuận thuần cần 48.17 đồng nguyên giá TSCĐ thì sang năm 2002 chỉ cần 30.43 đồng nguyên giá TSCĐ .
Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy trình độ trang bị TSCĐ của Công ty trong những năm gần đây đã tăng lên góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Có được kết quả như vậy là do nhiều nguyên nhân bởi kinh doanh là sự kết hợp hài hoà và đồng thời của nhiều yếu tố như trình độ quản lý, kỹ năng của người lao động, lợi thế trong cạnh tranh… Tuy nhiên, có một yếu tố không thể không kể đến và giữ một vai trò rất quan trọng đó là tư liệu lao động cuả doanh nghiệp trong đó có TSCĐ. Hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty trong những năm gần đây vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm trong đó là do việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty còn nhiều bất cập. Điều đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện cách thức tổ chức bộ máy kế toán, công tác quản lý hạch toán kế toán của mình.
Phần III
Phương hướng hoàn thiện hạch toán tàI sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ
tại Công ty xây dựng số 2 - Vinaconco2
I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty
Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 là một doanh nghiệp nhà nước. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều giai đoạn Công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty đã vượt qua và đang đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, hoà nhịp với sự phát triển của đất nước.
Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, Công ty đã chủ động vươn lên đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao trình độ cho đội ngũ cand bộ công nhân viên, tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác công tác kế toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của Công ty, chính vì vậy Công ty luôn chú trọng tới phần hành kế toán TSCĐ.
Trong thời gian qua, công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ tại Công ty đã có nhiều thay đổi, mang lại những đóng góp nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu xót chưa được giải quyết, bổ xung kịp thời. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty tôi có một số nhận xét sau:
1.1. Ưu điểm
1.1.1. Về công tác kế toán nói chung
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức, bố trí hợp lý, phân công công việc cụ thể dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của kế toán trưởng. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, được đào tạo cơ bản, trung thực, có trách nhiệm với công việc.
Hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập chung, mọi công việc kế toán được tiến hành ở phòng kế toán đảm bảo thuận tiện, tập chung, thống nhất. Kế toán dưới các đội thực hiện thu thập số liệu, chứng từ, ghi chép ban đầu phục vụ cho công tác kế toán trên Công ty.
Hiện nay, Công ty đã trang bị một số máy móc hiện đại như máy vi tính, máy in, máy Fax, máy Photocopy,… phục vụ cho việc quản lý ở Công ty, trong đó có phòng kế toán. Công ty cũng thường xuyên trang bị mới các thiết bị văn phòng hiện đại do đó việc sử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, góp phần giải phóng sức lao động, tinh giảm bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả công việc.
Công ty áp dung hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức tổ chức hạch toán rất phù hợp với một doanh nghiệp xây lắp, đặc biệt trong điều kiện Công ty áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Trình tự ghi sổ và việc ghi chép khá đơn giản, hệ thống chứng từ tương đối gọn nhẹ.
Nhìn chung, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành theo quyết định 1141 – TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ngày 1/11/1995. Các chứng từ kế toán được lập đầy đủ theo số liên theo quy định đảm bảo thuận tiện cho việc ghi chép, lập báo cáo.
1.1.2. Về công tác kế toán tài sản cố định
Kế toán đã phân loại TSCĐ hiện có tại Công ty theo đúng quy định của Nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng của Công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng khiến người xem các báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty và giúp cho công tác kế quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận tiện và hiệu quả hơn.
Kế toán luôn luôn kết hợp với phòng kế hạch và kỹ thuật để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ, để trích khấu hao, tham mưu cho các nàh quản lý trong các quyết định mua sắm mới, thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả.
Kế toán hạch toán tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp như sổ Nhật ký chung, sổ Cái, bảng phân bổ TSCĐ … tương đối đầy đủ và đúng trình tự.
1.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm thì công tác hạch toán kế toán ở Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 còn một số tồn tại sau:
1.2.1. Về hình thức tổ chức công tác kế toán
Hiện nay bộ máy kế toán tại công ty xây dựng số 2 chỉ gồm 11 người. Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, số lượng các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, bộ máy kế toán tại công ty rất vất vả trong việc hạch toán các loại chi phí nhất là vào lúc tổng hợp cuối kỳ. Bộ phận kế toán tiền lương và tiền mặt thường xuyên có các nghiệp vụ phát sinh, ngoài ra công ty chỉ có hai nhân viên kế toán tổng hợp, như vậy là quá tải. Sự thiếu hụt nhân viên chắc chắn sẽ hạn chế phần nào khả năng của bộ máy kế toán tại công ty.
Mặt khác địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng, các công trình, hạng mục công trình rải rác ở nhiều nơi có khi ở rất xa như miền Đông bắc, Tây bắc, trong khi đó việc trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép, xử lý thông tin chưa nhiều nên việc kiểm tra, giám sát của lãnh đạo xí nghiệp, của phòng kế toán đối với từng công trình không được sát sao, chặt chẽ. Ngoài ra, việc tập hợp chứng từ thường không kịp thời, không đầy đủ gây khó khăn rất lớn cho kế toán thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Công ty chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các nhân viên trong phòng kế toán để nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
1.2.2. Về công tác kế toán tài sản cố định
Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ
Tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2, nguồn vốn đầu tư chưa được khai thác, tận dụng mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp và đơn vị tự bổ xung. Công ty chưa mở rộng các phương thức đầu TSCĐ tư khác trong điều kiện hiện nay vì thế TSCĐ của Công ty chưa được đầu tư một cách có hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của Công ty.
Quản lý TSCĐ
Về công tác quản lý, TSCĐ được quản lý rất lỏng lẻo, không theo quy định. Việc đưa TSCĐ đi hoạt động thường không được đảm bảo bằng giấy tờ, hợp đồng vì vậy các phòng ban không biết để quản lý theo dõi. Khi hỏi đến hợp đồng hay lệnh điều động TSCĐ thì phòng nọ chỉ sang phòng kia.
Do việc điều chuyển TSCĐ giữa các đội diễn ra thường xuyên nên tình trạng này rất dễ dẫn đến việc TSCĐ sử dụng ở các công trường không được bảo vệ cẩn thận dẫn tới mất mát các bộ phận chi tiết, hỏng hóc, han gỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của TSCĐ. TSCĐ hỏng hóc, mất mát không có đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm. Hơn nữa, máy móc thiết bị bị phân tán dẫn đến lãng phí chi bảo vệ, quản lý, gửi bãi…
Phân loại TSCĐ
Hiện nay, Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại như trên có ưu điểm nhưng chưa đầy đủ, Công ty chưa tiến hành phân loại theo mục đích sử dụng.
Về tài sản cố định vô hình, Công ty đã tích luỹ được nhiều TSCĐVH như kinh nghiệm, công nghệ thi công công trình, uy tín trên thị trường, lợi thế kinh doanh… Nhưng công tác hạch toán TSCĐ chưa chính xác, đầy đủ dẫn đến sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. Do không xác định được TSCĐVH nên Công ty chưa chú trọng đến việc quản lý và hạch toán những khoản chi phí hợpl lý thực tế phát sinh như chi phí nghiên cứu, lập dự toán đầu tư… như là TSCĐVH của Công ty. Từ đó, Công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các loại TSCĐVH rất có giá trị này.
Hạch toán chi tiết TSCĐ
Kế toán không lập thẻ TSCĐ mà chỉ lưu các chứng từ có liên quan vào bộ hồ sơ TSCĐ có đính kèm Bảng kê hạch toán TSCĐ. Điều này gây khó khăn lớn cho viêc theo dõi, quản lý và hạch toán TSCĐ.
Công ty không tiến hành theo dõi tình hình sử dụng và số lượng TSCĐ tại các đội xây dựng một cách thống nhất. Mặt khác, việc điều chuyển TSCĐ giữa các đội xây dựng diễn ra thường xuyên. Do vậy, Công ty nên mở Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng.
Việc tính và trích khấu hao, kế toán sử dụng các sổ sau: Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao. Tuy vậy, thông tin phản ánh trên sổ này chưa đầy đủ, thông tin trùng lặp quá nhiều là không cần thiết ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kế toán.
Hạch toán tổng hợp TSCĐ
TSCĐ đựoc hạch toán trên máy vi tính một cách chặt chẽ, tính toán chính xác song công tác hạch toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ phát sinh có phù hợp có đúng chế độ kế toán hiện hành hay không còn tuỳ thuộc vào trình độ của nhân viên kế toán, do vậy dễ có sai xót xảy ra.
1.2.3. Về hệ thống sổ kế toán.
Việc ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung đôi khi tổng hợp số liệu, báo cáo không kịp thời, đầy đủ nên sự phân công công việc của cán bộ kế toán không hợp lý và việc ghi chép còn trùng lặp giữa các bộ phận.
Hiện nay Công ty đang áp dụng các mẫu sổ sau:
Biểu 1.2.3.a
Tổng công ty XNK xd việt nam sổ nhật ký chung
Vinaconex
Công ty xây dựng số 2 Tháng…....năm…....
TT
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Cộng phát sinh
Lập ngày……..tháng…….năm…….
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 1.2.3.b
Tổng công ty XNK xd việt nam sổ cái các tài khoản
Vinaconex
Công ty xây dựng số 2 Tháng…....năm…....
Ngày
ghi sổ
Ngày CT
Số
CT
Diễn giải
TK
đối ứng
Số PS
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Tổng cộng:
Số dư cuối kỳ
Lập ngày …….tháng……năm…….
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
ở mẫu sổ Nhật ký chung, cột “Diễn giải” không có dòng ghi “Số trang trước chuyển sang” nên không biết số đầu trang là bao nhiêu gây ảnh hưởng đến việc ghi chép, tổng hợp số liệu. Tuy việc áp dụng kế toán máy có thể cung cấp, cho phép xem số dư ở bất kỳ thời điểm nào nhưng công việc kế toán đòi hỏi phải bảo đảm tinh thống nhất và chính xác. Hơn nữa, đối tượng sử dụng thông tin lại rất rộng nên sẽ rất khó khăn trong quá trình sử dụng thông tin kế toán.
Mẫu sổ Nhật ký chung cũng không có cột “Đã ghi sổ Cái”. Cột này có tác dụng ghi nhận số liệu trên sổ Nhật ký chung đã được phản ánh vào sổ Cái. Với kế toán máy, số liệu sau khi vào sổ Nhật ký chung sẽ tự động cập nhật vào sổ Cái của tài khoản liên quan nhưng trong thực tế có một số nghiệp vụ kinh tế tuy được ghi vào sổ Nhật ký chung nhưng không thể ghi vào sổ Cái được. Do đó khi xem sổ Nhật ký chung không thể biết được nghiệp vụ nào đã được ghi vào sổ Cái, nghiệp vụ nào chưa. tương tự, mẫu sổ Cái cũng không có cột trang sổ “Nhật ký chung” vì vậy khi xem người sử dụng không biết số liệu phản ánh trên sổ Cái các tài khoản trong kỳ nằm ở trang bao nhiêu của sổ Nhật ký chung. Do đó việc kiểm tra, đối chiếu số liệu không được thuân tiện.
II. Phương hướnh hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2
Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, căn cứ vào thực trạng công tác kế toán tại Công ty xây dựng số 2 – Vniconco2, theo em phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty cần tập chung vào các vấn đề sau:
2.1. Thực hiện hạch toán theo đúng chế độ quy định
Để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, thì công tác kế toán trong Công ty nên thực hiện theo các thông tư về hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kiểm toán và gần đây nhất là Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kiểm toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính:
+ Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “Hàng tồn kho”
+ Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “TSCĐ hữu hình”
+ Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “TSCĐ vô hình”
+ Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác”.
Ngoài ra kế toán công ty nên thực hiện theo đúng Thông tư 89 về sửa đổi và thêm một số tài khoản mới…
2.2. Hoàn thiện việc tổ chức hệ thống sổ kế toán
Đối với hệ thống sổ chi tiết TSCĐ
Kế toán nên mở thêm Thẻ TSCĐ và Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng để thuận tiện cho việc theo dõi TSCĐ.
Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu được Bộ tài chính quy định thống nhất.
Công ty xây dựng số 2 Mẫu số: 02 – TSCĐ
Vinaconco2 Ban hành theo QĐ số
1141 – TC/QĐ/CĐKT
thẻ tài sản cố định
Số:
Ngày…….tháng…….năm…….lập thẻ
Kế toán trưởng (Ký, họ tên):……………..
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số …………………………….
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:
Số hiệu TSCĐ:
Nước sản xuất (xây dựng):
Bộ phận quản lý, sử dụng:
Công xuất (diện tích) thiết kế:
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày….tháng…..năm…..Lý do đình chỉ…………..
Số hiệu
chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
NTN
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
STT
Tên quy cách dụng cụ đồ dùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số…..ngày…..tháng…..năm…..
Lý do giảm………………………………………………………………………
Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được lưu tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ phải được bảo quản tập chung tại hòm thẻ.
Việc lập Sổ tài sản theo đội sử dụng sẽ giúp cho việc theo dõi, quản lý TSCĐ được chặt chẽ, kịp thời, tăng cường và ràng buộc trách nhiệm vật chất của các bộ phận và các cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Mẫu sổ tài sản theo đơn vị sử dụng có thể được lập như sau:
Biểu 2.2:
Công ty xây dựng số 2 sổ tài sản theo đơn vị sử dụng
Vinaconco2 Năm……….
Tên đơn vị (đội hoặc phòng ban, người sử dụng):…………..
Ghi tăng tài sản và công cụ lao động
Ghi giảm tài sản và công cụ lao động
Ghi chú
Chứng từ
Tên, nhãn,
quy cách
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Số
tiền
Chứng từ
Lý do
Số
lượng
Số
tiền
SH
NT
SH
NT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Ngày…..tháng…..năm…..
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đối với hệ thống sổ tổng hợp
Việc lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ kế toán tổng hợp ở Công ty được thực hiện chính xác, hợp lý song cần có sự thay đổi trong một số mẫu sổ như sổ Nhật ký chung và sổ Cái sao cho đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Theo em, hai loại sổ này Công ty nên lập theo mẫu chung sau đây do Bộ tài chính quy định:
Sổ Nhật ký chung
Năm……..
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
sổ cái
Số hiệu
TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Cộng trang trước chuyển sang
……………………
Cộng chuyển sang trang sau
Cộng luỹ kế từ đầu năm
Ngày…….tháng…….năm…….
Người lập bảng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sổ cái
Năm…….
Tài khoản:…….
Số hiệu:…………
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ
NKC
SHTK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
…………………..
…………………..
Cộng phát sinh
Dư cuối kỳ
Ngày…….tháng…….năm……..
Người lập bảng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Với hệ thống sổ này, trình tự hạch toán TSCĐ được thực hiện như sau:
Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán lập Thẻ TSCĐ đồng thời ghi nhận các thông tin liên quan đến TSCĐ vào Sổ chit tiết TSCĐ. Nếu TSCĐ chuyển xuống hoạt động ở các đội thì tiến hành phản ánh vào Sổ tài sản theo đội sử dụng.
Khi có các nghiệp vị giảm TSCĐ căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi giảm TSCĐ trong Thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ và Sổ tài sản cố định theo đơn vị sử dụng.
Sau đó, kế toán lập bảng kê hạch toán trình Kế toán trưởng phê duyệt và tiến hành phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung.
Riêng nghiệp vụ tính và trích khấu hao, kế toán TSCĐ cần lập Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, tính mức khấu hao, sau đó lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo đội sử dụng.
Định kỳ, kế toán TSCĐ lập Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ và các bảng tổng hợp chi tiết khác dùng để đối chiếu với sổ Cái và làm căn cứ lập báo cáo tài chính cuối năm. Kế toán tổng hợp tiến hành lập sổ Cái TK 211, 214 căn cứ vào các sổ Nhật ký, rồi dựa vào sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
2.3. Xác định và tính giá TSCĐVH
Công ty cần xác định TSCĐVH của mình như lợi thế thương mại, uy tín doanh nghiệp … Nếu làm được điều này thì giá trị doanh nghiệp sẽ được xác định chính xác hơn, đồng thời giúp đánh giá được tầm quan trọng và tập trung phát triển loại tài sản này.
Tuy nhiên trên thực tế, viêc xác định giá trị thực tế của nhiều loại TSCĐVH là cực kỳ khó khăn, có thể nói là không xác định được nếu không có sự tham gia của thị trường chứng khoán. Do vậy, trong khi thị trường chứng khoán chưa phát triển thì giải pháp cho vấn đề này là lập Hội đồng đánh giá giá trị tài sản của mình. Hội đồng này ngoài các thành viên quản lý Công ty còn bao gồm các chuyên viên kiểm toán, chuyên viên định giá tài sản độc lập và các cơ quan quản lý cấp trên. Hội đồng đánh giá cần phải đặc biệt chú trọng giá trị tài sản vừa có giá trị vô hình vừa có giá trị hữu hình. Song vấn đề căn bản nhất vẫn là ý thức của Công ty đối với việc xác định, quản lý và hạch toán TSCĐVH của mình.
2.4. Tăng cường quản lý có hiệu quả tài sản cố định
Về công tác quản lý TSCĐ
Để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh tình trạng hư hỏng, mất mát TSCĐ Công ty cần lập phương án sử dụng TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị, cần phân loại số nào có, số nào đang dùng, chưa dùng, xin điều động lên Tổng công ty.
Bên cạnh đó, TSCĐ ở các đội tại chân các công trường phải được bảo vệ, quản lý chặt chẽ. Cần gắn trách nhiệm bảo quản TSCĐ đối với nhân viên bảo vệ công trường. Các nhân viên này phải chịu trách nhiệm vật chất về những mất mát, hư hỏng của TSCĐ do công tác bảo vệ yếu kém gây ra. Công ty phải đua ra các quy định cụ thể về chất lượng công tác bảo quản TSCĐ quyết định mức thu nhập của nhân viên bảo vệ. Khi chuyển TSCĐ đến thi công ở các công trường, các chủ công trình phải viết cam kết có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ, có như vậy việc quản lý TSCĐ mới chặt chẽ và tránh thất thoát hư hỏng.
Về công tác phân loại TSCĐ
Kế toán Công ty nên phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, bao gồm:
+ TSCĐ dùng cho sản xuất
+ TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp
+ TSCĐ dùng cho mục đích khác
+ TSCĐ chờ thanh lý
Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình, cơ cấu TSCĐ hiện có tại mỗi lĩnh vực hoạt động của Công ty. Trên cơ sở đó, kế toán dễ dàng phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng TSCĐ một cách chính xác, hợp lý và đúng chế độ quy định; góp phần đánh giá, phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty đồng thời có kế hoạch kịp thời thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ.
2.5. Tăng cường đầu tư đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới TSCĐ trong các doanh nghiệp được đặt ra thực sự cấp bách, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp xây lắp như hiện nay. Phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì mới phục vụ khách hàng được tốt, tạo uy tín cho Công ty đồng thời hạn chế được hao hụt, mang lại hiệu quả trong quản lý. Tuy nhiên, khi đầu tư đổi mới TSCĐ phải chú ý tạo ra một cơ cấu TSCĐ phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty.
TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó máy móc thiết bị thi công chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu máy móc thiết bị so với các TSCĐ khác vẫn chưa hợp lý, sự thay đổi trong cơ cấu TSCĐ giữa các năm diễn ra một cách bất thường. Công ty cần có kế hoạch hàng năm cho việc đầu tư TSCĐ sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh cũng như đặc điểm ngành nghề của Công ty. Cần dựa trên nhu cầu sử dụng TSCĐ thực tế để xác định một cơ cấu TSCĐ hợp lý, đặc biệt là cơ cấu đầu tư máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn vì đây là hai loại TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tại Công ty chủ yếu là do ngân sách cấp và vốn tự bổ xung. Thiết bị già cỗi, lạc hậu cần được đổi mới song nguồn vốn hạn hẹp. Do đó, Công ty cần tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác như vốn vay của cán bộ công nhân viên, vốn vay ngân hàng, mở rộng liên doanh liên kết tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, TSCĐ của Công ty không phải lúc nào cũng trong tình trạng hoạt động, khai thác phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty cũng có thể cho các Công ty khác thuê TSCĐ của mình trong thời gian TSCĐ nhàn rỗi, chưa được đưa vào phục vụ thi công các công trình. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản TSCĐ vừa mang lại nguồn thu cho Công ty.
Kết luận
Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như ngày nay, những thành tựu của nó đã trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi thế, doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định càng tiên tiến, hiện đại bao nhiêu thì doanh nghiệp đó càng lợi thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc tổ chức tốt công tác quản lý, hạch toán và sử dụng tài sản cố định là chìa khoá mang lại sự thành công trên thương trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2, em đã có nhiều cơ hội để tìm hiểu thực tế, được vận dụng những kiến thức đã được trang bị và tích luỹ những kinh nghiệp thực tế vô cùng quý báu. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty, em đã cố gắng hết sức để hoàn thiện Luận Văn với đề tài:“Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2”.
Do thời gian thực tập không dài và vốn kiến thức còn hạn hẹp nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận chung hạch toán tải sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp 3
I. Tài sản có định - Đặc điểm nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định 3
1.1 Khái niệm tài sản cố định 3
1.2 Đặc điểm tài sản cố định 4
1.3 Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 4
II. Phân loại và đánh giá tài sản cố định 5
2.1 Phân loại tài sản cố định 5
2.2 Đánh giá tài sản cố định 7
III. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 10
3.1 Thủ tục và hồ sơ 10
3.2 Hạch toán chi tiết TSCĐ 11
3.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ 12
IV. Hạch toán khấu hao tài sản cố định 16
4.1 Khái niệm và phương pháp tính 16
4.2 Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định 19
V. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định 20
5.1 Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng 20
5.2 Trường hợp sửa chữa lớn mang tính phục hồi 21
5.3 Trường hợp sửa chữa nâng cấp 21
VI. Các hình thức sổ sách kế toán trong hạch toán tài sản cố định 22
VII. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định 24
7.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 24
7.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ 26
VIII. Các vấn đề về kế toán TSCĐ trong chuẩn mực kế toán quốc tế 26
Phần II: Thực trạng hạch toán tàI sản cố định tại công ty xây dựng số 2 – Vinaconco 28
I. Giới thiệu chung về công ty xây dựng số 2 –Vinaconco 2 28
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 28
1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, kết cấu sản phẩm của Công ty 29
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty 31
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 31
II. Thực trạng hạch toán TSCĐ tại công ty xây dựng số 2 34
2.1 Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại công ty 34
2.2 Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại công ty 37
III. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 69
Phần III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán TCSĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 74
I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty 74
1.1. Ưu điểm 74
1.2. Những tồn tại cần khắc phục 75
II. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 80
2.1. Thực hiện hạch toán theo đúng chế độ quy định 80
2.2. Hoàn thiện việc tổ chức hệ thống sổ kế toán 80
2.3. Xác định và tính giá TSCĐ VH 84
2.4. Tăng cường quản lý có hiệu quả TSCĐ 84
2.5. Tăng cường đầu tư đổi mới và hoàn thiện TSCĐ 85
Kết luận 87
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0281.doc