LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định là yếu tố không thể thiếu khi một doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt hiện nay, TSCĐ chính là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng TSCĐ hiệu quả luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ là một phần hành kế toán chính v
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Thông tin di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quan trọng của bộ phận kế toán doanh nghiệp thực hiện việc ghi chép, phản ánh và cung cấp thông tin về tình hình TSCĐ trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của quản lý.
Công ty Thông tin di động (MobiFone) là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam. Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam triển khai, thực hiện việc cung cấp các dịch vụ thông tin di động. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là trong lĩnh vực viễn thông, TSCĐ trong công ty gắn liền với sự phát triển của công nghệ điện tử, tin học và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Vì vậy, công tác quản lý TSCĐ luôn được quan tâm chú trọng.
Qua một thời gian thực tập tại phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính của công ty MobiFone, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên tại phòng, em đã có được một số kiến thức khá sâu sắc và về công tác hạch toán kế toán của phần hành kế toán TSCĐ trong công ty. Đây chính là cơ sở giúp em lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Thông tin di động”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty thông ti di động (MobiFone)
Phần 2: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại công ty Thông Tin Di Động (MobiFone)
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Thông Tin Di Động
Em xin đặc biệt cảm ơn cô giáo Trần Thị Nam Thanh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, vì vậy, bài viết này không tránh khỏi có những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để giúp em hoàn thiện chuyên để thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Minh Thu
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty thông tin di động (MobiFone)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty MobiFone
Công ty thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) địa chỉ số 216 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993 theo Quyết định số 321/QĐ-TCCB và Quyết định 596/QĐ-TCCB ngày 11/10/1997, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới, triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.
Sau khi thành lập, công ty MobiFone đã không ngừng nỗ lực để thiết kế đầu tư mạng lưới, thực hiện cung cấp các dịch vụ thông tin di động, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhằm thiết lập, duy trì, mở rộng và nâng cao hình ảnh của MobiFone trên thị trường.
Năm 1994, công ty thông tin di động quyết định thành lập 2 đơn vị trực thuộc theo khu vực là Trung tâm thông tin di động khu vực I, phụ trách khu vực các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh và Trung tâm thông tin di động khu vực II, phụ trách khu vực từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Các Trung tâm này thực hiện việc quản lý các thuê bao, chăm sóc các khách hàng và phát triển các dịch vụ của MobiFone tại khu vực phụ trách.
Trong 2 năm đầu tiên, MobiFone gặp phải nhiều khó khăn bởi kinh nghiệm xây dựng và khai thác mạng chưa có, cơ sở hạ tầng nghèo nàn với nguồn vốn được đầu tư ban đầu chỉ có 55.953 triệu đồng. Mạng MobiFone lúc đó chỉ có một tổng đài dung lượng 2.000 số với 7 trạm thu phát sóng (BTS) tại Hà Nội và một tổng đài 6.400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía Nam, phủ sóng 4 địa phương TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu.
Đến năm 1995, MobiFone tiến hành phủ sóng miền Trung với việc lắp đặt một tổng đài với dung lượng 3.500 số và 10 trạm BTS.
Ngày 19 tháng 5 năm 1995, Công ty MobiFone đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (CIV - Thụy Điển) về việc xây dựng, vận hành và khai thác mạng lưới di động GSM tại Việt Nam. Theo giấy phép 1242/GP của Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư nay là bộ Kế hoạch đầu tư thì tỷ lệ góp vốn là 53% (VMS) và 47% (CIV).
Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất tại Việt Nam. Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, MobiFone đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Đây là mốc đánh dấu quan trọng nhất mở đầu cho thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mạng di động MobiFone để từng bước khẳng định đẳng cấp trên thị trường.
Ngày 19/05/2005 hợp đồng với Tập đoàn Kinnevik/Comvik hết hiệu lực, công ty MobiFone làm chủ mọi nguồn lực và trở thành một công ty Nhà nước đơn thuần trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam. Năm 2005, Sau 10 năm hợp tác với Tập đoàn Kinnevik/Comvik, cùng với đó là sự ra đời của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như mạng di động VinaPhone (1997), VietTel (2004), S-Fone (2003), MobiFone đã có những bước phát triển vượt bậc, giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường với 3.096.476 thuê bao đạt mức doanh thu 6.750 tỷ đồng.
Hiện nay, tính đến tháng 2 năm 2009, công ty MobiFone đã có 6 đơn vị trực thuộc trong đó có 5 trung tâm thông tin di động chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động theo các khu vực trải dài trên khắp toàn quốc và 1 xí nghiệp thiết kế với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
5 Trung tâm thông tin di động đó là: Trung tâm thông tin di động khu vực I (thành lập năm 1994) phụ trách Hà Nội, các tỉnh Tây Bắc, Bắc Trung Bộ; Trung tâm thông tin di động khu vực II (thành lập năm 1994) phụ trách thành phố Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận; Trung tâm thông tin di động khu vực III (thành lập năm 1995) phụ trách Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung từ vĩ tuyến 17 trở vào; Trung tâm thông tin di động khu vực IV (thành lập năm 2006) phụ trách Cần thơ và các tỉnh miền Tây; Trung tâm thông tin di động khu vực V (thành lập năm 2008) phụ trách các tỉnh Đông Bắc. Sự ra đời lần lượt của các trung tâm thông tin di động đã khẳng định sự phát triển ngày càng lớn mạnh của MobiFone cũng như những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
Đến cuối năm 2008, sau 16 năm phát triền và trưởng thành, với một đội ngũ hơn 3.000 cán bộ công nhân viên có trình độ cao, MobiFone đã trở thành một trong những mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam sở hữu gần 30.000.000 thuê bao và khoảng 10.000 trạm phát sóng, đạt doanh thu cả năm 17.484 tỷ đồng. MobiFone hiện đang cung cấp trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại.
Những nỗ lực và cống hiến của MobiFone đã được thị trường ghi nhận bằng những giải thưởng giá trị:
Cục quản lý chất lượng – Bộ Thông tin và Truyền thông công bố MobiFone là mạng di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất trong 2 năm liên tiếp: năm 2007 và năm 2008.
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam 03 năm liền (2005 - 2006 - 2007) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng “Mạng di động tốt nhất trong năm” tại lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức.
Đặc biệt,trong năm 2007, MobiFone vinh dự được UNDP (chương trình phát triển của Liên hợp Quốc) xếp hạng Top 20 trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, MobiFone cùng với Vinaphone và Viettel là 3 nhà cung cấp dịch vụ chiếm thị phần chính (tổng hơn 90%) trong thị phần thông tin di động tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, công ty đang chủ trương cổ phần hóa nhằm mục đích tranh thủ nguồn vốn huy động để có điều kiện hơn nữa đầu tư phát triển mạng MobiFone trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thông tin di động ở Việt nam cũng như vươn ra khu vực.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty thông tin di động
1.2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty MobiFone
1.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ
Lĩnh vực hoạt động của MobiFone được Nhà Nước cấp phép bao gồm:
Lắp đặt, khai thác và kinh doanh hệ thống thông tin di động Cellular kỹ thuật số;
Láp ráp và sản xuất các thiết bị thông tin di động.
Bảo trì và sửa chữa các thiết bị chuyên ngành di động, viễn thông, điện tử, tin học và các trang thiết bị liên quan khác.
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động, xuất khẩu, nhập khẩu.
Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
Trong các lĩnh vực trên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.
1.2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ
GSM (Global System for Mobile Communications) được gọi là hệ thống thông tin di động toàn cầu là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động.
GSM là hệ thống thông tin di động toàn cầu thế hệ thứ 2, mặt thuận lợi to lớn của công nghệ này là ngoài việc truyền âm thanh với chất lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao tiếp khác rẻ tiền hơn đó là tin nhắn SMS. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công nghệ GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau.
Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể kết nối với nhau, có nghĩa là nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra tính năng kết nối cho thuê bao của mình với các mạng GSM khác trên toàn thế giới, do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được ở nhiều nơi trên thế giới, điều đó đồng nghĩa với việc người sử dụng điện thoại có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới. Khả năng phát sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến nhất trên thế giới. Dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.
MobiFone là mạng di động đầu tiên ở Việt Nam thực hiện việc cung cấp các dịch vụ thông tin di động dựa trên công nghệ GSM. Để thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin động, MobiFone phải tiến hành các hoạt động thiết kế, đầu tư xây dựng các tổng đài, các trạm thu phát sóng để thực hiện phủ sóng các vùng thị trường sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp.
Hiện tại, MobiFone đang cung cấp 5 sản phẩm cho các thuê bao lựa chọn khi hòa mạng (Mobigold, Mobi4U, Mobicard, MobiQ và Mobi365) cùng hơn 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại. Để sử dụng được dịch vụ di động của công ty, khách hàng phải có bộ bao gồm máy điện thoại và một bộ simcard để hoà mạng MobiFone.
Cụ thể các sản phẩm dịch vụ của công ty:
Dịch vụ thông tin di động trả sau: Mobigold. Mobigold là dịch vụ thuê bao trả sau, đây cũng là loại hình dịch vụ đầu tiên mà công ty đưa ra thị trường kể từ khi thành lập. Dịch vụ hoạt động theo nguyên tắc cước phí cộng dồn, khách hàng không phải trả cước phí ngay khi sử dụng mà cuối mỗi tháng, hệ thống tính cước của công ty sẽ tự động tính tổng cước phát sinh trong tháng của từng khách hàng. Ngoài cước phải chịu phát sinh khi khách hàng sử dụng dịch vụ, thì khách hàng phải chịu thêm cước tiếp mạng (cước thuê bao) hàng tháng.
Khách hàng sẽ đăng ký hòa mạng sử dụng dịch vụ và thực hiện thanh toán tiền cước phát sinh hàng tháng khi nhận được thông báo cước. Đặc biệt, với gói cước này, khách hàng được sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích một cách miễn phí như: Dịch vụ tra cứu thông tin MobiFoneInfo, Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ…
Dịch vụ thông tin di động trả trước: Các gói thuê bao trả trước bao gồm: Mobi4U, Mobicard, MobiQ và Mobi365. Khi hòa mạng thuê bao trả trước, khách hàng sẽ có một số tiền nhất định trong tài khoản, cước cuộc gọi sẽ được hệ thống tự động trừ vào số tiền có trong tài khoản. Đồng thời, khách hàng có thể nạp thêm tiền vào tài khoản của mình bằng các thẻ nạp với nhiều mệnh giá khác nhau. Ưu điểm của các dịch vụ thuê bao trả trước là thủ tục hòa mạng đơn giản, khách hàng không phải trả cước thuê bao hàng tháng và có thể dễ dàng kiểm soát được mức độ sử dụng của mình. Dịch vụ trả trước sử dụng phần mềm Intelligent Network (IN) và tính cước trực tuyến online. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ, phần mềm sẽ tự động kiểm tra, nếu thấy thuê bao còn tiền và thời gian sử dụng thì sẽ kết nối với tổng đài GSM.
Mỗi một gói thuê bao trả trước cung cấp cho khách hàng những lợi ích riêng khi sử dụng.
Mobicard là dịch vụ thông tin di động trả trước đầu tiên được MobiFone giới thiệu tại Việt Nam, cho phép khách hàng hòa mạng MobiFone một cách nhanh chóng, không phải trả cước thuê bao, cước đăng ký hòa mạng mà chỉ phải trả cước dịch vụ khi sử dụng.
Mobi4U là dịch vụ thông tin di động trả trước thuê bao ngày giúp khách hàng luôn giữ được liên lạc với cước trả thấp nhất và thời gian sử dụng dài nhất.
MobiQ là dịch vụ thông tin di động trả trước với mức cước nhắn tin SMS ưu đãi. Gói cước này phù hợp với những khách hàng có nhu cầu sử dụng SMS cao và duy trì liên lạc trong thời gian dài.
Mobi365 là gói cước mới ra đời năm 2008 vừa qua, Mobi365 là gói cước trả trước có mức cước phí siêu rẻ và hơn nữa, khách hàng của Mobi365 không phải trả cước hòa mạng, cước thuê bao, có ngay 365 ngày sử dụng ngay khi kích hoạt. Gói cước này phù hợp với những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp như nông dân, người lao động ở các tỉnh thành.
Mỗi gói cước ra đời đều chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của công ty MobiFone trong việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, hướng tới mọi thị trường, mọi tầng lớp khách hàng.
Các dịch vụ giá trị gia tăng của MobiFone được chia thành 2 loại:
Loại hình dịch vụ không có nội dung: là loại hình mà bản thân công nghệ GSM có thể tự động đưa ra các nội dung cho thuê bao hoặc nội dung truyền tải là do chính bản thân thuê bao tự đưa ra: Dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ hiển thị thuê bao gọi đến, giữ cuộc gọi, chờ cuộc gọi…
Loại hình dịch vụ có nội dung: là loại hình dịch vụ mà hệ thống phải đưa ra nội dung và truyền tải xuống thuê bao có nhu cầu như: Wap, GPRS, Mobifun…
Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích, công ty MobiFone cũng rất quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng (CSKH) với phương châm Chăm sóc khách hàng: “Mang đến niềm vui, sự trân trọng đối với khách hàng” không nhằm mục đích cụ thể về doanh số, số lượng thuê bao như hoạt động khuyến mãi mà mong muốn khách hàng trở thành “người bạn tốt” của mình để đóng góp ý kiến, cải thiện chương trình CSKH nhằm nâng cao dịch vụ CSKH hơn nữa.
Hoạt động CSKH của MobiFone phần lớn dành cho các thuê bao trả sau, bởi đây thuê bao trả sau mới có thông tin đã đăng ký, là cơ sở để nhà cung cấp dịch vụ như MobiFone thực hiện việc CSKH của mình. Còn các chương trình khuyến mãi chủ yếu dành cho các thuê bao trả trước, nhằm vào việc hỗ trợ bán hàng, khuyến khích đăng ký dịch vụ… Do đó, mặc dù các chương trình CSKH của MobiFone mang tính tinh thần nhiều hơn vật chất nhưng lại rất quan trọng và được đầu tư rất lớn về cả vật lực và nhân lực.
MobiFone đã triển khai duy trì nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, nghiên cứu cải tiến các chương trình nhằm đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ MobiFone như chúc mừng sinh nhật, kết nối dài lâu, hội nghị khách hàng hàng năm, chương trình hỗ trợ khách hàng...
Chương trình “Chúc mừng sinh nhật” dành cho thuê bao trả sau với quà tặng là hoa, quà chúc mừng hoặc tiền cước sử dụng dịch vụ nhân dịp sinh nhật. MobiFone đã là nhà mạng đầu tiên thực hiện chính sách chúc mừng sinh nhật của khách hàng là các thuê bao trả sau, theo thứ tự ưu tiên về số năm sử dụng và số năm sử dụng cước. Đến nay, chương trình đã thực hiện được 10 năm và nhận phản hồi rất tốt từ khách hàng trong đó có cả những lá thư cảm ơn của khách hàng tại Đại sứ quán Mỹ, Tiệp…
Chương trình khách hàng trung thành “Kết nối dài lâu” dành cho thuê bao trả sau và trả trước đang sử dụng dịch vụ của MobiFone. Đây là chương trình tính điểm dành cho các khách hàng (Hội viên của chương trình) dựa trên số tiền cước mà khách hàng sử dụng. Hội viên của chương trình có thể dùng điểm tích lũy để đối lấy cước MobiFone hoặc các sản phẩm trả thưởng của các đối tác mà MobiFone liên kết hợp tác.
Chương trình “Chăm sóc khách hàng VIP” dành cho những khách hàng lâu năm, khách hàng cước cao, khách hàng có nhiều thuê bao với mức ưu đãi giảm 7% cước sử dụng, hưởng chế độ chậm chặn thông tin khi chậm thanh toán cước, đặc cách trở thành Hội viên hạng cao trong chương trình Kết nối dài lâu…
1.2.1.3. Đặc điểm về thị trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh
Từ chỗ chỉ có 2 tổng đài với tổng số 13 trạm thu phát sóng khi mới thành lập, thị trường của MobiFone lúc đó chỉ là thị trường TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu và Hà Nội. Đến cuối năm 2004, MobiFone đã có hơn 1.000 trạm thu phát sóng trên toàn quốc với vùng phủ sóng rộng khắp 64/64 tỉnh thành, chất lượng sóng ổn định, dịch vụ tiện ích đa dạng (SMS, ring tone, Mobi Chat, MobiMail, MobiFun, WAP, chuyển vùng quốc tế...). Đến cuối năm 2007 MobiFone đã có hơn 2.500 trạm thu phát sóng và con số này năm 2008 lên đến gần 10.000 trạm.
Như vậy, từ cuối năm 2004, thị trường của công ty được mở rộng trên khắp 3 miền của Tổ quốc. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh luôn là thị trường lớn nhất với số thuê bao cao nhất và mức doanh thu lớn nhất. Sở dĩ như vậy đó là vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước và cũng là nơi được công ty chú trọng đầu tư nhiều vật chất cơ sơ hạ tầng ngay từ khi mới thành lập.
Hiện nay, trên thị trường có sự góp mặt của 6 nhà cung cấp thông tin di động, trong đó có 3 nhà cung cấp sử dụng chuẩn công nghệ GSM 900/1800 là: MobiFone, VinaPhone, Viettel và 3 nhà cung cấp sử dụng công nghệ CDMA (Code division multiple access): S-Fone, EVN Mobile, HN Telecom. Trong đó, hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của MobiFone là VinaPhone và Viettel. Tính đến tháng 1 năm 2008, MobiFone giữ vị trí dẫn đầu thị trường chiếm 41% thị phần Việt Nam về thông tin di động, tiếp đến là mạng Viettel với 34%, VinaPhone 20%.
1.2.1.4. Đặc điểm về Vốn và Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Từ khi mới thành lập MobiFone, vốn đầu tư ban đầu của Tập đoàn cho công ty là 55.953 triệu đồng. Tuy nhiên, với nhu cầu về vốn để mở rộng qui mô hoạt động, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, ngày 02/06/2004, công ty đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với CIV và được Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư nay là bộ Kế hoạch đầu tư cấp phép kinh doanh ngày 19/05/1995 với thời hạn 10 năm. Tổng vốn đăng ký là 341,5 triệu USD.
Khi hợp đồng hết hiệu lực, toàn bộ số vốn và các tài sản, trang thiết bị của liên doanh được hình thành từ số vốn này đều thuộc về công ty.
Đồng thời, trong quá trình hoạt động, với mức lợi nhuận từng năm khá cao, công ty có điều kiện bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ số lợi nhuận để lại. Cuối năm 2007, tổng số vốn chủ sở hữu của công ty là 7.409 tỷ, và con số này đã lên tới 10.978 tỷ vào cuối năm 2008.
Cùng với sự đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất hạ tầng, thị trường của công ty được mở rộng trên khắp 3 miền của tổ quốc, số lượng thuê bao, doanh thu, lợi nhuận không ngừng gia tăng qua các năm.
Năm 2004, công ty có gần 3.000.000 thuê bao đạt mức doanh thu 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Trong năm 2006, MobiFone sở hữu trên 6.000.000 thuê bao với mức doanh thu 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 5.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2007 và năm 2008 vừa qua là hai năm tăng trưởng vượt trội của MobiFone. Năm 2007 MobiFone đã phát triển mới được hơn 10 triệu thuê bao, trong đó thuê bao thực phát triển đạt hơn 6 triệu, nâng tổng số thuê bao trên mạng lên trên 11 triệu thuê bao. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, bằng con số phát triển thuê bao của 13 năm trước cộng lại, doanh thu cả năm 2007 đạt 14.200 tỷ mang lại mức lợi nhuận trên 5.300 tỷ đồng. Năm 2008 được coi là một năm thành công nhất trong lịch sử phát triển của MobiFone, với tốc độ tăng trưởng thuê bao bằng cả 14 năm trước đó cộng lại. Đến cuối năm 2008, MobiFone đã phát triển được 24.606.189 thuê bao mới, đạt 153,8% kế hoạch của công ty, phát triển 12.800.000 thuê bao thực, đạt 160% kế hoạch được giao (8 triệu thuê bao). Doanh thu cả năm đạt 17.484 tỷ đồng với lợi nhuận thu được hơn 5.800 tỷ đồng và nộp ngân sách 3.300 tỷ đồng. Thị trường lớn nhất của MobiFone là thị trường phía Nam luôn chiếm con số trên 60% tổng doanh thu toàn công ty.
1.2.1.5. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Với kinh nghiệm hơn 15 năm phát triển và trưởng thành, hiện tại công ty MobiFone có một đội ngũ với trên 3.000 cán bộ công nhân viên. Đội ngũ của MobiFone đã được đào tạo và thử thách trong môi trường hợp tác với nước ngoài 10 năm (hợp tác với Comvik) và MobiFone cũng đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành thông tin di động Việt Nam. Với một đội ngũ nhân viên trên 90% có trình độ đại học và trên đại học, kể từ khi ra đời cho tới nay, đội ngũ nhân viên của MobiFone luôn là đội ngũ được đánh giá cao nhất trong số các công ty trong lĩnh vực thông tin di động.
1.2.1.6. Các mối quan hệ kinh tế chủ yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh
Về mối quan hệ trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam, công ty MobiFone là một thành viên trực thuộc tập đoàn thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Quyền và nghĩa vụ của công ty được qui định trong Khoản 2, Điều 38 và Khoản 2, Điều 39 trong Pháp lệnh Bưu Chính Viễn Thông về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Viễn Thông.
Về mối quan hệ với các công ty khác trong cùng Tập đoàn (các Bưu điện tỉnh, thành; công ty Viễn Thông Quốc Tế VTI…) là mối quan hệ phối hợp trong việc đối soát và ăn chia cước.
Về mối quan hệ kinh tế với các đơn vị cơ sở, công ty có 6 đơn vị trực thuộc và các chi nhánh trải suốt 64/64 tỉnh, thành phố của cả nước. Các trung tâm chịu trách nhiệm khai thác và cung cấp dịch vụ thông tin di động cho khách hàng theo sự chỉ đạo của công ty.
Về mối quan hệ với CIV: Năm 1995, Công ty MobiFone đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (CIV - Thụy Điển) về việc xây dựng, vận hành và khai thác mạng lưới di động GSM tại Việt Nam. Theo hợp đồng này, CIV có nghĩa vụ đầu tư thiết bị mạng lưới phục vụ cho công tác điều hành, khai thác mạng, đồng thời CIV cũng tham gia hỗ trợ điều hành sản xuất kinh doanh, cố vấn đào tạo nghiệp vụ. Phía MobiFone có trách nhiệm cung cấp các trạm, đường truyền dẫn, đảm bảo việc đấu nối với mạng chuyển mạch điện thoại công cộng, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc hợp đồng, toàn bộ vốn của liên doanh và các tài sản hình thành từ nguồn vốn đó đều thuộc về MobiFone.
1.2.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý
Công ty MobiFone hiện có 6 đơn vị trực thuộc trong đó có 5 trung tâm thông tin di động và một xí nghiệp thiết kế.
Các bộ phận của công ty MobiFone được tổ chức theo mô hình tổ chức các bộ phận theo chức năng. Đây là mô hình có hiệu quả tác nghiệp cao vì nó phát huy đầy đủ những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề, tạo điều kiện cho sự kiểm tra chặt chẽ của các cấp cao hơn.
Ban giám đốc của công ty bao gồm một giám đốc phụ trách chung và 5 phó giám đốc đảm trách các mảng hoạt động riêng biệt. Trong các phó giám đốc này, có 3 phó giám đốc đồng thời đảm nhận chức vụ giám đốc các trung tâm thông tin di động. Toàn công ty có 15 Phòng, Ban chức năng với những chức năng, nhiệm vụ riêng như sau:
Phòng Tổ chức – Hành chính: Triển khai và thực hiện công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, đào tạo, tiền lương, quản trị hành chính,…
Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Triển khai và thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính.
Phòng Chăm sóc khách hàng: Triển khai và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.
Phòng Giá cước – Tiếp thị: Triển khai và thực hiện công tác Marketing, giá cước và phát triển thương hiệu.
Phòng Kế hoạch – Bán hàng: Triển khai và thực hiện công tác kế hoạch; Công tác bán hàng và phát triển kênh phân phối.
Phòng Quản lý Đầu tư – Xây dựng: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư xây dựng, giám sát công tác đầu tư xây dựng.
Phòng Công nghệ - Phát triển mạng: Triển khai và thực hiện công tác nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho mạng thông tin di động và các dịch vụ.
Phòng Quản lý Kỹ thuật – Điều hành khai thác mạng: Triển khai và thực hiện công tác quản lý, điều hành việc vận hành và khai thác mạng lưới thông tin đo động của công ty.
Phòng Xuất Nhập Khẩu: Triển khai và thực hiện công tác xuất nhập khẩu các thiết bị về thông tin di động, các vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng Tin học: Triển khai và thực hiện công tác quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạng tin học phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Phòng Thanh toán cước phí: Quản lý công tác thanh toán cước phí với khách hàng.
Phòng Xét thầu: Quản lý, thực hiện việc xét và lựa chọn nhà thầu.
Phòng Thẩm tra Quyết toán: Triển khai và thực hiện công tác thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư.
Trung tâm Tính cước và Đối soát cước: Triển khai và thực hiện công tác quản lý, điều hành, vận hành khai thác hệ thống tính cước và quản lý các khách hàng; Hệ thống đối soát cước; Hệ thống IN và các hệ thống thanh toán điện tử khác.
Ban Quản lý dự án: Triển khai và thực hiện công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, công trình kiến trúc.
Toàn công ty có 6 đơn vị trực thuộc trong đó bao gồm 5 trung tâm thông tin di động và một xí nghiệp thiết kế:
- Các trung tâm thông tin di động các khu vực là các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng (đấu nối thuê bao, bảo hành, chăm sóc khách hàng). Các trung tâm thực hiện các nhiệm vụ:
Trực tiếp quản lý, điều hành, khai thác và bảo dưỡng mạng lưới thông tin di động, hệ thống hỗ trợ kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật nghiệp vụ theo qui định.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh, khai thác và cung cấp các dịch vụ thông tin di động.
Tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn tài sản cố định theo ủy quyền của giám đốc công ty.
Thực hiện chế độ báo cáo Kế toán – Tài chính – Thống kê.
- Xí nghiệp thiết kế có chức năng quản lý lao động và tài sản thuộc đơn vị mình, đồng thời quản lý tổ chức hoạt động về tư vấn đầu tư xây dựng, khảo sát, lập dự án, lắp đặt các công trình thông tin di động.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty MobiFone (trang 16)Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty MobiFone
Giám đốc công ty
Các phó giám đốc
P. Xuất nhập khẩu
P. Công nghệ phát triển mạng
P. Tin học
P. Thanh toán cước phí
P. Xét thầu
P. Thẩm tra
Trung tâm tính cước và
đối soát cước
P. Tổ chức hành chính
P. Kế toán thống kê
tài chính
P. Chăm sóc khách hàng
P. Giá cước tiếp thị
P. Kế hoạch bán hàng
P. Quản lý đầu tư
xây dựng
Ban quản lý dự án
P. Quản lý kỹ thuật điều hành khai thác mạng
Trung tâm
TTDĐ
khu vực I
Trung tâm
TTDĐ
khu vực II
Trung tâm
TTDĐ
khu vực III
Trung tâm
TTDĐ
khu vực IV
Trung tâm
TTDĐ
khu vực V
Xí nghiệp thiết kế
1.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty MobiFone
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty MobiFone.
Bộ máy kế toán của công ty MobiFone bao gồm một bộ phận kế toán tại văn phòng công ty và các bộ phận kế toán của các đơn vị trực thuộc.
Bộ phận kế toán tại văn phòng công ty MobiFone là một bộ phận chủ yếu nằm trong phòng Kế Toán – Thống Kê – Tài Chính (KT – TK – TC). Nhiệm vụ của phòng kế toán tại công ty MobiFone:
Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa công ty và các đơn vị trực thuộc, các quan hệ phát sinh giữa công ty với tập Đoàn, với các đơn vị trong cùng Tập đoàn và với Ngân sách Nhà nước.
Tổng hợp chi phí sản xuất, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính toàn công ty.
Lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện
Hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán tài chính của các đơn vị cơ sở.
Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán bao gồm:
Một trưởng phòng phụ trách chung thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tất cả các công tác hạch toán, công tác tài chính, công tác thống kê trong công ty;
Hai phó phòng phụ trách Kế toán – Thống kê và phụ trách Tài chính – Chế độ – Kiểm tra;
Các bộ phận:
Bộ phận kế toán: Kế toán tài sản cố định (TSCĐ), kế toán vật tư hàng hóa, kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán xây dựng cơ bản, kế toán tổng hợp, thủ quỹ.
Bộ phận thống kê: có nhiệm vụ tổng hợp, lập và gửi kịp thời, đầy đủ các biểu mẫu báo cáo thống kê theo qui định.
Bộ phận tài chính: có nhiệm vụ xây dựng và lập kế hoạch tài chính toàn công ty.
Bộ phận chế độ - kiểm tra: có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán, thi hành chế độ, qui định về kế toán – tài chính của Nhà nước.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty MobiFone
Phòng Kế Toán – Thống Kê – Tài chính
Trưởng phòng KT – TK – TC
Kế Toán Trưởng
Phó phòng Kế Toán,
Thống Kê
Phó phòng Tài Chính, Chế Độ - Kiểm tra
- Các bộ phận kế toán các phần hành
- Bộ phận kế toán tổng hợp
- Bộ phận thống kê
- Bộ phận tài chính
- Bộ phận chế độ, kiểm tra
Bên cạnh đó, công ty có 6 đơn vị thực hiện hạch toán phụ thuộc, mỗi đơn vị đều có một bộ phận kế toán riêng làm nhiệm vụ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lên các báo cáo kế toán định kỳ của đơn vị mình theo qui định chung của công ty.
1.3.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty MobiFone
Công ty MobiFone áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính V/v Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp . Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Kỳ kinh doanh là quý.
Công ty tính thuế gi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21805.doc