Mục lục
Chương I: Lý luận chung về hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Lý luận chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp 6
Đặc điểm tài sản cố định 6
1.1.1.1.Đặc điểm , vai trò, vị trí TSCĐ trong quá trình sản xuất 6
1.1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định 7
1.1.1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định 7
Phân loại tài sản cố định 8
1.1.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 8
1.1.2.2 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 10
1.1.2.3 Phân loại TSCĐ theo tì
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Khách sạn Guoman Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình sử dụng 10
1.1.3. Đánh giá tài sản cố định 10
1.1.3.1 Các tiêu thức đánh giá TSCĐ 11
1.1.3.2 Xác định nguyên giá TSCĐ 11
Kế toán chi tiết TSCĐ 14
1.2.1 Các chứng từ sử dụng kế toán TSCĐ 14
1.2.2 Sổ kế toán chi tiết TSCĐ 15
Kế toán tổng hợp TSCĐ 15
1.3.1 Tài khoản sử dụng 15
1.3.2 Trình tự hạch toán tăng giảm TSCĐ 17
1.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 25
1.4.1. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ 26
1.4.2 Tài khoản sử dụng 28
1.4.3 Phương pháp hạch toán 30
1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ 3 1
1.5.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên 3 1
1.5.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 3 3
1.6. Hình thức kế toán sử dụng 3 3
Chương II: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại khách sạn
2.1. Lịch sử hình thành của Khách sạn Guoman Hà nội 3 7
2.1.1. Khái quát chung 3 7
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Khách sạn 3 7
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn 3 8
2.1.1.3. Tình hình tài chính kinh doanh của Khách sạn 3 8
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản kinh doanh của Khách sạn 42
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Khách sạn 42
2.1.2.2 Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Khách sạn 42
2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của KS 44
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Khách sạn 45
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Khách sạn 45
2.1.3.2 Tổ chức bộ sổ kế toán của Khách sạn 47
2.2 Thực trạng hạch toán TSCĐ tại Khách sạn 49
2.2.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại Khách sạn 49
2.2.2. Đánh giá TSCĐ tại Khách sạn 51
2.2.3.Các chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 52
2.2.3.1. Thủ tục và chứng từ sử dụng 51
2.2.3.2. Quy trình luân chuyển chứng từ 52
2.2.4. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Khách sạn 52
2.2.5 Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Khách sạn 53
2.2.5.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ tại Khách sạn 53
2.2.5.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ tại Khách sạn 60
2.2.6 Kế toán khấu hao TSCĐ tại Khách sạn 62
2.2.7 Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Khách sạn 63
Chương III. Một số kiến nghị hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại KS Guoman
3.1: Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Khách sạn 66
3.2: Nhận xét chung về hạch toán TSCĐ tại Khách sạn Guoman 66
3.2.1 Nhận xét về công tác quản lý TSCĐ tại Khách sạn 67
3.2.2 Nhận xét công tác hạch toán TSCĐ tại Khách sạn 67
3.3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại KS Guoman 67
Kết luận 72
Danh mục từ viết tắt
Từ đầy đủ
Từ Viết Tắt
Khách sạn
KS
Tài sản cố định
TSCĐ
Vô hình
VH
Hữu hình
HH
Hoạt động kinh doanh
HĐKD
Tài chính
TC
Xây dựng cơ bản
XDCB
Giá trị gia tăng
GTGT
Biên bản
BB
Kế hoạch
KH
Khấu hao tài sản cố định
KH TSCĐ
Danh mục bảng , Sơ đồ
Số hiệu bảng biểu, sơ đồ
Nội dung
Số trang
Sơ đồ 1.1
Hạch toán tăng TSCĐHH
19
Sơ đồ 1.2
Hạch toán giảm TSCĐHH
22
Sơ đồ 1.3
Hạch toán giảm TSCĐVH
24
Sơ đồ 1.4
Hạch toán KH TSCĐ
29
Sơ đồ 1.5
Sơ đồ hạch toán sửa chữa thường xuyên
32
Sơ đồ 1.6
Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn
32
Sơ đồ 1.7
Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn ngoài KH
33
Sơ đồ 1.8
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký-sổ cái
33
Sơ đồ 1.9
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung
34
Sơ đồ 1.10
Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
35
Sơ đồ 1.11
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ
36
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức KS Guoman
44
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán KS Guoman
45
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung
48
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
52
Bảng 2.1
Công suất sử dụng phòng Khách sạn
40
Bảng 2.2
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả HĐKD
41
Bảng 2.3
Bảng phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
48
Bảng 2.4
Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
50
Bảng 2.5
Bảng phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
50
Bảng 2.6
Bảng kê phân loại
56
Bảng 2.7
Thẻ TSCĐ
57
Bảng 2.8
Sổ TSCĐ
58
Bảng 2.9
Sổ nhật ký chung
59
Bảng 2.10
Sổ cái
59
Bảng 2.11
Bảng kê phân loại
62
Bảng 2.12
Sổ nhật ký chung
62
Bảng 2.13
Sổ cái
63
Lời nói đầu
Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, năng suất lao động và vị trí của sản phẩm trên thị trường.
Việc theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao mòn, khấu hao, sửa chữa vả hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Muốn vậy cần tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suất tối đa máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới TSCĐ. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Do vậy để tồn tại và phát triển cùng với việc phát triển sản xuất, quy mô trang bị TSCĐ cho các doanh nghiệp đòi hỏi một doanh nghiệp phải tự nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị, công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Khách sạn Guoman Hà nội được thành lập vào năm 1997 đã trải qua một quá trình hoạt động với nhiều bước thăng trầm, Khách sạn đã có nhiều bước phát triển đi lên. Hiện nay Khách sạn có nguồn vốn kinh doanh lớn và nhiều loại TSCĐ có giá trị lớn. TSCĐ là tư liệu hoạt động có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn.
Chính vì có vai trò quan trọng như vậy tài sản thường là những tài sản có giá trị lớn và việc hạch toán TSCĐ là rất phức tạp nên việc hiểu sâu, hiểu kỹ về TSCĐ trên góc độ kế toán là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp nhưng với sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo Đinh Thế Hùng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng kế toán của Khách sạn Guomam em đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Khách sạn Guoman Hà nội”
Chương I
Lý luận chung về hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp
1.1. Lý luận chung về hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Đặc điểm TSCĐ
1.1.1.1 Đặc điểm, vai trò, vị trí tài sản cố định trong quá trình sản xuất
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tất cả các yếu tố này đều quan trọng và không thể thiếu được với mỗi doanh nghiệp.
TSCĐ là những tư liệu lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Hiện nay Nhà nước quy định 2 tiêu chuẩn đó là:
-Giá trị từ 10.000.000 đ trở lên.
-Thời gian sử dụng trên 1 năm.
TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính.
+TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
+TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.
+TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị của nó bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ. Phần giá trị này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao TSCĐ theo cách tính khác nhau. Tạo nên nguồn vốn khấu hao cho doanh nghiệp.
Khi sản phẩm tiêu thụ được thì hao mòn này của TSCĐ sẽ được chuyển thành vốn tiền tệ . Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành một nguồn vốn đó là nguồn vốn KH cơ bản để tái sản xuất lại TSCĐ khi cần thiết.
TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu, là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của TSCĐ ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
Ngoài ra, TSCĐ phải là sản phẩm của lao động tức là vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng. Nói cách khác nó phải là hàng hoá như vậy nó phải được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi với nhau trên thị trường trao đổi sản xuất.
Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng tài sản cố định trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị thêm và đổi mới không ngừng tài sản cố định.
Vì thế, TSCĐ với vai trò là tư liệu lao động chủ yếu giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng TSCĐ có hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất, thực chất là đổi mới về cơ sở kỹ thuật, cải tiến hoàn thiện TSCĐ. Các cuộc cách mạng ấy nối tiếp nhau tạo cho TSCĐ một nền tảng ngày càng tiên tiến và khoa học.
Từ đó , ta thấy rằng TSCĐ là cơ sơ vật chất có ý nghĩa, vai trò và vị trí quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường.
1.1.1.2 Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ.
TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về nguyên giá, về giá trị còn lại, về giá trị hao mòn, về tình hình sửa chữa bảo dưỡng, tình hình thu hồi vốn khấu hao, về thanh lý, về nguồn hình thành TSCĐ....Nói cách khác phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản, bộ phận cơ bản nhất của vốn kinh doanh. Đảm bảo bảo toàn vốn sau mỗi niên độ kế toán, kể cả vốn do ngân sách cấp và vốn do doanh nghiệp tự bổ sung. Phải thể hiện và phản ánh được phần TSCĐ đã dùng và tiêu hao với tư cách là một khoản chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, để bảo toàn sử dụng TSCĐ có hiệu quả, đúng mục đích, để tài sản không chỉ tồn tại mà “sống có ích” cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý còn phải bảo đảm khả năng tái sản xuất TSCĐ và có kế hoạch đầu tư mới.
1.1.1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ vủa Kế toán TSCĐ.
Hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp phải bảo đảm các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
+ Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định.
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ và chi phí và kết quả công việc sửa chữa.
+ Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ: mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
+ Tham gia kiểm tra đánh gía lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
1.1.2. Phân loại TSCĐ.
TSCĐ có nhiều loại, có nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là sắp xếp thành từng loại từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng.
1.1.2.1 .Phân loại theo hình thái biểu hiện:
TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
*Khái niệm TSCĐHH: TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm có:
-Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể tháp nước, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu...phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Máy móc thiết bị bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như: Máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây truyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.
-Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe goòng, xe tải, ống dẫn,...).
-Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như đo lường , máy tính, máy điều hoà, ...
-Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su, . ..), súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo...) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản,...).
-TSCĐ hữu hình khác: bao gồm những TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...)
Cách phân loại này giúp cho người quản lý và sử dụng hiểu rõ tính năng tác dụng về mặt kỹ thuật của từng loại TSCĐ. Từ đó đề ra biện pháp sử dụng có hiệu quả.
*Khái niệm TSCĐVH: TSCĐVH là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn gồm có:
+ Quyền sử dụng đất: phản ánh toàn bộ các khoản chi phí thực tế có liên
quan trực tiếp tới đất sử dụng như: chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng kể cả lệ phí trước bạ nếu có.
+Quyền phát hành: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế chi ra để có được
bản quyền tác giả bằng sáng chế.
+ Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được các bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
+ Nhãn hiệu hàng hoá: phản ánh các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
+ Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ chi phí thực tế mà DN chi ra để có phần mềm máy vi tính.
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: phản ánh các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện việc đó như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất các mặt hàng mới.
+ Tài sản cố định vô hình khác: phản ánh giá trị TSCĐVH chưa được hạch toán phản ánh ở các TK trên như quyền đặc nhượng; quyền thuê nhà; quyền sử dụng hợp đồng; công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu; tài sản cố định đang triển khai…
1.1.2.2 Phân loại theo nguồn hình thành.
-TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên cấp).
-TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn vay.
-TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị (quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi...).
-TSCĐ góp liên doanh bằng hiện vật.
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp sử dụng và phân phát nguồn vốn khấu hao được chính xác, có thể chủ động dùng vốn khấu hao để trả Nhà nước hoặc trả tiền vay ngân hàng hoặc để lại xí nghiệp.
1.1.2.3 Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng: TSCĐ được phân thành các loại sau:
-TSCĐ dùng trong SXKD: là những TSCĐ trong thực tế sử dụng trong hoạt động kinh doanh, những tài sản bắt buộc phải tính khấu hao vào chi phí.
-TSCĐ hành chính sự nghiệp, phúc lợi: là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức y tế văn hoá và thể dục thể thao có sử dụng vốn cấp phát của Nhà nước.
-TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước: Là những TSCĐ, doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-TSCĐ chờ xử lý: bao gồm những TSCĐ không cần dùng do chưa có yêu cầu hoặc không phù hợp với quy trình sản xuất hoặc bị hư hỏng chờ thanh lý hoặc TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết.
Việc phân loại này giúp cho việc quản lý tốt TSCĐ trong sử dụng nguồn vốn khấu hao.
1.1.3 Đánh giá TSCĐ.
Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ: TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.
1.1.3.1 Các tiêu thức đánh giá TSCĐ
* Chuẩn mực số 03: TSCĐ hữu hình
Chuẩn mực số 03 được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001 QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Tài chính.
* Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình gồm: tiêu chuẩn tài sản cố định thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở kế toán và lập báo cáo tài chính.
* Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định hữu hình, từ khi có chuẩn mực kế toán quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tài sản cố định hữu hình.
* Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được biểu hiện như sau:
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Khấu hao: là sự phân bổ một cách hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích.
Giá trị phẩu khấu hao: là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh được tính bằng.
ã Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định hữu hình hoặc
ã Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản đó.
Giá trị thanh lý: mà ước tính thu được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Giá trị còn lại: là nguyên giá tài sản cố định hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị có thể thu hồi: là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm có giá trị thanh lý của chúng.
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình:
Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
c. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
d. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
* Chuẩn mực số 04: tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực số 04 được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001 QĐ-BTC ngày 31/10/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
* Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình gồm: tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau khi nhận ban đầu, xác định giá trị sau khi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
* Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định vô hình trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tài sản cố định vô hình.
* Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Tài sản : là một nguồn lực
a. Doanh nghiệp kiểm soát được và
b. Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương li cho doanh nghiệp tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Nghiên cứu: là hoạt động tìm kiếm banđầuvà có kế hoạchdc tiến hành nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.
Triển khai: là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vào một kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất, sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cách cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm các quy trình, hệ thống hoặc được mới.
Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vaò sử dụng theo dự tính.
Khấu hao: là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: là nguyên giác của tài sản cố định vô hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định vô hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
a. Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vô hình hoặc
b. Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi từ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị còn lại: là nguyên giá của tài sản cố định vô hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bê có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Thị trường hoạt động: là thị trường thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau:
a. Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng
b. Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào.
c. Giá cả công khai
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình
Một tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thoả mãn đồng thời
- Định nghĩa về tài sản cố định vô hình và Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định đáng tin cậy
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
1.2 Kế toán chi tiết TSCĐ
1.2.1 Các chứng từ sử dụng kế toán TSCĐ
Cũng như hạch toán của các yếu tố khác, hạch toán TSCĐ cũng phải dựa trên cơ sở các chứng từ gốc thích hợp, chứng minh các nhiệm vụ phát sinh. Hệ thống chứng từ này bao gồm:
-Thẻ TSCĐ: Mã số 02-TSCĐ-BB.
-Biên bản giao nhận TSCĐ: Mã số 01-TSCĐ-BB: được dùng làm thủ tục giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị kinh tế, làm căn cứ để lập thẻ TSCĐ và quy định trách nhiệm bảo quản sử dụng giữa bên giao và bên nhận. Biên bản được lập cho từng đối tượng TSCĐ.
-Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Mã số 04-TSCĐ-BB. Biên bản này được bên giao lập thành ba bản có chữ ký của bên đại diện bên giao, bên nhận, phòng kỹ thuật rồi chuyển cho phòng kế hoạch, kế toán trưởng ký trước khi đưa cho thủ trưởng duyệt.
-Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mã số 05-TSCĐ-HD và các chứng từ kế toán khác.
-Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 04-TSCĐ-BB dùng làm thủ tục thanh lý TSCĐ hư hỏng từng phần hay toàn bộ và làm căn cứ ghi thẻ TSCĐ.
Kế toán tiến hành mở thẻ, thẻ TSCĐ được mở theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó thẻ được đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để theo dõi TSCĐ đồng thời các TSCĐ còn được ghi vào sổ chi tiết TSCĐ.
Ngoài các chứng từ chính nêu trên còn có thêm một số chứng từ khác tuỳ theo từng trường hợp. Bên cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong quản lý còn phải dựa vào các hồ sơ như: hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kế toán... để quản lý nguyên giá, sử dụng vào đâu khấu hao ra sao.
+Mẫu biểu số 03: Số chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng.
Đồng thời với hạch toán chi tiết TSCĐ, doanh nghiệp còn phải tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ. Mục đích của hạch toán tổng hợp TSCĐ là cung cấp thông tin về nguyên giá TSCĐ, tổng vốn cố định theo các nguồn, tổng giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tổng khấu hao tính được. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của đơn vị, tình hình sử dụng vốn và TSCĐ.
1.2.2 Sổ kế toán chi tiết TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 1-TSCĐ/BB)
Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 03-TSCĐ/BB)
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu 04-TSCĐ/BB
Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu 04-TSCĐ/BB)
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ/BB)
Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ/BB). Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng sổ TSCĐ. Tại nơi sử dụng TSCĐ được mở sổ TSCĐ để theo dõi tình hình quản lý và sử dụng ở đơn vị mình.
1.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ.
Mục đích của hạch toán tổng hợp TSCĐ là cung cấp thông tin về tổng nguyên giá TSCĐ, tổng vốn cố định theo các nguồn, tổng giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tổng khấu hao tính được. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của đơn vị, tình hình sử dụng vốn và TSCĐ.
1.3.1. Tài khoản sử dụng:
*Tài khoản 211 - tài sản cố định hữu hình
Tài khoản 211 dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ tài sản cố định hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có biến động tăng, giảm trong kỳ.
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát...)
Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định hữu hình theo nguyên gí (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển...)
Dư Nợ: nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có
Tài khoản 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản
2112: Nhà cửa vật kiến trúc
2113: Máy móc thiết bị
2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2115: Thiết bị dụng cụ quản lý
2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2118: Tài sản cố định khác
* Tài khoản 213- tài sản cố định vô hình: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng trong kỳ
Bên Có: Nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm trong kỳ
Dư Nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có
Tài khoản 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản
2131: Quyền sử dụng đất
2132: quyền phát hành
2133: bản quyền, bằng sáng chế
2134: nhãn hiệu hàng hoá
2135: phần mềm máy vi tính
2136: giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138: tài sản cố định vô hình khác
* Tài khoản 214-hao mòn tài sản cố định
Tài khoản 214 dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê ngắn hạn)
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định (thanh lý, nhượng bán...)
Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định (do trích khấu hao, đánh giá tăng...)
Dư Có: giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có
Tài khoản 214 chi tiết thành
2141: hao mòn tài sản cố định hữu hình
2142: hao mòn tài sản cố định đi thuê tài chính
2143: hao mòn tài sản cố định vô hình
*TK 411- Nguồn vốn kinh doanh: TK này dùng để phản ánh số nguồn vốn kinh doanh hiện có và phản ánh số nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên nợ: Nguồn vốn kinh doanh giảm do trả vốn cho ngân sách nhà nước, trả vốn cho các bên tham gia liên doanh, các cổ đông…
Bên có: Nguồn vốn kinh doanh tăng do ngân sách nhà nước cấp, do các bên tham gia liên doanh và các cổ đông góp vốn, do bổ sung từ kết quả SXKD.
Số dư có: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp
TK411 được chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
1.3.2 Trình tự hạch toán tăng, giảm TSCĐ
1.3.2.1 Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình.
*TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác hoặc được viện trợ, biếu tặng ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình.
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Mua sắm TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng.
-Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trử
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Có TK 331- Phải trả người bán.
Có TK 341- Vay dài hạn.
-Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Có TK 111- Tiền mặt.
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
Có TK 331- phải trả cho người bán.
Có TK 341- Vay dài hạn.
Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn XDCB hoặc các quỹ của doanh nghiệp, thì đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ , kế toán phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn XDCB hoặc giảm quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 414- Quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 441- Nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
Căn cứ vào giá thực tế của công trình
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình.
Có TK 241- XDCB dở dang (giá trị công trình XDCB hoàn thành b. giao)
Tuỳ theo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB ở doanh nghiệp mà kế toán ghi bút chuyển nguồn.
*Nhận vốn tham gia liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình: Căn cứ giá trị TSCĐ được các bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí liên quan (nếu có) kế toán tính bằng nguyên giá của TSCĐ và ghi sổ:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình.
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Nhận lại hữu hình trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác. Căn cứ giá trị TSCĐ do hai bên liên doanh đánh giá khi trao trả để ghi tăng TSCĐ hữu hình và ghi giảm giá trị góp vốn liên doanh.
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình.
Có TK 222- Góp vốn liên doanh.
*Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân chờ giải quyết:
Trường hợp TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách(chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng cụ thể.
+ Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình phảicăn cư nguyên giá và tỉ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ xun._.g khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh, ghi:
Nợ TK 642- Chi phí QLDN
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (2141)
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản, trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào TK ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ.
*Khi có quyết định nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền về đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại vào sổ kế toán, ghi:
-Phần nguyên giá điều chỉnh tăng
Nợ TK211- TSCĐ hữu hình
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (số chênh lệch tăng nguyên giá).
Sơ đồ 1-1: Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình.
TK 411 TK211-TSCĐ hữu hình
TSCĐ
Hữu
Hình
Tăng
Theo
Nguyên
Giá
Nhận góp vốn, được cấp , tặng bằng TSCĐ
TK 111, 112, 331, 341
Mua sắm TSCĐ
TK 222, 228
Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh
TK 241
Xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao
TK 412
Đánh giá tăng TSCĐ
1.3.2.2Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình.
*Trường hợp nhượng bán TSCĐ .
TSCĐ nhượng bán là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả.
-Căn cứ chứng từ nhượng bán hoặc chứng từ thu từ nhượng bán TSCĐ số tiền đã thu hoặc phải thu của người mua ghi:
| +Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131: Phải thu của Khách hàng
Có TK 711: Thu nhập khác(giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331(33311)- Thuế GTGT phải nộp
+Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Số tiền thu về nhượng bán ghi:
Nợ TK111, 112, 131
Có TK 711- thu nhập khác (tổng giá thanh toán)
-Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyên giá, giá trị đã hao mòn kế toán ghi:
Nợ TK 214(2141)- hao mòn TSCĐ ( Phần giá trị hao mòn )
Nợ TK 811- chi phí khác ( phần giá trị còn lại )
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Trường hợp TSCĐ hữu hình dùng cho mục đích phúc lợi ghi:
Nợ TK4313 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ(giá trị còn lại)
Nợ TK 214- Hao mòn TS
Có TK 211- TSCĐ hữu hình.
Các chi phí liên quan đến việc nhượng bán TSCĐ (nếu có ) cũng được tập hợp vào bên nợ TK 811- Chi phí khác.
Nếu TSCĐ đem nhượng bán được hình thành từ vốn vay ngân hàng, thì số tiền thu được do nhượng bán TSCĐ trước hết phảI trả nợ đủ vốn vay và lãI vay ngân hàng, số còn lại đơn vị mới được sử dụng cho những mục đích thích hợp.
Khi trả nợ vốn vay ngân hàng
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 341 – Vay dài hạn (khoản trả trước hạn)
Có TK111 hoặc 112- Tiền gửi ngân hàng
* Thanh lý TSCĐ hữu hình: TSCĐ thành lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập ban thanh lý TSCĐ. Ban thanh lý có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ và lập “ Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập 2 bản, một bản chuyển cho phòng kế toán theo dõi và ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị đã quản lý, sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan kế toán phản ánh tình hình về thanh lý TSCĐ như sau:
Trường hợp thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD ghi:+ Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811- Chi phí khác (phần giá trị còn lại)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Phản ánh các bút toán thu chi về thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi, sự nghiệp ghi:
Nợ TK 4313- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 211- TSCĐ hữu hình
*TSCĐ thiếu khi kiểm kê.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể
-Trường hợp chờ quyết định xử lý.
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn).
Nợ TK 138- Phải thu khác (tài sản thiếu chờ xử lý).
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Khi có quyết định xử lý:
Nợ TK 138( 1381)- Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý.
Có TK 138- Phải thu khác (nếu người có lỗi bồi thường).
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
Có TK 811- Chi phí khác
-Trường hợp quyết định xử lý ngay. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý ghi:
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn).
Nợ TK 138( 1388)- nếu người có lỗi bồi thường.
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (nếu được cho phép ghi giảm nguồn vốn kinh doanh).
Nợ TK 811- Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tốn thất)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
*Trả lại TSCĐ cho bên tham gia liên doanh. Căn cứ vào biên bản bàn giao kế toán ghi:
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại).
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn).
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá ).
Phần chênh lệch giữa giá trị góp vốn với giá trị còn lại thanh toán cho đơn vị góp vốn ghi:
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
Có TK 111, 112, 338- (phần chênh lệch).
Sơ đồ 1.2- Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình.
TK211-TSCĐ hữu hình TK 214
TSCĐ
Hữu
Hình
Giảm
Theo
Nguyên
Giá
Giảm TSCĐ do khấu hao hết
TK 222, 228
Góp vốn liên doanh
Cho thuê tài chính
TK 821
Nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Trả lại TSCĐ cho các bên TK 421
1.3.2.3 Hạch toán tăng TSCĐ vô hình.
Tăng TSCĐ vô hình do bỏ tiền ra mua bằng phát minh sáng chế đặc quyền đặc nhượng, quyền sử dụng đất (thuê đất).
Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
-Nợ TK 213- TSCĐ vô hình (giá mua đã có thuế)
Có TK 111, 112- Tiền mạt, tiền gửi ngân hàng.
Có TK 141- Tạm ứng.
Có TK 331- Phải trả người bán.
Đối với doanh nghiệp áp dung thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.
Nợ TK 133- thuế GTGT (đầu vào ).
Có TK 141- tạm ứng.
Có TK 331- phải trả người bán.
-Kết chuyển nguồn: Căn cứ vào nguồn hoặc quỹ sử dụng để đầu tư tài sản đồng thời với việc ghi tăng tài sản kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc giảm quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 414, 441- Quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Tăng TSCĐ vô hình do nhận vốn góp, vốn cổ phần bằng TSCĐ vô hình.
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.
Có tk411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Hạch toán tăng TSCĐ vô hình là lợi thế thương mại: Chi phí lợi thế thương mại thường gắn liền với TSCĐ hữu hình vì vậy khi đầu tư vào những cơ sở thương mại cần xác định chính xác phần chi phí liên quan tới TSCĐ hữu hình và phần chi phí lợi thế thương mại.
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình.
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình (phần chi phí và lợi thế thương mại)
Có TK 111, 112- Tiền mặt....
Có TK 331- Phải trả người bán (số còn nợ).
Kết chuyển nguồn vốn: Căn cứ vào nguồn vốn hoặc quỹ sử dụng để đầu tư tài sản thì đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ kế toán phải ghi giảm nguồn vốn XDCB hoặc giảm quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 414, 441...Quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một quá trình như chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất.
-Tập hợp chi phí thực tế phát sinh.
Nợ TK 2412- XDCB dở dang.
Có TK 111, 112- Tiền mặt...
-Khi kết thúc quá trình đầu tư kế toán tổng hợp tính toán chính xác tổng số chi phí thực tế phát sinh và ghi sổ.
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.
Có TK 241- XDCB dở dang.
Kết chuyển nguồn vốn: Căn cứ vào nguồn vốn hoặc quỹ sử dụng để đầu tư tài sản đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh ghi giảm nguồn vốn khác.
Nợ TK 414, 441...Quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*Tăng TSCĐ vô hình do đầu tư nghiên cứu phát triển nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
-Tập hợp chi phí:
nợ TK 2412- XDCB dở dang.
Có TK 111, 112, 331...Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
-Khi kết thúc quá trình nghiên cứu áp dụng vào thực tế.
Nợ TK 213, 2113- nếu được công nhận là phát minh.
Nợ TK 2134- nếu không được công nhận là phát minh.
Nợ TK 627, 641, 642...TK chi phí (nếu dự án thát bại)
Có TK 2412- XDCB dở dang.
Kết chuyển nguông vốn: Căn cứ vào nguồn vốn hoặc quỹ sử dụng để đầu tư tài sản đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm các nguồn khác liên quan.
Nợ TK 414, 441- Quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK 414, 441- Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư XDCB.
*Tăng TSCĐ vô hình do nhận lại vốn góp liên doanh, được cấp phát, biếu tặng.
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.
Có TK 222- Nhận lại vốn góp.
Có TK 411- Nhận cấp phát biếu tặng.
Sơ đồ 1.3 - Hạch toán tăng TSCĐ vô hình.
TK 411 TK213-TSCĐ vô hình
TSCĐ
VÔ
Hình
Tăng
Theo
Nguyên
Giá
Nhận góp vốn, được cấp , tặng bằng TSCĐVH
TK 111, 112, 331, 341
Mua sắm TSCĐ VH
TK 222, 228
Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh
Cho thuê tài chính
TK 241
Xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao
TK 111, 112 TK 241
Tập hợp chi phí TSCĐVH là các chi phí
hình thành sau một quá trình
1.3.2.4 Hạch toán giảm TSCĐ vô hình.
*Giảm do nhượng bán
-Xoá sổ TSCĐ vô hình do nhượng bán.
Nợ 214( 2143)- Hao mòn TSCĐ vô hình (số khấu hao đã trích)
Nợ TK 811- Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 213- TSCĐ vô hình (nguyên giá)
-Phản ánh doanh thu nhượng bán
+Trường hợp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 721- Thu nhập bất thường
+Trường hợp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 721- Thu nhập bất thường
Có TK 3331- Thuế GTGT (đầu ra)
+Phản ánh các chi phí liên quan đến nhượng bán
Nợ TK 811- Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 111, 112, 131...tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
*Các trường hợp giảm khác như góp vốn liên doanh, trả lại vốn liên doanh,...tương tự như TSCĐ hữu hình.
1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ.
TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đại bộ phận bị mất dần tính hữu ích của nó hay nói cách khác là bị hao mòn dần. Giá trị hao mòn này được chuyển vào giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra theo mức độ hao mòn này của chúng dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ tính vào giá thành của sản phẩm. Việc trích khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái sản xuất, TSCĐ khi bị hư hỏng phải thanh lý loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sản xuất thì cần thiết doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm thu hồi vốn đầu tư để tiếp tục tái sản xuất TSCĐ.
Tuy nhiên có một số TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao bao gồm:
-TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều động...cho doanh nghiệp khác.
-TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ,...
-TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn...TSCĐ của các đơn vị sự nghiệp, quốc phòng, an ninh (trừ những đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế ), trong doanh nghiệp những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, bến bãi...mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
-TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
1.4.1. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, theo quy định hiện hành (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ TC) có 3 phương pháp khấu hao:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Trong các phương pháp khấu hao trên, phương pháp khấu hao áp dụng phổ biến là phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian). Theo phương pháp này việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ. Thời gian sử dụng TSCĐ do nhà nước qui định cụ thể cho từng loại, từng nhóm TSCĐ nhưng doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để rút ngắn thời gian sử dụng (khấu hao nhanh) trong giới hạn cho phép , bảo đảm không làm giá thành quá cao, ảnh hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến các chính sách tài chính của Doanh nghiệp, của ngành và của Nà nước. Khi thực hiện khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Mức tính khấu hao này như sau:
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ
trung bình năm = ------------------------------
TSCĐ được tính Thời gian sử dụng
Hoặc
Mức khấu hao
bình quân phải = Nguyên giá TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao
trích trong năm
Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao nămN
bình quân tháng của TSCĐ = ------------------------------goài ra trong thực tế việc tính khấu hao TSCĐ có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm, định mức thời gian sử dụng, điều kiện môi trường hoạt động, mức huy động công suất TSCĐ…
- Theo quy định hiện hành, việc trích khấu hao hoặc thôI trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCDD tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy mức trích khấu hao tại tháng TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ bằng (=)mức khấu hao tháng chia (:) số ngày trong tháng nhân với (x) số ngày TSCĐ sử dụng trong tháng.
- Do TSCDD ít biến động nên số khấu hao TSCĐ tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng, giảm TSCĐ. Cho nên để giảm bớt công việc tính toán hàng tháng người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phảitrích tháng này theo công thức sau:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao
phải tính = đã tính + tăng trong - giảm trong
trong tháng tháng trước tháng` tháng
Số Mức khấu Số ngày Mức khấu
khấu hao 1tháng tính hao 1tháng Số ngày
hao của TSCĐ khấu của TSCĐ chưa
tăng = tăng trong X hao + tăng trong X tính
trong tháng n TSCĐ tháng n-1 khấu hao
tháng Số ngày trong Số ngày TSCĐ
n trong tháng tháng trong tháng trongtháng
n n n-1 n-1
Số Mức khấu Số ngày Mức khấu
khấu hao 1tháng tính hao 1tháng Số ngày
hao của TSCĐ khấu của TSCĐ đã
giảm = giảm trong X hao + giảm trong X tính
trong tháng n TSCĐ tháng n-1 khấu hao
tháng Số ngày trong Số ngày TSCĐ
n trong tháng tháng trong tháng trongtháng
n n n-1 n-1
Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
1.4.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán khấu hao TSCĐ thì kế toán đã sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ. TK này phản ánh tăng giảm giá trị hao mòn của TSCĐ.
Kết cấu TK:
TK 214
-Phản ánh hao mòn TSCĐ giảm
-Phản ánh hao mòn TSCĐ tăng.
-Số dư: Số hao mòn luỹ kế.
Các TK cấp 2:
TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143- Hao mòn TSCĐ vô hình
TK 009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản (TK ngoài bảng): là TK ghi đơn dùng để phản ánh quá trình hình thành và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản ở doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.4 - Hạch toán khấu hao TSCĐ
TK 211,212, 2113 TK 214 TK 527, 641, 642
(1) (2)
TK 222, 821
TK 2412, 2413
(3)
TK 009
xxx xxx
(4) (5)
Ghi chú:
(1): Giá trị hao mòn giảm do nhượng bán, thanh lý góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
(2): Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí.
(3): Trích khấu hao TSCĐ phục vụ XDCB và sửa chữa lớn.
(4): Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng.
(5): Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm.
Để đơn giản cho việc tính toán khấu hao và hạch toán chế độ tài chính quy định;
-TSCĐ tăng trong tháng này tháng sau mới tính khấu hao.
-TSCĐ giảm trong tháng này tháng sau mới thôi giảm khấu hao.
Mức khấu hao tháng này = Mức khấu hao + Mức khấu hao - Mức khấu hao
tháng trước tăng giảm
1.4.3 Phương pháp hạch toán
Định kỳ
(tháng, quý), tính trích khấu hao TSCDD vào chi phí SX-KD, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ, ghi:
Nợ TK627- Chi Phí SX chung (6274)
Nợi TK 641 – Chi phí bán hàng (6414)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý DN (6424)
Có TK 214- Hoà mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)
Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản, ghi đơn vào bên nợi TK0009- Nguồn vốn KH, tàI khoản ngoàibảng cân đối kế toán.
b) Trường hợp phải nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác.
+ Trường hợp được hoàn trả lai: Khi nộp vốn khấu hao, ghi:
Nợ TK411- Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 111, 112 hoặc 338(3388)
Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản. Ghi đơn vào bên có TK009- Nguồn vốn khấu hao, tàikhoản ngoàibảng cân đối kế toán.
c) Trường hợp cho các đơn vị khác va vốn khấu hao ghi:
Nợ TK 128- Đầu tư ngắn hạn khác, hoặc
Nợ TK 228 - Đầu tư dàI hạn khác
Có TK 111 hoặc 112
Đồng thời, ghi đơn vào bên có TK009 – Nguồn vốn
Trích hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động công ích khác trong doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm ghi:
Nợ TK 4313, 466
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
d) TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước:
Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ , ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại TS ( phần giá trị còn lại tăng)
Có TK214 – Hao mòn TSCĐ (Phần hao mòn TSCĐ tăng thêm).
Nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn:
+ Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn:
Nợ TK412 – Chênh lệch đánh giá lại TS
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
+ Trường hợp điều chỉnh giám giá trị hao mòn
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại TS
-Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ, ghi:
Nợ TK412 – Chênh lệch đánh giá lại (phần giá trị giảm)
Nợ TK214- Hao mòn TSCĐ ( Phần hao mòn TSCĐ giảm)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình
Nếu có điều chỉnh giá trị đã hao mòn:
Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại TS
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ
Trường hợp điều chỉnh giảm giá trị hao mòn, ghi bút toán ngược lại,
e) Trường hợp giảm TSCĐ thì đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá TSCĐ phải phản ánh giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
g) Đối với TSCĐ đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục trích khấu hao cơ bản nữa.
h) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào văn hoá phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí SX-KD mà chỉ tính hao mòn TSCĐ 1 năm 1lần.
1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ.
TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động của TSCĐ đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết của tài sản bị hao mòn hư hỏng có ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ.
Các chi phí sửa chữa gồm: Khoản phải trả cho đơn vị thầu sửa chữa, chi phí tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu sử dụng cho đơn vị thầu sửa chữa. các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng nó.
1.5.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên
Sơ đồ 1.5
TK 111, 112, 152, 153.. TK 627, 641, 642
(1)
TK 334, 338
(2)
TK 331
(3)
Ghi chú:
(1): Chi phí tự sửa chữa.
(2): Chi phí lương, bảo hiểm cho công nhân sửa chữa.
(3): Thuê ngoài sửa chữa.
1.5.2 .Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
1.5.2.1 . Hạch toán sửa chữa lớn – Sơ đồ 1.6
TK 111, 112, 152.. TK 2413 TK 335 TK 627, 641, 642
(2a) (1)
TK 331 (4b)
(2b)
(4a)
Ghi chú:
(1) : Thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn.
(2) : Chi phí thực tế sửa chữa lớn phát sinh.
(3) : Kết chuyển chi phí sửa chữa.
(4a): Trích thừa (ghi giảm chi phí)
(4b):Trích thiếu (ghi thêm)
1.5.2.2 Hạch toán sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (Sơ đồ 1.7)
TK 111,112,152,334 TK 2143 TK 142 TK 627,641,642
(1a)
TK 331 (2) (3)
(1b)
Ghi chú:
(1a): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn tự làm.
(1b): Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài phải trả người nhận thầu.
(2) : Khi công việc hoàn thành ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
(3) : Kết chuyển nguồn
1.6 Hình thức kế toán sử dụng:
Sơ đồ 1.8
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ
Báo cáo kế toán
Sơ đồ hạch toán theo hình thức: Nhật ký - Sổ cái
Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Sơ đồ 1.9-Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung
Báo cáo kế toán
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết thanh
Sổ chi tiết TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái TK 211, 212, 213, 214
Nhật ký chung
Sơ đồ 1.10 - Doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ - ghi sổ.
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
Chứng từ - ghi sổ
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ cái TK 211, 212, 213, 214
Sổđăng ký chứng từ
ghi sổ
Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ
Báo cáo kế toán
Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Sơ đồ 1.11-Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ:
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
NKCT số 1,2,3,
4,5,10
Bảng kê số 4,5,6
NKCT
sô 9
NKCT
số 7
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng kê số 4,5,6
Bảng tổng hợp chi tiết tang, giảm TSCĐ
Báo cáo kế toán
Sổ cái TK 211 ,212, 213, 214
Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Chương II:
Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại khách sạn
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Khách sạn GUOMAN Hànội
Khái quát chung
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Khách sạn
Khách sạn Guoman Hà nội trực thuộc công ty TNHH _ HLL Guoco Việt nam địa chỉ 83 A Lý thường kiệt. Đây là công ty liên doanh giữa tập đoàn HONGLEONG của Malaysia ( chuyên kinh doanh về bất động sản và ngân hàng) trụ sở đặt tại 17 Bond Street, Channel Island, Malaysia và Công ty Vật tư kỹ thuật Vận tải ô tô thuộc Bộ giao thông vận tải có trụ sở tại 83A Lý Thường Kiệt. Hợp đồng giữa hai bên được ký kết vào ngày 03/07/93. Thời hạn hoạt động của công ty liên doanh là 30 năm kể từ ngày được cấp phép ( 20/07/93) . Khách sạn Guoman Hà nội được xây dựng và bắt đầu hoạt động vào ngày 31/10/97 với tỷ lệ vốn đầu tư là 3/7 trong đó phía Việt Nam chiếm 26,9%. Khách sạn được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với 151 phòng sang trọng, đã đi vào hoạt động và chính thức được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận hạng 4 sao vào ngày 05/04/00.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật Khách sạn Guoman Hà nội có tất cả 151 phòng trong đó có 149 phòng phục vụ hoạt động kinh doanh lưu trú, 2 phòng giành cho tập đoàn, 36 phòng deluxe, 110 phòng Premium, 2 phòng Junior Suite và 1 phòng executive Suite,Tất cả các phòng khách ở đây đều có diện tích rộng, trang bị nội thất sang trọng và được bố trí một cách hợp lý đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao. Đằng sau bãi gửi xe có sức chứa 30 xe ô tô, 2 nhà hàng phục vụ các món ăn âu á, 1 quầy Bar, 1 trung tâm dịch vụ thương mại, 1 phòng hội thảo, 1Phòng tập thể hình, 6 phòng Mát sa và 2 phòng xông hơi.
Với gần 7 năm hoạt dộng, Khách sạn đã sớm thu hút được sự chú ý của khách Quốc tế và các doanh nhân trong nước bởi không những khách sạn nằm ở vị trí thuận tiện cho cả việc du lịch, thư giãn và làm việc mà con nhờ vào uy tín của GUOMAN INTERNATIONAL đã được khách hàng tin cậy về độ an toàn và chất lượng phục vụ. Khách sạn đã tự khẳng định được mình đồng thời cũng tích luỹ được kinh nghiệm quản lý đặc sắc. Tuy nhiên khách sạn Guoman Hà nội ra đời đúng những năm mà sức cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt do tình hình kinh doanh khách sạn du lịch gần đây ở Hà nội ở Hà nội nói riêng và khắp cả nước nói chung có nhiều giảm sút, đồng thời cùng những biến động mạnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi khách sạn phải có đường lối chiến lược chính sách hết sức đúng đắn thì mới có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên thị trường.
Chức năng nhiệm vụ của Khách sạn:
Khách sạn Guoman Hà nội được thành lập theo giấy phép đầu tư số 638/GP cấp ngày 20 tháng 07 năm 1993 và giấy phép này đồng thời có giá trị là giấy đăng ký điều lệ công ty, có hiệu lực từ ngày ký với nội dung cho phép 2 bên gồm:
Bên Việt Nam: Công ty vật tư kỹ thuật vận tải ô tô: trụ sở đạt tại 83 A Lý Thường Kiệt, Hà nội
Bên nước ngoài: Công ty HLL – Guoco Investment limited được thành lập theo luật pháp của Channel Ilands: Trụ sở đặt tại 17 Bond street. Helier, Jersey, Channel, Islands
Thành lập công ty liên doanh để xây dựng một Khách sạn đạt tiêu chuẩn Quốc tế 4 sao tại 83A Lý Thường Kiệt, Hà nội để kinh doanh các dịch vụ Khách sạn tại đây cụ thể là:
Kinh doanh hướng dẫn du lịch
Kinh doanh vận chuyển
Kinh doanh buồng ngủ
Kinh doanh hàng ăn
Kinh doanh hàng uống
Kinh doanh các dịch vụ khác: giặt là, tắm hơi, xoa bóp, điện tín, điện thoại, vui chơi giải trí.
2.1.1.3 Tình hình kinh doanh của Khách sạn:
Tình hình vốn của Khách sạn:
Khách sạn Guoman Hà nội là một khách sạn liên doanh với tổng số vốn đầu tư là 13,200,000.00 đô la ( mười ba triệu hai trăm ngàn đô la).
Vốn pháp định của Công ty liên doanh là 6,748,923.00 (sáu triệu bảy trăm bốn mươi tám nghìn chín trăm hai mươi ba đô la trong đó:
Bên Việt nam góp 1,747,919.00 (một triệu bẩy trăm bốn mươi bẩy nghìn chín trănm bảy mươi mốt đô la chiếm 25,9% vốn pháp định, gồm:
+Quyền sử dụng 2950 m2 đất trong thời gian 30 năm, trị giá 1,416,000.00 đô la.
+ Nhà cửa hiện có trị giá 331,917.00 đô la
Bên nước ngoài góp 5,000,592.00(năm triệu năm trăm chín mươi hai) đô la chiếm 74, 1% vốn pháp định, bằng thiết bị vật tư, phương tiện vận chuyển và tiền nước ngoài.
Khách sạn Guoman Hà nội nằm ngay trong khu trung tâm thương mại thành phố Hà nội, xung quanh là các đại sứ quán các nước và trụ sở của một số các hiệp hội quốc tế như UNICEP, UNDP và hàng loạt các công ty lớn nhỏ của nhà nước... Nhờ vào vị trí thuận lợi như vậy và với uy tín của tập đoàn Guoman International cho nên Khách sạn chọn thị trường khách mục tiêu của mình là khách du lịch nước ngoài, các thương gia trong và ngoài nước, khách công vụ quốc tế đến thăm quan và làm việc tại trụ sở các hiệp hội hay các đại sứ quán.
Với lối kiến trúc độc đáo theo kiểu Pháp Khách sạn Guoman có 12 tầng và có diện tích 2.950 m2 nằm trên trục đường Lý Thường Kiệt với một địa thế khá thuận lợi về giao thông di lại, chỉ cách ga Hà nội 500 m , cách trung tâm thành phố 700m. Từ đây chỉ mất 5 phút đi ô tô là khách có thể tới được Hồ Hoàn Kiếm hoặc phố cổ ở ngay trung tâm thành phố. Để đưa đón khách từ Khách sạn ra sân bay Nội bài chỉ mất 35 phút. Hơn nữa Khách sạn lại gần các đại sứ quán, các công sở lớn của nước ngoài đặt tại Việt Nam như trụ sở UNICEF, UNDP nên có điều kiện thu hút được rất nhiều khách công vụ. Ngoài ra KS còn gần Cung Văn hoá hữu nghị Việt xô, rạp chiếu phim Fandsland và gần các di tích lịch sử của Thành phố, các khu vui chơi giải trí điều này giúp cho KS có điều kiện tổ chức các chương trình cho khách tại KS. Không gian ở đây rất thoáng mát và yên tĩnh vì không thuộc khu đông dân cư và có độ an toàn về an ninh, chính trị cao nên thu hút được các đối tượng khách muốn nghỉ ngơi tìm hiểu hoặc tổ chức các cuộc hội đàm.
Trong xu hướng kinh doanh hiện nay, Đảng và nhà nước đã giành cho ngành du lịch nói chung và các khách sạn nói riêng rất nhiều những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài đến đây làm việc do vậy đây cũng là môi trường thuận lợi cho Khách sạn Guoman Hà nội phát huy hơn nữa khả năng của mình.
Tuy nhiên do hình thành và phát triển trong cơ chế thị trường nên Khách sạn Guoman Hà nội chịu khá nhiều thử thách và ảnh hưởng trong khu vực kinh doanh của mình. Các đối thủ cạnh tranh với Khách sạn khá nhiều , các khách sạn lớn ở rất gần Guoman như Hà nội Tower, Khách sạn Melia, Khách sạn Sài Gòn, Khách sạn Công đoàn...và rất nhiều các khách sạn khác đang mọc lên như nấm cùng với các đối thủ cạnh tranh như Khách sạn Sunway, Fortuna, Horison, Sofitel Metropol, Daewoo... luôn gây sức ép cho khách sạn đe doạ cướp mất thị phần của Guoman trên thị trường Hà nội. Khách sạn còn phải đương đầu với một vấn đề nữa là tình hinh chung ở Hà nội hiện nay với số lượng phòng cung cấp rất lớn trong khi đó lượng khách đến Hà nội chưa cao do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS số lượng phòng năm 2003 là 9696 phòng trong khi đó số khách du lịch quốc tế đến Hà nội là 380 nghìn lượt khách . Như vậy có thể nói công suất sử dụng phòng trung bình của các khách sạn ở Hà nội năm 2003 chỉ đạt 42%. Một công suất sử dụng phòng trung bình khá thấp. Vì vậy để cạnh tranh được trong thời kỳ hiện nay là rất khó khăn không chỉ riêng Khách sạn Guoman Hà nội.
Để thu hút và hấp dẫn khách đến Khách sạn nhiều hơn Khách sạn đã áp dụng nhiều các chương trình khuyến mại giành cho khách củ thể là đưa ra nhiều chương trình giới thiệu về nghệ thuật ẩm thực của nhiều nước trên thế giới vào các dịp lễ tết và các tháng trong năm ví dụ như tổ chức các buổi tiệc mang tên: Chương trình nghệ thuật ẩm thực của Malaysia, Mỹ, úc, Mehico…Ngày lễ của mẹ (Mother Day), Ngày lễ của cha (Father Day), Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 (International Women Day), Ngày hội hoá trang (Hallowen Day), Ngày lễ phục sinh, Ngày lễ Noel (Chrismast), Ngày tết dương lịch (Solar New Year Festival), Ngày lễ âm lịch (Lunar New Year Festival)… Chính vì có nhiều hoạt động hấp dẫn khách như vậy nên dù thị trường khách nói chung trên địa bàn Hà nội có giảm sút trong năm vừa qua nhưng riêng đối với Khách sạn Guoman vẫn thu được một lượng khách lớn đều đặn. Sau đây là bảng số liệu công suất sử dụng phòng của Khách sạn trong 3 năm gần đây (2001, 2002, 2003). Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng khách đến ở Khách sạn ngày một đông hơn.
Bảng 2.1- Công suất sử dụng phòng KS
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng số phòng bán được
31.111
44.099
44.986
Công suất sử dụng (%)
58%
65%
70.9%
Bảng 2.2
Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong 2 năm 2002 và 2003
TT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Kế hoạch
Thực hiện
% so với KH
% so với cùng kỳ
1
Tổng doanh thu
- Buồng phòng
-ăn uống
- Các dịch vụ khác
đô la
1,801,457.12
1,163,350.00
453,717.01
184,390.03
1,815,000.00
1,170,000.00
460,000.00
185,000.00
1,866,972.0
1,257,566.00
422,147.00
187,259.00
2.80%
4.70%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29228.doc