lời mở đầu
Trong những năm gần đây với những chính sách của nhà nước, một mặt đã tạo điều kiện cho cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước thử thách lớn lao đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày càng phát triển hiện nay.
Để có thể đứng vững trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý tài chính, cung cấp thông tin chính xác giúp cho nhà lãnh đ
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần May & Xuất khẩu lao động Phú Thọ CN Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các công cụ quản lý tài chính thì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để kiểm tra xử lý thông tin. Trong thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy nếu doanh nghiệp không thực hiện hạch toán kế toán nhất là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì có thể nói doanh nghiệp hoạt động trên thương trường một cách liều lĩnh không biết kết quả , hậu quả của công việc mình làm, sẽ không có quyết định và những phương hướng đưa đến thành công trong kinh doanh.
Ngành xuất khẩu lao động là một ngành đang được Đảng và Nhà Nớc quan tâm và khuyến khích phát triển vì nó đem lại việc làm cho nguồn lao động dư thừa trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia và cải thiện đời sống cho nhân dân lao động. Chính vì những lý do nêu trên XKLĐ hiện đang là một kinh tế mũi nhọn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội và xuất phát từ mục đích yêu cầu phạm vi, đối tượng, nội dung của đề cương thực tập em đã học hỏi và tìm hiểu nhiều tình hình tổ chức kinh doanh, tình hình tổ chức hạch toán, tình hình tài chính và chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp . Em đã hoàn thành được bản báo cáo này cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ: Phạm Thị Minh Hồng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô chú, anh chị trong công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội .
Do hạn chế về chuyên môn và thời gian thực té tiếp xúc công việc chưa được nhiều nên khi làm bản báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến và sự thông cảm của thầy cô để giúp em hoàn thiện bản báo cáo này tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kệt luận chuyên đề của em với các nội dung sau:
Phần I : Lịch sử hình thành phát triển và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội
Phần II: Thực trạng hạch toán Tài sản cố định của Công ty cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán Tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định tại công ty..
Phần I
Lịch sử hình thành phát triển và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may và xuất khẩu lao động phú tho chi nhánh Hà Nội.
I. Khái quát chung về hoạt động của công ty.
1. Giới thiệu chung về công ty.
Chi nhánh công ty Cổ phần may và Xuất khẩu Lao Động Phú Thọ là đơn vị kinh tế trực thuộc Công ty Cổ phần May và Xuất khẩu Lao Động Phú Thọ, được thành lập theo quyết định số 7 – HĐQT vào ngày 17/3/2004.
Tiền thân của Công ty May và XKLĐ Phú Thọ là một doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty May và XKLĐ Phú Thọ. Đáp ứng yêu cầu của Nhà nước cũng như xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã được Sở Lao Động- Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ chứng nhận là Công ty Cổ phần và cấp giấy phép đăng kí kinh doanh Công ty cổ phần ngày 11/02/2004. Công ty là một đơn vị kinh tế có chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân.
Cùng với thời gian được thành lập từ doanh nghiệp Nhà nước, ban Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần May và XKLĐ đã quyết định thành lập Chi nhánh Hà Nội nhằm mở rộng thị trường XKLĐ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần May và Xuất khẩu Lao Động Phú Thọ- Chi nhánh Hà Nội.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Phu Tho Garment and Labour Export Joint- stock Company - Hanoi Branch.
Tên viết tắt: PHU THO CO (PTC).
Trụ sở của công ty đặt tại: Số 32- Ngõ 100- Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội.
Điện thoại: 84-4-7236004 Fax: 84-4-7236005
Giám đốc Công ty: Bà Văn Diễm Hương
2. Quyền hạn và đặc điểm KD chính của Công Ty
Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác để hoàn thành công việc. Ngoài ra công ty có quyền quản lý nhân viên, sử dụng nguồn lao đông, điều động nhân sự, miễn nhiệm. bổ nhiệm người lao động.
Công Ty có quyền quản lý, tổ chức bộ máy kinh doanh, quyết định thành lập, giải thể các ban có nghiệp vụ, các tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với nhiệm vụ công việc của công ty
Ngành nghề chính của Công ty là đào tạo ngành nghề, tuyển chọn, cung ứng lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm và XKLĐ (đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Nước ngoài).
Trong thời gian mới thành lập vì hoạt động kinh doanh còn chưa ổn định , công ty còn phải trải qua nhiều khó khăn cạnh tranh của thị trường XKLĐ nên thị trường xuất khẩu lao động còn nhỏ hẹp chủ yếu là các nước Malaysia, Đài Loan. Nhưng cho đến nay nhờ sự quản lý năng lực của Giám Đốc cùng với sự nhiệt tình , chịu khó làm việc , không ngừng học hỏi, đi tìm nguồn ở các tỉnh xa và quan hệ mở rộng với các nước bạn Công ty đã mở rộng thị trường XKLĐ, cung ứng nhân lực sang các nước Nhật Bản, Dubai, Mỹ, Lybia và các nước Trung Đông.
Trong lĩnh vực cung ứng lao động Quốc Tế, PTC không chỉ cung ứng nguồn lao động có tay nghề cao mà còn đào tạo họ thành những công nhân có trách nhiệm và tay nghề khéo léo. Hiện tại, các công nhân của PTC đang làm việc tại các nước Nhật Bản, Mỹ, Lybia… được đánh giá cao về khả năng tiếp thu kỹ thuật, làm việc chăm chỉ, tính trung thực và chấp hành pháp luật, hoà nhập với cộng đồng. Tất cả những điều trên cho ta thấy hoạt động kinh doanh của PTC khá rộng rãi, đã tạo được nhiều uy tín và đã đi vào thế ổn định.
II. Tình hình về hoạt động kinh doanh của Công Ty.
1. Đặc điểm về nguồn Lao Động xuất khẩu.
Công ty Cổ phần May và Xuất khẩu Lao Động Phú Thọ- Chi nhánh Hà Nội chuyên xuất khẩu Lao Động sang các nước Nhật Bản, Dubai, Malaysia, Đài Loan… Các ngành nghề mà PTC đào tạo, tuyển chọn lao động để làm việc tại Nước ngoài đó là: Thợ điện, thợ cơ khí, chế biến thuỷ sản, thợ mộc, nhân viên bảo vệ, giúp việc gia đình… Tuỳ từng ngành nghề đào tạo mà Công ty đưa ra những tiêu chuẩn nhất định đối với Lao Động xuất khẩu.
Ví dụ như xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm thợ điện, thợ cơ khí, chế biến thuỷ sản thì yêu cầu đối tượng xuất khẩu phải có trình độ học vấn ở cấp III (tức tốt nghiệp THPT), hoặc nếu có một số nghiệp vụ ngành nghề thì càng tốt. Các lao động này phải có khả năng sáng tạo, hoạt bát và sức khoẻ phải tốt. Các lao động sang Nhật phải trải qua các lớp tuyển chọn và được chắt lọc khá kĩ càng. Nên những lao động này được coi là những lao động có chất lượng cao nhất so với các thị trường còn lại.
Những lao động làm việc tại Đài Loan, Malaysia, Dubai… thì tiêu chuẩn đặt ra cho đối tượng mềm mỏng và linh hoạt hơn, nhưng ít nhất lao động cũng phải tốt nghiệp THCS.
Trong mục tiêu tuyển chọn và đào tạo lao động, Công ty không ngừng mở rộng thị trường khai thác nguồn lao động ở khắp các tỉnh, các thành phố trong nước, vì vậy mà số lượng lao động Công ty đưa đi làm việc tại nước ngoài ngày càng đông, không những giúp cho tình trạng thất nghiệp nước ta được giảm bớt mà còn giúp cho Công ty quay vòng vốn nhanh và nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Đặc điểm về lao động của Công ty.
Khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, Công ty có tất cả 20 cán bộ công nhân viên, qua quá trình hoạt động cho đến ngày hôm nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty đã lên tới 35 người. Trong quá trình phấn đấu và trưởng thành đến nay, Công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, hoạt động của Công ty đi vào thế ổn định, doanh
thu mỗi năm cao hơn, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường về các nguồn lao động xuất khẩu mà Công ty đã kinh doanh
Hiện nay, Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ- Chi nhánh Hà Nội có tổng số cán bộ công nhân viên là 35 người. Đa phần lao động của công ty đều được đào tạo qua trường lớp có chuyên môn ngoại ngữ cao.Trong đó có 27 người là tốt nghiệp Đại học, còn lại 8 người tốt nghiệp Cao đẳng và Trung cấp.
3. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban của công ty được bố trí phù hợp với công việc được giao làm, các phòng làm việc liên quan đến nhau , luôn hỗ trợ nhau làm việc nhịp nhàng, năng suất. Cán bộ lãnh đạo mỗi phòng phải chịu trách nhiệm chính về công việc của phòng mình, đôn đốc mọi người làm việc có trách nhiệm cao vì làm về XKLĐ phải rất cẩn trọng. Do vậy mà gắn chặt được trách nhiệm của mình với tập thể.
Vì công việc chủ yếu của công ty là XKLĐ và đào tạo cán bộ đi làm có thời hạn ở nước ngoài nên công việc rất vất vả và khó khăn, cần có chuyên môn cao về ngoại ngữ để đi tìm nguồn cần người VN làm việc. Công việc của phòng làm đại diện của công ty ở nước ngoài rất khó khăn và phức tạp , nhưng vì lòng say mê công việc mọi người đều cố gắng đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Do vậy mà ban lãnh đạo công ty luôn động viên anh chị em trong công ty hãy làm việc hết sức mình giúp công ty ngày càng đi lên phát triển mạnh cạnh tranh được thị trường khốc liệt này, Ngoài ra ban lãnh đạo công ty có những hình thức khen thưởng nhưng lao động làm việc tốt giúp công ty giảm chi phí kinh doanh mà vẫn đạt hiệu quả cao trong công việc.
Về thời gian làm việc mọi người làm việc 6 ngày/ 1 tuần và làm 8 tiếng / 1 ngày
Công ty trả lương nhân viên theo hình thức 1 tháng 1 lần vào ngày 30 hàng tháng.
4. Về tình hình tài chính của Công ty.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ, kịp thời và hợp pháp số vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty nằm ở mặt ngoài của phố Đội Cấn nên rất thuận tiện cho việc đi lại cũng như khá tiện lợi cho việc kinh doanh của Công ty. Diện tích của Công ty khá rộng rãi, cơ sở vật chất, tiện nghi làm việc tương đối đầy đủ, vì vậy đáp ứng tốt cho nhu cầu làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
5. Tình hình phát triển trong công ty.
Công ty luôn xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là khai thác thị trường mới trong công cuộc đôỉ mới hiện nay thì cung ứng nguồn đi lao động là rất nhiều, có nhiều thị trường mở ra cần người lao dộng Việt Nam. Do vậy mà công ty giao phó cho phòng thị trường luôn tìm hiểu các huyện, tỉnh có người cần đi lao động tại nước ngoài nhằm giúp họ có nguồn thu nhập giúp đỡ gia đình còn nhiều khó khăn. Hiện nay Công ty đặt nhiều VP Đại Diện ở các tỉnh để họ có nhiều thời gian tiếp xúc với dân giải thích cho họ hiểu công việc mà họ cần làm ở nước ngoài.
. Về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Sau đây là một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị tính: đồng VN
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
DT bán hàng và dịchvụ
01
1.995.607.512
2.078.612.301
83.004.789
2,6
Các khoản giảm trừ
03
151.523.146
150.435.946
1.087.200
0,85
- Chiết khấu
04
- Giảm giá
05
- Hàng bán bị trả lại
06
1. Doanh thu thuần
10
1.589.724.144
1.532.205.378
57.518.766
2,23
2. Giá vốn hàng bán
11
3. Lãi gộp
20
1.308.264.144
1.332.205.378
1,83
4. Chi phí bán hàng
21
5. Chi phí quản lý DN
22
1.090.956.075
993.315.506
- 97.640.569
- 8,95
6. Lợi nhuận từ hoạt động KD
30
293.487.375
338.889.872
45.402.497
15,47
Thu nhập hoạt động tài chính
31
522.380
537.529
15.149
2,9
Chi phí hoạt động tài chính
32
38.682
35.510
- 3.172
- 8,2
7. Lợi nhuận từ hoạt động TC
40
483.698
502.019
18.321
3,78
8. Thu nhập khác
41
539.091
575.210
36.119
6,7
9. Chi phí khác
42
123.359
123.507
148
0,12
10. Lợi nhuận khác
50
415.732
451703
35.971
8,65
11.Tổng lợi nhuận trước thuế
60
294.386.805
339.843.594
45.456.789
15,44
12. Thuế TNDN phải nộp
70
13. Lợi nhuận sau thuế
80
294.386.805
339.843.594
45.456.789
15,44
Nhìn vào kết quả kinh doanh của Công ty hai kỳ vừa qua ta thấy rằng tổng doanh thu của kỳ này tăng 2,6% (xấp xỉ tăng 83.004.789 đ) so với kỳ trước. Đây là một biểu hiện tốt, doanh nghiệp nên duy trì tình hình kinh doanh như kỳ này.
Doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên . Điều này chứng tỏ qua công tác tìm hiểu thị trường nhân viên của công ty không ngừng phấn đấu , vươn nên, học hỏi đi tìm thị trường nhiều nơi để có nhiều nguồn giúp cho người lao động có công ăn việc làm ,đồng nghĩa với việc đó là mức thu nhập của anh em cán bộ CNV trong công ty cũng được cải thiện hơn rất nhiều, mức thu nhập bình quân 1 người là >1.800.000. Nhân viên trong công ty được giám đốc rất quan tâm đến đời sống. Những người có tâm huyết với công việc của công ty làm lâu dài đều được giám đốc cho đóng BHXH, BHYT, những chị em sinh đẻ được nghỉ theo chế độ nhà nước được nghỉ đẻ 4 tháng và được hưởng BHXH trả lương nghỉ , được về sớm 1 tiếng trong 1 năm nuôi con nhỏ, các ngày lễ, Tết, đều được thưởng để khuyến khích anh em làm việc có hiệu quả hơn. Vào dịp nghỉ hè CB công đoàn đều tổ chức cho anh em được đi nghỉ mát thăm quan để nâng cao đời sống tinh thần làm việc hơn.
III. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty .
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Để kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một mô hình bộ máy quản lý vững mạnh và có hệ thống. Sau đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tác nghiệp
Thị trường
Phòng thị trường
Tác nghiệp
Ban đại diện tại nước ngoài
Phòng
Hành chính
Phòng Quản lý lao động
Phòng
Kế toán tài vụ
Các cơ sở đào tạo
* Các chức năng nhiệm vụ của tổ chức bộ máy của Công ty.
- Ban Giám Đốc: Giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp và có nhiệm vụ:
+ Điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Công ty.
+ Trực tiếp hướng dẫn đôn đốc các phòng, ban trong toàn Công ty
+ Trong Ban giám đốc có Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc. Phó giám đốc không trực tiếp điều hành các phòng ban chức năng và các cơ sở đào tạo mà chỉ thực hiện các phần việc do Giám đốc uỷ quyền. Ngoài ra, Phó giám đốc còn là người tham mưu cho Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh của Công ty và thực hiện nhiệm vụ của mình theo thông báo phân công trách nhiệm.
Giám đốc của Chi nhánh Công ty là do Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ bổ nhiệm vừa là người đại diện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
* Các phòng chức năng của Công ty được chia thành các phòng ban như sau:
- Phòng thị trường: Có nhiệm vụ tìm kiếm, khai thác nguồn lao động, đồng thời nắm bắt thị trường kinh doanh, đưa ra các chiến lược kinh doanh mới phù hợp, không ngừng mở rộng thị trường khai thác nguồn lao động.
- Phòng tác nghiệp: Có nhiệm vụ tuyển Lao Động, xử lý các loại giấy tờ, hồ sơ của Lao Động với đối tác, phòng này còn có nhiệm vụ là tiếp khách (đối tác của Công ty). Phòng tác nghiệp với đội ngũ công nhân viên làm việc năng động, sáng tạo, hoạt bát đã tạo được nhiều uy tín, ấn tượng tốt của đối tác cũng như của nguồn lao động xuất khẩu với Công ty.
- Ban đại diện tại nước ngoài: Có nhiệm vụ giao dịch, liên hệ trực tiếp với đối tác nước ngoài, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của lao động tại nước ngoài, đồng thời mở rộng quan hệ với đối tác nhằm đẩy mạnh quy mô xuất khẩu lao động.
- Phòng quản lý lao động: Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý về số lượng và chất lượng lao động, giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh đối với lao động. Đồng thời đưa ra kế hoạch cho các cơ sở đào tạo.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, nhà ở, việc làm, lưu trữ mua sắm các thiết bị cho văn phòng, chăm sóc sức khoẻ và đời sống cho công nhân viên trong Công ty, tuyển dụng và sử dụng lao động nhận công văn dến, công văn đi, chính sách lao động tiền lương đối với người lao động.
- Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về hoạt động tài chính, về các khoản vốn bằng tiền của Công ty. Quản lý các loại vốn, tổ chức công tác thống kê kế toán, hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ… Tổ chức vay vốn và thanh toán các khoản với Ngân sách Nhà nước, ngân hàng, khách hàng… Tính và thanh toán lương, các khoản bảo hiểm… cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Các cơ sở đào tạo: Có nhiệm vụ đào tạo các nghiệp vụ ngành nghề cho lao động xuất khẩu theo các đơn đặt hàng mà ban đại diện và phòng thị trường chuyển về. Cơ sở đào tạo hoạt động theo sự quản lý của phòng quản lý lao động của Chi nhánh.
IV. Tổ chức công tác kế toán của công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Kế toán là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp nào , để đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với công tác kế toán nhằm cung cấp kịp thời chính xác các thông tin tài chính công ty cho ban giám đốc để còn xem xét đưa ra những quyết định thay đổi phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
Cơ cấu bộ máy kế toán công ty gọn nhẹ làm việc ăn ý với nhau và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi người nhưng cũng đảm bảo tính chất chặt chẽ của công việc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán Thuế
Kế toán TSCĐ
Kế toán thanh toán
* Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng kế toán đối với Giám đốc, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc điều hành. Đồng thời tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán tại Công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp các thành viên kế toán tại Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp mọi chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty, phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ sách kế toán.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ và theo dõi , quản lý, sắp xếp TSCĐ theo từng nhóm, tình hình việc tăng, giảm TSCĐ. Mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ
Hàng tháng lập các bảng phân bổ mức khấu hao TSCĐ vào sổ sách các chứng từ có liên quan.
Kế toán tiền lương sử dụng TK: 211. 214
- Kế toán thuế: Là người chịu trách nhiệm trong việc báo cáo thuế với cơ quan thuế hàng tháng, hàng năm như lập tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp., quyết toán tờ khai thuế hàng năm. Đồng thời phải tiến hành lập các bảng biểu theo yêu cầu của cơ quan thuế.
- Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm mọi khoản chi tiêu, thu và chi tiền mặt tại Chi nhánh. Kiểm tra toàn bộ hoạt động chi tiêu, có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo lãi lỗ cho Giám đốc.
* Quy trình hạch toán kế toán tại Công ty: được tổ chức theo các bước sau:
- Trước tiên kế toán kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán: kiểm tra xác minh chứng từ xem có trung thực, có hợp lệ, có đúng chế độ thể lệ kế toán hay không để dùng làm chứng từ kế toán.
- Cập nhật chứng từ: Các kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép nội dung thuộc phần công việc mình được giao, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thu, chi tiền, các khoản phải trả công nhân viên, các khoản BHXH, BHYT trích nộp theo lương… tổng hợp số liệu và định khoản kế toán.
- Luân chuyển chứng từ: Các chứng từ sẽ được luân chuyển về các bộ phận được quy định theo tính chất và nội dung của từng loại để các bộ phận đó vào sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp, đồng thời vào máy nhằm đáp ứng các yêu cầu về các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác.
- Lưu trữ chứng từ: Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về quản lý và bảo quản hồ sơ tài liệu của phòng mình và các chứng từ kế toán một cách khoa học, có hệ thống và đầy đủ theo đúng quy định.
2. Hình thức hạch toán và ghi sổ tại Công ty.
Theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể tại Công ty, trong những năm qua kế toán Công ty đã thực hiện rất tốt công tác nghiệp vụ của mình trên cơ sở chính sách, chế độ của Nhà nước và phù hợp với tình hình cụ thể của Công ty.
Hình thức ghi sổ kế toán hiện nay mà Công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Theo hình thức này công ty sử dụng các loại sổ sách như: Sổ nhật ký chứng từ số 1, 2, 7… Các loại bảng kê số 4, 5, 6… các loại sổ thẻ kế toán chi tiết, sổ cái TK 211, TK 214, lập bảng tổng hợp chi tiết.
Kỳ hạch toán của công ty được áp dụng theo tháng, năm, quý và phương pháp kế toán công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Hệ thống báo cáo kế toán cần lập : Báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo TC, bảng CĐ KT, bảng CĐ TK, XĐ KQKD thời hạn lập vào ngày 31/12 hàng năm, nơi DN cần gửi đến là cơ quan thuế Thành Phố Hà Nội.
Sơ đồ trình tự hạch toán Nhật ký chứng từ tại Công ty.
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Nhật ký
chứng từ
Bảng kê
Thẻ, sổ kế toán
chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán:
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghỉ sổ hàng ngày kế toán vào nhật ký chứng từ, lập bảng kê, sổ thẻ ké toán chi tiết. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu cuối tháng kế toán vào sổ cái từ nhật ký chứng từ vào sổ cái và lập báo cáo tài chính. Cuối tháng kế toán đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo tài chính.
Đây là hình thức ghi sổ phức tạp dành cho những doanh nghiệp có mô hình lớn cần đòi hỏi kỹ năng chuyên môn kế toán cao phù hợp với doanh nghiệp dùng kế toán máy.
Phần II
Thực trạng hạch toán Tài sản cố định của Công ty cổ phần may và xklđ phú thọ cn hà nội
I Đặc điểm , phân loại và tính giá về tài sản cố định và quản lý tài sản cố định ở Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội.
1. Đặc điểm về TSCĐ tai Công Ty CP May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội.
Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ loại TSCĐ Công ty có cách đánh giá khác nhau. TSCĐ mua sắm, TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, việc tính giá TSCĐ của Công ty được tính theo công thức sau:
Nguyên giá TSCĐ = Giá thực tế + Chi phí khác liên quan.
Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn, kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ khi đã sử dụng theo công thức:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn.
Như vậy toàn bộ TSCĐ của Công ty được theo dõi trên ba loại là nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng và trình độ trang bị cơ sở kỹ thuật cho sản xuất.
2. Phân loại tài sản cố định ở Công ty.
Là một Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ nên TSCĐ trong Công ty phần lớn là các trang thiết bị máy tính , có giá trị nhỏ thời gian sử dụng ngắn và ô tô có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Công Ty đầu tư máy móc, máy tính, scan... phục vụ cho việc quản lý thị trường tìm nguồn phần lớn TSCĐ của Công Ty là Máy tính và ô tô vận chuyển.
Bên cạnh những TSCĐ trên của Công ty còn bao gồm nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị và TSCĐ khác.
Để phục vụ tốt cho việc hạch toán TSCĐ trong Công ty, Công ty đã phân loại TSCĐ như sau:
* Phân loại theo hình thái biểu hiện.
- Máy móc thiết bị: máy điều hoà, vi tính, scan…
- Phương tiện vận tải: xe ô tô con và xe Jolye, BMW
- Nhà sửa chữa, sân bãi đỗ xe.
* Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng.
TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính chất phục vụ công cộng. TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản trực tiếp của đơn vị.
* Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng của Công ty.
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa cần dùng.
3. Tính giá trị nguyên giá TSCĐ tại Công Ty.
Máy móc thiết bị của công ty cần phải trang bị những cái mới phù hợp với công việc của các phòng ban do vậy mà ban giám đốc công ty thường cải tiến mua những cái mới để phục vụ cho công việc XKLĐ.
+ TSCĐ Mua sắm mới: Nguyên giá= Giá trị mua thực tế + chi phí láp đặt và các loại chi phí khác có liên quan.
VD: Ngày 24/12/2006 căn cứ hoá đơn GTGT số 001289 Công ty mua 1 máy điều hoà loại Panasonic công suất 12000 KW , giá trị mua là 15.000.000 công vận chuyển 100.000, công lắp máy và chạy thử 400.000 Như vậy giá thực tế của máy điều hoà là: 15.000.000+100.000+400.000= 15.500.000 đ
II. Tổ chức hạch toán ban đầu của tài sản cố định tại Công Ty.
1. Thủ tục và hồ sơ
Hạch toán ban đầu nhằm thiết lập nên các chứng từ để làm cơ sở cho các khâu hạch toán tiếp. Các chứng từ kế toán thường xuyên vân đông và sự vận động liên tục kế tiếp nhau được gọi là luân chuyển chứng từ. Phương pháp chứng từ kế toán hiện nay được sử dụng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XKLĐ nói riêng là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống phương pháp hạch toán kế toán.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội các yếu tố đầu vào rất quan trong đặc biệt là tài sản cố định. Khâu đầu tiên của một quá trình sản xuất kinh doanh bất kể dù là lĩnh vực nào chỉ số cần đến máy móc thiết bị… Tài sản cố định khác. Để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh chủ yếu là mua bên ngoài tài sản cố định do quy mô tính chất Công ty không thể tự sản xuất ra được.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ của Công Ty thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ , kế toán phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ
Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản nghiệm thu, kiểm nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để làm căn cứ ghi vào chứng từ ghi sổ.
2. Kế toán tăng tài sản cố định.
Năm 2004 – 2006 tài sản cố định của Công ty tăng chủ yếu bằng nguồn tự có. Để phản ánh tình hình giá trị tài sản cố định hiện có và sự biến động của tài sản cố định. Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội sử dụng chủ yếu các tài khoản về kinh tế sau:
TK 211: Tài sản cố định hữu hình.
TK 214: Hao mòn tài sản cố định.
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản khác:
TK 111, 112, 414, 441, 431…
Chứng từ kế toán.
Xác định tài sản cố định là một bộ phận cơ bản nhất của kế toán Công ty luôn chú ý tới nguyên tắc thận trọng trong hạch toán đảm bảo chính xác đối tượng ghi tài sản cố định, loại tài sản cố định. việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc.
Biên bản giao nhận TSCĐ, các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ.
Dưới đây là cách tổ chức hạch toán trên chứng từ một số tăng giảm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần May và XKLĐ phú THọ CN Hà Nội.
Trường hợp tăng Tài sản cố định.
Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong Công ty, căn cứ vào kế toán đầu tư, phát triển áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật đòi hỏi đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho công việc . Công ty đã lên kế hoạch mua sắm tài sản cố định cho mỗi năm. Khi kế hoạch được duyệt Công ty ký hợp động mua sắm tài sản cố định với người cung cấp sau đó căn cứ vào hợp đồng (kèm theo giấy bán của bên bán), kế toán làm thủ tục cho người đi mua. Trong quá trình đi mua, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, khi hợp đồng hoàn thành hai bên thanh lý hợp đồng và quyết toán tiền, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng tài sản cố định căn cứ vào chứng từ có liên quan để hạch toán tăng tài sản cố định.
Biểu 01: Biên bản giao nhận xe ôtô.
Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nôi
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên bản giao nhận xe
Ngày 15 tháng 5 năm 2006
Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng Nông Nghiệp. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 28 tháng 9 năm 1989
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 17 ngày 16 tháng 11 năm 2006
Bên nhận tài sản cố định gồm:
Bà: Văn Diễm Hương
Chức vụ: Giám đốc Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội
Ông : Phạm Công Dụng
Chức vụ: Trưởng phòng Thị Trưòng.
Bên giao tài sản cố định gồm:
Ông Trịnh Xuân Đức
Trưởng Phòng KD Công Ty CP và ĐTPT Việt Nhật làm đại diện công ty hai bên thanh toán ký hợp đồng. Địa điểm giao nhận tài sản cố định tại: Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội xác nhận việc giao nhận tài sản cố định như sau:
Số khung: 3311 – 4619
Số lượng: 1 chiếc
Chất lượng (thân vỏ xe, nội thất ghế đệm máy, xe máy, máy lạnh...) hoạt động bình thường.
Nơi sản xuất: Nhật Bản
Dung tích xi lanh: 11.149 C
Trọng tải công suất: 220 ml (4 chỗ ngồi)
Nguồn gốc tài sản: Công ty sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu ngân hàng và kinh tế.
Nguồn gốc nhập khẩu số: 600005
Năm sản xuất: 2006
Màu sơn: Sơn đen
Giá trị: 1.080.000.000 đồng
Bên giao Bên nhận Kế toán trưởng Giám đốc
(đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký)
Bên cạnh đó kế toán cũng căn cứ voà hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu chi tiền của ngân hàng Công thương Thanh Xuân Hà Nội trích thực.
Biểu 02: Hóa đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn (GTGT)
Mẫu số 02 B
Ngày 15 tháng 5 năm 2006
Liên 2: (giao cho khách hàng)
Đơn vị bán hàng: Trịnh Xuân Đức
Địa chỉ: Công Ty CP TM và ĐTPT Việt Nhật
Số TK:
Mã số thuế: 0101971424
Họ tên người mua: Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội
Địa chỉ: Số 32 ,Ngõ 100, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng
Mã số thuế: 3200275628
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đ.vi tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xe ôtô Camry 30H- 3066
Cái
01
1.080.000.000
Thuế GTGT: 10%
108.000.000
Tổng cộng
1.188.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ một trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(đã ký) (đã ký) (đã ký)
Nghiệp vụ xẩy ra ngày 15 tháng 12 năm 2006 Công ty mua chiếc xe ôtô Camry bằng nguồn vốn kinh doanh. Số tiền là 1.188.000.000 kế toán căn cứ vào các chứng từ nêu trên định khoản như sau:
BT1: Nợ TK 211: 1.080.000.000
Nợ TK 133: 108.000.000
Có TK112: 1.188.000.000
Đồng thời kế toán phản ánh bút toán đơn:
BT2:
Có TK 009: 1.188.000.000
BT3: Kết chuyển nguồn:
Nợ TK 414: 1.080.000.000
Có TK 411: 1.080.000.000
Trường hợp tăng tài sản cố định do mua sắm phải qua lắp đặt.
Công ty mua tài sản cố định về chưa đưa vào sử dụng ngay mà phải thông qua quá trình lắp đặt. Khi hoàn thành bàn giao, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan đến để hoàn thành ghi vào sổ. Trước khi vào sổ kế toán phải tập hợp lại chứng từ cho các khoản chi phí đầu từ. Thuế trước bạ, giấy đăng ký khám xe, dầu mỡ chạy thử …
Thông qua biên bản quyết toán xe ôtô, giấy chứng nhận cho Công ty Cổ phần May và XKLĐ Phú Thọ CN Hà Nội được đầu tư xe của Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hà Nội.
Biểu 03: Biên bản quyết toán
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0792.doc