Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty gốm xây dựng Xuân Hòa (72tr)

Lời nói đầu Như chúng ta đã biết, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt đạt được kết quả đó là do sự thay đổi về cơ cấu quản lý kinh tế. Nước ta từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Muốn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ hệ thống các công cụ quản lý. Trong đó ta không thể không kể đến hạch toán kế toán. Có thể khẳng định đây là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty gốm xây dựng Xuân Hòa (72tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế. Hạch toán kế toán có vai trò tích cực trong việc quản lý tiến hành kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính. Chính vì kế toán có vai trò quan trọng đối với tài chính doanh nghiệp cũng như các sự nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đóng vai trò là công cụ lao động cấu thành lên thực thể của sản phẩm. Điều đó muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được đều đặn liên tục phải thường xuyên đảm bảo các loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về phẩm chất quy cách chất lượng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ nhiên liệu… mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch này. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Sản xuất ngày càng được cơ giải hóa, tự động hóa, năng suất lao động được tăng lên không ngừng, dẫn đến sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm: Tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp và ngược lại, tỷ trọng lao động vật hóa tăng lên. Vì vậy hạch toán chi phí nguyên vật liệu có vai trò ngày càng quan trọng, công ty gốm xây dựng Xuân hòa là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, nguyên vật liệu có vị trí quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty sử dụng khối nguyên vật liệu lớn, phong phú về chủng loại được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, chi phí nguyên vật liệu chếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty, quyết định đánh giá sản phẩm. Một sự thay đổi nhỏ của nguyên vật liệu cũng làm cho giá thành sản phẩm thay đổi. Hạch toán nguyên vật liệu yêu cầu phải ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ chính xác, kịp thời nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý nguyên vật liệu. Từ nhận thức trên, với vốn kiến thức của bản thân và thực tế của quá trình thực tập tại công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân cùng các cán bộ trong phòng kế toán tại công ty các phòng ban khác em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty gốm xây dựng Xuân Hòa" Chuyên đề thực tập chia làm 3 phần: Phần I: Lý luận cơ bản về cơ sở hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Với thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm,thực tế chuyên để thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Em mong được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô giáo cán bộ công ty để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thành hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 5 năm 2004 Phần I: cơ sở lý luận về hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất I. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nhiệm vụ của kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất 1. Khái niệm, đặc điểm của vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất a. Khái niệm nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Như chúng ta đã biết các yếu tố cơ bản của nền sản xuất họat động sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần 3 yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó nguyên vật liệu (thuộc về đối tượng lao động) là một trong 3 yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật liệu hóa khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chủ tham gia vào một của sản phẩm mới làm ra. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm nên số lượng và chất lượng sản phẩm đều được quyết định bởi vật liệu tạo ra nó. Vật liệu có chất lượng cao, đúng quy định chủng loại, chi phí vật liệu được hạ thấp thì sản phẩm sản xuất mơi ra đạt yêu cầu, giá thành hạ làm cho doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao, tồn tại được trong cơ chế thị trường. b. Đặc điểm của nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Công ty gốm xây dựng Xuân Hòa là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, sản phẩm của công ty sản xuất ra phục vụ cho ngành xây dựng như: Gạch xây các loại, các sản phẩm mỏng, một số loại ngói…. chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm của công ty. Hơn nữa khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm của công ty là rất lớn, nên đòi hỏi về vốn đáp ứng cho nhu cầu nguyên vật liệu không phải là nhỏ. Để sản xuất một sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải sử dụng khá nhiều chủng loại nguyên vật liệu như : đất, than, dầu mỡ… do khối lượng sử dụng lớn và chủng loại đa dạng, phong phú nguyên vật liệu có một vai trò quan trọng của quá trình của công ty gốm xây dựng Xuân Hòa, nó không chỉ ảnh hưởng tới mẫu mã chất lượng sản phẩm sản xuất mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Với vị trí và vai trò như trên thì việc quản lý, phân loại đánh giá nguyên vật liệu của công ty có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đất, than, dầu mỡ…. là những loại nguyên vật liệu sử dụng thường xuyên trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đối với loại nguyên vật liệu này, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn nguồn mua do hiện nay trên thị trường có rất nhiều và cung cấp các loại mặt hàng này với mẫu mã, giá cả, chủng loại khá phong phú. Đặc biệt đối với nguyên vật liệu chính là đất, ngay từ khi chưa sáp nhập 3 nhà máy gạch Xuân Hòa, BH, CX các nhà máy này do đã nhập được nhà máy giao cho vùng nguyên liệu sản xuất nên bên cạnh việc nhập mua ngoài doanh nghiệp có thể tự khai thác với chi phí thấp, tiền thuế và giá đầu vào của nguyên vật liệu này cũng khá thấp thường là (5%). Công ty thường mua nguyên vật liệu này dưới hình thức trọn gói (trong giá mua đủ bao gồm cả chi phí nguyên vận chuyển, bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến địa điểm của các đợt cung cấp hàng. Tuy nhiên như đã đề cập ở bên, do khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nên để đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn, trở ngại về vốn đẻ vốn. Ngoài ra do có rất nhiều nguyên vật liệu có nhiều nhóm, thử nghiệm vật liệu với tính năng lý, hóa khác nhau nên công tác quản lý nguyên vật liệu trở nên hết sức phức tạp. Từ tất cả những phân tích ở trên ta thấy rằng nguyên vật liệu cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa. 2. Vai trò và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất a. Vai trò của nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Đối với nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có một vai trò lớn trong việc kinh doanh sản xuất b. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu là một thứ cần thiết, cho nên với người quản lý ngoài giai đoạn đưa vào sản xuất nhập - xuất thì có trách nhiệm đưa vào kho để bảo quản. 3. Nhiệm vụ công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Nhiệm vụ của kế toán nhập xuất vật liệu. Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý và hạch toán nhập xuất vật liệu phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Tính toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu trung thực, kịp thời để tình hình thu mua, vận chuyển, bốc dỡ bảo quản và tính giá thành và thực tế từng loại từng thứ vật liệu. Thông qua việc ghi chép tính toán và áp dụng đúng phương pháp về kỹ thuật hạch toán vật liệu thực hiện hạch toán vật liệu đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phạm vi ngành toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, phát hiện ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật liệu thừa, thiếu ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất.' Tham gia kiểm kê và đánh giá vật liệu theo chế độ Nhà nước quy định, lập báo cáo và cung cấp thông tin kinh tế có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lý vật liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu. II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất 1. Phân loại nguyên vật liệu Để tiến hành họat động sản xuất kinh doanh, các xí nghiệp phải sử dụng nhiều loại vật liệu được sử dụng có nội dung kinh tế và chức năng trong họat động sản xuất kinh doanh thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán vật liệu đảm bảo có đủ vật liệu phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đòi hỏi phải nhận biết từng loại thứ vật liệu. Do vậy phải phân loại vật liệu thành từng loại, từng thứ, từng nhóm khác nhau theo một tiêu thức nhất định là điều kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn để trở tổ chức công tác quản lý công tác kế toán nguyên vật liệu đảm bảo sử dụng có hiệu quả vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân loại vật liệu là căn cứ sắp xếp vật liệu theo từng thứ từng loại nhóm theo căn cứ nhất định, tùy thuộc vào loại hình xí nghiệp cụ thể thuộc từng ngành sản xuất trên cơ sở nội dung kinh tế chức năng của vật liệu trong sản xuất kinh doanh căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất vật liệu chia làm các loại sau: Nguyên liệu, vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong xí nghiệp các ngành sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm. Nguyên liệu, vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi, màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản phục vụ họat động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên (như dầu nhờn, hồ, màu,sơn…) Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như (than, củi, xăng, dầu, khí đốt…) Phụ tùng thiết bị xây dựng cơ bản là những chi tiết phụ tùng máy móc thiết bị do xí nghiệp mua sắm dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa các phương tiện máy móc như vòng bi, vòng đệm…. Việc phân loại vật liệu thành các loại vật liệu đã nêu ở trên giúp cho kế toán tổ chức các loại tài khoản, đều phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại vật liệu trong quá trình sản xuất, giúp cho doanh nghiệp nhận rõ nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng thứ vật liệu. Từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu. Do đặc điểm của vật liệu có nhiều loại nên thường xuyên biến động trong quá trình hoạt động sản xuất và yêu cầu của công tác kế toán vật liệu phải phản ánh kịp thời hàng ngày tình hình biến động và số liệu có của vật liệu. b. Phân loại công cụ dụng cụ Về mặt công cụ dụng cụ ta biết rằng khi xuất dùng công cụ dụng cụ căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng để xác định được phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ trong sản xuất. Để thuận tiện trong hạch toán xuất dùng thì ta có thể phân bổ công cụ dụng cụ thành hai lần, phân bổ lần một và phân bổ lần 2. ở phân bổ lần 1: thì khi công cụ dụng cụ xuất dùng đều đặn hàng tháng giá trị xuất dùng tương đối nhỏ. Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ dụng cụ, toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho kế toán cần phải ghi thật chi tiết và cụ thể có thể ghi Nợ TK 627 xuất dùng ở phân xưởng Nợ TK 641 xuất dùng ở bộ phận tiêu thụ Nợ TK 642 xuất dùng cho toàn bộ doanh nghiệp Có TK 153 giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất kho. ở loại phân bổ hai lần, tức là đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ dụng cụ người ta phân bổ 50% giá trị vào đối tượng sử dụng. Khi xuất dùng báo hỏng thì kế toán phân bổ 50% giá trị còn lại. Ta có thể xác định được là: Số phân bổ lần 2 = - Phế liệu thu hồi - Số bồi thường nếu có Tính cho mất mát hay hư hỏng khác… trong thời gian sử dụng 2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ a. Sự cần thiết phải đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho Đánh giá vật liệu là sự xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định, về nguyên tắc kế toán, nhập kho, xuất kho và tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế, giá trị thực tế của vật liệu nhập kho được tính toán theo nguồn nhập sau: = + - Chi phí thu mua thực tế bao gồm chi phí vận chuyển, bốc giỡ bảo quản, từ nơi mua về đến kho xí nghiệp, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt tiền bồi thường. Giá thực tế vật tự chế = Giá thành thực tế của vật liệu xuất ra chế biến + Chi phí chế biến Giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công chế biến = Giá thực tế của vật liệu xuất chế biến + Chi phí vận chuyển đưa để chế biến từ nơi đó về doanh nghiệp và tiền công thuê ngoài chế biến. Giá thực tế của vật liệu góp cổ phần, góp vốn liên doanh là giá vốn được hội đồng quản trị, hội đồng liên doanh thống nhất đánh giá Giá thực tế thu nhặt được từ phế liệu thu hồi được đánh giá theo giá ước tính (giá thực tế có thể sử dụng được hoặc có thể bán được Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường giá thực tế là giá hình thành trên thị trường tự do cạnh tranh có nhiều thành phần kinh tế, do đó việc tính toán phải dựa vào những quy định có tính chất nguyên tắc xử lý phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình b. Phương pháp đánh giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Khi xuất dùng vật liệu kế tóan phải tính toán chính xác giá thực tế của vật liệu xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau. Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính theo các phương pháp sau: * Phương pháp đơn giá bình quân tồn đầu kỳ: theo phương pháp này giá thực tế cua vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân vật liệu tồn đầu kỳ. Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượg vật liệu xuất kho x đơn giá bình quân tồn đầu kỳ Trong đó giá đơn vị bình quan có thể tính một trong 3 cách sau: * Cách 1: = Điều kiện áp dụng của phương pháp này là doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ về mặt số lượng của từng thứ vật liệu nhập, xuất, tồn Tính theo phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng nhược điểm là độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng công tác quyết toán. * Cách 2: = Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Về cơ bản phương pháp này giống phương pháp đơn giá bình quân tồn đầu kỳ nhưng đơn giávật liệu được tính bình quân cho cả số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. * Cách 3: = Phương pháp này áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp hạch toán chặt chẽ với số lượng vật liệu nhập, xuất, tồn. Phương pháp này có ưu điểm chính xác, cập nhật nhưng có nhược điểm là tốn nhiều công sức và tính toán nhiều lần/ + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FiFo) theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất kho, được tính trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số liệu nhập trước mới đến số liệu nhập sau theo giá thực tế của lô hàng xuất. Vì vậy số lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định có xu hướng giảm xuống. Theo phương pháp này kế toán có thể tính toán giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng tốn nhiều công sức vì phải tính theo từng danh điểm vật liệu/ + Phương pháp nhập sau, xuất trước (LiFo) Với phương pháp này ta cũng phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất vào đơn giá thực tế nhập kho lần cuối sau đó mới lần lượt đến các lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho cuối kỳ là giá thực tế vật liệu tính theo đơn giá của các nhập đầu kỳ. + Phương pháp đánh giá vật liệu theo giá hạch toán: áp dụng đối với xí nghiệp được sử dụng ổn định trong một thời gian dài giá hạch toán của vật liệu có thể là giá mua thực tế ở một thời điểm nào đó hoặc xác định theo giá kế hoạch. Đối với mỗi xí nghiệp mà có nhiều chủng loại vật liệu thì việc tính giá thực tế cho vật liệu nhập xuất diễn ra thường xuyên hàng ngày vô cùng phức tạp, cho nên để đơn giản nhưng phải đảm bảo tính chính xác công tác hạch toán chi tiết hàng ngày do vậy kế toán sử dụng giá hạch toán sẽ giảm nhẹ công việc tính toán giá vật liệu nhập, xuất, tồn kho hàng ngày tạo ra những thuận lợi cho việc tăng cường chức năng kiểm tra của kế tóan nhằm sử dụng hợp lý. Tiết kiệm có hiệu quả, tuy nhiên khi sử dụng giá hạch toán trong công tác kế tóan, kế toán cần phải tính chuyển giá hạch toán vật liệu xuất kho tồn kho cuối tháng sang giá cả thực tế để đảm bảo tính chính xác cao. Trung thực giá trị của vật liệu nhập xuất tồn kho phục vụ kế tóan tổng hợp vật liệu và kế tóan tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Phục vụ cho công tác quản lý vật liệu theo đúng giá trị thực tế của nó. Cuối tháng sau khi tính giá thực tế của vật liệu thì kế toán sẽ chỉnh giá hạch toán của vật liệu xuất kho; tồn kho cuối tháng theo giá thực tế theo công thức sau: Hệ số giá vật liệu = Sau đó tính ra giá thực tế xuất kho Giá TT vật liệu xuất kho = Giá HT vật liệu xuất kho x hệ số giá Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của xí nghiệp hệ số giá của vật liệu có thể tính cho từng loại hay từng nhóm vật liệu hoặc cho cả vật liệu. Yêu cầu quản lý vật liệu: phải quản lý chặt chẽ tình hình nhập xuất vật liệu sao cho hợp lý tránh tình trạng bị hỏng mất mát vật liệu. Vì vậy phải quản lý chặt chẽ để mang lại hiệu quả cao. + Phương pháp trực tiếp (phương pháp giá thực tế đích danh) Theo phương pháp này, vật liệu được xác định theo giá đơn chiếc hay từng lô, khi xuất vật liệu nào doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô vật liệu. Ưu điểm: Giúp cho công tác tính giá vật liệu được thực hiệnk kịp thời, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô, kế toán có thể theo dõi được thời hạn b ảo quản của từng nguyên vật liệu nhược điểm là không thích hợp với các vật liệu có giá trị tự nhỏ, sản lượng lớn. III. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất 1. Tổ chức kế tóan và chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ a. Chứng từ sử dụng Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, kế toán chi tiết vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thử vật liệu và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở chứng từ. Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định 1141TC/QD/CĐKINH Tế ngày 01-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính các chứng từ kế toán về vật liệu bao gồm: - Phiếu xuất nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá - Hóa đơn kiêm xuất kho - Hóa đơn cước vận chuyển Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước trong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán, hướng dẫn như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và các chứng từ khác tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau. b. Kế toán chi tiết vật liệu Hiện nay trong xí nghiệp các ngành sản xuất vật liệu hạch toán chi tiết vật liệu giữ kho và phòng kế toán xí nghiệp có thể được thực hiện theo những phương pháp: phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp đổi chiếu luân chuyển, phương pháp số dư. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng trong việc ghi chép phản ánh tình hình nhập, xuâtm tồn kho vật liệu trong việc kiểm tra đối chiếu giữa thủ kho và kế toán. Bởi vậy trong việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán cần có sự nghiên cứu và lựa chọn thích hợp phương pháp với điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao trong việc quản lý vật liệu/ 2. Các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ a. Phương pháp thẻ song song: Theo phương pháp này kế toán ở kho ghi chép về số lượng, còn phòng kế toán ghi các số lượng và giá tị từng thử vật liệu. - Tại kho: hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập phiếu xuất về vật liệu ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, thẻ kho phải thường xuyên, đối chiếu số tồn kho thực tế còn ở kho sau khi đối chiếu song thủ kho sắp xếp lại chứng từ lập phiếu giao nhận chứng từ và chuyển toàn bộ tài liệu đó sang phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Mở thẻ kho (sổ) chi tiết tương ứng sổ thẻ kho của thủ kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị phòng kế toán khi đã nhận được cácd phiếu nhập, phiếu xuất kho của thủ kho chuyển đến phải kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ tiến hành việc ghi đơn giá và tínhgiá thành tiền sau đó ghi vào tính ra tổng số chi tiết có liên quan cuối tháng kế toán phải tính ra tổng số nhập, tổng số xuất vằ số tồn kho và lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất tồn về mặt giá trị để mở sổ đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp. Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song Sổ (Th) kế toán chiên tiết vật liệu Thẻ kho Chứng từ nhập Bản kê tổng hợp N - X- T - vật liệu Chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra b. Phương pháp đối chiếu luôn chuyển: - Tại kho: Thủ kho mở thủ kho theo dõi mặt số lượng của từng đặc điểm vật liệu giống như phương pháp thẻ song song. - Tại phòng kế toán: Kế toán không mở thẻ chi tiết nguyên vật liệu mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để phản ánh tình hình nhập, xuất theo từng danh điểm vật liệu cả về mặt số lượng và giá trị. Sổ đổi chiếu luân chuyển chỉ ghi vào một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp chứng từ nhập xuất phát sinh trong tháng của từng nhóm nguyên vật liệu mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ và được ghi cả năm. Cuối tháng, kế toán đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được khối lượng ghi chép đó chỉ ghi một lần vào cuối tháng nhưng việc ghi sổ vẫn còn trùng lặp, công việc tại phòng kế toán và việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán dồn vào cuối tháng dù trong tháng kế toán không ghi sổ. ở phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng nghiệp vụ nhập xuất không nhiều, không bố trí thêm nhân viên kế toán chi tiết. Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp đối chiếu luân chuyển. Bảng kê nhập sổ đối chếu luân chuyển bảng kê xuất phiếu nhập kho thẻ kho phiếu xuất kho kế toán tổng hợp c. Phương pháp sổ số dư - Tại kho: Thủ kho vãn dùng thẻ kho về tình hình nhập xuất tồn kho đã tính được ở trên thẻ kho (về lượng) vào sổ số dư cột số lượng - Tại phòng kế toán: Nhân viên kế toán mở sổ số dư theo từng kho, dùng cho cả năm để ghi sổ tồn kho của từng nhóm laọi vào cuối tháng theo chỉ tiêu giá trị. Trước hết căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập xuất vật liệu hàng ngày hoặc định kỳ. Từ các bảng kê nhập, bảng kê suất kế toán lập các bảng luỹ kế nhập bảng kê xuất lời từ các bảng kê này lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho theo từng nhóm từng loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi nhận Sổ số dư do thẻ kho gửi lên kế toán căn cứ vào Sổ tồn kho đã ghi ở Sổ số dư và đơn giá hạch toán để tính ra số tồn kho của từng thứ, nhóm, loại vật theo chỉ tiêu giá trị để ghi vào cột số tiền ở Sổ số dư. Việc kiểm tra đối chiếu được tiến hành vào cuối tháng, căn cứ vào cột tồn kho cuối tháng trên Sổ số dư để đối chiếu với cột số tồn kho trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn và số liệu của kế toán tổng hợp Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất (1) (1) Bảng kê nhập Bảng kê xuất Bảng lũy kế nhập Bảng lũy kế xuất (2) (2) (3) (3) Sổ số dư Bảng kê tổng hợp N-X-T (4) (4) Ghi chú: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra IV. kế toán tổng hợp NVL - CCDC 1. Kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên a. Tài khoản sử dụng Nguyên vật liệu là tài sản lưu động và được nhập xuất kho thường xuyên, tuy nhiên tùy theo đặc điểm nguyên vật liệu của từng doanh nghiệp mà có phương thức kiểm tra khác nhau. Có doanh nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập, xuất nhưng có doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ. Tương ứng với hai phương thức kiểm kê trên trong hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu nói riêng và hạch toán tồn kho nói chung có hai phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ (KKĐK). ở phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng tồn kho so sánh, đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán xác định số vật tư thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp này có độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng tồn kho kịp thời, tuy nhiên với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu, vật liệu có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng sử dụng phương pháp này tốn nhiều công sức. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên k sử dụng tài khoản: + Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu: Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá thực tế. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp II theo từng loại, từng nhóm vật liệu tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất. ở phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) hàng tồn kho là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất hàng tồn kho trên các tài khoản mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho, phương pháp này được quy định áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chỉ tiến hành một loại hoạt động hoặc ở các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, mặt hàng nhiều. Như vậy xét theo góc độ kế toán thì việc hạch toán chi tiết đối với vật liệu trong các doanh nghiệp tiến hành kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ không có gì khác nhau mà sự khác nhau ở đây là kế toán tổng hợp ở việc mở các tài khoản, sổ kế toán để theo dõi tình hình nhập xuất và xác định giá trị hàng tồn kho trên các tài khoản. 2. Kế toán tổng hợp NVL a. Tài khoản sử dụng * TK 152 “Nguyên liệu vật liệu” TK này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo giá thực tế. + Kết cấu TK 152: - Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật liệu nhập kho. - Bên Có: Phản ánh giá trị vật liệu xuất kho - Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật liệu tồn kho - TK 152 gồm có 6 tiểu khoản: 1521: Nguyên vật liệu chính 1522: Nguyên vật liệu phụ 1523: Nhiên liệu 1524: Phụ tùng thay thế 1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản 1528: Vật liệu khác 153: Công cụ dụng cụ * TK 611 “Mua hàng” TK này dùng để phản ánh giá thực tế của sổ vật tư hàng hóa mua vào và xuất trong kỳ. + Kết cấu tài khoản 611 - Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ Giá thực tế vật tư, hàng hóa mua vào trong kỳ. - Bên Có: Giá thực tế vật tư hàng hóa kiểm kê cuối kỳ Giá thực tế vật tư hàng hóa xuất trong kỳ Giá thực tế hàng hóa đã gửi bán chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ Chiết khấu mua hàng, hàng mua giảm giá trả lại - TK 611 không có số dư và được mở thành 2 tiểu khoản TK 6111: Mua nguyên vật liệu TK 6112: Mua hàng hóa * TK 331 “Phải trả cho người bán” TK này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán. + Kết cấu TK 331 - Bên Nợ: Phản ánh khoản tiền đã trả cho người bán - Bên Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán - Số dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán - Số dư Có: Phán ánh số tiền còn phải trả cho người bán Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản như TK 111, TK 112… b. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu mua ngoài - Đối với vật liệu thu mua nhập kho trong tháng hàng và hóa đơn cùng về, kế toán ghi: Nợ TK 152 (chi tiết liên quan) Có TK 111, 112, 141: Trả tiền ngày Có TK 331, 311, 341: Chưa trả tiền, mua bằng tiền vay - Trường hợp hàng về chưa có hóa đơn: Nếu trong tháng hàng về nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hóa đơn kế toán sẽ ghi giá trị vật liệu nhập kho theo giá tạm tính. Nợ TK 152 (chi tiết liên quan) Có TK 331: Giá tạm tính Khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hóa đơn) theo số chênh lệch giữa hóa đơn và tạm tính. - Nếu hóa đơn lớn hơn tạm tính: Ghi đen Nợ 152 Có 331 - Nếu giá hóa đơn nhỏ hơn giá tạm tính Ghi đỏ Nợ 152 Có 331 - Trường hợp hàng đang đi trên đường. Nếu trong tháng nhận được hóa đơn mà cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho. Kế toán ghi: Nợ 152 Có TK 111, 112, 141, 331 - Khi hàng về (nhập kho hoặc chuyển thẳng cho các bộ phận sản xuất, khách hàng) kế toán ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642 Nợ TK 632 Nợ TK 157 Có TK 151 - Các chi phí liên quan đến mua vật liệu (vận chuyển, bốc dỡ) Nợ TK 152 Có TK 111, 112, 331 - Hàng mua giảm giá bị trả lại Nợ TK 331 Có TK 152 - Tăng do nhập vật liệu tự chế hoặc thu ngoài chế biến Nợ TK 152 Có TK 154 - Tăng do nhận góp vốn liên doanh của đơn vị khác Nợ TK 152 Có TK 411 (4112) - Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê + Nếu xác định là của doanh nghiệp Nợ TK 152 Có TK 338 (3381) + Khi có quyết định xử ý Nợ TK 338 (3381) Có TK có liên quan - Tăng do thu hồi góp vốn liên doanh Nợ TK 152 Có TK 128, 222 c. Kế toán tổng hợp giảm giá nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu là do xuất dùng do nhu cầu sản xuất sản phẩm, phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. - Xuất kho vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, căn cứ vào giá thực tế xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621: dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Nợ TK 627 (6272): dùng quản lý bộ phận sản xuất Nợ TK 641 (6412): dùng cho nhu cầu bán hàng Nợ TK 642 (6422): dùng cho quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241 (2413, 2412): dùng sửa chữa TSCĐ, XDCB Có TK 152 (chi tiết liên quan) - Xuất vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến. Nợ TK 154 (chi tiết liên quan) Có TK 152 - Xuất vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác + Giá trị vốn góp lớn hơn giá._. trị thực tế, kế toán ghi: Nợ TK 128, 222: giá trị vốn góp Có TK 412: Chênh lệch tăng Có TK 152: giá thực tế vật liệu + Giá trị vốn góp nhỏ hơn giá thực tế, kế toán ghi: Nợ TK 128, 222: giá trị vốn góp Nợ TK 412: chênh lệch giảm Có TK 152: giá thực tế vật liệu - Xuất bán cho vay. Căn cứ giá thực tế số vật liệu xuất bán hoặc cho vay, kế toán ghi: Nợ TK 632, 138 (1388) Có TK 152 - Giảm do mất mát thiếu hụt. + Nếu giảm do mất mát thiếut hụt, cân đong, đo đếm sai cần phải điều chỉnh sổ kế toán cho đúng với sổ thực tế theo phương pháp chữa sổ quy định. Nợ TK có liên quan Có TK 152 + Nếu thiếu hụt trong định mức được tính vào trong chi phí QLDN Nợ TK 642 Có TK 152 + Nếu thiếu hụt ngoài định mức thì do người chịu trách nhiệm gây nên Nợ TK 111: Số bồi thường vật chất đã thu Nợ TK 334: Trừ vào tiền lương Nợ TK 138 (1388): Số bồi thường phải thu Có TK 152 + Nếu chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý Nợ TK 138 (1381) Có TK 152 + Khi có quyết định xử lý tùy theo từng trường hợp kế toán ghi: Nợ TK có liên quan Có TK 138 (1381) + Giảm giá do đánh giá lại Nợ TK 142 Có TK 152 3. Hệ thống kế toán sử dụng nhập vật liệu - Sổ kế toán chi tiết số 2: TK 331 “Phải trả cho người bán” Sổ này gồm có hai phần ghi có TK 331 và phần theo dõi thanh ghi Nợ được theo dõi một người trên sổ. Trên tờ sổ đó phản ánh số dư đầu tháng, số dư cuối tháng. Số phát sinh trong tháng ghi có TK 331 và ghi Nợ TK 331. Về số dư đầu tháng căn cứ vào số dư của tháng trước chuyển sang, trong đó phản ánh số tiền chưa thanh toán cho khách hàng, số hàng đang đi đường, số hàng tạm tính, trị giá số tiền ứng trước cho người bán. * ở phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) TK 331, 111, 112, 141, 311 TK 621, 627, 641, 642 TK 152 TK 133 Thuế GTGT đầu vào Tăng do mua ngoài TK 151 Hàng mua đang đi đường Hàng đi đường nhập kho TK 154 NVL tự chế hoặc gia công TK 411 Nhận cấp phát, tặng thưởng, VGLD TK 642, 3381 Thừa phát hiện khi kiểm kê TK 128, 222 NVL tự chế hoặc gia công Xuất chế tạo SP, QL, XDCB, CP SXC TK 128, 222 Nhận NVL góp vốn LD TK 412 TK 411 Xuất góp vốn liên doanh TK 154 Xuất gia công chế biến TK 1381, 642 Thiếu phát hiện khi kiểm kê TK 111, 112, 331 Giảm giá hàng mua hay hỏng mang trả lại TK 133 Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp KKTX ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Hạch toán NVL trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Khi mua NVL nhập kho, kế toán hạch toán: Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu) giá thực tế mua ngoài Có TK 331, 111, 112, 1338… Khi doanh nghiệp được hưởng giảm giá hàng mua hay hàng trả lại Nợ TK 331, 111, 112, 1338 Có TK 152 (chi tiết vật liệu) Các trường hợp biến động tăng, giảm vật liệu khác, hạch toán tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. TK 331, 111, 112, 141, 311 TK 621, 627, 641, 642 TK 152 Tăng do mua ngoài TK 151 Hàng mua đang đi đường Hàng đi đường nhập kho TK 154 NVL tự chế hoặc gia công TK 411 Nhận cấp phát, tặng thưởng, VGLD TK 642, 3381 phát hiện thừa khi kiểm kê TK 128, 222 Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất chế tạo SP, QL, XDCB, CP SXC TK 128, 222 Xuất NVL góp vốn LD TK 412 TK 411 Xuất trả vốn góp liên doanh TK 154 Xuất gia công chế biến TK 1381, 642 Thiếu phát hiện khi kiểm kê TK 111, 112, 331 Giảm giá hàng mua hay hỏng mang trả lại Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX trong doanh nghiệp tính thuế GTGT trực tiếp * ở phương pháp kiểm kê định kỳ hạch toán NVL như sau: Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ tính thuế GTGT khấu trừ TK 621, 627, 641, 642 TK 151, 152 TK 151, 152 TK 611 Giá trị NVL tồn hay đi đường ĐK TK 411 Nhận góp vốn liên doanh, cấp phát TK Đánh giá tăng vật liệu TK 111, 112, 331 Giảm giá được hưởng và HM trả lại Giá trị thiếu hụt, mất giá Giá vật liệu xuất dùng trong kỳ Giá trị NVL tồn hay đi đường CK TK 111, 112, 331 TK 133 Giá trị NVL mua vào trong kỳ Thuế GTGT được khấu trừ TK 133 Giảm thuế GTGT khấu trừ TK 1381, 334 - Với doanh nghiệp tính thuế GTGT trực tiếp, giá thực tế vật liệu mua ngoài gồm cả thuế GTGT đầu vào. Nợ TK 611 (6111 - chi tiết vật liệu): Giá thực tế VL mua ngoài Có TK 331, 111, 112: Tổng giá thực tế cả thuế GTGT - Các khoản giảm giá mua trả lại (nếu có) Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 611 (6111 chi tiết từng loại) - Các nghiệp vụ ở thời điểm đầu kỳ, trong kỳ, cuối kỳ, hạch toán tương tự doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế. Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ với doanh nghiệp tính thuế GTGT trực tiếp TK 151, 152 TK 151, 152 TK 611 Giá trị NVL tồn hay đi đường ĐK TK 411 Nhận góp vốn liên doanh, cấp phát TK 412 Đánh giá tăng vật liệu TK 111, 112, 331 Giảm giá được hưởng và HM trả lại Giá trị thiếu hụt, mất giá Giá vật liệu xuất dùng trong kỳ Giá trị NVL tồn hay đi đường CK TK 111, 112, 331 Giá trị NVL mua vào trong kỳ TK 1381, 334 TK 621, 627, 641, 642 Phần II: Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa A. Đặc điểm chung của doanh nghiệp I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tháng 10.1997 theo Quyết định số 98/BXD-TCLD ngày 12/01/1978 ba nhà máy gạch Xuân Hòa, Bá Hiến, Cầu Xây đã sát nhập thành nhà máy gạch Xuân Hòa - là tiền thân của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa. Tháng 3/1993 theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 085A BXD/TCLĐ của Bộ trưởng xây dựng nhà máy gạch Xuân Hòa trở nên thành viên trực thuộc liên hợp các xí nghiệp thủy tinh và gốm xây dựng. Tháng 8.1994 theo Quyết định số 481-BXD/TCLĐ nhà máy gạch đổi tên thành Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa. Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa đã được thành lập vào ngày 20.11.1995 theo quyết định số 911-BXD/TCLĐ và thành viên của Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng. Trụ sở của Công ty nằm trên địa bàn xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Năm 1998 do thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh cổ phần hóa ở các doanh nghiệp Nhà nước, phân xưởng cầu xây B trực thuộc của Công ty đã tách ra thành lập Công ty cổ phần cầu xây theo Quyết định số 197 QĐ/BXD do Bộ trưởng Bộ xây dựng ký ngày 24/04/1998. Năm 2002 Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa đã mở thêm nhà máy gạch “Cotto” Bình Dương. Hiện nay trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển. 2. Các giai đoạn phát triển Thời kỳ từ năm 1978 đến 1986 sau khi mà sát nhập được ba xí nghiệp gạch Xuân Hòa, Bá Hiến, Cầu Xây nhà máy gạch hoạt động trong cơ chế bao cấp, hàng hóa sản xuất và tiêu thụ hàng năm là do Bộ xây dựng và liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ xây dựng theo kế hoạch của Nhà nước. Riêng đất là loại tài nguyên sẵn có tại Công ty và Nhà nước giao cho vùng nguyên vật liệu để sản xuất. Trong thời kỳ bao cấp sản phẩm sản xuất thì chủ yếu là gạch đặc 220x105x60, ngói 22 viên/m2, gạch men lát nền 220x220x15. Tại phân xưởng Xuân Hòa, phân xưởng Cầu Xây (A+B) sản phẩm được sản xuất của Rumani lớn với công suất 7 triệu viên/năm tất cả được đốt trên lò đứng thủ công. Nhìn chung toàn bộ các thiết bị và công nghệ đều rời rạc và lạc hậu, sản phẩm làm ra có chất lượng không tốt. - Thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1992: Đây là thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường được đánh dấu bằng Nghị định 217 của HĐBT về việc giao quyền tự chủ cho giám đốc trước sự phá sản cũng như nguy cơ phá sảng hàng loạt doanh nghiệp do sản phẩm sản xuất ra không có cơ chế thị trường tiêu thụ. Thật vậy, thấy được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Bộ xây dựng và liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ xây dựng nhà máy gạch Xuân Hòa lúc đó kịp thời đổi mới trong công tác quản lý sản xuất và làm ra những mặt hàng mà xã hội cần, đem lại lợi ích cho nhà máy. Trước muôn vàn khó khăn thử thách do nếp nghĩ, cách làm một thời gian dài bao cấp đã ăn sâu vào tư tưởng của cán bộ công nhân viên lãnh đạo nhà máy lúc đó đã bình tĩnh tháo gỡ dần khó khăn, bước đầu ổn định sản xuất gạch đặc sang gạch rỗng hai lỗ đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cụ thể như đất đã giảm 15%, đơn giá công nhân sản xuất trực tiếp giảm hơn nửa do trọng lượng nhự hơn nên khi đem tiêu thụ, cước phí vận chuyển giảm bớt rất nhiều. Vậy nên sản xuất đến đâu, thì tiêu thụ hết đến đó, hơn hẳn gạch đặc rất nhiều. - Thời kỳ từ năm 1992 đến nay: Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, trước yêu cầu phát triển của đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, theo kịp với sự tăng trưởng của nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Tháng 3/1992 nhà máy đã đầu tư tại xưởng Xuân Hòa một lò nung Tuynel liên hiệp có công suất 25 triệu viên/năm. Ngoài ra công ty còn mua sắm một hệ má chế biến tạo hình của ITALIA có công suất 50 triệu viên/năm, đầu tư sản xuất gạch bê tông nhà cáng kính vải tổng số tiền đầu tư cho giai đoạn đầu là 8 tỷ đồng Việt Nam. Với công suất lớn như vậy sang giai đoạn 2, Bộ xây dựng đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng một lò nung sấy Tuynel để tận dụng công suất máy biến tạo ra hình của ITALIA đầu tư mở rộng hơn 1000m2 sân bê tông và nhà cáng kính phải gạch với tổng số tiền đầu tư cho giai đoạn 2 là 4,5 tỷ đồng Việt Nam. Cùng với sự khắc phục khó khăn với phân xưởng Bá Hiến mặc dù về vị trí giao thông không thuận lợi nhưng có nguồn nguyên liệu có chất lượng, là thành phần đất rất phù hợp với sản phẩm sản xuất. Đặc biệt là công ty được sự đầu tư cho nên xây dựng một lò nung sấy rất tốt công suất 25 triệu/năm gạch xây QTC, đồng thời đầu tư sân phơi bê tông nhà cáng kính… phân xưởng này chủ yếu sản xuất gạch có giá trị kinh tế cao, có độ rộng lớn làm tăng lợi nhuận và giảm giá thành. Không những thế cùng với sự đi lên của sự phát triển, tại xưởng Cầu xây do vị trí thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng hơn. Kéo theoc t đã đầu tư một lò nung Tuy nel liên hiệp với bộ máy chế biến tạo hình, lắp đặt, đầu tư nhà sàn sân phơi bê tông là nhà cáng kính che gạch. Tại đây chủ yếu là sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao như nem tách 220x220x15, gạch Bloc 200x200x90. Với những điều chỉnh trên, chỉ sau một năm hướng dẫn công ty đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước, đảm bảo số chủng loại, chất lượng giao hàng đúng hạn, đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết. Năm 2002 Công ty đã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường bằng sự ra đời của nhà máy gạch Cotto Bình Dương. Với hơn 20 năm tồn tại Công ty đã không ngừng lớn mạnh, điều này có thể được chứng minh qua một số chỉ tiêu sau từ năm 2000 đến nay. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 - Giá trị tổng sản lượng Trđ 2.550 28.780 39.909 78.100 - Nộp ngân sách Nhà nước Trđ 2.132 2.435 4.596 4.701 - Lãi thực hiện Trđ 2.210 2.854 4.320 4.500 - Thu nhập bình quân đầu người Trđ 812 918 1.322 1.350 Các mặt hàng chủ yếu hiện công ty đang sản xuất và cung cấp trên thị trường có thể kể đến là gạch R60: 220x100x60, R220: 220x220x105; R150: 150x200x150 các sản phẩm mỏng có giá trị kinh tế cao gạch rỗng 4 lỗ 220x220x50 gạch lát nền 200x200x15, gạch lá dừa 200x200x50, ngói lợp 22 viên/m2. II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa 1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Do sát nhập 3 nhà máy gạch Xuân Hòa, Bá Hiến, Cầu Xây cho nên khi hình thành công ty, các nhà máy này trở thành các xí nghiệp sản xuất chính của Công ty. Nhưng năm 1998 nhà máy gạch Cầu Xây đã tách ra thành Công ty Cổ phần Cầu Xây. Năm 2002 Công ty đã mở thêm một nhà máy gạc ở Bình Dương nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh miền Nam. Như vậy, hiện nay Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính đó là phân xưởng: - Phân xưởng Xuân Hòa - Phân xưởng Bá Hiến - Phân xưởng Cotto Bình Dương Phân xưởng Xuân Hòa nằm trên thị trấn Xuân Hòa, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú. Đây là xưởng có năng lực sản xuất lớn của công ty được trang bị 2 lò nung sấy Tuynel. Phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm như gạch lát nền 200x200x15, 300x300x15, 250x250x15 gạch Bloc độ rộng lớn 200x200x90, gạch xây hai lỗ, gạch 6 lỗ, gạch nem rỗng. Phân xưởng Bá Hiến nằm trên địa bàn xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tnrh Vĩnh Phúc. Tại đây Công ty đã đầu tư 1 lò nung sấy Tuynel liên hợp có công suất 250 triệu viên gạch xây/năm, 1 nhà máy chế tạo kính, đầu tư mở rộng hơn 3000m2 sân bê tông và 3000m2 nhà cáng kính với tổng mức đầu tư là 9,5 tỷ Việt Nam đồng. Phân xưởng Cotto Bình Dương (thuộc khu sản xuất tân hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) công suất hoạt động 1 triệu m2/năm. Phân xưởng này chuyên sản xuất các loại gạch: gạch lát nền, gạch ốp, gạch thẻ… Nhiệm vụ của các xí nghiệp sản xuất chính là sản xuất gạch theo các chỉ tiêu đó, công ty đề ra cũng như theo các chỉ tiêu hoạch định của xí nghiệp. Mỗi xí nghiệp có giám đốc xí nghiệp do giám độc của công ty bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc công ty. Giám đốc xí nghiệp quyền hạn như thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hàng tháng, hàng quý, hàng năm thông qua các phòng ban và đại hội công nhân viên chức xí nghiệp, thực hiện theo khoán sản phẩm nhằm đạt kết quả kinh tế cao. Chịu trách nhiệm giao nộp sản phẩm theo đúng quy định về số lượng và chất lượng đồng thời chịu trách nhiệm về các tổn thất do việc làm kém hiệu quả. 2. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Tất cả các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất từ đất sét với khuôn mẫu khác nhau, do đó chúng có quy trình công nghệ sản xuất, có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty theo sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất Kho đất sét Máy ủi Máy cấp liệu thùng Máy cán thô Máy ghiền xa luân Máy điều phối đất Máy cán mịn Máy nhào bùn CL có thiết bị hút chân không Cắt tự động Phôi trong nhà kính Sấy trong lò Tuynel SP được làm nguội Băng tải 1 (có thiết bị pha tham cám cỡ hạt 1-3mm Băng tải 2 Băng tải 3 Băng tải chuyển mộc KCS Thành phẩm Tiêu thụ Sơ đồ quy trình công nghệ trên có thể được diễn tả như sau: - Công đoạn khai thác nguyên liệu Các loại đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch. Đất sét sau khi được khảo sát, thăm dò thử công nghệ đạt tiêu chuẩn sản xuất mới được tiến hành khai thác bằng cách dùng máy ủi, ủi lớp đất màu từ 20 đến 30cm sau đó dùng máy xúc, xúc lên ô tô chở về bãi chứa. Thông thường việc khai thác được tiến hành theo kiểu cuốn chiếu từ ngoài vào trong và khai thác đến đâu hết đến đó. - Công đoạn chế biến tạo hình Đất sét được khai thác về thường được phơi phong hóa từ 3 đến 6 tháng, sau đó đưa vào nhà chứa đất để tiến hành ngâm ủ tối thiểu phải được 24 giờ độ ẩm đạt từ 14-16%. Các lô đất được ngâm ủ đúng yêu cầu kỹ thuật sau đó dùng máy ủ dồn vào máy cấp lưu thùng. Máy cấp lưu thùng có nhiệm vụ phân phối rải đều đất nên băng tải 1, tại đây đất được pha than cám hình nhỏ, lượng than pha thỏ 80-90% được định mức tiêu hao sản phẩm. Đất và than được đưa lên máy cán thỏ để phá vỡ cấu trúc ban đầu của đất. Từ máy cán thơ đất được chuyển lên máy nghiền xa luân qua băng tải 2. Máy này có nhiệm vụ chà, sát, nghiền vỡ kết cấu của nguyên liệu. Đồng thải đất được pha với nước đạt độ ẩm 20-22% và được ép xuống máy điều phối đất (máy cấp liệu đĩa). Máy cấp liệu đất sẽ điều phối nguyên liệu một cách đều đặn lên máy cán minh qua băng tải 3. Máy cán mịn có các khe hở từ 2-3mm, có nhiệm vụ cán mỏng đất tăng độ dẻo, độ đồng nhất sau đó đẩy xuống máy nhào điện liên hợp có gắn thiết bị hút chân không. Thiết bị sẽ hút hết không khí đất, làm tăng độ đặc chắc của nguyên liệu trước khi tạo hình. Máy điện tạo ra các thỏi mộc qua khuôn tạo hình ở đầu máy. Thỏi mộc được máy cắt tự động cắt thành viên sản phẩm theo yêu cầu. Các sản phẩm mộc chuyển qua băng tải ngang bốc lên xe cải tiến vận chuyển đi phải trong nhà kính. - Công đoạn sấy sản phẩm mộc Các thao tác phơi gạch mộc phải nhẹ nhàng, tránh biến dạng, đồng thời phơi 3-5 ngày cho đến khi độ ẩm mọc còn 14-16% sẽ được xếp lên xe goòng để sấy trong lò Tuynel, độ ẩm của sản phẩm ra khỏi lò đạt từ 2-8%. - Công đoạn nung sản phẩm: Lò nung được bố trí với bộ phận sấy nhằm sử dụng luôn các xe goòng xếp gạch mộc đã sấy khô ở lò thời gian nung ≥72h nhiệt độ trung bình. Nhiên liệu nung chủ yếu là than cám nghiền nhỏ, tùy theo thời gian, tùy lượng gạch mộc cho nâng tốc độ nung, thông thường cứ 45-50 phút cho ra một goòng (mỗi xe khoảng 2.900-3.100 viên gạch xây) cứ một goòng vào thì có một goòng ra. Sản phẩm nung chín được làm nguội, dỡ bốc xuống, qua bộ phận KCS kiểm tra chất lượng. Cuối cùng là phân loại sản phẩm và xếp kiêu, đưa đi tiêu thụ. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa là một trong những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hạch toán kinh doanh độc lập, chịu sự quản lý về mặt pháp lý và nhân sự của Tổng Công ty, không cùng nằm trên một địa bàn nên cơ cấu tổ chức của phòng ban phải được bố trí hợp lý để đảm bảo tổ chức được ổn định, liên tục trên cơ sở tinh giảm bộ máy gián tiếp mức tối đa. Mô hình quản lý Công ty Giám đốc Phó Giám đốc PT sản xuất kinh doanh Phó Giám đốc PT kỹ thuật Phòng KD tiêu thụ Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch đầu tư Phòng hành chính Phòng KT XDCB vật tư Các nhà máy Nhà máy gạch Xuân Hòa Nhà máy gạch BH Nhà máy gạch Bình Dương a. Giám đốc: Giám đốc là một người đứng đầu công ty có trách nhiệm quản lý vĩ mô và có quyền đưa ra quyết định chỉ đạo chung để tiến hành toàn bộ máy quản lý của Công ty hoạt động 1 cách thống nhất. b. Phó Giám đốc: Bao gồm có 2 phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho Phó Giám đốc về công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, kỹ thuật… c. Phòng Kinh doanh tiêu thụ: bao gồm có 8 nhân viên, thứ nhất là có trách nhiệm chào hàng, tiếp thị và tìm phương án tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu nghiên cứu các chiến lược về các mặt hàng kinh doanh, giúp Giám đốc có định hướng sản xuất vào những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. d. Phòng tài chính kế toán: Bao gồm có 7 nhân viên có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng xí nghiệp nhà máy cũng như toàn công ty. e. Phòng tài chính: Bao gồm có 4 nhân viên, đảm nhiệm mọi công việc liên quan đến các công tác hành chính trực tiếp tiếp khách, tiếp nhận và chuyển công văn đi đến nội bộ công ty vào ngoài công ty. f. Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản - vật tư: Bao gồm có 11 nhân viên, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật rong sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên liệu, thiết bị máy móc, thiết bị lập dự trù, dự trữ vật tư và tiếp nhận vật tư. g. Phòng kế hoạch đầu tư: Đối với phòng kế hoạch đầu tư có kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý, tháng. Nghiên cứu lập dự án khả thi, tham mưu cho Giám đốc ra quyết định sản xuất kinh doanh. h. Phòng tổ chức lao động: Bao gồm có 4 nhân viên đó là phòng tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tuyển dụng, điều động nhân lực phục vụ cho sản xuất lập và thực hiện kế hoạch nhân lực hàng năm, quý, tháng, tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành nhân lực. 4. Cơ cấu bộ máy kế toán và đặc điểm tổ chức kế toán a. Cơ cấu bộ máy kế toán: Để thực hiện được vai trò công cụ hữu hiệu phục vụ cho quản lý thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý. Dựa trên những quy định của Nhà nước và căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh với 3 nhà máy trực thuộc (Nhà máy gạch Xuân Hòa, nhà máy gạch Bá Hiến, Nhà máy gạch Cotto Bình Dương), Công ty gốm Xây dựng Xuân Hòa đã tiến hành tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Với hình thức này, tại phòng kế toán trung tâm của công ty sẽ tiến hành toàn bộ công tác kế toán từ lập chứng từ kế toán đã xử lý, kiểm tra phân loại và nhập dữ liệu vào máy. Tại bộ phận trực thuộc không tổ chức kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế để thu nhận và xử lý hồ sơ bộ, tổng hợp chứng từ phát sinh ở bộ phận của mình, định kỳ sẽ gửi về phòng kế toán trung tâm với công ty xử lý. Với hệ thống máy được trang bị ở Công ty (hiện nay tại phòng kế toán của công ty được trang bị 5 máy tính và 2 máy in Laser) các nhân viên kế toán tiến hành xử lý chứng từ nhận được từ hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán của công ty. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, trình độ ứng dụng tin học của đơn vị, Công ty Gốm Xây dựng Xuân Hòa đã lựa chọn bộ máy kế toán thích hợp cho mình. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán công nợ và thanh toán Thủ quỹ Nhân viên thống kê ở các nhà máy Phòng kế toán thành phẩm và tiêu thụ KT tổng hợp và chi phí giá thành KT vật tư và tài sản cố định KT công nợ và thanh toán KT tiền lương kiêm thống kê + Chức năng và nhiệm vụ - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chỉ đạo phối hợp thống nhất trong phòng tài chính kế toán. Giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Tổ chức quản lý công tác báo cáo thống kê với cấp trên Nhà nước. Công bố công khai kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý, 6 tháng và cả năm. - Phó phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, ký và giải quyết các việc khi trưởng phòng đi vắng và báo lại. Làm phiếu nhập thành phẩm hàng tháng, tổng hợp hóa đơn bán hàng và các bảng kê tiêu thụ về số lượng doanh thu của hai nhà máy gạch Xuân Hòa và Bá Hiến. Theo dõi các khoản thanh toán các Ngân hàng có quan hệ với doanh nghiệp. Thực hiện giao dịch với ngân hàng và lập kế hoạch vay trả nợ. Chịu trách nhiệm về số dư công nợ TK 112, TK 111, TK 131. - Kế toán tiền lương và thống kê công ty: Thu thập và ghi chép các báo cáo thống kê do nhân viên thống kê của các nhà máy gửi lên. Tính toán và theo dõi các khoản tiền lương. - Kế toán công nợ và thanh toán: Theo dõi công nợ với khách hàng, chi và thanh toán nội bộ, chịu trách nhiệm về số dư công nợ TK 11, TK 331, TK 111, TK 334… lập báo cáo thu chi tiền hàng tuần. - Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình thu nhập, xuất vật tư, công cụ, dụng cụ. Lập phiếu Xuất vật tư và hàng tháng đối chiếu nhập - xuất - tồn với thủ kho. Theo dõi quản lý tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định. - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí giá thành: chịu trách nhiệm lập toàn bộ chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành sản phẩm, cập nhật kế toán Nhật ký chung, lập báo cáo kế toán cho từng nhà máy và báo cáo quyết toán toàn bộ công ty. - Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu, chi tiền mặt để xuất tiền mặt và bảo quản cất dữ, chịu trách nhiệm vật chất đối với tiền mặt của công ty. - Nhân viên thống kê ở các nhà máy: Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê, thu nhập chứng từ lập báo cáo gửi về phòng tài chính kế toán công ty để xử lý, định kỳ nộp là 5 ngày. + Hình thức kế toán của Công ty: Căn cứ vào đặc điểm riêng của mình dựa trên những quy định do nhà nước ban hành, công ty gốm xây dựng Xuân Hoà áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và hạch toán (Công ty là một đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ kế toán ghi vào sổ chi tiết cho từng danh điểm nguyên vật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho gửi lên ghi vào Nhật ký chung. Từ sổ nhật ký chung kế toán ghi vào sổ tài khoản 152 và các tài khoản có liên quan như TK 111, TK 112, TK 331… Từ sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản kế toán lập các bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu và bảng cân đối phát sinh. Từ số liệu các bảng tổng hợp và bảng cân đối phát sinh kế toán lập được bảng báo cáo có liên quan. Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc, xuất nguyên vật liệu Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm hàng hoá Sổ Nhật ký chung Sổ Cái TK 152, 111, 112, 331 Bảng cân đối Báo cáo kế toán liên quan Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu B. Thực trạng về công tác quản lý nguyên vật liệu công cụ dụng cụ của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà I. Đặc điểm và phân loại về NVL - CCDC 1. Đặc điểm về NVL - CCDC của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, sản phẩm của công ty sản xuất ra phục vụ cho ngành xây dựng như gạch xây các loại, các sản phẩm mỏng, một số loại ngói,… chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm của công ty là rất lớn, nên đòi hỏi về vốn đáp ứng cho nhu cầu nguyên vật liệu không phải là nhỏ. Để sản xuất một sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải sử dụng khá nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như đất, than, dầu mỡ… Do khối lượng sử dụng khá lớn đa dạng, phong phú nguyên vật liệu có một vai trò quan trọng của quá trình sản xuất của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà, nó không chỉ ảnh hưởng tới mẫu mã, chất lượng sản phẩm sản xuất ra nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Với vị trí và vai trò như trên thì việc quản lý, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu của Công ty có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đất, than, dầu, mỡ… là những nguyên vật liệu sử dụng thường xuyên trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đối với loại VNL này, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn nguồn mua do hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các mặt hàng này với mẫu mã, giá cả, chủng loại khá phong phú. Đặc biệt đối với nguyên vật liệu chính là đất, ngày từ khi sát nhập 3 nhà máy gạch Xuân Hoà, BH, CX các nhà máy này đã giao cho vùng nguyên liệu sản xuất nên bên cạnh việc nhập và mua ngoài doanh nghiệp có thể tự khai thác với chi phí thấp tiền thuế GTGT đầu vào của nguyên vật liệu này cũng khá thấp (thường là 5%) công ty thường mua nguyên vật liệu này dưới hình thức trọn gói (trong giá mua bao gồm cả chi phí vận chuyển, bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đúng địa điểm đã thoả thuận, doanh nghiệp chỉ phải kiểm nhận và cho nhập kho) và thông qua việc này ký kết hợp đồng mua hàng quý, trong năm đó có thoả thuận rõ, thời gian, địa điểm của từng đợt hàng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, do khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nên đảm bảo cung ứng đủ nguyên vật liệu doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại về vấn đề vốn. Ngoài ra, có nhiều loại nguyên vật liệu, trong mỗi loại nguyên liệu lại có nhiều nhóm, thứ vật liệu vớitính năng lý, hoá khác nhau nên công tác quản lý nguyên vật liệu trở nên hết sức phức tạp. Như vậy, có thể nói rằng nguyên vật liệu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà. 2. Phân loại NVL - CCDC Phân loại nguyên vật liệu là việc phân chia, sắp xếp nguyên vật liệu thành từng thứ, nhóm, loại dựa trên những tiêu thức nhất định. Mỗi loại nguyên vật liệu có đặc điểm, tính năng hoá, lý và công dụng khác nhau. Do đó để đảm bảo cho công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu được thuận lợi chính xác thì việc phân loại vật liệu rất cần thiết. Căn cứ vào đặc điểm nguyên liệu và yêu cầu quản lý, Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: Nguyên vật liệu chính: ở đây là đất, than, dầu diezen và các loạ xăng dầu khác phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm và chạy máy móc thiết bị. Trong đó: Đất gồm 2 loại đất dùng cho các loại gạch xây, đất sét có chất lượng cao để sản xuất các sản phẩm mỏng. Than gồm than pha trực tiếp và than cám đã kiểm tra chất lượng dùng để nung lò. Nhóm Curoa là tất cả các loại Curoa dùng trong doanh nghiệp phục vụ cho máy móc thiết bị. Nhóm hành chính là các loại phục vụ cho công tác y tế, sổ sách và một số nguyên liệu khác phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Nhóm máy móc thiết bị, gồm các thiết bị dùng cho việc gia công chế tạo, sửa chữa máy móc, công tác xây dựng cơ bản các loại côn dao, bánh răng. Nhóm thiết bị như điện, bóng điện, đồng hồ áp suất. Nhóm vòng bi là các loại vòng bi đủ các cỡ. Nhóm phế phẩm các loại phế phẩm thu hồi trong quá trình sản xuất như gạch ngói vỡ ra trong quá trình sản xuất. Nhóm vật tư khác: các loại vật tư chưa phân phối nhóm và một số loại vật tư tự gia công. II. Đánh giá NVL - CCDC tại Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà 1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu nhập kho của doanh nghiệp chủ yếu là mua ngoài. Ngoài ra doanh nghiệp còn nhập kho nguyên vật liệu từ gia công, nhập kho sử dụng không hết… Tuỳ thuộc vào nguồn nhập NVL nhập được hạch toán. - Nếu nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài: Giá thực tế nhập kho = + Cụ thể như ngày 1/3 theo hoá đơn số 116 doanh nghiệp mua than của công ty than Hà Nội: Số lượng: 488m3 Đơn giá: 396.000 đồng Thành tiền: 193.248.000đ Như vậy, giá vốn thực tế của than nhập kho theo hoá đơn trên là 193.248.000 VNĐ (trường hợp doanh nghiệp mua theo hình thức trọn gói nên giá mua ghi trên hoá đơn chính là giá thực tế của NVL nhập kho). 2. Đối với NVL nhập kho Hiện nay doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vốn thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (cả kỳ). Trong đó để được tính giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho, công tính đơn giá bình quân. = Trị giá TTNVL xuất kho = Đơn giá bình quân xuất kho x SL xuất kho Cụ thể phiếu xuất kho số 62 ngày 30/3/2003. Xuất 1.775,488 tấn than dùng cho sản xuất ta có số liệu. Số lượng tồn đầu kỳ 314.966 (tấn) trị giá 96.866.052 (VNĐ) Số lượng nhập trong kỳ 1.748 (tấn) trị giá 566.575.000 (VNĐ) Đơn giá thực tế bình quân xuất kho được tính = = 321.455,49 VNĐ = 321.455,49 x 1.755,488 = 570.727,506 VNĐ Theo phiếu xuất kho số 61: ngày 30/3/2003 xuất 7.529 kg dầu dùng cho sản xuất, ta có số liệu sau: SL tồn đầu kỳ: 19.459 (kg) trị giá: 309.104.000 VNĐ SL nhập trong kỳ: 5.678 (kg) trị giá: 96.526.000 VNĐ = = 16.136,7 (VNĐ) Trị giá TT dầu xuất kho = 16.136,7 x 7.529 = 121.493,214 VNĐ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT840.doc
Tài liệu liên quan