Mở ĐầU
Phần I
I.Tổng quan về hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
1) Các khái niệm
-Ngoại tệ:Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
-Tỷ giá hối đoái:Là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.
-Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng 1 số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
Tỷ giá hối đoái cuối kỳ: là tỷ gi
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán ngoại tệ & chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á hối đoái sử dụng tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Đầu tư thuần tại một cơ sở ở nước ngoài: là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần của cơ sở nước ngoài đó.
Các khoản mục tiền tệ: là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được.
Các khoản mục phi tiền tệ: là các khoản mục không phải các khoản mục tiền tệ.
Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các biến có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
các giao dịch bằng ngoại tệ
Ghi nhận ban đầu
1- Một giao dịch bằng ngoại tề là giao dịch được xác định bằng ngoại tề hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:
a) mua hoặc bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ;
b) vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ;
c) Trở thành một đối tác ( một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện ;
d) Mua hoặc thanh lý các tài sản: phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ;
đ) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.
2- Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ ngày giao dịch.
3- Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngày. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch.
Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.
Báo cáo tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
1- Tại ngày lập bảng cân đối kế toán:
a) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái hối đoái cuối kỳ;
b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch;
c) Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.
2- Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan: ví dụ hàng tồn kho được xxác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực này.
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
1- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:
a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đua vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.
b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính, ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái được quy định trong đoạn 12c,14,16.
c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phong rủi ro hối đoái.
2)Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán ngay trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong cùng từng kỳ cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán.
II - Quan điểm và phương pháp sử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trên thế giới
1) Chuẩn mực kế toán quốc tế
Quy định phương pháp hạch toán kế toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ và đơn vị hoạt động ở nước ngoài. Các nội dung chủ yếu được đưa ra bao gồm:
+ Tỷ giá nào được sử dụng để ghi nhận và chuyển đổi
+ Làm thế nào để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá hối đoái trong các báo cáo tài chính.
* phạm vi áp dụng
IAS cần để áp dụng để hạch toán cho:
+ các giao dịch bằng ngoại tệ
+ Chuyển đổi các báo cáo tài chính của các đơn vị hoạt động nước ngoài.
* Hạch toán kế toán
Các giao dịch bằng ngoại tệ
Các giao dịch bằng ngoại tệ là những giao dịch phát sinh bằng một đơn vị tiền tệ nước ngoài, bao gồm:
+ Mua hoặc bán hàng hoá dịch vụ
+ Vay hoặc cho vay vốn
+ Kết thúc các hợp đồng hối đoái chưa thực hiện
+ Mua vào hoặc bán ra tài sản
+ Phát sinh và thanh toán nợ phải trả.
Các nguyên tắc được áp dụng cho việc ghi nhận tính toán các giao dịch bằng ngoại tệ.
+ Sử dụng tỷ giá giao ngày quy định vào ngày phát sinh nghiệp vụ.
+ nếu không được thanh toán trong cùng kỳ kế toán mà nghiệp vụ phát sinh thì các khoản tiền nhận được ( tức là các khoản được nhận hoặc phải trả bằng tiền mặt) được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa.
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản có tính chất tiền tệ được ghi nhận là một khoản thu nhập.
+ Các khoản mục có tính chất tiền tệ ( ví dụ hàng tồn kho, tài sản, nhà xưởng và thiết bị đã ghi nhận theo nguyên giá sẽ được báo cáo theo tỷ giá ngày vào ngày phát sinh giao dịch).
+ Chênh lệch tỷ giá từ việc chuyển đổi các khoản mục có tính chất tiền tệvào ngày lập bảng cân đối kế toán được ghi nhận vào thu nhập.
+ Theo phương pháp hạch toán thay thế cho phép chênh lệch tỷ giá do sự mất giá nghiêm trọng của một đồng tiền theo những điều kiện nghiêm ngặt có thể được tính vào các giá trị ghi sổ của tài sản.
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ một khoản mục có tính chất tiền trong nội bộ tập đoàn được ghi nhận đầu tư thuần của doanh nghịêp vào đơn vị nước ngoài sẽ được tính vào vốn chủ sở hữu cho tới khoản đầu tư được thanh lý.
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ một khoản nợ nước ngoài dùng để đảm bảo cho một khoản đầu tư thuần của một doanh nghiệp vào một tổ chức nước ngoài sẽ được tính vào vốn chủ sở hữu chi tới khi khoản đầu tư được thanh lý.
Các đơn vị hoạt động ở nước ngoài
một hoạt động ở nước ngoài là một công ty con, các công ty có liên hệ, đơn vị liên doanh, liên kết hoặc chi nhánh có hoạt động đặt tại hoặc tiến hành tại một nước khác không phải là nước sở tại của doanh nghiệp lập báo cáo. Cần phân biệt 2 loại hoạt động ở nước ngoài:
* Đơn vị ở nước ngoài: Hoạt động ở nước ngoài không phải là một phần hợp nhất trong hoạt động của doanh nghiệp báo cáo.
* Hoạt động hợp nhất ở nước ngoài: Hoạt động ở nước ngoài là một phần hợp nhất của doanh nghiệp báo cáo.
Để phục vụ mục đích phân loại, các chỉ số khác nhau sẽ được xem xét dựa trên hoạt động ở nước ngoài được cấp vốn như thế nào và hoạt động như thế nào trong mối liên quan với doanh nghiệp báo cáo. Phương pháp sử dụng cho việc chuyển đổi các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài dựa theo kết quả của việc phân loại.
Phương pháp tỷ giá đóng cửa được sử dụng cho viêch quy đổi báo cáo tài chính của các đơn vị nước ngoài.Quy tắc đổi như sau:
* Tất cả các tài sản và nợ cần phải được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa ( vào ngày của bảng cân đối kế toán).
* Thu nhập và chi phí cần được quy đổi bằng tỷ giá vào những ngày phát sinh giao dịch thực sự. Tỷ giá xấp xỉ hoặc trung bình cũng được phép áp dụng theo nhu cầu thực tế.
* Các nguyên tắc đặc biệt cần áp dụng cho các đơn vị ở những nước có siêu lạm phát.
* Mọi nguyên tắc tỷ giá sau khi chuyển đổi được trực tiếp đưa vào vốn chủ sở hữu ( tức là dự trữ chuyển đổi giao dịch ngoại tệ, FDTR).
* Khi thanh lý một khoản đầu tư thuần, tổng giá trị trên FCTR được ghi nhận váo thu nhập.
Phương pháp theo thời gian được sử dụng cho việc chuyển đổi các báo cáo tài chính của các hoạt động hợp nhất ở nước ngoài.Các khoản mục trong báo cáo tài chính được chuyển đổi như thế là chính đơn vị báo cáo thực hiện tất cả các giao dịch của hoạt động nước ngoài. Các nguyên tắc chuyển đổi:
* Tất cả các khoản bằng tiền được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa.
* Các khoản không bằng tiền được ghi chép theo nguyên giá đã được quy đổi theo tỷ giá ban đầu lúc phát sinh giao dịch.
* Các khoản không phải bằng tiền do các hoạt động ở nước ngoài có được kho đầu tư vào các hoạt động này, được quy đổi theo tỷ giá của ngày có được khoản đầu tư đó.
* Các khoản không phải bằng tiền được đánh giá lại sẽ được quy đổi theo tỷ giá của ngày đánh giá.
* Các khoản mục trong vốn cổ đông được quy đổi theo tỷ giá ban đầu.
* Các khoản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy đổi theo tỷ giá ngày phát sinh giao dịch hoặc bất kỳ tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền phù hợp nào trong kỳ.
* Chênh lệch tỷ giá được đưa vào thu nhập.
* Báo cáo theo tập đoàn có thể phải điều chỉnh theo yêu cầu của IAS 21,28 để đảm bảo giá trị ghi sổ của một tài sản xuống mức có thể thu hồi được hoặc giá trị thuần có thể thức hiện.
Thay đổi trong việc phân loại các hoạt động ở nước ngoài có thể xảy ra tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Những bước chuyển đổi dưới đây liên quan đến cách phân loại đã được điều chỉnh, cần được áp dụng từ ngày thay đổi:
* Từ hình thức hoạt động hợp nhất ở nước ngoài chuyển thành đơn vị nước ngoài: chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi vào ngày xảy ra phân loại lại được chuyển vào FCTR.
* Từ hình thức đơn vị nước ngoài chuyển sang thành hoạt động hợp nhất ở nước ngoài: FCTR vẫn được giữ nguyên cho tới khi hoạt động ở nước ngoài được bán đi. Các khoản không bằng tiền được ghi theo tỷ giá trong ngày phân loại lại ngày này sau sẽ trở thành “ ngày mua”.
Chính sách kế toán
* Phương pháp chuyển đổi các khoản lợi thế thương mại điều chỉnh về giá cả hợp lý.
* Phương pháp chuyển đổi báo cáo tài chính.
* Nêu rõ lý do khi sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài để báo cáo
* Báo cáo thay đổi trong đơn vị tiền tệ báo cáo.
Báo cáo kết quả hoạt động.
* Số chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào lợi nhuận thuần hoặc lỗ thuần cho cả kỳ.
Bảng cân đối kế toán
Số dư của FCTR
Thuyết minh
* Bảng cân đối số dư đầu kỳ và cuối lỳ của FCTR
* Nếu có thay đổi trong việcphân loại,cần nêu rõ bản chất, lý do, ảnh hưởng vốn chủ sở hữu và ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc lỗ của từng kỳ báo cáo.
* ảnh hưởng tới các khoản có gốc bằng ngoại tề và tới các báo cáo tài chính của một hoạt động ở nước ngoài do những biến động lớn trong tỷ giá hối đoái xảy ra ngay sau khi lập bảng cân đối kế toán, theo IAS 10.
2/Kinh nghiệm một số quốc gia chuẩn mực trên thế giới .
Các quốc gia trên thế giới có những quan điển khác nhau về việc xử lý chênh lệch tỷ giá chủ yếu là đối với các khoản mục dài hạn.Tại Hoa Kỳ, theo SFAS 52 (1981) toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh kể cả đã thực hiện và chưa thực hiện đều được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí của thời gian phát sinh. Tại một số quốc gia khác như Canada, Nhật, khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện liên quan đến các khoản mục tiền tệ dài hạn (cả lãi lẫn lỗ) được “treo lại” cho đến khi các khoản dài hạn này được thanh toán. Trong khi đó, Pháp và Đức lại xử lý theo quan điểm “thận trọng” hơn. Theo đó, các khoản lỗ chênh lệch tỷ giáchưa thể thực hiện có thể được ghi nhận ngay nhưng các khoản lãi phải được treo lại cho đến khi các khoản mục dài hạn được thanh toán .
IAS 21 ban hành năm 1983 yêu cầu tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được ghi nhận vào thu nhập và chi phí trong kỳ. Tuy nhiên, đối với các khoản mục tiền tệ dài hạn thì chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện có thể được ghi nhận ngay hoặc treo lại và phân bố dần trong thừi gian tồn tại của khoản mục dài hạn đó. Như vậy, ias 21 (1983) đã giải quyết vấn đề trên tinh thần “hòa hợp” giữa các thông lệ kế toán quốc gia.
Tuy nhiên, dưới áp lực phải hạn chế những lựa chọn quá nhiều trong các chuẩn mực quốc tế.ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các IAS. Do đó, sau khi được điều chỉnh lại vào năm 1993, IAS 21 chỉ chấp nhận một phương pháp duy nhất là toàn bộ chênh lệch tỷ giá dù đã thực hiện hay chưa, dù liên quan đến khoản mục dài hạn hay ngắn hạn đều được xử lý vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ.
Cơ sở lý luận của phương pháp kế toán này được giải thích dựa trên quan điểm “hai nghiệp vụ”. Để thấy rõ lý luận của quan điểm này hãy xem xét trường hợp bán hàng chịu của 1 công ty Việt Nam cho 1 bạn hàng ở Mỹ. Gái của lô hàng được xác định bằng đồng USD. Theo qun điếm hai nghiệp vụ giao dịch này được xem là kết quả của hai quyết định được thực hiện đồng thời.
Quyết định về hoạt động dẫn đến việc chấp thuận bán hàng và tạo ra doanh thu. Kết quả của quyết định này là lãi hoặc lỗ từ việc bán hàng. Như vậy, để tính toán chính xác phần lãi/lỗ tạo ra bởi quyết định hoạt động này, khoản doanh thu tạo ra phải được ghi nhận bằng tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh và giữ nghyên không đổi khi tổng hợp để trình bày trên báo cáo tài chính (nghĩa là khoản doanh thu tạo ra hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá).
Quyết định về tài chính được thực hiện dẫn đến khoản lãi hay lỗ về tài chính cho doanh nghiệp. Nội dung của quyết định này chính là việc doanh nghiệp đồng ý cho bạn hàng chậm thanh toán khoản nợ và đồng thời không sử dụng một công cụ tài chính nào nhằm hạn chế rủi ro biến động tỷ giá hối đoái cho khoản nợ này. Kết quả của quyết định này là khi tỷ giá thay đổi, khoản nợ phải thu của công ty Việt Nam (một khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ )sẽ liên tục thay đổi giá trị (được đo lường và ghi nhận bằng đồng Việt Nam ). Sự thay đổi về giá trị này diễn ra liên tục kể từ sau khi nghiệp vụ phát sinh và làm cho giá trị của khoản nợ tại mọi thời điểm đều có thể khác với giá trị của nó khi ghi nhận ban đầu. Nói khác đi, khoản chênh lệch tỷ giá đã bắt đầu phát sinh ngay khi giao dịch ngoại tệ phát sinh . Do đó, chênh lệc tỷ giá cần được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong thời kỳ mà chúng phát sinh cho đến khi khoản nợ được thanh toán để xác định đúng kết quả của quyết định tài chính đã thực hiện.
Những người bất đồng với quan điểm này cho rằng khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện không thực sự tác động lên dòng tiền của doanh nghiệp (nghĩa là làm tăng lên hay giảm bớt số tiền thực tế mà doanh nghiệp thu được hoặc chi ra) cho đến trước khi khoản nợ được thanh toán. Do đó, theo họ, khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện không được phép ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ. Tuy nhiên, khi thị trương coong cụ tài chính phát triển, doanh nghiệp có thể tự do thực hiện quyết định có nên sử dụng một công cụ tài chính để hạn chế rủi ro cho khoản nợ hay không. Nếu doanh nghiệp lựa chọn cách sử dụng một công cụ tài chính, rủi ro về chênh lệch tỷ giá sẽ được loại trừ :ngược lại nếu doanh nghiệp không dùng công cụ tài chính để đối phó, họ đã thực hiện một quyết định tài chính và điều này đồng nghĩa với việc khoản chênh lệch tỷ giá đã được thừa nhận như một khoản lãi hay lỗ thực sự ngay sau khi giao dịch phát sinh. Nừu đến thời điểm cuối kỳ, khoản nợ chưa được thanh toán, khoản lãi hoặc lỗ do chênh lệch tỷ giá lũy kế đến thời điểm đó phải được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong niên độ bằng cách sử dụng tỷ giá tại thời điểm cuối kỳ để ước tính.
Như vậy, về mặt lý luận, việc thay đổi cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện xuất phát từ quan điểm hai nghiệp vụ và được củng cố bằng sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính để dự phòng rủi ro tài chinh .
III - Hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá ở Việt Nam
1) Nguyên tắc hạch toán
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác các đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi trực tiếp hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tề khác sang đơn vị tiền tệ theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp sau:
a) Thực tế trao đổi mua bán, trao đổi thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ ( chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện): Là khoản chênh lêch từ việc trao đổi thực tiễn hoặc quy đổi cùng nmột số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường được phát sinh trong các giao dịch mua và bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán nợ phải trả hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay hay cho vay… bằng đơn vị tìên tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Trong các trường hợp trên tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi nhận theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch ( tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, tỷ giá giao dịch tính bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch).Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ ( chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở doanh nghiệp bao gồm:
* Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tái sản cố định ( giai đoạn trước hoạt động )
* Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng.
b) Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính:
Tại thời điểm kết thúc năm tài chính về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ ( Số dư của các tài khoản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, nợ phải thu, nợ phải trả được phản ánh đồng thời theo đơnvị tiền tệ kế toán và theo đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán) phải được báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, ở thời điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính, gồm:
* Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm do đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng( giai đoạn trước hoạt động)
* Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày thành lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
2. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính.
2.1 các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo 1 đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán ( nếu được chấp thuận). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế( sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đăng chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và tài khoản 007 “ ngoại tệ các loại” ( tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
2.2 Đối với tài khoản thuộc loại doanh thu,hàng tồn kho,TSCĐ,chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác,bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền...Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.3 Đối với bên có của các tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán ( tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước xuất trước… ).
2.4 Đối với bên có của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên nợ của các tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch. Cuối năm tài chính các số dư nợ phải trả hoặc dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
2.5 Đối với bên nợ của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên có của các tài khoản nợ phải thu khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế băng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán.
2.6 Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính.
2.7 Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.
3) Nguyên tắc sử lýchênh lệch tỷ giá hối đoái
3.1 Sử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch( đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh của năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liênquan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì cũng sử lý các chênh lệch tỷ giá hối đoái này vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
3.2 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ( giai đoạn trước hoạt động) như sau:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên bảng cân đối kế toán ( chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá hối đoái)
Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng( lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá tái sản cố định mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có tài sản cố định và các tài sản đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm kể từ khi công trình hoạt động.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa tài sản cố định vào sử dụng( lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái không tính vào giá trị tài sản cố định hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm ( kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).
3.3 Sử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo đươcj tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ như quy định tại điểm 3.1 phần II của thông tư này.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập được phản ánh luỹ kế trên tài khoản 413- chênh lệch tỷ giá hối đoái và chỉ được tính vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính khi doanh nghiệp thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài.
4) kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
4.1 tài khoản 413 “ chênh lệch tỷ giá hối đoái”
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ( giai đoạn trước hoạt động);
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch giá hối đoái đó
Hạch toán tài khoản 413 - chênh lệch tỷ giá hối đoái cần tôn trọng 1 số quy định sau:
1) Doanh nghiệp chỉ phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái
vào tài khoản 413 chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các trường hợp sau:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập khi chưa hoàn thành đầu tư.
- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ( doanh nghiệp kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản).
- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập.
2.Cuối năm tài chính kế toán đánh giá lại số dư các tài khoản “ tiền mặt” “tiền gửi ngân hàng” “ tiền đang chuyển” các khoản tương đương tiền,các khoản phải thu, các khoản phải trả gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 413 “ chênh lệch tỷ giá hối đoái” ,sau khi bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng, hoặc giảm do đánh giá lại phải chuyển ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính.
3. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ ban ( giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên bảng cân đối kế toán khoản mục chênh lệch tỷ giá. ( Tài khoản 413)
Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch hối đoái này được tính ngay, hoặc phân bổ tối đa là 5 năm vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc chi phí tài chính kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động.
4. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài phải tuân thủ quy định tại đoạn 24, chuẩn mực số 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và được hạch toán trên tài khoản 413 - “ chênh lệch tỷ giá hối đoái” và được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của đoạn 30, chuẩn mực số 10 “ ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”
5. Đối với doanh nghiệp không chuyên kinh doanh mua, bán ngoại tệ thì các nghiệp vụ kinh tế mua,bán ngoại tệ phát sinh được quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế phát sinh. Chênh lệch giữa tỷ giá thực tees mua vào và tỷ giá thực tế bán ra của ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” hoặc vào tài khoản 635 “ chi phí tài chính”
6. Đối với các tổng công ty, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh trên bảng cân đối kế toán hợp nhất chỉ phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài để hợp nhất báo cáo tài chính và khoản chênh lệch tỷ giá của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành ( giai đoạn trước hoạt động) của các đơn vị thành viên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 413 - chênh lệch tỷ giá hối đoái
Bên nợ:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ( lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1096.doc