Hoàn thiện hạch toán kết toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội

Lời mở đầu T ài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quyết định quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất của người lao động. Bởi vậy TSCĐ được xem như là t

doc112 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán kết toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài chính kế toán. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời. Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Tài sản cố định đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, các TSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị thi công. Trong những năm qua, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại TSCĐ, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán TSCĐ. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, Công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục. Từ những hiểu biết của bản thân trong quá trình thực tập tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Quý Liên, em xin chọn đề tài: "Hoàn thiện hạch toán kết toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ". Ngoài lời nói đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập có kết cấu gồm 2 phần: Phần I : Thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Phần II: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Phần I: Thực trạng công tác Hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội I. Đặc điểm chung về Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Một số nét cơ bản về Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội mà tiền thân của nó là Công ty Xây dựng nhà ở Hà Nội được thành lập ngày 25/11/1972 theo quyết định thành lập số 129/TCCQ của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhập hai Công ty lắp ghép nhà ở số 1 và số 2. Ngày 10/02/1993, theo quyết định số 626/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Trụ sở chính của Công ty : Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Tên giao dịch của Công ty : Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ( Ha Noi Construction Company No.1) Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa, Hà Nội. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình, lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, phát triển các khu đô thị. Các sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian lâu dài, không có tính chất hàng hoá rõ ràng, có tính cố định còn các điều kiện sản xuất thì thay đổi. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn với các công việc khác nhau 2. Quá trình phát triển Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Trong những năm đầu mới thành lập Công ty tập trung xây dựng nhà 2 tầng đồng thời bắt đầu tiếp thu công nghệ xây dựng nhà lắp ghép theo phương pháp đúc tấm bê tông lớn. Sản lượng trong giai đoạn này của Công ty chỉ đạt 10.000 m2 đến 13.000 m2 nhà lắp ghép hàng năm. Năm 1978 Công ty nhận trách nhiệm thi công khu nhà 11 tầng ở Giảng Võ Hà Nội. Sản lượng trong giai đoạn này của Công ty đạt từ 25.000 m2 đến 30.000 m2 mỗi năm. Bước qua thời kỳ khó khăn 1988 – 1992, Công ty đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để đầu tư vào các dự án. Năm 2001 Công ty thực hiện 27 dự án, ký hợp đồng thực hiện các dự án với tổng trị giá 1,1 tỷ đồng. Hiện nay với phương thức đấu thầu mới từ chỗ chờ một cách thụ động việc được chọn thầu, Công ty đã tiến đến việc chủ động cùng chủ đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục dự án. Biểu số 1.1 Một số chỉ tiêu quan trọng của Công ty Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003(Kế hoạch) Doanh thu 27.314 27.144 32.802 52.912 75.000 Giátrị SXKD 27.150 30.000 33.800 60.181 90.000 Thuế Thu nhập 338,43 335,14 407,95 410 1.075 3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành 2 cấp theo mô hình trực tuyến chức năng: cấp Công ty, cấp xí nghiệp . (Sơ đồ số1.1) Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt, thay mặt cho Công ty trong các giao dịch thương mại, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Phó Giám đốc Công ty tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc điều hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc ( Phụ trách chung ) trực tiếp phụ trách các mặt công tác sau: Công tác tổ chức chỉ đạo thi công xây dựng, lao động tiền lương các đơn vị xây lắp và công tác dự án do Giám đốc Công ty giao Phó Giám đốc (Đại diện lãnh đạo về chất lượng) trực tiếp phụ trách các mặt công tác sau: đảm bảo các quy trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng, báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng … Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty. Hiện nay Công ty có các phòng chức năng sau: Phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Tổ chức lao động, phòng Tài vụ, phòng Hành chính, phòng Kỹ thuật chất lượng. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo, thực hiện lập kế hoạch thi công các công trình. 4. Đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ sản xuất sản phẩm. Do đặc thù của của ngành xây lắp nên thời gian hoàn thành một sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình. Các công trình mà công ty thực hiện do công ty trúng thầu hoặc do Sở Xây dựng Hà Nội phân bổ. Quy trình xây lắp được tổng hợp qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp . Máy ủi, máy xúc Mặt bằng xây dựng Gạch đá, cát sỏi.. Máy trộn Khối xây Sản phẩm thô Sản phẩm xây lắp Xi măng, gạch đá.. Máy trộn Bê tông cốt thép 5. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty xây dựng số 1 Hà Nội Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung chức năng (Sơ đồ 1.1) với nhiệm vụ: Tổ chức hạch toán kế toán, phản ánh đầy đủ chính xác tình hình biến động tài sản trong quan hệ với nguồn vốn; Lập và trình bày các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước; Tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty để đề xuất những biện pháp kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý; Thực hiện công tác xử lý và bảo quản chứng từ theo quy định của pháp luật. Sơ đồ số 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty xây dựng số 1 Hà Nội Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kt Vốn bằng tiền Kế toán hàng tồn kho, TSCĐ, Chi phí quản lý Kế toán tiền lương, BHXH Kt P.thu p.trả Kế toán thanh toán kiêm Thuế Kt Tổng hợp g.thành Kt Tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán các đơn vị phụ thuộc Kế toán trưởng – Trưởng phòng Tài vụ. Kế toán trưởng là người có trình độ, có thâm niên công tác, có kinh nghiệm và đặc biệt là được đào tạo chuyên ngành tài chính kế toán và chương trình kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp – Phó phòng Tài vụ là người chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán, kiểm tra đối chiếu chi tiết và tổng hợp, lập các báo cáo tài chính theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý. Kế toán vốn bằng tiền là người chịu trách nhiệm về xử lý các nghiệp vụ có liên quan đến vốn bằng tiền như tiền mặt tại quỹ, tiền ngân hàng, … Kế toán hàng tồn kho kiêm TSCĐ, kiêm Chi phí quản lý, kiêm Chi phí hoạt động khác có trách nhiệm theo dõi và phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ tại Công ty; Thực hiện theo dõi tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định; Trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ; Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ có liên quan đến TSCĐ; Theo dõi tình hình NVL và chi phí quản lý Công ty. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương từ các số liệu về số lượng, thời gian lao động đồng thời phân bổ chi phí tiền lương theo đúng đối tượng sử dụng. Cuối kỳ kế toán tiền lương phải lập các báo cáo về lao động và tiền lương để phục vụ cho công tác quản lý. Kế toán các khoản phải thu, phải trả theo dõi và phản ánh tình hình các khoản phải thu phải trả phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ các kỳ trước. Kế toán thanh toán nội bộ kiêm Thuế có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán các khoản thanh toán nội bộ, đồng thời kê khai đúng các khoản thuế phải nộp, phản ánh kịp thời số thuế đã nộp tạm thời hoặc số chính thức phải nộp cho Nhà nước. Kế toán tập hợp chi phí giá thành có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc phân bổ các chi phí trong kỳ vào các đối tượng, chi tiết cho từng công trình. Cuối kỳ, kế toán sẽ tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ và lập các Báo cáo tổng hợp chi phí giá thành. Kế toán tiêu thụ có trách nhiệm phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình giao nhận công trình, tính toán các khoản bị giảm trừ, các khoản thuế phải nộp và các chi phí liên quan và tính ra kết quả tiêu thụ trong kỳ. Kế toán các xí nghiệp xây lắp hoặc công trình hàng ngày phải phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tại xí nghiệp. Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty Một số quy định kế toán chung Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thực hiện công tác kế toán theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính – chế độ kế toán riêng cho các doanh nghiệp xây lắp; Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán là Đồng Việt Nam; Tỷ lệ khấu hao áp dụng trong kỳ hạch toán áp dụng theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 31/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính; Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho; Công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán ngoại tệ. 6. Hình thức kế toán tại Công ty. Công ty thực hiện ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Sơ đồ 1.3). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kinh tế thực tế phát sinh kế toán TSCĐ thực hiện phản ánh vào Sổ Nhật ký chung. Nếu xét riêng cho việc hạch toán TSCĐ thì các chứng từ thực tế phát sinh bao gồm: Hoá đơn Giá trị gia tăng, Hợp đồng mua bán TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ. Ngoài ra kế toán TSCĐ còn phải thực hiện phản ánh vào Sổ chi tiết TSCĐ, Thẻ TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ được lập cho từng loại TSCĐ. Bên cạnh đó kế toán TSCĐ còn tập hợp các chứng từ phát sinh vào các Bảng kê phân loại, lập Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Định kỳ (5, 7 ngày) Kế toán tổng hợp phản ánh vào Sổ cái các TK 211, 214 và các tài khoản khác có liên quan. Số liệu trên sổ Cái TK 211 được so sánh đối chiếu với số liệu trên Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Số liệu trên Sổ Cái TK 211, 214 và Sổ Cái các tài khoản khác được sử dụng để lập Bảng cân đối số phát sinh. Từ bảng này, Kế toán trưởng sẽ thực hiện kết xuất thông tin và lập các Báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính Sổ cái các TK 211,214 Sổ chi tiết TSCĐ, thẻ TSCĐ Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ Hoá đơn GTGT, Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ TSCĐ Bảng cân đối số phát sinh Nhật ký chung Bảng kê phân loại, tờ kê, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Sơ đồ số 1.4 Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 7 Chú giải: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu 7. Hệ thống tài khoản sử dụng. Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính – chế độ kế toán riêng cho các doanh nghiệp xây lắp. Để phù hợp với tình hình thực tế hạch toán thực tế, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thực hiện mở thêm các tiểu khoản như sau: Các tài khoản loại 1: TK 111.1: Tiền mặt Việt Nam. TK 112.1: Tiền gửi ngân hàng ( Tiền Việt Nam). TK 112.2: Tiền gửi ngân hàng ( Ngoại tệ ). TK 113.1: Tiền đang chuyển ( Tiền Việt Nam). TK 113.2: Tiền đang chuyển ( Ngoại tệ ). TK 136.1: Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc. TK 136.2: Phải thu lãi tiền vay. TK 136.3: Các khoản phải thu hộ cho nhà nước. TK 136.8: Phải thu nội bộ khác. Các tài khoản loại 2: TK 211.2: Nhà cửa, vật kiến trúc. TK 211.3: Máy móc thiết bị. TK 211.4: Phương tiện vận tải truyền dẫn. TK 211.5: Thiết bị dụng cụ quản lý. TK 211.7: Dàn giáo, cốt pha. TK 211.8: TSCĐ khác. TK 241.1: XDCB dở dang - Mua sắm. TK 241.2: XDCB dở dang. Các tài khoản loại 3: TK 311.1: Vay ngắn hạn Ngân hàng công thương Đống Đa, Hà Nội. TK 311.2: Vay ngắn hạn ( Đối tượng khác). TK 331.1: Phải trả nhà cung cấp. TK 331.2: Phải trả nhà thầu phụ. TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp. TK 333.4: Thuế thu nhập doanh nghiệp. TK 333.5: Thu trên vốn. TK 333.7: Thuế đất. Các tài khoản loại 4 bao gồm: TK 411.1 (Nguồn vốn Ngân sách); TK 411.2 (Nguồn vốn tự bổ sung); TK 411.3: Nguồn vốn khác. II. Thực tế tình hình hạch toán tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. 1. Đặc điểm tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. 1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định: Đặc điểm tài sản cố định: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn, giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Do vậy nhu cầu sử dụng tài sản cố định tại Công ty là rất lớn. Biến động về tài sản cố định diễn ra thường xuyên và phức tạp. Bên cạnh đó Công ty là một doanh nghiệp xây lắp với nhiều xí nghiệp thành viên, Các công trình do Công ty thực hiện thường là không tập trung mà phân tán trên nhiều địa bàn. Để phục vụ cho các công trình xây lắp, các loại máy móc, thiết bị luôn được điều động đến tận công trình. Do những đặc điểm trên mà việc quản lý tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội phải được thực hiện một cách chặt chẽ khoa học. b) Phân loại tài sản cố định Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Để có thể quản lý tốt tài sản cố định đòi hỏi Công ty phải thực hiện phân loại một cách hợp lý. * Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình được phân loại theo các nhóm sau đây: Máy móc thiết bị xây dựng. Nhà cửa, vật kiến trúc. Phương tiện vận tải truyền dẫn. Thiết bị dụng cụ quản lý. Tài sản cố định khác. Tài sản cố định sử dụng tại Công ty phần lớn là các loại máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của Công ty (Từ 30% đến 40%). Máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty được chia thành các nhóm sau đây: Máy làm đất: Máy xúc, máy ủi, máy đầm. Máy xử lý nền móng: Máy khoan, máy ,búa, máy ép cọc. Máy làm đá: Máy khoan đá. Máy xây dựng: Cần cẩu, máy trộn bê tông, máy cắt bê tông, máy tời. Nhà cửa, vật kiến trúc có tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản cố định của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội bao gồm: Trụ sở làm việc của Công ty, nhà làm việc của các xí nghiệp, khách sạn Phương Nam. Biểu số 1.2: Tình hình tài sản cố định tại Công ty ngày 31/12/2002 đơn vị : Đồng Chỉ tiêu 2002 Tỷ trọng Tổng giá trị TSCĐ 13.827.950.494 100% Trong đó Nhà cửa vật kiến trúc 5.151.262.780 37,26% Máy móc thiết bị 5.297.072.159 38,31% Phương tiện vận tải 1.634.710.771 11,82% Thiết bị dụng cụ quản lý 363.843.111 2,63% Giàn giáo, cốp pha 130.363.857 0,94% TSCĐ khác 1.250.697.816 9,04% Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Ngoài ra phương pháp phân loại là cơ sở để kế toán lập các sổ chi tiết tài sản cố định, áp dụng tỷ lệ khấu hao thích hợp cho các nhóm tài sản cố định. * Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. Tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự có, nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn khác.Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho phép Công ty nắm bắt được tình hình đầu tư TSCĐ cũng như các nguồn tài trợ. Trên cơ sở đó cho phép Công ty điều chỉnh việc đầu tư một cách hợp lý các nguồn tài trợ cho tài sản cố định. Biểu số 1.3: Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. đơn vị : Đồng tổng số trong đó Ngân sách Tự có Nguồn khác Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 13.827.950.494 1.736.611.997 12,56% 9.167.133.361 66,29% 2.924.205.136 21,15% 1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định : Đánh giá tài sản cố định Tài sản cố định sử dụng tại Công ty được đánh giá theo Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Đối với mọi tài sản cố định trước khi đưa vào sử dụng Công ty đều phải thực hiện đánh giá đầy đủ nguyên giá. Nguyên giá tài sản cố định hình thành do mua sắm được xác định theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí thu mua, vận chuyển lắp đặt chạy thử…. - Giảm giá chiết khấu được hưởng Ví dụ: Ngày 15 tháng 01 năm 2002, Công ty thực hiện mua một cần cẩu KC 9731 với các số liệu cụ thể như sau: Giá chưa có thuế : 149.882.920đ. Thuế GTGT (10%):14.988.292đ. Chi phí lắp đặt, chạy thử : 500.000đ. Nguyên giá TSCĐ = 149.882.920đ + 500.000đ = 150.382.920đ. Cần cẩu ước tính sử dụng trong 9 năm. Giá trị còn lại ước tính : 2.829.000đ. Mức khấu hao trích trong 1 tháng theo phương pháp đường thẳng: 1.366.240đ. Nguyên giá TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao : Nguyên giá TSCĐ do XDCB bàn giao = Giá trị công trình hoàn thành đã được duyệt Ví dụ: Ngày 06 tháng 3 năm 2002, Công ty nhận bàn giao công trình Nhà làm việc xí nghiệp xây lắp Sơn La: Tổng giá thành dự toán cho công trình : 40.135.734đ. Tổng chi phí thực tế phát sinh: : 42.843.280đ. Giá công trình được duyệt: : 42.843.280đ. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định : Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội chỉ quyết định thay đổi Nguyên giá của TSCĐ trong các trường hợp sau đây: Đánh giá lại TSCĐ theo Quyết định của Nhà nước hoặc theo nhu cầu của đơn vị. Xây lắp, trang bị thêm cho tài sản cố định. Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực hoặc kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Tháo dỡ các bộ phận của tài sản cố định. Phương pháp khấu hao tài sản cố định Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao được xác định dựa trên Nguyên giá tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao. Nguyên giá tính khấu hao = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị còn lại ước tính. Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao năm. Tỷ lệ khấu hao năm = 1 x 100% Số năm sử dụng ước tính Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm 12 c) Công tác kiểm kê tài sản cố định. Hàng năm Công ty thực hiện kiểm kê tài sản cố định vào 0 h ngày 01 tháng 01 hàng năm, ngoài ra có thể kiểm kê đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Nhà nước hoặc nhu cầu của Công ty. (Biểu số 1.4) 2. Hạch toán kế toán tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. 2.1. Tài khoản sử dụng Tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình. Do vậy Công ty sử dụng các tài khoản sau để phản ánh tình hình biến động TSCĐ : Tài khoản 211 "Tài sản cố định hữu hình". Tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 211.2 "Nhà cửa vật kiến trúc": Phản ánh tình hình TSCĐ là các loại nhà cửa vật kiến trúc như Trụ sở làm việc của Công ty, Khách sạn Phương Nam, Nhà làm việc các xí nghiệp xây lắp, các công trình phụ trợ khác… TK 211.3 "Máy móc thiết bị thi công": Phản ánh tình hình TSCĐ là các loại máy móc thi công như: Máy khoan, cần cẩu, máy trộn bê tông… TK 211.4 "Phương tiện vận tải truyền dẫn" Phản ánh tình hình TSCĐ là các thiết bị vận tải, truyền dẫn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. TK 211.5 "Thiết bị dụng cụ quản lý": Phản ánh tình hình TSCĐ là các thiết bị dụng cụ văn phòng sử dụng cho quản lý như : Máy vi tính, tủ bàn làm việc, thiết bị đo lường, thiết bị kiểm tra chất lượng. TK 211.7 "Giàn giáo, cốp pha": Phản ánh tình hình các loại giàn giáo, cốp pha tôn, cốp pha gỗ. TK 211.8 "Tài sản cố định khác". Ngoài ra trong quá trình hạch toán tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định Công ty còn sử dụng một số các tài khoản khác có liên quan. 2.2. Khái quát quá trình hạch toán chi tiết tình hình biến động tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. 2.2.1. Tài sản cố định tăng trong kỳ. Khi có nhu cầu sử dụng TSCĐ, phụ trách của bộ phận cần sử dụng tài sản cố định lập Giấy đề nghị được cấp TSCĐ. Các bộ phận này bao gồm: Các xí nghiệp xây lắp, các công trình xây lắp riêng biệt, các phòng ban trong Công ty. Giấy đề nghị cấp TSCĐ phải nêu rõ: Họ tên, địa chỉ, chức vụ của người đại diện bộ phận, mục đích của việc sử dụng tài sản cố định. Giấy đề nghị cấp TSCĐ được chuyển lên phòng Kỹ thuật chất lượng. Phòng Kỹ thuật chất lượng phân tích tình hình Công ty, tình hình thị trường để đưa ra những phương án đầu tư tài sản cố định một cách hợp lý. Giám đốc Công ty căn cứ vào những phương án trình lên để ra quyết định tăng tài sản cố định. Trong trường hợp tài sản cố định tăng do mua sắm: Việc mua sắm được thực hiện qua Hoá đơn GTGT và các chứng từ chi phí trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, Công ty thực hiện bàn giao TSCĐ cho các đơn vị sử dụng thông qua Biên bản bàn giao tài sản cố định. Biên bản bàn giao tài sản cố định được lập thành 2 liên giống nhau : Liên 1 được giao cho Phòng Tài vụ, Liên 2 giao cho Phòng Kỹ thuật chất lượng. Trong trường hợp tài sản cố định tăng do XDCB hoàn thành bàn giao: Việc xây dựng các công trình này Công ty thường giao cho các xí nghiệp xây lắp trực thuộc thực hiện thông qua Hợp đồng giao khoán công trình XDCB. Khi công trình XDCB hoàn thành, Công ty thực hiện nghiệm thu công trình và lập Biên bản nghiệm thu công trình. Các chi phí phát sinh trong quá trình XDCB được tập hợp vào Bảng tổng hợp chi phí và phải được Giám đốc Công ty xét duyệt. Sau đó Công ty lập Biên bản bàn giao tài sản cố định. Sau khi tài sản cố định được bàn giao, Công ty thực hiện Thanh lý hợp đồng giao khoán công trình xây dựng cơ bản. Trong trường hợp tài sản cố định được cấp trên (Sở Xây dựng Hà Nội) cấp: Sở Xây dựng căn cứ vào nhu cầu sử dụng tài sản cố định của Công ty để ra Quyết định cấp tài sản cố định cho Công ty. Công ty sẽ lập ra một hội đồng để đánh giá tài sản cố định và lập Biên bản đánh giá tài sản cố định. Sau đó Công ty lập Biên bản bàn giao tài sản cố định cho các đơn vị trực thuộc. Các tài sản cố định sử dụng tại Công ty được quản lý theo từng bộ hồ sơ. Hồ sơ tài sản cố định bao gồm 2 bộ: Hồ sơ kỹ thuật: Bao gồm các tài liệu kỹ thuật liên quan đến tài sản cố định được lập, lưu trữ và quản lý tại Phòng Kỹ thuật chất lượng của Công ty. Hồ sơ kế toán: Bao gồm các chứng từ liên quan đến tài sản cố định được lập, lưu trữ và quản lý tại Phòng Tài vụ bao gồm : + Quyết định đầu tư được duyệt. + Biên bản đấu thầu hay chỉ định thầu. + Hợp đồng kinh tế với người thắng thầu. + Biên bản nghiệm thu kỹ thuật. + Biên bản quyết toán công trình hoàn thành. + Hoá đơn GTGT. + Biên bản giao nhận tài sản cố định…. Căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản cố định và Hồ sơ tài sản cố định kế toán TSCĐ tiến hành ghi Thẻ tài sản cố định. 2.2.2. Tài sản cố định giảm trong kỳ Khi xét thấy tài sản cố định đã khấu hao hết, tài sản cố định không còn giá trị sử dụng hoặc sử dụng không còn hiệu quả và cần thiết phải thanh lý để thu hồi nguồn vốn, Giám đốc Công ty gửi công văn xin phép Sở Xây dựng, Cục quản lý vốn. Việc thanh lý, nhượng bán được thực hiện qua Biên bản thanh lý tài sản cố định. Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ giảm tài sản cố định để huỷ Thẻ TSCĐ. Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định được phản ánh vào Sổ chi tiết tài sản cố định và Bảng kê phân loại. Bảng kê phân loại là cơ sở để Kế toán tổng hợp phản ánh vào các sổ sách tổng hợp. Hàng năm, Kế toán TSCĐ thực hiện lập Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản cố định. (Biểu số 1.4) Cuối năm kế toán thực hiện lập Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản (Biểu số 1.5) Biểu số 1.5 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2002 đơn vị : Đồng Số chứng từ Diễn giải Tổng số Trong đó Ngân sách Tự có Vốn khác Số dư đầu năm 12.492.474.857 1.640.707.402 7.992.433.531 2.859.333.924 Số tăng trong năm 1.618.932187 706.925.014 912.007.173 5TS/T1 Mua tivi SONY 11.772.827 11.772.827 8TS/T1 Mua máy vi tính 11.969.496 11.969.496 16TS/T1 Mua cần cẩu KC9731 150.382.920 150.382.920 …. … …. … … 118TS/T12 Mua điều hoà NATIONAL 14.190.476 14.190.476 120TS/T12 Mua két sắt an toàn 13.475.000 13.475.000 TSCĐ giảm trong năm 283.456.550 83.467.500 199.989.050 73TS/T3 Thanh lý xe ô tô SUZUKI 199.989.050 199.989.050 103TS/T12 Thanh lý máy trộn BT 83.467.500 83.467.500 Số dư cuối năm 13.827.950.494 2.264.164.916 8.704.451.654 2.859.333.924 2.3. Hạch toán chi tiết tình hình biến động tăng TSCĐ. 2.3.1. Tài sản cố định tăng do mua sắm. * Hạch toán ban đầu trên các chứng từ: Các chứng từ sử dụng: + Quyết định của Giám đốc Công ty. + Hoá đơn Giá trị gia tăng, Hoá đơn vận chuyển (Vận đơn). + Hợp đồng mua bán tài sản cố định. + Thanh lý hợp đồng mua bán tài sản cố định. + Biên bản giao nhận tài sản cố định. Ví dụ minh hoạ: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng máy thi công phục vụ cho việc xây dựng công trình Nhà chung cư 25A Láng Hạ, tháng 10 năm 2001 Giám đốc công trình đã lập Giấy đề nghị cấp một cần cẩu. Giám đốc Công ty đã căn cứ vào nhu cầu sử dụng TSCĐ và tình hình Công ty để gửi công văn xin phép Sở Xây dựng Hà Nội, Cục quản lý vốn. Tháng 01 năm 2002, sau khi nhận được công văn cho phép mua TSCĐ, Giám đốc Công ty ra quyết định mua tài sản cố định theo Mẫu số 1.1 Mẫu số 1.1 Sở Xây dựng Hà Nội Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Số 624/KT - CL Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội ngày 10 tháng 01 năm 2002 Quyết định của giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội V/v: Mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động xây lắp --------o------- Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Căn cứ vào quyết định số 626/QĐ/UB ngày 10 tháng 3 năm 1993 cho phép thành lập Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số1 Hà Nội. Căn cứ tình hình năng lực vốn hiện có của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Quyết định Điều 1: Thực hiện mua mới một cần cẩu đủ khả năng phục vụ cho việc xây lắp các công trình cao tầng. Điều 2 : Tài sản cố định được tài trợ từ quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn vay từ Ngân hàng công thương Đống Đa, Hà Nội. Điều 3 : Phòng Hành chính tổng hợp, phòng tài vụ Công ty có trách nhiệm thực hiện quyết định này. Nơi nhận: Sở Xây dựng Hà Nội Cục quản lý vốn… Giám đốc Công ty (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ngày 15 tháng 01 năm 2002, đại diện Phòng Kỹ thuật chất lượng và Phòng kế toán thực hiện mua TSCĐ thông qua hoá đơn GTGT Số 090347 theo Mẫu số 1.2 Mẫu số 1.2 Hoá đơn GTGT Liên 2 (Giao cho khách hàng) Mẫu số 01/GTKT-3LL Số:090347 Đơn vị bán hàng: Công ty thiết bị xây dựng TCCI. Địa chỉ: 80 Láng Hạ. Điện thoại:(04)8647658. Mã số thuế:0100365533-1 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Thuỷ. Đơn vị : Công ty xây dựng Hà Nội. Địa chỉ : Số 2, Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Mã số thuế:0100105389-1 Hình thức thanh toán: Trả tiền ngay Số TT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cần cẩu KC9731 Chiếc 1 149.882.920 149.882.920 Tổng tiền hàng: 149.882.920 Thuế suất thuế GTGT : 10% Tiền thuế: 14.988.292 Tổng tiền thanh toán: 164.871.212 Người mua (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Tổng chi phí lắp đặt chạy thử của tài sản này là : 500.000đ. Công ty xác định nguyên giá tài sản cố định cố định là : 150.382.920đ. Sau khi nhận Hoá đơn GTGT số 090347 , Thủ kho làm thủ tục nhập kho tài sản cố định Phiếu nhập kho (Mẫu số 1.3) Dựa trên Hoá đơn GTGT số 090347, Kế toán vốn bằng tiền thực hiện lập Phiếu chi để thanh toán cho Công ty thiết bị xây dựng TCCI. (Mẫu số 1.4) Mẫu số 1.3 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Phiếu nhập kho Ngày 15 tháng 01 năm 2002 Quyển số:01 Số:2502 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thanh Thuỷ. Theo hoá đơn GTGT ngày 15 tháng 01 năm 2002 Nhập tại kho Công ty. Đơn vị tính : VND. Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Cần cẩu KC9731 Chiếc 1 1 150.382.920 150.382.920 Tổng cộng 1 1 150.382.920 150.382.920 Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Nhập ngày 15 tháng 01 năm 2002 Thủ kho (Ký, họ tên) Mẫu số 1.4 Phiếu chi Ngày 15 tháng 01 năm 2002 Quyển số:01/2002 Số: 1502 Số:1502 Nợ: 211,133 Có: 1111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thanh Thuỷ. Địa chỉ: Phòng Hành chính Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội . Lý do: Mua cần cẩu phục vụ sản xuất kinh doanh. Số tiền: 150.382.920đ (Bằng chữ) Một trăm năm mươi triệu, ba trăm tám mươi hai ngàn, chín trăm hai mươi đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký,họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ): Một trăm năm mươi triệu, ba trăm tám mươi hai ngàn, chín trăm ha._.i mươi đồng chẵn. Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày 15 tháng 01 năm 2002 Người nhận tiền (Ký, họ tên) Trong ngày 15 tháng 01 năm 2002 Thủ kho lập Phiếu xuất kho để thực hiện xuất tài sản cố định cho đơn vị sử dụng là xí nghiệp xây lắp số 18. Mẫu số 1.5 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Phiếu xuất kho Ngày 15 tháng 01 năm 2002 Quyển số:01 Số:3002 Họ tên người giao hàng: Lê Trung. Địa chỉ: Xí nghiệp xây lắp số 18. Lý do: Phục vụ thi công các công trình. Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Cần cẩu KC9731 Chiếc 1 1 150.382.920 150.382.920 Tổng cộng 1 1 150.382.920 150.382.920 Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đồng thời Công ty lập Biên bản bàn giao TSCĐ cho xí nghiệp xây lắp số 18 (Mẫu số 1.6) Mẫu số 1.6 Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Địa chỉ : Số 2 Tôn Thất Tùng Hà Nội. Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày 15 tháng 01năm 2002 Số: 01/2002 Căn cứ quyết định số: 624 ngày 10 tháng 01 năm 2002 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội về việc bàn giao TSCĐ cho xí nghiệp xây lắp Số 18. Ban giao nhận TSCĐ : - Bà: Nguyễn Thanh Thuỷ Chức vụ: TP Hành chính Đại diện bên giao - Ông: Nguyễn Văn Thắng Chức vụ : GĐ XNXL18 Đại diện bên nhận - Ông : Lê Chí Cường Chức vụ: Cán bộ XN Đại diện: sử dụng máy Địa điểm giao nhận TSCĐ: Kho Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. S tt Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng của TSCĐ ) Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất (diện tích thiết kế) Tính nguyên giá của TSCĐ Tỷ lệ hao mòn Tài liệu kỹ thuật kèm theo Giá mua (Giá thành sản xuất Cước phí vân chuyển Chi phí chạy thử Nguyên giá TSCĐ A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E Cần cẩu 9731 Nhật 2000 2002 149.882.920 500.000 150.382.920 11% Cộng x x x x x 149.882.920 500.000 150.382.920 x x Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: Số TT Tên, quy các dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Tổng cộng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Người giao (Ký, họ tên) * Hạch toán chi tiết : Trên cơ sở biên bản bàn giao tài sản cố định kế toán TSCĐ thực hiện lập Thẻ tài sản cố định cho Cần cẩu KC9731 được sử dụng tại xí nghiệp xây lắp 18. (Biểu số 1.5) Biểu số 1.5 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thẻ tài sản cố định Ngày 15 tháng 01 năm 2002 lập thẻ. Kế toán trưởng(Ký, họ tên): Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: 01/2002 ngày 15 tháng 01 năm 2002 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Cần cẩu KC 9731 Nước sản xuất (xây dựng ) : Nhật Bản. Năm sản xuất : 2000 Bộ phận quản lý sử dụng : Xí nghiệp xây lắp 18 Năm đưa vào sử dụng : 2002 Đình chỉ sử dụng ngày …….tháng……năm….. Lý do đình chỉ Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 15/01 Mua cần cẩu KC9731 150.382.920 Số TT Tên, quy các dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ……ngày……tháng…..năm…………………. Lý do ghi giảm…………………………………………………………………….. Dựa vào Biên bản bàn giao và các chứng từ có liên quan, Kế toán TSCĐ thực hiện phản ánh vào Sổ chi tiết TSCĐ. (Biểu số 1.6) Biểu số 1.6 Sổ chi tiết tài sản cố định S TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, ký mã hiệu, quy cách(cấp hạng) TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã trích cho đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do ghi giảm TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao SH Ngày tháng, năm 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 … … .. …. … … … … … … … … … 25 BBBGTS01/ 2002 01/ 2002 Cần cẩu KC9731 Nhật 01/ 2002 150.382.920 11% 1.366.240 … … Cộng QI 4.295.305.405 … … Cộng 5.297.072.159 34.067.688 Năm: 2002 Loại tài sản: Máy móc thiết bị. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 090347 Kế toán tài sản cố định phản ánh vào Bảng kê phân loại để làm cơ sở cho việc phản ánh vào Nhật ký chung theo các định khoản: a1) Giá ghi trên hoá đơn: Nợ TK 211(2113): 149.882.920 Nợ TK 133(1332): 14.988.292 Có TK 331: 164.871.212 a2) Nợ TK 331: 164.871.212 Có TK 111(1111): 100.000.000 Có TK 341: 64.871.212 a3) Nợ TK 211: 500.000 Nợ TK 133(1332): 50.000 Có TK 111: 550.000 b) Nợ TK 414 : 100.000.000 Có 411: 100.000.000 Biểu số 1.7 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loại Số: 16TS/T1 Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 331, Ghi Nợ các tài khoản Số hiệu Ngày tháng 2114 1332 Tổng cộng 090347 15/01/02 Mua cần cẩu KC9731 149.882.920 14.988.292 164.871.212 Cộng 149.882.920 14.988.292 164.871.212 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 1.8 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loạI Số: 17TS/T1 Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 331, Ghi Có các tài khoản Số hiệu Ngày tháng 111 341 Tổng cộng 090347 15/01/02 Mua cần cẩu KC9731 100.000.000 64.871.212 164.871.212 Cộng 100.000.000 64.871.212 164.871.212 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 1.9 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loại Số: 18TS/T3 Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 411, Ghi Có các TK Số hiệu Ngày tháng 414 Tổng cộng 090347 15/01/02 Mua cần cẩu KC9731 100.000.000 100.000.000 Cộng 100.000.000 100.000.000 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.3.2. Tài sản cố định tăng do XDCB hoàn thành bàn giao. Nghiệp vụ tăng tài sản cố định do XDCB bàn giao không diễn ra thường xuyên xảy ra tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Các TSCĐ tăng trong trường hợp này bao gồm các công trình: kho bãi, nhà ở tạm cho công nhân xây lắp, các công trình phụ trợ. Việc xây dựng các công trình này được Công ty giao khoán cho một hay nhiều xí nghiệp xây lắp trực thuộc. Mọi chi phí có liên quan đến công trình được kế toán các đơn vị tập hợp vào Bảng tổng hợp chi phí gửi về cho phòng tài vụ. * Hạch toán ban đầu trên các chứng từ: Các chứng từ sử dụng: Hợp đồng giao khoán. Bảng tổng hợp kinh phí. Biên bản nghiệm thu công trình. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán. Biên bản bàn giao công trình XDCB hoàn thành. Các chứng từ này là căn cứ cho việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp tăng tài sản cố định, sau đó các chúng được lưu trong các Hồ sơ tài sản cố định. Ví dụ minh hoạ: Xí nghiệp xây lắp Sơn La được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình thuộc khu vực phía Bắc theo quyết định số 442/QĐ-CT ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Ngày 26 tháng 4 năm 2001, Công ty thực hiện ký Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 1.7) với xí nghiệp xây lắp số 06 với nội dung xây dựng công trình nhà làm việc xí nghiệp xây lắp Sơn La. Mẫu số 1.7 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Số 574/HĐGK Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001 Hợp đồng giao khoán Công trình: Nhà làm việc xí nghiệp xây lắp Sơn La. Căn cứ vào Quyết định số 354/QĐ-CT ngày 18 tháng 6 năm 1994 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội về ban hành quy chế tài chính nội bộ. Căn cứ vào Quyết định số 442/QĐ- CT ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Hôm nay ngày 26 tháng 4 năm 2001, tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội Bên giao khoán (Bên A): Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Đại diện: Ông Đặng Việt Hồ. Chức vụ: Giám đốc Công ty. Bên nhận giao khoán: Xí nghiệp xây lắp số 06(Trực thuộc Công ty). Đại diện: Ông Lê Trung. Chức vụ: Giám đốc xí nghiệp. Thống nhất ký kết hợp đồng giao khoán thi công công trình Nhà làm việc xí nghiệp Sơn La với các điêù khoản sau. Điều 1: Chủ đầu tư công trình: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội . Điều 2: Đơn vị nhận khoán: Xí nghiệp xây lắp số 6 có trách nhiệm thi công công trình Nhà làm việc Sơn La. Điều 3: Tiến độ thi công công trình: Công trình phải được hoàn thành trước ngày 30 tháng 3 năm 2002. Điều 4: Trách nhiệm của các bên: Trách nhiệm của bên giao khoán: Bên giao khoán là Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có trách nhiệm giao cho bên nhận khoán các tài liệu về thiết kế, các chỉ dẫn về kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng ghi trong hợp đồng chính, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát công trình. Cấp trước cho bên B số vốn cần thiết để thực hiện xây dựng công trình. Trách nhiệm của bên nhận khoán: Thi công công trình đúng theo các yêu cầu kỹ thuật, đúng như thiết kế, đúng các biện pháp tổ chức thi công và biện pháp an toàn lao động. Thực hiện đúng yêu cầu về tiến độ thi công. Các chi phí có liên quan đến công trình phải được ghi chép đầy đủ, rõ ràng và có chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. Các chứng từ này phải được giao về Công ty sau khi công trình hoàn thành và bàn giao. Điều 5: Phương thức thanh toán: Bên A ứng trước tiền cho bên B theo đúng giá dự toán công trình. Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Điều 6 : Điều khoản chung: Trong trường hợp chi phí có thay đổi so với dự toán ban đầu thì bên B được phép ghi nhận vào chi phí. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng. Các vấn đề vướng mắc sẽ tiếp tục được giải quyết khi bên B đang thực hiện thi công công trình. Hợp đồng có giá trị từ ngày 26 tháng 4 năm 2001 Bên nhận khoán (Ký, họ tên) Bên giao khoán (Ký, họ tên, đóng dấu) Ngày 26 tháng 4 năm 2001 Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ứng trước cho xí nghiệp xây lắp số 06 số tiền trong dự toán giá trị công trình là: 40.135.734đ theo Phiếu chi số 3501. (Mẫu số 1.8) Chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thi công công trình được kế toán xí nghiệp xây lắp tổng hợp trong Bảng tổng hợp kinh phí. (Mẫu số 1.9) Sau khi công trình XDCB hoàn thành ngày 6 tháng 3 năm 2002, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thực hiện nghiệm thu công trình và thực hiện bàn giao công trình. (Mẫu số 1.10) Mẫu số 1.8 Sở Xây dựng Hà Nội Mẫu số 02/TT Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Phiếu chi Ngày 26 tháng 4 năm 2001 Quyển số:04/2001 Số: 3501 Số:1502 Nợ:136.8 Có:111.1 Họ tên người nhận tiền: Lê Trung. Địa chỉ: Giám đốc Xí nghiệp xây lắp số 06. Lý do: Chi cho xây dựng nhà làm việc Sơn La. Số tiền: 40.135.734đ (Bằng chữ) Bốn mươi triệu, một trăm ba mươi lăm ngàn, bảy trăm ba mươi bốn đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký,họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bốn mươi triệu, một trăm ba mươi lăm ngàn, bảy trăm ba mươi bốn đồng chẵn. Thủ quỹ (Ký, họ tên) Ngày 15 tháng 01 năm 2002 Người nhận tiền (Ký, họ tên) Mẫu số 1.9 Bảng tổng hợp kinh phí Công trình : Nhà làm việc xí nghiệp Sơn La. (đơn vị : Đồng) STT Khoản mục Dự toán Thực tế Chênh lệch 1 CP NVL trực tiếp 26.454.713 28.217.280 +1.762.567 2 CP nhân công trực tiếp 11.354.000 11.200.000 -154.000 3 CP Sử dụng máy 827.021 630.000 -197.021 4 Chi phí sản xuất chung 1.500.000 1.796.000 +296.000 5 Tổng giá trị 40.135.734 41.843.280 +1.707.546 Mẫu số 1.10 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội --------------------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc Hà nội, ngày 06 tháng 3 năm 2002 Biên bản bàn giao TSCĐ Công trình: nhà làm việc xí nghiệp Sơn La. Căn cứ vào quyết định số 442/QĐ-CT ngày 24 tháng 4 năm 2001 của giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội về việc xây dựng nhà làm việc xí nghiệp Sơn La. Hôm nay ngày 6 tháng 3 năm 2002, hôm nay tại nhà làm việc xí nghiệp Sơn La, chúng tôi gồm: - Ông : Đặng Việt Hồ. Chức vụ : Giám đốc Công ty. Đại diện bên A. - Ông : Lê Trung. Chức vụ: Giám đốc XNXLsố 06.Đại diện bên B. - Ông : Phùng Minh Trang. Chức vụ : TP Kỹ thuật chất lượng. …. Đã tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình Nhà làm việc xí nghiệp xây lắp Sơn La, kết quả như sau: Công trình được đánh giá là đạt những tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng. Tổng giá trị công trình được duyệt thực tế là: 41.843.280đ. Bên nhận khoán (Ký, họ tên) Bên giao khoán (Ký, họ tên, đóng dấu) Sau khi công trình hoàn thành , hai bên thực hiện thanh lý hợp đồng giao khoán. (Mẫu số 1.11) Kế toán tiền mặt lập Phiếu chi để thanh toán số tiền còn thiếu cho đơn vị thi công.(Mẫu số 1.12) Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội bàn giao khu nhà làm việc cho xí nghiệp Sơn La theo Biên bản bàn giao tài sản cố định Số 05/2002. (Mẫu số 1.13) Mẫu số 1.11 Sở Xây dựng Hà Nội Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Số 580/HĐGK ------------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc Hà nội, ngày 06 tháng 3 năm 2002 Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán Công trình: Nhà làm việc Xí nghiệp Sơn La Căn cứ hợp đồng giao khoán số 574/HĐGK ngày 26 tháng 4 năm 2001 về việc thi công công trình nhà làm việc Xí nghiệp Sơn La. Căn cứ vào biên bản bàn giao công trình XDCB hoàn thành. Hôm nay ngày 6 tháng 3 năm 2002, chúng tôi gồm: Bên giao khoán (Bên A): Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Đại diện: Ông Đặng Việt Hồ Chức vụ: Giám đốc Công ty. Bên nhận giao khoán (Bên B) : Xí nghiệp xây lắp số 06(Trực thuộc Công ty). Đại diện: Ông Lê Trung. Chức vụ: Giám đốc xí nghiệp. thống nhất thanh lý hợp đồng giao khoán công trình Nhà làm việc xí nghiệp Sơn La như sau: Tổng giá trị dự toán : 40.135.734đ. Tổng chi phí thực tế : 41.843.280đ. Số tiền bên A đã thanh toán cho bên B: 40.135.734đ. Số tiền còn phải than toán: 1.707.546đ Bên A còn phải thanh toán cho bên B số tiền còn thiếu. Giám đốc XNXL Số 06 (Ký, họ tên) Trưởng phòng tài vụ (Ký, họ tên) Trưởng phòng Kỹ thuật chất lượng (Ký, họ tên) Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu số 1.12 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Phiếu chi Ngày 06 tháng 3 năm 2003 Quyển số:04/2002 Số: 2801 Số:1502 Họ tên người nhận tiền: Lê Trung. Địa chỉ: Giám đốc Xí nghiệp xây lắp số 06. Lý do: Chi cho xây dựng nhà làm việc Sơn La. Số tiền: 1.707.546 (Bằng chữ) Một triệu bảy trăm lẻ bảy ngàn năm trăm bốn mươi sáu đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký,họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền 1.707.546 (Bằng chữ) Một triệu bảy trăm lẻ bảy ngàn năm trăm bốn mươi sáu đồng chẵn. Thủ quỹ (Ký, họ tên) Ngày 15 tháng 01 năm 2002 Người nhận tiền (Ký, họ tên) Mẫu số 1.13 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Biên bản giao nhận tài sản cố định Ngày 6 tháng 3năm 2002 Số: 05/2002 Căn cứ quyết định số: Quyết định số 442/QĐ- CT ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Ban giao nhận TSCĐ : - Ông: Đặng Việt Hồ. chức vụ: Giám đốc Công ty. Đại diện bên giao - Ông: Ngô Phúc Thắng. chức vụ : GĐ XNXLSơn La. Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận TSCĐ: Nhà làm việc xí nghiệp Sơn La. Stt Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng của TSCĐ ) Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất (diện tích thiết kế) Tính nguyên giá của TSCĐ Tỷ lệ hao mòn Tài liệu kỹ thuật kèm theo Giá mua (Giá thành sản xuất Cước phí vân chuyển Chi phí chạy thử Nguyên giá TSCĐ A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E Nhà làm việc xí nghiệp Sơn La Việt Nam 2002 2002 41.843.280 41.843.280 4.5% Cộng 41.843.280 41.843.280 Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: Số TT Tên, quy các dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Người giao (Ký, họ tên) * Hạch toán chi tiết Căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản cố định, kế toán TSCĐ lập Thẻ tài sản cố định (Biểu số 1.10), Sổ chi tiết TSCĐ. ( Biểu số 1.11) Kế toán thực hiện định khoản như sau: Khi phát sinh các chi phí: a) Nợ TK 154 (154 Nhà làm việc Sơn La) : 41.843.280 Có TK 621 (621 Nhà làm việc Sơn La) : 28.217.280 Có TK 622 (622 Nhà làm việc Sơn La) : 11.200.000 Có TK 623 (623 Nhà làm việc Sơn La) : 630.000 Có TK 627 (627 Nhà làm việc Sơn La) : 1.796.000 Nợ TK 241(2413): 41.843.280 Có TK 154 (154 Nhà làm việc Sơn La) : 41.843.280 Nợ TK 211 (2111): 41.843.280 Có TK 241(2413): 41.843.280 d) Nợ TK 441: 41.843.280 Có TK 411: 41.843.280 b) Nợ TK 141 : 1.707.546 Có TK 111(1111) : 1.707.546 Biểu số 1.10 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thẻ tài sản cố định Số:125 Ngày 06 tháng 03 năm 2002 lập thẻ. Kế toán trưởng(Ký, họ tên): Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: 05/2002 ngày 06 tháng 3 năm 2002 . Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Nhà làm việc xí nghiệp Sơn La. Nước sản xuất (xây dựng ) : Việt Nam. Năm sản xuất : 2002 Bộ phận quản lý sử dụng : Xí nghiệp Sơn La. Năm đưa vào sử dụng : 2002 Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 BBBG BGTS05 06/3 Bàn giao nhà làm việc 41.843.280 Số TT Tên, quy các dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ……ngày……tháng…..năm………………… Lí do ghi giảm TSCĐ .. Biểu số 1.11 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Sổ chi tiết tài sản cố định Loại tài sản: Nhà cửa vật kiến trúc Năm: 2002 S TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, ký mã hiệu, quy cách(cấp hạng) TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ (Đồng) Khấu hao Khấu hao đã trích cho đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do ghi giảm TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao SH Ngày tháng, năm 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 … … .. …. … … … … … … … … … 4 BBBGTS05/ 2002 03/ 2002 Nhà làm việc XN Sơn La Việt Nam 03/ 2002 41.843.280 4,5% 160.200 … … Cộng QI 4.698.529.980 … … Cộng 4.698.529.980 34.067.688 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 1.12 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loại Số: 50TS/T3 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 211, ghi có Tk Số hiệu Ngày tháng 2413 Tổng cộng 580/HĐGK 06/3/02 Nhà làm việc XN Sơn La 41.843.280 46.027.608 Cộng 41.843.280 46.027.608 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 1.13 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loại Số: 51TS/T3 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 411, Ghi Nợ các TK Số hiệu Ngày tháng 441 Tổng cộng 580/HĐGK 06/3/02 Nhà làm việc XN Sơn La 41.843.280 41.843.280 Cộng 41.843.280 41.843.280 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 1.14 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loại Số: 53TS/T3 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 111, Ghi Nợ các TK Số hiệu Ngày tháng 141 Tổng cộng PC2801 06/3/02 Nhà làm việc XN Sơn La 1.707.546 1.707.546 Cộng 1.707.546 1.707.546 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.3.3. Tài sản cố định tăng do chuyển công cụ dụng cụ thành tài sản cố định. Ngày 31 tháng 12 năm 2001, theo kết quả kiểm kê tài sản cố định toàn doanh nghiệp Công ty nhận thấy một số các công cụ, dụng cụ là các giàn giáo, cốp pha có đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định với tổng giá trị là : 130.363.857 đ. Giá trị của số công cụ, dụng cụ này đã được phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong các kỳ trước vì vậy không cần phải trích khấu hao khi chuyển chúng thành TSCĐ. Giám đốc Công ty quyết định chuyển số giàn giáo cốp pha này thành tài sản cố định theo Quyết định số 620/KTCL ngày 20 tháng 01 năm 2002. Công ty thực hiện quản lý số tài sản này trên hệ thống sổ chi tiết (Biểu số 1.15) và không lập Thẻ tài sản cố định . Biểu số 1.15 S TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, ký mã hiệu, quy các(cấp hạng) TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã trích cho đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do ghi giảm TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao Số hiệu Ngày tháng năm 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 1 620/ KTCL 20/01/02 Giàn giáo cốp pha Việt Nam 2000 130.363.857 Cộng QI 130.363.857 Cộng 130.363.857 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Sổ chi tiết tài sản cố định Loại tài sản: Dàn giáo cốp pha Năm: 2002 Kế toán phản ánh vào Bảng kê phân loại (Biểu số 1.15) các bút toán sau: Nợ TK 211(2117): 130.363.857 Có TK 214(2141): 130.363.857 Biểu số 1.16 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê phân loại Số: 22TS/T1 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 2117, Ghi Có các TK Số hiệu Ngày tháng 214 Tổng cộng 620/KTCL 20/01/02 Chuyển công cụ dụng 130.363.857 130.363.857 cụ thành TSCĐ Cộng 130.363.857 130.363.857 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.4. Hạch toán kế toán chi tiết giảm tài sản cố định. 2.4.1. Hạch toán ban đầu trên chứng từ: Tài sản cố định của Công ty giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán. Trong năm 2002 tổng số tài sản cố định của Công ty giảm: -283.456.550. Trong trường hợp này, các chứng từ sau sẽ được sử dụng: Quyết định bán tài sản cố định . Hợp đồng mua bán tài sản cố định. Hoá đơn GTGT. Biên bản thanh lý tài sản cố định. Ví dụ minh hoạ: Xe ô tô SUZUKI 29L-2010 là phương tiện vận tải được sản xuất năm 1992 và đưa vào sử dụng tại Công ty vào năm 1994. Ngày 26 tháng 11 năm 2001, sau khi được sự cho phép của Sở Xây dựng Hà Nội, Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ra thông báo rộng rãi cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài Công ty. Ngày 20 tháng 02 năm 2002, Công ty tổ chức bán đấu giá xe SUZUKI và quyết định bán xe cho Công ty TNHH Phúc Anh. Ngày 12 tháng 3 năm 2002, Giám đốc Công ty ra Quyết định bán thanh lý tài sản cố định (Mẫu số 1.14). Ngày 24/3/2002, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội và Công ty TNHH Phúc Anh thực hiện ký hợp đồng mua bán ô tô (Mẫu số 1.15) Mẫu số 1.14 Sở Xây dựng Hà Nội Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Số 721/KTCL ------------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc ---o0o--- Hà nội, ngày 12 tháng 3 năm 2002 Quyết định của giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội V/v: Bán thanh lý xe ô tô SUZUKI Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Căn cứ vào Quyết định số 626/QĐ-UB ngàya 10 tháng 3 năm 1993 cho phép thành lập Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào biên bản bán đấu giá TSCĐ ngày 20 tháng 02 năm 2002 Quyết định Điều 1: Nhượng bán xe ô tô SUZUKI 12 chỗ ngồi. Nước sản xuất: Nhật Bản. Nhãn hiệu: SUZUKI. Biển số: 29 - 2010 Số máy: 980279 Số khung:146381 Cho Công ty TNHH Phúc Anh. Địa chỉ: Số 2A, Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Tây. Tài khoản số: 710A-40879 tại Ngân hàng công thương Hà Tây. Giá bán : 44.200.000 đ Điều 2: Các phòng Tài vụ, Hành chính và Khách sạn Phương Nam có trách nhiệm thực hiện quyết định này. Nơi gửi: - Phòng tài vụ - Phòng hành chính - Khách sạn Phương Nam - Lưu văn phòng Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu số 1.15 Sở Xây dựng Hà Nội Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Số 234/HĐKT ------------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc ---o0o--- Hà nội, ngày 24 tháng 3 năm 2002 Hợp đồng mua bán ô tô suzuki 29l- 2010 - Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng nhà nước ban hành ngày 25 tháng 9 năm 1989 - Căn cứ vào Biên bản đánh giá tài sản cố định và Biên bản đấu thầu ngày 20 tháng 02 năm 2002 Bên bán: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Đại diện bên bán: Ông Đặng Việt Hồ. Chức vụ : Giám đốc Công ty. Địa chỉ: Số 2 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Tài khoản số:71000124 Tại Ngân hàng công thương Đống Đa, Nội. Bên mua : Công ty TNHH Phúc Anh. Đại diện bên mua: Ông Nguyễn Văn Cúc. Chức vụ: Giám đốc Công ty. Địa chỉ: Số 2A, Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Tây. Tài khoản số: 710A-40879 tại Ngân hàng công thương Hà Tây. Điều 1: Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội bán cho Công ty TNHH Phúc Anh ô tô SUZUKI : Tên tài sản cố định: SUZUKI. Nước sản xuất: Nhật Bản. Biển số: 29 - 2010 Số máy: 980279 Số khung:146381 Điều 2 : Phương thức thanh toán: Tiền mặt. Điều 3: Trách nhiệm của các bên: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có trách nhiệm giao xe nguyên trạng và hồ sơ xe cho Công ty TNHH Phúc Anh khi đã nhận đủ tiền. Công ty TNHH Phúc Anh chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng xe từ khi hợp đồng này có hiệu lực. Hợp đồng lập thành 2 bản giống nhau, mỗi bên giữ một bản. Đại diện bên mua (Ký, họ tên, đóng dấu) Đại diện bên bán (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán tiêu thụ viết Hoá đơn GTGT cho nghiệp vụ bán thanh lý TSCĐ : Mẫu số 1.16 Hoá đơn GTGT Ngày 24 tháng 3 năm 2002 Liên 3 (Dùng để hạch toán) Mẫu số 01/GTKT-3LL Số:30/2002 Đơn vị bán hàng: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Địa chỉ: Số 02 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Điện thoại: Mã số thuế: 0100105389-1 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Cúc. Đơn vị : Công ty TNHH Phúc Anh. Địa chỉ : 2A Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Tây.Mã số thuế:050041330-4 Hình thức thanh toán: Tiền mặt (ĐVN). Số TT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe ô tô Suzuki Chiếc 1 42.095.238 42.095.238 Tổng tiền hàng: 42.095.238 Thuế suất thuế GTGT : 10% Tiền thuế: 2.104.762 Tổng tiền thanh toán : 44.200.000 Người mua (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sau khi Công ty TNHH Phúc Anh thanh toán đủ số tiền 42.000.000đ, Kế toán Vốn bằng tiền lập Phiếu thu số 6402(Mẫu số 1.17). Chi phí cho hoạt động thanh lý xe ô tô SUZUKI được thực hiện qua Phiếu chi số 5402(Mẫu số 1.18) Mẫu số 1.17 Phiếu thu Ngày 24 tháng 3 năm 2002 Quyển số:05/2002 Số: 5402 Số:1502 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Cúc. Địa chỉ: Công ty TNHH Phúc Anh, 2A Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Tây. Lý do: Trả tiền mua xe SUZUKI. Số tiền: 44.200.000 (Viết bằng chữ) Bốn mươi bốn triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc. Kế toán trưởng Người lập phiếu Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ): Bốn mươi bốn triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn. Ngày 06 tháng 3 năm 2002 Mẫu số 1.18 Phiếu chi Ngày 24 tháng 3 năm 2002 Quyển số:03/2002 Số: 6402 Số:1502 Nợ: 821 Có:111.1 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thanh Thuỷ Địa chỉ: Phòng Hành chính Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội . Lý do: Chi phí cho thanh lý xe ô tô SUZUKI 29L 2010 Số tiền: 550.000 (Bằng chữ) Năm trăm năm mươi ngàn đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ): Năm trăm năm mươi lăm triệu đồng chẵn. Thủ quỹ Ngày 24 tháng 03 năm 2002 Người nhận tiền Thủ quỹ Công ty thực hiện lập Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 20) Mẫu số 1.19 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Biên bản thanh lý TSCĐ Số: 01/2002 Ngày 24 tháng 3 năm 2002 Căn cứ vào quyết định số: 721/KTCL ngày 12 tháng 3 năm 2002 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội về việc thanh lý tài sản cố định. Ban thanh lý tài sản cố định gồm: Ông: Phùng Minh Trang Đại diện: Phó Giám đốc Công ty Trưởng ban Bà : Nguyễn Đỗ Trinh Đại diện: Trưởng phòng tài vụ Uỷ viên Ông : Nguyễn Ngọc Yên Đại diện: TP Kỹ thuật chất lượng Uỷ viên Tiến hành thanh lý TSCĐ Tên, ký mã hiệu, quy các(cấp hạng) TSCĐ Xe ô tô SUZUKI. Năm sản xuất : 1992 Năm đưa vào sử dụng: 1994 Nguyên giá TSCĐ : 199.989.050đ Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý TSCĐ : 199.989.050đ Giá trị còn lại của TSCĐ : 0 Kết luận của ban thanh lý TSCĐ Xe đã cũ nát, sử dụng không còn hiệu quả Ngày 24 tháng 3 năm 2002. Trưởng ban thanh lý (Ký, họ tên) IV) Kết quả thanh lý: Chi phí thanh lý là : 550.000đ Giá trị thu hồi: 46.200.000đ Đã ghi giảm Thẻ tài sản cố định ngày 24 tháng 3 năm 2002 Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) Ngày 24 tháng 3 năm 2002. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) * Hạch toán trên hệ thống sổ chi tiết Kế toán TSCĐ thực hiện ghi giảm Thẻ TSCĐ (Biểu số 1.17) như sau: Biểu số 1.17 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội thẻ tài sản cố định Ngày 02 tháng 06 năm 1993 lập thẻ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: 124/KTCL ngày 10 tháng 6 năm 1993 của Giám đốc Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội về việc mua sắm xe phương tiện vận tải Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Xe ô tô SUZUKI 29L 2010 Nước sản xuất (xây dựng ) :Nhật Bản Năm sản xuất: 1992 Bộ phận quản lý sử dụng: Khách sạn Phương Nam Năm đưa vào sử dụng: 6/1994. Công suất (diện tích thiết kế) :12 chỗ ngồi Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 02/8/02 Mua ô tô SUZUKI 199.989.050 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 10.999.398 21.998.796 21.998.796 21.998.796 21.998.796 21.998.796 21.998.796 21.998.796 21.998.796 2.999.288 10.999.398 32.998.194 54.996.989 76.995.785 98.994.580 120.993.376 142.992.171 164.990.967 186.989.762 199.989.050 Số thị trường Tên, quy các dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị Ghi giảm tài sản cố định : Biên bản thanh lý số 01/2002 ngày 24 tháng 3 năm 2002. Lý do ghi giảm: Bán thanh lý. Kế toán TSCĐ căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ để hạch toán vào Sổ chi tiết TSCĐ. Biểu số 1.18 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Sổ chi tiết tài sản cố định Loại tài sản: Phương tiện vận tải truyền dẫn Năm: 2002 STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, ký mã hiệu, quy các(cấp hạng) TSCĐ Năm sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã trích cho đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do ghi giảm TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao Số hiệu Ngày tháng, năm 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 … … … … … … …. … … … … … … 2 00274 2/6 93 Xe SUZUKI 1992 1993 199.989.050 11% 2.999.288 199.989.050 BBTL 01/02 24/3/ 02 thanh lý … … … … … … … … … … … … … Cộng quý I 2.170.911.071 Cộng 2.087.443.571 47.0._.ng Nhật ký chung". Biểu số 2.1 Sổ nhật ký chung Quý …/2002 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh Ký hiệu Ngày tháng Nợ Có Số trang trước Mang sang … Cộng mang sang trang sau. Cộng cuối quý. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày …tháng ...năm200… Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 2.2 Sở Xây dựng Hà nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Sổ cái Tài khoản : … Quý …/200… Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ … Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày …tháng … năm200.. Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định. * Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội không tiến hành đánh số TSCĐ. Xét trên góc độ quản lý thì việc không đánh số TSCĐ làm cho Công ty khó khăn trong việc quản lý TSCĐ. Ví dụ : Công ty không thể biết một máy móc thiết bị đang được sử dụng tại đơn vị nào, phòng ban nào nếu như không quản lý chặt chẽ theo đơn vị, bộ phận sử dụng, Công ty không thể biết được TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn nào nếu như không quản lý TSCĐ theo nguồn vốn hình thành. * Về việc phân loại TSCĐ . Hiện nay Công ty đang thực hiện phân loại tài sản cố định theo Nguồn hình thành và theo Hình thái vật chất. Hai cách phân loại này một phần nào đó đã giúp cho Công ty quản lý được TSCĐ tại Công ty. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Công ty có thể biết hiện tại Công ty còn tài sản cố định đang được sử dụng vào mục đích gì, có bao nhiêu tài sản đang chờ thanh lý, nhượng bán…Nếu chỉ dựa vào cách phân loại trên thì Công ty có được những thông tin liên quan đến vấn đề trên. * Về công tác quản lý trích khấu hao TSCĐ : Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao riêng cho ô tô vận tải và các loại tài sản cố định khác. Việc tính khấu hao cho ô tô vận tải theo giá bình quân giờ ca hoạt động là không đúng theo quy định kế toán. Bên cạnh đó, việc phân bổ khấu hao TSCĐ (không phải là ô tô vận tải) cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp là không hợp lý bởi đối với một công trình sử dụng nhiều giờ máy thi công mà sử dụng ít chi phí nhân công thì khấu hao TSCĐ phân bổ. * Công tác quản lý sử dụng TSCĐ : Các loại TSCĐ của Công ty luôn được điều động đến các công trình xây lắp. Việc theo dõi sử dụng các thiết bị thi công không được thực hiện một cách chặt chẽ. Ví dụ: Việc đưa một máy móc đi thi công các công trình thường không được quản lý bằng các văn bản. Do vậy không có sự ràng buộc về trách nhiệm đối với việc sử dụng máy thi công. Bên cạnh đó việc bảo quản các loại máy móc thiết bị ở các công trình rất khó khăn, chất lượng máy móc bị ảnh hưởng. II. Phương hướng hoàn thiện hạch toán và quản lý tài sản cố định và Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. 1. Phương hướng hoàn thiện hạch toán và quản lý tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội . 1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán và quản lý tài sản cố định . Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Chức năng của kế toán là ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán còn cung cấp thông tin cho rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có những cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp, đối với các nhà đầu tư, các thông tin này là cơ sở để họ a các quyết định đầu tư. Việc hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu để Công ty có thể phân tích được tình hình tài sản của mình, từ đó có hướng đầu tư và phương pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ hiện nay tại Công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trên. 1.2. Hoàn thiện hạch toán kế toán TSCĐ. 1.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi tiết TSCĐ: * Về sổ chi tiết tài sản cố định: Để quản lý TSCĐ tại các xí nghiệp xây lắp, các đơn vị, bộ phận khác nhau, theo em Công ty nên mở thêm Sổ chi tiết tài sản cố định theo đơn vị sử dụng. Sổ này giúp Công ty có thể theo dõi tình hình TSCĐ tại các bộ phận tạo điều kiện để thống nhất việc quản lý TSCĐ giữa Công ty và các xí nghiệp, các bộ phận này. Tại mỗi xí nghiệp xây lắp kế toán TSCĐ cần có một Sổ theo dõi TSCĐ tại đơn vị mình. Sổ này không cần thiết phải theo dõi về khấu hao TSCĐ mà chỉ cần theo dõi về nguyên giá,thời gian sử dụng, tên công trình phục vụ, người quản lý TSCĐ. Mẫu số Sổ chi tiết TSCĐ sử dụng tại phòng tài vụ Công ty theo quy định được trình bày như sau: Biểu số 2.3 Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng Bộ phận sử dụng:………….. Quý …/năm200.. Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, ký mã hiệu, quy các(cấp hạng) TSCĐ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do ghi giảm TSCĐ Số hiệu Ngày Số hiệu Ngày tháng 2 3 4 5 6 7 8 12 13 14 Cộng Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 2.4 Sổ theo dõi tài sản cố định Quý …năm 200… Tên đơn vị, bộ phận :… Tên tài sản cố định :… Chứng từ Mã số TSCĐ Nguyên giá Người quản lý Từ ngày Đến ngày Giảm TSCĐ Ghi chú Chứng từ Lý do Số Ngày tháng Số Ngày tháng Người ghi sổ (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Mẫu số sổ theo dõi tình hình TSCĐ sử dụng cho các bộ phận Công ty có thể thực hiện thiết kế theo Mẫu sổ (Biểu 1.43 ): Trình tự ghi Sổ chi tiết TSCĐ cho các bộ phận (Sử dụng tại Phòng tài vụ) cũng tương tự như trình tự ghi sổ chi tiết TSCĐ mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trình tự ghi Sổ theo dõi TSCĐ được thực hiện như sau: Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận TSCĐ, cán bộ tại đơn vị phản ánh nguyên giá TSCĐ. Căn cứ vào các biên bản liên quan đến việc điều động TSCĐ kế toán phản ánh người sử dụng TSCĐ, thời gian sử dụng TSCĐ, tên công trình phục vụ (Nếu có). Để thực hiện quản lý tốt hơn tình hình tài sản cố định, Công ty nên thực hiện quản lý tài sản cố định theo tình trạng sử dụng. Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức tình trạng sử dụng sẽ giúp cho công ty nắm bắt được thông tin về TSCĐ và ra quyết định đầu tư hoặc thanh lý để thu hồi vốn. Trên cơ sở đó, kế toán có thể phân bổ khấu hao cho các đối tượng một cách dễ dàng, chính xác, hợp lý, đúng chế độ; góp phần đánh giá, phân tích nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm đem lại lợi ích cho Công ty. TSCĐ theo tình trạng sử dụng bao gồm 4 loại sau: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất. TSCĐ dùng cho quản lý. TSCĐ dùng cho hoạt động khác. TSCĐ đã chờ xử lý. + TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng. + TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý. Với cách phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng, Sổ chi tiết tình trạng sử dụng (Giả sử TSCĐ chờ thanh lý) TSCĐ được thiết kế theo theo mẫu (Biểu 2.20 Trang 86). * Hoàn thiện phương pháp tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Đối với các loại xe vận tải chuyên chở phục vụ cho các công trình, Công ty nên thực hiện tính khấu hao theo một tỷ lệ quy định của nhà nước. Khấu hao các loại máy thi công được phân bổ cho các công trình theo tiêu thức giờ ca làm việc theo công thức sau: Chi phí khấu hao máy thi công phân bổ cho công trình A = Tổng khấu chi phí khấu hao máy thi công x Số giờ máy thi công của công trình A Tổng số giờ ca máy thi công Biểu số 2.5 Sổ chi tiết tài sản cố định Tình trạng sử dụng: Chờ thanh lý stt Tên TSCĐ Mã TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao tích luỹ Giá trị còn lại Kiến nghị 1 2 3 4 5 6 7 Tổng cộng Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 1.2.2. Hoàn thiện hạch toán tổng hợp TSCĐ a) Về việc lập Bảng kê phân loại. Để phục vụ cho quá trình hạch toán tổng hợp cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, dễ dàng cho việc phân loại các Bảng kê này theo em Công ty nên thực hiện theo Bảng kê hạch toán như sau: Biểu số 2.6 Bảng kê hạch toán Số…. Quý…/ Năm 2003 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày Nợ Có Tổng cộng b) Về hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ. Công ty nên trích trước chi phí sữa chữa TSCĐ để khi phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ Công ty đã có sẵn nguồn bù đắp. Việc hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được thực hiện như sau: Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa TSCĐ , kế toán thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 335: Chi phí trả trước. Mọi chi phí liên quan đến việc sửa chữa đươc hạch toán trên TK 241(2413) Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành căn cứ vào quyết toán công trình kế toán phản ánh việc bàn giao: Nợ TK 335: Chi phí phải trả. Có TK 241(2413): Chi phí XDCB dở dang. Nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước, kế toán phản ánh Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 2413: Số chi phí chênh lệch. * Trong trường hợp Nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ là bất thường thì Công ty nên kết chuyển các chi phí sửa chữa lớn vào TK 242 để phân bổ cho các năm tiếp theo: Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. Có TK 241(2413): Chi phí XDCB dở dang. Định kỳ phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 627,641,642 Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. c) Thực hiện đúng quy định của bộ sổ kế toán Việc lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ kế toán tổng hợp ở Công ty được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán. Theo em, Công ty nên bổ sung cho đầy đủ Mẫu số sổ Nhật ký chung và sổ cái như sau: Biểu số 2.7 Sổ nhật ký chung Quý …/2002 Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Ký hiệu Ngày tháng Nợ Có Số trang trước Mang sang … Cộng mang sang Trang sau. Cộng cuối quý. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày …tháng ...năm200… Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 2.8 Sở Xây dựng Hà Nội Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Sổ cái Tài khoản : … Quý …/200 Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ … Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày …tháng ...năm200… Giám đốc Công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) 2. Tăng cường quản lý có hiệu quả tài sản cố định 2.1. Thực hiện mã hoá TSCĐ : Hiện nay Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội không thực hiện đánh số đối với TSCĐ. Điều này dẫn tình trạng Công ty gặp khó khăn trong việc quản lý TSCĐ. Để thống nhất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ , theo em Công ty nên đánh số đối với TSCĐ nhằm cung cấp thông tin về bộ phận sử dụng, tài sản cố định đó có được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hay không, năm đưa TSCĐ đó vào sử dụng. Em xin đưa ra một cách Mã hoá TSCĐ sau: [Đơn vị sử dụng][TSCĐ có tham gia SXKD không][Năm đưa vào sử dụng][stt] Ký hiệu được quy định như sau: Đơn vị sử dụng: VP: Văn phòng, XN1: Xí nghiệp xây lắp 1… TSCĐ có tham gia vào SXKD không? 1: Có, 0: Không. Ví dụ: Máy điều hoà FUNAI sử dụng tại văn phòng có mã : VP096001 2.2. Thực hiện quản lý TSCĐ bằng cách ứng hệ thống mã hiệu vào chương trình Microsoft Excel (A,B,C…Là các cột; 1,2,3…là các dòng của bảng Excel) Bước 1: Mã hoá TSCĐ Biểu số 2.9 Bảng kê tài sản cố định Năm 2002 A B C D E F G H J K 1 Mã TSCĐ Tên TSCĐ Loại TSCĐ Năm sử dụng Nguyên giá Khấu hao TSCĐ Nguồn tài trợ Tình trạng sử dụng Đơn vị sử dụng % Mức khấu hao 2 VP0TC96001 Máy điều hoà FUNAI QL 1996 20.867.000 13% 226.059 TC 0 VP 3 VP0TC96002 Máy điều hoà HITACHI QL 1996 10.464.000 16% 139.520 TC 0 VP 4 VP0TC97003 Máy vi tính COMPAQ QL 1997 36.673.000 12% 366.730 TC 0 VP 5 … Bước 2 : Sau đó ta đặt tên vùng cho bảng tính Toàn bộ bảng tính là : dsts_1: Danh sách tài sản cố định. Cột mã đơn vị TSCĐ : mats_1: Mã TSCĐ Cột tên TSCĐ : tents_1 Cột loại TSCĐ: loaits_1 Cột tên TSCĐ : nguyengia_1 Cột Tỷ lệ khấu hao TSCĐ: tylekh_1 Cột mức khấu hao (bình quân tháng): muckh_1 Cột nguồn tài trợ: nguon_1 Cột tình trạng sử dụng: ttsd_1: Bước 3: Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ kế toán TSCĐ phản ánh vào Bảng kê TSCĐ, Bảng kê tăng TSCĐ, Bảng kê giảm TSCĐ. Về hình thức hai Bảng kê tăng, giảm TSCĐ cũng tương tự như Bảng kê TSCĐ của toàn Công ty. Bước 4: Hàng quý Công ty thực hiện kết xuất các Bảng tổng hợp. Các bảng này được lập ở các Sheet khác nhau trong cùng một Workbook. a) Lập bảng tính khấu hao cho từng đơn vị Để lập được Bảng tính khấu hao cho từng đơn vị, trước hết ta phải dùng công cụ Excel để kết xuất Danh sách TSCĐ cho từng đơn vị theo trình tự sau: Chọn Bảng kê tài sản cố định của doanh nghiệp. (Bảng 1) Chọn thực đơn Data/AutoFilter để có thể chọn tạo danh sách các TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Sau khi lọc danh sách TSCĐ theo đơn vị sử dụng ta có Bảng sau: a B c D E f g I 1 Mã TSCĐ Ngày đưa vào sd Tên tài sản cố định Đơn vị Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao 1 tháng Khấu hao quý 2 3 4 Khấu hao hàng quý(Giả sử Quý 1): Tại ô G1 ta nhập công thức: =IF(MONTH(B2)=1,G1*2,IF(MONTH(B2)=2,C3*1.0)) Công thức trên có ý nghĩa là: Nếu một TSCĐ bắt đầu sử dụng vào tháng 1 thì trong Quý I chúng ta sẽ trích khấu hao trong 2 tháng (G1*2) với giá trị của ô G1 là Mức khấu hao bình quân cho một tháng. Biểu số 2.10 bảng khấu hao cho các đơn vị: A B C D E F 1 Mã TSCĐ Tên tài sản cố định Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao 1 tháng Khấu hao quý 2 VP0TC96001 3 VP0TC96002 4 VP0TC97003 5 … b) Lập bảng tổng hợp khấu hao theo nguồn hình thành và các bảng khác.. cũng được thực hiện tương tự như trên. 2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội . 2.3.1. Đầu tư đổi mới tài sản cố định. Những thách thức của thị trường đòi hỏi Công ty phải luôn luôn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Có như vậy Công ty mới có khả năng nâng cao được chất lượng cũng như tiến độ thi công các công trình xây lắp. Tuy nhiên việc đầu tư vào TSCĐ là quá trình đầu tư dài hạn, không thể có hiệu quả ngay tức thì, Công ty phải căn cứ vào tình hình hiện tại cũng như khả năng vốn để lựa chọn việc đầu tư tài sản cố định cho thích hợp. Việc đầu tư cho đổi mới TSCĐ phải đảm bảo đó là TSCĐ còn mới, còn sử dụng được lâu dài tránh hỏng hóc. 2.3.2. Đẩy mạnh việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm Suy cho cùng thì mục đích của việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Thật vậy một máy móc thiết bị nếu không được sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch có thể dẫn đến việc sản xuất bị ngừng trệ, gián đoạn , chi phí công trình sẽ tăng ảnh hưởng đến cả lợi nhuận và sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Để thực hiện sửa chữa TSCĐ Công ty nên có kế hoạch cụ thể. Việc thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phải được thực hiện bởi đội ngũ thợ có trình độ và tay nghề để đảm bảo cho chất lượng công tác sửa chữa. Đối với những tài sản cố định mà Công ty nhận thấy chi phí sửa chữa cao hơn so với những lợi ích mà nó mang lại thì Công ty nên thanh lý, nhượng bán kịp thời, tránh để tình trạng tiếp tục sử dụng các tài sản này. Công ty nên có những cuộc hội thảo bàn về vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản cố định để có thể thu thập được những sáng kiến của cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài Công ty bởi họ mới chính là người trực tiếp hàng ngày sử dụng TSCĐ. Đối với những cá nhân có sáng kiến thiết thực, Công ty nên phổ biến cho các bộ phận, đồng thời thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời. 2.3.3. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Đây là đối tượng trực tiếp sử dụng các tài sản cố định tại Công ty. Hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định phụ thuộc rất nhiều vào họ. Việc đầu tư vào con người luôn là việc đầu tư hiệu quả nhất. Đối với lực lượng công nhân kỹ thuật Công ty cần nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị cũng như là ý thức bảo vệ các TSCĐ này. Công ty cần mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề hoặc cử một số cán bộ có năng lực đi học tại các trường kỹ thuật ,dạy nghề, hoàn thiện kỹ năng sử dụng TSCĐ. Đối với lực lượng cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ có chức năng quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty, đảm bảo cho hiệu quả sử dụng TSCĐ được nâng cao. Các cán bộ quản lý tại Công ty phải là người có trình độ chuyên môn, có những hiểu biết sâu sắc về : công suất, tính năng… của TSCĐ và đôi lúc là người hướng dẫn sử dụng máy móc thi công cho các đối tượng trực tiếp sử dụng TSCĐ. 2.3.4 Thực hiện thuê tài sản cố định để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh điều quan trọng nhất là Công ty phải hạ được giá thành và nâng cao chất lượng các công trình. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hai vấn đề trên đó là việc đầu tư đổi mới công nghệ. Trở ngại lớn nhất của Công ty xây dựng số 1 Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung đó là việc tìm ra nguồn tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ. Để giải quyết vấn đề trên Công ty nên đi thuê TSCĐ từ các Công ty cho thuê TSCĐ từ các công ty cho thuê tài chính để phục vụ cho xây lắp các công trình. Việc đi thuê TSCĐ sẽ giúp cho Công ty mở rộng được năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về nguồn vốn. Ngoài ra việc đi thuê TSCĐ còn hỗ trợ cho Công ty trong trường hợp Công ty không thoả mãn các yêu cầu cho vay của ngân hàng. Thật vậy, Công ty cho vay tài chính có thể thoả mãn các yêu cầu của Công ty ngay cả khi tình hình tài chính của Công ty bị hạn chế. Việc đi thuê tài chính còn giúp cho Công ty không rơi vào tình trạng ứ đọng vốn khi một tài sản cố định Công ty mua về sử dụng không hiệu quả. Nếu thuê tài chính Công ty có thể thay đổi một cách nhanh chóng, dễ dàng. Việc đi thuê TSCĐ cho sản xuất kinh doanh là một hoạt động đầu tư ít rủi ro so với các cách đầu tư khác. bởi trước hết là vì các Công ty cho thuê tài chính thường chuyên môn hoá cao về máy móc thiết bị nên có thể cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại máy móc và thiết bị mà khách hàng yêu cầu. 3. Một số kiến nghị về chế độ kế toán và quản lý TSCĐ 3.1. Kiến nghị về chế độ kế toán liên quan đến TSCĐ. Quyết định số 89/2002/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 09 tháng 10 năm 2002 đã nêu ra những quy định cụ thể cho việc kế toán TSCĐ áp dụng chuẩn mực kế toán số 03 "TSCĐ hữu hình" và chuẩn mực kế toán số 04 "TSCĐ vô hình". Trong việc thực hiện quy định ghi chép này em thấy có một số vướng mắc như sau: * Việc sử dụng TK 242 trong hạch toán các nghiệp vụ về TSCĐ : Nội dung của TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Bên Nợ: Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản chi phí trả trước phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm tài chính. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm trong nhiều năm: Phần lãi trả chậm, trả góp mà doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp phải hạch toán vào Bên Nợ TK 242. Mà bản chất của chi phí được ghi nhận vào TK 242 là chi phí phát sinh trong nhiều năm, vậy nếu như Công ty chỉ trả chậm trong thời gian 1 năm thì sẽ hạch toán vào đâu ? Vấn đề này chưa được chế độ quy định cụ thể. Trong trường hợp chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ, nếu như chi phí đó không đủ điều kiện để ghi tăng nguyên giá TSCĐ mà phải phân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh thì chế độ quy định là hạch toán vào bên Nợ TK 242,vậy nếu chí phí này doanh nghiệp chỉ phân bổ trong một năm thôi thì chế độ chưa quy định rõ sẽ hạch toán vào TK nào. Theo em, chế độ cần nêu rõ hơn việc áp dụng của TK 242 như sau: Đối với chi phí chỉ phân bổ trong một niên độ thì sử dụng TK1421 - Chi phí chờ kết chuyển Đối với chi phí phân bổ trong thời hạn >1năm thì hạch toán vào bên TK 242 - chi phí trả trước dài hạn. * Đối với trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định là Nhà cửa vật kiến trúc Chế độ hướng dẫn hạch toán như sau: Nợ TK 211- Nguyên giá TSCĐ hữu hình- Nhà cửa vật kiến trúc. Nợ TK 213- Nguyên giá TSCĐ vô hình- Quyền sử dụng đất. Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,331… Tuy nhiên chế độ lại không nêu rõ nguyên tắc cụ thể để xác định trong giá trị của TSCĐ loại này thì giá trị hữu hình là bao nhiêu, giá trị vô hình là bao nhiêu. Do đó doanh nghiệp khó có thể thống nhất được phương pháp xác định giá trị TSCĐ và ảnh hưởng đến việc tính và trích chi phí khấu hao TSCĐ - Nhà cửa vật kiến trúc vì đất đai thì không có hao mòn. Theo em, chế độ kế toán nên có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này. 3.2. Kiến nghị về chế độ quản lý sử dụng TSCĐ. a) Xác định nguyên giá TSCĐ : Theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC, Nguyên giá TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bao gồm: Giá mua thực tế của TSCĐ, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí lãi tiền vay khi chưa đưa tài sản cố định vào sử dụng trừ đi các khoản giảm trừ (Nếu có). Tuy nhiên việc xác định lãi tiền vay vào nguyên giá TSCĐ vẫn chưa được quy định một cách cụ thể trong hệ thống kế toán Việt Nam. Vấn đề đặt ra là có phải chỉ riêng các khoản lãi vay trực tiếp cho TSCĐ mới được hạch toán vào TSCĐ hay không? Như vậy các khoản lãi vay khác có liên quan chung đến các hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ đầu tư TSCĐ thì có hạch toán vào nguyên giá TSCĐ không? Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 23 (IAS 23), "Số lượng được chuyển thành vốn là các khoản chi phí đi vay có thể tránh được ", "Lãi vay có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư TSCĐ được tính trực tiếp vào nguyên giá TSCĐ sau khi đã trừ đi các khoản thu từ những khoản đầu tư tạm thời". Với các khoản vay có mục đích chung chung nhưng cũng có đóng góp vào quá trình đầu tư thì lãi tiền vay các khoản này được phân bổ vào nguyên giá TSCĐ dựa vào "Bình quân gia quyền của chi phí đi vay trên chi tiêu cho TSCĐ đó." Vậy hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng nên bổ sung những quy định để thống nhất với Hệ thống chuẩn mực quốc tế. ở đây em xin đưa ra phương pháp xác định lãi vay vào Nguyên giá TSCĐ: Số tiền vay vốn hoá được xác định dựa trên sự so sánh hai chỉ tiêu sau đây: Số lãi vay thực tế phải trả (cho việc đầu tư TSCĐ ) Số lãi vay có thể tránh được: Là số lãi vay mà về lý thuyết doanh nghiệp không phải gánh chịu nếu như không chi cho việc đầu tư xây dựng TSCĐ. Khi đó số tiền vay được vốn hoá sẽ là số bé hơn trong 2 chỉ tiêu trên. Số lãi tiền vay có thể tránh được (Avoidable Interest) (AI)được xác định theo công thức sau: IA = Trong đó lãi suất để xác định số lãi vay có thể tránh được quy định như sau: Phần Chi phí luỹ kế cho TSCĐ < Giá trị khoản vay liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng TSCĐ thì sử dụng lãi suất của khoản vay đó. Phần Chi phí luỹ kế cho TSCĐ > Giá trị khoản tiền vay thì sử dụng lãi suất bình quân của tất cả các khoản vay liên quan ngoài khoản vay để đầu tư trực tiếp cho TSCĐ . Chi phí luỹ kế bình quân được điều chỉnh từ các khoản chi phí thực tế có liên quan trong quá trình đầu tư vào TSCĐ theo khoảng thời gian mà doanh nghiệp phải gánh chịu lãi tiền vay đầu tư trực tiếp cho TSCĐ. Ví dụ minh hoạ: Giả sử ngày 31/12/1998 Công ty A có vay một khoản là 500.000.000 trong thời hạn với lãi suất 10% mỗi năm. Ngày 31/12/1999 Công ty tiếp tục vay một khoản là 1.000.000.000 trong thời hạn là 10 năm, lãi suất là 15% mỗi năm. Lãi suất bình quân của các khoản này được xác định theo bảng sau: Biểu số 2.11 Bảng tính lãi suất bình quân các khoản vay Khoản vay Số tiền Lãi suất Lãi phải trả 31/12/1998 500.000.000 10% 50.000.000 31/12/1999 1.000.000.000 15% 150.000.000 Tổng 1.500.000.000 200.000.000 Lãi suất bình quân = 200.000.000/ 1.500.000.000 =13,33% Ngày 31/12/2000 Công ty thực hiện vay một khoản là 300.000.000 nhằm mục đích đầu tư xây dựng nhà làm việc. Từ ngày 1/2/2001 đến ngày 31/3/2002 Công ty thực hiện xây dựng. Mọi chi phí thực tế cho TSCĐ như sau: Biểu số 2.12 Chi phí thực tế cho TSCĐ Chi phí thực tế cho TSCĐ Năm 2001 Năm 2002 Ngày Số tiền Thời gian vốn hoá Chi phí luỹ kế Thời gian vốn hoá Chi phí luỹ kế 1/2/2001 210.000.000 11/12 192.500.000 3/12 52.500.000 1/6/2001 240.000.000 7/12 140.000.000 3/12 60.000.000 1/10/2001 220.000.000 3/12 55.000.000 3/12 55.000.000 1/2/2002 270.000.000 0 - 2/12 45.000.000 Tổng cộng 940.000.000 387.500.000 212.500.000 Năm 2001, tổng chi phí luỹ kế là 387.500.000 trong đó 300.000.000 được tính theo lãi suất 12%, 87.500.000 được tính theo lãi suất 13,33% Năm 2002, tổng chi phí luỹ kế là 212.500.000 được tính theo lãi suất 12%. Tổng lãi vay có thể tránh là 73.163.750 trong đó: Năm 2001: 300.000.000 x 12% + 87.500.000 x 13,33 % = 47.663.750 Năm 2002:212.500.000 x 12% = 25.500.000 Biểu 2.12 Tổng lãi tiền vay thực tế phải trả cho các khoản vay trong giai đoạn đầu tư TSCĐ Khoản vay Gốc Lãi suất Mức lãi trả Năm 2001 (12 tháng) Mức lãi trả Năm 2004 (3 tháng) 31/12/2000 300.000.000 12% 36.000.000 9.000.000 31/12/1998 500.000.000 10% 50.000.000 12.500.000 31/12/1999 1.000.000.000 15% 150.000.000 37.500.000 1.800.000.000 236.000.000 59.000.000 Tổng lãi thực tế phải trả trong 2 năm đầu tư xây dựng TSCĐ là 236.000.000 + 59.000.000 = 295.000.000 Tổng lãi vay có thể tránh được là : 73.163.750 Vậy số lãi vay tính vào nguyên giá TSCĐ là : 73.163.750 * Lập dự phòng giảm giá TSCĐ. Theo quy định hiện nay thì nước ta chỉ thực hiện lập dự phòng cho giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản đầu tư. Nước ta chưa thực hiện quy định trích lập dự phòng cho TSCĐ. Mặc dù tài sản cố định được đầu tư dài hạn nhưng trong kinh doanh thì rủi ro do các điều kiện khách quan vẫn có thể xảy ra với TSCĐ và doanh nghiệp vẫn có khả năng chịu các khoản tổn thất do giảm giá TSCĐ. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 (IAS 36) đã quy định về việc tính toán các khoản giảm giá có thể xảy ra đối với TSCĐ : "Giá trị của TSCĐ có thể thu hồi phải được dự tính nếu vào ngày lập Bảng tổng kết tài sản có dấu hiệu cho thấy TSCĐ có thể bị giảm giá trị". Theo em, để phù hợp với quá trình quốc tế hoá hiện nay thì nước ta nên cho phép các doanh nghiệp được trích lập các khoản dự phòng giảm giá TSCĐ. Việc trích lập được thực hiện như sau: Trước hết, trong bài em xin chú thích có một số khái niệm khác nhau giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) như sau: - Net selling price: Giá bán thuần là giá trị tài sản cố định có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong quan hệ ngang giá(IAS). VAS coi đây là Giá trị hợp lý. - Value in use: Giá trị đang được sử dụng là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản cố định kể cả giá trị thanh lý TSCĐ. VAS coi đây là giá trị có thể thu hồi. Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp thực hiện đánh giá khả năng giảm giá TSCĐ Giảm giá TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ - Giá trị có thể thu hồi. Giá trị có thể thu hồi là giá trị lớn hơn khi ta so sánh hai chỉ tiêu giá bán thuần và giá trị đang được sử dụng. * Ví dụ minh hoạ Giả sử cuối niên độ, doanh nghiệp thực hiện đánh giá giá trị tài sản cố định như sau: Biểu 2.13 Đánh giá TSCĐ cuối niên độ Đơn vị tính: đồng Tên tài sản cố định Giá trị còn lại của TSCĐ Giá bán thuần (Giá trị hợp lý) Giá trị đang sử dụng (Giá trị có thể thu hồi) Máy trộn bê tông 8.100.000 7.200.000 6.000.000 Máy vận thăng 27.500.000 29.000.000 28.500.000 Xe chở công nhân 190.000.000 168.000.000 170.000.000 Theo phương pháp trên: Giá trị thu hồi của máy trộn bê tông nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ nên TSCĐ có khả năng bị giảm giá. Doanh nghiệp trích lập dự phòng một lượng là : 8.100.000 - 7.200.000 = 9.000.000 còn Máy vận thăng thì không có khả năng bị giảm giá trị. Xe chuyên chở công nhân viên không thể tạo ra luồng tiền từ việc liên tục sử dụng trong tương lai, do vậy không xác định được giá trị đang sử dụng. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải tính toán ra đơn vị phát sinh tiền của xe để xác định toàn bộ số có thể thu hồi. * Kế toán dự phòng giảm giá TSCĐ : Giả sử có thể áp dụng phương pháp dự phòng trên thì có thể hạch toán trích lập dự phòng thông qua TK 219 "Dự phòng giảm giá TSCĐ " Kết cấu TK 219 như sau: Bên Nợ : Hoàn nhập dự phòng. Bên Có: Lập dự phòng giảm giá TSCĐ. Số dư Có: Dự phòng giảm giá TSCĐ hiện có. Cuối năm N kế toán thực hiện trích lập dự phòng giảm giá TSCĐ Nợ TK 642 Có TK 219 Cuối năm N+1 căn cứ vào tình hình tài sản cố định tại doanh nghiệp kế toán thực hiện trích lập dự phòng bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng theo bút toán sau: Nợ TK 711 Có TK 219 Kết luận Tài sản cố định là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Hạch toán tài sản cố định giúp một doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình TSCĐ hiện có, biết được hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản cố định, từ đó có những chính sách điều chỉnh kịp thời. Trong những năm qua, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội đã thực sự quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới TSCĐ, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục. Trong thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, em đã có điều kiện tìm hiểu thực tế quá trình hạch toán kế toán TSCĐ để có thể so sánh với những kiến thức mà em đã được trang bị ở nhà trường, đồng thời em cũng học được nhiều điều bổ ích từ việc vận dụng linh hoạt chế độ tài chính kế toán tại Công ty trên cơ sở đó em xin đưa ra một số ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa việc hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nhưng Chuyên đề thực tập của em chắc chắn không tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để Chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Quý Liên và các cô chú anh chị ở phòng Tài vụ Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thiện Chuyên đề thực tập của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2003 Sinh viên Hoàng Vũ Tĩnh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT472.doc
Tài liệu liên quan