Hoàn thiện Hạch toán kế toán tại sản cố định trong Công ty in Công Đoàn Việt Nam

Tài liệu Hoàn thiện Hạch toán kế toán tại sản cố định trong Công ty in Công Đoàn Việt Nam: ... Ebook Hoàn thiện Hạch toán kế toán tại sản cố định trong Công ty in Công Đoàn Việt Nam

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Hạch toán kế toán tại sản cố định trong Công ty in Công Đoàn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Danh mục bảng biểu sơ đồ sử dụng………...……………………………...3 Lời mở đầu……………………………….………………………………...4 PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM …....6 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty…………………………..6 1.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty …………………………………………………………………………...8 1.3 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty………..…..11 1.3.1 Những sản phẩm chủ yếu của Công ty………………………….……...11 1.3.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty………………11 1.3.3 Tình hình lao động của Công ty………………………………………....12 1.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty……………………………...12 1.3.5 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty......13 1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty………………………………..15 1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty…………………….………15 1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty………………………………...…..17 1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty………………….…………..19 PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM…………………………………………………………...21 2.1 Một số vấn đề cơ bản về TSCĐ tại Công ty…………………………..21 2.1.1 Đặc điểm TSCĐ tại Công ty ……………………………………………..21 2.1.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Công ty………………………………21 2.1.3 Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dung tại Công ty………..….……...24 2.1.4 Các phương thức sửa chữa TSCĐ tại Công ty………………………...24 2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty……………………….24 2.2.1 Chứng từ tăng, giảm TSCĐ ……………………………………………..24 2.2.2 Thủ tục tăng giảm TSCĐ…………………………………………………25 2.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định………………………………...25 2.3 Hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình tại Công ty………….36 2.3.1 Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình tại Công ty………….………………..36 2.3.2 Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình tại Công ty……….………………….37 2.4 Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty…….……………….40 2.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty……………………..44 2.6 Kiểm kê TSCĐ tại Công ty…………………………………………...51 PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM…………….52 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán và hạch toán TSCĐ tại Công ty..52 3.1.1. Ưu điểm……………………………………………………………………52 3.1.2. Nhược điểm……………………………………………………………….54 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Công ty……56 3.2.1 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ………..………..56 3.2.2 Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ 3.2.3 Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến…………………………….59 3.2.4 Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty………………………….59 3.2.5 Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý…………………………………60 3.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty…………………….....61 3.2.7 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong Công ty…………………..62 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………65 Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................67 Danh mục các từ viết tắt……………………………………………...…68 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP...................................69 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.................................................70 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ……………………….……9 Biểu 1: Bảng kết quả kinh doanh……………………………..….……….12 Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất…………………………….……..14 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Phòng kế toán………………...……….………..16 Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ………....20 Biểu 2: Báo cáo tổng hợp tài sản cố định đến 31/12/2007………………..21 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường,mục tiêu cao nhất của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để đạt hiệu quả và gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp cao nhất, trong khi đó mức cạnh tranh thị trường lại rất lớn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm đầu ra…đồng thời nhà sản xuất phải chịu sự cạnh tranh về giá cả giữa các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều đó cho thấy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường thì cần đổi mới công nghệ, trang bị thêm các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Một bộ phận quan trọng cấu thành nên doanh nghiệp đó là TSCĐ hay cụ thể hơn là TSCĐ hữu hình, một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cho dù với quy mô lớn hay nhỏ. TSCĐ là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh, là hình thái biểu hiện của vốn cố định, là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Công ty In Công Đoàn Việt Nam là một đơn vị có quy mô và giá trị tài sản lớn. Chính vì vậy, việc hạch toán giá trị cũng như sự biến động TSCĐ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng TSCĐ. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ hữu hình trong Công ty In Công Đoàn Việt Nam, kết hợp với những kiến thức có được từ học tập, nghiên cứu và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thang Mạnh Hợp cùng các cô chú, anh chị phòng Tài chính-Kế toán của Công ty In Công Đoàn Việt Nam em xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định trong Công ty In Công Đoàn Việt Nam”. Đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba phần như sau: Phần I: Khái quát về Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Phần II: Thực trạng Hạch toán TSCĐ tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Do trình độ và thời gian có hạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ bổ sung của thầy, cô giáo và các cô chú, anh chị phòng kế toán Công ty In Công Đoàn Việt Nam để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty là: Công ty in Công Đoàn Việt Nam Trụ sở chính đóng tại: 167 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 04.851-4997 Fax: 04.857-1820 Hình thức sở hữu vốn: Vốn Nhà nước Hình thức hoạt động: Theo ngành kinh tế sản xuất Lĩnh vực kinh doanh: In báo, tạp chí, tài liệu…. Tổng số cán bộ công nhân viên: 340 người Công ty In Công Đoàn Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tiền thân là nhà máy in Lao Động được thành lập ngày 22/08/1946 tại Chiến khu Việt Bắc. Khi mới bắt đầu thành lập, tài sản của Công ty chỉ có 2 máy in cuộn doa Tổng Liên Đoàn cấp bằng vốn viện trợ của Tổng Công Hội Trung Quốc, do vậy công suất của nhà máy in chỉ tương đương với một phân xưởng in bây giờ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty In Công Đoàn Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi chung trong sự nghiệp thống nhất, bảo vệ đất nước và xây dựng Xã hội Chủ nghĩa. Nhiệm vụ của công ty lúc bấy giờ là in các tài liệu, các loại sách, báo phục vụ cho xây dựng và phát triển của Công Đoàn trong giai cấp công nhân Việt Nam. Lịnh sử hình thành và phát triển của Công ty khái quát như sau: Giai đoạn 1946-1975: Trong giai đoạn này, công suất và quy mô hoạt động của nhà máy còn thấp và không ổn định do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 1972 Mỹ cho máy bay B52 ném bom bắn phá miền Bắc, để tránh sự phá hoại đó của quân xâm lược, Tổng Liên Đoàn Lao Động đã quyết định xây dựng cơ sở in tại Hoà Bình để in báo Nhân Dân phục vụ cho công tác tuyền truyền, giáo dục chính trị của Đảng. Thời kỳ này Công ty gặp rất nhiều khó khăn về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nên chất lượng in còn chưa cao, số lượng in còn ít, sản phẩm làm ra bằng kỹ thuật đơn giản, màu sắc chưa phong phú. Giai đoạn 1976-1989: Trong giai đoạn này Công ty cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động theo cơ chế bao cấp. Mọi hoạt động của Công ty đều do Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam quyết định và mọi chi phí do Tổng Liên Đoàn Lao Động cung cấp. Công ty chỉ có nhiệm vụ là thực hiện in ấn. Mặc dù bị ảnh hưởng khó khăn của cơ chế bao cấp song công suất hoạt động của Công ty cũng đã đạt được khá cao (80% công suất thiết kế), đời sống của công nhân viên cũng được cải thiện và ổn định hơn. Giai đoạn 1990-1998: Trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Từ sự chuyển đổi nền kinh tế của đất nước Công ty đã có những thay đổi về hình thức và đặc điểm sản xuất để phù hợp với tình hình mới, năm 1994 đoàn chủ tịch Tổng Liên Đoàn LĐVN đã ra quyết định số446/TLĐ ngày 14/5/1994 phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật mở rộng công ty về cả quy mô và công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Ngày 10/9/1997 Công ty chính thức đổi tên thành Công ty In Công Đoàn Việt Nam theo quyết định số 3488/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và được giao toàn quyền tự chủ sản xuất kinh doanh in ấn. Giai đoạn 1999 đến nay: Công ty thực hiện nhiều dự án kinh tế kỹ thuật nhu đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và thiết bị phục vụ sau khi in cũng như tăng cường công tác quản lý. Cụ thể năm 1999, Công ty đã đầu tư máy in Coroman trị giá trên 14 tỷ đồng, năm 2002 Công ty mua thêm một máy in 2 màu trị giá trên 1 tỷ đồng, máy khâu chỉ, máy bắt sách, máy xén 3 mặt và một số máy móc thiết bị khác. Tính đến năm 2003, trị giá tài sản của Công ty đã lên đến 35 tỷ đồng. 1.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Bộ máy quản lý luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tại bất kỳ một tổ chức nào. Nếu như Bộ máy quản lý được tổ chức khoa học hợp lý thì nó sẽ thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nếu không tổ chức hợp lý thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của Công ty. Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty In Công Đoàn Việt Nam cũng đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh của Công ty. Bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Đây là kiểu tổ chức ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Nó vừa gọn nhẹ, thông tin lại kịp thời, chính xác góp phần phục vụ sản xuất có hiệu quả cao, nhanh chóng tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có những phương án và điều hành thích hợp. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Quản lý Tổng hợp Phòng Kế toán Tài vụ Kỹ thuật cơ điện Kế hoạch vật tư Phân Xưởng chế bản Phân Xưởng in Phân Xưởng sách Vi tính Bình bản Phơi bản Offset 5 màu OffsetToshiba Offset một màu Tổ sách lồng báo Tổ OTK Tổ sơn gấp : Tham mưu : Cung cấp số liệu Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận: - Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty có quyền hạn cao nhất, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của Công ty nhằm đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, tuân thủ chính sách pháp luật của nhà nước; đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh và các nguồn lực khác do đơn vị cấp trên giao. Giám đốc còn là người đại diện của Công ty ký nhận vốn kinh doanh và các nguồn lực khác do đơn vị cấp trên giao, đồng thời phải đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được cấp. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ lập kế hoạch lao động toàn Công ty, phân công lao động và nguồn tiền lương theo trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Xây dựng các quy định, quy chế, kỷ luật lao động, chế độ lương thưởng, tuyển dụng lao động, giải quyết hưu trí, tổ chức lao động ở các bộ phận sản xuất và đề xuất với Giám đốc thực hiện chế độ bảo hộ lao dộng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Phòng quản lý tổng hợp gồm 2 bộ phận: Phòng kỹ thuật cơ điện và phòng kế hoạch vật tư. Bộ phận kỹ thuật cơ điện: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật in bao gồm quản lý và ban hành các quy trình công nghệ của sản phẩm in ấn, kiểm tra đôn đốc quản lý các bộ phận khác thực hiện tốt các quy trình công nghệ, hướng dẫn xây dựng và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuÈn chuyên môn tổ chức nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, xử lý các biến cố trong quá trình sản xuất. Bộ phận kế hoạch - Vật tư: Là nơi trực tiếp quan hệ với khách hàng, với cấp trên về chất lượng in ấn của Công ty, đồng thời cũng là nơi xác định ban hành các chỉ tiêu chất lượng và ra định mức tiêu hao vật tư, kho tàng cho các bộ phận sản xuất, theo dõi kiểm tra quy trình công nghệ. Phòng Kế toán – Tài vụ: Thực hiện nhiệm vụ công tác kế toán và thống kª, đồng thời kiểm tra công tác tài chính của Công ty. Phòng Kế toán tài vụ có trách nhiệm quản lý tài chính của Công ty. Phòng Kế toán – Tài vụ có trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, quỹ, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. Thanh toán các hợp đồng phát sinh trong quá trình sản xuất, dịch vụ và kế toán giá thành, số lượng in ấn, doanh thu của Công ty, cung cấp số liệu cho việc điều hành, lập báo cáo quyết toán hàng năm theo chế độ quy định và theo yêu cầu quản trị của Công ty. Các phân xưởng sản xuất: Là các bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo lệnh của phòng kế hoạch vật tư trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của Công ty. 1.3 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.3.1 Những sản phẩm chủ yếu của Công ty Sản phẩm chính của Công ty in Công Đoàn Việt Nam là các ấn phẩm, vì vậy quy trình sản xuất của Công ty in Công Đoàn là quy trình sản xuất kiểu phức tạp, chế biến liên tục, sản phẩm là kết quả của nhiều công đoạn. Những sản phẩm của Công ty nhìn chung có yêu cầu khác nhau song đều đòi hỏi sự chính xác cao của sản phẩm, vì vậy đỏi hỏi Công ty phải tổ chức sản xuất hợp lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay Công ty đang áp dụng công nghệ in offset. Đây là công nghệ in hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Đến nay các thiết bị phục vụ cho công nghệ chế bản in, hoàn thiện sách đều là máy móc thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, cho năng suất chất lượng cao. 1.3.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty Hiện nay, sản phẩm của Công ty sản xuất đa dạng, phong phú gồm hơn 30 loại báo và tạp chí, ngoài ra còn có nhiều sách của Nhà xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Lao Động, Nhà xuất bản Giáo Dục…Thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của Công ty In Công Đoàn Việt Nam tập trung chủ yếu là trong nước. Các khách hàng chủ yếu của Công ty là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đơn vị thành viên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp và một số cá nhân khác. Hiện tại trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động với công ty có rất nhiều các công ty in ấn khác, do vậy sự cạnh tranh về thị phần sản phẩm giữa các doanh nghiệp là rất lớn và quyết liệt. Công ty hiện đang ngày một đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường với yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, và kỹ thuật cao của sản phẩm. 1.3.3 Tình hình lao động của Công ty Trong công ty có Tổng số cán bộ công nhân viên: 340 người, với cơ cấu là 180 năm và 160 nữ. Với cơ cấu cụ thể như sau: - Nhân viên quản lý là: 29 người. - Số công nhân biên chế chính thức: 68 người. - Ngoài ra Công ty còn ký hợp đồng ngắn hạn mang tính chất thời vụ. - Số người có trình độ đại học: 40 người trong đó có 6 kỹ sư công nghệ in Tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty In Công Đoàn Việt Nam là tập thể vững mạnh với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong quản lý cũng như sản xuất. Công ty luôn có các chủ trương về phát triển nhân lực, nâng cao tay nghề và trình độ quản lý, đào tạo các đội ngũ trẻ kế cận và luôn khuyến khích sự cạnh tranh trong công việc nhằm tạo ra sự phát triển và sự tự hoàn thiện về trình độ, kỹ năng làm việc cho mỗi cán bộ công nhân viên. Với các chính sách phát triển về nhân lực của Công ty là bước đi đúng đắn và hướng tới sự hoàn thiện trong sự phát triển của Công ty In Công Đoàn Việt Nam trong bối cảnh của một nến kinh tế mở luôn có sự cạnh tranh và đòi hỏi hoạt động có hiệu quả là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. 1.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty In Công Đoàn Việt Nam trong năm 2006-2007 được phản ánh qua các chỉ tiêu tại bảng sau: Biểu 1: Bảng kết quả kinh doanh Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 73.867.636.968 84.692.512.120 2 Giá vốn hàng bán 64.456.765.457 69.520.687.152 3 Lãi gộp 9.410.871.511 15.171.824.968 4 DT tài chính 229.999.954 352.145.635 5 Chi phí tài chính 4.174.130.789 4.123.224.005 6 Chi phí bán hang 1.572.872.094 1.968.560.140 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.330.786.501 2.176.225.346 8 LN thuần từ hoạt động SXKD 1.563.082.081 7.255.961.112 9 Thu nhập khác 245.827.360 652.302.114 10 Chi phí khác 0 325.360.255 11 Lợi nhuận khác 245.827.360 326.941.859 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.808.909.441 7.582.902.971 Qua kết quả kinh doanh đã đạt được như trên phản ánh về khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty In Công Đoàn Việt Nam ngày một phát triển không ngừng, năm 2007 đã đạt được kết quả cao rất nhiều lần so với năm 2006. Điều này thể hiện về công tác quản lý tốt, phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty đúng đắn đã tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 1.3.6 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty In Công Đoàn Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau: Bản mẫu Phân xưởng chế bản Phòng Norat P. Bình bản Kiểm tra nghiệm thu bình P. Phơi bản Kiểm tra bản in và chuyển in Phân xưởng in Offset Tổ máy in 5 màu, tờ rời Tổ máy in 1 màu, tờ rời P. Kiểm duyệt Phân xưởng sách Tổ sách 1 Tổ sách 2 Tổ máy xén Sản phẩm hoàn thành Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất Nguyên vật liệu P. Vi tính Tổ máy in cuộn 4/4 Tổ kiểm định Phân xưởng chế bản: là khâu đầu tiên của công đoạn sản xuất và là khâu quan trọng nhất của quá trình in. Bước 1 là nhân bản mẫu, bản thảo maket đưa vào máy tính xử lý chế bản sau đó đưa ra bản thảo và in. Công việc ở khâu này đòi hỏi tỷ mỉ và độ chính xác cao. Mẫu mã sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào công việc chế bản. Phân xưởng in Offset: nhân bản đưa vào máy in để ra sản phẩm có sự kiểm tra ký duyệt, sản phẩm hoàn thành giao cho tổ kiểm định. Phân xưởng sách: Đây là phân xưởng thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc đầu tiên của phân xưởng là nhận sản phẩm từ phân xưởng in Offset, sau đó kiểm tra chất lượng, giao cho bộ phận gấp, cắt xén, đóng kẹp, khâu chỉ, để hoàn chỉnh sản phẩm và kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói, nhập kho. Công ty In Công Đoàn Việt Nam luôn đặt ra tiêu chí làm sao rút ngắn quy trình công nghệ để tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm. 1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Bộ máy kế toán có nhiệm vụ thống kê, ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một cách, kịp thời, đầy đủ chính xác, trung thực. Mặt khác, kế toán có nhiệm vụ tổ chức và phản ánh kịp thời, chính xác, kiểm kê tài sản cũng như chuẩn bị đầy đủ thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất, hỏng TSCĐ và đề ra biện pháp xử lý. Kế toán còn có nhiệm vụ tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên để lại Công ty các quỹ, tính toán và thu hồi các khoản vay và công nợ phải trả. Ngoài ra, kế toán còn có nhiệm vụ bảo quản, lưu giữ các hồ sơ chứng từ kế toán. Cơ cấu tổ chức Phòng kế toán của Công ty được khái quát qua sơ đồ như sau: Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức Phòng kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư và TSCĐ Kế toán chi phí và giá thành Kế toán Tiền lương Phòng Kế toán gồm 6 thành viên: Kế toán trưởng và 5 kế toán viên. Chức năng và nhiệm vụ đối với từng thành viên như sau: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các báo cáo tài chính, về nghiệp vụ kế toán và hoạt động của phòng. - Kế toán tổng hợp: Tiếp nhận kiểm soát chứng từ kế toán, vào sổ đăng ký chứng từ và sổ cái, lập các báo cáo tài chính và báo cáo khác. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty trong việc thu chi, đảm bảo chính xác giữa số dư tiền mặt thực tế và sổ sách kế toán. - Kế toán vật tư và TSCĐ: Mở sổ chi tiết để theo dõi về tình hình xuất - nhập - tồn kho cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phản ánh trung thực giá trị vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ và phản ánh sự tăng giảm và tình hình sử dụng trong Công ty, trích lập khấu hao và thực hiện kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ thực tế… - Kế toán chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi, ghi chép các chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm, tiếp nhận và phân loại chứng từ về chi phí, chuyển chứng từ gốc cho kế toán tổng hợp để ghi sổ… - Kế toán tiền lương: Tính toán các khoản tiền lương, thưởng, BHXH và các khoản có liên quan cho công nhân viên theo chế độ. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu chi, hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết rồi đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Công tác kế toán tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, gọn nhẹ, hợp lý. Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán của Công ty bao gồm: Thủ quỹ; Kế toán tổng hợp; Kế toán vật tư, TSCĐ; Kế toán chi phí và giá thành; Kế toán tiền lương. Vì Công ty thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung là rất phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như trình độ của kế toán viên. 1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 1.4.2.1 Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty Công ty In Công Đoàn Việt Nam hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dùng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 1.4.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty Căn cứ ghi sổ kế toán là chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán là bằng cứ quan trọng xác minh nội dung các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Các chứng từ kế toán đều tuân thủ theo đúng những quy định trong kế toán và có đầy đủ các thông tin bắt buộc sau: - Tên gọi chứng từ - Số hiệu chứng từ - Ngày lập chứng từ - Tên và địa chỉ của những người liên quan đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ. - Các chỉ tiêu số lượng (hiện vật, giá trị) mà nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến tài sản của đơn vị, căn cứ và cách tính toán xác định của các chỉ tiêu này. - Chữ ký của người lập chứng từ kế toán và của những người liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính phản ánh trong chứng từ. Các chứng từ kế toán toán sử dụng chủ yếu ở công ty như sau: Phiếu thu, chi tiền mặt; Phiếu xuất kho, nhập kho; Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán hoàn ứng; Các hợp đồng kinh tế, v.v. 1.4.2.3 Kỳ kế toán áp dụng tại Công ty In Công Đoàn Để phù hợp với quy mô cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Công ty sử dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12), kỳ kế toán theo quý. Đơn vị tiền tệ được sử dụng tại Công ty là đồng Việt Nam. 1.4.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo kế toán của Công ty thể hiện rõ các thông tin kinh tế như: Khả năng tài chính của Công ty, khả năng tạo ra nguồn tiền, khả năng thanh toán và tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy việc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán là rất quan trọng giúp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cấp trên. Cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và khách hàng một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty. Công ty In Công Đoàn Việt Nam hiện đang sử dụng báo cáo tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài chính ban hành, báo cáo được lập định kỳ vào cuối quý bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Công ty áp dụng báo cáo quý nên hoạt động tài chính, tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được tổng hợp, theo dõi thường xuyên, qua đó giúp cho Ban Giám đốc năm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty, tận dụng thời cơ, ra những quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Khi năm tài chính kết thúc Phòng Kế toán lập báo cáo tài chính tổng hợp cho cả năm căn cứ vào báo cáo hàng quý và các số sổ tổng hợp chi tiết để lập. Báo cáo này được gửi tới các đơn vị cấp trên, các tổ chức tài chính và các tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là “Chứng từ ghi sổ” gồm: Chứng từ ghi sổ Số cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ thu, chi tiền mặt Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu Sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh Số theo dõi công nợ đối với người bán và người mua Sở đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chức từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 2.1 Một số vấn đề cơ bản về TSCĐ tại Công ty 2.1.1 Đặc điểm TSCĐ tại Công ty Kể từ năm 1999 đến nay Công ty đã thực hiện đầu tư nâng cấp nhiều nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được những yêu cầu về độ hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất. Là một Công ty chuyên về in ấn, do vậy TSCĐ của Công ty chủ yếu là các máy móc có đặc thù chuyên dụng của ngành in, ngoài ra còn có nhà cửa vật kiến trúc và các thiết bị dụng cụ quản lý. 2.1.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Công ty 2.1.2.1 Phân loại TSCĐ tại Công ty Phân loại TSCĐ là việc dựa trên các tiêu thức khác nhau để sắp xếp chúng thành từng nhóm, loại khác nhau để thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh sự biến động phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả và hạch toán TSCĐ. Công ty đã phân loại TSCĐ một cách phù hợp với đăc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp mình, hiện nay công ty thực hiện phân loại kết cấu của TSCĐ gồm những loại sau đây : Nhà cửa vật kiến trúc. Máy móc thiết bị. Phương tiện vận tải và truyền dẫn. Thiết bị dụng cụ quản lý. Toàn bộ TSCĐ của công ty được phản ánh qua bảng tổng hợp sau: Báo cáo tổng hợp tài sản cố định đến 31/12/2007 Đơn vị tính: đồng Nội dung Nhà cựa, Vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý Cộng Nguyên giá Tại ngày 01/01/2007 12.646.734.450 25.385.266.000 2.324.589.382 653.434.420 41.010.024.252 Tăng trong năm - 4.432.459.034 - 453.334.530 4.885.793.564 Giảm trong năm - 3.242.433.432 - 334.543.353 3.576.976.785 Tại ngày 31/12/2007 12.646.734.450 26.575.291.602 2.324.589.382 772.225.597 49.472.794.601 Hao mòn luỹ kế Tại ngày 01/01/2007 7.588.040.670 14.565.765.500 1.454.676.660 364.644.460 23.973.127.290 Tăng trong năm 505.869.378 2.277.853.254 226.677.640 46.433.435 3.056.833.707 Giảm trong năm - 578.784.334 - 17.546.800 596.331.134 Tại ngày 31/12/2007 8.093.910.048 16.264.834.420 1.681.354.300 393.531.095 26.433.629.863 Giá trị còn lại Tại ngày 01/01/2007 5.058.693.780 10.819.500.500 869.912.722 288.789.960 17.036.896.962 Tại ngày 31/12/2007 4.552.824.402 10.310.457.182 643.235.082 378.694.502 15.885.211.168 2.1.2.2 Đánh giá tài sản cố định tại Công ty Để hạch toán TSCĐ, tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ kế toán tiến hành đánh giá lại TSCĐ, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. * Đánh giá theo nguyên giá: Để tiến hành hạch toán TSCĐ được chính xác, tính đúng tính đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cần thực hiện một bước công việc quan trọng đó là đánh giá theo nguyên giá TSCĐ. ở Công ty In Công Đoàn Việt Nam việc việc đánh giá TSCĐ được tuân theo các nguyên tắc sau: Đối với TSCĐHH mua sắm mới và TSCĐ mua sắm cũ nguyên giá TSCĐ là: Nguyên giá = Giá trị ghi + Chi phí vận chuyển TSCĐHH trên hoá đơn lắp đặt chạy thử + Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế phải trả hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra cùng với các khoản phí tổn để có thể đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + Nguyên giá TSCĐ mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử. Ví dụ : Căn cứ hợp đồng mua bán máy cắt giấy với Công ty CP Xuất nhập khẩu Thương mại ngày 07/03/2007, hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thương mại ngày 15/03/2007; Phiếu chi tiền mặt ngày 15/03/2007 của Công ty In Công Đoàn Việt Nam kế toán xác định nguyên giá TSCĐ được mua sắm mới như sau: - Giá mua ghi trên hoá đơn là : 68.000.000 đồng - Thuế GTGT 10% : 6.800.000 đồng - Tổng giá thanh toán là : 74.800.000 đồng ( Phiếu chi tiền mặt số 17 ngày 15/03/2007) - Chi phí vận chuyển, lắp đặt máy là: 1.000.000 đồng ( Phiếu chi tiền mặt số 18 ngày 16/03/2007) Như vậy, nguyên giá của TSCĐ HH trên là: 68.000.000 đồng + 1.000.000 đồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6344.doc
Tài liệu liên quan