Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với tính cạnh tranh ngày càng cao. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải chủ động, linh hoạt trong tổ chức hoạt động kinh doanh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải kết hợp nhiều giải pháp kinh tế kĩ thuật trong đó phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý tốt chi phí, người quản lý cần được cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành. Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính là điều kiện để kế toán cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý.
Nhận thức được điều đó, sau thời gian thực tập tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự , được sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cô chú phòng Tài chính kế toán, em đã di sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự “, hoàn thành luận văn của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm ba phần:
Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chương II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự .
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất.
Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình đó, người sản xuất phải bỏ ra các chi phí bao gồm chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vậy chi phí sản xuất là gì ?
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Trong đó, chi phí lao động sống là toàn bộ những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động bao gồm tiền lương, các khoản có tính chất lương và các khoản trích theo lương. Chi phí vật hoá là toàn bộ những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền được thể hiện dưới hình thái hiện vật như chi phí về nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thuê nhà xưởng... Như vậy, thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn- dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
ở đây, cần có sự phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Doanh nghiệp chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu. Sở dĩ có sự khác biệt này là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kế toán hạch toán chúng. Việc phân biệt chi tiêu và chi phí có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu bản chất, nội dung cũng như phạm vi và phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất, công dụng, vai trò, vị trí... khác nhau trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất - sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí sản xuất khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất:
* Phân loại theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân theo yếu tố. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho quản lý, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo đó, chi phí được chia thành các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế...
Chi phí sử dụng nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là tổng số trích khấu hao trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất như điện, nước, điện thoại...
Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền doanh nghiệp chi ra để hoạt động ngoài các yếu tố chi phí kể trên.
Phân loại chi phí theo tiêu thức này cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí, phục vụ cho công tác lập, kiểm tra, phân tích dự toán chi phí. Cách phân loại này cũng thuận lợi cho việc lập các báo cáo chi phí theo yếu tố để tổng hợp chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm sản xuất.
* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo tiêu thức này, chi phí bao gồm các khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. Không được tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đích sản xuất chung hay dùng cho hoạt động nằm ngoài mục đích sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, các khoản trích theo lương cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này những chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Khoản mục này bao gồm các chi phí như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành toàn bộ, phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để kế toán mở sổ, mở tài khoản, tập hợp chi phí và tính giá thành theo khoản mục, tạo căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí, đồng thời cũng giúp kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
Chi phí sản xuất kinh doanh: Là các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và quản lý hành chính, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động tài chính: là các chi phí cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp như đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền vốn, góp vốn liên doanh...
Chi phí hoạt động khác: Bao gồm các chi phí khác phát sinh không thường xuyên như chi phí thanh lý TSCĐ, tiền phạt vi phạm hợp đồng...
Cách phân loại này giúp ta biết được cơ cấu chi phí theo các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hạch toán đúng chi phí theo từng hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng tài khoản cho phù hợp. Cách phân loại này cũng là cơ sở để xác định kết quả đối với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ chi phí với kết quả sản xuất .
Theo tiêu thức này, chi phí được phân thành:
Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Song các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định.
Định phí: Là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành nhưng nếu các chi phí này tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
Cách phân loại này rất thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định điểm hoà vốn để đề ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này còn giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp xác định đúng hướng để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngoài các cách phân loại trên, chi phí còn được phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí thành chi phí trực tiếp (là những chi phí liên quan đến việc sản xuất một loại sản phẩm, công việc), và chi phí gián tiếp (là những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc...).
1.1.3.Bản chất của giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Từ trước đến nay tồn tại nhiều quan điểm về bản chất của giá thành như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng giá thành là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. Theo quan điểm này thì:
Giá thành bao giờ cũng là những phí tổn.
Giá thành là chỉ tiêu tổng hợp luôn được đánh giá biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
Giá thành là hao phí có mục đích.
- Quan điểm thứ hai cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm.
Theo quan điểm này, để tiếp cận với bản chất của giá thành trước hết cần xem xét và giải quyết sự hình thành và phát sinh của các loại chi phí. Tổng chi phí là tổng cộng của các loại chi phí tương ứng với mỗi mức sản lượng và chính là tổng giá thành sản phẩm.
- Quan điểm thứ ba cho rằng giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định.
Đây là quan điểm gắn liền với yêu cầu đánh giá chất lượng sản xuất ở từng giai đoạn sản xuất hoặc bộ phận sản xuất mà ở đó có thể xác định lượng chi phí tiêu hao và kết quả sản xuất đạt được. Quan điểm này không đi vào phân tích nội dung bên trong cấu thành nên giá thành sản phẩm mà chú trọng đến việc đi tìm một đại lượng tương quan phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động theo yêu cầu của việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ.
Từ các quan điểm trên, ta có thể rút ra kết luận: Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ mà những khoản chi phí đó phải được bù đắp để tái sản xuất ở doanh nghiệp chứ không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn chi phí lao động sống. Mọi tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
1.1.4.Phân loại giá thành sản phẩm.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, khả năng kế hoạch hoá giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được chia thành các loại khác nhau.
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện.
Giá thành kế hoạch là căn cứ, cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch thường ổn định trong suốt kỳ kinh doanh và là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp.
Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm, tại từng thời điểm nhất định của từng kỳ kế hoạch và nó thay đổi tuỳ thuộc vào giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào và các nhân tố khác bên trong doanh nghiệp như công nghệ sản xuất hay phương pháp lập định mức.
Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, từ đó xác định tính hiệu quả của các giải pháp mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất trực tiếp đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và vận dụng các giải pháp kinh tế để tổ chức sản xuất sản phẩm, là cơ sở đánh giá và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét theo phạm vi tính toán, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): Là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành.
Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng tại các doanh nghiệp sản xuất và là căn cứ xác định chỉ tiêu giá vốn hàng bán, mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ (còn gọi là giá thành tiêu thụ hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, và chi phí bán hàng tính cho sản phẩm đã được tiêu thụ.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ
Chi phí quản
lý doanh nghiệp.
Chi phí tiêu thụ sản phẩm.
=
+
+
Giá thành toàn bộ được tính theo công thức sau:
1.1.5.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tuy là hai khái niệm khác nhau song lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chi phí sản xuất phản ánh tất cả các khoản chi phí được chi ra trong kỳ để sản xuất ra sản phẩm, có thể là chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) hay chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung). Giá thành sản phẩm cũng phản ánh chi phí sản xuất để chế tạo ra sản phẩm song chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành được tập hợp ở kỳ báo cáo, bất kể chi phí phát sinh ở kỳ nào. Như vậy, chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm thì gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
+
_
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Qua sơ đồ ta thấy:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể trùng hoặc khác nhau tuỳ theo giá trị sản phẩm dở dang của doanh nghiệp. Khi giá trị sản phẩm dở dang (Chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng (=) tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Số liệu chi phí sản xuất tập hợp cho các đối tượng được sử dụng để tính giá thành sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc nối tiếp nhau. Xác định đúng phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí sản xuất là điều kiện để tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác. Đồng thời, tính toán giá thành sản phẩm cũng sẽ cho doanh nghiệp biết các chi phí sản xuất chi ra có hợp lý, hiệu quả không.
1.2. Nhiệm vụ, ý nghĩa hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong doanh nghiệp sản xuất, tập hợp chi phí và tính giá thành là hai khâu liên tiếp và có quan hệ chặt chẽ trong quá trình hạch toán kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý và sử dụng nguồn chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với các thông tin về chi phí sản xuất thì các thông tin kế toán về giá thành do kế toán giá thành cung cấp sẽ giúp cho người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí doanh nghiệp bỏ ra là bao nhiêu, tổng giá thành sản xuất của các sản phẩm cũng như giá thành đơn vị sản phẩm là bao nhiêu và kết quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có tương xứng không. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn; tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý đưa ra được các quyết định phù hợp, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, phương pháp tính giá thành, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang phù hợp đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn, hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất.
Cung cấp kịp thời các số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và giá thành thực tế cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Đầu kỳ lập báo cáo về giá thành sản phẩm và tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
1.3. Phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất.
1.3.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn tập hợp chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời.
Để xác định được đối tượng tập hợp hạch toán chi phí sản xuất có thể dựa trên các căn cứ sau:
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp, sản xuất có phân bước không.
Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt, hàng loạt với khối lượng nhỏ hay với khối lượng lớn.
Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao hay thấp.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là:
Toàn doanh nghiệp (toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm)
Từng phân xưởng, bộ phận (giai đoạn công nghệ) sản xuất.
Từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng.
Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm.
...
1.3.2.Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm... Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.
Với các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định, có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo các bước sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng loại đối tượng sử dụng.
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm.
1.3.3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ mua (nhập) hoặc bán (xuất).
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng đối tượng theo các phương pháp sau:
-Phương pháp trực tiếp: áp dụng khi vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt, có thể tổ chức hạch toán riêng.
Chi phí vật liệu phân bổ cho đối tượng i
=
Tiêu thức phân bổ của đối tượng i
Tổng chi phí NVL cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
-Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và không thể hạch toán riêng. áp dụng phương pháp này kế toán có thể xác định chi phí cho từng đối tượng có liên quan. Công thức phân bổ như sau:
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm...
Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621-“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tài khoản 621 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
TK 151,152,331,111,112...
TK 621
TK 154
TK 152
Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ, dịch vụ.
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.
Vật liệu dùng không hết nhập kho.
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát qua sơ đồ sau:
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tài khoản sử dụng: Để theo dõi Chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 -“Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tài khoản 622 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK tính giá thành.
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
Lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Các khoản trích theo lương thực tế của công nhân trực tiếp phát sinh
Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ
TK 334
TK 338
TK 335
TK 622
TK 154
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát qua sơ đồ sau:
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 -“Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ để theo dõi chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ.
TK 627 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết thành các TK cấp 2 sau:
TK 627.1- Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 627.2- Chi phí vật liệu (phát sinh phục vụ tại phân xưởng).
TK 627.3- Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 627.4- Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 627.8- Chi phí bằng tiền khác.
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung.
Tổng chi phí sản xuất chung
Tổng tiêu thức phân bổ
=
Trình tự hạch toán: Trong kỳ kế toán tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh vào TK 627. Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng theo các tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nguyên vật liệu chính, giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất hoặc phân bổ theo định mức.
Mức phân bổ chi phí
SXC cho từng đối
tượng tập hợp chi phí.
Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Hệ số phân bổ chi phí SXC
=
x
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ sau:
CP nhân viên
CP vật liệu, dụng cụ
CP KH TSCĐ
Kết chuyển hay phân bổ CPSXC cuối kì
CPSXC khác
Các khoản ghi giảm CPSXC
TK 334,338
TK 627
TK 111, 112..
TK 214
TK 154
TK111, 112...
TK 152, 153
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung:
CPSXC cố định không phân bổ
TK 632
Tổng hợp chi phí sản xuất.
Cuối kỳ, các chi phí sản xuất đã được tập hợp trên TK 621, 622, 627 được kết chuyển để tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm (Phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm không sửa chữa được...)
+ Tổng giá thành sản phẩm thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
Tổng hợp chi phí sản xuất được hạch toán theo sơ đồ 1.5
Các khoản ghi giảm CPSX
TK 154
TK 152, 111...
TK 155, 157, 632
Giá thành SP nhập kho, gửi bán, tiêu thụ
TK 621, 622 627
Kết chuyển, phân bổ CPSX
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất, đang nằm trên quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất kết tinh trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Tuỳ đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau cho phù hợp:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính mà không tính đến các chi phí khác.
Phương pháp này chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí.
= =
x
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
+
+
Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản, khối lượng công việc ít.
Nhược điểm là độ chính xác của phương pháp không cao.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản phẩm tương đương.
Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để ._.quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi có thể là giờ công hoặc lương định mức...
Các bước xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp này:
Quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm tương đương theo mức độ hoàn thành.
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi về sản phẩm hoàn thành
=
Số lượng sản phẩm dở dang
x
Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu chính.
Chi phí nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang
=
Tổng chi phí nguyên vật liệu chính
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm dở dang
+
Số lượng sản phẩm dở dang
x
+ Đối với nguyên vật liệu phụ, chi phí chế biến (Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung):
Chi phí trong sản phẩm dở dang
Chi phí nguyên vật liệu phụ
+
Chi phí chế biến
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
+
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
=
x
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Chi phí nvl chính trong sản phẩm dở dang
Chi phí nvl phụ, chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang
+
Xác định giá trị sản phẩm dở dang:
Như vậy, theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang bao gồm mọi khoản mục chi phí đã chi dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán có độ chính xác, hợp lý cao.
Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này, kế toán phải thực hiện một khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, chưa kể đến việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cũng khá phức tạp.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
Giá trị sản phẩm dở dang
Chi phí nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang.
50% chi phí chế biến
=
+
Thực chất, đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này đơn giản nhưng độ chính xác không cao. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng đối với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí.
Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.
Phương pháp này căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Phương pháp này thích hợp với sản phẩm có hệ thống định mức chi phí đầy đủ, hợp lý, đảm bảo tính tiên tiến khoa học.
1.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục mà cuối kỳ, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê xác định giá trị tồn kho, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ để từ đó tính ra giá trị vật tư đã xuất dùng trong kỳ, giá trị thành phẩm... rồi mới ghi sổ.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621-“ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường.
Nội dung phản ánh của TK 621 trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho như sau:
Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo đối tượng tính giá thành.
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ
=
Giá vật liệu tồn đầu kỳ
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn cuối kỳ
+
_
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát qua sơ đồ 1.6
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT ( phương pháp KKĐK)
VL tồn kho cuối kì
TK 331, 111
TK 611
TK 151, 152
TK 621
TK 631
Vl dùng trực tiếp chế tạo SP
Kết chuyển CPNVLTT
Giá trị VL tăng trong kì
Vl tồn kho đầu kì
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ tương tự phương pháp kê khai thường xuyên ( Được khái quát ở sơ đồ 1.3).
Tuy nhiên, kế toán sử dụng TK 631-“Giá thành sản xuất” để tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp về TK 631 theo từng đối tượng:
Nợ TK 631
Có TK 622
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho, toàn bộ chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp trên TK 627 tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên (Sơ đồ 1.4).
Cuối kỳ, các khoản chi phí sản xuất chung sẽ được kết chuyển hoặc phân bổ vào TK 631, được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành:
Nợ TK 631
Có TK 627
Tổng hợp chi phí sản xuất.
Tài khoản sử dụng: Để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ, ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hạch toán hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 631-“Giá thành sản xuất”. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Nội dung phản ánh của TK 631 như sau:
Bên Nợ: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho chế tạo sản phẩm.
Bên Có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154.
+ Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất.
+ Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
+ Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Cuối kỳ, TK 631 không có số dư.
TK 621
TK 622
TK 627
TK 631
TK 154
TK 632
TK 138,611
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển CPNCTT
Kết chuyển CPSXC
Giá trị SPDD cuối kì
Các khoản ghi giảm CPSX
Giá thành SP hoàn thành
Giá trị SPDD đầu kì
Sơ đồ 1.7. Trình tự hạch toán tổng hợp CPSX (phương pháp KKĐK)
1.4. Những vấn đề về tính giá thành sản phẩm.
1.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ nhất định do doanh nghiệp sản xuất ra đòi hỏi cần phải tính giá thành một đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là việc cần thiết đầu tiên trong việc tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng tính giá thành, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất của sản phẩm và yêu cầu, trình độ hạch toán và quản lý của doanh nghiệp, khả năng và trình độ của nhân viên kế toán. Mỗi doanh nghiệp với các đặc điểm khác nhau thì đối tượng tính giá thành có thể khác nhau như:
Đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất kiểu giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng .
Đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp qua nhiều bước, đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc hoàn thành.
Nếu doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý cao thì có thể chi tiết đối tượng tính giá ở nhiều góc độ khác nhau.
Bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán cần phải xác định kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành sao cho phù hợp. Kỳ tính giá thành là một thời kỳ mà bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Đó có thể là một chu kỳ kinh doanh hay một kỳ kế toán. Kỳ tính giá thành phải được xác định phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất để tổ chức công tác kế toán giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo thông tin về giá thành sản phẩm kịp thời cho công tác quản trị doanh nghiệp. Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân.
ở đây cần phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi để tập hợp chi phí và công tác tập hợp chi phí chính là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí có trường hợp đồng nhất với đối tượng tính giá thành song lúc đó vẫn có thể phân biệt chúng dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức công tác ghi chép ban đầu để tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết cho từng đối tượng (từng địa điểm phát sinh, từng đối tượng chịu chi phí sản xuất).
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để mở các thẻ tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về giá thành, tính toán hiệu quả kinh doanh, tìm ra những khả năng để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về giá của doanh nghiệp.
1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành đã được xác định. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng với kỳ tính giá thành đã xác định và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Việc xác định phương pháp tính giá thành thích hợp đảm bảo cho việc tính chính xác giá thành đối với từng đối tượng tính giá thành.
Sau đây là một số phương pháp tính giá thành được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phương pháp trực tiếp (Còn gọi là phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Đối với phương pháp này, sản phẩm hoàn thành vừa là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất vừa là đối tượng tính giá thành.
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
_
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đã được xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm.
=
Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình công nghệ phức tạp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng quy trình công nghệ hoặc từng phân xưởng trong quy trình công nghệ.
Đối tượng tính giá thành tuỳ thuộc yêu cầu quản lý và giá trị sử dụng của bán thành phẩm, có thể là bán thành phẩm (sản phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn) hoặc sản phẩm hoàn thành trong giai đoạn cuối cùng.
Có hai phương án tính giá thành phân bước.
Phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
Phương pháp này thường áp dụng đối với doanh nghiệp mà bán thành phẩm có giá trị sử dụng độc lập (Có thể nhập kho hoặc đem bán) hoặc trong trường hợp yêu cầu hạch toán kinh tế giữa các phân xưởng cao.
Theo phương án này, kế toán phải lần lượt tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước rồi kết chuyển sang giai đoạn sau để tính tiếp giá thành bán thành phẩm của giai đoạn tiếp theo cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Giả sử sản phẩm phải trải qua “n” giai đoạn chế biến
Giá thành bán thành phẩm bước 1
=
Chi phí nguyên vật liệu chính
+
+
Chi phí chế biến bước 1
Chênh lệch giá trị bán thành phẩm dở dang bước 1
Giá thành bán thành phẩm bước 2
=
+
+
Chênh lệch giá trị bán thành phẩm dở dang bước 2
Giá thành bán thành phẩm bước 1 chuyển sang
Chi phí chế biến bước 2
Giá thành thành phẩm (bước n)
=
+
+
Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang (bước n)
Giá thành bán thành phẩm bước (n-1) chuyển sang
Chi phí chế biến bước n
....
Phương pháp này cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ biết tổng giá thành sản phẩm mà còn biết giá thành thực tế của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm giúp cho việc quản lý giá thành được thực hiện tốt hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là đòi hỏi hoạt động quản lý phức tạp, công tác tổ chức hạch toán kế toán phải được tiến hành một cách khoa học thì thông tin mới có thể truyền đi nhanh chóng, kịp thời, chính xác giữa các khâu.
Phương án tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.
Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp không bán bán thành phẩm ra ngoài hoặc yêu cầu hạch toán kinh tế giữa các phân xưởng không cao.
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí nguyên vật liệu chính tính vào thành phẩm
+
n
ồ
i=1
Chi phí chế biến bước i
tính vào giá trị thành phẩm
Theo phương pháp này, chỉ cần tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng còn các giai đoạn chế biến khác, các phân xưởng chỉ cần hạch toán chi phí.
Chi phí NVL chính tính vào thành phẩm
=
Chi phí nguyên vật liệu chính
Số lượng bán thành phẩm hoàn thành
Số lượng bán thành phẩm dở dang
+
x
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trong đó:
Chi phí chế biến bước i tính vào giá trị thành phẩm
=
Chi phí chế biến bước i
Số lượng
sản phẩm
hoàn thành
Số lượng bán
thành phẩm hoàn
thành bước i
+
Số lượng BTP
dở dang bước i (quy đổi)
x
Đối với phương pháp này, công tác hạch toán đỡ phức tạp hơn phương pháp trên, công tác tính giá thành được tiến hành nhanh chóng hơn tuy nhiên thông tin thường không được liên tục vì chỉ đến cuối kỳ các số liệu về giá thành sản phẩm mới được đầy đủ.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Sản phẩm hoàn thành gồm nhiều chi tiết, bộ phận được sản xuất ở nhiều phân xưởng khác nhau để cuối cùng lắp ráp tạo ra thành phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ trong quá trình sản xuất.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh.
Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành không đồng nhất nên để tính được giá thành thì phải tính từng chi tiết, bộ phận của sản phẩm, sau đó, tập hợp giá thành của các chi tiết, bộ phận để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Công tác tính giá thành theo phương pháp này được thực hiện theo 3 bước:
Tổng giá thành bộ phận, chi tiết i
=
CPSX dở dang đầu kỳ bộ phận, chi tiết i
+
CPSX phát sinh trong kỳ bộ phận, chi tiết i
_
CPSX dở dang cuối kỳ bộ phận, chi tiết i
Bước 1: Tính tổng giá thành của từng chi tiết, bộ phận.
Giá thành đơn vị bộ phận,
chi tiết i
=
Tổng giá thành bộ phận, chi tiết i
Số lượng bộ phận, chi tiết i hoàn thành
Bước 2: Tính giá thành đơn vị của từng chi tiết, bộ phận.
Bước 3: Tổng cộng chi phí, xác định giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
n
ồ
i=1
Giá thành đơn vị chi tiết i
Phương pháp hệ số.
Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau về kích cỡ, khối lượng và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập chung cho cả quá trình sản xuất.
ở phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong từng phân xưởng.
Các bước tiến hành tính giá thành theo phương pháp hệ số:
Bước 1: Kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn.
Tổng số
sản phẩm
tiêu chuẩn
=
n
ồ
i=1
(Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi sản phẩm loại i)
Bước 2: Căn cứ vào tổng giá thành các loại sản phẩm đã được tính, kế toán tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành đơn
vị sản phẩm
tiêu chuẩn
=
Tổng giá thành các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn
Tổng giá thành các loại sản phẩm
=
CPSX dở dang đầu kỳ các loại sản phẩm
+
CPSX phát sinh trong kỳ các loại sản phẩm
_
CPSX dở dang cuối kỳ các loại sản phẩm
Trong đó:
Bước 3: Từ giá thành sản phẩm tiêu chuẩn, kế toán xác định giá thành từng loại sản phẩm theo yêu cầu:
Giá thành đơn vị sản phẩm loại i
=
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
x
Hệ số
quy đổi
Phương pháp tính giá thành theo hệ số xác định được chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành theo khoản mục đáp ứng yêu cầu quản lý. Song công tác tính toán phức tạp, việc xác định hệ số quy đổi cần phải được xem xét kỹ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ sản xuất.
Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ.
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất có nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nhưng được tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cùng loại
Cách tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lập giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm.
Tổng
giá thành
kế hoạch
=
n
ồ
i=1
Số lượng sản phẩm
hoàn thành từng loại
x
Giá thành đơn vị sản
phẩm kế hoạch từng loại
Tổng
giá thành
thực tế
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
_
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Bước 2: Căn cứ vào kết quả sản xuất hoàn thành cuối kỳ, kế toán tính tổng giá thành kế hoạch (KH) và tổng giá thành thực tế.
x 100
t =
Tổng giá thành thực tế
Tổng giá thành kế hoạch
Bước 3: So sánh để tính ra tỉ lệ giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch.
Giá thành thực
tế của từng loại
sản phẩm
Giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm
=
x t
Bước 4: Kế toán tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.
Giá thành
đơn vị loại
sản phẩm i
=
Giá thành thực tế loại sản phẩm i
Số lượng sản phẩm i hoàn thành
Để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải có hệ thống định mức kỹ thuật từ đó xác định giá thành kế hoạch hợp lý. Bên cạnh đó, việc tính toán cũng mất nhiều thời gian và rất phức tạp.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, việc tính giá thành chỉ được thực hiện khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối tượng tính giá chính là sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng đó.
Việc tính giá thành được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đối với chi phí trực tiếp (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) liên quan đến đơn đặt hàng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.
Bước 2: Đối với các chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì kế toán hạch toán riêng trên TK 627 để cuối kỳ phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp.
Bước 3: Cuối kỳ, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng đã hoàn thành, doanh nghiệp tiến hành tính giá thành của đơn đặt hàng:
Giá thành đơn đặt hàng = Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cho đơn đặt hàng.
Giá thành đơn vị sản phẩm đơn hàng
=
Giá thành đơn đặt hàng
Số lượng sản phẩm của đơn hàng
Tính giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Tổng
giá thành
thực tế
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
_
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Giá trị
sản phẩm phụ
_
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có các sản phẩm phụ. Khi đó, để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.
Giá thành đơn vị sản phẩm chính
=
Tổng giá thành sản phẩm chính
Số lượng sản phẩm chính hoàn thành
Trong đó, giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
Ngoài các phương pháp tính giá thành sản phẩm trên, doanh nghiệp còn có thể tính giá thành theo phương pháp định mức chi phí, phương pháp liên hợp... Các doanh nghiệp cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình để lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
1.5. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chứng từ là căn cứ để kế toán thực hiện việc ghi sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính. Tổ chức tốt chứng từ kế toán là căn cứ để xác minh nghiệp vụ, để kiểm tra kế toán, giúp người quản lý có được thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định kinh doanh.
Khi hạch toán các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc, bao gồm:
Chứng từ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ...
Chứng từ về chi phí nhân công trực tiếp: Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, bảng chấm công, bảng thanh toán lương...
Do chi phí sản xuất chung rất đa dạng nên chứng từ về khoản mục chi phí này cũng có rất nhiều loại, bao gồm: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thưởng, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hoá đơn GTGT...Sau khi hạch toán chi phí sản xuất, kế toán tính giá thành sản phẩm thể hiện trên thẻ tính giá thành.
Các doanh nghiệp khác nhau có thể áp dụng các loại chứng từ về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho, hình thức lương áp dụng, phương pháp tính khấu hao...
1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Để hạch toán chi tiết, kế toán sử dụng sổ chi tiết chi phí sản xuất mở cho các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335. Sổ chi tiết chi phí sản xuất được mở chi tiết theo từng tài khoản cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định với kết cấu phù hợp với đối tượng hạch toán và cuối kỳ, kế toán lập thẻ tính giá thành cho từng đối tượng.
Về hệ thống sổ tổng hợp, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng một trong bốn hình thức sổ sau:
Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái.
Theo hình thức này, sổ kế toán tổng hợp duy nhất được sử dụng là Nhật ký- Sổ cái. Hình thức sổ này kết hợp ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ.
Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi nghiệp vụ được phản ánh vào Nhật ký - Sổ
2.1. Khái quát chung về Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch thuộc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải- Bộ giao thông vận tải. Trụ sở và xưởng sản xuất của công ty ở tại số nhà 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự có lịch sử phát triển rất lâu đời. Tiền thân của công ty cơ khí Ngô Gia Tự ngày nay là hãng Aviat, do một chủ tư bản người Pháp thành lập vào năm 1920. Hãng này do Ngân hàng Đông Dương hùn vốn và địa ốc ngân hàng bỏ vốn về nhà đất. Sau khi thành lập, cơ sở sản xuất của hãng ngày càng được mở rộng, tới những năm 30 đã có hơn 300 công nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất xe rơ mooc, sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô, thầu khoán xây dựng công xưởng và nhà ở (hãng đã xây dựng Ngân hàng nhà nước, nhà thương Đặng Vũ Lạc- bệnh viện C ngày nay...). Hãng Aviat lúc này đã trở thành một hãng tư bản lớn có cơ sở ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà lạt.
Cùng với những biến động lịch sử của đất nước, hãng Aviat đã có nhiều thay đổi, rơi vào nhiều chế độ quản lý khác nhau. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương. Bọn Nhật đến Aviat và giao kế hoạch cho hãng rồi dần dần quản lý hẳn xí nghiệp. Cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra, công nhân hãng Aviat đã tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội. Khi Cách mạng tháng 8 thành công, xí nghiệp Aviat thuộc về tay công nhân quản lí. Thực dân Pháp quay trở lại nước ta, Aviat lại nằm dưới quyền thống trị của chúng. Đến tháng 10/1954, thủ đô được giải phóng, hãng Aviat thuộc về tay chính quyền cách mạng. Để biến nơi đây phải là một nơi thực sự của người công nhân, phục vụ nhu cầu của cách mạng, Đảng và nhà nước đã quyết định xây dựng nó thành “Nhà máy ô tô 1/5”.
Đến 13/7/1968, trước yêu cầu mới của đất nước, của ngành giao thông vận tải, “Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự” được thành lập theo quyết định số 2081/QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải với nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất phụ tùng ô tô, đảm bảo nhu cầu của nhà nước và của ngành, cụ thể là sản xuất 23 mặt hàng của 15 mác xe với hàng chục vạn sản phẩm, đại tu máy công cụ, sản xuất các loại phụ tùng cho máy kéo bông sen... phục vụ sản xuất và chiến đấu. Giai đoạn đầu nhà máy gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kĩ thuật, tổ chức quản lí song với cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhà máy đã luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn 1973- 1975, cùng với nhiệm vụ chung của cả nước tiến hành công nghiệp hoá XHCN, nhà máy có nhiệm vụ sản xuất phụ tùng và phụ kiện cho sửa chữa và lắp ráp phương tiện vận tải, sản xuất các sản phẩm vượt sông đảm bảo cho giao thông thông suốt trong mọi tình huống. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ song với những cố gắng nỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhà máy đã nhanh chóng khôi phục sản xuất, đảm bảo sản lượng theo kế hoạch.Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhà máy đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế kĩ thuật, chế thử 7 mặt hàng cho 13 loại xe với giá trị 60.480đ.
Như vậy, trong thời kì bao cấp, nhà máy sản xuất theo kế hoạch của ngành, của nhà nước giao với những nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn. Nhà máy đã luôn áp dụng tốt tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nhân nhà máy đã có nhiều sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong sản xuất để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Đến nay, sau 35 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã 3 lần đổi tên. Ngày 15/12/1984, theo quyết định số 2836/QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải, “Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự” được đổi tên thành “Nhà máy sản xuất phụ tùng Ngô Gia Tự”. Sau đó, theo quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 598/QĐ/TCCB ngày 5/4/1993, nhà máy lại được mang tên là “Nhà máy Ngô Gia Tự” có giấy phép đăng kí kinh doanh số 108516 ngày 14/6/1993. Đến tháng 6/1998, để phù hợp với cơ chế thị trường, nhà máy đổi tên là “Công ty cơ khí Ngô Gia Tự” thuộc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải- Bộ Giao thông vận tải và giữ nguyên cho đến nay. Khi cơ chế chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty không còn được nhà nước bao cấp và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh như trước nữa mà công ty tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn ngân sách cấp và vốn tự có của công ty. Công ty tự tìm kiếm khách hàng và sản xuất theo các đơn đặt hàng, tự huy động mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Để đứng vững được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty đã có những nỗ lực rất lớn.
Những kinh nghiệm và thành quả đạt được qua 35 năm xây dựng và trưởng thành sẽ là động lực để công ty tiếp tục vươn lên không ngừng, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Sản phẩm của công ty
Trong những năm gần đây, lĩnh vực hoạt động của công ty vẫn không thay đổi vì nó vẫn dựa vào nhà xưởng, máy móc thiết bị để lại từ trước. Hiện nay, công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm chuyên ngành cơ khí giao thông vận tải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải và theo yêu cầu của thị trường, bao gồm:
- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho thiết bị, phương tiện, công trình giao thông vận tải.
- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp ráp ô tô, xe gắn máy.
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, công ty còn tiến hành một số hoạt động kinh doanh khác như cho thuê ki ốt bán hàng, cho thuê kho, thuê văn phòng làm việc, nhận giữ xe và một số loại hình dịch vụ khác.
Trước đây một vài năm, công ty đã thực hiện một số hợp đồng lớn lắp ráp xe gắn máy cho Trung Quốc để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, sản xuất các loại phụ tùng theo đơn đặt hàng như bánh răng, bulông các loại... Còn hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm cơ khí ngành giao thông như dải phân cách đường bộ hay còn gọi là thanh tôn sóng (sản lượng năm 2002 đạt 60.320m), neo dự ứng lực các loại (sản lượng năm 2002 đạt 8.856 bộ), sửa chữa và bảo dưỡng ô tô (sản lượng năm 2002 đạt 1.803.171.000 đồng), kết cấu thép đường bộ...
Kết quả hoạt động một vài năm gần đây
Trong những năm gần đây hoạt động của công ty tiến triển tốt, kết quả kinh doanh ngày càng khả quan. Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp 3 năm gần đây đều lớn hơn 0 và liên tục tăng. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2000 là 5.270.000 đồng, đến năm 2001 đã tăng lên 550.075.952 đồng và đến năm 2002 là 620.381.900 (đạt 112,8% so với năm 2001). Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển theo chiều hướng tích cực, công ty đã có biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Có thể tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây qua một số chỉ tiêu sau:
Đơn vị:Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Doanh thu thuần
10.009.399.382
12.656.431.017
17.822.763.573
2. Tổng chi phí
9.509.129.382
12.106.355.065
17.202.381.673
3. Lợi nhuận trước thuế
500.270.000
550.075.952
620.381.900
Biểu 2.1. Kết quả h._.n vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Bảng kê nhập xuất
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Tháng...
Tài khoản
Nội dung
Tk 1521
TK 1522
….
TK 152
TK 153
Cộng
1.Nhập
TK 111
TK 331
…
Cộng nhập
2.Xuất
TK 621
TK 627
TK 641
TK 642
Cộng xuất
Phần xuất trên bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu công cụ dụng cụ lấy số liệu trên các sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ, đóng vai trò như bảng phân bổ số 2, hơn nữa lại chi tiết rõ hơn về từng loại nguyên vật liệu. Do đó, công ty không lập bảng phân bổ số 2. Điều đó rõ ràng là vừa thuận tiện hơn cho kế toán vừa đáp ứng yêu cầu quản lí vật liệu, đối chiếu sổ sách của công ty.
Về phương pháp tính khấu hao:
Khấu hao tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã hao mòn. Khấu hao là một biện pháp chủ quan của con người nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại tài sản cố định khi nó hư hỏng.
Hiện nay, công ty không lập bảng tính và phân bổ khấu hao hàng tháng mà trong tháng, kế toán chỉ ước tính phân bổ khấu hao theo kế hoạch kết hợp với tình hình sản xuất và tiêu thụ. Cuối năm kế toán điều chỉnh để trích đúng, trích đủ khấu hao thực tế trong năm.
Mặc dù với cách làm này, chi phí khấu hao hàng tháng không được chính xác nhưng tổng chi phí khấu hao trong năm là đúng tuyệt đối. Đối với công ty, sản phẩm không có tính mùa vụ nên việc xác định kết quả chỉ có ý nghĩa trong cả năm tài chính. Do đó, công ty cũng chỉ cần xác định chính xác tổng giá thành trong năm. Mặt khác, TSCĐ của công ty cũng ít biến động nên chi phí khấu hao thực tế hàng tháng của công ty chỉ lệch so với kế hoạch rất ít, nếu tính trên tổng giá thành thì phần chênh lệch này là không đáng kể.
Vì thế, việc tính khấu hao của công ty hiện nay hoàn toàn không ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của một niên độ kế toán. Đồng thời, nó vẫn đảm bảo mục đích của việc tính khấu hao là thu hồi vốn đầu tư mà lại giảm được lao động của kế toán, giúp kế toán có nhiều thời gian hơn để làm công việc khác, tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
Như vậy phương pháp tính khấu hao hiện nay mặc dù không đúng theo chế độ nhưng lại linh hoạt, phù hợp với điều kiện của công ty, có thể coi là một cải tiến của kế toán.
3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định sau:
- Thứ nhất là về quy trình luân chuyển chứng từ
ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự, đôi khi có trường hợp chứng từ bị luân chuyển chậm so với nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. Có những nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất trong kì song thủ kho đã không kịp thời chuyển chứng từ về nguyên vật liệu lên phòng kế toán, làm cho kế toán tập hợp thiếu chi phí trong kì, làm sai lệch chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành.
Sau đó, vào kì kế toán sau khi thủ kho chuyển chứng từ lên thì quyết toán kì trước đã được duyệt, kế toán lại phải tiến hành hạch toán phần chi phí nguyên vật liệu đó vào chi phí của kì sau, làm tăng chi phí sản xuất của kì sau.
- Thứ hai là về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là toàn doanh nghiệp. Theo đối tượng tập hợp chi phí này, toàn bộ các chi phí phát sinh sẽ được kế toán tập hợp chung cho cả công ty và giá thành cuối cùng là giá thành sản xuất của tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã hoàn thành trong kì.
Việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành như vậy là chưa hợp lí, không phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và không phục vụ tích cực cho quản trị doanh nghiệp. Trong điều kiện doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, lựa chọn đối tượng hạch toán là toàn doanh nghiệp rõ ràng không cho biết chi phí và giá thành của từng đơn đặt hàng, từng loại sản phẩm là bao nhiêu. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành như hiện nay công ty đang áp dụng không phản ánh chính xác quá trình sản xuất, không phục vụ tốt cho mục đích quản trị doanh nghiệp.
- Thứ ba là về phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí và giá thành sản phẩm trong kì
Hiện nay, đối với công cụ dụng cụ xuất dùng, công ty chỉ sử dụng phương pháp phân bổ một lần (phân bổ 100%) vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Thực tế, công cụ dụng cụ sử dụng ở công ty có nhiều loại có giá trị lớn, được sử dụng cho nhiều kì hạch toán như bàn, tủ... Do đó, cách hạch toán như công ty đang áp dụng sẽ làm tăng chi phí trong kì, không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm hoàn thành.
- Thứ tư là về phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng của công ty nếu có thể tập hợp riêng cho từng loại mặt hàng thì được kế toán hạch toán:
Nợ TK 621
Có TK 153
Việc chi tiết TK 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” cho từng loại sản phẩm được thực hiện trên sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Còn TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”, công ty tập hợp chung cho toàn bộ các sản phẩm ở các phân xưởng. Vì vậy, với mục đích theo dõi chi tiết chi phí về công cụ dụng cụ cho từng loại sản phẩm, tránh việc đưa chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung rồi cuối kì phân bổ cho từng loại sản phẩm có thể làm cho chi phí công cụ dụng cụ của từng loại sản phẩm không chính xác, kế toán đã hạch toán như trên.
Tuy nhiên, bản chất của nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là chất liệu cấu thành nên sản phẩm còn công cụ dụng cụ là tư liệu lao động, là công cụ để tác động vào đối tượng lao động. Mà TK 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” chỉ dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ mà thôi. Vì vậy, cách thức hạch toán mà công ty đang áp dụng hiện nay đã phản ánh sai bản chất của công cụ dụng cụ.
- Thứ năm là về việc ghi sổ kế toán
Về Nhật kí chứng từ 7 – Phần I (biểu số 2.4), công ty đã sắp xếp ghi các tài khoản chưa chính xác.
ở phần các tài khoản ghi Có công ty đã sắp xếp các tài khoản mà thực chất đã được phản ánh ở Nhật kí chứng từ khác, đó là các tài khoản:
+ TK 331 được phản ánh ở NKCT 5.
+ TK 3337 được phản ánh ở NKCT 10.
+ TK 311 được phản ánh ở NKCT 4.
Về mặt số liệu, việc ghi chép như vậy không làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí của công ty nhưng về mặt nội dung kinh tế thì nó có sự sai lệch và không đúng với quy định về việc ghi sổ của nhà nước.
- Thứ sáu là việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm
Hiện nay, công ty không lập thẻ tính giá thành. Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành xác định giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì nhưng kế toán không phản ánh việc tính giá thành sản phẩm vào thẻ tính giá thành. Do đó, khi muốn xem xét giá thành thực tế của sản phẩm nhà quản lí không có các tài liệu sẵn sàng. Điều này là không thuận tiện cho công tác quản trị.
- Thứ bảy là việc hoàn toàn sử dụng kế toán thủ công
Hiện nay,trong điều kiện khoa học kỹ thuật và thông tin ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần thu thập và xử lí thông tin nhanh nhạy, kịp thời, trên cơ sở đó đề ra các quyết định cần thiết. Nhưng công ty hoàn toàn sử dụng kế toán thủ công. Kế toán thủ công đòi hỏi một số lượng sổ sách lớn, gây khó khăn cho công tác bảo quản, dễ mất mát hư hỏng. Việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, tính toán chuyển sổ và lập các báo cáo mất rất nhiều thời gian và công sức của kế toán. Một hạn chế khác của việc áp dụng kế toán thủ công là việc lập báo cáo thường chậm, đặc biệt là các báo cáo quản trị và dễ có nhầm lẫn, sai sót.
Trên đây là những hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn thì công ty cần tiến hành khắc phục những hạn chế trên. Với tư cách là sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra những biên pháp để khắc phục những hạn chế đó, được trình bày ở phần sau đây.
3.2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự
3.2.1. Sự cần thiết và các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thành công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế đều cố gắng để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ và có hiệu quả quá trình tiêu hao vật tư, lao động và các tài sản khác. Ngoài các biện pháp kĩ thuật như giám sát định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bố trí dây chuyền sản xuất hợp lí để tiết kiệm tối đa lao động... thì hoàn thiện công tác hạch toán kế toán cũng góp vai trò quan trọng. Tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lí có được thông tin cần thiết để kịp thời đưa ra các quyết định quản lí tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thực hành tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với doanh nghiệp nói riêng mà nó còn có ý nghĩa với cả quốc gia, vì tiết kiệm chi phí sản xuất là tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất bao gồm tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực cho đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu trên cùng với những hạn chế đã nêu ở trên, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự cần được thực hiện theo các hướng:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp.
- Quy định trình tự công việc sao cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Để đạt mục tiêu đó cần:
+ Xây dựng và tổ chức quy trình luân chuyển chứng từ khoa học, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như cho quản lí.
+ Xây dựng hệ thống tài khoản, sổ sách phù hợp với chế độ và thực tế tại công ty, vừa đảm bảo theo sát các yêu cầu thực tế của công tác hạch toán kế toán quá trình xây dựng kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo không trái với các quy định chung.
+Phương thức, quy trình hạch toán phải đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả của công tác kế toán.
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự.
Sau quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cùng với quá trình nghiên cứu lí luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, với những tồn tại đã nêu trên ở Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Ngô Gia Tự như sau:
Thứ nhất, về luân chuyển chứng từ
Để khắc phục tình trạng chứng từ bị luân chuyển chậm, công ty cần có biện pháp quản lí chặt chẽ khâu luân chuyển chứng từ nội bộ theo hướng đảm bảo tuần tự, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để kịp thời cung cấp chứng từ chi phí cho công tác kế toán chi phí và giá thành. Công ty có thể thực hiện điều đó bằng cách ban hành hướng dẫn cụ thể cho thủ kho, các nhân viên thống kê phân xưởng... về quy trình luân chuyển chứng từ đồng thời đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan với bộ phận kế toán trong công tác lập và luân chuyển chứng từ, cụ thể:
- Các chứng từ về nguyên vật liệu: thủ kho trước khi nhập xuất hàng phải kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ do phòng kế hoạch vật tư lập, đảm bảo mọi nguyên vật liệu xuất kho phải có đầy đủ chứng từ. Định kì khoảng 3 ngày, kế toán vật tư xuống kho lấy chứng từ vật tư để phân loại rõ ràng, lưu giữ cẩn thận, cuối kì lên bảng tổng hợp nhập xuất kịp thời, đảm bảo phản ánh đúng, đủ các nghiệp vụ xuất vật tư cho sản xuất.
- Về chứng từ lương: nhân viên thống kê phân xưởng cần theo dõi, chấm công cho người lao động theo quy định của công ty, đảm bảo tính đúng tính đủ công cho công nhân. Bảng chấm công phải được trình bày rõ ràng để tiện kiểm tra đối chiếu với bảng tính lương do phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương lập. Các chứng từ này cần được chuyển lên phòng kế toán cùng với phiếu nhập kho sản phẩm hoặc biên bản giao nhận sản phẩm hoàn thành, hoặc hoá đơn bán hàng, cần được lưu giữ khoa học theo từng phân xưởng, từng hợp đồng để thuận tiện cho quản lí và nhất là phải được luân chuyển đúng kì để phục vụ kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kì. Tổ chức quản lí và luân chuyển chứng từ như trên sẽ góp phần cung cấp số liệu và thông tin kế toán kịp thời , chính xác. Chứng từ được cập nhập, phân loại và kiểm tra đối chiếu định kì sẽ phát hiện và hạn chế những nhầm lẫn sai sót trong quá trình ghi chép, hạch toán.
Thứ hai, về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp.
Về đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty có 5 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có những đặc điểm hoạt động khác nhau. Mỗi phân xưởng đồng thời có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm, mà công ty lại sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng. Do đặc điểm sản xuất như trên, công ty cần tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng và như vậy, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn.
Theo đối tượng này, các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kì liên quan đến đơn đặt hàng nào thì sẽ hạch toán trực tiếp cho đơn đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong kế toán sẽ kết chuyển hoặc phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp (có thể là theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc giờ công sản xuất...). Việc tính giá thành sẽ được tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Giá thành của đơn đặt hàng chính là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cho đơn đó, giá thành đơn vị bằng tổng giá thành chia cho số lượng sản phẩm của đơn.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng đơn đặt hàng sẽ giúp cho các nhà quản lí biết chính xác chi phí, giá thành và lợi nhuận của từng đơn để từ đó có các quyết định quản trị thích hợp. Khi công ty thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng đơn dặt hàng, công tác kế toán sẽ phải tiến hành thường xuyên, liên tục, chi tiết hơn. Điều đó đòi hỏi tổ chức sắp xếp công việc phải hợp lí, thống nhất giữa các bộ phận phân xưởng và phòng kế toán, đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Thứ ba, về phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí trong kì
Công ty cần sử dụng tài khoản 142- “Chi phí trả trước” và tài khoản 242- “Chi phí trả trước dài hạn” để hạch toán công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần để phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm tăng tính chính xác của giá thành sản phẩm hoàn thành.
Việc hạch toán công cụ dụng cụ đã được quy định cụ thể như sau:
Xuất phát từ đặc điểm của từng loại công cụ dụng cụ khi đưa vào sử dụng, kế toán có thể hạch toán:
+ Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn được phân bổ một lần toàn bộ vào chi phí trong kì theo định khoản:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK153
+ Công cụ dụng cụ có giá trị lớn sử dụng trong nhiều kì hạch toán thì cần phải phân bổ dần giá trị vào chi phí sản xuất các kì để đảm bảo tính đúng chi phí của kì hạch toán. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi lần có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ tham gia trong từng kỳ hạch toán.
đ Khi xuất công cụ dụng cụ để sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 142 : Giá trị công cụ dụng cụ sử dụng dưới một năm
Nợ TK 242 : Giá trị công cụ dụng cụ sử dụng trên một năm
Có TK 153 : Giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng
đ Trong các kì tiếp theo, kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642 : Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí sản xuất lần n
Có TK 142 : Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí sản xuất lần n
đ Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy dịnh, kế toán hạch toán:
Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 138 : Tiền bồi thường phải thu
Nợ TK627,641,642: Giá trị phân bổ một lần
Có TK 142, 242: Giá trị công cụ dụng cụ chờ phân bổ
ã Thứ tư, về phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ
Để phản ánh đúng bản chất là tư liệu lao động của công cụ dụng cụ, công ty phải hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào tài khoản 627 - “Chi phí sản xuất chung” chứ không được hạch toán vào tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Khi đó, kế toán công ty sẽ bỏ định khoản:
Nợ TK 621
Có TK 153
Thay vào đó, khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán sẽ tuỳ thuộc vào tính chất của công cụ dụng cụ mà hạch toán như đã trình bày ở trên. Nếu muốn theo dõi chi tiết chi phí công cụ dụng cụ cho từng đối tượng hạch toán, tránh việc phân bổ yếu tố chi phí này từ khoản mục chi phí sản xuất chung (có thể làm giảm tính chính xác của chi phí công cụ dụng cụ), kế toán có thể mở chi tiết tài khoản 627 cho từng phân xưởng sản xuất hoặc theo dõi chi tiết chi phí công cụ dụng cụ cho từng đơn đặt hàng trên sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ. Cuối kì, kế toán tổng hợp chi phí trên tài khoản 154 cho từng đối tượng hạch toán, kết chuyển yếu tố chi phí nguyên vật liệu từ khoản mục chi phí sản xuất chung vào chi phí của từng đơn đặt hàng.
Cách thức hạch toán như trên sẽ phản ánh đúng bản chất của công cụ dụng cụ, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiết chi phí công cụ dụng cụ của công ty.
Thứ năm, về việc ghi sổ kế toán
Đối với Nhật kí chứng từ 7- Phần I, công ty cần sắp xếp lại các cột để phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của việc ghi sổ, phản ánh đầy đủ các yếu tố và các thông tin cần thiết.
Cụ thể, cột ghi Có các tài khoản 311, tài khoản 331, tài khoản 3337 cần được chuyển sang phần “ Các tài khoản phản ánh ở Nhật kí chứng từ khác”, tài khoản 311 thuộc Nhật kí chứng từ 4, tài khoản 331 thuộc Nhật kí chứng từ 5, tài khoản 3337 thuộc Nhật kí chứng từ 10.
Thứ sáu là việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm
Hiện nay, giá cả thị trường những nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty liên tục biến động, chẳng hạn giá tôn từ tháng 12/2002 là 5.300đ/kg đến nay đã tăng lên 5.700 đ/kg, giá thép từ 4.800đ/kg đã tăng đến 5.800-6.300đ/kg. Vì vậy, theo dõi và quản lý giá thành thực tế sản phẩm là rất cần thiết để công ty có thể đề ra các biện pháp kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Khi hoàn thành đơn đặt hàng, công ty có thể lập thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm trong đơn đặt hàng theo mẫu sau:
Biểu số 3.2.
Đơn vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
- Tên sản phẩm, dịch vụ: ...
- Hợp đồng số: ...
STT
Khoản mục chi phí
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2
Chi phí nhân công trực tiếp
3
Chi phí sản xuất chung
4
Cộng
Thứ bảy là ứng dụng kế toán máy
Để tiết kiệm lao động kế toán, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, trong những năm tới, công ty cần hiện đại hoá công tác kế toán bằng việc sử dụng kế toán máy . Để có thể sử dụng kế toán máy, công ty cần chuẩn bị đầu tư mua sắm máy tính và các phụ kiện, mua hoặc thuê viết các phần mềm kế toán cho phù hợp với điều kiện riêng của công ty, đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ về tin học.
Khi áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán thì các nghiệp vụ phát sinh do kế toán nhập vào máy vi tính sẽ được máy tính tự động xử lý vào các sổ sách và lên báo cáo tài chính dựa trên các chương trình phần mềm đã được viết sẵn. Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì trình tự kế toán trên máy tính được tiến hành như sau:
ăTrong kỳ, khi có các nghiệp vụ liên quan đến chi phí phát sinh, kế toán nhập các bút toán phản ánh các nghiệp vụ đó vào máy theo đối tượng tập hợp chi phí tương ứng.
ăViệc tập hợp chi phí sản xuất hoàn thành do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ các chi phí sản xuất trong kỳ cho các đối tượng theo tiêu thức phân bổ chi phí đã ngầm định.
ăCăn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì, kế toán nhập dữ liệu vào máy.
ăCuối kì, kế toán lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kì nhập vào máy.
ăMáy vi tính sẽ tự động lên các sổ sách, các loại báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yêu cầu của người cần thông tin. Kế toán có thể xem các báo cáo và sổ sách này trên máy hoặc in ra giấy theo yêu cầu.
*****
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . Mặc dù đó chưa phải là những giải pháp tối ưu do trình độ và sự hiểu biết thực tế còn hạn chế nhưng em cũng mong muốn có thể góp phần nhỏ bé giúp cho công tác kế toán ở công ty được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng hơn, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lí.
Lời kết
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng trong công tác kế toán. Đặc biệt, đối với quản trị doanh nghiệp, hạch toán cháin xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là căn cứ để bộ phận quản trị phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực sản xuất, từ đó vạch ra kế hoạch và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, em đã cố gắng tìm hiểu học hỏi và kiểm nghiệm kiến thức mang tính lý thuyết với công việc thực tế, hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Luận văn đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cả phương diện lý luận và thực tế. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị.
Do kiến thức và năng lực thực tế còn hạn chế, luận văn của em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của các bác, các cô chú ở phòng Tài chính kế toán Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang trong thời gian qua đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật
Giám đốc
Phòng khoa học công nghệ
Phân xưởng cơ khí 1
Phân xưởng cơ khí 2
Phân xưởng cơ khí 3
Phân xưởng cơ điện dụng cụ
Phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng ô tô
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kế toán
Phòng thương mại - XNK
Phòng tổ chức cán bộ lao động và tiền lương
Phòng tổng hợp
Ban xây dựng và quản lí dự án
Ban bảo vệ
Ban dịch vụ
Ban dự án phát triển Neo
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Biểu số 2.3
Đơn vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Đơn vị: đồng
Bảng kê nhập xuất vật liệu
Tháng...
Nội dung tài khoản
TK 1521
TK 1522
TK 1523
TK 1524
TK 152
TK 153
Tổng cộng
I. Phần nhập
- TK 111
- TK 131
Tổng nhập
II. Phần xuất
- TK 621
Trong đó:
+Tôn sóng
+Lan can cầu
+Sửa chữa ô tô
+Nhông
+Thùng trộn GOT
+Máy cân vành
+Kết cấu thanh giằng
+Bu lông móng
+Giá đỡ băng tải
+Sản phẩm tự cân đối
- TK 627
- TK 632
- TK 642
Cộng xuất
-
23.290.768
689.139.285
712.430.053
-
701.508.019
-
417.608.178
96.545.614
-
4.092.860
15.302.368
10.311.634
124.706.880
3.008.500
2.588.844
27.343.141
30.600
30.736.544
-
732.275.163
-
-
10.773.978
10.773.978
-
10.732.930
-
8.234.792
819.730
-
1.388.884
-
289.524
-
-
-
-
739.624
-
-
11.472.554
-
1.342.850
1.276.890
2.619.740
-
1.351.990
-
-
-
1.201.790
150.200
-
-
-
-
-
-
-
-
1.267.750
2.619.740
-
504.860
109.959.630
110.464.450
-
108.870.530
-
-
-
101.723.883
-
-
7.146.647
-
-
-
-
1.089.100
-
504.860
110.464.490
-
25.138.478
811.149.783
836.288.261
-
822.463.469
-
425.842.970
97.365.344
102.925.673
5.631.944
15.302.368
17.747.805
124.706.880
3.008.500
2.588.844
27.343.141
1.859.324
30.736.544
1.772.610
856.831.947
-
4.511.384
52.398.040
56.909.424
-
45.043.060
-
480.557
127.177
326.360
400.080
-
1.555.446
41.347.791
-
-
805.643
2.195.793
-
-
47.238.853
-
29.649.862
863.547.823
893.197.685
-
867.506.529
-
426.323.527
97.492.521
103.252.033
6.032.030
15.302.368
19.303.251
166.054.671
3.008.500
2.588.844
28.148.784
4.055.017
30.736.544
1.772.610
904.070.000
Biểu số 2.5
Đơn vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng...
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334 – Phải trả công nhân viên
TK 338- Phải trả, phải nộp khác
Lương
Các khoản phụ cấp khác
Các khoản khác
Cộng có TK 334
KPCĐ
3382
BHXH
TK 3383
BHYT
TK 3384
1
2
3
4
5
6
7
622
627
641
642
3383
334
Cộng
133.431.300
37.124.850
8.800.000
31.747.500
-
-
211.103.650
-
567.000
-
609.000
-
-
1.176.000
-
22.432.000
-
-
2.661.700
-
25.930.700
133.431.300
60.123.850
8.800.000
32.356.500
2.661.700
-
237.373.350
2.563.400
1.202.500
176.000
647.100
-
2.294.500
6.883.500
19.255.500
5.653.800
1.320.000
4.853.500
-
10.350.900
41.403.700
2.563.400
753.800
176.000
647.100
-
2.070.100
60.210.400
Ngày... tháng.... năm 2003
Người lập bảng Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 2.9
Đơn vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Nhật kí chứng từ 7
Phần II – Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Tên TK CPSXKD
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Tổng chi phí
Nguyên vật liệu
Nhiên liệu,động lực
Lương và các khoản phụ cấp
BHXH, BHYT, KPCĐ
Khấu hao TSCĐ
CP dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Thuê đất
TK 154
TK 631
TK 142
TK 335
867.506.529
TK 621
866.154.539
1.351.990
157.783.600
TK 622
133.431.300
24.352.300
229.469.154
TK 627
4.055.117
17.196.580
60.123.850
7.610.100
17.000.000
108.487.807
1.995.700
13.000.000
12.607.930
TK 641
8.800.000
1.672.000
2.135.930
106.331.903
TK 642
504.860
2.267.750
32.356.500
6.147.700
15.000.000
20.429.036
17.626.057
12.000.000
243.054.850
TK 635
2.470.000
2.470.000
Cộng tháng
870.714.516
20.816.320
234.711.650
39.782.100
32.000.000
131.052.773
22.091.757
25.000.000
1.619.223.966
Luỹ kế ĐN
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
1.1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 2
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 3
1.1.3.Bản chất của giá thành sản phẩm. 6
1.1.4.Phân loại giá thành sản phẩm. 7
1.1.5.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9
1.2. Nhiệm vụ, ý nghĩa hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10
1.3. Phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất. 11
1.3.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 11
1.3.2.Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 12
1.3.3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13
1.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 21
1.4. Những vấn đề về tính giá thành sản phẩm. 23
1.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm. 23
1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 25
1.5. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 32
1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 32
1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 33
1.6. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một số nước trên thế giới. 36
1.6.1. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận thể hiện trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 36
1.6.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực quốc tế. 38
1.6.3. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở kế toán Mỹ và kế toán Pháp. 41
Chương 2 - Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 45
2.1. Khái quát chung về Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 45
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 45
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 47
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 54
2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 54
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất 57
2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang , tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 68
Chương 3 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự 82
3.1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự 82
3.1.3. Ưu điểm 82
3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự 86
3.2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự 89
3.2.1. Sự cần thiết và các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thành công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 89
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự. 90
Lời kết 98
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0181.doc