Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên dịch vụ Nhà ở và khu đô thị

Lời mở đầu…………………………………………………………………. Chương I. Thực trạng công tác hạch toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………….………………………… 1.Đặc điểm của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị có ảnh hưởng đến hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh…………………………………………………………………….. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên dịch vụ Nhà ở và khu đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị………………………………………... 1.2.Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh……………………………….. 1.3.Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị………………………………………………………………… 1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán……………………………………….. 1.5.Quản lý doanh thu và chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị…………………………………... 2.Thực trạng hạch toán doanh thu tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị………………………………………………. 2.1.Các loại doanh thu của Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………………………………. 2.2.Hạch toán doanh thu tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………………………………. 3.Thực trạng hạch toán chi phí tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị…………………………………………………… 3.1.Các loại chi phí của Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị………………………………………………………………… 3.2.Hạch toán chi phí tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị…………………………………………………………… 4.Thực trạng tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị…………………………… 4.1.Xác định kết quả kinh doanh……………………………………………… 4.2.Tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh……………………………………. 5. Đánh giá thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị………. Chương 2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………………. 1.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………………………………………… 2.Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị………………... 2.1.Phương hướng hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………………………………………………… 2.2.Các giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị……………………………………………………………………………… 3.Điều kiện thực hiện…………………………………………………………. 3.1.Đối với Công ty…………………………………………………………… 3.2.Đối với cơ quan nhà nước…………………………………………………. Kết luận………………………………………………………………………. Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….. 3 6 6 6 7 9 12 17 23 23 30 34 34 38 53 53 55 58 62 62 62 62 64 67 67 68 70 71 Lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài. Sau một năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng lẫn giá thành. Với các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thì mục đích quan trọng vẫn là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý có hiệu quả hai chỉ tiêu cơ bản: doanh thu và chi phí. Với tư cách là công cụ quản lý, hạch toán kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế xã hội, hạch toán kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin một cách chính xác và hữu ích giúp cho các nhà quản trị, nhà đầu tư ra quyết định kinh doanh hợp lý. Các thông tin kế toán về hạch toán doanh thu và chi phí giúp các nhà quản trị có một cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ Nhà ở và khu đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng nhưng hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho các khu đô thị nên có những đặc thù riêng. Qua thực tế tìm hiểu công tác hạch toán ở đây cho thấy hạch toán doanh thu và chi phí còn một số vấn đề bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý do dựa trên những thông tin này. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của các thông tin quản lý, luận văn với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ Nhà ở và khu đô thị” được nghiên cứu để góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn hạch toán doanh thu, chi phí ở đây. 2.Mục đích nghiên cứu. -Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. -Phân tích đánh giá thực trạng công tác hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. -Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. -Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình hạch toán doanh thu và các khoản giảm doanh thu trên cơ sở đó xác định doanh thu thuần; quy trình hạch toán chi phí để xác định kết quả như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý tại đơn vị để tìm ra các giải pháp nhằm để hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị . 4.Phương pháp nghiên cứu. -Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê, các bảng biểu, sơ đồ để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu. 5.Những đóng góp của luận văn. -Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ Nhà ở và khu đô thị. -Phân tích và đánh giá thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. -Đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi, góp phần vào việc hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 6.Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 phần: Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Chương 2 Thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. Chương 1 Thực trạng công tác hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 1.Đặc điểm của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị có ảnh hưởng đến hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) – BXD là đơn vị doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, kèm theo dịch vụ đô thị đặc biệt là dịch vụ về nhà ở để tạo ra sự hấp dẫn của mô hình nhà ở chung cư cao tầng tại khu đô thị mới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Tổng công ty xác định dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, là vấn đề cơ bản để xây dựng thương hiệu HUD. Lãnh đạo Tổng công ty đề ra phương châm hành động là “Lấy phục vụ để phát triển”. Đến nay thương hiệu HUD đã được khẳng định trên khắp cả nước, tạo được uy tín với khách hàng, xoá bỏ được những định kiến về sự bất cập của nhà ở chung cư cao tầng. Tiền thân của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị là Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí, được thành lập theo quyết định số 1125/QĐ - BXD ngày 5/11/1998 và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ tháng 1 năm 1999. Với cơ cấu tổ chức là 03 phòng ban chức năng, 04 đội, 02 tổ trực thuộc xí nghiệp với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng trên 70 người. Cho đến năm 2000, năm đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh mọi mặt của Công ty, xuất phát là sự phát triển từ Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị thuộc bộ xây dựng thành Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - BXD. Đồng thời Bộ xây dựng ra quyết định số 823/QĐ - BXD ngày 19/6/2000 về việc thành lập Công ty dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí trên cơ sở sắp xếp lại Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí. Cùng với việc triển khai thực hiện nhiều dự án khu đô thị mới và nhà ở trong khắp cả nước của Tổng công ty là sự kiện 14/6/2001, Tổng công ty có quyết định thành lập Xí nghiệp Quản lý nhà ở cao tầng trực thuộc Công ty dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí (nay là công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị), đánh dấu sự phát triển của công ty theo chiều hướng mới trọng điểm của công ty là quản lý nhà ở cao tầng nhưng không coi nhẹ các loại hình dịch vụ khác, cùng với sự phát triển về quy mô, cơ cấu nhân sự của Công ty cũng tăng lên với tổng số CBCNV trong toàn công ty lúc này là 206 người. Với chiến lược Đầu tư phát triển các khu đô thị mới của Tổng công ty đến năm 2010, ngày 16/10/2001 Bộ trưởng Bộ xây dựng có quyết định số 1678/QĐ - BXD về việc chuyển Công ty Dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí – Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh thành Doanh nghiệp nhà nước vừa hoạt động dịch vụ công ích vừa hoạt động kinh doanh và đổi tên thành Công ty dịch vụ nhà ở và khu đô thị. Từ sự chuyển đổi quan trọng này đội ngũ CBCNV cũng dần trưởng thành theo kịp với sự phát triển chung của Tổng công ty. Từ năm 1999 số lao động làm việc tại công ty chỉ khoảng trên 70 người thì đến cuối năm 2004 đã tăng lên 672 người. Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Bộ xây dựng ra Quyết định số 2258/QĐ - BXD về việc chuyển Công ty dịch vụ nhà ở và khu đô thị – Công ty hạch toán độc lập 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 1.2.Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh. Công ty được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 28/7/2000 với chức năng chính là: -Quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị mới, khu dân cư tập trung về đường sá giao thông, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng; -Cung cấp, quản lý các dịch vụ nhà ở cao tầng: giữ gìn vệ sinh, trật tự, dịch vụ điện nước, trông giữ xe đạp, xe máy, vận hành bảo trì thang máy, sửa chữa duy tu cải tạo công trình, quản lý khu công cộng trong nhà chung cư, khai thác các dịch vụ kiốt; -Dịch vụ vệ sinh môi trường: thu gom và vận chuyển rác thải, chất thải rắn; nghiên cứu thực nghiệm công nghệ, đầu tư, vận hành khai thác và chuyển giao công nghệ về xử lý chế biến các chất thải đô thị; quản lý chăm sóc vườn hoa thảm cỏ, công viên cây xanh, cây xanh đường phố, sản xuất và cung ứng cây giống, con giống, cây cảnh, nuôi chim thú; nuôi trồng thuỷ sản; -Quản lý khai thác dịch vụ thể thao: tennis, cầu lông, bóng bàn, bida, bể bơi nước nóng, nước lạnh, thể dục thẩm mỹ, thể hình, vui chơi mặt nước và các trò chơi khác trong công viên; sân bãi; bơi thuyền, công viên nước; câu cá giải trí; -Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, vật lý trị liệu, ăn uống giải khát, vui chơi giải trí; -Khai thác các dịch vụ đô thị: sân bãi đỗ xe, trông giữ ô tô, xe máy; -Đại lý xăng dầu; -Cung cấp các dịch vụ thông tin tuyên truyền; -Khai thác và quản lý các dịch vụ văn phòng; -Đầu tư và khai thác du lịch sinh thái; -Cung cấp các dịch vụ bảo vệ trong các dự án đầu tư nhà ở và khu đô thị; -Vệ sinh làm sạch công nghiệp; -Sản xuất và kinh doanh nước sạch; kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng; -Thi công các công trình xây dựng, vườn hoa, thảm cỏ; -Giáo dục đào tạo mầm non, tiểu học, trung học phổ thông -Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật; sửa chữa cải tạo các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật; -Lập dự án đầu tư, triển khai thực hiện và quản lý dự án phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp. -Kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng; -Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp. 1.3.Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị được tổ chức theo sơ đồ sau: Ban giám đốc Công ty Giám đốc công ty, các phó giám đốc Văn phòng Các chi nhánh trực thuộc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh tế kế hoạch Phòng quản lý kỹ thuật Phòng dịch vụ đô thị CN phía Nam Bốn xí nghiệp Trung tâm dịch vụ Linh Đàm Đội thi công xây lắp, đội cây xanh môi trường Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty Khối văn phòng của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị gồm có 5 phòng, cụ thể: Phòng tổ chức hành chính: -Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty trong việc sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước, quy định của chủ sở hữu Công ty đối với người lao động. -Thực hiện các công việc về hành chính quản trị văn phòng, văn thư bảo mật, trang trí khánh tiết. Tổ chức và quản lý bảo đảm trang thiết bị văn phòng, xe ô tô phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thường xuyên đảm bảo trật tự, vệ sinh tại trụ sở cơ quan, tiếp khách trong phạm vi Công ty. Phòng tài chính kế toán: -Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch công ty, Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, công tác quản lý vốn và tài sản. Đảm bảo kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghĩa vụ tài chính kế toán của Công ty. Phòng kinh tế kế hoạch: Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty lập kế hoạch, xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, xây dựng và triển khai thực hiện các phương án SXKD, ngành nghề theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và đăng ký kinh doanh của Công ty, đáp ứng nhu cầu phát triển các dự án thuộc tổng Công ty, phù hợp với nhu cầu thị trường. Tham mưu cho Giám đốc Công ty về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Phòng quản lý kỹ thuật: Phòng quản lý kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác: Quản lý kỹ thuật, chất lượng các công trình xây dựng, quản lý kỹ thuật trồng cây; quản lý quy trình vận hành máy, trang thiết bị thi công công trình; Quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bão lụt. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuất kinh doanh. Phòng dịch vụ đô thị: Phòng dịch vụ đô thị có chức năng giúp Giám đốc công ty trong công tác quản lý chất lượng các dịch vụ đô thị: Quản lý nhà chung cư; chăm sóc và duy trì cây xanh, duy trì vệ sinh môi trường; thu gom vận chuyển rác thải; quản lý hệ thống đường sá, thoát nước, quản lý hệ thống cung cấp điện nước. Quản lý các hoạt động thuê kiot tại các nhà chung cư. Chi nhánh phía Nam: Chi nhánh phía Nam: Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại khu vực phía Nam. Quản lý đồng bộ các dịch vụ đô thị: chung cư cao tầng, trạm cấp nước sạch, hệ thống đường sá, cấp thoát nước, trồng và chăm sóc duy trì cây xanh, vệ sinh môi trường, bảo vệ dự án, sửa chữa và cải tạo công trình, kinh doanh dịch vụ. Các xí nghiệp dịch vụ đô thị: (04 xí nghiệp) Các xí nghiệp dịch vụ đô thị có chức năng: Quản lý đồng bộ các dịch vụ đô thị tại các dự án được công ty giao cho: chung cư cao tầng, trạm cấp nước sạch, hệ thống đường sá cấp thoát nước, chăm sóc duy trì cây xanh, vệ sinh môi trường, bảo vệ dự án, kinh doanh dịch vụ, sửa chữa và cải tạo công trình. Trung tâm dịch vụ Linh Đàm: Trung tâm dịch vụ Linh Đàm có chức năng kinh doanh các dịch vụ: nhà nghỉ, khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí, sân bãi đỗ xe, sân Tennis, dịch vụ vui chơi mặt nước, dịch vụ văn hoá thể thao, khai thác các dịch vụ kinh doanh khác. Đội cây xanh môi trường: Chức năng: Thi công trồng mới các công trình cây xanh; ươm trồng, kinh doanh cây giống, cây cảnh; thực hiện công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ tại các dự án mới trong thời gian chưa thành lập xí nghiệp dịch vụ đô thị đồng bộ khép kín theo địa bàn. Các đội thi công xây lắp: (5 đội) Chức năng thi công, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật. 1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Công tác tài chính kế toán của Công ty có chức năng tham mưu cho Chủ tịch, Giám đốc Công ty trong việc huy động, quản lý tiền vốn, tài sản của đơn vị. Thống kê phân tích hoạt động kinh tế đảm bảo tham mưu kịp thời để lãnh đạo có quyết định đúng hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kiểm soát các nguồn thu, giám sát các khoản chi tiêu đảm bảo tận thu, hạ thấp chi phí giá thành, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán viên 1 Kế toán viên 2 Kế toán viên 3 Kế toán viên 4 Kế toán viên 5 Kế toán viên 6 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Phòng tài chính kế toán Công ty dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng Công ty làm nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn hệ thống kế toán của Công ty hạch toán kế toán, ghi sổ sách và lưu trữ chứng từ kế toán phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng tài chính kế toán công ty thực hiện nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu phát sinh từ các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc và báo sổ để lên bảng biểu báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Công ty. Mỗi đơn vị trực thuộc đều có bộ phận kế toán riêng và có người phụ trách tài chính kế toán làm chức năng Kế toán trưởng tại đơn vị đó theo quy định của Luật kế toán và luật thống kê hiện hành. Tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty đều áp dụng hình thức Nhật ký chung theo sự chỉ đạo thống nhất của Công ty và đều đã sử dụng phần mềm kế toán trong quá trình hạch toán kế toán. Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp kê khai thường xuyên. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp bình quân. Nhìn chung công tác tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có sự phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm của từng nhân viên kế toán. Kế toán trưởng: -Phụ trách chung, điều hành, giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong phòng; kiểm soát doanh thu, chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. -Phối hợp với các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ chung của Công ty; -Chủ động thực hiện công tác huy động, cân đối vốn, đảm bảo đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư. -Tham gia kiểm soát, quản lý vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám đốc. -Trực tiếp tham gia công tác nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các nội quy, quy chế quản lý tài chính; định mức, đơn giá nội bộ của Công ty. Phó phòng: Thực hiện công tác nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo, điều hành của Kế toán trưởng với các nội dung cụ thể như sau: -Triển khai công tác nghiệp vụ huy động vốn từ các nguồn, cập nhật các thông tin về thị trường vốn, thị trường đầu tư, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính đảm bảo tham mưu kịp thời cho lãnh đạo về vốn, nguồn vốn và thị trường vốn; -Kiểm tra công tác hạch toán kế toán ở các đơn vị, bộ phận trực thuộc; -Kiểm tra, quyết toán tài chính ở các đơn vị trực thuộc có hạch toán báo cáo chi phí, giá thành và có bảng cân đối kế toán riêng hàng năm; -Trực tiếp theo dõi công tác tài chính kế toán tại Chi nhánh phía Nam; theo dõi hạch toán kế toán. tổng kết báo cáo kết quả hoạt động của Liên doanh sản xuất gạch Block màu tại dự án Long Thọ – Phước An, Nhơn Trạch, Đồng Nai; -Tổ chức theo dõi, đối chiếu công nợ với khách hàng, người bán; công nợ phải thu, phải trả khác với các đối tượng bên ngoài Công ty; công nợ tạm ứng của các đơn vị, cá nhân trong nội bộ công ty; hàng tháng lập báo cáo chi tiết công nợ phải thu, phải trả toàn Công ty; đôn đốc các khoản công nợ phải thu, báo cáo kịp thời cho Lãnh đạo những khoản nợ tạm ứng, nợ phải thu quá hạn, có nguy cơ khó đòi; cân đối đề xuất kế hoạch thanh toán đối với công nợ phải trả; -Thường xuyên tổ chức rà soát công nợ phải thu, phải trả trong toàn đơn vị; đôn đốc thu nộp đảm bảo cân đối công nợ, tránh để nợ đọng khó đòi, nợ quá hạn; -Triển khai công tác phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty, báo cáo tham mưu kịp thời để Ban giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Kế toán tổng hợp: -Triển khai công tác lập kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn. -Tổng hợp, đối chiếu theo định kỳ giữa số liệu trên sổ cái với số liệu kế toán chi tiết do các kế toán viên, thủ quỹ theo dõi; kiểm tra chi tiết công tác nhập liệu của các nhân viên kế toán; -Theo dõi, đề xuất các phương án trích trước chi phí, phân bổ dần chi phí, tỷ lệ phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp mỗi kỳ hạch toán cho các đơn vị trực thuộc có tổ chức báo cáo kế toán riêng; -Tổng hợp giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ; -Lập báo cáo tài chính quý, năm; kê khai báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm; các báo cáo thống kê, báo cáo tổng hợp theo yêu cầu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành; -Lập báo cáo tổng hợp của kế toán quản trị theo yêu cầu của ban giám đốc công ty; Nhân viên kế toán 1: Thực hiện các công việc trong nội dung phần hành kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán chi phí bằng tiền; theo dõi tiền gửi, tiền vay ngân hàng, kế toán thuế giá trị gia tăng, theo dõi công nợ với Ngân sách nhà nước về thuế, phí và lệ phí dưới sự chỉ đạo và điều hành của kế toán trưởng. Nhân viên kế toán 2: Thực hiện các công việc trong nội dung phần hành kế toán theo dõi nguyên, vật liệu, thành phẩm nhập kho; theo dõi tài sản cố định, công cụ,dụng cụ; lưu trữ các công văn, giấy tờ văn bản của Phòng dưới sự chỉ đạo và điều hành của Kế toán trưởng. Nhân viên kế toán 3: Thực hiện các công việc trong nội dung phần hành kế toán theo dõi thanh quyết toán hoạt động xây lắp; theo dõi công nợ với khách hàng, người bán; công nợ phải thu, phải trả khác với các đối tượng bên ngoài công ty; công nợ tạm ứng của các đội xây lắp theo sự chỉ đạo và điều hành của Kế toán trưởng. Nhân viên kế toán 4: Thực hiện toàn bộ các thủ tục thanh quyết toán vốn thi công các công trình xây lắp, các dịch vụ quản lý đô thị với bên A, các thủ tục về thanh lý hợp đồng; Theo dõi báo cáo hàng tháng các công trình xây lắp đã hết hạn bảo hành để đôn đốc các đơn vị làm nghiệm thu bảo hành công trình kịp thời; Theo dõi công tác tài chính kế toán của các đội xây lắp trực thuộc công ty; thường xuyên hướng dẫn kiểm tra ghi chép sổ sách kế toán của các đơn vị xây lắp. Nhân viên kế toán 5: Theo dõi công nợ tạm ứng, công nợ phải thu, phải trả khác, giá thành sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của các Xí nghiệp trực thuộc phía Bắc, đơn vị kinh doanh dịch vụ trực thuộc dưới sự chỉ đạo và điều hành của Kế toán trưởng. Nhân viên kế toán 6: Thực hiện các công việc trong nội dung phần hành kế toán tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo sự chỉ đạo và điều hành của Kế toán trưởng. Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho được tính theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp bình quân. Hoá đơn bán hàng Công ty tự in theo sự chấp thuận của Tổng cục thuế. Tổ chức sổ kế toán: Công tác kế toán tại Công ty được thực hiện trên phần mềm kế toán với hệ thống sổ kế toán có những vận dụng linh hoạt tuy nhiên vẫn dựa trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức sổ kế toán theo quy định. Vể kỳ kế toán và báo cáo tài chính: Kỳ kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị là quý. Công ty thực hiện việc lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, trình tự ghi sổ ở Công ty được thực hiện theo sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra. Sơ đồ 2.3. Kế toán theo hình thức Nhật ký chung 1.5.Quản lý doanh thu và chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 1.5.1.Quản lý doanh thu. 1.5.1.1.Việc quyết định giá bán sản phẩm dịch vụ của Công ty: -Đối với sản phẩm dịch vụ là dịch vụ công ích Công ty được giao thực hiện, giá cung cấp dịch vụ là giá thắng thầu nếu giao nhận thầu thông qua phương thức đấu thầu; giá cung cấp dịch vụ là giá dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nếu giao nhận thông qua phương thức Nhà nước đặt hàng hàng, giao kế hoạch hoặc chỉ định thầu. -Đối với sản phẩm dịch vụ đô thị Công ty thực hiện theo đặt hàng của chủ sở hữu, Công ty xây dựng đơn giá trình Chủ sở hữu phê duyệt trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đúng quy định của pháp luật hiện hành. -Đối với hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ khác Công ty được quyền quyết định giá bán sản phẩm, dịch vụ của mình. Giám đốc Công ty quyết định giá bán sản phẩm dịch vụ. Các đơn vị trực thuộc được đàm phán ký kết hợp đồng quyết định giá bán sản phẩm, dịch vụ của mình theo phân cấp, uỷ quyền của Giám đốc Công ty và theo quy định của Công ty trên nguyên tắc bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 1.5.1.2.Doanh thu, thu nhập của Công ty. Doanh thu, thu nhập của Công ty được xác định theo quy định tại chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập” ban hành kèm theo quyết định số 149/QĐ - BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 15 ban hành kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. -Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung ứng dịch vụ trong kỳ của Công ty, bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm (nếu có), các khoản doanh thu trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi Công ty cung cấp dịch vụ công ích mà thu không đủ bù đắp chi phí. -Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của Công ty, lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, lãi trả góp, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lãi trái phiếu, tín phiếu, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn, hoặc thu nhập được chia từ số vốn đầu tư ra ngoài Công ty như: Góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết,…Khoản thu nhập từ đầu tư ra ngoài Công ty nếu chưa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải hạch toán vào thu nhập trước thuế. -Thu nhập khác là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm bồi thường, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, các khoản nợ phải trả nhưng nay không phải trả,… -Đối với hoạt động theo hình thức hợp đồng, hợp tác liên doanh, theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm thì Công ty phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu của số lượng sản phẩm được chia. Trường hợp theo hình thức hợp đồng chia lợi nhuận thì lợi nhuận được hưởng từ hợp đồng hợp tác liên doanh được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính của Công ty. 1.5.2.Quản lý chi phí. Công ty được quyền quyết định các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty quyết định các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đảm bảo hiệu quả, đúng chế độ pháp luật quy định. Các đơn vị trực thuộc được trực tiếp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho từng sản phẩm, dịch vụ của mình. Chi phí của công ty bao gồm: -Chi phí hoạt động kinh doanh: +Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá vốn thực tế), chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định. +Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo đúng quy định của Bộ tài chính. Phương pháp khấu hao: áp dụng theo phương pháp tuyến tính theo năm sử dụng. Trường hợp đặc biệt, nếu áp dụng phương pháp khấu hao khác phải được Chủ sở hữu và cơ quan thuế chấp thuận. Tỷ lệ khấu hao hàng năm áp dụng theo Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. +Chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động do Giám đốc Công ty quyết định và theo hướng dẫn của Bộ lao động – Thương binh và xã hội và văn bản thoả thuận đơn giá tiền lương của chủ sở hữu (nếu có). +Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động trong Công ty phải nộp theo quy định hiện hành. +Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh. Tổng số chi phí thuộc loại này được chi tối đa không quá 5% chi phí sản xuất và tuân theo các quy định hiện hành. +Chi phí bằng tiền khác như chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phí đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động, chi y tế, nghiên cứu khoa học, các khoản thuế như thuế tài nguyên, thuế đất, chi phí cho lao động nữ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, sửa chữa tài sản, mua bảo hiểm tài sản,… +Giá trị tài sản tổn thất thực tế (xác định bằng giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán trừ các khoản bồi thường của cá nhân, tập thể liên quan, tiền bồi thường của cơ quan._. bảo hiểm, giá trị phế liệu thu hồi và số đã được bù đắp bằng các quỹ dự phòng tài chính), công nợ không thu hồi được đã xử lý còn thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh. +Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ. Mức trích các khoản dự phòng và chi phí căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty và quy định của Nhà nước. Chi phí sản xuất kinh doanh chia theo khoản mục gồm: -Chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm: +Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất của Công ty; chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. +Chi phí sản xuất chung phát sinh ở các tổ đội, xí nghiệp như: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý các tổ, đội, đơn vị trực thuộc. -Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty như: +Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ lao động phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành công ty. +Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý và điều hành công ty. +Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền như chi phí lễ tân, khánh tiết, giao dịch, khoản trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, cải tiến công nghệ, chi phí đào tạo, giáo dục, y tế cho người lao động của Công ty, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho lao động nữ, chi phí bảo hiểm tài sản,…. -Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm như: tiền lương phải trả cho nhân viên tiếp thị, bán hàng, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng, chi phí bao bì, đóng gói, khấu hao tài sản cố định dùng cho bán hàng,…. -Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ. -Giá trị tài sản tổn thất thực tế, công nợ không thu hồi được. -Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: Chi phí liên quan đến đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập Công ty,…) chi phí lãi vay vốn kinh doanh, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có. -Chi phí khác: + Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. +Chi phí thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán. +Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. +Chi phí để thu tiền phạt. +Các khoản chi phí bất thường khác. -Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. -Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ. Đối với các hoạt động theo hình thức hợp đồng hợp tác liên doanh theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm thì Côn ty phải tổ chức hạch toán riêng phần chi phí sản xuất tương ứng với số lượng sản phẩm được chia. Thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào chi phí quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn kèm theo của Bộ tài chính, các bộ ngành chức năng khác có liên quan. Các đơn vị trực thuộc được đăng ký mã số phụ với cơ quan thuế sở tại nơi đơn vị đặt trụ sở và chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế địa phương (tại nơi kinh doanh) theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. Giám đốc Công ty phải tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí quản lý gián tiếp, đơn giá tiền lương của toàn doanh nghiệp phù hợp với đơn giá tiền lương của Công ty đã được chủ sở hữu phê duyệt để làm căn cứ điều hành sản xuất và quản lý Công ty. Đối với các khoản chi không đúng chế độ, người nào quyết định chi, người đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn. Các khoản chi vượt các định mức được duyệt phải xác định rõ trách nhiệm và phải có phương án xử lý theo đúng pháp luật. 2.Thực trạng hạch toán doanh thu tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 2.1.Các loại doanh thu của Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. Doanh thu, thu nhập của Công ty được xác định theo quy định tại chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập” ban hành kèm theo quyết định số 149/QĐ - BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 15 ban hành kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 2.1.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường. -Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung ứng dịch vụ trong kỳ của Công ty, bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm (nếu có), các khoản doanh thu trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi Công ty cung cấp dịch vụ công ích mà thu không đủ bù đắp chi phí. Nguyên tắc và phương pháp xác định doanh thu sản xuất kinh doanh được dựa theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể doanh thu được xác định khi hàng hoá, dịch vụ đã xuất kho và được người mua chấp nhận thanh toán, không kể đã thu tiền hay chưa. Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại (nếu có) được giảm trừ vào doanh thu để xác định doanh thu thuần. Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường bao gồm: doanh thu từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên ngoài và doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, cung ứng dịch vụ cho nội bộ doanh nghiệp. 2.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính. -Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của Công ty, lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, lãi trả góp, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lãi trái phiếu, tín phiếu, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn, hoặc thu nhập được chia từ số vốn đầu tư ra ngoài Công ty như: Góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết,…Khoản thu nhập từ đầu tư ra ngoài Công ty nếu chưa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải hạch toán vào thu nhập trước thuế. 2.1.3. Thu nhập khác. -Thu nhập khác là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm bồi thường, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, các khoản nợ phải trả nhưng nay không phải trả,… -Đối với hoạt động theo hình thức hợp đồng, hợp tác liên doanh, theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm thì Công ty phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu của số lượng sản phẩm được chia. Trường hợp theo hình thức hợp đồng chia lợi nhuận thì lợi nhuận được hưởng từ hợp đồng hợp tác liên doanh được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính của Công ty. Việc phân chia doanh thu của Công ty được thực hiện theo tiêu thức phạm vi phát sinh doanh thu (Doanh thu khu vực miền Bắc và doanh thu khu vực miền Nam) và loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể doanh thu của Công ty năm 2007 được ghi nhận như sau: Bảng 2.1. Doanh thu của Công ty trong năm 2007 TT Nội dung Số tiền Phần I: Miền Bắc A Dịch vụ quản lý đô thị 29.727.162.777 I DV quản lý đô thị do Bộ xây dựng đặt hàng 8.524.142.721 1 DV nhà chung cư cao tầng 7.371.199.721 2 Dịch vụ quản lý đô thị khác 1.152.943.000 II DV quản lý đô thị do Tổng Cty giao 21.203.020.056 1 Dịch vụ nhà chung cư cao tầng 10.649.546.550 2 Dịch vụ quản lý đô thị khác 10.553.473.506 B Các dịch vụ kinh doanh dịch vụ 36.222.974.722 I Các dịch vụ kinh doanh tại Linh Đàm 7.645.157.910 II Các dịch vụ kinh doanh tại Định Công 24.814.267.429 III Các dịch vụ kinh doanh tại Mỹ Đình 1.915.929.478 IV Các dịch vụ kinh doanh tại Pháp Vân 592.589.704 V Các dịch vụ kinh doanh tại Văn Quán 972.831.275 VI Các dịch vụ kinh doanh tại Việt Hưng 282.198.926 C Hoạt động xây lắp, trồng cây xanh 42.301.402.825 I Các công trình thi công cho Tổng công ty 41.281.331.916 1 Công trình xây lắp 36.316.737.035 2 Công trình trồng cây xanh 4.171.435.518 3 Công trình khác 793.159.363 II Các công trình thi công cho bên ngoài 1.020.070.909 1 Công trình xây lắp 1.020.070.909 Cộng kết quả hoạt động SXKD 108.251.540.324 D Hoạt động tài chính 701.563.268 E Thu nhập hoạt động khác 30.559.340 Phần II: Miền Nam A Dịch vụ quản lý đô thị 5.835.270.798 I Dịch vụ quản lý đô thị do Tcty giao 5.835.270.798 B Các dịch vụ kinh doanh dịch vụ 23.556.710 C Các hoạt động xây lắp, trồng cây xanh 19.798.744.183 I Các công trình thi công cho TCT 19.798.744.183 D Hoạt động tài chính 12.019.124 E Thu nhập hoạt động khác 20.501.831 Tổng cộng 134.673.755.578 (Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2007 của Công ty) Khi xét đến doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới doanh thu đó là thị trường kinh doanh. Thị trường kinh doanh của Công ty lại phụ thuộc vào định hướng phát triển thị trường kinh doanh của Tổng công ty vì hoạt động chủ yếu của Công ty là làm dịch vụ tại các dự án do Tổng công ty đầu tư xây dựng. Trong năm 2007 thị trường kinh doanh của Công ty cũng như thị trường của Tổng công ty tập trung chủ yếu vào khu vực miền Bắc (chiếm 80,84%), khu vực miền Nam chiếm tỷ trọng nhỏ (19,16%) và còn bỏ ngỏ khu vực miền Trung. Khu vực miền Trung là một khu vực thị trường tiềm năng nhưng hiện tại Công ty chưa xâm nhập vào thị trường này, trong thời gian tới Công ty cần có kế hoạch cụ thể để xâm nhập thị trường miền Trung và chú trọng phát triển hơn tại thị trường miền Nam. Bảng 2.2.Tình hình doanh thu của Công ty phân loại theo địa bàn hoạt động. Khu vực Doanh thu năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Miền Bắc 108.251.540.324 80,84% Miền Nam 25.657.571.691 19,16% (Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2007 của Công ty) Xét theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu của Công ty được chia thành ba loại: Bảng 2.3.Tình hình doanh thu của Công ty theo loại hình hoạt động Loại hình hoạt động Doanh thu năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Hoạt động quản lý đô thị 35.562.433.575 26,56% Hoạt động kinh doanh dịch vụ 36.246.531.432 27,07 % Hoạt động thi công xây lắp 62.100.147.008 46,37% (Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2007 của Công ty) -Doanh thu hoạt động quản lý đô thị: Là doanh thu của các hoạt động phục vụ công tác quản lý chung cư tại các công trình do Tổng công ty đầu tư xây dựng như: Hoạt động vệ sinh môi trường, hoạt động bảo vệ, dịch vụ cho thuê kiot tầng 1, dịch vụ trông giữ xe đạp xe máy trong khối nhà chung cư, dịch vụ sửa chữa nhà chung cư …. Hiện tại Công ty đang thực hiện việc quản lý các khối nhà chung cư với doanh thu của hoạt động quản lý đô thị trong năm 2007 cụ thể như sau: Bảng 2.4. Bảng chi tiết doanh thu hoạt động quản lý đô thị năm 2007 TT Doanh thu hoạt động quản lý đô thị Số tiền Tỷ trọng 1 Chung cư Linh Đàm 9.753.491.742 27,43% 2 Chung cư Định Công 2.335.902.417 6,56% 3 Chung cư Mỹ Đình 6.046.709.579 17,19% 4 Chung cư Văn Quán 5.104.609.997 14,35% 5 Chung cư Pháp Vân 3.592.235.410 10,1% 6 Chung cư Việt Hưng 2.133.656.454 5,9% 7 Khu nhà ở số 2 Giảng Võ 264.246.091 0,75% 8 Chung cư Nam Lê Chân – Hà Nam 305.338.541 0,85% 9 Phòng giao dịch 13-15 Ngô Thì Nhậm và các hoạt động khác 300.063.454 0,84% 10 Chung cư 159 Điện Biên Phủ 1.362.611.300 3,83% 11 Chung cư Thanh Bình 1.584.195.908 4,4% 12 Chung cư tại Nhơn Trạch 2.705.030.864 7,6% 13 Chung cư tại Đông Tăng Long 74.341.818 0,2% Tổng cộng 35.562.433.575 Qua bảng 2.4 ta thấy hoạt động quản lý đô thị tại chung cư Linh Đàm chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 27,43% hoạt động quản lý đô thị trong toàn công ty. Đây là khu đô thị đầu tiên được Tổng công ty đầu tư xây dựng và chính khu đô thị Linh Đàm đã đem lại thương hiệu cho Tổng công ty với ưu thế nổi trội là cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp và sự phục vụ chu đáo nhiệt tình của nhân viên quản lý chung cư. -Doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ: Là doanh thu của các hoạt động dịch vụ phục vụ trên địa bàn các khu đô thị do Tổng công ty đầu tư xây dựng như: kinh doanh dịch vụ Tennis, bãi đỗ xe, bể bơi, nhà hàng ăn uống giải khát, nhà nghỉ, kinh doanh xăng dầu, sản xuất gạch Block màu,…. Bảng 2.5. Bảng chi tiết doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 20007 TT Doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ Số tiền Tỷ trọng 1 Các dịch vụ kinh doanh tại Linh Đàm 7.645.157.910 21,1% 2 Các dịch vụ kinh doanh tại Định Công 24.814.267.429 68,45% 3 Các dịch vụ kinh doanh tại Mỹ Đình 1.915.929.478 5,28% 4 Các dịch vụ kinh doanh tại Pháp vân 592.589.704 1,66% 5 Các dịch vụ kinh doanh tại Văn Quán 972.831.275 2,68% 6 Các dịch vụ kinh doanh tại Việt Hưng 282.198.926 0,77% 7 Các dịch vụ kinh doanh tại Nhơn Trạch 23.556.710 0,06% Tổng cộng 36.246.531.432 Qua bảng 2.5 ta thấy các dịch vụ kinh doanh tại Định Công chiếm tỷ trọng cao nhất 68,45% hoạt động kinh doanh dịch vụ trong toàn Công ty. Nguyên nhân là do tại khu đô thị mới Định Công có hoạt động kinh doanh xăng dầu. Doanh thu của hoạt động kinh doanh xăng dầu là rất cao so với các hoạt động khác như ăn uống, giải khát, tennis … do đó đã kéo theo tỷ trọng doanh thu của dịch vụ kinh doanh tại Định Công vượt xa với hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị khác. -Doanh thu hoạt động thi công xây lắp: Là doanh thu của các hoạt động thi công xây lắp trồng cây xanh, duy tu sửa chữa các khối nhà chung cư đã đi vào hoạt động trên địa bàn các khu đô thị do Tổng công ty đầu tư xây dựng. Ngoài ra Công ty cũng nhận thi công xây lắp các công trình ngoài công trình do Tổng công ty đầu tư. Mục tiêu của Tổng công ty là cung cấp các khu đô thị với môi trường sống tốt nhất nên hoạt động thi công xây lắp trồng cây xanh của Công ty cũng được chú trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Bảng 2.6. Bảng chi tiết doanh thu hoạt động xây lắp năm 20007 TT Doanh thu hoạt động xây lắp Số tiền Tỷ trọng 1 Các công trình thi công cho Tổng công ty 61.080.076.099 98,3% 2 Các công trình thi công cho bên ngoài 1.020.070.909 1,7% Tổng cộng 62.100.147.008 Qua bảng 2.6 ta thấy hoạt động kinh doanh xây lắp chủ yếu là thi công cho Tổng công ty chiếm 98,3% doanh thu hoạt động xây lắp của toàn Công ty. Qua đó cũng cho ta thấy được hoạt động xây lắp của công ty chưa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường xây dựng. 2.2.Hạch toán doanh thu tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 2.2.1. Tài khoản sử dụng. Để tập hợp và phản ánh doanh thu Công ty sử dụng các loại tài khoản sau: Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: -TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá đã được tiêu thụ trong kỳ. Sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ trong kỳ chính là doanh thu mặt hàng xăng dầu được tiêu thụ ở khu đô thị mới Định Công – khu đô thị do Tổng công ty xây dựng và giao cho Công ty dịch vụ nhà ở và khu đô thị quản lý. -TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm. Phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị thì doanh thu bán thành phẩm chính là doanh thu của sản phẩm gạch mà công ty đang sản xuất tại miền Nam. -TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. Phản ánh doanh thu của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được tiêu thụ trong một kỳ kế toán. Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ lại được phân chi tiết thành các tài khoản cấp 3 sau: + TK 51131 – Doanh thu miền Bắc + TK 51132 – Doanh thu miền Nam Tài khoản 51131 và TK 51132 lại được phân chi tiết thành các loại tài khoản cấp 4 sau: TK 5113A – Dịch vụ quản lý đô thị. TK 5113B – Các dịch vụ kinh doanh dịch vụ. TK 5113C – Hoạt động xây lắp trồng cây xanh. -TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá. Dùng để phản ánh các loại doanh thu trợ cấp, trợ giá của Tổng công ty khi công ty thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của Tổng công ty. Ngoài ra Công ty cũng áp dụng tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ. -Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị thành viên trong Công ty. -Doanh thu tiêu thụ nội bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh nội bộ của các đơn vị thành viên trong nội bộ công ty. TK 512 có 3 tài khoản cấp 2: -TK5121: Doanh thu bán hàng hoá nội bộ. -TK5122: Doanh thu bán các thành phẩm giữa các đơn vị thành viên trong cùng nội bộ công ty. -TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu hay khối lượng dịch vụ cung cấp cho các đơn vị trong cùng Công ty. -TK 532 - Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là khoản tiền mà công ty giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng. -TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. -TK 711: Thu nhập khác Bảng 2.7. Doanh thu của Công ty năm 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Doanh thu bán hàng hoá 20.067.735.319 14,9% Doanh thu bán các thành phẩm 62.355.891.207 46,3% Doanh thu cung cấp dịch vụ 49.946.699.497 37,08% Doanh thu trợ cấp, trợ giá 1.000.000.000 0,74% Doanh thu bán hàng hoá nội bộ 210.797.500 0,16% Doanh thu cung cấp dịch vụ nội bộ 331.392.040 0,25% Doanh thu hoạt động tài chính 713.582.392 0,53% Thu nhập khác 51.061.171 0,04% (Theo báo cáo tài chính của Công ty năm 2007) 2.2.2.Tổ chức chứng từ kế toán. Chứng từ trực tiếp chủ yếu để hạch toán doanh thu của Công ty là hoá đơn giá trị gia tăng. Đối với các hoạt động thi công xây lắp: căn cứ vào các hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành hoặc Quyết toán thi công công trình kế toán phát hành hoá đơn giá trị gia tăng. Đối với hoạt động quản lý đô thị và hoạt động kinh doanh dịch vụ mà doanh thu lớn thì căn cứ vào Hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng và biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, kế toán phát hành hoá đơn giá trị gia tăng. Với những hoạt động mà doanh thu có giá trị nhỏ như doanh thu của hoạt động ăn uống, giải khát, dịch vụ trông giữ xe…. Kế toán căn cứ vào tờ kê nộp tiền của các nhân viên thu ngân để phát hành hóa đơn giá trị gia tăng. Các chứng từ gốc đều được kế toán tại các đơn vị trực thuộc Công ty lập và lưu giữ bản phô tô, còn bản gốc cuối tháng sẽ được chuyển về phòng kế toán Công ty để hạch toán ghi sổ. 2.2.3.Tổ chức sổ kế toán: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu tại Công ty hiện nay là số tiền ghi trên hoá đơn GTGT phát hành cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận là số tiền chưa tính thuế GTGT trên hoá đơn GTGT. Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ được theo dõi trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng và sổ cái TK 511. 2.2.4. Tổ chức báo cáo doanh thu: Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính cho chỉ tiêu doanh thu bán hàng, chỉ tiêu doanh thu bán hàng được lập trên báo cáo kết quả kinh doanh, gồm có doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản làm giảm doanh thu. 3.Thực trạng hạch toán chi phí tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 3.1.Các loại chi phí của Công ty TNHH nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. -Chi phí hoạt động kinh doanh: -Chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm: +Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất của Công ty; chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. +Chi phí sản xuất chung phát sinh ở các tổ đội, xí nghiệp như: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý các tổ, đội, đơn vị trực thuộc. Bảng 2.8.Chi phí giá thành sản xuất của Công ty năm 2007 TT Nội dung Chi phí giá thành sản xuất Phần I: Miền Bắc A Dịch vụ quản lý đô thị 30.352.082.203 I DV quản lý đô thị do Bộ xây dựng đặt hàng 10.895.590.532 1 DV nhà chung cư cao tầng 7.129.377.450 2 Dịch vụ quản lý đô thị khác 3.766.213.082 II DV quản lý đô thị do Tổng Cty giao 19.456.491.671 1 Dịch vụ nhà chung cư cao tầng 9.463.258.449 2 Dịch vụ quản lý đô thị khác 9.993.233.222 B Các dịch vụ kinh doanh dịch vụ 32.736.151.846 I Các dịch vụ kinh doanh tại Linh Đàm 6.403.926.908 II Các dịch vụ kinh doanh tại Định Công 23.371.387.275 III Các dịch vụ kinh doanh tại Mỹ Đình 1.480.687.850 IV Các dịch vụ kinh doanh tại Pháp Vân 593.946.214 V Các dịch vụ kinh doanh tại Văn Quán 689.352.817 VI Các dịch vụ kinh doanh tại Việt Hưng 196.850.782 C Hoạt động xây lắp, trồng cây xanh 39.732.860.028 I Các công trình thi công cho Tổng công ty 38.746.841.659 1 Công trình xây lắp 34.256.095.294 2 Công trình trồng cây xanh 3.772.084.794 3 Công trình khác 718.661.571 II Các công trình thi công cho bên ngoài 986.018.369 1 Công trình xây lắp 986.018.369 Cộng kết quả hoạt động SXKD 102.821.094.077 D Hoạt động tài chính 345.438.712 E Thu nhập hoạt động khác 23.514.450 Phần II: Miền Nam A Dịch vụ quản lý đô thị 5.185.611.844 I Dịch vụ quản lý đô thị do Tcty giao 5.185.611.844 B Các dịch vụ kinh doanh dịch vụ 139.619.888 C Các hoạt động xây lắp, trồng cây xanh 19.004.006.288 I Các công trình thi công cho TCT 5.185.611.844 D Hoạt động tài chính E Thu nhập hoạt động khác 3.266.353 Tổng cộng 127.522.551.612 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2007) -Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty như: +Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ lao động phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành công ty. +Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý và điều hành công ty. +Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền như chi phí lễ tân, khánh tiết, giao dịch, khoản trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, cải tiến công nghệ, chi phí đào tạo, giáo dục, y tế cho người lao động của Công ty, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho lao động nữ, chi phí bảo hiểm tài sản,…. Bảng 2.9.Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2007 TT Nội dung Số tiền 1 Chi phí nhân viên quản lý 2.633.410.077 2 Chi phí vật liệu quản lý 480.495.169 3 Chi phí đồ dùng văn phòng 347.157.755 4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 383.666.462 5 Thuế phí và lệ phí 3.000.000 6 Chi phí dự phòng 84.549.086 7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 423.198.887 8 Chi phí bằng tiền khác 350.391.882 Tổng cộng 4.705.869.318 -Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm như: tiền lương phải trả cho nhân viên tiếp thị, bán hàng, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng, chi phí bao bì, đóng gói, khấu hao tài sản cố định dùng cho bán hàng,…. Chi phí bán hàng của Công ty năm 2007 TT Nội dung Số tiền 1 Chi phí nhân viên bán hàng 135.898.049 2 Chi phí vật liệu bao bì 6.836.033 3 Chi phí dụng cụ đồ dùng 12.731.260 4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 123.017.112 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 54.785.233 6 Chi phí khác 1.734.490 Tổng cộng 335.002.177 -Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ. -Giá trị tài sản tổn thất thực tế, công nợ không thu hồi được. -Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: Chi phí liên quan đến đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập Công ty,…) chi phí lãi vay vốn kinh doanh, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có. -Chi phí khác: + Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. +Chi phí thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán. +Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. +Chi phí để thu tiền phạt. 3.2.Hạch toán chi phí tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. 3.2.1.Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay là xác định nơi phát sinh chi phí. Đây cũng là khâu đầu tiên và quan trọng nhất cần thiết phải tập hợp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ của các đơn vị thành viên, yêu cầu quản lý của Công ty mà kế toán lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị là khu vực phát sinh chi phí và loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân chia đối tượng tập hợp chi phí một cách chi tiết hơn sẽ giúp hạch toán một cách chính xác hơn từng loại hình sản xuất kinh doanh, từng vùng miền, đánh giá hiệu quả của từng loại hình sản xuất kinh doanh, từng vùng miền cũng như tầm quan trọng và tập hợp chi phí ở công đoạn nào là chủ yếu và từ đó cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ hơn cho công tác quản lý. ở các xí nghiệp đơn vị thành viên thì đối tượng tập hợp chi phí là các tổ, đội và từng loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau như kinh doanh sân Tennis, kinh doanh ăn uống giải khát, dịch vụ trông giữ xe… Các chi phí liên quan đến nhiều công đoạn, nhiều sản phẩm dịch vụ… thì chi phí được tập hợp chung và phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Các doanh nghiệp thường áp dụng một trong hai loại phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. -Phương pháp trực tiếp: các chi phí có thể xác định đối tượng chịu chi phí phát sinh ngay từ đầu như các chi phí về giá thành trong quá trình xây dựng công trình xây lắp hoặc đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ thì đối tượng chịu chi phí chính là các dịch vụ kinh doanh. -Phương pháp gián tiếp: các chi phí phát sinh chung cho nhiều loại sản phẩm, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thì phải tập hợp chung cho mọi đối tượng mà không xác định cho một loại sản phẩm, một loại hình kinh doanh dịch vụ nào. 3.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị. -Tổ chức chứng từ: Chứng từ kế toán để hạch toán chi phí tại Công ty rất đa dạng. Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán giá vốn hàng bán gồm có: Hoá đơn GTGT, bảng kê mua hàng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hoá, phiếu chi, giấy báo nợ….. Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm bảng thanh toán lương, các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, hoá đơn thuế, phí, lệ phí, hoá đơn điện, nước, điện thoại…. Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán chi phí bán hàng gồm có bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, hoá đơn điện, nước, điện thoại… Các chứng từ chi phí sau khi được các xí nghiệp trực thuộc tập hợp và gửi đề nghị thanh toán lên Công ty thì phải qua sự xét duyệt của phòng kế toán Công ty và các phòng ban có liên quan đến việc duyệt chứng từ thanh toán (Ví dụ thanh toán chi phí cho các công trình thi công xây lắp thì phải được sự xét duyệt của phòng Quản lý kỹ thuật; thanh toán lương cán bộ công nhân viên phải có sự phê duyệt của phòng tổ chức hành chính) và sau đó là Giám đốc ký duyệt. Sau khi được duyệt chi các chứng từ kế toán này đều được tập hợp về phòng kế toán công ty ghi sổ và lưu trữ. -Tổ chức tài khoản kế toán. Để phản ánh chi phí kinh doanh trong kỳ doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh, loại hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp… mà lựa chọn những tài khoản nào theo hệ thống tài khoản thống nhất Nhà nước ban hành để theo dõi, phản ánh tình hình chi phí của doanh nghiệp mình. Các tài khoản chi phí đang được Công ty sử dụng gồm có: TK 632: Giá vốn hàng bán. Dùng để phản ánh trị giá vốn hàng bán trong kỳ của doanh nghiệp (thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ); giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp. -TK 632 được mở chi tiết cho từng loại hình sản xuất kinh doanh. TK 632 ĐT : Giá vốn hàng bán hoạt động quản lý đô thị TK 632DV: Giá vốn hàng bán hoạt động dịch vụ TK 632XL: Giá vốn hàng bán hoạt động xây lắp. -TK 632 được mở chi tiết theo khu vực kinh doanh. TK 632MB: Giá vốn hàng bán khu vực miền Bắc TK632MN: Giá vốn hàng bán khu vực miền Nam. TK 641: Chi phí bán hàng. Dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. TK 641 được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí với các tài khoản cấp II như sau: -TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng. -TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì. -TK 6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng -TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định -K 6415: Chi phí bảo hành hàng hoá. -TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. -TK 6418: Chi phí bằng tiền khác. TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này dùng để theo dõi các khoản chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các khoản chi phí có liên quan chung đến tất cả các hoạt động của toàn doanh nghiệp. TK 642 không mở chi tiết theo dõi riêng cho từng loại hàng hoá, dịch vụ tuy nhiên tài khoản này được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí phát sinh -TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý. -TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37237.doc
Tài liệu liên quan