Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)

LỜI MỞ ĐẦU Ngành xây dựng là ngành đóng góp khá lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy vậy ngành xây dựng cũng là một trong những ngành được dư luận nhắc đến như là ngành tồn tại nhiều tiêu cực, khiếm khuyến. Thất thoát nguồn vốn xây dựng , đầu tư tràn lan, chất lượng công trình không đảm bảo, việc rút ruột công trình xảy ra phổ biến. Cộng thêm vào đó, đặc trưng của ngành xây dựng là vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn thành một công trình dài nên vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý nguồn v

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn có hiệu quả, khắc phụcđược tình trạng thất thoát, lãng phí, điều đó đòi hỏi công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp cần được chú trọng đúng mức. Mặt khác, do một phần không nhỏ tài sản của doanh nghiệp nằm trong các công trình đang xây dựng, khâu sản xuất là khâu quan trọng nhất nhưng lại là khâu dễ xảy ra sự thất thoát về vốn nên công tác quản lý vốn có tốt hay không, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chi phí. Điều này khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Thông qua công tác này, các nhà quản trị có thể nắm được kết quả chính xác từng hoạt động, từng laọi sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó họ có thể đưa ra được những biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi thực tập tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần chính như sau: Phần I : Tổng quan về xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội. PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1 HÀ NỘI Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội - Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Tiền thân của Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội là Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) là Tổng công ty 90 đầu tiên của Thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1999 nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và các khu đô thị của Thành phố.  10 năm qua,  HANDICO đã hoàn thành đồng bộ và bàn giao nhiều dự án, công trình quan trọng như đường Láng Hạ - Thanh Xuân phục vụ SEA Games 22, dự án nhà tái định cư Nam Trung Yên, Trung Hoà - Nhân Chính, Làng Sinh viên HACINCO, nhà cho người thu nhập thấp … góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi bộ mặt kiến trúc, cảnh quan đô thị và tạo quỹ nhà cho di dân giải phóng mặt bằng, tái định cư của Thành phố Hà Nội. Trong một thời gian ngắn, HANDICO đã nhanh chóng mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh trong cả nước và nước bạn Lào, song song với việc mở rộng thêm nhiều đầu mối, chi nhánh và các đơn vị thành viên. Với những bước tiến đáng kể trên lộ trình phát triển của Tổng công ty, thương hiệu HANDICO ngày càng được khẳng định trên thị trường Việt Nam và khu vực. Năm 2005, chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, vượt qua nhiều khó khăn, nhanh chóng ổn định tổ chức, HANDICO đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, vươn lên khẳng định vị thế để tiếp tục thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần hai (2006 – 2010) và góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Hiện nay, với việc triển khai các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, các công trình dân dụng; nâng cấp, cải tạo các khu chung cư cũ… trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành khác như T.P Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên, Phú Thọ…, HANDICO sẽ đổi mới mạnh mẽ, quyết tâm phấn đấu để xây dựng những công trình lớn và đồng bộ mang thương hiệu HANDICO. Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội là một trong những thành viên của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội có trụ sở tại 22 Nguỵ Như Kon Tum - Thanh Xuân – Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng cơ bản. Trong những năm qua Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội đã không ngừng trưởng thành và phát triển, phấn đấu hoàn thành tôt nhiệm vụ và các chỉ tiêu mà Công ty cấp trên giao phó .Nói chung về thị trường của Xí nghiệp đã và đang được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu Tổng doanh thu được trình bày ở bảng sau: BẢNG 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội-tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ Tiêu 6 tháng cuối năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng Doanh thu 20.365,674 45.774,349 43.237,547 2 Lãi trước thuế 355,875 922,674 936,388 3 thuế TNDN 0 0 262,188 4 Lãi sau thuế 355,875 922,674 674,200 5 Tổng tài sản 152.563,752 167.324,567 186.647,365 6 Nguồn vốn CSH 43.869,352 45.765,549 46.543,987 7 TNBQ 1 lao động 2,540 2,853 3,012 nguồn từ phòng tài vụ (Trong 2 năm đầu cổ phần hóa, xí nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ nguồn vốn chủ sơ hữu trên tổng nguồn vốn so với các doanh nghiệp trong ngành là hợp lý. Doanh nghiệp vừa mới được chính thức cổ phần hóa, kết quả hoạt động kinh doanh có phần giảm sút: doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp tăng lên, điều này cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm đến người lao động và các chính sách đãi ngộ cho người lao động. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội- tống công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Hiện nay đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý của mình theo mô hình trực tuyến chức. Đây là hình thức tổ chức mà trong đó các cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng được hợp nhóm trong một đơn vị cơ cấu của xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội do không phải là một Doanh nghiệp lớn nên nhiều chức năng hoạt động được tập hợp vào một phòng. Giám đốc Giám đốc là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Handico, pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao và những quyết định điều hành của mình. Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công của Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Handico và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Phòng tổ chức hành chính: Cung cấp và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc Xí nghiệp về số liệu Kế toán được tập hợp, xử lý, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, chính xác và kịp thời của thông tin kế toán.Đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đội sản xuất làm ra chứng từ kế toán ban đầu theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành nói chung và các qui định của Xí nghiệp nói riêng. Phòng kế hoạch kỹ thuật. Phòng này tham mưu giúp việc cho giám đốc, phó giám đốc về công tác kỹ thuật, chất lượng công trình, an toàn xe và máy trong thi công, quản lý máy thi công, thiết bị thi công. Phòng tài chính kế toán: Phòng có chức năng giúp việc cho Giám đốc, làm công tác thống kê, kế toán, cung cấp các thông tin tài chính kịp thời cho quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo công ty,chuẩn bị các báo cáo cần thiết với các cơ quan chức năng, với các cổ đông, người lao động và các đối tượng bên ngoài khác. Ban quản lý dự án: Quản lý và tìm hiểu các dự án mới cho xí nghiệp. SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám Đốc Phó Giám Đốc Ban quản lý dự án Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Các tổ, đội thi công Các tổ, đội thi công 1.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1.1.2.a) Quy trình công nghệ Hoạt động chính của xí nghiệp là xây dựng, mang lại doanh thu cao nhất cho xí nghiệp nên sau đây em chỉ trình bày quy trình công nghệ hoạt động xây dựng. Tại xí nghiệp đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng là bằng thủ công kết hợp với sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội-Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nôi đã có một cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện về lao động hiện nay ở xí nghiệp. Mỗi sản phẩm sẽ có một quy trình riêng biệt nên sẽ có những quy trình khác nhau. Sau đây em chỉ xin trình bày quy trình công nghệ hoạt động xây dựng. SƠ ĐỒ 2. Quy trình sản xuất sản phẩm xây dựng xây lắp Nhận công trình hạng muc do tổng công ty bàn giao Lập kế hoạch chuẩn bị thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao công trình cho tổng công ty Xí nghiệp nhận các công trình hạng mục do tổng công ty bàn giao sau đó tiến hành lập kế hoạch thi công, rồi tiến hành tổ chức thi công, bước cuối cùng là nghiệm thu công trình và bàn giao cho tổng công ty. Với quy trình như trên sẽ đảm bảo cho sản phẩm xây lắp thực hiện đúng tiến độ và chất lượng đề ra. Tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật: Hiện nay để phục vụ hoạt động của mình xí nghiệp đã tự trang bị một số máy móc thiết bị, nhiều máy móc có giá trị lớn, đạt được trình độ kỹ thuật tương đương với trình độ xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Các thiết bị, máy móc như ô tô vận tải, cần cẩu, máy đào, máy ép cọc, vận thăng… . Ngoài ra còn có các thiết bị khác phục vụ cho công tác đo đạc, thí nghiệm thì giao cho phòng kỹ thuật quản lý. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh * Nhóm ngành nghề trong lĩnh vực đầu tư và phát triển: - Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển nhà, khu đô thị, khu dân cư, công nghiệp, dân dụng, dịch vụ công cộng,thuỷ lợi, bưư điện, giao thông và văn hoá xã hội, cầu hầm đường bộ cầu cảng, kè sông biển, công trình điện và khai thác mỏ. * Nhóm nghành nghề trong lĩnh vực xây dựng : - Xây dựng và láp đặt các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông đô thị và nông thôn (cấp thoát nước và chiếu sáng…) hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, thuỷ lợi, bưu điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…… * Nhóm ngành nghề sản xuất kinh doanh vật liệu: - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: - Chuyển giao công nghệ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. * Các nghành nghề sản xuất kinh doanh khác: - Tư vấn về đầu tư và xây dựngcho các chủ đầu tư trong nước và cả nước ngoài đầu tư tại Việt Nam - Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên ngàng xây dựng. - Vận tải hàng hoá đường bộ. - Kinh doanh nhà khách sạn, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí. - Xuất khẩu lao động. - Kinh doanh điện cho sản xuất và sinh hoạt. -Kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp. - Khảo sát địa chất và lập báo cáo về công tác khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn: khoan thác nước ngầm phục vụ xây dựng các công trình xây dựng đô thị,công trình công nghiệp, dân dụng, xử lý và kiểm tra chất lượng nền móng công trình: - Khảo sát đo đạc công trình xây dựng: Đo vẽ lập bản đồ địa hình, địa chính , hiện trạng: Đo vẽ quy hoạch các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, công nghiệp, điện lực, giao thông , thuỷ lực. - Khảo sát, thiết kế các dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm, nước mặt, nước thải công nghiệp và sinh hoạt, khảo sát môi trường và đánh giá tác động của môi trường. - Thiết kế lắp đặt, bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị sử dụng khí đốt hoá lỏngvà chuyên ngành điện lạnh, kinh doanh khí đốt hoá lỏng, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị phục vụ chuyên ngành khí đốt hoá lỏng. - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu bếp gas, bình nóng lạnh dùng gas và các sản phẩm thuộc ngành điện lạnh. Xây lắp các trạm, bồn chứa, đường ống và thiết bị gas , xăng dầu…….. 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 1.3.1: Tổ chức bộ máy kế toán: Phòng tài vụ của xí nghiệp là bộ phận có chức năng thực hiện công tác tài chính, kế toán của xí nghiệp. Kế toán cung cấp các nguồn thông tin quan trọng nên bộ phận kế toán được xem là bộ phận cấu thành quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán trong đó có tổ chức tốt bộ máy kế toán được xem là một yêu cầu thiết yếu. Tại phòng tài vụ của xí nghiệp bao gồm Kế toán trưởng, và 3 kế toán viên. SƠ ĐỒ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán, tiền lương Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay Kế toán trưởng là người có bề dày về kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán. Phụ trách và chịu trách nhiệm chính các công tác Tài chính - Kế toán - Thống kê của Xí nghiệp. Theo dõi công nợ, vay, trả các khoản vay của Công ty. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo kỳ hạch toán. Lập báo cáo sản lượng, doanh thu, báo cáo tài chính theo kỳ hạch toán. Theo dõi tính lãi vay ngân hàng Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các thông tin kế toán. Các kế toán viên tại xí nghiệp. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay: lập các phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ tiền mặt tại quỹ của xí nghiệp; theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Kế toán tiền mặt, tiền gửi phải thường xuyên đối chiếu với báo cáo ngân hàng do ngân hàng gửi đến, nếu có chênh lệch thì thông báo với ngân hàng để đối chiếu xác minh. Kế toán vật tư và tài sản cố định căn cứ vào hóa đơn mua vật tư, phiếu nhập, phiếu xuất, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ của xí nghiệp. Lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kiểm kê hàng tồn kho; theo dõi tình hình mua bán, sử dụng, thanh lý nhượng bán tài sản cố định, thực hiện tính và trích khấu hao. Đồng thời kế toán vật tư tài sản cố định kiêm luôn nhiệm vụ thủ quỹ. Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phải thu, các khoản công nợ với người bán: căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng lao động tiến hành tính lương, các khoản trích theo lương, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho toàn xí nghiệp. Theo dõi tình hình thanh toán với người bán và với khách hàng. 1.3.2: Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán. Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội thực hiện kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, xuất theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Xí nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép là VNĐ và phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. * Tổ chức chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là bước đầu tiên trong quy trình kế toán nó vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Chứng từ được lập phải thường xuyên vận động, đó chính là quá trình vận động của chứng từ. Chứng từ kế toán của xí nghiệp rất đa dạng như: Hệ thống chứng từ tiền mặt. Hệ thống chứng từ tiền lương. Hệ thống chứng từ hàng tồn kho. Hệ thống chứng từ tài sản cố định. Chứng từ có mẫu sẵn theo chế độ được doanh nghiệp sử dụng, doanh nghiệp không tự in những chứng từ này. Ngoài những chứng từ hay sử dụng thì trong quá trình hạch toán doanh nghiệp cũng sử dụng một số chứng từ khác như : - Các Phiếu kế toán để thực hiện kết chuyển chi phí, - Kết quả kinh doanh - Nhật trình xe máy - Bảng tổng hợp dự toán xây lắp, - Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp - Hóa đơn thanh toán theo tiến độ... * Tổ chức tài khoản kế toán Một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý các đối tượng là tổ chức taì khoản hợp lý. Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại quyết định 15/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Và căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ, đặc điểm hoạt động xây lắp mà danh mục tài khoản cụ thể và chi tiết khác nhau. Tài khoản tiền gửi ngoài chi tiết theo loại tiền còn chi tiết theo ngân hàng nơi xí nghiệp mở tài khoản.Ví dụ: 112101- Tiền gửi VNĐ ngân hàng ViettinBank, 112102- Tiền gửi VNĐ ngân hàng No&PTNT…. Tài khoản doanh thu, giá vốn, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết theo công trình. Do vậy tùy theo công trình mà doanh nghiệp đang thực hiện mà chi tiết các tài khoản này khác nhau. Ví dụ: 154 01-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình nhà T8 Nhân Chính, 154 02- Chi phí sản xuất công trình Nam Thăng Long, 154 03 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang khu B5 Linh Đàm. * Tổ chức hình thức sổ kế toán Hiện nay xí nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung với sự trợ giúp của phần mềm kế toán máy FAST. Đây là phần được xây dựng có xét đến đặc trưng kinh doanh của doanh nghiệp. Phần mềm kế toán là công cụ trợ giúp và doanh nghiệp mới đưa vào áp dụng từ khi xí nghiệp bắt đầu cổ phần hoá. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ gốc đã kiểm tra kế toán nhập liệu vào máy tính thông qua các màn hình nhập chứng từ của phần mềm kế toán. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán thì các nghiệp vụ được ghi sổ tự động vào Sổ Nhật ký chung, các Sổ cái, Sổ chi tiết tài khoản có liên quan. Cuối tháng các cuối kỳ kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính, Sổ kế toán được kiết xuất ra ở dạng file mềm hoặc in ra giấy. Do xí nghiệp mới áp dụng phần mềm kế toán nên một số phần hành quan trọng kế toán viên vẫn thực hiện kế toán thủ công để có thể hạn chế được những sai sót do phần mềm gây ra . Tuy áp dụng kế toán máy nhưng xem xét quy trình và sổ sách mà doanh nghiệp dùng để theo dõi thì hình thức sổ mà xí nghiệp áp dụng vẫn là hình thức Nhật ký chung. Trình độ ghi sổ của xí nghiệp như sau SƠ ĐỒ 1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiêt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 5. Sơ đồ hình thức trên kế toán máy theo thức trên kế toán máy Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Chứng từ mã hoá Nhập dữ liệu vào máy tính Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái các TK Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính *Tổ chức Báo cáo tài chính Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính về Handico chậm nhất là 5 ngày sau khi kết thúc tháng (báo cáo tháng) , 15 ngày sau khi kết thúc quý (báo cáo quý), 30 ngày sau khi kết thúc năm ( báo cáo năm). Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo. Ngoài các báo cáo tài chính, Đơn vị phải nộp về Handico những báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của Handico. Báo cáo phải nộp về Handico gồm các biểu sau: + báo cáo hàng tháng, quý: Báo cáo thu chi tiền mặt tại đơn vị. Báo cáo tình hình sử dụng vốn vay. Báo cáo công nợ phát sinh. +báo cáo 6 tháng, 1 năm Ngoài báo cáo hàng tháng, quý trên, doanh nghiệp phải gửi thêm Bảng cân đối kế toán. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng cân đối phát sinh. Bảng kê tài sản cố định, vật tư hàng hoá. Các công trình đã thu được tiền, đã thu được tiền, chi phí dở dang công trình. Chi tiết công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo giá thành, chi phí và báo cáo khác (nếu có yêu vầu). PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1- TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI. 2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội. Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội là một xí nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, do vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có những đặc điểm chung với quy trình hạch toán của các doanh nghiệp xây lắp. Tuy vậy, căn cứ vào đặc điểm riêng của Xí nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp cũng có những đặc thù riêng. *Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp xây lắp số 1 hà Nội. Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội là xí nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, sản phẩm xây lắp của công ty chủ yếu là các công trình dân dụng như nhà ở, trường học, nhà làm việc. Chính vì vậy, chi phí sản xuất phát sinh trong kì được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định, tức là việc hạch toán chi phí sản xuất phải theo đối tượng. sản phẩm của xí nghiệp mang tính đơn chiếc, có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục, xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội tập hợp chi phí theo đối tượng là công trình hay hạng mục công trình. hay là chi phí liên quan đến công trình, hạng mục nào thì tập hợp trực tiếp theo công trình, hạng mục công trình đó. Đối với chi phí liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp như theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên giá trị dự toán. Để thuận tiện cho việc tính giá thành cũng như việc quản lý chi phí theo định mức, chi phí được tập hợp phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung trong đó chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công được theo dõi riêng theo yếu tố. Chi phí nguyên vật liệu thông thường phát sinh với giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chi phí máy thi công thông thường là khoản chi phí phát sinh với giá trị nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong hầu hết giá trị công trình của xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội. *Các bước hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội. Để thuận tiện cho quá trình hạch toán, tính giá thành cho sản phẩm xây lắp, xí nghiệp tiến hành tập hợp hạch toán chi phí theo khoản mục, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành các bước như sau: Bước 1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bước 2: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Bước 3: Tập hợp chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung Bước 4: Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội, đối tượng tính giá thành được xác định là công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Cũng như hầu hết các xí nghiệp xây lắp khác, trên nguyên tắc xí nghiệp tiến hành theo phương pháp trực tiếp ( hay còn gọi là phương pháp giản đơn). Giá thành công trình hay hạng mục công trình được tính bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ. trong đó, sản phẩm dở dang chính bằng là phần giá trị công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư nhiệm thu, thanh toán. Xí nhiệp xây lắp số 1 Hà Nội đã và đang thực hiện khá nhiều công trình dân dụng như nhà ở, nhà làm việc, trường học như là công trình A6C Nam Trung Yên, công trình trường Quỳnh Mai, UBND Phan Chu Trinh….Để tìm hiểu quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội, khuôn khổ chuyên đề thực tập chuyên ngành chỉ xin trình bày chi tiết quá trình hạch toán phần hành này tại công trình A6C Nam Trung Yên. 2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm, thường là từ 60% đến 75% trong tổng giá thành sản phẩm. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu luôn được xem là vấn đề then chốt trong công tác quản trị chi phí. Việc quản lý nguyên vật liệu được thực hiện từ khâu thu mua, nhận hàng đến quá trình lưu kho, lưu bãi và đến khi xuất dùng. Có rất nhiều loại Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng các công trình như: cát, sỏi, xi măng, gạch, sơn, kính, thép….Mỗi loại nguyên vật liệu lại được phân thành các nhóm khác nhau ví dụ đối với gạch thì có gạch để xây nhà và gạch lót nền… Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu về thẩm mỹ mà khi thi công xí sẽ sử dụng những loại nguyên vật liệu khác nhau. Phương pháp tính giá hàng tồn kho cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay,xí nghiệp đang sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá hàng tồn kho. Do điều kiện về luân chuyển chứng từ (Chứng từ được chuyển lên công ty vào ngày cuối tháng) cũng như điều kiện nơi thi công, kho vật tư xa công ty, kế toán không ghi từng nghiệp vụ xuất kho mà sẽ tổng hợp các lần xuất trong một tháng và ghi sổ một lần cho các nghiệp vụ xuất kho trong tháng đó ở cùng một kho (tương ứng với chi phí nguyên vật liệu tại một công trình trong tháng đó). Việc làm này là có cơ sở do việc xuất dùng vật tư tại một kho thường chỉ liên quan đến việc thực hiện thi công một công trình nhất định. * Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu + Chứng từ sử dụng: Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng các chứng từ sau đây: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp vật tư xuất trong tháng được lập cho tương ứng từng công trình và một số chứng từ liên quan. Tất cả nguyên vật liệu được xí nghiệp đứng ra mua đều được chuyển thẳng đến chân công trình rồi sử dụng ngay căn cứ vào tiến độ thực hiện. Hợp đồng kí kết (nếu có) để thực hiện việc mua nguyên vật liệu sẽ do Giám đốc xí nghiệp kí. Nguyên vật liệu được giao tới chân công trình phải được kiểm tra về số lượng, quy cách, phẩm chất. Thủ kho tại công trình lập “biên bản giao nhận hàng” theo số lượng. Hoá đơn mua hàng người bàn giao có thể là hoá đơn GTGT ( biểu 1) hoặc hoá đơn bán hàng thông thường. Kế toán xí nghiệp có nhiệm vụ lưu chứng từ. Biểu 1: hoá đơn thuế GTGT HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu: 01 GTKT-3LL Liên 2- giao khách hàng MY/2008B Ngày 12 tháng 01 năm 2009 0012546 Đơn vị bán hàng: Địa chỉ: Quầy 68 Thuốc Bắc …… Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Bùi Quang Hiền Tên đơn vị: XNXL số 1 Hà Nội- tổng công ty ĐT và PT nhà Hà Nội Địa chỉ 22 Nguỵ Như Kon Tum-Thanh Xuân-Hà Nội Số tài khoản Hình thức thanh toán: Tiền mặt ………… STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Dây thép 4 kg kg 600 14.000 8.400.000 Cộng tiền hàng: 8.400.000đ thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT 840.000đ tổng cộng tiền thanh toán 9.240.000đ số tiền viết bằng chữ: chín triệu hai trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị mặc dù nguyên vật liệu mua do xí nghiệp mua đều được đưa ra chân công trình sử dụng ngay nhưng xí nghiệp vẫn sử dụng Phiếu Nhập Kho và Phiếu xuất kho để theo dõi nguyên vật liệu mua về và dùng cho sản xuất. Biểu 2 Phiếu nhập kho Ngày 18 tháng 12 năm 2008 số: 12/12/NTL Họ và tên người giao: nguyễn Diệu Linh Theo HĐ số 0003879 ngày 16 tháng 12 năm 2008 Nhập tại kho: Nam Trung Yên XA6 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Dây thép 4kg kg 600 14.000 8.400.000 Cộng Tổng số tiền( viết bằng chữ) tám triệu bốn trăm đồng chẵn Số chứng từ gốc kèm theo Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán Biểu 3 Phiếu xuất kho Ngày 18 tháng 12 năm 2008 số: 12/12/NTL Họ và tên người nhận hàng: phạm Quang Anh Lý do xuất kho: xây thô công trình Nam Trung Yên Xuất tại kho: Nam Trung Yên khu A6C STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Dây thép kg 100 100 14000 1.400.000 2 Xi măng tấn 150 150 800.154 120.023.100 Cộng x x Tổng số tiền( viết bằng chữ) Số chứng từ gốc kèm theo Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán Số lượng phiếu nhập kho , phiếu xuất kho được thủ kho ghi ngay khi nhập, xuất. Hàng tháng, kế toán tại xí nghiệp tính toán, tổng hợp và lập “ bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng” sau đó nhập vào máy các hoá đơn mua vật tư trong tháng, từ đó tính toán được đơn giá bình quân trong tháng các loại vật tư. Biểu 4: Bảng chi tiết xuất vật tư Tháng 12 năm 2008 Kho A6C Nam Trung Yên STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Nợ TK 621, có TK 152 1 Xi măng tấn 150 800.154 120.023.100 2 Sơn matit Thùng 50 130.469 6.523.450 3 Gạch nền Viên 20000 1.600 32.000.000 4 Đá m3 30 135.000 4.050.000 5 Cát đen m3 550 77.340 45.537.000 …. …. ….. …. …. Cộng 238.458.655 Người lập biểu kế toán trưởng Biểu 5: Trích bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Tháng12 năm 2008 STT Tk 152 1 CT 27 Lê Thánh Tông 387.562.789 2 CT trường Quỳnh Mai 54.894.654 3 A6C Nam Trung Yên 238.458.655 4 Móng nhà CT 21 nam Thăng Long 244.256.895 5 Nhà văn hoá phường Mai Động 145.954.546 6 Nhà ở 6 tầng khuất Duy Tiến 92.789.879 7 Nhà ở nguyễn Trãi 65.987.654 …. ……. Cộng 2.567.875.795 Người lập biểu kế toán trưởng TK sử dụngTK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 152 – Nguyên vật liệu. Tk 153: Công cụ dụng cụ. * Các Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là căn cứ để kế toán xí nghiệp tiến hành nhập vào máy qua màn hình nhập chứng từ sổ sách của từng công trình. Số liệu tự động chuyển qua nhật ký chung, các sổ chi tiết TK621 – Chi tiết công trình, Sổ cái TK 621. Bảng 6: Trích sổ chi tiết theo đối tượng – TK 621 TK621 – Chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp A6C Nam Trung Yên tháng 12 Năm 2008 Đơn vị VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT 01/12/2008 06 xuất gạch vào thi công CT A6C NTY 152 15.264.542 …………. ……… …………………… …… …………….. …………….. 18/12/2008 09 xuất xi măng vào thi công CT A6C NTY 152 120.023.100 ………… …….. …………………… ........ …………… …………… 31/12/2008 KC621 Kết chuyển 621->154 154 238.458.655 Cộng phát sinh 238.458.655 238.458.655 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 7: Trích sổ cái TK 621 SỔ CÁI TK 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2008 Đơn vị VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT 31/12/2008 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-NTY 152 238.458.655 31/12/2008 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-Trường Quỳnh Mai 154 54.894.654 31/12/2008 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-nhà ở 6 tầng khuất Duy Tiến 152 92.789.879 ………… …………………… ... …………. 31/12/2008 KC621 Kết chuyển 621->154 …. cộng phát sinh …. ….. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31402.doc