Lời nói đầu
Doanh nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với chi phí đầu vào tối thiểu, doanh nghiệp phải tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, đồng thời phải đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Để đạt được đ
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội - Sở Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều này, doanh nghiệp phải thực hiện tốt chức năng quản lý trong đó có kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, một bộ phận quan trọng của công cụ quản lý tài chính doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta có nhiều sự phát triển vượt bậc. Đóng góp cho sự phát triển này nỗ lực phấn đấu không ngừng của ngành xây dựng cơ bản, một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của đất nước. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Vấn đề đặt ra là làm thế nào quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, chống thất thoát vốn trong điều kiện xây dựng cơ bản trải qua những giai đoạn thi công kéo dài và địa bàn trải rộng, phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, trước hết doanh nghiệp phải tăng cường quản lý chặt chẽ, đặc biệt chú trọng vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Việc hạch toán đúng đắn và tính chính xác các khoản chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý và những người quan tâm nắm bắt được thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp là cơ sở để phân tích, đánh giá trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời nó cũng là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chống thất thu thuế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Công và sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tài vụ Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty với đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội - Sở Xây dựng Hà Nội" nhằm vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào nghiên cứu thực tiễn, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp với nguyện vọng góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tại Công ty.
Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội.
Phần II: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội.
Do thời gian thực tập và kiến thức thực tế còn chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo cùng bạn đọc.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Công đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Phần I
Thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
I. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạng 1 trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. Trước đây Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có tên là Công ty Xây dựng nhà ở Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 129/TCCQ ngày 25/1/1972 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhật hai Công ty Lắp ghép nhà ở số 1 và số 2. Ngày 10/2/1993 Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội theo quyết định số 626/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội và được Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề số 414-BXD/CSXD ngày 4/10/1997. Hiện nay trụ sở chính của Công ty được đặt tại số 2 phố Tôn Thất Tùng -Đống Đa-Hà Nội.
Tên giao dịch của Công ty :
Trong nước: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
Quốc tế: Ha Noi Construction Company No.1( HCCI )
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Hà Nội và Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.
Khi mới thành lập Công ty được giao nhiệm vụ xây dựng nhà ở theo kế hoạch của thành phố, tổng nhận thầu thi công xây dựng nhà ở và các tiểu khu nhà ở hoàn chỉnh, chủ yếu bằng phương pháp lắp ghép tấm lớn. Để thực hiện nhiệm vụ được giao ngay trong thời gian đầu từ năm 1972-1975, Công ty đã triển khai xây dựng hoàn chỉnh, đưa vào bàn giao sử dụng các tiểu khu nhà ở lắp ghép 2 tầng và bắt đầu tiếp thu công nghệ thi công xây dựng nhà lắp ghép cao tầng bằng phương pháp đúc lắp bê tông tấm lớn.
Từ sau năm 1975 Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý, thi công, đã xây dựng được nhiều loại nhà mới lắp ghép với tốc độ thi công nhanh và khối lượng lớn, loại nhà lắp ghép bốn tầng căn hộ hai phòng, loại nhà lắp ghép năm tầng căn hộ hai, ba phòng khép kín. Sản lượng hàng năm của Công ty từ 25.000m2 đến 30.000m2 ở, có năm đạt đỉnh cao là 34.000m2 ở. Công ty triển khai nhiều mặt bằng thi công ở cả bốn quận trong thành phố. Các tiểu khu nhà ở lớn như Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Thành Công, Vĩnh Hồ, Quỳnh Lôi, Bách Khoa, Nghĩa Đô,... có diện tích từ 10 á 15 ha. Sau này địa bàn hoạt động của Công ty mở rộng sang các tỉnh bạn và trong phạm vi cả nước. Năm 1992 là công ty xây dựng đầu tiên của Sở Xây dựng Hà Nội mạnh dạn đầu tư kinh doanh khách sạn Phương Nam với hai cơ sở gồm 74 buồng phòng, chuyển gần 100 cán bộ công nhân xây dựng sang kinh doanh khách sạn và du lịch. Sau hơn 10 năm hoạt động, khách sạn Phương Nam đã góp phần tháo gỡ khó khăn về việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên Công ty, tạo ra nếp nghĩ, cách làm việc mới của Công ty trong cơ chế thị trường.
Qua 20 năm thực hiện kế hoạch pháp lệnh, Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt tỷ lệ 105% - 146% góp phần đáng kể vào chương trình phát triển quỹ nhà ở xây mới của thành phố, hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, năm cao nhất đạt 5,1 tỷ đồng. Tháng 2 năm 1993, được UBND thành phố cho phép, Công ty đã đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, đã bổ sung một số ngành nghề mới, tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục vươn lên trong cơ chế thị trường.
Hiện nay Công ty không ngừng nâng cao năng lực về phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thi công xây dựng các công trình, các dự án đòi hỏi chất lượng cao và kết cấu phức tạp. Công ty đã mở rộng một số ngành nghề kinh doanh mới trong đó có công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động. Công ty liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các khu đô thị, khu phố mới và các công trình đô thị, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội Công ty đã góp vốn để thành lập hai công ty liên doanh với nước ngoài là “Công ty liên doanh Laing - Thăng Long” có số vốn đầu tư 3,3 triệu USD và “Công ty liên doanh căn hộ Láng Hạ” tại 25 Láng Hạ có số vốn đầu tư 11 triệu USD. Với số vốn cố định 100 tỷ đồng Việt Nam và vốn lưu động 10 tỷ đồng Việt Nam cùng với vốn lao động với các tổ chức khác, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có đủ khả năng đảm nhận thi công các công trình có chất lượng cao và trong thời gian nhanh nhất.
Một số công tình tiêu biểu mà Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội đã thi công trong thời gian gần đây:
- Khách sạn Hà Nội 11 tầng - Giảng Võ.
- Trung tâm giao dịch thủy sản - Seaprodex - Láng Hạ.
- Chợ Đồng Xuân.
- Làng du lịch Việt Nhật - Thuỵ Khuê.
- Nhà cho người nước ngoài Vạn Phúc, khu Ngoại giao đoàn.
- Viện Triết học Việt Nam - Láng Hạ.
- Trung tâm điều khiển và hệ thống tín hiệu đèn đường TP Hà Nội.
- Hệ thống cấp điện, cấp nước Phần Lan, Nhật Bản tại Hà Nội.
Với những đóng góp của mình Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì, được Bộ Xây dựng tặng thưởng nhiều Huy chương vàng chất lượng và được công nhận là đơn vị xây dựng công trình chất lượng cao.
Hơn 30 năm xây dựng và phát triển Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, quy mô sản xuất ngày càng lớn, công tác quản lý đi vào nền nếp, đội ngũ hàng ngàn cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, trang thiết bị máy móc được đầu tư lớn, hiện đại. Với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay để có thể đứng vững và cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên để tự phát triển mình và góp phần phát triển đất nước.
2- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến trên 2 cấp độ: Cấp công ty và Cấp xí nghiệp. Cấp công ty bao gồm : Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ. Cấp xí nghiệp (đội) bao gồm: Khối xây lắp, Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng, Trung tâm xuất khẩu lao động, khách sạn Phương Nam. Chức năng nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận được thể hiện như sau:
- Ban Giám đốc bao gồm 3 người, 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn giúp việc cho Giám đốc. Trong đó:
+ Giám đốc : Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Một Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh.
+ Một Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật - chất lượng.
- Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu, quản lý nghiệp vụ, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác của mình trên phạm vi toàn Công ty.
+ Phòng Kinh tế kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý kế hoạch, tìm kiếm bạn hàng, lập hồ sơ thầu, thu nhập và phân tích các thông tin phản hồi từ khách hàng, công tác dự án, kinh doanh nhà và quản lý kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh tế của Công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ, công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác chế độ, nâng lương nâng bậc, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty.
+ Phòng Tài vụ: Tham mưu về tài chính cho Giám đốc Công ty đồng thời thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp về công tác tổ chức kế toán của các đơn vị trực thuộc.
+ Phòng Hành chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị. Cụ thể là bố trí, sắp xếp nơi làm việc, quản lý trang thiết bị mua sắm văn phòng phẩm, quản lý sử dụng xe ô tô con theo điều động của Giám đốc Công ty và thực hiện văn thư lưu trữ.
+ Phòng Kỹ thuật - chất lượng: Tham mưu giúp việc Giám đốc về hướng dẫn chế độ chính sách về công tác kỹ thuật chất lượng, quản lý theo ngành dọc về công tác kỹ thuật của các đơn vị, phụ trách công tác thiết kế đấu thầu, dự án, kế hoạch kinh tế, quản lý xe máy và thiết bị thi công, giúp Giám đốc xét duyệt các biện pháp kỹ thuật trong tổ chức thi công, an toàn lao động cho các đơn vị thi công, thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Khối xí nghiệp và đội trực thuộc Công ty có 14 xí nghiệp và đội xây lắp có chức năng và nhiệm vụ như nhau đó là cùng đảm nhận công việc xây dựng công trình do xí nghiệp tự nhận hay do Công ty bàn giao. Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc xí nghiệp quản lý trực tiếp về công tác kỹ thuật- chất lượng, an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Công ty và pháp luật về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
- Giám đốc công trình có chức năng cũng như Giám đốc xí nghiệp đảm bảo tổ chức thi công công trình theo tiêu chuẩn, quy phạm và quy định của Nhà nước, theo đúng biện pháp thi công, các biện pháp an toàn lao động, chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về việc thực hiện các quy định quản lý, đạt chất lượng thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế của công trình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện như sau.
3- Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Do đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng cơ bản nên quá trình để hoàn thành một sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đối với một số công trình đặc biệt, Công ty được Sở Xây dựng chỉ định thầu, còn lại các công trình khác Công ty hay các xí nghiệp, đội trực thuộc tự thực hiện đấu thầu, sau đó Công ty giao khoán cho các xí nghiệp, đội. Các đơn vị này sẽ huy động máy móc, con người san lấp và giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho quá trình thi công. Từ các loại nguyên vật liệu như sắt, thép, cát, đá, xi măng, gạch, phụ gia bê tông... dưới sự tác động của máy móc và bàn tay con người sau một thời gian tiến hành tạo ra sản phẩm xây lắp thô. Sau đó qua giai đoạn hoàn thiện dưới sự tác động của bàn tay tài hoa người thợ kết hợp với các loại máy móc như máy mài, máy cắt...sản phẩm xây lắp thô sẽ được hoàn thiệnthành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh. Trong quá trình thi công, Công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Sở Xây dựng về an toàn lao động và chất lượng công trình. Sau khi công trình đã hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Bê tông cốt thép
Xi măng, cát, đá, sắt...
Máy trộn
Sản phẩm xây lắp
Sản phẩm XD thô
Mặt bằng xây dựng
Máy ủi, máy xúc, máy đầm...
Khối xây
Máy trộn vữa
Gạch, cát, xi măng,vôi...
Sơ đồ1.2: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Ii. đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty xây dựng số 1 hà nội
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Cũng như các doanh nghiệp khác phòng Tài vụ của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó thực hiện chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có liên quan. Ngoài ra do đặc điểm riêng có của ngành xây dựng, phòng Tài vụ còn có chức năng quản lý, theo dõi thu chi công trình. Căn cứ vào đặc điểm Công ty và các đơn vị trực thuộc trên cùng một địa bàn, năng lực cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến, mô hình kế toán tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng, giúp việc kế toán trưởng có kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán khác. Cụ thể:
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng Tài vụ, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động kế toán tài chính theo pháp luật. Định kỳ, kế toán trưởng lập báo cáo tài chính theo quy định phục vụ cho Giám đốc và các đối tượng có nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán, phụ trách điều hành kế toán viên liên quan đến việc đi sâu hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi chép vào sổ Nhật ký chung, tính các số dư tài khoản và vào sổ Cái. Định kỳ lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo kế toán.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Chịu trách nhiệm về các chứng từ có liên quan đến vốn bằng tiền, phản ánh đầy đủ các luồng tiền vào ra như theo dõi quỹ tiền mặt, các khoản tiền vay, tiền gửi của Công ty tại ngân hàng.
+ Kế toán hàng tồn kho kiêm tài sản cố định và chi phí quản lý : Có nhiệm vụ phản ánh tình hình hiện có hàng tồn kho và tài sản cố định, chịu trách nhiệm về các chứng từ có liên quan đến hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phí quản lý.
+ Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
+ Kế toán các khoản phải thu phải trả: Theo dõi, hạch toán các khoản phải thu, phải trả với khách hàng và nhà cung cấp.
+ Kế toán thanh toán tạm ứng kiêm kế toán thuế: Có trách nhiệm theo dõi chi tiết việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng cho các đơn vị trực thuộc, kiểm tra và đối chiếu với các khoản cấp phát tiền vốn cho các đơn vị thi công, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
+ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối tượng hay hạng mục công trình, kiểm tra việc phân bổ chi phí so với định mức được duyệt và tính giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao.
+ Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn, chứng từ có liên đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lập các bảng kê, tờ kê phân loại và phản ánh vào các sổ chi tiết theo dõi doanh thu, thu nhập, chi phí.
Thủ
quỹ
Kt
Vốn bằng tiền
Kế toán trưởng
Kt htk,
Tscđ
cpql
Kt
t.l
bhxh
Kt
P.thu
p.trả
Kt
t.toán
thuế
Kt
CPSX
và
gt
Kt
Tiêu thụ
Kế toán các đơn vị phụ thuộc
Kt
Tổng hợp
+ Thủ quỹ: Là người theo dõi và quản lý két tiền mặt tại Công ty, là người cuối cùng kiểm tra về thủ tục xuất nhập quỹ và sổ. Hàng ngày phải báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng.
Sơ Đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với khối lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn nên Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Theo hình thức này, hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm:
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái các tài khoản.
Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết tiền lương và bảo hiểm xã hội, sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết chi phí sản xuất, sổ chi tiết doanh thu...
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và định khoản kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái các tài khoản liên quan.
Các loại sổ trong hình thức sổ Nhật ký chung sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: sổ Nhật ký chung, sổ Cái và sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán các đơn vị tiến hành phản ánh vào các chứng từ như: phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng chấm công,... sau đó tập hợp vào các bảng kê, tờ kê, bảng phân bổ như: bảng kê vật tư xuất kho, tờ kê thanh toán chi phí, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định... Định kỳ kế toán đơn vị giao nộp về phòng Tài vụ Công ty toàn bộ số chứng từ này.
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phòng Tài vụ sẽ kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc đồng thời kiểm tra việc tính toán, ghi chép và phân bổ trên các bảng kê, tờ kê, bảng phân bổ rồi tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng tài khoản 621, 622, 623, 627, 154. Sau đó toàn bộ chứng từ này sẽ được chuyển cho kế toán tổng hợp để ghi sổ Nhật ký chung và sổ Cái các tài khoản.
Báo cáo kế toán
Sổ cái TK 621,622,623,627,154
Sổ chi tiết tài khoản 621,622,623,627,154
Bảng tính giá thành sản phẩm
Phiếu chi, phiếu xuất kho,...
Bảng cân đối số phát sinh
Nhật ký chung
Tờ kê và bảng phân bổ
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
III. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản với những đặc thù: tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, thời gian sản xuất kéo dài, loại hình sản xuất đơn chiếc, tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí là công trình, hạng mục công trình. Theo đó, để phù hợp với đối tượng hạch toán hạch toán chi phí, phương pháp hạch toán chi phí được lựa chọn cũng theo từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi một công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng những sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí liên quan trực tiếp đến công trình nào thì tập hợp riêng cho công trình đó,đối với các chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí thì sẽ được tập hợp riêng sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng công trình (thông thường Công ty sử dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp).
Ngoài ra căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc theo dõi sự biến động các yếu tố chi phí Công ty tiến hành phân loại chi phí theo yếu tố bao gồm yếu tố vật liệu và công cụ dụng cụ, yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương, yếu tố khấu hao tài sản cố định, yếu tố dịch vụ mua ngoài và yếu tố chi phí bằng tiền khác. Đồng thời, để thuận tiện cho việc so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty tiến hành tập hợp chi phí theo 4 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung, trong mỗi khoản mục chi phí này đều bao gồm các yếu tố chi phí kể trên. Cụ thể, việc phân loại chi phí theo yếu tố như sau:
- Yếu tố nguyên, nhiên, vật liệu (yếu tố vật tư ): Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ ...sử dụng để tạo nên thực thể sản phẩm đồng thời sử dụng cho máy thi công và phục vụ sản xuất chung cho toàn xí nghiệp, đội.
- Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương: Bao gồm tổng số tiền lương, phụ cấp mang tính chất lương của công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên vận hành máy thi công, nhân viên quản lý xí nghiệp, đội vag các khoản trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả tính vào chi phí.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Bao gồm tiền ca xe ôtô tải vận chuyển vật tư, nhân công, khấu hao máy thi công và thiết bị dùng cho quản lý xí nghiệp, đội.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: chi phí dịch vụ mua ngoài chỉ bao gồm tiền thuê máy thi công, chi phí khác bằng tiền bao gồm các chi phí chưa phản ánh ở các yếu tố trên như: tiền điện, nước, điện thoại, tiền thuê nhà xưởng, bến bãi, tiền lệ phí cầu phà ôtô tải, sửa chữa nhỏ ôtô tải, chi phí giao dịch, hội nghị, tiếp khách, phôtô in ấn tài liệu, chi phí thí nghiệm vật liệu nghiệm thu sản phẩm,...
Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kỳ, chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục vào cuối mỗi kỳ như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành như vật liệu chính (xi măng, sát thép, cát đá ,...), vật liệu phụ (phụ gia bê tông, sơn, vôi ve,..) và một số vật liệu khác trong đó có tính cả nhiên liệu, động lực phục vụ máy thi công.
Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương phải trả người lâo động bao gồm tiền lương trả cho công nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài trực tiếp tham gia thi công công trình, lương nhân viên lái máy thi công trừ lương nhân viên quản lý xí nghiệp và nhân viên lái xe ôtô tải.
Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm lương nhân viên lái xe tải, chi phí vật liệu ( xăng dầu phục vụ chạy máy), chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy và các khoản chi phí khác liên quan đến máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm tiền lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp,, vật liệu dùng cho quản lý xí nghiệp( văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng,..), khấu hao thiết bị, chi phí bằng tiền khác phát sinh trong phạm vi toàn xí nghiệp.
Để hạch toán các yếu tố cũng như các khoản mục chi phí, kế toán sử dụng các tài khoản 621,622,623 với kết cấu:
Bên Nợ: - Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất.
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
Tài khoản 621,622,623 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các công trình, hạng mục công trình. Riêng hai TK 623,627 được chi tiết thành các tiểu khoản tạo thuận lợi cho việc hạch toán chi phí. Cuối tháng, cuối quý các chi phí sản xuất được tập hợp lại và phản ánh vào bên Nợ TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, tài khoản này được chi tiết theo từng khoản mục chi phí.
Ngoài các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất nói trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như: TK 141, 152, 153, 334, 338, 214, 111, 112, 331, 133,...để tạo thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2- Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất.
Để đảm bảo tính chủ động cho các đơn vị trong quá trình thi công đồng thời để giảm các chi phí tốn kém từ Công ty xuống các xí nghiệp, đội hay công trình, Công ty áp dụng phương thức khoản gọn công trình, hạng mục công trình cho các đơn vị trực thuộc. Khi Công ty trúng thầu một công trình xây dựng căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu, phòng Kỹ thuật – chất lượng lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản phẩm, phòng Kinh tế – kế hoạch lập các dự toán, phương án thi công và tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc. Sau khi được ban giám đốc họp bàn cùng với hai phòng này và phòng Tài vụ thông qua, kế hoạch thi công sẽ được giao cho các xí nghiệp, đội thực hiện. Đồng thời Công ty sẽ tiến hành cấp phát vốn cho các đơn vị thi công thông qua cơ chế tạm ứng. Công ty chỉ cấp phát số tạm ứng không vượt quá tỉ lệ giao khoán đã thống nhất. Tuy nhiên, Công ty sẽ không thực hiên tạm ứng cho các xí nghiệp, đội toàn bộ số tiền phục vụ thi công công trình ngay một lúc mà thực hiện tạm ứng dần khi có đề nghị tạm ứng của các xí nghiệp, đội trình lên. Giấy đề nghị tạm ứng phải có đầy đư chữ ký của người xin tạm ứng, phụ trách bộ phận, trưởng phòng Kinh tế – kế hoạch rồi trình lên giám đốc Công ty, giám đốc Công ty sẽ ký duyệt chi rồi chuyển cho kế toán ký duyệt khả năng chi tièn và định khoản vào giấy đề nghị tạm ứng. Giấy đề nghị tạm ứng cúng các chứng từ liên quan khác sẽ được chuyển về phòng Tài vụ làm thủ tục nhận tiền tại quỹ Công ty về đơn vị hay chuyển thẳng vào ngân hàng để trả trực tiếp cho đơn vị bán hàng.
Trên đây là toàn bộ những nét khái quát nhất về phương thức cấp phát vốn của Công ty cho các đơn vị trực thuộc, sau đây bài viết xin đi sâu vào trình bày cách hạch toán cụ thể từng yếu tố chi phí ở các đơn vị cũng như ở Công ty.
Hạch toán yếu tố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (yếu tố vật tư):
ở Công Xây dựng số 1 Hà Nội yếu tố vật tư chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65 ữ 70% giá thành công trình. Vì vậy, việc hạch toán chính xác vầ đầy đủ yếu tố chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng cơ bản, đồng thời cũng là một căn cứ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản trị tại Công ty.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho thi công ở Công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu được chia thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính: Xi măng, cát, vôi, đá, gạch, sắt thép...
Nguyên vật liệu phụ: Sơn, ve, bột bả, băng keo, phụ gia bê tông, dây điện, tấm đan, con tiện, nẹp khuôn,...
Nhiên liệu: Dầu diezel, xăng mogas 92, 93,.. sử dụng cho máy thi công.
Công cụ dụng cụ: Bu lông, búa, đục, tăng đơ, thước thép,...
Vật liệu khác: van, cút nước, tiểu ngũ kim,...
Do áp dụng phương thức khoán gọn nên vật tư sử dụng cho công trình chủ yếu do các xí nghiệp, đội tự tổ chức mua ngoài, vận chuyển đến tận chân công trình, nhập tại kho công trình hoặc sử dụng ngay. ở Công ty không còn các kho chứa vật tư để xuất cho đơn vị thi công, giảm bớt chi phí vân chuyển từ kho Công ty đến các công trình. Để đảm bảo sử dụng vật tư đúng định mức, tiết kiệm hàng tháng các xí nghiệp, đội lập kế hoạch vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao. Để tiến hành mua vật tư, đơn vị phải viết giấy đề nghị tạm ứng kèm theo kế hoạch mua vật tư và phiếu báo giá trình lên ban lãnh đạo Công ty xét duyệt cấp vốn. Quá trình xét duyệt và cấp vốn đã được trình bày ở phần trên (khái quát về phương thức cấp phát vốn). Mẫu giấy đề nghị tạm ứng như sau:
Biểu 1.1 Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội Giấy đề nghị tạm ứng
XNXLĐN Ngày 2 tháng 12 năm 2002
Kính gửi: - Ông giám đốc Công ty
- Các phòng ban chức năng Công ty
Tên tôi là: Chu Thị Ngọc Trâm
Bộ phận công tác: kế toán xí nghiệp xây lắp điện nước
Đề nghị Công ty tạm ứng số tiền: 200 000 000 đồng
Bằng chữ: Hai trăm triệu đồng chẵn.
Lý do tạm ứng: Mua cát,sắt thép, xi măng CT Nhà N11A Dịch Vọng.
Thời hạn thanh toán: 20/12/2002 .
Phòng Kinh tế – Kế hoạch Giấm đốc xí nghiệp Người đề nghị
Thủ trưởng đơn vị Phòng Tài vụ
Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng cùng phiếu chi do thủ quĩ lập, kế toán vốn bằng tiền tiến hành lập các bảng kê phân loại ghi Có, ghi Nợ và ghi sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền tạm ứng , kế toán tổng hợp ghi sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK111,114. Sau khi nhận được tiền tạm ứng các xí nghiệp sẽ tiến hành mua vật tư và làm thủ tục nhập kho nếu không đưa vào sử dụng ngay cho thi công. Căn cứ vào hoá đơn GTGT hay phiếu giao hàng của nhà cung cấp, thủ kho và cán bộ phụ trách cung ứng kiểm tra vật liệu thu mua cả về số lượng, chất lượng, qui cách, chủng loại. Kế toán lập phiếu nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập vào phiếu và cán bộ cung tiêu kiểm duyệt, ký xác nhận. Toàn bộ hoá đơn, phiếu nhập kho phát sinh trong một tháng sẽ được liệt kê vào bảng._. kê hoá đơn chứng từ và bảng kê phiếu nhập vật tư của tháng đó. Tại phòng Tài vụ, kế toán hàng tồn kho sử dụng TK 141(1412) để phản ánh quan hệ tạm ứng giữa Công ty và xí nghiệp và sử dụng TK 152,153 (chi tiết loại vật liệu, công cụ dụng cụ) để phản ánh giá vật tư nhập kho, phần thuế GTGT sẽ được tách riêng khỏi giá thực tế vật tư và không hạch toán vào TK 133(1331)- thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công công trình, các bộ phận có nhu cầu lập phiếu xin lĩnh vật tư có chữ ký của người phụ trách bộ phận (tổ trưởng, đội trưởng), giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh. Thủ kho lập phiếu xuất kho, ghi tên, địa chỉ của đơn vị, số và ngày tháng năm lập phiếu, lý do sử dụng, kho xuất vật tư. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho, ngày tháng năm và cùng người nhận vật tư ký tên vào phiếu. Sau đó chuyển cho kế toán để ghi đơn giá và tính thành tiền của từng loại vật tư. Cuối cùng, phụ trách bộ phận cung tiêu ký phiếu xuất kho để hoàn tất chứng từ. Mẫu phiếu xuất kho như sau:
Biểu1.2: Công ty xây dựng số 1 HN Phiếu xuất kho
Xí nghiệp xây lắp điện nước ngày 6 tháng 12 năm 2002
Số:20 Nợ: 621 Có:152
Tên người nhận hàng: Nguyễn Duy Nam
Lý do xuất kho: Thi công phần hoàn thiện nhà chung cư 6 tầng N11A
Dịch Vọng.
Xuất tại kho: Kho công trình nhà 11ADV
STT
Tên, nhãn hiệu, qui cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Xi măng PCB30BS
Tấn
12
12
668 182
8 018 184
2
Cát vàng
M3
173
173
47 619
8 238 087
3
Cát đen
M3
351
351
25 000
8 775 000
4
Đá 1 x 2
...
M3
...
90
...
90
...
98 000
...
8 820 000
...
Tổng cộng
33 851 271
Kế toán Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Khối lượng vật tư ngoài việc sử dụng trực tiếp cho thi công công trình còn được sử dụng phục vụ xe ôtô tải và quản lý tại xí nghiệp. Vật tư sử dụng cho xe ôtô tải thường là xăng, dầu, phụ tùng thay thế, côp pha... và vật tư phục vụ cho quản lý tại xí nghiệp như mực in, văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng,...Thông thường đối với các loại vật tư này đơn vị mua về và đưa vào sử dụng ngay mà không nhập qua kho công trình. Việc hạch toán căn cứ vào các hoá đơn mua hàng và các chứng từ liên quan khác.
Cuối tháng, kế toán tập hợp phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng và các chứng từ khác liệt kê vật tư xuất vào bảng kê chứng từ xuất kho theo từng công trình, hạng mục công trình. Trên bảng kê ghi rõ tên công trình, tên đơn vị và số thứ tự bảng kê.
Biểu1.3:
Công ty xây dựng số 1 Hà Nội Bảng kê chứng từ xuất kho
XNXLĐN tháng 12 năm 2002 số: 09/BKVT
Công trình sử dụng sử dụn
Phiếu xuất
Vật tư
Đơn vị tính
Công trình Nhà 11 Dịch vọng - Cầu Giấy
Công trình ...
Số
Ngày tháng
Khối lượng
Thành tiền
...
...
20
21
...
6/12
7/12
...
Xi măng PCB30BS
Cát vàng
Cát đen
Đá 1x2
Cây chốngdài 5 m
Cây chốngdài 4 m
...
Tấn
M3
M3
M3
Cây
Cây
...
300
3979
8424
2340
200
220
...
200454600
189476001
210600000
229320000
3168200
2.394.260
...
Tổng cộng
1.551.510.086
Giám đốc xí nghiệp Người lập biểu
Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng, bảng kê chứng từ xuất kho,... kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng đối tượng sử dụng rồi kèm theo toàn bộ chứng từ gốc giao nộp về phòng Tài vụ Công ty. Bảng phân bổ được lập như sau:
Khi nhận được các bảng kê chứng từ xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, hoá đơn mua hàng cùng toàn bộ chứng từ gốc, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phòng Tài vụ sẽ iểm tra, kiểm soát tính hợp ly, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và việc ghi chép, tính toán, phân bổ trên bảng phân bổ rồi tiến hành ghi sổ chi tiét chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công, sổ chi tiết sản xuất chung. Sổ chi tiết chi phí sản xuất ghi chép chi phí vật tư sử dụng trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.Vật tư sử dụng cho máy thi công và sản xuất chung được phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức chi phí vật liệu trực tiếp.
Biểu 1.4: Sổ chi tiết TK 621
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tên công trình : Nhà chung cư 6 tầng N11A DVọng
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
...
FX20
FX21
FX22
FX23
...
09/BK
...
6/12
8/12
8/12
15/12
...
30/12
SDĐK
.....
Xuất xi măng, cát, đá cho thi công
Xuất phụ gia bê tông
Xuất phụ gia bê tông
Xuất xi măng cho thi công
....
K/C tiền vật tư T12/02
....
...
1521
1522
1522
1521
....
15411
33 851 271
2 881 000
750 000
20 781 284
847 691 601
Cộng phát sinh
SDCK
3 050 190 172
0
3 050 190 172
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 1.5: Sổ chi tiết TK 6232
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí vật liệu máy thi công
Tên công trình : Nhà chung cư 6 tầng N11A D.Vọng C.Giấy
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
....
NK108
NK109
FX322
NK112
....
09/BK
.....
7/12
7/12
8/12
8/12
....
31/12
SDĐK
.....
Thanh toán tiền xăng dầu ôtô tải
Thanh toán tiền xăng dầu ôtô tải
Xuất vật tư cho MTC
Thanh toán dầu nhờn vanel
KC tiền vật tư tháng 12/02
1111
1111
152
1111
15413
0
573 849
783 256
348 500
250 400
13 476 723
Cộng phát sinh
SDCK
28 312 890
0
28 312 890
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 1.6: Sổ chi tiết TK 6272
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí vật liệu sản xuất chung
Tên công trình : Nhà chung cư 6 tầng N11A D.Vọng C.Giấy
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
.....
24LT
....
31/12
SDĐK
......
phân bổ vl,ccdc T12/02
KC vl,ccdc phân bổ T12/02
.....
15411
15411
0
.....
32 519 460
32 519 460
Cộng phát sinh
SDCK
53 783 660
0
53 783 660
Người lập biểu kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
TK 111, 112,1412,331
TK 152,153
TK 621,623,627
TK 1541(1,3,4)
NVL,CCDC mua về
Nhập kho
NVL,CCDC xuất SD
ngay cho TC CT
NVL,CCDC
xuất kho TC CT
K/C chi phí NVL,CCDC
TK 133
VAT đầu vào được khấu trừ
Sơ đồ 1.5: Quy trình hạch toán yếu tố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
b) Hạch toán yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất trong doanh nghiệp bởi nó tác động trực tiếp tới con người, chủ thể chính của mọi hoạt động, con người có vận động, có vận hành máy móc, tiến hành các hoạt động tạo ra sản phẩm thì mới kéo theo các lực lượng, công cụ lao động khác cùng tham gia. Để khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình buộc các doanh nghiệp phải có những chính sách, chế độ đãi ngộ thật xứng đáng, trong đó chính sách về tiền lương, tiền thưởng phải đặc biệt được coi trọng. Việc hạch toán đúng, tính đủ yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương không những có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề tính lương, trả lương chính xác cho người lao động, tính đúng, tímh đủ giá thành mà còn góp phần quản lý tốt lao động và quỹ lương đồng thời còn nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp.
ở Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội do điều kiện máy thi công còn hạn chế, hiệu quả sử dụng chưa cao nên chưa đáp ứng đủ cho thi công, khối lượng công việc hầu hết do sức lao động của cong người thực hiện do đó, chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp ở Công ty còn chiếm tỷ lệ cao, đứng thứ 2 chỉ sau tỷ lệ chi phí vật liệu trực tiếp. Chính vì vậy mà công tác tiền lương được đặc biệt coi trọng.
Hiện nay ở các đơn vị trực thuộc Công ty lực lượng lao động tham gia quản lý bao gồm Giám đốc xí nghiệp, Giám đốc công trình, các phó Giám đốc, đội trưởng, tổ trưởng, đội phó, tổ phó, nhân viên kỹ thuật, trắc địa, kế toán... lực lượng tham gia sản xuất trực tiếp gồm có: công nhân kỹ thuật của đơn vị, một bộ phận nhỏ công nhân kỹ thuật thuê ngoài theo thời vụ còn lại là số lao động thủ công ký hợp đồng taị chỗ. Do các công trình mà Công ty đảm nhận thi công thường kéo dài có thể tời nhiều kỳ kế toán nên số lao động này thường ký hợp đồng dài hạn với Công ty. Tuy nhiên, việc trích các khoản theo lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn chỉ thực hiện đối với lực lương lao động trong biên chế của Công ty, đối với lao động thuê ngoài dù ký hợp đồng dài hạn cũng không thực hiện trích các khoản này. Việc trích các khoản theo lương của Công ty tuân theo đúng chế đô hiện hành: tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%, trong đó 15% được tính vào chi phí kinh doanh, 5% do người lao động đóng góp được trừ vào lương tháng, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 5% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động, tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2%.
Hiện nay ở Công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho việc tính và trả lương cho nhân công sản xuất trực tiếp còn hình thức trả lương theo thời gian áp dụng để tính và trả lương cho lao động tham gia quản lý tại các xí nghiệp, đội và Công ty.
Trong tiền lương trả cho nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền trả cho lao động trực tiếp thi công, nhân viên lái máy thi công và không bao gồm khoản tiền trả cho nhân viên lái xe tải mà tiền lương nhân viên lái xe tải được hạch toán vào tiền lương nhân viên vận hành máy thi công. Với các đối tượng này, Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm hoàn thành đảm bảo cho người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm về kết quả lao động của chính bản thân mình đồng thời tạo ra được mối liên hệ hợp tác sản xuất giữa người sản xuất với nhau, đó cũng là cơ sở để nâng cao trình độ tay nghề công nhân, cải tạo tổ chức sản xuất, khuyến khích lao động.
Đối với công việc giao khoán cho các tổ đội sản xuất, cơ sở để tính lương cho người lao động hàng tháng là các bảng chấm công và phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Bảng chấm công do 1 người được tổ trưởng, đội trưởng uỷ quyền căn cứ vào tình hình làm việc thực tế tại đơn vị mình để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng theo quy định trong chứng từ. Phía xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành được lập trên cơ sở hợp đồng giao khoán và khối lượng công việc thực tế hoàn thành. Khi kết thúc tháng sản xuất, nhân viên kỹ thuật cùng tổ trưởng( đội trưởng) tiến hành kiểm tra chất lượng và khối lượng công việc, ghi khối lượng công việc thực tế đã thi công vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào tổng số công cùng với tổng số tiền giao khoán kế toán tính ra tiền lương của cả tổ( đội) từ đó tính ra tiền lương phải trả cho từng lao động. Bảng chấm công và phiếu xác nhận hoàn thành có mẫu như sau:
Biểu1.8: Trích bảng chấm công
Tháng 12 năm 2002
Công trình nhà chung cư 6 tầng N11a DV -
Tổ : Sắt 1 (Vũ Văn Tuấn)
STT
Họ và tên
Bậc lương
Tiền lương cấp bậc
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
...
30
31
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương tg
...
1
2
3
4
5
Vũ Văn Tuấn
Hà Thanh Bách
Quản Vũ Lan
Lê Ngọc Khôi
Trịnh Tuấn Khải
...
1,78
1,72
1,62
_
_
...
373.800
261.200
342.000
HĐ
HĐ
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
28
26
25
25
26
...
Cộng
295
Người duyệt Người chấm công
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu1.9:
Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Ngày 31/12/2002
Tên công trình : Nhà chung cư 6 tầng N11A Dịch Vọng
Tên đơn vị : Tổ Sắt 1
Đơn vị: đồng
stt
Nội dung
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
...
Gia công, lắp thép mái
Gia công, lắp song cửa sổ
GC, lắp thép giằng chân cột
GC, lắp thang thoát nạn
Công khoan + hàn song cửa
...
Kg
Kg
Kg
Kg
Công
...
12.350
1.835
800
400
116
...
300
300
1100
1100
21.950
...
3.705000
550.000
880.000
440.000
2.546.200
...
Tổng cộng
x
X
X
8.121.200
Số tiền lương làm khoán của một CN
Tổng số tiền giao khoán
Tổng số công
Số công của từng công nhân
=
*
Theo hình thức lương sản phẩm, tiền lương của một công nhân sản xuất được tính như sau:
Trong đó: số liệu về tổng số tiền giao khoán được lấy từ phiếu xác nhận khối lượng công việc hoặc sản phẩm hoàn thành, tổng số công và số công của từng công nhân lấy từ bảng chấm công.
Tiền lương công nhân Vũ Văn Tuấn
8.121.200
295
28
=
*
=
27.530 * 28
=
770.840 (đồng)
Căn cứ vào bảng chấm công và phiếu xác nhận khối lượng công việc hoặc sản phảm hoàn thành tháng 12 của tổ sắt ( Vũ Văn Tuấn), kế toán tính tiền lương của công nhân trong tháng 12:
Tiền lương công nhân Hà Thanh Bách
=
27.530* 26
=
715.780 ( đồng)
Việc tính lương được thực hiện tương tự cho những người còn lại.
Tiền lương của từng công nhân ở mỗi tổ được thể hiện trên bảng thanh toán lương tổ có mẫu như sau:
Biểu1.10: Trích bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2002
Công trình Nhà 11A Dịch Vọng – Cầu Giấy
Tổ: Sắt (Vũ Văn Tuấn)
STT
Họ và tên
Lương CB
Lương SP
Tổng
Các khoản khấu trừ
BHXH (5%)
BHYT (1%)
Tạm ứng kỳ I
Tổng
1
2
3
4
5
Vũ Văn Tuấn
Hà Thanh Bách
Quản Vũ Lan
Lê Ngọc Khôi
Trịnh Tuấn Khải
...
373.800
361.200
340.200
HĐ
HĐ
...
770.840
715.780
688.250
688.250
715.780
...
770.840
715.780
688.250
688.250
715.780
...
18690
34489
33163
-
-
...
3738
6998
6633
-
-
...
300.000
300.000
-
-
300.000
...
322.428
341.387
397.794
-
300.000
...
Tổng
8121200
171540
34308
1500000
1705848
Người lập biểu Giám đốc xí nghiệp
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phương thức trả lương theo sản phẩm còn được áp dụng để trả lương cho công nhân lái xe tải của xí nghiệp. Cũng giống như chi phí tiền lương trả cho công nhân sản xuất trực tiếp để hạch toán tiền lương trả cho đối tượng này, kế toán căn cứ vào lệnh điều động xe máy, bảng chấm công và báo cáo khối lượng công việc thực tế hoàn thành tính ra tiền lương cho công nhân lái xe tải rồi phản ánh vào bảng thanh toán lương và phụ cấp toàn xí nghiệp.
Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đối với cán bộ quản lý các xí nghiệp, đội. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính và trả lương theo thời gian là bảng chấm công và cấp bậc lương. Theo hình thức này thì tuỳ thuộc vào hệ số cấp bậc của nhân viên quản lý mà chia thành từng bậc lương. Mỗi bậc lương có mức tiền lương nhất định. Đơn vị để tính tiền lương là ngày. Lương tháng là tiền lương trả cho người làm việc theo mức lương ngày và số ngày làm việc trong tháng. Vào cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán lập bảng tính lương cho cán bộ công nhân viên đơn vị theo công thức:
Mức lương ngày
=
Mức lương tháng theo cấp bậc
*
Hệ số các loại phụ cấp
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Mức lương ngày
Tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng
=
*
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Cụ thể tại xí nghiệp Xây lắp điện nước có 282 người, 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, các nhân viên quản lý và công nhân.
- Với giám đốc mức lương tháng theo cấp bậc là: 750 000 đồng, hệ số phân phối gồm hệ số lương giám đốc 1,6; hệ số thâm niên 1,2 thì mức lương ngày tính cho giám đốc xí nghiệp là:
Mức lương ngày
=
750 000
*
1,6 * 1,2
22 ngày
=
65 454,5 đồng/ngày
Trong tháng 12 thực tế giám đốc làm việc chỉ nghỉ ngày chủ nhật và chiều thứ bảy nên số ngày làm việc thực tế của giám đốc là 24 ngày. Tiền lương phải trả giám đốc là : 65 454,5 * x 24 = 1 570 909 đồng/tháng.
Mức lương ngày
=
700 000
*
1,4 * 1,3
22 ngày
=
57 909 đồng/ngày
- Với phó giám đốc mức lương tháng theo cấp bậc là: 700 000 đồng, hệ số phân phối gồm hệ số lương giám đốc 1,4; hệ số thâm niên 1,3 thì mức lương ngày tính cho giám đốc xí nghiệp là:
Trong tháng 12 thực tế phó giám đốc làm việc chỉ nghỉ ngày chủ nhật và chiều thứ bảy nên số ngày làm việc thực tế của giám đốc là 24 ngày. Tiền lương phải trả giám đốc là : 57 909 * x 24 = 1 389 816 đồng/tháng.
Tương tự như vậy các cán bộ công nhân viên khác trong xí nghiệp tuỳ thuộc và bậc lương và số ngày thực tế làm việc trong tháng kế toán tính ra số lương tháng.
Các khoản trích theo lương được tính như sau:
+ Bảo hiểm xã hội: Trích 15% giá trị lương cơ bản (lương cơ bản = mức lương tối thiểu x hệ số lương cấp bậc).
+ Bảỏ hiểm y tế: Trích 2% giá trị lương cơ bản.
+ Kinh phí công đoàn: Trích 2% trên giá trị lương thực tế.
Ngoài ra còn trích 5% bảo hiểm xã hội và 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương cơ bản trừ vào lương. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được trích trên tiền lương của cán bộ công nhân viên trong biên chế của xí nghiệp nên khoản này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng quỹ lương phải trả cho người lao động.
Cuối tháng, kế toán đơn vị tập hợp các bảng thanh toán lương tổ, bảng thanh toán lương cho cán bộ quản lý lập thành bảng thanh toán lương và phụ cấp toàn xí nghiệp.
Để hạch toán tiền lương công nhân sản xuất và vận hành máy thi công (trường hợp sử dụng máy của Công ty) kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp ”. Lương tổ lái xe tải phản ánh vào TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công ”, lương nhân viên quản lý xí nghiệp và các khoản trích theo lương của CBCNV toàn xí nghiệp được hạch toán vào TK 627 “chi phí sản xuất chung”. Việc thanh toán lương có thể được chia thành 2 kỳ, đầu tháng các tổ (đội) xin tạm ứng lương kỳ I để trả trước cho người lao động (kế toán hạch toán vào TK 1141- Tạm ứng lương kỳ I). Khi thanh toán lương, kế toán ghi giảm nợ và tính ra số tiền thực lĩnh kỳ II.
Cuối tháng, kế toán xí nghiệp tập hợp chứng từ phát sinh ở các tổ, đội: hợp đồng giao khoán, bảng chấm công, phiếu xác nhận khối lượng hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán lương tổ, đội, bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp, bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn xí nghiệp nộp lên phòng Tài vụ Công ty. Khi nhận được các chứng từ do xí nghiệp chuyển lên kế toán tiền lương kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, đồng thời kiểm tra việc ghi chép và tính toán trên các bảng thanh toán lương, phụ cấp bảng phân bổ tiền lương và BHXH rồi chuyển cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ghi sổ chi tiết TK 622, 6231, 6271. Sau đó toàn bộ chứng từ này được chuyển cho kế toán tổng hợp ghi sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 622, 6231, 6271.
Biểu 1.13 Sổ chi tiết TK 622
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản : chi phí nhân công trực tiếp
Tên công trình: Nhà chung cư N11A Dịch Vọng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
52LT/11
52LT/11
64LT/11
64LT/11
30/11
30/11
31/12
31/12
SDĐK
...
Tiền lương CN tháng 11/02
K/C tiền lương CN tháng 11/02
....
Tiền lương CN tháng 12/02
K/C tiền lương CN tháng 12/02
...
...
334
15412
...
334
1542
0
124.654.400
205.501.000
124.654.400
205.501.000
Cộng phát sinh
SDCK
528 655 400
0
528 655 400
Người lập biểu kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 1.14: Sổ chi tiết TK 6231
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí CN vận hành máy thi công
Tên công trình : Nhà chung cư 6 tầng N11A D.Vọng C.Giấy
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
52LT/11
52LT/11
64LT/11
64LT/11
30/11
30/11
31/12
31/12
SDĐK
...
Tiền lương NV xe tải T11/02
KC tiền lương NV xe tải T11/02
....
Tiền lương NV xe tải T12/02
K/C tiền lương NVxe tảiT12/02
...
...
334
15413
...
334
1543
0
42 697 235
36 942 794
42 697 235
36 942 794
Cộng phát sinh
SDCK
104 868 932
0
104 868 932
Người lập biểu kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 1.15 Sổ chi tiết TK 6271
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản : chi phí nhân công trực tiếp
Tên công trình: Nhà chung cư N11A Dịch Vọng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
64LT/11
64LT/11
64LT/11
64LT/11
64LT/11
64LT/11
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
SDĐK
Tiền lương CBQL tháng 12/02
K/C tiền lương CBQL tháng 12/02
Trích 15% BHXH trên lương CB
Trích 2% BHYT trên lương CB
Trích 2% KPCĐ
K/C BHXH, BHYT, KPCĐ
...
...
334
15414
3383
3384
3382
15414
0
18 216 988
8 329 860
1 665 972
6 217 134
18 216 988
16 212 966
Cộng phát sinh
SDCK
55 356 216
0
55 356 216
Biểu 1.16 Sổ Cái TK 622
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản : chi phí nhân công trực tiếp
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
64LT/11
64LT/11
31/12
31/12
SDĐK
Tiền lương CN tháng 12/02 C.T
Nhà N11A D.V
K/C tiền lương CN tháng 12/02 C.T Nhà N11A D.V
Tiền lương CN tháng 12/02 C.T
H.T UBND Q.CG
K/C tiền lương CN tháng 12/02 C.T H.T UBND Q.CG
....
334
15412
334
15412
0
205.501.000
39 896 700
205.501.000
39 896 700
Cộng phát sinh
SDCK
714 352 400
0
714 352 400
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 1.17: Sổ Cái TK 6231
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí nhân viên máy thi công
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
64LT/11
64LT/11
31/12
31/12
SDĐK
.....
Tiền lương NV MTC tháng 12/02 C.T Nhà N11A D.V
K/C tiền lương NV MTC tháng 12/02 C.T Nhà N11A D.V
Tiền lương NV MTC tháng 12/02 C.T H.T UBND Q.CG
K/C tiền lương NV MTC tháng 12/02 C.T H.T UBND Q.CG
....
...
334
15413
334
15413
0
36 942 794
2 294 813
36 942 794
2 294 813
Cộng phát sinh
SDCK
189 520 760
0
189 520 760
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 1.18: Sổ Cái TK 6271
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí nhân viên quản lý
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
52LT/11
52LT/11
64LT/11
64LT/11
30/11
30/11
31/12
31/12
SDĐK
.....
Tiền lương NVQL tháng 11/02 C.T Nhà N11A D.V
K/C tiền lương NVQL tháng 11/02 C.T Nhà N11A D.V
....
Tiền lương NVQL tháng 12/02 C.T Nhà N11A D.V
K/C tiền lương NVQL tháng 12/02 C.T Nhà N11A D.V
Tiền lương NVQL tháng 12/02 C.T H.T UBND Q.CG
K/C tiền lương NVQL tháng 12/02 C.T H.T UBND Q.CG
Trích 15% BHXH trên lương CB
Trích 2% BHYT trên lương CB
Trích 2% KPCĐ
K/C BHXH, BHYT, KPCĐ
....
...
334
15412
334
15414
334
15414
3383
3384
3382
15414
0
9 718 098
18 216 988
3 536 712
8 329 860
1 665 972
6 217 134
9 718 098
18 216 988
3 536 712
16 212 966
Cộng phát sinh
SDCK
88 315 724
0
88 315 724
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 1.19: Sổ Nhật ký chung
Quý IV năm 2002
(Trích số liệu liên quan đến công trình Nhà N11A Dịch Vọng) Trang: 58
Đơn vị :đồng
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ Cái
Tài khoản
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
49TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
57TL/12
57TL/1264TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
64TL/12
2/12
31/12
31/1231/12
31/1231/1231/1231/1231/1231/1231/1231/1231/12
31/1231/12
Số trang trước chuyển sang
.....
Tạm ứng lương kỳ I T.12/02
.....
Trích 5% BHXH trên lương CB
Trích 1%BHYT trên lương CB
Tiền lương CN T12/02
Tiền lương CN MTC T12/02
Tiền lương NVQL T12/02
Thu lương tạm ứng kỳ I T12/02
Trả lương kỳ II T12/02
K/C lương CN T12/02
K/C lương CN MTC T12/02
K/C lương NVQL T12/02
Trích 15% BHXH-lương CB
Trích 2% BHYT-lương CB
Trích 2% KPCĐ
K/C tiền BHXH,BHYT,KPCĐ
......
Cộng chuyển sang trang sau
1411
334
334
622
6231
6271
334
334
15412
15413
15414
6271
6271
6271
15414
1111
3383
3384
334
334
334
1411
1111
622
6231
6271
3383
3384
3382
6271
xxx
135 500 000
2 776 620
555 324
245 397 700
11 820 187
18 216 988
135 500 000
172 434 456
245 397 700
11 820 187
18 216 988
8 329 860
1 665 972
6 217 134
16 212 966
xxx
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
TK 111, 112
TK 334,338
TK 622,623,627
TK 1541(2,3,4)
TK 1411
Thanh toán lương cho người lao động
Tạm ứng lương cho người lao động
Tiền lương phải trả
cho người lao động
K/C tiền lương
Sơ đồ 1.6 : Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động
c) Hạch toán yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ):
Công ty xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, bao gồm máy thi công, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng. Để tính khấu hao TSCĐ Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều, tỉ lệ khấu hao được tính toán dựa trên thời gian sử dụng của mỗi loại, thời gian này được quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc trích khấu hao theo tỷ lệ quy định chỉ áp dụng đối với máy móc thiết bị phục vụ thi công và thiết bị phục vụ cho văn phòng quản lý. Đối với phương tiện vận tải, số khấu hao được tính trên cơ sở số ca xe thực tế làm việc.
Về máy thi công: Hiện nay ở Công ty xe máy phục vụ thi công bao gồm các loại máy thi công như máy trộn bê tông, máy xúc, máy đầm, cẩu tháp, cẩu trục...và các phương tiện vận tải để vận chuyển vật tư, nhân công như xe MAZ bệ, xe MAZ tự đổ5549, xe IFA tự đổ W50... Để nâng cao chất lượng quản lý, tạo quyền chủ động cho các xí nghiệp đội, Công ty cho phép tổ chức đội máy thi công riêng ở các đơn vị này, việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động của chúng được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của các đơn vị và có sự giám sát chặt chẽ của phòng Kỹ thuật- chất lượng Công ty. Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình đó, trường hợp máy sử dụng cho nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
Về thiết bị phục vụ quản lý ở các xí nghiệp, đội và Công ty, các thiết bị này được sử dụng ở văn phòng, chủ yếu phục vụ cho mục đích quản lý như: máy photocopy, máy vi tính, máy in, máy điều hoà, hệ thống báo cháy, xe ôtô con... Việc tính toán và phân bổ khấu hao đối với những tài sản này cũng thực hiện tương tự như máy thi công phục vụ cho nhiều công trình.
Cụ thể việc hạch toán khấuhao TSCĐ ở Công ty như sau:
Đối với xe ôtô tải Công ty thực hiện tính khấu hao trên cơ sở số ca xe thực tế làm việc còn máy thi công tính khấu hao dựa trên tỷ lệ quy định cho từng loại và tuỳ thuộc vào thực tế sử dụng cho một công trình hay nhiều công trình.
Căn cứ vào lệnh điều động xe máy cho từng công trình, nhân viên quản lý xe máy sẽ theo dõi số ca xe thực tế hoạt động thông qua “ Phiếu theo dõi ca xe hoạt động”, phiếu này do người điều khiển xe lập và nhân viên quản lý ký duyệt chấp nhận thời gian hoạt động. Kế toán đơn vị căn cứ vào số ca xe thực tế hoạt động, đơn giá ca xe tính thành tiền cho số ca xe ôtô tải hoạt động.
Biểu 1.20 Phiếu theo dõi ca xe hoạt động tháng 12 năm 2002
Tên công trình: Nhà N11A Dịch Vọng
Đội lái – Xí nghiệp xây lắp điện nước
Stt
Họ và tên
Loại xe
Số ca hoạt động
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
...
Lê Hoài Nam
Bùi Ngọc Hà
Đinh Văn Chiến
...
MAZ bệ
MAZ tự đổ
IFA
13
12
8
500 000
520 000
450 000
6 500 000
6 240 000
3 600 000
Tổng
25 842 000
Người lập Tổ trưởng
Trường hợp máy thi công sử dụng cho một công trình: Đội trưởng theo dõi thời gian sử dụng trên nhật trình sử dụng xe máy và tính khấu hao qua bảng thống kê máy. Các thiết bị thi công như cột chống, giáo thép ...cũng được đội trưởng theo dõi thời gian sử dụng, tiến hành trích khấu hao và được hạch toán trực tiếp vào các công trình. Khi công việc kết thúc, chuyển các chứng từ này lên phòng Tài vụ.
Biểu 1.21: Thống kê máy quý IV/2002
Đội: Máy( Nguyễn Văn Hà) Số: 26LT/12
Tên công trình : Nhà N11A Dịch Vọng
S
T
t
Tên máy
Đơn vị
Số lượng
Thời gian sử dụng
Số tháng khấu hao
Đơn giá
Thành tiền
Từ ngày
Đến ngày
1
2
3
4
5
Máy trộn BT 350 lít TQ
Máy cắt sắt TQ
Máy uốn sắt TQ
Máy đầm TQ
Máy đầm 3 pha TQ
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
1
1
1
1
1
1/10
1/10
1/10
1/10
1/10
5/11
20/11
20/11
25/12
25/12
1
1
1
2
2
1 500 000
1 000 000
1 000 000
250 000
250 000
1 500 000
1 000 000
1 000 000
500 000
500 000
Cộng
4 500 000
Kế toán Đội trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Chi phí máy thi công phân bổ cho công trình A
Tổng chi phí khấu hao MTC phân bổ cho các công trình
=
Tổng chi phí nhân công trực tiếp của các công trình
x
Chi phí nhân công trực tiếp của công trình A
Chi phí máy thi công phân bổ cho công trình A
Tổng chi phí khấu hao MTC phân bổ cho các công trình
=
Tổng chi phí nhân công trực tiếp của các công trình
x
Chi phí nhân công trực tiếp của công trình A
Trường hợp máy thi công sử dụng cho nhiều công trình trong một kỳ hạch toán: Kế toán căn cứ vào lệnh điều động xe máy và nhật trình sử dụng máy thi công do đội cung cấp tiến hành trích khấu hao theo tỷ lệ quy định và phản ánh vào bảng kê trích khấu hao tài sản cố định. Sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Với cách phân bổ này thì công trình nào có chi phí nhân công trực tiếp lớn thì chi phí sử dụng máy thi công lớn.
Đối với các tài sản cố định dùng chung cho đội, tổ hay văn phòng quản lý xí nghiệp kế toán cũng tiến hành trích khấu hao như trường hợp máy thi công phục vụ cho nhiều công trình.
Biểu 1.22: Bảng kê trích khấu hao máy thi công
QuýIV/2002
Xí nghiệp Xây lắp điện nước
Stt
Tên tài sản
Tỷ lệ KH
Nguyên giá
Số tiền KH
1
2
3
...
Xe san nền
Máy ép thuỷ lực
Máy vận thăng
...
15%
20%
12%
...
320 000 000
172 800 000
16 575 000
...
4 000 000
2 880 000
165 750
...
Cộng
2 585 630 000
46 785 600
1
2
3
Máy photocopy
Máy tính COMPAC
Máy điều hoà
....
12%
22%
15%
...
29 085 000
11 946 000
18 338 000
...
290 850
219 010
229 225
Cộng
687 690 200
5 785 605
Theo công thức trên, từ bảng kê trên ta tính chi phí khấu hao cho công trình Nhà N11A Dịch Vọng:
205 501 000
4 844 983 (đồng)
Chi phí MTC phân bổ cho C.T Nhà N11A D.Vọng
46 785 600
=
245 397 700
x
=
39 179 208 (đồng)
5 785 605
Chi phí SXC phân bổ cho C.T Nhà N11A D.Vọng
5 785 605
=
245 397 700
x
=
205 501 000
Biểu 1.23: Sổ chi tiết TK 6234
Quý IV năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí khấu hao máy thi công
Tên công trình : Nhà chung cư 6 tầng N11A D.Vọng C.Giấy
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
25LT
...
26LT
...
27LT
27LT
31/12
...
31/12
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3417.doc