Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Bút Sơn

Phần 1: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Bút Sơn 1.1 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi măng Bút Sơn. Xi măng là vật liệu không thể thiếu được đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để đáp ứng yêu cầu đó Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 573/TTg ngày 23/11/1993 về việc triển khai xây dựn

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Bút Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhà máy Xi măng Bút sơn với tổng số vốn đầu tư được duyệt 19583 triệu USD. Công suất thiết kế của nhà máy là 4000 tấn Clinker/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy được xây dựng tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội 60km2 về phía Nam với hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận chuyển cho việc chuyên chở. Tổng diện tích khoảng 63,2 ha với số lượng lao động làm việc tại nhà máy tính đến thời điểm hiện nay là 1069 người. Căn cứ vào luận chứng được duyệt, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tiến hành đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư cho dây chuyền chính, kết quả là hãng Technip-cle đã trúng thầu và tiến hành ký kết Hợp đồng thương mại với Tổng công ty Ngày 31 tháng 8 năm 1995 . Nhà máy Xi măng Bút Sơn chính thức được khởi công xây dựng từ ngày 27/08/1995 cho đến ngày 29/08/1998 công tác xây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong suốt thời gian sản xuất thử từ tháng 09/1998 đến tháng 04/1999 nhà máy đã sản xuất được hơn 500.000 tấn Clinker, tiêu thụ được 150.000 tấn xi măng. Trong thời gian này, máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất hoạt động tương đối ổn định đạt năng suất thiết kế, chất lượng sản xuất đảm bảo quy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị. Ngày 20/07/1999 Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã chính thức đề nghị nghiệm thu và Công ty Xi măng Bút Sơn chính thức đi vào sản suất. Tên giao dịch quốc tế là BUT SON CEMENT COMPANY, là thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng Công ty. Tổng số vốn được tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước (nay là Cục Tài chính)-Bộ Tài chính xác nhận tại thời điểm thành lập là 219.776.118.942 đồng. Trong đó: + Vốn ngân sách Nhà nước cấp là : 4.022.506.000đ + Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguốn vốn ngân sách của các doanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam là 215.753.612.942 đồng. Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng, các sản phẩm từ xi măng các vật liệu xây dựng khác. Sản phẩm chính của Công ty là xi măng Portland PC 30, PC 40, xi măng hỗn hợp PCB 30, Clinker, ngoài ra Công ty còn sản xuất các xi măng theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm xi măng của Công ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gồm Hà Nam và các tỉnh trong toàn quốc. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 (đã được kiểm toán) tổng doanh thu thuần của Công ty là 901.071.013.093 đồng trong đó: + Doanh thu thuần xi măng là : 853.842.462.799 đồng + Doanh thu thuần Clinker là : 47.588.550.304 đồng Theo báo cáo quyết toán thuế năm 2003, tổng số thuế Công ty phải nộp cho ngân sách Nhà nước là 50.361.902.706 đồng bao gồm: + Thuế GTGT : 48.810.271.188 đồng + Thuế tài nguyên : 879.235.409 đồng + Thuế thu nhập cá nhân : 600.000.000 đồng + Thuế nhà đất tiền thuê đất : 13.300.000 đồng Tổng lợi nhuận sau thuế là: 55.025.146.513 đồng, trong thời gian từ năm 1999 - 2004 không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do được ưu đãi thuế, chỉ bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi đã trả hết lãi tiền vay Ngân hàng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong năm 2004 tổng doanh thu thuần là 975.023.843.115 đồng bao gồm: + Doanh thu tiêu thụ Clinker chính phẩm là : 58.067.573.382 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PCB 30 : 73.187.543.301 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PC 40 là : 142.309.815.444 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PCB 40 là : 656.259.579.339 đồng + Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PC 40 là : 45.199.331.649 đồng Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty là: 3.000.000đồng/tháng. 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xi măng Bút Sơn Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, bộ máy quản lý của Công ty Xi măng Bút Sơn được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.1 Đứng đầu là Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Bút Sơn II có trình độ kỹ sư chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân trước pháp luật. Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý các phòng: Tổ chức lao động, Kế hoạch, Hành chính- Quản trị, Kế toán- Thống Kê- Tài chính, đồng thời phụ trách Ban quản lý dự án Bút Sơn II. Giúp việc cho Giám đốc có 4 phó Giám đốc và 24 phòng ban phân xưởng. * Chức năng nhiệm vụ của các phó Giám đốc - Phó giám đốc cơ điện: Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Phòng Kỹ thuật cơ điện, phòng Vật tư thiết bị, phân xưởng Cơ khí, phân xưởng Nguyên liệu, phân xưởng Nghiền đóng bao, phân xưởng Lò nung, phân xưởng Tự động hoá, phân xưởng Xe máy, phân xưởng Nước, xưởng Sửa chữa công trình và Vệ sinh công nghiệp. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm. Lập dự trù vật tư thiết bị và chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ điện. - Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng Điều hành trung tâm, phòng Thí nghiệm KCS, Ban Kỹ thuật an toàn, phân xưởng Khai thác mỏ. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phân công phụ trách, chỉ đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm, đảm bảo cho sản xuất đồng bộ, liên tục với chất lượng cao. - Phó giám đốc kinh doanh Trực tiếp phụ trách: Phòng tiêu thụ, các Chi nhánh tiêu thụ, Văn phòng đại diện, Tổ thị trường Sơn La, Lai Châu, Phòng y tế, Phòng bảo vệ quân sự. Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ của Công ty, tổ chức vận tải tiêu thụ sản phẩm tới các địa điểm. - Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Trực tiếp chỉ đạo phòng xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm về công tác tổng quyết toán công trình, nhà máy của Công ty. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: - Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về việc xắp xếp, điều động cán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn, trình độ. Thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt đào tạo bồi dưỡng cán bộ. - Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các dữ liệu kinh tế, kỹ thuật cho các loại sản phẩm, xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm - Phòng Hành chính- Quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp vật tư, thiết bị thuộc phạm vi văn phòng, lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ô tô, phục vụ chế độ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, tổ chức hạch toán theo chế độ quy định của Nhà nước, điều hành bộ máy kế toán của Công ty, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Giám đốc, đồng thời giúp cho Giám đốc nắm được thực trạng tài chính của Công ty. - Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty. - Phòng Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thu mua, cấp phát bảo quản vật tư cả về khối lượng và chất lượng. - Phòng Cơ điện: Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, điện tự động hoá, xe máy.... lập dự trù thiết bị trong nước và ngoại nhập để phục vụ kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch sữa chữa, các phương án sữa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sữa chữa các thiết bị cơ điện. - Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phụ trách và chỉ đạo công tác sữa chữa lò khi có sự cố. - Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển. - Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân tích đối với tất cả nguyên vật liệu nhập vào cũng như các loại sản phẩm, bán thành phẩm đầu ra. - Ban Kỹ thuật an toàn: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến các nguyên tắc an toàn trong sản xuất, theo dõi việc cấp phát các thiết bị, trang bị bảo vệ lao động cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Phòng Xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây dựng phát sinh. - Phòng Bảo vệ- Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị thuộc phạm vi văn phòng cũng như tại phân xưởng, đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty. - Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Cảng Bút Sơn: Chịu trách nhiệm quản lý giám sát và điều phối các phương tiện vận tải đường bộ và đường thuỷ cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Các Chi nhánh: Phối hợp với phòng Kinh doanh - tiêu thụ chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên các địa bàn được phân công. * Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng - Phân xưởng Khai thác mỏ: Có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc nắm vững đặc điểm cấu tạo địa chất của các khu vực được phép khai thác đá vôi, đá sét, lập các phương án khai thác tối ưu cho các giai đoạn ở từng khu vực nhằm đạt hiệu quả cao, chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên mỏ được khai thác và máy móc thiết bị chuyên dùng giao phục vụ khai thác và quản lý. - Phân xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi sự hoạt động của các thiết bị từ máy đập đá vôi, máy đập đá sét tới Silô đồng nhất. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liêu, vật liệu và thực trạng thực tế của thiết bị tham gia cùng với các phòng ban chức năng lập kế hoạch dự trữ vật tư, phục tùng thay thế tháng, quý, năm và cho từng đợt cụ thể. - Phân xưởng Lò nung: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô đồng nhất tới đỉnh Silô chứa Clinker, các thiết bị tiếp nhận than, xỷ, thạch cao phụ gia và tổ hợp nghiền than, nhà nồi hơi, hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm, tiếp nhận và cấp dầu FO. - Phân xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô chứa Clinker đến hết các máng xuất xi măng bao và xi măng bột rời trên các phương tiện ô tô, tàu hoả và máy xếp bao vào tàu hoả. Quản lý và sử dụng có hiệu quả vỏ bao, tổ chức vận hành các máy đóng bao, các phân xưởng, thiết bị xuất xi măng rời, các thiết bị vận chuyển đảm bảo năng suất. Kết hợp với phòng Tiêu thụ xuất xi măng bao, xi măng rời cho khách hàng. Quản lý số liệu khối lượng xi măng trên các đầu đếm, trên các cân, đối chiếu với phiếu xuất từng ca... Tổng hợp báo cáo khối lượng chủng loại xi măng xuất xưởng hàng ngày và hàng tháng. - Phân xưởng Cơ khí: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công chế tạo phục hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí trong Công ty, lập kế hoạch dự trù vật tư và phụ tùng thay thế theo tháng, quý, năm. - Phân xưởng Xe máy: Quản lý sử dụng các xe vận chuyển đá vôi, đá sét, các phương tiện vận chuyển nội bộ, máy phát dự phòng có hiệu quả và an toàn. - Phân xưởng Nước: Quản lý và tổ chức khai thác hệ thống cấp nước của Công ty bao gồm các trạm bơm, các bể nước, hệ thống đường ống cấp nước tới các khu vực quản lý của các xưởng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Công ty. - Phân xưởng Điện-Tự động hoá: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức vận hành an toàn hệ thống cung cấp điện của toàn Công ty, đảm bảo nguồn điện cung cấp thường xuyên, liên tục ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sửa chữa và khắc phục các sự cố về điện, thiết bị điện và mạng điện thoại thông tin nội bộ thuộc phạm vi tổng đài. - Xưởng Sửa chữa công trình-Vệ sinh công nghiệp: Cùng với các phòng kỹ thuật thực hiện sửa chữa các công trình, thi công các công trình bổ sung với phòng xây dựng cơ bản và thực hiện dọn vệ sinh trong khu vực nhà máy. 1.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xi măng Bút Sơn 1.1.3.1 Tổ chức sản xuất Dây chuyền sản xuất của Công ty Xi măng Bút Sơn bao gồm có 6 công đoạn: * Công đoạn đập, vận chuyển và chứa nguyên liệu Đá vôi được khai thác từ mỏ Hồng Sơn được vận chuyển bằng xeben đến máy đập đá vôi. Sau khi qua máy đập, đá vôi được vận chuyển bằng băng tải đến kho chứa và đồng nhất sơ bộ có sức chứa 32.000 tấn. Đá sét được khai thác từ mỏ Khả Phong I và Khả Phong II được vận chuyển bằng xe vận tải về máy đập sét. Băng tải sau máy đập vận chuyển sét về kho chứa sét để đồng nhất sơ bộ thành phần. Tại đống nguyên liệu Silic, dòng nguyên liệu vào kho sẽ được định lượng bằng hệ thống cân băng tải. Cỡ hạt sau máy đập sét nhỏ hơn 70mm, độ ẩm tối đa 15%. Các nguyên liệu khác được vận chuyển về nhà máy bằng đường sắt, đường bộ như thạch cao, quặng sắt, sau đó được bốc dỡ vận chuyển về kho chứa bằng hệ thống băng tải, cấp liệu tấm, máy vải, máy đánh đống, tự động hoàn toàn. * Công đoạn nghiền nguyên liệu Sau khi đồng nhất sơ bộ, nguyên liệu gồm 4 cấu tử (đá vôi, đá sét, silic, quặng sắt) được chứa trong 4 két chứa riêng biệt. Các thành phần được cân định lượng và đưa vào máy nghiền liệu thô nhờ các cầu băng định lượng các tạp chất kim loại được tách ra khỏi dòng liệu nhờ máy tách kim. Máy nghiền nguyên liệu thô là loại máy nghiền đứng, được trang bị đồng bộ máy phân li động học, hệ thống truyền động giảm tốc, hệ thống bôi trơn… với kết cấu hợp lý cho phép giảm tổn thất áp lực gió trong máy, giảm được tiêu hao điện năng so với kiểu máy nghiền khác. Khí thải sau tháp trao đổi nhiệt được sử dụng làm nguồn nhiệt để sấy liệu trong máy nghiền. Bột liệu sau khi nghiền phần lớn được phân ly động lực đưa lên các Cyclone lắng để thu hồi bột, phần còn lại được thu hồi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện. Bột liệu sau đó được chứa trong Silô đồng nhất có sức chứa 20.000 tấn theo kiểu dòng chảy liên tục có buồng hoà trộn, bột liệu được tháo ra khỏi Silô theo phương pháp QUADRANT với hệ thống hoà trộn khí động lọc khi lò nung hoạt động bình thường. Hệ thống cấp liệu bao gồm két cân 130 tấn, hệ thống máng trượt khí động và hệ thống điều khiển tự động của cân định lượng để cấp liệu vào tháp trao đổi nhiệt. Hệ thống này được trang bị kênh phụ để thay thế trong trường hợp có trục trặc tại hệ thống cấp liệu chính. * Công đoạn lò nung và máy làm nguội Clinker: Hệ thống tháp trao đổi nhiệt trong dây chuyền sản xuất Clinker của nhà máy bao gồm tháp trao đổi nhiệt bố trí theo hai nhánh và hai buồng đốt phụ với buồng hoà trộn và vùng điểu chỉnh. Vòi phun than được bố trí tại đỉnh buồng đốt phụ cho phép than được đốt một cách tốt nhất. Sau khi qua buồng hoà trộn, vật liệu sẽ tập trung tại đáy các Cyclone để cấp vào lò hòa trộn, vật liệu sẽ tập trung tại đáy các Cyclone để cấp vào lò nung. Hệ thống phân huỷ Cácbonat của vật liệu trước khi vào lò dự kiến là 83%, không khí cấp cho sự cháy than tại buồng đốt phụ được lấy lại từ máy làm nguội Clinker theo kênh gió thứ ba. Vành liệu chính lại phần đáy buồng hoà rộng cho phép kiểm soát được dòng khí từ lò nung. Lò quay có công suất thiết kế 4000 tấn Clinker/ngày. Lò nung được trang bị hệ thống đo và kiểm soát nhiệt độ vỏ, hệ thống này cho phép biểu thị nhiệt độ dọc theo toàn bộ vỏ lò bằng 16 màu trong hình ảnh không gian 3 chiều. Các số liệu lưu giữ trong bộ nhớ để có thể lấy ra phân tích khi cần thiết. Hệ thống máy làm nguội Clinker kiểu dàn ghi với ba ngăn, nó được cung cấp cùng với đầy đủ các hệ thống phụ trợ nhằm đảm bảo năng suất Clinker là 4000 tấn/ngày. Thiết bị bao gồm: Máy đập Clinker, vít tải, băng xích kéo tải, quạt làm nguội Clinker, hệ thống chuyển động thuỷ lực cho các dàn ghi. Clinker qua hệ thống làm nguội sẽ giảm nhiệt độ từ 14000c xuống < 650C cộng với nhiệt độ môi trường, cỡ hạt trung bình < 35mm. Clinker sau khi làm nguội được vận chuyển vào các Silô chứa bằng băng gần xiên kéo tải. Nhà máy có hai Silô Clinker xây dựng bằng bê tông, sức chứa mỗi chiếc 20.000 tấn. Ngoài ra có một Silô nhỏ hơn có sức chứa 2000tấn cũng được lắp đặt để chứa Clinker không đạt tiêu chuẩn hoặc rút Clinker tốt ra ngoài trong quá trình sản xuất. * Công đoạn nghiền than Than được cẩu chuyển về cảng của nhà máy bằng xà lan và được trung chuyển bằng ôtô đưa vào kho chứa. Than khô sau khi đồng nhất sơ bộ được chứa riêng trong 2 két cấp liệu để tránh hiện tượng lẫn vật kim loại, trên băng cấp liệu có bố trí hệ thống phát hiện và tách kim loại bằng từ tính. Than được nghiền trên máy nghiền than và được trang bị hệ thống phun nước làm mát khí nóng để nghiền sấy than được trích từ máy làm nguội Clinker với nhiệt độ sấy 2000C. Hệ thống lò đốt được sử dụng khi bắt đầu chạy khởi động hoặc khi hàm lượng ẩm trong than vượt quá 12%. Than mịn được chứa trong hai két than sức chứa 60 tấn/chiếc. Một két sử dụng cho buồng đốt phụ với than mịn từ Cyclone. Để đảm bảo an toàn, hệ thống nghiền than được trang bị thêm hệ thống phun bột chống cháy vào trong máy nghiền trong trường hợp máy nghiền phải dùng trong thời gian tương đối lâu. Hệ thống cấp khí từ C02 nhằm phun khí trơ vào máy nghiền than, lọc bụi túi và két than mịn. Trong trường hợp khẩn cấp nhằm tránh hiện tượng tự bắt cháy của than gây nổ, có một hệ thống phân tích khí C0 được lắp đặt tại lọc bụi tĩnh điện và két chứa than mịn để phát hiện khí C0 tại đây. * Công đoạn nghiền xi măng Clinker, thạch cao và phụ gia được chuyển từ kho chứa vào ba két chứa: Trong các két được trang bị hệ thống rung để tránh hiện tượng bám dính. Clinker được rút ra khỏi két chứa bằng băng tải thép. Các nguyên liệu nghiền xi măng được định lượng bằng các cân băng định lượng theo tỷ lệ yêu cầu của các loại xi măng được sản xuất. Trong quá trình vận hành bình thường, các phụ gia và Clinker được nghiền sơ bộ trong máy nghiền đứng CKP-220, riêng thạch cao nghiền CKP-220 được loại bỏ kim loại bằng thiết bị tách kim loại kiểu từ tính. Máy nghiền xi măng kiểu nghiền bi có 2 ngăn nghiền, lượng bi đạn trong máy nghiền bi được tính toán phân bổ phù hợp với tính chất vật liệu đầu vào đã được qua nghiền sơ bộ. Khí thải của máy nghiền bi được lọc bụi tĩnh điện để thu hồi lại xi măng, sản phẩm mịn được phân ly nhờ máy phân ly động lọc. Xi măng sau đó được tách khỏi dòng khí chủ yếu nhờ bốn Cyclone lắng và được chuyển tới các Silô chứa bằng hệ thống máng trượt, khí động, gầu nâng. * Bảo quản, đóng bao và vận chuyển xi măng Nhà máy được trang bị bốn Silô có tổng sức chứa 40.000 tấn được dùng để chứa và bảo quản xi măng. Xưởng đóng bao của nhà máy bao gồm 4 máy đóng bao kiểu ROTOR quay năng suất mỗi máy 100tấn/giờ tương đương 2000 bao loại 50kg. Xi măng sau khi đóng bao được chuyển xuống xe ôtô qua 6 máng và 2 máng qua tàu hoả nhờ các hệ thống chất tải tự động. Ngoài ra còn có 2 máng cân xuất xi măng rời bằng đường bộ năng suất 150tấn/giờ và 1 máng cân xuất xi măng rời cho tàu hoả năng suất 150tấn/giờ. 1.1.3.2 Tổ chức kinh doanh Công ty Xi măng Bút Sơn là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam do vậy mọi hoạt động của Công ty đều dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty - là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91. Trong những năm qua Tổng Công ty luôn bám sát đường lối đổi mới kinh tế của Đảng để vận dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, được Nhà nước giao cho nhiệm vụ giữ vai trò chủ đạo và điều tiết thị trường xi măng, do vậy Tổng công ty đã tổ chức thành lập các Công ty kinh doanh xi măng, phân địa bàn và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên quản lý khu vực được phân công. Công ty Xi măng Bút Sơn được phân công địa bàn tỉnh Hà Nam, đây là một tỉnh thuần nông, địa bàn hẹp, dân số ít, công nghiệp không phát triển. Sức tiêu thụ xi măng khoảng 8.000 – 10.000 tấn/tháng. Ngoài ra còn có các địa bàn Công ty đựơc phép bán đan xen như tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình, tỉnh Hưng Yên... đều là những thị trường của nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hải Phòng - đã từng bán xi măng cho khách hàng trên dưới 20 năm, theo thói quen của người tiêu dùng thì uy tín của loại xi măng trên khó thay đổi. Mặt khác loại xi măng liên doanh như: Chinfon, Nghi Sơn cũng tham gia cạnh tranh với ưu thế giá bán rẻ, khuyến mại bằng tiền cho người mua không cần chứng từ hoá đơn, có cơ chế thưởng cho các đại lý bán hàng theo luỹ kế của lượng bán xi măng. Trong khi đó Công ty Xi măng Bút Sơn phải bán theo giá quy định của Tổng Công ty, khuyến mại bằng xi măng nên chưa gây hấp dẫn cho khách hàng, lại không có cơ chế thưởng để khuyến khích tiêu dùng. Các địa bàn khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Trung được Tổng Công ty giao cho các đơn vị kinh doanh xi măng khác. Các Công ty kinh doanh bán các loại xi măng khác dễ hơn do sản phẩm đã được khách hàng tin dùng, lợi nhuận được nhiều hơn vì không phải tốn kinh phí quảng cáo. Xi măng Bút Sơn mới ra đời trong năm năm qua, sản phẩm bán được chủ yếu cho các công trình Nhà nước và một phần cho khách hàng Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Các khách hàng trên mua xi măng Bút Sơn vì giá của xi măng Bút Sơn rẻ hơn các loại xi măng như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng từ 15.000 - 20.000 đồng/tấn mà chất lượng lại tốt hơn. Xi măng Bút Sơn không thể cạnh tranh được với xi măng Chinfon và Nghi Sơn vì giá của 2 loại xi măng này luôn bán thấp hơn, chất lượng không thua kém, giá của xi măng Chinfon bán thấp hơn xi măng Bút Sơn từ 10.000 - 15.000 đồng/tấn ở các địa bàn cạnh tranh còn ở các địa bàn khác bán bằng giá xi măng Bút Sơn. Giá của xi măng Nghi Sơn bán thấp hơn từ 50.000 – 70.000đ/tấn. Mặt khác do vị trí địa lý của Công ty Xi măng Bút Sơn nằm sâu trong nội địa nên việc vận chuyển bằng đường biển đi miền Trung và miền Nam khó hơn nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Nghi Sơn. Qua khảo sát thực tế tiêu thụ trong những năm qua, xi măng Bút Sơn chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc, Clinker chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam. Sản phẩm của nhà máy Bút Sơn được vận chuyển bằng ba phương thức chủ yếu là đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính là một đơn vị trực thuộc Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo quy định hiện hành của Nhà nước. Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ kế toán. Do hoạt động tập trung trên địa bàn với nhiệm vụ chính là sản xuất và tiêu thụ xi măng nên Công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh đều do phòng kế toán Công ty thực hiện. Các chi nhánh không có bộ phần kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ phát sinh tại chi nhánh sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn bao gồm 19 người được chia thành các bộ phận sau: - Bộ phận lãnh đạo gồm 2 người + Kế toán trưởng + Phó phòng kế toán - Bộ phận kế toán tổng hợp gồm 4 người đảm nhiệm các phần hành kế toán sau : + Kế toán tài sản cố định + Kế toán tiền lương, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm + Kế toán xác định kết quả - Bộ phận kế toán tiêu thụ gồm có 3 người đảm nhiệm phần hành kế toán tiêu thụ. - Bộ phận kế toán thanh toán gồm 3 người đảm nhiệm các phần hành kế toán sau: + Kế toán tiền mặt và tạm ứng + Kế toán công nợ phải trả + Kế toán tiền gửi và các khoản vay ngân hàng - Bộ phận kế toán vật tư gồm 4 người đảm nhiệm phần hành kế toán vật tư. - Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản gồm 2 người đảm nhiệm phần hành kế toán xây dựng cơ bản. - Thủ quỹ gồm 1 người Công ty Xi măng Bút Sơn áp dụng phần mềm kế toán của Tổng công ty Xi măng Việt Nam viết trên FOX FOR DOS và phần mềm FAST ACCOUTING có nối mạng nội bộ. Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán tiêu thụ Bộ phận kế toán XDCB Bộ phận kế toán vật tư Kế toán Chi nhánh Kế toán Ban quản lý dự án Thống kê phân xưởng Nhiệm vụ kế toán trong các phần hành kế toán chủ yếu: - Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh chính xác, kịp thời đẩy đủ số hiện có, tình hình biến động và sử dụng quỹ tiền mặt, tình hình hiện có và sự biến động của Tiền gửi Ngân hàng, các loại kim loại quý và ngoại tệ. Giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt cũng như việc chấp hành chế độ về quản lý tiền tệ, ngoại tệ kim loại quý, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. - Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Tổ chức phân loại, đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán vào sổ kế toán Tổ chức việc kiểm tra và tham gia phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình thanh toán với người cung cấp, tình hình sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh và kiểm tra đánh giá lại khi cần thiết. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Kiểm tra việc tính toán và thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho cán bộ công nhân viên. Tính toán và phân bổ hợp lý, đẩy đủ chi phí tiền lương và các khoản trích Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho các đối tượng tập hợp chi phí. Cùng với phòng tổ chức lao động, định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý quỹ tiền lương. - Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản: Tổ chức phân loại tài sản cố định, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác đẩy đủ kịp thời về: - Số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có thuộc sở hữu của Công ty hình thành từ các nguồn khác nhau. - Tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty. - Bảo quản và sử dụng tài sản cố định của Công ty. Phản ánh kịp thời về giá trị hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa tài sản cố định. Tham gia kiểm kê tài sản cố định định kỳ hay bất thường, tham gia đánh giá lại tài sản cố định khi cần thiết. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tổ chức kế toán tập hợp chi phí theo đúng đối tượng và theo phương pháp tập hợp chi phí thích hợp. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý. Tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất với lãnh đạo Công ty nhằm đưa ra các quyết định phù hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với phát triển sản xuất của Công ty. - Kế toán chi phí trả trước: Tính và phân bổ dần chi phí trả trước hợp lý và nhất quán. Mở sổ theo dõi từng khoản trả trước vào từng kỳ và lập bút toán phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất trong kỳ. - Kế toán nguồn vốn và công nợ phải trả: Phản ánh và theo dõi chính xác tình hình biến động của từng nguồn vốn, giám đốc tình hình huy động, sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số đã trả và số còn phải trả của từng chủ nợ. Theo dõi và phân tuổi các khoản nợ phải trả căn cứ vào thời hạn phải thanh toán. Đối với các khoản công nợ phải trả bằng ngoại tệ phải theo dõi được chi tiết theo số nguyên tệ và VNĐ quy đổi. Theo dõi lãi suất vay phải trả cho từng thời kỳ, các khoản phí quản lý và các khoản phí khác trả cho từng hợp đồng vay. Tổ chức trích trước lãi tiền vay phải trả và các khoản phí phải trả cho đối tượng cho vay vào chi phí theo đúng kỳ kế toán. - Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám đốc về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm và hàng hoá trên cả hai mặt số lượng và giá trị. Theo dõi và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời đầy đủ khoản chi phí bán hàng, doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác. Xác định chính xác kết quả của từng hoạt động trong Công ty và chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra. 1.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xi măng Bút Sơn 1.2.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch từ 1/1 đến 31/12. - Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty được áp dụng theo tháng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên; riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bến bãi khó kiểm đếm được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Giá xuất kho của hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (bao gồm bình quân sau mỗi lần nhập và bình quân cả kỳ). - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Để phù hợp với đặc điểm của Công ty, các bán thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn chế biến này mà chưa chuyển sang giai đoạn chế biến tiếp theo đang còn tồn ở Silô chứa thì được coi là sản phẩm dở dang (Bột liệu sang Clinker), vì vậy Công ty đã áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. - Phương pháp tính giá thành: Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp giá thành sản phẩm xi măng theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty Xi măng Bút Sơn áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Tỷ lệ thuế suất là 10%. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Tỷ giá sử dụng trong hạch toán ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá hối đoá._.i của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là chủ yếu, trong một số trường hợp sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng đầu tư phát triển-Hà Nam. 1.2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán Hạch toán ban đầu là khâu quan trọng của công tác kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để phải lập chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Xi măng Bút Sơn đã sử dụng các loại chứng từ sau: Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Phiếu xuất kho, Bảng đối chiếu vật tư xuất kho, Hoá đơn chứng từ mua nguyên vật liệu. Chứng từ phản ánh chi phí lao động: Bảng thanh toán lương, Bảng tính và phân bổ tiền lương, BHXH. Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao: Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao. Chi phí phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn GTGT, Hợp đồng thuê ngoài, Phiếu chi, Giấy báo có. Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại chứng từ nội bộ như Phiếu xuất kho nội bộ, chứng từ hạch toán tổng hợp chi phí và các chứng từ khác để làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã ban hành danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất trong Công ty kèm theo quyết định 3124/XMBS -KTTCTK ngày 23/11/1998. Hệ thống danh mục tài khoản này đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp Theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 hiện hành có sửa đổi bổ sung và hệ thống danh mục tài khoản áp dụng cho các đơn vị thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công đã sử dụng các tài khoản như TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” , TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 154 “Chi phhí sản xuất kinh doanh dở dang”… Bên cạnh hệ thống danh mục tài khoản kế toán tổng hợp Phụ lục 1 Công ty còn quy định việc mở các tài khoản chi tiết theo yếu tố chi phí và giai đoạn công nghệ để phục vụ cho công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng. 1.2.2.4 Hệ thống sổ kế toán Công ty thực hiện tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung, theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi được lập chứng từ gốc sẽ được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ rồi sau đó ghi vào sổ cái. Hình thức kế toán này rất thuận lợi trong việc áp dụng tin học vào công tác kế toán và cũng phù hợp với quy mô của Công ty. Chứng từ gốc, Bảng phân bổ hoặc chứng từ hạch toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Bảng đối chiếu chi tiết số phát sinh Sổ cái Cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.3 Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty Xi măng Bút Sơn Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc chứng từ hạch toán tổng hợp, kế toán lập định khoản và hạch toán vào sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký đặc biệt, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng được phản ánh vào các sổ chi tiết liên quan. Trong phạm vi đề tài em xin nêu các loại sổ sách kế toán mà Công ty sử dụng để hạch toán chi phí và tính giá thành sản đó là: Sổ tổng hợp gồm có: Sổ nhật ký chung, Sổ cái và Sổ tổng hợp chữ T của TK621, TK 622, TK 627, TK 154 Sổ chi tiết gồm có: Sổ chi tiết vật tư, Bảng đối chiếu vật tư xuất kho của bộ phận vật tư, Thẻ tính giá thành và Bảng tính giá xuất qua các giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm. Bảng phân bổ gồm có: Bảng phân bổ khấu hao, Bảng phân bổ tiền lương, BHXH. Ngoài ra Công ty còn sử dụng Nhật ký xuất vật tư, Bảng kê chi tiết vật tư xuất kho… để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Việc ghi sổ nhật ký đặc biệt (Nhật ký xuất vật tư) được thực hiện hàng ngày, cuối tháng tổng hợp số liệu trên nhật ký đặc biệt ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi trên đồng thời nhiều nhật ký đặc biệt. Cuối tháng, kế toán cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng đối chiếu số phát sinh sau khi đã kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết. Từ các số liệu trên lập các báo cáo tài chính. 1.2.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán Việc lập báo cáo tài chính là không thể thiếu được đối với hầu hết các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Xi măng Bút Sơn nói riêng. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế cho việc đánh giá tình hình tài chính và biết kết qủa hoạt động của Công ty. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trong trong việc đề ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư. Báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Bút Sơn do bộ phận kế toán tổng hợp trực thuộc phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính lập, tuân theo nguyên tắc giá gốc và được lập hàng quý. Phần thứ nhất là hệ thống báo cáo tài chính lập theo quy định bắt buộc của Chế độ kế toán doanh nghiệp Ban hành kèm theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính , báo cáo này gồm 3 loại báo cáo: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của Công ty sau khi lập được nộp cho các cơ quan sau: - Tổng công ty Xi măng Việt Nam - Bộ Tài chính - Sở Tài chính tỉnh Hà Nam - Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nam - Ngân hàng Công thương - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Cục Thuế tỉnh Hà Nam - Cục Thống kê tỉnh Hà Nam Phần báo cáo thuế trong Báo cáo quyết toán của Công ty bao gồm các loại thuế phải nộp sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, Báo cáo này được nộp cho Cục Thuế tỉnh Hà Nam. Các báo cáo quản trị phục vụ cho nội bộ Công ty hiện nay mới lập được các báo cáo như: Báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm, Báo cáo định mức vật tư, Báo cáo tổng hợp doanh thu theo địa bàn, Báo cáo công nợ phải thu, Báo cáo công nợ phải trả, Báo cáo tình hình vay vốn, thanh toán nợ vay, lãi vay…các báo cáo này chủ yếu được lập theo yêu cầu Tổng công ty, còn các báo cáo quản trị khác theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán mới thì chưa lập được. 1.3 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Bút Sơn 1.3.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty * Đối tượng tập hợp chi phí Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy nó luôn được nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách khoa học, hợp lý không chỉ có ý nghĩa đối với yêu cầu quản lý chi phí, giá thành mà còn góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn… một cách tiết kiệm, hiệu quả. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí sản xuất của Công ty Xi măng Bút Sơn bao gồm nhiều loại chi phí với nội dung kinh tế, công dụng và địa điểm phát sinh chi phí khác nhau. Xác định đối tượng tập hợp chi phí về thực chất là xác định những phạm vi giới hạn mà chi phí cần được tập hợp, nó sẽ làm căn cứ cho kế toán các phần hành tham gia vào việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến, sản phẩm của giai đoạn chế biến trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau, do đó Công ty đã tổ chức tập hợp chi phí cho các bước công nghệ gồm: - Tập hợp chi phí cho sản xuất đá vôi - Tập hợp chi phí cho sản xuất đá sét - Tập hợp chi phí cho sản xuất Clinker - Tập hợp chi phí cho sản xuất xi măng bột - Tập hợp chi phí cho sản xuất xi măng bao * Phương pháp tập hợp chi phí Công ty sử dụng cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đã xác định. Các chi phí phát sinh trong các phân xưởng sản xuất chính như: phân xưởng Khai thác mỏ, phân xưởng Nguyên liệu, phân xưởng Lò nung, phân xưởng Nghiền đóng bao, tại các phân xưởng này chi phí sẽ được tập hợp trực tiếp cho các giai đoạn công nghệ. Còn chi phí phát sinh tại các phân xưởng phụ trợ: phân xưởng Nước, phân xưởng Cơ khí, phân xưởng Xe máy, xưởng Sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức thích hợp do Công ty quy định. * Đối tượng tính giá thành Xuất phát từ yêu cầu quản lý, mục đích, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất và để đảm bảo sự phù hợp giữa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đối tượng tính giá thành của Công ty là các giai đoạn công nghệ sản xuất đá vôi, đá sét, Clinker, xi măng bột và xi măng bao. Như vậy, đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí. Giá thành sản phẩm sẽ được tính cho xi măng bao theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm là đá vôi, đá sét, Clinker và xi măng bột. 1.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất Để thấy rõ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Bút Sơn, em xin trình bày nội dung hạch toán chi phí sản xuất cho giai đoạn sản xuất xi măng bột tại phân xưởng Nghiền Đóng Bao và quá trình tính giá thành sản phẩm qua các bước công nghệ vào tháng 12 năm 2004. 1.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nôi dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty Xi măng Bút Sơn là bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu khác dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Để tạo ra sản phẩm là xi măng, Công ty đã sử dụng các nguyên vật liệu chính là đá vôi, đá sét, than, xỷ, thạch cao, dầu FO, quặng sắt, đá Bazan, vỏ bao, thuốc nổ, vật liệu nổ… Còn các vật liệu khác chỉ là vật liệu phụ. Do đối tượng tập hợp chi phí là các bước công nghệ sản xuất: đá vôi, đá sét, Clinker, xi măng bột, xi măng bao nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quy định tập hợp như sau: Nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng Khai thác mỏ Chi phí của phân xưởng này bao gồm các loại: thuốc nổ, vật liệu nổ, nhiên liệu và các vật liệu khác sử dụng tại khai trường sản xuất đá vôi, đá sét. Các chi phí này được tập hợp riêng cho phân xưởng này phải được chi tiết theo các yếu tố chi phí: Thuốc nổ, vật liệu nổ, xăng, dầu DO, vật liệu khác… Nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng Nguyên liệu Chi phí vật liệu trực tiếp xuất dùng cho phân xưởng này được tập hợp cho 3 đối tượng tập hợp chi phí là: Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất đá vôi Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất đá sét Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất Clinker Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất Clinker chủ yếu là đá vôi, đá sét và xỷ Pyrit. Cuối tháng căn cứ vào các thông số kỹ thuật và số liệu kiểm kê để xác định lượng đá vôi đá sét và xỷ Pyrit để viết các Phiếu xuất kho. Các phiếu này sẽ được sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất Clinker. Nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng Lò nung Các chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng Lò nung được hạch toán trực tiếp cho công đoạn sản xuất Clinker. Chi phí phát sinh cho phân xưởng này bao gồm các chi phí về quặng sắt, quặng Bôxit, than cám, dầu FMO, dầu AMO… cùng với các chi phí của công đoạn sản xuất đá vôi và đá sét chuyển sang. Nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng Nghiền Đóng Bao Các chi phí phát sinh của phân xưởng này được tập hợp trực tiếp cho công đoạn sản xuất xi măng bột và xi măng bao, bao gồm các chi phí về thạch cao, đá bazan, đá đen, xỷ lò cao, dầu nhờn, và vỏ bao xi măng. Nguyên vật liệu xuất dùng cho các phân xưởng phụ trợ Căn cứ vào mục đích xuất vật tư mà chi phí phát sinh tại các phân xưởng này sẽ được tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ cho các giai đoạn công nghệ theo sản lượng phân bổ theo quy định của Công ty. *Tài khoản sử dụng Để theo dõi toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, công ty sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và được chi tiết thành các tài khoản sau: TK 621111 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đá sét TK 621112 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đá vôi TK 621115 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất Clinker TK 621116 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bột TK 621117 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bao * Chứng từ sử dụng Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng hai loại chứng từ chủ yếu là: Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư và Phiếu xuất kho. * Hạch toán ban đầu Hàng ngày, theo yêu cầu sử dụng của mỗi phân xưởng (tất cả các nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phải dựa trên nhiệm vụ cụ thể, căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư theo kế hoạch sản xuất trong tháng của mỗi phân xưởng) nhân viên thống kê phân xưởng sẽ viết Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư kèm theo Phiếu xuất kho, trên phiếu ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng và phải được sự phê chuẩn của phòng Kỹ thuật sản xuất. Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vât tư đã được duyệt, Phòng Vật tư sẽ xem xét số thực cấp, viết số thực xuất vào Phiếu xuất kho chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng. Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: liên 1 được lưu gốc, 3 liên còn lại sau khi có chữ ký của thủ kho được giao cho người nhận một liên, thủ kho giữ một liên để ghi vào Thẻ kho sau đó chuyển về Phòng Vât tư, còn một liên Phòng Kế toán giữ làm chứng từ hạch toán. Kế toán khi nhận được Phiếu xuất kho sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, tiến hành đối chiếu số lượng ghi trên Thẻ kho, ký và xác nhận số tồn kho, sau đó định khoản, tính đơn giá và thành tiền trên các Phiếu xuất kho. Đơn giá ghi trên Phiếu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền. Từ các Phiếu xuất kho này, kế toán sẽ lấy số liệu cập nhật vào máy để lên các sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết, Sổ cái và Bảng đối chiếu vât tư nhập, xuất kho của bộ phận vật tư. Cụ thể, em xin trích dẫn Phiếu xuất kho số 163 – NĐB tại phân xưởng Nghiền Đóng Bao, Phiếu xuất kho này dùng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho bước công nghệ sản xuất xi măng bột (Biểu 2.1) Đơn giá bình quân gia quyền của Thạch cao và các vật liệu khác trong Phiếu xuất kho là đơn giá bình quân cả kỳ (do Thạch cao và các vật liệu trong phiếu là hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ) và được xác định theo công thức: Đơn giá bình quân gia quyền = Giá trị vât liệu tồn + Giá trị vật liệu nhập đầu kỳ trong kỳ Số lượng vật liệu + Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Giá trị vật liệu = Đơn giá x Số lượng vật liệu xuất kho bình quân xuất kho Theo Báo cáo nhập xuất tồn kho vật liệu: Số lượng Thạch cao tồn đầu kỳ: 9.812,71 tấn Số lượng Thạch cao nhập trong kỳ: 4.535,26 tấn Giá trị Thạch cao tồn đầu kỳ: 3.475.774.658 đồng Giá trị Thạch cao nhập trong kỳ: 1.260.737.291 đồng Thì đơn giá xuất kho của vật liệu Thạch cao trong Phiếu xuất kho 163 – NĐB được tính như sau: Đơn giá bình quân = gia quyền 3.475.774.658 + 1.260.737.291 9.812,710 + 4.535,26 = 353.808 (đồng) Giá trị Thạch cao xuất kho = 353.808 x 4.023,73 = 1.423.627.864 (đồng) Theo Phiếu xuất kho số 163- NĐB thì tổng giá trị vật liệu xuất kho ngày 15 tháng 12 năm 2004 cho sản xuất sản phẩm xi măng bột là 2.478.377.795 (đồng). * Hạch toán chi tiết Từ Phiếu xuất kho, số liệu sau khi cập nhật vào máy tính sẽ được kế toán lên các Sổ chi tiết hàng tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh được mở cho TK621116 – sản xuất xi măng bột, Bảng đối chiếu vật tư xuất kho của bộ phận vật tư (Biểu 2.3) để theo dõi chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho từng bước công nghệ sản xuất sản phẩm và được in ra theo tháng để quản lý. Sổ chi tiết TK 621116 Từ ngày: 01/12/2004 đến ngày: 31/12/2004 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số hiệu Ngày C.từ 163NĐB 172NĐB 163NĐB 15/12/04 31/12/04 31/12/04 Xuất nghiền xi măng, xỷ lò cao - NĐB Xuất nghiền xi măng, thạch cao - NĐB … Xuất nghiền xi măng đá bazan – NĐB … Kết chuyển NVLC sản xuất xi măng bột – xỷ lò cao … 1521 1521 1521 15416 137.884.470 1.423.627.864 846.128.572 137.884.470 Cộng tháng 2.478.377.795 2.478.377.795 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 2.2 Sổ chi tiết TK 621116 Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ cho sản xuất xi măng bột (không tính chi phí nguyên vật liệu của giai đoạn sản xuất Clinker chuyển sang) là 2.478.377.795 (đồng). Cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp số liệu trên các Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp qua cả năm bước công nghệ sản xuất để lên Sổ tổng hợp chữ T của tài khoản. Sổ tổng hợp chữ T của tài khoản Tài khoản: 621 Từ ngày: 01/12/04 đến ngày 31/12/04 Tài khoản Tên tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có 1521 1522 1523 … 242 15411 15416 15417 Nguyên liệu, vật liệu chính Vật liệu phụ và vật liệu khác Nhiên liệu … Chi phí trả trước dài hạn Chi phí sxdd đá sét Chi phí sxdd xi măng bột tự sản xuất Chi phí sxdd xi măng bao tự sản xuất 4.184.319.675 4.372.106.433 8.219.871.109 … 40.042.876 … 337.381.415 2.478.377.795 4.044.498.726 Cộng phát sinh 16.816.340.093 16.816.340.093 Biểu 2.4 Sổ tổng hợp chữ T mở cho TK 621 Như vậy tổng chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh qua các bước công nghệ sản xuất tháng 12/2004 là 16.816.340.093 đồng. * Hạch toán tổng hợp Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc là các Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, các chứng từ tiền mặt như Phiếu chi… liên quan trực tiếp tới việc phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sẽ cập nhật số liệu vào sổ Nhật ký chung, từ Nhật ký chung sẽ lên Sổ cái các tài khoản hàng tồn kho, Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư theo Phiếu xuất kho 163 – NĐB ngày 15 tháng 12 năm 2004 sẽ được hạch toán và ghi vào sổ tổng hợp: Nhật ký chung (Biểu 2.5), Sổ cái tài khoản 621 (Biểu 2.6), ngày trên sổ Nhật ký chung là ngày cập nhật số liệu vào máy. Số liệu sau khi vào sổ Nhật ký chung sẽ được máy tự động vào các Sổ cái theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ. Sổ Nhật ký chung Tháng 12/2004 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 9/12/04 15/12/04 31/12/04 11KTM 163NĐB CTHT621 … Xuất nổ mìn k. thác đá vôi … Xuất nghiền xi măng bột - thạch cao, NĐB Xuất nghiền xi măng bột - xỷ lò cao, NĐB … Kết chuyển chi phí NVLC sản xuất xi măng bột … 621112 1522 621116 1521 621116 1521 15416 621116 76.276.742 1.423.627.864 137.884.470 2.478.377.795 76.276.742 1.423.627.864 137.884.470 2.478.377.795 Cộng phát sinh 797.669.892.792 797.669.892.792 Biểu 2.5 Sổ nhật ký chung 1.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty Xi măng Bút Sơn là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm qua các bước công nghệ. Cụ thể, chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm tiền lương, các khoản mang tính chất lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất. Ngoài tiền lương chính, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả tiền ăn ca, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ, lương đi học, lương hội họp, tiền lương độc hại…và các khoản phụ cấp khác. Các khoản này cũng được cộng vào để tính vào chi phí tiền lương phải trả cho công nhân viên. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, Công ty Xi măng Bút Sơn đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ trên đơn giá ban hành của Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Đơn giá này được chia làm hai loại đó là: đơn giá lần đầu được căn cứ trên đơn giá tiền lương của năm trước và đơn giá lần hai dựa trên sản lượng tiêu thụ sản phẩm, bán thành phẩm của cả năm (Công ty sẽ trình tổng sản lượng tiêu thụ và đơn giá phù hợp để Tổng công ty duyệt, sau đó tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân viên được gọi là lương bổ sung), mục đích là để điều chỉnh tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty trong những tháng mà sản lượng tiêu thụ không đạt như kế hoạch do cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng tiêu thụ (được lấy từ phần hành kế toán tiêu thụ), đơn giá tiền lương được duyệt, kế hoạch sửa chữa lớn, các số liệu về sản xuất và kinh doanh cùng với kế hoạch phân bổ các khoản tiền lương bổ sung cụ thể của Công ty, kế toán tính số tiền lương, các khoản trích theo lương được tính vào chi phí nhân công trực tiếp như sau: Tổng quỹ lương sản phẩm trong toàn Công ty theo công thức: F = Q x ĐG Trong đó: F là tổng quỹ lương của toàn Công ty Q là tổng sản lượng tiêu thụ ĐG là đơn giá tiền lương Tiền lương được phân phối cho người lao động qua hai vòng: + Vòng 1: Trả lương theo hệ số lương cố định bằng 1 và theo hệ số mức lương được xếp tại Nghị định 26/ CP Nghị định 26 /CP của Chính phủ ngày 26 /11/ 1995 của Chính phủ, cùng với các hệ số phụ cấp chức vụ, hệ số trách nhiệm, phụ cấp ca 3, phụ cấp khu vực và ngày công thực tế. Mục đích của việc xác định tiền lương vòng 1 là để tính ra số tiền BHXH và BHYT tính vào chi phí nhân công trực tiếp. + Vòng 2: Trả lương theo chức danh công việc, quỹ tiền lương được phân phối lần 2 là phần còn lại của quỹ lương sản phẩm trong tháng sau khi trừ đi quỹ lương đã trả vòng 1 và số phải trích vào quỹ dự phòng (gọi tắt là Fdpct) không quá 10% tổng quỹ lương của Công ty. Việc tính lương vòng 2 căn cứ vào độ phức tạp, nặng nhọc, yêu cầu trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế của người lao động, nó không phụ thuộc vào hệ số lương xếp theo Nghị định 26/ CP. Ngoài ra trong trường hợp khi quyết toán quý, sáu tháng hoặc quyết toán năm, nếu vẫn còn quỹ lương thì Công ty sẽ tiến hành phân phối lương bổ sung cho người lao động như phân phối ở vòng 2. Việc tính toán lương cho cán bộ công nhân viên tại Công ty cũng như tại các Chi nhánh sẽ do phòng Tổ chức – Lao động thực hiện, sau khi nhận được Bảng thanh toán lương từ phòng Tổ chức, kế toán sẽ tiến hành phân bổ tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí theo tỷ lệ như sau: Trích quỹ BHXH của Công ty dựa trên 20% tổng số tiền lương cơ bản được tính từ vòng 1, Công ty phải nộp 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 5% do người lao động nộp (được trừ vào quỹ lương vòng 1). Những khoản trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, thai sản của nữ công nhân viên, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được tính toán trên cơ sở mức lương được phân phối ở vòng 1 và theo quy định của Nghị định 26/ CP. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập Phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập Bảng thanh toán BHXH để làm cơ sơ thanh toán quỹ BHXH. Trích quỹ BHYT 3% trên tổng tiền lương cơ bản phân phối ở vòng 1 của người lao động, trong đó Công ty phải chịu 2 % tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% được trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động. Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động bao gồm: tiền lương vòng 1, tiền lương vòng 2 và cả tiền lương bổ sung (nếu có) và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cụ thể, em xin trình bày cách tính lương và phân bổ tiền lương vào chi phí nhân công trực tiếp của một công nhân là Nguyễn Ngọc Tuân tại phân xưởng Nghiền Đóng Bao trong tháng 12/2004 theo Biểu 2.7, trong đó: Lương vòng 1: Lương cơ bản = 290.000 x Hệ số lương Trong đó chỉ tiêu Cộng lương ở vòng 1 được tính như sau: 290.000 x Tổng hệ số lương và phụ cấp Cộng lương = x Ngày công Số ngày công chuẩn thực tế Số ngày công chuẩn theo quy định của Công ty là 23 ngày. Đối với công nhân Nguyễn Ngọc Tuân có số ngày công thực tế là 17 ngày thì 290.000 x 3,1 Cộng lương = x 17 = 664.478 (đồng) 23 Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế khấu trừ vào tiền lương là: Lương cơ bản = 290.000 x Hệ số lương x 6% = 290.000 x 2,5 x 6% = 34.724 đồng Lương vòng 2: Số ngày công quy đổi = Hệ số chức danh x Số ngày công thực tế Tiền lương của một ngày công quy đổi = Tổng quỹ lương - lương vòng1- lương thêm giờ (nếu có) Tổng ngày công quy đổi toàn Công ty Các hệ số chức danh, hệ số thành tích cá nhân, thành tích đơn vị, hệ số độc hại nặng nhọc phức tạp … trong việc tính lương thêm giờ vòng 2 được quy định theo Quy chế phân phối tiền lương của nội bộ Công ty QĐ số 679/BUSOCO – PTC 03 ngày 29 tháng 9 năm 2003 của Giám đốc Công ty phù hợp với quy định của Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Theo sổ lương cán bộ công nhân viên tháng 12 /2004 (Biểu 2.8) thì tiền ăn ca của mỗi công nhân là 110.500 (đồng) Như vậy, tổng số tiền lương của công nhân Nguyễn Ngọc Tuân qua cả hai vòng là: 544.014 + 679.847 + 110.500 = 1.334.361 (đồng) * Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng Bảng thanh toán tiền lương vòng 1, vòng 2, Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ Trong tháng này không phát sinh tiền lương làm thêm giờ tại phân xưởng Nghiền Đóng Bao để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Sau khi nhận được Bảng thanh toán lương từ phòng Tổ chức, kế toán lập Bảng tính lương và BHXH, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo Biểu 2.9 và 2.10 để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các bước công nghệ theo số lượng lao động. Cách thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp đối với khoản mục tiền lương sản phẩm Đối với các khoản mục chi phí như tiền ăn ca, tiền lương độc hại… cũng thực hiện tương tự. được thực hiện tại phân xưởng Nghiền Đóng Bao như sau: Tổng quỹ lương sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp = x Số lao động ( tại xưởng NĐB) Tổng số lao động (xưởng NĐB) Trong đó: Tổng quỹ lương sản phẩm tháng 12 /2004 là: 3.876.431.477 (đồng) Tổng số lao động của Công ty là: 1069 (người) Khi đó chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho giai đoạn công nghệ sản xuất xi măng bột là: 3.876.431.477 = x 83 = 300.976.438 (đồng) 1069 Theo Bảng tính và phân bổ tiền lương tháng 12/2004 thì tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phân xưởng Nghiền Đóng Bao để sản xuất ra xi măng bột là 329.266.483 (đồng) trong đó: Tiền lương sản phẩm: 300.976.438 (đồng) Tiền ăn ca: 23.505.926 (đồng) Tiền lương hội họp: 251.635 (đồng) Tiền lương độc hại: 4.532.484 (đồng) * Tài khoản sử dụng Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết cho các bước công nghệ sản xuất như sau: TK 622111 – Chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất đá sét TK 622112 – Chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất đá vôi TK 622115 – Chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất Clinker TK 622116 – Chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất xi măng bột TK 622117 – Chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất xi măng bao Đối với chi phí nhân công trực tiếp của các phân xưởng phụ trợ không hạch toán được trực tiếp cho các bước công nghệ sản xuất sản phẩm sẽ được kế toán tập hợp vào tài khoản 6221189 “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất khác”, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tương ứng sẽ được hạch toán vào các tài khoản 6224189 “Kinh phí công đoàn công nhân sản xuất khác”, tài khoản 6222189 “BHXH công nhân trực tiếp sản xuất khác”, tài khoản 6223189 “BHYT công nhân trực tiếp sản xuất khác” đến cuối kỳ khi tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại các phân xưởng này, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho các giai đoạn công nghệ sản xuất dựa trên sản lượng phân bổ theo trình tự: - Tính tổng sản lượng phân bổ Giai đoạn công nghệ Sản lượng sản xuất nhập trong kỳ (tấn) Hệ số phân bổ (HSPB) Sản lượng phân bổ(SLPB) Sản xuất đá sét A 0,03 A x 0,03 Sản xuất đá vôi B 0,1 B x 0,1 Sản xuất Clinker C 0,805 C x 0,805 Sản xuất xi măng D 1 D x 1 - E x 0,805 Cộng G Trong đó E là sản lượng Clinker xuất cho sản xuất. Do trong bước công nghệ sản xuất ra sản phẩm xi măng thì Clinker là nguyên vật liệu chính, nhưng Clinker là bán thành phẩm và cũng tính sản lượng phân bổ nên trong sản lượng sản phẩm phân bổ của xi măng phải trừ đi một phần sản lượng của Clinker. Phân bổ chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí Chi phí phân bổ cho Tổng chi phí phân bổ đối tượng sản xuất (i) = x SLPB (i) G Cụ thể, khi tập hợp được tổng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại các phân xưởng Nghiền Đóng Bao cùng với hệ số phân bổ kế toán tính ra sản lượng phân bổ theo bảng sau: Giai đoạn công nghệ Sản lượng sản xuất nhập trong kỳ (tấn) Hệ số phân bổ (HSPB) Sản lượng phân bổ (SLPB) Sản xuất đá sét 20.960,58 0,03 628,8 Sản xuất đá vôi 110.863,65 0,1 11.086,365 Sản xuất Clinker 106.709,41 0,805 85.901,7075 Sản xuất xi măng 100593,17 1 31.090,3475 Cộng 128.707,22 Trong đó: Sản lượng Clinker xuất cho sản xuất là: 86.338,91 tấn Sản lượng phân bổ của xi măng được tính: = 100.593,17 x 1 - 86.338,91 x 0,805 = 31.090,3475 tấn Tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất khác tại các phân xưởng phụ trợ được tập hợp trên bảng tính và phân bổ lương, BHXH là 1.009.722.861 (đồng) sẽ được phân bổ cho bước công nghệ sản xuất xi măng bột tại phân xưởng Nghiền Đóng Bao theo sản lượng phân bổ như sau: Chi phí phân bổ = Tổng chi phí phân bổ x Sản lượng phân bổ cho sản xuất xi măng bột Tổng sản lượng phân bổ xi măng = 1.009.722.861 x 31.090,3475 128.707,2 = 7845 x 30.090,3475 = 243.907.369,8 (đồng) Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho sản xuất xi măng bột là: 329.266.483 Tiền lương nhân công hạch toán trực tiếp cho sản xuất xi măng bột + 243.907.369,8 = 588.793.258 (đồng) Sau khi thực hiện phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sẽ lấy số liệu hạch toán vào sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK622116, Sổ cái TK 622 Sổ chi tiết tk 622116 Từ ngày 01/12/2004 đến 31/12/2004 Trang: Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số hiệu Ngày C.từ 23CTHT CTHT622 31/12/04 31/12/04 Tiền lương sản phẩm sản xuất xi măng bột Tiền ăn ca công nhân trực tiếp sản xuất Các khoản chi độc hại ….. Kết c._.ẩu sản phẩm ra nước ngoài, đồng thời đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền sản xuất nữa để phục vụ người tiêu dùng. Có được điều đó là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 2.2.1 Những ưu điểm Về bộ máy kế toán Là một doanh nghiệp lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do đó để phục vụ cho công tác kế toán bộ máy kế toán của Công ty gồm 19 người, có trình độ nghiệp vụ đồng đều, được sắp xếp phù hợp với năng lực do đó đã phát huy được thế mạnh của từng người. Các phần hành kế toán được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Chế độ kế toán, kế toán trưởng luôn đi sâu đôn đốc nhắc nhở các kế toán viên, 100% các cán bộ kế toán được trang bị máy vi tính và sớm áp dụng phần mềm kế toán nên đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin một cách kịp thời, hợp lý và có hiệu quả. Do hoạt động tập trung trên địa bàn với nhiệm vụ chính là sản xuất và tiêu thụ xi măng nên mô hình bộ máy kế toán tập trung như hiện nay đang áp dụng là hoàn toàn phù hợp. Theo mô hình này toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh đều do phòng kế toán Công ty thực hiện. Các chi nhánh không có bộ phần kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ phát sinh tại chi nhánh sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán Công ty. Với mô hình này việc chỉ đạo công tác kế toán sẽ chặt chẽ, thống nhất trong toàn Công ty, thuận tiện cho việc tin học hoá kế toán. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được phòng kế toán Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, xác định đúng đắn tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Trước đây Công ty tiến hành tập hợp chi phí chung cho cả 3 yếu tố là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn. Nhưng hiện nay Công ty đã tổ chức thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn công nghệ và tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm là: Đá vôi, đá sét, Clinker và xi măng bột do đó đã khắc phục được hạn chế của phương pháp trước đó là cung cấp được thông tin, số liệu chi tiết về giá thành sản phấm sản xuất qua từng giai đoạn công nghệ theo từng yếu tố chi phí, phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và quản lý định mức sản phẩm. Nguồn vật tư Nguồn nguyên vật liệu chính là đá vôi và đá sét của Công ty có địa điểm khai thác gần (đá vôi được khai thác từ mỏ Hồng Sơn, đá sét khai thác từ mỏ Khả Phong I và Khả Phong II) đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và giảm chi phí vận chuyển góp phần hạ giá thành. Quản lý định mức vật tư Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức nguyên vật liệu như: Giám sát các thông số kỹ thuật đảm bảo từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm xi măng đem ra tiêu thụ trên thị trường, thực hiện quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư, phụ tùng theo Quy chế quy định của Tổng công ty Quyết định số1191 /XMVN – HĐQT làm giảm chi phí vận chuyển vật tư đầu vào, đặc biệt là sự giao chỉ tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng sản xuất, nâng cao trách nhiệm quản lý cho từng phân xưởng. Do đó đã xây dựng được định mức nguyên vật liệu tương đối hợp lý, góp phần giảm chi phí, giúp sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường. Cụ thể, trong năm 2004 Công ty đã thực hiện tiết kiệm được hầu hết các vật tư trong khâu sản xuất kinh doanh so với định mức Tổng công ty giao: Định mức giảm: Dầu FMO 26% Gạch chịu lửa 34,7% Điện năng 8,37 % Vỏ bao 0,18% Đồng thời, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật kịp thời vào ứng dụng trong sản xuất đã rút ngắn thời gian sửa chữa thiết bị, góp phần tăng năng suất lao động cũng là một yếu tố làm hạ giá thành sản xuất Chứng từ, sổ sách kế toán liên quan: Để thuận tiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, chặt chẽ Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ hạch toán trung gian bên cạnh hệ thống chứng từ bắt buộc của Nhà nước, bao gồm chứng từ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chứng từ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chứng từ hạch toán chi phí sản xuất chung. Trên mỗi chứng từ đều thể hiện các chi phí nào là được tập hợp trực tiếp cho từng giai đoạn công nghệ và chi phí nào là chi phí phân bổ theo từng khoản mục, từ đó kế toán có căn cứ để đối chiếu tổng quát các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ một cách khoa học và kịp thời. Đồng thời việc lập Thẻ tính giá thành và Bảng tính giá xuất bán thành phẩm qua các giai đoạn công nghệ được chi tiết theo từng khoản mục và yếu tố chi phí thể hiện tính khoa học và chặt chẽ của công tác tính giá thành sản phẩm: nó cho phép kế toán xác định được chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm qua từng giai đoạn chế biến, từ đó so sánh với định mức của từng loại nguyên vật liệu theo kế hoạch để nhà quản lý có các quyết định điều chỉnh kịp thời, đặc biệt đối với Công ty Xi măng Bút Sơn thì số lượng và chủng loại nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú nên công tác quản lý vật tư nói riêng và quản lý chi phí nói chung có vai trò vô cùng quan trọng. Tài khoản kế toán sử dụng: Để theo dõi toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ, Công ty đã sử dụng linh hoạt hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 1141 ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính để thiết kế hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong điều kiện thực tế hạch toán kế toán. Cụ thể, Công ty đã mở các tài khoản tổng hợp thành nhiều tài khoản chi tiết theo yếu tố chi phí và theo từng giai đoạn công nghệ để có thể theo dõi tương đối chính xác các chi phí phát sinh cho từng đối tượng tập hợp. Ví dụ, đối với tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Công ty đã mở chi tiết thành các tài khoản: - TK 621111: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đá sét - TK 621112: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đá vôi - TK 621115: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất Clinker - TK 621116: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bột - TK 621117: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bao hay đối với tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: - TK 6221: Tiền lương công nhân trực tiếp - TK 6222: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp - TK 6223: Bảo hiểm y tế công nhân trực tiếp - TK 6224: Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp với mỗi tài khoản cấp 2 này lại được chi tiết theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất cụ thể, như TK 622111 “Tiền lương nhân viên trực tiếp sản xuất đá sét”… Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Hiện nay công ty đang sử dụng đồng thời cả hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên được áp dụng đối với các nguyên vật liệu trực tiếp dễ thực hiện kiểm đếm, đối riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bến bãi khó kiểm đếm được như than, xỷ…được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đơn giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp bình quân: bao gồm bình quân sau mỗi lần nhập (đối với vật tư được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên) và bình quân cả kỳ (đối với vật tư hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Việc áp dụng cả hai phương pháp hạch toán như trên là hoàn toàn phù hợp với thực tế sản xuất liên tục, khối lượng vật tư phát sinh lớn đồng thời có thể kết hợp theo dõi hạch toán vật tư cả về mặt số lượng và giá trị. 2.2.2 Một số tồn tại chủ yếu hiện nay Có thể nói, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Bút Sơn hiện nay được thực hiện một cách tương đối khoa học, hợp lý, tuân thủ Chế độ kế toán cũng như các quy định tài chính hiện hành, đảm bảo tính thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí và tính giá thành nói riêng ở Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và cần được phải được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Về chứng từ kế toán Hiện nay Công ty đang sử dụng Phiếu xuất khotheo quy định của Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 1141 ngày 01/11/1995 các nhân viên thống kê phân xưởng và đánh số thứ tự theo từng phân xưởng, còn Phiếu nhập được đánh theo số thứ tự từ 1 đến hết năm theo kho và nhóm vật tư. Việc đánh số như vậy sẽ tạo ra sự trùng lắp giữa Phiếu nhập và Phiếu xuất kho, không thuận lợi cho công tác lưu trữ cũng như việc kiểm soát được số lượng phiếu đã phát hành. Mặt khác việc sử dụng Phiếu nhập kho và Phiếu xuất khoviết bằng tay trong điều kiện số lượng các nghiệp vụ nhập, xuất lớn đang làm mất nhiều thời gian của cả nhân viên phân xưởng cũng như phòng Kế toán, cụ thể khi có nghiệp vụ phát sinh (trong phạm vi đề tài này em chỉ đề cập đến các nghiệp vụ xuất kho) thì Phiếu xuất khophải qua các khâu luân chuyển: từ Phân xưởng sản xuất - Phòng Kỹ thuật cơ điện - Phòng Vật tư - Phòng Kế toán, chính vì lý do đó mà kế toán phải định kỳ xuống kho lấy Phiếu xuất khosau đó mới cập nhật số liệu vào máy. Như vậy việc theo dõi chi phí sản xuất phát sinh chưa kịp thời với thực tế nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản kế toán sử dụng Đối với các chi phí dụng cụ phát sinh tại công ty hiện nay như: chi phí về khuôn mẫu dụng cụ gá lắp, giàn khuôn, chi phí dụng cụ bảo hộ lao động, chi phí dụng cụ sửa chữa thường xuyên… không được hạch toán vào tài khoản 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” mà được hạch toán chung vào tài khoản 6272 “Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất”. Việc hạch toán như vậy tuy không làm tổng chí phí phát sinh trong kỳ thay đổi nhưng xét về mặt chế độ là không phù hợp, hơn nữa không cung cấp thông tin chi tiết về giá thành theo nội dung, tính chất chi phí. Tài khoản phản ánh chi tiết chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung chưa tương xứng với các tài khoản là TK 3382 “Kinh phí công đoàn”, 3383 “Bảo hiểm xã hội” và TK 3384 “Bảo hiểm y tế”, cụ thể: Đối với TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được chi tiết như sau: TK 6221: Tiền lương công nhân trực tiếp TK 6222: BHXH công nhân trực tiếp TK 6223: BHYT công nhân trực tiếp TK 6224: KPCĐ công nhân trực tiếp Đối với TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” được chi tiết thành các tài khoản cấp 3: TK 62711: Tiền lương nhân viên phân xưởng TK 62712: Bảo hiểm xã hội TK 62713: Bảo hiểm y tế TK 62714: Kinh phí công đoàn Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp hiện tại đang được phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí theo số lượng người tham gia sản xuất (kết quả tính lương và kết quả phân bổ chi phí nhân công trực tiếp giữa phòng kế toán và phòng Tổ chức lao động là hoàn toàn khác nhau), tiêu thức phân bổ như vậy là chưa hợp lý, chưa xét đến trình độ kỹ thuật, cấp bậc của mỗi người khi tham gia vào sản xuất đồng thời không phản ánh đúng thực chất chi phí phát sinh cho từng giai đoạn công nghệ Đối với tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thì Công ty không có các khoản trích trước để đề phòng các trường hợp xảy ra như công nhân nghỉ phép dồn dập vào một tháng nào đó hoặc thời gian ngừng sản xuất… do đó nếu phát sinh nghỉ phép lớn, không đồng đều giữa các tháng hoặc ngừng sản xuất đột ngột thì tiền lương sẽ tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, nghỉ dịp hè... Chi phí sản xuất chung Ngoài việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, Công ty còn phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố. Tuy nhiên lại chưa đề cập đến việc phân loại chi phí sản xuất chunh thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi và việc tách bạch khoản chi phí cố định theo mức sản lượng thực tế so với công suất bình thường. Việc phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát sự biến động của chi phí cũng như sự tăng, giảm đột ngột của giá thành sản phẩm. Tiêu thức phân bổ chi phí Hiện nay chi phí sản xuất của các phân xưởng phụ trợ đang được phân bổ cho các giai đoạn công nghệ theo sản lượng phân bổ Thực hiện như trong phần tập hợp chi phí nhân công trực tiếp mục đích là để ổn định mức chi phí phát sinh cho từng giai đoạn. Việc phân bổ như vậy là chưa phù hợp, bởi vì có những chi phí của phát sinh chủ yếu chỉ cho một giai đoạn công nghệ nhưng lại được phân bổ đều cho tất cả các giai đoạn công nghệ dẫn đến chi phí thực tế phát sinh tại giai đoạn công nghệ đó chưa được phản ánh chính xác và do đó chỉ tiêu giá thành cũng chưa chính xác Đối tượng tập hợp chi phí Việc tập hợp chi phí theo phân xưởng là chưa thực hiện được mà mới chỉ được tập hợp theo các giai đoạn công nghệ. Cụ thể, với đối tượng tập hợp chi phí là cho sản xuất đá sét thì thông thường ở giai đoạn này chi phí phát sinh chủ yếu là tại phân xưởng Khai thác mỏ và phân xưởng Xe máy (phân xưởng phụ trợ) nên dẫn đến thực trạng là nếu phân xưởng Xe máy đi mua TSCĐ nếu TSCĐ này được sử dụng vào sản xuất đá sét thì chi phí sẽ được tập hợp trực tiếp vào cho giai đoạn công nghệ sản xuất đá sét, còn nếu TSCĐ đó mà không sử dụng cho sản xuất đá sét thì sẽ được tập hợp cho sản xuất khác, đến cuối kỳ sẽ được phân bổ cho các bước công nghệ. Tính và trích khấu hao TSCĐ Hiện tại, Công ty đang tính và trích khấu hao theo quy định cũ của Bộ Tài chính, nghĩa là TSCĐtăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao, trong thời gian tới Công ty nên xem xét tính khấu hao theo quy định mới của Bộ Tài chính Quyết định số 206/QĐ - BTC ban hành ngày 12/12/2003 : TSCĐ đưa vào sử dụng, hoặc ngừng sử dụng từ ngày nào thì tính khấu hao hoặc thôi tính khấu hao từ ngày đó. Thẻ tính giá thành Clinker từ các yếu tố ban đầu Công ty mới chỉ lập được thẻ tính giá thành Clinker từ đá vôi và đá sét là hai giai đoạn công nghệ chế biến trước, còn thẻ tính giá thành Clinker từ các yếu tố ban đầu (thẻ tính giá thành hoàn nguyên) thì chưa lập được. Công ty không thể biết được là để tạo ra một tấn Clinker thì cần phải tiêu hao bao nhiêu tấn thuốc nổ, bao nhiêu tấn xăng, dầu... bởi vì, theo thẻ tính giá thành Clinker từ đá vôi và đá sét thì các yếu tố chi phí chi tiết ban đầu không được thể hiện mà chỉ là tổng chi phí sản xuất của giai đoạn công nghệ sản xuất đá vôi và đá sét chuyển sang căn cứ trên Bảng tính giá xuất của đá vôi, đá sét. Do đó việc theo dõi, quản lý và lập dự toán chi tiết chi phí cũng như quản lý chặt chẽ định mức giá thành sản phẩm chưa thật sự khoa học. Lập dự toán chi phí sản xuất Việc lập dự toán tại Công ty hiện nay chưa gắn chặt với các giai đoạn công nghệ, các chi phí trong dự toán mới chỉ được lập định mức cho cả quá trình sản xuất do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị nội bộ chi phí giá thành cho Công ty. Đặc biệt trong điều kiện thực tế, quy trình sản xuất theo công nghệ là rất phức tạp với nhiều loại chi phí phát sinh, vì vậy thông qua việc lập dự toán chi phí chi tiết theo từng giai đoạn, từng kỳ, Công ty có thể so sánh phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành đối với từng sản phẩm và bán thành phẩmnđể có kiến nghị, đề xuất nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời về trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Bút Sơn Qua quá trình thực tế thực tập tại Công ty Xi măng Bút Sơn dựa trên đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, dựa vào lý luận chung và thực tiễn hạch toán chi phí giá thành ở Công ty hiện nay, em thấy công tác hạch toán chi phí và tính giá thành cần hoàn thiện hơn nữa để phát huy vai trò quan trọng cũng như phục vụ tốt yêu cầu quản lý. Bằng những kiển thức đã học em xin đề xuất một số ý kiến với hy vọng trong một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Xi măng Bút Sơn. Thứ nhất: Về chứng từ kế toán Để quản lý khoa học và hợp lý lượng Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho và thuận lợi tiết kiệm cho công tác lưu trữ và kiểm tra chứng từ Công ty có thể sử dụng một trong các phương án sau: Phương án 1: Nếu vẫn sử dụng Phiếu xuất kho viết bằng tay như hiện tại - Đánh số trước toàn bộ các quyển Phiếu xuất kho và Phiếu nhập kho trước khi phát hành cho các đơn vị sử dụng. - Cho đăng ký Phiếu xuất kho và Phiếu nhập kho trước khi thực hiện thủ tục nhập xuất kho. Theo phương án này khi nhập và xuất kho phải chuyển qua nhân viên đăng ký số cho các phiếu này. Số của Phiếu xuất kho và Phiếu nhập kho sẽ được đánh liên tục từ đầu năm cho tới cuối năm theo từng loại. - Phiếu xuất kho phải ghi rõ mục đích sử dụng vật tư, cụ thể: Xuất cho sản xuất: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết phiếu xuất và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty nên quy định cụ thể hơn những loại vật tư nào được coi là nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Với loại vật tư này khi tham gia vào giai đoạn công nghệ nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào chi phí nguyên vật liệu của giai đoạn đó, do vậy Phiếu xuất kho phải ghi rõ là sử dụng cho bước công nghệ nào. Xuất cho sửa chữa thường xuyên: Phiếu xuất kho sử dụng cho sửa chữa thường xuyên thì sửa chữa cho phân xưởng nào phải viết tên phân xưởng đó. Xuất cho sửa chữa lớn: Phiếu xuất kho phải đóng dấu sửa chữa lớn và ghi rõ công trình sửa chữa lớn. Xuất dùng chung cho phân xưởng thì phải ghi tên phân xưởng sử dụng vật tư. Xuất cho công tác quản lý Công ty: Các loại vật liệu, dụng cụ xuất cho công tác quản lý sẽ được ghi ở dòng mục đích sử dụng vật tư theo tên phòng ban, đơn vị sử dụng vật tư. Xuất cho công tác tiêu thụ sản phẩm: Phiếu xuất kho phải ghi rõ đơn vị sử dụng vật tư, Công ty cần quy định các phòng ban đơn vị sẽ được coi là bộ phận phục vụ cho việc bán hàng để kế toán ghi định khoản phù hợp. Xuất khác: Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ghi rõ nội dung vào dòng mục đích sử dụng. Phương án 2: Nếu sử dụng Phiếu xuất khoin từ máy tính và thực hiện nối mạng nội bộ giữa phòng Vật tư và phòng Kế toán. Khi sử dụng phương án này kế toán chỉ cần sử dụng Phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư (hoặc biên bản kiểm nghiệm vật tư đối với nghiệp vụ nhập kho) là một chứng từ trung gian để kiểm tra tính hợp lệ, trung thực của nghiệp vụ xuất, nhập trong kỳ. Còn việc cập nhật số lượng, chủng loại, quy cách… của vật tư sẽ do phòng Vật tư thực hiện, máy tính sẽ tự động tính ra chỉ tiêu giá trị trên phiếu và khi đó số liệu sẽ có đồng thời ở cả phòng Vật tư và phòng Kế toán, việc theo dõi chi phí phát sinh sẽ nhanh chóng và kịp thời. Cách đánh số thứ tự đối với loại Phiếu xuất khonày cũng được thực hiện như đối với Phiếu xuất kho viết bằng tay ở phần đánh số theo mục đích sử dụng và được đánh theo thứ tự từ đầu năm tới cuối năm theo từng loại. Dù áp dụng phương án nào đi chăng nữa, Công ty cũng cần phải xây dựng hoàn chỉnh hơn hệ thống danh điểm vật tư, quy định tên gọi thống nhất, mã số, số hiệu vật tư, quy cách chủng loại để nhân viên viết phiếu xuất, phiếu nhập đúng với mã số đã quy định, tránh trường hợp cùng một vật tư xuất kho mà kế toán cập nhật vào máy với một tên gọi khác, thủ kho lại ghi khác, thống kê vật tư lại ghi khác nữa dẫn đến cuối tháng khi đối chiếu số liêu không khớp giữa sổ kế toán và Thẻ kho làm mất thời gian cho công tác đối chiếu tìm chênh lệch. Đối với mỗi một mục đích khác nhau phải lập các Phiếu xuất kho khác nhau (có thể phân biệt bằng màu sắc của giấy viết phiếu hoặc bằng mã số phân biệt nếu sử dụng phiếu in bằng máy) để khi kế toán lưu Phiếu xuất kho thì bên cạnh việc lưu theo trật tự thời gian sẽ lưu theo mục đích sử dụng vật tư. Về tài khoản sử dụng Sử dụng tài khoản chi tiết 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” để theo dõi chi phí dụng cụ phát sinh cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, tài khoản này sẽ được chi tiết cho các giai đoạn công nghệ như sau: TK 627311: Cho sản xuất đá sét TK 627312: Cho sản xuất đá vôi TK 627315: Cho sản xuất Clinker TK 627316: Cho sản xuất xi măng bột TK 627317: Cho sản xuất xi măng bao TK 627318: Cho sản xuất khác Ví dụ: Công ty hạch toán chi phí dụng cụ cho sửa chữa công trình như hiện nay là phản ánh vào TK 6272189 “Chi phí vật liệu, dụng cụ cho sản xuất khác”, tuy nó không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm song ta sẽ không thể xác định rõ được tác dụng và mục đích của từng tài khoản và chi phí phát sinh, vì vậy nên phản ánh vào TK 6273189 “Chi phí dụng cụ cho sản xuất khác”. Các tài khoản phản ánh chi tiết chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ nên thay đổi thứ tự cho phù hợp với các tài khoản TK 3382 “Kinh phí công đoàn”, 3383 “Bảo hiểm xã hội” và TK 3384 “Bảo hiểm y tế” như sau: TK 6222: Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp TK 6223: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp TK 6224: Bảo hiểm y tế công nhân trực tiếp Đối với tài khoản 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng” cũng được thay đổi tương tự, nghĩa là được chi tiết thành: TK 62712: Kinh phí công đoàn TK 62713: Bảo hiểm xã hội TK 62714: Bảo hiểm y tế Chi phí nhân công trực tiếp Công ty không nên phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo số lượng người tham gia sản xuất mà nên phân bổ dựa trên số tiền lương thực trả cho cán bộ công nhân viên thuộc các đối tượng tập hợp chi phí. Để làm được điều này, Phòng Tổ chức lao động phải lập được Bảng chi tiết thanh toán lương cho từng phân xưởng và chi tiết theo từng yếu tố tiền lương. Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và số liệu về các khoản trích nộp kế toán tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương phù hợp với kết quả tính của phòng Tổ chức lao động. Để công tác tính và phân bổ lương được chính xác hơn, Công ty nên tính lương một cách kịp thời để ngày 31 chấm xong công thì ngày 1 đầu tháng sẽ tính được lương thực trả nhằm đưa Bảng phân bổ lương được chính xác kịp thời, từ đó thông tin về giá thành sản phẩm sẽ chính xác hơn. Về tính và phân bổ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cần xác định chính xác tiền lương cơ bản trong tháng để tính, trích và phân bổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hợp lý, thường xuyên có sự đối chiếu với phòng Tổ chức lao động để tránh tình trạng trích thừa, hay thiếu ảnh hưởng đến chi phí thời kỳ và giá thành đơn vị sản phẩm. Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch để đảm bảo tỷ lệ ổn định về tiền lương trong giá thành sản phẩm. Việc trích trước được xác định thông qua tỷ lệ trích trước và số tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất: Số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương cơ bản của CNV theo KH năm Tiền lương phép của công nhân viên trích trong tháng = Số tiền lương cơ bản của công nhân viên x Tỷ lệ trích trước Kế toán tiến hành định khoản và cập nhật số liệu theo định khoản: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí trích trước Chi phí sản xuất chung Đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Xi măng Bút Sơn nói riêng, việc phân loại và quản lý chi phí là cần thiết. Chi phí cố định đã lớn song chi phí biến đổi cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ. Để tránh sự tăng, giảm đột ngột của chi phí sản xuất và sự thay đổi của giá thành sản phẩm thì Công ty nên phân loại chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí. Bởi vì đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng chi phí cố định cho khấu hao tài sản cố định là rất lớn, mức trích khấu hao hàng tháng là tương đối ổn định. Nếu trong tháng đó số lượng sản phẩm sản xuất ra mà lớn hơn mức công xuất thiết kế bình thường Trong điều kiện sản xuất thực tế của Công ty công xuất bình thường là công suất theo sản lượng kế hoạch. thì chi phí khấu hao tính cho mỗi sản phẩm sẽ giảm làm cho giá thành sản phẩm hạ, trong trường hợp này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Nhưng trường hợp sản xuất đạt và vượt công suất chiếm xác xuất rất nhỏ mà thông thường là dưới mức công suất, vì vậy chi phí cố định cho mỗi sản phẩm sẽ tăng lên so với kế hoạch, điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty. Nếu Công ty phân chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí thì chi phí cố định cho mỗi sản phẩm là tương đối ổn định, khi đó trong mọi trường hợp sản xuất có dưới mức công suất bình thường cũng không làm biến động lớn đến giá thành đơn vị sản phẩm.Theo Thông tư 89/ 2002/TT – BTC và Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” có hướng dẫn cụ thể kế toán chi phí sản xuất chung cố định như sau: Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung cố định Có TK 152, 153, 214, 331… Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung cố định Trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ sẽ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ và ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán cố định không phân bổ Có TK 627: Chi phí sản xuất chung Tiêu thức phân bổ chi phí Chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng phụ trợ nên chọn lại tiêu thức phân bổ, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ cần căn cứ trên hai nguyên tắc: Giữa tiêu thức phân bổ và và đối tượng phân bổ chi phí phải có mối quan hệ kinh tế và có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Có nhiều tiêu thức để lựa chọn, song trong điều kiện thực tế của Công ty hiện nay thì tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp là phù hợp nhất. Ví dụ: việc phân bổ chi phí của các phân xưởng phụ trợ cho sản xuất xi măng bột được thực hiện như sau Chi phí phân bổ cho sản xuất xi măng bột = Tổng chi phí phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân x công trựctiếp sx xi măng bột Lập thẻ tính giá thành Clinker theo các yếu tố chi phí ban đầu Công ty nên lập thẻ tính giá thành Clinker hoàn nguyên theo các yếu tố chi phí đầu vào từ quá trình sản xuất đá vôi, đá sét, nghĩa là trên thẻ giá thành này sẽ chi tiết hết tất cả các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh qua từng công đoạn và thể hiện rõ yếu tố chi phí nào là của đá vôi và đá sét chuyển sang cũng như các chi phí phát sinh trong giai đoạn sản xuất Clinker. Thẻ này có thể lập theo biểu 2.41 Lập dự toán chi phí sản xuất Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn bị cho quá trình sản xuất sản phẩm, chủ động trong việc sử dụng lao động, vật tư,tiền vốn … một cách linh hoạt và hiệu quả thì việc lập dự toán, định mức chi phí là hết sức cần thiết. Lập dự toán cho Công ty biết được nhu cầu sử dụng trong thời gian sắp tới để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tránh những nhu cầu bất ngờ chưa lường trước. Việc lập dự toán chi phí sản xuất của Công ty phải dựa trên định mức tiêu hao các yếu tố chi phí thực tế phát sinh trong các kỳ trước đối với từng giai đoạn công nghệ và kế hoạch sản lượng sản xuất cụ thể để lập các định mức chi phí trong kỳ. Để cho việc lập dự toán phục vụ tốt hơn công tác quản trị doanh nghiệp, đồng thời tránh trường hợp định mức chi phí trong dự toán cao hơn thực tế thì Công ty nên quan tâm hơn đến công tác kế toán quản trị chi phí, hiểu rõ nội dung, vai trò tác dụng của việc lập dự toán, các báo cáo chi phí sản xuất từ đó có thể thông qua các báo cáo, các dự toán chi phí cụ thể thấy được thực trạng kế hoạch sản xuất ở từng giai đoạn công nghệ, dự kiến các phương án để huy động vốn và nguồn lực nhằm đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Kết luận Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tức là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đảm bảo sự tồn tại, phát triển thì việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành luôn là mục tiêu của các nhà kinh tế. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do sản phẩm của Công ty còn mới, tỷ lệ vốn vay lớn, ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cao và luôn thiếu dòng tiền lưu chuyển do nghĩa vụ trả nợ lãi vay lớn, nhưng bằng nhiều biện pháp có hiệu quả trong sản xuất, sự phấn đấu của tập thể Công ty, sản phẩm xi măng Bút Sơn đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, đặc biệt là ở Hà Nội do có vị trí địa lý thuận lợi nên chi phí lưu thông cho một sản phẩm là thấp nhất. Với tư cách là một sinh viên thực tập tại Công ty Xi măng Bút Sơn, được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo – Th. S Trần Văn Thuận, chú Bùi Hồng Minh kế toán trưởng Công ty cùng toàn thể các cô, chú, anh chị trong phòng Kế toán, phòng Tổ chức lao động cùng các phòng ban chức năng khác đã giúp em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Bút Sơn ”. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao kiến thức cả về lý luận và thực tiễn. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo kết quả kinh doanh và đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm xi măng Bút Sơn năm 2004 Hệ thống Báo cáo tài chính Công ty Xi măng Bút Sơn Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán Công ty Xi măng Bút Sơn Quy chế 1191 / XMVN- HĐQT ngày 29 tháng 06 năm 2001 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam Quyết định 864 / BUSOCO /- PTC của Giám đốc Công ty Xi măng Bút Sơn Quyết định 165/2002/QĐ - BTC ban hành ngày 31/12/2002 Quyết định 206/2003/QĐ - BTC ban hành ngày 12/12/2003 Thông tư số 89/2002/TT – BTC ban hành ngày 9/10/2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao tong hop.doc
  • docBang bieu chinh.doc
  • docLoi mo dau.doc
  • docBang bieu.doc