Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Giang Hồng

LỜI MỞ ĐẦU Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng là quá trình tiêu hao của bản thân các yếu tố trên. Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Giang Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Tuy nhiên, việc tiêu hao các chi phí đó bao nhiêu, như thế nào lại phụ thuộc hoàn toàn vào người sản xuất. Do đó, mỗi doanh nghiệp khi thực hiện chức năng quản lý luôn đặt ra yêu cầu là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như thế nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh để chi phí sản xuất và giá thành thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm sản xuất. Các thông tin về chi phí và giá thành là những căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng” là chuyên đề thực tập của mình. Trong chuyên đề thực tập em đã dựa vào đặc điểm và thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH Giang Hồng – là công ty em đang thực tập để viết. Vì thế những hiểu biết còn hạn hẹp, mong thầy cô đóng góp ý kiến để em được nâng cao tầm hiểu biết và để bài viết được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! Bài viết của em gồm ba phần như sau: Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH Giang Hồng Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm taị công ty TNHH Giang Hồng PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG. 1.1.1 TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY Tên giao dịch Tiếng Việt: Công ty TNHH Giang Hồng Tên giao dịch Tiếng Anh: Giang Hong limited company Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam Số điện thoại: 03513.582.605 Số Fax: 03513.582.775 Mã số thuế: 0101115663 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thức ăn bổ sung cho chăn nuôi 1.1.2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG Ngày 1/3/2001 công ty TNHH Giang Hồng được thành lập do hai thành viên sáng lập góp vốn là: + Ông Nguyễn Trọng Hồng góp 300000000 đồng, chiếm 60% tổng số vốn điều lệ + Bà Đỗ Thị Quyên góp 200000000 đồng, chiếm 40% tổng số vốn điều lệ Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 060200517 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Trụ sở của công ty đặt tại khu công nghiệp Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội Trong 2 năm đầu kể từ khi thành lập công ty gặp nhiều khó khăn trong cả sản xuất lẫn kinh doanh. Về sản xuất, do dây chuyền sản xuất thô sơ lạc hậu nên năng suất còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao. Về kinh doanh, tuy có chiến lược kinh doanh rõ ràng nhưng khâu tổ chức kinh doanh lại chưa thực sự hiệu quả do thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm. Vì thế trong khoảng thời gian này doanh thu và lợi nhuận của công ty là rất thấp Năm 2003, nhận thấy muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh thì việc đầu tư thêm vốn là việc làm cần thiết, hai thành viên sáng lập đã quyết định tăng vốn điều lệ của công ty lên thành 1 tỷ đồng. Trong đó: Số vốn góp của Ông Nguyễn Trọng Hồng vẫn chiếm 60% vốn điều lệ, của Bà Đỗ Thị Quyên là 40%. Nhờ việc tăng vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh mà doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2003 đã tăng lên đáng kể Năm 2004 công ty tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng nữa, đồng thời cải tiến máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, vì thế trong năm 2004 năng suất của công ty đã tăng lên rất nhiều. Về thị trường tiêu thụ, sau 3 năm công ty đã xây dựng được một thị trường tiêu thụ khá vũng chắc, sản phẩm của công ty cũng gây được tiếng vang trên thị trường thức ăn chăn nuôi. Năm 2005 là năm công ty có nhiều thay đổi và dự định. Trước tiên về số vốn điều lệ, hai thành viên góp vốn của công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 4 tỷ đồng (Trong đó số vốn góp của Ông Nguyễn Trọng Hồng là 2,5 tỷ đồng, của Bà Đỗ Thị Quyên là 1,5 tỷ đồng). Cũng trong năm này, tán thành chủ trương của Nhà nước: chuyển các vùng sản xuất công nghiệp nặng ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội, ban lãnh đạo công ty đã nghiên cứu, tiến hành phân tích và quyết định sẽ chuyển công ty về khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam. Đồng thời với việc chuyển về địa chỉ mới công ty cũng lên kế hoạch cho dự án xây dựng nhà xưởng và dây chuyền sản xuất mới. Đầu năm 2006 công ty đã hoàn tất mọi thủ tục chuyển công ty về địa chỉ mới và đi vào sản xuất ổn định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060200517 thay đổi lần thứ 4 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Trên khu đất diện tích 2ha này công ty đã đầu tư xây dựng nhà kho, nhà xưởng, khu nhà ăn, nhà nghỉ cho công nhân viên rộng đẹp sạch sẽ. Năm 2007 là năm khủng hoảng đối với ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi do giá nguyên vật liệu tăng cao, xong nhờ phương châm kinh doanh đúng đắn công ty đã đứng vững trên thị trường. Trong năm này số vốn điều lệ của công ty cũng có sự thay đổi, tăng lên thành 6 tỷ đồng: Ông Nguyễn Trọng Hồng góp 3,5 tỷ đồng; Bà Đỗ Thị Quyên góp 2,5 tỷ đồng Năm 2008 là năm khó khăn của kinh tế thế giới, hàng loạt các công ty, các ngân hàng bị phá sản, nhưng đối với công ty TNHH Giang Hồng lại là một năm thành công: Lợi nhuận và doanh thu của công ty tăng mạnh 1.1.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.1.3.1 Những thuận lợi Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao vì thế chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được cải thiện, đây là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty như hiện nay Phòng kinh doanh của công ty được tổ chức gọn nhẹ, rất linh hoạt và nhạy bén đối với những phương án kinh doanh, nắm bắt nhanh nhu cầu của thị trường, chính vì vậy sản phẩm của công ty không bị ứ đọng nhiều, tạo điều kiện để quay vòng vốn nhanh Về thị trường, đây cũng là một thuận lợi của công ty. Sau một thời gian dài hoạt động công ty đã xây dựng được một thị trường rộng lớn, có một số thị trường truyền thống sản phẩm của công ty chiếm ưu thế 1.1.3.2 Những khó khăn Hệ thống giới thiệu sản phẩm của công ty còn mỏng,thiếu thốn về trang thiết bị quảng bá cũng như những điều kiện để làm thử nghiệm trực tiếp Hiện nay,số trên thị trường ngày càng nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi vì thế sản phẩm của công ty phải chịu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như không có những chính sách thay đổi mẫu mã sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng tới thị phần của công ty và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty Do đặc điểm của khí hậu nóng, ẩm nên gia súc, gia cầm rất dễ mắc bệnh. Điển hình trong mấy năm gần đây đó là dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch lở mồm long móng đối với lợn đã ảnh hưởng lớn tới sức tiêu thụ của sản phẩm thức ăn chăn nuôi 1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Giang Hồng là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh cám và thức ăn bổ sung Đối với cám, công ty có những sản phẩm chủ yếu đó là: + Cám đậm đặc dạng bột dùng cho lợn, gà, bò + Cám đậm đặc dạng viên dùng cho lợn tập ăn + Cám hỗn hợp dạng bột dùng cho lợn từ 15 – 30 kg, từ 30 – xuất chuồng + Cám hỗn hợp dạng viên dùng cho lợn, gà, vịt + Cám hỗn hợp dạng mảnh dùng cho gà, vịt Sau một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, hiện nay công ty đã xây dựng được một số thương hiệu mạnh như BEST HOPE, BIOTECH, SAO MAI, CON HEO THẦN TỐC Đối với thức ăn bổ sung, công ty có những sản phẩm chủ yếu như: + Đường gluco đóng gói 0,5kg, đường gluco rời + Điện giải 100gr, 500gr + Bcomplex nguyên chất, ADE Bcomplex + Canxi 0,5 kg, canxi 1kg + Đạm sữa I cao cấp, đạm sữa II, đạm 101 + Ngày ngày lớn + Tăng tốc 01, tăng tốc 02 1.2.2 Qui trình công nghệ Khi mới thành lập, việc sản xuất của công ty là hoàn toàn thủ công do vậy năng xuất, chất lượng sản phẩm là chưa cao. Đến năm 2003, công ty đã đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng việc sản xuất của công ty cũng chỉ là bán thủ công vì máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất khi đó chỉ là máy nghiền và máy trộn. Đến năm 2006, cùng với việc chuyển công ty về địa chỉ mới ông Nguyễn Trọng Hồng đã quyết định phải đổi mới hoàn toàn dây chuyền sản xuất công nghệ. Xưởng sản xuất chia thành các phân tổ như sau: Sưởng sản xuất Tổ cám đậm đặc Tổ thức ăn bổ sung Tổ cám hỗn hợp Tất cả các tổ sản xuất khi tiến hành sản xuất đều tuân theo qui trình nghiêm ngặt như sau: Kho vật tư Bộ phận kiểm tra NVL Tổ sản xuất sản phẩm Tổ hoàn thiện sản phẩm Kho thành phẩm Đây là dây chuyền có sự kết hợp giữa thiết bị ngoại nhập và thiết bị sản xuất trong nước, thiết bị ngoại nhập như: dàn ép viên, cân điện tử tự động, động cơ, máy giảm tốc…; các thiết bị sản xuất trong nước như: máy nghiền, máy trộn, silô, gầu tải… Sự kết hợp như vậy vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật vừa giảm được chi phí. Ngoài các thiết bị phục vụ sản xuất công ty còn đầu tư mua sắm các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh. Với dây chuyền sản xuất hiện đại chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản lượng hàng năm của công ty đều tăng ở tất cả các mặt hàng. 1.2.3 Nhà cung cấp Sau nhiều năm hoạt động có uy tín, công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với nhiều nhà cung cấp. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho công ty hầu hết là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu như: công ty DTK, công ty Pháp Việt, công ty Thiên Hà, công ty Hà An, công ty Duy Linh, công ty An Khang… sở dĩ công ty phải thiết lập được một số lượng lớn các nhà cung cấp như vậy là để bảo đảm tốt nhất cho việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và chất lượng. 1.2.4 Thị trường tiêu thụ Phương thức tiêu thụ chủ yếu của công ty là bán hàng trực tiếp tới các đại lý chứ không thông qua nhà cung cấp lớn nào. Phương thức tiêu thụ này giúp công ty gần gũi khách hàng, nắm bắt nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, về khuyến khích bán hàng, từ đó có phương án hoàn thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh Về thị trường. Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty được trải rộng khắp từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên … trải dài xuống các tỉnh miền Đông nam bộ như: Đồng Tháp, Bình Định, Nha Trang … Trong đó có những thị trường được coi là thị trường truyền thống như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây. Đặc biệt ở một số khu vực sản phẩm của công ty chiếm tới 1/4 thị phần thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Phó giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển thị trường cho công ty 1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.3.1 Đặc điểm lao động của công ty Hiện nay công ty TNHH Giang Hồng là một công ty phát triển. Việc sử dụng lao động hợp lý cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động. Việc sử dụng lao động hợp lý phải bao gồm hợp lý về số lượng và về cơ cấu - Về số lượng, hiện nay công ty có tổng số nhân viên là 60 người. Trong đó: Giám đốc: 1 người Phó giám đốc: 2 người Kế toán : 6 người phòng kinh doanh: 3 người Phòng tổ chức hành chính: 3 người Đội bảo vệ: 4 người Tạp vụ: 4 người Lái xe: 7 người Xưởng sản xuất: 30 người (bao gồm: kỹ sư, thủ kho và công nhân sản xuất) - Về cơ cấu lao động Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của công ty TNHH Giang Hồng Trình độ Số lượng Năm 2007 Năm 2008 Đại học 8 11 Cao đẳng 6 9 Trung cấp 9 9 Lao động phổ thông 25 31 Tổng số lao động 48 60 Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu lao động ta thấy lao động của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 không chỉ về số lượng mà cả về trình độ chuyên môn. Đây là sự thay đổi cần thiết và hợp lý so với qui mô đang ngày càng mở rộng và trình độ sản xuất chuyên môn hóa như hiện nay của công ty 1.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Khi mới thành lập, do qui mô nhỏ nên công tác quản lý của công ty cũng ở hình thức rất giản đơn: Giám đốc công ty là người quản lý trực tiếp tất cả mọi công việc trong công ty. Sau một thời gian hoạt động. qui mô công ty được mở rộng thì công tác quản lý cũng phải được tổ chức lại để phù hợp với sự chuyên môn hoá cao trong lao động. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ 1.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy Giám đốc Các đại lý Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 xưởng sản xuất Đội xe phòng kinh doanh phòng tổ chức hành chính phòng kế toán Trụ sở của công ty . Đặt tại khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam Ban quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp, ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo trực tiếp xuống toàn Công ty. Do vậy việc tổ chức quản lý điều hành chung toàn Công ty là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và thư ký. Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau; mối quan hệ chỉ đạo và quan hệ cung cấp thông tin cho nhau một cách chặt chẽ kịp thời, đảm bảo hoàn thành các công việc được giao. Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của Công ty, vạch ra chiến lược kinh doanh, ra các quyết định cuối cùng và là người đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý của nhà nước. Phó giám đốc 1: Là phó giám đốc kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của phòng kinh doanh, của xưởng sản xuất và của đội xe của công ty và đồng thời là người giúp giám đốc vạch ra những chiến lược kinh doanh, chính sách bán hàng Phó giám đốc 2: Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính, là người báo cáo cho giám đốc tất cả những vấn đề liên quan đến tài chính và nhân sự của công ty Phòng tổ chức hành chính: Đây là phòng quan trọng của Công ty. Phòng này có nhiệm vụ chính về tổ chức nhân sự, tổ chức lao động, bố trí nhân viên ở các vị trí công việc hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phòng còn tổ chức lao động tiền lương, tiền công, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách, chế độ với người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường, theo dõi mặt hàng bán ra của Công ty để lên kế hoạch mặt hàng, liên hệ nhà cung cấp. Phòng có trách nhiệm theo dõi tất cả số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho; Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kinh doanh trình giám đốc; Lập báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh của Công ty; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh. Phòng Kinh doanh còn được giám đốc ủy quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán, tạo nguồn hàng cung ứng cho công ty. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi toàn bộ nguồn vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và thực hiện các chế độ hạch toán kế toán của nhà nước; Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của Công ty; Tăng cường công tác quản lý để việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Thông qua việc quản lý bằng tiền, kế toán giúp cho giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Xưởng sản xuất: Được chia thành nhiều phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau: phân xưởng chuyên sản xuất cám đậm đặc, phân xưởng chuyên sản xuất cám hỗn hợp và phân xưởng chuyên sản xuất thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Chịu trách nhiệm chính trong xưởng sản xuất là các quản lý phân xưởng. Các quản lý phân xưởng có trách nhiệm giám sát các công nhân vận hành dây chuyền máy móc tạo ra sản phẩm đúng mẫu mã, qui cách chất lượng Đội xe: Là bộ phận chịu trách nhiệm chuyên chở, chủ yếu là chuyển hàng hóa của công ty đến các đại lý, đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản và sửa chữa xe của công ty Các đại lý: Là nơi tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là nơi phản ánh những ưu, khuyết điểm trong sản phẩm của công ty, giúp công ty nâng cao, hoàn thiện chất lượng sản phẩm tạo uy tín trên thị trường. Các đại lý của công ty được xây dựng ở hầu hết các tỉnh thành. Các đại lý liên kết trực tiếp với giám đốc công ty, trực tiếp phản ánh những kiến nghị với giám đốc công ty 1.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Giang Hồng là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và con dấu riêng. Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước thì yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là phải có phương hướng, biện pháp cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty TNHH Giang Hồng đã tổ chức tinh gọn, khoa học chức năng riêng cho mỗi bộ phận, từng nhân viên để đem lại hiệu quả cao. Phòng kế toán của Công ty có 6 nhân viên với trình độ đại học chủ yếu được đào tạo tại Trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp chính qui trên cả nước với chuyên ngành kế toán tài chính. Bên cạnh đó, cán bộ chủ chốt có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nên Phòng Kế toán đã hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong quản lý doanh nghiệp thông qua quản lý tài chính kế toán. Mô hình tổ chức kế toán hiện nay của công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán. Phòng kế toán của công ty gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ thu thập thông tin kinh tế, từ đó đưa ra những phân tích nhận xét phục vụ cho công tác quản lý và quá trình ra quyết định. Đồng thời theo dõi chi tiết tình hình vốn, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tình hình thanh toán… của công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Giang Hồng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 Sơ đồ khối bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ kế toán quĩ, tiền mặt Kế toán NVL và các khoản phải trả Kế toán tổng hợp Kế toán hàng hóa và bán hàng Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán như sau: Kế toán trưởng: - Giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty. - Lập kế hoạch, tìm nguồn tài trợ cho những dự án của công ty, vay vốn ngân hàng cho công ty - Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán, các chính sách, chế độ kinh tế tài chính trong công ty cũng như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng. - Có nhiệm vụ báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý và theo quy định của Nhà nước cũng như của các phòng chức năng Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi các tài sản cố định của công ty về mặt nguyên giá, số hao mòn và giá trị còn lại. Hàng tháng kế toán tài sản cố định phải lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. Kế toán hàng hóa và bán hàng: Theo dõi chi tiết tình hình hàng hóa của công ty trên tất cả các mặt: Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ hàng hóa , phát hiện xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng. Phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu bằng những ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết hàng hóa tồn kho, hàng hóa bán. Theo dõi thanh toán các khoản thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng. Lập báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chhi phí quản lý doanh nghiệp, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, từng mặt hàng tiêu thụ chủ yếu. Kế toán NVL và các khoản phải trả: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán NVL, lập bảng nhập – xuất – tồn NVL. Đồng thời theo dõi tất cả các khoản phải trả của công ty: Phải trả nhà cung cấp, phải trả người lao động Kế toán quĩ, tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết về các quĩ của công ty và việc sử dụng các quĩ đó như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm về tất cả các ngiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt của công ty Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ lập các bảng biểu, tổng hợp số liệu, lên cân đối phát sinh và báo cáo về tình hình công tác ở phòng kế toán lên kế toán trưởng 1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty TNHH Giang Hồng 1.4.2.1 Chế độ kế toán chung tại công ty Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty là chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành theo quyết định số 48/ QĐ – BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Áp dụng chế độ này công tác kế toán tại công ty có những đặc điểm sau: + Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán tổng hợp NVL: Kê khai thường xuyên + Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng 1.4.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty Chứng từ là tài liệu quan trọng của kế toán, là căn cứ ghi sổ và là bằng chứng quan trọng chứng minh sự hiện hữu của các nghiệp vụ kinh tế. Vì thế các công ty phải xây dựng một hệ thống chứng từ đầy đủ và hợp lý. Công ty TNHH Giang Hồng cũng vậy, công ty sử dụng một hệ thống chứng từ đầy đủ, trình tự lập và luân chuyển chứng từ theo đúng qui định - Các chứng từ sử dụng cho các phần hành kế toán: * Vốn bằng tiền: + Phiếu thu tiền mặt. + Phiếu chi tiền mặt. + Giấy báo nợ. + Giấy báo Có. * Bán hàng và công nợ phải thu: + Phiếu xuất kho. + Hóa đơn bán hàng. + Phiếu nhận hàng trả lại * Mua hàng và công nợ phải trả: + Phiếu nhập mua hàng + Phiếu nhập kho hàng mua * Kế toán kho, thành phẩm và giá thành sản phẩm: + Phiếu nhập kho. + Phiếu hạch toán + Các bảng phân bổ chi phí’ + Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. + Bảng tính lương + Bảng cân đối Ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù khác để phục vụ công tác hạch toán kế toán như sau: Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, bảng tổng hợp doanh thu, sản lượng theo các vùng và các bảng biểu khác 1.4.2.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản ở công ty Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2 theo qui định của Bộ Tài Chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tài khoản cấp 3 thì tùy theo từng tài khoản mà có sự chi tiết khác nhau Ví dụ: Đối với tài khoản 155 được chi tiết theo từng loại sản phẩm của công ty 1551: thành phẩm cám đậm đặc 1552: thành phẩm Mix (thức ăn bổ sung) 1554: thành phẩm cám hỗn hợp 1554.1; Thành phẩm cám hỗn hợp lợn con Đối với tài khoản 131 thì lại chi tiết theo từng khách hàng ở từng tỉnh thành khác nhau 133101: Khách hàng Hà Nội 133102: Khách hàng Hà Tây 13103: Khách hàng Phủ lý, Hà Nam 13104: Khách hàng Vĩnh Phúc, Phú Thọ 13105 : khách hàng Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên 13106: Khách hàng Thanh Hóa 13107: khách hàng Nghệ An, Hà Tĩnh 13108: Khách hàng thanh toán tiền ngay 13109: Khách hàng Quảng Ninh, Hải Phòng 13110: Khách hàng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn 13111: Khách hàng Miền Trung, Miền Nam Đối với tài khoản 152 “Ngyên vật liêu” được chia thành 1521 – NVL tinh 1522 – NVL thô 1.4.2.4 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại công ty Hiện nay công ty TNHH Giang Hồng đang tiến hành ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng là hình thức kế toán rất phù hợp với việc sử dụng các phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ kế toán được đánh số hiệu liên tục trong một năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán. - Sổ kế toán tổng hợp gồm: + Sổ nhật ký chung: ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian + Sổ cái các tài khoản: ghi chép các nghiệp vụ lien quan đến số hiệu tài khoản đứng tên Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ . Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có va Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết 1.4.2.4. Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty Công ty TNHH Giang Hồng sử dụng hai hệ thống báo cáo là: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị nhằm quản lý chặt chẽ công kế toán tài chính của công ty, giúp ban lãnh đạo công ty có cái nhìn rõ nhất về tình trạng tài chính của công ty từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn. Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm những báo cáo được phân loại như sau: - Báo cáo tài chính: + Báo cáo kết quả kinh doanh: theo mẫu số B02 – DNN + Bảng cân đối kế toán: theo mẫu số B01 – DNN + Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính: theo mẫu số B09 – DNN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản: theo mẫu số F01 – DNN - Báo cáo quản trị: + Quyết toán thuế + Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ + Bảng tổng hợp chi phí + Báo cáo tăng giảm TSCĐ + Bảng tổng hợp kiểm kê kho + Báo cáo qũy. + Báo cáo hàng tồn Các báo cáo tài chính do kế toán trưởng lập Các báo cáo quản trị do các kế toán viên và kế toán tổng hợp lập 1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY a) Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất bảng 1.2 Bảng phân tích kế hoạch sản xuất Sản phẩm Sản lượng (tấn) Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng % Sao mai 1500 2000 + 500 33,33 Biotech 2000 2500 + 500 25 Best hope 1000 1600 + 600 60 Con heo thần tốc 1000 1400 + 400 40 Tổng sản lượng 5300 7500 + 2200 41,51 (Theo số liệu của phòng kinh doanh) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích kế hoạch sản xuất của công ty trong hai năm ta thấy: Kế hoạch sản xuất của năm 2008 tăng cao so với năm 2007 ở tất cả các mặt hàng. Tổng sản lượng theo kế hoạch sản xuất tăng 2200 tấn tương ứng tăng 41,51%. Đặc biệt có những mặt hàng tăng tới 60% b) Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Bảng 1.3 Bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Giang Hồng ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng doanh thu 30.156.679.875 40.060.184.355 50.147.453.234 2. Các khoản giảm trừ 55.330.197 56.158.270 60.435.123 3. Doanh thu thuần 30.101.349.197 40.004.026.085 50.087.018.111 4. Giá vốn hàng bán 27.760.812.933 26.180.768.431 45.741.914.887 5. Lợi nhuận gộp 2.340.536.745 3.895.257.645 4.345.103.234 6. Lợi nhuận sau thuế 1.112.653.378 1.815.655.854 2.045.325.667 7. Thuế TNDN 311.642.946 508.383.639 102.266.283 8. Lợi nhuận sau thuế 801.110.432 1.307.272.215 1.943.059.384 (Theo số liệu của phòng kế toán cung cấp) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm gân đây ta thấy. công ty đang ngày càng phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng qua các năm. Thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty. Có được kết quả đó không chỉ do việc công ty có những biện pháp kích cầu tiêu thụ tốt mà còn do việc cải tiến máy móc, tiết kiệm chi phí. Đó là tiến hiệu tốt mà doanh nghiệp cần duy trì và phát triển trong những năm tới 1.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI Về sản xuất: Cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Về quản lý: + Tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh - liên kết, kêu gọi đầu tư nhằm hạn chế vốn vay. + Chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh trong quá trình hội nhập PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng 2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 2.1.1.1 Chi phí._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21856.doc
Tài liệu liên quan