Lời mở đầu
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh tế của mình trong một môi trường pháp lý cụ thể. Để tồn tại và phát triển, công ty luôn phải tính toán để tự trang trải mọi chi phí, những chi phí thực tế phát sinh và phải tạo ra được lợi nhuận đồng thời thực hiện tiết kiệm triệt để ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.Với yêu cầu đó công ty phải tính toán chính xác, kịp thời và đầy đủ toàn bộ chi phí đã bỏ ra và kết quả thu được. Đi
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liền với các khoản chi phí và kết quả thu được của nó có thể là một khối lượng sản phẩm hàng hoá, một tài sản hay một khối lượng công việc hoàn thành, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả SXKD của công ty.
GTSP cũng như phạm trù kinh tế khác của sản xuất có vai trò to lớn trong tổ chức sản xuất. Nó là nhân tố trực tiếp tác động đến sản xuất, đến cả hàng hoá, đến lợi nhuận của công ty.
Hạch toán CPSX và tính GTSP giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hạch toán ở đơn vị SXKD công nghiệp. Qua công tác hạch toán CPSX và tính GTSP kết hợp cùng với việc sản xuất và kết quả của quá trình sản xuất, tình trạng thực hiện lao động, thực hiện kế hoạch giá thành theo từng loại và toàn bộ sản phẩm trong từng thời kỳ sản xuất mà từ đó mỗi công ty có biện pháp điều tra, giám sát các khoản chi phí trong giá thành thúc đẩy chi phí giảm đến mức thấp nhất, trên cơ sở đó giảm giá thành. Vì vậy kế toán CPSX và tính GTSP đã giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định quản lý và tăng cường quản trị doanh nghiệp.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của hạch toán CPSX và tính GTSP với sự mong muốn ngày càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa trong thời gian thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội, tôi đã chọn chuyên đề: "Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì "
Nội dung chuyên đề bao gồm:
Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì -Hà Nội.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì- Hà Nội.
Mặc dù đã rất cố gắng vì thời gian thực tập còn ít và khả năng bản thân còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Để hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của Thầy giáo GS -TS Nguyễn Quang Quynh... cùng với sự giúp đỡ của các anh chị Phòng Kế toán của Công ty Sứ Thanh Trì. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
phần I
lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1. Bản chất, nội dung của chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1. Chi phí sản xuất.
Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào thì việc sản xuất đều phải gắn liền với sự vận động và phát triển . Hoạt động kinh doanh của các đơn vị, công ty sản xuất kinh doanh công nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động chế tạo sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Sự tham gia của tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động vào quá trình hoạt động sản xuất của công ty có sự khác nhau dẫn đến sự hình thành các chi phí tương ứng. Các chi phí mà công ty chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm, lao vụ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Về mặt lượng CPSX phụ thuộc vào hai nhân tố :
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tham gia trong một thời kỳ nhất định.
- Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị tư liệu lao động hao phí.
Điều này cho thấy: Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc đánh giá chính xác các CPSX không những là yếu tố khách quan mà còn là vấn đề coi trọng nhằm xác định đúng đắn CPSX, phù hợp với giá cả thực tại, tạo điều kiện cho công ty bảo toàn vốn theo yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế mới hiện nay.
Trong đơn vị sản xuất có những chi phí có tính chất sản xuất có những chi phí không có tính chất sản xuất. Chính vậy phải xác định rõ những khoản chi thuộc chi phí những khoản chi thuộc chi tiêu.
Chi tiêu của công ty bao gồm chi tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình SXKD. Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản (nguyên vật liệu, hàng hoá, TSCĐ... ) của công ty, còn chi tiêu cho quá trình SXKD làm cho các khoản tiêu dùng trong quá trình SXKD tăng lên.
Chi phí trong kỳ của công ty bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất trong kỳ.
Số chi tiêu dùng cho quá trình sản xuất tính nhập hoặc phân bổ vào chi phí trong kỳ, ngoài ra khoản chi phí phải trả (chi phí trích trước) không phải là chi tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ.
Việc làm rõ CPSX trong công ty giúp tính đúng, đủ CPSX vào GTSP. Từ đó phát huy được tác dụng quản lý giá thành, kiểm tra và giám sát quá trình SXKD của công ty.
Để thực hiện sản xuất sản phẩm, công ty phải bỏ ra những chi phí nhất định. Do đặc điểm của CPSX là phát sinh hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và từng loại hoạt động kinh doanh, việc tổng hợp tính toán CPSX cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được hiệu quả, tiết kiệm được chi phí từng bộ phận sản xuất và toàn công ty cần phải tiến hành phân loại CPSX.
1.1.1.1.Phân loại chi phí theo tính chất kinh tế. (nội dung kinh tế ).
Theo cách phân loại này, những loại chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và được dùng vào mục đích gì trong SXKD. Phân loại chi phí theo cách này, chi phí được chia thành các yếu tố chi phí khác nhau. Trong chế độ hạch toán trước đây, chi phí yếu tố gồm các loại :
1- Nguyên lệu , vật liệu chính mua ngoài (gồm cả, nửa thành phẩm mua ngoài).
2- Vật liệu phụ mua ngoài (gồm cả bao bì công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế)
3- Nhiên liệu mua ngoài.
4- Năng lượng mua ngoài (điện, nước...mua ngoài).
5- Tiền lương của nhân viên.
6- BHXH của nhân viên.
7- Khấu hao TSCĐ
8- Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này giúp cho việc tập hợp và lập báo cáo CPSX theo yếu tố chi phí. Nó thể hiện sự tiêu dùng tư liệu sản xuất và lao động mà công ty có được.
1.1.1.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí. (theo công dụng kinh tế).
Là phân loại theo nguyên tắc những khoản chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản mục chi phí, không xét đến khoản chi phí đó có nội dung như thế nào. Các khoản mục chi phí này được dùng trong việc xác định giá thành đơn vị sản phẩm cũng như giá thành đơn vị hàng hoá. (gồm 3 khoản mục).
Ngoài ra cách phân loại này còn có ảnh hưởng của từng khoản mục đến kết cấu giá thành, qua đó cung cấp những thông tin cần thiết để xác định hướng và biện pháp hạ GTSP
Phân loại chi phí theo khoản mục có ý nghĩa rất lớn đối với việc lập kế hoạch GTSP. Trong GTSP các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khác nhau.
1.1.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng tập hợp chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại:
Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, như chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất ..
Chi phí quản lý phục vụ: là những khoản chi phí có tính chất quản lý, phục vụ, liên quan chung đến hoạt động SXKD như CPSXC, chi phí quản lý doanh nghiệp...
1.1.1.4. Phân loại chi phí trong mối quan hệ với sản lượng.
Theo tiêu thức phân loại này, chi phí được phân thành chi phí chi cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định (chi phí bất biến).
Là những khoản chi phí tồn tại ngay cả khi không sản xuất sản phẩm, nó hoàn toàn không chịu sự tác động của bất kỳ sự biến đổi nào của việc thay đổi sản lượng sản phẩm làm ra trong một giới hạn quy mô nhất định.
Chi phí biến đổi (chi phí khả biến)
Là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận hay tỷ lệ nghịch với tình hình thay đổi của sản lượng sản phẩm làm ra như chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về lượng công nhân sản xuất.
Nhờ cách phân loại này, người ta có thể đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của chi phí chi ra. Mặt khác đó là cơ sở quan trọng để xác định sản lượng sản phẩm tối thiểu và xây dựng một chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt với với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
1.1.1.5. Phân loại chi phí trong mối quan hệ với giá thành.
Theo cách phân loại này chi phí được chia ra thành chi phí trực tiếp và chi gián tiếp.
Chi phí trực tiếp.
Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, có thể căn cứ vào số liệu chứng từ, kế toán quy nạp và phân bổ trực tiếp cho các loại sản phẩm, công việc đó.
Chi phí này bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, động lực dùng vào sản xuất, tiền lương và BHXH của công nhân viên sản xuất, các chi phí khác bằng tiền.
Chi phí gián tiếp.
Là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc nhiều loại công việc khác nhau, do đó phải tiến hành phân bổ gián tiếp cho các đối tượng liên quan theo các tiêu thức phân bổ khác nhau.
Cách phân loại này không cố định mà nó tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành công nghiệp. Phân loại theo cách này giúp cho việc xác định phương pháp kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý. Mặt khác nó còn có tác dụng trong việc tính toán giá thành kế hoạch cũng như hoạch toán giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm và sản lượng hàng hoá.
Theo chế độ hiện hành, CPSX được chia thành ba khoản mục giá thành.
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
1.1.2. Giá thành sản phẩm..
GTSP là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.
Để làm rõ bản chất GTSP ta xem xét nó trong mối quan hệ với giá trị và giá cả. GTSP là phạm trù kinh tế khách quan của quá trình sản xuất hàng hoá, có quan hệ mật thiết với giá trị và giá cả hàng hoá. GTSP được coi là xuất phát điểm để xây dựng giá cả, là giới hạn tối thiểu về lượng của giá cả, dưới mức độ đó thì không thể thực hiện được tái sản xuất giản đơn. Trên ý nghĩa đó thì GTSP là một bộ phận cấu thành nên giá trị. Giá thành và giá cả có quan hệ mật thiết, giữa GTSP với giá trị và giá cả luôn tồn tại khách quan một sự chênh lệch về lượng hoặc là có lợi cho người sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá chỉ có thể tồn tại và phát triển khi người sản xuất đạt mức giá thành thấp hơn giá bán của hàng hoá.
1.1.2.1. Các loại GTSP.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn công tác quản lý kế hoạch hoá giá thành từ khâu chỉ đạo thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm ở các doanh nghiệp công nghiệp, ta thường gặp nhiều loại giá thành khác nhau, mà giá thành được phân ra làm nhiều loại tương ứng.
Về măt quản lý giá thành thì giá thành sản xuất được chia thành 3 loại.
- Giá thành kế hoạch:
Là GTSP được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm , làm mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành định mức:
Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành từ từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế:
GTSP thực tế là cơ sở xác định giá trị sản phẩm, xác định giá bán. Mặt khác giá thành thực tế còn phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của công ty, đánh giá kết quả hoạt động SXKD của công ty. Ngoài ra giá thành thực tế còn là căn cứ cho việc xây dựng giá thành kế hoạch của kỳ sau.
Xét về mặt hạch toán theo quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp thì giá thành sản phẩm bao gồm 2 loại.
- Giá thành công xưởng: (giá thành thực tế sản xuất sản phẩm). Là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trong đó bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Giá thành toàn bộ (GTSP tiêu thụ)
Là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của công ty. Nó bao gồm giá thành sản xuất thực tế sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm dịch vụ đó
1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Giữa CPSX và GTSP có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Vì vậy chúng giống nhau về bản chất. Giá thành và CPSX đều bao gồm về chi phí lao động sống và lao động vật hoá mà công ty bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên bộ phận CPSX giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và CPSX lại khác nhau về số lượng.
Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản xuất
thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - dở dang cuối
phẩm đầu kỳ trong kỳ kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá trị sản phẩm và CPSX bằng nhau.
1.1.4. Nhiệm vụ, công tác tổ chức của kế toán CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp
Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế rất có hiệu quả với chức năng thu nhận, xử lý thông tin cung cấp những hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, thường xuyên và có hệ thống nhằm mục đích kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của của đơn vị. Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP đã đáp ứng yêu cầu trong quản lý CPSX và tính GTSP, thường xuyên tính toán, phản ánh, giám sát những chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cho nhà quản lý để đưa ra những biện pháp kịp thời hạ thấp chi phí, hạ GTSP
Để phát huy vai trò của kế toán CPSX và tính GTSP phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục chi phí .
Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm một cách khoa học hợp lý, xác định giá thành và hạch toán GTSP hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
Tổ chức vận dụng các TK kế toán để hạch toán CPSX và tính GTSP phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho ( kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn
Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo Tài chính ), định kỳ tổ chức CPSX và GTSP ở doanh nghiệp
1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất
1.2.1.1. Những vấn đề chung về hạch toán CPSX
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính GTSP
Giới hạn để tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí ( phân xưởng, đội , ...) . Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành chính là xác định nơi đã phát sinh chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí phải dựa vào hàng loạt các yếu tố: đặc điểm, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất, đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp ở các ngành mà đối tượng tập hợp CPSX có thể là : Từng công trình , từng hạng mục, hay từng công việc từng sản phẩm ....
Các phương pháp tập hợp CPSX
Tuỳ vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp CPSX, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí một cách phù hợp. Có 2 phương pháp cơ bản, đó là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp
+ Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với các chi phí có liên quan đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức sau;
Hệ thống phân bổ H =
Trong đó:
H - là hệ thông phân bổ
C - Tổng chi phí đã tập hợp.
T- Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí
Gi = Ti ´ H (i = 1,2,...,n)
Trong đó:
Gi - Chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti - Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i.
1.2.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Kế toán chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT và các nguyên vật liệu chính nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu, sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ, định vụ của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, lâm nghiệp
Kế toán tập hợp chi phí NVLTT trên TK 621- Chi phí NVLTT. Tất cả các chi phí nguyên vật liệu được tập hợp vào bên Nợ TK 621.
+ Kế toán chi phí NCTT
Chi phí NCTT là những khoản tiền phải trả cho NCTT sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ : gồm lương chính, luơng phụ, các khoản phụ cấp tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương NCTT sản xuất
Kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí NCTT để tập hợp chi phí NCTT trong kỳ .Tất cả chi phí NCTT sẽ được tập hợp vào bên Nợ TK 622
+ Kế toán chi phí SXC
Chi phí SXC là những CPSX cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của công ty.
Để theo dõi các khoản chi phí SXC, kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ sản xuất dịch vụ.
Những chi phí SXC khi phát sinh sẽ hạch toán vào các khoản mục chi phí theo từng yếu tố cụ thể. Cuối kỳ để tập hợp chi phí theo từng đối tượng cụ thể thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí tiêu thức phù hợp
Công thức phân bổ chi phí SXC
Chi phí SXC Tổng chi phí SXC Đv tiêu thụ
phân bổ cho đối = ´ phân bổ thuộc
tượng A Tổng số đv tiêu thức phân bổ đối tượng A. cho các đối tượng được phân bổ
Chi phí SXC ở doanh nghệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu.
- Chi phí dụng cụ sản suất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
+ Kế toán tập hợp CPSX ở doanh nghiệp
Kế toán sử dụng TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " dể tổng hợp chi phí theo sơ đồ tổng quát sau
Sơ đồ 01.
Hạch toán chi phí sản suất kinh doanh theo phương pháp khai thường xuyên
TK 621
TK 154,338
TK 154
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Các khoản ghi giảm chi phí
TK 622
TK 155,152
Nhập kho
Chi phí nhân công
trực tiếp
TK 157
TK 627
Gửi bán
Giá thành
thực tế
Chi phí sản xuất chung
TK 632
Tiêu thụ
1.2.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ :Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy cuối kỳ doanh nghiệp phải kiểm kê tất cả các nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại phân xưởng cùng với bộ phận sản phẩm dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán. Vì thế việc hạch toán chi phí sản phẩm cũng có khác biệt nhất định:
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy phục vụ cho việc tính GTSP, lao vụ, dịch vụ, kế toán theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm lao vụ).
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho SXKD kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí NVLTT”.
Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà chỉ ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán. Sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá nguyên vật liệu, dụng cụ tồn kho và hàng mua đang đi đường.
- Hạch toán chi phí NCTT
Về chi phí NCTT, cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính GTSP lao vụ dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NCTT vào TK 631 theo từng đối tượng.
- Hạch toán chi phí SXC.
Toàn bộ chi phí SXC cuối kỳ được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các điều khoản tương ứng như các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng sản phẩm, lao vụ để tính GTSP
- Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Để phục vụ cho việc tổng hợp CPSX và tính GTSP kế toán sử dụng TK 631 “giá thành sản phẩm”, TK này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất... ) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ ... của các bộ phận SXKD chính, kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến ...
Được hạch toán vào TK này gồm có 3 loại chi phí sau:
+ Chi phí NVLTT
+ Chi phí NCTT
+ Chi phí SXC.
Việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cũng như đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ 02
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
631 “Giá thành sản xuất”
154
154
Kết chuyễn giá trị Kết chuyển giá trị
sản phẩm dở dang sản lượng dở dang
621
đầu kỳ cuối kỳ
611
chi chi phí nguyên vật
632
trực tiếp
911
622
Chi phí nhân công Giá thành sản xuất
155
111,331,334,214
trực tiếp sản xuất của sản phẩm hoản
nhập kho hoặc
641
627
Kết chuyển chi phí đem tiêu thụ ngay sản xuất chung
1.2.2. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thu được những sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Đến cuối kỳ những khoản chi phí bỏ ra chưa tạo ra thành phẩm hết, bộ phận chi phí đó gọi là chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ hay còn gọi là giá trị sản phẩm dở dang.
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang phải tiến hành kiểm kê sản phẩm làm dở dang thực tế đồng thời xác định mức độ sản phẩm dở dang so với thành phẩm (sản phẩm hoàn thành) ở từng giai đoạn chế biến.
Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang :
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo NVLTT
Theo phương pháp này thì chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí NVLTT, còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm .Việc tính đó dựa vào chi phí NVLTT dùng cho sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dở dang. Công thức tính:
DCK =
Trong đó:
DCK: chi phí dở dang cuối kỳ.
DĐK: chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ.
CTK: chi phí sản xuất trong kỳ.
QHT: sản lượng sản phẩm hoàn thành.
QDKC: sản lượng dở dang cuối kỳ.
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có đặc điểm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong GTSP . Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính tất cả vào các khoản mục trừ khoản mục chi phí thiệt hại trong sản xuất. Căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang để đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
công thức tính :
Trong đó : Q’ = Qđkc ´ mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Q’:là số sản phẩm làm dở của cuối kỳ.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Theo phương pháp này cuối kỳ tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm, dịch vụ dở dang hoặc chưa thực hiện.
Theo phương pháp này cuối kỳ tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa thực hiện. Xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm, dịch vụ ở cuối kỳ. Căn cứ vào định mức chi phí của từng đơn vị cụ thể để tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức.
Định mức chi phí
=
´
Khối lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Chi phí sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Tuy nhiên mỗi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có ưu nhược điểm và điều kiện khác nhau khi vận dụng vào doanh nghiệp thì cần xem xét phương pháp nào là phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp cũng như trình độ và yêu cầu của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành , kỳ tính giá
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp chế tạo và thực hiện cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. ở từng doanh nghiệp cụ thể ta phải đưa các nhân tố cụ thể để tính giá thành như: Đặc điểm tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm khả năng trình độ quản lý hạch toán ....
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm từng công việc ...là một đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượngng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến đối tượng tính giá thành ....
Các yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin để quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tính giá thành. Điều này thể hiện rõ tính mục đích cụ thể của thông tin kế toán. Tuy nhiên việc xác định đối tượng tính giá thành cụ thể như thế nào ( mức độ tổng hợp, hay chi tiết ..) còn phụ thuộc vào khả nảng quản lý nói chung và trình độ hạch toán của doanh nghiệp
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành . Các doanh nghiệp khác có thể có kỳ tính giá khác nhau, doanh nghiệp tổ chức hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, kỳ tính giá thành là hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng. Với doanh nghiệp tổ chức đơn chiếc ( hoặc hàng loạt )theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài ,sản phẩm ( hoặc hàng loạt sản phẩm ) chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm (hoặc hàng loạt sản phẩm đó ), thì kỳ tính giá thích hợp là thời điểm sản phẩm ,loạt sản phẩm đã hoàn thành, tức là kỳ tính giá phù hợp với chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên kỳ tính giá theo tháng phát huy được nhiều ưu điểm hơn, vì nó phản ánh thường xuyên hơn hoạt động SXKD .
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp CPSX là tiền đề, tạo điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá trong doanh nghiệp. Trong thực tế, mỗi đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành, hoặc có thể xẩy ra một đối tượng kế toán tập hợp CPSX lại bao gồm nhiều đối tượng tính GTSP và ngược lại. Mối quan hệ này ở từng doanh nghiệp khác nhau sẽ quyết định sự lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó
1.2.2.4. Các phương pháp tính giá thành
Doanh nghiệp sản xuất đơn giản.
Theo phương pháp tính GTSP của sản xuất giản đơn có các đặc điểm sau:
- Vì không có hoặc rất ít sản phẩm dở dang nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm của sản xuất trong kỳ báo cáo. Toàn bộ chi phí của sản phẩm sản xuất đều tính nhập vào GTSP
- Do mặt hàng tương đối ít nên các CPSX có thể tính nhập trực tiếp vào giá thành trực tiếp cứ không phải phân bố.
- Vì sản xuất đơn giản, khối lượng sản xuất không nhiều nên CPSX thường tính vào GTSP vào cuối tháng
Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục như thuỷ tinh, gốm sứ, vải giầy... Khi chế tạo sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất còn gọi là giai đoạn chế biến (trừ bước chế biến cuối cùng) sẽ sản xuất ra bán thành phẩm có hình thái vật chất khác nhau. Bán thành phẩm của mỗi bước là đối tượng chế biến của bước sau.
- Phương pháp phân bước hạch toán CPSX và tính giá thành của những đặc điểm.
- Muốn tính GTSP ở trong một giai đoạn nào đó phải biết được quá trình của giai đoạn trước.
- Phải phản ánh tình hình di chuyển từ giai đoạn chế biến này sang giai đoạn chế biến khác hay nhập kho.
-Tính giá thành theo phương pháp phân bước phải tiến hành có định kỳ vì trong doanh nghiệp sản xuất khối lượng theo kiểu liên tục sản phẩm cũng hoàn thành liên tục. Đồng thời trong quá trình sản xuất thường còn lại sản phẩm dở dang, nên không phải chờ đến khi sản phẩm hoàn thành xong mới tính giá thành mà cứ cuối mỗi tháng tính giá thành một lần
Chi phí chế biến
bước 2
Giá trị sản phẩm
dở bước 2
Giá thành
bán TP’
bước 2
Chi phí
chế biến
bước 3
Giá trị
sản phẩm bước 3
Giá thành
bán TP’
bước (n-1)
Chi phí
chế biến
bước n
Giá trị sản
phẩm dở dang bước n
Giá thành
sản phẩm
+
_
=
_
=
+
= ...... =
+
_
=
__
+
Chi phí NVL chính
Chi phí chế biến bước 1
Chi phí chế biến dở bước 1
Giá thành bán TP bước 1
Sơ đồ 03. Trình tự hạch toán CPSXvà tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá bán thành phẩm
Sơ đồ 04: Hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương án phân bước không có tính giá thành bán thành
Tổng giá thành
thành phẩm
Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm
.................
Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm
Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán phải tiến hành tập hợp CPSX theo từng đơn. Đối tượng tính GTSP là sản phẩm từng đơn đặt hàng, tuỳ theo tính chất và số lượng từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng hợp chi phí hay phương pháp liên hợp....
Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển ._.kỳ sau.
Doanh nghiệp áp dụng theo hạch toán định mức.
Theo phương pháp này kế toán xác định được giá thành định mức từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng từng thay đổi, từng chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó xác định thực tế GTSP
Phương pháp trực tiếp.
Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lượng hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.
Phương pháp tổng cộng chi phí.
áp dụng với các doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất được thực hiện ở từng bộ phận của sản xuất nhiều giai đoạn công nghệ.
Đối tượng tập hợp CPSX là các bộ phận, các chi tiết sản phẩm được xác định bằng cách cộng CPSX của các bộ phận hay tổng chi phí của từng giai đoạn.
GTSP = Z1 + Z2 + ....... + Zn.
Phương pháp hệ số.
áp dụng ở các doanh nghiệp mà sử dụng một thứ nguyên liệu và một số lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau. Theo phương pháp này trước hết kế toán cần căn cứ vào hệ số quy đổi rồi từ đó dựa vào tổng hợp chi phí liên quan đến giá thành và các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra GTSP gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
. Phương pháp tỷ lệ.
Các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau, để giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán thường tập CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa sản xuất thực tế với chi phí kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành.
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch
đơn vị sản phẩm = (hoặc định mức) đơn vị ´ Tỷ lệ chi phí
từng loại sản phẩm từng loại
=
´ 100
Tỷ lệ Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm
chi phí Tổng giá thành sản xuất kế hoạch (hoặc định mức)
của từng loại sản phẩm
Phương pháp loại trừ các sản phẩm phụ
Đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính đã thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ sản phẩm phụ khỏi tổng CPSX
Tổng gíá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản phẩm
thành sản = phẩm chính + sản xuất phát - phẩm phụ - chính dở dang
phẩm chính dở dang sinh trong kỳ thu hồi cuối kỳ
Phương pháp liên hợp.
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất theo quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các công ty sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy,... Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng chi phí, tổng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ.....
phần II
thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì - Hà Nội.
2. 1.Tổng quan về Công ty Sứ Thanh Trì -Hà Nội.
Giới thiệu về Công ty Sứ Thanh Trì
Công ty Sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh Vật liệu xây dựng chuyên sản xuất sứ vệ sinh cao cấp mang nhãn hiệu Viglacera có chế độ hạch toán kế toán độc lập nhưng lại chịu sự quản lý của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Tên giao dịch tiếng Anh là: Thanh Tri sanitary ware company
Địa chỉ: Xã Thanh trì, Huyện Thanh trì, Hà Nội .
Điện thoại : 84-04-8611056-8623410.
Fax: 84-04-8613147.
Chức năng hoạt động của Công ty là thông qua hoạt động SXKD của sản phẩm Sứ vệ sinh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo pháp luật nước CHXHCNVN để phát triển sản xuất, khai thác vật tư và nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm, hàng hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và tiêu dùng trong nước, tạo nguồn hàng xuất khẩu góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân
Công ty Sứ Thanh Trì có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng Sứ vệ sinh phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm Sứ vệ sinh của Công ty mang nhãn hiệu hàng hoá độc quyền bao gồm: Lavabô, xí bệt, xí xổm, tiểu treo, biđe.
Giai đoạn từ 1961 đến 1985
Công ty Sứ thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất bát của Tư nhân. Tháng 5/1959 xưởng gạch Thanh Trì được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1959. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh theo Quyết định số 36-BKT ngày 23/3/1961 của Bộ Kiến Trúc, Xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập với nhiệm vụ sản xuất các loại gạch lát, gạch xây, gạch chịu lửa, gạch lát vỉa hè.....với sản lượng nhỏ khoảng vài trăm viên mỗi loại
Năm 1980 Xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy Sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu sản xuất các sản phẩm Sứ tráng men : gạch ốp, ống sành, Sứ vệ sinh, gạch chịu lửa. Với tổng khối lượng hàng năm khoảng 80 tấn, đội ngũ công nhân viên trung bình 250 người.
Trong giai đoạn này, do sản xuất dàn trải ra nhiều mặt hàng, công nghệ chắp vá, tuỳ tiện cho nên hầu hết các sản phẩm đều có phẩm cấp thấp, chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu
Giai đoạn 1986 đến 1991.
Do nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý nhưng Nhà máy vẫn làm theo lối cũ nên sản phẩm không cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước, chi phí sản xuất lớn chất lượng kém, sản phẩm tồn đọng dẫn đến Nhà máy ngừng sản xuất và hơn một nửa công nhân không có việc làm. Nhà máy đứng bên bờ bị phá sản .
Giai đoạn 1992 đến nay.
Trong khi Nhà máy phải tạm ngừng sản xuất và bố trí lại sản xuất để tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị, điều kiện làm việc và sắp xếp lại mặt bằng dây chuyền sản xuất. Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Nhà máy đã bắt đầu nhập thiết bị và phụ kiện của ITALIA. Kết quả cho thấy trong 46 ngày đầu năm 1992 Nhà máy sản xuất được 20400 sản phẩm chất lượng cao gấp 4 lần sản lượng của năm 1990 và 1991.
Từ đó đến nay sản lượng cũng như doanh thu không ngừng tăng trưởng mỗi năm sản xuất.
* Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp (theo số liệu của BCĐKT ngày 31/12/2001)
Vốn cố định : 130 tỷ đồng Việt Nam
Vốn lưu động : 60 tỷ đồng Việt Nam
* Về lao động
Tính đến ngày 31/12/2001 thực trạng lao động ở doanh nghiệp gồm có:
Tổng số lao động : 596 người
Trong đó
- Trình độ Đại học và Cao đẳng : 150 người
- Công nhân lành nghề : 359 người
- Cán bộ công nhân khác : 96 người
Thu nhập bình quân đầu người : 1.100.000
*Về công suất máy móc thiết bị
Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất sản phẩm trên 2 dây chuyền sản xuất là DC1, DC2 với công ghệ thiết bị hiện đại của Anh, Italy, Mỹ có công suất 50.000- 60.000 sản phẩm /năm
Đi đôi với việc tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, doanh thu của Công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm trong đó tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm ngày càng được nậng cao. Đặc biệt trong năm 2001, Công ty đã đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng với doanh thu xuất khẩu là 20 tỷ đồng. Với doanh thu đạt được đã giúp Công ty thực hiện các chỉ tiêu khác ngày càng tốt hơn. Chúng ta có thể thấy được qua bảng số liệu sau:
Biểu số 01: Kết quả SXKD của Công ty Sứ Thanh trì năm 2001
STT
chỉ tiêu
đvt
kh
th
tỷ lệ %
KH
TH
Doanh thu
Tr. đồng
122400
126289
123,81
142,17
Nộp ngân sách
-
5262
5712
110,55
125,55
Trả nợ vay
-
28167
28576
118,28
148,62
Thu nhập
-
1156
1442,4
149,62
147,12
Nói chung trong những năm qua Công ty đã có nhiều tín hiệu tốt trong SXKD, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã tăng thêm góp phần vào tiết kiệm chi phí và giảm GTSP, doanh thu ngày càng cao và đi lên nhất là vào những tháng cuối năm, thu nhập của người công nhân ngày càng được nâng cao.
Quy trình công nghệ và tổ chức hoạt động
2.1.2.1. Quy trình công nghệ
Công nghệ mà Công ty đang sử dụng là DC 1và DC 2. Quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều công đoạn, nhưng do chu kỳ sản xuất không dài và hoàn toàn trên thiết bị hiện đại nên dây chuyền sản xuất được tổ chức theo nhóm hỗn hợp trong cùng một không gian
Sơ đồ 05: Quy trình công nghệ sản xuất Sứ
2.1.2.2. Tổ chức hoạt động
ở Công ty Sứ Thanh trì, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sứ. Tuy tách thành các bộ phận nhỏ để quản lý:
Nhà máy Sứ Thanh trì: Gồm 4 PX Sản xuất các loại sản phẩm Sứ theo đơn đặt hàng , theo thị hiếu của của thị trường, theo lệnh của Giám đốc Công ty. Nhà máy Sứ Thanh trì không có bộ máy kế toán riêng, không có việc lập chứng từ . Đứng đầu nhà máy là Giám đốc nhà máy . Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm với Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của nhà máy cũng như mọi sản phẩm làm ra
Xí nghiệp khuôn mẫu: Với chức năng sản xuất các loại khuôn mẫu phục vụ cho việc sản xuất các loại sản phẩm. Số liệu được tập hợp trình Giám đốc Công ty sau đó được tập hợp về Phòng kế toán. Quản lý xí nghiệp có Giám đốc xí nghiệp .Mọi chi phí thanh toán đều được sự đồng ý của Giám đốc Công ty.
Chính việc tập hợp các số liệu từ các nhà máy, xí nghiệp các bộ phận ở từng giai đoạn công nghệ dã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và quản lý chi phí
2.1.3. Tổ chức quản lý của Công ty.
Do đặc trưng về ngành nghề sản xuất Sứ vệ sinh cho nên đội ngũ cán bộ công nhân viên đòi hỏi phải được tuyển dụng một cách kỹ càng nhằm tuyển chọn những người có trình độ, tay nghề cao, có ý thức kỷ luật tốt.
Sơ đồ 06: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Phòng
Kinh
doanhnội địa
Phòng
Xuất
nhập
khẩu
Nhà máy Sứ Thanh trì
Xí nghiệp khuôn mẫu
Phòng
Tài
chính
kế
toán
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng
Tổ
chức
lao
động
Văn
phòng
Công
Ty
Phòng
kế
hoạch
đầu
tư
Phòng kỹ thuật KCS
Công ty Sứ Thanh trì là một Công ty kinh doanh lớn với mặt hàng Sứ vệ sinh. Do đó khối lượng các khoản chi phí đầu vào cũng như các sản phẩm sản xuất ra cũng rất lớn. Tất cả đều phải được Giám đốc Công ty xét duyệt, mọi quy định đều được Giám đốc Công ty ra các văn bản, các quyết định thi hành.
Việc ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán của Công ty với bên có liên quan đều do Giám đốc Công ty ký kết
Phó giám đốc Công ty: Giúp Giám đốc Công ty điều hành các hoạt động kinh doanh bán hàng của Công ty. Phó Giám đốc Công ty có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng bán hàng với các Đại lý, Cửa hàng, các hoá đơn bán hàng. Ngoài ra khi Giám đốc Công ty đi vắng có quyết định uỷ quyền cho Phó Giám đốc Công ty giải quyết mọi việc trong thời gian đó
Phòng Kinh doanh nội địa:
+ Chức năng chính là tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trong khu vực nội địa ( Chào bán hàng với các Công trình, đại lý )
+ Cung cấp các thông tin cần thiết cho Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty về tình hình thị trường khách hàng
+ Khuyếch trương trưng bầy các sản phẩm tại các hội chợ triển lãm
+ Lập các hoá đơn bán hàng ( hoá đơn GTGT) cho các khách hàng, Đại lý , các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho các cửa hàng trực thuộc Công ty sau đó chuyển cho phòng kế toán để kế toán làm căn cứ vào sổ
Phòng xuất nhập khẩu : Tìm kiếm các thị trường tiêu thụ các sản phẩm Sứ vệ sinh Viglacera ở nước ngoài thông qua mạng hoặc qua trao đổi trực tiếp.
Phòng kế toán: Tổng hợp số liệu chứng từ ( Chi phí, Thanh toán , thuế , hoá đơn bán hàng, công nợ .....) của toàn bộ Công ty. Lập Báo cáo Tài chính, Báo cáo kết quả Kinh doanh , Báo cáo Thuế, Báo cáo Quỹ
Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ sắp xếp điều chuyển nhân sự từ bộ phận này sạng bộ phận khác khi được sự cho phép của Giám đốc Công ty, giao dịch với các đối tác bên ngoài về chính trị của Công ty. Lập các hồ sơ nhân sự, các biểu số về lương, BHXH, BHYT, KP Công đoàn ...
Văn phòng Công ty: Cung cấp các trang thiết bị, văn phòng phẩm các loại vật tư phục vụ cho bộ máy quản lý hành chính của Công ty
Phòng kế hoạch đầu tư:
+ Lập các kế hoạch, dự án về xây dựng sửa chữa TSCĐ
+ Nhập nguyên vật liệu, vật tư thiết bị, phục vụ sản xuất
+ Xây dựng các kế hoạch để sản xuất sản phẩm
Xây dựng các định mức tiêu hao về nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Phòng Kỹ thuật : Tạo ra các kích thước mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Thực hiện mọi sửa chữa các khuyết tật của sản phẩm khi sản xuất ra.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty.
2.1.4.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Là một doanh nghệp có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ " Nhật ký chung"
Sơ đồ 07 : Trình tự ghi sổ " Nhật ký chung"
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Ghi chú
Bảng cân đối số
phát sinh
- Ghi hàng ngày
ị - Ghi cuối tháng
hoặc định kỳ
Quan hệ
Báo cáo tài chính
đối chiếu
Hiện nay lao động của cán bộ kế toán trong Công ty đã được cơ giới hoá bằng hệ thống máy vi tính giúp cho việc ghi chép cập nhật một cách nhanh chóng, nâng cao chất lượng của các thông tin kế toán tài chính. Từ đó giúp lãnh đạo Công ty ra quyết định kịp thời. Đồng thời Công ty cũng đã quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kiến thức mới cần thiết cho đội ngũ cán bộ kế toán , góp phần nâng cao hiệu quả kế toán.
. Việc lập và luân chuyển xử lý chứng từ
Việc lập , luân chuyển và xử lý chứng từ của Công ty tuân theo quy định của chế độ kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thật sự hoàn thành đều được lập chứng từ ghi sổ và lưu giữ chứng từ. Công ty Sứ Thanh Trì chỉ sử dụng các hoá đơn bắt buộc theo quy định của Bộ Tài Chính. Việc lập và luân chuyển các liên tuân theo các văn bản quy định của Bộ Tài Chính
. Việc sử dụng hệ thống tài khoản
So với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty Sứ Thanh Trì có quy mô khá lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có nhiều loại nghiệp vụ khác nhau. Chính vì vậy Công ty đã sử dụng hầu hết các TK trong hệ thống TK kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính trừ một số TK 128,129,139,159,212,221, 228, 229.
Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý Công ty cũng đã mở thêm một số TK chi tiết
VD: TK 335 có 2 TK chi tiết
TK 3351: Chi phí sửa chữa lớn
TK 3352: Chi phí trả lãi vay
Việc định khoản, ghi chép các nghiệp vụ doanh nghiệp làm đúng theo Quy định 1141/ BTC
. Hệ thống sổ mà Công ty Sứ Thanh Trì đang sử dụng
- Sổ kế toán tổng hợp :
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ Cái TK
Sổ Kế toán chi tiết: Doanh nghiệp sử dụng rất nhiều sổ chi tiết các TK, mỗi TK chi tiết đều mở một sổ chi tiết; Tài sản cố định, Vật tư, Hàng hoá, Thành phẩm , Tiền gửi, Tiền vay ...
Hiện tại doanh nghiệp sử dụng 27 mẫu bảng biểu do Bộ Tài chính quy định, trong đó có 4 mẫu Báo cáo Tài Chính được lập hàng tháng:
+ Bảng cân đối Kế toán
+ Báo cáo Kết quả kinh doanh
+ Bảng cân đối Ngân sách
+ Báo cáo lưu chuyển Tiền tệ
2.1.4.2. Tổ chức Bộ máy Kế toán
Bộ máy kế toán trong Công ty có nhiện vụ kiểm tra việc thực hiện các công tác kế toán trong Công ty giúp lãnh đạo Công ty tổ chức công tác quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế Tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá của cán bộ kế toán. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất, quản lý, bộ máy kế toán Công ty được tổ chức tập trung và tiến hành hạch toán độc lập
Sơ đồ 08: Bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán
công nợ
Kế toán
bán hàng
Kế toán
thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Kế toán
tiền lương
kiêm kế
toán vật tư
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
tập hợp
chi phí
và tính
giá thành
Kế toán
TSCĐ
kiêm kế toán
thanh
toán
Nhiệm vụ chức năng của từng cán bộ trong bộ máy kế toán của Công ty như sau:
+ Kế toán trưởng: là người thực hiện nhiệm vụ hạch toán cuối cùng, xác định kết quả kinh doanh của Công ty để ghi vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái), đồng thời phân tích các kết quả kinh doanh đạt được giúp Giám đốc Công ty lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư có hiệu quả cao.
+ Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho chủ nợ: bao gồm các khoản tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, Nhà nước,...
+ Kế toán TSCĐ, thanh toán: Theo dõi việc nhập, xuất và tính khấu hao cho tài sản của Công ty.
+ Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP có nhiệm vụ tập hợp chi phí từ các phân xưởng như nguyên vật liệu kết hợp với số liệu ở kế toán tiền lương để phân bổ lương vào tính GTSP. Đồng thời kế toán giá thành căn cứ vào lượng chi phí đã tính để vào các loại sổ sách có liên quan.
+ Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng uỷ nhiệm chi của Công ty để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
Kế toán tiền lương, BHXH, kiêm Kế toán vật tư.
Theo dõi các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Công ty như về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Đồng thời theo dõi nhập xuất tồn vật tư qua các chứng từ gốc.
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Thường xuyên theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm và các khoản chi phí có liên quan đến tiêu thụ.
+ Kế toán bán hàng:
Ghi chép tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng của Công ty theo dõi toàn bộ phần hàng hoá tiêu thụ.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì - Hà Nội.
2.2.1. Những vấn đề chung về hạch toán CPSXvà GTSP
Công ty Sứ Thanh Trì là một đơn vị SXKD nên chi phí và giá thành luôn được Công ty coi trọng hàng đầu vì điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến sự tồn tại và phát triển của Công ty trong cơ chế thị trường.
Chính vì lẽ đó, kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Công ty được đặt lên vị trí quan trọng và luôn được quản lý một cách chặt chẽ, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD
CPSX gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Mặt khác CPSX là cơ sở cấu tạo nên GTSP. Tiết kiệm CPSX là cơ sở hạ GTSP. Yêu cầu công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác quản lý sản xuất và chi phí nói riêng đòi hỏi Công ty phải tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác.
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí và tính GTSP.
ở Công ty Sứ Thanh Trì - Hà Nội, việc xác định đối tượng tập hợp CPSX được đánh giá là có ý nghĩa to lớn và được coi trọng đúng mức.
Công ty Sứ Thanh Trì - Hà Nội là một Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Trong cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại vật tư nhưng sử dụng nhiều khuôn mẫu khác nhau và tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Do từng bước công việc liên tục và quy trình tạo ra sản phẩm trong thời gian tương đối ngắn, mặt hàng đa dạng nên việc sản xuất chia thành các phân xưởng. Mỗi phân xưởng phụ trách sản xuất một công đoạn của nhiều mặt hàng sau đó chuyển sang phân xưởng khác tiếp tục hoàn thiện.
Việc tập hợp CPSX từ các phân xưởng nên Công ty xác định đối tượng tập hợp CPSX là các loại sản phẩm. Hiện tại các loại sản phẩm sản xuất ở đây chủ yếu là mặt hàng sứ vệ sinh như : bệ xí bệt các loại, chậu rửa, các loại tiểu, biđe....
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất.
2.2.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu:
Nguyên liệu chính bao gồm những thứ nguyên liệu, vật liệu nửa thành phẩm mua ngoài mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể của sản phẩm.
Trong điều kiện thực tế của Công ty
+ Nguyên liệu chính được sử dụng cho sản xuất tại Công ty bao gồm: Đất sét, cao lanh, feldspar, thạch anh,
+ NVL và các chất phụ gia: BaCO3, ALO bi nghiền,...
+ Các nhiên liệu : Ga công nghiệp , dầu FO, dầu JETA....
NVL chính là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể vật chất cho sản phẩm . Chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong GTSP nên yêu cầu đòi hỏi chính xác về thành phần hữu cơ. Ví dụ:
Cao lanh sản xuất "xương" - Hàm lượng AL2 O3 > 14%
Cao lanh sản xuất "men" - Hàm lượng AL2 O3 > 15%. Công ty phải theo dõi chặt chẽ, quản lý cụ thể để góp phần hạ GTSP.
Hầu hết NVL, nhiên liệu đều được khai thác trong nước, chỉ có thạch cao, ZNO, bột màu, và chất tạo men là còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên các nhà cung ứng đều đa dạng nên sản xuất không bị đe doạ ngừng trệ vì thiếu nguyên vật liệu. Một đặc điểm thuận lợi nữa là các nguyên vật liệu chủ yếu ở dạng bột, ít bị ảnh hưởng của thời tiết, Nhưng do diện tích đất của Công ty chỉ là 4ha, chưa đủ diện tích làm kho chứa nguyên liệu trong thời gian dài, cộng thêm yếu tố nguồn cung ứng phong phú nên kế hoạch của Công ty chỉ mua NVL đủ dùng trong thời gian ngắn.
Tại Công ty Sứ Thanh Trì các chứng từ được sử dụng để quản lý NVL xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành gồm: Phiếu xuất kho NVL, giấy đề nghị xuất NVL. Các chứng từ trên phải hợp lệ, tức là phải có đủ các chữ ký của các bên theo yêu cầu, phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết trên chứng từ ...
TK mà Công ty sử dụng để tập hợp chi phí NVLTT là TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty mở chi tiết TK 6211 chi phí NVLTT : SP. TK 6211 tập hợp tất cả chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Sứ. Cách tập hợp như sau:
Khi tính được NVLTT phát sinh kế toán ghi vào bên Nợ TK 6211 cụ thể: Nợ TK 6211
Có TK liên quan
Doanh nghiệp thường tiến hành sản xuất liên tục theo kế hoạch sản xuất mà phòng kế hoạch lập, có nhiều thời điểm có thêm đơn đặt hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài , phòng kế hoạch tính toán số lượng NVL cần thiết để mua và nhập NVL
Quy trình hạch toán NVL bắt đầu từ chứng từ là " Phiếu đề nghị xuất vật tư ", Khi các phân xưởng có nhu cầu về từng loại NVL cụ thể phân xưởng đó lập " Phiếu đề nghị xuất vật tư ", trong đó ghi rõ xuất cho bộ phận nào thuộc giai đoạn sản xuất nào, bao gồm những loại vật tư nào, số lượng ...
VD: Phiếu đề nghị xuất vật tư
Biểu số 02 : Phiếu đề nghị xuất vật tư
Ngày 31/12/2001
Họ và tên người lĩnh : Nguyễn Văn Phương
Thuộc bộ phận : Nguyên liệu
Lý do xuất : Phục vụ sản xuất
Xuất tại kho : Kho đất sét
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Thành tiền
Ghi chú
1
Đất sét
kg
252200
Người đề nghị
Phụ trách bộ phận
Giám đốc đơn vị
Căn cứ vào "Phiếu đề nghị xuất vật tư ", kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu có ký nhận của người nhận NVL
Trích Sổ chi tiết NVL tháng 12/2001
Biểu số 03 : Sổ chi tiết vật liệu
Tài khoản: 152
Tên kho : Kho đất sét
Tên, quy cách vật liệu : Đất sét ,
Mã số: NL 001 Đơn vị tính: kg
chứng từ
diễn giải
TK đư
đơn giá (đ)
Nhập
Xuất
Tồn
Số
ngày
lượng
tiền
(đ)
lượng
tiền
(đ)
lượng
tiền
(đ)
Tồn đầu tháng 12/2001
252,73
427812
108120132
77
25/12/2001
nhập đất sét HĐsố 60704
109,09
141210
57767727
31/12/2001
xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu
426,42
252200
Thủ kho cho xuất vật tư và ghi vào Thẻ kho
Trích Thẻ kho tháng 12/2001
Biểu số 04 : Thẻ kho
Ngày lập thẻ 25/12/2001
Tờ số : 02
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư : Đất sét
Mã số : NL001
Đơn vị tính : kg
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
số
ngày
Nhập
Xuất
Tồn
1
77
25
Nhập đất sét HĐ 60704
25
141210
569022
2
31
Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu
31
252200
316822
Giá nguyên vật liệu xuất kho tính theo giá bình quân gia quyền. Cụ thể
Giá TT tồn đầu kỳ NVL i + Giá TT nhập trong kỳ NVLi
Đơn giá bq =
xuất NVL i Số lượng tồn đầu kỳ NVLi + Số lượng nhập trong kỳ NVLi
Giá thực tế = Số lượng NVL i xuất kho * đơn giá bình quân xuất NVLi
xuất kho
VD: Ngày 31/12/2001 xuất vật tư bộ phận nguyên liệu: 252.200kg
108 120 132+57 676 727
Ta có : Đơn giá đất sét = = 426,42
427 912 +141 210
Giá thực tế xuất kho = 252 200 x426,42 =107 543 124đ
cho bộ phận NL
Khi nhập số liệu vào để in ra phiếu xuất kho cho từng bộ phận kế toán vật tư nhập theo định khoản:
Nợ TK 6211
Có TK 1521 ( Nếu là nguyên vật liệu chính )
Có TK 1522 ( Nếu là nguyên vật liệu phụ, các chất phụ gia )
Có TK 1523 ( Nếu là nhiên liệu )
Ngoài ra còn phải nhập mã kho ( quản lý từng loại nguyên vật liệu )
+ Số lượng xuất
+ Mã nguyên vật liệu
+ Đối tượng sử dụng ( Bộ phận sản xuất nào )
Mỗi lần nhập kế toán vật tư nhập tổng số tổng giá trị từng loại NVL xuất kho cho từng bộ phận và in ra mỗi bộ phận 1 phiếu xuất kho
Ví dụ: NVL đất sét tháng 12/2001, xuất kho cho bộ phận nguyên liệu tổng giá trị xuất là: 107 543 124. Kế toán vật tư nhập vào máy tính theo nội dung sau:
Nợ TK 6211 107 543 124
Có TK 1521 107 543 124
Mã kho :K03 - Kho dất sét
Số lượng xuất : 252 200kg
Mã NVL :NL 001
Đối tượng sử dụng : Bộ phận nguyên liệu
Ví dụ: Phiếu xuất kho có mẫu sau
Biểu số 05: Phiếu xuất kho
Ngày 31 /12/2001
Số: 18
Họ và tên người nhận : Nguyễn Văn Phương
Địa chỉ: Bộ phận nguyên liệu Nợ TK 6211
Lý do xuất: Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất Có TK 152
Xuất tại kho: Kho đất sét
Mã hàng
Tên hàng
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
00BDST00
Đất sét trắng
kg
252200
426,42
107543124
Cộng
107543124
Từ số liệu định khoản, mã NVl đối tượng sử dụng đã nhập số liệu trên bảng chi tiết NVL được chuyển thẳng vào sổ " Nhật ký chung"
Trích số liệu trên sổ " Nhật ký chung" tháng 12/2001.
Biểu số 06 : Sổ "Nhật ký chung"
Ngày
Diễn giải
TK
Phát sinh Nợ
phát sinh Có
15
31/12
Xuất vật tư cho bộ phận nghiền men
6211
152
211 213 511
211 213 511
18
31/12
Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu
621
152
107.543.124
107.543.124
26
31/12
Xuất vật tư cho bộ phận lò nung
621
152
763 862 424
763 862 424
479
31/12
Kết chuyển 6211 sang 1541
1541
6211
1 082 619 059
1 082 619 059
Từ số liệu trên sổ " Nhật ký chung", máy tính chuyển số liệu sang sổ "Cái TK 6211". Trích số liệu trên sổ cái TK 6211
Biểu số 07: Sổ Cái TK 6211 - Chi phí NVLTT: SP
Số
Ngày
Diễn giải
Tài khoản
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
15
31/12
Xuất vật tư cho bộ phận nghiền men
152
211 213 511
18
31/12
Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu
152
107 543 124
26
31/12
Xuất vật tư cho bộ phận lò nung
152
763 862 424
479
31/12
Kết chuyển 6211 sang 1541
1541
1 082 619 059
Sổ Cái TK 6211 tập hợp chi phí NVLTT phát sinh ở các bộ phận sản xuất Sứ, cuối tháng kết chuyển chi phí này sang TK 1541-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Sản phẩm ,để phục vụ cho việc tính GTSP Sứ. Kế toán nhập theo định khoản:
Nợ TK 154( 1541) : 1082619059
Có TK 6211: 1082619059
Từ số liệu trên sổ Cái TK 6211 ta thấy chi phí NVL tập hợp được trong tháng 12/2001 là 1 082 619 059đ
2.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
NCTT sản xuất ở Công ty gồm có công nhân thường xuyên ( trong chế biến ) và công nhân hợp đồng
Quỹ lương của Công ty bao gồm cả lương theo thời gian lương theo sản phẩm và lương khác
+ Lương theo sản phẩm: Trả cho NCTT sản xuất, trả cho khối nhân viên gián tiếp (khối văn phòng )
+ Lương thời gian: Trả cho CNTT sản xuất trong những thời gian nghỉ không lương theo chế độ: nghỉ phép, đi họp, đi học. ...
Chi phí NCTT được tập hợp ở Công ty Sứ Thanh trì để phục vụ cho công tác tính GTSP là tất cả những khoản tiền phải trả cho NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm Sứ gồm: Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương phải trả cho NCTT sản xuất ( trừ vào lương NCTT sản xuất )
Tài khoản Công ty sử dụng để tập hợp chi phí NCTT là TK 622 - Chi phí NCTT, Công ty mở chi tiết TK 6221- Chi phí nhân công trực tiếp: SP . TK 6221 tập hợp tất cả các khoản chi phí tính vào chi phí NCTT cho sản phẩm Sứ ( trừ vào lương thời gian ). Cách tập hợp như sau:
Khi tính được chi phí NCTT phát sinh trong tháng, kế toán ghi vào bên Nợ của TK 6221, theo định khoản sau:
Nợ TK 6221
Có TK liên quan
Phương pháp tính lương như sau:
Với các bộ phận sản xuất tính được số lương hoàn thành của từng công nhân trong bộ phận sản xuất
n
Lương sản phẩm = S ( lượng sản phẩm i x đơn giá lương)
i=1 mà A hoàn thành sản phẩm i
Đơn giá tính lương cho từng loại sản phẩm i ở từng bộ phận sản xuất được phòng Tổ chức lao động tiền lương tính toán, trên cơ sở tính toán tiền lương do Bộ xây dựng và Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng cho phép , có tính toán đến tỷ lệ sản phẩm hỏng, mức hao phí lao động, tính chất công việc, ảnh hưởng của dây truyền công nghệ ...
Ví dụ:
Biểu số 08: Bảng định mức lương
Sản phẩm
Giai đoạn mộc
Giai đoạn men
Bệt VI1
446
571
Két VI1
269
360
Tiểu treo VI1
297
390
Chậu VI1
342
420
Ví dụ : Cách tính lương
Công nhân Nguyễn Kim Kha - phân xưởng phun men
Trong kỳ phun được : 1520 bệt x 571 = 867.920đ
` : 537 két x 360 = 193. 320đ
Lương sản phẩm trong kỳ của Kha là: 1.061.240đ
Với các bộ phận không tính được sản phẩm hoàn thành cụ thể ( như bộ phận nguyên liệu).. Hàng tháng kế toán lương căn cứ vào " Bảng kê lượng sản phẩm nhập kho " , tính ra số lượng nhập kho từng loại sản phẩm, đồng thời căn cứ vào đơn giá lương quy định cho mỗi sản phẩm nhập kho, đối với từng bộ phận sản xuất, tính ra tổng lương của bộ phận đó
n
Tổng lương của bộ = S ( lương SP i x đơn giá lương sản phẩm
phận sản xuất y i=1
nhập kho trong kỳ quy định cho bộ phận y
Tổng lương bộ phận sx y Số công làm việc
Lương SP công nhân i = x thực tế công nhân i
Tổng số công của bộ phận sx y
VD: Tính tổng lương cho bộ phận nguyên liệu Tháng 12/2001
Biểu số 09: Bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
Sản phẩm nhập kho
Số lượng
Đơn giá lương( NL)
Thành tiền
Chậu rửa
11175
213
2380275
Chân chậu
592
227
163984
Bệt VI
1615
305
492575
Két nước
541
207
111987
....
......
......
.....
Cộng
8602919
Với các khoản lương khác, nó chính là tiền thưởng, căn cứ vào hạng xếp loại A, B, C, sẽ được cộng tương ứng15%, 5%, 0%, trên lương sản phẩm
Từ cách tính lương trên, kế toán lương lập bảng tính lương, tính ra lương từng người trong cùng bộ phận sản xuất
Tại Công ty Sứ Thanh Trì , việc phân công lao động được tiến hành một cách hợp lý, bảo đảm được quan hệ cân đối giữa người lao động và các yếu tố khác của quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả lao động cao nhất. Công nhân sản xuất tại Công ty có tay nghề cao, được đào tạo phù hợp với quy trình công nghệ, sản xuất 3 ca liên tục bảo đảm cho quá trình sản xu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT453.doc