Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình

Lời nói đầu Một điểm khác nhau căn bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung bao cấp là vấn đề xem xét giá trị, giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa chúng. Nền kinh tế tập trung khi sản xuất sản phẩm thiên về giá trị sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật và số lượng đề ra theo kế hoạch nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các hoạt động kinh tế vận động theo qui luật giá trị: sản phẩm muốn cạnh tranh thì hao phí lao động cá biệt càng thấp càng tốt. Lý do này khiến việc hạ giá thà

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản phẩm luôn là đề tài cần quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Muốn giá thành hạ thì chi phí sản xuất phải giảm. Trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải đánh giá chính xác các mặt hiệu năng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Thông tin do kế toán cung cấp làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị doanh nghiệp nên yêu cầu phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Điều này càng quán triệt hơn trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp. Thực tiễn luôn biến đổi, đặt ra yêu cầu về lý luận cũng như chế độ kế toán luôn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ kế toán quốc tế. Ngay trong thực tiễn, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc áp dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng, đủ theo yêu cầu nhất là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần chính: Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình. Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo – TS. Nguyễn Năng Phúc cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cán bộ Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian thực tập ngắn, trình độ hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự cảm thông và đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và các anh chị trong Phòng Kế toán – Tài chính để chuyên đề hoàn thiện hơn. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I : Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp 5 I. Chi phí sản xuất 5 1. Khái niệm 5 2 .Phân loại chi phí sản xuất 6 2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí 6 2.2.Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí 7 2.3. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 8 2.4. Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 8 II. Giá thành sản phẩm 10 1. Khái niệm 10 2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 3. Các loại giá thành sản phẩm 12 3.1. Theo thời điểm và nguồn số liệu hình thành để tính giá thành 12 3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí 12 III. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13 IV. Hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm với công tác quản trị doanh nghiệp 13 V. Đối tượng và phương pháp hạnh toán chi phí sản xuất 14 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 14 1.1. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 14 1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất 15 1.3. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất 15 1.4. Căn cứ vào các yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp 15 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15 2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc 15 2.2. Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất 16 2.3. Phương pháp liên hợp hạch toán chi phí sản xuất 16 2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo định mức 16 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16 VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 17 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 17 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 17 2.1. Phương pháp trực tiếp 18 2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 18 2.3. Phương pháp hệ số 18 2.4. Phương pháp tỷ lệ 19 2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 20 2.6. Phương pháp liên hợp 20 3. Phương án tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp 20 3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn 20 3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 20 3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức 21 3.4. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục 21 VII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 22 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 24 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 25 4. Hạch toán chi phí trả trước 27 5. Hạch toán chi phí phải trả 28 6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 29 6.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 29 6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 30 7. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất phụ 31 7.1. Phương pháp phân bổ giản đơn 32 7.2. Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần 33 7.3. Phương pháp đại số 34 8. Tổng hợp chi phí sản xuất 34 8.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 35 8.2. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang 35 VIII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 37 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 38 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 38 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang 38 IX. Chứng từ, sổ sách kế toán 39 1. Chứng từ 39 2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết 40 3. Sổ kế toán tổng hợp 40 Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 42 I. Một số nét khái quát về Công ty 42 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 42 2. Đặc điểm quy trình công nghệ 43 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 44 4. Đặc điểm công tác tổ chức quản lý 47 5. Tổ chức công tác kế toán 50 5.1. Tổ chức về mặt nhân sự 50 5.2. Tổ chức hệ thống sổ sách và hạch toán 52 II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình 54 1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất 54 2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 55 3. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 55 4. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình 57 4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 57 4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 62 4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 67 4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang 73 III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 75 1. Công tác quản lý giá thành 75 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 75 Chương III: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 77 I. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 77 1. Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm 77 2. Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 78 3. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 79 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình 81 Kết luận 90 Chương I Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp I. Chi phí sản xuất Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có đầy đủ các yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất (các yếu tố đầu vào) hình thành các khoản chi phí tương ứng. Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm 3 bộ phận C, V, m. C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, như : khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu... Bộ phận này gọi là lao động quá khứ (lao động vật hoá). V: là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Bộ phận này gọi là lao động sống. m: là giá trị lao động sống tạo ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. ở góc độ doanh nghiệp, để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí là C và V. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm…). Về bản chất chi phí sản xuất dưới từng góc độ nghiên cứu như sau: Đối với các nhà kinh tế học: Chi phí sản xuất là các phí tổn phải chịu khi sản xuất sản phẩm trong kì. Đối với các nhà quản lý tài chính, thuế, ngân hàng: Chi phí sản xuất là các khoản chi liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Chi phí sản xuất là khoản phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết phục vụ quá trình sản xuất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trong giới hạn đầu tư không đổi. Đối với các nhà kế toán: Chi phí sản xuất là khoản phải hy sinh hay trừ ra để đạt được mục đích nhất định, nó được xem xét như một lượng tiền phải trả cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm. Theo quan điểm của kế toán Pháp, chi phí sản xuất là tất cả tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua các yếu tố của quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định, gồm: tiền mua vật tư, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất, thù lao cho người lao động và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình sản xuất. Khái niệm chi phí sản xuất hẹp hơn khái niệm chi phí. Chi phí tính cho tất cả các yếu tố đầu vào trong kỳ kinh doanh gồm cả chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Mặt khác, chi phí khác với chi tiêu: chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua vật tư, hàng hoá … ), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất sản phẩm, công tác quản lí…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo …). Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu khác nhau cả về mặt lượng và thời gian: Chi phí được cấu thành từ khoản chi tiêu trong kỳ (thường phát huy tác dụng một lần). Chi phí được cấu thành từ các khoản chi tiêu của kỳ trước phân bổ chi phí của kỳ này. Chi phí được cấu thành từ các khoản chi tiêu của kỳ sau nhưng liên quan đến sản xuất kinh doanh của kỳ này (chi phí phải trả). Sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán của chúng. 2.Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm theo những đặc điểm đặc trưng nhất định. Người ta thường sử dụng một số tiêu thức sau: 2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành các yếu tố khác nhau mà mỗi yếu tố chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và mục đích, công dụng của chi phí đó như thế nào. Toàn bộ các chi phí được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, cộng cụ, dụng cụ … mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) mà doanh nghiệp phải chịu. Chi phí về khấu hao tài sản cố định gồm toàn bộ số khấu hao tài sản cố định phải trích của tất cả các tài sản sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, bưu phí … phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí khác dùng vào sản xuất, ngoài bốn yếu tố trên. Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương và tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau đồng thời cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. 2.2. Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, ý nghĩa các bộ phận chi phí trong giá thành sản phẩm khác nhau thì được xếp riêng theo ba khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phần này bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… tiêu hao trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp gồm chi phí về tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất có chức năng phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại căn cứ vào mục đích và công dụng phục vụ tốt cho công tác quản lý chi phí sản xuất: cung cấp số liệu cho kế toán tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau đồng thời còn giúp cho việc xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nhược điểm của phương pháp này là mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích, công dụng mà không phân biệt chi phí đó có nội dung như thế nào. . Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Theo cách này, chi phí sản xuất được phân thành các loại: Chi phí khả biến (biến phí): Biến phí là những chi phí mà tổng số hoặc tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành thay đổi (khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành tăng thì tổng chi phí tăng và ngược lại) nhưng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì không đổi. Chẳng hạn, như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp. Chi phí bất biến (định phí): Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng, công việc hoàn thành nhưng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc hoàn thành thì lại thay đổi. Chẳng hạn: chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng…Trong chi phí sản xuất chung phần lớn là định phí. Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong quản trị doanh nghiệp, giúp cho việc xem xét cách ứng xử từng loại chi phí, phân tích điểm hoà vốn, phục vụ việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, giúp việc xác định kết quả trong các báo cáo bộ phận để ra các quyết định quản lý. 2.4. Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia ra làm hai loại: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định. Những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý. Ngoài các cách phân loại trên, còn một số cách khác như : phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí… ở Pháp coi chi phí là giá phí phải trả khi sử dụng đồ vật và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời, chi phí là khoản chi làm giảm vốn của Công ty nhưng vẫn phải thực hiện theo hy vọng số thu nhập mang lại sẽ làm tăng thêm vốn. Quan niệm này chia chi phí theo các yếu tố: Chi phí về nhân viên: gồm tiền lương, phụ cấp, thưởng. Chi phí về thuế và các khoản khác nộp ngân sách. Chi phí về dịch vụ mua ngoài. Chi phí về quảng cáo, quà tặng, vận chuyển, bưu điện, ngân hàng. Chi phí quản lý thông thường. Chi phí về tài chính, vay phải trả, chiết khấu phải trả. Chi phí đặc biệt. Cũng theo khái niệm trên, nếu hiểu chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho chế tạo sản phẩm thì chi phí gồm hai bộ phận: Chi phí mua hàng, vật tư, các loại dự trữ sản xuất. Các phí tổn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. ở Mỹ quan niệm: Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí và nguồn được sử dụng để mang lại doanh thu. Phân loại chi phí sản xuất dựa vào hai căn cứ : Căn cứ vào mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất thì gồm có chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí bất biến là phần chi phí hầu như giữ nguyên tổng số tiền với mọi khối lượng sản phẩm được sản xuất ra. Chi phí khả biến là phần chi phí có xu hướng gia tăng theo sự gia tăng của khối lượng sản phẩm sản xuất và có xu hướng giảm so với sự giảm sút của số lượng sản phẩm. Căn cứ vào mối quan hệ với báo cáo kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất được chia thành chi phí định mức và chi phí lịch sử. Chi phí định mức là chi phí phải gánh chịu được xác định trước . Chi phí lịch sử là chi phí thực tế phải gánh chịu. Qua cách phân loại của các nước thì kế toán pháp khó xác định chính xác giá thành sản phẩm, mà phải xác định giá thành toàn bộ. Kế toán Mỹ và Việt Nam phân loại rõ ràng hơn, thuận lợi cho việc xác định giá thành sản phẩm chính xác. II. Giá thành sản phẩm 1. Khái niệm Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó hình thành nên khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và các chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Như vậy, đi chi tiết hơn ta thấy: Về khách quan: Giá thành là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị tư liệu sản xuất và sức lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm. Về chủ quan: Trên cơ sở chi phí sản xuất tính ra giá thành sản phẩm trong kỳ, nên giá thành sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp hạch toán và các biện pháp đánh giá khác nhau về tư liệu sản xuất và sức lao động. Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm cụ thể và chỉ tính toán với số lượng sản phẩm hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hay hoàn thành một, hoặc một số công đoạn sản xuất (bán thành phẩm) mà không tính cho sản phẩm đang nằm trên dây chuyền sản xuất. Liên hệ với kế toán quốc tế cho thấy: a. Kế toán Pháp coi giá thành sản phẩm bao gồm: Giá mua các vật liệu tiêu hao: các chi phí để mua các vật liệu chế tạo sản phẩm. Chi phí trực tiếp sản xuất: các chi phí chi ra để tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí gián tiếp: có thể phân bổ hợp lý vào đối tượng tính giá thành sản phẩm. Các chi phí không được tính vào giá thành sản phẩm: Chi phí quản lý chung: chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính: chi phí chi ra trong các nghiệp vụ tài chính Chi phí sưu tầm phát triển: chi phí doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực sưu tầm, phát triển phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp b. Kế toán Mỹ: Chỉ cho phép tính vào giá thành các chi phí trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tức là các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí quản lý phân xưởng mới được tính vào giá thành. Các chi phí khác ngoài sản xuất, như : chi phí về tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp …chỉ dùng để xác định hiệu quả, không tính vào giá thành. 2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Như trên đã nói, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt trong cùng một quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích chi phí bỏ ra ít nhất nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều nhất. Giá thành sản phẩm còn là cơ sở tính toán, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí và giá thành sản phẩm giống nhau về chất vì đều là các chi phí nhưng khác nhau về mặt lượng và kỳ hạch toán, thể hiện: Chi phí luôn gắn với một thời kỳ nhất định còn giá thành gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Chi phí liên quan tới tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, nhưng giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm. Chi phí trong kỳ bao gồm chi phí đã trả cho kỳ trước nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới thực tế phát sinh, nhưng không gồm phần chi phí phải trả kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưng chưa thực tế phát sinh. Giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả kỳ này và chi phí phải trả trước được phân bổ trong kỳ. Chi phí không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến 2 vấn đề đó nhưng liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 3. Các loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau. 3.1. Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách này, giá thành gồm các loại: Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức thực hiện trước khi chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định chính xác kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kĩ thuật đã thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành thực tế Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kì và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kì. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế-tổ chức-kĩ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí Trên góc độ này, giá thành sản phẩm gồm hai loại: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm gắn với qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Giá thành toàn bộ Giá thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Về mặt kế toán không bao giờ thể hiện giá thành toàn bộ. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các cấp quản trị doanh nghiệp, cho nhà nước (cơ quan thuế), cho ngân hàng, chủ đầu tư … để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu tính đúng, đủ, hợp lí các khoản chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành được chính xác. Yêu cầu đó được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ sau: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng chịu chi phí sản xuất. Xác định đúng đắn giá trị của sản phẩm dở dang cuối kì. Cuối kì, phân tích tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng để đề xuất biện pháp thích hợp cho lãnh đạo doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm với công tác quản trị doanh nghiệp Chịu tác động của qui luật giá trị trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất. Để lợi nhuận đạt tối đa thì hoặc phải tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí, hoặc cả hai. Trong tổng chi phí thì chi phí sản xuất là phần cơ bản ở những doanh nghiệp công nghiệp. Tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, kết hợp với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì … sẽ tạo vị thế tốt trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Để làm được như vậy, doanh nghiệp phải sử dụng hàng loạt các biện pháp: đổi mới qui trình công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu tốt, rẻ, đào tạo công nhân tay nghề cao … Các nhà quản trị cần theo dõi thường xuyên, kịp thời mọi sự biến động của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm; đề xuất các biện pháp để tiêu thụ sản phẩm nhanh, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các báo cáo sản xuất cần được lập đầy đủ, tuân theo các thủ tục đã qui định. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng lãi giả, lỗ thật do không hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất. Chẳng hạn, chi phí về quyền sử dụng đất hầu như không tính đủ ở tất cả các doanh nghiệp nhà nước: không tính hoặc tính với mức rất thấp. V. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên, quan trọng của việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá thành. Việc phân chia này do sự khác nhau về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là một giới hạn nhất định về địa điểm phát sinh hoặc đối tượng gánh chịu chi phí mà các chi phí được tập hợp theo đó. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm (phân xưởng, tổ, đội) khác nhau và có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm hay thực hiện các loại dịch vụ khác nhau. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lí chi phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.1. Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Đặc điểm qui trình công nghệ được xem xét ở hai mức độ: giản đơn hay phức tạp. Với công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ qui trình sản xuất sản phẩm. Với công nghệ sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, qui trình công nghệ, đơn vị sản xuất … 1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất Với loại hình sản xuất đơn chiếc, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo từng bộ phận, từng sản phẩm. Với loại hình sản xuất hàng loạt cỡ nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt. Với loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo toàn bộ khối lượng sản phẩm. 1.3. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất Tuỳ theo cách thức tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, có phân xưởng thì có thể coi phân xưởng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Sẽ có những quyết định đúng đắn để đối chiếu và ki._.ểm tra, phân tích quyết định chính xác đến từng phân xưởng trong quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp có hạch toán kinh tế nội bộ một cách rộng rãi đòi hỏi phải kiểm tra, phân tích và xác định kết quả từng phân xưởng, từng công đoạn sản xuất thì đối tượng hạch toán có thể là phân xưởng, công đoạn sản xuất. Ngoài bốn căn cứ trên, thực tế còn một số căn cứ khác như căn cứ vào tính chất sản phẩm … tuỳ theo điều kiện mà doanh nghiệp áp dụng cho thích hợp. 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các cách thức, biện pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán chi phí. 2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định theo loại sản phẩm, từng loại công việc, từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó, kế toán mở sổ hoặc thẻ kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Chi phí sản xuất phát sinh không kể ở đâu, bộ phận nào đều được phân loại theo sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. Trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán dựa vào một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho từng đối tượng và ghi vào sổ tương ứng. Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có điều kiện sau: Sản phẩm có tính đơn chiếc, giá trị lớn, kết cấu phức tạp. Sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Chu kì sản xuất sản phẩm kéo dài. Tài khoản sử dụng được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp này có ưu điểm là tạo điều kiện để tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, từ đó giúp kiểm tra, đánh giá thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành thì công tác hạch toán ban đầu trở nên phức tạp. 2.2.Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng bộ phận, từng phân xưởng khác nhau của doanh nghiệp. Các tài khoản được chi tiết theo từng giai đoạn sản xuất. Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có các điều kiện sau: Sản phẩm có tính đồng nhất, sản xuất đại trà. Sản phẩm có giá trị nhỏ. Sản phẩm được đặt mua sau quá trình sản xuất . 2.3.Phương pháp liên hợp hạch toán chi phí sản xuất Với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp mà vừa có điều kiện vận dụng phương pháp hạch toán theo sản phẩm, vừa có điều kiện vận dụng phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất thì có thể sử dụng cả hai phương pháp này. Chẳng hạn, doanh nghiệp vừa sản xuất đại trà, vừa sản xuất theo đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất được tập hợp theo quá trình sản xuất với sản phẩm sản xuất đại trà và tập hợp theo công việc với các đơn đặt hàng. Trong thực tế, những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn thì hai phương pháp trên trùng nhau. 2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo định mức Đối với doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao của từng yếu tố chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì có thể tập hợp chi phí theo từng yếu tố đã được định mức. Thực chất của phương pháp này là việc xác định mức hao phí thực tế của từng yếu tố chi phí trong một đơn vị sản phẩm nên tập hợp chi phí theo định mức là một dạng đặc biệt của phương pháp hạch toán chi phí theo công việc. 3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tính chính xác giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất phải được tập hợp theo một trình tự hợp lí, khoa học. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất từng doanh nghiệp, trình độ quản lí và hạch toán … nhưng trình tự chung qua các bước: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản, trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí. Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tượng trong doanh nghiệp. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành. Bước 4: Kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 5: Tính ra tổng giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ. VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất được tập hợp là cơ sở để tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, định vụ đòi hỏi kế toán phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, phải xác định đơn vị tính của sản phẩm, dịch vụ đã được xã hội thừa nhận, phù hợp với đơn vị tính sản lượng ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất là đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, từng bộ phận, chi tiết sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần thiết tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế được kịp thời, đầy đủ, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, chu kỳ sản xuất hay năm tuỳ thuộc đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất để xác định cho thích hợp. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là hệ thống các cách thức, biện pháp sử dụng để tính giá thành đơn vị của sản phẩm. Nó mang thuần túy tính kỹ thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Sau đây là một số phương pháp tính giá thành: 2.1. Phương pháp trực tiếp Phương pháp này thích hợp ở những doanh nghiệp mà một số đối tượng tính giá thành thích ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là các doanh nghiệp điện, nước... có quy trình công nghệ khép kín, chỉ sản xuất một loại sản phẩm hoặc doanh nghiệp in, may mặc... sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định cho từng loại sản phẩm. Chi phí sản xuất tập hợp theo phương pháp này là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tổng giá Giá trị sản Chi phí sản Các phát sinh Giá trị sản thành sản = phẩm dở dang + xuất thực tế - giảm chi phí - phẩm dở dang phẩm đầu kỳ phát sinh trong kỳ sản xuất cuối kỳ Đồng thời, dựa vào sản lượng thực tế do bộ phận thống kê cung cấp, xác định giá thành đơn vị: Giá thành đơn = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được sử dụng khi một đối tượng tính giá thành ứng với nhiều đối tuợng tập hợp chi phí sản xuất: một loại sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng, tổ đội. Chẳng hạn, như: doanh nghiệp sản xuất giầy, dệt, giấy... Tổng giá thành Chi phí phân xưởng 1 Chi phí phân xưởng n sản phẩm = phân bổ cho sản phẩm + ... + phân bổ cho sản phẩm hoàn thành hoàn thành 2.3. Phương pháp hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng khi một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ứng với nhiều đối tượng tính giá thành và doanh nghiệp đã xác định được hệ số của từng loại sản phẩm dựa trên một tiêu thức thích hợp: trọng lượng, kích thước sản phẩm ...Đó là các doanh nghiệp ngành hoá chất, hoá dầu... Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Tổng giá thành các loại sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kì - Các phát sinh giảm chi phí sản xuất - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì Việc tính giá thành thực tế của từng đối tượng phải căn cứ vào hệ số chi phí của từng loại sản phẩm. Dựa vào hệ số chi phí, kế toán quy đối tất cả các loại sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm chuẩn, sau đó tính giá thành thực tế của sản phẩm chuẩn và xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm. Sản lượng qui đổi của từng loại sản phẩm = S ( Sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ´ Hệ số chi phí từng loại sản phẩm ) Giá thành đơn vị của = Tổng giá thành các loại sản phẩm sản phẩm tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị thực tế từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn ´ Hệ số chi phí từng loại sản phẩm 2.4.Phương pháp tỷ lệ Điều kiện vận dụng phương pháp tỷ lệ : là doanh nghiệp đã xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho từng đối tượng. Căn cứ vào tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm tính theo sản lượng thực tế, kế toán tính tỷ lệ điều chỉnh giá thành. Tỷ lệ điều chỉnh Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm ´ 100 = giá thành sản phẩm (%) Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm Giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm i = Giá thành kế hoạch đơn vị của loại sản phẩm i ´ Sản lượng thực tế sản phẩm i ´ Tỷ lệ điều chỉnh giá sản phẩm 2.5.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ áp dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất mà ngoài việc tạo ra sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ. Đó là các doanh nghiệp sản xuất đường, xay xát gạo, rượu, bia... Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Do vậy, phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khi tính giá thành. Tổng giá Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản Giá trị thành sản = sản xuất thực + phẩm dở dang - phẩm dở dang - Sản phẩm phẩm chính tế phát sinh đầu kỳ cuối kỳ phụ Giá trị sản phẩm phụ tính theo giá bán của nó trên thị trường hoặc theo giá kế hoạch của doanh nghiệp. 2.6. Phương pháp liên hợp Phương pháp liên hợp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất mà tính chất quy trình công nghệ và sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: kết hợp tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ... Điển hình là các doanh nghiệp dệt kim, may mặc ... 3. Phương án tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp 3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn Đó là các doanh nghiệp có quy trình công nghệ khép kín, sản xuất thường xuyên, liên tục một số ít mặt hàng có khối lượng lớn, có tính đơn nhất, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc sản phẩm dở dang đều đặn giữa các thời điểm khác nhau như doanh nghiệp điện nước ... Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Bởi vậy, nếu trong doanh nghiệp có một đối tượng tính giá thành thì sử dụng phương pháp trực tiếp; nhiều đối tượng tính giá thành thì sử dụng phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ; có sản phẩm phụ thì sử dụng phương pháp loại trừ ; có sản phẩm phụ lại có nhiều đối tượng tính giá thành thì sử dụng phương pháp liên hợp. Kỳ tính giá thành trong loại hình doanh nghiệp này theo kỳ báo cáo. 3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng ở đây, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số loại sản phẩm. Việc tính giá thành thực hiện sau khi hoàn thành đơn đặt hàng nên kỳ tính giá thành không khớp với kỳ báo cáo. Cuối kỳ báo cáo, đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đó là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức Doanh nghiệp áp dụng phương án này khi công nghệ sản xuất đã ổn định, định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn, trình độ chuyên môn của kế toán khá vững. Kế toán xác định giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở định mức và dự toán đã được duyệt. Khi có sự thay đổi định mức thì phải xác định phần chênh lệch do thay đổi định mức. Chi phí sản xuất tập hợp theo từng đối tượng định mức chi phí và được so sánh với chi phí định mức để xác định chênh do thoát ly định mức. Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch do thực tế = định mức ± do thay đổi ± thoát ly sản phẩm sản phẩm định mức định mức 3.4. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục Doanh nghiệp dạng này có công nghệ sản xuất thực hiện qua nhiều bước mà thành phẩm ở bước cuối cùng phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến tuần tự. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến ở bước tiếp theo và mỗi bước lại tạo ra bán thành phẩm mới. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng bước chế biến, còn giá thành tính theo một trong hai phương án sau: Phương án tính giá bán thành phẩm: Theo phương án này, đối tượng tính giá thành bao gồm bán thành phẩm và thành phẩm. Giá thành bán thành phẩm bước trước là chi phí để tính giá thành bán thành phẩm bước sau. Cứ như vậy cho đến bước cuối cùng. Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 = Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí chế biến giai đoạn 1 ± Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kì giai đoạn 1 Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2 = Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang + Chi phí chế biến giai đoạn 2 ± Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kì giai đoạn 2 … Giá thành sản phẩm giai đoạn n = Giá thành bán thành phẩm giai đoạn n-1 chuyển sang + Chi phí chế biến giai đoạn n ± Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kì giai đoạn n Phương án không tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương án này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Trình tự theo sơ đồ sau: Tổng chi phí sản xuất giai đoạn 1 Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm Chi phí sản xuất giai đoạn N trong thành phẩm Tổng chi phí sản xuất giai đoạn 2 Tổng chi phí sản xuất giai đoạn N Tổng giá thành thành phẩm Giai đoạn I: Giai đoạn II: u … Giai đoạn N: VII. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là việc theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập – xuất - tồn kho của các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm, sản phẩm dở dang trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, có thể xác định giá trị hàng tồn kho vào bất cứ thời điểm nào của doanh nghiệp. Nó thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiến hành nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều loại sản phẩm khác nhau với số lượng lớn, giá trị cao. 1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ă Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Các chi phí này thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo định mức. ăTài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621: “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, có kết cấu như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ. Bên có:- Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp thực tế xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau. Kết chuyển và phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp, sử dụng cho sản xuất kinh doanh vào tài khoản tính giá thành Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. ăPhương pháp hạch toán: Trong kỳ, khi phát sinh các nghiệp vụ xuất kho hoặc mua ngoài nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm thì kế toán tập hợp vào bên nợ tài khoản 621. Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Trình tự theo sơ đồ sau: TK151,152… TK621 TK154 L Nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu mua ngoài dùng ngay VAT khấu trừ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng không hết nhập lại kho TK152 TK111,331… TK133 Việc hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp: -Trường hợp nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán phân bổ toàn bổ toàn bộ cho đối tượng chịu chi phí đó. -Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng chung cho nhiều đối tượng thì cần lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân bổ theo công thức: trong đó: Ci là chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i. SC là tổng chi phí nguyên vật liệu được tập hợp . STi là tổng tiêu chuẩn để phân bổ . Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i. Tiêu thức phân bổ có thể chọn đối với vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài là chi phí định mức, kế hoạch, trọng lượng sản phẩm còn với nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu cũng theo ba yếu tố trên hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính, giờ máy sản xuất … 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ăNội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, phụ cấp mang tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện các dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân sản xuất mà doanh nghiệp phải chịu. ăTài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, có kết cấu như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất thực tế phát sinh trong kì. Bên có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. TK 622 không có số dư và được chi tiết phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. TK 622 không sử dụng trong các doanh nghiệp thương mại. ăPhương pháp hạch toán: Trong kì, khi phát sinh các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tập hợp vào bên nợ TK 622, cuối kì kết chuyển sang TK 154. Theo qui định hiện hành, phần trích theo lương mà doanh nghiệp phải chịu gồm: 15% với BHXH, 2% với BHYT và 2% với KPCĐ, cộng lại 19% tính vào chi phí. Sơ đồ hạch toán khái quát như sau: TK334 TK622 TK154 TK335 TK338 Lương phải trả cho công nhân sản xuất Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương công nhân sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan tới nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì có thể được tập hợp chung. Sau đó, chọn tiêu thức thích hợp phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu thức phân bổ có thể là tiền công định mức, giờ công sản xuất… Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng = ´ 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung ăNội dung: Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lí và phục vụ sản xuất phát sinh ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. ăTài khoản sử dụng : TK 627: “chi phí sản xuất chung”. Nội dung tài khoản này như sau: Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kì. Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí. TK 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp hai như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo yêu cầu quản lí của từng doanh nghiệp, có thể mở thêm một số tài khoản cấp hai khác để phản ánh một số nội dung chi phí hoặc yếu tố chi phí của hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất. TK 627 cuối kì không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. ăPhương pháp hạch toán: Trong kì, khi phát sinh các nghiệp vụ, như : trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) ở phân xưởng sản xuất, chi phí điện, nước cho phân xưởng … thì kế toán tập hợp vào bên nợ TK 627. Nếu có các nghiệp vụ phát sinh giảm chi phí sản xuất chung thì tập hợp vào bên có TK627. Cuối kì, kết chuyển sang TK 154. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng TK627 TK334,335 TK154 TK152,153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK142,335 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Chi phí trả trước, phải trả TK214 Khấu hao tài sản cố định TK111,331... Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền TK133 VAT khấu trừ Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành nên phải được phân bổ theo các tiêu chuẩn phù hợp như giờ công sản xuất, giờ máy làm việc, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí vật liệu chính. Cách thức tính toán và phân bổ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. 4. Hạch toán chi phí trả trước ăNội dung; Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là tập hợp các khoản chi thực tế đã phát sinh trong một kì hạch toán nào đó nhưng phát huy tác dụng trong nhiều kì hạch toán nên được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kì hạch toán sau thời điểm phát sinh khoản chi. Thuộc loại chi phí trả trước bao gồm: + Tiền thuê nhà xưởng…phục vụ nhiều kì kinh doanh. + Tiền thuê dịch vụ, lao vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Tiền mua các loại bảo hiểm và các loại chi phí phải trả một lần trong năm. + Công cụ, dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần. + Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê. + Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, cải tiến kĩ thuật không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ. + Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được). + Chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí ván khuôn, giàn dáo dùng trong xây dựng cơ bản. + Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch. + Chi phí trồng cây một lần, thu hoạch nhiều lần. + Lãi thuê tài chính TSCĐ. ă Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí trả trước, kế toán sử dụng TK 142 “chi phí trả trước’’, có kết cấu như sau: Bên nợ: Ghi nhận các khoản chi phí trả trước phát sinh. Bên có: - Giá trị tài sản thu hồi lại. - Các khoản ghi giảm chi phí trả trước. - Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh. Số dư nợ: Chi phí trả trước chờ phân bổ. Tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai: TK1421: “chi phí trả trước”- phản ánh các chi phí trả trước thông thường. TK1422: “chi phí chờ kết chuyển”- phản ánh và kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài. ăPhương pháp hạch toán: Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, kế toán tập hợp vào bên nợ TK142 trên cơ sở hoá đơn, phiếu chi, giấy báo nợ, hợp đồng thuê tài chính TSCĐ…. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ, lập “phiếu kế toán” để phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sơ đồ hạch toán như sau: TK111,331… TK152,153 TK342 Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch TK142 TK627,641,642 Dịch vụ mua ngoài TK153 TK2413 TK111,138 TK133 VAT khấu trừ Công cụ dụng cụ xuất dùng chờ phân bổ Lãi thuê tài chính tài sản cố định Phải thu từ người làm hỏng công cụ dụng cụ Giá trị tài sản thu hồi Phân bổ chi phí trả trước 5. Hạch toán chi phí phải trả ăNội dung: Chi phí phải trả là những khoản chi thực tế chưa phát sinh (chưa có chứng từ ghi nhận) nhưng phát huy tác dụng trong nhiều kỳ hạch toán và doanh nghiệp đã dự toán quy mô của các khoản chi đó. Thuộc loại chi phí này bao gồm: + Tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp không có điều kiện bố trí cho lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán. + Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất có kế hoạch. + Chi phí bảo hành sản phẩm có dự toán trước. + Lãi tiền vay chưa đến hạn trả. + Các loại dịch vụ mua ngoài được cung cấp theo hợp đồng. + Chi phí sửa chữa lớn trong kế hoạch. + Khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ… ă Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí phải trả, kế toán sử dụng TK335: “chi phí phải trả” . Tài khoản này có nội dung như sau: Bên nợ: - Ghi nhận chi phí phải trả thực tế phát sinh. - Xử lý phần dự toán trích thừa. Bên có: - Trích trước chi phí phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Xử lý phần chi phí thực tế phát sinh vượt dự toán. Số dư bên có: Chi phí phải trả đã trích chưa sử dụng. ăPhương pháp hạch toán: Sơ đồ hạch toán TK 335 như sau: TK622,627… TK111,214… TK335 Phát sinh chi phí phải trả trả VAT khấu trừ Phần dự toán trích thừa Phân bổ phần vượt dự toán TK133 Trích trước chi phí phải trả hoặc phần vượt dự toán TK721 TK142 6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 6.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ…Sản phẩm hỏng chia làm hai loại: - Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Đó là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Khi có thiệt hại về sản phẩm hỏng thì phải xác định được thiệt hại ban đầu và giá trị các khoản phải thu về sản phẩm hỏng. Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được thì thiệt hại ban đầu là tổng chi phí chi ra để sửa chữa sản phẩm hỏng. Còn đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được, thiệt hại ban đầu là giá thành sản phẩm hỏng. Các khoản phải thu hồi từ sản phẩm hỏng bao gồm: giá trị phế liệu thu hồi và tiền bồi thường của người làm hỏng. Thiệt hại thực tế về sản phẩm hỏng = thiệt hại ban đầu - Các khoản thu hồi *Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được: Thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được sẽ được tính thêm vào giá thành của sản phẩm cùng loại sản xuất ra trong kỳ. Chính vì vậy, chi phí chi ra để sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp vào bên nợ TK 621. Tiền thu hồi từ sản phẩm hỏng được tập hợp vào bên có TK 154 hoặc TK721. Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau: TK154(hoặc TK721) TK152,334… TK111,112 TK621 TK152 TK138 Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng Cuối kỳ kết chuyển về TK 154 Tiền thu từ sản phẩm hỏng Phế liệu thu hồi Phải thu từ người làm hỏng *Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được như sau: VAT của tiền bán phế liệu Thu nhập bất thường TK111,152, 138,415… Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK821 TK154 TK721 TK3331 6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Ngừng sản xuất là hiện tượng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan(thiên tai, thiếu nguyên vật liệu...) làm quá trình sản xuất bị gián đoạn. Trong thời gian đó, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra các chi phí: tiền công của người lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… Những chi phí này gọi là thiệt hại về ngừng sản xuất. *Đối với ngừng sản xuất có kế hoạch: Khi kế hoạch về ngừng sản xuất đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí ngừng sản xuất và tiến hành trích trước vào những kỳ có tiến hành sản xuất kinh doanh. Sơ đồ hạch toán như sau: Trích trước chi phí sản xuất theo dự toán TK335 TK622,627 Chi phí về ngừng sản xuất thực tế phát sinh TK334,338… *Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Khi có ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, chi phí phát sinh được kế toán tập hợp vào bên nợ TK142(1421). Sau đó, đưa về TK821 hoặc TK415. Tiền thu từ việc ngừng sản xuất được tính vào thu nhập bất thường. Sơ đồ hạch toán như sau: TK334,214… TK142 TK821,415 Tập hợp chi phí về ngừng sản xuất Tính vào chi phí bất thường hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính TK721 TK111,138… Tính vào thu nhập bất thường 7. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất phụ Trong doanh nghiệp, ngoài các phân xưởng, bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến các loại sản phẩm chính còn có các bộ phận sản xuất phụ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ của bộ phân sản xuất phụ chỉ liên quan đến một đối tượng tập chi phí sản xuất thì không phải hạch toán riêng chi phí của bộ phận sản xuất phụ. Trường hợp sản xuất phụ được tổ chức thành một phân xưởng hoặc một tổ chuyên trách và phục vụ nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau trong doanh nghiệp thì bộ phận sản xuất phụ là một đối tượng tập hợp chi phí riêng. Sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được tính giá thành để làm căn cứ phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nếu bộ phận sản xuất phụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bên ngoài thì việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ của nó là cơ sở để ghi giá vốn hàng bán. Trường hợp này, quá trình tập hợp chi phí ban đầu cũng theo ba khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) như các bộ phận sản xuất chính. Phương pháp tính giá thành của các phân xưởng sản xuất phụ phụ thuộc vào tính đặc thù của hệ thống các bộ phận sản xuất phụ. 7.1. Phương pháp phân bổ giản đơn Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một bộ phận sản xuất phụ hoặc nếu có nhiều bộ phận thì giữa chúng không có sự phụ thuộc lẫn nhau. Kế toán tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, cuối kỳ tiến hành tính giá thành trên cơ sở chi phí ban đầu và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã thực hiện trong kỳ để tính giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ theo phương pháp trực tiếp. Căn cứ vào giá thành đơn vị và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí s._. chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Như chúng ta đã biết, giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích chi phí bỏ ra ít nhất nhưng kết quả sản xuất kinh doanh thu được nhiều nhất. Giá thành sản phẩm là cơ sở để tính toán, và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cần xác định đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành . Thứ ba: Xây dựng qui tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp. Những qui tắc đó qui định trình tự công việc sao cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi và kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp . Thứ tư: Phân loại chi phí sản xuất, xác định các loại giá thành phù hợp với yêu cầu công tác tổ chức quản lý và hạch toán . Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán tài chính Công ty Giầy Thượng Đình, bằng vốn kiến thức tích luỹ được ở trường, lớp, kết hợp với thực tiễn tại Công ty, em xin đưa ra một số đánh giá về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau: 3. Nhận xét chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình Về ưu điểm có thể thấy: Thứ nhất, về tổ chức bộ máy của Công ty: Với hình thức tổ chức kế toán tập trung, bộ máy kế toán đã phát huy hiệu quả của mình trong việc tăng cường quản lý hạch toán . Trong Phòng kế toán- tài chính, các nhân viên có trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm tương đối vững, nhiệt tình với công việc đã tạo điều kiện tốt cho công tác hạch toán . Việc phân công, phân nhiệm giữa các phần hành kế toán rành mạch, rõ ràng đã tạo điều kiện tốt cho việc phối hợp giữa các phần hành, nâng cao chất lượng thông tin hạch toán kế toán. Thứ hai, về tổ chức quản lý và xử lý số liệu trên máy tính. Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn nên số lượng các nghiệp vụ nhiều, phức tạp. Nếu đơn thuần chỉ làm kế toán thủ công thì sẽ rất vất vả. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để đưa ra các quyết định là một trong những nhân tố dẫn tới sự thành công mà việc sử dụng máy tính đã đáp ứng được điều này. Công ty đã trang bị cho phòng kế toán hai máy tính nối mạng hàng ngang và máy in lazer với phần mềm kế toán áp dụng là phần mềm Standard. Thứ ba, về hệ thống sổ kế toán. Công ty hạch toán theo hình thức kế toán là Nhật ký - chứng từ đã đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, chính xác do đặc điển của hình thức này là kết hợp được hạch toán theo thời gian và hạch toán theo thời gian và theo hệ thống trên trên cùng một sổ là Nhật ký – chứng từ. Các sổ sách tuân theo qui định của Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán được tổ chức luân chuyển hợp lý với hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ được cung cấp kịp thời đã giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có đầy đủ thông tin để có được các quyết định đúng đắn. Thứ tư, với mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty đã thực hiện nhiều các biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị sản xuất … Nhờ vậy mà hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, Công ty đã thực hiện tổ chức quản lý qui trình sản xuất giầy theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua. Thứ năm, về nguyên vật liệu. Để sản xuất giầy phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Có nguyên vật liệu mua ở trong nước, và có nguyên vật liệu phải mua ở nước ngoài. Khi nguyên vật liệu mua về, được quản lý ở rất nhiều kho bãi khác nhau. Tuy vậy, công tác tổ chức và quản lý khá tôt thể hiện ở việc tìm nhà cung cấp, vân chuyển, bốc dỡ, bảo quản tại các kho bãi…đến xuất kho theo định mức để sử dụng cho các phân xưởng , bộ phận trong doanh nghiệp . Việc mua sắm vật tư trực tiếp cho các đơn đặt hàng góp phần tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho của Công ty . Thứ sáu, về việc trả lương cho công nhân. Tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp được trả theo sản phẩm trên cơ sở định mức tiền lương được lập và tiền lương cho nhân viên phân xưởng, nhân viên các phòng ban được tra theo căn cứ vào thời gian lao động thực tế của họ là hợp lý. Tiền lương trả theo sản phẩm cho công nhân sản xuất đã thực sự khuyến khích họ không ngừng nâng cao tay nghề để tạo ra sản phẩm nhiều hơn, tăng nhanh năng suất lao động. Ngoài tiền lương, Công ty còn có các hình thức thưởng, phụ cấp… thích hợp và kịp thời đã tạo không khí hăng say trong lao động. Thứ bảy, về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng được sản xuất. Đây là một điều hợp lý, xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh trong Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng với qui rtình công nghệ khép kín, chế biến liên tục. Chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo tiêu thức lựa chọn. Giá thành sản phẩm được tính cho từng đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp đã giúp cho việc tính giá thành đơn giản hơn, đầy đủ và đúng đắn. Kỳ tính giá thành vào cuối tháng là hợp lý, phục vụ tốt công tác báo cáo. Thứ tám, Công nghệ sản xuất giầy của Công ty được chuyên môn hoá với trình độ kĩ thuật công nghệ hiện đại, ổn định đã tạo điều kiện tốt cho việc tính toán và xây dựng định mức, dự toán chi phí cho từng đơn đặt hàng trong tháng. Điều này góp phần vào việc ổn định chi phí, ổn định lợi nhuận cho Công ty, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh . Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, những tồn tại ở Công ty có thể thấy trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là: - Chi phí phải trả là những khoản chi trong kế hoạch của toàn Công ty cần phải trích trước để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh đẻ đảm bảo không có sự đột biến lớn trong giá thành sản phẩm khi các chi phí này phát sinh. Các chi phí phải trả bao gồm: tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, lãi tiền vay chưa đến hạn trả, chi phí dịch vụ mua ngoài… Tuy nhiên, Công ty lại không thực hiện trích trước các khoản này. - Sản phẩm hỏng là một tất yếu không thể tránh khỏi trong qúa trình sản xuất nhưng doanh nghiệp không hạch toán khoản này gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh . - Ngừng sản xuất là điều có thể xảy ra trong thực tế, gây thiệt hại đến hoạt đông sản xuất kinh doanh, làm phát sinh chi phí nhưng Công ty lại không tiến hành hạch toán cụ thể thiệt hại về ngừng sản xuất . - Hệ thống sổ sách tính giá thành còn đơn giản, kế toán chưa mở phiếu tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng liên quan đến nhiều tháng thì quá trình theo dõi sẽ phức tạp, ghi chép trên nhiều trang sổ. Số dư đầu tháng ở các phần tính giá thành của các đơn đặt hàng là số tổng cộng, không tách ra thành từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Muốn theo dõi, kế toán lại phải xem lại những trang sổ trước đó. - Việc phân bổ tất cả chi phí sản xuất chung theo sản lượng là chưa hợp lý bởi lẽ trong chi phí sản xuất chung có nhiều loại: chi phí về nhân công, chi phí về nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ…Do đó, nếu phân bổ theo cùng một tiêu thức sẽ không thấy được ảnh hưởng của mỗi loại chi phí đến giá thành của các đơn đặt hàng khác nhau. - Công ty tổ chức thu mua nguyên vật liệu trực tiếp cho các đơn đặt hàng, song khi tính giá nguyên vật liệu lại sử dụng phương pháp bình quân gia quyền là không thích hợp, không phản ánh chính xác giá trị vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng . II- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp . Tính đúng, tính đủ chi phí là một yêu cầu quan trọng. Việc tính đúng, tính đủ chi phí còn giúp cho việc cung cấp kịp thời, chính xác thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý. Do đó, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần được hoàn thiện để làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Với những hiểu biết còn hạn chế của bản thân, sau đây em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình. Kiến nghị 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Như trên đã nói, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là đơn đặt hàng riêng biệt. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh bất kể ở đâu đều được tập hợp cho các đơn đặt hàng. Những chi phí sản xuất sản xuất phát sinh chung của các đơn đặt hàng thì cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ. Tuy nhiên, khi thực hiện như vậy khó có thể theo dõi chi phí phát sinh ở từng phân xưởng là bao nhiêu. Toàn Công ty có bốn phân xưởng, khi cần nghiên cứu để đưa ra biện pháp nhằm làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành thì không biết thực hiện ở đâu, khó xác định được phân xưởng nào có mức chi phí cao nhất, hay biến động nhất. Qua đó còn cho thấy rằng, việc xác định khoản chi phí phát sinh nào ở các phân xưởng là hợp lý cũng rất khó khăn, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản, tiền vốn trong Công ty . Để khắc phục điều này, theo em, Công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và từng đơn đặt hàng ở phân xưởng đó. Như vậy, lãnh đạo trong Công ty có thể theo dõi sát sao chi phí sản xuất hơn thông qua các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, báo cáo sản xuất từng phân xưởng. Kiến nghị 2: Về việc hạch toán các khoản chi phí phải trả Chi phí phải trả (hay chi phí trích trước) là những khoản chi tiêu phát sinh trong tương lai và đã được dự toán, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại. Vì vậy, chi phí này được trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại theo dự toán. Mục đích của việc trich trước là để ổn định chi phí sản xuất trong các kỳ, tránh sự đột biến. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có tính thời vụ (từ tháng 7 năm trước đến tháng 5 năm sau) nên công nhân sẽ nghỉ phép vì nhiều khi không đủ việc làm và số lao động nữ trẻ trong Công ty lại chiếm tỷ lệ khá lớn (lao động nữ được hưởng chế độ thai sản) nên nếu không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty. TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và yêu cầu cần được sửa chữa thường xuyên, định kỳ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục là một điều tất yếu. Do đó, khoản chi phí này cũng cần được trích trước để ổn định chi phí . Theo em, Công ty nên hạch toán chi phí phải trả theo trình tự sau: - Trước hết, xác định tỷ lệ trích trước hợp lý. Chẳng hạn, với tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì dựa vào số lượng lao động, mức lương và thời gian nghỉ phép bình quân, mức lương trả cho công nhân trong thời gian nghỉ phép để xác định tỷ lệ trích hợp lý. Với khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ thì cần xác định số khấu hao bình quân cho một đôi giầy trên cơ sở sản lượng kế hoạch. Số khấu hao trong một tháng trích trước căn cứ vào số chênh lệch giữa sản lượng sản xuất tháng đó với sản lượng bình quân các tháng và số khấu hao tính cho một đôi giầy. - Sau đó, căn cứ vào tỷ lệ trích trước, lập kế hoạch trích trước. Kế toán mở TK 335 – chi phí phải trả và các sổ chi tiết để theo dõi thực tế phát sinh của các khoản này. Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: Khi thực hiện trích trước chi phí theo dự toán, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết cho phân xưởng và từng đơn đặt hàng ) Có TK 335: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: Nợ Tk 627, 641, 642, 241. Có TK 335. Với trích trước khấu hao tài sản cố định sửa chữa lớn: Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng) Có TK 335. Với trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay phải trả, dịch vụ mua ngoài phải trả… Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 335. Khi phát sinh các khoản chi phí đã dự toán, kế toán ghi. Nợ TK 335 Có TK 111, 112… dịch vụ mua ngoài thực tế phát sinh Có TK 2413: Sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh Có TK 334, 338: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh. Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài. Đối với khấu hao tài sản cố định sửa chữa lớn có trích trước: Nợ TK 335: phần trích trước Nợ TK 6274 Có Tk 214 Cuối kỳ: Nếu số đã trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì phần dự toán thừa phải được ghi giảm chi phí như sau: Nợ TK 335 Có TK 622, 627 Có TK 641, 642, 241, 811… Nếu số đã trích trước nhỏ hơn số thực tế đã phát sinh thì phần vượt dự toán phải được ghi tăng chi phí phát sinh (nếu vượt ít) hoặc chờ phân bổ (nếu vượt nhiều) Nợ TK 622: Nếu vượt ít Nợ Tk 142: Nếu vượt nhiều Có Tk 335 Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả như sau: TK241,334.,331… Chi phí phải trả thực tế phát sinh TK335 TK 627, 641, 642 Trích trước chi phí sản xuất Phần dự toán trích thiếu Phần dự toán trích thừa Kiến nghị 3: Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thiệt hại này có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, gây ra những tổn thất bất ngờ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các thiệt hại này cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm bảo giá thành sản phẩm của Công ty không tăng lên quá cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với Công ty Giầy Thượng Đình có đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu giá thành tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh do hợp đồng đã ký kết thì khó có thể thay đổi được. Do có nhiều loại thiệt hại trong sản xuất với các nguyên nhân khác nhau nên cũng phải có các biện pháp khắc phục thích hợp. Sau đây là các phương án giải quyết với từng trường hợp cụ thể: ăVới thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc điểm kĩ thuật sản xuất (màu sắc, kích cỡ…). Sản phẩm có thể sửa chữa được hoặc không sửa chữa được và đều gây ra một khoản thiệt hại là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh . Hiện nay, Công ty không thực hiện hạch toán thoản thiệt hại này là do sản phẩm hỏng của Công ty chiếm tỷ lệ không lớn nên thiệt hại về sản phẩm hỏng do thành phẩm gánh chịu. Tuy nhiên, giá thành cả mỗi đôi giầy nhiều khi không lớn (chẳng hạn giầy ba ta ) nên nếu thành phẩm gánh chịu chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng thì sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo, hơn nữa sẽ làm cho sản phẩm của Công ty kho cạnh tranh với các đơn vị trong cùng ngành..Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì thị chi phí chi ra cho sản phẩm loại này cần loại ra để đảm bảo tính đúng, đủ chi phí cho các chính phẩm. Theo em, Công ty nên hạch toán khoản thiệt hại này bằng việc tìm đúng nguyên nhân sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu hỏng do lỗi của người lao động thì yêu cầu bồi thưòng để nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất . Nếu hỏng do lỗi kĩ thuật thì cần có biện pháp xử lý để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Xác định số thiệt hại về sản phẩm hỏng: Thiệt hại thực = Thiệt hại ban đầu – Các khoản thu hồi Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được như sau: TK111,112 TK152,334… TK621 TK154(hoặc TK721) Tiền thu từ sản phẩm hỏng Cuối kỳ kết chuyển về TK 154 Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng TK152 Phế liệu thu hồi TK138 Phải thu từ người làm hỏng Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa dược: TK154 TK821 Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK111,152, 138,415… TK721 TK3331 Thu nhập bất thường VAT của tiền phế liệu ăVới thiệt hại do ngừng sản xuất Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan : thiên tai, thiếu nguyên vật liệu, mất điện… mà Công ty có thể gặp phải. Để ổn định chi phí giữa các kỳ hạch toán, Công ty nên hạch toán khoản chi phí này bằng việc lập kế hoạch với những thiệt hại dự kiến được là có thể xảy ra. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất như sau: TK622,627 TK334,338… TK335 Chi phí về ngừng sản xuất thực tế phát sinh Trích trước chi phí sản xuất teo dự toán Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch có thể theo sơ đồ sau: TK334,214… TK142 TK821,415 Tập hợp chi phí về ngừng sản xuất Tính vào chi phí bất thường hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính TK721 TK111,138… Tính vào thu nhập bất thường Kiến nghị 4: Về đối tượng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty . Tuy nhiên, trong mỗi đơn đặt hàng có nhiều kích cỡ giầy, nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi kích cỡ có một mức tiêu hao chi phí sản xuất khác nhau, mỗi màu giầy cũng có mức tiêu hao khác nhau (theo giá hiện tại, Công ty phải chi ra để nhuộm 1 mét vải là 3 000 đồng). Do đó, mỗi một cỡ giầy với màu sắc khác nhau sẽ có một giá thành khác nhau. Nhưng hiện tai, các loại giầy của Công ty đều được tính giá thành như nhau, bất kể đó là cỡ to hay cỡ nhỏ, có màu sắc hay không có màu sắc. Nếu như thế thì giá thành của mỗi đôi giầy được tính là chưa chính xác. Vậy nên chăng, kế toán tính giá thành riêng cho từng cỡ, từng màu giầy, để đảm bảo nguyên tắc tập hợp đủ chi phí và tính đúng giá thành cho một đôi giầy. Kiến nghị 5: Về việc áp dụng chế độ khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc dịch chuyển dần giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, cần xác định bộ phận nào sử dụng loại TSCĐ nào để trích khấu hao hợp lý. Hiện nay, toàn bộ mức khấu hao của nhà làm việc 5 tầng, nhà để xe đạp, đường đi trong nội bộ Công ty đều được hạch toán vào chi phí sản xuất. Điều này theo em chưa thật hợp lý bởi vì bộ phận đó thuộc về quản lý doanh nghiệp, Công ty nên hạch toán vào TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp . Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải ở Công ty thường xuyên sử dụng cho việc vận chuyển nguyên vật liệu mua về, vận chuyển giầy giao cho khách hàng thì toàn bộ số khấu hao này Công ty lại đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp . Theo em, mức khấu hao của các phương tiện vận tải này nên đưa vào chi phí sản xuất chung . Chế độ quản lý, sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ được Công ty thực hiện theo quyết định 1062. Chế độ này đã được thay đổi bằng quyết định 166 QĐ- BTC/1999 của Bộ Tài chính. Hạch toán khấu hao theo ché độ mới phù hợp với thực tế hơn. Kiến nghị 6: Về xây dựng hệ thống giá hạch toán nguyên vật liệu Khi nhận được đơn đặt hàng, Công ty mới tổ chức thu mua nguyên vật liệu. Nhưng khi tính giá nguyên vật liệu lại theo phương pháp bìng quân gia quyền. Điều này chưa thật hợp lý vì hai lý do: - Thứ nhất, nếu xác định được nguyên vật liệu thu mua trực tiếp cho các đơn đặt hàng thì có thể dùng phương pháp giá đích danh để tính giá nguyên vật liệu xuất sử dụng. Như vậy, phản ánh được chính xác giá nguyên vật liệu dùng cho các đơn đặt hàng, từ đó làm cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của các đơn đặt hàng . - Thứ hai, phương pháp tính giá nguyên vật liệu là bình gia quyền có nhược điểm là chưa phản ánh được sự biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, từ đó dẫn đến việc hạch toán chi phí sản xuất nhiều khi thiếu chính xác. Theo em, Công ty nên xây dựng giá hạch toán nguyên vật liệu. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu trong công tác tính giá nguyên vật liệu nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng, không phụ thuộc vào số lượng danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít. Phương pháp này thích hợp với Công ty vì đội ngũ kế toán trong Công ty có trình độ tay nghề tương đối vững và lượng danh điểm nguyên vật liệu lại nhiều. Theo phương pháp này: Hệ số giá nguyên vật liệu = Tổng giá thực tế nguyên vật liệu (tồn đầu kỳ+ nhập trong kỳ) Đơn giá hạch toán ´ (số lượng tôn đầu kỳ+ nhập trong kỳ) Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho = Hệ số giá nguyên vật liệu ´ Giá hạch toán nguyên vật liệu xuất kho Kiến nghị7: Về phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại Công ty phân thành các loại: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu ... Các bộ phận chi phí trên có công dụng và vai rrò khác nhau đối với việc sản xuất các đơn đặt hàng nhưng Công ty thực hiện phân bổ theo một tiêu thức chung là số lượng sản phẩm mà đơn đặt hàng đó được sản xuất trong tháng là chưa thật hợp lý. Mặt khác, tất cả nguyên vật liệu chính dùng chung cho các đơn đặt hàng đều đưa vào chi phí sản xuất chung như hiện nay dẫn đến tình trạng khó theo dõi, phản ánh không chính xác các khoản mục chi phí của các đơn đặt hàng . Theo em, Công ty nên chuyển chi phí nguyên vật liệu chính dùng chung sang TK621 và phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu thức là chi phí định mức, mà Công ty đã lập cho các đơn đặt hàng . Các khoản mục còn lại trong chi phí sản xuất chung có thể phân bổ như sau: - Đối với chi phí vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… thì phân bổ theo chi phí vật liệu chính của từng đơn đặt hàng . - Đối với chi phí nhân viên phân xưởng có thể phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất của các đơn đặt hàng trong tháng. - Đối với chi phí về khấu hao TSCĐ có thể phân bổ theo giờ công sản xuất . - Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong Công ty nên có thể chọn tiêu thức phân bổ là số lượng giầy của các đơn đặt hàng hoặc giờ máy sản xuất của các đơn đặt hàng . Kiến nghị 8: Về sổ sách kế toán Hiện nay, Công ty Giầy Thượng Đình sử dụng hình thức hạch toán tổng hợp là Nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp với qui mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với kế toán thủ công. Khi áp dụng các phần mềm kế toán vào hạch toán sẽ có những điểm bất cập nhất định. Chẳng hạn, nhìn vào Nhật ký chứng từ số 7 đã trình bày ở phần trên có thể thấy là kết cấu nhiều cột, trong khi đó khổ giấy máy in của Công ty chỉ là khổ A4 nên các chứng từ sổ sách phải làm nhiều tờ dán lại, dễ thất lạc. Theo em, Công ty nên sử dụng hình thức Nhật ký chung hoặc hình thức Chứng từ ghi sổ sẽ thuận tiện hơn cho công tác kế toán hiện nay. Kết luận Hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí hết sức quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có được cung cấp kịp thời hay không phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất được tập hợp và thông tin thông tin về giá thành sản phẩm. Nhờ vào các thông tin ở phần hành kế toán này mà lãnh đạo doanh nghiệp mới có căn cứ để ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, chính xác. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như Công ty Giầy Thượng Đình thì thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho Ban chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng . Cũng bởi vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý kinh tế phải tìm ra cách thức quản lý chi phí và giá thành hợp lý hơn nữa. Hợp lý ở đây chính là việc phải làm sao tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng uy tín và và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Qua một thời gian thực tập tại Phòng kế toán tài chính Công ty Giầy Thượng Đình, với kiến thức ít ỏi cua rmình, em xin đóng góp một số ý kiến với mong muốn hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp sản xuất lớn, đang có những bước tiến vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Hy vọng rằng Công ty sẽ tiếp nối và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Năng Phúc và sự giúp đỡ của Công ty Giầy Thượng Đình, đặc biệt là các cán bộ Phòng kế toán- tài chính của Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo [1]. Giáo trình “ Lý thuyết hạch toán kế toán”, Đại học Kinh tế Quốc Dân, 1999. [2]. Nguyễn Văn Công, Lí thuyết về thực hành kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2000. [3]. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp sản xuất, Đại học Tài chính kế toán, 1997. [4]. Hệ thống kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 1995. [5]. Kế toán quản trị, Đại học kinh tế quốc dân, 1997. [6]. Kế toán chi phí, NXB Thống kê, 1996. [7]. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tài chính, NXB Tài chính, 1998. [8]. Lí Thị Minh Châu, Nguyễn Trọng Nam, Lí thuyết và thực hành kế toán Mĩ, Đại học kinh tế TP HCM, 1994. [9]. Kế toán tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1995. [10]. Tài liệu kế toán Anh, Pháp. [11]. Một số tài liệu tham khảo khác. Biểu 6: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 2 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 TK 338 Tổng cộng Lương chính Lương phụ Các khoản khác Cộng có TK 334 TK 622 737853600 64343900 51655100 853852600 62040596 915893196 TĐ 01 YB 05 99182300 17485900 2222700 533070 1156600 735377 102561600 18754347 7452090 1362686 110013690 20117033 YB 06 GSVC 28754000 27816300 1321700 1324200 770900 769800 30864600 29910300 2242611 2173271 33017211 32083571 Mel 01 Mel 02 41843200 24711100 286100 1083400 282600 968500 44411900 26763000 3226953 1944590 47638853 28757509 FT 11 FT 12 20473400 66804800 379500 1521300 473500 2320400 21326400 70646500 1468568 5133150 22794968 75778650 … TK 627 119057200 6210600 4121800 129839600 9401502 138791102 TK 642 164336000 16281400 11992200 193609600 14067866 207677466 TK 334 TK 338 - - - - - - - 3396000 10936335 - 10936335 3396000 Tổng cộng 1011246800 86835900 67769100 1180247800 92446299 1276694099 Biểu 7: bảNG phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 2/2001 Đơn vị tính: đồng Đơn đặt hàng TK6271 TK6272 TK6273 TK6274 K6277 TK6278 Cộng TK627 TĐ01 2780801 6506758 3162333 5818927 4013121 1605480 23887436 YB05 822248 1923921 935042 1720551 1186586 474710 7063058 YB06 6340163 15045528 7312239 13455097 9279372 3712300 55234699 GSVC 628234 1469965 714414 1314578 906632 362670 5396493 Mel01 3802643 8897613 4234307 7957066 5487629 2195400 32664658 Mel02 2358944 5519576 2682555 4936113 3404214 1361902 20263304 FT11 2763065 6254558 3039762 5593402 3857517 1543252 22961551 FT12 10778464 25219594 12257106 22554042 15554504 6222790 92586900 … Cộng 138791102 324748500 157830200 290420000 200289579 80128656 1192208037 Biểu 8: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng 2/2001 Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Nơi sử dụng Toàn doanh nghiệp TK6274 TK642 Nguyên giá Mức khấu hao 1 Số khấu hao tháng trước 44248210000 352762830 290420000 62342830 2 Số khấu hao tăng trong tháng 3 Số khấu hao giảm trong tháng 4 Số khấu hao phải trích 44248210000 352762860 290420000 62342830 Trong đó: -Nhà cửa, vật kiến trúc 9746348100 45732745 45732745 -Thiết bị, động lực 7577478765 38944755 38944755 -Máy móc thiết bị 25748370700 205742500 205742500 -Phương tiện vận tải 1176012435 41594530 41594530 -Thiết bị quản lý 170340500 20748300 20748300 Cộng 44248210000 352762830 -Ngân sách 12738148600 95748185 -Bổ sung 31510061400 257014645 Biểu9: Bảng kê số 4 (trích) Tập hợp chi phí sản xuất Tháng 2 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Có TK Nợ TK 152 153 214 334 338 621 622 627 NKCT khác Cộng NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 154 5724275097 915893196 1192208307 7832376600 621 5724275097 5724275097 622 853852600 62040596 915893196 627 324748500 157830200 290420000 129389600 5401502 43491986 103718127 135741200 1198741215 111 2533078 2533078 152 4000100 4000100 Cộng 6049023597 157830200 290420000 983242200 67442098 5724275097 915893196 1198741485 43491986 103718127 135741200 15675819286 Biểu 10: nhật ký chứng từ số 7(trích) Phần1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: đồng Có TK Nợ TK 152 153 214 334 338 621 622 627 NKCT khác Cộng NKCT số1 NKCT số2 NKCT số5 154 5724275097 915893196 1192208037 7832376600 621 5724275097 5724275097 622 853852600 62040956 915893196 627 324748500 157830200 290420000 129389600 5401502 43491986 103718127 135741200 1198741215 214 Cộng 6049023597 157830200 290420000 983242200 67442098 5724275097 915893196 1192208037 43491986 103718127 135741200 7838909508 Biểu 11: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Tháng 2/2001 Đơn vị tính: đồng Ghi có TK Ghi nợ TK Sản phẩm sản xuất TK621 TK622 TK627 Tổng chi phí sản xuất phát sinh Dở dang đầu kỳ TK155 Giá thành đơn vị Dở dang cuối kỳ Đầu kỳ sản xuất Cộng TK154 5724275097 915893196 1192207037 7832376330 2428736 7831456281 3348785 TĐ01 9030 9030 260181278 110013690 23887436 394082404 394082404 YB05 2670 2670 2670 107902080 20117033 7063058 135082171 87288948 222371119 82285,06 YB06 20880 20880 168772064 33017211 55234699 257023974 257023974 13356,92 GSVC 2040 2040 73615193 32083571 5396493 111095257 111095257 54458,45 Mel01 6174 6174 128724988 47638853 32664658 209028499 209028499 33856,25 Mel02 4325 8380 8380 93224836 28707590 20263304 142195730 42418156 164613886 FT1 4340 4340 146977439 22794968 22961551 192733958 192733958 44408,75 FT12 17500 17500 209676230 75779650 92586900 378062780 378062780 21603,6 … … … … … … … … … … … ... ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23511.doc
Tài liệu liên quan