Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)

MỤC LỤC Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1-1: Bảng một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Công ty trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 6 Sơ đồ 1-1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Trúc Thôn 8 Sơ đồ 1-2 : Qui trình công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản 11 Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Trúc Thôn 12 Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 17 Sơ đồ 1-

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính 18 Sơ đồ 2-1 :Qui trình ghi sổ kế toán phần hành chi phí – giá thành 24 Biểu 2-1 :PHIẾU XUẤT KHO 28 Biểu 2-2 :BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ 29 Biểu 2-3 :BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN NĂNG 30 Biểu 2-4 :SỔ NHẬT KÝ CHUNG 31 Biểu 2-5 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 32 Biểu 2-6 : SỔ CHI TIẾT THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG 33 Biểu 2-7 : BẢNG KÊ TỔNG HỢP LƯƠNG PHẢI TRẢ 36 Biểu 2-8 : BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 37 Biểu 2- 9 : BẢNG THỰC HIỆN ĂN CA, BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI 38 Biểu 2-10 : BẢNG PHÂN BỔ TIỀN ĂN CA VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI 39 Biểu 2-11 : SỔ NHẬT KÝ CHUNG 40 Biểu 2-12 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 41 Biểu 2-13 : SỔ CHI TIẾT THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG 42 Biểu 2-14 : PHIẾU HẠCH TOÁN 48 Biểu 2-15 : SỔ NHẬT KÝ CHUNG 50 Biểu 2-16 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 53 Biểu 2- 17 : SỔ CHI TIẾT THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG 55 Biểu 2-18: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 57 Biểu 2- 19: SỔ CHI TIẾT THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG 58 Biểu 2-20 : SỔ CÁI TÀI KHOẢN 59 Biểu 2-21 : BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH 60 Biểu 2-22 : BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 61 Biểu 3.1 : BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO 67 Biểu 3-2 : NHẬT KÝ CHUNG 69 Biểu 3-3 : SỔ CÁI 70 Biểu 3-4 : SỔ CHI TIÊT TÀI KHOẢN 622D2 71 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. XDCB: xây dựng cơ bản 2. TH: tổng hợp 3. TSCĐ: tài sản cố định 4. BHYT: bảo hiểm y tế 5. BHXH: bảo hiểm xã hội 6. KPCĐ: kinh phí công đoàn 7. ĐSTKTM: đất sét trắng khai thác máy 8. PXKT: phân xưởng khai thác 9. NVL TT: nguyên vật liệu trực tiếp 10. NC TT: nhân công trực tiếp 11. SXC: sản xuất chung 12. TK: tài khỏan 14. CNSX: công nhân sản xuất 15. HĐQT: hội đồng quản trị 16. KH: kế hoạch MỞ ĐẦU Năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng với Việt Nam đó là được chính thức gia nhập tổ chức Kinh tế Thế giới WTO. Đây là cơ hội và cũng là một thách thức lớn cho nền kinh tế nước nhà nói chung và cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nói riêng. Từ đây, kinh tế nước ta chính thức hòa nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thế giới. Đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tự do cạnh tranh và khẳng định vị thế, uy tín của mình trên trường quốc tế. Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra và lan rộng. Nó đã gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế thế giới, và Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp phải lao đao và nhiều doanh nghiệp đã và đang dứng trước bờ vực của sự phá sản. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh trong nền kinh tế lại diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Các doanh nghiệp đã phải tìm mọi cách để tự bảo vệ mình trước cơn bão khủng hoảng. Họ phải thay đổi cơ chế quản lý, cơ cấu sản xuất và có những chính sách sản xuất kinh doanh linh hoạt với thị trường. Trong thời kỳ khủng hoàng như hiện nay thì chí phí – giá thành là một trong những yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm nhằm duy trì thị phần và thu hút người tiêu dùng khi mà thu nhập của họ đang bị cắt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng. Đây là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp trong mọi thời kỳ để có được lợi thế kinh doanh, và lợi thế đó còn lớn hơn nhiều nếu doanh nghiệp biết tiết kiềm chi phí một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng luôn muốn lựa chọn được những sản phẩm tốt mà giá thành lại vừa phải, phù hợp với thu nhập. Vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải có một chính sách hợp lý về chi phí – giá thành để có thể tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế hội nhập với đầy sóng gió như hiện nay. Chi phí – giá thành là một chỉ tiêu trọng yếu mà các doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu. Nó là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Giảm giá thành sản phẩm là biện pháp tích cực mà doanh nghiệp sử dụng để tăng lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, để có được một chiến lược hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là điều không đơn giản đặt ra cho ban quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là nâng cao lợi nhuận và tạo uy tín trên thị trường. Vì vậy, hạ giá thành sản phẩm luôn phải đi song song với việc chất lượng sản phẩm không bị giảm sút. Việc tính toán sao cho có một kế hoạch chi phí – giá thành hợp lý, chính xác là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ phận kế toán của doanh nghiệp mà cụ thể là kế toán chi phí giá thành. Công ty cổ phần Trúc Thôn cũng như bao Công ty khác cũng phải cố gắng để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Những thành quả có được như ngày nay là sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của các phòng ban, cán bộ công nhân viên trong Công ty trong đó không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của bộ phận kế toán trong Công ty. Trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính kế toán cuả Công ty, em nhận thấy công tác kế toán của Công ty đã và đang hoàn thiện với nhiều mặt tích cực, đóng góp không nhỏ cho sự thành công của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm có được thì cũng còn tồn tại những bất cập đặc biệt là trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Và như đã nói, chi phí và giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn” làm đề tài nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập. Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao gồm các nội dung sau: - Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phẩn Trúc Thôn - Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. - Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế chưa nhiều, đồng thời kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên chuyên đề còn sơ sài và nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và của các cô chú, các anh chị trong Công ty. Em xin chân thành cảm ơn. Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Trúc Thôn – thành viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Truc Thon Jiont – stock Corporation Địa chỉ: Xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203.882.243 Fax: 03203.883.263 Email: Tructhon@hn.vnn.vn Website : Tructhon.com.vn 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Cách đây 44 năm, tại địa bàn xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Công ty Cổ phần Trúc Thôn được thành lập vào ngày 25/11/1964. Là thành viên trực thuộc tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty được thành lập với cái tên ban đầu là Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn. Nhiệm vụ ban đầu là khai thác quặng sét trắng để cung cấp cho Công ty gang thép Thái Nguyên. Trong quá trình hoạt động kể từ khi được thành lập, Công ty đã trải qua rất nhiều các giai đoạn với những đặc điểm và điều kiện khác nhau.Có thể tóm tắt thành các giai đoạn sau: 1.1.1. Giai đoạn 1: “ từ năm 1964 đến năm 1975 ” Đây là giai đoạn đầu thành lập với nhiều khó khăn và thử thách đặt ra cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng dần đi vào ổn định với sản lượng khai thác quặng hàng năm đạt trên 5000 tấn 1.1.2. Giai đoạn 2: “từ năm 1975 đến năm 1999”. Đây là giai đoạn mà Công ty bắt đầu mở rộng và phát triển qui mô sản xuất để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của Nhà nước. Tháng 8 năm 1975, Đ/c Phan Trọng Tuệ - Phó thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao nhiệm vụ cho Mỏ khai thác quặng chịu lửa và quặng sét trắng, đồng thời quản lý tài nguyên cho đất nước trên 2 công trường là công trường khai thác quặng chịu lửa và công trường khai thác quặng sét trắng. Tháng 8 năm 1984, Tổng Công ty Thép đã quyết định đầu tư xây dựng thêm lò đất đèn tại Mỏ. Tháng 10 năm 1989, Đ/c Ngô Huy Phan – Tổng giám đốc Công ty Thép quyết định đầu tư thêm dây truyền sản xuất gạch chịu lửa tại Mỏ. 1.1.3. Giai đoạn 3: “ từ năm 1999 đến năm 2006 ”. Giai đoạn này Công ty có nhiều thay đổi cả về tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1999 Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn. Trong thời gian này, được sự đồng ý của Tổng Công ty Thép, Công ty đã chuyển đổi sang mô hình hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính. Việc chuyển đổi này là một xu thế chung trong nền kinh tế và là để chấp hành nghị định 217 của Chính phủ. Đây cũng là điều kiện để Công ty tự khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường và cũng là động lực thúc đẩy sự lao động sáng tạo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ngày 01/07/2001: thành lập đơn vị chuyên sản xuất các loại sản phẩm: gạch chịu lửa, gạch samot, đất đèn với nguyên liệu chính là đất sét Ngày 01/05/2002: thành lập đơn vị chuyên khai thác đất sét trắng và đất chịu lửa. Ngày 11/06/2002: nhà máy gạch ốp lát được khởi công xây dựng. Ngày 19/11/2004: khởi công xây dựng nhà máy gạch tuynel. Mỏ đôlômit nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sản phẩm chính của Mỏ là quặng đôlômit. Ngoài ra Công ty còn có rất nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh Ngày 10/02/2004 Tổng Công ty Thép lại quyết định đổi tên Công ty thành Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn. 1.1.4. Giai đoạn 4: “từ năm 2006 đến nay”. Ngày 01/01/2006 được sự đồng ý của Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Trúc Thôn. Từ khi thành lập với qui mô chỉ là một Mỏ đất chịu lửa – thành viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam, với chức năng chính là khai thác quặng cung cấp cho Công ty gang thép và thị trường tự do, thì nay Công ty đã và đang ngày một lớn mạnh và phát triển trở thành một Công ty cổ phần hạch toán độc lập với qui mô tài sản tính đến cuối năm 2008 lên đến trên 120 tỷ VNĐ. Từ đó đến nay, Công ty luôn luôn phát triển không ngừng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách để cung cấp những sản phẩm mẫu mã đẹp và tính năng ưu việt cho thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Điều này được cụ thể hóa qua những chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu sau đây: Bảng 1-1: Bảng một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Công ty trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu thuần 180.753 200.390 215.480 2. Nộp ngân sách 3.520 5.742 5.685 3. Lợi nhuận thuần 3.254 5.690 5.523 4. Tổng tài sản 100.539 115.425 120.812 5. Nguồn vốn chủ sở hữu 20.738 32.640 45.968 6. Thu nhập bình quân / người 25,334 35,4 32,4 Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty năm 2006, 2007, 2008. Do mới đi vào cổ phần hóa từ năm 2006 nên Công ty đang trong thời gian được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản nộp ngân sách được nêu ở trên là các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên...mà Công ty phải đóng góp. Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển với sự gia tăng của các chỉ tiêu qua các năm. Tuy nền kinh tế nước ta đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng do luôn có những chính sách kinh doanh đúng đắn và chiến lược mở rộng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường nên doanh thu vẫn tiếp tục gia tăng: doanh thu năm 2007 tăng 10.86% so với năm 2006, năm 2008 tăng 7.53% so với năm 2007 và tăng 19.2% so với năm 2006. Tuy nhiên, do nền kinh tế đang xảy ra lạm phát nên chi phí của Công ty lên cao, do vậy mà lợi nhuận của Công ty bị giảm nhẹ ở năm 2008 so với năm 2007. Điều này làm cho thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty cũng giảm theo từ 35.400.000đ / năm trong năm 2007 giảm xuống 32.400.000đ / năm ở năm 2008. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì có được một kết quả như vậy đã là một sự thành công đáng kể đối với các doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý. Do là Công ty vừa khai thác vừa sản xuất sản phẩm với nhiều chủng loại mặt hàng, nên để mọi hoạt động được thuận lợi thì Công ty phải có một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức và họat động theo sơ đồ khái quát sau: Sơ đồ 1-1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Trúc Thôn Xí nghiệp vật liệu chịu lửa ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Tổng giám đốc PTGĐ Kỹ thuật PTGĐ Kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Nhà máy gạch ốp lát S Đ Văn phòng đại diện Hà Nội Mỏ đô lô mit Thanh Hóa Mỏ đất sét chịu lửa Phòng tài chính Phòng kế hoạch kinh doanh * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. - Đại hội đồng cổ đông : cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, đại hội đồng cổ đông quyết định nhiệm vụ của năm tài chính mới, quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hội đồng quản trị: bao gồm 7 thành viên, là cơ quan quản lý tập thể của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát: bao gồm 3 thành viên, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của Công ty. - Tổng giám đốc: là người đại diện hợp pháp của Công ty, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nội bộ Công ty, công tác lao động tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, tài chính, giá cả, vật tư, công tác đối ngoại, được quyền cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm. - Dưới quyền Tổng giám đốc là hai phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ cụ thể: + Phó Tổng giám đốc kinh doanh: phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, thanh toán hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiểm kê hàng hóa, giúp Tổng giám đốc trong công tác lao động tiền lương… + Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật, qui chế an toàn của Công ty, công tác đào tạo, cải biên sáng kiến kỹ thuật và công tác sửa chữa lớn tài sản cố định. - Phòng tài chính: Phụ trách thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tình hình thu, chi tài chính trong Công ty, thực hiện hạch toán kế toán trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng tài chính có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của nhà nước, phản ánh thường xuyên kịp thời toàn bộ các hoạt động kinh tế, tài chính giúp cho Tổng giám đốc nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty. - Phòng kế hoạch - kinh doanh: Xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty, phụ trách các sản phẩm xuất nhập khẩu của Công ty và kinh doanh khác. Nhập xuất vật tư toàn Công ty, chủ trì dự thảo hợp đồng kinh tế… - Phòng kỹ thuật: Phụ trách công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động. Nghiên cứu phương án sản xuất sản phẩm mới. - Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ: Tổ chức sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát. - Văn phòng đại diện Công ty tại Hà Nội: Tổ chức tiếp thị và tiêu thụ gạch ốp lát tại các thị trường : Hà Nội, Hà Tây và Hòa Bình. - Mỏ đất sét chịu lửa: Phụ trách công tác khai thác và kinh doanh đất sét các loại. - Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa: Sản xuất và kinh doanh các loại gạch chịu lửa, đất đèn, bột chịu lửa. - Mỏ Đôlômit Thanh Hóa: sản xuất và kinh doanh các loại bột đôlômit và phụ trách tiêu thụ gạch ốp lát tai thị trường Thanh Hóa. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty có rất nhiều các xí nghiệp, nhà máy với các sản phẩm riêng và vì vậy nên tổ chức sản xuất là khác nhau. Có những nơi sản phẩm chỉ là sản phẩm sản xuất như nhà máy gạch Sao Đỏ (sản phẩm là gạch ốp lát), có nơi sản phẩm lại là sản phẩm khai thác như Mỏ đất sét chịu lửa (Đất sét trắng, đất chịu lửa...). Hiện nay các sản phẩm kinh doanh chính của Công ty bao gồm: - Khai thác, chế biến quặng sét, đôlômit và cao lanh. - Sản xuất, mua bán: + Gạch men, gạch tuynel và vật liệu xây dựng các loại. + Vật liệu chịu lửa. + Đất đèn, hồ điện cực, fero các loại. + Các sản phẩm kim loại, nguyên liệu phục vụ ngành thép và ngành gốm sứ. - Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, từ khi hình thành và phát triển đến nay, có thể nói sản phẩm chủ đạo của Công ty vẫn là những sản phẩm khai thác. Vì vậy, dưới đây em xin đưa ra qui trình công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản của Công ty. Sơ đồ 1-2. Qui trình công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản Thăm dò Thiết kế Phơi - pha cục đóng bao Bán hàng Bán hàng Nhập kho Phơi Khai thác quặng Phân loại Hoàn thổ Khoan xác định chất lượng Bóc thải Mở mỏ Nghiền Đóng bao Nhập kho 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, xuất phát từ điều kiện và trình độ quản lý, Công ty cổ phần Trúc Thôn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Với hình thức này, phòng tài chính của Công ty là một bộ máy kế toán duy nhất của đơn vị thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán, từ khâu thu nhận ghi sổ, đến khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp tài chính. Hình thành các chứng từ được chuyển về phòng tài chính để xử lý và tiến hành các công việc hạch toán. Phòng tài chính dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc Công ty, trong đó các nhân viên kế toán dưới sự lãnh đạo của Kế toán trưởng. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đảm bảo chuyên môn hóa lao động, bộ phận kế toán được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Trúc Thôn Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm TSCĐ Kế toán tiền mặt kiêm lương Kế toán ngân hàng Kế toán tiêu thụ và công nợ Kế toán XDCB và thống kê TH Kế toán vật tư và giá thành Thủ quĩ *Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 1.Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng. - Phụ trách chung, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng và trưởng phòng tài chính. - Tham mưu, đề xuất việc sử dụng vốn, quản trị tài chính. - Trực tiếp phụ trách công tác kế toán tổng hợp, giá thành, tiêu thụ, kế toán chi tiết. - Kiểm tra công tác thống kê, kế toán - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về tài chính, kế toán. - Cập nhật các chính sách, văn bản mới của nhà nước liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng. 2. Kế toán tổng hợp – Tổ trưởng nghiệp vụ. - Lập các báo cáo theo qui định - Quản lý tài sản cố định - Tổng hợp phân tích giá thành. - Hướng dẫn công tác kế toán, kiểm tra đối với các đơn vị thành viên. - Kiểm tra công tác kế toán đối với các đơn vị góp vốn. - Quản lý phần mềm kế toán. - Điều hành phòng khi phụ trách phòng đi vắng. 3. Kế toán tiền mặt – kiêm tiền lương. - Theo dõi tài khoản tiền mặt, tạm ứng, công nợ phải thu khác. - Quản lý quĩ: Xã hội từ thiện, kinh tế mới, phòng chồng bão lụt, an ninh quốc phòng, quĩ khen thưởng, phúc lợi. - Quản lý tiền lương, ăn ca, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Tổng hợp chi phí phân xưởng, chi phi quản lý, chi phí bán hàng - Phối hợp phân tích giá thành. 4. Kế toán ngân hàng. - Quản lý tài khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, các khoản cho vay, các khoản trích trước, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. - Thanh toán quốc tế. - Lập kế hoạch thu chi tài chính. - Phối hợp phân tích giá thành. 5. Kế toán tiêu thụ và công nợ. - Kế toán tiêu thụ và quản lý công nợ thanh toán với người mua. - Quản lý kho thành phẩm, hàng hóa. - Quản trị kinh doanh thương mại, tài chính. - Quyết toán các loại thuế, phí. - Quản lý hóa đơn. 6. Kế toán XDCB và thống kê tổng hợp. - Quyết toán các công trình XDCB, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên toàn Công ty . - Thống kê tổng hợp. - Theo dõi, quản lý cổ đông và công nợ phải trả khác. - Kinh doanh tài chính. 7. Kế toán vật tư và giá thành. - Theo dõi kho vật tư, quản lý công nợ thanh toán với người bán, các khoản chi phí trả trước. - Kê khai thuế đầu vào. - Quản trị giá thành sản phẩm của văn phòng và phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành. 8. Thủ quỹ Công ty. - Thủ quỹ. - Phối hợp giữ hộ các quỹ của Công đoàn, Đoàn thanh niên. - Theo dõi công tác vật tư của phòng. Ngoài ra, ở mỗi một phân xưởng Công ty bố trí một nhân viên thống kê, có nhiêm vụ ghi chép, theo dõi chi tiết chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng mình chứ không mang tính chất hạch toán. * Đối với phòng tài chính kế toán, Công ty còn có một số qui định: + Lập báo cáo quản trị xong vào ngày 10 hàng tháng. + Lập báo cáo tài chính xong vào ngày 15 hàng thàng. + Phiếu hạch toán hàng ngày do kế toán tổng hợp lập có chữ ký có chữ ký của phụ trách phòng trước khi hạch toán. + Phiếu điều chỉnh hạch toán do kế toán tổng hợp lập có chữ ký của phụ trách và Tổng giám đốc trước khi hạch toán. + Sổ sách kế toán tổng hợp Văn phòng do người tổng hợp nhận từ các phần hành kế toán và lưu giữ chung. Chứng từ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay liên quan đến từng đồng chí chịu trách nhiệm lưu giữ. Nghiêm cấm tẩy xóa sổ sách chứng từ. + Kiểm kê 0h ngày 01/07 và ngày 01/01 từng nhân viên liên quan phải tham gia lập biểu mẫu theo qui định của Nhà nước, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kiểm kê, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị. + Tài liệu cuối ngày phải lưu giữ cẩn thận, không để mất chứng từ. + Lưu giữ tài liệu chứng từ: hàng năm quyết toán thuế và kiểm toán độc lập thực hiện xong kế toán tổng hợp có trách nhiệm chuyển về kho của Công ty, các hòm tài liệu niêm phong và khóa cẩn thận, chì khóa phải gửi vào két của thủ quỹ. + Chứng từ thanh toán tiền mặt phải được kiểm tra đúng quy định và thanh toán xong trong kỳ thanh toán gần nhất. + Quy định thanh toán tiền mặt vào các chiều thứ 3 và thứ 6 hàng tuần ( chứng từ thanh toán đột xuất vẫn được thực hiện theo quy định ) + Khi nghỉ phải báo cho phụ trách phòng trước một ngày để bố trí người làm thay. + Trong quá trình thực hiện công việc, các nhân viên trong phòng còn được phân công phối hợp với nhau để làm việc và cũng là có người làm thay khi người còn lại nghỉ phép. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. Từ khi được thành lập và hoạt động, Công ty cổ phần Trúc thôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của Nhà nước về công tác hạch toán kế toán. Phát triển dần theo các giai đoạn phát triển, quá trình thay đổi cơ cấu quản lý, cũng như mở rộng và phát triển sản xuất của Công ty, công tác kế toán cũng phát triển theo nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển đó của Công ty. Bước đầu là hạch toán phụ thuộc, tiếp đó là hạch toán độc lập và đến ngày nay. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của thực tế tại Công ty hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tâp trung và hạch toán riêng cho từng quá trình. Mặt khác để giảm nhẹ công việc hạch toán, tính toán, dễ dàng cho việc áp dụng trên máy tính, Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật kí chung. Có thể khái quát qui trình ghi sổ của Công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối thàng hoặc định kỳ Quan hệ kiểm tra đối chiếu Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Trên đây là qui trình chung khi đơn vị hạch toán theo hình thức Nhật ký chung. Tuy nhiên, khi đã áp dụng kế toán máy trong công tác hạch toán thì trình tự này chỉ là nguyên lý chung để thực hiện. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.0 cho công tác kế toán tại đơn vị. Việc hạch toán thông qua việc sử dụng phần mềm kế toán làm cho công việc đơn giản hơn rất nhiều. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra... để nhập vào máy theo bảng biểu được thiết kế sẵn. Từ đó, các thông tin kế toán sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối kỳ hoặc khi cần kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Mọi sổ sách tổng hợp, chi tiết và các báo cáo tài chính sẽ được in ra và lưu theo qui định. Sơ đồ 1-5  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính Phần mềm kế toán Bravo 6.0 Máy vi tính Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ kế toán: sổ tổng hợp, sổ chi tiết Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 1.3.3. Đặc điểm kế toán tài chính khác. 1.3.3.1. Chế độ chứng từ kế toán. Công ty cổ phần Trúc Thôn có các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên. Vì vậy, để đảm bảo việc hạch toán kế toán được minh bạch rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lý, Công ty sử dụng tất cả các chứng từ và tiến hành lập các chứng từ đó theo đúng qui định hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 ). Các chứng từ gốc được tập hợp đến phòng kế toán từ các phòng, ban để hạch toán. Trước đó chúng phải được kiểm tra, đối chiếu với các nghiệp vụ có liên quan. Các chứng từ phải được kế toán kiểm tra lần cuối trước khi thực hiện ghi sổ. 1.3.3.2. Hệ thống tài khoản sử dụng. Tài khoản kế toán dùng để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán, tùy theo điều kiện Công ty cũng thực hiện chi tiết một số tài khoản cho phù hợp với nhu cầu quản lý tại Công ty và để thuân tiện cho việc theo dõi quản lý tài sản nguồn vốn. 1.3.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo trong Công ty được lập với mục đích tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ kế toán. Ngoài ra, hệ thống báo cáo của Công ty còn cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong kỳ hoạt động đã qua và những dự toán trong tương lai. Chính vì những lý do quan trọng trên mà việc sử dụng và lập các báo cáo kế toán luôn được coi trọng. Hiện nay, Công ty sử dụng hệ thống báo cáo theo qui định hiện hành của Bộ tài chính với 4 báo cáo chính là : - Bảng cân đối kế toán. - Bảng báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Việc lập các báo cáo tài chính trên được thực hiên chuẩn theo qui định của chế độ kế toán và theo yêu cầu quản lý của Công ty. Ngoài ra, hàng tháng bộ phận kế toán còn tiến hành lập các báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý tại đơn vị : - Báo cáo tiêu thụ - Báo cáo nhập xuất tồn vật tư - Báo cáo hàng tồn kho - Báo cáo tổng hợp giá thành - Báo cáo công nợ 1.3.3.4. Một số đặc điểm khác. - Niên độ kế toán Công ty tính theo năm dương lịch - Kỳ kế toán : Áp dụng hàng tháng. - Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC. - Phương pháp tính VAT : theo phương pháp khấu trừ. - Tiền mặt tại quĩ chỉ hạch toán theo VNĐ, ngoại tệ chỉ được sử dụng trong các nghiệp vụ giao dịch qua ngân hàng và được qui đổi theo tỉ giá thực tế. Chương II : THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN 2.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Như đã phân tích ở trên, chi phí sản xuất và giá thành là một chỉ tiêu trọng yếu, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Nhận thức được điều đó, Công ty đã tiến hành chỉ đạo công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với một qui trình khá khoa học với nhiều ưu điểm: các chứng từ được lập và luân chuyển một cách rõ ràng theo đúng qui định về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, xác định đối tượng tính hạch toán chi phí và tính giá thành hợp lý... * Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Vấn đề này có tầm quan trọng cả trong lý thuyết cũng như ngoài thực tiễn hạch toán và là một nội dung cơ bản nhất của hạch tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng này phải phù hợp với qui trình quản lý, công nghệ sản xuất...Do đặc điểm tổ chức sản xuất với nhiều phân xưởng, tổ, đội sản xuất, chủng loại sản phẩm đa dạng... nên Công ty cổ phần Trúc Thôn xác định đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất và đối tượng để tính giá thành sản phẩm là các sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng, tổ, đội đó. Riêng trong hoạt động khai thác, sản phẩm chính là đất sét trắng nhưng trong quá trình khai thác còn có những sản phẩm khác như đất chịu lửa, đất sặc sỡ...(sản phẩm phụ) nên các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp cho toàn phân xưởng và sau khi được xử lý bằng phần mềm kế toán thì nó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành theo hệ số được cài đặt sẵn. Công thức phân bổ như sau : Chi phí phân bổ cho sản phẩm = Tổng chi phí x Hệ số phân bổ ._. * Đặc điểm của các khoản mục chi phí liên quan tại đơn vị. Để đạt được hiệu quả đặt ra trong công tác kế toán chi phí thì Công ty đã lựa chọn cách phân loại chi phí theo khoản mục. Điều này giúp cho việc quản lý chi phí một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc hạch toán và tập hợp chi phí trong Công ty. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Ví dụ như trong hoạt động khai thác thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có nhiên liệu (xăng, dầu), vật liệu (bạt dứa, dây cáp...), chi phí điện năng. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền ăn ca, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Do Công ty có nhiều phân xưởng sản xuất với các sản phẩm khác nhau như phân xưởng khai thác thì sản phẩm là đất sét trắng, đất chịu lửa... còn phân xưởng sản xuất thì sản phẩm lại là gạch chịu lửa, gạch men...nên nội dung của các khoản mục chi phí cũng là khác nhau giữa các phân xưởng. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện theo chi phí và giá thành kế hoạch. Phòng kế hoạch kinh doanh là bộ phận lập các kế hoạch về chi phí và giá thành đó dựa trên chi phí và giá thành của kỳ báo cáo. Cuối kỳ, kế toán tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành từng sản phẩm sau đó so sánh với chi phí và giá thành kế hoạch đã được lập. Nếu có sự chênh lệch thì bộ phận kế toán phải tiến hành giải trình trước ban giám đốc về sự chênh lệch đó. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện theo các bước sau : Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất chung Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang. Bước 4: Tính giá thánh sản phẩm hoàn thành. Có thể khái quát qui trình hạch toán kế toán phần hành chi phí giá thành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2-1 Qui trình ghi sổ kế toán phần hành chi phí – giá thành Chứng từ gốc: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho... Sổ cài TK 621, 622, 627, 154, 155 Sổ nhật ký chung Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ chi tiết các tài khoản liên quan Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối thàng hoặc định kỳ Quan hệ kiểm tra đối chiếu Các chứng từ gốc (phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán lương, phiếu hạch toán các chi phí, các bảng phân bổ chi phí...) sau khi được kiểm tra thận trọng sẽ được vào sổ nhật ký chung và sổ Cái các tài khoản. Đồng thời, kế toán cũng theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ, từng khoản mục qua sổ chi tiết cáctài khoản. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết tương ứng, đối chiếu chúng với sổ Cái và sau đó lên các báo cáo tài chính. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khá phức tạp, và nó còn phức tạp hơn đối với một Công ty có nhiều sản phẩm với qui trình công nghệ sản xuất khác nhau. Trong phạm vi chuyên đề này em chỉ xin đưa qui trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm khai thác là đất sét trắng khai thác máy (ĐSTKTM) tại phân xưởng khai thác (PXKT) thuộc Mỏ đất chịu lửa tại Công ty cổ phẩn Trúc Thôn trong kỳ hạch toán là tháng 9 năm 2008 . Có thể nói Đất sét trắng là sản phẩm khai thác chủ đạo và đã đi cùng Công ty từ những ngày đầu hoạt động. Đây cũng là lý do để em lựa chọn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm này để minh họa cho qui trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. 2.2 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( NVL TT) 2.2.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty. Chi phí NVL TT trong Công ty bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Riêng đối với họat động khai thác đất sét của Công ty thì nguyên, vật liệu được sử dụng trong việc khai thác bao gồm: dầu các loại, xăng, dây thép cắt kéo, bạt dứa, ... trong đó chia ra: nhiên liệu ( dầu, xăng), vật liệu phụ (bạt dứa, dây thép kéo), phù tùng thay thế. Ngoài ra trong quá trình khai thác Công ty còn sử dụng điện để bơm nước vào các moong khai thác và khoản chi phí điện năng này được tập hợp vào khoản mục chi phí NVL TT. Tùy từng hoạt động là sản xuất hay khai thác mà tỷ trọng của khoản chi phí này trong tổng giá thành là khác nhau. Xét trong toàn Công ty thì khoản chi phí này chiếm khoảng 50 % - 60 % trong tổng chi phí sản xuất. Với việc chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí như vậy nên việc sử dụng các nguyên, vật liệu này được thực hiện theo một qui trình, thủ tục khá chặt chẽ được khái quát trên sơ đồ sau: Phòng kế hoạch kinh doanh Phân xưởng sản xuất Kho nguyên, vật liệu Phòng tài chính kế toán Lập kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng nguyên, vật liệu cho từng phân xưởng Viết giấy xin tạm ứng vật tư, lập phiếu xuất kho làm 3 liên Kiểm tra chứng từ, hoàn tất thủ tục và tiến hành xuất kho Đối chiếu chứng từ, lập sổ Cái TK 152, 153 621, vào sổ nhật ký chung, lập các sổ chi tiết và các chứng từ liên quan khác... Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao theo kế hoạch và định mức sử dụng vật tư cho mỗi công việc do phòng kế hoạch kinh doanh lập, phân xưởng sản xuất tiến hành viết giấy xin tạm ứng vật tư. Dựa theo đó, nhân viên thống kê phân xưởng lập phiếu xuất kho làm 3 liên, sau khi được ký duyệt bởi người phụ trách nó sẽ được chuyển xuống kho, thủ kho kiểm tra, hoàn tất thủ tục chứng từ và xuất kho cho phân xưởng sản xuất. Các phiếu xuất kho 1 liên được giữ tại kho làm căn cứ ghi thẻ kho, 1 liên giữ tại phân xưởng sản xuất và liên còn lại chuyển lên phòng kế toán để kế toán tiến hành hạch toán. Công ty tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá trị vật tư tồn đầu kỳ + giá trị vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu lỳ + số lượng vật tư nhập trong kỳ 2.2.2 Chứng từ, sổ sách Các chứng từ được lập phục vụ cho hạch toán chi phí NVL TT bao gồm: - Phiếu xuất kho - Hóa đơn tiền điện - Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Bảng phân bổ điện năng. ... Sổ sách được lập gồm: Nhật ký chung, sổ Cái TK 621, ... sổ chi tiết TK 621- chi tiết theo từng sản phẩm 2.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621 “Chi phí NVL TT” để tập hợp chi phí NVL TT. Tài khoản này được chi tiết theo chủng loại sản phẩm như sau: - TK 621D: Chi phí NVL TT tập hợp chung cho các sản phẩm đất các loại. Tài khoản này còn được chi tiết theo từng sản phẩm đất: + TK 621D1: Chi phí NVL TT tập hợp cho sản phẩm đất chịu lửa + TK 621D2: Chi phí NVL TT tập hợp cho sản phẩm đất sét trắng khai thác máy. + TK 621D3: Chi phí NVL TT tập hợp cho sản phẩm đất sặc sỡ - TK 621G: Chi phí NVL TT tập hợp chung cho gạch các loại và cũng được chi tiết theo từng loại gạch... Ngoài ra còn có TK 152 “Nguyên vật liệu” – chi tiết 1522 (vật liệu phụ), 1523 (nhiên liệu), TK 331... * Ví dụ Trong kỳ hạch toán tháng 9/2008 phát sinh nghiệp vụ kinh tế như sau: Xuất dầu Diezel, dầu M14 phục vụ cho khai thác tại PXKT, số lượng các loại lần lượt là 6.500 lít và 11.000 lít. Biểu 2-1 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 9 năm 2008 Số 230 Họ và Tên người nhận hàng: Anh Cường- Bộ phận: Phân xưởng khai thác Lý do xuất kho: Phục vụ cho khai thác . Xuất tại kho: Chị Bình Đơn vị: VNĐ STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1. 2. Dầu Diezel Dầu M14 Lít Lít 6.500 11.000 6.500 11.000 15.494 24.493 100.711.000 269.423.000 Cộng 17.500 17.500 370.134.000 Xuất, ngày 02 tháng 9 năm 2008 Người nhận Thủ kho Kế toán Trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trên thực tế, phiếu xuất kho chỉ được lập dựa vào kế hoạch định mức sử dụng nguyên, vật liệu cho từng phân xưởng do phòng kế hoạch kinh doanh lập, và chỉ được ghi số lượng nguyên, vật liệu thực xuất. Cuối tháng, khi phiếu xuất kho được chuyển lên phòng kế toán, nhân viên kế toán sẽ tiến hành nhập số liệu và máy tính tự động tính ra giá đơn vị bình quân cho từng nguyên, vật liệu và tính được giá trị xuất dùng từng loại nguyên vật liệu trong kỳ. Kế toán sẽ dựa vào các phiếu xuất kho để lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ cho các sản phẩm khai thác tại phân xưởng. Như đã nói ở trên trong cùng một quá trình khai thác nhưng lại thu được nhiều sản phẩm nên khoản chi phí nguyên vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm theo hệ số phân bổ chi phí. Trong đó sản phẩm ĐSTKTM có hệ số phân bổ là 0.54 Biểu 2-2 BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tháng 9 năm 2008 Bộ phận: Phân xưởng khai thác Đơn vị: VNĐ stt Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 152- NVL TK 153 TK 1522 TK 1523 TK 1524 Cộng Có TK 152 I 1 2 3 II 1 2 3 TK 621: chi phí NVL TT TK 621D1 TK 621D2 TK 621D3 TK 627: Chi phí SXC TK 627D1 TK 627 D2 TK 627D3 8.664.815 2.772.741 4.679.000 1.213.074 370.134.000 118.442.880 199.872.360 51.818.760 1.039.630 332.681 561.400 145.549 370.134.000 118.442.880 199.872.360 51.818.760 9.704.445 3.105.422 5.240.400 1.358.623 2.825.926 904.296 1.526.000 395.630 Cộng 8.664.815 370.134.000 1.039.630 379.838.445 2.825.926 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Ngoài các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho khai thác ra thì khoản mục chi phí NVL TT còn có cả chi phí điện năng phục vụ cho khai thác. Kế toán sẽ dựa vào các hóa đơn tiền điện hàng tháng phục vụ hoạt động khai thác và phục vụ cho quản lý phân xưởng để lập bảng phân bổ điện năng. Chi phí này cũng được phân bổ cho sản phẩm ĐSTKTM giống như trên. Biểu 2-3 BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN NĂNG Tháng 9 năm 2008 Bộ phận: phân xưởng khai thác Đơn vị: VNĐ stt Ghi Có TK Ghi Nợ TK 331 Cộng Có TK 331 1 TK 621D 5.852.500 5.852.500 - TK 621D1 1.872.800 1.872.800 - TK 621D2 3.160.350 3.160.350 - TK 621D3 819.350 819.350 2 TK 627D 1.383.300 1.383.300 - TK 627D1 442.656 442.656 - TK 627D2 746.982 746.982 - TK 627D3 193.662 193.662 Sau khi tập hợp và lập đầy đủ các chứng từ liên quan, kế toán căn cứ vào các chứng từ đó tiến hành ghi sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết chi phí NVL TT . Dựa vào số liệu từ các biểu 2-1, 2-2, 2-3 trên kế toán ghi sổ Nhật ký chung như sau: Biểu 2-4 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2008 Đơn vị: VNĐ NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Trang trước chuyển sang xxx xxx ... 2/9 ... 28/9 30/9 ... ... 2/9 ... 28/9 30/9 ... ... Xuất nhiên liệu cho khai thác đất tại PXKT ... Chi phí điện năng cho khai thác đất tại PXKT Kết chuyển chi phí NVL TT của sản phẩm ĐSTKTM. ... ... 621D1 621D2 621D3 1523 ... 621D1 621D2 621D3 331 154D2 621D2 ... ... 118.442.880 199.872.360 51.818.760 ... 1.872.800 3.160.350 819.350 203.032.710 ... ... 370.134.000 ... 5.852.500 203.032.710 ... Cộng chuyển trang sau xxxx xxxx Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Từ Nhật ký chung, kế toán vào sổ Cái các nghiệp vụ phát sinh: Biểu 2-5 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2008 Tài khoản : 621 -Chi phí NVL TT Đơn vị: VNĐ NT GS CTGS Diễn Giải TK Đ.Ư Số P.S SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 0 ... 2/9 ... 28/9 30/9 ... ... 2/9 ... 28/9 30/9 ... ... Xuất nhiên liệu cho khai thác đất tại PXKT ... Chi phí điện năng cho khai thác đất tại PXKT Kết chuyển chi phí NVL TT của sản phẩm ĐSTKTM ... ... 1523 ... 331 154D2 ... ... 370.134.000 ... 5.852.500 ... 203.032.710 ... Tổng số PS 1.952.599.000 1.952.599.000 Dư cuối kỳ 0 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Đồng thờì với việc vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái, kế toán còn lập sổ chi tiết TK 621D2- theo dõi chi tiết riêng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm ĐSTKTM. Biểu 2-6 SỔ CHI TIẾT THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG Tháng 9 năm 2008 Tài khoản: 621D2- chi phí NVL TT sản phẩm ĐSTKTM Đơn vị: VNĐ STT Diễn Giải TKĐƯ Phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 1 2 3 Xuất nhiên liệu cho khai thác sản phẩm ĐSTKTM tại PXKT Tiền điện dùng cho khai thác ĐSTKTM tại PXKT Kết chuyển chi phí NVL TT sản phẩm ĐSTKTM 1523 331 154D2 199.872.360 3.160.350 203.032.710 Cộng số phát sinh 203.032.710 203.032.710 Số dư cuối kỳ 0 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Như vậy, chi phí NVL TT tập hợp cho sản phẩm ĐSTKTM là 203.032.710 VNĐ. 2.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NC TT) 2.3.1 Đặc điểm chi phí NC TT Chi phí NC TT bao gồm toàn bộ tiền lương chính, phụ cấp, tiền ăn ca, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Xét trong tổng chi phí sản xuất của toàn Công ty thì tỷ trọng của khoản mục này không lớn (khoảng trên 15%), riêng với hoạt động khai thác thì con số này chỉ khoảng trên 5 %, tuy nhiên nó lại có vai trò không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc hạch toán chính xác hợp lý khoản chi phí này không chỉ giúp cho việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được chính xác mà còn có tác dụng trong phân tích tình hình sử dụng và quản lý lao động tại đơn vị. Để hạch toán chi phí NC TT, kế toán tiến hành tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào phiếu nghiệm thu sản phẩm hoàn thành đã được kiểm tra và xác nhận kế toán tiến hành tính chi phí lương theo công thức sau: Tổng tiền lương phải trả = Số sản phẩm hoàn thành nhập kho X Định mức đơn giá lương Ví dụ: trong kỳ hạch toán tháng 9 năm 2008, số lượng sản phẩm khai thác ĐSTKTM nhập kho là 5.372,63 tấn với định mức đơn giá lương là 2.500 VNĐ/tấn. Tiền lương phải trả công nhân sản xuất = 5.372,63 x 2.500 = 13.431.575 VNĐ Chi phí NC TT của Công ty còn bao gồm cả khoản tiền ăn ca của công nhân sản xuất. Trong hoạt động khai thác thì đây là khoản chi phí được tập hợp chung cho các công nhân khai thác và sẽ được phân bổ vào chi phí CN TT của từng sản phẩm theo hệ số phân bổ chi phí. Tiền ăn ca được tính cho tất cả công nhân viên trong đơn vị dựa trên định mức tiền ăn ca cho một ngày công và số ngày công trên bảng chấm công. Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất mà tập hợp luôn vào chi phí ở kỳ mà nghiệp vụ đó thực sự phát sinh. 2.3.2 Chứng từ, sổ sách Chứng từ sử dụng bao gồm: - Bảng đơn giá lương sản phẩm - Biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng tính lương sản phẩm - Bảng thực hiện ăn ca và bồi dưỡng độc hại ... Sổ sách được lập và theo dõi trong việc hạch toán chi phí CN TT gồm: Nhật ký chung, sổ Cái TK 622, 334... sổ chi tiết các tài khoản 622- chi tiết theo sản phẩm. 2.3.3 Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí NC TT Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí NC TT”. Tài khoản này được chi tiết theo chủng loại sản phẩm như sau: - TK 622D: tập hợp chi phí NC TT cho sản phẩm đất các loại. Tài khoản này được chi tiết theo từng loại đất: + TK 622D1: chi phí NC TT sản phẩm đất chịu lửa + TK 622D2: chi phí NC TT sản phẩm ĐSTKTM + TK 622D3: chi phí NC TT sản phẩm đất sặc sỡ - TK 622G: chi phí NC TT tập hợp cho các loại gạch và cũng chi tiết theo từng loại gạch... Ngoài ra đơn vị còn sử dụng các tài khoản: 334, 338(2,3,4)... * Tiếp theo ví dụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ĐSTKTM Cuối tháng, nhân viên thống kê phân xưởng lập phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành và chuyển lên phòng kế toán. Kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm do phòng kế hoạch lập để tính tổng quĩ lương phải trả công nhân sản xuất và lập bảng kê tổng hợp lương phải trả. Biểu 2-7 BẢNG KÊ TỔNG HỢP LƯƠNG PHẢI TRẢ Tháng 9 năm 2008 Bộ phận: phân xưởng khai thác Đơn vị: VNĐ Stt Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Đơn giá Thành tiền I Bộ phận sản xuất 29.439.125 1 Đất chịu lửa Tấn 888,29 2.500 2.220.725 2 ĐSTKTM Tấn 5.372,63 2.500 13.431.575 3 Đất sặc sỡ Tấn 5.514,73 2.500 13.786.825 II Bộ phận quản lý 8.084.982 1 Đất chịu lửa 2.587.194 2 ĐSTKTM 4.365.890 3 Đất sặc sỡ 1.131.898 Cộng 37.524.107 Bảng kê tổng hợp lương phải trả là cơ sở để kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Sau đó kế toán chi phí giá thành sẽ dựa vào số liệu trên bảng phân bổ mà kế toán tiền lương lập để vào sổ chi phí nhân công trực tiếp. Biểu 2-8 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 9 năm 2008 Bộ phận: phân xưởng khai thác Đơn vị:VNĐ STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 TK 338 phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương chính KPCĐ (3382) 2% BHXH (3383) 15% BHYT ( (3384) 2% Cộng Có TK 338 1 TK 622D 29.439.125 588.782,50 4.415.868,75 588.782,50 5.593.433,75 35.032.558,75 - TK 622D1 2.220.725 44.414,50 333.108,75 44.414,50 421.937,75 2.642.662,75 - TK 622D2 13.431.575 268.631,50 2.014.736,25 268.631,50 2.551.999,25 15.983.574,25 - TK 622D3 13.786.825 275.736,50 2.068.023,75 275.736,50 2.619.496,75 16.406.321,75 2 TK 627D 8.084.982 161.699,64 1.212.747,30 161.699,64 1.536.146,58 9.621.128,58 - TK 627D1 2.587.194 51.743,88 388.079,10 51.743,88 491.566,86 3.078.760,86 - TK 627D2 4.365.890 87.317,80 654.883,50 87.317,80 829.519,10 5.195.409,10 - TK 627D3 1.131.898 22.637,96 169.784,70 22.637,96 215.060,62 1.346.958,62 Cộng 38.524.107 750.482,14 5.628.616,05 750.482,14 7.129.580,33 44.653.687,33 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được lập dựa trên khoản lương chính của công nhân viên với tỉ lệ trích theo đúng qui định của Nhà nước là 2% KPCĐ, 15% BHXH và 2% BHYT. Một khoản chi phí nữa được tính vào chi phí CN TT của Công ty đó là khoản tiền ăn ca của công nhân sản xuất. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và công việc cụ thể của từng công nhân trong phân xưởng để tính ra số tiền ăn ca và bồi dưỡng độc hại phải trả cho công nhân sản xuất thể hiện trên bảng thực hiện ăn ca và bồi dưỡng độc hại. Biểu 2- 9 BẢNG THỰC HIỆN ĂN CA, BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI Tháng 9 năm 2008 Bộ phận: phân xưởng khai thác Đơn vị: VNĐ STT Tên đơn vị Ăn ca Độc hại Cộng Loại 1 Loại 2 Công Tiền Công Tiền Công Tiền 1 PXKT (chi phí NC TT) 958 7.664.000 7.664.000 2 PXKT (chi phí SXC) 182 1.456.000 287 574.000 96 336.000 2.366.000 Cộng 1.283 9.120.000 287 574.000 96 336.000 10.030.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Dựa vào số liệu từ bảng thực hiện ăn ca, bồi dưỡng độc hại trên, kế toán chi phí giá thành sẽ lập bảng phân bổ khoản chi phí này cho từng sản phẩm theo hệ số phân bổ chi phí. Biểu 2-10 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN ĂN CA VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI Tháng 9 năm 2008 Bộ phận: Phân xưởng khai thác Đơn vị: VNĐ stt Ghi Có TK 334, 3352 Ghi Nợ TK Ăn ca Độc hại Tổng cộng 1 TK 622D 7.664.000 7.664.000 - TK 622D1 2.452.480 2.452.480 - TK 622D2 4.138.560 4.138.560 - TK 622D3 1.072.960 1.072.960 2 TK 627D 1.456.000 910.000 2.366.000 - TK 627D1 465.920 291.800 757.720 - TK 627D2 786.240 491.400 1.277.640 - TK 627D3 203.840 127.400 331.240 Cộng 9.120.000 910.000 10.030.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Tiền ăn ca được tính 8000 VNĐ / công cho tất cả các công nhân viên. Với tiền bồi dưỡng độc hại loại 1 tính 2.000 VNĐ/công và loại 2 là 3.500VNĐ/ công Các chứng từ sau khi đã được lập đầy đủ và được kiểm tra phê chuẩn, kế toán bắt đầu qui trình ghi sổ. Chứng từ được kế toán sử dụng trực tiếp cho việc hạch toán chi phí NC TT là hai bảng phân bổ: biểu 2-8 (bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương), biểu 2-10 (bảng phân bổ tiền ăn ca và bồi dưỡng độc hại). Biểu 2-11 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2008 Đơn vị: VNĐ NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Trang trước chuyển sang xxx xxx ... 29/9 29/9 29/9 30/9 ... ... 29/9 29/9 29/9 30/9 ... ... Tiền lương phải trả công nhân khai thác tại PXKT Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định của công nhân khai thác tại PXKT Tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất tại PXKT Kết chuyển chi phí NC TT sản phẩm ĐSTKTM ... ... 622D1 622D2 622D3 334A 622D1 622D2 622D3 334A 338 3382 3383 3384 622D1 622D2 622D3 334C 154D2 622D2 ... ... 2.220.725,00 13.431.575,00 13.786.825,00 421.937,75 2.551.999,25 2.619.496,75 1.766.347,50 2.452.480,00 4.138.560,00 1.072.960,00 20.122.134,25 ... ... 29.439.125,00 7.359.781,25 588.782,50 5.887.825,00 882.173,75 7.664.000,00 20.122.134,25 ... Cộng chuyển sang trang sau xxxx xxxx Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Biểu 2-12 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2008 Tài khoản : 622 -Chi phí NC TT Đơn vị: VNĐ NT GS CTGS Diễn Giải TK Đ.Ư Số P.S SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 0 ... 29/9 29/9 29/9 ... 30/9 ... ... 29/9 29/9 29/9 ... 30/9 ... ... Tiền lương phải trả công nhân khai thác tại PXKT Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định của công nhân khai thác tại PXKT Tiền ăn ca phải trả công nhân khai thác tại PXKT ... Kết nchuyển chi phí NC TT sản phẩm ĐSTKTM ... ... 334A 3382 3383 3384 334C ... 154D2 ... ... 29.439.125,00 588.782,50 4.415.868,75 588.782,50 7.664.000,00 ... ... ... ... 20.122.134,25 ... Tổng số PS 627.684.058,00 627.684.058,00 Dư cuối kỳ 0 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Cũng tương tự như TK 621D2, kế toán cũng mở số chi tiết TK 622D2 để theo dõi chi tiết chi phí NC TT của sản phẩm ĐSTKTM. Biểu 2-13 SỔ CHI TIẾT THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG Tháng 9 năm 2008 Tài khoản: 622D2: chi phí NC TT sản phẩm ĐSTKTM Đơn vị: VNĐ STT Diễn Giải TKĐƯ Phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 1 2 3 4 Tiền lương phải trả Các khoản trích theo lương tính vào chi phí: 2% KPCĐ, 15% BHXH, 2% BHYT Tiền ăn ca phải trả Kết chuyển chi phí NC TT 334A 3382 3383 3384 334C 154D2 13.431.575,00 268.631,50 2.014.736,25 268.631,50 4.138.560,00 20.122.134,25 Cộng số phát sinh 20.122.134,25 20.122.134,25 Số dư cuối kỳ 0 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Như vậy, chi phí NC TT của sản phẩm ĐSTKTM phát sinh là 20.122.134,25 VNĐ. 2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung (SXC) 2.4.1 Đặc diểm chi phí SXC Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVL TT và chi phí NC TT. Đây là những chi phí phát sinh trong phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khoản như: tiền lương chính, ăn ca, trích KPCĐ, BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng, tiền bồi dưỡng độc hại của công nhân viên, các khoản vật liệu, dụng cụ dùng trong phân xưởng, khấu hao tài sản trong phân xưởng sản xuất.... Để tập hợp khoản mục chi phí này, Công ty phân ra thành các nội dung sau chi phí như sau: - Chí phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí công cụ, dụng cụ cho sản xuất - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí năng lượng mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác 2.4.2 Chứng từ, sổ sách Các chứng từ sử dụng trong công tác hạch toán khoản mục chi phí này bao gồm: - Phiếu xuất kho - Hóa đơn dịch vụ mua ngoài - Bảng phân bổ điện năng - Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng phân bổ tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại ... Nhân viên kế toán tiến hành lập và theo dõi sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 627, sổ chi tiết TK 627- chi tiết theo sản phẩm. 2.4.3 Tài khoản sử dụng Công ty tập hợp chi phí SXC trên TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” - tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh theo sản phẩm hoàn thành. Tài khoản này được chi tiết theo chủng loại sản phẩm như sau: - TK 627D: tập hợp chi phí SXC cho các sản phẩm đất. - TK 627G: tập hợp chi phí SXC cho các sản phẩm gạch. Tương tự như hạch toán chi phí NVL TT và chi phí NC TT, tài khoản 627 lại được chi tiết theo từng loại sản phẩm + TK 627D1: tập hợp chi phí SXC cho sản phẩm đất chịu lửa + TK 627D2: tập hợp chi phí SXC cho sản phẩm ĐSTKTM + TK 627D3: tập hợp chi phí SXC cho sản phẩm đất sặc sỡ. ... Mặt khác TK 627 còn được mở chi tiết theo các nội dung của khoản mục - TK 6271 “Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng”; tập hợp các khoản lương chính, ăn ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. - TK 6272 “ Chi phí vật liệu”: tập hợp chi phí vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng. Ví dụ: xuất vật liệu để sửa chữa máy móc trong phân xưởng, hay dầu bôi trơn các thiết bị trong phân xưởng... - TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”: tập hợp các khoản chi phí dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng hoặc trực tiếp cho sản xuất: cuốc, xẻng, đồ dùng bảo hộ lao động... - TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định và sửa chữa lớn tài sản cố định”: tập hợp chi phí khấu hao tài sản trong phân xưởng sản xuất và các chi phí trong việc sửa chữa lớn các máy móc thiết bị sản xuất. - TK 6277 “Chi phí năng lượng mua ngoài”: tập hợp chi phí điện năng sử dụng cho quản lý phân xưởng. - TK 6278 “Chi phí khác”: gồm các chi phí hoàn thổ, đền bù, thuế tài nguyên, bồi dưỡng độc hại cho công nhân viên và các chi phí khác. Ngoài ra còn có TK 1522, 1524, 153, 334A, 334C, 111, 3351, 3353, 3336, 338(2,3,4) ... * Tiếp theo ví dụ dể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ĐSTKTM Chi phí SXC sẽ được tập hợp cho toàn phân xưởng sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm theo hệ số phân bổ chi phí như đã nói ở trên (hệ số của ĐSTKTM là 0.54). Chi phí này sẽ được hạch toán theo từng nội dung của khoản mục đã nêu: Thứ nhất: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm: lương chính, tiền ăn ca, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng. Khoản chi phí này được tập hợp trên TK 6271 và chi tiết theo từng sản phẩm chẳng hạn: TK 6271D2: chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho sản phẩm ĐSTKTM... Qui trình luân chuyển chứng từ và hạch toán đối với khoản chi phí này giống với chi phí NC TT đã trình bày ở trên. Kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: bảng kê tổng hợp lương phải trả, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thực hiện ăn ca, bồi dưỡng độc hại, bảng phân bổ tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại ...để tập hợp các chi phí và tiến hành ghi sổ. Theo đó, TK 6271D2 sau khi đã được phân bổ là : 5.981.649,1 VNĐ chi tiết như sau: + Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 4.365.890 VNĐ (biểu 2-7_trang 36) + Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý tính vào chi phí: 829.519,1 VNĐ (biểu 2-8_ trang 37) + Tiền ăn ca của nhân viên quản lý: 786.240 VNĐ (biểu 2-10_trang 39) Thứ hai: Chi phí vật liệu Bao gồm các khoản chi phí vật liệu xuất dùng cho quản lý bao gồm: xi măng, cát đá, xăng dầu...được tập hợp trên TK 6272- chi tiết theo từng sản phẩm chẳng hạn: TK 6272D2 - tập hợp chi phí vật liệu phân bổ cho sản phẩm ĐSTKT.... Qui trình luân chuyển chứng từ và hạch toán chi phí này cũng tương tự khoản chi phí NVL TT đã trình bày ở trên. Các chứng từ sử dụng gồm có phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ. Theo số liệu trên thì TK 6272D2 phát sinh 5.240.400 VNĐ- chi tiết như sau: + Vật liệu phụ phục vụ quản lý phân xưởng: 4.679.000VNĐ (biểu 2-2_trang 29) + Phụ tùng thay thế máy móc trong phân xưởng: 561.400 VNĐ (biểu 2-2_trang 29) Thứ ba: Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí dụng cụ sản xuất cho phân xưởng khai thác bao gồm các khoản chi phí về xe goòng, xe cải tiến, bòng điện, ổ cắm, cuốc, xẻng... Chứng từ để hạch toán khoản chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm: phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ. Qui trình luân chuyển chứng từ và hạch toán khoản chi phí này cũng giống với chi phí NVL TT. Kế toán sử dụng tài khỏan 6273 để tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất phát sinh. Tài khoản này được chi tiết theo sản phẩm chẳng hạn: TK 6273D2: tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất cho sản phẩm ĐSTKTM.... Do đặc điểm sản xuất kinh doanh mà công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất có nhiều loại có giá trị lớn. Do vậy, Công ty sử dụng TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” để tâp hợp và phân bổ dần sang chi phí công cụ , dụng cụ dùng cho sản xuất. Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ căn cứ vào giá trị và kế hoạch sử dụng mà kế toán sẽ hạch toán trực tiếp vào TK 6273 hay là hạch toán qua TK 142 và 242. 650.000 / 4 =163.500 VNĐ Ví dụ: giả sử đơn vị xuất một chiếc xe goòng phục vụ cho khai thác có giá trị là 650.000 VNĐ. Theo kế hoạch sử dụng thì chiếc xe này có thể được sử dụng trong 4 tháng . Như vậy, khi xuất dùng kế toán chỉ ghi Nợ TK 142/ Có TK 153 (nguyên giá của dụng cụ). Hàng tháng, kế toán sẽ phân bổ dần vào chi phí bằng cách ghi Nợ TK6273D2/Có TK 142 (chi phí đã phân bổ) Chi phí phân bổ trong kỳ = Trong bảng phân bổ vật liệu. dụng cụ ( biểu 2-2 _ trang 29), kế toán đã tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ cho sản phẩm ĐSTKTM là: 1.526.000 VNĐ. Thứ tư: Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Bao gồm khoản khấu hao của các tài sản cố định trong sản xuất như máy móc, phương tiện vận tải... và khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Khoản chi phí này được hạch toán dựa trên phiếu hạch toán chi phí và được theo dõi trên TK 6274- chi tiết theo sản phẩm hoàn thành chẳng hạn: TK 6274D2: tập hợp chi phí khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ cho sản phẩm ĐSTKTM... Hiện nay Công ty đang thực hiện trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC. Căn cứ vào nguyên giá và giá trị còn lại mà Công ty đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nuớc tại Doanh nghiệp, hàng năm Công ty tính và lập bảng trích khấu hao cho từng tài sản. Dựa vào tổng mức khấu hao đó, hàng tháng kế toán sẽ tiến hành trích và phân bổ theo công thức: Số khấu hao cơ bản phải trích trong tháng = Tổng mức khấu hao đăng ký hàng năm 12 tháng Theo kế hoạch khấu hao TSCĐ năm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31405.doc