Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa

Lời mở đầu Trong hệ thống chỉ tiêu kế toán tài chính của doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn, nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất. Tiết kiệm để giảm bớt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, có ý nghĩa to lớn đến việc tăng tích lũy và góp phần cải tạo từng bước đời sống của người lao động. Vì vậy, phấn đấu để không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ q

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5307 | Lượt tải: 8download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế trong doanh nghiệp. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua số liệu, bộ phận tập hợp chi phí và tính giá thành cung cấp cho các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng sản phẩm, lao vụ cũng như biết được toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực hiện định mức, dự đoán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn… có kết quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí, biết được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm như thế nào, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải tăng cường công tác quản lý và thường xuyên nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa trong công tác hạch toán góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng trong công tác quản lý giá thành, nhằm trang bị thêm những kiến thức đã học ở nhà trường và nắm bắt được những mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, em chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa” cho chuyên đề của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề còn bao gồm 3 phần chính: Phần I. Tổng quan về Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nước uống tinh khiết SG Sapuwa Phần III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Phần I. Tổng quan về Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Những năm đầu thập kỷ 90, khi thị trường nước khoáng, nước uống tinh khiết tại Việt Nam hoàn toàn bỏ ngỏ, các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã thâm nhập chiếm lĩnh và thao túng thị trường với giá thành rất cao. Trước tình hình đó, năm 1992, Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa được thành lập, với văn phòng và nhà xưởng được xây dựng trên diện tích gần 2000m2 và được đặt tại 189/1 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội. Tên Công ty: Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Tên giao dịch: Sapuwa (Saigon pure water). Số vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai. - Kinh doanh hàng chuyên dùng ngành nước uống, mua bán lương thực - thực phẩm công nghệ. Triết lý kinh doanh của Sapuwa là: Con người sạch: hoài bão sáng tạo, năng động, chuyên nghiệp, sạch sẽ trong tư duy, vệ sinh trong sinh hoạt. Nhà xưởng sạch: kỹ thuật công nghệ hiện đại nhất, môi trường thông thoáng, sạch sẽ và tiện nghi. Sản phẩm sạch: quan tâm, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ con người. Lợi nhuận sạch: thực hiện đúng các chính sách, quy định của Nhà nước, chăm sóc đến cuộc sống của từng nhân viên, chia sẻ với cộng đồng. Với khẩu hiệu “Tận cùng của sự tinh khiết”, và trung thành với ngành nghề sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai với các nét đặc trưng nổi bật: - Là Công ty đầu tiên sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết đóng chai tại Việt Nam với công nghệ tiệt trùng bằng Ozone (O3), đầu tư và ứng dụng công nghệ, trang thiết bị tiên tiến trên thế giới. - Là Công ty đầu tiên sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai tại Việt Nam đưa công nghệ vỏ chai P.E.T tự động và công nghệ tiệt trùng bằng Ozone (O3). - Là Công ty tiên phong trong việc hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng máy làm nước nóng lạnh và bình 5 gallon. - Là Công ty sớm áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 phiên bản 1994, và đã chuyển đổi thành công ISO 9001:2000. Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, cải tiến mẫu mã, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với sự nỗ lực của Ban Giám đốc cùng toàn bộ Cán bộ, Công nhân viên, Công ty đã đạt được nhiều thành tích, danh hiệu và giải thưởng. - Tháng 8/1994: Chính thức là thành viên của: “Hiệp hội nước uống thế giới” (IBWA) với tư cách là Đại biểu quốc gia Việt Nam của Hiệp hội. - Năm 2001: đạt chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002”. - Tháng 7/2002: tiếp tục đạt được chứng nhận Quốc tế “Thực phẩm chất lượng an toàn”-SQF 2000CM/HACCP, và trở thành Công ty sản xuất nước uống đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận Quốc tế. - Tháng 1/2003: nâng cao hệ thống quản lý, tiếp tục đạt “Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000”. … Cùng nhiều thành tích, danh hiệu và giải thưởng khác… Hiện nay, Công ty có hơn 50 cán bộ công nhân viên ở 8 phòng, ban chức năng. Trong đó, có hơn 50% số cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, xưởng sản xuất bao gồm các công nhân có tay nghề, và kinh nghiệm. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa 1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là nước uống tinh khiết, bên cạnh đó còn các sản phẩm phục vụ ngành nước uống khác, như: bình nước nóng lạnh, chân, kệ gỗ, sứ… Sản phẩm nước uống của Công ty là sản phẩm nước uống tinh khiết được đóng chai tại nơi sản xuất và đem ra tiêu thụ trên thị trường. Vì là nước uống tinh khiết nên đặc điểm chính của sản phẩm sản xuất ra là nước sạch được khử trùng nhiều lần qua dây chuyền công nghệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không màu, không mùi, không vị, không có các chất có lợi hay có hại cho sức khỏe. Sản phẩm của Công ty là nước uống tinh khiết được đóng thành chai với các thể tích khác nhau, như: chai 330ml; chai 500ml; chai 1,5l; chai 5l, và bình 5 gallons (có thể tích tương đương là 18,9l), ngoài các sản phẩm về nước uống công ty còn mua bán và kinh doanh các thiết bị chuyên dùng cho ngành nước uống (như máy làm nước nóng lạnh, chân kệ gỗ, bình sứ…). Sản phẩm bình nước 5 gallons được coi là sản phẩm bán chạy nhất của Công ty, với hình thức đổi vỏ bình, tức là Công ty chỉ bán nước trong bình mà không bán kèm vỏ bình, khi khách hàng dùng hết nước trong bình, sẽ thực hiện mua mới, và trả lại vỏ bình cũ. Công ty với đặc thù là doanh nghiệp tự sản xuất và kinh doanh sản phẩm do mình sản xuất ra, vì vậy khâu sản xuất là khâu vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đối với lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do sản phẩm của Công ty là nước uống tinh khiết vì vậy trong quá trình sản xuất không có sản phẩm dở dang, khi ca sản xuất kết thúc cũng là lúc sản phẩm hoàn thành, nhập kho. Việc sản xuất sản phẩm nước uống tinh khiết được thực hiện trên dây chuyền, trang thiết bị hiện đại và qua các bước sau: - Quy trình vệ sinh công nghiệp: là giai đoạn để công nhân sản xuất mang trang phục bảo hộ, đi qua phòng khử trùng để đảm bảo ngăn ngừa và giảm thiểu mối nguy hại xuống mức tối thiểu khi đi vào phòng sản xuất nước tinh khiết. - Quy trình xử lý nước: Nguồn nước ngầm được khai thác ở độ sâu 106m thông qua giếng bơm, nguồn nước không bị nhiễm bẩn, không có kim loại nặng, chất phóng xạ và được trải qua 4 giai đoạn xử lý sau: Quy trình vệ sinh công nghiệp Quy trình xử lý nước Quy trình đóng chai Bình 5 Gallons Chai 5l Chai 1,5l Chai 500ml Chai 330ml Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất nước uống tinh khiết tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa. Giai đoạn 1: Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation-Anion), có tác dụng lọc những ion dương (cation) như: Mg2+, Ca2+, Fe2+, Fe3+…, và những ion âm (anion) như: Cl-, NO3-, NO2-…nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được chứa vào bể thể tích 72m3. Giai đoạn 2: Nước được bơm từ bể chứa lên và được xử lý qua 3 lần lọc. Lọc Anthracite: Lọc cơ học để loại bỏ cặn. Lọc than hoạt tính: Khử màu, mùi của nước. Lọc trao đổi cation (lần 2). Sau khi nước đã qua các quy trình lọc thô, được bơm vào bồn chứa nước mềm. Giai đoạn 3: Nước mềm được đưa qua hệ thống tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-Violet) để diệt khuẩn. Sau đó, đưa qua hệ thống lọc tinh bao gồm 2 giai đoạn lọc: lọc 1µm và lọc 0,2µm để loại bỏ các vi khuẩn, các oxit kim loại. Giai đoạn cuối: Nước được tiếp tục đi qua hệ thống xử lý Ozone. Từ máy sản xuất Ozone được đưa vào hệ thống trộn với nước tinh để tiệt trùng, sau đó Ozone tự chuyển hóa thành Oxy. Ozone có khả năng diệt khuẩn cao, đảm bảo vệ sinh, không lưu lại mùi vị trong nước, làm nước tinh khiết hơn. Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm vào bồn chứa nước tinh (nước thành phẩm) và chuẩn bị đưa vào sản xuất. - Quy trình đóng chai: được thực hiện riêng biệt cho loại bình 5 gallons và các loại chai có thể tích nhỏ hơn. Với bình 5 gallons: - Chuẩn bị nắp: Nắp được lấy từ kho đưa vào khu vực rửa nắp để rửa bằng nước thành phẩm qua 04 giai đoạn: Kiểm tra, rửa lần 01 loại bỏ cặn trong quá trình vận chuyển, lần 2 rửa sạch chuyển qua giai đoạn 2. Ngâm nắp đã rửa bằng dung dịch tiệt trùng. Các bước tiến hành tương tự như trên. Sau đó đưa vào ngăn chứa để chuẩn bị sản xuất. - Giai đoạn 1: Chuẩn bị vỏ bình 5 Gallons (18,9 lít) Vỏ bình 5 Gallon được tập trung phòng sơ chế để chà rửa sạch sẽ, súc rửa lần thứ nhất bằng hóa chất tiệt trùng dùng cho thực phẩm. - Giai đoạn 2: Quy trình tiệt trùng vỏ bình. Vỏ bình 5 Gallon tiếp tục được đưa vào máy tự động súc rửa 6 lần bằng hóa chất tiệt trùng, được máy tráng lại bằng nước thành phẩm. (Hóa chất tiệt trùng nhập từ Châu Âu, được kiểm nghiệm, có tính sát trùng mạnh không để lại mùi, phân hủy nhanh, không ảnh hưởng đến chất lượng nước). - Giai đoạn 3: Vỏ bình 5 Gallon được chuyển qua máy chiết nước, đóng nắp tự động. - Giai đoạn 4: Bình được đưa qua băng tải, lúc này bộ phận KCS sẽ kiểm tra bình lần cuối trước khi đưa ra thành phẩm. - Giai đoạn 5: Bình thành phẩm được chuyển qua kho trung chuyển. Bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra lần cuối.   Sau hai ngày có kết quả kiểm nghiệm chuyển qua kho bảo quản và phân phối. Với nước đóng chai - Giai đoạn 1: Nắp được rửa sạch từ khu vực rửa nắp sau đó được đưa vào ngăn chứa để sản xuất. - Giai đoạn 2: Vỏ chai mới, được đưa vào băng tải, máy tự động chuyển chai vào, súc rửa bằng hóa chất tiệt trùng - Giai đoạn 3: Máy tự động chuyển chai vào súc rửa bằng hóa chất tiệt trùng, tráng lại bằng nước thành phẩm. Chai tiệt trùng được đưa qua chiết nước, đóng nắp tự động. Bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra chất lượng chai đã đóng nắp đi ra băng tải. Chuyền qua máy in hạn sử dụng lên nắp chai. Chai được lồng nhãn thân và cổ chuyển tự động qua máy sấy màng co. Đóng thùng thành phẩm chuyển qua kho trung chuyển, thực hiện thủ tục lưu kho… Sau khi nước đã đóng chai, bình thành phẩm được chuyển qua kho trung chuyển. Bộ phận đảm bảo chất lượng có trách nhiệm kiểm tra lần cuối, sau khi có kết quả kiểm nghiệm, bình thành phẩm sẽ được chuyển qua kho bảo quản, và thực hiện phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là hoạt động sản xuất, bên cạnh đó Công ty còn tự mình thực hiện hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Phân phối sản phẩm là hoạt động quan trọng trong hoạt động bán hàng của công ty, đây là con đường giúp công ty tiêu thụ sản phẩm của mình một cách có hiệu quả và khoa học, thúc đẩy quá trình kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Đặc biệt là loại bình 5 gallons là loại bình dễ vỡ, dễ bị làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm, nên doanh nghiệp không cho làm đại lý hay một trung gian nào bán và phân phối loại sản phẩm này. Việc phân phối sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng được thực hiện thông qua đội xe, đội vận chuyển của Công ty. 1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa trong những năm gần đây Có kết quả kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 4 093 760 733 3 826 319 309 3 472 160 686 2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 2 330 659 712 2 155 396 536 1 659 576 778 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 59 809 952 53 144 015 38 509 678 4. Lợi nhuận khác 40 201 0 6 103 778 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 59 810 153 53 144 015 44 613 456 6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 14 911 896 14 880 324 12 491 768 7. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 44 898 257 38 263 691 32 121 688 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa năm 2006, 2007, 2008. Bảng biểu 1: Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2006, 2007, 2008. Từ kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây, ta nhận thấy rằng, kết quả kinh doanh của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu nhập tăng dần theo từng năm. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau đã cao hơn sao với năm trước. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu Chức năng, Giám đốc quản lý Công ty thông qua các phòng ban chức năng và hai Phó Giám đốc. Theo kiểu cơ cấu này, các cán bộ phụ trách phòng chức năng có quyền ra các quyết định cho các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng Kỹ thuật Tổ bảo vệ Bộ phận sản xuất Đội xe Kho Phòng kinh doanh Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty. Ưu điểm của cơ cấu này là thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Giám đốc, khi điều hành hoạt động của toàn Công ty. Tuy nhiên, kiểu cơ cấu này vẫn còn những điểm hạn chế, là vi phạm chế độ một thủ trưởng và nếu các phòng ban chức năng làm việc không ăn ý, thống nhất thì có thể dẫn đến việc ra các quyết định trái ngược nhau gây khó khăn trong việc thực hiện và ra các quyết định quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty có 8 phòng, ban chức năng. - Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong Công ty, thực hiện lãnh đạo Công ty đi theo chủ trương, đường lối, và kế hoạch đã đề ra. - Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công việc nhằm mục đích hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. - Phòng tổ chức – hành chính: có chức năng tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Giám đốc tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, công nhân viên. Tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên của Công ty. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. - Phòng kế toán: có chức năng thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán…Phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan. Thông báo cho Ban Giám đốc về những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, phòng Kế toán cùng các bộ phận khác của Công ty tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu. Kế toán trưởng là người trực tiếp quản lý, điều hàng công việc của phòng Kế toán. Phòng kế toán trực tiếp quản lý kho hàng hóa của Công ty. - Phòng kỹ thuật: với chức năng là quản lý, vận hành toàn bộ trang thiết bị của Công ty, đặc biệt chú ý đến dây chuyền sản xuất sản phẩm, và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.Đồng thời, thông qua các biện pháp kỹ thuật để tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị của Công ty. Bộ phận sản xuất chịu sự quản lý của phòng Kỹ thuật, thực hiện việc sản xuất sản phẩm theo đúng quy trình do phòng kĩ thuật cung cấp. - Phòng kinh doanh: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Công ty nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần… Đội xe chịu sự điều hành và quản lý của phòng Kinh doanh, có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách hàng, bất kể khách hàng là tổ chức, hay cá nhân. - Tổ bảo vệ: có chức năng giám sát, theo dõi tình hình an ninh của Công ty. 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, Công ty mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán có trách nhiệm phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của Công ty. Kế toán trưởng – kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán hóa đơn tài chính Kế toán thanh toán hóa đơn bán lẻ- Kế toán NVL, giá thành Kế toán vỏ Thủ quỹ Thủ kho Thu ngân Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Bộ máy kế toán của Công ty gồm 7 người, trong đó có Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, các kế toán phần hành, thủ quỹ, thủ kho. Quan hệ giữa Kế toán trưởng và các nhân viên trong phòng kế toán là quan hệ chỉ đạo, quan hệ giữa các kế toán phần hành, thủ quỹ, thủ kho và thu ngân với nhau là quan hệ mang tính tác nghiệp. Mỗi nhân viên trong phòng Kế toán đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. - Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán của Công ty, thực hiện chỉ đạo chung và tham mưu chính cho Ban Giám đốc của Công ty về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, Kế toán trưởng kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán tổng hợp, thực hiện các phần hành kế toán về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lương, TSCĐ… - Kế toán thanh toán hóa đơn tài chính: thực hiện việc theo dõi công nợ và viết hóa đơn tài chính cho tổ chức cá nhân theo yêu cầu, liên quan tới mặt hàng sản phẩm là bình nước 5 Gallons. (Do sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty là bình nước 5 Gallons, vì vậy công việc của kế toán thanh toán hóa đơn tài chính là tương đối nhiều). - Kế toán thanh toán hóa đơn bán lẻ-Kế toán NVL: là kế toán thực hiện việc thanh toán các hóa đơn cho các loại sản phẩm khác ngoài bình 5 Gallons, có trách nhiệm xuất hóa đơn tài chính theo đúng chế độ kế toán. Tuy nhiên, do không phải là mặt hàng chủ đạo của Công ty, nên khối lượng công việc không nhiều, vì vậy, kế toán thanh toán hóa đơn bán lẻ còn kiêm thêm phần việc của kế toán NVL. - Kế toán vỏ: Vì đặc điểm của sản phẩm bình 5 gallons là chỉ bán nước trong bình mà không bán vỏ bình, vì vậy việc luân chuyển vỏ bình trong khi tiêu thụ sản phẩm là nhiều. Kế toán vỏ có nhiệm vụ theo dõi vỏ bình luân chuyển khi bán hàng, và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện vỏ bình hỏng hóc, thất lạc. - Thủ quỹ: thực hiện việc nhập, xuất quỹ tiền mặt của Công ty theo lệnh của thủ trưởng thông qua phiếu thu, phiếu chi. Cũng như có trách nhiệm quản lý và đảm bảo tính có thật của tiền mặt trong két. - Thủ kho: theo dõi và bảo quản hàng hóa và NVL trong kho, thực hiện nhập-xuất NVL đúng theo số lượng đã ghi trong phiếu Nhập kho, phiếu Xuất kho. Theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho NVL, thành phẩm. Cuối tháng đối chiếu số liệu với Kế toán NVL. - Thu ngân: Căn cứ vào hoá đơn tài chính do kế toán thanh toán lập ra có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, nhân viên thu ngân sẽ đi thu tiền của khách hàng và đem về nộp quỹ, khách hàng thường là các tổ chức sử dụng nước với khối lượng lớn hoặc khách hàng lẻ khi nhân viên đưa nước chưa thu được tiền hàng ngay khi giao hàng. 1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa 1.4.2.1. Chế độ kế toán chung tại Công ty Do Công ty tổ chức theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn điều lệ là 3.000.000.000 VNĐ, và số lượng các bộ công nhân viên là hơn 50 người, nên chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa là Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính. 1.4.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Do Công ty tự thực hiện hình thức phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không sử dụng bất kỳ hình thức phân phối trung gian nào, vì vậy một số chứng từ về bán hàng Công ty không sử dụng, như: bảng thanh toán hàng đại lý, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý… * Nguyên tắc quản lý và luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách có tổ chức, từ khâu lựa chọn chứng từ sử dụng, đến việc ghi chép, lưu trữ chứng từ… Tại Công ty, chứng từ được lập chậm nhất sau 3 ngày, khi có phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Thủ trưởng đơn vị/ Kế toán trưởng Kế toán phần hành liên quan Kế toán phần hành liên quan Tổ chức cá nhân có nhu cầu Bộ phận có liên quan Chứng từ gốc Lập chứng từ kế toán Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ chứng từ Thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong chứng từ Duyệt chứng từ kế toán Sơ đồ 4: Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty Dựa vào chứng từ gốc do cá nhân hay tổ chức có yêu cầu đưa ra, kế toán phần hành có liên quan có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra chứng từ gốc sau đó lập chứng từ kế toán theo đúng nội dung kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán sau khi được lập sẽ được kiểm tra lại và chuyển cho thủ trưởng đơn vị hoặc kế toán trưởng xem xét, phê duyệt. Chứng từ kế toán có thể được lập thành nhiều liên để phục vụ cho nhu cầu luân chuyển kịp thời, tiết kiệm thời gian chờ đợi và đảm bảo hiệu quả trong công việc. Sau khi có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng, chứng từ kế toán được chuyển cho bộ phận hoặc cá nhân có liên quan để thực hiện. Cuối cùng, chứng từ được chuyển trở lại cho kế toán phần hành liên quan để ghi sổ, lưu trữ và bảo quản. 1.4.2.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Hệ thống tài khoản tại Công ty được vận dụng theo chế độ đã ban hành. Các tài khoản cấp 1, cấp 2 được sử dụng đều đúng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tài khoản cấp 3 được Công ty mở thêm để đáp ứng nhu cầu quản lý, nhằm cho việc quản lý được đơn giản hơn. Vd: Tài khoản 242: chi phí trả trước dài hạn. Tài khoản này được mở chi tiết thành các TK cấp 3 như sau: TK 24201: Tài sản cho mượn TK 24201: Tài sản cho thuê chờ phân bổ TK 24203: Vật liệu chờ phân bổ TK 24204: Dụng cụ sản xuất TK 24205: Dụng cụ quản lý (không đủ ĐK là TSCĐ) TK 24206: Chi phí quảng cáo TK 24207: Vỏ bình 5 Gallons TK 24211: Chi phí khác chờ kết chuyển TK 24212: Chi phí chờ kết chuyển-kệ Các TK phản ánh doanh thu, giá vốn đều được mở TK cấp 3 cho từng loại sản phẩm. TK phản ánh công nợ được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng… 1.4.2.4. Đặc điểm hệ thống sổ tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Hệ thống sổ tổng hợp, sổ chi tiết tại Công ty được áp dụng, và thực hiện đúng với quy cách, mẫu biểu đã đưa ra trong Chế độ kế toán các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty tiến hành tổ chức hạch toán kế toán với sự trợ giúp của phần mềm kế toán, và thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Việc ghi sổ được tiến hành hàng ngày, tuy nhiên thực chất của việc ghi sổ là việc cập nhật chứng từ kế toán vào máy vi tính, số liệu cùng nội dung kinh tế được nhập vào chính là cơ sở dữ liệu để phần mềm kế toán tự động thực hiện đưa vào Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết. Kế toán phần hành nào sẽ trực tiếp nhập chứng từ thuộc phần hành đó vào máy vi tính. Phần mềm kế toán (máy vi tính) Sổ kế toán - Nhật ký chung - Sổ cái các tài khoản Báo cáo kế toán - Báo cáo tài chính - Báo cáo quản trị Chứng từ gốc Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa. Cuối kỳ kế toán, các Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết vẫn được in ra để thực hiện việc lưu trữ theo đúng quy định của chế độ. 1.4.2.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa Hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa bao gồm hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo nội bộ. Danh mục báo cáo kế toán tại Công ty, có: Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DNN Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DNN Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và có kèm theo phụ biểu sau: Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01– DNN Các báo cáo tài chính được lập theo năm từ ngày 01/01 đến 31/12. Do sử dụng phần mềm kế toán, nên các Báo cáo tài chính này được thực hiện in trực tiếp từ máy tính ra, và được gửi đến các cơ quan quản lý: Cơ quan Thuế, Cơ quan đăng kí kinh doanh và Cơ quan Thống kê. Hệ thống Báo cáo nội bộ của Công ty bao gồm những báo cáo: Bảng cân đối tài chính cho nhiều kỳ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho nhiều kỳ Báo cáo thuyết minh tài chính Báo cáo phân tích tài chính Báo cáo quản trị công nợ phải thu, phải trả theo hóa đơn, theo hạn thanh toán và theo khách hàng, nhà cung cấp Báo cáo tổng hợp hàng nhập hàng xuất Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn Các báo cáo nội bộ này không chỉ được lập định kì mà còn có thể được lập đột xuất theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Việc lập những báo cáo này hoàn toàn do phần mềm kế toán tự động thực hiện thông qua dữ liệu đầu vào được các kế toán phần hành cập nhật. Các báo cáo này chỉ được sử dụng trong doanh nghiệp phục vụ việc quản lý doanh nghiệp, chứ không công bố ra ngoài. Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nước uống tinh khiết SG Sapuwa 2.1. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước uống, cùng với việc áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm, việc sản xuất sản phẩm được thực hiện trên một dây chuyền khép kín, và không có sản phẩm dở dang. Khi ca sản xuất kết thúc cũng là lúc sản phẩm hoàn thành, nhập kho. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, kỳ tập hợp là hàng tháng. Việc hạch toán kế toán tại Công ty được áp dụng theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc hạch toán Chi phí sản xuất, kế toán không sử dụng TK 621, TK 622, TK 627 mà sử dụng TK 154 để tập hợp Chi phí sản xuất. 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty Tại Công ty, do đặc điểm của sản phẩm là các NVL TT dùng để bao gói nước thành phẩm cho từng loại sản phẩm là khác nhau. Vì vậy, chi phi sản xuất tại công ty được chia thành: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - trực tiếp Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp là chi phí NVL TT, phục vụ quá trình bao gói sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ được chi tiết thành: Chi phí SXKDDD phải phân bổ - NVL chung. Chi phí SXKDDD phải phân bổ - nhân công sản xuất. Chi phí SXKDDD phải phân bổ - sản xuất chung. 2.1.1.1. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp Thực chất của việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp chính là việc hạch toán chi phí NVL TT. Nội dung CP NVL trực tiếp tại công ty. Công ty cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa là một Công ty sản xuất nước uống tinh khiết với sản phẩm sản xuất là Bình, chai nước tinh khiết với các thể tích khác nhau. Vì vậy, NVL dùng trong sản xuất sản phẩm là không nhiều về chủng loại. Trong đó, nước tinh khiết được coi là NVL chính, do Công ty tự khai thác và xử lý qua quá trình lọc để tạo ra nước thành phẩm cuối cùng. Các NVL khác phục vụ cho việc bao gói sản phẩm như: Bình, chai, màng co, nhãn… Các NVL này được Công ty thu mua từ nhà cung cấp, và được dự trữ, bảo quản tại kho Công ty. NVL có sự khác biệt khi sản xuất các loại sản phẩm khác nhau. NVL cho bình 5 gallons bao gồm: vỏ bình 5 gallons, nắp bình 5 gallons, màng co ép đầu bình 5 gallons, nhãn bình 5 gallons, vòi nhựa, màng co thân bình 5 Gallons. NVL cho những sản phẩm có thể tích nhỏ hơn (chai 5l; chai 1,5l, chai 0,5l, chai 0,33l) bao gồm: vỏ chai, nhãn thân chai, màng co nắp chai, nắp chai, vỏ hộp (tương ứng với thể tích mỗi loại sản phẩm), ống hút… Các NVL này được mua từ nhà cung cấp và nhập kho về Công ty, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng sản phẩm, thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho NVL tương ứng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Phương pháp xác định CP NVLTT tại Công ty: Có thể chia sản phẩm của Công ty thành 2 luồng sản phẩm chính: Bình nước tinh khiết 5 Gallons (thể tích tương đương 18,9l) và những sản phẩm nước uống tinh khiết có thể tích nhỏ hơn. Vì vậy, việc xác định CP NVLTT tại Công ty cũng có sự khác biệt đối với 2 luồng sản phẩm này. - Đối với Bình 5 Gallons NVL xuất kho cho sản xuất bình 5 Gallons bao gồm: vỏ bình (có tính chất sử dụng luân chuyển), nắp bình, màng co ép…(được sử dụng 1 lần). Việc xác định CPNVL TT được xác định như sau: Theo kế hoạch sản xuất, phân xưởng báo với thủ kho số lượng sản xuất trong ngày. Thủ kho lấy đó làm căn cứ viết phiếu xuất kho vỏ bình cho phân xưởng. Tuy nhiên do vỏ bình 5 Gallons được sử dụng luân chuyển, nên phiếu xuất kho này chỉ ghi số lượng mà không ghi giá trị. Chỉ khi số vỏ bình được xuất kho là vỏ bình mới xuất sử dụng lần đầu, phiếu xuất kho mới ghi giá trị và được phân bổ vào chi phí sản xuất trong kì. Chi phí vỏ bình 5 Gallons được phân bổ trong 3 tháng, theo công thức: Chi phí vỏ bình phân bổ vào chi phí sản xuất = Số lượng vỏ xuất sử dụng lần đầu × Đơn giá 3 tháng VD: Theo số liệu Phiếu xuất kho NVL bình 5 Gallons ngày 31/08/2008 Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa 189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Số Ctừ 12 Ngày 31 tháng 08 năm 2008 Người giao dịch Đơn vị OCTY Đị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21840.doc
Tài liệu liên quan