Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dụng cụ Cơ khí XK

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động phức tạp như hiện nay, các doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định chiến lược để khẳng định sự tồn tại và phát triển trên thương trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được dựa trên nhiều yếu tố nhưng trong đó giá cả là một yếu tố quyết định lớn nhất. Khi quyết định đầu tư một dự án nào đó, doanh nghiệp phải cân nhắc đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tập hợp chi phí sản

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dụng cụ Cơ khí XK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất một cách đầy đủ và tính toán chính xác giá thành sản phẩm vì giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội để sản xuất ra sản phẩm. Nói cách khác giá thành sản phẩm cao hay thấp là phản ánh kết quả việc sử dụng vật tư lao động, tiền vốn, tài sản,... của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất trong kỳ kế hoạch xem có tiết kiệm hay lãng phí, đã tối ưu chưa, mà điều này lại phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau và chiếm giữ một vai trò quan trọng trong công tác kế toán nói riêng và trong công tác quản lý nói chung của doanh nghiệp. Phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Do tính chất quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như vậy, nên vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm không chỉ là mối quan tâm của người sản xuất mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này, sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu em đã mạnh dạn chọn đề tài: " Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu ". Nội dung chuyên đề ngoài Lời nói đầu và Kết luận, gồm có 2 chương: Chương I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Chương II: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên bản Báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự động viên, những ý kiến nhận xét quý báu của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU I. Giới thiệu tổng quan về công ty 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất trực thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp. Công ty có một quá trình lịch sử tương đối lâu dài, trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước công ty vẫn tồn tại và đứng vững trên thị trường. Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội được thành lập ngày 18/11/1960 với tên ban đầu là “ Xưởng Y cụ” trực thuộc Bộ Y tế. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Xưởng Y cụ là sản xuất các dụng cụ y tế: kẹp mạch máu, kẹp bông băng…, đa số những sản phẩm này được dùng để phục vụ quân đội trong thời chiến. Tổng số lao động khoảng 100 người, diện tích khoảng 600 m, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất mang tính chất thủ công. Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý. Ngày 27/12/1962, Bộ Y tế ra quyết định hợp nhất “ Xưởng Y cụ” với “ Xưởng Chân tay giả” thành “ Công ty Y cụ và Chân tay giả” nhưng có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt ở hai địa điểm khác nhau để phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ. Ngày 14/07/1964, Bộ Y tế đã tách ra và thành lập “ Nhà máy Y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế: ghế nha khoa, máy thủy lực, X quang. Đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu vào nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn như kìm điện, mỏ lết. . . và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề đã tạo tiền đề để phát triển nhanh về sản xuất. Ngày 06/01/1971, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB bàn giao cơ sở vật chất của nhà máy cho Bộ Cơ khí luyện kim quản lý. Nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất một số thiết bị dụng cụ y tế và ngày càng được mở rộng hơn về số lao động, trang thiết bị máy móc, mặt bằng sản xuất, và đi sâu vào nghiên cứu các thiết bị bệnh viện có kĩ thuật phức tạp hơn… Giá trị sản xuất lên đến 2.800.000đ gấp 3,8 lần so với năm 1964. Cũng trong thời kì này Nhà máy sản xuất được máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh. Năm 1977 những nỗ lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị sản lượng xuất khẩu là 4.800.000đ chiếm 8,9% giá trị tổng sản lượng. Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm theo nhu cầu thị trường, vì vậy tên gọi cũ không còn thích hợp nữa. Ngày 01/01/1985, Bộ Cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “ Nhà máy Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu”. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà máy đã tự chủ các mặt hàng sản xuất, tìm kiếm thị trường mới. Chính vì vậy đến cuối năm 1985 giá trị sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất. Các sản phẩm của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như các nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc… Năm 1991, hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một thị trường quan trọng, thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của nhà nước từ chế độ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không còn được bao cấp như trước nữa, thời gian này nhà máy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhà máy chủ động tìm kiếm những bạn hàng mới trong và ngoài nước. Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm dụng cụ cầm tay, mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan… Ngày 01/01/1996, nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu” trực thuộc Bộ Công nghiệp và được phép mua, bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp với nước ngoài. Công ty vẫn duy trì được việc sản xuất các dụng cụ cầm tay truyền thống như: kìm điện, cờ lê… Mặt khác, nhà máy mở rộng liên doanh liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan… để sản xuất các hàng hóa gia dụng bằng Inox. Ngày 01/01/2001, theo quyết định số 62/2000/QĐ- BTC “ Công ty Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu” thực hiện cổ phần hóa 100% chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi mới là: “ Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu” với số vốn điều lệ 1,2 tỉ đồng trong đó tỉ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 91,7% và tỉ lệ cổ phần hóa cho các đối tượng ở ngoài là 8,3% với giá trị cổ phần là 100 triệu đồng. Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty chiếm 20% giá trị vốn nhà nước tại công ty. Tất cả các cán bộ, công nhân trong công ty đều tham gia mua cổ phần và họ đều là cổ đông chính của công ty, người mua ít nhất là 30 cổ phần, người mua nhiều nhất là 600 cổ phần với giá trị mỗi cổ phiếu là 100.000 đồng. Kể từ ngày chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động của công ty đã có những chuyển bến tích cực, điều đó được thể hiện thông qua giá trị sản lượng, tổng doanh thu cũng như lợi nhuận. Có kết quả như vậy là do sự cố gắng của lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên chủ chốt trong công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hóa mặt hàng với 100 chủng loại sản phẩm chất lượng cao, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm hướng tới xuất khẩu. Sự chuyển biến tích cực đó thể hiện qua các chỉ tiêu: giá trị sản lượng, doanh thu cũng như lợi nhuận,... Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây: (trang bên) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.556.910 39.713.029 74.497.127 2. Các khoản giảm trừ 454.901 18.939 4.524 3. Doanh thu thuần 38.102.009 39.694.090 74.492.603 4. Giá vốn hàng bán 33.356.854 34.764.674 61.506.287 5. Lợi nhuận gộp 4.745.755 4.929.416 12.986.316 6. Doanh thu hoạt động tài chính 18.570 30.802 72.857 7. Chi phí tài chính 0 0 84.891 8. Chi phí bán hàng 945.021 1.058.274 1.978.547 9. Chi phí QLDN 811.277 846.816 1.063.515 10. Lợi nhuận thuần 2.987.000 3.055.128 9.932.220 11. Thu nhập khác 35.520 47.232 72.809 12. Chi phí khác 35.520 47.232 0 13. Lợi nhuận khác 0 0 72.809 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 2.987.000 3.055.128 10.005.029 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 0 0 0 16. Lợi nhuận sau thuế 2.987.000 3.055.128 10.005.029 17. Thu nhập bình quân 1 lao động / tháng 2.528 2.639 2.915 Đơn vị: 1000đ Bảng khái quát tình hình hoạt động của công ty Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển công ty đã có những định hướng đúng đắn trong việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty không những trụ lại được mà còn đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Vốn, thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất, lợi nhuận tăng nhanh, nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Chính về những kết quả và thành tích đạt được trong cả chặng đường phát triển nên vừa qua công ty đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty nói chung, đặc biệt là sự lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ chủ chốt trong công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hóa mặt hàng với 100 chủng loại sản phẩm chất lượng cao, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm hướng tới xuất khẩu. Hiện nay: - Trụ sở của Công ty đặt tại: Khu Công nghiệp Quang Minh- huyện Mê Linh- Vĩnh Phúc. - Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool Stock Company. - Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: EMTSC. 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp quốc doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất chế tạo hàng hóa, dụng cụ cầm tay như: kìm điện, cờ lê, mỏ lết, … đến đồ gia dụng bằng Inox và các chi tiết phụ tùng xe máy, xe đạp. Công ty sản xuất nhiều loại sản sản phẩm nên nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm có rất nhiều loại với các tính năng, công dụng khác nhau. Các loại nguyên vật liệu mà công ty sử dụng bao gồm: - NVL chính: thép các loại, Inox, đồng dương cực, Ni ken. - NVL phụ: dầu mỡ, đinh, cao lanh… - Nhiên liệu: xăng A76, xăng A02… - Phụ tùng thay thế. - Phụ tùng thu hồi. Một số sản phẩm chính của công ty: TT Tên sản phẩm Vật liệu Bề mặt sản phẩm 1 Kìm chết điều chỉnh Thép rèn Mạ Ni- Cr 2 Kìm điện Thép rèn Đánh bóng- Mạ Ni- Cr 3 Kìm nguội Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr 4 Kìm điều chỉnh Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr 5 Kìm mỏ quạ Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr 6 Kìm tuốt dây Thép rèn Nhuộm đen- Mạ Ni- Cr 7 Bộ cờ lê dẹt Thép rèn Mạ Ni- Cr- Zn 8 Kìm cắt Thép rèn Mạ Ni- Cr 9 Kìm thông tin Thép rèn Mạ Ni- Cr 10 Cờ lê đặc biệt Thép rèn Nhuộm đen 11 Bộ cờ lê tròng Thép rèn Mạ Ni- Cr- Zn 12 Đùi đĩa xe đạp Thép rèn Mạ Ni- Cr 13 Cần khởi động Thép rèn Mạ Ni- Cr 14 Dầm đất Thép rèn Nhuộm bóng- Sơn Quy mô sản xuất sản phẩm của công ty tương đối lớn, sản xuất sản phẩm hàng loạt, chu kì sản xuất ngắn (trong phạm vi một tháng). Trong những năm đầu mới thành lập nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất bông băng, thuốc diệt muỗi, nước cất,… Trong những năm gần đây để bắt kịp nhịp độ nền kinh tế cạnh tranh, đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra được thị trường tiếp nhận, nhiệm vụ sản xuất của công ty được mở rộng hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường mới. Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu có đặc điểm sản xuất chế tạo đa dạng hóa sản phẩm. Toàn công ty được tổ chức thành 8 phân xưởng với chức năng và nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm sản xuất ra các loại sản phẩm: - Dụng cụ y tế: Máy hút ẩm, tủ sấy, máy bao viên, máy dập viên, máy lạp mỡ thuốc,… - Dụng cụ cơ khí: Kìm điện, mỏ lết, cờ lê, kéo cắt, dập đất,… - Phụ tùng xe máy: Cần khởi động, cần số, chân chống, tay vịn, và các bộ phận cho xe máy và ô tô khác. - Đồ gia dụng Inox: Chạn bát, giá dép, giá treo, giá dao, giá xà phòng,… Đồng thời công ty còn sản xuất bia và nước giải khát, vật tư, thiết bị ngành cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng. Nói tóm lại, hoạt động sản xuất của công ty là tạo ra các sản phẩm có thể theo thị hiếu của người tiêu dùng và xã hội. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Hiện nay, công ty có khoảng trên 200 các mặt hàng, trong đó mỗi loại có một quy trình công nghệ sản xuất riêng, nhưng nhìn chung đều trải qua các công đoạn sau: Sơ đồ: Quy trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu Nhập kho bán thành phẩm Mạ sản phẩm Nhập kho thành phẩm Gia công nguội hoàn thành sản phẩm Nhiệt luyện Lắp ráp hoàn chỉnh Gia công cơ khí: Tiện, phay, bào Chế tạo phôi, cắt đoạn, rèn Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty tuần tự theo các bước sau : Bước 1: Từ các kim loại màu, sắt thép được đưa vào phân xưởng rèn dập để tạo phôi. Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên búa máy 74- 150 kg. Dập hình (máy dập trên) sản phẩm trên máy dập 160- 220- 340 tấn. Dập cắt bavia trên máy 100- 125 tấn. Nắn thẳng trên máy 63 tấn. Ủ non phôi phẩm trên là X75, sau đó làm sạch phôi và nhập kho bán thành phẩm. Bước 2: Chuyển phôi từ kho bán thành phẩm xuống phân xưởng cơ khí để tiến hành các bước khoan, tiện, phay, bào rồi nhập kho bán thành phẩm. Sau khi gia công cơ khí chuyển sang nhiệt luyện rồi gia công lắp ráp. Bước 3: Chuyển bán thành phẩm xuống phân xưởng mạ để đánh bóng, trang trí bề mặt sản phẩm ( làm bền, đẹp sản phẩm), lắp ráp, hoàn thành và nhập kho thành phẩm. 4. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Cơ quan quản trị cao nhất là Hội đồng Quản trị (HĐQT) bao gồm 11 thành viên, trong đó có 10 thành viên do Đại hội bầu, 1 thành viên là Chủ tịch công đoàn. Đứng đầu HĐQT là Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, dưới giám đốc là 2 phó giám đốc. Việc tổ chức hoạt động tổ chức sản xuất của công ty được tiến hành dưới các phân xưởng. Ngoài ra, công ty còn có ban kiểm tra do Đại hội cổ đông bầu ra gồm ba thành viên trong đó có một thành viên làm trưởng ban. Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Sản xuất phụ trợ Sản xuất chính Phục vụ sản xuất Mô hình tổ chức quản lý tại công ty: Đại hội đồng cổ đông Chủ tịch HĐQT Giám đốc Ban kiểm soát PGĐ sản xuất PGĐ kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài vụ Phòng LĐ-TCTL Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Đội xây dựng PX rèn dập PX cơ khí 1 PX cơ khí 2 PX cơ khí 3 PX mạ PX dụng cụ PX cơ điện Sơ đồ: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất * Ban Giám đốc gồm 3 người: - Đứng đầu là Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm trực tiếp, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức thực hiện các phương án sản xuất, phát triển vốn… Nói chung giám đốc đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm do HĐQT giao cho: + Bảo toàn và phát triển vốn. + Bảo đảm việc làm cho cổ đông. + Đạt chỉ tiêu cổ tức. + Phát triển sản xuất kinh doanh. - Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách về công tác kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm và vật tư hàng hóa nhập kho. - Phó Giám đốc kinh doanh: trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty. * Các phòng ban chức năng: - Phòng kế hoạch: chịu trách nhiệm xây dựng, điều động sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn. Phòng kế hoạch có trách nhiệm quản lý, đóng góp sản phẩm, quản lý toàn bộ hệ thống kho tàng của công ty, cấp phát vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất theo định mức do phòng kỹ thuật đề ra. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm của công ty, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác marketing, tổ chức tham gia các đợt triển lãm giới thiệu sản phẩm của công ty do giám đốc lãnh đạo trực tiếp. - Phòng tài vụ: có nhiệm vụ báo cáo cho giám đốc về tài chính nhằm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ, hạch toán chi phí, xác định kết quả kinh doanh… Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời về sản xuất kinh doanh cho giám đốc để từ đó giúp giám đốc đưa ra quyết định chuẩn xác nhất định nhằm làm cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. - Phòng tổ chức lao động tiền lương: trực tiếp chịu sự lãnh đạo của giám đốc, có nhiệm vụ theo dõi công tác tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý chế độ chính sách, quản lý lao động … Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho công ty như canh gác tại cổng công ty, theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy. Xây dựng và quản lý định mức lao động, kế hoạch lao động và tiền lương, tổ chức huấn luyện đào tạo chuyên môn kỹ thuật an toàn, thi nâng bậc công nhân, thanh toán lương, thưởng, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên. - Phòng hành chính: có nhiệm vụ tiếp khách, quan hệ công tác và quản lý giấy tờ, quản lý con dấu của công ty, chịu trách nhiệm về công văn thư, in ấn và phát hành văn bản, công văn, cấp phát văn phòng phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ công nhân viên, sơ cấp cứu trong các trường hợp tai nạn, ốm đau xảy ra trong công ty. - Phòng kỹ thuật: chịu sự điều hành của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ thiết kế hoàn thiện các quy trình sản xuất sản phẩm, theo dõi chế độ thử sản phẩm mới, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, quản lý hồ sơ liên quan đến kỹ thuật sản phẩm. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo quy trình công nghệ đầu tư, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu mua về kho dự phòng. * Các phân xưởng: - Phân xưởng cơ khí 1: chuyên sản xuất kìm điện 10, 180, kìm KBSO, đùi đĩa xe đạp, phụ tùng xe máy các loại. - Phân xưởng cơ khí 2: chuyên sản xuất mỏ lết các loại, kìm điều chỉnh các loại, phụ tùng xe máy các loại, đồ gia dụng Inox… - Phân xưởng cơ khí 3: chuyên sản xuất kìm điện 180, 10, đùi đĩa xe đạp, đồ gia dụng Inox và quản lý các thiết bị nhiệt lượng có tần số cao. Đồng thời tiến hành gia công thìa, đĩa. - Phân xưởng rèn, dập: chuyên tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý toàn bộ hệ thống cung cấp khí nén, và các thiết bị đọt dập phục vụ cho việc chế tạo phôi bằng các phương pháp cán- kéo- rèn- dập- nóng- nguội. - Phân xưởng mạ: chịu trách nhiệm trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương tiện hóa học. Phân xưởng này có nhiệm vụ đánh bóng bề mặt kim loại, điện hóa các sản phẩm Inox. - Phân xưởng cơ điện: đảm bảo công tác sửa chữa các máy móc, thiết bị trong công ty, lắp đặt, chạy thử các thiết bị mới, quản lý hệ thống điện nước trong công ty, chế tạo các chi tiết, phụ tùng thay thế, nhận gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng. - Phân xưởng dụng cụ: có nhiệm vụ để chế tạo các khuôn mẫu để giữ dụng cụ cắt, các loại trang thiết bị cho các phân xưởng cơ khí và các phân xưởng rèn dập khuôn, dập hình sau đó đem nhiệt luyện, phân xưởng này chịu sự chỉ đạo của Phòng kĩ thuật. - Đội xây dựng: có nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa các nhà xưởng tạo nền móng để lắp đặt thiết bị. 5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của công ty. Phòng kế toán- tài vụ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước công ty về các hoạt động kế toán tài chính. Phòng kế toán- tài vụ có chức năng tham mưu, giúp việc, giám đốc công tác tài chính của công ty nhằm sử dụng tiền vốn vào đúng mục đích, đúng chế độ, hợp lý và hiệu quả. Bộ máy kế toán còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác thông tin kinh tế và tổ chức hoạt động kinh doanh một cách kịp thời và có hiệu quả. Bộ máy kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán- tài vụ là chủ yếu. Tuy nhiên dưới các phân xưởng vẫn có các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu ghi chép ban đầu rồi gửi cho phòng kế toán- tài vụ. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ giám sát kiểm tra tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán chiếm dụng vốn của công ty… Đồng thời thông qua các chỉ tiêu về khoản mục chi phí và giá thành để giám sát tình hình tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa, tình hình cấp phát vay mượn. Ngoài ra bộ phận kế toán còn thực hiện chức năng phân phối lợi nhuận thành các quỹ và giám sát việc sử dụng quỹ đó. Hàng tháng, quý, năm kế toán lập báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán các phân xưởng Kế toán TSCĐ Kế toán tổng hợp và ngân hàng Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán nguyên vật liệu Kế toán chi tiết giá thành Thủ quỹ kiêm kế toán kho Để việc tổ chức kế toán có hiệu quả và đảm bảo, thống nhất sự chuyên môn hóa tập trung, bộ máy kế toán của công ty gồm 8 người được sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng được phân công nhiệm vụ như sau: - Kế toán trưởng: là người điều hành phòng kế toán- tài vụ với chức năng phụ trách toàn bộ công việc chung của phòng, là người giúp đỡ giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, đồng thời làm công việc kế toán tài sản cố định, kế toán xây dựng cơ bản và kế toán các nguồn vốn. - Phó phòng kế toán: là người giúp đỡ kế toán trưởng trong việc điều hành công việc của phòng. Đồng thời làm công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kế toán vật liệu chính. - Một kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng. - Một kế toán chi tiết giá thành sản phẩm và hạch toán kế toán phân xưởng kiêm kế toán vật liệu phụ. - Một kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ. - Một thủ quỹ kiêm kế toán kho. b. Đặc điểm hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán Hiện nay, để tạo căn cứ vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu đã xây dựng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, cùng với các văn bản quy định có liên quan của Bộ Tài chính. Do vậy, doanh nghiệp đã phải thay đổi hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ kế toán vào năm 2007 cho phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định trên. So với Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT, khi áp dụng Quyết định này thì hệ thống chứng từ, tài khoản được rút gọn so với trước rất nhiều, thuận tiện hơn cho việc xử lý thông tin kế toán bằng kế toán máy. Theo đó, hệ thống chứng từ mà đơn vị sử dụng có thể được liệt kê như sau: - Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01 – GTKT, 3 liên). - Lệnh xuất kho. - Lệnh mua hàng. - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT). - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT). - Phiếu giao nhận chứng từ N-X. - Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu số 05 – VT). - Phiếu chi(Mẫu số 02 – TT). - Phiếu thu(Mẫu số 01 – TT). - Giấy báo Có, giấy báo Nợ của của ngân hàng. Hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm các chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, chi, séc. - Bảng sao kê tiền gửi ngân hàng. - Danh sách người hưởng trợ cấp, thai sản, ốm đau hưởng BHXH. - Đơn đặt hàng. - Bảng lũy kế nhập nguyên vật liệu. - Bảng chấm công. - Bảng báo giá hàng năm. - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng thanh toán tiền thưởng. - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. - Giấy đi đường. - Bản đề nghị xác nhận số dư tài khoản ngân hàng. - Bảng đánh giá lại chất lượng hàng tồn kho định kỳ. - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Biên bản giao hàng (nhận hàng). - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mã số:01- TSCĐ). - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mã số:02- TSCĐ). - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mã số:02- TSCĐ). - Biên bản bù trừ công nợ. - Biên bản xác nhận công nợ. - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa mua vào. - Bảng kê vật tư nhập lại kho. - Bảng kê sản phẩm hỏng nhập kho. - Bảng kê nhập kho thành phẩm. - Bảng lũy kế xuất kho thành phẩm. - Bảng phân bổ nguyên vật liệu. - Bảng tổng hợp tình hình TSCĐ. - Quyết định thanh lý TSCĐ. - Bảng kê nhập. - Bảng kê xuất. - Bảng kê lũy kế nhập. - Bảng kê lũy kế xuất. * Để phục vụ cho mục đích quản lý thông tin kế toán nhanh, hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức một hệ thống tài khoản phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu được tổ chức theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng được kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản chi tiết được mở theo điều kiện cụ thể. Một số tài khoản sử dụng trong công ty: - TK 111: Tiền mặt. - TK 112: Tiền gửi ngân hàng. - TK 131: Phải thu khách hàng. - TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. - TK 141: Tạm ứng. - TK 144: Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. - TK 152: Nguyên vật liệu. + TK 1521: NVL chính. + TK 1522: NVL phụ. + TK 1523: Nhiên liệu. + TK 1524: Phụ tùng thay thế. + TK 1527: Phế liệu. - TK 155: Thành phẩm. + TK 1551: Kìm chết. + TK 1552: Kìm điện. + TK 1553: Kìm điều chỉnh. + TK 1554: Kìm mỏ quạ. + TK 1555: Clê đặc biệt. + TK 1556: Đùi đĩa xe đạp. + TK 1557: Cần khởi động. + TK 1558: Dầm đất. - TK 157: Hàng gửi bán. - TK 211: Tài sản cố định hữu hình. + TK 2111: Nhà xưởng. + TK 2112: Máy móc, thiết bị. + TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - TK 214: Hao mòn tài sản cố định hữu hình. - TK 311: Vay ngắn hạn. - TK 331: Phải trả người bán. - TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - TK 334: Phải trả người lao động. - TK 335: Chi phí phải trả. - TK 338: Phải trả, phải nộp khác. - TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. - TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. + TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. + TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. - TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi. - TK 511: Doanh thu bán hàng. + TK 5111: Doanh thu bán hàng kìm chết. + TK 5112: Doanh thu bán hàng kìm điện. + TK 5113: Doanh thu bán hàng kìm điều chỉnh. + TK 5114: Doanh thu bán hàng kìm mỏ quạ. + TK 5115: Doanh thu bán hàng clê đặc biệt. + TK 5116: Doanh thu bán hàng đùi đĩa xe đạp. + TK 5117: Doanh thu bán hàng cần khởi động. + TK 5118: Doanh thu bán hàng dầm đất. - TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. - TK 531: Hàng bán bị trả lại. - TK 532: Giảm giá hàng bán. - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. - TK 627: Chi phí sản xuất chung. - TK 632: Giá vốn hàng bán. + TK 6321: Giá vốn hàng kìm chết. + TK 6322: Giá vốn hàng kìm điện. + TK 6323: Giá vốn hàng kìm điều chỉnh. + TK 6324: Giá vốn hàng kìm mỏ quạ. + TK 6325: Giá vốn hàng clê đặc biệt. + TK 6326: Giá vốn hàng đùi đĩa xe đạp. + TK 6327: Giá vốn hàng cần khởi động. + TK 6328: Giá vốn hàng dầm đất. - TK 641: Chi phí bán hàng. - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. - TK 711: Thu nhập khác. - TK 811: Chi phí khác. - TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. - TK 007: Ngoại tệ các loại. c. Đặc điểm hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty Dựa trên quy định của nhà nước công ty xây dựng một số chính sách kế toán của công ty như sau: - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ. - Tỷ giá VNĐ/USD theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật kí chứng từ. - Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước, theo 2 loại giá hạch toán và giá thực tế (bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, chi phí thanh toán, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản). Sản phẩm dở dang và thành phẩm được đánh giá theo giá thành công xưởng. - Sử dụng kết hợp cả kế toán bằng tay và kế toán máy, trong đó kế toán máy được sử dụng trong một số phần hành phức tạp. - Phần mềm kế toán áp dụng: Phần mềm kế toán EFFECT, áp dụng cho các phần hành công nợ, tiền mặt, chi phí và tính giá thành sản phẩm. Với hình thức Nhật kí chứng từ, việc hạch toán của công ty được thực hiện trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kết hợp giữa việc ghi sổ theo trật tự thời gian với việc ghi sổ phân loại theo hệ thống giữa việc ghi chép hàng ngày với việc ghi chép cuối kì. Nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy các phần hành kế toán hạch toán kịp thời, đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Đây là hình thức tương đối phức tạp, đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ kế toán tương đối vững vàng mới có thể phản ánh đầy đủ, chính xác sự biến động của các yếu tố trong quá trình kinh doanh của công ty. Hàng tháng phòng kế toán lên NKCT để hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng công đoạn sản xuất. Toàn bộ công việc kế toán được chia thành 3 giai đoạn chính: + Lập và luân chuyển chứng từ. + Ghi chép vào tài khoản và các sổ kế toán. + Lập các báo cáo kế toán. Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tiến hành phân loại lập định khoản kế toán và ghi vào sổ Nhật ký chứng từ. Đối với các chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính liên quan đến chi phí sản xuất, vật liệu, tiền lương, khấu hao cần tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành tập hợp, tính toán ghi vào các bảng phân bổ để ghi vào Nhật ký chứng từ hoặc các bảng kê phù hợp. Đối với các chứng từ gốc phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính cần được tập hợp hệ thống theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ yêu cầu quản lý riêng thì căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào bảng kê phù hợp. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê ghi Nhật ký chứng từ. Các chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt thủ quỹ ghi vào sổ quỹ. Cuối tháng chuyển sổ quỹ kèm chứng từ thu chi cho kế toán, kế toán tổng hợp số liệu từ sổ quỹ ghi vào Nhật ký chứng từ và bảng kê có li._.ên quan. Cuối tháng tiến hành đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi trong từng bảng kê, từng nhật ký chứng từ và giữa bảng kê với nhật ký chứng từ được đầy đủ, chính xác. Sau đó sử dụng số liệu ở nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản. Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở các sổ kế toán chi tiết số phát sinh với số liệu ở sổ cái. Cuối tháng căn cứ số liệu ở bảng kê, các nhật kí chứng từ, sổ cái và bảng chi tiết số phát sinh lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính. Liệt kê một số sổ sách kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp: * Sổ kế toán chi tiết: - Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số: S08- SKT/DNN). - Sổ tiền gửi ngân hàng (Mẫu số: S09- SKT/DNN). - Thẻ kho (Mẫu số 06- VT). - Thẻ TSCĐ. - Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu. - Sổ số dư. - Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa. - Sổ chi tiết bán hàng. - Sổ chi tiết thanh toán với người bán (người mua). - Sổ chi tiết thanh toán với người bán (người mua) bằng ngoại tệ. - Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ (VNĐ) - Sổ chi tiết tiền vay theo từng đối tượng. - Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay theo từng khế ước. - Sổ chi tiết lãi vay. - Sổ tổng hợp tình hình tiền gửi, tiền vay. - Sổ theo dõi chi tiết công nợ với công nhân viên. - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh. - Sổ tổng hợp tài khoản đối ứng của tài khoản. - Sổ đối chiếu công nợ. - Sổ tổng hợp hàng nhập kho. - Sổ tổng hợp hàng xuất kho. - Sổ theo dõi thuế GTGT. - Sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại. - Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ. - Sổ chi tiết các tài khoản. - Sổ chi tiết thành phẩm. - Sổ tài sản cố định. - Sổ theo dõi TSCĐ. * Sổ kế toán tổng hợp: - Bảng tổng hợp chi tiết công cụ, dụng cụ, hàng hóa. - Bảng cân đối số phát sinh. - Bảng kê số 3. - Bảng kê số 4. - Bảng kê số 11. - Bảng kê số 9. - Nhật ký chứng từ số 1. - Nhật ký chứng từ số 2. - Nhật ký chứng từ số 5. - Nhật ký chứng từ số 8. - Nhật ký chứng từ số 7. - Nhật ký chứng từ số 10. - Sổ cái các tài khoản. * Khái quát trình tự ghi sổ: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu Chứng từ kế toán Nhật ký chứng từ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính d. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được ban hành dựa theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, của Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng với các văn bản quy định khác có liên quan của Bộ Tài chính. Để đảm bảo tính tuân thủ các quy định và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp đã thiết kế một hệ thống báo cáo theo đúng mẫu bắt buộc của Bộ Tài chính. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tự xây dựng các báo cáo quản trị dành riêng cho đơn vị mình để phục vụ cho quản lý. Các báo cáo đó được liệt kê như sau: * Báo cáo kế toán do nhà nước quy định: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN). - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN). - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09-DN). * Báo cáo kế toán do doanh nghiệp tự quy định: - Báo cáo nhập (xuất) hàng. - Báo cáo nhận (giao) hàng. - Báo cáo nhập- xuất- tồn. - Báo cáo số dư tại các ngân hàng. - Báo cáo số dư tại quỹ. - Báo cáo tồn kho. - Báo cáo tổng hợp bán hàng theo khách hàng. - Báo cáo chi tiết bán hàng theo sản phẩm. - Báo cáo tổng hợp giá trị TSCĐ. - Báo cáo tình hình thực hiện vốn chủ sở hữu. - Báo cáo tiền vay, tiền gửi, tiền mặt dự kiến. - Báo cáo doanh thu dự kiến. - Báo cáo hàng tồn kho dự kiến. - Báo cáo thu (chi) dự kiến. II. Hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu 1. Đặc điểm và các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của công ty Chi phí sản xuất ở công ty bao gồm nhiều loại với nhiều nội dung và tính chất khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí phải biểu hiện theo yếu tố rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành. Các yếu tố chi phí bao gồm: - Chi phí NVL: chi phí NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu thu hồi cho sản xuất. - Chi phí nhân công: Là chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp của công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua sắm ngoài: gồm toàn bộ chi phí mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí… - Chi phí bằng tiền khác bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố nói trên. Chi phí sản xuất sau khi tập hợp các yếu tố được phân theo khoản mục giá thành: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. - CPNVLTT: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - CPNCTT: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng. - CPSXC: Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền ăn ca giữa ca của công nhân, chi phí ca ba, độc hại, chi phí khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua sắm ngoài và chi phí bằng tiền khác. Ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, kế toán chi tiết theo từng sản phẩm đối với CPNVLTT, CPNCTT còn CPSXC kế toán tập hợp cho toàn phân xưởng sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức tiền lương định mức. Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí sản xuất nên công ty rất quan trọng tới công tác quản lý chi phí. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty đã xây dựng mức tiêu hao vật tư cho từng loại sản phẩm. Với khoản mục CPNVLTT công ty đã xây dựng được đơn giá lương sản phẩm, CPSXC cũng được quản lý chặt chẽ. Với việc quản lý chặt chẽ như vậy đã giúp công ty hạn chế được những lãng phí, tiết kiệm được những chi phí đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiêu thị, tăng lợi nhuận của công ty. 2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất là tính đúng, tính đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành. Do vậy việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng. Công ty có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, mỗi sản phẩm đều qua nhiều khâu chế biến, nhiều công đoạn sản xuất, sau khi kết thúc công đoạn sản xuất cuối cùng mới trở thành thành phẩm hoàn chỉnh và được nhập kho thành phẩm. Vì vậy mà việc tập hợp chi phí sản xuất phải liên quan đến nhiều khâu, nhiều công đoạn. Bên cạnh đó mỗi phân xưởng lại sản xuất nhiều loại sản phẩm nên việc xác định chi phí sản xuất chung là phức tạp. Để thuận lợi cho công tác quản lý cũng như việc hoạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành phẩm, các phân xưởng sản xuất ở công ty được phân chia làm 4 nhóm: Phân xưởng rèn dập. Phân xưởng cơ khí. Phân xưởng dụng cụ cơ điện. Phân xưởng gia công. Xuất phát từ đặc điểm kể trên, kế toán đã được xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, chi tiết theo từng sản phẩm đối với CPNVLTT và CPNCTT còn đối với CPSXC kế toán tập hợp cho toàn phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức tiền lương định mức. 3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí về nguyên vật chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty và là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành giá thành sản phẩm. Do đó vấn đề quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu là rất quan trọng, tránh lãng phí nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng trực tiếp cho sản xuất bao gồm: Nguyên vật liệu chính: Sắt, thép các loại, Inox, đồng dương cực, niken. Nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu phụ: dầu, mỡ đinh, xút, cao lanh. Nhiên liệu được dùng để vận hành máy móc: xăng A78, xăng A92, dầu diezel, than… Phụ tùng thay thế: Các loại vòng bi, bánh răng, đồ điện, dây đai… Phế liệu thu hồi: chủ yếu là sản phẩm hỏng, sắt thép, Inox, .. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ công ty sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK này được mở chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2. TK 6211: CPNVLTT ở phân xưởng rèn dập TK 6212: CPNVLTT ở phân xưởng cơ khí. TK6213: CPNVLTT ở phân xưởng dụng cụ cơ điện. TK 6214: CPNVLTT ở phân xưởng gia công. CPNVLTT được kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Trường hợp không thể tập hợp trực tiếp được thì kế toán theo dõi chung trên TK 621 của phân xưởng rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Ở công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, CPNVLTT được quản lý theo hệ thống chi phí định mức đã được xác định cho mỗi loại sản phẩm cụ thể. Để phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, công ty đã quy định khung giá hạch toán cho từng khoản mục nguyên vật liệu. Theo nguyên tắc, nguyên vật liệu mua về đều được tiến hành làm thủ tục kiểm nghiệm rồi nhập kho, sau đó nguyên vật liệu sẽ được xuất cho các phân xưởng theo yêu cầu và mục đích chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên nếu trong tháng có phát sinh đơn đặt hàng đột xuất mà trong kho không có đủ nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất thì nguyên vật liệu được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho. Việc xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng phải tuân thủ theo trình tự sau: Căn cứ yêu cầu của từng phân xưởng, và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm do phòng kỹ thuật điều tra, phòng kế hoạch sẽ lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Sau khi kiểm tra, thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Theo quy định phiếu xuất kho được chia thành ba liên: Một liên giao cho thủ kho giữ là cơ sở ghi thẻ kho sau đó nộp lên cho kế toán nguyên vật liệu, một liên giao cho kế toán phân xưởng và một liên được lưu tại phòng kế hoạch để theo dõi. Ví dụ: Ngày 27/10/2007 thủ kho nhận được phiếu xuất kho với nội dung sau: (Phụ biểu 01) Phụ biểu 01: Đơn vị :Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Mẫu sổ: 02-TT Bộ phận:……………. Ban hành theo QĐ số :15/2006/QĐ BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 27 tháng 10 năm 2007 Số: Nợ TK 621 Có TK 1521 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Mạnh Thắng. Địa chỉ : Phân xưởng rèn dập. Lý do xuất kho : Sản xuất kìm điện 210. Xuất tại kho : 14225. STT Tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 Thép C45 - 25 Kg 5100 5100 4910 25.041.000 Cộng 5100 5100 25.041.000 Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc biểu hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành vào sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được dùng để theo dõi chi tiết những biến động của nguyên vật liệu sau mỗi lần xuất nhập. Thủ kho có trách nhiệm giữ và ghi chép hàng ngày những biến động của nguyên vật liệu theo trình tự thời gian. Cuối mỗi tháng, sổ chi tiết được chuyển về phòng kế toán cho kế toán nguyên vật liệu tiến hành tổng hợp số liệu xuất nhập tồn của từng loại để vào sổ số dư, từ đó tính ra trị giá tồn kho cuối tháng của mỗi loại nguyên vật liệu. Trên thực tế thì để tính giá nguyên vật liệu xuất kho công ty sử dụng phương pháp bình quân: trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức: Giá thực tế = Số lượng vật x đơn giá bình liệu xuất kho liệu xuất kho quân gia quyền Trong đó: Trị giá thực tế + Trị giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ vật liệu nhập trong kỳ Đơn giá = --------------------------------------------------------------- Số lượng vật liệu + Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Ví dụ: trong tháng 10/2007 thép Y8 $ 100 Tồn kho đầu tháng: 554,5 kg. Số tiền là: 14.067.000 đồng. Nhập trong tháng: 0 kg. Số tiền là: 0 đồng. Xuất kho trong tháng: 435 kg. Đơn giá bình quân thép Y8 $ 100 là: 14.067.000/554,5=25.368,8 đồng. Giá thực tế thép Y8 $ 100 là: 25.368,8 x 435=11.035.428 đồng Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trên “ bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng” cho các phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho và sổ chi tiết vật tư do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành lên “ bảng tổng hợp vật liệu sử dụng”. Ví dụ: Trong tháng 10/2007 toàn bộ CPNVLTT dùng để sản xuất sản phẩm từ các phiếu xuất kho được kế toán tập hợp trên “ bảng tổng hợp vật liệu sử dụng” ( Phụ biểu 02). Sau đó, kế toán vật liệu lọc ra những số liệu cần thiết trong bảng tổng hợp nguyên vật liệu và bảng kê số 3 ( Phụ biểu 03) để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Phụ biểu 04). Trong bảng phân bổ nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh khi mua được phân bổ hết cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong kì. Phụ biểu 02: Bảng tổng hợp vật liệu sử dụng Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT Ghi Nợ TK 621 Ghi Có TK 152 TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 TK 152.4 TK 152.7 TK 152.8 1 TK 6211_Phân xưởng rèn dập CKĐDR thân 239.998.000 CKDR PEDAN 125.274.000 68.485.000 CKĐK5VD Thân 258.726.000 CKĐ5VD PEDAN 19.374.000 11.204.000 CKĐM92 thân 65.519.000 2 TK 6212_PX Cơ khí 4.121.000 CKĐ M92 11.026.000 65.500.000 CKĐ 5VD 31.233.000 5.400.000 4.205.000 CKĐ 5VT 85.584.000 576.618.000 5.456.000 Thanh giảm sóc 47.038.300 301.926.000 Chi phí Ma + NL 59.228.700 1.920.000 3 TK6214_PX gia công Gia công kéo thép 943.001.000 4 Cộng 1.886.002.000 878.544.000 89.210.000 1.920.000 75.161.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ biểu 03: Bảng kê số 3 Tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số TT Chỉ tiêu Tài khoản 152 Tài khoản 153 1 I. Số dư đầu kỳ 1.025.023.365 78.785.295 2 II. Số phát sinh trong kỳ 3.211.714.766 0 3 Từ NKCT số 1 (Ghi có TK 111) 0 4 Từ NKCT số 2 (Ghi có TK 112) 0 0 5 Từ NKCT số 5 (Ghi có TK 331) 3.209.964.766 0 6 Từ NKCT số 6 (Ghi có TK 151) 0 0 7 Từ NKCT số 7 (Ghi có TK 152) 0 0 8 Từ NKCT khác (Ghi có TK 338) 1.750.000 78.785.259 9 III. Cộng số phát sinh trong kỳ và số dư đầu kỳ 4.236.783.131 10 V. Xuất dùng trong kỳ 3.231.964.503 35.236.947 11 VI. Tồn kho cuối kỳ 1.004.773.628 43.548.312 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 04: Bảng phân bổ vật liệu sử dụng Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT 1521 1522 1523 1524 1527 153 1 TK621- Chi phí NVL trực tiếp 2 TK6211- PX rèn dập 616.897.000 345.903.083 2.533.400 3 TK6212- PX cơ khí 1.723.433.000 209.524.000 2.122.000 4 TK6214- PX gia công 21.400.000 19.758.000 5 Cộng TK621 2.361.730.000 555.427.083 4.655.400 19.758.000 6 TK627- Chi phí sản xuất chung 7 TK6271- PX rèn dập 33.475.000 27.752.000 2.268.000 6.886.900 2.275.400 8 TK6272- PX cơ khí 8.575.000 6.327.000 14.754.900 14.754.900 5.923.000 10.278.100 9 Cộng TK627 42.050.000 34.079.000 17.022.900 21.641.800 12.553.500 10 TK 641 99.718.000 3.749.000 11 TK 642 9.987.000 Cộng 2.403.780.000 699.211.083 25.427.300 21.641.800 5.923.000 32.311.500 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán lập bảng kê số 4. ( Phụ biểu 05) Nợ TK 621 : 2.921.812.483đ Có TK 152 : 2.921.812.483đ Nợ TK 621 : 19.758.000đ Có TK 153 : 19.758.000đ Phụ biểu 05: Bảng kê số 4:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng TK 621 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số tt TK ghi có TK ghi nợ TK 1521 TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1527 TK 153 NKCT số 1 NKCT số 2 Tổng cộng chi phí TK 621 TK6211- PX rèn dập 616.897.000 345.903.083 2.533.400 965.333.483 TK6212- PX cơ khí 1.723.433.000 209.524.000 2.122.000 1.935.079.000 TK6214- PX gia công 21.400.000 19.758.000 41.158.000 Tổng cộng 2.361.730.000 555.427.083 4.655.400 19.758.000 2.941.570.483 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Từ bảng kê số 4, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 (Phụ biểu số 13) Nợ TK 621 : 2.921.812.483đ Có TK 152 : 2.921.812.483đ Nợ TK 621 : 19.758.000đ Có TK 153 : 19.758.000đ Và sau cùng vào sổ cái tài khoản 621. (Phụ biểu 06) Phụ biểu 06: Đơn vị: Công ty Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Sổ cái Tài khoản 621 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK 152 2.921.812.483 TK 153 19.758.000 Cộng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số dư cuối tháng Nợ Có 2.941.570.483 2.941.570.483 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm và các khoản được trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ với tỉ lệ quy định. Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất tại công ty gồm tiền lương trả theo sản phẩm và tiền lương trả theo thời gian. Hàng ngày, cán bộ thống kê phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất của từng công nhân rồi ghi vào sổ theo dõi. Từng công nhân cũng tự ghi số sản phẩm, thời gian sản xuất để làm căn cứ so sánh, kiểm tra kết quả lao động của mình. Định kỳ 2 đến 3 ngày, cán bộ thống kê đối chiếu ghi chép của từng người. Cuối tháng, cán bộ thống kê gửi bảng chấm công và báo cáo tình hình sản xuất của phân xưởng lên phòng tổ chức lao động. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, các báo cáo kết quản sản xuất của từng phân xưởng, đơn giá tiền lương và mức lương cơ bản của từng công nhân, phòng tổ chức lao động lập bảng tính lương cho công nhân (Phụ biểu số 07) theo từng phân xưởng trong tháng và sau đó chuyển sang phòng tài vụ. Phụ biểu 07: Bảng tính lương Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT Họ và tên Lương 1 công Nghỉ phép Lễ tết, hội họp Cộng Thành tiền Phân xưởng cơ khí 1 Đinh Xuân Cấp 42.500 2 1.635.500 Dương Hoàng Anh 48.000 4 1 1.870.000 Phạm Đức Doanh 55.000 2 1 2.345.000 Đào Viết Phú 40.000 2,5 1.545.000 .......... Cộng 335.657.500 Phân xưởng cơ khí 2 Lê Tuyết Mai 55.000 0,5 1 2.134.000 Dương Thị Mới 46.500 1 1.956.500 Nguyễn Văn Phú 52.000 1 1 2.045.000 .......... Cộng 245.568.000 Phân xưởng cơ khí 3 Trần Minh Phương 58.000 2 2.456.000 Nguyễn Hà Văn 52.000 2 2.098.000 ........... Cộng 270.765.500 Tổng cộng 851.991.000 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Công thức tính lương như sau: Quỹ tiền lương phải trả công nhân sản xuất = Đơn giá tiền lương x Số lượng sản phẩm hoàn thành Trong đó đơn giá tiền lương được xác định theo từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm bao gồm cả phụ cấp độc hại và tiền ăn trưa. Trong thời gian nghỉ lễ, tết, hội họp học tập, công nhân được hưởng lương theo thời gian. Tiền lương thời gian = Mức lương cơ bản bình quân một ngày x Số ngày hưởng lương theo thời gian Mức lương cơ bản bình quân một ngày = 210 26 ngày x Hệ số cấp bậc Ngoài ra công nhân còn được hưởng một số khoản khác như tiền làm thêm giờ, tiền lương trả cho thời gian ngừng sản xuất vì máy hỏng hay do năng suất vượt mức, chất lượng vượt... Do đó tiền lương trả cho một công nhân được tính như sau: Tiền lương phải trả cho một công nhân = Tiền lương sản phẩm + Tiền lương thời gian + Các khoản phụ (nếu có) Việc trả lương cho công nhân được chia thành hai đợt, đầu tháng tạm ứng lương lần 1, kế toán ghi: Nợ TK 334 Tạm ứng lương Có TK 111 lần 1 Cuối tháng, căn cứ vào bảng lương, kế toán quỹ xuất tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Cũng căn cứ vào bảng thanh toán lương (đã có chữ ký của người được lĩnh lương), kế toán thanh toán ghi: Nợ TK 334 Thanh toán lương lần 2 Có TK 111 Trường hợp đầu tháng, người lĩnh lương được tạm ứng thừa thì khoản tạm ứng thừa đó được truy thu: Nợ TK 111 Có TK 334 Cuối kỳ lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. (Phụ biểu 08) Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán chi phí vào bảng kê số 4. ( Phụ biểu 09) Phụ biểu 08: Đơn vị: Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số TT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 Lương TK 338 Tổng chi phí KPCĐ (TK 338.2) BHXH (TK 338.3) BHYT (TK 338.4) Cộng có TK 338 I TK 622 - PX rèn dập 385.456.600 7.709.132 11.563.698 7.709.132 26.981.962 412.438.562 - PX cơ khí 851.991.000 17.039.820 25.559.730 17.039.820 59.639.370 911.630.370 - PX gia công 124.675.000 2.493.500 3.740.250 2.493.500 8.727.250 133.402.250 Cộng TK622 1.457.471.182 II TK 627 - PX rèn dập 24.500.500 490.010 735.015 1.735.035 26.515.535 - PX cơ khí 54.768.000 1.095.360 1.643.040 3.833.760 58.601.760 Cộng TK627 84.817.295 III Tổng cộng 1.542.288.477 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 09: Bảng kê số 4:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng TK 622 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số tt TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 NKCT số 1 NKCT số 2 Tổng cộng chi phí TK 622 TK6221- PX rèn dập 616.897.000 26.981.962 643.878.962 TK6222- PX cơ khí 1.723.433.000 59.639.370 1.783.072.370 TK6224- PX gia công 21.400.000 8.727.250 30.127.250 Tổng cộng 1.362.122.600 95.348.582 1.457.471.182 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) vào nhật ký chứng từ số 7: Nợ TK 622 : 1.362.122.600đ Có TK 334 : 1.362.122.600đ Nợ TK 622 : 95.348.582đ Có TK 334 : 95.348.582đ Từ nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái tài khoản 622 (phụ biểu 10): Phụ biểu 10: Sổ cái TK 622 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK 334 1.362.122.600 TK 338 95.348.582 Cộng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số dư cuối tháng Nợ Có 1.457.471.182 1.457.471.182 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất chi tiết từ TK 6271 đến TK 6274. Chi phí sản xuất chung ở công ty được chia thành các khoản mục chủ yếu sau: -Chi phí nhân viên phân xưởng -Chi phí công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu -Chi phí khấu hao tài sản cố định. -Chi phí chung khác Các chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan trực tiếp tới phân xưởng nào thì tập hợp cho phân xưởng đó. Các chi phí không thể hạch toán trực tiếp cho từng phân xưởng sẽ được tập hợp chung, cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ vào các phân xưởng. Phương pháp hạch toán như sau: a. Hạch toán chi phí nhân viên phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp để tính lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại phân xưởng. Tổng tiền lương trả cho nhân viên phân xưởng = Đơn giá tiền lương x Số sản phẩm hoàn thành Trong đó: đơn giá tiền lương bao gồm tiền ăn trưa, phụ cấp độc hại và phụ cấp trách nhiệm. Ngoài ra trong thời gian nghỉ lễ tết, hội họp, học tập nhân viên phân xưởng cũng được hưởng thời gian như đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Quá trình hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán tập hợp số liệu ở các bảng thanh toán lương của từng tháng trong kỳ hạch toán, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, khoản mục chi phí lương cho nhân viên phân xưởng. Nợ TK 627 : 79.268.500đ Có TK 334 : 79.268.500đ Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương cũng được tính như đối với nhân công trực tiếp sản xuất: Nợ TK 627 : 5.568.795đ Có TK 338 : 5.568.795đ Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán vào bảng kê số 4 (Phụ biểu 11) và nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản: Nợ TK 627 : 79.268.500đ Có TK 334 : 79.268.500đ Nợ TK 627 : 5.568.795đ Có TK 338 : 5.568.795đ b. Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung Công ty Dụng cụ Cổ phần Cơ khí Xuất khẩu các chi phí về nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đều được tập hợp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, do đó những chi phí vật tư dùng cho sản xuất chung chủ yếu là chi phí phụ tùng sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và các công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ công ty sử dụng như que hàn, chì thỏi… Khi các phân xưởng có nhu cầu về công cụ dụng cụ, phòng cung tiêu cử cán bộ đi giao dịch, mua hàng làm thủ tục nhập kho, sau đó xuất cho các phân xưởng. Khi nhận được các phiếu xuất kho do thủ kho bàn giao, kế toán vật liệu ghi sổ chi tiết cho từng phân xưởng. Cuối kỳ hạch toàn, kế toán lập bảng tổng hợp nhập khẩu tồn nguyên vật liệu và tập hợp chi phí vật liệu, công cụ vào bảng kê số 3 sau đó vào bảng kê số 4 (Phụ biểu 11) và nhật ký chứng từ số 7. Nợ TK 627 : 114.793.700đ Có TK 152 : 114.793.700đ Nợ TK 627 : 12.553.500đ Có TK 153 : 12.553.500đ c. Hạch toán khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định được theo dõi chi tiết trên thẻ tài sản cố định về nguyên giá, giá trị còn lại nơi sử dụng. Trong kỳ hạch toán, nếu có phát sinh tăng tài sản cố định, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định, kế toán lập thẻ tài sản cố định theo dõi tài sản cố định tăng. Ở công ty, mỗi phân xưởng sử dụng các loại máy móc khác nhau nên TSCĐ ở phân xưởng nào thì chi phí khấu hao sẽ được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ mà công ty áp dụng đó là phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Công ty hạch toán toàn bộ khoản tính khấu hao tài sản cố định đang sử dụng trong kỳ vào chi phí sản xuất chung và phân bổ đều cho các đối tượng chịu chi phí. Kế toán ghi chi phí bảng kê số 4 (Phụ biểu 11): Nợ TK 627: 10.131.275đ Có TK 214 : 10.131.275đ Sau đó, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7: Nợ TK 627: 10.131.275đ Có TK 214 : 10.131.275đ Và từ nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái TK 627 (Phụ biểu 12): Phụ biểu 11: Bảng kê số 4:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng TK 627 Tháng 10/2007 Đơn vị tính: Đồng Số tt TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 TK 152 TK 153 TK 214 Tổng cộng chi phí TK 627 TK6271- PX rèn dập 24.500.500 1.735.035 70.381.900 2.275.400 643.878.962 TK6272- PX cơ khí 54.768.000 3.833.760 44.411.800 10.278.100 1.783.072.370 Tổng cộng 79.268.500 5.568.795 114.793.700 12.553.500 10.131.275 1.457.471.182 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 12: Sổ cái TK 627 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK111 TK 152 114.793.700 Tk153 12.553.500 TK214 10.131.275 TK 333 TK 334 79.268.500 TK 338 5.568.795 Cộng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dư cuối tháng Nợ Có 222.315.770 222.315.770 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 6. Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Do công ty áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên nên mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào tài khoản 154. Sau khi đã tập hợp vào các khoản mục chi phí, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và vào bảng kê số 4. Nợ TK 154 : 4.579.307.477 Có TK 621 : 2.941.570.483 Có TK 622 : 1.457.471.182 Có TK 627 : 222.315.770 Từ bảng kê số 4, kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 (Phụ biểu 13) và từ nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái TK 154 ( Phụ biểu 14). Nợ TK 154 : 4.579.307.477 Có TK 621 : 2.941.570.483 Có TK 622 : 1.457.471.182 Có TK 627 : 222.315.770 Phụ biểu 13: Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 10/2007 Đơn vị tính: đồng STT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Tổng cộng chi phí 1 TK 154 3.231.964.503 48.433.000 68.131.127 3.348.528.630 2 TK 621 3.231.964.503 3.231.964.503 3 TK 622 40.700.000 7.733.000 48.433.000 4 TK 627 6.037.792 35.236.947 10.131.275 7.800 000 1.482.000 68.131.127 Tổng cộng 3.238.002.295 35.236.947 10.131.275 48.500.000 9.215.000 3.231.964.503 48.433.000 68.131.127 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ biểu 14: Sổ cái TK 154 Số dư đầu năm Nợ Có 887.986.000 Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này T1 T2 T3 T4 T5 Tháng 6 T7 T8 T9 Tháng 10 Tổng cộng TK 621 2.941.570.483 TK 622 1.457.471.182 TK 627 222.315.770 Cộng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dư cuối tháng Nợ 4.621.357.435 4.621.357.435 887.986.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) III. Hạch toán giá thành sản xuất ở Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được chia làm 3 bước. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí định mức cũng như để đơn giản cho quá trình tính toán, kế toán thực hiện phân đoạn quá trình sản xuất làm 2 bước đó là bước tạo phôi và bước hoàn chỉnh sản phẩm. Tương ứng với 2 bước này, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là nửa sản phẩm (giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm). Kế toán công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho việc định giá bán sản phẩm và đưa ra quyết định quản lý của ban lãnh đạo công ty. 2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang của công ty bao gồm cả nửa thành phẩm và thành phẩm. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cũng được thực hiện cho 2 giai đoạn: giai đoạn tạo phôi và giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm. Sản phẩm dở dang của công ty được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính. Cuối mỗi tháng căn cứ vào số lượng phôi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33246.doc
Tài liệu liên quan