lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có đối thủ cạnh tranh, đó không chỉ là sự cạnh tranh về nhãn hiệu mà còn là những đối thủ cạnh tranh về mặt hàng, không chỉ là các công ty nội địa mà còn là các công ty đa quốc gia. Sự cạnh tranh gay gắt ấy buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của mình, hợp lý hoá toàn bộ quá trình sản xuất- kinh doanh để không ngừng tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có thể thấy, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghi
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp không chỉ ở chất lượng sản phẩm đã được thị trường chấp nhận hay các biện pháp khuếch trương sản phẩm mà trước hết phụ thuộc rất nhiều vào giá cả sản phẩm có tính chất cạnh tranh hay không. Các doanh nghiệp luôn phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp tìm ra các biện pháp hợp lý hóa giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn luôn được đặt lên mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề này tuy không còn mới mẻ nhưng nó là vấn đề mà mọi doanh nghiệp quan tâm trong mọi lúc. Vậy các doanh nghiệp cần có biện pháp gì để có thể đạt được mục tiêu: Giảm chi phí hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Chính vì vậy, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có biện pháp phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đó là một trong những điều kiện quan trọngđẻ cạnh tranh với sản phẩm các doanh nghiệp khác.. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một điều kiện quan tâm của kế toán, nó còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý công ty nói riêng cũng như quản lý vĩ mô của Nhà nước nói chung.
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua, bên cạnh một số Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém, đã có không ít những doanh nghiệp Nhà nước khẳng định được chỗ đững của mình trên thị trường. Công ty May 10 là một trong số không nhiều các Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả đó, các sản phẩm may mặc cuả Công ty (đặc biệt là áo sơ mi nam) ngày càng được người tiêu dùng trong cả nước yêu chuộng, đem lại doanh thu cũng như lới nhuận ngày càng nhiều cho Công ty.
Nhận rõ vị trí và vai trí của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty May 10, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10”.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: Những vấn dè lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và thời gian sản phẩm tại Công ty May 10.
Phần III: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tiếp xúc v[í thực tế, đối tượng nghiên cứu lại rất rộng và phức tạp, do vậy không thể trách khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn.
Em xin chân thành cám ơn !
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK662 TK 154
Tiền lương và các khoản có tính Kết chuyển chi phí
chất lương phải trả CNSX nhân công trực tiếp
TK 338
Các khoản trích theo lương thực TK 335
tế của CNSX
TK 335 Khoản trích thừa
Tiền lương trích trước cho cho CNSX
CNSX theo dự toán
3/Hạch toán chi phí sản xuất chung.
a/Nội dung: chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, sau chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, có tính chất phục vụ chung cho cả quá trình sản xuất sản phẩm . Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng , bộ phận sản xuất của doanh nghiệp .
b/ Đặc điểm chi phí sản xuất chung .
_ Bao gồm nhiều yếu tố : lương của người quản lý phân xưởng , khấu hao tài sản cố định,...
-chi phí sản xuất chung khó xác định được đối tượng chịu chi phí trực tiếp.
c/Tài khoản
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung .
Bên nợ : chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung .
-kết chuyển chi phí sản xuất chung .
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết theo yếu tố chi phí.
Tài khoản 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản.
+6271:Chi phí nhân viên phân xưởng.
+627 2: chi phí vật liệu.
+6273: chi phí công cụ dụng cụ sản xuất .
+6274: chi phí khấu hao tài sản cố định.
+6277:Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+6278:chi phí bằng tiền khác.
d/Trình tự hạch toán:
+Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 6271(chi tiết cho phân xưởng bộ phận)
Có TK 334
+Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí ), kế toán ghi:
Nợ TK 6271 (chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384).
+Chi phí vật liệu dùng chung cho từng phân xưởng:
Nợ TK 6272 (chi tiết cho từng phân xưởng ).
Có TK 152 (chi tiết tiểu khoản).
+Các chi phí công cụ dụng cụ dùng cho các bộ phận, phân xưởng :
Nợ TK 6273 (chi tiết theo từng phân xưởng).
Có TK 153: giá trị xuất dùng (loại phân bổ một lần).
+Trích khấu hao tài sản cố định của phân xưởng :
Nợ TK 6274 (chi tiết theo từng phân xưởng )
Có TK 214 (chi tiết tiểu khoản).
+Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6277 (chi tiết cho từng phân xưởng).
Nợ TK 133 (1331): thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,...: giá trị mua ngoài.
+Các chi phí phải trả, chi phí trả trước tính vào chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 627 (chi tiết theo từng phân xưởng).
Có TK 335 (chi tiết chi phí phải trả).
Có TK 142 (chi tiết chi phí trả trước).
+Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị, ...):
Nợ TK 6278 (chi tiết theo từng phân xưởng).
Có TK liên quan (111, 112, 331, ...).
+Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 335: Trích thừa.
Nợ TK 111, 112, 138,...: Tiền phạt, tiền bồi thường.
Có TK 627 (chi tiết phân xưởng).
+Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 154 (chi tiết từng đối tượng).
Có TK 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản).
sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung :
TK 334, 338
TK 627
Chi phí nhân viên
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
TK 152, 153
Chi phí vật liệu, dụng cụ
TK 142, 335
Chi phí trả trước, chi phí phải trả tính vào CPSXC
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 331,111,112
Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung
TK 154
TK 111, 112, 152
đ/Phân bổ chi phí sản xuất chung:
+Phân bổ trực tiếp: áp dụng khi một phân xưởng sản xuất chi chế biến một loại sản phẩm .
+Phân bổ gián tiếp: áp dụng khi phân xưởng sản xuất chế biến nhiều loại sản phẩm, khi đó chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo một trong những tiêu chuẩn sau: theo tiền lương công nhân sản xuất, theo giờ máy, theo chi phí trực tiếp, theo chi phí định mức,...
Tổng chi phí sản xuất
Mức CPSXC phân chung cần phân bổ tổng tiêu thức
bổ cho từng đối = x phân bổ của từng
tượng chịu phí Tổng tiêu thức phân bổ đối tượng
của tất cả các đối tượng
4/Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang.
a/Tổng hợp chi phí sản xuất:
Các phần trên đã nghiên cứu các hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất. Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng phải được tổng hợp vào bên nợ TK 154-“chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm , nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ,... của các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến).
Nội dung phản ánh của tài khoản 154:
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)
Bên có:-Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
-Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Dư Nợ :Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
Phương pháp hạch toán:
+Cuối kỳ, kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng đối tượng):
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622.
+Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm , lao vụ, dịch vụ:
Nợ TK 154.
Có TK 627
+Gía trị ghi giảm chi phí: Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm (phế liệu thu hồi, giá trị vật tư sản phẩm thiếu hụt, sản phẩm hỏng không sửa chữa được,...):
Nợ TK 152, 1381, 334, 821,...
Có TK 154 (chi tiết từng loại sản phẩm).
+Gía thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành:
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm.
Nợ TK 157: Hàng gửi bán không qua kho.
Nợ TK 632:Tiêu thụ thẳng (không qua kho).
Nợ TK 153: Nhập kho công cụ dụng cụ.
Nợ TK 152: Nhập kho vật liệu.
Có TK 154 (chi tiết từng sản phẩm, dịch vụ,...).
sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm
TK 621
TK 154
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Các khoản ghi giảm chi phí
TK 152, 153
TK 157
TK 632
Giá thành
thực tế
Gửi bán
Tiêu thụ
Nhập kho
TK 622
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
TK 627
TK 111, 112, 138
b/Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong qúa trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê và đáng giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
+Với bán thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch.
+Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
óXác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp chi phí khác chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí phân xưởng. Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn để quy đổi thông thường là dựa vào giờ công và tiền lương định mức:
Sản lượng sản phẩm số lượng sản phẩm mức độ
dở dang quy đổi = dở dang X hoàn thành
Sản lượng số lượng sản phẩm số lượng sản phẩm
tương đương = hoàn thành + dở dang quy đổi
Giá trị sản phẩm dở dang ngoài chi phí vật liệu chính hoặc giá thành sản phẩm bước trước, còn bao gồm các chi phí khác phát sinh trong quá trình chế biến sản phẩm trong giai đoạn này được phân bổ:
Chi phí sản phẩm Tổng chi phí khác Sản phẩm dở dang
dở dang = Số lượng tương đương X quy đổi
óXác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thập trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Gía trị sản phẩm Gía trị nguyên vật 50% tổng
dở dang chưa = liệu chính nằm trong + chi phí
hoàn thành sản phẩm dở dang chế biến
óXác đinh giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí vật liệu chính. Theo phương pháp này, rtrong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính (nguyên liệu hoặc nhân công trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác).
óXác đinh giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang,...
III/ĐặC ĐIểM HạCH TOáN CHI PHí sản xuất THEO PHươNG PHáP KIểM KÊ ĐịNH Kỳ.
Kiểm kê định kỳ là phương pháp mà cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật líệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản phẩm dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của sản phẩm đã tiêu thụ. Vì thế, việc hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những nét khác biệt nhất định.
1/Hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
a/Nội dung:
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, sản phẩm,...) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích.
b/Tài khoản:
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621-“ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường.
Nội dung phản ánh của tài khoản 621 như sau:
Bên Nợ: Gía trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, sản phẩm,...).
c/Trình tự hạch toán:
+Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, lao vụ:
Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng).
Có TK 611: giá trị vật liệu xuất dùng.
+Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ( chi tiết theo đối tượng).
Nợ TK 631
Có TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng).
sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp.
TK 331, 111,...
TK 611
TK 621
TK 631
Giá trị vật liệu tăng trong kỳ
Giá trị N V L dùng trong kỳ
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
TK 151,152
K/c vl chưa dùng cuối kỳ
K/c vl chưa dùng đầu kỳ
2/Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Với chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và các tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng:
Nợ TK 631.
Có TK 622.
3/Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, Sau đó sẽ được phân bổ vào tài khoản 631, chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành:
Nợ TK 631.
Có TK 627.
4/Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631-“giá thành sản xuất”. TK này dược hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất,) và theo loại, nhóm sản phẩm,. . . của cả bộ phận sản xuất kinh doanh chính và phụ.
+Nội dung phản ánh của TK 631:
Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm.
Bên Có:- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154.
-Tổng giá thành lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
+Trình tự hạch toán:
óĐầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang:
Nợ TK 631.
Có TK 154.
óCuối kỳ, kết chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 631.
Có TK 621.
+Chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 631.
Có TK 622.
+Phân bổ chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 631.
Có TK 627.
óCuối kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang :
Nợ TK 154
Có TK 631.
óTổng giá thành sản phẩm , lao vụ hoàn thành:
Nợ TK 632
Có TK 631.
Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.
SƠ Đồ HạCH TOáN TổNG HợP CHI PHí sản xuất sản phẩm
TK 154
TK 631
TK 154
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 621
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
TK 632
Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
IV/ĐặC ĐIểM HạCH TOáN CHI PHí sản xuất Và TíNH GIá THàNH sản phẩm THEO KINH NGHIệM CủA MộT Số NƯớC.
1/Tại Mỹ và Canađa.Chi phí được định nghĩa như một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số của cải hoặc dịch vụ. Khoản chi phí này có thể là tiền mặt chi ra, dịch vụ hoàn thành,.. được đánh giá căn cứ trên tiền mặt.
Chi phí được phân chia thành hai loại chính: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, trong đó chi phí sản xuất (hay còn gọi là chi phí sản phẩm ) là những chi phí được gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua mới.
Chi phí sản xuất bao gồm 3 bộ phận:
+Chi phí vật liệu trực tiếp .
+Chi phí nhân công trực tiếp .
+Chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng.
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí tiếp thị (chi phí bán hàng) và chi phí quản lý chung. Đây được xem là các khoản chi phí làm giảm lợi tức của một thời kỳ nào đó, chứ không tạo ra giá trị sản phẩm, nên được khấu trừ ra lợi tức của một thời kỳ mà chúng phát sinh.Khoản chi phí này được gọi là chi phí thời kỳ.
Giá thành về trình tự tính cơ bản kế toán Mỹ cũng có hai cách tập hợp chi phí tương tự kế toán Việt Nam.
+Tập hợp chi phí theo hệ thống thường xuyên: Tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên của kế toán Việt Nam.
+Tập hợp chi phí theo hệ thống định kỳ: Tương tự như tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ của kế toán Việt Nam.
2/ Tại cộng hoà Pháp.
Chi phí được hiểu là toán bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, Thuộc về chi phí bao gồm:
+Tiền mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất kinh doanh.
+Tiền thuê người làm.
+Khấu hao bất động sản và các chi phí khác phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí được chia làm ba loại:
+Chi phí kinh doanh thường: Chi phí để sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ, bán hàng hoá.
+Chi phí tài chính:Chi phí cho những hoạt động kinh doanh về vốn.
+Chi phí bất thường: Những khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
Gía thành bao gồm tất cả những khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, không phân biệt chi phí đó thuộc loại nào. Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành như sau:
+Bước một: Tính giá thành của nguyên vật liệu mua vào. Nó bao gồm giá mua và chi phí thu mua.
+Bước hai: Tính gá phí sản xuất: giá phí sản xuất bao gồm giá phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và các chi phí sản xuất như chi phí nhân công, khấu hao động lực,...
+Bước ba: Tính giá phí tiêu thụ: Tính các khoản chi phí bỏ ra nhằm phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm như vận chuyển, bốc dỡ, bao gói,...
+Bước bốn: Tính giá thành sản phẩm:
Gía thành sản phẩm bao gồm giá phí sản xuất và giá phí tiêu thụ. Có thể khái quát lại bởi công thức sau:
Gía thành sản xuất =Giá phí sản xuất +Giá phí tiêu thụ
Như vậy, có thể thấy tuy các nước có sự diễn đạt khác nhau về nội dung của chi phí song thống nhất với nhau về bản chất chi phí. Đối với chỉ tiêu giá thành, do sự khác biệt trong quan niệm về bản chất và chức năng của giá thành đã dẫn đến phạm vị của giá thành được xác định khác nhau. Về trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành nhìn chung là không có sự khác biệt đáng kể giữa hệ thống kế toán các nước.
phần hai: THựC TRạNG HạCH TOáN CHI PHí sản xuất Và TíNH GIá THàNH sản phẩm TạI CÔNG TY MAY 10
i/đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty may 10 có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
1/Lịch sử hình thành và phát triển Công ty may 10.
Công ty may 10 (GARCO 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàn may mặc thuộc tổng công ty Dệt- May Việt Nam (VINATEX), trụ sở chính ở thị trấn Sài Đồng- Gia Lâm - Hà Nội.
Tiền thân của công ty may 10 là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu quân khu V được thành lập ở chiến khu trên toàn quốc năm 1946, đến năm 1956 chuyển về Hà Nội với tên gọi là Xưởng may 10.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước, khi miền Bắc đi lên Xã hội chủ nghĩa, tháng 2 năm 1961, Xưởng may 10 thuộc trực thuộc Bộ Quốc phòng đổi tên thành xí nghiệp may 10 thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp). Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của xí nghiệp vẫn là sản xuất quân phục cho bộ đội theo những tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ này kéo dài đến hết năm 1975.
Sau năm 1975, xí nghiệp may 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu với thị trường chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thông qua các hợp đồng mà chính phủ Việt Nam đã ký với chính phủ các nước này.
Từ năm 1990 đến 1991, Liên Xô, Đông Âu lần lượt tan rã làm các mặt hàng xuất khẩu của ta mất thị trường, trước tình hình đó, May 10 mạnh dạn chuyển sang thị trường “khu vực II” như Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật, Bỉ,...
Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp may 10 thành công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10”.
Thời gian qua, dù dưới hình thức hay tên gọi nào, Công ty May 10 vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Nhà nước giao cho, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại. Trước đây, thiết bị chỉ là các máy móc thô sơ của Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ, nay Công ty 10 đã nhập nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại như dây chuyền sản xuất áo sơ mi của CHLB Đức trị giá 5 tỷ đồng, hàng trăm thiết bị hiện đại của Nhật, Mỹ: Dây chuyền gấp , dây chuyền giặt,...
Bên cạnh đó, Công ty đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.600 công nhân viên (trong đó có khoảng 1.500 người làm tại các xí nghiệp địa phương). Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên.
Với đặc điểm 80% sản phẩm của công ty là xuất khẩu nên thị trường chủ yếu là Đức, Nhật, Hàn Quốc,...Tuy vậy, công ty rất coi trọng thị trường trong nước và đã tổ chức một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên cả nước bao gồm 10 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và 70 đại lý.
Cho đến nay, công ty đã có 8 xí nghiệp thành viên và 3 xí nghiệp liên doanh ở các địa phương như Thái Bình, Nam Định,...
Thành công của May 10 trong những năm qua là kết quả của việc đa dạng hoá sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ, lựa chọn được sản phẩm mũi nhọn- áo sơ mi. Từ đó, Công ty tập trung mọi điều kiện để sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao nhất, tạo yu tín lớn của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước theo ba phương thức:
-Nhận gia công toàn bộ.
-Sản xuất hang xuất khẩu dưới hình thức FOB.
-Sản xuất hàng nội địa.
Có thể nói ở Việt Nam, nói đến May 10 là nói đến sơ mi nam, đến chất lượng tuyệt hảo. Hàng năm công ty được hội chợ hàng công nghiệp, hội chợ thương mại quốc tế tặng thưởng hàng chục huy chương vàng cho sản phẩm của mình. Thực vậy, công ty May 10 xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành may mặc cả nước.
Sự tăng trưởng của công ty trong những năm gần đây thể hiện qua biểu sau:
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
1.Doanh thu (triệu đồng). Trong đó:
47.616
68.625
98.000
110.127
148.115
+ Xuất khẩu (triệuđồng)
37.759
59.300
77.000.
89.973
121.598
+ Nội địa (triệu đồng)
9.866
9.325
13.000
20.154
26.517
2. Lợi nhuận (triệu đồng)
2.866
3.037
5.000
6.581
4.817
3. Các khoản nộp N.N (triệu đồng)
2.135
1.791
2.140
2.652
2.533
4. Tổng quỹ lương ( triệu đồng)
20.222
28.213
37.000
44.441
45.279
5. Tổng sổ LĐ( người)
2.117
2.467
2.630
3.048
3.100
6. TNBQ từ lương (đồng)
796.000
953.000
1.172.370
1.250.000
1.363.000
Phương hướng trong những năm tới: Công ty phấn đấu trở thành công ty may thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị nổi tiếng vào bậc nhất Đông Nam A. Dự kiến doàn thu năm 2005 gấp 5 lẩn doanh thu năm 1995 và năm 2010 gấp 10 lần doanh thu năm 1995. Tổng vố đầu tư trong 10 năm tới là 20 triệu USD chủ yếu cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng xí nghiệp may complet và sơ mi cao cấp. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, không chỉ dừng lại ở sản phẩm sơ mi chuyền thống, đồng thời tăng tỷ trọng mặt hàng FOB và mặt hàng tiêu thụ trong cơ cấu sản phẩm.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty may 10 là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục, bao gồm các bước:
+Nguyên vật liệu chính, phụ liệu mua về hoặc do bạn hàng gửi đến được kiểm tra chất lượng, chủng loại, số lượng và nhập kho.
Dựa trên yêu cầu chi tiết về sản phẩm của từng hợp đồng đã ký kết, phòng kỹ thuật tiến hành giác mẫu (nghiên cứu, chế thử ra sản phẩm hoàn chỉnh dưa cho khách hàng duyệt) rồi tiến hành lập định mức (kế hoạch) kinh tế, kỹ thuật, vẽ mẫu lên giấy để đi vào sản xuất chính thức.
+Giai đoạn cắt: Dựa trên lệnh sản xuất nguyên vật liệu được dưa vào giai đoạn đầu của quá trĩnh là cắt tạo ra bán thành phẩm cắt. Nếu khách hàng có yeu cầu thêu, in thêm thì số bán thành phẩm cắt sẽ được đem đi thêu, in ở các phân xưởng in, thêu.
+Giai đoạn may: Nhận bán thành phẩm từ giai đoạn cắt chuyển sang tiếp tục gia công hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc giai đoạn nay thì được sản phẩm gần như hoàn chỉnh.
+Giai đoạn là: Nhận sản phẩm từ giai đoạn may chuyển qua, tiếp tục là phẳng và chuyển cho bộ phận gấp, đóng gói.
+Giai đoạn gấp, đóng gói: sản phẩm sau khi xong được gấp và đóng túi, hộp theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
+Phòng KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
+Tại kho thành sẽ tiến hành đóng thành kiện lớn và xuất bán.
sơ đồ biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
nguyên vật liệu, phụ liệu
giai đoạn may
giai đoạn thêu, in
giai đoạn
là
giai đoạn gấp
KCS
Nhập kho thành phẩm
giác mẫu
giai đoạn
cắt
dddd
3/Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty May 10.
Công ty May 10 có bộ máy quản lý được tổ chức theo quan hệ trực tuyến, cụ thể:
+Tổng giám đốc: Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Giao dịch, ký kết các hợp đồng, thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước.
+Hai phó tổng giám đốc: Giúp điều hành công việc ở khối phục vụ. Thay quyền tổng giám đốc điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng. Chụi trách nhiệm trước tổng giám đốc về công việc được giao.
+Giám đốc điều hành: Giúp điều hành các công việc ở khối sản xuất và chịu trách nhiệm trước tổng giảm đốc về công việc cụ thể được giao.
+Phòng kinh doanh: Có chức năng điều hành, giám sát cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào cho sản xuất, nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa.
+Phòng tài chính kế toán: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ phân phối điều hoà tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và quyền lợi với người lao động.
+Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về công tác gia công và kinh doanh hàng xuất khẩu, làm nhiệm vụ giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng đối ngoại, dự thảo, quyết toán hợp đồng, tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Trong đó bao gồm:
óBan kế hoạch: Xây dựng và phân bổ kế hoạch theo yêu cầu để giao cho các xí nghiệp thành viên, xây dựng kế hoạch tác nghiệp từ khâu sản xuất đếu khâu tiêu thụ. Cân đối nguyên liệu nhận về để triển khai sản xuất, tổ chức, tổ chức tiếp nhậnnguyên vật liệu theo đúng tiến độ, làm “list” giao hàng.
óBan xuất nhập khẩu: Trực tiếp phiên dịch, ghi nội dung các buổi đàm phán, làm thủ tục nhập, xuất hàng hoá, hoàn thiện chứng từ trong thanh toán quốc tế theo đúng quy định.
+Phòng kỹ thuật: Trực tiếp giám đốc sản xuất ở từng xí nghiệp, xây dựng định mức nguyên vật liệu cũng như những thông số kế hoạch khác phục vụ công tác quản lý, công tác kế toán.
+Phòng QA: Kiểm tra toán bộ việc thực hiện quy trình công nghệ, vệ sinh công nghệ, chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu. Ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
+Văn phòng công ty: Bao gồm ban đời sống, ban tổ chức hành chính, ban quản lý công trình và ban y tế nhà trẻ. Nhiệm vụ chung của phòng là giải quyết việc chi chính sách đối người lao động, phụ trách tiếp tân, khách tiễn, thực hiện giao dịch đối nội, đối ngoại.
+Trường đào tạo: Ký kết các hợp đồng với các trường đaị học, tổ chức các khoá học về kỹ thuật may, về quản trị doanh nghiệp, đồng thời gửi các cán bộ công nhân viên đi học các lớp do Bộ, ngành tổ chức.
+Phân xưởng cơ điện: Kiểm soát các trang thiết bị đang sử dụng trong công ty. Tổ chức phân bổ thiết bị phù hợp để điều chỉnh sản xuất kịp thời, quản lý và chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong công ty.
+Công ty có 8 xí nghiệp thành viên, bao gồm:
óTừ xí nghiệp I đến xí nghiệp V được bố trí tại trụ sở chính ở thị trấn Sài Đồng- Gia Lâm- Hà Nội, có nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng và hàng nội địa.
óBa xí nghiệp địa phương sản xuất theo đơn đặt hàng và hàng nội địa là:
+Xí nghiệp Đông Hưng (Thái Bình).
+Xí nghiệp Hoa Phượng (Hải Phòng).
+Xí nghiệp Vị Hoàng (Nam Định).
óCác xí nghiệp liên doanh có nhiệm vụ thực hiện gia công sản phẩm theo yêu cầu của công ty.
sơ đồ bộ máy quản lý của công ty May 10
tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Giám đốc điều hành
Phó tổng giám đốc
Các chi nhánh
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
Phòng KCS
Khối sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Văn phòng
Ban đầu tư X D và quản lý công trình
Trường đào tạo
Các xí nghiệp thành viên và phân xưởng phụ trợ
Các công ty liên doanh
Xí nghiệp May 2
Xí nghiệp May 3
Xí nghiệp May 4
Xí nghiệp May 5
Xí nghiệp may Hoa Phượng
Xí nghiệp may Vị Hoàng
Xí nghiệp may Đông Hưng
Phân xưởng thuê, in, cơ điện
Xí nghiệp May 1
ii/đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty may 10
1/Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công tác tài chính kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung để điều hành giám sát mọi hoạt động kinh doanh cuả công ty. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, tại các đơn vị trực thuộc hạch toán bd sổ, không tổ chức bộ phận kế toán riêng.
Bộ máy kế toán toán gồm có 12 người, tổ chức theo từng bộ phận, phần hành sau:
+Kế toán trưởng:Chịu trách nhi._.ệm trước giám đốc về toán bộ công tác tài chính kế toán của công ty như tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán gọn nhẹ phù hợp với tính chất sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức lập đày đủ và nộp đúng hạn báo cáo kế toán, giám sát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty.Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng tài chính kế toán.
+Kế toán tổng hợp kiêm tài sản cố định: Làm kế toán tài sản cố định , thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp sự biến đọng của TSCĐ, khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ.Kế toán TSCĐ phụ trách TK 211, 214, 241. Đồng thời, có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ các số liệu, lập các báo biểu kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cuối kỳ, lập bảng giải trình, bảng quyết toán vào cuối năm để giải trình lên cấp trên. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ phân tích kinh tế, bảo quản, lưu giữ hồ sơ.
+Hai kế toán nguyên vật liệu thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn vật tư, công cụ dụng cụ, tính toán, phân bổ chi phí nguyên vật liệu, phụ trách TK 152, 153, 142.
+Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.Kế toán lương phụ trách TK 334, 338, 622, 6271.
+Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, có nhiệm vụ hàng tháng thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các chi phí thời kỳ. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phụ trách TK 621, 622, 627, 641, 642.
+Hai kế toán tiêu thụ hàng trong nước: Theo dõi và hạch toán kho thành phẩm nội địa, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý, xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong nước.
+Kế toán tiêu thụ hàng xuất khẩu và thanh toán công nợ: Theo dõi, hạch toán kho thành phẩm, xuất kho, tính doanh thu, - lãi- lỗ phẩn tiêu thụ xuất khẩu, theo dõi công nợ và nộp Ngân sách.
+Hai kế toán quỹ: Phụ trách công việc giao dịch, quản lý và hạch toán các khoản vốn bừng tền, tiền vay. Kế toán quỹ theo dõi các TK 111, 112, 141, 138, 311, 3388, 331, 341.
+Thủ quỹ: Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp mà tiến hành xuất nhập quỹ, đồng thời tiến hành ghi sổ quỹ hàng ngày.
sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính kế toán của công ty
Kế toán tổng hợp kiêm tài sản cố định
kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nội địa
Kế toán kho thành phẩm xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, thanh toán công nợ
Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay
Thủ quỹ
2/Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
Công ty May 10 đã thực hiện cơ giới hoá công tác kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chung:
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Bảng kê phát sinh TK 621, 622, 627, 1544
Sổ chi tiết phát sinh TK 621, 622, 627, 154
Bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng TK 621, 622, 627, 154
Bảng tính giá thành sản phẩm
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu.
: Ghi cuối tháng
: Ghi cuối năm
iii/hạch toán chi phí sản xuất tại công ty May 10
1/Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.1/Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng của toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính grt sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định,... Các chi phí mang tính chất sản xuất trong công ty được phân loại theo mục đích công dụng:
+Chi phí vật liệu trực tiếp:Khoản chi phí này được chia thành hai loại: Chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.
óChi phí nguyên vật liệu chính: Là vải, dưng, bông các loại, có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Những nguyên vật liệu này phong phú về chủng loại, có tính năng, tác dụng khác nhau và chủ yếu là do khách hàng đem đến. Một phần nhỏ do công ty tự thu mua. Do đó khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
óChi phí phụ liệu: Bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau như cúc, chỉ, nhãn, mác, bao bì đóng gói các loại,... Về cơ bản, chúng được đi kèm với nguyên vật liệu chính để phục vụ cho sản xuất một đơn hàng nào đó.
+Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất, khoản mục này chiếm tỷ trọng lờn nhất trong tổng chi phí sản xuất.
+Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý, sản xuất ở phân xưởng, xí nghiệp, đội sản xuất, bao gồm:
óChi phí nhân viên xí nghiệp: Là tiền lương chính, lương phụ của nhân viên xí nghiệp và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) của công nhân viên toàn công ty.
óChi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho các xí nghiệp như chi phí vật liệu, phụ kiệu dùng sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý xí nghiệp.
óChi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao máy móc thiết bị dùng trong xí nghiệp.
óChi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác: Như tiền thuê sửa chữa TSCĐ, tiền điện nước, điện thoại dùng ở xí nghiệp phải trả người cung cấp, chi phí thu gom phế liệu, chi phí giám định máy.
Ngoài ba khoản mục chi phí trên, ở công ty còn phát sinh chi phí sản xuất phụ.Khoản chi phí này cũng bao gồm đầy đủ ba khoản mục chi phí như sản xuất chính.
Việc phân loại chi phí sản xuất giúp cho kế toán xác định đúng, đủ, chính xác các ap thực tế phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất.
Tại công ty May 10, do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là công nghệ phức tạp kiểu liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Mặt khác, kết quả sản xuất ở từng giai đoạn không có giá trị sử dụng và không bán chúng ra ngoài. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn sau cùng mới được xác định là thành phẩm và mới có giá trị sử dụng.
Một điểm nữa, khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại chỉ được phân chia thành một số loại sản phẩm nhất định.
Như vậy, với những đặc điểm cụ thể trên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất, kế toán công ty đã xá định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo theo từng loại sản phẩm (đối với chi phí vật liệu trực tiếp) và theo từng phân xưởng (đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Riêng đối với phân xưởng cơ điện, mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tập hợp và phản ánh vào chi phí sản xuất chung.Chi phí sản xuất chung hàng tháng sau khi tập hợp cho từng phân xưởng, xí nghiệp sẽ được tập hợp cho toán công ty.
1.2/Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Do kế toán công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm nên đối với các chi phí liên quan trực tiếp tới sản xuất sản phẩm nào thì được tập hợp ngay cho sản phẩm đó (đối với chi phí vật liệu trực tiếp). Tuy vậy, có những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm (như chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp)sẽ được kế toán tiến hành tập hợp trên toán công ty, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo phương pháp sản phẩm quy đổi. Như vậy, kế toán công ty đã áp dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
Do công ty vận dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạh toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên và các tài khoản được sử dụng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất bao gồm:
+TK 621- “Chi phí vật liệu trực tiếp”: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong thánh cho việc sản xuất sản phẩm.
TK 621 được chi tiết thành 10 tiểu khoản và 4 tiết khoản để theo dõi từng xí nghiệp, phân xưởng, đơn vị gia công.
+TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”: Để tập hợp các khoản chi phí về lương và có tính chất lương của công nhân sản xuất trực tiếp.
TK 622 được chi tiết thàh 6 tiểu khoản, 3 tiết khoản để theo dõi từng xí nghiệp.
+TK 627- “Chi phí sản xuất chung”: Được chi tiết thành 5 tiểu khoản và chi tiết thành các tiết khoản để theo dõi từng xí nghiệp.
óTK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
óTK 6272: Chi phí nguyên vật liệu
óTK 6273: Chi phí phân xưởng dệt, nhãn
óTK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
óTK 6278: Chi phí sản xuất chung bằng tiền khác.
+TK 154: Chi phí sản xuất dở dang, được chi tiết:
óTK 1541: Sản xuất chính.
óTK 1542: Sản xuất phụ
2/Nội dung, trình tự và cách thức hạch toán chi phí sản xuất.
Tại công ty May 10, các xí nghiệp có quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất tương đối như nhau cho nên việc tập hợp chi phí sản xuất ở các xí nghiệp là giống nhau. Mặt khác, một xí nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, và một loại sản phẩm có thể được sản xuất ở nhiều xí nghiệp. Do đó việc tập hợp chi phí sản xuất đối với các sản phẩm là như nhau. Trong phạm vi bài viết, em xinh nêu điển hình cách tập hợp chi phí sản xuất cho một sản phẩm cụ thể (áo sơ mi sunk) tại một xí nghiệp cụ thể (xí nghiệp May II). Các sản phẩm, xí nghiệp khác được hạch toán tương tự.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành như sau:
2.1/Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí vật liệu trực tiếp của công ty là toàn bộ nguyên vật liệu chính và các phụ liệu dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng loại sản phẩm hoàn thành trong tháng.
Trình tự kế toán tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp thể hiện qua định khoản sau:
+Nguyên vật liệu nhận gia công:
Nợ TK 152.
Có TK 331.
+Nguyên vật liệu mua về nhập kho:
Nợ TK 152.
Có TK 111, 112, 331, ...
+Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, thuê ngoài gia công, kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng xí nghiệp, phân xưởng).
Có TK 152 (chi tiết từng loại vật liệu).
Cụ thể, trình tự tạp hợp chi phí vật liệu trực tiếp căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty.
Công ty May 10 là đơn vị gia công sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu, chiếm 80% giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất gia công. Với loại hình sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng, toàn bộ nguyên vật liệu chính do khách hàng đem đến, vì thế, công ty chỉ phản ánh số lượng vật liệu nhận gia công, đồng thời phản ánh vào chi phí nguyên vật liệu chính trong kỳ phần chi phí vận chuyển bốc dỡ số nguyên vật liệu đó do phải thuê ngoài. Để nhanh chóng tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp, công ty đaxd định mức phân bổ chi phí vận chuyển bốc dỡ đó cho vải gia công trong tháng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ được tính bình quân cho các loại vải dùng là 150đ/m. Tập hợp chi phí vận chuyển thực tế phát sinh có tăng, giảmso với số đã tính theo định mức thì công ty lại phải điều chỉnh chi phí này.
Với loại hình sản xuất FOB và sản xuất nội địa, Công ty tự tổ chức thu mua nguyên vật liệu nên giá trị nguyên vật liệu mua vào được tính bằng giá mua cộng với chi phí thu mua. Chính điểm này đã ảnh hương lớn đến công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty.
Hàng tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch sẽ phát lệnh sản xuất cho các xí nghiệp. ở kho, că cứ vào yêu cầu của lệnh sản xuất, thủ kho lập báo cáo chi tiết về từng loại, thứ nguyên vật liệu cần dùng. Trên cơ sở đó, phòng kinh doanh ghi phiếu xuất kho, ghi sổ số lượng, chủng loại vật tư cần dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể.
Ví dụ: Ngày 2 tháng 1 năm 2000, có phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất sơ mi sunk tại xí nghiệp May II (biểu số 1)
Biểu số 1 Mẫu số 02- VT
Đơn vị :Công ty May 10 Ban hành theo QĐ số 1141- T C/ CĐKT
Địa chỉ ngày 1 tháng 11 năm 1995
Phiếu xuất kho Số: 02
(Ngày 1 tháng 5 năm 2000) Nợ TK: 621
Họ và tên người nhận: Nguyễn văn Hùng. Có TK: 152
Địa chỉ (bộ phận): Xí nghiệp May II
Lý do xuất: Nguyên liệu hợp thức.
Xuất tại kho. Nguyên vật liệu chính.
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
1
2
Nguyên liệu Sunk
Vải
Dựng
M2
M
kg
200
940
582
205.000
18.484
52.000
41.000.000
17.374.960
30.264.000
Cộng
88.648.960
Cộng thành tiền (bằng chữ): Tám mươi tám triệu sáu trăm bốn mươi tám nghìn chín trăm sáu mươi đồng chẵn.
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Đối với hàng gửi gia công tại các xí nghiệp thành viên, phòng kinh doanh căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Ví dụ : Ngày 1 tháng 1 năm 2000, có phiếu xuất kho vật tư kiêm vận chuyển nội bộ cho công ty May Phù Đổng về việc gia công sơ mi sunk (biểu số 2).
Biểu số 2:
Đơn vị: Công ty xây dựng số 34
Mẫu số 03- VT
Địa chỉ:
Ban hành theo QĐ1141- TC/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính .
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 1 tháng 1 năm 2000 Số 4
Căn cứ theo lệnh điều động số . . . ngày . . . tháng . . . năm 2000 của công ty May Phù Đỏng về việc xuất hàng đi gia công.
Họ và tên người chuyển: Trần văn Tám.
Phương tiện vận chuyển: Ôtô nhỏ
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu chính.
Nhập tại kho:
STT
Tên vật tư
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
thực xuất
Thực nhận
1
2
Nguyên liệu Sunk
Vải
Dựng
M2
M
kg
200
940
582
205.000
18.484
52.000
41.000.000
17.374.960
30.264.000
Cộng
88.648.960
Xuất, ngày 1 tháng 12 năm 1999
Nhận, ngày 1 tháng 12 năm 1999
Người lập biểu:
Thủ kho xuất:
Người vận chuyển:
Thủ kho nhập:
Tại phòng tài chính kế toán: Định kỳ từ 3 tới 5 ngày, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và phân loại theo từng nơi sử dụng, từng mã hàng và nhập dữ liệu vào mục “Hóa đơn xuất trong tháng”. Cuối tháng, dựa trên cơ sở dữ liệu trong mục hoá đơn xuất trong tháng, kế toán nguyên vật liệu sẽ tính giá trị nguyên vật liệu xuất dùng, sắp xếp và lập bảng kê xuất nguyên vật liệu chính (biểu số 3).
Giá trị nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2000, xuất chỉ 4000m/c cho xí nghiệp May II:
Chỉ tồn đầu tháng: SL: 421 cuộn
Thành tiền: 4.008.125 đồng
Chỉ nhập kho trong tháng: SL: 1.020 cuộn
Thành tiền: 11.349.500 đồng
4.008.125 + 11.349.500
Đơn giá bình quân = = 10.657,6 (đồng/ cuộn)
421 + 1020
Giá trị chỉ xuất dùng = 210 x 10.657,6 = 2.238.096 (đồng)
Trong đó, xuất chi cho may sơ mi Sunk là:
x 10.657,6 = 202.494,4 (đồng)
Các số liệu chi tiết cùng các bảng kê, bảng phân bổ sẽ chuyển cho bộ phận tính giá thành vào cuối tháng.
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất cho đối tượng sử dụng trong tháng do hai nhân viên kế toán nguyên vật liệu tiến hành (biểu số 4)
Trong tháng ngoài việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất hay phục vụ công tác quản lý công ty thì còn tiến hành xuất chuyên kho nội bộ. Cụ thể:
óPhụ liệu ở kho tiêu thụ không đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong tháng sẽ được chuyển từ kho hàng hoá sang, sau đó sẽ xuất cho xí nghiệp. Khi chuyển, kế toán ghi:
Biểu số 3
Công ty May 10
bảng kê xuất vật tư
Phòng tài chính kế toán
Tháng 1 năm 2000
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Tổng cộng
Ghi Nợ TK 1525
Ghi Nợ TK 6211
Ghi Nợ TK 6212
SL
TT
SL
TT
SL
HT
TT
SL
HT
TT
1
NL Sunk vải
m
93.537,5
14.030.625
42.324,59
6.348.688
Dựng
m
6.119,78
2.787,02
2
NL man Vải
m
58.668,02
8.800.203
9.006,13
1.350.919
Dựng
m
5.027,4
3
NK Chemo Vải
m
87.271,8
13.090.770
87.27d1,8
13.090.770
Dựng
m
6.201,11
6.201,11
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
1.360.422.027
35.081.228,4
71.993.950
142.162.371
STT
Ghi Nợ TK 6213
Ghi Nợ TK 6214
Ghi Nợ TK 6215
Ghi Nợ TK 6218
..
SL
HT
TT
SL
HT
TT
SL
HT
TT
SL
HT
TT
1
51.212,91
3.332,76
2
49.661,89
7.449.284
5.027,4
3
...
...
133.919.861
137.803.590
116.207.590
119.577.618
78.612.364
114.194.342
99.505.983
Biểu số 4
Công ty May 10
bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ
Phòng tài chính kế toán
Tháng 1 năm 2000
STT
TK ghi Nợ
Tổng cộng
Ghi Có TK 1521
Ghi Có TK 1522
Ghi Có TK 1524
Ghi Có TK 1525
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
1
152-v l phụ
4.334.085
1521
4.334.085
1522
1525
2
156-hàng hoá
3
621c/p s/x chính
6210
6211
6212
. . .
4
627c/ps/x chung
62720
62721
62722
. . .
5
632
6
641
7
6422
Tổng cộng
STT
Ghi Có TK 1526
Ghi Có TK 15261
Ghi Có TK 1527
Ghi Có TK 1528
Ghi Có TK 153
Ghi Có TK 156
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
1
259.879
259.879
2
43.302.184
3
724.783.275
272.515.581
4
4.669.084
8.982.462
59.451.083
8.928.186
497.522
18.152.031
3.848.031
1.429.273
2.359.172
11.043.642
5
225.629.091
22.426.673
7.278.723
364.779
696.808
6
33.000
22.890.043
28.335.855
7
8.946.209
65.234.500
26.840
864.487
73
248.518.133
124.797.860
77.656.419
311.100.807
Nợ TK 1522.
Có TK 156.
óNguyên vật liệu sau khi tạm nhập về kho đầu tấm sẽ được phân loại và chuyển sang kho tiết kiệm, kế toán ghi:
Nợ TK 1525.
Có TK 1523.
óNguyên vật liệu chính không cần dùng có thể chuyển sang kho hàng hoá để xuất bán ghi:
Nợ TK 156
Có TK 1521.
Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với xí nghiệp May II, kế toán ghi:
Nợ TK 1541. :187.501.284
Có TK 6212 :187.501.284
Sau đó, máy tính tự nhập bút toán trên vào bảng kê phát sinh TK 621 (biểu số 5), Bảng kê phát sinh TK 1542 (biểu số 5).
Xin xem Bảng chi tiết phát sinh và các TK đối ứng TK 621 (biểu số 6) và sổ cái TK 621 (biểu số 7).
Biểu số 5
Công ty May 10
bảng kê phát sinh tk 621
Phòng tài chính kế toán
Từ ngày 1tháng 1 năm 2000 đến 31 tháng 1 năm 2000
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
1/1
4/1
NVL xuất cho XN P/Đổng
1521
7.681.937
2/1
7/1
NVL xuất cho XN May II
1521
6.348.688
5/1
8/1
NVL xuất cho XN May IV
1521
7.449.284
15/1
2/1
NVL xuất cho XN May II
1522
995.489
15/1
3/1
NVL xuất cho XN May V
1522
1.105.228
16/1
6/1
NVL xuất cho XN May I
1525
2.067.192
17/1
7/1
NVL xuất cho XN P/Đổng
1525
428.010
...
...
...
23/1
5/1
NVL xuất cho XN May II
1526
2.091.857
23/1
6/1
NVL xuất cho XN May V
1526
209.314
...
...
...
25/1
2/1
NX II xuất trả NVL
1521
1.726.226
26/1
3/1
XN III xuất trả NVL
1521
2.769.310
...
...
...
31/1
KC CPNVL vào GTSP
1541
2.716.886.208
31/1
KC CPNVL vào GT bao bì
1542
273.521.003
Tổng
3.157.033.163
3.157.033.163
Bảng số 6
bảng chi tiết phát sinh và các tk đối ứng
TK 621
Từ ngày 1/1/2000 đến ngày 31/1/2000
Nợ đầu kỳ:
Có đầu kỳ:
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
1521
1.360.422.027
120.362.639
1522
449.281.851
7.503.358
1525
350.030.429
7.774.655
1526
724.783.275
2.025.000
156
272.515.581
28.960.200
1541
2.716.886.208
1542
273.521.003
3.157.033.163
3.157.033.163
Nợ cuối kỳ:
Có cuối kỳ
Biểu số 7
Sổ cái TK: 621
DƯ nợ
DƯ cớ
TK Có
Tháng 1
. . .
Tháng 12
1521
1.360.422.027
1521
449.281.851
1525
350.030.429
1526
724.783.275
1526
272.515.581
+Phát sinh Nợ
3.157.033.163
+Phát sinh Có
3.157.033.163
Dư Nợ
Dư Có
2.2/Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Trong công ty không chi tổ chức mà còn thuê ngoái gia công, vì vậy, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được cụ thể hoá thành hai khoản mục:
+Một là tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp đối với sản phẩm sản xuất tại công ty. Những khoản chi phí này thuộc khoản mục tiền lương.
+Hai là tiền gia công phải trả cho các đơn vị gia công của công ty. Những chi phí này thuộc khoản mục lương gia công.
a/Với khoản mục tiền lương:
Hiện nay, công ty May 10 đã thực hiện việc khoán quỹ lương trên toàn công ty, định mức tiền lương được duyệt là 50% trên tổng doanh thu, trong đó, trên 80% là dành cho khối sản xuất. Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất công ty trả lương theo sản phẩm. Công thức:
Lương sản phẩm công nhân K = Số giây chuẩn của công nhân K x G
Trong đó:
G: Đơn giá lương công ty đang áp dụng (60 đồng/ giây).
Số giây chuẩn Số giây chuẩn của Khối lượng chi tiết sản phẩm i
của công nhân K = chi tiết sản phẩm i X do công nhân K sản xuất
Số giây chuẩn của chi tiết sản phẩm i do do phòng kỹ thuật tổ chức sản xuất thử và ấn định.
Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành, đạt tiêu chuẩn, tổ trưởng phản ánh kết quả lao động của công nhân vào bảng chấm công (biểu số 8- Trích bảng chấm công của tổ 2- xí nghiệp II) và bảng thanh toán lương sản phẩm (biểu số 9- Trích tổ 2- xí nghiệp II) gửi lên phòng tổ chức.
Tại phòng tổ chức, bộ phận tính lương căn cứ vào Bảng chẩm công và Bảng thanh toán lương sản phẩm để tính lương cho công nhân sản xuất.
Biểu số 8:
bảng chấm công
Tổ May 2- xí nghiệp May II
Tháng 1 năm 2000
STT
Họ và tên
Ngày
Cộng
Công làm thêm
Ngày công thực tế làm việc
1
2
...
30
31
Nghỉ hưởng lương BHXH
Ăn ca
Nghỉ không lương
Chủ nhật
Ngày thường
1
N. Thị Mai Dung
x
x
x
x
2
28
4
24
2
Đinh Thị Dung
x
x
x
x
2
28
4
24
3
Đoàn Trung Khải
x
x
x
x
1
29
4
25
4
N. Thi Kim Dung
x
x
x
x
29
1
4
25
5
Nguyễn Kim Giang
30
3
26
Biểu số 9
bảng thanh toán lương sản phẩm
Tổ May 2- Xí nghiệp II..
Tháng 1 năm 2000
STT
Họ và tên
Tên sản phẩm
MSL113
64001
AD1105
AD005
AD006
SP001
...
Giây chuẩn/1sp
Tổng giây chuẩn
2847
2349
2879
2744
2885
2560
...
1
N. Thị Mai Dung
8.295
133
213
675
631
....
2
Đinh Thị Dung
9.549
441
444
536
568
313
....
3
Đoàn Trung Khải
12.247
219
593
401
644
724
480
....
4
Nguyễn Kim Dung
12.235
322
222
100
178
329
166
....
5
Nguyễn Kim Giang
11.393
318
802
140
1.220
459
829
...
...
....
....
....
....
.....
.....
......
...
Cộng
400.782
7.778
20.812
18.967
26.287
29.282
15.26200
...
Biểu số 10:
Công ty May 10
danh sách chi tiết lương kỳ ii
XN May II- Tổ May 2
Tháng 1 năm 2000
STT
Họ và tên
Mã số
Lương
Phụ cấp
Tổng cộng
Tiết kiệm
Khấu trừ
Còn lại
1
Nguyễn Mai Dung
00322
539.446
539.446
317.400
240.246
2
Đinh Thị Dung
00323
614.686
614.686
317.400
297.286
3
Đoàn Trung Khải
00332
769.608
769.608
317.400
452.208
4
Nguyễn Kim Dung
00354
758.746
758.746
317.400
441.346
5
Nguyễn Kim Giang
00356
705.457
136.700
842.157
313.700
528.457
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
26.672.700
481.100
26.153.800
12.311.500
13.842.300
Bằng chữ: Mười ba triệu tám trăm bốn mươi hai nghìn ba trăm đồng.
Ngày 14 tháng 2 năm 2000
Người lập biểu:
Trưởng phòng tài chính- kế toán :
Chánh văn phòng Công ty:
Biểu số 11
Công ty May 10
DANH SáCH CHI TIếT LƯƠNG Kỳ IV
XN May II- Tổ May II
STT
Họ và tên
Mã số
Loại lao động
Số tiền
1
Nguyễ Thị Mai Dung
00322
Loại A
247.191
2
Đinh Thị Dung
00323
Loại A
284.560
3
Đoàn Trung Khải
00332
Loại A
364.960
4
Nguyễn Kim Dung
00354
Loại A
346.603
5
Nguyễn Kim Giang
00356
Loại A
339.511
...
...
...
...
...
Cộng
11.943.303
Bằng chữ: Mười một triệu chín trăm bốn mươi ba nghìn ba trăm linh ba đồng.
Ngày 20 tháng 1 năm 2000
Người lập biểu:
Trưởng phòng tài chính- kế toán :
Chánh văn phòng Công ty:
Ví dụ: Tính lương cho chị Đinh Thị Dung, tổ may 2- xí nghiệp May II trong tháng 1 năm 2000 như sau:
óLương sản phẩm = 9.549 x 60 = 361.800 (đồng)
óLương phụ = (180.000 x 2,01 x 0,5 x 6) : 26 = 41.746 (đồng)
Vì chị Dung là công nhân có bậc 4/7 nên có hệ số bậc lương là 2,01 và trong tháng chị nghỉ họp 2 ngày và làm thêm ngoài giờ là 4 ngày.
óLương thực tế = 361.800 + 41.746 =614.686 (đồng).
Sau đó, phòng tổ chứclập danh sách chi tiết lương kỳ II (biểu 10- trích tổ 2- xí nghiệp May II).
Cuối tháng, căn cứ vào doanh thu trong tháng và mức độ hoàn thành công việc của từng người, từng tổ, từng xí nghiệp mà phòng tổ chức tính thưởng cho công nhân viên. Phản ánh trên danh sách chi tiết lương kỳ IV (biểu số 11- Trích tổ 2- xí nghiệp May II).
Biểu số 12:
bảng phân bổ lương và bhxh
Tháng 11 năm 1999
STT
Ghi Có TK:
Đối tượng sử dụng
TK334: Thanh toán các khoản với công nhân viên
TK 338: Các khoản phải trả và nộp khác
tiền lương
Tiền thưởng
Cộng Có 3341
3343 ăn ca
3342 ÔĐTS
3832 KPCĐ
3383 BHXH
3384 BHYT
1
TK 152: NVCC
7.069.600
2.660.400
9.730.000
2
TK622:CPNCTT
1.710.097.100
797.264.800
2.507.361.900
195.120.000
XN May I
331.497.100
150.244.800
481.741.900
29.1521.000
XN May II
287.596.500
128.102.600
415.699.100
28.875.000
XN May III
256.062.100
145.219.300
401.281.400
29.589.000
XN May IV
285.820.800
152.926.600
438.747..400
30.798.000
XN May V
316.598.900
151.609.200
468.208.100
32.085.000
XNMay Vị Hoàng
64.475.500
32.78.800
97.256.300
16.410.000
XNMay HPhượng
38.770.000
10.754.600
49.524.600
8.420.000
XN May Đ/ Hưng
65.443.500
65.443.500
14.176.000
PX thêu in
44.624.700
17.692.500
62.317.200
4.224.400
PX Bao bì
19.208.000
7.934.400
27.142.400
1.392.000
Lương còn lại
0
3
TK6271:CPNVPX
155.820.500
65.127.800
220.948.300
5.868.000
36.000.000
153.788.377
18.312.300
XN May I
15.866.000
5.572.100
21.438.100
1.167.000
XN May II
16.603.700
5.262.300
21.866.000
1.194.000
XN May II
10.713.500
6.999.300
17.712.800
1.038.000
XN May IV
12.687.100
6.964.800
19.651.900
1.257.000
XN May V
15.766.600
5.805.400
21.572.000
1.212.000
XNMayVị Hoàng
9.644.500
2.932.400
12.576.900
XNMay Hphượng
8.865.900
3.519.900
12.385.800
XNMay Đ/Hưng
7.473.400
7.473.400
PX thêu in
5.612.800
2.430.600
8.043.400
Các đơn vị lẻ
52.587.000
25.641.000
78.228.000
4
TK641: CPNVBH
21.559.000
5.557.900
31.116.900
1.716.000
Cửa hàng May 10
2.011.800
791.800
2.803.600
156.000
Cửa hàng Bà Triệu
1.876.400
868.900
2.745.300
156.000
CH số 6 Lê Thái Tổ
2.011.800
931.600
2.943.400
156.000
CH 30 Lý Thái Tổ
1.876.400
859.900
2.736.300
156.000
CH27Tr.BìnhTrọng
2.050.400
949.500
2.999.900
156.000
CHNamThành Công
1.876.400
868.900
2.745.300
156.000
CH134 Quán Thánh
1.876.400
868.900
2.745.300
156.000
CH6Lê Thánh Tông
1.876.400
867.900
2.745.300
156.000
CH Hạ Long
2.916.100
1.350.300
4.266.400
234.000
CHCN tp HCM
2.094.000
684.100
2.778.100
156.000
CH22 Bạch Mai
1.092.900
506.100
1.599.000
78.000
5
TK6421:CPNVQL
401.346.700
183.455.100
584.791.800
36.009.000
6
BHXH CN đóng
37.998.750
9.156.150
7
ÔĐTS được q/toán
66.705.600
Cộng số phát sinh trong tháng
2.294.892.900
1.058.056.000
3.353.948.900
238.713.000
36.000.000
191.787.127
27.468.500
Dư đầu tháng
11.855.000.940
224.503.000
-136.940.170
362.672.563
4.503.429
87.460.302
Dư cuối tháng
12.510.074.864
238.713.000
-100.164.610
49.514.563
36.902.012
-37.152.248
Biểu số 13:
bảng kê phát sinh tk 622
`
Tháng 1 năm 2000
Ngày ghi số
Số chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Nợ
Có
31/1/99
Lương phải trả CN Xĩ nghiệp I
3341
481.741.900
31/1/99
Tiền ăn ca phải trả CN xí nghiệp I
3343
29.151.000
31/1/99
Lương phải trả CN xí nghiệp II
3341
415.699.000
31/1/99
Tiền ăn ca phải trả CN xí nghiệpII
3343
28.875.000
...
..........
...
31/1/99
K/c CPNCTT của XN I vào GTSP
1541
510.892.900
31/1/99
K/c CPNCTT XNII
1541
444.574.100
...
...
...
31/1/99
K/c CPNCTT của XN Đông Hưng và giá thành sản phẩm
1541
79.619.500
31/1/99
K/c CPNCTT của phân xưởng bao bì vào GTSP
1542
28.534.400
Cộng
2.702.481.900.
2.702.481.900
Tại phòng tài chính kế toán: Kế toán tiền lương sau khi nhận được số liệu từ phòng tổ chức, tính hành tính tiền ăn ca và các khoản phải trích theo lương của công nhân sản xuất bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn rồi lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 12).
Chi phí nhân công tực tiếp trong tháng bao gồm lương chính,lương phụ phải trả công nhân trựctiếp sản xuất, công nhân vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu được hạch toán như sau:
Nợ TK 622 (chi tiết cho từng xí nghiệp)
Nợ TK 152 (lương công nhân bốc dỡ nguyên vật liệu)
Có TK 334 (3341- Tiền lương phải trả công nhân viên)
+Phản ánh tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi :
Nợ TK 622 (chi tiết cho từng xí nghiệp),
Có TK 334(3343).
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2000, tính tiền lương phải trả công nhân sản xuất xí nghiệp May II và ghi:
Nợ TK 6222 : 415.699.100
Có TK 3341: 415.699.100
óTính tiền ăn ca của công nhân xí nghiệp II trong tháng 1 năm 2000:
Nợ TK 6222 : 28.875.000
Có TK 3343: 28.875.000
óTrong tháng 1 năm 2000, tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân bốc dỡ nguyên vật liệu, kế toán ghi:
Nợ TK 1521 : 9.730.000
Có TK 3341: 9.730.000
óCác khoản tính theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) của công nhân trực tiếp sản xuất được kế toán phản ánh:
Nợ TK 627 (62719).
Có TK 338 (3382, 3383, 3384).
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154.
Có TK 622 (chi tiết từng xí nghiệp)
Có TK 627 (6279).
Ví dụ:Tháng 1 năm 2000, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (1541): 444.574.100
Có TK 6222: 444.574.100
Sau đó máy tính sẽ tự nhập bút toán trên vào bản kê phát sinh TK 622 (biểu số 13), bảng chi tiết phát sinh và các TK đối ứng với TK 622 (biểu số 14), sổ cái TK 622 (biểu số 15).
b/Với khoản mục lương gia công:
Là số tiền Công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo hợp đồng đã ký. Khoản chi phí này được tập hợp trực tiếp từ các hợp đòng gia công đã ghi rõ đơn giá gia công của từng sản phẩm với khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành nhập kho theo công thức:
Lương gia công s/p i = Đơn giá gia công s/p i x Khối lượng s/p i nhập kho.
Ví dụ: Theo hợp đồng đã ký kết đối với công ty Phù Đổng:
óĐơn giá gia công một sơ mi Sunk là: 7.980 đồng.
óS._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0617.doc