A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở các nước đang phát triển hầu hết đang thừa lao động phổ thông lại thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý. Ngược lại các nước phát triển thiếu lao động phổ thông, thừa lao động quản lý và chuyên môn kỹ thuật cao. Thực tế này đã tạo ra quan hệ cung cầu lao động giữa các nước trên thế giới và khu vực thông qua các hoạt động kinh tế giữa các cơ sở cung cấp lao động của quốc gia này với cơ sở sử dụng lao động của nước khác thể hiện tính quy luật của sự di chuyển quốc
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế về lao động, là một hình thức của phân công lao động.
Lợi thế lớn nhất của nước ta là có một nguồn nhân lực dồi dào. Hiện nay dân số nước ta hơn 85 triệu người trong đó 2/3 số người ở trong độ tuổi lao động. Hàng năm có thêm 1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động vì vậy Việt Nam luôn cố gắng phát huy thế mạnh về nguồn lao động dồi dào của mình. Việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đang là một hoạt động kinh tế xã hội khá phổ biến ở nước ta hiện nay.
Nhận biết được lợi ích từ xuất khẩu lao động là rõ ràng nên Công ty Mỹ Thuật Trung Ương là một doanh nghiệp Nhà nước đã thành lập một Trung tâm xuất khẩu lao động để mở rộng quy mô của Công ty đồng thời góp phần tăng doanh thu cho toàn Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn của TS. Phạm Thuý Hương và các cô chú, anh chị trong công ty em đã mạnh dạn vào nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty. Cùng với các kết quả thu thập được và qua sự nghiên cứu phân tích của bản thân dưới sự hướng dẫn của cô giáo em đã hoàn thành chuyên để thực tập: “Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương”. Chuyên đề bao gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động
Chương 2: Phân tích thực trạng về xuất khẩu lao động ở Công ty Mỹ Thuật Trung ương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương.
B. NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động
1.1.1. Di chuyển quốc tế sức lao động: nguyên nhân và điều kiện
1.1.1.1 Định nghĩa
Giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thực tế vẫn tồn tại những hàng rào nhất định về luật pháp, kinh tế, ngôn ngữ và văn hoá. Điều này có tác dụng ngăn cản sự di chuyển của người lao động. Do đó, lao động nhìn chung ít lưu chuyển trên phạm vi quốc tế so với hàng hoá và vốn. Tuy nhiên, tình hình này đang có nhiều chuyển hướng thay đổi trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Di cư là sự di chuyển của con người theo không gian kèm theo sự thay đổi chỗ ở vì nhiều lý do khác nhau. Nếu sự di chuyển quốc tế sức lao động diễn ra trong phạm vi người di cư thì đó là di cư nội địa, khi vượt ra ngoài biên giới thì đó được gọi là di cư quốc tế.
Như vậy có thể hiểu sự di chuyển quốc tế sức lao động là sự di chuyển người lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác để tìm việc làm và làm việc để kiếm sống. Hay một người sống ở ngoài tổ quốc hay đất nước mình mang quốc tịch từ 12 tháng trở lên được gọi là người di cư quốc tế. Việc di chuyển ra khỏi quốc gia mình đang sống được coi là xuất cư hay di cư và sức lao động của người di cư được gọi là sức lao động xuất khẩu hay còn gọi là xuất khẩu lao động.
1.1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện
Mọi sự mua bán đều có nguồn gốc từ quan hệ cung cầu. Mặc dù là hàng hoá đặc biệt song sức lao động của con người cũng được trao đổi và không đứng ngoài quy luật đó. Ở các nước đang phát triển, tốc độ phát triển dân số nhanh làm gia tăng nhanh chóng lực lượng lao động trẻ tuổi mà nền kinh tế không thu hút hết. Trong khi đó các nước công nghiệp phát triển, nhiều ngành rơi vào tình trạng thiếu lao động do tốc độ tăng dân số thấp và do biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành nền kinh tế tri thức. Dân số tăng chậm hay thậm chí không tăng ở các nước này làm xuất hiện quá trình “lão hoá” gây ra tình trạng thiếu hụt lao động. Gây ra áp lực căng thẳng đối với các dịch vụ xã hội, lưu hương và chăm sóc sức khoẻ…. Do đó các nước này phải dựa vào lực lượng lao động nhập cư. Chính tình hình tăng giảm ngược nhau ở cả hai khu vực tạo nên sự chênh lệch cung cầu nguồn nhân lực là nguyên nhân chủ yếu của xuất khẩu lao động.
1.1.2. Xuất khẩu lao động và tác động của xuất khẩu lao động đối với nước xuất khẩu lao động
1.1.2.1 Khái niệm xuất khẩu lao động
- Khái niệm theo điều 1 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP
Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam (trừ những cán bộ công chức được quy định tại pháp lệnh cán bộ công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Khái niệm của ILO.
Hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung - cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo nên sự di chuyển hoặc tuyển người lao động từ nước này qua nước khác để bù đắp sự thiếu hụt và dư thừa lao động giữa các nước và khu vực với nhau.
- Khái niệm khác.
Xuất khẩu lao động là sự làm thuê có trả công cho các tổ chức, cá nhân bên nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, tuy nhiên sự làm thuê này là có thời hạn, sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc người lao động lại trở lại nước mình, trong thời hạn lao động tại nước ngoài họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của bên nước tiếp nhận.
Hay nói cách khác xuất khẩu lao động là sự di cư lao động từ nước có nhu cầu XKLĐ sang nước có nhu cầu tiếp cận lao động trong một thời hạn nhất định.
1.1.2.2 Tác động của xuất khẩu lao động đối với nền kinh tế
- Mặt tích cực:
Tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống cho người lao động xuất khẩu và gia đình họ
Tăng ngân sách cho quốc gia
Góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
Nâng cao khả năng chuyên môn tay nghề và trình độ mọi mặt cho người lao động
- Mặt tiêu cực:
Giảm lượng lao động trong nước
Có thể đưa văn hoá không tốt của người nước ngoài vào trong nước gây ảnh hưởng xấu đến phong cách lối sống của người Việt Nam
Xuất khẩu lao động gây ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý thân nhân người lao động
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1.3.1. Phân theo địa lý biên giới giữa các quốc gia:
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Hình thức này là hình thức đưa người lao động ra nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động ở bên nước ngoài. Theo đó người lao động phải sang tận bên đó để làm việc. Hình thức này chủ yếu đi bằng hình thức tu nghiệp sinh và lao động kỹ thuật. Sau khi hết hạn hợp đồng thì lại được trở về nước. Đây là hình thức phổ biến nhất.
Xuất khẩu lao động tại chỗ.
Hình thức này không cần ra ngoài phạm vi lãnh thổ như hình thức trên. Mà chỉ làm việc trong phạm vi lãnh thổ trong nước. Hình thức này chủ yếu hiện nay là gia công cho nước ngoài: dùng nhân lực tại chỗ để gia công chế biến sản phẩm, bán thành phẩm theo yêu cầu của nước ngoài để tạo việc làm ngay trong nước, tăng tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm thông qua các hợp đồng với nước ngoài. Xuất khẩu lao động tại chỗ hiện nay rất phổ biến, thu hút được một lượng lớn lao động trong nước đặc biệt là trong khu vực FDI, và các khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu. Do vậy Chính phủ cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hút đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất trong nước giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển các mặt hàng có thế mạnh về xuất khẩu như thực phẩm xuất khẩu, chế biến, thủ công mĩ nghệ, các làng nghề truyền thống…
1.1.3.2. Phân theo văn bản pháp luật của Nhà nước
Có hai hình thức chủ yếu sau:
a. Hình thức đi tập thể do các doanh nghiệp tổ chức dưới các hình thức nhận thầu xây dựng công trình công nghiệp, nông nhiệp, thuỷ lợi, dân dụng… ở nước ngoài. Hình thức nhận thầu này tuy còn mới so với điều kiện của nước ta nhưng nó đã mở ra một triển vọng lớn cho các doanh nghiệp nhận thầu Việt Nam tham gia vào thị trường thầu khoán quốc tế đầy tiềm năng.
b. Thông qua các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này thực hiện thông qua các doanh nghiệp hoạt động chuyên về xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp này tìm kiếm thị trường lao động và ký kết với các tổ chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động ở nước ngoài sau đó quay trở lại thị trường lao động trong nước để tiến hành tuyển chọn, đào tạo theo yêu cầu của phía tiếp nhận rồi gửi sang cho nước tiếp nhận đó. Người lao động đi theo hình thức này làm việc ở một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động có cường độ làm việc cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro lớn từ lúc rời bến đến lúc tàu về. Do vậy, công việc này đòi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịu được sóng gió có tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất công nghiệp, có vốn ngoại ngữ khá để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyền trưởng.
- Thợ xây dựng: Là loại lao động nặng nhọc, phần lớn thời gian lao động diễn ra ngoài trời. Công nhệ xây dựng và máy móc có lao động Việt Nam đến làm việc khá hiện đại, các khâu của quá trình làm việc được chuyên môn hoá cao, tổ chức thi công trên công trường rất khoa học và chặt chẽ, kỉ luật lao động nghiêm khắc, tuy nhiên tiền công lại không cao bình quân 250USD/người/tháng và có xu hướng ngày càng giảm.
- Công nhân nhà máy: Chủ yếu là các loài thợ làm việc trong các nhà máy có trình độ tự động và chuyên môn hoá cao, các công nhân trong quá trình sản xuất được bố trí hết sức chặt chẽ, đòi hỏi người lao động phải có sức bền bỉ để chịu đựng cường độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thức kỷ luật cao để hoà nhập với công nhân các nước khác. Phần lớn số lao động này được chủ sử dụng tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ. Thu nhập bình quân của loại lao động này vào khoảng 500-600USD/người/tháng.
- Lao động giúp việc gia đình: Đây là công việc hết sức đặc thù, đòi hỏi người lao động phải có ngoại ngữ tốt để giao triếp hằng ngày với đối tượng phục vụ, phải sử dụng thành thạo các dụng cụ sinh hoạt, ngoài ra phải trung thực và tận tuỵ với công việc.
c. Hình thức đi làm việc theo hợp đồng lao động do cá nhân ký kết với người sử dụng lao động nước ngoài.Hình thức này ở nước ta hiện nay còn ít phổ biến, số lượng đi không nhiều.
Hình thức này thực hiện thông qua một số cách sau:
- Phía người có nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp sang nước có nhu cầu XKLĐ và ký kết trực tiếp với người lao động của ta.
- Đi sang nước ngoài làm việc theo sự giới thiệu của người quen đang sinh sống ở nước đó.
1.1.4. Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu lao động
1.1.4.1. Đặc điểm của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát triển đất nước của nhiều quốc gia.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội.
XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
XKLĐ diễn ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa các bên trong quan hệ XKLĐ.
Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi.
Hoạt động xuất khẩu lao động được triển khai ở tất cả các nước.
1.1.4.2. Vai trò của xuất khẩu lao động
Hoạt động xuất khẩu lao động giữ vai trò khá quan trọng đối với các quốc gia xuất khẩu lao động. Trong đó có các vai trò chính sau:
Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
Góp phần tăng thu nhập quốc dân và nguồn ngoại tệ
Góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Xuất khẩu lao động góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia.
1.2.Các quan điểm chính sách của Đảng Nhà Nước về xuất khẩu lao động .
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định “Mở rộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung” và phải coi đó là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội, từng địa phương, từng ngành.
Xuất khẩu lao động được coi là một trong những biện pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài của đất nước.
1.2.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động
Các chính sách đã được cụ thể hoá bằng các Nghi định, các thông tư và các văn bản pháp luật khác. Trong đó Nghị định 81/2003/NĐ-CP là Nghị định hoàn chỉnh nhất điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
1.2.2.1. Đối tượng được cấp giấy phép XKLĐ
Các doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động XKLĐ gồm:
Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối
Doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam
Các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét và ra quyết định.
* Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH.
Có vốn điều lệ từ 5(năm) tỷ đồng trở lên, có cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Có ít nhất 7 cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ.
Ký quý 500 triệu đồng tại Ngân hàng.
1.2.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động XKLĐ
* Quyền hạn
Quyền chủ động khảo sát thị trường lao động, trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động với nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có quyền thu phí dịch vụ XKLĐ của người lao động. Mức phí này được quy định không quá 01 tháng lương của người lao động theo hợp đồng cho một năm làm việc.
Doanh nghiệp có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân đòi bồi thường thiệt hại khi người lao động vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ:
Doanh nghiệp cần trực tiếp tuyển chọn lao động. Những lao động này phải đảm bảo được các yêu cầu của bên sử dụng lao động. Khi tuyển chọn lao động, doanh nghiệp phải công bố công khai các tiêu chuẩn điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và các vấn đề khác liên quan đến người lao động khi tham gia XKLĐ.
Sau khi thu phí dịch vụ XKLĐ theo đúng quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải nộp 1% số phí thu được vào quỹ hỗ trợ XKLĐ
Sau khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp cần có nghĩa vụ quản lý lao động ở nước ngoài. Việc quản lý này bao gồm các vấn đề liên quan đến cuộc sống cũng như quyền lợi của người lao động.
1.2.2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tham gia hoạt động xuất khẩu lao động
* Quyền lợi:
Người lao động được cấp các thông tin về chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động; các thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện tuyể dụng; thời hạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền làm them giờ, phụ cấp khác (nếu có), chế độ bảo hiểm và những thông tin khác theo hợp đồng cung ứng lao động.
Khi người lao động ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp XKLĐ, người lao động được đảm bảo các quyền lợi như trong hợp đồng đã ký theo đúng pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
Khi doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng lao động, người lao động có quyền khiếu nại đối với các cơ quan có thẩm quyền và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ:
- Người lao động khi làm việc ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại, tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốt với nhân dân nước sở tại. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định các quy định của nhà nước về quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài.
- Người lao động phải thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài.
- Người lao động tham gia XKLĐ phải nộp phí XKLĐ cho doanh nghiệp XKLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
1.3. Các yếu tố tác động tới xuất khẩu lao động
1.3.1. Yếu tố thuộc về phía nhà nước
XKLĐ chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị, pháp lý của các nước xuất khẩu, nhập khẩu lao động và pháp luật quốc tế. Cung- cầu lao động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và các chính sách kinh tế của các nước như: thu nhập, đầu tư, lãi suất… của khu vực và thế giới.
1.3.2.Yếu tố thuộc về phía các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu lao động
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các Doanh nghiệp đã được Nhà nước giành quyền chủ động trong hoạt động của mình, tự chủ trong việc quản lý, tuyển dụng lao động, đào tạo cho xuất khẩu lao động, khai thác thị trường, quản lý lao động ở nước ngoài…Vì vậy Doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu cũng như trong việc mở rộng thị trường lao động ngoài nước.
1.3.3. Yếu tố thuộc về phía người lao động
Người lao động là người trực tiếp tham gia vào hạot động XKLĐ, công tác XKLĐ có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lao động xuất khẩu, bản thân lao động xuất khẩu. Gần đây có hiện tượng lao động bỏ trốn, lao động bỏ hợp đồng… làm ảnh hưởng lớn tới công tác XKLĐ của nước ta, vô hình dung tạo ra sự “miệt thị” của nước ngoài đối với thị trường lao động của nước ta trên thị trường lao động ngoài nước.
1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội có ý nghĩa chiến lược, là nhu cầu của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề tác phong công nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng và tăng cường hợp tác giữa nước ta và bạn bè quốc tế.
Nhận thức rõ lợi ích từ nhiều mặt của hoạt động xuất khẩu lao động, vì thế việc hoàn thiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động và thực hiện tốt mục tiêu đối với XKLĐ.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thì công tác tìm kiếm thị trường cũng như giáo dục, đào tạo, quản lý người lao động là rất quan trọng để có thể đưa được ngày càng nhiều lao động ra nước ngoài làm việc hơn. Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đầu tư vào cho nó không lớn mà người lao động lại nhanh chóng có được việc làm với thu nhập cao. Người đi lao động vừa có điều kiện nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình họ lại có vốn và tay nghề để tự tạo việc làm khi về nước. Vì vậy mà số người có nhu cầu đi XKLĐ ngày một gia tăng, các doanh nghiệp cần hoàn thiện tốt hơn nữa công tác XKLĐ của đơn vị mình để có thể đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2.1 Một số đặc điểm của Công ty Mỹ Thuật Trung Ương ảnh hưởng tới hoạt động Xuất khẩu lao động
2.1.1 Vài nét giới thiệu về công ty Mỹ thuật trung ương
1. Tên công ty Nhà nước: CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2. Quyết định thành lập Công ty Nhà nước số: 343/QĐ ngày 10/02/1993 của Bộ Văn hoá Thông tin
3. Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8444555 Fax: 84-4.8462352
4. Ngành nghề kinh doanh:
Trang trí nội ngoại thất công trình văn hoá
Sáng tác các loại tranh nghệ thuật lịch sử
Sáng tác, sản xuất kinh doanh các loại tượng phù điêu tranh nghệ thuật
Sáng tác và xuất bản các loại tranh tuyên truyền cổ động
Thiết kế mẫu quảng cáo và thi công các hạng mục quảng cáo
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và sản phẩm ngành mĩ thuật
In ấn tranh ảnh nghệ thuật, tranh tuyên truyền cổ động và các văn hoá phẩm
Khảo sát, sáng tác, thiết kế, lập dự án đầu tư, thi công xây dựng các công trình tượng đài, tranh hoành tráng, tranh nghệ thuật, tranh lịch sử.
Trang trí nội thất, ngoại thất, công trình văn hoá, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, nhà văn hoá và các công trình xây dựng dân dụng khác thuộc nhóm C và một số hạng mục nhóm B.
Đưa người lao động của Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư thiết bị chuyên ngành mỹ thuật, các sản phẩm mỹ thuật, hàng thu công mỹ nghệ, văn hoá phẩm và hàng hoá tiêu dùng khác.
Khảo sát, lập quy hoạch tổng thể chi tiết, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ thiết bị kỹ thuật - thi công và thi công các công trình văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thuộc nhóm A và thi công xây dựng các công trình dân dụng thuộc nhóm B.
Tổ chức dạy nghề truyền thống để phục vụ nguồn lao động cho nghành Văn hoá- Thông tin và phục vụ xuất khẩu lao động.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ theo yêu cầu của ngành Văn hoá – Thông tin và các đoàn đi lao động có thời hạn tại nước ngoài.
Làm tư vấn dịch vụ đưa chuyên gia và xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5. Vốn điều lệ: 17.742.945.331 đồng VN
Trong đó: Vốn cố định: 10.097.334.649 đồng VN
Vốn lưu động: 7.645.610.682 đồng VN
Vốn do ngân sách nhà nước cấp: 14.544.537.655 đồng VN
Vốn tự bổ sung: 3.198.407.676 đồng VN
6. Tên, địa chỉ trụ sở chính của Công ty cấp trên trực tiếp (đối với công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty): BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN (nay là BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH)
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Mỹ Thuật Trung Ương
Lịch sử hình thành
Ngay từ những ngày đầu khi đất nước được giải phóng hoàn toàn đất nước thống nhất non sông thu về một mối chúng ta đã bắt đầu đi vào khôi phục và ổn định cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Chính vì thế mà bên cạnh việc phát triển kinh tế thì mọi mặt của đời sống đều được chú ý để cùng phát triển. Để phong phú thêm cho đời sống tinh thần lĩnh vực văn hoá nghệ thuật phải được đặc biệt quan tâm. Nhận thức sâu sắc về vai trò của mình cục Mĩ thuật đã đệ trình Bộ văn hoá – Thông tin đề án thành lập xưởng Mĩ thuật Quốc gia. Mục đích là nhằm tập trung các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc có trình độ chuyên môn, có nhận thức chính trị tốt vào hoạt động trong tổ chức nhà nước để sang tác và thi công các công trình Mĩ thuật, công trình Văn hoá phục vụ nhu cầu đời sống văn hoá nghệ thuật ngày càng phát triển của xã hội. Bộ văn hoá đã chấp nhận ra quyết định số 44/VHTT-QĐ. Ngày 15/5/1978 về việc thành lập xưởng Mĩ thuật Quốc gia. Tiền thân của xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia là xưởng điêu khắc hội hoạ của cục Mĩ Thuật.
Quá trình phát triển
Lúc mới thành lập, cán bộ công nhân viên của xưởng chỉ vẻn vẹn có 7 người. Trong đó có 4 cán bộ đại học và 3 trung cấp, ngoài ra có 5 học sinh đang được đào tạo kỹ thuật phóng tượng. Để giảm đầu mối quản lý và tăng cường lực lượng cho xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia, ngày 13/5/1979 Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin đã quyết định sát nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam thuộc cục xuất bản là đơn vị sự nghiệp vào xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia . Bộ máy của xưởng gồm ba phòng chức năng nghiệp vụ đó là: Phòng Hành chính tổng hợp, phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch đầu tư. Có bốn phân xưởng là phân xưởng điêu khắc, phân xưởng hội hoạ, phân xưởng tranh hoành tráng, phân xưởng đồ hoạ in lưới. Trong quyết định được ghi rõ xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia có con dấu, tài khoản riêng và hách toán kinh tế độc lập từ ngày 10/5/1979. Tuy nhiên đã có những thành quả như năm 1978 cục Mỹ Thuật đề ra là sang tác và xây dựng: Tượng Bác Hồ ở đảo Cô Tô Quảng Ninh bằng xi măng cốt thép, sáng tác phác thảo tượng Bà Hoàng Thị Loan, phác thảo tượng đài “Hoàng Dương côn đảo”, lúc này được cục Mỹ thuật hết sức giúp đỡ. Xưởng đã sát nhập thêm hai đơn vị, lần sát nhập thứ nhất vào năm 1979 nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam vào xưởng Mỹ Thuật Quốc Gia. Lần thứ hai năm 1986, nhập xưởng tranh cổ động Tranh Ương với xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia và đổi tên là: Công Ty Mĩ Thuật Trung Ương trực thuộc Bộ Văn Hoá Thông tin cho đến nay đã trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển.
Đặc biệt từ năm 1992 đến nay Công ty đã phát triển mạnh ngoài công trình Mỹ Thuật, tượng đài: Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi Đắc Lắc, đường Trường Sơn… Công ty thiết kế thi công các công trình có tính quốc gia: Văn phòng chính phủ, các viện bảo tàng trung ương, bảo tàng quân đội. Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ biên tập, sáng tác, in ấn tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Thực tế được chứng minh bằng những kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm đều vượt kế hoạch từ 25% - 30%, số lượng lao động đến năm 2002 tăng gần 100 người và đến nay năm 2007 số lao động của công ty đã là 223 người. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, việc làm ổn định.
Các thành tích đạt được
Từ ngày thành lập đến nay trải qua nhiều năm hoạt động Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt nhiều thành tích:
Công ty được tăng huân chương lao động hạng II
Giám đốc Công ty được tặng huân chương lao động hạng III
Giám đốc doanh nghiệp giỏi và nhiều cá nhân, đơn vị khác trong Công ty được tặng bằng khen, giấy khen.
Công ty được Bộ văn hoá thông tin và Chính phủ khen tặng cờ thi đua xuất sắc, cờ luân lưu xuất sắc của Chính phủ…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ( sơ đồ 1)
* Nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đứng đầu Công ty là Giám đốc, Giám đốc là người được Bộ văn hoá thông tin ra quyết định bổ nhiệm, là người quản lý điều hành cao nhất, là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc chuyên môn: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh và thi công các hạng mục công trình về mặt chuyên môn kỹ thuật.
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: thường thay mặt giám đốc phụ trách và điều hành về mặt tài chính, công tác kế toán cũng như các hoạt động khác của công ty khi Giám đốc uỷ quyền.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng này thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, lập dự án và dự toán các công trình thi công, theo dõi tình hình thực hiện và kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lương, bên cạnh đó có phòng vật tư riêng để lo mua sắm vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, phòng sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất.
Phòng hành chính tổng hợp: Phòng này làm nhiệm vụ tổng hợp, tổ chức thi đua, các chế độ chính sách, phục vụ hành chính, làm tham mưu cho Giám đốc trong tất cả các công việc được giao, phục vụ đầy đủ và đúng chê độ chính sách quy định của Nhà Nước và cơ quan ở tất cả các lĩnh vực và chức năng của phòng.
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng rất quan trọng đối với Công ty. Nhiệm vụ của phòng là: Theo dõi dám sát toàn bộ tài sản, vốn của doanh nghiệp. Giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh tế, chịu trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ đối với Nhà nước, cấp trên và các đơn vị cùng kinh doanh. Tập hợp cung cấp các số liệu theo yêu cầu đột xuất hay định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc điều hành kịp thời, có phương án tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
- Xưởng điêu khắc hoành tráng: Ra đời ngay sau khi thành lập xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia. Xưởng có nhiệm vụ sáng tác thi công, sản xuất những công trình thuộc loại hình điêu khắc (tượng không gian ba chiều đắp nổi, chạm lộng…). Xưởng tranh hoành tráng có nhiệm vụ sáng tác thi công các loại tranh lớn (Tranh tường, tranh khắc hình, vẽ trên hình, và số tranh có chất liệu khác có diện tích rộng). Trong quá trình xây dựng và phát triển, xưởng điêu khắc hoành tráng còn là con chim đầu đàn về việc thực hiện các công trình trong toàn Công ty với các xưởng khác.
Xưởng hội hoạ: là một trong bốn xưởng được thành lập đầu tiên của xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia. Xưởng này có nhiệm vụ sáng tác và thể hiện tất cả các loại tranh bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài, mầu nước…phục vụ trong nước và quốc tế. Nổi bật nhất của xưởng hội hoạ là sáng tác và thể hiện các tác phẩm tranh lịch sử và phong cảnh, ngoài ra thực hiện trang trí các nhà khách, hội trường và phục chế các tác phẩm hội hoạ. Xưởng đã chủ trì sáng tác và thể hiện các bức tranh lớn. Đã hàng chục năm nay xưởng là đơn vị chính chủ trì phục chế, sáng tác và thi công các hạng mục công trình trong quần thể di tích lịch sử Hùng Vương. Ngoài ra xưởng còn tham gia sáng tác thi công các hạng mục công trình phần hội hoạ của các nhà bảo tàng. Công trình Văn hoá do xưởng khác của Công ty chủ trì.
Xưởng trang trí nội ngoại thất: Nhiệm vụ của xưởng là nghiên cứu khảo sát, quy hoạch lập dự án, dự toán và thi công tất cả các công trình văn hoá, nghệ thuật, di tích lịch sử và nhu cầu khác trong và ngoài nước.
Xưởng tranh cổ động: có nhiệm vụ sáng tác, biên tập, in ấn và phát hành các loại tranh tuyên truyền cổ động thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
Xưởng đồ hoạ quảng cáo: Nhiệm vụ của xưởng là in lưới, bia tập bắn cho bộ đội theo công nghệ trổ, gián, mực nước bằng bột màu của Cu Ba và sản xuất các loại tranh dân gian tô phẩm, khắc gỗ, in tranh khắc, in tranh nghệ thuật Việt Nam và tham gia đảm nhận những dự án Mỹ Thuật quảng cáo lớn, tham gia các hoạt động đoàn thể và từ thiện do cơ quan và địa phương tổ chức.
Xưởng in: Làm nhiệm vụ thiết kế, chế phẩm, in phim, bình bản, in offset, gia công sản phẩm sau khi in, in các tạp chi sách báo và các ấn phẩm văn hoá khác.
Xưởng tư vấn thiết kế: Có chức năng khảo sát nghiên cứu, lập dự án quy hoạch tư vấn thiết kế, xây dựng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các công trình văn hoá cổ đại và hiện đại, các di tích lịch sử văn hoá bảo tàng, khuôn viên, tượng đài và các công trình dân dụng công nghiệp. Khảo sát lập hồ sơ thiết kế các công trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, quy hoạch tổng thể và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tham gia tư vấn, thiết kế thẩm định và thi công bảo tồn tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích và danh lam thắng cảnh._. trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. Tham gia nghiên cứu xây dựng các tiêu chí quy phạm định mức của chuyên ngành văn hoá.
Xí nghiệp xây dựng và tu tạo công trình: Xí nghiệp này thực hiện nhiệm vụ tu tạo và sửa chữa sự xuống cấp của công trình di tích như đền chùa, miếu mạo và các công trình văn hoá cổ. Xí nghiệp đã thi công được rất nhiều công trình có giá trị về mỹ thuật lịch sử cũng như kinh tế, di tích đại thi hào Nguyễn Du ở Hà Tĩnh, di tích cố tổng bí thư Trần Phú, di tích Côn Sơn, khu ATK của TW, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu vua bà Quảng Ninh, chùa Tây Thiên, Tam Đảo và nhiều công trình khác.
Chi nhánh công ty tại TP.HCM: có nhiệm vụ thi công các công trình ở phía Nam.
Trung tâm xuất khẩu lao động: Đã thành lập được gần 8 năm nay thực hiện việc hợp tác lao động trong ngành mỹ thuật, mỹ nghệ với nước ngoài, đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Trung tâm xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xuất khẩu, nhập khẩu dưới hình thức trực tiếp và uỷ quyền các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm chuyên ngành văn hoá.
Trung tâm dạy nghề truyền thống: có nhiệm vụ đào tạo nghề cho công nhân ở các xưởng.
Ngoài ra công ty còn mở một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm mỹ thuật của Công ty tại Hà Nội (Số 7 Hàng Khay, Hà Nội)
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Mỹ Thuật Trung Ương
Bộ văn hoá thể thao và du lịch
Giám đốc công ty
Chi nhánh Cty Mỹ thuật TW
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh
Phó giám đốc chuyên môn MT
Các đơn vị mới thành lập
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch - kinh doanh
Xưởng trang trí nội ngoại thất
Xí nghiệp XD và tu tạo công trình
Xưởng in
Xưởng tranh cổ động
Xưởng điêu khắc hoành tráng
Xưởng quảng cáo đồ hoạ
Xưởng hội hoạ
Xưởng tư vấn thiết kế kiến trúc
Công ty hội chợ triển lãm quốc tế Thăng Long
Phòng kinh doanh tiếp thị
Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu
Trung tâm xuất khẩu lao động
Chi nhánh miền trung tại Huế
Chi nhánh phía nam tại TP.HCM
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Với quá trình hoạt động đi lên theo nền kinh tế của đất nước, với bề dày kinh nghiệm truyền thống vẻ vang của đơn vị. Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường, Công ty Mỹ thuật Trung Ương luôn phát huy những thành tích đã đạt được và không ngừng tiếp thu những thành tựu khoa học, trình độ nghiệp vụ quản lý, tổ chức sản xuất, vận dụng những công tác tối ưu nhất vào công tác chỉ đạo lãnh đạo và hoạch toán kinh doanh có lãi, đảm bảo quyền lợi cho người lao động nói riêng và cho sự phát triển của Công ty nói chung. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua bảng sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
(Đơn vị: 1000 đồng)
TTT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
06/05 (%)
1
Tổng doanh thu
35.300.800
38.414.500
8,8
2
Chi phí kinh doanh
32.573.400
34.502.000
5,9
3
Lợi nhuận trước thuế tttttththuế
2.727.400
2.912.500
6,8
4
Thu nhập bình quân tháng
1.385
1.500
8,3
Qua bảng trên ta thấy được sự phát triển của Công ty qua 2 năm 2005 và 2006. Năm 2006 tổng doanh thu vượt mức cao hơn năm 2005 là 8,8%, lợi nhuận trước thuế tăng 6,8%.Công ty luôn hoạt động có lãi, thu nhập của người lao động ngày càng tăng và đó chính là kết quả của sự nỗ lực của lãnh đạo Công ty và tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2007:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên bốn mảng chính: thiết kế, thi công các công trình văn hoá, in, xuất khẩu lao động, quảng cáo và một số dịch vụ khác. Cụ thể của từng mảng như sau:
Thiết kế, thi công các công trình văn hoá:
Đây là thế mạnh của công ty và cũng là hoạt động có hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong năm 2007, mặc dù có nhiều khó khăn song Công ty cũng đã ký hợp đồng và thực hiện thiết kế, thi công 25 công trình với tổng doanh thu ước thực hiện (tính đến 31/12/2007) là 28 tỷ 868 triệu đồng. Các công việc của năm là:
In
Cả năm 2007, xưởng in của Công ty đã thực hiện 240 hợp đồng kinh tế và đạt doanh thu là khoảng 8 tỷ 100 triệu đồng.
Xuất khẩu lao động
Năm 2007 Trung tâm dạy nghề Truyền thống và Xuất khẩu lao động đã đưa ra nước ngoài được 327 lao động. Doanh thu khoảng 1385 triệu đồng.
Quảng cáo và các dịch vụ khác: 2 tỷ 800 triệu đồng
ô Tổng doanh thu của cả công ty là khoảng: 40 tỷ 417 triệu đồng. Doanh thu của năm 2007 đã tăng so với năm 2006 tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh của từng mảng có sự tăng giảm khác biệt nhau được thể hiện ở bảng 2
Bảng 2: KẾT QUẢ SXKD THEO MẢNG CÔNG VIỆC
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Mảng công việc
Năm 2006
Năm 2007
07/06(%)
1
Thiết kế thi công
28.410
28.686
0.97
2
In
9.004
8.100
-10.04
3
Xuất khẩu lao động
756
1.385
83.2
4
Quảng cáo & dịch vụ #
650
2.800
330.77
5
Tổng
38.820
40.971
5.54
(Nguồn: Công ty Mỹ Thuật Trung Ương)
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhìn chung doanh thu của năm 2007 cao hơn tuy nhiên cơ cấu doanh thu của từng mảng lại khác nhau rõ rệt. Mảng thiết kế, thi công là mảng chính của Công ty chiếm đa số doanh thu cho toàn Công ty thì qua hai năm kết quả không tăng lên là bao mà có xu hướng giữ nguyên, còn mảng In thi lại bị giảm sút từ 9 tỷ xuống còn hơn 8 tỷ. Riêng hai mảng xuất khẩu lao động và quảng cáo dịch vụ thì lại có xu hướng phát triển hơn, quảng cáo và dịch vụ doanh thu tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu lao động cũng ngày càng được chú trọng mở rộng phát triển doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Những kết quả đạt được trên đây cho chúng ta thấy hoạt động của Công ty hiện còn gặp những khó khăn nhất định vì vậy mà công việc chính của Công ty chưa phát triển đúng theo tiến độ, nhưng bên cạnh đó Công ty đã biết phát triển những ngành nghề khác để góp phần nâng cao doanh số cho Công ty. Có được kết quả như trên là nhờ sụ cố gắng vươn lên của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Một số khó khăn và tồn tại:
Năm 2007 cũng là năm công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có hai khó khăn lớn nhất là thiếu vốn kinh doanh và ảnh hưởng của công trình tượng đài Điện Biên Phủ. Thiếu vốn là khó khăn muôn thuở của doanh nghiệp. Song ảnh hưởng của công trình Điện Biên Phủ quả thực đã gây khó khăn cản trở rất nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm vừa qua. Công việc điều tra kéo dài đã làm cho những cán bộ có liên quan không thể yên tâm công tác và tâm lý chung của CBCNV cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty
Xuất phát từ suy nghĩ Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa phát huy được hết, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề cao chưa được tận dụng. Ngoài lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ…Công ty đã cho thành lập Trung tâm xuất khẩu lao động để thực hiện việc hợp tác lao động trong ngành mĩ thuật, mĩ nghệ với nước ngoài.
Trung tâm xuất khẩu lao động đã thành lập được gần 8 năm nay. Ban đầu hoạt động này của công ty còn gặp nhiều khó khăn vì đây là một chức năng mới, đồng thời nhu cầu này ở nước ngoài không nhiều chưa ổn định thị trường. Do vậy ngay từ đầu Trung tâm đã tổ chức thêm các hoạt động khác thuộc chức năng của công ty để hỗ trợ cho chức năng xuất khẩu lao động phát triển. Bắt đầu từ năm 2003 Trung tâm đã có phương pháp tổ chức lại bộ phận xuất khẩu lao động, đồng thời tích cực tiếp cận thị trường ngoài nước nên bước đầu đã thực hiện được công tác xuất khẩu lao động và hoạt động này ngày càng có hiệu quả.
Tuy vậy lao động xuất khẩu mà công ty đưa ra nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông chứ không phải là các nghệ nhân hay thợ thủ công có tay nghề như phương hướng ban đầu khi thành lập Trung tâm của Công ty.
Cụ thể về tình hình xuất khẩu lao động của Công ty thời gian qua như sau:
2.2.1 Quy mô xuất khẩu lao động
2.2.1.1 Về thị trường xuất khẩu lao động
- Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay: Đến năm 2006 Việt Nam đã có hơn 160 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động nước ta đi làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. đặc biệt chú trọng ở các thị trường sau:
Bảng 3: TỔNG SỐ LAO ĐỘNG ĐƯA ĐI THEO QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ GIAI ĐOẠN 2001-2005
TT
Nước
Số lượng
Cơ cấu (%)
1
Đài Loan
95285
31,19
2
Hàn Quốc
21531
8,40
3
Nhật Bản
11956
4,67
4
Malaysia
73021
28,50
5
Nước khác
54444
21,24
6
Tổng số
256237
100,00
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Nhìn vào bảng trên ta thấy giai đoạn vừa qua thị trường XKLĐ của nước ta là rất đa dạng, bao gồm các thị trường truyền thống là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và nhiều thị trường khác nữa. Trong các thị trường đó thì số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan vẫn là nhiều nhất chiếm tới 31,19% tổng số lao động xuất khẩu trong cả giai đoạn qua. Tiếp đến là thị trường lao động Malaysia với 28,5%.
- Đối với Công ty Mỹ Thuật Trung Ương :
Trung tâm xuất khẩu lao động của Công ty thành lập được gần 5 năm nay, đây không phải là mảng chính của Công ty vì vậy mà nó chưa được chú trọng đầu tư trong thời gian vừa qua. Thị trường xuất khẩu lao động trong giai đoạn trước đây là thị trường Đài Loan. Sở dĩ Công ty chọn thị trường này là thị trường chính vì quy mô xuất khẩu lao động của Công ty còn nhỏ bé ban đầu khó tiếp cận được với các thị trường, riêng với Đài Loan là một nước đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài vì thị trường lao động trong nước không đáp ứng đủ. Vì vậy Đài Loan có một hệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất điều chỉnh vấn đề việc làm cho người lao động nước ngoài trong đó quy định chủ sử dụng Đài Loan có thể trực tiếp nhận lao động nước ngoài, song trên thực tế lao động nước ngoài có thể vào làm việc tại nước này thông qua các Công ty môi giới Đài Loan ( gần 90%) hoạt động hợp pháp theo pháp luật Đài Loan ( hiện nay Đài Loan có trên 800 công ty môi giới có giấy phép hoạt động). Nhờ có những chính sách đó mà Công ty có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường Đài Loan hơn, mặt khác yêu cầu về chất lượng lao động sang Đài Loan là không cao chủ yếu là lao động phổ thông làm các công việc như giúp việc gia đình hay làm việc tại các trung tâm điều dưỡng, khu sản xuất chế tạo…
2.2.1.2 Về số lượng và cơ cấu lao động xuất khẩu
- Về số lượng lao động xuất khẩu:
Hàng năm số lượng lao động của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài ngày một gia tăng (bảng 4), đặc biệt tăng nhanh và mạnh từ năm 2000, số lượng lao động xuất khẩu năm 2007 gấp hơn 2,5 lần so với số lượng năm 2000. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70000 lao động được đưa ra nước ngoài làm việc. Với số lượng lao động xuất khẩu lớn như vậy, hàng năm thu nhập của người lao động chuyển về nước bình quân khoảng 1,5 tỷ USD đã góp phần không nhỏ cải thiện đời sống cho bản thân người lao động và gia đình họ tăng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất.
Bảng 4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TỪ 1996-2007
(Đơn vị: người)
Năm
Số lượng lao động
Năm
Số lượng lao động
1996
12661
2002
46122
1997
18469
2003
75720
1998
12238
2004
67447
1999
21810
2005
75545
2000
31468
2006
78855
2001
36168
2007
80159
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Công ty Mỹ Thuật Trung Ương là Công ty chuyên về sáng tác các tác phẩm mang tính chất nghệ thuật, mĩ thuật. Lĩnh vực xuất khẩu lao động của Công mới được thành lập chưa lâu quy mô còn nhỏ bé so với rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác vì vậy số lượng lao động xuất khẩu hàng năm còn rất hạn chế. Nếu so với số lượng của cả nước thì số lượng của Công ty là không đáng kể tuy nhiên đó là cả sự cố gắng bước đầu của Công ty.Từ năm 2003 đến nay số lượng lao động xuất khẩu nhìn chung là tăng. Tuy nhiên năm 2005 ngay từ đầu năm phía Đài Loan có lệnh dừng tiếp nhận lao động Việt Nam do tỷ lệ lao động bỏ trốn cao (9%) nên điều đó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty, may mà chỉ ngay sau đó chúng ta đã tiếp tục được phép xuất khẩu lao động sang thị trường này. Do vậy, số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan năm 2005 có giảm so với năm 2004 ( giảm gần 15%). Nhưng sau sự kiện đó nhờ sự cố gắng của Nhà nước cùng các doanh nghiệp XKLĐ đã hạn chế được tình trạng lao động trốn nên số lượng lao động xuất khẩu năm 2006, 2007 đã tăng lên đáng kể. Năm 2007 số lao động xuất khẩu tăng gấp hơn 2 lần số lao động xuất khẩu năm 2003 đưa số lao động xuất khẩu của năm đó sang Đài Loan lên hơn 300 người.( bảng 5)
Bảng 5 : SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG TY ĐƯA ĐI XUẤT KHẨU THỜI GIAN QUA
(Đơn vị: người, %)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Số lao động
156
214
183
259
327
Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW
Về cơ cấu lao động xuất khẩu
Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của Việt Nam rất đa dạng. Trong giai đoạn 2001-2005 cơ câu lao động theo ngành nghề của Việt Nam được thể hiện ở biểu đồ 1. Lao động nước ta đi xuất khẩu làm việc ở rất nhiều lĩnh vực như giúp việc gia đình, sản xuất chế tạo, xây dựng, khán hộ công, thuỷ thủ tàu vận tải… Trong đó lao động ở lĩnh vực giúp việc gia đình chiếm một tỷ trọng lớn tới 39.21%, tiếp đến là làm việc ở lĩnh vực sản xuất chế tạo 35.3%, khán hộ công 8.4%...và một số ngành nghề khác.
Công ty Mỹ Thuật Trung Ương đưa lao động xuất khẩu chủ yếu ở những ngành nghề trọng tâm như sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình, khán hộ công. Hơn nữa thị trường lao động Đài Loan hiện tại vẫn còn thiếu rất nhiều vị trí lao động giúp việc gia đình, khán hộ công, công nhân vì vậy mà lao động Công ty đưa sang Đài Loan chủ yếu làm việc ở 3 ngành nghề đó.Trong đó theo số liệu của năm 2007, trong số 327 lao động xuất khẩu sang Đài Loan của năm thì có 47% lao động làm việc ở trung tâm điều dưỡng, 29% lao động giúp việc gia đình và 24% lao động là công nhân sản xuất chế tạo.(biểu đồ 2)
Cơ cấu theo ngành nghề và giới tính
Bảng 6: CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO NGÀNH NGHỀ VÀ GIỚI TÍNH
(Đơn vị: %)
Ngành nghề
Khán hộ công
Giúp việc gđ
Công nhân
Tỷ lệ
Nam
Nữ
47
0
47
29
0
29
24
20
4
Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW
Số lượng lao động đưa đi chủ yếu là lao động nữ, chiếm 80%. Đây cũng là điều hiển nhiên bởi làm việc ở các vị trí trên thì lao động nữ phù hợp có khả năng làm tốt công việc hơn là nam. Vì thế lao động nam chỉ làm ở các khu sản xuất chế tạo chiếm 20% trong tổng số lao động xuất khẩu mà Công ty đưa đi.
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo ngành nghề
47%
29%
24%
Khán hộ công
Giúp việc gia đình
Công nhân
Cơ cấu theo địa phương
Để có được nguồn lao động xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của đối tác, Công ty phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tìm kiếm nguồn cung ứng lao động. Công ty đã liên hệ và tìm kiếm được những lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động từ rất nhiều tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Nghệ An, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Trong đó nguồn lao động ở Bắc Giang là đông nhất, theo số liệu lao động xuất khẩu năm 2007 thì lao động Bắc Giang chiếm ¼ tổng số nguồn lao động đưa đi trong năm. Tiếp đến là Phú Thọ với 22%, Hải Dương 19%...(bảng 7). Có được kết quả như vậy là nhờ quá trình thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phương trong những năm gần đây. Với việc thực hiện mô hình này người lao động có được đầy đủ các thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương nhận thấy được lợi ích của XKLĐ đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo tạo việc làm cho người dân ở địa phương mình nên sẽ quan tâm tạo điều kiên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển chọn lao động.
Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỊA PHƯƠNG
(Đơn vị: %)
Địa Phương
Vĩnh Phúc
Bắc Giang
Hải Dương
Nghệ An
Bắc Ninh
Phú Thọ
Tỷ lệ %
11
25
19
10
13
22
Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW
2.2.2 Vấn đề chất lượng lao động xuất khẩu
Chất lượng lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói riêng. Đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động của nước ta đầu tư thành lập trường dạy nghề xuất khẩu lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật của các đối tác ở các thị trường.
Đối với Công ty Mỹ Thuật Trung Ương vấn đề chất lượng lao động luôn được coi trọng. Khi nhận được các đơn đặt hàng từ phía đối tác Công ty phải đưa ra tiêu chuẩn tuyển chọn phù hợp từ đó mới thông báo tìm kiếm lao động. Người lao động được tuyển có đầy đủ các yêu cầu dự tuyển còn phải qua quá trình theo dõi về sức khoẻ, khả năng tiếp thu kiến thức của họ qua một thời gian sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng. Chính nhờ quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng nên hầu hết lao động Công ty đưa đi xuất khẩu đều đảm bảo yêu cầu về chất lượng để hoàn thành tôt hợp đồng.
Thông thường phía Đài Loan đưa ra tiêu chuẩn cho người lao động làm việc ở các vị trí như sau:
Đối với lao động làm việc tại các trung tâm điều dưỡng (khán hộ công)
Là nữ công dân Việt Nam
Chiều cao 1m55, nặng 45kg trở lên. Tuổi từ 20-32
Trình độ văn hoá: PTCS trở lên
Đủ điều kiện về sức khoẻ. Không có tiền án, tiền sự
Đối với lao động giúp việc gia đình
Là nữ công dân Việt Nam
Chiều cao 1m53, nặng 43kg trở lên. Tuổi từ 20-35
Trình độ văn hoá: PTCS trở lên
Đủ điều kiện về sức khoẻ. Không có tiền án, tiền sự
Đối với lao động làm việc tại các nhà máy, công xưởng
Là nam, nữ công dân Việt Nam. Tuổi từ 20-30
Nữ cao 1m55, nặng 45kg trở lên.
Nam cao 1m65, nặng 58kg trở lên
Trình độ văn hoá: PTCS trở lên
Đủ điều kiện về sức khoẻ. Không có tiền án, tiền sự
Tất cả những lao động mà Công ty đưa đi xuất khẩu đều đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng lao động như trên.
2.3. Quy trình xuất khẩu lao động của Công ty
Một quy trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài lần lượt bao gồm nhiều bước. Mỗi bước lại có những nội dung và hoạt động khác nhau. Thông thường một quy trình xuất khẩu lao động bao gồm 7 bước. Đầu tiên doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng với công ty môi giới hoặc người sử dụng lao động trực tiếp ở nước ngoài. Hợp đồng này được gọi là hợp đồng ngoại. Sau khi ký kết được hợp đồng ngoại, doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển chọn lao động phù hợp với các yêu cầu trong hợp đồng ngoại. Sau khi người lao động được tuyển chọn, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với người lao động. Người lao động sẽ được doanh nghiệp đào tạo và giáo dục định hướng trước khi sang làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ hoàn thành các thủ tục đưa người lao động xuất cảnh. Sau đó doanh nghiệp sẽ đưa lao động đi, quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài. Khi người lao động về nước, Công ty thực hiện bước cuối cùng là thanh lý hợp đồng cho người lao động.
Dưới đây là một quy trình XKLĐ hoàn chỉnh của Công ty Mỹ Thuật Trung Ương :
Sơ đồ 2: Quy trình xuất khẩu lao động của Công ty Mỹ Thuật
Trung Ương
Ký kết hợp đồng ngoại
Tổ chức tuyển chọn lao động
Ký kết hợp đồng với người lao động
Đào tạo và giáo dục định hướng
Tổ chức đưa người lao động xuất cảnh
Quản lý lao động ở nước ngoài
Thanh lý hợp đồng khi người lao động về nước
Để hiểu rõ thêm về một quy trình XKLĐ của Công ty ta phải phân tích để hiểu từng khâu cũng như mối quan hệ giữa các khâu trong quá trình này.
2.3.1 Ký kết hợp đồng ngoại
Hoạt động xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế mà cầu xuất hiện trước cung. Hay nói cách khác, hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động. Những nước nhập khẩu lao động có cần lao động thì họ mới tìm kiếm ở các quốc gia khác, khi đó nước có nguồn lao động dồi dào như Việt Nam mới có thể xuất khẩu lao động sang nước đó. Do đó, muốn XKLĐ thì trước tiên doanh nghiệp phải ký được hợp đồng lao động với đối tác nước ngoài.
Để có được những hợp đồng ngoại với đối tác nước ngoài, Công ty Mỹ Thuật Trung Ương chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước. Ngoài ra còn phải dựa vào các mối quan hệ quen biết của của chính doanh nghiệp. Công ty Mỹ Thuật Trung Ương nhận được hợp đồng chủ yếu từ sự nỗ lực và mối quan hệ với thị trường Đài Loan. Đây là hợp đồng được ký giữa Công ty Mỹ Thuật Trung Ương với một đại lý môi giới phía Đài Loan hoặc với một cá nhân cụ thể cần thuê lao động.
Hợp đồng ngoại này thường bao gồm các nội dung chính như sau : số lượng lao động cần thuê, nơi làm việc, ngành nghề, thời gian làm việc, thời gian nghỉ nghơi, điều kiện thêm giờ, tiền lương, tiền thưởng, chi phí ăn ở, chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại, chi phí đào tạo và tuyển dụng, chi phí dịch vụ,trách nhiệm xử ly khi có tranh chấp hoặc có biến cố xảy ra khi hợp đồng vẫn còn có hiệu lực.
Trung bình , mỗi năm Công ty Mỹ Thuật Trung Ương ký kết được trên 10 hợp đồng ngoại với các đối tác Đài Loan. Tất cả các hợp đồng ngoại được ký kết với Công ty đều được thực hiện thành công và có hiệu quả. Đó là sự thận trọng trong việc tìm kiếm và đặt mối quan hệ với đối tác Đài Loan.
Trước khi ký hiệp đồng ngoại, công ty cần hiểu cặn kẽ và xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về chi phí môi giới dịch vụ. Vì đây là điều khoản hay xảy ra tranh chấp nhiều nhất. Khi đàm phán để đối tác chấp nhận mức phí vừa phải và hợp lý nhằm giảm chi phí cho người lao động và tăng nhanh doanh thu cho Công ty. Đây là điều khoản quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần chú ý để tránh gặp rủi ro và thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, Công ty cũng nên chú ý tới các điều khoản liên quan đến ba bên, giữa doanh nghiệp Việt Nam, người lao động và công ty môi giới Đài Loan như điều khoản về tiêu chuẩn tuyển chọn, nơi làm việc. điều kiện làm việc,…để đảm bảo lợi ích tối đa của công ty và của người lao động nước ta.
Sau khi ký kết được hợp đồng ngoại thì Công ty bắt đầu triển khai tổ chức tuyển chọn lao động cho phù hợp với đối tác. Quy trình được chuyển sang khâu tiếp theo.
2.3.2 Tổ chức tuyển chọn lao động
Sau khi xác định rõ nhu cầu về phía lao động cần thuê của nước nhập khẩu lao động Công ty bắt đầu tiến hành tổ chức tuyển chọn lao động.
Đây là khâu thứ hai trong quy trình XKLĐ của công ty. Sau khi ký kết hợp đồng ngoại với đối tác nước ngoài, công ty sẽ tiến hành thông báo yêu cầu tuyển dụng và tuyển chọn.Các thông báo này được đưa đến các tỉnh, địa phương có nhu cầu để tìm kiếm lao động. Công ty có thể tiến hành thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các địa phương để người lao động biết và tìm tới doanh nghiệp.
Trong khâu tuyển chọn này , công ty phải thông báo công khai về tiêu chuẩn tuyển chọn như độ tuổi, giới tính , cân nặng, chiều cao và các thông tin liên quan khác về công việc, nơi làm việc, thời gian hợp đồng, điều kiện làm việc, tiền lương, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ khác của người lao động. Các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn mà Công ty đưa ra phù hợp với các yêu cầu mà bên đối tác đã đề ra trong hợp đồng ngoại đã ký kết.
Khi tuyển chọn, công ty phải tuân thủ nguyên tắc tuyển chọn. Công ty không được đưa lao động đi làm việc trong những ngành nghề, những khu vực cấm mà Bộ LĐTBXH đã đề ra. Đặc biệt, việc tuyển chọn chỉ được tiến hành sau khi hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan phải được thẩm định của Cục quản lý lao động ngoài nước.
Đồng thời khi tuyển chọn lao động, Công ty tuyển chọn theo quy trình tuyển chọn như sau :
Trước khi tuyển chọn, Công ty phải thông báo công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn. Sau đó doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động. Chậm nhất là sau 5 ngày kể từ ngày người lao động dự tuyển, công ty phải có thông báo kết quả cho người lao động. Nếu Công ty chưa đưa được người lao động đi được sau sáu tháng kể từ ngày trúng tuyển thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động biết. Công ty ký hợp đồng với bệnh viện và đưa người lao động đi khám sức khỏe. Công ty chủ tuyển chọn những lao động có sức khỏe tốt, đủ điều kiện đi làm việc nước ngoài.
Khi tuyển chọn lao động, người lao động phải có hồ sơ tuyển chọn lao động. Hồ sơ tuyển chọn bao gồm : Đơn xin tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ; sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND phường , xã ; giấy xác nhận sức khỏe có xác nhận của bệnh viện và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên đối nước ngoài.
Đạt được những thành công tốt đẹp trong thời gian qua là do Công ty đã thực hiện rất tốt khâu tuyển chọn lao động. Trong khâu tuyển chọn này, công ty luôn có được một lực lượng lao động dồi dào. Đó là công ty đã thường xuyên phối hợp với ban lãnh đạo các địa phương trong quá trình tuyển chọn. Công ty sẽ gửi yêu cầu thông báo tuyển dụng về địa phương, sau đó công ty sẽ cử người trực tiếp về địa phương để trả lời những khúc mắc và hướng dẫn người lao động làm các thủ tục cần thiết, kết quả của khâu tuyển chọn này phải được công bố công khai cho người lao động. Cán bộ phụ trách việc tuyển chọn cần phải nhiệt tình hướng dẫn người lao động làm thủ tục và kê khai các giấy tờ cần thiết. Việc làm này giúp tránh tình trạng người lao động khai báo sai hoặc nhầm lẫn gây thiệt hại cho chính người lao động và doanh nghiệp. Bởi vì người tham gia tuyển chọn lao động đi xuất khẩu chủ yếu xuất phát từ những vùng quê nghèo, trình độ dân trí thấp.
Thực hiện tốt khâu này sẽ tránh được tình trạng xảy ra tranh chấp, phát sinh sau này. Đặc biệt là tuyển chọn được lao động có đủ các điều kiện theo yêu cầu của đối tác, tránh tình trạng người lao động bị đối tác trả về vì các lý do không đảm bảo được các yêu cầu trong tuyển chọn gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của Công ty nói riêng và của thị trường lao động Việt Nam nói chung.
2.3.3 Ký kết hợp đồng với người lao động
Sau khi đã tìm được những lao động đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu như bên nước nhập khẩu lao động yêu cầu thì tiến hành ký kết hợp đồng với người lao động để tổ chức đào tạo và đưa đi xuất khẩu .
Đây là khâu thứ ba trong quy trình xuất khẩu lao động. Sau khi lao động được tuyển chọn, Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng trực tiếp với người lao động. Hợp đồng này được ký dựa trên sự tự nguyện của hai bên. Tuy nhiên hai bên cũng phải tuân thủ những điều khoản đã đưa ra trong hợp đồng.
Một bản hợp đồng bao gồm nhiều nội dung. Trong đó có các nội dung chính như sau : Thời hạn của hợp đồng, loại công việc mà người lao động sẽ làm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động,quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, điều khoản về xử lý khiếu nại, vi phạm và giải quyết tranh chấp giữa hai bên, điều khoản về gia hạn hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Hợp đồng là căn cứ quan trọng nhất cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa người lao động và Công ty ( nếu có sau này). Vì vầy, bản hợp đồng cần được soạn thảo một cách cẩn thận và dễ hiểu dể tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và tránh những tranh chấp phát sinh sau này.
Trong tất cả các điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản quy định quyền lợi như việc làm, điều kiện làm việc, tiền lương, tiền thưởng, .. đồng thời quy định trách nhiệm của người lao động như phải nộp các khoản phí … là điều khoản quan trọng nhất. Bởi vì điều khoản này gắn trực tiếp với quyền lợi và của người lao động nên dễ xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy Công ty cần chú ý soạn thảo các điều khoản trên thật chi tiết. Công ty cũng cần phải giải thích rõ ràng cho người lao động. Nếu người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ và đồng ý thì Công ty mới tiến hành ký kết.
Cùng với bản hợp đồng lao động, bộ hồ sơ lao động còn bao gồm các giấy tờ quan trọng khác như bản cam kết của người lao động, bảng kê chi phí của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và giấy vay tiền mà người lao động đã ký để đi xuất khẩu lao động. Giấy tờ này quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong quá trình làm việc của mình.
2.3.4. Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động
Đây là khâu tiếp theo mà Công ty thực hiện sau khi ký kết hợp đồng với người lao động. Đây là khâu bắt buộc và công ty phải có trách nhiệm đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi họ xuất cảnh. Đây là khâu vô cùng quan trọng vì nó gắn liền với chất lượng lao động do công ty đưa đi. Thời gian và nội dung đào tạo thường xuyên theo một quy trình do Cục quản lý lao động ngoài nước đề ra. Nội dung đào tạo bao gồm:
+ Học ngoại ngữ: Trong trường hợp đi sang Đài Loan người lao động phải tham gia khóa học tiếng Đài Loan theo chương trình dành cho người lao động đi làm việc ở Đài Loan.
+ Giáo dục định hướng : Đây là chương trình giáo dục giúp đỡ người lao động hiểu được pháp luật của Việt Nam và đặc biệt là pháp luật của nước Đài Loan. Đồng thời giúp người lao động hiểu rõ được phong tục tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt để người lao động có những cư xử đúng mực phù hợp với môi trường sống mới.
+ Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo khác tùy thuộc vào lĩnh vực mà người lao động sẽ làm khi đi xuất khẩu lao động.
+ Kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động. Đây là việc làm cuối cùng trong khâu đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động. Chứng chỉ đảm bảo lao động hoàn thành khoá học và đủ năng lực cũng như hiểu biết nhất định để sang làm việc tại nước ngoài.
Để nâng cao chất lượng của khâu đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động, công ty đã trang bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình giảng dạy và sinh hoạt cho người lao động. Để trang bị vốn ngoại ngữ cần thiết cho người lao động sang làm việc tại Đài Loan, Công ty đã mời các giảng viên ngoại ngữ có trình độ chuyên môn cao về giảng dạy cho người lao động. Công ty đã có đội ngũ giáo viên hiểu biết để phổ biến phong tục, tập quán,văn hóa, lối sống và tác phong làm việc ở Đài Loan. Nhờ có sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình, cụ thể mà người lao động có những vốn kiến thức nhất định, sự hiểu biết trước khi đi sang nước khác làm việc.
Người lao động sẽ phải nộp các khoản phí ăn, ở, học tập tại cơ sở đào tạo. Tuy nhiên nếu người lao động không xuất cảnh được mà không phải lỗi của họ thì công ty phải hoàn trả cho người lao động toàn bộ khoản phí trên.
2.3.5 Tổ chức đưa người lao động đi xuất khẩu
Công ty chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa người lao động có đủ điều kiện và đã qua đào tạo xuất cảnh.
Sau quá trình đào tạo và giáo dục định hướng, nếu đủ tiêu chuẩn người lao động sẽ được sang Đài Loan. Công ty sẽ lo mọi thủ tục liên quan đến quá trình xuất cảnh của người lao động. Thủ tục xuất cảnh bao gồm hộ chiếu, làm visa, mua vé máy bay và các thủ tục cần thiết ở sân bay. Công ty chỉ làm hộ thủ tục xuất cảnh cho người lao động còn mọi chi phí người lao động p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33115.doc