Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội

Mục lục Lời mở đầu ........................................................................................................4 Phần I: Tổng quan về công ty Da Giầy Hà Nội ...................................6 1-Quá trình hình thành và phát triển .................................................................6 1.1-Sự ra đời và phát triển .............................................................................6 1.2-Vai trò của công ty....................................................

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.............................10 1.3-Các mối quan hệ ....................................................................................10 1.4-Công tác tổ chức và quản lý chung ...................................................... 11 1.4.1-Cơ cấu sản xuất .............................................................................11 1.4.2-Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp .........................................13 1.5-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm ......24 2-Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty ...................................................................................24 2.1-Đặc điểm về thị trường sản phẩm .........................................................24 2.2-Đặc điểm về máy móc thiết bị ..............................................................29 2.3-Đặc điểm về tài chính ...........................................................................30 2.4-Đặc điểm về lao động ...........................................................................33 Phần II:phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội ..............................................................................36 1-Quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh ....................................................36 1.1-Các căn cứ xây dựng kế hoạch ..............................................................36 1.2-Nội dung của kế hoạch kinh doanh .......................................................36 1.3-Phương pháp tổng quát trong xây dựng kế hoạch .................................41 2-Trình tự xây dựng kế hoạch kinh doanh và phân công thực hiện .................42 3-Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội ..........................................................................................................................44 3.1-Tình hình lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh qua các năm ..............44 3.2-Những kết quả đạt được ........................................................................44 3.3-Những tồn tại ........................................................................................46 3.4-Nguyên nhân tồn tại ..............................................................................47 Phần III: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội ............................................................49 1-Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu về thị trường sản phẩm của công ty ..........................................................49 1.1-Về phương pháp nghiên cứu .................................................................50 1.2-Các bước khi nghiên cứu thị trường ......................................................51 2-Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn làm căn cứ quan trọng cho xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm ..............................................................57 3-Khảo sát một cách hệ thống, thường xuyên, liên tục các nguồn lực làm căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh đề từ đó có biện pháp khai thác triệt để mọi nguồn lực của công ty .....................................................................................62 4-Hoàn thiện phương pháp cân đối ..................................................................65 5-Xây dựng đa phương án để lựa chọn kế hoạch kinh doanh ..........................67 6-Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch .......................68 Kết luận .............................................................................................70 Phụ lục ...............................................................................................71 Lời mở đầu Kế hoạch kinh doanh là một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để phát triển doanh nghiệp. Không những thế nó còn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, công tác lập kế hoach kinh doanh đã có sự đổi mới, tuy nhiên, sự đổi mới vẫn còn nhiều vấn đề cần được bàn bạc và tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện từ lĩnh vực nhận thức của người làm kế hoạch đến nội dung và phương pháp lập kế hoạch. Không những thế công tác áp dụng vào thực tế của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh còn rất yếu kém. Công ty Da Giầy Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy dép có tuổi đời rất hạn chế, mặc dù lịch sử hình thành và phát triển đã gần 100 năm. Công ty chỉ đi vào kinh doanh mặt hàng giầy dép từ năm 1998 nên trong thời gian đầu gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh đầy biến động với những khó khăn chung của ngành, để tồn tại và phát triển công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu và có vị trí hết sức quan trọng đối với công ty. Đồng thời đây cũng là tiền đề cho việc phát triển của bất kỳ công ty nào nếu muốn đứng vững trên thị trường thời mở cửa. Xuất phát từ thực tế đó, được sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên và qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu tình hình công ty, em quyết định đi sâu, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh ở công ty Da Giầy Hà Nội”. Với mong muốn được hiểu sâu hơn về công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh và được đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình giúp công ty tìm ra được những khó khăn, yếu kém để từ đó hoàn thiện tốt hơn công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty. Đề tài được chia thành 3 phần : Phần I: Tổng quan về công ty da giầy Hà Nội Phần II: Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội Phần III: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội Đề tài rất mong được sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía để hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn hơn giúp cho bản thân em có những kinh nghiệm trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, cũng như giúp công ty có những sáng kiến mới, hướng đị mới trong công tác xây dựng kế hoạch tại công ty. Em xin chân thành cám ơn tập thể nhân viên công ty Da Giầy Hà Nội, đặc biệt em xin chân thành cám ơn PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Lợi Phần I : Tổng quan về Công ty Da Giầy Hà Nội 1-quá trình hình thành và phát triển: Tên chính thức : Công ty Da Giầy Hà Nội Tên giao dịch : Hanoi leather and Shoes Company Tên viết tắt : Hanshoes Giám đốc : Trần Danh Đáng Địa chỉ : 409-Nguyễn Tam Chinh-Hai Bà Trưng-Hà Nội Điện thoại : 04.8625907-862154 Fax : 84-4-8624811 1.1-Sự ra đời và phát triển của công ty: Qua gần 100 năm hình thành và phát triển, công ty Da Giầy Hà Nội đã trải qua nhiều thời kỳ với những biến động, thăng trầm, với những thay đổi về tên gọi, quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: 1.1.1-Thời kỳ 1912-1954: Năm 1912 một nhà Tư sản Pháp đã đầu tư thành lập công ty thuộc da Đông Dương. Đây chính là tiền thân của công ty da Giầy Hà Nội. Trong giai đoạn này công ty hoạt động dưới cơ chế lãnh đạo cảu Chủ Nghĩa Tư Bản, với mục tiêu chủ yếu là thu lợi nhuận và phục vụ nhu cầu của quân đội pháp. Toàn bộ máy móc thiết bị được đưa từ Pháp sang, tuy nhiên công nghệ sản xuất còn lạc hậu nên chủ yếu chỉ sản xuất thủ công. Sản phẩm trong thời gian này cỉ là sản phẩm thuộc da (bao súng, dây lưng ...) được sản xuất từ các loại da trâu, bò, lợn ... Sản lượng của công ty rất thấp: 10-15 tấn da cứng và 200-300 ngàn bia da trong một năm. Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, công ty thuộc da Đông Dương bị đóng cửa để giải quyết vấn đề kinh tế và chuyển nhượng lại cho phía Việt Nam. 1.1.2-Thời kỳ 1954-1960: khi thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam, công ty đổi tên thành công ty thuộc da Việt Nam, hoạt động dưới hình thức “công ty hợp danh”. Với cơ chế hoạt động mới ( cơ chế bao cấp) và mục đích kinh doanh là phục cụ nền kinh tế đất nước nên sản lượng thời kỳ này đã tăng lên đáng kể (tăn 20-30% so với thời kỳ trước). 1.1.3-Thời kỳ 1960-1987: đầu những năm 60 với chủ trương quốc hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, công ty thuộc da Việt Nam chính thức chuyển thành xí nghiệp công nghiệp qýc doanh hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hoá. Công ty đổi tên thành: Nhà máy Thuỵ Khuê trực thuộc công ty tạp phẩm thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn này nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước về công nghệ, máy móc thiết bị, lao động ... từ ,ột nhà máy có quy mô nhỏ đến nay sản lượng đã tăng lên khá cao. đây là thời kỳ phát triêne rực rỡ nhất cảu công ty với: Số lượng công nhân: 410 người Sản lượng: Da cứng trên 100 tấn/năm Da mềm trên 1 triệu bia da/ năm Doanh thu: tăng từ 4,7 tỷ (1986) lên 6,1 tỷ (1987) 1.1.4-Thời kỳ 1987-1992: Với xu hướng phát triển mới của ngành Da Giầy, nhà máy Da Thụy Khuê tách khỏi công ty tạp phẩm và trực thuộc công ty Da Giầy Việt Nam. Nhiệm vụ của công ty trong thời gian này vẫn là sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc da. Do hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao nên công ty đã quyết định tìm hướng sản xuất mới, đó là đầu tư vào ngành giầy vải và giầy da. Tháng 12-1992 bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định số 1310/QĐ_CNN đổi tên nhà máy thành công ty Da GIầy Hà Nội. 1.1.5-Thời kỳ 1993-1997: Ngày 29-4-1993 khi đăng ký lại thành lập doanh nghiệp theo quyết định số 388 của Hội Đồng Chính Phủ, bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập công ty. Tháng 6-1996 mang tên chính thức: công ty Da Giầy Hà Nội và tên giao dịch: Hanoi Leather and Shoes Company, đồng thời trở thành thành viên chính thức của công ty Da Giầy Việt Nam và chuyển về 409-Nguyễn Tam Chinh. Thời kỳ này công ty vẫn sản xuất sản phẩm thuộc da, tuy nhiên công ty chỉ sản xuất cầm chứng do có sự chuyển đổi về nhiệm vụ phương hướng sản xuất kinh doanh. 1.1.6-Thời kỳ 1998 đến nay: Năm 1998 công ty chuyển sang sản xuất giầy. Tổng số cán bộ công nhân lên đến hơn 500 người. Toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất da chuyển vào nhà máy da Vinh. Do có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh nên công ty gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ và lao động. Công ty phải xây dựng lại và nhập toàn bộ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất giầy. Công ty đã cử 20 cán bộ vào Sài Gòn học làm giầy tại công ty giầy Hiệp Hưng, sau đó quay về hướng dẫn lại cho các công nhân khác. Tuy nhiên, loại giầy công ty sản xuất ban đầu chỉ là giầy vải. Năm 1998-1999 công ty nhận nguyên vật liệu gia công cho công ty giầy Hiệp Hưng, song do chi phí vận chuyển lớn nên công ty hầu như không có lãi, chỉ sản xuất cầm chừng. Trong năm 1999 công ty đã tách riêng thành xí nghiệp sản xuất giầy và hình thành các phân xưởng: Chặt, May, Gò ráp, Hoàn thiện và Cao su. Sang đến năm 2000 công ty đã trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu với số lượng 50.000 đôi/tháng. để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, công ty đã đầu tư 2 dây chuyền gò, 8 dây chuyền may và 2 dây chuyền hoàn tất. Cuối năm 2000, một trung tâm mẫu đã hình thành để chế tạo mẫu theo yêu cầu của khách hàng và sáng tạo mẫu cho công ty, với số lượng nhân viên lên tới 20 người. Cùng thời gian này, dây chuyền sản xuất giầy da đã hình thành tại xí nghiệp giầy vải với 2 dây chuyền may, 1 dây chuyền go và 1 dây chuyền hoàn tất. Đầu năm 2001 dây chuyền sản xuất giầy da được tách ra hình thành xí nghiệp giầy da, phân xưởng cao su cung x được tách thành xí nghiệp cao su. Kể từ đó công ty có 3 xí nghiệp thành viên, đó là: *Xí nghiệp giầy da *Xí nghiệp giầy vải *Xí nghiệp cao su Đầu năm 2002, công ty chuyển một số dây chuyền từ xí nghiệp giầy vải sang xí nghiệp giầy da và đổi tên thành: *Xí nghiệp gò *Xí nghiệp vải *Xí nghiệp cao su Tuy là một thành viên non trẻ của tổng công ty Da Giầy Việt Nam, còn thiếu kinh gnhiệm trong sản xuất giầy nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn công ty nên công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và được cấp chứng chỉ vào tháng 5-2001. Đây là thànhquả đáng tự hàocủa tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty và đó cũng là tấm vé thông hành để sản phẩm của công ty cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Không dừng lại ở đó công ty còn phấn đấu tiến hành chuyển đổi và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Không phụ lòng mong đợi của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001. 1.2-Vai trò của công ty: Công ty Da Giầy Hà Nội là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập của tổng công ty Da Giầy Việt Nam có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy dép, đưa ngành da giầy sánh vai cùng các cường quốc sản xuất giầy dép. +Nghiên cứu thông tin, phát triển thị trường trong nước và quốc tế nhằm đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh nhất. +Hỗ trợ cùng các doanh nghiệp khác mở rộng thị trường sang các nước công nghiệp phát triển. +Đệ trình các phương án, kế hoạch kinh doanh nhằm phát triển ngành da giầy Việt Nam. +Bảo toàn và phát triển nguồn vốn nội tại. +Tăng cường các hoạt động đầu tư quốc tế vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 1.3-Các mối quan hệ: Công ty da giầy Hà Nội là thành viên của Tổng công ty Da Giầy Việt nam nên có mối quan hệ cấp dươí với Tổng công ty, nhận nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh từ Tổng công ty, thực hiện những quyết định từ Tổng công ty đưa xuống. Công ty có mối quan hệ bình đẳng, cạnh tranh tự do, cùng có lợi với các doanh nghiệp khác trong ngành vì mục tiêu phát triển của ngành. Với các cơ quan quản lý địa phương, công ty tạo mối quan hệ công tác thân thiện, giúp đỡ, tài trợ các hoạt dộng xã hội trên địa bàn hoạt động của công ty. Thực hiện nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn tạo niềm tin đối với các cơ quan pháp luật. Đối với khách hàng, ban hàng, công ty đã tạo mối quan hệ thường xuyên, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao với mẫu mã đa dạng. Liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng để luôn luôn có được nguyên phụ liệu đầy đủ và đúng lúc. Hiện nay công ty đang có dự án liên doanh với Tungshing của Đài Loan để xây dựng khui vui chơi giải trí và hệ thông nhà hàng, khách sạn tại đường Thụy Khuê. Trong tương lai dự án này sẽ mang lại cho công ty khoản lợi nhuận rất lớn giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đưa sản phẩm của công ty lên một vị thế mới trên thị trường. Đồng thời cũng giúp cho sự phát triển của xã hội. 1.4-Công tác tổ chức và quản lý chung: 1.4.1-Cơ cấu sản xuất: (hình 1-phụ lục) Cơ cấu sản xuất của công ty Da Giầy Hà Nội bao gồm: công ty, các xưởng và 1 liên doanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ công ty. *Xưởng cơ điện: Chức năng: -Duy trì năng lực hoạt động của tất cả các thiết bị hiện có trong công ty bao gồm: cơ, điện, nước. -Phát triển năng lực thiết bị của cơ, điện, nước. -Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị của công ty. Nhiệm vụ: -Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sửa cữa dự phòng cho toàn bộ máy móc thiết bị. -Thực hiện phân loại máy móc thiết bị theo các tiêu thức như: Mức độ hiện đại, tình trạng năng lực thực tê, quy mô, khả năng lắp lẫn phụ tùng, linh kiện. -Tổ chức bàn giao máy móc thiết bị mới hoặc sau sửa chữa, bảo dưỡng. *Phân xưởng chặt: -Thực hiện chức năng tiếp nhận nguyên vật liệu và chặt chúng thành các bán thành phẩm từ các khuôn chặt khác nhau theo một quy trình công nghệ nhất định. Ngoài ra phân xưởng còn thực hiện nhiệm vụ rẫy, bôi keo để hoàn chỉnh những chi tiết khi chuyển sang may. *Phân xưởng may: -Thực hiện chức năng may ráp các chi tiết ngoài và chi tiết lót thành đôi giày -Nhiệm vụ: tiếp nhận bán thành phẩm từ phân xưởng chặt và may thành những đôi mũ giầy hoàn chỉnh, sắp xếp, vệ sinh từng đôi chuyển cho phân xưởng gò ráp. *Phân xưởng gò: Thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau: Gò hoàn thiện đôi giầy từ những sản phẩm mũ giầy và đế giầy. Vệ sinh và đóng gói. *xí nghiệp cao su: Bao gồm 2 bộ phận: phân xưởng cán luyện cao su và phân xưởng ép đế. -Chức năng: cung cấp cao su sống, viền, tẩy, đế cho các phân xưởng chặt, may, gò và trung tâm kỹ thuật mẫu với yêu cầu của từng chủng loại. -Nhiệm vụ: tiếp nhận cao su nguyên liệu và các hoá chất theo kế hoạch để chế biến thành các sản phẩm cao su. 1.4.2-Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp: (hình 2-phụ lục) 1.4.2.1-Giám đốc: Th.s Trần Danh Đáng Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực đê tổ chức thực hiện. Giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý và trực tiếp ký bổ nhiệm hoặc đề nghị bổ nhiệm các cán bộ trong công ty như: Phó giám đốc, các trưởng-phó các phòng ban, chánh-phó giám đốc các xí nghiệp, phân xưởng. Giám đốc là đại diện cao nhất cho pháp nhân của công ty, là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản và chịu trách nhiệm trước nhà nước và Tổng công ty về các kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc được sử dụng hình thức và phương pháp uỷ quyền phân cấp cho các cấp, cá nhân; giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động đã uỷ quyền. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: -Phòng tài chính kế toán -Phòng tổ chức -Liên doanh Việt Hà-Tungshing 1.4.2.2-Phó giám đốc kinh doanh: T.s Trần Anh Tuấn Là người uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám đốc đi vắng. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của lĩnh vực được phân công phụ trách. -Trình, báo cáo các phương án hoạt động để giám đốc phê duyệt. -Kiến nghị và đề xuất các phương án liên quan đến cơ cấu tổ chức nhân sự đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền phụ trách. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: -Phòng tiêu thụ nội địa -Phòng kinh doanh -Văn phòng 1.4.2.3-Phó giám đốc kỹ thuật: kỹ sư: Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo nghiên cứu, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh, các quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hệ thống quản lý chất lượng và công tác kỹ thuật của toàn công ty. -Là người đièu hành công ty khi được giám đốc uỷ quyền theo luật định. -Là người đại diện lãnh đạo chất lượng của công ty. -Chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động cho các bộ phận lĩnh vực phụ trách. -Chủ trì các cuộc họp về hệ thông chất lượng. Tham gia soát xét hệ thông quản lý chất lượng. -Đề xuất các đổi mới, cái tiến về quản trị công nghiệp, đề xuất các giải pháp đầu tư kỹ thuật. -Lên kế hoạch tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động thường kỳ và đột xuất khi giám đốc phân công. -Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để triển khai thiết kế, chế tạo thử các sản phẩm mới. -Thí nghiệm đo lường và công tác tiêu chuẩn hoá. -Công tác đào tạo và phát triển cán bộ công nhân viên. -Lĩnh vực an toàn lao động, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp. -Tham gia chỉ đạo lĩnh vực phòng chống bão lụt và thiên tai cháy nổ. -Xử lý các vấn đề môi trường sinh thái. -Được uỷ quyền trước giám đốc công ty về quản trị công nghiệp, đinh mức vật tư, tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng cơ bản. Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo Phòng QC. 1.4.2.4-Phó giám đốc sản xuất: Kỹ sư: Vũ Ngọc Tĩnh -Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ lệnh sản xuất mẫu, kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp và các hoạt động xuất nhập khẩu. Được uỷ nhiệm ký và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hợp đồng chứng từ xuất nhập khẩu giầy dép các loại. -Là người được quyền điều hành công ty khi giám đốc đi vắng uỷ quyền. -Kiến nghị và đề xuất các phương án liên quan tới các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách. -Quyết định các phương án tác nghiệp và điều độ sản xuất chung cho công ty. Phó giám đốc sản xuất trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: -Phòng xuất nhập khẩu -Trung tâm kỹ thuật mẫu 1.4.2.5-Trợ lý giám đốc: Thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau: -Chức năng thư ký tổng hợp -Chức năng liên lạc -Chức năng tham mưu Nhiệm vụ của trợ lý giám đốc: -Nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của coong ty, viết báo cáo hàng ngày trình giám đốc. -Lưu giữ, truyền tải các thông tin, quyết định của giám đốc tới các cấp, các bộ phận trong công ty. Đồng thời có trách nhiệm giữ gìn tuyệt đối bí mật thông tin sản xuất kinh doanh của giám đốc. -Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phân tích tổng hợp và đưa ra các ý kiến tham mưu cho giám đốc. 1.4.2.6-Phòng tài chính-kế toán: Cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng phòng; 2 phó phòng; 4 nhân viên Trình độ đào tạo: Cư nhân Kinh tế Phòng tài chính-kế toán đặt dưới sự quản lý của giám đốc công ty là bộ phận tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm roc thực lực tài chính của công ty trong quá khứ, ở hiện tại cũng như hình ảnh trong tương lai tạo cơ sở để giám đốc ra quyết định tài chính Nhiệm vụ của bộ phận tài chính: -Lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của công ty, theo dõi các biến động về tài sản, phân tích và đề xuất các kiến nghị để ban giám đốc ra quyết định thay đổi, điều chỉnh, bổ sung tài sản của công ty. -Lập kế hoạch huy động nguồn vốn cho công ty, tổ chức phân tích cơ cấu các nguồn vốn, hiệu quả sr dụng các nguồn vốn. -Kiểm soát tình hình sử dụng các nguồn vốn, đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho việc tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh. -Đảm bảo và phát triển vốn Nhà nước giao cho công ty, phát triển chúgn phù hợp với yêu cầu kinh doanh. -Thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán viên nội bộ đối với các báo cáo tài chính mà bộ phận kế toán xây dựng trước giám đốc. -Là bộ phận đầu não trong việc tiếp nhận, nghiên cứu và tổ chức triển khai các quyết định tài chính của cấp trên đối với công ty. -Chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính tổng hợp cũng như chứng từ tài chinh kế toán, là đơn vị trực tiếp kiểm tra, thanh tra tài chính cấp trên. Nhiệm vụ của bộ phận kế toán: -Thực hiện nghiệp vụ kế toán vật tư, đảm báo các nghiệp vụ mua, nhập, xuất vật tư đúng quy định ở mọi quá trình xuất hiện nghiệp vụ. -Xây dựng kế hoạch chi phí, thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi phí ở tất cả các nơi phát sinh chi phí, các loại chi phí. -Thực hiện nhiệm vụ kế toán thu chi tiền mặt phát sinh trong kinh doanh cả nội bộ và các quan hệ với tổ chức kinh doanh ngoài công ty. -Xây dựng bảng cân đối kế toán tài sản theo các thời kỳ nhất định, phát hiện lợi nhuận và các nhân tố tăng lợi nhuận. -lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, xác định số dư tiền mặt tại các thời điểm thưo yêu cầu quản lý. -Xây dựng, tập hợp các số liệu thông kê giúp cho công tác quản lý. -Thực hiện kế toán các khoản thuế, bảo hiểm và các nghĩa vụ ngân sách khác. Mối liên hệ công tác: -Phòng tài chính-kế toán thực hiện mối liên hệ nghiệp vụ với tất cả các phòng ban, bộ phận, xí nghiệp trong công ty. -Thực hiện các quan hệ với các cơ quan tài chính cấp trên với tư cách là một bộ phận tham mưu về tài chính, kế toán cho giám đốc công ty. -thực hiện quan hệ với các cơ quan hữu quan khác: Ngân hàng, cơ quan kiểm toán, bảo hiểm, cac công ty thuộc Tổng công ty. 1.4.2.7-Phòng kinh doanh: Cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên. Trình độ đào tạo: Cử nhân kinh tế Phòng kinh doanh chịu sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh thực hiện 2 chức năng: -Phục vụ sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty. -Chức năng kinh doanh. Nhiệm vụ: -Lập danh mục các chunge loại nguyên vật liệu đầu vào cho ngành Da Giầy trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm cho công ty. -Tổ chức thu thập nghiên cứu thông tin để phát hiện các loại nguyên vật liệu mới được ứng dụng trong ngành. -Xây dựng kế hoạch và phương án cung cấp các hoá chất nguyên phụ liệu cho công ty để đảm bảo kịp thời kế hoạch sản xuất của công ty. -Thực hiện nhập khẩu trực tiếp hoá chất và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty. -Bảo toàn và phát triển nguồn tài chính. Mối liên hệ công tác: -Quan hệ nội bộ với giám đốc và các phòng ban chức năng. -Quan hệ bên ngoài công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quyền hạn của phòng. 1.4.2.8-Phòng tiêu thụ nội địa: Cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng phòng; 2 phó phòng và 9 nhân viên. Trình độ đào tạo: Cư nhân kinh tế Phòng tiêu thụ nội địa chịu sự quản lý của giám đốc công ty thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau: -Lập kế hoạc kinh doanh, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng danh mục chủng loại mặt hàng theo từng tháng, quý, năm của công ty. -Quản lý tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm. -Tổ chức thực hiện kinh doanh bán hàng phục vụ thị trường nội địa. -Là đầu mối trong việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược dài hạn của công ty. -Trực tiếp quảnlý bộ phận xây dựng cơ bản. 1.4.2.9-Phòng tổ chức: Cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng phòng; 2 phó phòng và 3 nhân viên. Trình độ đào tạo: Cư nhân kinh tế Phòng tổ chức trực thuộc sự quản lý của giám đốc công ty thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: -Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. -Theo dõi, phát hiện các bất cập trong cơ câu tổ chức của bộ máy công ty. -Thực hiện các vấn đề về nhân sự: Đào tạo, tuyển dụng, sa thải nhân sự. Đề ra quy chế về phân loại định mức lao động, ban hành quy chế lương, thưởng, phụ cấp phù hợp với từng điều kiện của từng xí nghiệp, phân xưởng và toàn công ty. Mối liên hệ công tác: Cũng như các phong ban khác, phòng tổ chức có mối liên hệ công tác nội bộ với giám đốc và các tổ chức, phòng ban, các xí nghiệp, phân xưởng. Về mối liên hệ công tác bên ngoài công ty có Tổng công ty và các cơ quan quản lý địa phương. 1.4.2.10-Phòng xuất nhập khẩu: Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng; 3 phó phòng và 9 nhân viên. Trình độ đào tạo: Cử nhân kinh tế Phòng xuất nhập khẩu chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: -Xây dựng và trình giám đốc chiến lược kinh doanh xuất khâu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty và định hướng phát triển của Tổng công ty. -Tổ chức hoạt động điều tra Marketing, nghiên cứu thị trường khu vực và thế giới làm cơ sở cho việc hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh và các quyết sách của lãnh đạo công ty. -Chuẩn bị các báo cáo tổng kết về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty và các giải pháp nâng cao hiệu quả khả năng canh tranh trên trường quốc tế. Mối liên hệ công tác: -Tạo mối liên hệ mật thiết với phòng kinh doanh, phòng tiêu thụ nội địa nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh của công ty. -Quan hệ với các xí nghiệp thành viên nhằm theo dõi, phối hợp, hướn dẫn tiến độ sản xuất. Quan hệ với phòng tài chính kế toán nhằm thực hiện các nghiệp vụ tài chínhliên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. 1.4.2.11-Phòng QC (Phòng quản lý chất lượng): Cơ cấu tổ chức bao gồm: trưởng phòng; 1phó phòng và 3 nhân viên Trình độ đào tạo: Cử nhân kinh tế Phòng QC chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ, chức năng sau: -Quản lý chất lượng trong toàn công ty, xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng cho từng khâu, từng bộ phận và hướng dẫn, đào tạo nhân viên thực hiện theo hệ thống chứng chỉ ISO 9002. -Tổ chức kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng trong toàn công ty. -Thực hiện các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện giao dịch với bên ngoài có liên quan đến chất lượng. -Thực hiện công tác thống kê chất lượng, phân tích diễn biến chất lượng nguyên vật liệu, vật tư được cung ứng, bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành phẩm nhập kho. Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, đề xuất với lãnh đạo công ty và các đơn vị trong công ty các biện pháp nâng cao chất lượng. -Thực hiện việc lưu trữ các hồ sơ liên quan đến chất lượng. Mối liên hệ công tác: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phải xác định rõ mối liên hệ công tác giữa phòng QC với các phòng chức năng khác trong công ty và các xí nghiệp thành viên hướng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ trong toàn công ty. Phòng QC có mối liên hệ với tất cả các bộ phận trong công ty, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban vì quyền lợi phát triển chung của toàn công ty. 1.4.2.12-Văn phòng: Bao gồm: trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên Trình độ đào tạo: Cử nhân kinh tế Văn phòng công ty là cơ quan tham mưu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực hành chính tổng hợp và đối ngoại, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tham mưu về phương án giải quyết. Mối liên hệ công tác: Với tư cách là bộ phận đảm nhiệm chức năng hành chính tổng hợp văn phòng có mối liên hệ công tác với tất cả các bộ phận trong công ty, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4.2.13-Trung tâm kỹ thuật mẫu: Cơ cấu tổ chức gồm: giám đốc trung tâm(sau đại học); 1 phó giám đốc trung tâm(đại học); 6 bộ phận với 18 nhân viên(gồm đại học và cao đẳng). Trung tâm kỹ thuật mẫu chị sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất thực hiện các chức năng sau: -Nghiên cứu cơ bản: Là nghiên cứu mang tính phát hiện mới, sáng tạo mới các nguyên lý, các nguyên vật liệu, các kiểu dáng mới để tiếp tục cho các nghiên cứu ứng dụng triển khai. -Nghiên cứu ứng dụng: Từ các sản phẩm, các kết quả nghiên cứu cơ bản đã có trung tâm triển khai cải tiến, thay đổi nhỏ để áp dụng vào sản xuất snr phẩm phù hợp với thị trường và năng lực của công ty. -Phối hợp với các xí nghiệp để tổ chức, triển khai quá trình chế tạo thử mẫu, chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp để sản xuất hàng loạt, tham gia kiểm soát điều chỉnh quy trình công nghệ kỹ thuật nhằm sản xuất ra các sản phẩm đúng vơí các chuẩn mực chế thử. Nhiệm vụ: -Xây dựng phương án, tổ chức và thu thập thông tin về sản phẩm, công nghệ vật liệu, mẫu mã, mốt. Đặc biệt là dự báo về các mẫu mốt sản phẩm da giầy làm cơ sở cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. -Triển khai kế hoạch nghiên cứu ứng dụng. -Nghiên cứu mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách hàng. -Phân tích kiểm tra hoá chất, xăng keo, cao su đầu vào, kiểm tra cơ lý bán thành phẩm. -Xây dựng quy trình công nghệ và chuyển giao cho các xí nghiệp. -Xây dựng việc theo dõi thực hiện các định mức tiêu dùng các loại nguyên vật liệ._.u cho chế tạo sản phẩm. Mối liên hệ công tác: -Trong nội bộ công ty: Liên hệ với giám đốc và các tổ chức phòng ban xí nghiệp, phân xưởng. -Bên ngoài công ty: liên hệ với Tổng công ty, các cơ sở thời trang mẫu mốt, các cơ sở kỹ thuật mỹ thuật ... 1.5-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm: (Biểu 15-Phụ lục) 2-các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty: 2.1-Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: 2.1.1-Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm chủ yếu của công ty là nhân tố quyết định đến việc lập kế hoạch kinh doanh . Công ty lập kế hoạch để sản xuất kinh doanh những sản phẩm gì? Hiện nay công ty đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm với mẫu mã đa dạng và phong phú. Một số sản phẩm chủ yếu của công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng. Kết quả kinh doanh từ các sản phẩm chính của công ty đã cho thấy phần nào cơ câu tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Đơn vị: triệu đồng Sản phẩm TH 1999 TH 2000 TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Giầy da 4600 5100 5600 11700 15600 Giầy vải 3000 3400 4000 12000 10000 Giầy thể thao 10000 11000 12000 12000 14000 Dép da 1100 1200 1300 1600 2000 (Nguồn: phòng tiêu thụ nội địa) Biểu 1: Kết quả kinh doanh một số sản phẩm chủ yếu Doanh thu từ các sản phẩm chủ yếu đều tăng so với các năm trước, đặc biệt là năm 2002, đây là năm đột phá trong sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu từ giầy da đạt 11,7 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Giầy vải đạt 12 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2001. Kết quả này đạt được là do công ty đã tạo quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài nên đã ký được rất nhiều hợp đồng sản xuất giầy vải cho các thị trường trên thế giới. Giầy thể thao đạt 12 tỷ đồng, không tăng so với năm trước nhưng đây cũng là kết quả khá cao. Dép da đạt 1,6 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2001. Năm 2003, công ty phấn đấu tăng doanh thu từ các loại giầy da, dép da và giầy thể thao; đồng thời giảm sản lượng giầy vải để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu câu của thị trường. Đối với giầy da, công ty phấn đấu đạt 15,6 tỷ đồng, tăng 33,33% so với năm 2002; giầy thể thao đạt14 tỷ đồng, tăng 16,67% so với năm 2002; dép da đạt 2 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2002. Riêng đối với giầy vải công ty chỉ đặt chỉ tiêu đạt 10 tỷ đồng, giảm 16,67% so với năm 2002. Có thể nói, sản phẩm của công ty đã ngày càng được thị trường trong nước cũng như trên thế giới chấp nhận và đây cũng là điều kiện rất tốt cho các sản phẩm khác của công ty cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhờ uy tín ngày càng tăng của công ty. 2.1.2-Thị trường: Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty da giầy Hà Nội đã tạo cho mình thị trường vững chắc. Đối với thị trường đầu vào hay thị trường cung ứng các yếu tố sản xuất, thị trường chính vẫn là thị trường trong nước. Thị trường này cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu cho công tác sản xuất giầy dép. Ngoài ra để phát triển bền vững, công ty cần những thị trường có chất lượng cao. Các thị trường này là các cường quốc giầy dép trên thế giới như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan. Đây cũng là thị trường cung cấp cho công ty các dây chuyền máy móc thiết hiện đại, các nguyên liệu có chất lượng cao trong sản xuất giầy da. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng đã được sự quan tâm rất lớn của công ty. Với thị trường trong nước, hiện nay, công ty chỉ mới chiếm lĩnh được một phần thị trường ở miền Bắc mà chủ yếu là thị trường tại Hà Nội. Công ty đã mở hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm nằm rải rác khắp các quận trong nội thành. Bên cạnh đó, để mở rộng thị trường, thu hút khách hàng công ty mở một số đại lý tại các tỉnh như: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải phòng. Hệ thống các đại lý này đã mang lại nguồn thu lớn cho công ty. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Doanh thu bán hàng nội địa Tr.đồng 5500 9400 31600 Chi phí “ 432 1910 5690 Sản lượng tiêu thụ nội địa 1000 đôi 92 326 590 Tổng doanh thu Tr,đồng 12000 25400 53300 DT nội địa/Tổng DT % 45,8 37,1 59,2 (Nguồn: Phòng tiêu thụ nội địa) Biểu 2: Tình hình tiêu thụ trong nước của công ty Trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ nội địa của công ty tăng rất nhanh. Năm 1999 chỉ đạt hơn 5 tỷ đồng đến năm 2001 đã đạt hơn 31 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần. Thị phần tiêu thụ nội địa cũng tăg đáng kể, từ chỗ chi chiếm 37,1% năm 2000 đã tăng lên 59,2% năm 2001. Đây là nhân tố quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Công ty sẽ chú trọng hơn trong việc phát triển thị trường nội địa, một thị trường tiềm năng mà công ty thực sự chưa khai phá hết. Trong năm 2003, công ty dự tính doanh thu tiêu thụ nội địa đạt 50 tỷ đồng chiếm 70 % tổng doanh thu. Để có được thành tích này công ty phải mở rộng hơn nữa thị trương trong nước, đặc biệt là thị trường miền Nam, nơi có sức tiêu thụ rất lớn; đồng thời thị trường miền Trung cũng là nơi tạo ra nhiều lợi nhuận do thị trường vùng này chưa có nhiều đối thủ xâm nhập. Đối với thị trường quốc tế, công ty đã rất thành công trong việc khai thác mở rộng thị trường này. Đặc biệt là thị trường EU, vốn là thị trường rất khó tính, thị trường này đòi hỏi hàng hoá không chỉ có chất lượng cao mà mẫu mã phải phong phú và hiện đại. Thị trường Thị phần (%) Anh 30 Đức 28 Thụy Sĩ 15 Pháp 12 Hà Lan 17 Italia 3 Các thị trường khác 5 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Biểu 3: Thị phần xuất khẩu của công ty tại thị trường EU Sản phẩm của công ty đã có mặt phần lớn ở các nước EU. Tại hai nước cạnh tranh khốc liệt nhất là Anh và Đức, sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và chiếm được thị phần lớn nhất . Tuy nhiên, thị trường quốc tế lớn nhất là Mỹ thì hàng hoá của công ty vẫn chưa có mặt, nguyên nhân một phần do chính sách cấm vận của Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam, phần khác do thị trường này có sự cạnh tranh rất khốc liệt, khách hàng rất khó tính đối với các sản phẩm hàng hóa. Đến nay, hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã ký kết, đây là cơ hội thuận lợi cho công ty xâm nhập và mở thị trường quốc tế. Khai thác được thị trường này công ty sẽ thúc đẩy được quá trình xuất khẩu, tăng doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và đây cũng là mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai. Chỉ tiêu Đơn vị TH 2000 TH2001 Ước 2002 KH2003 Giá trị xuất khẩu 1000USD 1100 1500 1600 2000 Sản lượng xuất khẩu 1000 đôi 630 700 700 750 Tổng sản lượng tiêu thụ “ 955 1271 900 900 SL xuất khẩu/Tổng SL % 66 55 77,7 83,3 (Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu) Biểu 4: Tình hình xuất khẩu của công ty Qua bảng số liệu ta thấy, mặc dù sản lượng xuất khẩu năm 2002 không tăng so với năm 2001 nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng. Đó là do, công ty đã đổi mới công nghệ sản xuất hướng vào thị trường giầy da chất lượng cao nên đạt được lợi nhuận lớn từ công tác xuất khẩu hàng hoá. Và đây cũng là hướng đi của công ty trong thời gian tới. Công ty phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu là 2 triệu USD tăng 25% so với năm 2003, đồng thời cũng tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu từ 77,7% năm 2002 lên 83,3% năm 2003. Điều này chứng tỏ, công ty chú trọng đặc biệt vào công tác xuất khẩu, hướng vào thị trường quốc tế tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. 2.2-Đặc điểm về máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là trong kế hoạch hướng ra thị trường quốc tế của công ty. Trong năm 2001 công ty đã đầu tư 1 tỷ đồng cho đổi mới máy móc thiết bị và tăng lên 2 tỷ đồng (gấp đôi) vào năm 2002, dự định năm 2003 công ty sẽ đầu tư 15 tỷ đồng cho việc mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho việc đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện máy móc thiết bị của công ty được nhập hầu hết từ Đài loan, một cường quốc sản xuất giầy dép, các loại máy móc này có chất lượng tương đối tốt, phù hợp với năng lực sản xuất của công ty. Các loại máy này bao gồm: -Máy chặt bàn thủy lực -Các loại máy may -Máy định hình mũi giầy -Máy in cao tần -Máy phun sơn đế -Máy dán keo -Các loại máy mài -Máy ép vạn năng -Máy dập -Máy hút ẩm -Nồi hơi Ngoài các loại máy móc chính trong việc sản xuất giầy dép được nhập từ Đài Loan,một số máy móc phụ công ty nhập từ các công ty trong nước các loại máy móc này cũng có chất lượng trung bình, tuy nhiên cũng đảm bảo quá trình sản xuất liên tục của công ty. Về quy trình công nghệ sản xuất giầy của công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng công nghệ ép dán (một trong 3 công nghệ sản xuất giầy) để sản xuất giầy dép. Đây là công nghệ rất phổ biến ở Việt Nam, đồng thời nó cũng phù hợp với điều kiện của các công ty giầy trong nước. Quy trình này là tập hợp các khâu liên tiếp của quá trình sản xuất giầy và được mô hình hoá bởi mô hình sau: (hình 3&4-phụ lục 1) 2.3-Đặc điểm về tài chính: Tài chính là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một công ty có thực lực về tài chính sẽ có cơ hội lớn để trở thành một công ty mạnh. Bởi, với khả năng tài chính của mình họ sẽ đầu tư thích đáng vào công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Nắm rõ thực lực tài chính của mình là điều không thể thiếu đối với nhà quản trị để giúp họ đưa ra các quyết địnhvề tài chính đúng đắn và kịp thời. Như vậy hiểu được tình hình tài chính của công ty giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về công ty. Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu TH 2000 TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ (%) 2/1 3/2 4/3 A B 1 2 3 4 5 6 7 1 Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ 24850 53200 54850 64850 214 103,1 118,2 2 Lợi nhuận 150 150 150 150 100 100 100 3 Nộp ngân sách 850 1200 1400 1500 141,2 116,7 107 Trong đó: Thuế VAT 750 800 1300 1400 106 162,5 108 -thuế XNK 100 400 100 100 400 25 100 4 Chi ngân sách (Nguồn: phòng kế toán tài chính) Biểu 5: tình hình tài chính của công ty da giầy Hà Nội Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn. Vốn kinh doanh quyết định quy mô, lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với vai trò đặc biệt quan trọng đó cho nên nhiệm vụ đầu tiên của Tổng công ty giao cho công ty đó là bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Và đây cũng là cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai được thực thi. Trong nguồn vốn kinh doanh được chia thành nhiều loại như: vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn huy động, vốn cố định, vốn lưu động ... nghiên cứu và sử dụng các loại vốn trong sản xuất kinh doanh hợp lý là công việc rất khó khăn đoì hỏi cần có sự sáng suốt và kinh nghiệm của lãnh đạo công ty. Để có được cơ cấu vốn hợp lý cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh phát triển trong tương lai. Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu TH 1999 TH 2000 TH 2001 Ước 2002 KH 2003 1 Vốn kinh doanh bình quân 29327 43200 52100 55100 65000 Trong đó: vốn CSH 5120 6650 8160 11160 21000 2 Vốn cố định 6540 2960 2960 2960 13000 Trong đó: Vốn CSH 3250 2960 2960 2960 13000 3 Vốn lưu động 5100 2035 2035 2335 2335 Trong đó: Vốn CSH 2018 2018 2018 2318 2318 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Biểu 6: Cơ cấu vốn của công ty Vốn kinh doanh bình quân hàng năm tăng đều tuy nhiên vốn chủ sở hữu trong vốn kinh doanh bình quân chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn chỉ chiếm 15-20%. Tuy nhiên năm 2003, do kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước, tỷ trọng vốn CSH cũng đã tăng lên đáng kế chiếm 32,3% so với vốn kinh doanh bình quân. Như vậy, năm 2003 nguồn vốn cố định của công ty cũng được bổ sung, đây là bước đi hợp lý để khắc phục tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Năm 2003 nhờ có sự đầu tư lớn của Nhà Nước hy vọng sẽ mở ra thời kỳ phát triển cho công ty da giầy Hà Nội. Công ty có cơ hội nâng cấp, cải tiến, mua mới các dây chuyền sản xuất hiện đại phù hợp với thời kỳ mới. Đồng thời cũng tăng uy tín với các bạn hàng, với khách hàng và với các cơ quan thuế, ngân hàng. Tuy nhiên không chỉ hoàn toàn dựa vào vốn ngân sách cấp mà công ty nên tìm cách huy động vốn từ các cơ quan, tổ chức cá nhân ở trong nước và nước ngoài thông qua các hình thức vay vốn hoặc liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó công ty nên tạo mối quan hệ với các công ty “Leasing” để tăng nguồn vốn bằng cách thuê tài chính và trả lãi. Đây là hình thức mới đối với Việt Nam nhưng khá phổ biến với nước ngoài. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện một vài công ty cho thuê tài chính nhưng những công ty này chủ yếu là công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài, vì vậy có thể coi đây là nơi huy động vốn tiềm năng cho các công ty. Nhưng nguồn huy động này rủi ro rất cao do phải trả lãi nên các công ty phải tính toán thận trọng, làm ăn phải có hiệu quả và có lãi mới đảm bảo sự ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của mình. 2.4-Đặc điểm về lao động: trong quá trình sản xuất yếu tố con người là đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và tiến hành lao động, từ đó có thể hình thành lực lượng lao động tối ưu. Việc phân công bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa lao động và các yếu tố khác trong quá trình sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2000 2001 2002 2000 2001 2002 Nam 462 407 407 40,3 38,8 38,7 Nữ 687 651 643 59,7 61,2 61,3 Trực tiếp 910 883 875 79,1 83,5 83,4 Gián tiếp 240 175 175 20,9 16,5 16,6 Dưới 25 720 709 709 62,2 67 67,1 Từ 25 đến 35 273 224 216 23,7 21,2 20,5 Trên 35 157 125 125 13,7 11,8 12,4 Tổng 1150 1058 1050 100 100 100 (Nguồn: phòng tổ chức) Biểu 7: Cơ cấu lao động của công ty Qua bảng số liệu chúng ta thấy rất rõ tổng số lao động của công ty ngày càng giảm, đây là thực trạng của công ty đòi hỏi các cấp lãnh đạo công ty cần lưu ý, quan tâm để luôn luôn có đầy đủ nhân lực phục vụ cho các kế hoạch kinh doanh của công ty. Nguyên nhân chính có lẽ do tình hình sản xuất của công ty không ổn định, thiếu việc làm cho công nhân khiến thu nhập của người lao động thấp, một số người lao động đã bỏ dở hợp đồng để tìm những công việc có thu nhập cao hơn. Với đặc điểm của ngành da giầy cần sự tỉ mỉ, khéo léo nên tỷ lệ lao động nữ cũng như lao động trẻ (dưới 35 tuổi) là rất lớn. Đây sẽ là lợi thế rất lớn cho công ty trong sự phát triển cũng như trong công tác lập kế hoạch kinh doanh. Họ sẽ là đội ngũ lao động có sức khoẻ, trình độ, đầy nhiệt huyết và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như trong tương lai lâu dài của công ty. Lao động Số người Tỷ lệ (%) Sau đại học 10 0,95 Đại học 101 9,52 Trung cấp 15 1,43 Phổ thông 924 88.1 (nguồn: Phòng tổ chức) Biểu 8: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn Với trình độ lao động khá cao, tập trung chủ yếu ở bộ phận hành chính (lao động gián tiếp), đồng thời với cơ cấu lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng 16,6% tổng số lao động trong công ty, có thể nói công ty đã thực hiện được phong cách quản lý mới. Việc tinh giảm bộ phận lao động gián tiếp và tập trung nâng cao trình độ của đội ngũ lao động này sẽ là điều kiện rất quan trọng trong quá trình xây dựng cũng như thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh của công ty. Với 10 cán bộ có trình độ trên đại học và 101 cán bộ có trình độ đại học, đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ chuyên môn và học vấn khá cao đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Họ sẽ là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện phát triển mới của ngành da giầy, cạnh tranh với các cường quốc sản xuất giầy dép trên thế giới, đội ngũ cán bộ này cần được đi đào tạo về trình độ cũng như chuyên môn tại các nước phát triển. Từ đó họ có thể tích luỹ được các kiến thức mới, những kinh nghiệm của các nền văn hoá tiên tiến đáp ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đội nguc cán bộ quản lý này, công ty còn hết sức chú trọng tới đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất. Họ là lực lượng quyết định tới việc cho ra những sản phẩm tốt nhất theo đúng thiết kế. Công ty thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của công nhân Đồng thời kiểm tra xét điều kiện nâng bậc cho công nhân tạo cho họ động lực giúp họ an tâm công tác, tin tưởng tới sự lãnh đạo của công ty. Ngoài ra, các công nhân có năng lực được công ty cử đi học tại các nước có công nghệ sản xuất giầy tiên tiến, sau đó về chuyền đạt lại công nghệ đó cho toàn thể nhân viên trong công ty. Trong tương lai để phục vụ tốt hơn cho các kế haọch kinh doanh của công ty, cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ cấu lao động trong công ty để đạt được cơ cấu lao động tối ưu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh. Đặc biệt cần chú ý, quan tâm và tăng cường đội ngũ lao động trực tiếp. Đây là nhân tố quyết định cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Bởi nhân tố công người rất quan trọng và cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào. Phần 2: phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà nội 1-Quá trình lập kế hoạch kinh doanh ở công ty da Giầy Hà Nội: 1.1-Các căn cứ lập kế hoạch: -Căn cứ vào kế quả điều tra, nghiên cứu thị trường -Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết -Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình kinh doanh, về khả năng và nguồn lực của công ty -Căn cứ vào báo cáo thực hiện kế hoạch năm trước 1.2- Nội dung của kế hoạch: Hiện nay công ty Da giầy Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở của một số bản kế hoạch như: +Kế hoạch kinh doanh +Bản kế hoạch sản lượng +Kế hoạch sản xuất +Kế hoạch đơn hàng Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh bao gồm 3 phần: 1.2.1-Phần 1: Đánh giá thị trường, dự báo nhu cầu. Công ty căn cứ chủ yếu vào tình hình thực hiện kế hoạch năm vừa qua để đưa ra những dự báo về nhu cầu của thị trường t rong nước cũng như quốc tế và thị trường giầy dép các loại. 1.2.2-Phần 2: Các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu Các mục tiêu của công ty thể hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ tiêu này được chia thành 3 loại chỉ tiêu, đó là: *Các chỉ tiêu chủ yếu chung: Stt Chỉ tiêu chủ yếu đơn vị tính TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ 2/1 3/2 A B C 1 2 3 4 5 I Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994) Tr.đồng 23500 24000 28000 102 116,67 Trong đó: Phần liên doanh “ II Tổng doanh thu Tr.đồng 53000 55000 65000 103 118,18 Trong đó: -Doanh thu SXCN “ -Phần liên doanh ” III Sản phẩm chủ yếu: 1000 đôi Giầy da 271 300 400 111 133,33 Giầy vải 1000 600 500 60 83,33 IV Giá trị xuất khẩu 1000USD 1500 1600 2000 107 125 V Sản phẩm xuất khẩu 1000 đôi Giầy da 176 200 350 113 175 Giầy vải 460 500 400 109 80 VI Giá trị nhập khẩu 1000USD 1740 1400 1500 80 107,14 Trong đó: vật tư, NVL “ 120 120 150 100 125 VII Tổng vốn đầu tư XDCB Tr.đồng 3000 6000 21200 200 353 Trong đó: -Xây lắp “ 2000 4000 6200 200 155 - Thiết bị “ 1000 2000 15000 200 750 (nguồn: phòng Xuất nhập khẩu) Biểu 9: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 -Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 dự tính đạt 28 Tỷ đồng, tăng 16,67% so với năm 2002 -Tổng Doanh thu dự tính đạt 65 tỷ đồng, tăng 18,18% so với năm 2002 -Sản lượng giầy da dự tính đạt 400.000 đôi, tăng 33,33% so với năm 2002 -Sản lượng giầy vải dự tính đạt 500.000 đôi, giảm 16,67% so với năm 2002. Đây là hướng đi mới của công ty, giảm sản lượng giầy vải để tăng sản lượng giầy da để đáp ứng cho nhu cầu mới của thị trường giầy trong nước và quốc tế khi nhu cầu giầy da ngày càng tăng do thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng. -Giá trị xuất khẩu dự tính đạt 2 triệu USD, tăng 25% so với năm 2002 -Giá trị nhập khẩu dự tính đạt 1,5 triệu USD, tăng 7,14% so với năm 2002 -Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự tính đạt 21,2 tỷ đồng, tăng 253% so với năm 2002. Công ty có kế hoạch đầu tư lớn vào máy móc thiết bị nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tăng trưởng vượt mức tăng trưởng của ngành. Nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng 650% so với năm 2002. Có thể thấy đây là năm đột phá trong công tác đổi mới máy móc thiết bị của công ty. Công ty đã đầu tư mạnh để đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng của các dây chuyền sản xuất, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển vững chắc của công ty. *Các chỉ tiêu tài chính: Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu chủ yếu TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ (%) 2/1 3/2 A B 1 2 3 4 5 I Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ 53000 55000 65000 103,64 118,18 II Lợi nhuận 100 150 150 150 100 III Nộp ngân sách 1200 1400 1500 175 107 Trong đó: -Thuế VAT 1300 1400 108 -Thuế tiêu thụ đặc biệt -Thuế TNDN -Thuế tài nguyên -Thuế XNK 100 100 100 -Các khoản nộp khác IV Kế hoạch chi ngân sách -Chi đầu tư phát triển -Chi sự nghiệp kinh tế Trong đó: Điều tra cơ bản môi trường -Sự nghiệp nghiên cứu khoa học 50 100 -Chi đào tạo Trong đó: đào tạo lại và bồi dưỡng -Chi y tế -Chi các chương trình quốc gia (Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu) Biểu 10: Các chỉ tiêu tài chính kế hoạch năm 2003 của công ty -Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ năm 2003 dự tính đạt 65 tỷ đồng, tăng 18,18% so với năm 2002 -Lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh dự tính đạt 150 triệu đồng, đạt mức lợi nhuận năm trước. Tuy nhiên, công ty sẽ tăng các khoản như: -Nộp ngân sách dự tính đạt 1,5 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2002 -Kế hoạch chi ngân sách cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học dự tính đạt 100 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2001. *Các chỉ tiêu huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển: Đơn vị: Triệu đồng Stt Nguồn vốn TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ (%) 2/1 3/2 A B 1 2 3 4 5 Tổng 3000 11000 367 Trong đó; 1 Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN Trong đó: -Vốn trong nước -Vốn nước ngoài 2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 3000 11000 367 3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp -Từ KHCB -Từ lợi tức sau thuế -Từ bán trái phiếu, cổ phiếu -Vay thương mại -Góp vốn với liên doanh NN 4 Vốn đầu tư của dân và các DN ngoài QD 5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu) Biểu 11: Các chỉ tiêu huy động Vốn đầu tư phát triển trong năm 2003 -Tổng số vốn đầu tư phát triển công ty huy động trong năm 2003 chủ yếu là vốn tín dụng của Nhà nước dự tính đạt 11 tỷ đồng, tăng 267% so với năm 2002. 1.2.3-Phần 3: Các biện pháp để thực hiện kế hoạch Công ty thường đưa ra một số nhóm biện pháp để thực hiện kế hoạch đề ra, đó là: -Nhóm biện pháp về duy trì và mở rộng thị trường -Nhóm biện pháp về tổ chức sắp xếp lại sản xuất -Công tác đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh bản kế hoạch kinh doanh được xây dựng rất đơn giản công ty còn có những bản kế hoạch sản lượng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đơn hàng được xây dựng theo từng tháng. Chúng có nội dung rất đơn giản và có hình thức rất giống nhau, các bản kế hoạch này chủ yếu dựa trên bản kế hoạch sản xuất đơn hàng, và thực chất chúng là sự cụ thể hoá quá trình sản xuất theo các đơn đạt hàng của công ty. 1.3- Phương pháp tổng quát trong lập kế hoạch kinh doanh: Trong bản kế hoạch của công ty một số chỉ tiêu được xác định như sau: *Giá trị sản xuất công nghiệp: GTSXCN = ồ SLSPi x GCĐi Trong đó: GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp SLSPi: Sản lượng sản phẩm i sản xuất trong kỳ GCĐi: giá cố định của sản phẩm i (thường lấy giá của năm 1994) *Doanh thu: DTKH = ồ SLSPi x PKH Trong đó: DTKH: Doanh thu kế hoạch SLSPi: Sản lượng sản phẩm i sản xuất trong kỳ PKH: Giá bán kế hoạch sản phẩm i 2-Trình tự lập kế hoạch và phân công thực hiện kế hoạch: Trình tự lập kế hoạch kinh doanh của công ty được thể hiện theo chu trình sau: -Phòng Xuất-Nhập Khẩu thu thập thông tin và nghiên cứu thông tin về tình hình thị trường và các đơn hàng. Đồng thời với các thông tin về năng lực, nguồn lực nội tại của công ty được thể hiện qua các kết quả thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các tháng, quí phòng xuất nhập khẩu sẽ đưa ra các dự báo về thị trường làm cơ sơ cho công tác xây dựng kế hoạch. Công tác này được thực hiện vào thời gian từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10 hàng năm. -Phòng Xuất-Nhập Khẩu kết hợp với các phòng ban trong công ty, đặc biệt là phòng kinh doanh và phòng tiêu thụ nội địa, để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Công tác này được thực hiện vào thời gian khoảng tháng 11 hàng năm. Chậm nhất phải đến ngày 05/12 phải hoàn thành. -Sau khi bản kế hoạch kinh doanh đã hoàn thành, phòng xuất nhập khẩu trình Giám đốc công ty phê duyệt. Nếu không được phê duyệt sẽ trả về phòng xuất nhập khẩu điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu được thông qua, bản kế hoạch kinh doanh sẽ được đưa lên Tổng công ty để xem xét, lưu trữ và kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch của công ty. Mọi thành viên của công ty có trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở chỉ đạo, điều hành của giám đốc và phó giám đốc. Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm cụ thể hoá kế hoạch năm thành các kế hoạch tác nghiệp để thực hiện. Đối với các đơn hàng, phòng xuất nhập khẩu khi nhận được đơn hàng sẽ nghiên cứu phân tích đơn hàng để xác định có nên ký kết hay không. Sau khi ký kết được chuyển qua phòng tài chính-kế toán. Phòng tài chính-kế toán có trách nhiệm tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời, đơn hàng cũng được chuyển sang trung tâm kỹ thuật mẫu để sản xuất thử. Sau đó, phòng xuất nhập khẩu sẽ phát lệnh sản xuất xuống các phân xưởng, xí nghiệp. Quan hệ công ty với cơ quan liên quan tới việc lập kế hoạch: - Đối với công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch kinh doanh: Tổng công ty Da Giầy Việt Nam đưa các chỉ tiêu kế hoạch xuống giúp công ty có phương hướng lập kế hoạch kinh doanh năm tới cho công ty. -Công ty tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh đạt các chỉ tiêu đề ra của Tổng công ty. -Tổng công ty có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kinh doanh khi có những biến động lớn xảy ra trong ngành hoặc những biến động lớn khác về tình hình kinh tế chính trị trong nước và trên thế giới, để phù hợp với năng lực hoạt động của công ty đảm bảo cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. -Cuối năm công ty lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm vừa qua trình lên tổng công ty. Dựa vào báo cáo đó Tổng công ty kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của công ty, có hình thức khen thưởng, động viên và tiếp tục đưa các chỉ tiêu kế hoạch năm sau xuống công ty. 3-Đánh giá công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty trong những năm qua: 3.1-Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty qua các năm: Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty được thể hiện qua biểu sau: Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính TH 2000 TH 2001 ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ 2/1 3/2 4/3 A B 1 2 3 4 5 6 7 1-Giá trị SXCN (giá CĐ 1994) Tr.đồng 17.400 23.500 24.000 28.888 134,6 102 116,7 2-Tổng daonh thu Tr.đồng 25.000 53.000 55.000 65.000 212 103 118,2 3Sản phẩm chủ yếu 1000 đôi -Giầy da “ 150 271 300 400 180 111 133.3 -Giầy vải “ 800 1000 600 500 125 60 83.3 4-Giá trị xuất khẩu 1000USD 1.200 1.500 1.600 2.000 116,7 106,1 125 5-Sản phẩm xuất khẩu 1000 đôi -Giầy da “ 109 176 200 350 161,3 113 175 -Giầy vải “ 518 460 500 400 90 109 80 6-Giá trị nhập khẩu 1000USD 1.120 1.740 1.400 1.500 156,7 80 107,1 7-Tổng vốn đầu tư XDCB Tr.đồng 5.500 3.000 6.000 21.200 54,5 200 353 -Xây lắp “ 1.500 2.000 4.000 6.200 133,3 200 155 -Thiết bị “ 4.000 1.000 2.000 4.200 25 200 750 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Biểu 12: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 3.2-Những kết quả đạt được: Trong những năm gần đây công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh đã được công ty chú trọng. Tuy là thành viên non trẻ trong lĩnh vực sản xuất giầy dép, cũng như tiềm lực còn hạn chế, nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng công ty đã đạt đựoc một số kết quả trong công tác lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Đối với công tác lập kế hoạch kinh doanh: -Công tác tổ chức, phối hợp, phân công nhiệm vụ lập kế hoạch của công ty Da Giầy Hà Nội rất chặt chẽ và rõ ràng. Phòng xuất nhập khẩu là phòng chức năng, là phòng chủ chốt và cũng là phòng có đủ mọi điều kiện để lập và phối hợp thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó là sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các phòng ban khác trong công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch cũng như điều chỉnh kế hoạch. Hệ thống kế hoạch của công ty đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty và các cấp lãnh đạo. -Kế hoạch được lập đã lấy nhu cầu của thị trường và tiềm lực của công ty là hai căn cứ hàng đầu. Đồng thời, kế hoạch cũng bám sát các chỉ tiêu của Tổng công ty đưa xuống. Kế hoạch được lập theo phương thức hạch toán kinh doanh với nguyên tắc “lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi”, kế hoạch được lập đáp ứng cơ bản các yêu cầu mà kế hoạch kinh doanh đề ra. -Phòng xuất nhập khẩu đã tổ chức chặt chẽ việc phân tích và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh hợp lý. Đối với công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 KH TH 2/1 (%) KH TH 5/4 A B 1 2 3 4 5 61 1-Giá trị SXCN Tr.đồng 20000 23500 117,5 21000 24000 114,2 2-Tổng doanh thu “ 29000 53300 183,9 40000 55000 137,5 3-Sản phẩm củ yếu 1000 đôi -Giầy vải “ 1000 1000 100 800 600 75 -Giầy da “ 150 271 180 280 300 107 4-Nộp ngân sách Tr.đồng 1000 1200 120 1200 1400 116,7 (nguồn: phòng xuất nhập khẩu) Biểu 13: Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty khá tốt. Trong năm 2001, công ty đều thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Giá trị SXCN đạt 23,5 tỷ đồng vượt 17,5% kế hoạch, tổng doanh thu đạt 53,3 tỷ đồng vượt 83,9% kế hoạch; nộp ngân sách đạt 1,2 tỷ vượt 20% kế hoạch. Sang đến năm 2002 tình thình vẫn khả quan duy chỉ có chỉ tiêu sản lượng giầy vải là không đạt kế hoạch, chỉ bằng 75% kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu giá trị SXCN vẫn tăng 14,2%, tổng doanh thu cũng tăng 37,5%. Có thể thấy đây là thành tựu đáng tự hào của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Bằng sự phấn đấu không mệt mỏi công ty đã đạt kết quả rất cao trong sản xuất kinh doanh. Tuy kết quả này so với các công ty khác trong ngành chưa cao nhưng thử nhìn lại 4 năm về trước, công ty còn chưa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9464.doc
Tài liệu liên quan