Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 01
CHƢƠNG I: VAI TRÕ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH
NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1/ Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 04
1.2/ Vai trò của định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa 07
1.3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 08
1.3.1/ Khái niệm giá trị doanh nghiệp 08
1.3.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 08
1.3.2.1/ Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doan
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 09
1.3.2.2/ Các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp 11
1.4/ Những phương pháp định giá doanh nghiệp 14
1.4.1/ Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp 14
1.4.2/ Những phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới 15
1.4.2.1/ Phương pháp vốn hóa thu nhập 15
1.4.2.2/ Phương pháp số dôi thu nhập – EE (Excess Earning) 15
1.4.2.3/ Phương pháp dòng tiền chiết khấu – DCF (Discounted Cash Flow) 16
1.4.2.4/ Phương pháp tài sản – NAV (Net Asset Value) 17
1.4.2.5/ Phương pháp tính theo giá tài sản vô hình hiện hữu – VSIA
(Value of Specific Intangible Assets)
17
1.4.2.6/ Phương pháp so sánh 18
1.4.2.7/ Phương pháp giá trị kinh tế gia tăng – EVA (Economic Value Added) 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
TRONGTIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1/ Thực trạng định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tại Việt
Nam
20
2.1.1/ Giai đoạn thí điểm và mở rộng thí điểm từ 1992 đến tháng 6/1998 20
Trang 2
2.1.2/ Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2002 24
2.1.3/ Giai đoạn từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2004 27
2.1.4/ Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay 31
2.1.4.1/ Phương pháp tài sản 32
2.1.4.2/ Phương pháp dòng tiền chiết khấu 38
2.2/ Những ưu điểm và hạn chế về khâu định giá doanh nghiệp hiện nay 42
2.2.1/ Ưu điểm 42
2.2.2/ Tồn tại và vướng mắc 43
2.2.2.1/ Về quản lý vĩ mô 43
2.2.2.2/ Về cơ chế thực hiện 43
2.2.2.3/ Về phương pháp định giá hiện hành 44
2.2.2.3.1/ Về phương pháp tài sản 44
2.2.2.3.2/ Về phương pháp dòng tiền chiết khấu 53
2.2.2.3.3/ Một số quy định khác về cổ phần hóa có thể gây trở ngại
cho việc định giá
54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN
HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
3.1/ Quan điểm và phương hướng về định giá doanh nghiệp Nhà nước hiện nay 57
3.2/ Các giải pháp hoàn thiện định giá doanh nghiệp 59
3.2.1/ Giải pháp về quản lý vĩ mô của Nhà nước 59
3.2.2/ Giải pháp về cơ chế thực hiện 61
3.2.3/ Giải pháp về phương pháp định giá 62
3.2.3.1/ Phối hợp 2 phương pháp định giá doanh nghiệp hiện hành 62
3.2.3.2/ Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu 63
3.2.3.3/ Áp dụng đa dạng các phương pháp định giá doanh nghiệp 65
3.2.3.4/ Đối với tài sản cố định 72
3.2.3.5/ Định giá thương hiệu 72
3.2.3.6/ Vấn đề xác định yếu tố con người vào giá trị doanh nghiệp 76
Trang 3
3.2.3.7/ Một số giải pháp khác 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC 1 V
PHỤ LỤC 2 Vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế hiện nay, nhằm giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của khối doanh nghiệp Nhà
nước, yêu cầu cấp bách là sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Trong đó, cổ phần hóa là một giải pháp
có nhiều ưu điểm nhất trong các giải pháp tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Cổ phần hoá là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hóa sản xuất. Nhờ sự
xuất hiện công ty cổ phần mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước, làm chỗ dựa
cho Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, đó cũng là một giải pháp để tăng
tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Một trong những
lý do chủ yếu khiến quá trình này bị chậm là do chúng ta chưa thể xác định giá trị của
các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa một cách hợp lý do đặc tính doanh nghiệp
là một hàng hóa đặc biệt bao gồm nhiều bộ phận cấu thành.
Có thể chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Giá trị các tài sản của doanh nghiệp bao gồm: máy móc thiết bị, vật
tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán, tài sản bằng
tiền, ngọai tệ;
- Nhóm 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích mặt bằng do doanh
nghiệp quản lý và sử dụng;
Trang 4
- Nhóm 3: Giá trị các tài sản vô hình: các lợi thế tự nhiên, vị trí của doanh
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường (thương
hiệu, chất lượng sản phẩm), đội ngũ những nhà quản lý giỏi, tay nghề của công nhân...
Chính vì những lý do này dẫn đến quá trình xác định giá trị doanh nghiệp là
một hoạt động phức tạp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn
mang tính áp đặt vì chủ yếu việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay gắn với cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nếu không phải là Nhà nước được lợi thì cũng là
người lao động được hưởng. Do đó, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ
cần thiết cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mà trong sự phát triển của
kinh tế thị trường, đặc biệt là khi có thị trường chứng khoán, xác định giá trị doanh
nghiệp sẽ là công việc thường xuyên diễn ra ở các doanh nghiệp nên việc nghiên cứu
vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn
thực tiễn đối với tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cũng như
sau này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tác giả đã thực hiện đề tài “HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHẰM ĐẨY NHANH
TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC HIỆN NAY” với
mong muốn đóng góp một số ý kiến đến vấn đề định giá doanh nghiệp Nhà nước nhằm
mục đích chuyển giao và cổ phần hóa.
2/ Mục đích nghiên cứu:
- Cho thấy sự cần thiết của công tác xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước
trong quá trình cổ phần hóa.
- Trình bày thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp và những trở ngại
thường gặp khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác định
giá, nhất là đối với tài sản vô hình (thương hiệu, lợi thế kinh doanh, nguồn nhân lực...)
nhằm góp phần đẩy mạnh công tác cổ phần hóa ở Việt Nam.
3/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: chính trị, kinh
tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, bảo hiểm, pháp luật... Tuy nhiên, phần nghiên cứu
của đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu xác định giá trị doanh nghiệp trong tiến
trình cổ phần hóa ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp ở tầm vĩ mô.
Trang 5
4/ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu vận dụng xuyên suốt trong đề tài này là phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiệp vụ để
khảo cứu, phân tích, đánh giá, kế thừa có chọn lọc và hệ thống. Cụ thể:
- Bước 1: thu thập, chọn lọc thông tin, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực cần
nghiên cứu trong đề tài.
- Bước 2: tập hợp, xử lý dữ liệu, kết hợp kiến thức đã học và thực tiễn để thực
hiện nội dung đề tài.
Ngoài ra, các phương pháp và kỹ thuật cụ thể sau đây cũng được vận dụng để
lý giải về đề xuất các ý kiến hoàn thiện như: phương pháp phân tích tổng hợp, đối
chiếu, so sánh...
5/ Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
Đề tài trình bày, phân tích một cách hệ thống các vấn đề về lý luận liên quan
đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa.
Đề tài đã tổng kết, phân tích quá trình thực hiện công tác định giá để phục vụ
tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời rút ra những thành tựu
đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết. Từ đó, đề xuất những giải pháp và
định hướng góp phần thiết thực cho hoạt động định giá trong thời gian tới nhằm giúp
cho chủ trương cổ phần hóa được thực thi mạnh mẽ hơn.
*
* *
Trang 6
CHƯƠNG I
VAI TRÕ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1/ Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam
Các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 (ở
miền Bắc) và từ sau 1975 (ở miền Nam). Do hoàn cảnh lịch sử, các doanh nghiệp Nhà
nước ở Việt Nam hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ
sở của nhiều quan điểm nên có nhiều đặc trưng khác biệt so với doanh nghiệp nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới, biểu hiện ở chỗ:
- Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán. Năm 1992, cả nước có
trên 2/3 tổng số doanh nghiệp Nhà nước có số lượng lao động dưới 100 người,
chỉ có 4% doanh nghiệp có số lượng lao động trên 100 người. Số lượng lao
động trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng
số lao động xã hội, khoảng 5-6%1.
- Tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng còn chiếm tới gần 40%
tổng số doanh nghiệp Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp
Nhà nước còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế. Còn khoảng 10% doanh nghiệp làm ăn thua lỗ2.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, trừ một số rất ít (khoảng 18%) số doanh
nghiệp Nhà nước được đầu tư mới trong thời gian gần đây, phần lớn các công
nghệ của doanh nghiệp Nhà nước đã được sử dụng khá lâu, có trình độ kỹ thuật
thấp kém so với các nước từ 3 đến 4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn trang bị các
thiết bị máy móc từ những năm 1930 của thế kỷ trước và trước đó được xây
dựng bằng kỹ thuật của nhiều nước khác nhau nên tính đồng bộ của hệ thống
máy móc thấp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp khó
có khả năng cạnh tranh cả trong nước và trên thế giới2.
1
“Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia, Tình hình cải cách doanh nghiệp Nhà nước
(08/12/2005)” [24]
2
“Nguồn: Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, Báo cáo tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các
nhà tài trợ - CG 2005, Hà Nội ngày 06-07/12/2005” [26]
Trang 7
- Việc phân bổ còn bất hợp lý về ngành, vùng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp Nhà nước không còn được bao cấp như trước, bị các
thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nhiều doanh nghiệp không thể trụ
nổi buộc phải giải thể hoặc phá sản. Trong những năm gần đây, chúng ta đã tiến
hành cải cách doanh nghiệp Nhà nước, do đó mặc dù số lượng các doanh
nghiệp đã giảm từ 12.084 (tính đến ngày 01/4/1994) xuống hiện còn hơn 3.700
doanh nghiệp Nhà nước (tính đến hết năm 2005)3, nhờ sự đổi mới về tổ chức
quản lý, về kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp còn lại, tỷ trọng tổng
sản phẩm quốc dân (GDP) của khu vực kinh tế Nhà nước so với toàn bộ nền
kinh tế không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể.
Bảng 1.1 và 1.2 sau cho thấy rõ điều đó:
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (%) của Việt Nam
Giai đoạn (năm) 1971-1980 1981-1985 1986-1990 1991-1997 2001-2005
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân
0,4 6,4 3 7,8 đến 8,5 7,51
“Nguồn: Tổng cục Thống kê, Trang thông tin điện tử ngày 14/4/2006 ” [23]
Bảng 1.2: Tỷ trọng GDP (%) của kinh tế Nhà nước so với toàn bộ nền kinh tế
Năm 1990 1991 1992 1993 1997 2000 2002
Tỷ trọng GDP của
kinh tế quốc doanh so với
toàn bộ nền kinh tế
34,1 36 39,6 42,9 43,6 47,1 46,3
“Nguồn: Tổng cục Thống kê, Trang thông tin điện tử ngày 14/4/2006 ” [23]
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã tăng
nhanh, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nhiều
ngành kinh tế, nhất là những ngành quan trọng đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao và các
ngành sản xuất cung ứng các hàng hóa và các dịch vụ công cộng. Đồng thời doanh
nghiệp Nhà nước vẫn là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu cho ngân sách Nhà
nước. Có thể nhận thấy rằng: hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước hình thành từ thời
quản lý tập trung quan liêu bao cấp, khi chuyển sang cơ chế mới lại thiếu kiểm soát
chặt chẽ việc thành lập nên phát triển tràn lan (nhất là cấp tỉnh-thành phố, quận-huyện,
các tổ chức chính trị xã hội...). Một bộ phận quan trọng doanh nghiệp Nhà nước không
đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động, thiếu vốn tối thiểu, trang thiết bị quá đơn sơ, trách
nhiệm về tài sản không được phân định rõ ràng. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế tư
3 “Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, tháng 2/2006” [26]
Trang 8
123
253
212
205
164
532
753
693
600
0 200 400 600 800
Giai đoạn 1992-1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Kế hoạch 2006
nhân còn quá non yếu về mọi mặt, chỉ mới hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp nên doanh nghiệp Nhà nước chưa thể tập trung
toàn lực cho yêu cầu phát triển ở những ngành, lĩnh vực then chốt.
Hình 1.1: Thống kê số lượng doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa
“Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, tháng 2/2006” [26]
Những đặc điểm trên luôn chi phối phương hướng, bước đi và biện pháp trong
quá trình đổi mới ở nước ta. Sau hơn 10 năm đổi mới và sắp xếp, các doanh nghiệp
Nhà nước đã và đang chuyển hướng khá căn bản, đã sắp xếp lại một bước quan trọng,
giảm được gần một nửa số doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp địa phương nhỏ bé,
hoạt động không hiệu quả. Số lớn doanh nghiệp còn lại được tổ chức và từng bước
phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh làm ăn năng động và hiệu quả. Nhưng nhìn
chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn rất còn khó khăn, hướng kinh doanh còn thấp,
nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn thua lỗ triền miền, hoạt động cầm chừng. Sự đóng góp
của doanh nghiệp Nhà nước cho ngân sách Nhà nước chưa tương xứng với phần đầu
tư của Nhà nước cho doanh nghiệp, cũng như với tiềm lực của doanh nghiệp Nhà nước
tình trạng mất, thất thoát lớn về vốn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, việc quản lý
đối với các doanh nghiệp còn quá yếu kém, đặc biệt là tình trạng buông lỏng quản lý
tài chính làm Nhà nước mất vai trò thực sự là người chủ sở hữu, tình trạng phân hóa,
chênh lệch trong thu nhập ngày càng tăng.
Trang 9
1.2/ Vai trò của định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa
Cổ phần hóa thực chất là việc Nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ giá trị
hiện có thuộc phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho các cổ đông; hoặc giữ nguyên
giá trị thuộc phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
Theo nguyên tắc kế toán, giá trị tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận theo
thực tế tạo thời điểm phát sinh nghiệp vụ mua hay nhập tài sản, thông thường giá này
thường khác biệt rất nhiều so với giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa doanh
nghiệp. Vì vậy, để cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cần thiết phải xác định
giá trị các doanh nghiệp này.
Mặt khác, giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải chỉ là tổng cộng giá trị
các tài sản hiện có trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà còn bao gồm cả
các giá trị tài sản vô hình như lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, đội ngũ các nhà
quản trị doanh nghiệp tài giỏi...
Hơn nữa, cổ phần hóa giúp nền kinh tế huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư
đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Đồng thời cổ phần hóa còn phát huy vai
trò làm chủ thực sự của người lao động, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, tiến trình cổ phần hóa hiện nay còn
diễn ra khá chậm.
Trước đây, một trong những lý do chính của việc chậm cổ phần hóa là do thiếu
văn bản, chính sách hướng dẫn. Nhưng từ khi Nghị định 187/2004/NĐ-CP ra đời và
các văn bản hướng dẫn khác cũng lần lượt được các cơ quan hữu quan ban hành, các
quy định mới đã cho phép cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty lớn, nắm giữ
các vị trí then chốt trong nền kinh tế như Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Hàng
không, Tổng Công ty Hàng hải, Tổng Công ty Xăng-Dầu... Tuy nhiên, vẫn còn có
những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa ở hầu hết các bộ, ngành, địa
phương. Những nguyên nhân đó xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công nhân viên
đến cơ chế chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước được cổ
phần hóa; từ cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa còn nhiều bất cập đến quy trình cổ phần
hóa còn rườm rà, cứng nhắc; từ khó khăn trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng cho
đến đặc biệt là khâu xác định giá trị tài sản doanh nghiệp rất phức tạp.
Chính vì vậy, vướng mắc chủ yếu là làm thế nào xác định được giá trị doanh
nghiệp một cách hợp lý và chính xác. Hiện nay, việc xác định giá trị doanh nghiệp gặp
Trang 10
rất nhiều khó khăn và thường bị kéo dài. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, tài sản cố
định thường được trang bị thiếu đồng bộ, công nghệ lạc hậu, lại qua nhiều lần đánh giá
cho nên việc đánh giá lại giá trị của tài sản là điều không đơn giản. Nếu định giá tài
sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa không đúng với giá trị thực thì sẽ không gây
thất thoát tài sản của Nhà nước thì cũng làm giảm lợi ích của nhà đầu tư, trong đó có
người lao động. Điều này dẫn đến thật khó có thể dung hòa được lợi ích của các bên để
đưa ra quan điểm chung thống nhất
Do vậy, để quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện
đúng với chủ trương đã đề ra, yêu cầu cần thiết phải xác định lại giá trị doanh nghiệp
cho sát với giá thị trường, làm cơ sở cho việc định giá bán cổ phần và hiện nay phần
lớn các ý kiến đều cho rằng cơ chế tạo ra giá trị thỏa đáng của doanh nghiệp chính là
giá thị trường trên cơ sở cung-cầu và cạnh tranh.
1.3/ Các nhân tố ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp
1.3.1/ Khái niệm giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt. Đối với người đầu tư mua doanh
nghiệp thì giá trị sử dụng của hàng hóa này là nó có khả năng cung ứng một lượng
hàng hóa cho xã hội và thông qua đó người đầu tư thu được khoảng lợi nhuận nhất
định. Do vậy, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai là mối quan
tâm hàng đầu của người mua và cũng là căn cứ chủ yếu để người mua lượng định giá
trị của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp
có đặc điểm riêng về cơ sở vật chất kỹ thuật, về điều kiện và vị thế kinh doanh. Do
vậy, mỗi doanh nghiệp đưa ra xác định giá trị là một hàng hóa đơn chiếc, cá biệt,
không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Vì thế, đòi hỏi trong việc xác định giá trị
doanh nghiệp cần xem xét thận trọng và lựa chọn phương pháp phù hợp.
Kết quả định giá doanh nghiệp không phải là giá cả của doanh nghiệp. Cũng
giống như các loại hàng hóa khác, giá trị thị trường của doanh nghiệp chịu sự chi phối
của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, ... nên kết
quả xác định giá trị doanh nghiệp chỉ là một căn cứ cơ sở để xem xét thương lượng.
1.3.2/ Các nhân tố ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp
Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng, kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai sẽ quyết định giá trị doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của doanh
nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố thuộc về môi trường kinh
Trang 11
doanh và các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp. Vì vậy, để xác định giá trị doanh
nghiệp trước hết chúng ta phải hiểu được các nhân tố chủ yếu quan trọng và ảnh
hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng và làm thay đổi
kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh
nghiệp. Các nhân tố đó có thể là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh hoặc cũng
có thể là các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh tác động đến giá trị doanh nghiệp
là các nhân tố không thuộc phạm vi kiểm soát của chính doanh nghiệp và chịu tác
động bởi diễn biến kinh tế xã hội của quốc gia và những quy định, quy luật, luật lệ của
Nhà nước. Thuộc dạng những nhân tố này là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng lạm
phát, lãi suất tín dụng, đặc biệt là lãi suất ngân hàng, hoạt động của thị trường chứng
khoán. Tất cả các nhân tố đó đều tác động đến tỷ suất hoàn vốn, thu nhập dự kiến, mức
độ rủi ro và do đó có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, những mục tiêu và
những ưu đãi của Nhà nước trong quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế cũng tác động
đáng kể đến giá trị doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh xét về một mặt nào đó cũng tác
động ảnh hưởng khá lớn đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng lớn
và quyết định đến giá trị doanh nghiệp lại không phải là các nhân tố thuộc về môi trường
kinh doanh mà là các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp. Nhân tố thuộc nội tại doanh
nghiệp là các nhân tố chủ quan thuộc về sự kiểm soát của chính bản thân doanh nghiệp. Giá
trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những nhân tố này. Nói cách khác, những nhân tố
thuộc nội tại doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng tạo thành giá trị doanh nghiệp.
1.3.2.1/ Các nhân tố thuộc về môi trƣờng kinh doanh
Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh bao gồm:
Thứ nhất, môi trường kinh doanh tổng quát
Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế mức độ ổn định của đồng tiền, của
tỷ giá ngoại tệ, của tỷ suất đầu tư các chỉ số trên thị trường chứng khoán... đều có tác động
trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, lạm phát phi mã là biểu
hiện môi trường tồn tại của doanh nghiệp đang bị lung lay, mọi sự đánh giá về doanh
nghiệp trong lúc này kể cả đánh giá về giá trị doanh nghiệp đều bị đảo lộn hoàn toàn.
Môi trường chính trị: Sự phát triển kinh tế chỉ có thể ổn định trong một môi
trường ổn định về chính trị, các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ
tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, bao gồm:
Trang 12
- Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống luật pháp.
- Quan điểm, chủ trương của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh thông
qua hệ thống luật pháp, các văn bản pháp quy.
- Quan điểm bảo vệ sản xuất, bảo vệ các nhà đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng.
- Quan điểm khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Quan điểm phân biệt đối xử thể hiện qua các quy định pháp luật về thuế,
cạnh tranh, sở hữu trí tuệ.
- Năng lực hành pháp của chính phủ và ý thức chấp hành pháp luật của công
dân, các doanh nghiệp.
- Xu hướng, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của chính
phủ với các quốc gia khác; quan điểm cá nhân của người đứng đầu chính phủ cũng tác
động tới quá trình sản xuất kinh doanh.
Môi trường văn hóa xã hội: Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường
văn hóa nhất định: lối sống, văn hóa, tác phong, quan niệm về chân thiện mỹ, quan
niệm về nhân cách; về văn minh xã hội thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng.
Môi trường xã hội thể hiện ở môi trường số lượng cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi,
mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người.
Môi trường kỹ thuật công nghệ: Các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong
phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của
con người, hàm lượng tri thức có khuynh hướng gia tăng trong giá thành sản phẩm. Ở
góc độ doanh nghiệp đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với sự tồn tại của
doanh nghiệp, sự thiếu nhạy bén trong việc chiếm lĩnh những thành tựu khoa học mới
nhất có thể là nguyên nhân đưa doanh nghiệp đến chỗ phá sản.
Thứ hai, môi trường kinh doanh đặc thù
Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng: Thị trường là yếu tố quyết định
đến đầu ra đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường đối với một doanh nghiệp
thể hiện bằng yếu tố khách hàng, khách hàng của doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá
nhân; có thể là khách hàng hiện tại hoặc trong tương lai; thông thường khách hàng sẽ
chi phối hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng có trường hợp khách hàng bị lệ
thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, muốn đánh giá đúng doanh
nghiệp cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong
quan hệ với khách hàng.
Trang 13
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp: Trong quan hệ giữa các nhà
cung cấp, doanh nghiệp đóng vai trò như là thượng đế. Tuy nhiên, có thể do tính khan
hiếm của nguyên vật liệu, do số lượng nhà cung cấp không đủ lớn làm cho các nguồn
cung cấp của doanh nghiệp không ổn định. Khi đánh giá doanh nghiệp ta phải xét đến
sự phong phú của các nguồn cung cấp, số lượng, chủng loại các nguyên liệu có thể
thay thế được cho nhau, khả năng đáp ứng lâu dài cho doanh nghiệp rồi mới kể đến
tính kịp thời, chất lượng, giá cả của sản phẩm cung cấp.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh: Ngày nay được sự ủng
hộ từ phía Nhà nước, trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên quyết liệt, điều
này vừa là cơ hội song cũng vừa là thách thức đối với doanh nghiệp. Do vậy, khi đánh
giá năng lực cạnh tranh, chúng ta phải xem xét trên các mặt về giá cả, chất lượng, dịch
vụ bảo hành sửa chữa. Ngoài ra, cần xem xét số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh, năng lực thực sự và thế mạnh của họ là gì, chỉ ra các yếu tố mầm mống có thể
làm xuất hiện các đối thủ mới. Có như vậy mới kết luận đúng vị thế và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước: Trong cơ chế thị trường,
doanh nghiệp nói chung được quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh,
tuy nhiên sự hoạt động của doanh nghiệp luôn được đặt với sự kiểm tra của cơ quan
Nhà nước. Các tổ chức này giám sát doanh nghiệp, đảm bảo việc hoạt động của các
doanh nghiệp không được vượt quá những quy ước xã hội, luật pháp của Nhà nước.
1.3.2.2/ Các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp gồm có:
Một là, hiện trạng về tài sản doanh nghiệp
Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tùy
thuộc vào loại hình sản xuất hay kinh doanh thương mại-dịch vụ mà cơ cấu tài sản
trong các doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, trình độ của trang thiết bị và công nghệ
sản xuất là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng, số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, khối lượng, trình độ
trang thiết bị máy móc và dây chuyền công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định kết quả sản xuất kinh doanh.
Trang 14
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại-dịch vụ: quá
trình sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa,
dịch vụ thì tài sản cố định chủ yếu là văn phòng, cửa hàng, phương tiện vận tải. So với
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng
số tài sản của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại-dịch vụ không lớn
nhưng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh có trụ sở, văn phòng khang trang
bề thế luôn tạo được cảm giác yên tâm, tin tưởng cho khách hàng, từ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thỏa thuận và ký kết các hợp đồng kinh tế.
Như vậy, hiện trạng tài sản cố định (bao gồm cả số lượng và trình độ công
nghệ) có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Tài sản cố định càng lớn, càng hiện
đại, càng làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Ngược lại, tài sản cố định càng lạc hậu,
không đồng bộ, càng làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Mặt khác, trong một số trường hợp, người mua không quan tâm ngay đến kết
quả sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển của doanh nghiệp mà họ lại quan tâm
vào hiện trạng của tài sản vì rủi ro có thể xảy ra, liên quan đến việc phải thay thế tài
sản cố định mới hoặc phải tốn thêm chi phí để bổ sung thêm trang thiết bị đảm bảo cho
sự đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Vì vậy, giá trị và tình trạng hiện thời của tài sản
cố định luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
Hai là, trình độ quản lý
Một yếu tố khác ảnh hưởng khá quan trọng đến kết quả hoạt động của doanh
nghiệp là bộ máy quản lý. Một doanh nghiệp với đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, được sự
hỗ trợ tích cực của bộ máy điều hành năng động chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao và ngược lại. Ở các nước phát triển, khi nhà đầu tư dự định tài trợ hoặc đầu tư
vào một doanh nghiệp nào đó, họ rất quan tâm đến vấn đề này. Khi đã tin tưởng vào
đội ngũ quản lý giỏi đặt dưới sự điều hành của một giám đốc năng động, có trình độ,
họ sẵn sàng đầu tư và có thể chấp nhận trả giá cao.
Một bộ máy quản lý tốt, đồng bộ sẽ tạo điều kiện sử dụng tốt nhất, có hiệu quả
nhất tài sản tiền vốn của doanh nghiệp, từ đó sẽ gia tăng thu nhập từ kết quả của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ có vậy, trình độ quản lý giỏi của lãnh
đạo doanh nghiệp còn tạo điều kiện ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, thực hiện nghiêm chỉnh và đúng thời hạn thỏa thuận, các hợp đồng kinh tế với
khách hàng. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao uy
Trang 15
tín doanh nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy, có
thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Giá trị doanh nghiệp chịu tác động rất lớn
bởi trình độ quản lý của bản thân doanh nghiệp.
Ba là, vị trí ngành nghề kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, vị trí ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng quan
trọng đến giá trị doanh nghiệp. Một ngành nghề kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao,
ổn định và đang có xu hướng phát triển, mở rộng thì các doanh nghiệp thuộc ngành
nghề kinh doanh đó sẽ được quan tâm hơn và như vậy, các doanh nghiệp đó sẽ có giá
trị lớn hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp ở những ngành nghề kinh doanh đang có xu
hướng co lại, tỷ suất lợi nhuận thấp và rủi ro cao thì giá trị cũng bị giảm đi.
Bốn là, vị trí địa lý
Một doanh nghiệp có vị trí thuận tiện, gần các trung tâm kinh doanh thương
mại sầm uất, thuận tiện trong việc vận chuyển thì kinh doanh có rất nhiều thuận lợi
trong việc quan hệ, giao dịch với khách hàng; nhanh nhạy với nhu cầu thị hiếu của
khách hàng ._.để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình... Ngoài ra, một vị
trí địa lý tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển thành
phẩm đi tiêu thụ, từ đó doanh nghiệp giảm giá vốn hàng hóa, tăng tỷ suất lợi nhuận,
tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vị trí địa lý tốt sẽ là lợi thế của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ được nhà đầu tư
đánh giá cao, từ đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
Năm là, trình độ tay nghề của người lao động
Trong các doanh nghiệp, trình độ tay nghề của người lao động càng cao càng
tạo điều kiện cho việc sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao. Hơn thế nữa, trình
độ lành nghề của người lao động sẽ tạo ra năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất
ra nhiều với giá thành thấp do sử dụng tiết kiệm nhiên vật liệu và giảm chi phí quản lý
trên một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, người ta luôn cho rằng: trình độ tay nghề của người
lao động đang ảnh hưởng tới thành phẩm sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến
giá trị doanh nghiệp.
Một đội ngũ những người lao động lành nghề, làm việc với năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao không phải doanh nghiệp nào cũng có. Điều này sẽ giúp
cho các nhà đầu tư giảm được chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của người
lao động nếu được sở hữu hay quản lý doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp
không có đội ngũ lao động lành nghề thì năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh
Trang 16
của doanh nghiệp đó sẽ thấp từ đó giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Mặt
khác, vì người mua sẽ phải tốn thêm chi phí để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân
nên tất yếu trong sự trù tính của họ sẽ trừ khoản chi phí đó vào giá trị doanh nghiệp.
Sáu là, các báo cáo chứng từ tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm nhiều loại báo cáo nhằm phản ánh
tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian nhất định
nhưng quan trọng nhất vẫn là bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, qua việc nghiên cứu các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp giúp ta thấy được các nhân tố làm gia tăng giá trị và các nhân tố làm
giảm giá trị doanh nghiệp, trong đó có những nhân tố có thể định lượng được, nhưng
cũng có những nhân tố không định lượng được, đòi hỏi người làm công tác xác định
giá ngoài những hiểu biết chuyên môn còn phải có giác quan nghề nghiệp nhạy cảm và
khả năng thuyết phục người đầu tư.
Đối với bên bán, sau khi nắm được các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến giá
trị doanh nghiệp, họ sẽ tìm thấy những điểm yếu của doanh nghiệp mình mà cần phải
cố gắng cải thiện những điểm yếu đó trước khi đưa ra bán. Họ sẽ tìm mọi cách để nêu
bật các điểm mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp. Người
bán phải phân tích cho được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình dưới
lăng kính người mua.
Đối với người mua, hiểu được các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp sẽ giúp người mua nắm được thực chất giá trị doanh nghiệp mà mình
đang quan tâm. Và điều quan trọng hơn là qua phân tích của bản thân và phân tích
cung cấp số liệu của bên bán, người mua sẽ hiểu được thực trạng tình hình tài chính,
tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất khi trở thành chủ sở
hữu chính thức của doanh nghiệp đó.
1.4/ Những phƣơng pháp định giá doanh nghiệp
1.4.1/ Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Mục
tiêu cuối cùng là doanh nghiệp sẽ có giá trị sao cho người mua sẵn lòng trả tiền để có
nó. Tuy vậy, có rất nhiều cách thức để xác định giá trị doanh nghiệp. Thông thường
người ta sẽ tính giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau, và được nhiều kết quả
khác nhau, sau đó họ sẽ lấy giá trị trung bình của các kết quả khác nhau này.
Trang 17
Việc đánh giá về mặt tài chính có quan hệ tới doanh nghiệp như vật trao đổi
giữa người mua và người bán dựa trên một thị trường có tổ chức (ví dụ thị trường
chứng khoán) mà giá cả tuỳ thuộc vào khả năng kiếm được lợi nhuận trong việc sản
xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ của bản thân doanh nghiệp.
Xác định giá trị có thể liên quan đến doanh nghiệp trong nhiều thời điểm khác
nhau của chính đời sống của doanh nghiệp: Từ giai đoạn lập dự án, thành lập doanh
nghiệp; giai đoạn hoạt động; giai đoạn thanh lý, giải thể. Tuy nhiên, thường thì việc
định giá xảy ra vào lúc có chuyển nhượng quyền sở hữu của một doanh nghiệp đang
hoạt động, nghĩa là một doanh nghiệp đã có một quá khứ cụ thể hóa bằng một sở hữu
tài sản, nhưng cũng đảm bảo được một tương lai.
1.4.2/ Những phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới
1.4.2.1/ Phƣơng pháp vốn hóa thu nhập
Một phương pháp thường được dùng để định giá một doanh nghiệp là phương
pháp vốn hoá thu nhập, phương pháp này đề cập đến khoản thu nhập trên số vốn đầu
tư đang được nhà đầu tư mong đợi. Có rất nhiều sự đa dạng trong cách áp dụng
phương pháp này. Tuy nhiên, bản chất logic là giống nhau.
Công thức tính như sau:
BV =
CF (1.1)
r
Ghi chú:
BV: giá trị doanh nghiệp (Business Valuation)
CF: thu nhập trong một năm, kéo dài mãi hay còn gọi là dòng tiền (Cash Flow)
r: lãi suất một năm của khoản đầu tư không rủi ro; còn được xem như tỷ lệ vốn
hóa (interest)
1.4.2.2/ Phƣơng pháp số dôi thu nhập – EE (Excess Earning)
Phương pháp này giống như phương pháp vốn hóa thu nhập được đề cập ở
trên. Điểm khác là nó tách rời phần thu nhập từ tài sản ra khỏi tổng thu nhập.
Phương pháp vốn hóa thu nhập trình bày ở trên thường phù hợp với các doanh
nghiệp mà thu nhập của họ chủ yếu có từ tài sản cố định (Ví dụ các công ty kinh doanh
gas hay điện). Trong trường hợp đa số các doanh nghiệp nhỏ có thu nhập dựa vào tài
sản cố định của họ rất ít, thì phương pháp số đôi thu nhập tỏ ra hợp lý hơn.
Trang 18
n
t
t
r
CF
NPV t
1 1
Công thức chung:
BV = EE x k + AV (1.2)
Với: EE = TE - AE
Ghi chú:
BV: giá trị doanh nghiệp (Business Value)
AV: giá trị tài sản cố định (Asset Value)
EE: số dôi thu nhập (Excess Earning)
TE: tổng thu nhập (Total Earning)
AE: thu nhập từ tài sản cố định (Earning from Assets)
k: số nhân
1.4.2.3/ Phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu – DCF (Discounted Cash Flow)
Người mua thường xem xét doanh nghiệp và định giá nó bằng cách xác định
xem dòng tiền thu về sẽ bù đắp cho khoản đầu tư (vay) này như thế nào. Nghĩa là họ sẽ
xác định dòng tiền bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động và cộng thêm các khoản chi phí
không phải chi bằng tiền (như chi phí khấu hao) và các khoản thu nhập do thanh lý tài
sản vào cuối kỳ, nhưng đồng thời họ cũng trừ khỏi dòng tiền các khoản chi phí phải
thay thế tài sản thiết bị. Họ cũng điều chỉnh mức lương của người chủ hiện tại căn cứ
theo thị trường hay ít nhất mức lương này được người chủ mới chấp nhận.
Công thức chung để tính hiện giá của dòng tiền như sau:
(1.3)
Ghi chú:
NPV: hiện giá thuần của các khoản thu nhập trong tương lai
CFt : dòng tiền thu nhập của năm t
r : lãi suất chiết khấu hiện hành
t: năm thứ t của dòng tiền (t từ năm 1 đến năm n)
1.4.2.4/ Phƣơng pháp tài sản – NAV (Net Asset Value)
Phương pháp tài sản ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá thị trường
của các loại tài sản của doanh nghiệp.
Trang 19
Công thức tính:
V = VA - VD (1.4)
Trong đó:
V: giá trị thị trường của doanh nghiệp (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)
VA: giá trị thị trường của toàn bộ tài sản
VD: giá trị thị trường của nợ
1.4.2.5/ Phƣơng pháp tính theo giá tài sản vô hình hiện hữu – VSIA (Value of
Specific Intangible Assets)
Đây là cách định giá thường bị bỏ sót. Trong một số trường hợp chúng ta cần
phải sử dụng cách định giá này trong việc bán một doanh nghiệp. Phương pháp này
dựa vào nhu cầu của người mua muốn có một tài sản cố định vô hình nào đó nhưng
không cần phải xây dựng tài sản này. Vì đi mua tiết kiệm về thời gian rất lớn và hiệu
quả hơn nhiều lần so với xây dựng nó.
Thông thường, cách định giá này thường được áp dụng đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, phục vụ khách hàng. Khách hàng thân
thuộc (''mối'') thường được xem là có giá trị trong nhiều ngành. Rất nhiều doanh
nghiệp được định giá để mua và bán có tính đến giá trị khách hàng, bao gồm đại lý
bảo hiểm (tổng đại lý, hay đại lý độc lập), đại lý quảng cáo, dịch vụ vệ sinh văn
phòng, dịch vụ kế toán...
Trong thực tế, khi áp dụng phương pháp này, người mua thường đòi hỏi một
khoản bồi hoàn trong trường hợp những khách hàng này không còn sau một khoản
thời gian được giao kèo trước. Ví dụ: một công ty được định giá là $100 cho mỗi
khách hàng, kèm với một tỷ lệ bồi hoàn đối với mỗi khách hàng bị mất trong khoản
thời gian 12 tháng. Tỷ lệ bồi hoàn được căn cứ vào khoản thời gian bị mất khách hàng.
Chẳng hạn trong ví dụ trên, nếu khách hàng không tiếp tục mua hàng sau 6 tháng, thì
người bán phải hoàn trả lại $50 cho người mua.
1.4.2.6/ Phƣơng pháp so sánh
Để sử dụng phương pháp này, cần phải thu thập dữ liệu của một số các công ty
tương tự, là những công ty đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoạt động
trong cùng ngành nghề và có quy mô tương đương để phân tích và từ đó đưa ra một
mức giá so sánh phù hợp.
Trang 20
1.4.2.7/ Phƣơng pháp giá trị kinh tế gia tăng – EVA (Economic Value Added)
Phương pháp này dựa vào cách tính giá trị chiết khấu dòng tiền, nghĩa là giá trị
doanh nghiệp được tính từ hiện giá của các khoản thu nhập trong tương lai của những
người chủ doanh nghiệp này. Điểm chính của các phương pháp chiết khấu là tính toán
giá trị theo thời gian của các khoản thu nhập tương lai mà nhà đầu tư nhân được trong
trường hợp thực hiện một sự đầu tư, đây là phương pháp tính đang được sử dụng ngày
càng nhiều của các nhà đầu tư ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Phương pháp EVA được tính toán như sau:
EVAt = NOPATt – Ct x WACCt (1.5)
Trong đó:
EVAt (economic value added): giá trị kinh tế gia tăng
NOPATt (net operating profit after tax): lợi nhuận thuần sau thuế. Được
tính bằng công thức sau:
NOPAT = EBIT x (1-t) (1.6)
Với: EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Ct: vốn đầu tư dài hạn, là tổng của vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư
WACCt (weighted average cost of capital): chi phí sử dụng vốn bình
quân, được tính bằng công thức:
WACC = rd(1-t)
D
+ re
E
(1.7)
C C
Với: re = rr + (rm – rf) (1.8)
re : lãi suất thị trường bên ngoài
t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
D : nợ phải trả
E : vốn chủ sở hữu
C : là tổng tài sản doanh nghiệp (= D + E)
rr : chi phí sử dụng vốn vay
rf : lãi suất phi rủi ro
: hệ số bêta cổ phiếu
(rm – rf) : phí lãi suất thị trường (risk market premium – RMP)
Trang 21
Từ công thức (1.5) được nêu ở trên, rõ ràng phương pháp giá trị kinh tế gia
tăng đã quan tâm đến các khía cạnh quan trọng quan trọng của kinh doanh như:
- Quy mô vốn đầu tư vào kinh doanh và cấu trúc nội tại của nó (tỷ lệ nợ phải
trả/tổng nguồn vốn; vốn sở hữu/tổng nguồn vốn).
- Chi phí sử dụng vốn (vốn vay và vốn cổ phần), đây là giá công ty phải trả để sử
dụng các nguồn lực này (WACC).
- Hiệu quả của việc đầu tư các nguồn lực (NOPAT).
* Công thức xác định giá trị doanh nghiệp:
Giá trị doanh nghiệp = Tổng vốn đầu tư + Hiện giá EVA (1.9)
Công thức (1.9) có thể được diễn đạt bằng lại bằng công thức sử dụng các ký
hiệu đã trình bày ở trên như sau:
n EVAn
(1.10) Giá trị doanh nghiệp = Ct +
EVAt
+
WACCn
(1+WACCt)
t
(1+WACCn)
n
t=1
[1] [2]
Với n là số kỳ hoạt động dự kiến
Phần [1]: thể hiện giá trị có thể nhận được trong ngắn hạn giống như trong kế
hoạch tài chính chiến lược.
Phần [2]: thể hiện tổng giá trị mong đợi có thể nhận mãi. Có nhiều cách tính
để xác định được giá trị của phần này, vì còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của
doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả toàn bộ giá trị doanh nghiệp, trừ đi phần nợ, khi đó ta sẽ
được giá trị phần vốn chủ sở hữu. Nếu chia giá trị vốn chủ sở hữu cho số lượng cổ
phần thì sẽ được giá trị một cổ phần.
Trang 22
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆT NAM
2.1/ Thực trạng định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam
2.1.1/ Giai đoạn thí điểm và mở rộng thí điểm từ 1992 đến tháng 6/1998
Những cơ sở pháp lý đầu tiên hướng dẫn và thúc đẩy việc thực hiện cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước là:
Luật Công ty được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành ngày 21/12/1990;
Quyết định 202/CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
“Tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần ”;
Chỉ thị 84/TTg ngày 04/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về “Về việc xúc
tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng
hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp trong nước”;
Thông tư 36/TC-CN ngày 07-05-1993 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn
những vấn đề tài chính trong việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các Doanh nghiệp
Nhà nước theo Quyết định 202/CT ngày 08/6/1992 và Chỉ thị 84/TTg ngày 04/3/1993
của Thủ tướng Chính phủ”;
Việc định giá tài sản, vốn của doanh nghiệp sẽ được thực hiện bắt đầu từ Ban
chuẩn bị của Doanh nghiệp, sau đó phải được xem xét và quyết định bởi Hội đồng định
giá và thẩm định giá trị doanh nghiệp, cụ thể:
o Về tài sản cố định, để xác định giá trị vốn cố định (của ngân sách và tự bổ
sung) dùng trong sản xuất kinh doanh được cổ phần hóa: Tiến hành định giá lại tài sản
cố định theo giá thực tế có thể mua bán trên thị trường vào lúc định giá tài sản. Giá trị
này có thể lớn hơn hoặc thấp hơn giá trị phải bảo toàn vốn cố định của phần tài sản cố
định cổ phần hóa.
o Các lợi thế của doanh nghiệp, về chất lượng mẫu mã, chủng loại sản
phẩm, khả năng tiêu thụ và xuất khẩu, tỷ suất doanh lợi cao và các lợi thế khác như uy
Trang 23
tín doanh nghiệp, đội ngũ công nhân lành nghề, vị trí địa lý… tạo nên giá trị siêu
ngạch của tài sản doanh nghiệp. Giá trị siêu ngạch được tăng thêm vào tổng giá trị
thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khuyến khích nâng cao mức lợi tức cổ phần
trả cho cổ đông, bước đầu có thể chưa áp dụng đầy đủ giá siêu ngạch của doanh
nghiệp hoặc của vị trí đất đai vào giá trị của doanh nghiệp.
o Về vốn lưu động: Vốn lưu động được tính vào giá trị để cổ phần hóa là
toàn bộ số vốn lưu động đang dùng trong sản xuất kinh doanh đã tính hệ số bảo toàn
và điều chỉnh đến thời điểm định giá cổ phần.
o Đối với vốn xây dựng cơ bản
, thuộc nguồn ngân sách cấp và nguồn tự bổ
sung). Trên cơ sở phân tích, đánh giá của Ban chuẩn bị về số dư nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và giá trị công trình xây dựng dở dang, xác định triển vọng của công trình
nguồn vốn công trình mà đề nghị tính vào giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hay không.
o Đất đai: Giai đoạn này không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp.
Nhưng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp, công ty cổ phần sử dụng đất theo những
thời hạn nhất định.
o Tổng giá trị của doanh nghiệp đã được định giá và thẩm định để cổ phần
hóa, chia cho mệnh giá cổ phiếu (thấp nhất là 50.000 đồng) sẽ được số lượng cổ phiếu
để phát hành.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm cổ phần hóa, ngày 07/5/1996 Chính phủ
đã ban hành Nghị định 28/CP thay thế cho Quyết định 202/CT, mở rộng thí điểm cổ
phần hóa, quy định cụ thể và đầy đủ hơn về cổ phần hóa.
Việc định giá doanh nghiệp ở giai đoạn này được hướng dẫn tại Thông tư
50/1996/TC-TCDN do Bộ Tài chính ban hành ngày 30/8/1996.
Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
a. Trên sổ sách:
Số liệu giao vốn gần nhất.
Biên bản xét duyệt quyết toán 3 năm trước khi cổ phần hóa.
Toàn bộ chứng từ sổ sách liên quan.
b. Số liệu kiểm kê thực tế:
Tài liệu kiểm kê về tài sản, tiền vốn, vật tư, hàng hóa…
Trang 24
Biên bản đối chiếu công nợ các bên đã xác nhận.
Hợp đồng, giấy phép liên doanh, liên kết (nếu có).
Các tài liệu khác về đầu tư tài chính…
c. Hiện trạng và giá hiện hành của từng loại tài sản, vật tư, hàng hóa.
Phƣơng thức xác định giá trị doanh nghiệp
Toàn bộ tài sản cố định (hữu hình và vô hình) sau khi đã kiểm kê và
được tính theo giá trên sổ sách, doanh nghiệp căn cứ vào chất lượng còn lại và giá
hiện hành của từng loại tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định lại giá trị tài sản
thực còn. Riêng nhà cửa, vật kiến trúc, căn cứ vào biểu giá hiện hành của địa phương
nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để xác định lại giá trị. Không tính giá trị đất vào giá trị
doanh nghiệp.
Tổng hợp giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau:
Giá trị tài sản
lưu động
thực tế
=
Vốn
bằng
tiền
+
Giá trị vật tư
hàng hóa sau
khi đánh giá lại
+
Các
khoản
phải thu
-
Nợ
khó
đòi
+
Giá trị tài
sản lưu
động khác
(2.1)
Xác định lợi thế doanh nghiệp: gồm vị trí địa lý thuận tiện, nhãn hiệu có
uy tín, trình độ quản lý tốt, hiệu quả kinh doanh…được tính vào giá trị doanh nghiệp
khi tiến hành cổ phần hóa.
Cách tính như sau:
Lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của 03 năm trước khi cổ
phần hóa so với lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cùng loại trong
cùng ngành kinh tế kỹ thuật theo phân loại của ngành kinh tế quốc dân của Nhà nước.
Giá trị lợi thế bằng phần chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của
doanh nghiệp cổ phần hóa nhân với giá trị doanh nghiệp sau khi kiểm kê đánh giá lại.
Ví dụ: xác định lợi thế doanh nghiệp A khi thực hiện cổ phần hóa
Doanh nghiệp cổ phần hóa A có tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh nghiệp A 1993 1994 1995
Lợi nhuận sau thuế (P) 770 831,6 881,2 2.482,8
Vốn kinh doanh (V) 3.500 3.600 3.750 10.850
Tỷ lệ (P/V) 22% 23,1% 23,5% 22,9%
Trang 25
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cùng ngành nghề được tính như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh nghiệp cùng ngành 1993 1994 1995
Lợi nhuận sau thuế (P) 1.360 1.476 1.665 4.501
Vốn kinh doanh (V) 8.000 8.200 9.000 25.200
Tỷ lệ (P/V) 17% 18% 18,5% 17,9%
Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa A sau khi kiểm kê đánh giá lại là 4.500 triệu
đồng, thì giá trị lợi thế của doanh nghiệp A sẽ được tính là:
4.500 triệu x (22,9% - 17,9%) = 225 triệu đồng
Như vậy:
Giá trị doanh nghiệp =
Giá trị doanh nghiệp sau
khi kiểm kê đánh giá lại
+
(-)
Giá trị
lợi thế
+
Chi phí tiến hành
cổ phần hóa
Để xác định được hệ số ưu thế cần phải so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh
doanh của doanh nghiệp cùng loại trong cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Vấn đề đặt ra ở
đây là nên chọn doanh nghiệp nào để so sánh khi trong cùng ngành có nhiều doanh
nghiệp. Tất nhiên, kết quả về giá trị thực tế sẽ khác nhau nếu chọn doanh nghiệp so
sánh khác nhau. Cụ thể với ví dụ trên, nếu đưa thêm 2 doanh nghiệp (giả sử doanh
nghiệp X và Y) cùng ngành nghề với doanh nghiệp A, thì sẽ có các kết quả như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh nghiệp X 1993 1994 1995
Lợi nhuận sau thuế (P) 546 634,5 686 1.866,5
Vốn kinh doanh (V) 4.200 4.700 4.900 13.800
Tỷ lệ (P/V) 13% 13,5% 14% 13,5%
Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa A sau khi kiểm kê đánh giá lại là 4.500 triệu đồng,
nhưng khi so sánh với doanh nghiệp X thì giá trị lợi thế của doanh nghiệp A sẽ được tính là:
4.500 x (22,9% - 13,5%) = 423 triệu đồng
So sánh với doanh nghiệp cùng ngành Y, ta sẽ có kết quả sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh nghiệp Y 1993 1994 1995
Lợi nhuận sau thuế (P) 1.125 1.196 1.374,6 3.695,6
Vốn kinh doanh (V) 5.000 5.200 5.800 16.000
Tỷ lệ (P/V) 22,5% 23% 23,5% 23,1%
Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa A khi so sánh với doanh nghiệp Y thì giá trị
lợi thế của doanh nghiệp A sẽ được tính là:
4.500 x (22,9% - 23,1%) = - 9 triệu đồng
Trang 26
Điều này cho thấy khi đem doanh nghiệp cổ phần hóa so sánh với một doanh
nghiệp khác cùng ngành nhưngcó lợi thế hơn thì dẫn đến giá trị lợi thế của doanh
nghiệp cổ phần hóa sẽ nhỏ hơn 0 (<0).
Nhận xét: công tác xác định giá trị tài sản doanh nghiệp trong giai đoạn này
chủ yếu dựa trên sổ sách, thiếu tính thực tế, còn mang nặng tính chủ quan của người
bán là Nhà nước, chưa xét đến nhu cầu của nhà đầu tư. Việc định giá doanh nghiệp
trong giai đoạn này không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.
2.1.2/ Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2002
Bên cạnh phát huy những quy định về định giá doanh nghiệp tại Nghị định
28/CP, ngày 29/6/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay thế cho
các nghị định và quyết định trước đó để hoàn thiện hơn về cơ chế, chính sách và đẩy
mạnh hơn nữa cổ phần hóa. Nghị định mới này bổ sung thêm những quy định sau:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận
được. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh
nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.
Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:
Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa.
Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cở sở hiện trạng
về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị
trường tại thời điểm cổ phần hóa.
Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt hàng (nếu
có). Lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình
quân 3 năm trước khi cổ phần hóa. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá
trị thực tế của doanh nghiệp và được tính như sau:
Trường hợp giá trị lợi thế (như uy tín mặt hàng, vị trí địa lý) đã được
đánh giá thì lấy số dư thực tế trên sổ kế toán để tính vào giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp chưa xác định được giá trị lợi thế kinh doanh thì căn cứ vào
tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của 3 năm liền kề với thời điểm xác định giá trị
doanh nghiệp để tính lợi thế theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận bình
quân 3 năm liền kề
=
Tổng số lợi nhuận thực hiện của 3 năm liền kề
(2.2)
Tổng số vốn Nhà nước theo sổ kế toán 3 năm liền kề
Trang 27
Tỷ suất lợi
nhuận siêu
ngạch
=
Tỷ suất lợi
nhuận bình
quân 3 năm
-
Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung của
doanh nghiệp Nhà nước cùng ngành nghề
trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố)
(2.3)
Giá trị lợi thế
tính vào giá trị
doanh nghiệp
=
Vốn Nhà nước theo sổ
kế toán bình quân của 3
năm liền kề
x
Tỷ suất lợi
nhuận siêu
ngạch
x 30% (2.4)
Ví dụ minh họa về định giá doanh nghiệp cổ phần hóa trong giai đoạn này
Xét trường hợp xác định giá trị để cổ phần hóa của công ty Công ty chế biến
hàng xuất khẩu Tân Định.
Công ty chế biến hàng xuất khẩu Tân Định là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Ủy ban nhân dân quận 3, được chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết
định số 643/QĐ-UB ngày 30/01/1999 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Với ngành
nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất chế biến thực phẩm: mì ăn liền, mì cao cấp, mì chay với nhãn hiệu là
TADIFON, TADIONE, VIFOOD; Hàng đông lạnh: tôm, cá thu đông lạnh nguyên con và
fillet, mực đông lạnh, sò lông, sò huyết; Hàng khô: mực khô, tôm khô; Hải sản cao cấp: vi cá,
sò điệp. Có thị trường chủ yếu là miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long .
- Nhập khẩu: các mặt hàng tiêu dùng nội địa như: hàng kim khí điện máy, ti vi,
tủ lạnh, máy giặt, xe ô tô, xe gắn máy các loại.
Trích: “Hồ sơ xác định giá trị thực tế của Công ty chế biến hàng xuất khẩu
may Tân Định” tại thời điểm trước khi cổ phần hóa 30/9/1998.
Một số chỉ tiêu tài chính 3 năm trước khi cổ phần hóa:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997
1 Tổng số vốn kinh doanh đồng 9.050.413.076 3.257.374.501 7.357.982.407
A Vốn Nhà nước đồng 3.050.413.076 3.057.374.501 3.857.982.407
B Vốn vay đồng 6.000.000.000 200.000.000 3.500.000.000
2 Doanh thu đồng 94.741.006.863 78.051.837.263 114.565.658.524
3 Tổng chi phí đồng 91.026.656.598 76.364.422.645 113.587.108.069
4 Lợi nhuận trước thuế đồng 3.714.350.265 1.687.414.618 978.550.455
5 Lợi nhuận sau thuế đồng 3.524.461.860 1.446.819.502 619.981.978
6 Nộp ngân sách đồng 4.137.820.193 2.269.544.985 4.637.458.708
7 Lao động người 169 211 237
8 Thu nhập bình quân ng/năm đồng 8.657.000 9.587.000 9.856.000
Trang 28
BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TẠI THỜI ĐIỂM TRƢỚC KHI CỔ PHẦN HÓA
(30/9/1998)
Đơn vị tính: đồng
Số
TT
CHỈ TIÊU
Theo sổ
sách kế toán
của doanh
nghiệp
Ban CPH
của doanh
nghiệp đánh
giá lại
Chênh lệch
Ghi
chú
1 2 3 4 = 3 - 2 5
I GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.347.505.255 4.122.250.793 (225.254.462)
1 Tài sản cố định đang dùng 4.070.100.793 4.070.100.793 -
Nhà cửa, vật kiến trúc 1.527.179.890 1.527.179.890 -
Máy móc thiết bị sản xuất và quản lý 1.395.970.614 1.395.970.614 -
Phương tiện vận tải 1.146.950.289 1.146.950.289 -
2 Tài sản cố định chờ thanh lý 277.404.462 52.150.000 (225.254.462)
Nhà cửa, vật kiến trúc - - -
Máy móc thiết bị 275.321.129 32.150.000 (243.171.129)
Phương tiện vận tải 2.083.333 20.000.000 17.916.667
II GIÁ TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 14.232.546.983 14.232.546.983 -
1 Tiền 382.958.203 382.958.203 -
Hàng tồn kho 5.492.224.847 5.492.224.847 -
Khoản phải thu 7.896.312.656 7.896.312.656 -
Tài sản lưu động khác 461.051.277 461.051.277 -
III GIÁ TRỊ CÁC TÀI SẢN KHÁC -
IV
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TC DÀI
HẠN 500.000.000 500.000.000 -
V GIÁ TRỊ XDCB DỞ DANG 2.229.843.116 2.229.843.116 -
Cộng I đến V (A) 21.309.895.354 21.084.640.892 (225.254.462)
VI NỢ PHẢI TRẢ 16.047.156.727 16.047.156.727 -
VII
TRẢ VỐN NHẬN LIÊN DOANH
MÌ 630.000.000 630.000.000 -
VIII LÃI CHIA CÁC CỔ ĐÔNG LD MÌ 51.828.014 51.828.014 -
IX QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI 171.531.537 171.531.537 -
Cộng VI đến IX (B) 16.900.516.278 16.900.516.278 -
GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP (A-
B) 4.409.379.076 4.184.124.614 (225.254.462)
GIÁ TRỊ LỢI THẾ (30%) - - -
GIÁ TRỊ THỰC TẾ DN (CÓ LợI THế) 4.409.379.076 4.184.124.614 -
Riêng chi phí cổ phần hóa (theo dự toán) 111.900.000 111.900.000 -
Trang 29
Nhận xét:
Việc định giá trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế như sau:
Định giá thông qua Hội đồng định giá chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan,
với nhiều thủ tục hành chính phức tạp.
Giá trị doanh nghiệp là giá trị thực tế theo giá thị trường, có nghĩa là phải
định được giá của các yếu tố vô hình, như uy tín, vị trí, lợi thế…của doanh nghiệp.
Nhưng chung quanh những yếu tố này rất khó tìm được sự thống nhất giữa doanh
nghiệp và Hội đồng định giá. Điều đó đã làm chậm quá trình xác định giá trị doanh
nghiệp, đồng thời làm cho việc xác định giá trị doanh nghiệp của hội đồng định giá
không sát với giá thị trường.
Các quy định của Nhà nước hiện hành cho phép định giá tài sản và vật
kiến trúc trên mặt đất nhưng chưa tính đến vị trí và giá trị của khu đất mà tài sản và vật
kiến trúc đặt trên đó.
2.1.3/ Giai đoạn từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2004
Trong giai đoạn này, việc xác định giá trị doanh nghiệp được quy định tại
Thông tư 79/2002/TT–BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn xác định
giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (theo
Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2002, thay thế Nghị định
44/1998/NĐ-CP), có một số điểm bổ sung, sửa đổi về xác định giá trị doanh nghiệp.
Về tài sản cố định:
Cho phép xử lý ngay những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý tại
các doanh nghiệp cổ phần hóa; nếu đến thời điểm cổ phần hóa mà không xử lý kịp, thì
không tính vào giá trị doanh nghiệp và sẽ ủy quyền cho công ty cổ phần tiếp tục bảo
quản, xử lý hoặc chuyển cho tổ chức của Nhà nước có chức năng tiếp nhận để giải quyết.
Đối với tài sản của doanh nghiệp đã phân cho cán bộ nhân viên làm nhà ở thì
khi cổ phần hóa, chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương quản lý để cho thuê
hoặc bán cho người đang sử dụng.
Tài sản của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được đầu tư bằng quỹ khen thưởng
phúc lợi sẽ được chuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động trong doanh
nghiệp, theo thời gian thực tế đã làm việc của từng người.
Về xác định giá trị doanh nghiệp:
Cho phép áp dụng nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hóa, đồng thời quy định tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa như
Trang 30
cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ chỉ định người đại
diện làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan tài chính (cùng cấp) cử người đại diện tham gia
làm thành viên trong hội đồng; hoặc lựa chọn công ty kiểm toán và tổ chức kinh tế có
chức năng định giá.
Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp đối với diện tích
đất Nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạ tầng; doanh nghiệp cổ
phần hóa được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được so với lãi suất
của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất. Cho phép tính giá trị
thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp, nếu rõ ràng được thị trường chấp nhận.
Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở xác định mức giá “sàn” để tổ
chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Toàn bộ giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa do Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch
UBND tỉnh/thành phố quyết định, trừ trường hợp giá trị doanh nghiệp thực tế nhỏ hơn
so với giá trị trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp từ 500 triệu đồng trở lên, thì phải
cần sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
Là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) đi các khoản
nợ thực tế phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng và số ._.ân:
WACC = (9,75 x 0,29) + (18,74 x 0,71) = 15,91%
Hiện giá EVA
Năm EVA=NOPAT – (WACC x C) Hiện giá EVA
1999 8,38 = 41 – (0,1591 x 205) 7,23 = 8,38/(1 + 15,91%)1
2000 8,68 = 44 – (0,1591 x 222) 6,46 = 8,68/(1 + 15,91%)2
2001 9,66 = 48 – (0,1591 x 241) 6,20 = 9,66/(1 + 15,91%)3
2002 8,63 = 50 – (0,1591 x 260) 30,05 = (8,63+15,91%)/(1 + 15,91%)4
Kết luận:
Giá trị của công ty ALFA = 260 + (7,23 + 6,46 + 6,20 + 30,05) = 309,94 triệu USD
Trang 75
3.2.3.4/ Đối với tài sản cố định
Trong phương pháp so sánh giá thị trường, tài sản tương đương dùng để so
sánh xác định lại nguyên giá không nhất thiết phải cùng nước sản xuất như quy định
hiện hành.
Nhà thẩm định giá có thể sử dụng các nguồn thông tin rất sẵn có trên thị
trường (có thể khác về nước sản xuất, khác về công suất,...) để xác định giá trị của tài
sản mục tiêu. Vấn đề ở đây là nhà thẩm định giá bằng kiến thức và kinh nghiệm công
tác chuyên môn của mình phải xác định được hệ số điều chỉnh thích hợp đối với các
tài sản có xuất xứ khác nhau.
Cũng cần bổ sung thêm nội dung xác định giá trị còn lại của tài sản trong
trường hợp nguyên giá không xác định được theo giá thị trường, thì xác định theo mặt
bằng giá tài sản cũ tương đương trên thị trường, giảm thiểu việc tính theo nguyên giá
trên sổ kế toán.
Có nhiều trường hợp, doanh nghiệp có những tài sản cố định vô hình đã hết
khấu hao và thu hồi đủ vốn, nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục sử dụng có hiệu quả, vẫn
mang lại thu nhập trong tương lai cho doanh nghiệp, cần thiết phải xác định lại giá trị
thực tế của tài sản vô hình tại thời điểm xác định lại giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
3.2.3.5/ Vấn đề định giá thương hiệu
Hiện nay, chúng ta chưa có một quy chuẩn về định giá thương hiệu đối với
doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa nói riêng và định hướng thương
hiệu đối với các loại hình doanh nghiệp khác nói chung.
Tuy nhiên, trên thế giới hiện có rất nhiều phương pháp định giá thương hiệu đã
được áp dụng, ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu tám phương pháp để tham khảo. Do vậy,
các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính, cần đầu tư nghiên cứu lựa chọn những
phương pháp mới, nhằm giúp các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa
có thể vận dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình.
Trước hết, định giá giá trị thương hiệu thường căn cứ vào 7 yếu tố sau:
Một là, vị trí thị phần của thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu doanh
nghiệp có thị phần lớn nhất thì được điểm thị phần cao nhất.
Hai là, sự ổn định. Thương hiệu doanh nghiệp duy trì được sự ưa chuộng và
lòng trung thành của khách hàng trong một thời gian thì có giá trị hơn thương hiệu
doanh nghiệp có nhiều biến động.
Trang 76
Ba là, thị trường thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu doanh nghiệp ở thị
trường này có thể tạo ra nhiều giá trị thương hiệu doanh nghiệp ở thị trường khác do
khả năng tạo ra doanh số tốt hơn.
Bốn là, tính quốc tế của thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu doanh
nghiệp có mặt trên thị trường thế giới sẽ có giá trị hơn thương hiệu doanh nghiệp quốc
gia hay khu vực, do khả năng phát triển mở rộng thị trường tốt hơn.
Năm là, xu hướng phát triển thương hiệu doanh nghiệp, là khả năng một thương
hiệu doanh nghiệp duy trì tình trạng hiện có trong tư tưởng của người tiêu dùng.
Sáu là, sự trợ. Thương hiệu doanh nghiệp được sự quản lý và hỗ trợ liên tục
bởi doanh nghiệp trong thời gian dài có giá trị hơn thương hiệu doanh nghiệp mà
không có sự đầu tư từ đầu hay manh mún.
Bảy là, sự bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu doanh nghiệp đăng
ký độc quyền và được bảo hộ có giá trị cao hợn các thương hiệu doanh nghiệp đang bị
tranh chấp (yếu tố này liên quan đến vấn đề pháp lý).
Một số phương pháp định giá giá trị thương hiệu doanh nghiệp hiện trên thế
giới đang áp dụng, đó là:
1. Phương pháp phần thưởng giá cả
Phương pháp phần thưởng giá cả dựa trên sự so sánh về giá của một hàng
hoá của doanh nghiệp cổ phần hoá có thương hiệu với giá cả của một hàng hoá của
một doanh nghiệp khác không có thương hiệu. Nhận thức bằng trực giác cho thấy sự
khác nhau về giá giữa 2 hàng hoá phản ánh giá trị đóng góp của thương hiệu đối với
hàng hoá có nhãn hiệu.
Phương pháp phần thưởng giá thông thường sẽ có kết quả nghiêng về ước
tính giá trị cổ phần của thương hiệu. Phần thưởng giá có thể tồn tại do có khác
nhau về chất lượng hoặc khác nhau về chi phí sản xuất, và nói chung sẽ không đáp
ứng được việc dùng để phản ánh dự tính các lợi nhuận tương lai từ việc sở hữu
nhãn hiệu.
Phương pháp phần thưởng giá ghi rõ ràng không có khả năng phân biệt giưa
giá trị mà người tiêu dùng đặt vào trên các sản phẩm có nhãn hiệu như đối với các
tiết kiệm chi phí hoặc các lợi nhuận cạnh tranh khác mà có sự khác nhau giữa người
sản xuất hàng hoá của các doanh nghiệp khác không có thương hiệu.
Trang 77
Phương pháp phần thưởng giá trong áp dụng thường lợi dụng một loạt các
điều chỉnh chủ quan trong việc chia ra từng thành phần khác nhau đi vào giá trị cổ
phần của thương hiệu và của các cấu thành khác. Các điều chỉnh đó có thể được làm
bởi “các chuyên gia” trong thẩm định giá, nhưng thông thường đơn giản là các tuyên
bố chủ quan thiếu các số liệu cơ bản.
2. Phương pháp định giá của người đầu tư
Kỹ thuật khác trong việc định giá giá trị cổ phần của thương hiệu là
nghiên cứu khách hàng và hỏi ý kiến họ chú trọng các yếu tố có các ảnh hưởng tới
quyết định mua hàng. Thí dụ, việc sử dụng tài liệu thiết bị quét hình để đo sự trung
thành của người tiêu dùng và nhận được các giá trị bởi người tiêu dùng. Đặc biệt,
người tiêu dùng có thể được yêu cầu xếp loại thứ tự các hàng hoá có tính chất giả
định mà khác nhau về chất lượng và khác nhau trong nhãn hàng hoặc nhãn hiệu
thương mại. Phản ứng của người tiêu dùng đối với các vấn đề giả định như vậy có
thể được sử dụng để thiết lập giá trị của một nhãn hiệu.
Phương pháp định giá của người đầu tư không có khả năng sử dụng tài liệu
của người tiêu dùng để định lượng giá trị cổ phần của một thương hiệu của doanh
nghiệp cổ phần hoá.
3. Phương pháp chi phí thay thế
Trong phương pháp chi phí thay thế, các chi phí trong quá khứ để phát
triển được cộng vào cùng với một số tính toán giá trị thời gian của đồng tiền. Khi
thực hiện chính xác, phương pháp chi phí thay thế sẽ giải thích theo cảm tính cố hữu
trong việc tạo ra một thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hoá thành công. Trong
đánh giá đó, các chi phí thực sự của việc phát triển một kỹ thuật thành công sẽ bao
gồm chi phí nghiên cứu và phát triển các công trình hoặc các kỹ thuật mà không
thành công. Phương pháp này được đánh giá là kém chính xác, do trong các phân
tích thường sử dụng rất nhiều chi phí quảng cáo lịch sử để “xây dựng” nhãn hiệu, để
duy trì vị trí hoặc ấn tượng của nó.
Phương pháp này cũng không thể dựa vào tính toán các khả năng bán
tương lai, thay cho chỉ dựa vào các chi phí trong quá khứ của phát triển các thương
hiệu của doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hoá, mà có thể rất khác so với
khả năng thị trường hiện hành của thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hoá.
Trang 78
4. Phương pháp thu nhập
Phương pháp thu nhập cố gắng dự đoán dòng lợi nhuận tương lai từ
doanh số bán một sản phẩm có nhãn hiệu của doanh nghiệp cổ phần hoá và xác
định một phần nhỏ của dòng lợi nhuận đó mà có khả năng đóng góp đối với
thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hoá. Phương pháp này được đánh giá mang
tính chủ quan cao.
5. Phương pháp tách lợi nhuận
Phương pháp tách lợi nhuận phân chia các lợi nhuận đang hoạt động
đối với một sản phẩm cụ thể giữa người cấp giấy phép và người được cấp giấy
phép và rồi chiết khấu kết quả dòng thu nhập sau thuế với giá trị hiện tại. Phương
pháp giả định ước tính cách các thoả thuận cấp phép được thương lượng thực sự.
Người được cấp phép vui lòng trả một khoản lợi nhuận đang hoạt động của họ
cho người cấp giấy phép, do sự đóng góp bởi nhãn hiệu thương mại (thương
hiệu) của doanh nghiệp cổ phần hoá tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh của người
được cấp phép.
6. Phương pháp so sánh
Trong phương pháp so sánh doanh số của một nhãn hiệu của doanh nghiệp
cổ phần hoá, hoặc một thanh toán bản quyền cho sử dụng một nhãn hàng hoặc nhãn
hiệu thương mại của một số sản phẩm của doanh nghiệp của doanh nghiệp này có thể
so sánh được, được sử dụng như một hướng dẫn tới giá trị của hàng hoá đang cần xác
định giá trị nhãn hiệu thương mại (thương hiệu).
Phương pháp so sánh gặp nhiều hạn chế trong sử dụng, bởi vì trên thị
trường, thực sự hiếm thấy các nhãn hiệu của doanh nghiệp cổ phần hoá có thể dùng để
so sánh được để giúp cho chúng ta vận dụng được phương pháp này.
7. Phương pháp xác định giá qua sự giành được
Phương pháp này cố gắng định giá một nhãn hiệu qua sự giành được phần
thưởng giá mà một doanh nghiệp muốn sử dụng nhãn hiệu hàng hoá vui lòng trả cho
việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho doanh nghiệp cổ phần hoá đang sở hữu nhãn
hiệu hàng hoá đó.
Phương pháp này có rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng do khía cạnh
giá trị của sự giành được có thể gắn bó với các sản phẩm giành được, và trong việc
nhận dạng các tiết kiệm chi phí hiển diện tron sự hợp nhất.
Trang 79
8. Phương pháp tài chính
Có thể chia tài sản vô hình của một doanh nghiệp cổ phần hóa thành 3 bộ
phận: (1) Giá trị cổ phần của một thương hiệu; (2) Giá trị của các yếu tố riêng biệt
khác của doanh nghiệp cổ phần hoá không gắn với giá trị cổ phần của thương hiệu; (3)
Các yếu tố riêng biệt của thị trường mà dẫn tới sự cạnh tranh không hoàn chỉnh.
3.2.3.6/ Vấn đề xác định yếu tố con người vào giá trị doanh nghiệp
Trên thế giới hiện có một số phương pháp có thể định lượng được tiềm năng
phát triển của một doanh nghiệp do yếu tố con người mang lại. Chẳng hạn, khi phân
tích đầu tư đối với một doanh nghiệp thì trình độ, kinh nghiệm và thành tích của các
thành viên ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng đã luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá
tương lại của doanh nghiệp đó. Do đó, trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp
khi cổ phần hóa nên chăng cũng có thể tham khảo các phương pháp phân tích đầu tư,
có tính đến yếu tố ảnh hưởng từ con người đem lại.
Tuy nhiên, việc áp dụng không phải đơn giản vì việc phân tích đầu tư đối với
một công ty cổ phần đang hoạt động cũng rất khác so với việc xác định giá trị một
doanh nghiệp cổ phần hóa. Lý do là với trường hợp trước khi cổ phần hóa thì doanh
nghiệp đã đi vào guồng máy hoạt động ổn định, còn sau cổ phần hoá, doanh nghiệp sẽ
có nhiều thay đổi, đặc biệt là những thay đổi về nhân sự vì sau cổ phần hóa, doanh
nghiệp thường cơ cấu lại nhân sự. Nếu việc này xảy ra thì tất cả tính toán ban đầu có
tính đến yếu tố con người sẽ bị đảo lộn... Như vậy, các cấp có thẩm quyền và bản thân
doanh nghiệp cần phải có thời gian nghiên cứu nhiều nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu
nhất cho vấn đề mới này.
3.2.3.7/ Một số giải pháp khác
Công khai các báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp trên các phương tiện
thông tin đại chúng trước khi tổ chức đấu giá để tất cả các nhà đầu tư tiềm năng trong
xã hội có thể tham gia, tránh tình trạng thông thầu, ép giá, hoặc cổ phiếu chỉ tập trung
và một số ít nhà đầu tư lớn, còn dân chúng khó tham gia.
Thời gian quy định cho việc xác định giá trị doanh nghiệp nên thay đổi cho
phù hợp với điều kiện thực tế ở giai đoạn này. Thời gian tối đa không quá 30 ngày đối
với doanh nghiệp và 60 ngày đối với toàn Tổng Công ty chỉ nên có tính chất hướng
dẫn chứ không nên có tính chất cưỡng chế, đặc biệt đối với trường hợp doanh nghiệp
định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Trang 80
Chi phí định giá: Bộ Tài chính cần sớm có hướng dẫn đối với các doanh
nghiệp lớn đặc thù để có thể tính toán chi phí định giá cho phù hợp, góp phần tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.
Nhìn chung, hoạt động định giá không chỉ phục vụ công tác quản lý Nhà nước,
mà còn phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong cạnh
tranh; thiết thực giúp các nhà đầu tư, người tiêu dùng mua sắm tài sản kiểm soát được
chi phí, hạn chế thất thoát lãng phí... Tuy vậy, hoạt động thẩm định giá trị doanh
nghiệp nói chung và công tác xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa
nói riêng của Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước phát triển và hoàn thiện nên
không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng
để lựa chọn những phương pháp áp dụng thực sự hiệu quả vào thực tiễn trình độ kinh
tế Việt Nam hiện này là một thách thức rất lớn. Trong Chương III này, chúng tôi muốn
đưa ra một số giải pháp về công tác quản lý ở tầm vĩ mô, về cơ chế thực hiện, về các
phương pháp thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn lưu ý một số vấn đề có liên
quan đến các yếu tố như thương hiệu, yếu tố con người khi thực hiện xác định giá trị
doanh nghiệp phục vụ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đây là những vấn
đề còn khá mới đối với công tác định giá ở Việt Nam, do đó cần nghiên cứu thêm để
có thể đưa vào áp dụng thực tế.
*
* *
Trang 81
KẾT LUẬN
Xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh
tế thị trường nói chung và trong quá trình cổ phần hóa nói riêng. Đặc biệt là quá
trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, đây là
một vấn đề then chốt để thực hiện công tác cổ phần hóa và đa dạng hóa các hình
thức sở hữu.
Qua các giai đoạn của quá trình thực hiện cổ phần hóa từ thí điểm cho đến
nay, những quy định về xác định giá trị doanh nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi nhằm
thích ứng với thực tiễn thay đổi và phát triển của đất nước. Tuy vậy, hoạt động xác
định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế cần phải giải
quyết. Do đó, cần phải đa dạng hóa các phương pháp định giá, kiểm toán, tư vấn tài
chính đồng thời gắn quá trình cổ phần hóa với niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán. Thực hiện đấu giá công khai giá trị doanh nghiệp Nhà nước, giá trị cổ
phần là một trong những cách thức nâng cao tính minh bạch, đảm bảo lợi ích của
Nhà nước và nhà đầu tư.
“Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của doanh nghiệp Nhà nước: ... Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước, kể cả các tổng công ty Nhà nước, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế
quản lý năng động, để vốn Nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên,
đồng thời, thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước để phát triển. Thực hiện
nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước...”.
“Nguồn: Trích Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X” [42]
Từ chủ trương của Đảng và thực tiễn hội nhập tế quốc tế, chặng đường cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trước mắt vẫn còn lắm chông gai, chắc chắn sẽ phát
sinh nhiều yếu tố mới. Các doanh nghiệp cũng phải giúp sức cùng với các cơ quan
Nhà nước (các bộ, ngành, địa phương) vào việc đề ra các chủ trương chính sách nhằm
giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động xác định giá trị
doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, góp phần đưa nước
ta mau chóng trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.
*
* *
Trang 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh (2004), Định giá thương hiệu doanh nghiệp Nhà nước
khi cổ phần hóa, Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 5
2. Báo Công nghiệp, Trang thông tin điện tử: www.irv.moi.gov.vn
3. Báo Đầu tư chứng khoán - Số 7 (323) ngày 13/02/2006
4. Báo điện tử Việt Nam Net: Trang thông tin điện tử: vietnamnet.vn
5. Báo Lao động, Trang thông tin điện tử: www.laodong.com.vn
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trang thông tin điện tử: www.moi.gov.vn
7. Bộ Tài chính, Trang thông tin điện tử: www.mof.gov.vn
8. Công ty chế biến hàng xuất khẩu Tân Định (1998), Hồ sơ xác định giá trị
thực tế doanh nghiệp cổ phần hóa
9. Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu may Sài Gòn (2003), Biên bản xác định
giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2001
10. Diễn đàn Trái tim Việt Nam Online, Trang thông tin điện tử:
11. Nguyễn Thiềng Đức (2002), Giới thiệu Nghị định 64/2002/NĐ-CP về cổ
phần hóa DNNN thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh - Trang thông tin điện tử:
12. Trần Thị Thu Hằng (2005), Thực trạng và giải pháp cho hoạt động thẩm
định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP-
HCM
13. Nguyễn Văn Hùng (2005), Hướng dẫn sắp xếp và cổ phần hóa công ty
Nhà nước, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội
14. Nguyễn Đăng Liêm (1996), Một số vấn đề về cổ phần hóa các doanh
nghiệp Nhà nước tại Việt Nam trong cơ chế của nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà
xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 83
15. Lê Trần Phương Linh (2005), Định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần
hóa tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP-
HCM
16. Phạm Thị Ngọc Mỹ (2005), Các phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp
theo Nghị định 187- Điều kiện và khả năng áp dụng, Tạp chí Phát triển Kinh tế số tháng
6/2005
17. Nguyễn Thị Diệu Phương (1997), Phương hướng xác định giá doanh
nghiệp Nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa ở nước ta, Luận án cao học kinh tế, Đại
học Kinh tế TP-HCM
18. Đoàn Tất Thắng (2005), Vấn đề xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ
phần hóa, Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 11
19. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Bản tin Môi
trường kinh doanh, Trang thông tin điện tử:
20. Thời báo kinh tế Việt Nam, Trang thông tin điện tử: www.vneconomy.com.vn
21. Thời báo Tài chính, số ra ngày 09/8/2004.
22. Tin nhanh Việt Nam,Trang thông tin điện tử: www.vnexpress.net
23. Tổng cục Thống kê, Trang thông tin điện tử: www.gso.gov.vn
24. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Trang thông tin
điện tử: www.thongtindubao.gov.vn
25. Nguyễn Thanh Vân (2003), Sở hữu và thành phần kinh tế-Lý luận và thực
tiễn, Nhà xuất bản Thống kê
26. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Hà Nội, Trang thông tin điện tử:
www.hanoi.gov.vn
* Văn bản pháp luật Nhà nƣớc
27. Bộ Tài chính, Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về “Ban hành
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”
28. Bộ Tài chính, Thông tư 36/TC-CN ngày 07-05-1993 về “Hướng dẫn những vấn
đề tài chính trong việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết
Trang 84
định số 202/CT ngày 08/6/1992 và Chỉ thị số 84/TTg ngày 04/3/1993 của Thủ tướng Chính
phủ”
29. Bộ Tài chính, Thông tư 50/TC-TCDN ngày 30/08/1996 về “Hướng dẫn
những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc chuyển một số doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ“
30. Bộ Tài chính, Thông tư 79/2002/TT–BTC ngày 12/9/2002 về “Hướng dẫn
xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần”
31. Bộ Tài chính, Thông tư 126/TT-BTC ngày 22/12/2004 “Về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 của Chính phủ về chuyển
công ty Nhà nước thành công ty cổ phần”
32. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 28/CP ngày
07/5/1996 “Về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần”
33. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 44/NĐ-CP
ngày 29/6/1998 “Về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần”
34. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 64/NĐ-CP
ngày 19/6/2002 “Về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần”
35. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 187/NĐ-CP
ngày 16/11/2004 “Về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần”
36. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 101/NĐ-CP
ngày 03/8/2005 “Về thẩm định giá”
37. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định 202/CT ngày 08/6/1992 về “Tiếp
tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần ”
38. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24/9/2001 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp
hành trung ương Đảng khóa IX “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước”
39. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 84/TTg ngày 04/3/1993 “Về việc xúc tiến
thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá
hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp trong nước”
40. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/2005/CT-TTg ngày 17/3/2005 “Về đẩy
nhanh vững chắc cổ phần hoá công ty Nhà nước”
Trang 85
41. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 “Về
ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước và công ty thành viên hạch
toán độc lập thuộc Tổng công ty Nhà nước”
42. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, IX, X
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
ĐƢỢC THỰC HIỆN DỊCH VỤ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HOÁ
(Ban hành kèm theo Thông tƣ số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính)
I. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ:
1. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
2. Công ty TNHH CK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
3. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
4. Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất
5. Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long
6. Công ty TNHH chứng khoán ACBS
7. Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Công Thương
8. Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
9. Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
10. Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
11. Công ty cổ phần chứng khoán Mê Kông
12. Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
13. Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đông Á
14. Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Trang 86
II. Công ty kiểm toán:
1. Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO)
2. Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán (AASC)
3. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y)
4. Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC)
5. Công ty TNHH Price WaterhouseCoopers (PwC)
6. Công ty TNHH KPMG Việt Nam
7. Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C)
8. Công ty TNHH Kiểm toán M&H (M&H)
9. Công hợp danh Kiểm toán và tư vấn Tài chính kế toán SGN
10. Công ty Kiểm toán và Kế toán (AAC)
11. Công ty TNHH Price WaterhouseCoopers – AISC (PwC-AISC)
12. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội
13. Công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE)
14. Công TNHH kiểm toán và tư vấn (ACPA)
15. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC)
16. Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC)
17. Công ty TNHH kiểm toán AS
18. Công ty TNHH quản trị Tiên Phong
19. Công ty TNHH Kiểm toán DTL
20. Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn Đất Việt
21. Cty TNHH Tư vấn kế toán, tài chính, thuế, kiểm toán COM.PT
22. Công ty TNHH Kiểm toán, tư vấn tài chính DNP
23. Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam
24. Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
Trang 87
III. Các tổ chức thẩm định giá:
- Trung tâm thẩm định giá và Trung tâm thông tin và thẩm định giá miền Nam
thuộc Bộ Tài chính.
- Ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước (ngân hàng đa năng), tổ chức tài chính
nước ngoài có chức năng định giá hoạt động ở Việt Nam.
PHỤ LỤC 2
TIÊU CHÍ, DANH MỤC PHÂN LOẠI CÔNG TY NHÀ NƢỚC
VÀ CÔNG TY THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP
THUỘC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số155/2004/QĐ -TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004
của Thủ tướng Chính phủ)
A. CÔNG TY NHÀ NƢỚC ĐỘC LẬP VÀ CÔNG TY THÀNH VIÊN HẠCHTOÁN
ĐỘC LẬP THUỘC CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC
I. Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn đối với những công ty hoạt động trong các ngành,
lĩnh vực sau:
1. Những công ty hoạt động trong một số lĩnh vực quantrọng:
- Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ;
- Sản xuất, cung ứng hoá chất độc;
- Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ;
- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
- Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế;
- Sản xuất thuốc lá điếu;
- Điều hành bay;
- Bảo đảm hàng hải;
- Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;
Trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ
thuật nghiệp vụ mật mã;
- Các công ty được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các
công ty đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo
quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.
- In tiền, chứng chỉ có giá; sản xuất tiền kim loại;
- Xổ số kiến thiết;
- Các Nhà xuất bản;
- Sản xuất phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi;
Trang 88
- Đo đạc bản đồ;
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, cảng hàng không và cảng biển có
quy mô lớn, vị trí quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Quản lý, khai thác công trình thuỷ nông đầu nguồn,công trình thuỷ nông có quy
mô lớn;
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừngđặc dụng;
- Thoát nước ở đô thị lớn;.
- Chiếu sáng đô thị;
- Một số lĩnh vực quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Những công ty bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
3. Những công ty đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn nhà nước từ 30 tỷ đồng trở lên;
mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu
trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định
kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau:
- Chế biến dầu mỏ;
- Khai thác quặng có chất phóng xạ;
- Đóng và sữa chữa phương tiện vận tải đường không;
- In sách, báo chính trị;
- Bán buôn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, hoá dược;
- Bán buôn lương thực;
- Bán buôn xăng dầu;
- Vận tải đường không, đường sắt.
II. Những công ty tiến hành đa dạng hoá sở hữu dƣới các hình thức: cổ phần hoá,
giao cho tập thể ngƣời lao động hoặc bán
1. Những công ty khi cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần:
a) Những công ty có vốn nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách
nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 2 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh
vực quy định tại điểm 3 mục I nêu trên và các ngành, lĩnh vực sau:
- Sản xuất điện;
- Khai thác các khoáng sản quan trọng: than, bô xít, quặng đồng, quặng sắt, quặng
thiết, vàng, đá quý;
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí: thiết bị kỹ thuật điện và vật liệu điện; máy công
nghiệp chuyên dùng; máy móc, thiết bị phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp; đóng và sửa chữa
phương tiện vận tải đường biển, đường sắt;
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông;
- Sản xuất kim loại đen (gang, thép) trên 100.000 tấn/năm;
- Sản xuất xi măng công nghệ hiện đại, chất lượng cao,có công suất thiết kế trên
1,5 triệu tấn/năm.
- Sản xuất phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;
- Sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm: muối ăn, sữa; bia trên 50 triệu
lít/ năm; cồn và rượu trên 10 triệu lít/năm;
- Khai thác, lọc và cung cấp nước sạch ở các thành phố lớn;
Trang 89
- Vận tải đường biển;
- Kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm.
b) Những công ty khác:
- Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và tinh đông;
- Dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ;
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ quan trọng;
- Quản lý, khai thác các công trình thuỷ nông;
- Dịch vụ hợp tác lao động;
- Kinh doanh mặt bằng hội chợ, triển lãm.
2. Những công ty không thuộc điểm 1 mục này, khi tiến hành cổ phần hoá, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền căn cứ từng trường hợp cụ thể, quyết định việc Nhà nước giữ cổ
phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần.
3. Những công ty không cổ phần hoá được thì thực hiện chuyển đổi sở hữu dưới hình
thức giao công ty cho tập thể người lao động hoặc bán công ty theo quy định của Chính
phủ.
III. Phƣơng thức xử lý đối với những công ty không thuộc mục I trên đây, hoạt động
thua lỗ kéo dài, không thực hiện đƣợc chuyển đổi sở hữu.
1. Đối với công ty kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ 2 năm liên tiếp nhưng
chưa đến mức phải giải thể, phá sản thì thực hiện biện pháp sáp nhập hoặc hợp nhất.
2. Đối với công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế từ 3/4 vốn
nhà nước trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các
biện pháp tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được thì thực hiện giải thể.
3. Đối với công ty kinh doanh thua lỗ 2 năm liên tiếp, không có khả năng trả được
các khoản nợ đến hạn thì thực hiện phá sản.
B. TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
a) Thuộc các ngành, lĩnh vực: khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn
xăng dầu, sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến cung ứng than, các khoáng sản
quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng; bưu chính, viễn thông, điện tử;
hàng không; hàng hải; đường sắt, hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu
dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ,
rượu, bia, thuốc lá); thuốc chữa bệnh, hoá dược; xây dựng, kinh doanh bán buôn lương
thực; ngân hàng; bảo hiểm.
b) Có vốn nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ vốn nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng.
c) Có mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 50 tỷ đồng trở
lên, đối với ngành đặc thù theo quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ có thể thấp hơn,
nhưng không dưới 20 tỷ đồng.
d) Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao
trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Những Tổng công ty nhà nước không đáp ứng đủ bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại
theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể sau khi sắp xếp lại các công ty thành viên./.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1413.pdf