Tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty Cấp nước Hà Đông: ... Ebook Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty Cấp nước Hà Đông
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty Cấp nước Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường với những nhược điểm vốn có của nó vẫn là một nền kinh tế tiên tiến hiện đại. Nó khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên bằng cách tự điều tiết giá cả thông qua quan hệ cung, cầu trên thị trường. Nó là môi trường tốt cho các doanh nghiệp năng động sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải có hướng đi riêng của mình theo xu thế phát triển chung của xã hội
Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn lực là một trong những yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Nguồn lực nào cũng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp ấy. Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập sử dụng tốt nguồn này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Công việc đầu tiên trước hết để có một đội ngũ lao động chất lượng là việc tuyển dụng. Công việc tuyển dụng có hiệu quả thì đó mới là cơ sở để có đội ngũ lao động giỏi.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những quá trình tuyển dụng khác nhau miễn là phù hợp và mang lại hiệu quả. Là một sinh viên sắp ra trường mong muốn có được một công việc đúng chuyên ngành, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty Cấp nước Hà Đông". Việc nghiên cứu này vừa đánh giá thực tế quá trình tuyển dụng để đưa ra các biện pháp đóng góp cho công ty em đang công tác. Nghiên cứu đề tài này cũng là để cơ hội cho chính mình khi công tác trong thời gian tới, đồng thời phân tích đưa ra một số giải pháp để vấn đề tuyển dụng nhân lực trong công ty Nhà nước thực sự có hiệu quả.
Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn thu nhập thông tin thực tế.
Mục đích của đề tài trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công tác tuyển dụng nhân sự của công ty, phát hiện ra những ưu điểm và những mặt còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự, giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động chất lượng cao.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung về công ty Cấp nước Hà Đông
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự ở Công ty Cấp nước Hà Đông
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự ở Công ty Cấp nước Hà Đông.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths. Ngô Việt Nga đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Cảm ơn các phòng, ban của Công ty Cấp nước Hà Đông đã giúp đỡ trong thời gian thực tập tại công ty.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CẤP NƯỚC HÀ ĐÔNG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tên doanh nghiệp: Công ty Cấp nước Hà Đông
Tên giao dịch: Công ty cấp nước Hà Đông
Trụ sở chính: Số 1 phố Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04.33824317 Fax: 04.33821230
Mã số thuế: 0500237984
Tài khoản: 45010000109679
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
Công ty cấp nước Hà Đông là doanh nghiệp Nhà nước hạng 2, được thành lập theo quyết định số 486/QĐ-UB ngày 01/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), thuộc chủ quản Sở Xây dựng Hà Tây (nay là Sở Xây dựng Hà Nội)
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cấp nước Hà Đông tiền thân là một cơ sở cấp nước được tiếp quản sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Cơ sở vật chất ban đầu còn thô sơ lạc hậu: chỉ có một giếng khoan và hệ thống lắng lọc chậm với công suất khai thác là 1.000m3/ngày đêm.
Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị quan trọng trong những năm đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cụ thể là xây dựng thị xã Hà Đông, tại Nghị quyết số 14 ngày 25/2/1957 của Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Đông, quyết định chuyển cơ sở cấp nước Hà Đông sang xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy nước Hà Đông. Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh nước máy, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của các cơ quan, xí nghiệp và dân sinh trong khu vực thị xã.
Năm 1959 – 1960, do nhu cầu phát triển của Hà Đông trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, Nhà máy đã được nâng công suất lên 5.000m3/ngày đêm. Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn được giải phóng, năm 1976, để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trong tình hình mới, Nhà máy nước Hà Đông được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Sơn Bình đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước với công suất 16.000m3/ngày đêm, đồng thời cho xây dựng tuyến ống f150 Cầu Đen, tuyến f 200 Tô Hiệu, tuyến ống f150 Trần Đăng Ninh, tuyến ống f 200 Quang Trung – Hà Nội nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy được đầu tư mở rộng nhưng nhà máy vẫn không thể đáp ứng hết được sự phát triển của thị xã Hà Đông. Dân số thị xã tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều, đến năm 1989, với quy mô và công suất kỹ thuật là 16.000m3/ngày đêm chỉ đáp ứng được 60% - 70% nhu cầu dùng nước của thị xã.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân và phù hợp với cơ chế quản lý mới, theo quyết dịnh số 486/QĐ-UB ngày 01/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đổi tên Nhà máy nước Hà Đông thành Công ty Cấp nước Hà Đông và được đầu tư cơ sở cấp nước số 2 Ba La với công suất thiết kế 20.000m3/ngày đêm.
Năm 1996, Công ty hoàn thành đơn nguyên I và đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân với công suất 10.000m3/ngày đêm (Đơn nguyên II tại Ba La do không được cấp đủ vốn nên chưa triển khai thi công tiếp được). Đồng thời, tại cơ sở 1 Bà Triệu, được đầu tư nguồn vốn OECF, năm 1998 đã hoàn thiện cơ sở 1: cải tạo, trang bị lại máy móc thiết bị đảm bảo đủ công suất thiết kế là 16.000m3/ngày đêm (do quá trình sử dụng từ năm 1976-1998 hiện trạng sản xuất tại cơ sở 1 chỉ đạt 10.000 – 12.000m3/ngày đêm). Như vậy đến năm 1998, toàn Công ty đã có tổng công suất là 26.000m3/ngày đêm.
Năm 2004, tại quyết định số 261/QĐ-UB ngày 12/3/2004 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã phê duyệt dự án “Cải tạo hệ thống cấp nước, chống thất thoát và nâng cao năng lực dịch vụ cấp nước thị xã Hà Đông” sử dụng nguồn vốn vay ODA (Cộng hoà Pháp).
Năm 2009, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng – trong đó hoàn thiện cơ sở 2 Ba La với công suất 20.000m3/ngày đêm – do vậy tổng công suất của Công ty đạt 36.000m3/ngày đêm.
Hằng năm, công ty vẫn trích vốn khấu hao để lắp đặt các tuyến ống cấp hai và cấp ba vào các hộ tiêu thụ nên khi hoàn thành là có thể phục vụ ngay nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân trong thị xã. Đến nay, Công ty đã mở rộng được bán kính phục vụ nhân dân trong thị xã và phát triển ra các khu vực lân cận. Công ty đã tổ chức một đội ngũ nhân viên đi ghi và đi thu tiền nước đến tận hộ gia đình nhằm giảm bớt phiền hà cho người sử dụng.
Với nhiệm vụ chính là sản xuất và cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn Hà Đông và các vùng phụ cận. Năm 2005, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao thêm nhiệm vụ cho Công ty là làm chủ đầu tư các dự án cấp nước đô thị cho các thị trấn, thị tứ thuộc 8 huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Đan Phượng, Hoài Đức tại văn bản số 3418/UBND-NV ngày 30/8/2005 và đăng ký với Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế Giới (WB) được sử dụng nguồn vốn vay trong chương trình Dự án phát triển cấp nước Việt Nam (tuyến cạnh tranh giai đoạn 2) do WB tài trợ từ năm 2005-2012 và đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2632/QĐ-UB ngày 01/6/2009 thực hiện cấp nước cho 3 thị trấn Trôi (Hoài Đức), Phú Minh (Phú Xuyên), Tân Hội (Đan Phượng) thực hiện giai đoạn 1 từ 2009-2010.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cấp nước Hà Đông
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty Cấp nước Hà Đông được giao các nhiệm vụ chính:
Tổ chức quản lý và cung cấp nước sinh hoạt đô thị, nước cho sản xuất, cho khu công nghiệp.
Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu phương án mở rộng mạng lưới cấp nước.
Lập kế hoạch sửa chữa, thổi rửa duy trì sản xuất.
Tổ chức khai thác tăng cường sản lượng nước.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chế độ chính sách.
Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, Công ty được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh:
Khai thác , xử lý và cung cấp nước.
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước.
Bán buôn, bán lẻ, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước.
Tư vấn, giám sát thi công các công trình cấp, thoát nước.
Thiết kế, lập dự án các công trình cấp, thoát nước.
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trong ngành cấp, thoát nước.
Xây dựng và kinh doanh nhà ở.
Sản xuất, kinh doanh nước tinh khiết và đá viên tinh khiết.
II - CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Gi¸m ®èc C«ng ty
Phã gi¸m ®èc
phô tr¸ch s¶n xuÊt
Phßng kÕ ho¹ch s¶n xuÊt
Ph©n xëng s¶n xuÊt níc
§éi thi c«ng
hÖ thèng cÊp níc
§éi qu¶n lý m¹ng cÊp níc
Phßng kinh doanh
Phßng thu ng©n
Ph©n xëng s¶n xuÊt
níc tinh khiÕt
vµ ®¸ viªn tinh khiÕt
Phßng kü thuËt dù ¸n
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng tµi vô kÕ to¸n
Phßng dÞch vô kh¸ch hµng
Ban thanh tra
Phã gi¸m ®èc
phô tr¸ch Kinh doanh
Sơ đố 1: Cơ cấu tổ chức tại Công ty Cấp nước Hà Đông.
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban, đơn vị.
2.1. Ban Giám đốc: 03 người, chịu trách nhiệm điều hành chung về toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- 01 Giám đốc
- 01 Phó Giám đốc phụ trách sản xuất,
- 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh.
2.2. Phòng tổ chức Hành chính
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và triển khai thực hiện trong quản lý, tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách cán bộ, lao động tiền lương khác.
Phòng Tổ chức hành chính căn cứ chế độ nhà nước phối hợp thực hiện tốt các chế độ BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động.
Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ quản lý hồ sơ công tác tổ chức, hành chính, sổ BHXH, lý lịch CBCNV; quản lý sử dụng con dấu của công ty đúng quy trình, quy chế; thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, đánh máy in ấn công văn chính xác, kịp thời.
Làm tốt công tác hành chính phục vụ khác như bảo vệ , tạp vụ, mua sắm, cấp phát, quản lý tài sản dụng cụ hành chính, các trang thiết bị văn phòng… và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công bổ sung.
2.3. Phòng Tài vụ Kế toán
Phòng Tài vụ kế toán với chức năng tài chính là quản lý đảm bảo vốn và các nguồn thu theo chế độ đáp ứng phục vụ kịp thời các nhu cầu chi cho công tác, sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Với chức năng kế toán thống kê: phòng hạch toán, phân bổ, theo dõi đúng chế độ và kịp thời các nhiệm vụ kinh tế phát sinh. Thống kê báo cáo nhanh và định kỳ theo chế độ nhà nước, phục vụ đầy đủ, đúng đắn kịp thời cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý lưu trữ hồ sơ chứng từ tài chính kế toán an toàn, theo quy định.
Để làm được các chức năng như trên phòng đã mở sổ ghi chép, tính toán, phản ánh đúng số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, kiểm tra việc sử dụng tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ của nhà nước và quy định của Công ty.
Phòng Tài vụ kế toán phải tổ chức kho, quỹ, tiền mặt; thực hiện chi lương, thưởng; theo dõi trích nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp ngân sách; tổ chức phối hợp với các đơn vị liên quan thanh quyết toán các công trình, các hợp đồng kinh tế.
Với đặc thù là Công ty sản xuất kinh doanh nước sạch, Công ty không thể thiếu phần tổ chức việc in ấn, phát hành, báo cáo, lưu trữ hoá đơn thu tiền nước theo đúng quy định của nhà nước; từ đó cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.
2.4. Phòng Kỹ thuật Dự án
Phòng Kỹ thuật dự án có các chức năng nhiệm vụ chính như sau:
- Nghiên cứu xây dựng, tổ chức ban hành, kiểm tra giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy trình sản xuất, lao động; các quy phạm kỹ thuật cho các quá trình sản xuất khác nhau hiện có tại công ty;, kể cả các quy phạm kỹ thuật cho quản lý và sử dụng các máy công cụ, thiết bị riêng lẻ khác nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản nhà nước.
- Chủ động tham gia, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại chỗ cho công nhân phục vụ công tác lao động sản xuất tại Công ty được đảm bảo, an toàn. Tham mưu, đánh giá năng lực kỹ thuật, khả năng chuyên môn, cấp bậc công nhân; xác định cấp bậc công việc tại mọi công đoạn trong các quy trình sản xuất hiện có tại công ty nhằm đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời phục vụ cho công tác bố trí lao động phù hợp, hiệu quả.
- Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ tài liệu của dự án, công trình, hạng mục công trình để tham mưu giúp cho Giám đốc Công ty triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng quy định của Pháp luật khi thực hiện dự án.
- Tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty triển khai thực hiện từng phần và toàn dự án từ khi ký hợp đồng thuê tư vấn, khảo sát thiết kế, lập dự toán công trình và giám sát kỹ thuật; soạn thảo văn bản trình báo cáo dự án, trình duyệt hồ sơ dự toán thiết kế lên các cơ quan quản lý nhà nước để thẩm định phê duyệt; giúp việc tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
- Cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư - thiết bị đảm bảo chất lượng, theo kế hoạch sản xuất và định mức dự trữ, phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.5. Phòng Kế hoạch sản xuất
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các bộ phận từ khâu sản xuất nước đến mạng cấp nước trục chính.
- Lập kế hoạch triển khai, theo dõi thực hiện lịch chạy máy cấp 1, cấp 2 tại hai cơ sở ở Hà Đông, các trạm bơm tại thị trấn, thị tứ và các trạm bơm cục bộ; đảm bảo phục vụ cung cấp nước sạch đầy đủ cho các nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Theo dõi thống kê, báo cáo định kỳ sản lượng nước máy khai thác, điện năng và các vật tư khác (như clo, phèn…) tiêu thụ phục vụ cho sản xuất.
- Chủ động cùng phòng Kỹ thuật dự án và các đơn vị có liên quan khác triển khai, theo dõi thực hiện công tác cải tạo, thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa và mở rộng, phát triển sản xuất đối với toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị khai thác – sản xuất (lắng, lọc, xử lý) – bơm cấp nước sạch, đảm bảo quản lý vận hành hệ thống máy móc thiết bị an toàn.
- Giám sát các công đoạn sản xuất ở khu vực xử lý nước của cả 2 cơ sở và các trạm bơm cục bộ, hướng dẫn giám sát kỹ thuật xử lý nước bằng phèn, clo. Hằng ngày phân tích xét nghiệm mẫu nước thô, nước sạch bơm cấp tại đầu nguồn, cuối nguồn - ở các vị trí khác nhau tại cả 2 cơ sở sản xuất của công ty để đề xuất kịp thời với lãnh đạo các biện pháp giải quyết, đảm bảo sản xuất.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan trong việc cập nhật thông tin để tham mưu chỉ đạo điều áp, đảm bảo duy trì sản xuất ổn định, đạt hiệu quả.
- Cùng các đơn vị hữu quan tổ chức thực hiện việc chăm lo sức khoẻ (khám sức khoẻ định kỳ), đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
2.6. Phòng Dịch vụ khách hàng:
Với chức năng: Tiếp nhận thông tin, phối hợp với các đơn vị hữu quan trong Công ty để giải quyết và trả kết quả hồ sơ liên quan tới việc cung ứng, sử dụng nước sạch của tổ chức và cá nhân khách hàng theo cơ chế “một cửa”.
Phòng có chức năng tham mưu, đề xuất với Giám đốc công ty về thủ tục, biện pháp giải quyết hồ sơ của khách hàng, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Công ty – có liên quan - để giải quyết công việc đúng tiến độ thời gian quy định - nhằm thiết thực cải cách hành chính; xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả minh bạch giữa các đơn vị và CNV nội bộ Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa”.
2.7. Ban Thanh tra:
Bên cạnh các nhiệm vụ cụ thể, ban Thanh tra còn có các chức năng như:
- Thanh tra, kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, Tỉnh, Ngành; thực hiện những quy định nội bộ, nội quy cơ quan của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Công ty trong toàn bộ quá trình lao động - sản xuất – công tác và các hoạt động có liên quan.
- Tiếp nhận và xử lý giải quyết theo Pháp luật các khiếu tố phát sinh liên quan đến Công ty.
2.8. Phòng Kinh doanh:
Có chức năng chính là đề xuất ký kết hợp đồng cung ứng, sử dụng nước sạch giữa Công ty với khách hàng; Tổ chức định kỳ ghi sản lượng nước khách hàng sử dụng. Có kế hoạch, biện pháp cụ thể, thích hợp và chủ động chống thất thu lượng nước khách hàng đã sử dụng. Có kế hoạch, biện pháp giáo dục và kiểm tra thường xuyên công tác của CBNV, chống tham ô, tư lợi, thiếu trách nhiệm hoặc sách nhiễu khách hàng. Định kỳ thống kê báo cáo sản lượng nước thương phẩm theo từng mục đích sử dụng.
Phòng Kinh doanh thường xuyên kiểm tra và phối hợp tổ chức xử lý những vi phạm trong sử dụng nước và xâm phạm trái phép vào hệ thống cấp nước.
Tham gia nghiệm thu và tiếp nhận quản lý hệ thống cấp nước của khách hàng. Nắm chắc và quản lý tổt hệ thống cấp nước tại từng khu vực, địa chỉ cụ thể, tham mưu đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước. Phòng chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan xử lý những vi phạm trong việc sử dụng nước, những vi phạm trong thi công, quản lý khai thác hệ thống cấp nước.
Phòng chịu trách nhiệm kiểm định và lắp các loại đồng hồ đo nước từ fi15 đến fi20; sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ đồng hồ đo nước; quản lý và sửa chữa hệ thống cấp nước cho khách hàng từ điểm đấu cấp nước đến hộ gia đình tại các khu vực do công ty quản lý theo kế hoạch xây dựng được lãnh đạo công ty phê duyệt.
2.9. Phòng Thu Ngân:
Tổ chức các nhóm hoặc cá nhân định kỳ thu tiền trực tiếp, sâu sát, tránh trùng, sót, nợ quá hạn - tại địa chỉ khách hàng theo hoá đơn do công ty phát hành.
Với khách hàng trả tiền sử dụng nước không bằng tiền mặt, phải đốc thu, không để nợ đọng.
Với những khách hàng là cụm dân cư, cơ quan, đơn vị ... định kỳ 6 tháng hoặc hằng năm phải đối chiếu công nợ hai bên bằng văn bản. Đề xuất biện pháp và kịp thời chủ động tổ chức xử lý giải quyết những nợ đọng lớn, kéo dài theo quy định.
Định kỳ thống kê báo cáo giá trị sản lượng, hoá đơn in ra và tiền nước thu được theo từng loại..
2.10. Đội quản lý mạng:
Quản lý mạng đường ống cấp nước bao gồm mạng truyền dẫn, phân phối dịch vụ và các nhánh rẽ cấp nước, đảm bảo việc cấp nước cho các hộ tiêu thụ nước.
Xây dựng triển khai công tác kỹ thuật về nhà máy, trạm sản xuất nước nhỏ, mạng lưới,lập kế hoạch cung cấp theo mùa,lập phương án vận hành nhà máy, vận hành mạng. Xây dựng định mức kỹ thuật về các mặt;máy móc, nhân công, điện năng, hoá chất, công nghệ và quản lý nước thô.
2.12. Đội thi công
Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thi công lắp đặt mới các tuyến ống phân phối, tuyến ống dịch vụ, lắp đặt mới cho các hộ tiêu dùng, cải tạo hệ thống cấp nước đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật; đảm bảo nhanh, gọn, chất lượng, hiệu quả, kỹ thuật và an toàn cho người, công trình và phương tiện, dụng cụ.
Làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất (vật tư, thiết bị, dụng cụ, BHLĐ, ...) có kế hoạch bảo quản, sửa chữa thay thế đầy đủ thường xuyên về trang thiết bị, dụng cụ, làm tốt quan hệ với các cơ quan, đơn vị, khách hàng hữu quan nơi tổ chức thi công, giữ vững và ngày càng nâng cao uy tín của đơn vị và công ty.
Đối với các công trình khoán gọn (cả vật tư và nhân công) - đội phải tổ chức thi công và thanh quyết toán công trình theo đúng quy định; chịu trách nhiệm trước công ty về hồ sơ quyết toán, hoá đơn chứng từ hợp lệ, bảo hành công trình, ... theo chế độ hiện hành.
2.11. Phân xưởng sản xuất nước:
Là kết hợp của hai phân xưởng sản xuất và phân xưởng sửa chữa.
Bộ phận sản xuất nước phụ trách vận hành máy, đảm bảo cho máy hoạt động liên tục, đúng quy trình quy phạm, an toàn cho cả người và máy, đảm bảo chất lượng, theo kế hoạch và yêu cầu của Công ty.
Bộ phận sửa chữa có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị hữu quan lập kế hoạch và định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các hạng mục, các máy móc thiết bị phục vụ khai thác - sản xuất – bơm cấp phân phối nước như: các giếng, trạm bơm, tháp làm thoáng, hệ thống giàn mưa, bể, hệ thống điện (điện sản xuất, điện chiếu sáng trong toàn Công ty); máy biến áp, máy thổi rửa đường ống và các máy móc thiết bị khác của Công ty.
Cùng phòng Kỹ thuật Dự án và Kế hoạch sản xuất phát hiện, xử lý, sửa chữa, khôi phục máy móc thiết bị, tập trung, khẩn trương khi có sự cố xảy ra; lập hoàn chỉnh hồ sơ lý lịch từng máy móc thiết bị và cập nhật thường xuyên; tham gia cùng các đơn vị hữu quan xây dnựg và ban hành các quy định an toàn và sử dụng máy móc thiết bị, phụ tùng sửa chữa, báo cáo lãnh đạo công ty và tổ chức thay thế kịp thời đảm bảo sản xuất liên tục, an toàn.
Theo dõi, thống kê, định kỳ báo cáo các thông tin liên quan đến sản xuất với lãnh đạo công ty và các đơn vị hữu quan để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất kịp thời.
2.13. Xưởng sản xuất Nước tinh khiết và Đá viên tinh khiết
Tổ chức sản xuất hợp lý, đúng quy trình, quy phạm; đảm bảo an toàn. Sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng về số lượng, về chất lượng đã đăng ký, công bố và yêu cầu của Công ty.
Thực hiện duy tu máy móc, thiết bị; vệ sinh công nghiệp, khu vực sản xuất luôn đảm bảo sạch sẽ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Cấm người ngoài vào khu vực sản xuất.
Báo cáo lãnh đạo công ty kế hoạch xây dựng, quảng bá thương hiệu; xây dựng và thực hiện kế hoạch phân phối, tiêu thụ sản phẩm - nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
3. Cơ cấu trình độ lao động:
Tổng số CBCNV (tính đến 01.3.2010): 369 người
- Phân theo giới tính:
+ Nam: 201 người
+ Nữ: 168 người
- Phân theo trình độ đào tạo:
+ Đại học và trên đại học: 146 người
+ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: 82 người
+ Công nhân kỹ thuật; 103 người
- Phân theo hình thức hợp đồng:
+ Lao động không xác định thời hạn: 365 người
- Phân theo độ tuổi lao động:
+ Dưới 30 tuổi: 129 người
+ Từ 30 đến 44 tuổi: 180 người
+ Từ 45 đến dưới 60 tuổi: 60 người
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Hiện tại Công ty có 2 cơ sở sản xuất:
+ Cơ sở 1 Bà Triệu – có công suất thiết kế: 16.000m3/ngđ
+ Cơ sở 2 Ba La – có công suất thiết kế: 20.000m3/ngđ
- Theo Quyết định số 3232/QĐ/UBND ngày 31.7.2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc chuyển hình thức giao đất sang thuê đất cho Công ty Cấp nước Hà Đông trên địa bàn các phường Phú La, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Hà Cầu – thành phố Hà Đông; Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 24.2.2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh Điều 1 Quyết định số 3232/QĐ-UBND ngày 31.7.2008 của UBND tỉnh Hà Tây - diện tích đất hiện Công ty đang được giao quản lý khai thác, sử dụng là 12.671,17 m2.
Trong đó:
+ Cơ sở 1 tại số 1 Bà Triệu, P.Nguyễn Trãi, Hà Đông: 5.483,50m2
+ Cơ sở 2 tại phường Phú La, Hà Đông: 7.000,00m2
+ Bãi giếng (dùng khoan khai thác nước ngầm): 187,67m2
Tổng số diện tích đất trên - hiện Công ty đã và đang đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm thủ tục chuyển sang ký hợp đồng thuê đất.
- Một số TSCĐ chính:
BẢNG 1: GIÁ TRỊ MỘT SỐ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHÍNH
TT
Tên TSCĐ
ĐVT
Số lượng
Giá trị ban đầu
Giá trị khấu hao
Giá trị còn lại
1
Ô tô 4 chỗ
chiếc
2
391.094.160
391.094.160
0
648.677.273
118.436.214
530.241.059
2
Ô tô 12 chỗ
chiếc
1
421.226.000
404.980.076
16.245.925
3
Ô tô tải cẩu 3.5 tấn
chiếc
1
588.528.900
563.684.017
24.844.883
4
Ô tô tải con 500kg
chiếc
1
110.388.381
105.422.341
4.966.040
5
Máy nén khí AIRMAN
chiếc
1
390.336.190
385.666.641
4.669.549
III. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÍNH ĐẾN 31/12/2009
Kinh doanh nước sạch được xếp vào nhóm phục vụ công cộng, xác định được khách hàng cụ thể do đó có thể hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Nhưng cũng chính vì nằm trong khu vực hàng hoá công cộng nên quá trình cung ứng nước sạch một cách hiệu quả nhất là một khó khăn rất lớn vì vậy đòi hỏi sự quan tâm chung của toàn xã hội.
Đây là một lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy Chính phủ đã đứng ra điều hành hoạt động cung ứng nước sạch sao cho không vì sự trục trặc nào đó mà mất đi sự ổn định của nền kinh tế.
Khách hàng sử dung nước sạch ít quan tâm đến các chi phí bỏ ra để sản xuất nước sạch. Trong cơ cấu thu nhập phải có bỏ ra để sử dụng nước sạch của dân cư thì hầu như họ được sử dụng nhiều hơn mức thu nhập có thể sử dụng được với chính bản thân họ. Nước sạch là thứ hàng hoá không thể thiếu với tất cả mọi người, đồng thời là hàng hoá có thể sử dụng nhiều lần và sử dụng chung nên khó xác định lượng cầu về hàng hoá này. Mỗi khu vực dân cư, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhu cầu đòi hỏi khác nhau về số lượng, chất lượng nước sạch.
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
BẢNG 2: TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH TỪ NĂM 2006 - 2009
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 2006
Thực hiện 2007
Thực hiện 2008
Thực hiện 2009
1
Doanh thu
1.000đ
28.082.194,83
32.488.989,49
40.039.390,34
55.583.901.159
- Nước máy
,,
24.106.876,66
25.870.538,57
29.620.390,41
35.402.825,95
Tỷ trọng/doanh thu
%
79,62
73,97
63,69
- Xây lắp đường ống
1.000đ
3.442.093,97
6.131.525,85
9.705.548,25
19.345.311.759
Tỷ trọng/doanh thu
%
18,87
24,24
34,48
- Doanh thu khác
1.000đ
533.224,19
486.925,07
713.451,68
835.763.450
Tỷ trọng/ doanh thu
%
1,51
1,79
1,83
* Tốc độ tăng trưởng
%
-
123,23
139,52
2
Vốn chủ sở hữu
đồng
27.442.519.457
28.049.486.368
39.078.146.624
3
Lợi nhuận sau thuế
,,
965.443.776
535.094.623
1.277.689.093
4
Tỷ suất lợi nhuận/thuế
%
3,5
1,9
3,2
5
Lao động bình quân
người
322
315
349
6
Thu nhập bình quân tháng
1.000 đ/người
2.700
2.900
3.500
3.700
7
Nộp ngân sách
đồng
1.417.836
1.592.175.792
1.096.807.312
1.314.096.914
8
Nợ phải thu
,,
3.811.566.608
5.810.276.351
4.673.381.194
9
Nợ phải trả
,,
47.402.433.680
53.511.246.193
75.610.327.911
Qua bảng số liệu ở trên ta nhận thấy: Công ty kinh doanh có hiệu quả. Các chỉ số về doanh thu tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 100%. Vốn chủ sở hữu năm sau đều tăng hơn năm trước. Mặc dù số lượng lao động trong Công ty luôn tăng, đặc biệt là số lao động trẻ, nhưng mức thu nhập bình quân của nhân viên vẫn dần dần được nâng cao. Thu nhập bình quân tăng từ 2.700.000đ – 3.700.000đ nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Trong những năm qua, mặc dù năm 2008, lợi nhuận sau thuế có thấp hơn các năm khác nhưng đó là do bắt đầu triển khai nhiều dự án, nhưng sang năm 2009, lợi nhuận sau thuế thu được đã tăng đáng kể. Việc kinh doanh của công ty có hiệu quả đã góp một phần vào ngân sách nhà nước, không để Nhà nước phải bù lỗ. Có được những kết quả trên một phần là do Công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ của mình, đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh .
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC HÀ ĐÔNG
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY
1. Đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Như đã nói ở trên, với nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là Quản lý và cung cấp nước sinh hoạt đô thị, nước cho sản xuất, khu công nghiệp tập trung, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty phải thực hiện chính sách BHXH, BHYT, tai nạn lao động; luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.
Phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể trong công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV- LĐ.
2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là nước sạch sinh hoạt. Để nước sạch đến được với người tiêu dùng là các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn quận Hà Đông và các vùng lân cận, Công ty chịu trách nhiệm thi công hệ thống cấp nước, từ các đường trục chính đến các đường trục nhỏ đấu vào hộ khách hàng.
Bên cạnh đó, Công ty mới triển khai dây truyền sản xuất nước tinh khiết và đá viên tinh khiết nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong mùa hè sắp tới. Với nhãn hiệu HADOWA, công ty hy vọng sẽ trở thành thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực.
3. Đặc điểm về trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Từ khi hình thành và phát triển đến nay, Công ty Cấp nước Hà Đông đã không ngừng đổi mới công nghệ nhằm từng bước nâng cao chất lượng nước thương phẩm và chất lượng dịch vụ.
- Nguồn nước: Công ty sử dụng nguồn nước ngầm
- Công suất thiết kế: 36.000m3/ngày đêm
Để có thể sản xuất thành phẩm là nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, nước ngầm sau khi được Công ty khai thác phải trải qua một quá trình xử lý phức tạp. Ta có thể khái quát sơ đồ quá trình đó như sau:
Sơ đồ 2: Quá trình làm sạch nước tại Công ty Cấp nước Hà Đông
Hệ thống giếng khoan
Khử
sắt
Bể lọc
Sát trùng
Nước thành phẩm
Mạng phân phối
Với các giếng khoan có độ sâu từ 60m đến 80m so với mặt đất, nước được hút lên từ các mạch nước ngầm theo đường ống truyền dẫn nước thô về Công ty. Tại các cơ sở sản xuất, nước được đưa lên qua hệ thống tháp làm thoáng (trước đây là các giàn mưa) thực hiện quá trình khử sắt và mangan. Quá trình này nhằm làm cho sắt và mangan kết tủa lại.
Nước thô lại được chuyển về bể lắng sơ bộ, rồi chuyển qua bể lọc để loại bỏ các vẩn đục trong nước. Khi đạt đến độ cho phép, nước lại được khử trùng bằng nước Clozaven. Nước đã đạt tiêu chuẩn được đưa vào bể chứa và đưa lên mạng phân phối.
Quá trình công nghệ sản xuất nước sạch cho thấy từ khâu đầu đến khâu cuối diễn ra một cách liên tục. Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc chủ yếu vào quá trình làm sạch nước tại tháp làm thoáng, kết hợp với quá trình lọc và khử nước.
Đặc biệt, phân xưởng sản xuất nước tinh khiết và đá viên tinh khiết của Công ty, mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng ngay từ đầu đã áp dụng đúng theo quy trình công nghệ của Mỹ. Với hệ thống lọc nước tự động….
Công ty cấp nước Hà Đông đã xây dựng được một phòng thí nghiệm lý hoá với các thiết bị đo lường và kiểm tra để kiểm tra các chỉ tiêu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26590.doc