Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà Nước. Các doanh nghiệp đang ngày càng cạnh tranh một cách gay gắt nhằm mở rộng thị phần và đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Để đảm bảo đạt được mục tiêu lợi nhuận đó các sử dụng luôn tìm một giải pháp mang tính chiến lược trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đó là tiết kiệm chi phí. Và đối với mỗi một doanh nghiệp thì tiền lương là một phần của chi phí sản xuất nhưng

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời tiền lương cũng là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, giúp cho họ đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của bản thân họ và gia đình. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có những chính sách trả lương hợp lý giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm và thu hút được nhiều lao động giỏi, có trình độ cao đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó chính sách trả lương và thưởng là một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp chính sách này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để nhằm làm tốt công tác trả lương và thưởng trong doanh nghiệp, công ty may Phù Đổng đã xây dựng cho mình một quy chế trả lương và thưởng riêng phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến công tác trả lương, thưởng. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng ở Công ty May Phù Đổng”. Trong quá trình viết chuyên đề này còn có nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý, sữa chữa của thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty May Phù Đổng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thành Hiếu đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. NỘI DUNG PHẦN I: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty May Phù Đổng Tên giao dịch: Phù Đổng Grament Company Tên viết tắt: PhuDo Garco Trụ sở : Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội Điện thoại: 04.876.5573 2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty Công ty May Phù Đổng (Giấy phép thành lập công ty số 3010/CP/TLDN ngày 01/01/1997) được thành lập vào ngày 19/12/1996. Công ty có vốn góp của Công ty may 10 (Tổng công ty Dệt may Việt Nam quyết định thành lập số 226 – CNN/TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ công nghiệp nhẹ) và liên đoàn lao động huyện Gia Lâm (quyết định thành lập số 765/TC-QĐ ngày 28/09/1978 của liên hiệp Công đoàn thành phố Hà Nội). Công ty May Phù Đổng là công ty TNHH được thành lập với mục đích : sản xuất, gia công va tiêu thụ các mặt hàng may mặc, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, sản phẩm thuộc ngành may và các hoạt động khác được Nhà Nước cho phép. Từ ngày 19/12/1996 đến 31/05/1997. Công ty hoạt động như một xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty may 10. Từ ngày 01/06/1997 đến nay công ty hoạt động độc lập (hạch toán độc lập). Trong thời gian đầu thành lập, công ty đã gặp một số khó khăn ban đầu như: vốn ít, số lượng công nhân chưa nhiều, tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý của đội ngũ nhân viên quản lý chưa cao,… Bên cạnh đó, mẫu mã sản phẩm của công ty còn chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy trong thời gian này, công ty vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhưng dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể công nhân viên trong công ty bước đầu đã vượt qua được một số khó khăn ban đầu. Và để đạt được những kết quả đó thì công ty đã có những quyết sách như: + Đầu tư vào máy móc thiết bị, trang bị sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Từ đó tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đứng vững trong thị trường cạnh tranh. + Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của toàn bộ đội ngũ nhân viên quản lý trong công ty. + Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế CEU, Nhật Bản, Hàn Quốc,…. Bằng cách mạnh dạn quan hệ với các đối tác làm ăn, đảm nhận đơn đặt hàng. Với việc đưa ra các quyết sách đúng đắn như vậy, trong thời gian gần đây. Công ty May Phù Đổng đã đạt được những thành công đáng kể. Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất cũng như quy mô sản xuất. Từ chỗ lượng vốn ban đầu là 2,2 tỷ đồng, số công nhân là 180 đã tăng lên 3,5 tỷ đồng, 250 công nhân và hiện nay là 350 công nhân. Không chỉ thế công ty đã dần dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm của công ty cũng đáp ứng được yêu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng. Bên cạch đó công ty còn thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đồng thời công ty đã tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty và công ty cũng không ngừng cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 3. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Là một công ty may nên sản phẩm chủ yếu của công ty là hàng may mặc, với các sản phẩm chủ yếu như: áo khoác, sơ mi nam nữ các loại, sơ mi trẻ em, bộ ngủ, quần short. Các sản phẩm của công ty không cố định, nó có tính chất mùa vụ, vì các sản phẩm may mặc thường phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Sản phẩm của Công ty May Phù Đổng hết sức phong phú và đa dạng, mẫu mã sản phẩm luôn luôn được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty May Phù Đổng chủ yếu là gia công làm theo đơn đặt hàng. Sản xuất theo quy cách mẫu mã của khách hàng chính vì vậy tiến độ sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Khi hoàn thành hợp đồng thì toàn bộ sản phẩm được giao cho khách hàng. Công ty không trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của mình. Khó khăn của công ty là các trục trặc trong quá trình sản xuất do khâu cung cấp nguyên vật liệu thường chậm, không kịp thời. Đồng thời do công ty không có nguyên vật liệu gối đầu nên sản xuất thường bị động. Một số khó khăn nữa đó là số lượng hàng nhận gia công từ khách hàng không đồng đều, mẫu mã hàng lại thay đổi liên tục dẫn đến sự khó khăn cho khâu chuẩn bị sản xuất và việc bố trí các dây chuyền sản xuất. Các khách hàng chính của công ty là các nước thuộc EU (Pháp, Đức,…) Hàn Quốc, Nhật Bản,… II. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty May Phù Đổng Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp. Công ty May Phù Đổng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Cơ cấu tổ chức bọ máy của Công ty May Phù Đổng được thể hiện như sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty May Phù Đổng Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc Khối quản lý Khối sản xuất Khối chuẩn bị sản xuất Tổ cắt Tổ may Tổ là Tổ hòm hộp Phòng Tổ chức Lao động tiền lương Phòng Tài chính kế toán Bộ phận y tế Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm Thủ kho, thủ quỹ Bộ phận công vụ Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Kho nguyên phụ liệu Bộ phận sửa máy + Hội đồng quản trị là cơ cấu điều hành cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Đó là các quyết định về kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch đầu tư, liên doanh liên kết với các thành viên kinh tế khác. Kế hoạch tài chính ứng dụng, quyết định các quy chế giao kế hoạch, phân phối tiền lương, tiền thưởng, tăng giảm vốn điều lệ, quyết định bộ nhiệm, thay đổi, miễn nhiệm giám đốc,.. + Giám đốc điều hành là người đại diện pháp nhân của công ty, là người tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc điều hành có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được hội đồng quản trị thông qua, tổ chức bộ máy sản xuất đảm bảo tinh giảm, gọn nhẹ và có hiệu quả, lãnh đạo đơn vị hoạt động có nề nếp, tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế của công ty, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà Nước, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên trong đơn vị. Đồng thời giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh và an ninh của công ty trước hai sáng lập viên và Hội đồng quản trị. + Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc công ty được uỷ quyền thay mặt giám đốc công ty giải quyết các công việc khi giám đốc vắng mặt. Ngoài ra phó giám đốc công ty còn phụ trách các mặt công tác sau: Công tác kế hoạch và chuẩn bị sản xuất theo đúng kế hoạch, tiến độ các hợp đồng kinh tế của công ty, phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng, quản lý sử dụng thiết bị, điện nước trong sản xuất, đại diện lãnh đạo về xl trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Công ty được chia thành ba khối: - Khối sản xuất : gồm các tổ sản xuất nhỏ ( 1 tổ cắt, 4 tổ may, 2 tổ là và 1 tổ hòm hộp hay tổ đóng gói). Khối sản xuất này gồm có 2 trưởng ca alf người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách chỉ đạo một ca sản xuất và các mặt công tác: nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, tính chất nguyên phụ liệu của từng mã hàng, kiểm tra tài liệu kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm. Hướng dẫn cho cán bộ quản lý tổ sản xuất sắp xếp bố trí dây chuyên sản xuất công nghệ, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong các phụ trách, đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Tổ trưởng các tổ sản xuất là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm chính về mọi mặt sản xuất của tổ, trực tiếp chỉ đạo khâu kế hoạch- tiến độ sản xuất khâu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của tổ. - Khối quản lý: gồm có phòng tổ chức lao động tiền lương có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức lao động tiền lương. Cụ thể là giải quyết các chế độ chính sách của Nhà Nước đối với người lao động, chuẩn bị các kế hoạch tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề, tham mưu cho giám đốc về việc bố trí sắp xếp hợp lý lao động trong công ty, xây dựng định mức đơn giá, trả lương,… Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty, giúp lãnh đạo công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và quản lý kinh tế tài chính. Ngoài ra công ty còn có một thủ kho, 1 thủ quỹ, bộ phận y tế, bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm và bộ phận công vụ. - Khối chuẩn bị sản xuất: bao gồm Phòng kế hoạch có nhệim vụ cung cấp các thông tin bằng số liệu cụ thể về tiến độ sản xuất trong từng khâu, từng công đoạn, quản lý chất lượng sản phẩm được sản xuất trong từng thời điểm, làm báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê, đồng thời tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giao mẫu, sắp xếp các dây chuyền sản xuất trong công ty, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ máy móc thiết bị cung cấp các thông số kỹ thuật cho các bộ phận khác. Ngoài ra còn có kho nguyên phụ liệu là nơi dùng để chứa các nguyên liệu chính và phụ như vải các loại, chỉ,… và các thành phẩm. Bộ phận sữa máy có nhiệm vụ thường xuyên bảo quản, sữa chữa định kỳ các loại máy móc, trang thiết bị trong công ty. Nhìn chung mô hình cơ cấu tổ chức của công ty được sắp xếp phù hợp với tính chất và đặc điểm sản xuất của công ty. Với các sắp xếp như vậy mỗi đơn vị sản xuất, phòng ban trong công ty đều có những chức năng nhiệm vụ riêng và tự chịu trách nhiệm về công việc của mình nhưng vẫn có sự liên kết, phối hợp khăng khít giữa các bộ phận vì lợi ích chung của toàn công ty. Điều này đã đảm bảo cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra. III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG Trong thời gian qua, Công ty May Phù Đổng đã không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý cho người lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm. Chính điều này đã làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty đã luôn đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty mình. Sau đây là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hai năm 2004 – 2005 Đơn vị : VNĐ Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.851003902 7.670059589 Giá vốn hàng bán 6.065.402378 5846895867 Lợi nhuận gộp 1500356200 2823163722 Doanh thu hoạt động tài chính 16250633 4574124 Chi phí hoạt động tài chính 219311448 138361752 Chi phí bán hàng 126578600 45278000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 989462239 993758450 Lơi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 466490870 650339644 Thu nhập khác 14510016 59739872 Chi phí khác - - Lợi nhuận khác 14510016 59739872 Tổng lợi trước thuế 481000886 710079516 Thuế TNDV phải nộp 134680243 198822264 Lợi nhuận sau thuế 346320638 511527252 *Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước: +Thuế nộp ngân sách nhà nước năm 2004: 594625437 + Thuế nộp ngân sách nhà nước năm 2005: 667897847 *Tình hình thu nhập của công nhân Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Tổng quỹ lương 3767186923 3772571113 Tiên thưởng - - Tổng thu nhập 3767186923 3772571113 Tiền lương tháng quân bình 896949 898231 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (ngày31 tháng 12 năm 2004) ĐVT:VNĐ Tài sản Nguồn vốn A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn A. Nợ phải trả 3.103.169.246 I.Tiền 40.202.769 I.Nợ ngắn hạn 3.014.335.264 1. Tiền mặt tại quỹ 4.696.680 1.Vay ngắn hạn 1.434.113.093 2.Tiền gửi ngân hàng 35.506.089 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 225.000.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 3. Phải trả cho người bán 27.458.364 III. Các khoản phải thu 2.569.698.580 4. Người mua trả tiền trước 364.720.000 1. Phải thu của khách hàng 2.471.959.099 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 254.031.539 2. Trả trước cho người bán - 6. Phải trả công nhân viên 486.577.614 3. Thuế GTGT được khấu trừ - 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 222.434.654 4. Các khoản phải thu khác 97.739.481 II. Nợ dài hạn 67.988.990 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - 1. Vay dài hạn 67.988.990 IV. Hàng tồn kho 334.598.271 2. Nợ dài hạn - 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 546.928 II. Nợ khác 20.844.992 2. Công cụ, dụng cụ trong kho - 1. Chi phí phải trả 20.844.992 3. Chi phí SXKD dở dang 334.051.343 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.820.488.902 4. Thành phẩm tồn kho - I. Nguồn vốn, quỹ 1.862.927.360 5. Hàng gửi bán - 1. Nguồn vốn kinh doanh 1.702.524.001 V. Tài sản lưu động khác - 2. Chênh lệch đánh giá lại TS - 1. Tạm ứng - 3. Chênh lệch tỷ giá - 2. Chi phí trả trước - 4. Quỹ đầu tư phát triển - 3. Chi phí chờ kết chuyển - 5. Quỹ dự phòng tài chính 88.587.903 4. Tài sản thiếu chờ xử lý - 6. Lợi nhuận chưa phân phối 71.815.456 5. Các khoản cầm cố, ký cược - 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB - B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn II. Nguồn kinh phí quỹ khác 42.438.458 I. Tài sản cố định 1.965.317.286 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 42.438.458 1. Tài sản cố định hữu hình 1.965.317.286 2. Quỹ quản lý cấp trên - - Nguyên giá 5.320.172.346 - Giá trị hao mòn luỹ kế 3.354.855.060 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn V. Chi phí trả trước dài hạn 13.841.242 Tổng cộng tài sản 4.923.658.148 Tổng cộng nguồn vốn 4.923.658.148 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ngày 31 tháng 12 năm 2005) Đơn vị tính: VNĐ Tài sản Nguồn vốn A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2.399.690.214 A. Nợ phải trả 1.973.514.613 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 54.155.178 I. Nợ ngắn hạn 1.973.514.613 1. Tiền 54.155.178 1. Vay và nợ ngắn hạn 212.981.244 2. Các khoản tương đương tiền - 2. Phải trả cho người bán 53.300.672 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 3. Người mua trả tiền trước 14.000.000 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 413.866.308 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán ĐTNH - 5. Phải trả công nhân viên 580.439.394 III. Các khoản phải thu 2.329.365.784 6. chi phí phải trả 51.389.653 1. Phải thu của khách hàng 226.271.057 7. Phải trả nộ bộ - 2. Trả trước cho người bán - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD - 3. Phải thu nội bộ - 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 647.537.342 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD - II. Nợ dài hạn - 5. Các khoản phải thu khác 63.094.127 1. Vay dài hạn - 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - 2. Nợ dài hạn - IV. Hàng tồn kho 16.369.252 III. Nợ khác - 1. Hàng tồn kho 16.369.252 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.822.416.845 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - I. Vốn chủ sở hữu 1.868.922.422 V. Tài sản ngắn hạn khác - 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.799.681.391 1. Chi phí trả trước ngắn hạn - 2. Chênh lệch đánh giá lại TS - 2. Tài sản ngắn hạn khác - 3. Chênh lệch tỷ giá - B. Tài sản cố định và ĐT dài hạn 1.396.241.244 4. Quỹ đầu tư phát triển - I. Tài sản cố định 1.396.241.244 5. Quỹ dự phòng tài chính 21.488.596 1. Tài sản cố định hữu hình 1.396.241.244 6. Lợi nhuận chưa phân phối 47.752.436 - Nguyên giá 5.268.248.121 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB - - Giá trị hao mòn luỹ kế 3.872.006.877 II. Nguồn kinh phí quỹ khác 46.505.577 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 46.505.577 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 2. Nguồn kinh phí - IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - 3. Quỹ quản lý cấp trên - V. chi phí trả trước dài hạn - Tổng cộng tài sản 3.795.931.458 Tổng cộng nguồn vốn 3.795.931.458 Qua bảng báo cáo tài chính trong hai năm (2004 và 2005) của Công ty May Phù Đổng chúng ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm như sau: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2004 cao hơn năm 2005. Nhưng lợi nhuận của năm 2005 lại cao hơn năm 2004. Điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách đúng đắn làm giảm chi phí sản xuất dẫn đến lợi nhuận tăng lên. Công ty luôn tìm ra những giải pháp để giảm thiểu một cách tối đa những chi phí nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn duy trì một cách ổn định. Không chỉ tìm cách làm giảm chi phí sản xuất mà công ty còn tìm cách làm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác, điều này đã được thể hiện rất rõ ràng bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty( doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác của công ty năm 2005 cao hơn nhiều so với năm 2004). Chính do lợi nhuận năm 2005 cao hơn năm 2004 nên số tiền mà công ty nộp vào ngân sách Nhà Nước năm 2005 cũng cao hơn năm 2004 (667897 đồng và 594625437 đồng). Không chỉ vậy mà công ty còn tạo thêm công ăn việc làm cho gần 350 lao động trong toàn công ty. Nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho người lao động. Điều này được thể hiện : thu nhập bình quân năm 2005 (898231 đồng/tháng) cao hơn năm 2004 (896949 đồng/tháng) PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG TẠI CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG I. NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ – KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 1. Tình trạng sản xuất của công ty may Phù Đổng Trong thời gian gần đây, công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh rất tốt. Lợi nhuận của công ty qua các năm tăng lên rất nhanh, do vậy mà tổng quỹ lương cũng tăng lên rất nhanh, điều này làm cho thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên. Do lợi nhuận của công ty tăng nhanh đã làm cho công tác trả lương cho người lao động được tiến hành 1 cách nhanh chóng. Thu nhập của người lao động được tăng lên đã khuyến khích người lao động tích cực làm việc và năng suất lao động của toàn công ty được tăng lên đáng kể. Ban lãnh đạo công ty đã nhanh chóng nắm bắt được thị trường thu hút được nhiều khách hàng cho công ty. Điều này cũng tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho người lao động và đồng thời giải quyết thêm công ăn việc làm cho xã hội. Do hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt nên cán bộ tiền lương đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao và giữ được những lao động giỏi trong công ty. 2. Các yếu tố thuộc về công việc Công việc là một yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến thù lao lao động, mức tiền lương của người lao động trong tổ chức. Các doanh nghiệp rất chú trọng giá trị thực của từng công việc cụ thể. Do mức độ phức tạp của công việc là không cao, công việc yêu cầu chủ yếu là lao đông chân tay, lực lượng lao động trí óc chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do vậy mà công tác tiền lương định ra mức lương bình quân cho người lao động là không cao. Các bước công việc ở bậc cao hơn thì người lao động làm việc ở các bước công việc đó sẽ được trả lương phù hợp với bước công việc của mình. Những người lao động giỏi có thành tích xuất sắc thường được trả lương cao hơn? Do điều kiện làm việc có tiếng ồn và nồng độ bụi cao nên ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách nhằm phụ cấp cho người lao động. Điều này đã tạo nên sự công bằng cho người lao động và khuyến khích họ tích cực sản xuất. 3. Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty May Phù Đổng Mỗi loại sản phẩm đều có quy trình công nghệ chế tạo riêng. Quy trình công nghệ là một khâu quan trọng nó chi phối đến đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời quy trình công nghệ còn ảnh hưởng rất lớn đến vực bố trí lao động định mức, năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng của sản phẩm. Quy trình công nghệ của Công ty May Phù Đổng là một quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước công việc làm bằng tay, bằng máy. Vì vậy công ty đã tổ chức bộ phận sản xuất thành các tổ sản xuất nhỏ bao gồm 1 tổ cắt, 4 tổ may, 2 tổ là và 1 tổ hòm hộp (tổ đóng gói). Mỗi tổ sản xuất đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định. + Tổ cắt có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu chính từ từ kho để cắt thành bán thành phẩm cung cấp cho các tổ may. + Tổ may nhận bán thành phẩm của tổ cắt và nhận phụ liệu từ kho lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. + Tổ là: Sau khi nhận thành phẩm chuyển giao từ tổ may xuống thì tổ là có nhiệm vụ tiếp tục hoàn chỉnh thành phẩm. Tổ là sẽ làm cho sản phẩm phẳng phiu không bị nhăn nhúm do quá trình may nữa. + Tổ hòm hộp (Tổ đóng gói): sau khi sản phẩm được hoàn thành ở tổ là thì sản phẩm được chuyển xuống tổ đóng gói và sản phẩm được đóng gií theo yêu cầu của khách hàng. Quy trình công nghệ của Công ty May Phù Đổng trải qua 6 khâu cơ bản: Chuẩn bị sản xuất Kho vải Giác mẫu Cắt May Là Kiểm hóa Đóng gói Kho thành phẩm Cụ thể quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1. Kho nguyên liệu 2. Đo, đếm vải 3. Phân bổ 4. Phân bàn 9. Kho bán thành phẩm 8. Viết số phối kiện 7. Cắt, phá gọt 6. Xoa phân đục dấu 10. May 11. KCS 12. Là 13. KCS là 18. Xuất 17. Kho thành phẩm 16. Xếp hộp đóng kiện 15. Xếp thành phẩm vào hộp 5. Trải vải 14. Cho vải vào tủi PE + Bộ phận giác mẫu do phòng kỹ thuật của công ty đảm nhận, có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu mẫu của khách hàng đặt, sau đó lắp ráp lên bìa cứng. + Bộ phận từ 1 – 4 công đoạn chuẩn bị sản xuất do tổ chuẩn bị sản xuất đảm nhận có nhiệm vụ tiếp nhận nguyên liệu về đưa vào kho sơ chế như: kiểm tra, đo, đếm, phân bổ vải, phân bàn cắt. + Bộ phận từ 5 -14 do các tổ sản xuất đảm nhận, có nhiệm vụ cắt, lắp ráp sản phẩm may sản phẩm, là, gấp, kiểm tra sản phẩm và cho vào túi PE sau khi đã hoàn thành các công đoạn KCSS may và KCS là. + Bộ phận từ 15 – 18 do tổ đóng gói và thủ kho đảm nhận. Đây là khâu cuối để đóng gói sản phẩm trước khi xuất kho. Đặc điểm quy trình công nghệ này đòi hỏi việc phân công và hiệp tác lao động ở một trình độ cao. Nếu xảy ra sự ứ đọng của bất cứ khâu nào, bộ phận nào sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất, đến tiến độ giao hàng của công ty. Do đặc điểm qui trình công nghệ này quá phức tạp. Sản xuất 1 sản phẩm được chia ra nhiều bước công việc .Do vậy việc chia đơn giá cho từng bước công việc gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc tính lương cho người lao động mang nhiều bất cập. Tiền lương ở các bộ phận nhiều khi chênh lệch quá nhiều, điều này đã làm cho người lao động không an tâm, không tạo ra sự công bằng cho người lao động. 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty Công ty tuy chưa được thành lập lâu nhưng nhìn chung máy móc thiết bị của công ty tương đối đầy đủ. Đồng thời do đặc điểm của sản xuất (vẫn còn nhiều công đoạn phải làm bằng thủ công) nên máy móc thiết bị còn đơn giản, dễ sử dụng. Sau đây là bảng giới thiệu về máy móc thiết bị của Công ty May Phù Đổng Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty May Phù Đổng STT Tên thiết bị Ký hiệu Số lượng 1 Máy may 1 kim thường DDL – 5550 28 2 Máy may 1 kim thường DLL – 5550N 4 3 Máy may 1 kim tự động DDL – 5550N – 3 6 4 Máy may 1 kim lô chống nhăn DDL5550N-3 18 5 Máy may 1 kim dao xén tự động DLM5200N 6 6 Máy may 1 kim tự động sai biết răng cưa DLU5490 – 7 3 7 Máy may 1 kim từ động đặc biệt DDL9000SS 3 8 Máy may 2 kim thường LH3128 4 9 Máy thùa LBH – 782 2 10 Máy thùa LBH – 780 1 11 Máy thùa LBH – 771 2 12 Máy đính JuKy MB 5 13 Máy cuốn ống JuKy MS 5 14 Máy lộn cổ US 53 2 15 Máy 5 chỉ MO 5 16 Máy lộn bác tay NS 85 1 17 Máy cắt vải cầm tay 5 18 Máy cắt vòng 2 19 Máy dùi dấu 1 20 Máy ép Mex 1 21 Máy can gai 1 22 Máy là hơi 5 23 Máy là treo 10 24 Bàn là hút chân không 5 Tổng số thiết bị 125 Với năng lực hiện có 125 máy các loại chuyên dùng trong dây truyền sản xuất của ngành may mặc. Công ty May Phù Đổng có một lợi thế trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên với máy móc chuyên dùng và tương đối hiện đại của ngành may mặc thì đòi hỏi người lao động phải được đào tạo một cách khoa học và cẩn thận phải hiểu và sử dụng được những máy móc đó một cách thuần thục. Đồng thời người lao động cũng đáp ứng được cả yêu cầu về mặt sức khoẻ. Chính vì vậy công ty cần phải quan tâm đến chính sách đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Không chỉ vậy, với những máy móc thiết bị tương đối hiện đại đó thì công ty còn cần phải tuyển chọn được một đội ngũ thợ sửa chữa máy lành nghề, có trình độ. Nếu không thì khi máy móc có sự cố thì sẽ làm cho dây chuyền sản xuất của công ty bị ách tắc, dẫn đến làm chậm tiến độ sản xuất không kịp thời gian giao sản phẩm cho khách hàng của công ty. Với những máy móc hiện đại như vậy, công ty cần có những chính sách tiền lương hợp lý nhằm thu hút được những lao động giỏi có tay nghề cao để bố trí vào những công việc. Việc định lương cao như vậy thì mới thu hút được nhiều lao động có chuyên môn cao, tuy nhiên cũng đem đến những chênh lệch về tiền lương giữa những người lao động trong công ty. Với nhiều chủng loại máy móc hiện đại có, cũ có thì việc tính lương cho những người lao động ngồi ở các máy khác nhau như vậy cũng gặp nhiều vấn đề bất cập. Những người lao động ngồi ở các máy hiện đại thì năng suất của họ rất cao và ngược lại những người lao động ngồi ở các máy cũ thì năng suất lao động của họ thấp hơn. Điều này đã đem đến sự chênh lệch về tiền lương của người lao động ở ngay trong cùng 1 tổ và cùng làm công việc giống nhau. Cán bộ tiền lương sẽ cần phải điều chỉnh sao cho sự chênh lệch về tiền lương giữa người lao động hợp lý và đảm bảo sự công bằng cho người lao động. 5. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của công ty Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định của quá trình này. Chính vì vậy, cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Công ty May Phù Đổng , số lượng và chất lượng lao động của năm 2005 được thể hiện qua biểu sau: Cơ cấu lao động toàn công ty năm 2005-04-08 Chỉ tiêu Số lượng % so với tổng số Tổng số lao động toàn công ty 350 100% Trong đó: 1. Theo giới tính + Nam 92 26,3% + Nữ 258 73,7% 2. Theo độ tuổi + 18 – 30 227 64,8% +30 – 40 74 21,1% + 40 trở nên 49 14,1% 3. Theo tính chất và trình độ lao động trực tiếp 300 85,7% Bậc 1 127 36,3% Bậc 2 95 27,1% Bậc 3 25 7,1% Bậc 4 13 3,7% Bậc 5 40 11,5% Lao động gián tiếp 50 14,3% Trung cấp và sơ cấp 6 1,7% Cao đẳng và đại học 44 12,6% Trên đại học 0 0% 4. Theo nghề hiện tại Lao động quản lý 50 14,3% Thợ cắt 39 11,1% Là, đóng gói 61 17,5% Qua biểu trên ta thấy số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đổi lớn trong công ty (85,7%). Điều nay chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ở quy mô vừa. Đội ngũ lao động của Công ty May Phù Đổng có đặc điểm sau: + Số lượng lao động nữ trong công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn (73,7%). Điều này đã dẫn đến một số khó khăn cho công ty khi thực hiện chế độ đối với lao động nữ: công tác thai sản, ốm đau, nuôi con (con ốm mẹ nghỉ) chiếm khoảng 11% tổng quỹ thời gian sản xuất như vừa điều động lao động làm việc thêm ca để kịp tiến độ giao hàng, bố trí lao động,... Do số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn như vậy nên công ty gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện chế độ đối với lao động nữ. Số lượng công nhân nghỉ phép rất nhiều và kéo dài điều này làm cho việc theo dõi chấm công cho người lao động và công tác tính tiền lương gặp nhiều khó khăn. + Công ty có số lượng lao động ở độ tuổi trẻ chiếm tỷ lệ khá cao (64,8%). Đây là một điều rất thuận lợi cho công ty, lao động trẻ thường sáng tạo nhiệt tình trong công việc, tiếp thu nhanh. + Đồng thời đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất của công ty có tay nghề không cao chủ yếu là công nhân bậc 1 và 2 (chiếm 42,3% và 31,6% tổng số lao động trực tiếp sản xuất) mà cấp bậc công việc yêu cầu phải ở bậc 3, 4, 5 do máy móc thiết bị của công ty ngày càng tiên tiến. Vì vậy để có sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì công ty phải quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Ngoài ra công ty còn phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý của công ty. Không chỉ vậy, công ty còn có sự biến động về lao động. Số lượng công nhân chuyển đi hoặc thôi việc so với lượng công nhân được tuyển vào làm không cân bằng với nhau. Do sự biến động về số lượng lao đông như vậy làm cho công tác trả lương gặp nhiều khó khăn. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho công t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36286.doc
Tài liệu liên quan