Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần May 19

LỜI MỞ ĐẦU Để phát triển, mỗi doanh nghiệp phải dựa vào ba yếu tố cơ bản: yếu tố nhân lực, yếu tố tài chính, yếu tố công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong đó nguồn nhân lực (hay nguồn lực con người) luôn luôn là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất cho sự phát triển. Vì vậy, việc quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp có vị trí trung tâm và có tầm quan trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức và quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của lao động doanh nghiệp cho phát triển. Trong quản trị nhân lực, ti

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần May 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền lương và công tác trả lương hiện nay đang là vấn đề quan trọng, được xã hội rất quan tâm. Thực tiễn có nhiều vấn đề nảy sinh và đang cần phải nghiên cứu để đưa ra những kết luận có cơ sở khoa học cho lĩnh vực này. Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động còn gọi là thị trường lao động, sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả sức lao động chính là tiền lương, tiền công. Đó là khoản tiền mà người chủ sử dụng sức lao động phải chi trả cho người lao động sau quá trình làm việc. Đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương luôn là mối quan hệ đặc biệt hàng ngày đối với họ. Bởi vì tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ. Sự phân phối công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Ở mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động trong xã hội. Nhận thức được vai trò của tiền lương trong doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần May 19”. Đề tài này sẽ giúp em tìm hiểu thực tế về công tác trả lương tại công ty đồng thời mong cùng công ty nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác trả lương tại doanh nghiệp. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần May 19 Chương 2: Thực trạng công tác trả lương tại công ty Cổ phần May 19 Chương 3: Giải pháp hòan thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần May 19 Em xin chân thành cảm ơn TH.S Nguyễn Thu Thủy cùng toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần May 19 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập này. Do còn nhiều thiết sót về mặt kiến thức cũng như là kinh nghiệm, kính mong sự đóng góp của quý thầy cô. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1. Thông tin chung về công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may 19 Tên giao dịch quốc tế: 19 garment joint stock company Loại hình DN: Công ty cổ phần Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: may mặc Trụ sở chính: 311 đường trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội Tài khoản số 05122.630.0 Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Mã số thuế: 0100385836 Mã đăng ký kinh doanh: 0103009102 Điện thoại:04. 8531153 – 04.8537502 – 04.2851404 Fax:04. 8530154 Chi nhánh phía Nam: số 99 Cộng Hòa, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.8114801 Fax: 08.8454001 Website: www.19garment .vn Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Phạm Duy Tân Vốn điều lệ: 13.500.000.000 đồng Việt Nam Thành viên: BQP trực tiếp quản lý phần vốn góp và 931 thành viên khác 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty * Giai đoạn trước năm 2005 Công ty cổ phần may 19 là một Công ty cổ phần trong quân đội, hạch toán kinh tế độc lập, được phép sản xuất kinh doanh các mặt hàng về may mặc trên thị trường trong nước và quốc tế. Tiền thân của công ty cổ phần may 19 ngày nay là trạm may đo phòng không phục vụ nội bộ quân chủng phòng không được thành lập vào ngày 01/04/1983 theo quyết định của quân chủng phòng không. Nhiệm vụ của trạm may đo lúc đó là may trang phục K82 cho sĩ quan cấp tá của quân chủng phòng không và từng bước xây dựng trạm vững mạnh toàn diện. Thành lập và hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp nên trạm gặp không ít khó khăn. Toàn bộ kinh phí hoạt động của trạm đều do Ngân sách quân đội cấp. Biên chế tổ chức ban đầu gồm 12 cán bộ, QNCN,CNVQP. Trong những ngày đầu mới thành lập trạm mới chỉ có 45 cán bộ công nhân viên, trang thiết bị còn nghèo nàn lạc hậu( 45 máy khâu đạp chân của Sài Gòn, Trung Quốc), trình độ cán bộ, công nhân còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ hẹp nên họat động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trạm cũng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngày càng cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hơn như: Từ năm 1983 đến năm 1991, trạm vừa thực hiện nhiệm vụ vừa bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ, nhân viên, vừa chủ động đề nghị cấp trên đầu tư, mua sắm đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 20/5/1991 Bộ Quốc Phòng quyết định nâng cấp trạm may và thành lập xí nghiệp May 19 nhằm phục vụ may đo quân phục cho cán bộ trong quân chủng phòng không và một phần các đơn vị thuộc thuộc khu vực phía Bắc. Ngoài ra, xí nghiệp còn được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc các lĩnh vực may đo nhằm tăng doanh thu cho xí nghiệp cũng như tăng các khoản phải thu của nhà nước mà xí nghiệp phải nộp. Thực hiện Nghị Định 388 của Chính Phủ, từ ngày 22/7/1993 xí nghiệp chính thức là doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập. Từ đó xí nghiệp được Nhà Nước giao vốn có nhiệm vụ tự bảo quản và phát triển vốn. Sau năm năm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế khác. Là một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng nhưng tỉ lệ hàng quốc phòng mà cấp trên giao cho công ty rất ít( khoảng 15%) chủ yếu là hàng kinh tế. Do đó, công ty phải tự đổi mới tổ chức đào tạo tay nghề, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tìm kiếm khách hàng, tự khẳng định uy tín của mình đối với khách hàng, và đã thực sự đứng vững trong cơ chế thị trường. Đến tháng 10/1996, theo Quyết Định 1619/QĐQP của Bộ Quốc Phòng, trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị trong quân đội, xí nghiệp may X19 được sát nhập với 3 đơn vị khác của quân chủng phòng không thành công ty 247 - Bộ Quốc Phòng và lấy xí nghiệp may X19 làm trụ sở chính là trung tâm điều hành mọi hoạt động của công ty. Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì những đòi hỏi của thị trường về những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả hợp lý lại càng trở nên bức thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, năm 2000 công ty 247 quyết định thành lập một dự án nâng cao chất lượng toàn diện của cả hệ thống để xin cấp chứng chỉ ISO. Dưới sự lãnh đạo của bộ tư lênh quân chủng, các cấp lãnh đạo và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty thì đến năm 2001, công ty đã được tổ chức QUACERT cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. * Giai đoạn từ 2005 đến nay Công ty cổ phần may 19 được thành lập theo QĐ số 1917/QĐ – BQP ngày 9/9/2003 của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Thực hiện Quyết Định số 890/QĐ-BQP ngày 16/5/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty 247 thành công ty cổ phần May 19. Giấy phép kinh doanh công ty cổ phần số 0103009102 do cơ sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 5/9/2005. Ngày 11/11/2005: Công ty đã kiện toàn lại mô hình công ty cổ phần, thành lập văn phòng công ty, nâng ban tổ chức lao động tiền lương lên cấp phòng, các xưởng lên cấp xí nghiệp, bổ nhiệm chức danh mới cho cán bộ công ty. Ngày 9/12/2005: Tổ chức lễ bàn giao tài sản, tiền vốn và lao động của công ty 247 cho công ty Cổ phần May 19 tại thời điểm 31/08/2005 dưới sự chủ trì của tư lệnh quân chủng Phòng Không- Không Quân và cơ quan giám sát là cục tài chính, cục kinh tế Bộ Quốc Phòng. Năm 2005, được sự giúp đỡ của bộ tư lệnh và các cơ quan chức năng quân chủng, công ty đã thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, chủ động tìm các biện pháp đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu nhằm tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm, khẳng định được vị thế và uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Trong năm 2005, công ty vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa triển khai công tác cổ phần hóa, tình hình lao động có sự biến động lớn (250 người chuyển công tác) nhưng công ty vẫn hoàn thành tốt mọi nghiệp vụ và vượt lên tất cả các chỉ tiêu được giao, giữ vững đơn vị ổn định, an toàn tuyệt đối. Trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã có những thành tích sau: Được Nhà Nước tặng thưởng 2 Huân chương lao động hạng II( năm 1998 và năm 2002). Được Bộ Tư Lệnh Quân chủng PK-KQ tặng thưởng: 02 cờ luân lưu” Đơn vị sản xuất kinh doanh khá nhất” (năm 1997,1998),02 cờ đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc( năm 1997, 1999, 2003), 02 cờ đơn vị dẫn đầu thi đua khối Công ty xí nghiệp quốc phòng( năm 1999, 2000), 01 cờ đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ngành hậu cần làm theo lời Bác dạy( năm 2000) và nhiều bằng khen khác. 6 năm liền( từ năm 1999- nay) Công ty luôn đạt tiêu chuẩn “ Đơn vị quyết thắng” được Tư Lệnh Quân Chủng tặng bằng khen. Được Hội Đồng xét thưởng Quốc Gia tặng: 17 Huy chương vàng, 8 huy chương bạc về những sản phẩm chất lượng cao công ty tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam( từ năm 1997- năm 2002). 2. Cơ cấu tổ chức sản xuất 2.1. Bộ máy quản lý của công ty 2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban Công ty may cổ phần X19 là một công ty hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến, chức năng. * Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. *Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ. Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần May 19 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH VĂN PHÒNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG TC-LĐ-TL PHÒNG KẾ TOÁN CHI NHÁNH TP. HCM BAN CƠ ĐIỆN BAN NVỤ CN TP. HCM Xí nghiệp dịch vụ kinh doanh Xí nghiệp cắt - PX cắt may đo - PX cắt XK Xí nghiệp may cao cấp - 4 chuyền may - 1 hoàn thiện Xí nghiệp may 3 - 7 chuyền may - 1 hoàn thiện Xí nghiệp may 5 - 4 chuyền may - 1 hoàn thiện Xí nghiệp may 247 - 1 tổ cắt - 3 PX may - 1 hoàn thiện - 1 kho VT-SP Trực tuyến Chức năng Tổng Giám đốc: - Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm với cấp trên và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp. - Tổng giám đốc ký nhận vốn, đất đại, tài sản và các nguồn lực khác để quản lý sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và giao các nguồn lực đã nhận cho các xí nghiệp thành viên. - Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án liên doanh liên kết, đề án tổ chức quản lý doanh nghiệp, quy hoạch đào tạo lao động phương án phối hợp kinh doanh của các xí nghiệp thành viên. - Thực hiện việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên theo quy định của Điều lệ Công ty cổ phần và luật Doanh nghiệp. - Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với những quy định của Nhà nước, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với những quy định hiện hành. - Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đơn giá sản phẩm quy định trong nội bộ doanh nghiệp. - Sử dụng và bảo toàn được vốn của doanh nghiệp được HĐQT giao. - Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty theo đúng điều lệ Công ty cổ phần và quy chế quản lý hoạt động SXKD đã được Đại hội cổ đông thông qua quyết nghị. * Phó Tổng giám đốc: - Các phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền. + Phó tổng giám đốc nội chính: Phụ trách công việc nội bộ trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về công việc được giao. + Phó tổng giám đốc sản xuất: Phụ trách công việc tổ chức sản xuất trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về công việc được giao. Nhiệm vụ của các trưởng phòng, ban Công ty : * Chánh Văn phòng: - Tham mưu và giúp Tổng giám đốc chỉ đạo các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong đơn vị, quản lý xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức. Theo định kỳ: quý, 6 tháng, 9 tháng, năm tổng hợp tình hình và thực hiện chế độ báo cáo lên CCT Quân chủng theo quy định. - Theo dõi và tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động. - Chỉ đạo các tổ chức quần chúng (như Công đoàn, Đoàn TN, Hội PN) tham gia tích cực vào phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đơn vị VMTD. - Chỉ đạo văn phòng giúp TGĐ Soạn thảo các văn bản liên quan đến Công tác quản lý điều hành của TGĐ. - Chỉ đạo TL Hành chính duy trì và thực hiện các công việc về hành chính, quản trị: + Duy trì thời gian nề nếp chế độ, kỷ luật ở cơ quan và các đơn vị theo quy chế, kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung và các quy định trong đơn vị, chịu trách nhiệm về duy trì công tác bảo vệ 24/24 h đảm bảo an toàn trong phạm vi Công ty. + Nắm, đề xuất các phương án trang bị, các phương tiện làm việc của các phòng, ban, Xí nghiệp. Đảm bảo hệ thống nước phục vụ đơn vị. Đề xuất các phương án và tổ chức cho quân y chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. + Chỉ đạo bếp ăn, thực hiện các công việc về lễ tân, cơm nước phục vụ cho lãnh đạo Công ty tiếp khách . + Đôn đốc vệ sinh chung, kiểm tra chăm sóc bảo vệ cảnh quan môi trường và giải quyết các công việc sự vụ khác trong đơn vị. + Đảm bảo xe ô tô, phương tiện vận tải phục vụ các nhiệm vụ của Đơn vị. - Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong Công ty để thực hiện các công việc chung khác khi cần thiết . - Soạn thảo và thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của phòng trong hệ thống quản lý chất lượng. * Trưởng phòng kinh doanh: - Chịu trách nhiệm khai thác, mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. - Giao dịch với khách hàng, làm văn bản báo giá, văn bản hợp đồng trình Tổng giám đốc, phối hợp với các phòng, ban, Xí nghiệp thực hiện tốt các hợp đồng đã ký. - Thực hiện việc tiếp thị quảng cáo - Theo dõi sự biến động của thị trường, khai thác nguồn hàng, dự báo khả năng tiêu thụ. - Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng với khách hàng, chủ động báo cáo Tổng giám đốc để giải quyết các khiếu nại của khách hàng.   - Làm thủ tục với Hải quan khi xuất hàng xuất khẩu cho khách. - Soạn thảo các hợp đồng kinh tế thông qua Tổng giám đốc (hoặc phó Tổng giám đốc khi được uỷ quyền) ký, chịu trách nhiệm giải quyết những phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. - Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của phòng trong hệ thống quản lý chất lượng. * Trưởng phòng Kế hoạch - Điều độ: - Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và các kế hoạch bổ sung đột xuất khác trình Tổng giám đốc phê duyệt. - Đôn đốc và giám sát việc thực hiện tiến độ kế hoạch ở các phòng ban, Xí nghiệp SX. - Nắm và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền. - Cân đối vật tư, có kế hoạch cấp phát đảm bảo vật tư cho sản xuất, giải quyết mọi vướng mắc về vật tư trong cả quá trình sản xuất. Kiểm soát hàng ở kho SP, lệnh trả hàng. - Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của phòng trong hệ thống quản lý chất lượng. - Trực tiếp chỉ đạo, quản lý kho vật tư , theo dõi các hợp đồng kinh tế đảm bảo cung ứng và quyết toán vật tư, nguyên phụ liệu với các đơn vị sản xuất. - Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của Ban CBSX trong hệ thống quản lý chất lượng * Giám đốc tài chính: - Chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính Công ty hàng năm. - Giám sát kiểm tra mọi hoạt động kế toán tài chính trong đơn vị, giúp Tổng giám đốc thực hiện tốt chế độ quản lý về tài chính. - Có nhiệm vụ thanh lý các hợp đồng kinh tế, đòi nợ và thanh toán nợ với khách hàng theo các hợp đồng. - Làm báo cáo tài chính nộp cấp trên theo quy định của Quân chủng, chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Tổng giám đốc về tình hình hoạt động công tác tài chính và các số liệu tổng hợp báo cáo. - Tổ chức thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của P.KT-TC trong hệ thống quản lý chất lượng. - Trực tiếp tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên thuộc quyền. * Giám đốc kỹ thuật: - Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thiết kế chế mẫu các loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, kết hợp với PKD đưa ra được nhiều mẫu hàng đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ công tác kỹ thuật, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao động, chất lượng của từng loại sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ để đảm bảo sản xuất có năng suất cao. - Phối hợp với các bộ phận giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. - Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của phòng trong hệ thống quản lý chất lượng. * Trưởng ban cơ điện: - Theo dõi quản lý tình trạng kỹ thuật, tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ, tất cả các trang thiết bị máy móc, hệ thống điện, nước trong Công ty đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ SXKD. - Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của phòng trong hệ thống quản lý chất lượng. Nhiệm vụ của Giám đốc các Xí nghiệp: - Triển khai tổ chức thực hiện các kế hoạch SX Công ty giao, đảm bảo năng suất theo định mức, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. - Phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp mình sản xuất theo quy trình hướng dẫn của hệ thống chất lượng. - Theo dõi, giám sát và duy trì thực hiện nghiêm các nội quy về an toàn và vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, sử dụng và an toàn thiết bị, quản lý tốt hàng hoá, thực hiện phòng chống cháy nổ .... - Soạn thảo các văn bản liên quan và thực hiện duy trì hệ thống chất lượng theo ISO 9001. Đại diện lãnh đạo về chất lượng - Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì. - Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến. - Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng. - Là đại diện của công ty để liên hệ với Trung tâm năng suất để tư vấn về các vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng. - Có quyền tạm đình chỉ những công việc không phù hợp với yêu cầu của hệ thống chất lượng xem xét để xử lý. Phối hợp với các bộ phận trong công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng. Thường trực và thư kí chương trình ISO 9001 - Thu thập các ý kiến về sửa đổi văn bản, tài liệu về hệ thống chất lượng trình đại diện lãnh đạo. - Giúp lãnh đạo công ty về các vấn đề chất lượng trong hệ thống và xử lý các công việc còn kém chất lượng. - In ấn tài liệu đã soát xét, trình duyệt tài liệu và tiến hành phân phối tài liệu theo đúng trình tự. 2.3. Sơ đồ sản xuất kinh doanh Sơ đồ kinh doanh mô tả các quá trình chính tham gia vào việc sản xuất, tạo sản phẩm của công ty. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính còn có các hoạt động hỗ trợ khác như: - Hoạt động đào tạo nhân lực do phòng kĩ thuật thực hiện Sơ đồ1.2: Sơ đồ sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần May 19 TỔNG GIÁM ĐỐC KHÁCH HÀNG PHÒNG KINH DOANH NHÀ CUNG CẤP PHÒNG KẾ HOẠCH -ĐIỀU ĐỘ KHO SẢN PHẨM PHÒNG KĨ THUẬT BAN CBSX XÍ NGHIỆP CẮT 3 XÍ NGHIỆP MAY y/c đặt hàng văn bản/ HĐKT dự thảo tài liệu, kĩ thuật mẫu và kí hợp đồng ( nếu có) ĐĐH c.cấp NVL văn bản HĐKT KHSX Lệnh xuất hàng bán thành Phẩm Giao sp KCS Sp may ( Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương) - Tài liệu kĩ thuật, hướng dẫn kĩ thuật, kiểm soát kĩ thuật do phòng kĩ thuật thực hiện - Tiếp nhận và kiểm tra, bảo quản tài sản do khách hàng cung cấp do phòng kinh doanh, cửa hàng và ban CBSX thực hiện - Các hoạt động kiểm tra, xác nhận sự phù hợp của sản phẩm do các xí nghiệp thực hiện - Và các hoạt động hỗ trợ khác: đánh giá nội bộ, hành động khắc phục, phòng ngừa, thông tin nội bộ, xem xét của lãnh đạo… - Bất cứ hoạt động nào trong công ty đều được kiểm soát theo nguyên tắc tiếp cận quá trình thông qua kiểm soát đầu vào, đầu ra và các yếu tố tác động đến chúng: con người, máy móc thiết bị, phương pháp làm việc… - Công ty đảm bảo các công việc đều tuân thủ theo nguyên tắc PDCA, thông qua việc lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, cải tiến/ tiêu chuẩn hóa nhằm cải tiến không ngừng các họat động. 3. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 1.1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận và các khỏan nộp ngân sách Đơn vị tính: 1000đ TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 I Tổng doanh thu 26.471.021 34.496.362 38.350.000 44.240.840 52.557.786 Doanh thu sản xuất công nghiệp 25.669.949 33.342.362 37.948.000 43.929.340 52.383.786 Doanh thu dịch vụ 801.072 1.154.000 402.000 311.500 174.000 II Tổng chi phí 24.565.825 31.826.556 36.322.617 41.496.118 50.068.566 III Tổng lợi nhuận 1.905.916 2.669.806 2.027.383 2.257.251 2.489.219 IV Nộp ngân sách 2.118.694 3.576.566 3.357.788 3.216.848 4.154.587 V Tổng số vốn sản xuất kinh doanh 25.327.898 26.597.898 35.400.532 38.979.360 40.885.432 ( Nguồn: Phòng Kế toán công ty) Nhìn vào bảng tổng kết có thể thấy rằng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm. Điều này đạt được là do công ty đã liên tục đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng các phương pháp sản xuất mới hiện đại vào thực tế sản xuất nên sản phẩm kinh doanh ngày càng tăng. Ngoài ra còn do thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu thị trường tăng và công tác xúc tiến bán hàng ra thị trường quốc tế được thực hiện tốt hơn. Biểu đồ doanh thu qua các năm cho thấy rõ hơn về sự nỗ lực của công ty trong việc phát triển sản xuất kinh doanh: Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu không đều giữa các năm. Mặc dù doanh thu tăng đều qua các năm nhưng nếu nhìn vào biểu đồ lợi nhuận ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả nhất vào năm 2004 với tổng lợi nhuận đạt 2.669.806 ngàn đồng. Năm tiếp sau đó, năm 2005 công ty cổ phần hóa dẫn tới nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của công ty sụt giảm xuống còn 2.027.383 ngàn đồng. Sau cổ phần hóa tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định khiến mức lợi nhuận của các năm sau đó tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn chưa đạt được và vượt mức đỉnh cao ở năm 2004. Đây là một vấn đề công ty cần quan tâm tìm ra nguyên nhân biện pháp khắc phục và giải quyết đảm nhằm đảm bảo cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tình hình doanh thu qua các năm Biểu đồ tình hình doanh thu qua các năm 52557786 44240840 38350000 34496362 26471021 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Doanh thu Doanh thu Biểu đồ 1.2: Biểu đồ tình hình lợi nhuận qua các năm Biểu đồ tình hình lợi nhuận qua các năm 2669806 2489219 2257251 2027383 1905916 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Lợi nhuận Lợi nhuận Năm 2006 doanh thu tăng 5.890.840 ngàn đồng so với năm 2005 tương ứng với 115,4%. Trong khi đó chi phí tăng 5.173.501 ngàn đồng (114,24%) so với năm 2004. Như vậy mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí nên lợi nhuận của công ty tăng 229.868 ngàn đồng (111,34%). Năm 2007 doanh thu tăng 8.316.946 ngàn đồng so với năm 2004 tương ứng với 118,8%. Chi phí tăng 8.572.448 ngàn đồng (120,7%) so với năm 2005. Như vậy mức tăng chi phí lớn hơn mức tăng doanh thu nên xét về mức tăng tương đối thì năm này công ty hoạt động không hiệu quả. Bảng 1.2: Bảng tỉ suất lợi nhuận của công ty Đơn vị: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tỉ suất LN/ DT 7,2 7,7 5,3 5,1 4,7 Tỉ suất LN/ vốn 7,5 10 5,7 5,8 6,1 Qua bảng trên ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty không còn đạt hiệu quả tốt như những năm về trước. Năm 2004 công ty tiến hành cổ phần hóa thì ngay sau đó năm 2005 cả tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu và tỉ suất lợi nhuận/ vốn sụt giảm một cách nghiêm trọng. Cho tới năm 2007 thì cứ 100 đồng doanh thu mới tạo ra được 4,7 đồng lợi nhuận trong khi tỉ lệ này năm 2004 là 100 đồng doanh thu tạo ra được 7,7 đồng lợi nhuận. Tỉ suất lợi nhuận/ vốn có tăng lại trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên tỉ lệ tăng này không đáng kể và chưa đạt được như mức năm 2003. Công ty cần có chính sách thích hợp để khắc phục hiện tượng trên. Về tình hình nộp ngân sách, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà Nước về nghĩa vụ của mình. Hàng năm, công ty vẫn nộp đủ các loại thuế về Bộ Quốc Phòng và kho bạc Nhà Nước như thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, các loại bảo hiểm như BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Tình hình quản lý và sử dụng vốn: Vốn của công ty có từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay và vốn huy động khác. Do nguồn khách hàng chính của công ty là khách hàng đồng phục các ngành nên chủ yếu được chi trả bằng nguồn do ngân sách cấp nên công ty thuận lợi trong việc chiếm dụng nguồn vốn khách hàng. Vốn ngân sách, vốn tự có và vốn huy động khác đều tăng chứng tỏ công ty đang cố gắng nỗ lực hơn trong việc tự chủ về mặt tài chính, giảm thiểu rủi ro do các khoản vốn vay đem lại. Đồng thời, công ty cũng được Nhà Nước quan tâm và tin tưởng hơn về năng lực hoạt động kinh doanh. Tổng vốn của công ty có xu hướng tăng dần, đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2005. Điều này hoàn toàn hợp lý do năm 2005 là năm công ty cổ phần hóa, huy động được lượng lớn vốn từ các cổ đông. Tổng vốn tăng chứng tỏ công ty có sự mở rộng kinh doanh sản xuất qua các năm. Về số tuyệt đối, cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng đẩy nhanh mức tăng chung của tổng vốn. Bảng 1.3: Tình hình vốn của công ty qua các năm Đơn vị: 1000 đồng Nội dung Vốn hiện có 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn cố định 11.359.334 12.229.334 13.396.269 16.975.097 19.825.227 Vốn lưu động 13.968.564 14.368.564 22.004.263 22.004.263 21.564.178 Tổng số vốn SXKD 25.327.898 26.597.898 35.400.532 38.979.360 40.885.432 Trong đó Vốn ngân sách 5.123.007 5.623.007 7.544.878 6.069.000 6.885.000 Vốn tự có 3.826.078 2.170.083 5.267.231 5.831.000 6.615.000 Vốn vay 180.000 0 400.000 0 0 Vốn huy động khác 16.198.813 18.804.808 22.188.423 27.079.360 27.385.432 ( Nguồn Phòng Kế toán) 4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới công tác trả lương, trả thưởng tại công ty CP May 19 4.1. Các yếu tố thuộc về công ty 4.1.1. Đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Đây là một ngành giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tuy nhiên ngành may cũng là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp. Chính điều này đã chi phối rất lớn tới vấn đề trả lương, trả thưởng cho nguời công nhân. Hơn nữa, lao động trực tiếp trong ngành này chủ yếu là lao động có trình độ tay nghề thấp. Ngay cả những lao động phổ thông chưa biết nghề đều được tuyển vào làm sau đó sẽ được đào tạo thành nghề. Một lao động nếu học chăm chỉ thì chỉ sau 3 tháng là có thể làm việc được. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy, xí nghiệp là chính. Toàn bộ ngành chỉ có 4 trường đào tạo với "công suất" mỗi năm khoảng 2.000 công nhân, không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị. Vì đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do đó, để hoàn thành các đơn hàng bắt buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện làm 3 ca, 4 kíp. Đây là nguyên nhân khiến tiền lương của lao động mới làm việc thấp. 4.1.2. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mặc như đồng phục đông, hè cho các ngành như kiểm lâm, quản lý thị trường, viện kiểm soát, thi hành án, tòa án, điện lực, viễn thông, đường sắt, công an, vận tải hành khách xe buýt và các sản phẩm theo đơn đặt hàng… Đây là các sản phẩm truyền thống đã được công ty thiết kế và sản xuất từ nhiều năm nay. Ngoài ra công ty còn sản xuất cả áo măngtô, jacket, complê và áo sơ mi nam phục vụ cho xuất khẩu. Chủng loại mặt hàng truyền thống của công ty đa dạng, ngoài ra lại có thêm những đơn đặt hàng nhỏ lẻ dẫn đến việc kiểm tra theo dõi thời gian làm việc, tình hình thực hiện công việc của công nhân trực tiếp sản xuất tương đối phức tạp. Do đó gây khó khăn rất nhiều cho việc xây dựng tiền lương của công nhân trực tiếp. Bảng 1.4:Bảng danh mục các sản phẩm chủ yếu năm 2007 TT SẢN PHẨM ĐVT SỐ LƯỢNG I Sản phẩm quốc phòng 64.016 1 Quần áo hè Bộ 33.764 2 Quần áo đông Bộ 40.920 3 Sản phẩm khác SP 337.771 * Sản phẩm quy chuẩn SP II Sản phẩm kinh tế 1 Áo Jacket Cái 443.653 2 Quần áo comple Bộ 48.923 3 Quần áo thu đông Bộ 51.049 4 Áo măng tô Cái 2.246 5 Quần áo xuân hè Bộ 33.499 * Sản phẩm quy chuẩn SP 2.406.112 III Tổng sản phẩm SP 2.571.493 ( Nguồn: phòng kĩ thuật) Trong một tháng, mỗi công nhân thực hiện may rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó thống kê phân xưởng phải theo dõi và ghi lại được số lượng và chủng loại mỗi công nhân sản xuất nhằm tính lương cho công nhân chính xác. Điều này mất khá nhiều thời gian khiến hoạt động trả lương phức tạp. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, việc thiết kế kiểu dáng, may các khâu chính đã được đối tác thực hiện. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm được xuất đi và lấy nhãn hiệu là tên của đối tác. Chính vì vậy, đối với mỗi một đơn vị sản phẩm gia công, lợi nhuận thu về rất ít. Đây cũng là một trong những nhân tố khiến cho lương của người lao động không cao. Hàng may đo trong nước dàn trải không đều, thường dồn về cuối năm, hàng xuất khẩu theo thời vụ, thời gian ngắn, yêu cầu xuất hàng gấp. Điều này khiến cho việc công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ nhiều vào những lúc cao điểm nên lương của họ vào những thời điểm này cũng cao hơn so với bình._. thường. Những cán bộ chuyên trách về lương của công ty thời gian này cũng phải làm việc cao độ nhằm theo dõi được chính xác số lượng sản phẩm được làm ra để tính toán tiền lương kịp thời, tránh gây sai sót nhầm lẫn. 4.1.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm Công ty cổ phần may X19 tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tuc. Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín cắt – may. Trong giai đoạn may, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản phẩm hoàn thiện. Quy trình sản xuất của công ty được mô tả như sau. Khi vải được xuất kho xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuất kho, phân xưởng cắt thực hiện công nghệ cắt và pha thành các bán thành phẩm. Bán thành phẩm hoàn thiện được chuyển xuống các phân xưởng may. Tại mỗi phân xưởng đều bố trí các nhân viên kiểm tra chất lượng. Mỗi công nhân may phải thực hiện may hoàn chỉnh sản phẩm, có nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ phận hoàn thiện thực hiện những công việc hoàn thiện cuối cùng, đóng và chuyển xuống kho thành phẩm để xuất trả khách hàng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ: Sơ đồ 1. 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu Phân xưởng cắt Phân xưởng may 5 Phân xưởng may cc Phân xưởng may 3 Kho thành phẩm Xuất trả khách hàng ( Nguồn: Phòng Kế Hoạch công ty CP May 19) Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo 4 phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau: Phân xưởng cắt: Nhận nguyên phụ liệu từ kho vật tư theo lệnh sản xuất của PKH. - Đối với hàng đo may: nhận và kiểm tra lại khổ vải, số lượng, chủng loại nguyên liệu, phụ liệu, phân loại và cấp tới từng bàn cắt. - Đối với hàng xuất khẩu: nhận và kiểm tra lại khổ vải, số lượng, chủng loại nguyên liệu. Nếu thấy không có sự phù hợp giữa bản vẽ, sơ đồ, bảng mẫu và khổ vải thực nhận, báo ngay về PKH và PKT bằng văn bản. Nếu vật tư thiếu trong cuộn hoặc đo chưa cấp đủ báo lại ban CBSX bằng văn bản để xử lý. Nếu nguyên vật liệu đủ điều kiện thì tiếp tục sản xuất. Căn cứ vào LSX, mức độ khó của từng yêu cầu sản phẩm, GĐXN/PGĐXN giao đầu phiếu theo năng lực cắt của từng người. Có hai bộ phận cắt: bộ phận cắt may đo và bộ phận cắt may xuất khẩu. Sau khi cắt xong, bán thành phẩm sẽ được ép keo theo quy định của PKT cung cấp. Bán thành phẩm sau khi đã hoàn tất các công đoạn từ cắt, đánh số, bốc phụ, ép keo, nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm, được phân biệt bằng bảng nhận biết như sau: Màu vàng: sản phẩm chờ kiểm tra Màu đỏ: bán thành phẩm đã kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu, lập biên bản và vào sổ theo dõi sản phẩm không phù hợp. Màu xanh: sản phẩm đã qua kiểm tra và đạt yêu cầu. Sản phẩm đã qua kiểm tra và đạt yêu cầu tiến hành cấp phát tới từng xí nghiệp may. Phân xưởng may 3, may 5: Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm may mặc, trang phục. Phân xưởng may cao cấp: Thực hiện công nghệ may như phân xưởng may 3, may 5. Ngoài ra, phân xưởng còn chuyên may những mặt hàng cao cấp đòi hỏi độ chính xác cao, kiểu cách phức tạp như quần áo complê, áo măng tô, áo gilê… Như vậy công việc của mỗi công nhân khá đơn giản, họ chỉ cần đảm nhiệm một công đoạn nhỏ trong dây chuyền công nghệ. Điều này khuyến khích công nhân có thể tăng năng suất lao động nhưng cũng tạo ra sự nhàm chán trong công việc. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được chia thành các công đoạn và các bước công việc cụ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định các hình thức trả lương cho người lao động làm việc trong từng công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm. Mặt khác, việc chia quy trình sản xuất thành từng công đoạn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân công hiệp tác trong sản xuất, bố trí sản xuất phù hợp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Do đó, có thể nói việc xác định các công đoạn cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các hình thức trả lương phù hợp cho từng đối tượng lao động trong công ty. 4.1.4. Quan điểm triết lý của công ty trong trả lương Ở đây, công ty Cổ phần May 19 đã áp dụng mức lương hiện hành nghĩa là mức lương mà đại đa số công ty đang áp dụng nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động mà vẫn giảm thiểu được chi phí sản xuất kinh doanh khiến cho giá thành sản phẩm sẽ cạnh tranh hơn thị trường. Tuy nhiên, khi áp dụng mức lương này thì công ty khó có thể thu hút nhân tài. Để có thể thu hút những lao động giỏi về công ty mình thì công ty nên có những chính sách đãi ngộ đặc biệt cũng như mức lương, thưởng xứng đáng ở những vị trí chủ chốt hoặc đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao. Có như vậy công ty mới có thể vừa đảm bảo về mặt chi phí lại vừa có một đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty về lâu dài, đưa công ty phát triển vững chắc. 4.1.5. Đặc điểm về công nghệ, trang thiết bị cơ sở vật chất Hiện tại, công ty có diện tích đất sử dụng là 9711,13 m2 , diện tích nhà xưởng là 14.206 m2, 711 chiếc máy may một kim và 233 chiếc may chuyên dùng, máy ép mex, bàn là các loại. Phần lớn máy móc của công ty đã lỗi thời và được sử dụng từ khá lâu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy, hàng năm, công ty đều cố gắng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, mua sắm thêm các trang bị máy móc vừa để thay thế dần dần những máy móc đã lỗi thời lạc hậu, vừa để bổ sung thêm thiết bị hiện đại như máy may 1 kim và các máy móc chuyên dùng khác. Cụ thể như sau: Bảng 1.5: Bảng số lượng máy móc của công ty Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Máy móc (chiếc) 168 34 55 53 53 ( Nguồn: phòng Kế hoạch) Do việc đổi mới máy móc thiết bị thiếu đồng bộ dẫn tới việc không sử dụng hết công suất của máy mới, thời gian ngừng máy để sửa chữa nhiều nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Trong khi đó, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp, điều này đã ảnh hưởng đến tiền lương của người công nhân. BGĐ cũng chỉ thị cho ban cơ điện thực hiện nghiêm ngặt việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị định kì nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị để việc sản xuất được liên tục không bị gián đoạn ảnh hưởng đến kế hoạch trả hàng cho khách hàng và năng suất lao động của công nhân. Trưởng ban lập danh mục thiết bị được bảo dưỡng. Trên cơ sở, tính chất và mức độ ảnh hưởng của từng loại máy, trưởng BCĐ xác định chu kì bảo dưỡng và lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa định kì. BCĐ có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa theo đúng kế hoạch đã được duyệt. Sau khi hoàn thành việc bảo dưỡng định kì, trưởng BCĐ cập nhật vào lí lịch máy. Bảng1.6: Bảng số lượng máy móc các loại của công ty năm 2007 STT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG 1 Máy may 1 kim 711 2 Máy may 2 kim 24 3 Máy vắt sổ 3 chỉ 6 4 Máy vắt sổ 5 chỉ 8 5 Máy thùa bằng 25 6 Máy thùa tròn 10 7 Máy đính cúc 30 8 Máy đính bọ 13 9 Máy cuốn ống 8 10 Máy vắt gấu 5 11 Máy là ép 21 12 Máy cắt cố định 35 13 Máy cắt tay 16 14 Máy lộn cổ 6 15 Máy lộn mangxet 8 16 Máy hút chỉ 4 17 Băng chuyền 6 18 Máy dò kim 8 ( Nguồn: phòng Kĩ thuật) 4.1.6. Đặc điểm về tình hình lao động của công ty Do là một doanh nghiệp may mặc nên tỉ lệ lao động nữ chiếm khá đông trong tổng số lao động của công ty 70% và đa số là lao động trẻ. Chính vì vậy, công tác tuyển dụng và đào tạo được công ty rất quan tâm. Nguồn tuyển dụng của công ty là những người lao động đã biết nghề, những học sinh từ những trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề chuyên ngành may như trường Đại học Công nghiệp, trường đào tạo may 17,18,20 của BQP, hay trường trung cấp may thời trang Hà Nội ở Thuận Thành- Bắc Ninh… Ngoài ra, công ty tuyển dụng cả những lao động phổ thông chưa biết nghề sau đó đào tạo nghề. Còn những lao động đã có tay nghề thì sau khi được phỏng vấn và tuyển dụng vào công ty sẽ được thử tay nghề để xác định trình độ và hệ số lương. Sau đó, sẽ được phân về các xưởng. Tất cả công nhân tuyển vào làm việc đều phải được đào tạo theo quy định của công ty như: giới thiệu về chính sách mục tiêu chất lượng, giới thiệu về hệ thống chất lượng công ty đang áp dụng và thực hiện, trách nhiệm quyền hạn và lợi ích của người lao động khi thực hiện các công việc trong công ty… Sau mỗi đợt (khóa) đào tạo đều được đánh giá kết quả đào tạo thông qua các hình thức: phiếu điểm, bằng, chứng chỉ… đều được ghi vào hồ sơ đào tạo của từng người. Hàng năm việc tổ chức các lớp, các đợt huấn luyện đào tạo đều được nằm trong kế hoạch, có phân công tổ chức chặt chẽ và kết thúc mỗi đợt đều có kiểm tra để đánh giá kết quả. Mỗi khi có sự thay đổi về công nghệ , thay đổi mã hàng, sản phẩm công nhân đều được hướng dẫn và đào tạo tại chỗ. Hàng năm, công ty cũng tổ chức thi nâng cao tay nghề, thi bậc thợ và thi thợ giỏi cho công nhân để đánh giá phân loại trình độ tay nghề của công nhân nhằm có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng lao động cho phù hợp. Tỷ lệ thuyên chuyển công tác hay xin thôi việc sau một thời gian làm việc thường xuyên diễn ra (phần vì lương thấp, phần vì công ty có nhiều lao động nữ lại là lao động trẻ nên sau một vài năm làm việc, họ về quê lập gia đình) khiến cho việc quản lý lao động và đảm bảo năng suất chất lượng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng khiến công ty mất một khoản chi phí để tuyển dụng và đào tạo lại công nhân. Công ty cũng luôn quan tâm tới điều kiện, môi trường lao động cho công nhân và giải quyết các chế độ thai sản, nghỉ ốm, trợ cấp, bảo hộ lao động và đóng góp các khỏan BHXH, BHYT cho công nhân. Lao động nữ trong công ty chiếm tỷ lệ lớn khiến công ty phải thực hiện đầy đủ chế độ đối với lao động nữ. Công tác thai sản ốm đau, nuôi con… chiếm khoảng 10% tổng quỹ thời gian sản xuất cho nên hàng tháng, hàng quý công ty đã phải trích một lượng tiền không nhỏ từ doanh thu để lập quỹ dự phòng đảm bảo có thể chi trả ngay cho người lao động khi ốm đau, thai sản, lễ tết, thi đua… Lao động gián tiếp: chiếm khoảng 8% trên tổng số lao động toàn công ty. Để trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, hàng năm công ty đều sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đánh giá năng lực làm việc của các bộ phận trong công ty để từ đó có thể phân công công việc cho hợp lý. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ và bổ sung kiến thức cho các cán bộ, nhân viên văn phòng, các quản đốc phân xưởng và nâng cao tay nghề cho công nhân. Bảng 1.7: Tình hính lao động qua các năm Năm Nội dung 2003 2004 2005 2006 2007 - Quân số 900 1170 1185 1180 1100 + Biên chế 100 102 39 10 11 + Hợp đồng LDDN 480 676 820 820 840 + Hợp đồng LĐNH 230 286 251 190 139 + Học việc, tạm tuyển 90 106 75 20 110 - Về học vấn + Trình độ ĐH 34/900 40/1170 47/1185 43/ 1180 45/1180 + Thợ bậc cao( 4/6 trở lên) 290/900 310/1170 340/1185 345/1180 360/1180 + Bình quân bậc thợ toàn công ty 2,5/6 2,8/6 2,4/6 ( Nguồn tổ chức Lao động- Tiền Lương) Qua bảng thống kê tình hình lao động qua các năm ta có thể thấy, tỉ lệ lao động theo biên chế Nhà Nước giảm dần kể từ năm 2005 là năm doanh nghiệp cổ phần hóa, xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên, trình độ lao động của công ty chưa cao, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và tỷ lệ thợ bậc cao rất thấp so với lao động của toàn công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như khả năng phát triển của công ty trong tương lai. Chính vì vậy, công ty cần có những chính sách đặc biệt là chế độ lương thưởng hợp lý để tuyển dụng đựợc những lao động có trình độ cao cũng như giữ chân được những công nhân lành nghề. 4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 4.2.1. Đặc điểm về thị trường lao động Công ty đóng trên địa bàn Hà Nội, điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi nhưng cũng tạo ra không ít những khó khăn cho hoạt động của công ty nói chung và công tác trả lương, trả thưởng nói riêng. Thuận lợi: Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn thứ hai của nước ta. Chính vì vậy hàng năm có một lượng lớn lao động từ ngoại tỉnh đổ vào Hà Nội. Hơn nữa rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề tập trung tại đây nên công ty có một nguồn cung lao động tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thu hút những lao động giỏi có trình độ tay nghề. Khó khăn: Ngành may là một trong những ngành phát triển mũi nhọn của nước ta nên số lượng các doanh nghiệp trong ngành may càng ngày càng tăng lên. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi lớn như công ty May 10, Công ty May Thăng Long, công ty Hanosimex…Ngoài ra còn rất nhiều công ty nhỏ mới hoạt động. Chính việc tăng lên về số lượng đã khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty tăng lên. Không chỉ về mặt thị trường, khách hàng mà còn về cả việc thu hút lao động có trình độ tay nghề. Nếu công ty không trả lương thỏa đáng cũng như tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động thì họ sẽ bỏ sang làm cho các công ty khác trong ngành với mức lương cao hơn. Điều này tạo ra một thách thức không nhỏ cho công ty trong công tác trả lương, trả thưởng để giữ chân người lao động. Nếu không có chính sách trả lương hợp lý thì công ty sẽ tự đánh mất những người lao động hiện thời, thêm vào đó lại mất thêm một khoản chi phí khác để tuyển dụng và đào tạo lại người lao động mà năng suất làm việc vẫn không bằng. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế nước ta được mở rộng. Cho nên, công ty không chỉ gặp sự cạnh tranh về vấn đề lao động ở những công ty trong ngành mà còn cả các công ty ngoài ngành. Rất nhiều khu công nghiệp mọc lên, nhiều việc làm hơn cho người lao động lựa chọn. Họ có thể tìm đến những ngành nghề có doanh thu, lợi nhuận cao hơn ngành may và nếu không chú ý tới vấn đề này thì rất dễ xảy ra tình trạng thiếu nhân lực ở các doanh nghiệp dệt may. Khi thị trường lao động có nhiều biến động thì công tác tiền lương là nhân tố quyết định tới sự gắn bó của ngừoi lao động với công ty. Trả lương cao không những thu hút được lực lượng lao động mới có tay nghề tốt, mà còn tạo được động lực cho người lao động. Nhưng ngược lại, trả lương thấp chậm, người lao động sẽ không còn nhiệt tình với công việc nữa làm giảm năng suất lao động từ đó dẫn đến chậm tiến độ sản xuất, gia tăng chi phí, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thì công ty phải quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng với tư cách là một tế bào của xã hội, công ty lại phải quan tâm đến những vấn đề của xã hội đang xảy ra bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, khi nghiên cứu về định mức tiền lương, công ty còn phải quan tâm đến các vấn đề lương bổng trên thị trường, chi phí sinh hoạt, các tổ chức công đoàn, xã hội, nền kinh tế và cả đến hệ thống pháp luật v.v... Chỉ riêng về yếu tố luật pháp, chính sách lương bổng cũng phải tuân theo luật lệ của nhà nước. 4.2.2. Luật pháp và các quy định của Chính Phủ Công ty là một công ty cổ phần có số vốn góp chi phối của binh chủng Phòng Không- Không Quân nên mọi chế độ lương, thưởng trong công ty đều phải đảm bảo theo hướng dẫn của Nhà Nước và của binh chủng, từ đó vận dụng hệ thống này để xây dựng hệ thống tiền công cho công ty. Hiện nay, Nhà nước ta đang áp dụng trả lương theo hệ thống thang lương, bảng lương. Hệ thống này sẽ được sử dụng làm cơ sở để trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động và làm cơ sở để xác định giá trị đầu vào của sản phẩm. Do đặc điểm của công ty, lao động nữ chiếm đa số nên các chế độ chính sách với lao động nữ lại càng cần được thực hiện nghiêm túc như chế độ thai sản, trợ cấp hàng tháng, nghỉ ốm… bảo đảm quyền làm việc bình đẳng về mọi mặt đối với nam giới. Khi sinh con người phụ nữ được quyền nghỉ từ 4-6 tháng và hưởng quyền lợi nghỉ thai sản. Đây là một khó khăn đối với công tác trả lương khi công ty sử dụng lao động nữ là chủ yếu. Cách tính lương của công ty dựa vào thang bảng lương của Nhà nước sẽ tạo ra sự thống nhất, đơn giản dễ hiểu khiến cho công tác trả lương của người quản lý trở nên dễ dàng hơn và người lao động cũng có thể tự tính ra tiền lương tháng mà mình được hưởng. Tuy vậy, nó còn bộc lộ nhiều bất cập: Có rất ít sự chủ động trong cách tính lương của công ty, phụ thuộc nhiều vào các quy định của Nhà nước. Trong những năm gân đây, Nhà nước liên tục tăng mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động từ 450.000 VNĐ năm 2007 lên tới 540.000 VNĐ rồi 620.000 VNĐ đầu năm 2008. Tuy nhiên, mức tăng này đã không có ý nghĩa trong điều kiện lạm phát như hiện nay. 4.2.3. Tình trạng của nền kinh tế Sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì Việt Nam tăng trưởng khá mạnh với tốc độ tăng trưởng đạt 8.5%. Việt Nam đang trải qua giai đoạn bùng nổ kinh tế do dòng chảy ngoại tệ vào cộng thêm với đầu tư mạnh mẽ và lạm phát hàng hoá. Mức lạm phát này cũng đạt ở mức kỉ lục, cuối tháng 12 năm 2007 tỷ lệ lạm phát khoảng trên 12%. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác trả lương của công ty. Công ty cần chi trả một lượng lớn hơn cho công nhân của mình nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động. Việt Nam mở cửa với thị trường quốc tế cũng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng, công ty có thêm nhiều khách hàng với nhiều đơn hàng mới. Cầu về lao động của công ty tăng lên, công ty cần tuyển thêm nhiều lao động có trình độ tay nghề phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp ứng các đơn hàng. Do đó, công ty cũng phải trả lương cao hơn nhằm thu hút lao động đến với công ty và giữ chân được những lao động lành nghề ở lại công ty. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19 1. Căn cứ và cách thức tổ chức xây dựng công tác trả lương 1.1. Căn cứ để trả lương - Căn cứ vào nghị định số 204/ NĐ- CP, 205/ NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ về việc chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, quy định thang bảng lương trong các công ty Nhà nước. - Căn cứ công văn số 195/KT-LĐ ngày 1/03/2007 của Cục Kinh tế Bộ Quốc Phòng và công văn số 361/LĐTBXH-TL ngày29/01/2007 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội về việc triển khai và xây dựng đơn giá tiền lương năm 2007 trong các công ty Nhà nước. - Căn cứ công văn số 51/CV-KT ngày 14/3/2007 của Phòng Kinh Tế về việc xây dựng đơn giá tiền lương năm 2007 - Căn cứ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty đã thực hiện công tác trả lương theo đúng quy định của Nhà nước, quân đội, theo năng lực, tay nghề và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Mục đích để đảm bảo các nguyên tắc: phân phối theo lao động, kết hợp nguyên tắc phân phối theo lao động với các vấn đề xã hội khác và nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. Khiến cho thù lao thực sự trở thành động lực thúc đẩy hiệu quả sản xuất, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn kĩ thuật đóng góp nhiều cho công ty. 1.2. Cách thức tổ chức xây dựng Từ ngày mùng 5 đến mùng 10 hàng tháng công ty tiến hành thanh toán lương cho người lao động. Tất cả các cán bộ, công nhân viên trong công ty khi thanh toán tiền lương được căn cứ vào các yếu tố sau: Căn cứ vào bậc lương, hệ số lương đã được xác định Căn cứ vào hệ số chức vụ chuyên môn Căn cứ vào ngày công làm việc thực tế Căn cứ vào bản chất công việc Căn cứ vào điều kiện môi trường và ngành nghề làm việc Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về mức lương tối thiểu, thang bảng lương và chế độ trợ cấp lương trong các công ty Nhà nước, thang bảng lương của công ty đã được sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội phê duyệt. Quy định về tiền lương và trả lương cho người lao động được thực hiện trên cơ sở hợp đồng lao động do giám đốc ký với người lao động. Để bắt đầu kì trả lương hàng tháng của công ty, phòng tổ chức lao động tiền lương phải gửi bảng kiểm tra lương xuống các xí nghiệp. Yêu cầu các giám đốc xí nghiệp cho từng công nhân trong xí nghiệp xem và xác nhận đã kiểm tra( nếu thấy đúng). Nếu phát hiện có sai sót về tiền lương hoặc phân loại lao động không chính xác cần ghi lại để gửi ngay về bộ phận làm lương để kịp thời bổ sung vào bảng lương chính thức trước khi hoàn thành. Sau khi đã kiểm tra lương xong, phòng tổ chức lao động tiền lương chính thức in bảng thanh toán lương trình giám đốc phê duyệt rồi mới phát lương. * Công tác tổ chức việc xây dựng quy chế trả lương : Thành lập hội đồng xây dựng quy chế trả lương do Tổng giám đốc công ty làm chủ tịch, các thành viên của hội đồng bao gồm: Giám đốc các xí nghiệp, bộ phận làm công tác lao động tiền lương là ủy viên thường trực, đại diện Đảng Ủy, đại diện Công đoàn và đại diện các phòng ban. Hội đồng dự thảo quy chế và tổ chức lấy ý kiến tại đại hội công nhân viên chức hay đại diện các bộ phận công ty sau đó quyết định công bố chính thức. Sau khi ban hành quy chế, bộ phận lao động tiền lương sẽ phối hợp với tổ chức công đòan và các bộ phận chuyên môn khác có liên quan giúp Tổng giám đốc và các giám đốc xí nghiệp triển khai đến từng bộ phận người lao động. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác: - Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và Người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. - Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc được trả theo quy định sau đây: + Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên + Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác theo quy chế chung của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ được giao; + Giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương và tiền thưởng của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định. + Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Giám đốc và Người quản lý khác được thực hiện theo các quy định của Pháp luật. 2. Thực trạng công tác trả lương 2.1. Xác định quỹ lương 2.1.1. Xây dựng quỹ lương kế hoạch Tổng quỹ lương = QLxk + QL nđ+ Ql tg,l,p + QL hđqt,bks + QL tgđ Phần 1: Xây dựng quỹ tiền lương của phó giám đốc, kế toán trưởng và của cán bộ công nhân viên Bước 1: Xác định tiền lương điều chỉnh tối đa, tối thiểu và hợp lý TL min: tiền lương điều chỉnh tối thiểu do chính phủ quy định TL max: mức tiền lương tối đa TL max = TL min x ( 1+ K đ/c) Trong đó: K đ/c = K1+ K2 K1: hệ số điều chỉnh theo vùng K2: hệ số điều chỉnh theo ngành Bước 2: Xác định hệ số lương cấp bậc của từng công việc ( Hcb) ∑ t/g công nghệ x hệ số cấp bậc công việc từng công đoạn Hcb = ∑ t/g công nghệ Bước 3: Xác định mức thời gian tổng hợp ( Tính cho công nhân lao động trực tiếp và cán bộ quản lý) Tsp = T cn + T bt + T ql ∑ t/g công nghệ Tcn = Số bậc thợ Số lao động bổ trợ + quản lý Tbt + Tql = x Tcn Số công nhân lao động trực tiếp Bước 4: Xác định lương giờ của các nhóm lao động H cb x TL min dn a. VgCn = 26 x 8 K x lương cấp bậc bq b. Vbt.ql = 26 x 8 Trong đó: VgCn: lương giờ công nhân Vbt.ql: lương giờ của lao động bổ trợ, quản lý Hệ số K được tính bằng cách lấy tổng hệ số cấp bậc của cán bộ công nhân viên toàn công ty chia cho tổng số cán bộ công nhân viên. Bước 5: Xác định đơn giá tiền lương tổng hợp 1 sản phẩm Bước 6: Xây dựng quỹ lương kế hoạch Diễn giải: * Xây dựng quỹ lương kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu( QLxk) - Xác định đơn giá tiền lương dựa trên doanh thu cho 1 sản phẩm ∑ Vth Vđg = x 100 đ ∑DT Trong đó: Vđg: đơn giá tiền lương ∑ Vth : chi phí gia công 1 sản phẩm xuất khẩu ∑DT : doanh thu 1 sản phẩm xuất khẩu - Xây dựng quỹ tiền lương + ĐG cnsx = tổng quỹ lương đơn giá x 80% + ĐGbt,ql = tổng quỹ lương đơn giá x 20% VđgCNSX = ĐG cnsx x Số sản phẩm xuất khẩu Vđg BT,QL = ĐGbt,ql x Số sản phẩm xuất khẩu à QLxk = VđgCNSX + Vđg BT,QL Trong đó: ĐG cnsx: Đơn giá lương công nhân sản xuất ĐGbt,ql: Đơn giá lương bổ trợ, quản lý VđgCNSX: Quỹ lương công nhân sản xuất Vđg BT,QL: Quỹ lương bổ trợ, quản lý * Xây dựng quỹ lương sản phẩm tiêu thụ nội địa ( QL nđ) - Xác định đơn giá tiền lương sản xuất sản phẩm gia công nội địa Đgcnsx = Tcn x VgCN Đgbt,ql = Tbt.ql x Vg bt.ql à Vđg = Đgcnsx + Đgbt,ql - Xây dựng quỹ lương kế hoạch sản xuất sản phẩm nội địa QLnđ = Vđg x Số sản phẩm sản xuất Quỹ lương công nhân = Đgcnsx x Số sản phẩm sản xuất theo kế hoạch Quỹ lương bổ trợ, quản lý = Đgbt,ql x Số sản phẩm sản xuất theo kế hoạch * Quỹ lương thêm giờ lễ phép - Quỹ lương ngày lễ = Số CB,CNV x 9 ngày x 32.000 đồng - Quỹ lương ngày phép = 194.467.960 đồng à Qtg,l,p = Quỹ lương ngày lễ + Quỹ lương ngày phép Phần 2: Xây dựng tiền lương và chế độ trả lương của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc * Quỹ lương hội đồng quản trị, ban kiểm soát + Quỹ lương của chủ tịch hội đồng quản trị Vi x 60% x 1 người x 12 tháng + Quỹ lương của Phó chủ tịch, ủy viên Hội đồng quản trị Vi x 40% x 1 người x 12 tháng + Quỹ lương trưởng ban kiểm soát Vi x 40% x 1 người x 12 tháng + Quỹ lương ủy viên ban kiểm soát Vi x 30% x 2 người x 12 tháng + Quỹ lương thư kí HĐQT Vi x 20% x 1 người x 12 tháng Vi: quỹ lương kế hoạch. Vi được trích theo phần trăm hàng năm theo tỷ lệ từ lợi nhuận của công ty. Tỷ lệ này tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm. * Quỹ lương tổng giám đốc + Quỹ lương kế hoạch Vkh = [ Lql x ( Hcv + Hpc) + ( Lkct + Hpctn)] x TL mindn x 12 Trong đó: Lql: số thành viên là giám đốc XN, XN thuộc công ty Hcv: Hệ số lương bình quân, tính theo hệ số lương cấp bậc Hpc: Hệ số phụ cấp lương bình quân Lkct: Số thành viên không chuyên trách HĐQT Hpctn: Hệ số phụ cấp trách nhiệm TL mindn: mức lương tối thiểu mà công ty lựa chọn + Quỹ tiền lương kế hoạch điều chỉnh Vkhđc = Vkh x ( 1+ Kđc) Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ lương kế hoạch 1.0 2.1.2. Lấy ví dụ năm 2007 Quỹ lương kế hoạch = 13.355.785.800đ + 2.747.459.840đ+537.187.960đ + 53.534.400đ+ 65.520.000đ = 16.759.488.000 đ Phần 1: xây dựng quỹ tiền lương của phó giám đốc, kế toán trưởng và của cán bộ công nhân viên Bước 1: TL min = 450.000 đ/ người/ tháng TL max = 450.000 x ( 1+0,3) = 1.035.000 đồng Trong đó: K đ/c = K1+ K2 = 1 +0,3 = 1,3 K1: theo vùng Hà Nội = 0,3 K2: theo ngành may mặc = 1 Giải trình lựa chọn: TL min dn: Trong khoảng từ 450.000đ đến 1.035.000đ/ người/ tháng Lựa chọn TL min dn = 450.000 đồng căn cứ: Hệ số cấp bậc từng công việc của doanh nghiệp Số giờ LĐBQ của 1 công nhân trong tháng: 26 ngày x 8 giờ/ ngày = 208 giờ Mức lương giờ bình quân của 01 công nhân trực tiếp sản xuất đạt từ 2.500-2.600 đ/ giờ của nhân viên bổ trợ quản lý từ 4.100-4.300đ/ giờ. * Việc lựa chọn TL min dn này đảm bảo: - Không làm giảm lợi nhuận thực hiện so với năm trước - Không làm giảm các khỏan nộp ngân sách so với năm trước - Không làm giảm khối lượng sản phẩm Quốc Phòng được BQP giao theo đơn đặt hàng và giá sản phẩm Quốc Phòng năm kế hoạch không vượt quá giá thực hiện của năm trước. Bước 2: ∑ t/g để 1 công nhân sản xuất chính sản xuất được 1 ca sản phẩm là 9,6 giờ Bảng 2.1: Bảng thời gian sản xuất của 1 công nhân trong 1 ca sản phẩm MAY CẮT LÀ, THÙA, VẮT GẤU, VẮT SỔ.. TỔNG B1 1,6 0,4 0,4 2,0 B2 1,23 0,4 0,4 1,8 B3 1,07 0,31 0,3 1,6 B4 1 0,27 0,2 1,4 B5 1 0,27 0,2 1,4 B6 1 0,27 0,2 1,4 Tổng 9,6 giờ ( Nguồn: phòng Kĩ thuật) ( 2,0 x 1,67)+( 1,8 x 2,01)+( 1,6 x 2,42) +( 1,4 x 2,9)+( 1,4 x 3,49)+(1,4x 4,2) H cb = 9,6 = 26,656 / 9,6 = 2,7 ( tương đương với bậc 4) Bước 3: ( Tính cho 820 công nhân lao động trực tiếp và 80 cán bộ quản lý) 9,6 Tcn = = 1,6 h/sp 6 80 Tbt + Tql = x 1,6 = 0,16 h/sp 820 Tổng = 1,6 + 0,16 = 1,76 h/ sản phẩm Bước 4: 2,7 x 450.000đ a. VgCn = = 5.841 đ/h 208 1,08 x 1.035.000 b. Vbt.ql = = 5.374 đ/h 208 Bước 5: Xác định đơn giá tiền lương tổng hợp 1 sản phẩm Bước 6: A. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch sản xuất sản phẩm JACKET xuất khẩu 1. Sản phẩm: 410.316 SP 2. Doanh thu sản phẩm may xuất khẩu: 22.370.482.318 đ 3. Giá gia công sản phẩm xuất khẩu: 54.250 đ Bảng 2.2: Bảng giá thành sản xuất 1 sản phẩm áo Jacket năm 2007 Đơn vị: đồng TT NỘI DUNG CHI PHÍ 1 Chi phí nguyên liệu phụ 2.608 2 Chi phí nhiên liệu, động lực 2.869 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 6.309 4 Chi phí tiền lương 32.550 5 Chi phí bảo hành sản phẩm 501 6 Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ 1.892 7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.302 8 Chi phí quảng cáo khuyến mại 530 9 Chi phí bằng tiền khác 1.364 10 Lợi nhuận 3.325 Cộng 54.250 ( Nguồn: phòng kế toán) 4. Đơn giá tiền lương gia công 1 sản phẩm xuất khẩu: 32.550 đ 32.550 Vđg = x 100 đ = 60% 54.250 * Xây dựng quỹ tiền lương + Đgcnsx = 32.550 x 80 % = 26.040 đ + Đg bt,ql = 32.550 x 20%= 6.510 đ VđgCNSX = 26.040 x 410.316 sp = 10.684.628.640 đ VđgBT,QL= 6.510 x 410.316 sp = 2.671.157.160 đ àQLxk = 10.684.628.640đ + 2.671.157.160đ = 13.355.785.800 đ B. Xây dựng quỹ lương kế hoạch sản xuất sản phẩm áo chít gấu( tiêu thụ nội địa) 1. Sản phẩm sản xuất tiêu thụ nội địa: 325.760 SP 2. Doanh thu SX sản phẩm trong nước: 25.409.322.682 đ 3. Giá thành sản xuất sản phẩm gia công: 14.562 đ Bảng 2.3: Bảng giá thành sản xuất 1 sản phẩm áo chít gấu năm 2007 Đơn vị: đồng TT NỘI DUNG CHI PHÍ 1 Chi phí nguyên liệu phụ 1.019 2 Chi phí nhiên liệu, động lực 638 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.059 4 Chi phí tiền lương 7.425 5 Chi phí bảo hành sản phẩm 306 6 Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ 826 7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.234 8 Chi phí quảng cáo khuyến mại 387 9 Chi phí bằng tiền khác 263 10 Lợi nhuận 1.405 Cộng 14.562 ( Nguồn: Phòng kế toán) 4. Quỹ lương sản xuất 1 sản phẩm gia công: 8.434đ * Xác định đơn ._.n May 19 2.1. Hoàn thiện công tác trả lương 2.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian 2.1.1.1. Hòan thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc *Phân tích công việc Phân tích công việc là bước đầu tiên trong qui trình xây dựng một hệ thống tiền lương và tiền công. Để bảng phân tích công việc được chính xác, cán bộ nhân sự cần thu thập chính xác thông tin về những vấn đề sau: - Thông tin về tình hình thực hiện công việc: như phương pháp làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc. - Thông tin về yêu cầu nhân sự: Bao gồm tất cả các yêu cầu về nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện công việc, các thuộc tính cá nhân. - Thông tin về các yêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loại của các máy móc, trang bị dụng cụ được sử dụng trong quá trình sử dụng công việc. - Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc Bao gồm các tiêu chuẩn, định mức thời gian thực hiện, số lượng, chất lượng của sản phẩm hay công việc... Tiêu chuẩn mẫu là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên. - Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc: Bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề điều kiện làm việc như sự cố gắng về thể lực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động, của công ty, chế độ lương bổng, quần áo đồng phục... Sau đó, có thể dùng phương pháp bảng câu hỏi phân tích chức vụ để đánh giá. Người phân tích công việc phải xác định mỗi vấn đề có vai trò gì đối với công việc và nếu có thì ở phạm vi, mức độ áp dụng thế nào theo cách phân loại. 1 - Rất ít áp dụng 2 - Thỉnh thoảng 3 - Bình thường 4 -Đáng kể 5 - Thường xuyên Tất cả công việc đều được đánh giá điểm trên cơ sở xác định xem công việc được đánh giá như thế nào theo 5 nhóm. 1 - Ra quyết định, giao dịch và trách nhiệm xã hội 2 - Thực hiện các công việc mang tính chất hành nghề, đòi hỏi kỹ năng cao. 3 - Công việc đòi hỏi sự cố gắng về thể lực. 4 - Công việc đòi hỏi phải điều khiển máy móc thiết bị 5 - Xử lý thông tin Sử dụng kết quả bảng đánh giá câu hỏi phân tích chức vụ, để so sánh công việc này với công việc khác và làm cơ sở để trả lương cho nhân viên. Bảng 3.1: Ví dụ về bảng phân tích công việc của cấpgiám sát, quản lý thường ngày Trong đó: A: Thường xuyên C: Bình thường E: Rất ít áp dụng B: Đáng kể D: Thỉnh thoảng Họat động Tần suất A B C D E Phân tích định kỳ khối lượng công việc và các nhu cầu của người lao động trong một đơn vị tổ chức. Đề xuất thay đổi trình độ nhân viên trong một đơn vị công việc. Xem xét tài liệu cho một vị trí công việc mới và cho vị trí đã có sự sửa đổi. Trình để được phê duyệt việc sửa đổi một vị trí công việc. Phỏng vấn các ứng viên đến xin việc và ra quyết định tuyển người hoặc đưa ra đề xuất chọn lựa. Lập kế hoạch, ủy quyền, truyền đạt và kiểm soát các công việc đã giao và các dự án đặc biệt có liên quan đến cấp dưới. Thiết lập và duy trì các mục tiêu hoặc mục đích công việc cụ thể và các tiêu chuẩn định tính và định lượng của công việc mà cấp dưới phải đạt được. Đào tạo, phát triển, tạo động lực cho cấp dưới nâng cao kết quả công việc hiện tại và chuẩn bị cho những công việc ở cấp cao hơn. Xác định những thay đổi đáng kể trong nghĩa vụ và nhiệm vụ chính của cấp dưới bằng cách thường xuyên xem xét nhiệm vụ của họ. Đánh giá kết quả thực hiện của cấp dưới. Dẫn chứng tài liệu và thảo luận về kết quả thực hiện hiện nay và trước kia bằng báo cáo trực tiếp. Thông báo kết quả cho người phụ trách. Đề xuất các vấn đề nhân sự như bổ nhiệm, thưởng theo kết quả lao động, bãi nhiệm v..v… căn cứ vào chính sách và hướng dẫn về ngân sách và chính sách. Thông báo cho các nhà quản lý cấp trên và cấp dưới về những diễn biến có ảnh hưởng đến nhiệm vụ công việc. Đảm bảo truyền đạt đúng. Duy trì kỷ luật, đề xuất và quản lý hành động sửa lỗi căn cứ vào chính sách và quy chế. Hướng dẫn người dưới quyền mới những quy trình thủ tục và chính sách, các quy tắc trong công việc, và cấp độ thực hiện công việc cần đạt được. Điểm qua các nhiệm vụ của vị trí công việc này * Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt. Để đảm bảo tính khuyến khích và công bằng trong quy chế trả lương, công ty cần xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc, đặc biệt đối với những vị trí lao động ở khối văn phòng gián tiếp sản xuất. Việc này đòi hỏi bản mô tả công việc được xây dựng tương đối sát với thực tế, công tác lập và giám sát kế hoạch làm việc ở từng bộ phận, cá nhân được thực hiện triệt đế và nghiêm túc. Bản mô tả công việc cần trả lời được những câu hỏi sau: Làm cái gì, làm thế nào, và các điều kiệm mà các nhiệm vụ đó được thực thi Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành Tỷ lệ thời gian cho mỗi nhiệm vụ Các tiêu chuẩn hoàn thành công việc Điều kiện, nơi làm việc, rủi ro có thể sảy ra Số người làm với từng công việc, mối quan hệ tường trình, báo cáo Máy móc và thiết bị thực hiện công việc Bản mô tả công việc Tên công ty: ………………………………………………………………… Chức vụ……………………………………………………………………… Phòng/ bộ phận:…………………………………………………………….. Nơi làm việc…………………………………………………………………. Báo cáo cho………………………………………………………………….. Mục đích công việc………………………………………………………….. Phạm vi công việc…………………………………………………………… Nhiệm vụ và tráchnhiệm……………………………………………………. Tiêu chuẩn…………………………………………………………………… Mức phấn đấu……………………………………………………………….. Mức độ hoàn thành công việc có thể được quy đổi thành các mức hệ số như 0,8 - 0,9 và tối đa là 1,0 tương ứng với loại lao động A, B, C. Áp dụng thang điểm này có đặc điểm là đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, để chính xác hơn ta có thể áp dụng một hệ thống thang điểm rộng hơn. Thang điểm càng rộng thì độ chính xác càng cao. Một cách khác là căn cứ trên những lỗi sai phạm trong công việc như chất lượng, số lượng hoặc tiến độ hoàn thành công việc mà có điểm giảm trừ tương ứng. Ví dụ: Bản mô tả công việc cho cán bộ làm công tác lao động- tiền lương Tên công ty: Công ty Cổ phần May 19 Chức vụ: Nhân viên nhân sự Phòng/ bộ phận: phòng tổ chức lao động tiền lương Nơi làm việc: Công ty CP May 19- 311 đường Trường Chinh- Thanh Xuân- HN Báo cáo cho: tổng giám đốc công ty CP May 19 Nhiệm vụ và trách nhiệm: Tham mưu cho lãnh đạo về các lĩnh vực liên quan đến lao động, tiền lương, việc giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động. Lập kế hoạch hàng năm về quỹ lương kế hoạch, thuyết minh đơn giá tiền lương đối với công ty. Lập kế hoạch về nguồn lao động. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện công tác trả lương của công ty cũng như việc theo dõi tình hình tăng giảm lao động hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Theo dõi công tác chấm công và tính tiền lương được thanh toán cho bộ phận quản lý và lao động gián tiếp của công ty. Đề xuất các phương án trả lương, biện pháp quản lý khoa học, phân công công việc phù hợp với thực tế Công ty. Thực hiện việc xếp lương nhà nước và các công tác liên quan đến Bảo hiểm cho cán bộ nhân viên. Tiêu chuẩn: Trình độ học vấn: cử nhân Chuyên môn: Quản trị nhân lực, kinh tế lao động Sức khỏe: chịu được áp lực công việc Yêu cầu: + Hiểu biết chế độ, chính sách về chế độ, tiền lương, thưởng của Nhà Nước + Nhanh nhẹn, trung thực, tỉ mỉ, thận trọng. + Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng + Trung thành với công ty và có ý thức xây dựng cao Trả lương: Phương pháp: Trả lương theo thời gian Được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc Bảng 3.2:Ví dụ bảng thang đo đánh giá thực hiện công việc đối với trưởng phòng kinh doanh Trong đó: Xuất sắc: 5 điểm trung bình: 3 điểm Khá: 4 điểm yếu: 2 điểm Kém: 1 điểm STT Tiêu thức Trọng số Điểm số Điểm số đã tính đến trọng số 1 Lập kế hoạch bán hàng 0,35 5 1,75 2 Đàm phán 0,25 3 0,75 3 Bán hàng trực tiếp 0,1 4 0,4 4 Khả năng phát triển dịch vụ sau bán hàng 0,1 3 0,3 5 Quản trị các đại diện bán hàng khác 0,1 4 0,4 6 Theo dõi đối thủ cạnh tranh 0,1 3 0,3 Từ 0à2: mức kém Từ 3à3,9: khá Từ 4à4,5: Tốt Từ 4,5à5: xuất sắc Tổng điểm đạt được là 3,9. Tháng này, trưởng phòng kinh doanh sẽ được xếp loại khá. 2.1.1.2. Hoàn thiện phương pháp tính lương theo thời gian Như đã thấy ở trên, công thức tính lương theo thời gian hiện nay của công ty mới chỉ dựa trên số ngày làm việc thực tế, hệ số lương cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm và thời gian làm thêm giờ nên chưa tính tới được yếu tố chất lượng công việc được hoàn thành cho nên không gắn được kết quả công việc với lao động thực tế của nhân viên. Chính vì vậy, em xin đưa ra đề xuất bổ sung thêm hệ số hoàn thành công việc trong công thức tính lương của công ty. Ở mục 2.1.1.1. đã đưa ra giải pháp cho công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc. Dựa trên kết quả của bản đánh giá kết quả thực hiện công việc và bảng phân tích công việc có thể đưa ra hệ số hoàn thành nhiệm vụ. Hệ số hoàn thành là hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của những người lao động gián tiếp. Nó sẽ được nhân thêm vào với tiền lương cấp bậc để có sự công bằng hơn trong trả lương. Bởi lương cấp bậc mới chỉ trả lương theo trình độ chuyên môn và văn hóa của từng người lao động chứ chưa phản ánh được mức độ cố gắng của họ. Hoàn thành nhiệm vụ ở mức xuất sắc: 1,2 Hoàn thành nhiệm vụ ở mức xuất sắc: 1,1 Hoàn thành nhiệm vụ ở mức khá: 1 Không hoàn thành nhiệm vụ: 0,8 Như vậy, công thức tính lương cơ bản mới được đưa ra: MLTT * NCi * HSL*HHT Tiền lương cơ bản = 26 HHT: hệ số hoàn thành Công thức tính lương này đã xét tới mức độ cũng như chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ công nhân viên hưởng chế độ lương theo thời gian. Do vậy, tiền lương của người lao động đã phản ánh được hiệu quả làm việc của họ. Việc theo dõi quá trình làm việc càng chính xác thì càng tránh được tình trạng cán bộ công nhân viên không làm việc đúng quy định, không làm tròn trách nhiệm của mình hoặc lợi dụng thời gian để làm việc riêng mà vẫn được hưởng lương cấp bậc đều đặn. Để hệ số hòan thành công việc phản ánh đúng chất lượng công việc người lao động thực hiện thì phải tổ chức bình bầu công khai dân chủ hàng tháng trước mỗi kì tính lương. Việc tổ chức công khai sẽ giúp người lao động nhận ra được khuyết điểm của mình, từ đó lãnh đạo có thể trực tiếp phê bình và rút kinh nghiệm để tình trạng đó không còn táidiễn. Tuy nhiên, khi thực hiện bình bầu công khai cần chú ý tới việc đảm bảo sự khách quan, tránh tình trạng người lao động vì ngại va chạm với đồng nghiệp mà đánh giá một cách hời hợt, không chính xác. Thứ hai là việc tổ chức phải diễn ra nhanh gọn tránh gây tốn kém thời gian và chi phí. 2.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 2.1.2.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, cho người lao động về định mức lao động là một yêu cầu trong công tác trả lương. Cán bộ nhân viên trong công ty phải thấy được tầm quan trọng của định mức lao động. Định mức lao động là căn cứ ban đầu cho việc dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Định mức lao động liên quan đến kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, thiết bị vật tư kĩ thuật nhà xưởng cho nhân viên sản xuất. Định mức lao động là cơ sở cho việc hạch toán chi phí sản xuất của công ty. Dựa vào mức chi phí lao động cho mỗi đơn vị, giám đốc có thể chấp nhận hay không chấp nhận đơn hàng của khách hàng. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động sản xuất một cách khoa học trong công ty, là cơ sở xác định nhu cầu lao động, xác định các định mức chi phí lao động tổng hợp theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, công ty phải thường xuyên xây dựng định mức lao động, định mức vật tư kỹ thuật theo hướng tiên tiến nhằm hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Xem xét lại các định mức hiện có, tính toán bổ sung mức lao động cho những công việc chưa có định mức. Do đặc điểm của công ty là sản xuất các sản phẩm có mã hàng không ổn định nên sử dụng phương pháp so sánh tương quan để dự tính mức chi phí lao động và đánh giá sản phẩm. Khi xây dựng định mức lao động thì phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của công ty. Để đảm bảo được yêu cầu trên cần thực hiện nguyên tắc: mức lao động phải phù hợp với cường độ lao động trung bình của người lao động và khuyến khích việc tìm tòi, cải tiến phương pháp và thao tác lao động để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động. 2.1.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm rất quan trọng trong công tác trả lương vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm tính lương của người lao động. Nó cần được tiến hành ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất chứ không chỉ ở khâu cuối cùng, khâu hoàn thành sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm dựa trực tiếp vào kết quả lao động của người công nhân đó là số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành. Vì vậy, muốn trả lương một cách chính xác và công bằng thì công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải được tiến hành một cách thường xuyên, đầy đủ, tỉ mỉ. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Áp dụng triệt để, thống nhất và thường xuyên hệ thống quản lý chất lương ISO 9001:2000. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KCS nắm vững các tiêu chuẩn, kĩ thuật cơ bản trong kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Tốt nhất là bố trí những cán bộ được đào tạo cơ bản, có chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chứ không phải là các nhân viên của các xí nghiệp được cử ra làm KCS. Nếu như vậy, sự kiểm tra chỉ mang tính hình thức chủ quan. Trang bị những máy móc kiểm tra tiêu chuẩn kĩ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu sự sai sót của con người. Công khai các tiêu chí sai hỏng tới từng người lao động để họ nắm rõ và sửa chữa, khắc phục ngay nếu thấy sản phẩm mình làm ra có sai hỏng. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi công đoạn hoàn thành và cả quá trình trước khi mang đến cho khách hàng. Quá trình này phải được tiến hành liên tục sau mỗi ca làm việc của từng phân xưởng để biết được trách nhiệm thuộc về khâu nào trong quy trình sản xuất chứ không để đến cuối cùng mới phát hiện ra khi sản phẩm đã qua tất cả công đoạn của quá trình sản xuất mà không xác định được lỗi ở công đoạn nào. Kiểm tra ngay từ đầu các nguyên liệu đầu vào xem có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu hay không, nếu không có thể gửi trả lại ngay và đòi hỏi phải cung cấp đúng những nguyên phụ liệu theo yêu cầu. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm được tạo sau này. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành một cách nhanh chóng nhất để không gây nên gián đoạn hay chậm trễ ở các công đoạn sản xuất. 2.1.2.3. Hoàn thiện phương pháp tính lương theo sản phẩm Để khắc phục tình trạng mã hàng biến động không ổn định, khối lượng sản phẩm nhỏ khó định mức năng suất lao động cho từng công đoạn, công ty có thể áp dụng phương pháp khoán tỉ trọng tiền lương theo doanh thu từng công đoạn. Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm trên công đoạn Lương cấp bậc công việc ngày của công đoạn + các khoản phụ cấp ĐG = (1) Sản lượng định mức 1 ca Với sản phẩm gia công: Trong 52% doanh thu gia công sẽ chi 8% quản lý và phục vụ còn 44% chi cho các công đoạn còn lại Công thức tính đơn giá tiền lương công đoạn thứ i như sau: ĐGTL 1 công đoạn may i = (2) DT tiền gia công x 1 mã hàng % tiền lương cho công đoạn in Hao phí Lao động công đoạn thứ in x Tổng hao phí của công đoạn may quy đổi Trong đó: Tổng hao phí của công đoạn may quy đổi = (3) Tổng hao phí lao động công đoạn i x Cấp bậc công việc i Công thức tính tiền lương cho công nhân may VCN = ∑ ( Ti x QJ) x ĐG Trong đó: VCN : tiền lương công nhân theo sản phẩm Ti: thời gian hao phí cần thiết để hoàn thành bước công việc thứ i của sản phẩm thứ j đã được quy chuẩn. Qj: số lượng sản phẩm thứ j người công nhân làm được ĐG: đơn giá tiền lương cho 1 giây chuẩn Với công thức tính lương mới này, công ty sẽ không cần mất nhiều thời gian trong việc xây dựng đơn giá tiền lương cho các mã hàng khác nhau. Tất cả các mã hàng sẽ được tính theo cùng một công thức chung- công thức (1). Đồng thời, trong công thức tính lương cũng đã tính tới yếu tố bậc thợ. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng công nhân có cấp bậc trình độ khác nhau mà cùng một số lượng sản phẩm thì mức lương vẫn giống nhau. Để khắc phục vấn đề quy đổi phức tạp trong tính lương lũy tiến, công ty nên chỉ áp dụng hình thức này ở những khâu yếu của toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm “kích” hoạt động này vượt qua mức bình thường, có thể đảm bảo cân đối được với các bộ phận khác trong công ty. 2.2. Hoàn thiện quy chế trả lương Với xu hướng ngày nay công ty nên khuyến khích mỗi nhân viên mở tài khoản tại ngân hàng giúp việc trả lương thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng để việc trả lương của công ty gọn nhẹ hơn và cùng với xu hướng hoạt động như thế này công ty có thể tiến tới trả lương 1 lần cho nhân viên. Nhà nước hiện nay đánh thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao, thông qua tài khoản tiền gửi nhà nước có thể dễ dàng biết được thu nhập của mỗi cá nhân sẽ giúp việc thu thuế của nhà nước tốt hơn. Quy định về thời điểm và quy trình tính trả lương và các chính sách lương đặc biệt: Người lao động cần được biết rõ về quy trình tính lương . Bên cạnh đó, quy chế cần xác định rõ các trường hợp trả lương khi người lao động được công ty cử đi học, lương làm thêm giờ, lương trong thời kỳ thai sản đối với lao động nữ… Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung Quy chế:Quy chế cần được viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Trước khi ban hành chính thức, cần họp phổ biến và lấy ý kiến của người lao động. Nếu không phổ biến rộng rãi thì ai nhận được gì và tại sao chính là nguyên nhân gây ra sự bất bình, đồn đại, mâu thuẫn và mất đoàn kết. Cơ chế lương càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần và động lực của nhân viên càng cao. Mức trả cho mỗi người là bí mật nhưng cách tính lương của phải rõ ràng và dễ hiểu. Người lao động cần biết công ty trả lương cho họ như thế nào. Mỗi người lao động trong Công ty phải biết rõ cách tính lương cho cá nhân, bộ phận mình. những chính sách khuyến khích, đãi ngộ của Công ty. Cơ chế hoặc chính sách trả lương không thể là bất biến nên sau khi áp dụng công ty cần liên tục được xem xét, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh và những yêu cầu mới. Do mức sống của xã hội ngày càng cao hoặc do tình hình trượt giá, lạm phát… nên có lúc thu nhập đã tính đôi khi không còn phù hợp. Trong trường hợp này, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh Ban Giám Đốc công ty xem xét để điều chỉnh thu nhập toàn công ty hoặc tính thêm một khoản trợ cấp khác. Tính lại sự cách biệt giữa các mức lương cũng như quy định lại các tiêu chuẩn, điều kiện tăng lương cho công nhân viên dựa vào mức tiền lương của một năm trong những năm trước đó cho đến nay và phần trăm tăng lương theo tốc độ tăng trưởng của công ty. Thường xuyên tổ chức thi tay nghề để nâng cao tay nghề bậc thợ, khuyến khích nhân viên không ngừng cố gắng để nâng cao tay nghề của mình để có thể nhận được mức lương cao hơn. 3.Kiến nghị với cấp trên 3.1. Về phía quân chủng Mỗi một doanh nghiệp là một chủ thể trong sản xuất kinh doanh mà mục tiêu hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có và phải được chủ động trong mọi hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh như: xây dựng kế hoạch, mục tiêu sản xuất kinh doanh, xác định mặt hàng sản xuất, huy động vốn, lựa chọn công nghệ, tổ chức sản xuất, thuê lao động và trả công, quyết định giá bán sản phẩm… Mặc dù, công ty là công ty cổ phần nhưng quân chủng phòng không không quân nắm giữ tới 51% số vốn. Chính vì vậy, rất nhiều họat động ở công ty phải tuân theo nguyên tắc của quân chủng trong đó có công tác trả lương. Môi trường kinh doanh liên tục biến động nên các doanh nghiệp cần phải phản ứng nhanh nhạy trước biến động của môi trường. Chính vì vậy trong thời gian tới, công ty cần có nhiều sự tự chủ hơn trong công tác điều hành quản lý và rất mong sự ủng hộ của quân chủng về vấn đề này. Nếu vấn đề này được giải quyết, công ty sẽ tránh được tình trạng thiếu đồng bộ trong sự phối hợp hiệp đồng trong công tác giữa đơn vị này với đơn vị khác, giữa cơ quan với cơ quan, giữa cơ quan với đơn vị sản xuất dẫn đến giải quyết công việc chậm, chưa kịp thời. Việc mở rộng quyền tự chủ của công ty trong lĩnh vực tiền lương cần hướng đến các nội dung có liên quan như: nguyên tắc trả lương, phân phối của công ty, đơn giá tiền lương, định mức lao động, hình thức trả lương, tự điều tiết…và cuối cùng là mức tiền lương mà người lao động nhận được. Việc tự chủ về thuê lao động cũng như trả lương trả công là vấn đề rất quan trọng và có những cơ sở khách quan như: thị trường thường xuyên thay đổi, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi công ty phải chủ động điều chỉnh cho phù hợp về số lao động cần thuê, mức tiền lương trả cho người lao động sao cho sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận mà mức tiền lương hợp lý, chi phí công ty có thể chịu được, người lao động chấp nhận được. Hơn nữa, việc mở rộng quyền tự chủ cho công ty trong vấn đề tiền lương chính là xác định rõ quyền và trách nhiệm của lãnh đạo công ty với người lao động cũng như với nhà nước đồng thời cũng mở ra khả năng để người lao động thực hiện quyền làm chủ về sức lao động của mình. Tuy nhiên, Nhà nước và quân chủng cũng nên xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật thống nhất liên quan đến tiền lương (tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, định mức lao động, đơn giá tiền lương, xây dựng thang bảng lương, quy chế chi trả lương) để công ty vận dụng vào điều kiện cụ thể của công ty. Đây chỉ nên là những hướng dẫn khung, không có tính chất bắt buộc. Nghiên cứu hình thành tổ chức tư vấn cho công ty về quan hệ lao động, trong đó có vấn đề tiền lương. Ngoài ra, công ty cũng đề nghị quân chủng hỗ trợ về vốn bằng cách tăng lượng vốn góp nhằm giúp công ty có tiền đề mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thêm một số dịch vụ khác mà công ty có thế mạnh. 3.2. Về phía Nhà nước Lương tối thiểu là mức lương trả cho lao động giản đơn, không qua đào tạo. Mức lương thực tế trả cho người lao động có qua đào tạo phải bằng lương tối thiểu nhân với hệ số lương. Công ty phải sử dụng bảng hệ số lương đã ban hành đối với doanh nghiệp nhà nước. Có nghĩa là, khi lương tối thiểu được điều chỉnh tăng, sẽ có một cuộc tăng lương đồng loạt và quỹ tiền lương của công ty sẽ tăng lên với tốc độ chóng mặt, bất chấp doanh thu có tăng theo được hay không. Nếu giữ lại lao động thì không thể đủ tiền để trả lương, nếu giảm lao động thì đồng nghĩa với thu hẹp quy mô và rất có thể là giải thể, phá sản. Chính bởi vậy, công ty đề nghị Nhà nước về việc tự chủ xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với họat động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm vừa đảm bảo cuộc sống cho người lao động lại vừa phù hợp với tính hình sản xuất kinh doanh của công ty. KẾT LUẬN Tiền lương là một vấn đề nhạy cảm nhưng nó là một nội dung quan trọng chi phối đến nhiều nội dung trong quản lý. Nếu việc xây dựng cách tính lương hợp lý nó sẽ trở thành công cụ thu hút nguồn lao động ở bên ngoài và đồng thời nó lại có tác dụng duy trì các nhân viên có năng lực cũng như kích thích nhân viên làm việc hết mình làm tăng năng suất lao động. Khi công ty hoạt động có hiệu quả lợi nhuận tăng thì tiền lương lại tăng theo. Cứ thế nó sẽ hình thành nên một hiệu ứng dây chuyền rất tốt đẹp. Do đó tiền lương là một nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh không chỉ trên thị trường lao động mà còn nhiều mặt khác. Công ty cổ phần May 19 đã hiểu rõ được vai trò của công tác trả lương và đã đưa công tác này dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên để công tác trả lương thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế thì công ty cần kiện toàn và tổ chức công tác này một cách chính xác và khoa học hơn, đảm bảo vừa tuân theo hướng dẫn quy định của Nhà nước lại vừa tạo ra được sự chủ động cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần May 19, em đã hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Quá trình thực tập tại đây đã giúp em không những củng cố kiến thức về lý thuyết đã được học tập ở trường mà còn hiểu biết thêm về thực tiễn phong phú, phức tạp, đa dạng và phần nào em đã có thêm kiến thức thực tế. Bản chuyên đề này đã làm rõ được thực trạng công tác trả lương tại công ty đồng thời em cũng đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm trong công tác trả lương tại công ty. Do còn hạn chế về mặt kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm làm việc nên các giải pháp đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hiệu quả. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TH.S Nguyễn Thu Thủy cũng như ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên tại công ty Cổ phần May 19 đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. TS Nguyễn Thành Độ- TS Nguyễn Ngọc Huyền, “giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp”, NXB Lao Động- Xã Hội, 2004 PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, TH.S Nguyễn Văn Điểm, “giáo trình quản trị nhân lực”, NXB Lao Động- Xã Hội, 2004 Nguyễn Văn Thanh, Hệ thống văn bản pháp luật về chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp, NXB Lao Động- Hà Nội, 2005 Vũ Văn Khang, Hoàn thiện cơ chế trả lương cho các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam, LATS 415 Bộ luật lao động, chương tiền lương Công ty cổ phần May 19, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 Công ty cổ phần May 19, Hồ sơ trình phê duyệt đơn giá tiền lương năm 2007 Công ty cổ phần May 19, Quy chế trả lương Công ty cổ phần May 19, Sổ tay chất lượng ISO 9001:2000 báo điện tử- thời báo kinh tế Việt Nam báo điện tử báo lao động diễn đàn doanh nghiệp Bộ kế hoạch và đầu tư quản trị doanh nghiệp- kiến thức quản trị doanh nghiệp www.19garment.vn công ty cổ phần May 19 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cải cách hành chính Nhà nước tài liệu quản lý PHỤ LỤC I CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19 SỔ THEO DÕI SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP NGÀY NGƯỜI PHÁT HIỆN MÃ HÀNG/SẢN PHẨM NỘI DUNG CỦA SỰ KHÔNG PHÙ HỢP SL Ý KIẾN CÁC GIÁM ĐỐC XN. Ý KIẾN LÃNH ĐẠO CÔNG TY Phương án xử lý Người thực hiện Phương án xử lý Người thực hiện ( Nguồn: Quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2000) PHỤ LỤC II TRÍCH BẢNG CHẤM CÔNG CHO NHÂN VIÊN KHỐI HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG THÁNG 12/2007 TT MÃ SỐ HỌ TÊN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 0019 Phạm Thị Hương X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 2 77 Nguyễn Thanh Hải X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 3 161 Bùi Trung Dũng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 4 197 Nguyễn Thị Hằng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 5 205 Phạm Văn Đạt X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 6 259 Thái Thị Mai X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 7 279 Phạm Mạnh Tuấn X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 8 302 Ngô T. Bích Hường X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 9 909 Dương Thị Huyền X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 10 948 Nguyễn thị Huế X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 11 1366 Nguyễn Thị Tâm X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 12 1384 Trương thị Chúc X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 13 1436 HàThị Hiền X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 14 0017 Nguyễn Văn Thắng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 15 0020 Đào Lộc X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 16 0035 Lê Hồng Vinh X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 17 207 Nguyễn Thanh Hải X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 18 0587 Nguyễn Đức Tín X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19 1034 Lê Đức Hùng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20 1367 Phạm Thanh Xuân X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X ( Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương) MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần May 19 7 Sơ đồ1.2: Sơ đồ sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần May 19 13 Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 20 Bảng 1.1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận và các khỏan nộp ngân sách 14 Bảng 1.2: Bảng tỉ suất lợi nhuận của công ty 16 Bảng 1.3: Tình hình vốn của công ty qua các năm 17 Bảng 1.4:Bảng danh mục các sản phẩm chủ yếu năm 2007 18 Bảng 1.5: Bảng số lượng máy móc của công ty 22 Bảng1.6: Bảng số lượng máy móc các loại của công ty năm 2007 23 Bảng 1.7: Tình hính lao động qua các năm 25 Bảng 2.5: Định mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm 40 Bảng 2.6: Bảng tính số lượng sản phẩm quy đổi theo sản phẩm áo Jacket 41 Bảng 2.7: Bảng phụ cấp chức vụ tháng 45 Bảng 2.8: Bảng lương của thành viên chuyên trách Hội Đồng Quản Trị 45 Bảng 2.9: Bảng lương nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ 46 Bảng 2.10: Bảng lương của nhân viên thừa hành, phục vụ ở công ty Nhà nước 46 Bảng 2.11: Bảng lương nhân viên khối hành chính tháng 12 năm 2007 47 Bảng 2.12: Bảng đơn giá lũy tiến chung cho các loại sản phẩm 52 Bảng 2.13: Đơn giá thưởng lũy tiến tra tay áo 52 Bảng 2.14: Tình hình chất lượng của quần áo Complê 55 Bảng 2.15: Tình hình chất lượng của quần áo đồng phục ngành 55 Bảng 2.16 : Tình hình chất lượng của quần áo khác 55 Bảng 2.17: Bảng năng suất lao động bình quân toàn công ty 56 Bảng 2.18:Bảng đơn giá cho mã hàng 5324 57 Bảng 2.19: Bảng so sánh thu nhập lao động bình quân của công ty 58 với các công ty khác 58 Bảng 3.2:Ví dụ bảng thang đo đánh giá thực hiện công việc đối với 67 trưởng phòng kinh doanh 67 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34925.doc