Lời nói đầu
Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống sản xuất và trong xã hội. Nó hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với nâng cao thu nhập và mức sống của người lao động, giữa tích luỹ và tiêu dùng.
Vấn đề tiền lương là mối quan tâm hàng đầu đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương. Bởi vậy tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của bàn thân người lao động và gia đình họ. ở một mức độ nhất định tiền lương
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương trong Công ty in Công Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể xem là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị uy tín của người lao động đối với doanh nghiệp các tổ chức cũng như toàn xã hội.
Nhận thức đúng vai trò to lớn của chính sách tiền lương trong sản xuất và đới sống, những năm qua Đảng và Nhà nước đã hết sức cố gắng xây dựng một chế độ tiền lương phù hợp với thực tế sản xuất của đất nước. Từ đó các doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng ngành để trả lương vào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng ngành để thúc đẩy người lao động, làm cho họ quan tâm đến kết quả lao động của mình, quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của đơn vị luôn là một vấn đề được chú trọng. Do vậy quá trình nghiên cứu thực tế công tác tính lương và trả lương tại Công ty in Công Đoàn dựa trên cơ sở lý luận đã học được và thực tiễn công tác quản lý quỹ lương tại Công ty, em đã hoàn thành đề án chuyên đề “Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương trong Công ty in Công Đoàn”
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức đã học còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý và nhận xét của các thầy, các cô và bạn đọc.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp tới cô Nguyễn Hồng Cẩm, các thầy, các cô trong khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Công Đoàn cùng toàn thể phòng kế toán Công ty in Công Đoàn đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội, ngày 15/5/2008
Phần I
Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Tiền lương, vai trò, chức năng, bản chất và các nguyên tắc của công tác tiền lương
1. Khái niệm tiền lương
Trong thời kỳ bao cấp trước đây tiền lương được coi là một phần trích ra trong thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối cho người lao động theo kế hoạch. Do đó tiền lương mang tính chất bình quân, điều này không kích thích được người lao động và phản ánh đúng giá trị sức lao động đã tiêu hao của họ, không đảm bảo một cuộc sống ổn định cho họ và tạo ra động lực phát triển sản xuất.
Khi chế độ bao cấp được xoá bỏ và chuyển sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong sự tồn tại khách quan của thị trường lao động thì tiền lương được cọi là giá cả lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điều đó có nghĩa là tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức lao động thì mới là một động lực thúc đẩy từng cá nhân lao động hăng hái say và có hiệu quả cao. Tiền lương đựơc thoả thuận trong thị trường đồng nghĩa với việc thu nhập của người lao động là tương xứng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra và kết quả sản xuất của cả doanh nghiệp. Tiền lương hợp lý sẽ gắn bó người lao động với doanh nghiệp, làm cho người lao động phải luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình cũng như kết quả sản xuất kinh doanh cuaa toàn doanh nghiệp.
2. Bản chất của tiền lương
Khi nước ta còn nằm trong cơ chế quan liêu bao cấp thì tiền lương không phải là giá trị cả sức lao động mà là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Như vậy, tiền lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối, có kế hoạch và chịu sự chi phối trực tiếp Nhà nước. Do vậy tiền lương vào thời kỳ này gồm hai phần
+ Tiền mặt: Được Nhà nước phân phối cho cán bộ, công nhân viên theo thang lương, bảng lương.
+ Hiện vật: Phần này chiếm tỷ trọng lớn so với tiền lương cơ bản bằng tiền mặt.
Nếu phần tiền mặt với mức lương thấp, bình quân không phân biệt rõ sự khác biệt chất lượng lao động thì phần bằng hiện vật tuỳ tiền, không công bằng. Chính vì vậy mà người lao động bị thủ tiêu động lực. Có những trường hợp người lao động làm việc kém hiệu quả cũng có lương bằng người làm việc có hiệu quả, thậm chí còn cao hơn. ở đây tiền lương không gắn liền với chất lượng, hiệu quả công tác. Tình trạng tiền lương không đủ đảm bảo để tái sản xuất sức lao động.
Từ khi Nhà nước ta chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần thì bản chất của tiền lương cũng thay đổi theo. Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định. Như vậy, bản chất của tiền lương trong giai đoạn này là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu, mặt khác tiền lương bao gồm đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động cũng như toàn bộ các loại giá cả trên thị trường, tiền lương và tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh la do thị trường quy định.
3. Vai trò chức năng của tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để phát huy hết hiệu quả kinh tế của tiền lương tác độg lên người lao động thì tiền lương cần phải đảm bảo những chức năng sau:
- Chức năng thước đo giá trị
Tiền lương là giá cả của sức lao động nó được hình thành trên cơ sở gía trị sức lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động nhờ khả năng phản ánh này nó có chức năng thước đo giá trị sức lao động được dùng làm căn cứ xác định các mức tiền công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động.
- Chức năng tái sản xuất
Trong quá trình lao động, sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho người lao động cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí mất đi. Như vậy chức năng tái sản xuất sức lao động là nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí.
- Chức năng kích thích
Lựa chọn hình thức trả lương đảm bảo cho người lao động làm việc có hiệu quả năng suất cao.
Chức năng bảo hiểm tích luỹ
Bảo hiểm là nhu cầu thiêng liêng trong lao động, chức năng bảo hiểm của tiền lương đảm bảo cho người lao động chẳng những duy trì được cuộc sống lao động hàng ngày diễn ra đựơc bình thường trong thời gian còn khả năng lao động đang làm việc mà còn có khả năng dành lại một phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống mai sau khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro bất trắc trong đời sống.
4. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Tiền lương danh nghĩa
Là số tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người lao động phù hợp với số lượng lao động và chất lượng lao động mà họ hao phí.
Tiền lương thực tế
Là số liệu tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đóng các khoản thuế theo quy định của Chính phủ.
Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.
ILDN
ILTT =
IG
Ta có công thức định mối quan hệ
Trong đó:
ILTT: Chỉ số tiền lương thực tế
ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IG: Chỉ số giá cả
Như vậy khi ILDN: Tăng và IG ổn định thì ILTT vẫn tăng
ILDN Tăng và IG giảm thì ILTT tăng cao.....
Ví dụ: ILDN = 1,2
ILDN 1,2
ILTT = = = 1,33
IG 0,9
IG = 0,9
Vậy
5. Những yêu cầu, những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
5.1. Những yêu cầu:
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.
Tiền lương phải đơn giản, rễ hiểu rễ tính
5.2. Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Yêu cầu của nguyên tắc này là không thể tiêu dùng vượt quá khả năng làm ra mà đảm bảo phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng, tạo cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và giảm cả hàng hoá.
2. Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
Yêu cầu của nguyên tắc này là trả lương có phân biệt, không trả lương bình quân chia đều. Đòi hỏi việc trả lương phải gắn với năng suất lao động, kết quả sản xuất biểu hiện ở chất lượng và hiệu quả của lao động.
3. Tiền phụ thuộc vào thực trạng tài chính.
Bắt nguồn của nguyên tắc này là từ vấn đề tiền lương là một chính sách xã hội bộ phận cấu thành trong tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, có quan hệ với thực trạng tài chính quốc gia cũng như thực trạng tài chính ở cơ sở.
4. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Yêu cầu của nguyên tắc này là trong trả lương phải có sự phân biệt giữa lao động phổ thông và lao động kỹ thuật, phải trả lương đúng ngành, đúng nghề, sát thực với trình độ chuyên môn lao động.
5. Kết hợp tối đa các lợi ịch
Phải kết hợp giữa lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích tập thể và lợi ích của người tiêu dùng trong công tác tổ chức tiền lương. Vì vậy yêu cầu trong trả lương cho cá nhân ngoài việc căn cứ những đóng góp, công sức cá nhân, còn phải tính đến lợi ích của tập thể, những cống hiến của tập thể lao động cho sự nghiệp chung đối với kết quả lao động cuối cùng. Sao cho đạt đựơc sự thống nhất, lợi ích cá nhân không mâu thuẫn với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội mà trong quan hệ hài hoà, hợp lý.
II. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
Trong thực tiễn của đời sống xã hội và trong quan hệ lao động vẫn tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến đó là:
Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian
Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào trong tổ chức lao động là tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản xuất, nghĩa là;
- Phải phù hợp với tính chất công việc và trình độ tổ chức kỹ thuật ở nơi làm việc
- Phải có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động, kết quả sản xuất
- Làm cho tiền lương thể hiện rõ là chức năng đòn bẩy kinh tế trong việc kích thích sản xuất
Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế
Từ những yêu cầu nêu trên hình thức trả lương trong khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải thể hiện ngày càng đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo việc làm và kết quả của lao động.
Trong tổ chức tiền lương, tiền công có chế độ tiền lương cấp bậc chưa đủ, vì nó mới chỉ phản ánh và kiểm tra được một mặt, đó là chất lượng của lao động và điều kiện của lao động. Còn về mặt số lượng và thái độ lao động cùng với việc gắn số lượng với chất lượng lao động của mỗi người trong trả lương thì chế độ tiền lương cấp bậc chưa đề cập.
Để khắc phục tồn tại đó cần thiêt có chế độ trả lương khác phù hợp, đó chính là hình thức trả lương theo sản phẩm.
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
1.1. Khái niệm:
Là hình thức trả lương dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm giao nộp của người lao động, đơn giá trả lương và chất lượng sản phẩm đã quy định của doanh nghiệp.
Như vậy: Tiền lương sản phẩm = Sản lượng thực tế x đơn giá
1.2. Ưu nhược điểm của hình thức này:
- Ưu điểm: Trả lương theo sản phẩm đã thực hiện nguyên tắc tra lương theo việc, nó quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, nó gắn được thu nhập tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi người từ đó tạo động lực kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Trả lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị, đảm bảo kỷ luật lao động.
Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là công tác quản lý lao động. Đẩy mạnh cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất
- Nhược điểm: Việc xây dựng định mức tiên tiến rất khó khăn, khó xác định được đơn giá chính xác, khối lượng tính toán lớn rất phức tạp. Vì vậy muốn áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm thì doanh nghiệp phải có công nhân, phải có cán bộ quản lý giầu kinh nghiệm và có trình độ thực hiện tốt các công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra. Có điều kiện như vậy thì việc tính lương cho công nhân trả theo sản phẩm sản mới đảm bảo được chính xác cao.
2. Hình thức trả lương theo thời gian
Được áp dụng chủ yếu đối với viên chức Nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với công nhân sản xuất chỉ áp dụng với những người làm công việc không thể định mức lao động chính xác hoặc do tính chất của sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng, chẳng hạn công việc sửa chữa máy móc thiết bị, công việc sản xuất hay pha chế thuốc chữa bệnh.
Như vậy trả lương theo thời gian là dựa vào độ dài thời gian làm việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và mức độ phức tạp của công việc. Nếu so sánh với trả lương theo sản phẩm thì trả lương theo thời gian còn thể hiện tính bình quân trong trả lương, vì nó chưa gắn được thu nhập tiền lương của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong quá trình lao động.
Trả lương theo thời gian được áp dụng dưới hai hình thức:
2.1. Trả lương theo thời gian đơn giản:
Trả lương theo thời gian đơn giản quy định mức tiền lương của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ.
Có 4 loại mức lương thời gian là:
+ Mức lương tháng
+ Mức lương tuần
+ Mức lương ngày
+ Mức lương giờ
- Lương tháng: Được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên làm việc ở bộ phận gián tiếp:
Mức lương tháng = Lương cấp bậc + Phụ cấp (nếu có)
MLttháng x 12 tháng
Lương tuần: MLtuần =
52 tuần
MLtháng MLtháng
Lương ngày: MLngày = =
Số ngày làm việc theo quy định 26 ngày
Lương giờ để trả cho số giờ làm việc hoặc số làm thêm
MLngày
MLGiờ =
Độ dài ngày lđ
MLngày
Trong điều kiện lao động bình thường: MLGiờ =
8 giờ
Trên cơ sở của mức lương tháng ta tính được các mức lương tuần, lương tuần, giờ
2.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức đạt được những tiêu chuẩn quy định.
Mức lương = Lương tính theo thời gian + Tiền thưởng đơn giản
Hình thức trả lương này có nhiệu ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn giản bởi nó phải ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế đồng thời kích thích người lao động quan tâm đến trách nhiệm, hiệu quả công tác của mình.
Phần II
Tình hình quản lý và sử dụng tiền lương tại Công ty in công đoàn VIệT NAM
I. Khái quát tình hình chung của Công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty in Công Đoàn
Trụ sở chính của Công ty: 167 Tây Sơn -Đống Đa-Hà Nội
Tên giao dịch của Công ty là:
Công ty in Công Đoàn Việt Nam
Công ty in Công Đoàn Việt Nam trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam(TLĐLĐVN),tiền thân là nhà máy in lao động được thành lập ngày 28/8/1945 tại chiến khu Việt Bắc chủ yếu là để in các loại tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền của đảng và phát triển giai cấp công nhân của TLĐLĐVN thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Năm 1965 công ty được TLĐLĐVN đầu tư cho hai máy in cuộn để in báo lao động bằng nguồn vốn viện trợ của Tổng Công Hội Trung Quốc.Khi đó nhà in có công suất và quy mô nhỏ như 1 phân xưởng.
Năm 1972 nhân dân ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh của Đế Quốc Mỹ thực hiện chiến lược ném bom B52 phá hoại miền Bắc.
Trước tình hình đó Ban bí thư Trung ương Đảng quyết định trưng dụng hai máy in cuộn để xây dựng cơ sở phòng in Báo Nhân Dân phục vụ công tác chính trị tư tưởng của Đảng tại tỉnh Hoà Bình.
Giai đoạn 1976-1989 công ty hoạt động sản xuất theo cơ chế bao cấp ,mọi hoạt động của công ty đều do TLĐLĐVN giao kế hoạch về số lượng,báo in,chủng loại sản phẩm,các nguyên liệu đầu vào,công ty chỉ thực hiện in với công suất khá cao(80% công suất thiết kế).
Sản lượng năm 1989 đạt 200 triệu trang,trong đó:
-Báo các loại đạt 60%
-Sách giáo khoa đạt 20%
-Tập san đạt 10%
-Văn hoá phẩm đạt 10%
Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN,công ty đã có những chuyển biến cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động thích ứng với quá trình phát triển cuả đất nước.
Năm 1994 TLĐLĐVN đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng công ty in công đoàn phù hợp với tình hình của đất nước ta lúc đó.
Ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng học hỏi,sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu độc giả.
Bên cạnh nhưng bước tiến khá mạnh mẽ song công ty còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do nguồn vốn eo hẹp,tay nghề công nhân chưa cao,do sự cạnh tranh của các công ty khác trong cả nước trong đó có nhiều cơ sở in khá nổi tiếng như công ty in Tiến Bộ, xí nghiệp in số 2….
Vào tháng 9 năm 1997 công ty in Công Đoàn chính thức đổi tên thành công ty in Công Đoàn theo quyết định số 88/QĐ_UB của UBND thành phố Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và công nghệ kỹ thuật,doanh thu năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước,hoàn trả vốn đúng hạn,uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.
2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty in Công Đoàn
Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Quá trình sản xuất của Công ty được tổ chức thành một quy trình khép kín, Công ty đã sắp xếp dây truyền công nghệ một cách khoa học.
ấn phẩm cần in
Chế bản ảnh và chữ
Kiểm tra nghiệm thu
Bình
bản
Kiểm tra nghiệm thu bình
Phơi
bản
Kiểm tra nghiệm thu bản in chuyển in
Phân xưởng chế bản
Chuẩn bị
lấy tay kê
Lấy tay kê
Cân bằng mực
PX in OFFSET
Duyệt in
In số lượng
Kiểm tra chất lượng
Dỡ
Cắt
PX Sách
Gấp
Soạn
Khâu
Vào bìa
b. Bộ máy quản lý:
Bộ máy của Công ty đựơc chỉ đạo thống nhất từ trên xuống theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng.
Công ty in Công Đoàn tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý chức năng.ở đây các phòng ban phân chia phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các phòng ban là thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất của công ty.Nhiệm vụ của các phòng ban là thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất,thực hiện nghiêm túc chỉ thị,mệnh lệnh của Giám đốc,đề ra các biện pháp tích cực cùng giám đốc tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty in Công Đoàn
Giám đốc
Phó GĐ kỹ thuật
Phòng Quản lý tổng hợp
Phòng
Hành chính
Phòng
KH tài vụ
PX chế bản
PX In
PX Sách
Vi tính
Bình bản
Phơi bản
Offset
1 màu
Offset
2 màu
Offset
5 màu tờ rời
Offset
cuộn
Tổ
lồng sách báo
Tổ
Thiết
kế
Tổ gấp xén
cĐặc điểm tình hình lao động trong Công ty
Là một doanh nghiệp phát triển ổn định liên tục, Công ty dệt 10.10 đã chú trọng công tác đào tạo,bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Số liệu lao động
Chỉ tiêu
Số người
Cán bộ gián tiếp
37
Công nhân trực tiếp sản xuất
441
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty
478
Về trình độ chuyên môn:
Trình độ
Số người
Tỷ lệ (%)
Tốt nghiệp đại học
Tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp
Công nhân kỹ thuật bậc 3/4
II. Phân tích tính hình trả lương của Công ty IN CÔNG ĐOàN
Căn cứ vào nghị định 28/CP ngày 28.3.1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước và thông tư 13/LĐTBXH, 14/LĐTBXH ngày 10.4.1997 của bộ lao động thương binh xã hội.
Căn cứ vào trưởng phòng tổ chức nhân sự và sau khi trao đổi thống nhất với công đoàn Công ty.
Trong quy chế quy định hình thức trả lương cho các phòng ban của Công ty như sau:
Sơ đồ hình thức trả lương của Công ty
Cơ cấu tổ chức tiền lương của Công ty
Hình thức trả lương
Trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo thời gian
Máy
1
Dỡ cắt
Soạn
Vào bìa
Ban Giám đốc
Phòng QLTH
Phòng KTTV
Phòng Tổ chức
Máy
1
1. Nguyên tắc chung để trả lương trong Công ty
- Việc giao khoán, trả lương và thưởng phải trên những cơ sở những quy định về chế độ tiền lương mới của Nhà nước nhưng phải lựa chọn hình thức phù hợp với từng điều kiện của phân xưởng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả.
- Khuyến khích nâng cao thu nhập cho công nhân bằng cách tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, thực hiện khoán chi phí sản xuất, lưu thông và kinh doanh.
- Các sản phẩm, dịch vụ phải cố định, định mức và định biên lao động, đơn giá tiền lương, khi có sự thay đổi về định mức lao động và tiền lương thì đơn giá tiền lương phải được xác định lại.
- Việc phân phối tiền lương phải tương sứng với công sức lao động của từng đơn vị, cá nhân, chống phân phối bình quân nhưng lại phải công khai, đơn giản rễ hiểu và kịp thời.
- Tiền lương và thu nhập thực tế của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong số lượng của doanh nghiệp theo mẫu thống nhất của bộ LĐTBXH ban hành theo thông tư 15/LĐTBXH – TT ngày 10.4.1974.
- Mức tiền lương thực tế của Công ty không được vượt quá hai lần mức lương bình quân chung do Công ty và bộ LĐTBXH thông báo.
2. Quỹ tiền lương
Công ty in Công Đoàn động theo nguyên tắc tự trang trải, tự phát triển do đó nguồn tiền lương chính của Công ty hoàn toàn dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của chính Công ty. Nếu Công ty sản xuất sản phẩm tốt và việc tiêu thụ hàng hoá nhanh thu nhiều lợi nhuận thì quỹ tiền lương của Công ty sẽ cao. Quỹ lương thực hiện của Công ty bao gồm.
Ql = QLSP + QLGĐ + QLNV + QLTG
Trong đó:
QL: Quỹ lương trích theo đơn giá và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
QLSP: Quỹ lương trích sản phẩm
QLGĐ: Quỹ lương trích cho Giám đốc và kế toán trưởng
QLNV: Quỹ tiền lương của nhân viên
QLTG: Quỹ tiền lương làm thêm giờ
Căn cứ vào đơn giá và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phòng tài vụ xây dựng kế hoạch tiền lương của Công ty trình Giám đốc và kế toán trưởng xét duyệt, đồng thời gửi kế hoạch tiền lương đã duyệt cho đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện quản lý quỹ lương của Công ty.
Phòng tài vụ kết hợp với các phân xưởng giám sát kiểm tra công tác quản lý quỹ lương của Công ty trên nguyên tắc thu nhập từ quỹ lương phải gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy chế trả lương của Công ty, hàng tháng tổng hợp báo cáo Giám đốc tình hình sử dụng quỹ lương và công tác quản lý lương trong toàn Công ty.
Hàng tháng cán bộ tiền lương tổng hợp kết quả thực hiện tiền lương, báo cáo lãnh đạo Công ty theo biểu mẫu nhất định.
3. Hình thức quản lý chứng từ thanh toán về tiền lương
Mọi chứng từ thanh toán về tiền lương phải có đầy đủ các thủ tục sau mới đảm bảo tính hợp pháp để duyệt chi tiền lương
Giấy đề nghị của lãnh đạo đơn vị
- Xác nhận của các phòng chức năng liên quan đến chứng từ thanh toán nếu có
Duyệt Giám đốc theo phân cấp duyệt ký TC-02
Trường hợp các đơn vị không thống nhất trong chứng từ thanh toán tiền lương thì Giám đốc Công ty là người quyết định cao nhất ký chứng từ thanh toán tiền lương.
Phòng tài vụ chỉ duyệt khi thanh toán tiền lương cho các đơn vị đã làm đầy đủ thủ tục nói trên và đưa đến cho cán bộ lao động tiền lương của đơn vị.
Trường hợp cán bộ lao động tiền lương vắng mặt thì thủ trưởng đơn vị được lĩnh thay sau đó thông báo lại cho cán bộ lao động tiền lương vào sổ quản lý lao động
4. Thực trạng tình hình trả lương trong Công ty in Công Đoàn
Hiện nay ở Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương theo sản phẩm.
4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm ở Công ty in là hình thức trả lương dựa trên cơ sở: số lượng sản phẩm giao nộp của người lao động, đơn giá trả lương và chất lượng sản phẩm đã quy định của Công ty.
Tiền lương sản phẩm = Sản lượng thực tế x đơn giá
Ta có công thức xác định đơn giá:
Đơn giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm được tính theo công thức sau:
ĐG = (LCBCV + PC)Mtg
LCBCV + PC
Hoặc: ĐG =
MSL
Trong đó: ĐG là đơn giá lương cho một đơn vị sản phẩm
LCBCV là lương cấp bấc công việc
PC là phụ cấp lương
MTG là mức thời gian để hoàn thành một sản phẩm.
MSL là mức sản lượng sản xuất trong một đơn vị thơi gian
Ví dụ: Cô Phạm Thị Thanh Huyền là công nhân bậc 3/6 làm việc ở phân xưởng cát có mức lương giờ bậc công việc 3/6 cả phụ cấp là 3000 đồng/ giờ. Định mức thời gian để hoàn thành một sản phẩm là 1 giờ 30 phút. Tính ĐG ?
Theo công thức trên có đơn giá sản phẩm là:
ĐG = 3000 . 1,5h = 4500 đồng/ sản phẩm
+ Chế độ trả lương đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
Hiện nay công ty đang có áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất ra theo đúng quy cách chất lượng quy định.
LSP = ĐG . Q
Trong đó: LSP là lương sản phẩm.
ĐG là đơn giá sản phẩm.
Q là số lượng sản phẩm sản xuất ra của từng công nhân.
Đối với công nhân phân xưởng, tiền lương sản phẩm được tính trên đơn giá cắt của mỗi loại sản phẩm.
Cụ thể tiền lương của tổ in trong tháng 3/2008:
Số lượng sản phẩm tổ in thực hiện301.125.000 trang đạt tiêu chuẩn.
Đơn giá lương phân xưởng in được tính là 148,41 đồng/1000trang in đạt tiêu chuẩn.
Vậy tổng số tiền lương trong tháng 3/2008 của phân xưởng in là:
(301.125.000*148,41)/1000=44.689.961 đồng
Vậy tiền lương công nhân phân xưởng may = ĐG . Q
Ngoài tiền lương tính theo sản phẩm cán bộ công nhân viên còn có các khoản lương phụ sau:
Lương phép ốm do Nhà nước quy định và được tính như sau;
210 (Hs + PC)
Lương phép ốm = ____________ . số ngày nghỉ phép ốm
27
Lương họp là do cđo công ty cũng được tính giống như lương phép ốm
Tiền ăn ca hàng ngày cho cán bộ công nhân viê: 3000 đ/ngày
Tiền thuốc cho từng cán bộ công nhân viên là 6000 đ/tháng
Sau khi tính các khoản được lĩnh của công nhân viên kế toán tiến hành trừ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Lương thực lĩnh của công nhân = Tổng lương sản phẩm + Tiền ăn ca + Tiền
Thuốc + Các khoản phụ cấp - 6% (BHXH, BHYT, KPCĐ)
Việc thanh toán lương một cách thỏa đáng cho người lao động góp phần đáng kể trong việc khuyến khích người lao động tăng năng suất. Công việc tính toán ở công ty được tiến hành như sau: Hàng tháng phòng tổ chức căn cứ vào số lượng thống kê được ở các xí nghiệp gửi lên về số lượng sản phẩm, hoàn thành bảng chấm công, bảng báo cáo kết quả lao động, phiếu nhập kho sản phẩm nhân viên tính lương của phòng tài vụ tiến hành tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, công nhân có thể tính được số tiền lương của mình. Tuy vậy, chế độ tiền lương này có nhược điểm là công nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liẹu, coi nhẹ tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc nếu thiếu những quy định chặt chẽ.
Ví dụ: chị Lâm Thị Phương Nga có tiền lương trong tháng 3 năm 2008 là:
Lương sản phẩm : 756.500 đồng
Tiền ăn ca : 75.000 đồng
Tiền thuốc : 6000 đồng
Khoản lương phụ : không
BHXH, BHYT, KPCĐ: 38.700 đồng
Vậy lương thực lĩnh của chị Nga (765.500 + 75.500 +6000)- 38.700 = 798.800 đ
+ Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp ở công ty
Chế độ này chỉ áp dụng được đối với công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
Đặc điểm của chế độ trả lương này là tiền lương của họ ít phụ thuộc vào kết quả lao động của công nhân chính và đơn giá trả lương tính gián tiếp qua mức sản lượng giao cho công nhân chính.
Ta có công thức tính như sau:
ĐGP = (LCBCN + PC) . MTG
hoặc: (LCBCN + PC)
ĐGP = ___________
MSL
Trong đó: ĐGP là đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp.
LCBCN là lương cấp bậc công việc của công nhân phụ
MTG, MSL là mức thời gian hay mức sản lượng của công nhân chính.
Ví dụ: Công nhân Nguyễn Thị Mai có bậc lương 3/7 với mức lương tháng (chưa kể cả các khoản khác) là 210.000 đồng được phục vụhai máy cùng loại.
Mức sản lượng của nhóm công nhân chính là 50 sản phẩm/ca. Thời gian phục vụ mỗi maý xấp xỉ bằng nhau. Năng suất của nhóm công nhân là 26 sản phẩm.
Vở 10.000
ĐG = = 2,100 đ/sản phẩm
Tiền lương sản phẩm của công nhân phụ là: 26 . 2,100= 54,600 đ/ca
Chế độ trả lương này đã khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
+ Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng ở công ty in
Đây là chế độ trả lương theo sản phẩm được kết hợp với chế độ tiền lương, nhằm tác động vào những khâu yếu của dây chuyền sảN xuấT giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất thúc đẩy năng suất lao động ở khấu khác có liên quan đến trong một dây chuyền sản xuất. Với chế độ trả lương này, toànbộ sản phẩm đều được trả một đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng theo quy định của chế độ tiền thưởng để thưởng và tiền lương sản phẩm có thưởng sẽ bao gồm cả tiền thưởng:
Ta có công thức:
L . m . h
TL+ = L + __________
100
trong đó: TL+ là tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng
L là tiền lương thoe đơn giá cố định
m là tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng
h là phần trăm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiền thưởng.
Ví dụ: Đối với phân xưởng in,1 công nhân hoàn thành kế hoạch là 110%
Tiền lương sản phẩm được lĩnh theo đơn giá cố định là 340.000đ
Cứ hoàn thành vượt mức sản lượng 1% thì được thưởng mức thưởng 1,5% của tiền lương tính theo đơn giá cố định. Tính tiền lương có thưởng.
Vậy tiền lương sản phẩm có thưởng của công nhân đó là;
340000 . 1,5 . 10
TL+ = 340.000 + = 391.000 đồng
100
. Lâm T Nga
6.Nguyễn Bích Đào
5. Trần T Hương
4. Trần Bích Sơn
3. Bùi Kim Sơn
2. Đoàn T Chính
1. Pùng Tuấn
Bảng thanh toán tiền lương (tháng 3/2008
Công ty in cÔng Đoàn
Họ tên
644700
644700
644700
644700
644700
403200
724500
Bậc lương
22
21
22
23
20
21
22
C
Lương sp
788700
769800
829000
861100
756500
676000
853100
Tiền
3
3
3
3
4
2
3
C
Lương t/g
61500
74400
74400
74400
99200
31000
83600
Tiền
3
4
3
2
4
5
3
C
Nhỉ việc 00% lương
61500
99200
74400
49600
99200
77500
83._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7430.doc