Tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán Kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV: M ỤC L ỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2. Đặc điểm kinh doanh và quản lí 6
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh 6
1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lí 9
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chế độ kế toán 14
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 14
1.3.2. Nhiệm vụ chức năng của mỗi bộ phận kế toán 15
1.3.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán 17
1.3.4. Tổ chức chứng từ kế toán 17
1.3.5. Hệ thống báo cáo kế toán 18
1.3.6. Hệ thống tài khoản s... Ebook Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán Kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán Kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng 18
1.3.7. Tổ chức sổ kế toán 19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤt MỎ - TKV. 21
2.1. Đặc điểm TSCĐ và các quy định quản lí TSCĐ 21
2.1.1. Đặc điểm TSCĐ 21
2.1.2. Các chính sách quản lí TSCĐ hiện nay 23
2.2. Thực trạng kế toán tăng, giảm TSCĐ 24
2.2.1. Kế toán tăng, giảm TSCĐ trên hệ thống chứng từ kế toán 27
2.2.2. Kế toán tăng, giảm TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp 36
2.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán tổng hợp 36
2.2.2.2. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ 43
2.2.2.3. Hạch toán giảm TSCĐ
2.3. Thực trạng khấu hao TSCĐ và kế toán khấu hao TSCĐ 54
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV 61
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ 61
3.1.1. Ưu điểm 61
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 61
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV 64
3.3. Giải pháp tăng cường quản lí TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV
65
DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TK Tài khoản
CĐKT Cân đối kế toán
GTGT Giá trị gia tăng
NG Nguyên giá
XDCB Xây dựng cơ bản
GTCL Giá trị còn lại
GTHM Giá trị hao mòn
KH Khấu hao
NKCT Nhật kí chứng từ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
HĐQT Hội đồng quản trị
TKĐT Thiết kế đầu tư
KTCN Kĩ thuật công nghệ
TKKTTC Thống kê - Kế toán - Tài chính
CPQLDN Chi phí quản lí doanh nghiệp
XN Xí nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
TS Tài sản
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền sản xuất hàng hóa, để sản xuất ra sản phẩm bao giờ cũng gồm 03 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong ba yếu tố cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các TSCĐ đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiêu chu kì sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài.TSCĐ luôn gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kì, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kĩ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp lớn mạnh sẽ có sự đầu tư đáng kể vào TSCĐ. Mặt khác TSCĐ còn thể hiện cơ sở vật chất kĩ thuật, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhâph cho doanh nghiệp.
Từ tầm quan trọng trên công tác hạch toán số lượng và giá trị hiện có cũng như sự biến động của TSCĐ đòi hỏi phải hết sức chính xác và khoa học để đạt được hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm bớt lao động chân tay.
Với lí do đã nêu ở trên em xin chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV”. Nội dung đề tài bao gồm:
Chương I. Tổng quan về Công ty Hóa chất mỏ - TKV
Chương II. Thực trạng công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV
Chương III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ.
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế cho nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thày, cô giáo, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán để chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Ngành Hóa chất mỏ được thành lập ngày 20/12/1965 theo quyết định của Bộ Công nghiệp nặng có nhiệm vụ tiếp nhận bảo quản VLNCN của Liên Xô, Trung quốc, các nước Đông Âu cung cấp cho các nghành kinh tế.
Từ năm 1995 nhu cầu sử dụng VLNCN ngày càng tăng. Nhằm thống nhất sự quản lý, thực hiện sản xuất kinh doanh đảm bảo tuyệt đối an toàn đáp ứng tốt hơn về VLNCN của các ngành kinh tế ngày 29/3/1995 Văn Phòng Chính Phủ đã có thông báo số 44 cho phép thành lập lại công ty Hóa chất mỏ và trên cơ sở đó ngày 1/4/1995 Bộ Năng lượng ( nay là Bộ Công Nghiệp) đã có quyết định số 204 NL/TCCB - LĐ thành lập Công ty Hóa chất mỏ. Ngày 29/4/2003 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 77/2003/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Hóa chất mỏ thành Công ty TNHH 1 thành viên VLNCN thành công ty TNHH 1 thành viên có nhiệm vụ 1 vòng khép kín: từ nghiên cứu sản xuất, phối chế - thử nghiệm, bảo quản, dự trữ Quốc gia VLNCN, xuất nhập khẩu thuốc nổ, nguyên liệu hóa chất để sản xuất VLNCN đến dịch vụ sau cung ứng, vận chuyển thiết kế mỏ, nổ mìn và các nhiệm vu khác ngoài VLNCN.
Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV là một trong các doanh nghiệp được nhà nước phân công và cho phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực VLNVN bao gồm từ sản xuất, xuất nhập khẩu nguyên liệu,VLNCN, bảo quản, dự trữ Quốc gia, cung ứng đến làm dịch vụ nổ mìn cho tấc cả mọi khách hàng có yêu cầu. Công ty đã có hơn 14 đơn vị trực thuộc đặt trên 3 miền đất nước kể cả vùng xâu vùng xa, có cơ sở kỹ thuật hiện đại gồm :2883 tấn phương tiện vận tải thủy bộ với trên 90 ôtô vận tải, 4 tàu đi biển, 3 tàu kéo, 2 tự hành, 8 xà lan đường sông, 31 xe chuyên dụng phục vụ chỉ huy sản xuất nổ mìn. Hệ thống kho chứa VLNCN đạt tiêu chuẩn TCVN 4586-1997 trên toàn quốc với sức chứa trên 6000 tấn thuốc nổ: hệ thống cảng gồm 3 cảng chuyên dùng để bốc xếp VLNCN. Đặc biệt công ty đã đầu tư 3 dây chuyền sản xuất thuốc nổ Zecnô – thuốc nổ an toàn dùng trong mỏ hầm lò có khí và bụi nổ. Dây chuyền sản xuất thuốc nổ Anfo và Anfo chịu nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư với tổng giá trị 29,2 tỉ đồng ( thiết bị nhập khẩu đồng bộ của Mĩ với một dây chuyền sản xuất tĩnh và 2 xe sản xuất tự động và nạp thuốc nổ tại khai trường ). Công ty có đủ điều kiện : nghiên cứu, thử nghiệm, xuất nhập khẩu trực tiếp, sản xuất, cung ứng VLNCN. Thỏa mãn các nhu cầu dịch vụ sau cung ứng và các dịch vụ khác của các ngành kinh tế trong cả nước về VLNCN.
Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất, cung ứng VLNCN, làm dịch vụ khoan nổ mìn cho các nhu cầu của các ngành kinh tê cả nước. Ngoài ra còn sản xuất dây kíp mìn làm các nhiệm vụ khác như: cung ứng vật tư xăng dầu, vận tải, may mặc, kinh doanh, vận tải sông biển trong và ngoài nước, dịch vụ sửa chữa vận tải thủy.
Những dịch vụ chủ yếu của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ:
Dịch vụ kiểm định vật liệu nổ.
Dịch vụ khoan nổ mìn, tư vấn kĩ thuật thiết kế bãi nổ mìn dưới nước và trên bộ.
Dịch vụ vận tải biển.
Dịch vụ vận tải đường bộ.
Dịch vụ cung ứng vật tư – xuất nhập khẩu.
Dịch vụ khách sạn.
Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 10 năm thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hôi VI của Đảng được Chính phủ, các Bộ, các ngành, các địa phương nơi đơn vị đóng quân quan tâm chỉ đạo cho phép đầu tư cơ sở vật chất cùng với cố gắng nỗ lực của tạp thể CBCNV, Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ đã đạt được một số thành tích tiêu biểu, xuất sắc được Đảng và Nhà nước ghi nhận:
Đơn vị anh hùng lao động.
Huân chương độc lập.
Huân chương lao động Hạng Nhất.
Huân chương lao động Hạng Hai.
Huân chương lao động Hạng Ba.
Và nhiều huân, huy chương cho các tập thể, cá nhân.
Biểu 1. Cơ cấu vốn trong Công ty
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền(đồng)
TT(%)
Số tiền(đồng)
TT(%)
I. Tổng tài sản
241.742.530.064
100
242.700.194.515
100
1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
195.406.353.062
80,83
191.582.330.250
79
2. TSCĐ và đầu tư dài hạn
46.336.177.002
19,17
51.117.864.265
21
II. Nguồn vốn
241.742.530.064
100
242.700.194.515
100
1. Nợ phải trả
177.339.386.007
73,36
166.260.199.700
68,5
2. Nguồn vốn CSH
64.403.144.057
26,63
76.439.994.815
31,5
Chỉ tiêu
2006
2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
605.888.023.346
771.664.627.628
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
605.285.031.064
771.507.339.414
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
107.794.792.861
135.652.536.086
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
7.692.942.716
20.285.683.933
Tổng lợi nhuận trước thuế
4.681.033.560
20.565.996.651
Biểu 2. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
1.2. ĐẶC Đ ỂM KINH DOANH VÀ QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY HÓA
CH ẤT M Ỏ - TKV.
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Công ty có các nghể kinh doanh sau:
Sản xuất, phối chế - thử nghiệm VLNCN
Sản xuất, nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu, hóa chất để sản xuất VLNCN.
Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về VLNCN.
Sản xuất cung ứng: dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, vật liệu xây dựng.
Thiết kế thi công xây lắp dân dụng, các công trình giao thông thủy lợi, thiết kế công trình khai thác mỏ.
May hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.
Làm dịch vụ khoan nổ mìn cho các mỏ lộ thiên, hầm lò kể cả nổ mìn dưới nước theo yêu cầu của khách hàng.
Nhập khẩu vật tư thiết bị, nhập vật liệu may mặc. Cung ứng xăng dầu vật tư thiết bị.
Vận tải đường bộ, sông, biển quá cảnh, các hoạt động cảng vụ, đại lý vận tải biển. Sửa chữa phương tiện, thi công cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ.
Dịch vụ khách sạn.
*Sản phẩm chính: Hiện nay công ty đang cung ứng các loại VLNCN cho các công trình lộ thiên gồm:
Thuốc nổ: ANFO, ANFO chịu nước, AH1, ZECNO nhũ tương NT13, EE31.
Mồi nổ: năng lượng cao VEO, Petolite, Power Prime…
Phụ kiện nổ: kíp điện, dây nổ, ngòi nổ phi điện do hãng ICI sản xuất.
Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng một số sản phẩm chính của công ty trong ngành VLNCN là thuốc nổ ANFO, thuốc nổ ANFO chịu nước, thuốc nổ an toàn AH1. Thuốc nổ ANFO sử dụng trong các mỏ lộ thiên, thuốc nổ AH1 sử dụng cho mỏ hầm lò. Các loại sản phẩm của công ty là thuốc nổ sạch, tiến tiến được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vì giá thành rẻ lại an toàn trong sản xuất tàng trữ vận chuyển, sử dụng và không có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Một số lĩnh vực khác như : may hàng bảo hộ lao động, bảo quản đóng gói mang tính chất nội bộ.
Quy trình công nghệ sản xuất.
Theo từng đợt trên dây chuyền tự động hóa, khép kín, liên hoàn thống nhất từ đầu khâu nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi đưa ra sản phẩm. Do vậy hầu như không có sản phẩm dở dang, vốn vật tư không bị ứ đọng tại khâu sản xuất. Nguyên liệu sau khi định lượng một cách chính xác sẽ đưa vào xuất ra sản phẩm. Nguyên liệu sau khi định lượng một cách chính xác sẽ đưa vào máy trộn, trộn các phụ gia phù hợp với từng loại thuốc cũng được định lượng, tùy theo từng loại thuốc phụ gia này phải sấy hoặc nghiền. Nguyên liệu và các chất phụ gia được đưa vào trộn sau một thời gian nhất định cán bộ kỹ thuật kiểm định đã đạt độ đồng đều sau đó đem ra định lượng. Bộ phận đóng bao sẽ căn cứ vào định lượng đó. Sau khi đóng xong sản phẩm sẽ được nhập kho.
Sơ đồ 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất
Đóng gói
Định lượng
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nguyên liệu
Định lượng
Phối trộn lần 1
Ủ một thời gian
Dầu Diezen
Phối trộn lần 2
Toàn bộ quá trình trên được thực hiện trên dây chuyền tự động cao.
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ ANFO thường.
- Bước chuẩn bị : nguyên liệu gồm Nitơrat Amôn (đạm) hạt tròn xốp có độ mịn tinh khiết 95,5% dầu Dizen. Tỉ lệ nguyên vật liệu đạm/dầu =94/6. Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi sản xuất, khởi động không tải từ 5-10 phút.
- Công đoạn phối trộn: trộn từng mẻ một, mỗi mẻ gồm 100 kg đạm 6,4kg dầu trộn trong 10 phút. Vị trí nghiêng của thùng khi quay trộn là 45o so với mặt phẳng ngang.
- Công đoạn tháo sản phẩm và bao gói: tháo sản phẩm vào thùng nhôm chuyển sang đóng gói vào bao PE đã lồng trong bao PP đóng gói 25kg/bao, miệng bao khâu bằng dây mềm theo quy định.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhập kho: thuốc nổ sản xuất phải bảo đảm về độ ẩm, tỷ trọng, tốc độ, sức nổ, sức công phá theo quy định sẽ được chuyển nhập kho để chuyển đi theo cung ứng.
Nếu kiểm tra không đảm bảo tiêu chuẩn thì cán bộ kiểm tra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ Zecnô.
- Nguyên liệu chính để sản xuất Nitơrat Amôn dạng hạt, thuốc TNT dạng bột đảm bảo chất lượng được cân chính xác theo tỷ lệ quy định.
- Công đoạn phối trộn: nguyên liệu được đưa vào thùng trộn (thùng trộn được làm sạch từ trước), kiểm tra an toàn, sau đó vận hành thùng trộn trong 25 phút/mẻ trộn. Hết thời gian trộn tháo sản phẩm vào thùng nhôm đậy kín nắp và đưa đi bao gói.
- Công bao gói sản phẩm và nhập kho thuốc nổ được kiểm tra chất lượng đúng định lượng đóng bao PE và đưa đi nhập kho.
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ an toàn AH1.
- Nguyên liệu chính để sản xuất là Amôni Nitơrat (67%), TNT (10%), bột gỗ (3%), muối ăn (20%).
- Nguyên liệu được nghiền mịn trộn cơ học theo đúng tỷ lệ, kiểm tra chất lượng sau đó đóng gói theo yêu cầu sử dụng, bảo quản theo tiêu chuẩn.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lí của Công ty.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Hóa chất mỏ - TKV 2008
Chủ tịch HĐQT
PGĐ đời sống
PGĐ điều hành SX
PGĐ Kĩ thuật
PGĐ Tài chính
Văn phòng tổ chức nhân sự
Văn phòng thanh tra
P. Kế hoạch chỉ huy SX
P. Thương mại
P. Thiết kế đầu tư
P. Kĩ thuật công nghệ
P. TKê kế toán
P. An toàn bảo vệ
P. Kiểm toánnội bộ
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Ninh Bình
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh
Chi nhánh Hóa chất mỏ Nghệ An
Trung tâm vật liệu nổ công nghiệp
Chi nhánh Hóa chất mỏ Hà Nam
XN HCM cảng Bạch Thái Bưởi
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Sơn La
Xí nghiệp vận tải Hải Phòng
Chi nhánh Hóa chất mỏ Lai Châu
XN vận tải thủy bộ Bắc Ninh
Chi nhánh Hóa chất mỏ Đà Nẵng
XN SX và cung ứng vật tư Hà Nội
Chi nhánh Hóa chất mỏ Quảng Ngãi
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Thái
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Vũng Tàu
Chi nhánh Hóa chất mỏ Bắc Kạn
Chi nhánh Hóa chất mỏ Kiên Giang
Chi nhánh Hóa chất mỏ Gia Lai
Chi nhánh Hóa chất mỏ Khánh Hòa
Văn phòng đại diện HCM Phú Yên
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Lào Cai
Văn phòng đại diện HCM Hà Giang
- Công ty Hóa chất mỏ - TKV là công ty TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty than Việt Nam. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Giám đốc, 4 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng, 12 phòng ban giúp việc.
- Hội đồng quản trị Công ty là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý, quyền lợi công ty trừ những vấn đề thuộc quyền của chủ sở hữu công ty. Nghị quyết quyết định của hội đồng quản trị được Giám đốc công ty triển khai thành kế hoạch, biện pháp thực hiện cụ thể và báo cáo Hội đồng quản trị kết quả thực hiện.
- Giám đốc do Hội đồng quản trị thuộc công ty than Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của toàn công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm chung với Nhà nước, đối với cấp trên và toàn bộ công nhân viên về mọi hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp 4 phó giám đốc:
+ Phó giám đốc kỹ thuật
+ Phó giám đốc điều hành sản xuất
+ Phó giám đốc kinh tế
+ Phó giám đốc đời sống
- Các phòng ban trong công ty:
+ Văn phòng Giám đốc
+ Phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất
+ Phòng kỹ thuật công nghệ
+ Phòng thống kê kế toán tài chính
+ Phòng thương mại
+ Phòng thiết kế đầu tư
+ Phòng kiểm toán nội bộ
+ Phòng tổ chức nhân sự
Các phòng ban chức năng này đảm nhiệm các công việc cụ thể và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và phó Giám đốc công ty.
* Các đơn vị trực thuộc Công ty: Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập nhằm phục vụ cho nhu cầu vật liệu nổ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị trực thuộc là:
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh
Xí nghiệp Hóa chất mỏ cảng Bạch Thái Bưởi
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Đà Nẵng
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Bà Rịa-Vũng Tàu
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Thái
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Sơn La
Xí nghiệp vận tải thủy bộ Bắc Ninh
Xí nghiệp vận tải sông biển Hải Phòng
Xí nghỉệp cung ứng vật tư Hà Nội
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Kạn
Xí nghiệp Hóa chất mỏ Ninh Bình
Chi nhánh Hóa chất mỏ Gia Lai
Chi nhánh Hóa chất mỏ Khánh Hòa
Trung tâm vật liệu nổ công nghiệp
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được quy định trong số 2075/QĐ-TCNS của Giám đốc công ty VLNCN về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của công ty.
* Ban kiểm soát Hội đồng quản trị:
Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, trung thực và chính xác trong quản lí.
Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
* Phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất:
Quản lí và chỉ đạo công tác kế hoạch hóa toàn công ty.
Kí kết các hợp đồng kinh tế.
Công tác dự trữ Quốc gia VLNCN.
Điều hành và chỉ huy sản xuất.
* Phòng thống kê kế toán tài chính:
Công tác thống kê kế toán tài chính.
Quản lí các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
*Phòng thương mại:
Thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu VLNCN và nhiên liệu cho sản xuất VLNCN.
Công tác kinh doanh đa ngành.
* Phòng lao động tiền lương:
Công tác lao động tiền lương.
Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CBCNV.
* Phòng kiểm toán - thanh tra:
Kiểm tra công tác kế toán.
Đảm bảo việc thực hiện đúng các chuẩn mực chế độ kế toán và các lĩnh vực có liên quan.
* Phòng kĩ thuật công nghệ:
Kĩ thuật vật liệu nổ, kĩ thuật khoan nổ mìn.
Kĩ thuật cơ điện vận tải.
Kĩ thuật xây dựng.
Công tác an toàn, bảo hộ lao động, nổ mìn.
Công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến.
* Phòng thiết kế đẩu tư:
Công tác hành chính, công tác đối ngoại, công tác tổng hợp, công tác thi đua.
Tuyên truyền quảng cáo.
Công tác văn hóa thể thao, công tác quản trị đời sống.
* Phòng an toàn bảo vệ và tổng hợp pháp chế:
Công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp trên tại đơn vị trực thuộc của công ty.
Bảo vệ an ninh nội bộ, an toàn vật tư tài sản trong công ty.
Huấn luyện công tác quân sự, phòng cháy chữa cháy.
Tuyên truyền phổ biến công tác giáo dục pháp luật CBCNV trong công ty.
* Phòng tổ chức nhân sự:
Tổ chức bộ máy quản lí, tổ chức sản xuất.
Công tác quản lí nhân sự.
Công tác chế độ chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV.
Tại thời điểm thành lập Công ty còn có 6 đơn vị thành viên đến nay Công ty đã có 23 đơn vị trực thuộc trong đó 16 đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán không đầy đủ phụ thuộc vào sự phân cấp của Công ty. Giữa các đơn vị thành viên có mối liên hệ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ sản xuất cung ứng tiêu thụ dịch vụ, đào tạo…nhằm tăng cường chuyên môn hóa, khai thác sử dụng các nguồn lực, hợp tác sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị và của toàn Công ty, hoàn thiện nhiệm vụ do Tổng Công ty Than Việt Nam giao, đáp ứng nhu cầu sản phẩm của ngành kinh tế quốc dân.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ-TKV được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức khá hợp lí và có kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của Công ty. Cơ cấu tổ chức này có ưu điểm là để đảm bảo được tính thống nhất trong quản lí, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, Tuy nhiên cơ cấu này lại bộc lộ những nhược điểm là: chức năng quản lí không được chuyên môn hóa nên không có điều kiện để đi sâu thực hiện từng chức năng một, không tận dụng được đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lí và dễ dẫn đến tình trạng quá tải về công tác đối với người lãnh đạo.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN.
1.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Công ty Hóa chất mỏ - TKV là công ty Nhà nước có quy mô sản xuất kinh doanh lớn có 23 đơn vị trực thuộc trên 3 vùng đất nước kể cả vùng sâu, vùng xa. Trung tâm công ty đặt tại Hà Nội do địa bàn hoạt động rộng và phân tán nên để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán cũng như phân tích kinh doanh công ty đã tiến hành phân cấp tổ chức kế toán. Kế toán tại công ty, kế toán tại đơn vị thành viên đều có sổ sách và bộ máy nhân sự riêng. Chính vì vậy hiện nay hình thức tổ chức kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán trực tiếp từ tiếp nhận chứng từ ghi sổ, xử lý thông tin trên thệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị mình. Các xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc được công ty khoán doanh số với từng xí nghiệp giao vốn cho các xí nghiệp để tự chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị tùy thuộc vào sự phân cấp của công ty. Các đơn vị trực thuộc có mạng lưới kế toán riêng nhưng vẫn thực hiện hoạch toán không đầy đủ. Nghĩa là đơn vị trực thuộc chỉ tính chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Sau đó gửi phần chênh lệch về phòng kế toán công ty, kết quả cuối cùng do phòng kế toán công ty phụ trách dựa vào báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên.
Sơ đồ 1.3. Bộ máy kế toán tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV:
Kế toán trưởng
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán TSCĐ,XDCB,NV
Kế toán chi phí tổng VT
Kế toán thuế
Kế toán công nợ KH
Thủ quỹ kiêm thống kê
Kế toán vật tư hàng hóa
Kế toán các đơn vị thành viên
1.3.2. Nhiệm vụ chức năng của mỗi bộ phận kế toán.
*Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) : có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh theo yêu cầu và nhiệm vụ công tác kế toán mà công ty phân cấp. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước về lĩnh vực kế toán .kiểm tra toàn bộ các mặt về tài chính kế toán của công ty.
*Kế toán phó (Phó phòng kế toán) : phụ trách công tác tổng hợp hướng dẫn hạch toán thống nhất từ công ty đến xí nghiệp và thay thế kế toán trưởng khi được ủy quyền. Có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng trong khi được ủy quyền. Có nhỉệm vụ trợ giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và công ty về nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình.
*Kế toán tổng hợp : giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin kinh tế như lập báo cáo định kì để báo cáo tổng công ty và các cơ quan nhà nước. Tổng hợp các báo cáo của đơn vị cấp dưới nộp lên và báo cáo quyết toán toàn công ty.
*Kế toán thanh toán : theo dõi sự biến động lên, xuống tiền mặt có tại quỹ công ty, sự biến động lên, xuống tiền của công ty ở tài khoản mở tại ngân hàng. Thực hiện thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, theo dõi việc thu chi ngoại tệ phát sinh trong quá trình nhập khẩu. Theo dõi các khoản phải thu, phải trả đồng thời lập báo cáo thanh toán với cấp trên và tiếp nhận các báo cáo công nợ của cấp dưới chuyển lên.
*Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ tính lương cho công nhân viên toàn công ty và các khoản trích theo lương, các khoản thưởng và thanh toán bảo hiểm xã hội với công ty theo chế độ hiện hành.
*Kế toán tài sản cố định ,xây dựng cơ bản ,nguồn vốn: có nhiệm vụ hạch toán về nguyên giá tính trích khấu hao tài sản cố định, vốn cố định. Lập thủ tục và trình hội đồng giá công ty về các công trình sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định của xí nghiệp và công ty. Theo dõi việc cấp phát vốn xây dựng cơ bản, tổng hợp quyết toán đưa vào sử dụng tăng tài sản cố định đồng thời tăng vốn cố định.
*Kế toán chi phí , giá thành. vật tư: tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì theo đúng đối tượng và phương pháp công ty áp dụng tính ra giá thành của từng loại sản phẩm đồng thời xác định kết quả kinh doanh của từng kì.
*Kế toán thuế: cập nhật và áp dụng đúng các Thông tư thuế theo quy định của Bộ tài chính. Quyết toán cuối tháng, cuối năm kê khai thuế hạch toán tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thuế.
*Kế toán công nợ khách hàng: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp công nợ phải thu, phải trả với người mua, người bán và công nợ nội bộ giữa xí nghiệp với xí nghiệp, xí nghiệp với công ty, công ty với tổng công ty. Theo dõi các khoản nợ khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ.
*Thủ quỹ kiêm kế toán thống kê: Quản lý tiền mặt thu chi tiền mặt tại quỹ của công ty theo chứng từ hợp lệ do kế toán lập, ghi sổ theo dõi tình hình tiền mặt tại công ty.
* Kế toán vật tư, hàng hóa: hạch toán độc lập, chi tiết nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
1.3.3. Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán.
Công tác kế toán tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV được thực hiện theo chế độ Bộ Tài chính quy trình hạch toán kế toán được áp dụng trong toàn Công ty. Và để cho phù hợp với đặc điểm riêng của Công ty ngày 06/06/2001 Tổng Công ty Than Việt Nam đã ra quyết định số 1027/QĐ – KTTCTK đã quy định chi tiết quy trình hạch toán kế toán tại Công ty Hóa chất mỏ.
* Chính sách kế toán áp dụng:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ dùng trong ghi chép là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác tính ra tiền Việt Nam dựa vào tỉ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm cần chuyển đổi.
* Phương pháp hàng tồn kho:
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho Cuối kì = Đầu kì + Nhập - Xuất.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
* Công ty áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khấu trừ thuế.
1.3.4. Tổ chức chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ mà Công ty sử dụng khá đầy đủ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 23/03/2006 của Bộ tài chính và đảm bảo tính hợp pháp, được chia thành 2 loại:
- Những chứng từ bắt buộc theo mẫu quy định của Bộ tài chính gồm:
+ Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
+ Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng
- Ngoài ra Công ty còn tự lập và sử dụng thêm một số chứng từ như:
+ Phiếu làm đêm, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH
+ Biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản kiểm kê vật liệu, sản phẩm, hàng hóa…
Đặc biệt ở Công ty các thông báo, công văn mà Công ty gửi xuống các đơn vị đôi khi cũng được sử dụng như một chứng từ để vào sổ kế toán.
Việc quản lí hóa đơn chứng từ được quy định như sau: phòng kế toán của Công ty chỉ quản lí các hóa đơn chứng từ phát sinh tại văn phòng Công ty, còn lại các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lí các chứng từ phát sinh tại đơn vị mình. Cuối tháng các đơn vị này phải gửi về phòng kế toán bảng kê chứng từ. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ ban hành từ khâu xác định danh mục chứng từ tới tổ chức kiểm tra chứng từ, cuối cùng là bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ.
Hệ thống chứng từ của Công ty được luân chuyển theo tính chất nghiệp vụ, mỗi phần hành kế toán sẽ có một quy trình luân chuyển chứng từ riêng và được giám sát chặt chẽ. Chứng từ kế toán thường xuyên được kiểm tra, sau khi sử dụng trong năm tài chính sẽ được đua vào bảo quản, lưu trữ, sau một thời gian theo quy định cho từng loại chứng từ Công ty sẽ tiến hành hủy chứng từ..
1.3.5. Hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty có 2 hệ thống báo cáo kế toán là báo cáo kế toán tài chính và báo cáo quản trị.
- Báo cáo tài chính: Công ty lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Thời điểm lập báo cáo tài chính là vào cuối niên độ kế toán. Định kì 6 tháng báo cáo kế toán từ các đơn vị thành viên được gửi về Công ty. Công ty có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo trên để lập thành báo cáo tài chính của toàn Công ty. Các báo cáo tài chính đều phải được kiểm toán trước khi trình lên tập đoàn Công ngiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
- Báo cáo quản trị: sau một kì kế toán phòng kế toán tài chính sẽ lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam gồm: báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh, báo cáo chi tiết doanh thu, chi phí, lãi, lỗ, báo cáo chi phí, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, báo cáo các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ tập đoàn, báo cáo tổng hợp kiểm kê hàng tồn kho, báo cáo phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên trong năm tài chính tùy theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty kế toán viên sẽ lập các báo cáo nhanh cung cấp thông tin, số liệu cho quá trình ra quyết định của nhà quản lí.
1.3.6. Hệ thống tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản được quy định chi tiết tại quyết định số 1027/QĐ – KTTCTK ngày 06/06/2001 của Tổng Công ty Than Việt Nam phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ khác nhau trong đó sản phẩm chính là VLNCN. Vì vậy mà ngoài những tài khoản cấp 1 được mở theo quy định của Bộ tài chính kế toán còn mở thêm nhiều tài khoản chi tiết riêng cho vật liệu nổ và hàng hóa khác. Ngoài ra để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lí, để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm công tác hạch toán kế toán Công ty có loại bỏ bớt một số tài khoản như:
TK 158 “hàng hóa kho báo thuế”
TK 217 “bất động sản đầu tư”
TK 223 “đầu tư vào công ty liên kết”
TK 337 “ thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng”
TK 343 “trái phiếu phát hành”
TK 419 “cổ phiếu quỹ”
TK 611 “mua hàng”
TK 631 “giá thành sản xuất”
Kế toán tại Công ty áp dụng phần mềm kế toán FAST. Đây là phần mềm về kế toán do công ty chuyên sâu về phần mềm kế toán và quản trị sản xuất kinh doanh.
1.3.7. Tổ chức sổ kế toán.
Hệ thống sổ sách trong Công ty tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ tài chính, có hệ thống sổ chi tiết riêng cho từng khoản mục và từng đối tượng. Việc cất giữ và bảo quản sổ sách được thực hiện khá tốt, sổ sách được phân loại theo đối tượng và theo năm tài chính sử dụng, được sắp xếp một cách trật tự và cẩn thận. Do Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy nên hệ thống sổ sách kế toán của Công ty chỉ được sử dụng để phục vụ cho công tác kí duyệt, báo cáo, kiểm toán, thanh tra.
Công ty Hóa chất mỏ - TKV có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ do vậy cũng khá nhiều, bên cạnh đó Công ty có chế độ quản lí tương đối ổn định và nhất là trình độ của các nhân viên kế toán cao, đồng đều. Vì những lí do trên Công ty đã chọn hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức nhật kí chứng từ.
Sơ đ._.ồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật kí chứng từ
Sổ & thẻ kế toán chi tiết
Số cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu kiểm tra
Theo đó sổ sách kế toán tại Công ty gồm có:
Sổ, thẻ chi tiết: tập hợp số liệu các chứng từ gốc làm căn cứ để ghi vào các bảng kê và nhật kí chứng từ có liên quan.
Bảng kê: được lập cho từng tháng. Tổng hợp số liệu từ các chứng từ gốc, cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào nhật kí chứng từ có liên quan.
Nhật kí chứng từ: được lập cho từng tháng căn cứ vào các chứng từ kế toán và các bảng kê số liệu tổng hợp là cơ sở để ghi sổ cái.
Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, phản ánh số phát sinh nợ, có, số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sổ cái chỉ ghi một lần vào cuối tháng dựa trên số liệu tổng hợp tại các nhật kí chứng từ.
Công ty Hóa chất mỏ - TKV có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, Công ty có chế độ quản lí tương đối ổn định và nhất là trình độ của các nhân viên kế toán cao, đồng đều. Công ty đã chọn hình thức sổ kế toán nhật kí chứng từ (công việc được thực hiện trên máy)
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV
2.1. ĐẶC ĐIỂM TSCĐ VÀ CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÍ TSCĐ.
2.1.1. Đặc điểm TSCĐ.
Khái niệm TSCĐ.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có đủ các yếu tố sản xuất là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong tư liệu lao động thì TSCĐ có một vai trò rất lớn.
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
Theo quy định mới nhất số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính mọi tư liệu lao động là là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kì một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không hoạt động được, TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy
Có thời gian hữu dụng từ một năm trở lên
Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lí, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lí riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là một công cụ lao động nhỏ, được tính toán và phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của TSCĐ.
- Về mặt hiện vật: TSCĐ hữu hình tham gia vào nhiều chu kì sản xuất với hình thái vật chất ban đầu giữ nguyên cho đến khi bị loại khỏi quá trình sản xuất. Còn các TSCĐ vô hình cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng do tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Về mặt giá trị: giá trị TSCĐ được biểu hiện dưới 2 hình thái
+ Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ. Bộ phận giá trị này bị hao mòn dần hay giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm dần.
+ Một bộ phận giá trị chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm dịch vụ mới tạo ra (giá trị hao mòn). Khi sản phẩm được tiêu thụ thì bộ phận này được chuyển thành vốn tiền tệ. Bộ phận giá trị này tăng theo thời gian sử dụng TSCĐ
Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói trên việc sử dụng, bảo quản, hạch toán đòi hỏi phải hết sức hợp lí.
Phân loại TSCĐ:
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Đơn vị: đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
I. TSCĐ hữu hình
217.927.795.898
148.372.049.574
69.555.746.324
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
83.238.126.344
59.886.253.548
23.351.842.796
2. Máy móc, thiết bị
22.953.423.102
14.025.477.700
8.927.945.402
3. Phương tiện vận tải
105.345.360.410
70.503.602.276
34.842.758.134
4. Thiết bị dụng cụ quản lí
6.390.886.042
3.956.716.050
2.434.169.992
II. TSCĐ vô hình
275.622.544
115.307.320
160.315.224
Tổng cộng
218.203.418.442
148.487.356.894
69.716.064.548
Biểu 3. TSCĐ phân theo hình thái biểu hiện
* Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Đơn vị: đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
1. Ngân sách Nhà nước
63.166.232.992
56.077.572.346
7.088.660.646
2. Nguồn tự bổ sung
43.173.376.766
32.688.010.482
10.485.366.284
3. Nguồn vốn vay
110.531.380.906
59.434.021.564
51.097.359.342
4. Nguồn vốn khác
1.332.427.778
287.752.502
1.044.675.276
Tổng cộng
218.203.418.442
148.487.356.894
69.716.061.548
Biểu 4. TSCĐ phân theo nguồn hình thành
2.1.2. Các chính sách quản lí TSCĐ hiện nay.
* Vai trò của TSCĐ:
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tạo dựng cho doanh nghiệp mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường được khẳng định thông qua chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp mình tạo ra. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có máy móc trang thiết bị phù hợp, quy trình công nghệ sản xuất chế biến phải đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng TSCĐ là cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng để tăng năng suất lao động, phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó TSCĐ còn thể hiện chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế cần phải chú trọng quản lí và sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
* Chính vì vai trò quan trọng của TSCĐ như vậy nên nếu doanh nghiệp tổ chức quản lí và sử dụng TSCĐ có hiệu quả sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp, ngược lại sẽ gây thất thoát, lãng phí và giảm năng lực sản xuất. Do vậy quản lí TSCĐ phải đạt được những yêu cầu sau:
- Người quản lí phải nắm chắc, theo dõi được toàn bộ từ khi mua về đến khi chuyển nhượng thanh lí hoặc bị hư hỏng. Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi TSCĐ về mặt hiện vật và có phương pháp xác định chính xác giá trị của TSCĐ.
- Xác lập đối tượng ghi TSCĐ: đối tượng ghi TSCĐ là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kì một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được và thỏa mãn tiêu chuẩn của TSCĐ.
- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng: do TSCĐ sẽ tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp cho nên TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- Mỗi TSCĐ phải được quản lí theo 3 chỉ tiêu giá trị là: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
- Xây dựng quy chế quản lí TSCĐ như: xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc bảo quản, sử dụng TSCĐ.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lí đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường.
- Định kì vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lí.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Số dư đầu kì
69.650.407.055
79.484.142.880
92.173.905.078
2. Số tăng trong kì
10.565.353.006
14.113.546.920
19.685.151.527
3. Số giảm trong kì
731.617.181
1.423.784.722
757.347.384
4. Số dư cuối kì
79.484.142.880
92.173.905.078
109.101.709.221
Biểu 5. Tình hình TSCĐ tại Công ty
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ.
Chứng từ sử dụng:
Căn cứ pháp lí để kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính là các chứng từ kế toán. Theo đó căn cứ vào chứng từ sau kế toán hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.
- Chứng từ tăng giảm: là các quyết định tăng giảm của chủ sở hữu.
- Chứng từ TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản thanh lí TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Ngoài các chứng từ trên còn có thêm một số chứng từ khác tùy theo từng trường hợp như: Biên bản đấu thầu, Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu, Hóa đơn GTGT, Biên bản đấu giá, Biên bản thanh lí hợp đồng kinh tế…
- Chứng từ khấu hao TSCĐ: là các bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Quá trình luân chuyển chứng từ:
Chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ ra các quyết định tăng, giảm hay đánh giá lại TSCĐ khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đổi mới, thanh lí, nhượng bán hoặc các nghiệp vụ khác có liên quan đến TSCĐ. Lúc này doanh nghiệp phải lập Hội đồng giao nhận (trong trường hợp đầu tư mua sắm TSCĐ), Hội đồng thanh lí, Hội đồng nhượng bán (trong trường hợp thanh lí, nhượng bán TSCĐ) hoặc Hội đồng kiểm nghiệm các công trình sửa chữa lớn…Các Hội đồng này có trách nhiệm nghiệm thu, giao nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận tùy theo trường hợp cụ thể. Với trường hợp mua sắm, đầu tư TSCĐ thì lúc này kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tính và phân bổ khấu hao, lập kế hoạch và theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐ. Còn trong trường hợp nhượng bán, thanh lí TSCĐ thì kế toán tiến hành hủy thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Khâu cuối cùng là bảo quản lưu chứng từ đúng như quy định.
Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức chứng từ kế toán.
Hội đồng giao nhận
Kế toán TSCĐ
Quyết định tăng, giảm TSCĐ
Giao nhận TSCĐ và lập Biên bản
Lập (hủy) thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp
Nghiệp vụ TSCĐ
Lưu hồ sơ kế toán
Chủ sở hữu
Tài khoản sử dụng:
* TK 211 “TSCĐ hữu hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá
Bên có: nguyên giá TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của doanh nghiệp
TK 211 được chi tiết thành các tài khoản:
TK 2112 “nhà cửa, vật kiến trúc”
TK 2113 “máy móc, thiết bị”
TK 2114 “phương tiện vận tải, truyền dẫn”
TK 2115 “thiết bị, dụng cụ quản lí”
TK 2116 “cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”
TK 2118 “TSCĐ hữu hình khác”
* TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”: dùng để phản ánh tình hình biến động của TSCĐ hữu hình, vô hình thuê ngoài theo nguyên giá.
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kì
Bên có: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có
Trường hợp thuê TSCĐ dưới hình thức thuê hoạt động kế toán sử dụng TK 001 “TS thuê ngoài”. Kết cấu TK này như sau:
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê ngoài tăng trong kì
Bên có: nguyên giá TSCĐ thuê ngoài giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê ngoài hiện có
* TK 213 “TSCĐ vô hình”: dùng để phản ánh tình hình biến động TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kì
Bên có: nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của doanh nghiệp
TK 213 được chi tiết thành các TK:
TK 2131 “quyền sử dụng đất”
TK 2132 “quyền phát hành”
TK 2133 “bản quyền, bằng sáng chế”
TK 2134 “nhãn hiệu hàng hóa”
TK 2135 “phần mềm máy vi tính”
TK 2136 “giấy phép và giấy phép nhượng quyền”
TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”
* TK 214 “hao mòn TSCĐ”: dùng để phản ánh tình hình biến động của TSCĐ theo giá trị hao mòn.
Bên nợ: giá trị hao mòn của TSCĐ giảm trong kì
Bên có: giá trị hao mòn của TSCĐ tăng trong kì
Số dư bên có: giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có
TK 214 được chi tiết thành các TK:
TK 2141 “hao mòn TSCĐ hữu hình”
TK 2142 “hao mòn TSCĐ thuê tài chính”
TK 2143 “hao mòn TSCĐ vô hình”
2.2.1. Kế toán tăng giảm TSCĐ trên hệ thống chứng từ kế toán.
A- Kế toán tăng TSCĐ:
TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chuyên dùng.
Nợ TK 241: chi phí mua sắm, xây dựng
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141…
- Khi công tác xây dựng, lắp đặt triển khai hoàn thành:
Nợ TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ hình thành đưa vào sử dụng
Nợ TK 155: giá trị sản phẩm thu được
Nợ TK 138: khoản chi sai yêu cầu bồi thường
Có TK 241: tổng chi phí mua sắm
- Đối với những TSCĐ mua sắm đưa vào sử dụng không qua lắp đặt:
Nợ TK 211: theo nguyên giá
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331: giá thanh toán cho người bán
- Nếu TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh được mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi:
Nợ TK 414: TSCĐ được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 441: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 431: TSCĐ được đầu tư bằng quỹ phúc lợi
Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
- Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng quỹ phúc lợi phục vụ cho hoạt động văn hóa, phúc lợi:
Nợ TK 4312: quỹ phúc lợi
Có TK 4313: quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
- Trường hợp TSCĐ được mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng vào hoạt động sự nghiệp hoặc hoạt động dự án:
Nợ TK 441: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 161: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp. kinh phí dự án
Có TK 466: nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn khấu hao thì kế toán chỉ ghi đơn vào bên có TK 009 “nguồn vốn khấu hao”
TSCĐ tăng do mua sắm, xây dựng, triển khai bằng nguồn vốn vay dài hạn.
- Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền vay dài hạn để thanh toán tiền mua TSCĐ:
Nợ TK 211, 213: phần tính vào nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 341: nhận nợ với người cho vay dài hạn
- Trường hợp doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đưa TSCĐ vào sử dụng nhưng chưa thanh toán cho người bán TSCĐ hoặc người nhận thầu XDCB:
Nợ TK 211, 213: phần tính vào nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 331: số tiền nợ người bán TSCĐ
Có TK 241: chi phí XDCB được tính vào giá trị của công trình
Khi nhận tiền vay dài hạn doanh nghiệp phải tiến hành trả nợ cho người bán TSCĐ hoặc người nhận thầu XDCB:
Nợ TK 331
Có TK 341
TSCĐ tăng mà doanh nghiệp không phải trả tiền.
Ghi tăng nguyên giá:
Nợ TK 211, 213
Có TK 711: giá trị TSCĐ được biếu tặng
Có TK 411: Nhà nước cấp hoặc bên liên doanh góp vốn
Có TK 128, 222: giá thỏa thuận TSCĐ khi thu hồi vốn góp Ldoanh
Có TK 111, 112, 331…: phí tổn trước khi sử dụng mà doanh nghiệp phải chịu
TSCĐ tăng do nhận TSCĐ thuê tài chính.
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê kế toán ghi:
Nợ TK 142: chi phí trả trước
Có TK 111, 112
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: phần tính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 138: thuế GTGT được khấu trừ nằm trong nợ gốc
Có TK 342: giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lí của tài sản thuê
- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: tính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142: chi phí trả trước
hoặc Có TK 111, 112
TSCĐ thừa.
Khi kiểm kê phát hiện TSCĐ thừa thì doanh nghiệp phải tìm nguyên nhân để xử lí, ghi sổ phù hợp với từng nguyên nhân
- Nếu TSCĐ thừa là do để ngoài sổ kế toán thì căn cứ vào hồ sơ ban đầu để ghi tăng TSCĐ. Riêng mức khấu hao của TSCĐ trong thời gian quên ghi sổ thì tập hợp vào chi phí quản lí doanh nghiệp
Nợ TK 642
Có TK 214
- Nếu TSCĐ thừa không phát hiện được nguyên nhân:
Nợ TK 211: nguyên giá
Có TK 214: giá trị hao mòn
Có TK 3381: giá trị còn lại
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hạch toán biến động TSCĐ
(Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ)
TK 111,112 TK 211, 212, 213
Giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt
B- Kế toán giảm TSCĐ:
Giảm giá trị còn lại của TSCĐ do khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627: khấu hao TSCĐ ở các bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lí doanh nghiệp
Có TK 214: ghi tăng giá trị hao mòn của TSCĐ
Nhượng bán thanh lí TSCĐ:
- Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ và chuyển giá trị còn lại vào chi phí khác:
Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ
- Phản ánh thu nhập từ hoạt động nhượng bán, thanh lí:
Nợ TK 111, 112, 131: theo giá thanh toán
Nợ TK 152: phế liệu nhập kho
Nợ TK 138: tiền bồi thường phải thu
Có TK 711: ghi thu nhập khác
Có TK 3331: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Nếu trong trường hợp nhượng bán thanh lí doanh nghiệp phải chi ra một số khoản như: chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài…
Nợ TK 811: chi phí khác
Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: yếu tố chi phí khác
Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
Nợ TK 128, 222: theo giá thỏa thuận
Nợ TK 214: theo giá trị hao mòn
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ
Nợ/Có TK 412: chênh lệch do tăng (giảm) TSCĐ
Thanh toán vốn cho chủ sở hữu bằng TSCĐ.
Nợ TK 411: ghi theo giá thỏa thuận
Nợ TK 214: ghi theo số khấu hao lũy kế
Có TK 211, 213: ghi theo nguyên giá
Nợ/Có TK 412: chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ
Trả TSCĐ thuê tài chính.
- Khấu hao TSCĐ thuê vào chi phí kinh doanh của từng kì hạch toán
Nợ TK 627, 641, 642…
Có TK 2142: khấu hao TSCĐ thuê tài chính
- Cuối năm kế toán xác định số phải trả về nợ gốc do thuê tài chính
Nợ TK 315
Có TK 342
- Khi thanh toán gốc và lãi cho công ty tài chính:
Nợ TK 315: thanh toán gốc đến hạn trả
Nợ TK 635: lãi thuê tài chính
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trù không nằm trong nợ gốc
Nợ TK 627, 641, 642: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Có TK 111, 112
- Khi trả TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 2142: giá trị hao mòn
Có TK 212: nguyên giá TSCĐ
Hạch toán TSCĐ thiếu.
Nợ TK 1381
Nợ TK 1388
Nợ TK 214
Có TK 211
Trường hợp TSCĐ thiếu chờ xử lí, khi có quyết định xử lí của cấp có thẩm quyền:
Nợ TK 1388: yêu cầu bồi thường
Nợ TK 632: tính vào giá vốn của doanh nghiệp
Có TK 1388: giá trị còn lại của TSCĐ thiếu được xử lí
Hoạt động thuê tài chính: theo Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mức kế toán.
* Khái niệm về thuê tài chính: Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
* Hạch toán TSCĐ thuê tài chính:
- Tài khoản sử dụng: TK 212 “TSCĐ thuê tài chính” dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của đơn vị
Bên nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng
Bên có: phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp
Dư nợ: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính:
Nợ TK 142
Có TK 111, 112
- Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính:
Nợ TK 342: nợ dài hạn
Nợ TK 244: kí quỹ, kí cược dài hạn
Có TK 111, 112
- Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính (giá chưa thuế GTGT)
Có TK 342: nợ dài hạn
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142: chi phí trả trước
hoặc Có TK 111, 112: số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả, trong niên độ kế toán tiếp theo ghi:
Nợ TK 342: nợ dài hạn
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế:
+ Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Nợ TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
+ Khi nhận được tiền hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Có TK 315
- Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê phải trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
+ Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 138: phải thu khác
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
Có TK 342: nợ dài hạn
+ Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142: chi phí trả trước
Có TK 111, 112: chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính
+ Cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả, trong niên độ kế toán tiếp theo ghi:
Nợ TK 342: nợ dài hạn
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
+ Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Nợ TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
Có TK 111, 112…
+ Căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kì:
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 627, 641, 642: thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 138: phải thu khác
+ Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay:
Nợ TK635: chi phí tài chính
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
+ Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên thuê tài sản:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
+ Định kì kế toán tính trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Có TK 214
đồng thời Nợ TK 009: nguồn vốn khấu hao TSCĐ
+ Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê:
Nợ TK 214
Có TK 212
- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
+ Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sản tài sản thuộc sở hữu:
Nợ TK 211
Có TK 212
+ Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 211
Có TK 111, 112
+ Đồng thời chuyển giá trị hao mòn:
Nợ TK 2142
Có TK 2141
Việc ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt động đối với doanh nghiệp thuê. Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên bảng CĐKT của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê.
Kế toán TSCĐ thuê hoạt động:
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động
Nợ TK 327
Nợ TK 142
Có TK 111, 112, 331
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế
+ Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kì:
Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản:
Nợ TK 331: phải thu khách hàng
Có TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Khi thu được tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kì:
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kì
Nợ TK 111, 112: tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Định kì tính và kết chuyển doanh thu của kì kế toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không thực hiện tiếp được hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có):
Nợ TK 3387
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
+ Trường hợp thu tiền thuê họat động theo định kì:
Khi phát hành hóa đơn dịch vụ cho thuê tài sản:
Nợ TK 131
Có TK 511
Khi thu được tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kì:
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động cho nhiều năm:
Nợ TK 111, 112: tổng số tiền trả trước
Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện
Định kì tính và kết chuyển doanh thu của kì kế toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Cuối kì kế toán tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 511
Có TK 3331
Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện:
Nợ TK 3387
Có TK 111, 112
- Định kì tính và trích khấu hao cho thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627
Có TK 214
đồng thời Nợ TK 009: nguồn vốn khấu hao
- Định kì phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê họoạt động:
Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung
Có TK 142: chi phí trả trước
Có TK 242: chi phí trả trước dài hạn
2.2.2. Kế toán tăng giảm TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp.
2.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán tổng hợp..
Các phòng ban trong Công ty khi có nhu cầu trang bị mới TSCĐ phải lập kế hoạch về nhu cầu mua sắm, đầu tư trình lên Giám đốc Công ty, việc mua sắm tùy từng trường hợp cụ thể mà cần phải trình lên cả Tổng Công tty Than theo phân cấp quản lí của Công ty. Sau khi có sự đồng ý của Tổng Công ty Than về việc đầu tư TSCĐ cho Công ty Hóa chất mỏ Giám đốc Công ty sẽ giao nhiệm vụ cho tổ tư vấn về giá đảm nhiệm việc lựa chọn nhà cung cấp (việc lựa chọn này thường theo phương thức chào hàng cạnh tranh). Sau khi nhận được lời chào hàng tổ tư vấn phải tổ chức ra một cuộc họp để quyết định lựa chọn nhà cung cấp và phải có tờ trình, biên bản họp tổ tư vấn về giá của Công ty gửi lên Giám đốc Công ty mới có quyết định chính thức về việc mua TSCĐ. Khi hợp đồng kí kết các bên tiến hành bàn giao TSCĐ và lập biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lí hợp đồng, bên mua làm thủ tục thanh toán.
Từ các chứng từ có liên quan (như Biên bản bàn giao TSCĐ, các hóa đơn phản ánh giá mua, tập hợp chi phí phát sinh…) kế toán tiến hành ghi sổ và lập thẻ TSCĐ.
Để trình bày về phần hạch toán tăng TSCĐ tôi xin lấy ví dụ nghiệp vụ mua sắm 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra xảy ra vào tháng 02 năm 2008.
Khi có nhu cầu trang bị mới 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra thì phòng an toàn kĩ thuật phải lập kế hoạch về nhu cầu mua sắm, đầu tư trình lên Giám đốc Công ty bằng một tờ trình.
TỜ TRÌNH
V/v: Phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án “Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra – Công ty Hóa chất mỏ-TKV
Kính gửi: Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lí dự án và đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ quyết định số 3237/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2006 của Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV “v/v phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2007”
Giám đốc Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV trình Hội đồng quản trị phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án dự án: Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra – Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ với những nội dụng sau:
1. Tên dự án: Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra – Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV
2. Mục tiêu đầu tư: phục vụ sản xuất kinh doanh
3. Chủ đầu tư: Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV
4. Tổng mức đầu tư: 3.383.700.369 đồng
5. Nguốn vốn: Vay tín dụng thương mại và nguồn vốn khác của Công ty
6. Thời hạn đầu tư: 2007
Kính đề nghị Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV xem xét phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án: Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra.
Giám đốc
(đã kí)
Căn cứ vào Quyết định của HĐQT ngày 04/02/2008 Giám đốc Công ty ra quyết định số 442/QĐ – TKKTTC phê duyệt giá mua thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 442/QĐ – TKKTTC Hà Nội ngày 04 tháng 02 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - TKV
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật dự án Đầu tư 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra
Điều 2. Tổ chức thực hiện: Ủy quyền Giám đốc Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV
Tổ chức đấu thầu theo đúng quy định
Trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt kết quả đấu thầu và hợp đồng mua sắm thiết bị
Tiến hành mua sắm thiết bị, nghiệm thu bàn giao công trình và quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, báo cáo Hội đồng quản trị Công ty kết quản thực hiện
Điều 3. Ông Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng ban có liên quan căn cứ quyết định thi hành
TM.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chủ tịch
(đã kí)
Sau khi xem xét và đánh giá các hồ sơ dự thầu tổ chuyên gia xét thầu quyết định chọ nhà thầu Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và xây dựng Việt Tiến và có tờ trinh lên Tổng Giám đốc Công ty để xin phê duyệt.
TỜ TRÌNH
Kính gửi: ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và kết quả đánh giá kĩ thuật các hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia xét thầu, cụ thể như sau:
TT
Tên nhà thầu
Kết quả đánh giá HSDT
Điểm kĩ thuật
1._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20648.doc