lời nói đầu
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường cạnh tranh khắc nghiệt giữa các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh chủ yếu xoanh quanh vấn đề về chất lượng và giá cả sản phẩm. Chúng ta biết rằng giá thị trường của sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở hao phí lao động cá biệt thực tế của từng doanh nghiệp. Nếu giá cả sản phẩm được định ra bởi doanh nghiệp thấp hơn giá trị trường sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh. Chính vì lẽ đó mà giá thành sản phẩm trở t
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH IC FARMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành một trong những quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá chất lượng nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp. Giá thành là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
Với những vai trò hết sức to lớn của giá thành đặt ra một yêu cầu cần thiết khách quan là phải tính toán một cách chính xác, hợp lý giá thành sản phẩm.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, tính kịp thời của thông tin kinh tế nói chung, thông tin về giá sản phẩm nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm không những phải được tính toán một cách chính xác, hợp lý mà còn đảm bảo tính chất kịp thời, để cung cấp các thông tin cần thiết cho các quyết định kinh tế. Tính chính xác và kịp thời của thông tin về giá thành trong một chừng mực nhất định có thể mâu thuẫn với nhau. Đảm bảo sự chính xác có thể thông tin không kịp thời. Ngược lại đảm bảo tính kịp thời có thể thông tin không chính xác được. Do vậy cần phải kết hợp hài hoà tính chất này. Nghiã là đảm bảo tính chất kịp thời của thông tin với mức độ chính xác có thể chấp nhận được. Nhưng làm thế nào để tính được giá thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu trên. Điều đó có thể thực hiện được thông qua các hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất là mục tiêu mà các nhà doanh nghiệp hướng tới nhằm tăng tính cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Xuất phát từ những lý do trên nhằm góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạo điều kiện thúc đẩy và tăng cường quản trị doanh nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu lý luận trong trường và thực tế thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA em mạnh dạn nghiên cứu đề tài
"Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA" để làm chuyên đề thực tập.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 2 Chương:
Chuơng thứ nhất: Tính hình thực tế về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA.
Chương thứ hai: Nhận xét về một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA.
Trong chuyên đề của mình bằng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp em đi vào nghiên cứu các khâu của quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời phát hiện những chỗ cần thiếu sót, còn hạn chế và đưa ra những biện pháp để hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA.
CHƯƠNG 1
Tình hình thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Trách nhiệm hữu hạn ic farma
1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn ic farma.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA Việt Nam hay còn có tên gọi khác là công ty Trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Đông Dương IC FARMA là công ty của Hàn Quốc chuyên sản xuất các loại thuốc bổ thuốc chữa bệnh ,dụng cụ y tế và các mặt hàng mỹ phẩm .
Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA Việt Nam được thành lập từ năm 1996 và có trụ sở chính đặt tại 358 phố Khâm Thiên, Quận Đống Đa Hà Nội .Ngoài ra Công ty còn có hai chi nhánh đặt tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thị trường ở Việt Nam, một thị trường có nhiều tiềm năng và hứa hẹn trong tương lai .Dựa trên sự ưu ái của người tiêu dùng Việt Nam đối với những sản phẩm tây dược của Hàn Quốc nói chung cũng như đối với công ty IC FARMA Việt Nam nói riêng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA Việt Nam (số đăng ký kinh doanh : 043153), chuyên bán buôn bán lẻ thuốc chữa bệnh ,dụng cụ y tế thông thường và các loại mỹ phẩm .
Các mặt hàng thuốc chữa bệnh: RETKOGIN, TOBIROP, AMITASE, HOTAMIN,KOGIN,TOMA.
Các mặt hàng mỹ phẩm : baccus-f, tobicom, UCetam, pho-l, blooming fortec, eganin, ofus...
Ngoài những mặt hàng thuốc bổ thuốc chữa bệnh được nhập từ Hàn Quốc Công ty còn có hai phân xưởng chuyên sản xuất các loại thuốc nước nhằm đưa ra nhiều chủng loại sản phẩm thuốc của công ty trên thị trường để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân Việt Nam.
Là công ty chuyên kinh doanh thuốc bổ và các mặt hàng mỹ phẩm, một lĩnh vực đòi hỏi phải có độ tin cậy cao ,cũng như sự đòi hỏi đa nguyên đa dạng và phong phú về sản phẩm của từng đối tượng tiêu thụ .Vì thế Công ty luôn luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm cách đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng sao cho hạn chế một cách tối thiểu chi phí để nó ít ảnh hưởng đến giá thành .nhờ những đổi mới tích cực trong quá trình hoạt động và phát triển .Đến nay tổng tài sản của công ty là : 26 994 034 934 đồng trong đó gồm :
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 22 755 524 893 đồng
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 4 238 510 041 đồng
Là một đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản giao dịch số: 710A 00030 - Ngân hàng Công thương Việt nam.
Hàng năm Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Nhờ chuyển đổi phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường nên trong những năm gần đây doanh thu của Công ty đã tăng lên đáng kể.
Doanh thu năm: 1999: 70 302 120 422 đồng
2000: 73 338 886 775 đồng
2001: 75 451 963 213 đồng
Nộp ngân sách: 1999: 804 484 135 đồng
2000: 986 641 554 đồng
2001: 1 202 155 562 đồng
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Đặc điểm bao trùm của Công ty là Doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn lớn .Vì vậy mọi hoạt động của Công ty hàng tháng, hàng quí đều do Ban lãnh đạo Công ty giám sát và chỉ đạo. để công việc kinh doanh tiến hành tốt, phối hợp nhịp nhàng ăn khớp đồng bộ thì bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung đứng đầu là Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, có trách nhiệm quản lý điều hành và thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng của mình. Định kỳ có nghĩa vụ báo cáo và cung cấp những thông tin cần thiết với Ban Giám đốc, từ đó làm căn cứ để Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch và định hướng cho Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA
Giám đốc
phó Giám đốc dinh doanh
phó Giám đốc sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng thị trường
Phòng TH
N. sự
Phòng kế toán
Tổng kho
P.kỹ thuật
Phân xưởng
TN1
Phân xưởng
TN 2
Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 307 người, trong đó:
- Văn phòng Công ty : 60 cán bộ
- Số lao động trực tiếp : 237 cán bộ
- Số lao động gián tiếp : 10 cán bộ
Về cơ cấu tổ chức được phân bổ như sau:
- Ban Giám đốc gồm có 3 người: Giám đốc Công ty là người điều hành mọi hoạt động, là người đề ra kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh đồng thời là người chỉ đạo thực hiện kế hoạch đến các phòng ban của Công ty. Trong Công ty Giám đốc là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về pháp luật, trước kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
Hai Phó Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc trong khâu quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, thay mặt Giám đốc giải quyết những phần việc Giám đốc giao bên cạnh các phòng ban trực thuộc.
- Phòng Tổ chức tổng hợp nhân sự : Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức quản lý cán bộ trong Công ty ngoài ra còn có nhiệm vụ thống kê báo cáo công tác hoạt động của Công ty, thực hiện các quyết định và giải quyết các chế độ thanh toán với cán bộ công nhân viên quản lý tài sản và tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
- Phòng kế toán : Tham mưu cho Ban Giám đốc về định hướng sản xuất kinh doanh, hạch toán sản xuất kinh doanh giúp cho Ban Giám đốc nắm rõ kết quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị theo từng chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ hạch toán theo đúng chế độ Nhà nước ban hành và đúng pháp luật.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Ban Giám đốc về lập kế hoạch kinh doanh cho đến chu kỳ hạch toán, giúp cho Giám đốc đề ra chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty, lập kế hoạch ngắn và dài hạn.
- Phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm: Nghiên cứu sản xuất về tình hình sản xuất và chất lượng và kỹ thuật và sản phẩm của mình sản xuất ra phải đảm bảo.
- Phòng Thị trường: Có nhiệm vụ tìm kiếm mở rộng thị trường, tiếp thị chào hàng và cung ứng thuốc cho tất cả các đối tượng. Các hiệu thuốc huyện, thành thị, nhằm đưa thuốc đến tận tay người tiêu dùng về sản phẩm của Công ty.
- Tổng kho: Là nơi dự trữ và nhập xuất thuốc đảm bảo đáp ứng kịp thời số lượng thuốc phục vụ cho khách hàng.
- Phân xưởng sản xuất:
Bao gồm hai xưởng sản xuất. Xưởng sản xuất thuốc nước 1và Xưởng sản xuất thuốc nước 2, Chuyên sản xuất các loại thuốc nước như :Bacchum-F,kogin-D,Red kogin D,Nuớc PT...
1.1.3. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Dựa vào qui mô sản xuất và đặc điểm sản xuất của sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là qui trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục. Để có sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến vì vậy việc sản xuất ra một sản phẩm nằm trọn vẹn trong một phân xưởng. Sản xuất thuốc nước và thuốc đông dược là hai mặt hàng chủ yếu của Công ty với quy trình sản xuất được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Qui trình công nghệ sản xuất thuốc nước.
Nguyên liệu
Dung môi
Cân
Đong
Chai lọ, nắp, nút
Pha chế
Xử lý sạch
KN bán thành phẩm
Đóng lọ
Dán nhãn
Đóng hộp thùng
Nhãn
Hộp thùng
Kiểm nghiệm thành phẩm
Nhập kho
- Nguyên liệu: Bao gồm nước cất, hoá chất dựa vào công thức pha chế. Cán bộ kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất để làm phiếu đề xuất xem phải lĩnh nguyên vật liệu gì, chuẩn bị dụng cụ pha chế, cân đong và thùng pha chế.
- Pha chế: Dược liệu lĩnh từ kho về được tiến hành pha chế bằng phương pháp hoà tan sau đó lọc dung dịch và được kiểm nghiệm trước khi đưa vào lọ.
- Xử lý sạch: Chai, lọ, nắp, nút sau khi lĩnh về được rửa sạch cả
trong lẫn ngoài sau đó đem soi xem đã đạt tiêu chuẩn chưa nếu đạt đem qua bộ phận đóng lọ.
- Đóng lọ: Bộ phận này có nhiệm vụ bơm thuốc vào lọ theo qui định.
- Dán nhãn: Sau khi đóng lọ thuốc được đưa vào dán nhãn qua khâu này biểu hiện loại thuốc, công dụng của loại thuốc đó trong nhãn, trong nhãn cũng nói rõ cách dùng cho người sử dụng.
Đóng hộp, thùng: Bộ phận này có nhiệm vụ đóng gói thuốc để tiện cho việc đóng hòm kiện sau khi qua bộ phận kiểm nghiệm tiến hành nhập kho thành phẩm.
1.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán:
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Là một công ty có qui mô lớn, vì vậy Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập trung xử lý tại phòng kế toán và phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.
Kế toán trưởng kiêm TSCĐ
CCDC, nguồn vốn
Kế toán ngân hàng công nợ
Phó phòng kiêm K.toán T.hợp, T.mặt
Thủ quĩ
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán trưởng kiêm TSCĐ
CCDC, nguồn vốn
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Quản lý chỉ đạo chung mọi hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của Công ty.
+ Theo dõi các nguồn hình thành của Công ty.
+ Đôn đốc thanh toán các hợp đồng kinh tế, đề xuất các kế hoạch cụ thể về tài chính cho các dự án.
+ Theo dõi tình hình biến động tăng, giảm của tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, tiền mặt:
+ Thực hiện kế hoạch tổng hợp để xác định kết quả kinh doanh của Công ty.
+ Lập và tổng hợp báo cáo hàng tháng và theo dõi định kỳ.
+ Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt
+ Lập báo cáo quĩ: Tháng, quí, năm
- Kế toán Ngân hàng và công nợ:
+ Theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng
Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả của Công ty như phải thu, phải trả nội bộ phải trả tiền vay, thanh toán tạm ứng.
- Kế toán hàng tồn kho: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá trên các bảng kê tổng hợp.
- Kế toán các đơn vị trực thuộc: Kế toán của các hiệu thuốc hàng tháng báo sổ về phòng kế toán của Công ty tình hình tiêu thụ sản phẩm trong tháng. Để từ đó Phòng kế toán tổng hợp lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
1.2.2. Hình thức kế toán áp dụng:
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh nên hình thức kế toán hiện nay mà công ty đang áp dụng là hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ" và thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng áp dụng theo Quyết định số 1141/TC-CDKT ngày 01 - 11 - 1995 đã sửa đổi bổ sung và Thông tư số 120/TT-BTC ngày 07 - 10 - 1999; Quyết định số 167/QĐ-TC ngày 25 - 10 - 2000.
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí, các khoản mục chi phí này cũng chính là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Kế toán mở sổ chi tiết để hạch toán chi phí sản xuất. Cuối tháng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Các tài khoản 621, 622, 627, 154 được phản ánh ở bảng kê số 4 "Tập hợp chi phí sản xuất" cơ sở số liệu để lập bảng kê số 4 căn cứ vào các bảng phân bổ như: Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ kết quả số liệu ở bảng kê số 4 được làm căn cứ để tính giá thành cho từng sản phẩm của phân xưởng. Tổng chi phí sản xuất ở bảng kê số 4 được ghi vào Nhật ký chứng từ số 7.
Cơ sở số liệu để vào Nhật ký chứng từ số 7 còn căn cứ vào bảng kê số 5 và bảng kê số 6, bảng kê nhập kho thành phẩm và các chứng từ có liên quan, phần phát sinh có của các tài khoản 142, 152, 153, 154, 214, 334, 335, 338, 611, 621, 627, 631 và các tài khoản liên quan.
Để xác định chi phí sản xuất kế toán cần chú ý:
- Chi phí vật liệu: Phải từ vật liệu thu hồi, vật liệu còn lại không dùng trả lại kho hoặc để lại phân xưởng.
- Chi phí nhân công: Lấy phát sinh có tài khoản 334, 338 ở nhật ký chứng từ số 1 đối ứng nợ ở các tài khoản liên quan.
- Chi phí sản xuất chung: Căn cứ vào phát sinh có của tài khoản 214 đối ứng với nợ các tài khoản 641, 642, 627 và nhật ký chứng từ số 1, số 2 đối ứng với nợ tài khoản 641, 642, 627 và có các tài khoản 111, 112, 331.
Trong quá trình làm, đối chiếu chi phí sản xuất theo khoản mục với tổng chi phí.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA theo hình thức chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4:
Trình tự hạch toán kế toán tại Công trách nhiệm hữu hạn ICFARMA theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ chi phí
(Bảng phân bổ số 1,2,3 nhật ký chứng từ số 1,2...)
Bảng tính
giá thành
Báo cáo
Sổ cái tài khoản
Nhật ký
chứng từ số 7
Bảng kê số 4
(662,627,154)
Bảng kê số 5
(241,641,642)
Bảng kê số 6
(142,335)
1.3. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ic farma:
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA có qui trình sản xuất liên tục khép kín, sản phẩm sản xuất trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trên cùng một dây truyền công nghệ. Công ty thường sản xuất theo từng lô mẻ, chu kỳ sản xuất thường ngắn, mỗi loại sản phẩm được sản xuất từ một loại hoá chất khác nhau, theo những tiêu chuẩn khác nhau.
Xuất phát từ những đặc điểm trên Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xưởng sản xuất và chi tiết cho từng loại sản phẩm hoàn thành.
1.3.2. tài khoản sử dụng.
Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"
- Tài khoản 622 " Chi phí nhân công trực tiếp"
- Tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung"
6271"Chi phí nhân viên phân xưởng"
6272"chi phí vật liệu"
6273"chi phí dụng cụ sản xuất"
6274"Chi phí khấu hao TSCĐ"
6275"Chi phí thiệt hại trong sản xuất"
6277"Chi phí dịch vụ mua ngoài"
6278"Chi phí bằng tiền khác"
Tài khoản 214 "Hao mòn TSCĐ"
Tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên"
Tài khoản 335 "Chi phí phải trả"
Tài khoản 338 " Phải trả, phải nộp khác"
- Tài khoản 142 "Chi phí trả trước"
Tài khoản 152 "Nguyên vật liệu"
- Tài khoản 153 "Công cụ, dụng cụ" - Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
1.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
a.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để tiến hành sản xuất tạo sản phẩm ,nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu ,mỗi loại đều đóng vai trò riêng để cùng tạo sản phẩm .Bởi vậy việc quản lý vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành sản phẩm cũng như toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty .
Nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA là :Rotáium ,tocoppheerd ,Axitbonic , Natriclorua ,Cao nhân sâm
,Potasium sulfate ...
- Hàng tháng khi có kế hoạch sản lượng được giao cho từng tổ sản xuất bộ phận quản lý điều hành sản xuất căn cứ vào sản lượng kế hoạch của từng mặt hàng để đề xuất nguyên vật liệu cần lĩnh dựa trên phiếu định mức vật tư sản xuất phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho sau đó chuyển sang cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Ví dụ Trong kì có kế hoạch sản xuất 3000 lít nước PT và 5000 lít SMPT .Khi đó bộ phận quản kí điều hành sản xuất tính toán và đề xuất số nguyên vật liệu cần đưa vào sản xuất .Sau đó phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho và chuyển sang cho phòng kế toán tập hợp chi phí sản xuất .
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng được áp dụng theo phương pháp giá đích danh.Trên mỗi "Phiếu xuất kho" kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho mỗi sản phẩm theo từng lô, mẻ riêng biệt làm căn cứ để ghi vào sổ giá thành sản phẩm.
Khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp vào tài khoản 621 "Nguyên vật liệu trực tiếp"
Cuối tháng phòng điều hành sản xuất giữ hồ sơ gồm phiếu nhập kho, phiếu định mức vật tư sản xuất, phiếu luân chuyển sản phẩm và kiểm nghiệm lên phòng kế toán, kế toán xác định số nguyên liệu xuất dùng cho sản phẩm nhập kho.
Nếu như trong tháng các lô, mẻ sản xuất đều hoàn thành nhập kho thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang tồn đầu kỳ.
Bảng kê số 4 (TK 621) Tháng 4 năm 2002
Phânxưởng
Nợ Có
152.1
1521
Tổngcộng
621.1
TN 1
621.1
39.360.782
8.621.218
47.982.000
TN 2
621.1
194.229.544
83.241.239
277.470.783
Cộng
233.590.326
91.862.457
325.452.783
Từ bảng kê số 4 (TK621) kế toán có các bút toán.
Nợ TK 621"FXTNI" 39 360 782
Có TK 1521 39 360 782
Nợ TK 621"FXTNI" 8 621 218
Có TK 1522 8 621 218
Nợ TK 621"FXTNI" 194 229 544
Có TK 1521 194 229 544
NợTK621"FXTNI" 83 241 239
CóTK1522 83.241.239
Biểu 1
Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA
phiếu định mức vật tư sản xuất
(Kiêm giá thành sản phẩm)
Số KS: 07-0400
Ngày 5 tháng 3
Đơn vị nhận : Xưởng thuốc nước 1
Mặt hàng sản xuất :Nước PT Số lượng định mức :3000 lít
Số TT
Tên vật và quy cách
Đơn vị tính
Số lượng vật tư định mức
Số lượng vật tư kho thực cấp
Giá đơn vị
Thành tiền
Định khoản
Vật tư thừa nộp kho
Lần 1
Lần 2
BX
Cộng
Số lượng
Thành tiền
1
A xít bo ric
Gam
90.000
15.52
1.396.800
2
Natriclorua
Gam
12.000
17.46
209.000
3
Menton
Gam
750
388
291.000
4
Glycerin
Gam
9.000
36.98
332.820
5
Tinh dầu quế
Gam
300
335.39
100.617
6
Cồn 90
Lít
3
4.000
12.000
7
Chai pép
Cái
2.850
679
1.935.150
8
Màng co
Cái
7.000
30
210
9
Hộp giấy
Cái
120
1.200
144.000
10
Nhãn PT
Cái
2.950
170
501.500
11
Dây thép
Gam
400
11
4.400
12
Bông hút
Gam
200
45
9.000
13
Keo dán
Hộp
10
20.000
200.000
Cộng
5.346.807
Biểu 2:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn IC FARMA
phiếu định mức vật tư sản xuất
(Kiêm giá thành sản phẩm)
Số KS: 07 -0400
Ngày 5 tháng 4
Đơn vị nhận : Xưởng thuốc nước 2
Mặt hàng sản xuất : Nước SMPT Số lượng định mức : 5000 lít
Số TT
Tên vật tư và quy cách
Đơn vị tính
Số lượngvật tư định mức
Số lượng vật tư kho thực cấp
Giá đơn vị
Thành tiền
Định khoản
Vật tư thừa nộp kho
Lần 1
Lần 2
BX
Cộng
1
Lecithin
Gam
20.000
162,25
3.245.000
2
Retinol acetate
Gam
15610
120
1.873.200
3
Ertinolciferol
Gam
350
1003
351.050
4
Tocoppherol
Gam
260
1500
390.000
5
Thiamin nỉtate
Gam
400
625
250.000
6
Riboflavin
Gam
200
4100
820.000
7
Ascor
Gam
5850
45
263.250
8
Nicotinamide
Gam
320
500
160.000
9
Calcium
Gam
1000
150
150.000
10
Eslive
Gam
400
300
120.000
11
Hộp giấy
Cái
250
500
125.000
12
Keo dán
Hộp
20
20.000
400.000
13
Nhãn SMPT
Cái
4950
210
1.039.500
Tổng
9.187.000
Trường hợp trong tháng có mẻ sản xuất chưa hoàn thành có nghĩa là phát sinh sản phẩm dở dang chuyển sang tháng sau, kế toán xác định số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm dở gánh chịu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo công thức:
Chi phí NVL trực tiếp cho SP hoàn thành trong kỳ
=
Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng
+
Trị giá NVL dở đầu kỳ
-
Trị giá NVL dở cuối kỳ
-
Trị giá phế liệu thu hồi
Cuối tháng kế toán tổng hợp các Phiếu định mức vật tư sản xuất được ghi trên Số giá thành của từng sản phẩm. Sau đó phản ánh lên Bảng kê số 4 rồi tổng hợp số liệu từ Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7.
b.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là số tiền mà Công ty phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm lao vụ dịch vụ như: Lương chính, lương phụ, phụ cấp... để bù đắp và tái sản xuất sức lao động. Tiền lương (Tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện. ở Công ty áp dụng hai chế độ trả lương ,trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Tiền lương thời gian
=
Thời gian làm việc
x
Đơn giá tiền lương thời gian
Lương sản phẩm
=
Khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng
x
Đơn giá tiền lương sản phảm
Như vậy tiền lương thực tế của công nhân sản xuất sẽ được tính như sau:
Tiền lương của một công nhân sản xuất
=
Lương thời gian (nếu có)
+
Lương sản phẩm
+
Phụ cấp
Sau đó tiến hành trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn như sau:
Trích BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương cơ bản x 15%
Trích KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương cơ bản x 2%
Trích BHYT tính vào chi phí sản xuất kinh doanh = Lương cơ bản x 2%
Lương cơ bản được quy định theo chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành.
Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí tiền lương sử dụng tài khoản 622 “Chi phí công trực tiếp” để tập hợp chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
* Hạch toán chi phí tiền lương:
- Hàng tháng, Quản đốc tính số ngày công của mỗi công nhân trên cơ sở Bảng chấm công của xưởng, sau đó chuyển cho kế toán tiền lương. Kế toán lương căn cứ vào Bảng chấm công, số lượng sản phẩm nhập kho đơn giá lương cho một sản phẩm để lập bảng thanh toán lương cho từng xưởng sản xuất. Cuối tháng kế toán lương gửi Bảng thanh toán lương cho kế toán chi phí. Kế toán chi phí tiến hành tổng hợp tiền lương của từng xưởng sản xuất từ các Bảng thanh toán lương để lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Nợ TK 622: (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 334: (Tổng tiền lương phải trả).
Cụ thể: Căn cứ vào Bảng thanh toán lương T6/2001 của các xưởng sản xuất như : Xưởng thuốc nước, xưởng đông dược, kế toán tập hợp lại để lập Bảng phân bố tiền lương và BHXH.
Biểu 3
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng 6/ 2001
Đơn vị tính: đồng
Số TT
Ghi có các
tài khoản
Ghi nợ các tài khoản
Lương
Cơ bản
TK 334 - PT CNV
TK 338 - PTPN khác
Tổng cộng chi phí
Lương thực tế
Phụ cấp
Cộng có TK 334
KPCĐ
(3382)
BHXH
(3383)
BHYT
(3384)
Cộng có TK 338
1
TK 622 - CF NCNT
8.555.400
14.416.600
171.108
1.283.310
171.108
1.625.526
16.042.126
- Xưởng TN 1
2.842.200
7.409.600
56.844
426.330
56.844
540.018
7.949.618
- Xưởng TN 2
5.713.200
7.007.000
114.264
856.980
114.264
1.085.508
8.092.508
2
TK 627 CFSXC
67.576
506.370
67.516
641.402
5.776.302
- Xưởng TN 1
1.746.000
2.372.400
34.920
261.900
34.920
331.740
2.704.140
- Xưởng TN 2
1.629.800
2.762.500
32.596
244.470
32.596
309.662
3.072.162
3
TK 642 - CFQLDN
8.484.300
10.132.100
169.686
1.272.645
169.686
1.612.017
11.744.117
Tổng cộng
20.415.500
29.683.600
408.310
3.062.325
408.310
3.878.945
33.562.545
Ngày ........ tháng ........ năm ........
Người lập bảng Kế toán trưởng
Theo số liệu tính toán tại Công ty tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là: 14.416.600đ
*Hạch toán các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lường là: 1.625.526đ
Trong dó:
Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh:
8.555.400 x 2% = 171.108
Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh:
8.555.400 x 15% = 1.283.310
Trích BH YT vào chi phí sản xuất kinh doanh:
8.555.400 x 2% = 171.108
Như vậy chi phí nhân công trực tiếp là: 16.042.126đ
Từ số liệu tính toán được kế toán phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi:
Nợ TK 622 : 16.042.126 (đ)
Có TK 334 : 14.416.600
Có TK 338 : 1.625.526 (đ)
Sau khi vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Kế toán phản ánh khoản chi phí này vào Bảng kê số 4 sau đó tổng hợp lại để phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 7. Từ Bảng kê số 4 kế toán tiến hành tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Cuối kỳ kết chuyển chi phí đó để tính giá thành sản phẩm theo định khoản:
Nợ TK 154: 16.042.126 (đ)
Có TK 622: 16. 042.126 (đ)
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí cần thiết còn lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp .Chi phí sản xuất chung của công ty được hạch toán chi tiết theo từng phân xưởng bao gồm các chi phí sau:
+ Chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng:6271
+ Chi phí về nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng:6272
+ Chi phí về công cụ phục vụ sản xuất:6273
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định:6274
+Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất:6275
+Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: 6277
+ Chi phí bằng tiền khác phụ vụ phân xưởng:6278
Các chi phí này được kế toán tập hợp vào tài khoản 627 " Chi phí sản xuất chung" và đến cuối tháng tiến hành phân bỏ cho từng sản phẩm.
*Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng :6271
Chi phí nhân viên phân xưởng là tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân ở bộ phận vaưn phòng ,ở phân xưởng (những công nhân không trực tiếp tham gia sản xuất )Căn cứ từ Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của nhân viên quản lý phân xưởng kế tóan ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản
Nợ TK 627 : 5 776 302 (đ)
Có TK 334 : 5 134 900 (đ)
Có TK 338 : 641 402 (đ)
Căn cứ vào số liệu tập hợp được trên Nhật ký chứng từ số 7 kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại thuốc theo tiêu thức “Ngày công của công nhân sản xuất”
Số liệu phân bổ cho từng loại sản phẩm được ghi vào Sổ chi tiết giá thành .
*Hạch toán chi phí vật liệu:6272
Cuối tháng căn cứ vào Bảng kê xuất vật liệu, công cụ vào giá thành Bảng thanh toán lương của phòng điều hành sản xuất, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, NKCT số 1, NKCT số 2... để tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất vào Nhật ký chứng từ số 7
Biểu 4: Trích bảng kê tổng hợp NVL, CCDC vào giá thành
Đơn vị tính: Đồng
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
Đơn vị tính
TK 152
TK 153
Cộng
1. TK 627 CPSXC
- Xưởng TN 1
Đồng
12.453.094
12.453.094
- Xưởng TN 2
Đồng
243.500
243.500
Cộng
12.696.594
12.696.594
Bảng kê này được tập hợp cho tất cả các loại NVL được lập trên cơ sở Bảng kê chi tiết căn cứ vào số liệu Bảng kê kế toán tiến hành tập hợp cho phí NVL phục vụ cho việc quản lý phân xưởng vào Nhật ký chứng từ số 7
Kế toán ghi theo định khoản
Nợ TK 627 : 12.696.594 (đ)
- TN1 : 12.453.094 (đ)
- TN2 : 243.500 (đ)
Có TK 152: 12.696.594 (đ)
*Hạch toán chi phí khấu hao Tài sản cố định:6274
Chi phí khấu hao tài sản cố định hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo Quyết định số 1062 TC/ QĐ - TSCĐ ngày 14/1/1996 tỷ lệ khấu hao được tính cho từng loại sản phẩm trong từng nhóm TSCĐ
Số khấu hao TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Số khấu hao TSCĐ trích trong tháng
=
Số khấu hao TSCĐ trong năm
12
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm và kỳ tính giá thành là hàng tháng nên kế toán trích khấu hao trong tháng
Để tập hợp khấu hao TSCĐ công ty sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
Đối với khoản chi phí khấu hao tài sản cố định là một trong những nội dung của chi phí sản xuất chung. Do đó chi phí khấu hao được phản ánh vào TK 627 và mở tiểu khoản 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” để theo dõi khoản chi phí này.
Hàng tháng kế toán không sử dụng Bảng tính và phân bổ khấu hao mà căn cứ vào số liệu từng Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và chuyển sang. Trong đó tổng số tiền khấu hao dùng cho bộ phận nào thì tính cho bộ phận đó.
Theo tính toán tại Công ty số khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tháng 6/2001 là: 39.715.321 (đ) kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 627: 39.715.321 (đ)
Có TK214: 39.715.321 (đ)
Tiến hành tổng hợp số liệu chi phí sản xuất chung từ Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký số 7
*Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất:6275
Chi phí thiệt trong sản xuất của công ty những chi phí veừe sản phẩm hỏng .Đối với những chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng này kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho sả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0369.doc