PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan nghiên cứu khoa học trực thuộc Chính phủ có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học của cả nước.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước đã có sự quan tâm lớn đối với sự nghiệp khoa học nói chung và Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng. Sự quan tâm đó thể hiện ở việc Nhà nước đầu tư ngày càng lớn cho sự nghiệp khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất chiếm một tỷ trọng đáng kể, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc của các Viện Nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Tăng cường quản lý vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm, chống lãng phí là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Một trong những hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng đó là công tác đấu thầu.
Công tác đấu thầu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các dự án đầu tư xây dựng nói riêng và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế nói chung. Trong những năm qua, công tác đấu thầu của nước ta đã đạt được những hiệu quả nhất định, bước đầu các dự án đầu tư xây dựng thông qua đấu thầu đã chọn được các đơn vị có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính, nhân sự và kinh nghiệm để thực hiện các hạng mục theo yêu cầu, đồng thời tiết kiệm chi phí cho các dự án. Tuy nhiên, công tác đấu thầu ở nước ta thực sự chưa được hoàn thiện, đa số các dự án đầu tư xây dựng chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về đấu thầu như: tình trạng đấu thầu công khai chưa được nhiều; các quy trình tổ chức đấu thầu chưa được thực hiện đúng quy định; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu chưa cao; chất lượng hồ sơ mời thầu chưa đảm bảo, thời gian tổ chức đấu thầu còn kéo dài.
Đối với Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trong những năm qua, công tác đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu của các dự án đầu tư xây dựng nói riêng đã được thực hiện phù hợp với các quy định của Nhà nước. Thông qua công tác đấu thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện các hạng mục, đồng thời tiết kiện được nhiều chi phí cho Nhà nước. Tuy nhiên, công tác đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn rất ít, vì vậy, khi tổ chức đầu thầu các chủ đầu tư còn rất lúng túng; việc tổ chức đấu thầu công khai chưa được nhiều, chất lượng hồ sơ mời thầu chưa cao, thời gian triển khai và tổ chức đấu thầu còn chậm...
Trong những năm tới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam sẽ được đầu tư nâng cấp các cơ sở làm việc hiện có và xây dựng mới một số cơ sở làm việc. Vì vậy, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cần được hoàn thiện, đặc biệt là công tác đấu thầu để đáp ứng được với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng của nhà nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả xin chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu, phân tích thực trạng công tác đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, rút ra nhận xét về những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế cùng với nguyên nhân chủ yếu của nó. Từ đó, đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong các năm qua.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khâu tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong những năm qua (từ năm 2001 ¸ 2006).
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lý thuyết hệ thống, điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, …
Những đóng góp khoa học của luận văn
- Vận dụng những vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu để làm rõ được công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua nhằm phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết;
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam;
Giới thiệu khái quát kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về công tác đấu thầu.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của đấu thầu
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án đầu tư trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
1.1.2. Phân loại đấu thầu
1.1.2.1. Các hình thức đấu thầu
- Đấu thầu trong nước
Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
- Đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước và nước ngoài.
1.1.2.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu không hạn chế về số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin về đấu thầu trên tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng khác để các nhà thầu biết thông tin tham dự.
- Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu.
- Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.
- Mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp là hình thức thực hiện việc mua sắm trên cơ sở mời thầu thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
- Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh là hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp các hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng và đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.
- Tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện là hình thức được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1.1.2.3. Các phương thức đấu thầu
- Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
Phương thức đầu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
- Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
- Phương thức đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
- Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
1.1.3. Các nguyên tắc tổ chức đấu thầu
1.1.3.1. Các dự án phải tổ chức đấu thầu
Các dự án sau đây phải thực hiện việc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp:
- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:
+ Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
+ Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;
+ Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
+ Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;
+ Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
1.1.3.2. Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Hồ sơ mời thầu được duyệt;
- Thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định.
1.1.3.3. Bảo đảm dự thầu
Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt.
Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày.
Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong trường hợp này, nhà thầu không được thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và phải gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trường hợp nhà thầu từ chối gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu.
Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
- Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực;
- Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý doa chính đáng;
- Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định.
1.1.3.4. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài việc phải căn cứ vào các yêu cầu trên còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo đúng trình tự.
1.1.3.5. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.
1.1.3.6. Đấu thầu qua mạng
Đấu thầu qua mạng được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sư dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và thống nhất quản lý.
1.1.3.7. Các nguyên tắc về thời gian trong đấu thầu
- Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt;
- Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu mười ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu;
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là mười lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, ba mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu;
- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;
- Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Thời gian thẩm định tối đa là hai mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
1.1.3.8. Các quy định chung về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Quy định chung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm
+ Sử dụng thang điểm tối đa (100, 1.000,...) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tuỳ theo tính chất của từng gói thầu nhưng phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%;
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa tương ứng.
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá cho từng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.
Trường hợp sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”
+ Tiêu chuẩn đánh giá
Tuỳ theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung được coi là các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”. Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá.
+ Một hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được”.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và cách xác định chi phí trên cùng một mặt bằng (giá đánh giá), cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính;
+ Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn;
+ Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu trên thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng đối với hàng hóa nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:
+ Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;
+ Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hóa;
+ Khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật;
+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành; + Khả năng thích ứng về mặt địa lý;
+ Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
+ Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
+ Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).
Nội dung xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Xác định giá dự thầu;
+ Sửa lỗi;
+ Hiệu chỉnh các sai lệch;
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được gọi là giá đề nghị trúng thầu.
+ Chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác định giá đánh giá;
+ Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
* Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
* Điều kiện tài chính, thương mại; * Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
* Các yếu tố khác.
Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;
+ Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
+ Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định nêu trên phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn này được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu trên thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tiên lượng kèm theo, cụ thể:
+ Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công;
+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
+ Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động), vật tư và nhân lực phục vụ thi công;
+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;
+ Các biện pháp bảo đảm chất lượng; + Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
+ Tiến độ thi công;
+ Các nội dung khác (nếu có).
Nội dung xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Xác định giá dự thầu;
+ Sửa lỗi;
+ Hiệu chỉnh các sai lệch;
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được gọi là giá đề nghị trúng thầu.
+ Chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác định giá đánh giá;
+ Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
* Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
* Điều kiện tài chính, thương mại; * Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
* Các yếu tố khác.
Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
1.1.3.9. Quy định chung về sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong quá trình xác định giá đánh giá
- Sửa lỗi
Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi khác, lỗi nhầm đơn vị và được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
+ Đối với lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:
* Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;
* Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.
+ Đối với các lỗi khác:
* Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
* Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
* Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo số lượng của hồ sơ mời thầu;
* Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (dấu phảy) thay cho dấu "." (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam.
Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa.
Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.
- Hiệu chỉnh các sai lệch
Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu cũng như điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu; giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính; giữa con số và chữ viết; giữa nội dung trong đơn dự thầu và các phần khác của hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:
+ Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở ấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc của các hồ sơ dự thầu hoặc trong dự toán, tổng dự toán hoặc trong giá gói thầu được duyệt theo nguyên tắc lấy mức giá cao nhất (đối với chào thiếu) hoặc thấp nhất (đối với chào thừa) để áp dụng cho các nội dung nêu trên;
+ Trường hợp có sai lệch giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch;
+ Trường hợp không nhất quán giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch;
+ Trường hợp có sự sai khác giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì được coi đây là sai lệch và việc hiệu chỉnh sai lệch này được căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.
1.1.4. Vai trò của đấu thầu
Đấu thầu là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong một nền kinh tế. Nó có tác dụng làm giảm bớt các hoạt động mang tính tiêu cực và làm trong sạch một nền kinh tế. Đấu thầu có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế thông qua việc tự hoàn thiện và phát triển của các nhà thầu.
Trong hoạt động đấu thầu thường có mặt hai chủ thể kinh tế chính đó là Chủ dự án và các nhà thầu, ngoài ra có thể có một hoặc một vài chủ thể kinh tế phụ khác như các tổ chức tư vấn giúp chủ dự án trong công tác tổ chức đấu thầu, khi đó các tổ chức tư vấn cũng là một nhà thầu.
Đối với các chủ dự án, khi tổ chức đấu thầu sẽ giúp cho các chủ dự án lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc đồng thời tiết kiệm được kinh phí đầu tư.
Đối với các nhà thầu, do tính cạnh tranh trong đấu thầu buộc các nhà thầu phải không ngừng tự hoàn thiện mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc tham gia đấu thầu các dự án và các gói thầu. Chính vì vậy mà hoạt động đấu thầu có vai trò thúc đẩy các nhà thầu ngày càng phát triển.
1.2. Quy trình tổ chức đấu thầu
Tất cả các gói thầu khi tổ chức đấu thầu đều phải thực hiện các bước cơ bản theo quy trình tổ chức đầu nêu tại sơ đồ 1.1.
Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu EPC có giá trị gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển. Quy trình sơ tuyển nhà thầu được thực hiện như sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức đấu thầu
(A)
Chủ đầu tư/bên mời thầu lập và trình duyệt:
- Kế hoạch đấu thầu dự án (đối với dự án nhóm A, B, C). Riêng đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu thì KHĐT có thể được duyệt riêng hoặc duyệt trong báo cáo KTKT của dự án.
- Hồ sơ mời thầu và._. tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Các nội dung khác
(B)
Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:
Thẩm định và phê duyệt:
- Kế hoạch đấu thầu.
- Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu các dự án nhóm A, B, C.
- Các nội dung khác.
(C)
Chủ đầu tư/bên mời thầu tổ chức đấu thầu:
1- Đấu thầu rộng rãi:
- Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Bán hồ sơ mời thầu.
- Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
- Bên mời thầu nhận hồ sơ dự thầu và đóng thầu.
- Mở thầu
2- Đấu thầu hạn chế:
- Bán hồ sơ mời cho các nhà thầu theo danh sách được duyệt.
- Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
- Nhận hồ sơ dự thầu và đóng thầu.
- Mở thầu.
3- Chào hàng cạnh tranh:
- Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phát hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu quan tâm.
- Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu (hồ sơ báo giá).
- Nhận hồ sơ báo giá và quy định thời hạn hết nhận báo giá.
- Mở các báo giá và lập văn bản tiếp nhận các báo giá.
(D)
Chủ đầu tư/bên mời thầu và Tư vấn hoặc Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu:
- Đánh giá hồ sơ dự thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu.
(E)
Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:
Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.
(F)
Chủ đầu tư:
- Tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
“Nguồn: Quốc hội 2005; Chính phủ 2008”
Sơ đồ 1.2. Quy trình tổ chức sơ tuyển nhà thầu
(A)
Chủ đầu tư/bên mời thầu lập và trình duyệt:
- Hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
- Các nội dung khác
(B)
Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:
Thẩm định và phê duyệt:
- Hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển của nhà thầu các dự án nhóm A, B, C.
- Các nội dung khác.
(C)
Chủ đầu tư/bên mời thầu tổ chức sơ tuyển nhà thầu:
- Thông báo mời sơ tuyển nhà thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển.
- Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển.
- Bên mời thầu nhận hồ sơ dự sơ tuyển.
- Mở hồ sơ dự sơ tuyển.
(D)
Chủ đầu tư/bên mời thầu và Tư vấn hoặc Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu:
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nhà thầu và trình duyệt kết quả.
(E)
Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:
Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà thầu.
(F)
Chủ đầu tư:
- Tiến hành thông báo kết quả sơ tuyển và mời các nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia đấu thầu.
“Nguồn: Quốc hội 2005; Chính phủ 2008”
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu
1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Về cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung: hệ thống các quy phạm pháp luật chưa thật rõ ràng, đầy đủ; vẫn còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, thiếu chế tài cần thiết… và việc thay đổi còn chưa có lộ trình rõ ràng, khó dự đoán. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm, nhiều khi đưa ra rất sát với thời điểm thực hiện, thậm chí có những văn bản khó hiểu, văn bản còn tham chiếu quá nhiều gây khó khăn khi vận dụng chính sách. Ngoài ra, hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thường và vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm và kịp thời.
- Về cơ chế đấu thầu nói riêng: Hệ thống pháp luật về đấu thầu còn chưa đồng bộ, nhiều điều bất cập; các biện pháp chế tài đối với các sai phạm trong đấu thầu chưa được pháp luật quy định đầy đủ và cụ thể, nên khó khăn trong việc đề xuất xử lý. Hoạt động đấu thầu là một lĩnh vực rất phức tạp trong khi việc xây dựng và ban hành các các văn bản quản lý thiếu đồng bộ, mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà chưa có tính dài hạn. Một số vấn đề mới nảy sinh chưa được đề cập kịp thời.
- Khả năng xử lý hành chính của nước ta tương đối chậm và chưa tốt. Chính sự chậm trễ này đã làm chất lượng công tác đấu thầu không cao. Việc quản lý hành chính cũng chưa tốt, lệ giấy tờ còn rất quan liêu, nhiều tầng nấc.
- Nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường nên nền kinh tế chưa được hoàn chỉnh, còn tồn tại nhiều bất cập tiêu cực trong nền kinh tế như môi trường cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh, chưa thực sự công bằng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức đấu thầu, nhiều nhà thầu trúng thầu là do có mối quan hệ tốt với chủ đầu tư. Vấn đề quản lý thông tin về các nhà thầu cũng chưa được tốt, thông thường năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu còn thiếu chính xác so với năng lực thực của các nhà thầu dẫn đến khi đã trúng thầu các nhà thầu mới bộc lộ sự yếu kém của mình làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện gói thầu.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán vẫn còn tình trạng chưa tuân thủ các quy định về nội dung; thiết kế không chuẩn, áp dụng sai định mức, đơn giá. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức vốn đầu tư, không quan tâm đến hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án. Mặt khác trong quá trình thẩm định mặc dù thuê các tổ chức tư vấn thẩm định nhưng chất lượng kết quả thẩm định chưa cao, một số trường hợp đơn vị tư vấn không sâu sát với thực tế dẫn tới tính toán lựa chọn quy mô và lựa chọn thiết bị không chuẩn. Những điều đó là nguyên nhân dẫn đến ách tắc trong quá trình tổ chức đấu thầu và khối lượng thay đổi, phát sinh nhiều trong quá trình triển khai thực hiện gói thầu. Trong khi đó, các công tác này thường do các đơn vị tư vấn thực hiện. Khi chất lượng của sản phẩm tư vấn không đạt yêu cầu, Bên chủ đầu tư chưa có hình thức xử lý đối với các đơn vị tư vấn.
- Hình thức đấu thầu rộng rãi chưa được áp dụng phổ biến trong các dự án, các hình thức đấu thầu khác như: đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu... vẫn còn được áp dụng nhiêu. Đây là nhân tố nẩy sinh nhiều tiêu cực trong đấu thầu làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu thầu.
- Hồ sơ mời thầu còn nhiều tình trạng lập còn sơ sài, thiếu chính xác hoặc không đủ thông tin và chất lượng đánh giá hồ sơ dự thầu cũng chưa cao dẫn đến việc phải chỉnh sửa lại mất rất nhiều thời gian.
- Vấn đề quản lý hợp đồng sau đấu thầu còn nhiều bất cập, có những gói thầu được tổ chức đấu thầu, sau đó, khi thực hiện lại thay đổi thiết kế, thay đổi dự toán và chủng loại vật tư, vật liệu làm phát sinh giá trị hợp đồng. Nhiều khi giá trị phát sinh làm vượt giá gói thầu đã được phê duyệt, có nhiều nhà thầu khi đấu thầu bỏ giá rất thấp để được trúng thầu, sau đó trong quá trình thực hiện sẽ tìm cách đề nghị chủ đầu tư thay đổi thiết kế, thay đổi dự toán và chủng loại vật tư, vật liệu để làm tăng giá trị hợp đồng. Khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu thầu.
- Năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư và của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn nhiều bất cập:
+ Do làm việc trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nên một số cán bộ quản lý cũng như tổ chức thực hiện vẫn giữ nề nếp làm việc cũ, các vị trí quản lý quan trọng thường được giao cho những người đã làm việc lâu năm trong cơ quan, mặc dù những người này có thể không có năng lực cao và thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án cũng như công tác đấu thầu. Các đối tượng trẻ có năng lực thường không được giao trọng trách dẫn đến việc không sử dụng hợp lý các cán bộ làm giảm năng lực quản lý và tổ chức thực hiện.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra công tác đấu thầu cũng còn thiếu về số lượng, năng lực kinh nghiệm không đáp ứng được công việc được giao. Trong quá trình làm việc còn nể nang, né tránh không đưa ra các kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác đấu thầu.
- Chế độ thông tin, báo cáo thống kê chưa tốt: Việc tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu còn chậm, chất lượng báo cáo chưa cao, chưa phản ánh đúng hiện trạng triển khai thực hiện công tác đấu thầu.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Viện Khoa học xã hội Việt Nam kể từ cơ quan tiền thân được thành lập năm 1953 đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển liên tục trên 50 năm. Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ ấy, Viện đã có bước trưởng thành và phát triển về mọi mặt, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà nói chung, sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn nói riêng.
Ngày 2/12/1953, Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn học được thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ giữa năm 1954 được đổi tên thành Ban nghiên cứu Văn học - Lịch sử - Địa lý, gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa.
Sau ngày miền Bắc nước ta được giải phóng và chuyển sang nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh, thống nhất nước nhà. Đây là thời kỳ đòi hỏi đất nước ta phải phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ nói chung, KHXH & NV nói riêng.
Ngày 4 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 01/SL thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Ban Khoa học xã hội nằm trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Ngày 11/10/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tách Ủy ban Khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan độc lập: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học xã hội (Quyết định số 165/TVQH ngày 11/10/1965 của Quốc hội ).
Ngày 19/6/1967, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 47/TVQH về việc chuyển Viện Khoa học Xã hội thành Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Ủy ban KHXH Việt Nam (từ năm 1993 là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) đã có một bước chuyển dịch quan trọng, đánh dấu việc đổi mới tư duy, khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội do Đại hội VI đề ra.
Ngày 15 tháng 01 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2004/NĐ-CP về việc đổi tên Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia thành Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học, được Đảng và Chính phủ đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và góp phần vào việc phát triển nền văn hoá, khoa học nước nhà.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Viện Khoa học xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyêt;
- Tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội của Việt Nam, khu vực và thế giới; tổng kết thực tiễn, từng bước phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; giải đáp những vấn đề khoa học xã hội của cả nước và từng vùng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường và con người Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam; bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc;
- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; thực hiện đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp;
- Thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học xã hội các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp;
- Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các Viện, Trường đại học và cá nhân các nhà khoa học nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức điều tra cơ bản, phân tích, dự báo kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cấu phát triển đất nước;
- Tổ chức thông tin khoa học xã hội, góp phần phổ biến tri thức khoa học, nâng cao trình độ dân trí;
- Tham gia xây dựng, quy hoạch chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển khoa học xã hội của cả nước, từng vùng và địa phương;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài sản, kinh phí và chịu trách nhiệm về quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
CHÍNH PHỦ
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Khối cơ quan chức năng
1. Ban Tổ chức cán bộ
2. Ban Quản lý khoa học
3. Ban Kế hoạch – Tài chính
4. Ban Hợp tác quốc tế
5. Văn phòng
6. Phòng Đầu tư xây dựng
Cơ quan sự nghiệp khác
1. Nhà Xuất bản Khoa học xã hội
2. Trung tâm Phân tích và Dự báo
3. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
Các tổ chức nghiên cứu khoa học
1. Bảo tàng Dân tộc học VN
2. Viện Dân tộc học
3. Viện Gia đình và Giới
4. Viện KHXH vùng Nam Bộ
5. Viện KHXH vùng TB và TN
6. Viện Khảo Cổ học
7. Viện Kinh tế Việt Nam
8. Viện Kinh tế và Chính trị TG
9. Viện NC Châu Âu
10. Viện NC Con người
11. Viện NC Hán Nôm
12. Viện NC MT & PTBV
13. Viện NC Trung Quốc
14. Viện NC Tôn giáo
15. Viện NC Văn hóa
16. Viện NC Đông Bắc Á
17. Viện NC Đông Nam Á
18. Viện Ngôn ngữ học
19. Viện Nhà nước & Pháp luật
20. Viện Sử học
21. Viện Thông tin KHXH
22. Viện Triết học
23. Viện Tâm lý học
24. Viện Văn học
25. Viện Xã hội học
Sơ đồ: 2.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
“Nguồn: Chính phủ 2004”
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
2.2.1. Tổng quan về công tác đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Theo phân cấp, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cấp quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu và giảng dậy của các Viện Nghiên cứu trực thuộc, các dự án đầu tư chiều sâu trang thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu nhóm B (Từ 7 đến 200 tỷ đồng) và nhóm C (dưới 7 tỷ đồng) căn cứ trên cơ sở quy hoạch phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, cũng như của ngành Khoa học xã hội nói chung. Giúp việc cho Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong công tác này là Phòng Đầu tư xây dựng. Năm 2000, Phòng Đầu tư xây dựng chỉ là một tổ chuyên viên với 3 chuyên viên, hai kỹ sư xây dựng và một cử nhân kinh tế. Năm 2001, Phòng Đầu tư xây dựng được thành lập với số người ban đầu là 3 người. Đến nay, Phòng Đầu tư xây dựng có 5 cán bộ, bao gồm 3 kỹ sư xây dựng, 1 trung cấp xây dựng, 1 cử nhân kinh tế.
Thông thường, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao cho thủ trưởng của các đơn vị sử dụng dự án làm chủ đầu tư dự án. Để quản lý thực hiện dự án, chủ đầu tư thường sử dụng hình thức trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án hoặc không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng đội ngũ cán bộ trong bộ máy của mình có đủ năng lực chuyên môn để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện 11 dự án, bao gồm 06 dự án xây dựng và 5 dự án đầu tư chiều sâu. Trong đó, có 2 dự án nhóm B và 9 dự án nhóm C. Thực hiện tổng số 130 gói thầu, bao gồm: 24 gói thầu xây lắp, 45 gói thầu thiết bị và 61 gói thầu tư vấn (Phụ lục 1).
Công tác tổ chức đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam rất đa dang, áp dụng nhiều phương thức đấu thầu. Phương thức đấu thầu rộng rãi là 7 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 5,38 % tổng số gói thầu thực hiện), phương thức đấu thầu hạn chế là 12 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 9,23 % tổng số gói thầu thực hiện), phương thức chào hàng cạnh tranh là 30 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 23,08 % tổng số gói thầu), phương thức chỉ định thầu là 81 gói thầu (chiếm tỷ lệ là 62,31 % tổng số gói thầu). Tổng số kinh phí tiết kiệm được trong việc tổ chức đấu thầu là 7.078 triệu đồng (giảm 5,78 % so với dự toán được duyệt). Trong đó, các gói thầu xây lắp tiết kiệm được 5.001 triệu đồng (giảm 6,18% so với dự toán được duyệt), các gói thầu thiết bị tiết kiệm được 2.060 triệu đồng (giảm 5,58 % so với dự toán được duyệt) và các gói thầu tư vấn tiết kiệm được 17 triệu đồng (giảm 0,37 % so với dự toán được duyệt).
2.2.2. Phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức đấu thầu tổng số 24 gói thầu xây lắp, bao gồm 2 gói thầu đấu thầu rộng rãi, 8 gói thầu đấu thầu hạn chế, 2 gói thầu chào hàng cạnh tranh và 12 gói thầu chỉ định thầu. Tổng giá trị dự toán được duyệt là 80.874 triệu đồng, tổng giá trị trúng thầu là 75.873 triệu đồng, tổng giá trị giảm do đấu thầu là 5.001 triệu đồng (giảm 6,18 % so với tổng giá trị dự toán các gói thầu đã được phê duyệt), chi tiết như Phụ lục 2. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp nói trên thông qua các dự án đầu tư và các hình thức tổ chức đấu thầu.
2.2.2.1. Kế hoạch đấu thầu
Lập kế hoạch đấu thầu:
Tất cả các dự án đầu tư xây dựng của Viện Khoa học xã hội Việt Nam khi triển khai thực hiện đều được lập kế hoạch đấu thầu. Đối với các dự án nhóm C, có quy mô và tính chất đơn giản nên kế hoạch đấu thầu của dự án thường được lập và phê duyệt cùng Dự án. Đối với các dự án nhóm B, do có quy mô lớn và tính chất phức tạp nên khi lập và phê duyệt dự án đầu tư thì thiết kế và dự toán của dự án chưa được lập. Do đó kế hoạch đấu thầu của dự án thường được lập và phê duyệt sau khi thiết kế và dự toán của dự án đã được phê duyệt.
Kế hoạch đấu thầu của dự án thường bao gồm: Tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn thực hiện gói thầu, phương thức đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian tổ chức đấu thầu, loại hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng. Ví dụ kế hoạch đấu thầu của dự án Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt ngày 10/7/2006 có các nội dung chính như Phụ lục 6.
Kế hoạch đấu thầu của dự án do chủ đầu tư tổ chức lập căn cứ trên thiết kế và dự toán của dự án đã được phê duyệt. Các gói thầu xây lắp hầu hết được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, một số gói thầu có quy mô nhỏ (giá trị gói thầu nhỏ hơn 2 tỷ đồng) được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế; Các gói thầu thiết bị hầu hết được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, một số gói thầu thiết bị có cả phần lắp đặt có giá trị lớn thì được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, một số gói thầu thiết bị có giá trị nhỏ (giá trị gói thầu nhỏ hơn 500 triệu đồng) được áp dụng hình thức chỉ định thầu; tất cả các gói thầu tư vấn được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu:
Kế hoạch đấu thầu của dự án được Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định trước khi phê duyệt. Các nội dung chính khi tiến hành thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm:
- Cơ sở pháp lý (đảm bảo dự án đủ điều kiện để triển khai thực hiện);
- Các nguyên tắc phân chia gói thầu;
- Giá trị gói thầu;
- Hình thức tổ chức đấu thầu;
- Thời gian tổ chức đấu thầu;
- Hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng;
- Tính khả thi của việc tổ chức đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu và phù hợp với thực tế thực hiện dự án.
Một số nhận xét về việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của các dự án
Nhìn chung, kế hoạch đấu thầu của các dự án đều được lập, thẩm định và phê duyệt trước khi tổ chức đấu thầu cho các gói thầu. Nội dung kế hoạch đấu thầu của các dự án được lập đầy đủ và đúng quy định, các gói thầu được phân chia hợp lý và được áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định. Tuy nhiên, công tác kế hoạch đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Số lượng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi chưa được phổ biến. Trong giai đoạn 2000 – 2006 chỉ có 02 gói thầu được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trên tổng số 24 gói thầu xây lắp được tổ chức đấu thầu, đạt 8,33 % (Phụ lục 2). Trong khi đó hình thức này là hình thức mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác đấu thầu.
- Kế hoạch đấu thầu của các dự án thường phải thay đổi, có những dự án kế hoạch đấu thầu phải điều chỉnh và phê duyệt lại rất nhiều lần do giá gói thầu chưa có phần dự phòng trượt giá hay thay đổi thiết kế, dự toán nên trong thời gian từ khi kế hoạch đấu thầu được phê duyệt đến khi gói thầu được tổ chức đấu thầu nếu có trượt giá hay thay đổi thiết kế, dự toán sẽ dẫn đến giá gói thầu thay đổi và khi đó kế hoạch đấu thầu phải lập và phê duyệt lại.
- Kế hoạch đấu thầu của một số dự án được lập chưa hợp lý về mặt thời gian tổ chức đấu thầu khi phối hợp cùng các gói thầu khác trong cùng một dự án.
2.2.2.2. Tổ chức đấu thầu
* Đấu thầu rộng rãi:
- Tóm tắt gói thầu: (Phụ lục 3 - gói thầu số 1 và số 2).
- Quá trình tổ chức đấu thầu:
Hai gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nêu trên thuộc 2 dự án nhóm B của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
+ Gói thầu thứ 1: Hoàn thiện, điện, nước của Tổ hợp công trình: "Viện Thông tin KHXH, Thư viện Tổng hợp, Viện Khoa học xã hội Việt Nam".
Tổ hợp công trình được đầu tư theo quyết định số 289/TTg ngày 15/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm hai toà nhà được đầu tư thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng toà nhà 15 tầng làm trụ sở làm việc của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và 10 Viện trực thuộc. Giai đoạn 2 là đầu tư xây dựng toà nhà 14 tầng làm trụ sở làm việc của Viện Thông tin KHXH và Thư viện tổng hợp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Giai đoạn 1 đã kết thúc đưa vào sử dụng vào 12/2005, hiện nay Viện Khoa học xã hội Việt Nam đang tiến thực hiện dự án đối với giai đoạn 2.
Giai đoạn 1 của dự án đã triển khai thực hiện trong một thời gian dài từ năm 1995 đến năm 2005. Vì vậy, dự án trải qua nhiều chủ đầu tư: khi chuẩn bị đầu tư dự án thì chủ đầu tư là Viện trưởng Viện Thông tin KHXH trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đến khi dự án triển khai thực hiện thì trực tiếp Giám đốc Trung tâm KHXH và NVQG (nay là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ đầu tư của dự án, đến khi gần kết thúc dự án thì Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao cho Chánh Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm chủ đầu tư của dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án Viện Khoa học xã hội Việt Nam có thành lập một Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án, bao gồm một kỹ sư xây dựng làm Trưởng ban, hai cán bộ kỹ thuật và một kế toán dự án.
Tại thời điểm tổ chức thực hiện gói thầu nêu trên thì chủ đầu tư của dự án là Giám đốc Trung tâm KHXH và NVQG (nay là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam). Vì vậy, người có thẩm quyền quyết định đầu tư được ủy quyền cho một Phó Giám đốc Trung tâm (nay là Phó Chủ tịch).
Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Sau khi Kế hoạch đấu thầu điều chỉnh của dự án được cấp quyết định đầu tư phê duyệt ngày 26/6/2000, chủ đầu tư tiến hành lập HSMT. Do không đủ số lượng cán bộ cũng như không đủ năng lực để tự thực hiện nên chủ đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn Xây dựng dân dụng Việt Nam lập HSMT và đánh giá HSDT cho các gói thầu nêu trên.
Căn cứ vào thiết kế và dự toán đã được phê duyệt, đơn vị tư vấn tiến hành lập HSMT giúp chủ đầu tư. HSMT bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về dự án và gói thầu gồm: thời gian và địa điểm thực hiện, chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện, các hồ sơ pháp lý…
- Các điều kiện tiên quyết loại bỏ hồ sơ dự thầu;
- Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
- Các yêu cầu về kỹ thuật, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
- Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng;
- Tiêu chuẩn đánh giá.
Sau khi Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư kiểm tra lại chủ đầu tư gửi HSMT đến Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và Cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
Mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu
Trong thời gian này, chủ đầu tư tiến hành đăng báo thông báo mời thầu trong ba số liên tiếp. Sau khi HSMT được phê duyệt, ngày 7/7/2000 chủ đầu tư tiến hành bán HSMT cho các nhà thầu đến đăng ký mua.
Trong thời gian các nhà thầu chuẩn bị HSDT, đơn vị tư vấn giúp chủ đầu tư xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá HSDT (gọi tắt là bảng điểm), bảng điểm bao gồm các tiêu chí được xây dựng căn cứ theo các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính đã nêu trong HSMT. Bảng điểm được Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt trước thời điểm mở thầu.
Ngày 24/7/2000 có 07 nhà thầu nộp HSDT, ngày 25/7/2000 chủ đầu tư tiến hành mở thầu công khai có sự tham gia của đại diện đơn vị tư vấn đấu thầu, đại diện cấp quyết định đầu tư và đại diện các nhà thầu tham dự. Sau khi mở thầu, chủ đầu tư sẽ ký tắt vào các trang bản gốc của các HSDT, một bộ bản sao của các HSDT được bàn giao cho đơn vị tư vấn để tiến hành đánh giá HSDT, các bộ còn lại sẽ được chủ đầu tư lưu theo chế độ mật.
Đánh giá hồ sơ dự thầu
Sau khi đánh giá sơ bộ các HSDT, trong số 07 hồ sơ dự thầu tham dự có 03 hồ sơ dự thầu bị loại bỏ do không đủ điều kiện về năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của HSMT. Còn lại 04 HSDT đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm được đơn vị tư vấn đưa vào đánh giá chi tiết.
Trong phần đánh giá chi tiết 04 HSDT, cả 04 HSDT đều đạt đủ điểm kỹ thuật và được đưa vào đánh giá ở bước tiếp theo là bước đánh giá về giá dự thầu của các HSDT.
Sau khi xác định giá đánh giá của 04 HSDT thì HSDT của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng có giá đánh giá thấp nhất và được đơn vị tư vấn kiến nghị là đơn vị trúng thầu. Ngày 29/9/2000, đơn vị Tư vấn lập báo cáo đánh giá HSDT và báo cáo kết quả với chủ đầu tư. Chủ đầu tư kiểm tra lại và làm tờ trình Phòng Đầu tư thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt vào ngày 19/10/2000.
Thẩm định kết quả đấu thầu:
Phòng Đầu tư xây dựng tiếp nhận toàn bộ hồ sơ và tiến hành thẩm định. Do số lượng cán bộ ít nên kết quả đấu thầu chỉ do một kỹ sư xây dựng thẩm định và một kỹ sư kinh tế xây dựng kiểm tra lại trước khi trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định:
- Các căn cứ pháp lý của việc tổ chức đấu thầu;
- Quy trình và các mốc thời gian trong quá trình tổ chức đấu thầu;
- Nội dung đánh giá các HSDT của đơn vị Tư vấn.
Ngày 30/10/2000, Phòng Đầu tư xây dựng có báo cáo kết quả thẩm định kết quả đấu thầu trình cấp quyết định đầu tư. Phòng Đầu tư xây dựng báo cáo kết quả thẩm định như sau:
- Gói thầu đủ cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu;
- Quy trình và các mốc thời gian nhìn chung là đảm bảo, riêng thời gian đánh giá HSDT quá dài, vượt quy định của nhà nước. Tổng thời gian đánh giá HSDT kể từ ngày mở thầu đến ngày chủ đầu tư có báo cáo trình kết quả đấu thầu lên Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt là 86 ngày, vượt quy định của Nhà nước 26 ngày (quy định của Nhà nước thời gian đánh giá HSDT ≤ 60 ngày).
- Về nội dung đánh giá HSDT có phát hiện ra một số thiếu sót của đơn vị đánh giá HSDT như:
+ Một số nội dung đơn vị tư vấn cho điểm chưa được công bằng và chính xác;
+ Riêng phần kính khung nhôm TUNG KUANG của Tổng công ty xây dựng Sông Đà tính theo báo giá của Đại lý cung cấp đã bao gồm các phụ kiện, thuế giá trị gia tăng (VAT), cả công lắp đặt tại công trình. Nhưng khi tính giá chào thầu lại tính thêm 1 lần thuế giá trị gia tăng (VAT) nữa có nghĩa là toàn bộ phần kính khung nhôm TUNG KUANG tính 2 lần thuế VAT vì vậy phải trừ đi 1 giá trị thuế VAT.
+ Phần xác định giá đánh giá của các HSDT chưa được chi tiết, rõ ràng và chính xác nên cán bộ thẩm định đã xác định lại phần giá đánh giá của cả 04 HSDT này.
Tuy nhiên kết quả thẩm định vẫn trùng với kết quả của đơn vị tư vấn đã đánh giá và ngày 30/10/2000, Phòng Đầu tư xây dựng đã lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu và kiến nghị cấp quyết định đầu tư xem xét phê duyệt kết quả đấu thầu theo kết quả đơn vị tư vấn đã đánh giá và chủ đầu tư đã trình duyệt.
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư tiến hành thông báo kết quả đấu thầu đến tất cả các nhà tham dự đấu thầu và mời đơn vị trúng thầm đến thương thảo hợp đồng. Quá trình thực hiện về mặt thời gian của gói thầu được tóm tắt trong Phụ lục 4.
+ Gói thầu số 2: Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét của dự án Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dự án Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được đầu tư theo quyết định số 1608A/QĐ-KHXH ngày 21/10/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam gồm một tòa nhà trưng bày 3 tầng và các khu trưng bày ngoài trời nhằm giới thiệu các nên văn hóa của các nước Đông Nam Á. Tại thời điểm tổ chức đấu thầu gói thầu nêu trên, chủ đầu tư của dự án là Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Để quản lý thực hiện dự án thì chủ đầu tư áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy của mình để quản lý dự án mà giúp việc trực tiếp có một kỹ sư xây dựng và một kế toán.
Đây là gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển trước nên căn cứ vào thiết kế và dự toán đã được phê duyệt, đơn vị tư vấn tiến hành lập HSMST giúp chủ đầu tư. Sau khi bộ phận giúp việc giúp chủ đầu tư kiểm tra lại chủ đầu tư gửi Phòng Đầu tư xây dựng thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
HSMST bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu khái quát về dự án._.
- Giai đoạn phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
+ Thời gian phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu.
+ Tính đúng đắn của quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.
+ Quá trình thương thảo hoàn thiện hợp đồng và xử lý các tình huống phát sinh.
- Tiến độ thi công và thời gian thực hiện gói thầu.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đấu thầu
Quản lý chất lượng công tác đấu thầu cần được quán xuyến xuyên suốt từ khi lập dự án, thiết kế, dự toán, lập hồ sơ mời thầu và trong suốt quá trình đấu thầu cho đến khi gói thầu được thực hiện xong. Đặc biệt chú ý quản lý chất lượng trong giai đoạn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu:
- Quản lý chất lượng hồ sơ mời thầu: nhằm phát hiện được những sai sót trong thiết kế, dự toán và hồ sơ mời thầu, những vấn đề bất cập và khiếm khuyết kỹ thuật.
- Quản lý chất lượng đánh giá hồ sơ dự thầu: đây là quá trình chiếm nhiều thời gian, công sức, tiền của và dễ phát sinh tiêu cực do quá trình đánh giá không tuân thủ đúng các quy định của kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và không theo trình tự quy định. Các chủ thể tham gia và vai trò của cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng đấu thầu.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công tác đấu thầu cần làm tốt một số vấn đề sau:
- Trước hết các cán bộ tham gia trong quá trình tổ chức đấu thầu phải đủ về số lượng, phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn theo quy định, tránh tình trạng như hiện nay đội ngũ làm việc vừa thiếu số lượng, vừa thiếu năng lực và yếu hoặc không có chuyên môn.
- Các chủ đầu tư cần thiết lập đủ và đúng quy định về hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát chặt chẽ chất lượng quá trình tổ chức đấu thầu.
- Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu phải đưa ra yêu cầu cụ thể về trách nhiệm của tư vấn về chất lượng sản phẩm tư vấn của mình.
- Chủ đầu tư phải chủ động phối hợp với các đơn vị tư vấn và các bộ phận liên quan giải quyết vướng mắc, thay đổi phát sinh trong quá trình tổ chức đấu thầu, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm trong công tác tổ chức đấu thầu không để xẩy ra tình trạng tiêu cực trong đấu thầu.
3.3. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách để tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trải qua nhiều lần thay đổi cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cũng như quản lý đấu thầu, bắt đầu từ Quyết định 217-HĐBT (1985), Quyết định 60-BXD/VKT (1994), tiếp đến các Nghị định số 43/CP (1996), số 93/CP (1997), số 88/1999/NĐ-CP (1999), Nghị định 14/2000/NĐ-CP (2000), Nghị định 66/2003/NĐ-CP (2003). Hiện nay là Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11(2005) và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 111/2006/NĐ-CP (2006) đang còn hiệu lực thi hành.
Nhìn chung từ khi có Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, nhiều thủ tục hành chính trong quá trình tổ chức đấu thầu được đơn giản hóa. Nhờ đó công tác đấu thầu trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng rộng rãi hơn, quá trình tổ chức đấu thầu được thực hiện nghiêm túc hơn, nâng cao được hiệu quả trong đấu thầu, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, rất tích cực của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, hiện nay nhiều nội dung nêu trong các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn chưa phù hợp với thực tế. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu là rất cần thiết. Ngoài ra, hiện nay các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa được sát với thực tế thực hiện dẫn đến thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, cần nhân rộng hình thức lấy ý kiến rộng rãi các văn bản hướng dẫn thi hành để tính pháp lý cao hơn, thời gian hiệu lực pháp lý dài hơn.
3.3.1 Quy định cụ thể hơn quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể trong đấu thầu
3.3.1.1. Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho chủ đầu tư
- Do không nhận thức rõ về quyền hạn và trách nhiệm của mình mà một số chủ đầu tư đã vi phạm các Nghị định, Quy chế về đấu thầu khi áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng. Đôi khi các chủ đầu tư không sát sao và quyết đoán trong công việc, đùn đẩy hoặc ỷ lại các tình huống khó khăn khó lên cấp trên. Vì vậy, cơ quan quản lý phải giao trách nhiệm cho chủ đầu tư khi gặp các tình huống đó thì tự quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư cũng như Pháp luật về các quyết định của mình miễn là các quyết định đó làm nâng cao hiệu quả đấu thầu và không trái với các quy định của Nhà nước.
- Cũng cần quy định cụ thể các tiêu chí và điều kiện đối với chủ đầu tư để đảm bảo chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về đấu thầu.
3.3.1.2. Thành lập các ban quản lý dự án
- Các công trình đầu tư xây dựng có quy mô lớn nhất thiết phải thành lập ban quản lý dự án riêng, tách rời khỏi cơ quan hành chính sự nghiệp sau này sẽ sử dụng công trình, không thực hiện theo phương thức kiêm nhiệm. Đồng thời trong ban quản lý dự án phải có bộ phận có đủ năng lực, kinh nghiệm để tổ chức đấu thầu cho dự án.
- Cần quy định rõ các tiêu chí về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm, bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng cán bộ làm công tác đấu thầu, tránh tình trạng như hiện nay đội ngũ làm việc trong công tác này vừa thiếu số lượng vừa thiếu năng lực vừa yếu hoặc không có chuyên môn. Điều này có ý nghia rất thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.
- Đặc biệt, phải quy định tiêu chuẩn của Giám đốc ban quản lý, trong đó quy định rõ Giám đốc Ban quản lý phải có nghiệp vụ về đấu thầu.
- Chính phủ cũng nên cho phép một số chủ đầu tư có thể thuê các chuyên gia trong và ngoài nước làm Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình quan trọng để tránh sai sót xẩy ra do năng lực, trình độ của một số Giám đốc Ban quản lý dự án khi tổ chức đấu thầu, nhất là những dự án phức tạp hoặc có yêu cầu công nghệ, kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại.
3.3.1.3. Tăng cường tránh nhiệm và quyền hạn của các cán bộ thẩm định đấu thầu
- Đây là đội ngũ cán bộ rất quan trọng trong công tác đấu thầu.Vì vậy, cần phải tuyển chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi chuyên môn, đủ năng lực, kinh nghiệm để hoàn thành công việc của mình. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên được đào tạo thường xuyên về công tác đấu thầu nhằm nắm bắt kịp thời các quy định của Nhà nước về đấu thầu mới được ban hành.
Cần quy định rõ các tiêu chí về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm, bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng cán bộ làm công tác thẩm định đấu thầu. Quy định rõ quyền được bảo lưu ý kiến thẩm định của mình cũng như trách nhiệm đối với các ý kiến đó.
3.3.1.4. Chế tài thưởng, phạt
- Cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đấu thầu khi để xẩy ra tình trạng tổ chức đấu thầu không đúng quy định, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu sai nguyên tắc, đánh giá hồ sơ dự thầu không công bằng làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu thầu do vi phạm các quy định về đấu thầu. Nói chung, phải có chế tài ràng buộc đối với tất cả các cấp, các ngành và các cá nhân được phân cấp và uỷ quyền ở tất cả các khâu, từ thiết kế dự toán, kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, giám sát và kiểm tra công tác đấu thầu, quản lý thực hiện gói thầu … Cần có điều khoản về xử phạt đối với các khâu công việc sau:
- Chất lượng thiết kế, dự toán và hồ sơ mời thầu không đảm bảo chất lượng, sai sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu thầu.
- Lựa chọn hình thức đấu thầu không đúng quy định để xẩy ra tình trạng gây lãng phí và thất thoát vốn của Nhà nước.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu không khách quan, công bằng, không đúng với các tiêu chí đã được phê duyệt.
- Không đảm bảo các mốc thời gian trong đấu thầu theo đúng quy định, như: thời gian tổ chức đấu thầu không phù hợp, kéo dài các mốc thời gian trong đấu thầu.
- Cần có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác đấu thầu nhằm khuyến khích các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực trong đấu thầu.
3.3.2. Cải cách, sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính và quy trình tổ chức đấu thầu
Chính phủ cần tiếp tục cải cách bộ máy quản lý Nhà nước, nên tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm đầu mối giải quyết công việc nhằm khắc phục tình trạng bộ máy quản lý cồng kềnh song hoạt động lại thiếu hiệu quả để nâng cao năng lực hành chính.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nói chung cũng như lĩnh vực đấu thầu nói riêng mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu nhưng các văn bản này vẫn còn mới, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế thực hiện. Về cơ bản cần giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết liên quan trực tiếp tới việc kiểm tra, giám sát, xét duyệt, quyết định đối với dự án đầu tư xâ dựng cũng như đối với quá trình tổ chức đấu thầu đến mức tối đa, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai công việc được nhanh chóng theo đúng tiến độ đã được phê duyệt. Ngoài ra cần tăng cường hơn nữa việc phân cấp trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu.
- Giá gói thầu
Việc xác định giá gói thầu căn cứ theo giá dự toán hiện nay đang còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập trong quá trình tổ chức đấu thầu do giá dự toán cũng như giá gói thầu chưa được tính đến phần giá trị do trượt giá nên khi tổ chức đấu thầu xẩy ra tình trạng giá dự thầu của các nhà thầu tham dự đều vượt giá gói thầu dẫn đến phải đấu thầu lại hoặc phải điều chỉnh mất rất nhiều thời gian.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trong đó, giá dự toán xây dựng công trình đã được mở rộng rất nhiều, trước đây giá dự toán cũng như giá gói thầu được xác định căn cứ theo định mức và đơn giá của Nhà nước ban hành còn nay các định mức do Nhà nước ban hành chỉ còn mang tính chất tham khảo việc xây dựng dự toán cũng như giá gói thầu do chủ đầu tư xác định theo tình hình thực tế của từng dự án cụ thể trên cơ sở tham khảo định mức do Nhà nước ban hành và giá cả thị trường. Ngoài ra, giá dự toán cũng như giá gói thầu còn được tính thêm phần giá trị dự phòng do trượt giá. Vì vậy, khi tổ chức đấu thầu sẽ hạn chế được tình trạng giá trúng thầu vượt giá gói thầu đã được phê duyệt, rất phù hợp với thực tế khi triển khai tổ chức đấu thầu.
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức triển khai theo tinh thần Nghị định nêu trên hầu như chưa được các chủ đầu tư thực hiện do còn nhiều khó khăn, trong đó là việc Nhà nước chưa ban hành đủ các văn bản pháp quy tạo hành lang cho việc triển khai được thực hiện thuận lợi. Vì vậy, Nhà nước cần phải:
+ Đào tạo các kỹ sư định giá giúp các chủ đầu tư triển khai thực hiện việc lập dự toán;
+ Ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định nêu trên.
Ngoài ra các chủ đầu tư phải nhận thức đúng đắn về việc này, phải hiểu trách nhiệm của mình khi xác định giá dự toán công trình để nâng nâng cao trách nhiệm và tăng cường lực đội ngũ cán bộ quản lý dự án.
- Phân cấp thẩm định và phê duyệt đấu thầu, đi đôi với việc nâng cao trách nhiệm của người phê duyệt
Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ phê duyệt Kế hoạch đấu thầu của dự án còn lại tất cả quá trình tổ chức đấu thầu như: Hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu… nên phân cấp cho chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư cũng như trước pháp luật về quyết định của mình.
Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, nếu tổ chức đấu thầu không đúng quy định gây ra tình trạng lãng phí vốn đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mặt khác, Chính phủ cần phân cấp, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng gắn với quyền và trách nhiệm của cấp quyết định đầu tư, phải rõ vai trò “nhạc trưởng” của cấp quyết định đầu tư và trách nhiệm của các bộ phận khác liên quan.
Cần ban hành các chế tài xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với các cá nhân, tập thể có hành vi sai phạm quy định về quản lý dự án đầu tư nói chung, quản lý đấu thầu nói riêng.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển một cách toàn diện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung và công tác đấu thầu nói riêng của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đòi hỏi ngày một tốt hơn. Với mong muốn góp phần mình vào công tác quản lý đầu tư xây dựng của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam”.
Bằng cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài đã đi sâu tìm hiểu, hệ thống hóa chọn lọc và rút ra những vấn đề cơ bản về lý luận và kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích, kiến nghị hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã chú ý làm rõ thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đi sâu, tìm hiểu phân tích làm rõ những mặt được, mặt chưa được và các nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về phương pháp luận và thực trạng công tác tổ chức đấu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập tài liệu có liên quan, trình độ và khả năng nghiên cứu còn hạn chế cũng như kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân, bản luận văn không thể trách khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo về công tác quản lý đấu thầu số 797 BKH/QLĐT ngày 13/2/2004, Hà Nội.
Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.
Chính phủ (2004), Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Chính phủ (2006), Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Hà Nội.
Chính phủ (2007), Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
Chính phủ (2008), Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
Chính phủ (2008), Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 05/5/5008 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Hà Nội.
Nguyễn Lê Phong (2007), Vài nét về công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam thời gian qua và hiện nay, Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 2/2007, Hà Nội.
Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Hà Nội.
Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Hà Nội.
Nguyễn Thị Tiệp (1999), Hoàn thiện chế độ đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông đường bộ quốc gia ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ.
Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 289/TTg ngày 15/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư Tổ hợp công trình “Viện Thông tin KHXH - Thư viện tổng hợp - Viện Khoa học xã hội Việt Nam”, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 76/2005/QĐ-TTg ngày 11/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.
Trung tâm KHXH & NVQG (2000), Kế hoạch đấu thầu Tổ hợp công trình “Viện Thông tin KHXH - Thư viện tổng hợp – Trung tâm KHXH & NVQG”, Hà Nội.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2001), Báo cáo tình hình công tác đấu thầu năm 2000 của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2002), Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 và Phương hướng công tác năm 2002 của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2003), Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và Phương hướng công tác năm 2003 của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2000), Kế hoạch đấu thầu Tổ hợp công trình: Viện Thông tin KHXH, Thư viện tổng hợp, Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia (điều chỉnh), Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2003), Viện Khoa học xã hội Việt Nam 50 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và Phương hướng công tác năm 2004 của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và Phương hướng công tác năm 2005 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Báo cáo tình hình công tác đấu thầu của Viện khoa học xã hội Việt Nam 2001 – 2005, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và Phương hướng công tác năm 2006 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Báo cáo tình hình công tác đấu thầu năm 2006 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và Phương hướng công tác năm 2007 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Quyết định số 658/QĐ-KHXH ngày 07/7/2006 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Quyết định số 856/QĐ-KHXH ngày 31/8/2006 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án Trung tâm Phân tích và Dự báo, Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
HSDST
Hồ sơ dự sơ tuyển
HSDT
Hồ sơ dự thầu
HSMST
Hồ sơ mời sơ tuyển
HSMT
Hồ sơ mời thầu
KHĐT
Kế hoạch đấu thầu
KHXH
Khoa học xã hội
KHXH & NV
Khoa học xã hội và nhân văn
NVQG
Nhân văn quốc gia
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1
Quy trình tổ chức đấu thầu
22
Sơ đồ 1.2
Quy trình tổ chức sơ tuyển nhà thầu
23
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
31
Phụ lục 1
Tổng hợp công tác đầu thầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 - 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên gói thầu
Tổng hợp
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Chào hàng cạnh tranh
Chỉ định thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá trị dự toán được duyệt
Tổng giá trị trúng thầu
Giảm
Tỷ lệ giảm so với dự toán (%)
Số gói thầu thực hiện
Giá trị dự toán được duyệt
Giá trị trúng thầu
Số gói thầu thực hiện
Giá trị dự toán được duyệt
Giá trị trúng thầu
Số gói thầu thực hiện
Giá trị dự toán được duyệt
Giá trị trúng thầu
Số gói thầu thực hiện
Giá trị chỉ định thầu
Tổng số
130
122.409
115.331
7.078
5,78
7
59.327
54.794
12
35.058
34.299
30
16.976
15.190
81
11.048
1
Xây lắp
24
80.874
75.873
5.001
6,18
2
46.985
42.553
8
27.542
26.982
2
935
926
12
5.412
2
Thiết bị
45
36.908
34.848
2.060
5,58
4
10.850
10.766
4
7.516
7.317
28
16.041
4.264
9
2.501
3
Tư vấn
61
4.627
4.610
17
0,37
1
1.492
1.475
-
-
-
-
-
-
60
3.135
“Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG 2001; Viện KHXH Việt Nam 2006, 2007”
Phụ lục 2
Tổng hợp công tác đấu thầu xây lắp
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2000 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên gói thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá trị dự toán
Tổng giá trị trúng thầu
Giảm
Tỷ lệ giảm so với dự toán (%)
Tổng số
24
80.874
75.873
5.001
6,18
1
Đấu thầu rộng rãi
2
46.985
42.553
4.432
9,43
2
Đấu thầu hạn chế
8
27.542
26.982
560
2,03
3
Chào hàng cạnh tranh
2
935
926
9
0,96
4
Chỉ định thầu
12
5.412
5.412
-
-
“Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG 2001; Viện KHXH Việt Nam 2006, 2007”
Phụ lục 3
Tóm tắt các gói thầu xây lắp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2006
Gói thầu số
Tên gói thầu
Tên dự án
Địa điểm thực hiện
Giá trị gói thầu
(Triệu đồng)
Hình thức đấu thầu
Phương thức đấu thầu
Thời gian thực hiện
Nguồn vốn
1
Hoàn thiện, điện, nước.
Tổ hợp công trình Viện Thông tin KHXH, Thư viện Tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
14.634
Đấu thầu rộng rãi
1 túi hồ sơ
10 đến tháng 12/2000
Ngân sách nhà nước
2
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
32.351
Đấu thầu rộng rãi (có sơ tuyển)
1 túi hồ sơ
10 đến tháng 12/2006
Ngân sách nhà nước
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
Tổ hợp công trình Viện Thông tin KHXH, Thư viện Tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
12.798
Đấu thầu hạn chế
1 túi hồ sơ
10 đến tháng 12/2000
Ngân sách nhà nước
4
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước
Trung tâm Phân tích và Dự báo
Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
4.617
Đấu thầu hạn chế
1 túi hồ sơ
7 đến tháng 9/2006
Ngân sách nhà nước
5
Bổ sung nội thất phòng làm việc
Đầu tư chiều sâu Viện Kinh tế học (nay là Viện Kinh tế Việt Nam)
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
205
Chào hàng cạnh tranh
1 túi hồ sơ
12/2002
Ngân sách nhà nước
6
Phá dỡ cây cối, san nền, hệ thống cấp thoát nước
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
730
Chào hàng cạnh tranh
1 túi hồ sơ
12/2002
Ngân sách nhà nước
“Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG 2001; Viện KHXH Việt Nam 2006, 2007”
Phụ lục 4
Quá trình tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp về mặt thời gian
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2006
Gói thầu số
Tên gói thầu
Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Thông báo mời thầu
Bán HSMT
Nộp HSDT (đóng thầu)
Mở thầu
Trình duyệt kết quả đấu thầu
Phê duyệt kết quả đấu thầu
1
Hoàn thiện, điện, nước.
26/6/00
24/7/00
7/7/00
24/7/00
25/7/00
18/10/00
1/11/00
2
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét
7/7/06
1/9/06
11/9/06
26/9/06
26/9/06
11/10/06
26/10/06
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
26/6/00
3/11/01
15/11/01
5/12/01
5/12/01
18/12/01
21/12/01
4
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước Trung tâm Phân tích và Dự báo
31/8/06
06/9/06
15/9/06
29/9/06
29/9/06
13/10/06
17/10/06
5
Bổ sung nội thất phòng làm việc
28/8/02
11/12/02
11/12/02
13/12/02
14/12/02
16/12/02
16/12/02
6
Phá dỡ cây cối, san nền, hệ thống cấp thoát nước
20/11/02
5/12/02
5/12/02
10/12/02
10/12/02
11/12/02
12/12/02
“Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG 2001; Viện KHXH Việt Nam 2006, 2007”
Phụ lục 5
Tóm tắt kết quả đấu thầu và kết quả thực hiện các gói thầu xây lắp
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2006
Gói thầu số
Tên gói thầu
Tên dự án
Giá trị Dự toán (Triệu đồng)
Giá trị Trúng thầu (Triệu đồng)
Giảm (Triệu đồng)
Tỷ lệ giảm so với dự toán (%)
Giá trị quyết toán (Triệu đồng)
Phát sinh (Triệu đồng)
Thời gian thực hiện gói thầu (tháng)
Kế hoạch
Hợp đồng
Thực tế
1
Hoàn thiện, điện, nước
Tổ hợp công trình Viện Thông tin KHXH, Thư viện Tổng hợp, Viện KHXH
Việt Nam
14.634
11.531
3.103
21,20
13.888
+2.357
13
9
50
2
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước; hệ thống chống sét
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
32.351
31.022
1.329
4,11
Đang thực hiện
-
27
25
-
3
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
Tổ hợp công trình Viện Thông tin KHXH, Thư viện Tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
12.798
12.757
41
0,32
14.383
+1.626
6
5
30
4
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước
Trung tâm Phân tích và Dự báo
4.617
4.580
37
0,8
4.760
+180
13
7
7
5
Bổ sung nội thất phòng làm việc
Đầu tư chiều sâu Viện Kinh tế học (nay là Viện Kinh tế Việt Nam)
205
200
5
2,44
200
0
30 ng
12 ng
12 ng
6
Phá dỡ cây cối, san nền, hệ thống cấp thoát nước
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
730
726
4
0,55
731
+1
30 ng
30 ng
18 ng
“Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG 2001; Viện KHXH Việt Nam 2006, 2007”
PHỤ LỤC 6
KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU DỰ ÁN MỞ RỘNG BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Số gói thầu
Tên gói thầu
Giá gói thầu ( đồng )
Nguồn vốn
Phơng thức đầu thầu
Hình thức lựa chọn Nhà thầu
Thời gian tổ chức đấu thầu
Hình thức hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng
I
GÓI THẦU THI CÔNG XÂY LẮP
1
Móng, thân, hoàn thiện và điện nước, hệ thống chống sét tia tiên đạo công nghệ phát xạ sớm Pulsar 45, nối đất an toàn điện
32,350,966,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu rộng rãi trong nước (có sơ tuyển)
Quý III/2006
Theo đơn giá
27 tháng (từ tháng 9/2006)
2
Chống mối tòa nhà
811,371,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu hạn chế trong nước.
Quý IV/2006
Theo đơn giá
27 tháng
3
Điện chiếu sáng ngoài nhà
166,650,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý III/2008
Trọn gói
02 tháng
4
Các công trình phụ trợ: Sân, vườn, hàng rào …
1,222,100,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu hạn chế trong nước.
Quý III/2008
Theo đơn giá
13 tháng
5
Các công trình phục vụ công cộng: Phá dỡ công trình cũ, cải tạo công trình mới ( Nhà ăn giải khát, Nhà thường trực, nhà bán hàng lu niệm…)
1,333,200,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu hạn chế trong nước.
Quý IV/2007
Theo đơn giá
13 tháng
II
GÓI THẦU THIẾT BỊ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
1
Hệ thống điều hòa trung tâm, điều hòa cục bộ
7,719,919,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu rộng rãi trong nước.
Quý II/2007
Trọn gói
15 tháng
2
Thang máy cho khách loại 1.000 kg ( 03 cái ) và thang máy vận chuyển hiện vật loại 3.000kg (1cái )
3,365,400,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu rộng rãi trong nước.
Quý II/2007
Trọn gói
15 tháng
3
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy và báo động chống chộm
1,165,698,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đầu thầu hạn chế trong nước.
Quý III/2007
Trọn gói
12 tháng
4
Trang thiết bị và nội thất trng bày
15,840,000,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đầu thầu hạn chế trong nước.
Quý I/2008
Trọn gói
12 tháng
5
Thông tin liên lạc
200,000,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu, trong nước.
Quý II/2008
Trọn gói
01 tháng
6
Hệ thống thiết bị nghe nhìn
1,000,000,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chào hàng cạnh tranh trong nước.
Quý II/2008
Trọn gói
12 tháng
7
Thiết bị bảo quản
1,650,000,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chào hàng cạnh tranh trong nước.
Quý II/2008
Trọn gói
08 tháng
8
Trạm biến áp 630 KVA và máy bơm nớc
700,000,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý I/2007
Trọn gói
02 tháng
9
Máy phát điện dự phòng 600 KVA - 380/220V-50HZ
800,000,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chào hàng cạnh tranh trong nước.
Quý II/2008
Trọn gói
08 tháng
III
GÓI THẦU TƯ VẤN
1
Thí nghiệm nén tĩnh cọc
77,186,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý IV/2006
Trọn gói
01 tháng
2
Thiết kế phí
1,135,045,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Thi tuyển
Đã thực hiện
Tỷ lệ phần trăm
Đã thực hiện
3
Thẩm định thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán
84,122,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Đã thực hiện
Tỷ lệ phần trăm
Đã thực hiện
4
Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp
63,345,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý III/2006
Tỷ lệ phần trăm
02 tháng
5
Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu Thiết bị
71,488,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý II/2007
Tỷ lệ phần trăm
02 tháng
6
Kiểm toán
55,402,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý I/2008
Tỷ lệ phần trăm
27 tháng
7
Kiểm định chất lợng công trình
73,440,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý III/2008
Tỷ lệ phần trăm
27 tháng
8
Giám sát thi công xây dựng công trình
582,073,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Đấu thầu hạn chế trong nước.
Quý III/2006
Tỷ lệ phần trăm
27 tháng
9
Giám sát thi công lắp đặt thiết bị
169,546,000
Ngân sách
1 túi hồ sơ
Chỉ định thầu trong nước.
Quý III/2007
Tỷ lệ phần trăm
12 tháng
Tổng cộng
70,636,951,000
“Nguồn: Viện Khoa học xã hội Việt Nam 2006”
Phụ lục 7
Tóm tắt các gói thầu chỉ định thầu của Viện KHXH Việt Nam
trong giai đoạn 2000 đến 2006
Đơn vị: triệu đồng.
TT
Tên gói thầu
Tên dự án
Địa điểm
Giá trị chỉ định thầu
Thời gian thực hiện
1
Phòng chống mối
Tổ hợp công trình: Viện Thông tin KHXH, Thư viện tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình,
Hà Nội
106
1/2000
2
Xây lắp mạng thông tin
Tổ hợp công trình: Viện Thông tin KHXH, Thư viện tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình,
Hà Nội
594
11/2000
3
Phòng chống mối
Thư viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh
Lý Tự Trọng, quận I,
Hồ Chí Minh
74
10/2001
4
Lắp đặt thiết bị
ĐTCS Viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện KHXH vùng Nam bộ)
49 Nguyễn Thị Minh Khai, quận I,
Hồ Chí Minh
85
10/2001
5
Xây vỏ trạm biến áp
Kho tư liệu Hán Nôm
183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội
432
11/2001
6
Hàng rào tạm
Mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
97
9/2002
7
Cây xanh
Tổ hợp công trình: Viện Thông tin KHXH, Thư viện tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
Số 1 Liễu Giai, Ba Đình,
Hà Nội
334
11/2004
8
Lắp đặt thiết bị
ĐTCS Thư viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh
34 Lý Tự Trọng, quận I,
Hồ Chí Minh
92
12/2004
9
Thiết kế, thi công
Nhà mái che tạm thời khu di tích Hoàng Thành Thăng Long
18 Hoàng Diệu, Ba Đình,
Hà Nội
2.604
4/2005
10
Điện chiếu sáng sân vườn
Tổ hợp công trình: Viện Thông tin KHXH, Thư viện tổng hợp, Viện KHXH Việt Nam
1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
292
11/2005
11
Phòng chống mối
Trung tâm Phân tích và Dự báo
Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
86
12/2006
“Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG 2001; Viện KHXH Việt Nam 2006, 2007”
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-61.doc