LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới với nhiều thách thức, đòi hỏi sự phát triển với những tiến bộ vượt bậc sắp tới. Một trong những yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại chính là cạnh tranh. “Không có sự cạnh tranh thì không có sự phát triển”. Một sinh vật không cạnh tranh để vươn lên thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì sẽ trở nên yếu đuối và sẽ bị đào thải. Một cơ chế kinh tế không tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ dẫn đến một nền kinh tế trì t
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rệ, xuống dốc.
Đấu thầu chính là sản phẩm của cạnh tranh. Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh lành mạnh, nó đảm bảo cho việc đầu tư xây dựng đạt được hiệu quả cao và do đó nó đang trở thành một phương thức chủ yếu của quá trình giao nhận thầu hiện nay.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng điện năng ở khu vực Hà Nội ngày càng tăng cao. Vì vậy, công tác đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp phát triển lưới điện Hà Nội được coi là nhiệm vụ trọng tâm của BQLDA - Công ty Điện lực Hà Nội. Để thực hiện các dự án đạt hiệu quả cao nhất, BQLDA đã chọn phương thức đấu thầu làm phương thức chính.
Trong quá trình thực hiện, BQLDA đã đạt được những thành tựu đáng kể, quản lý và vận hành nhiều công trình góp phần ổn định lưới điện,bên cạnh đó, còn có một số tồn tại trong quá trình thực hiện dự án và nổi bật là công tác tổ chức đấu thầu.
Trong thời gian thực tập tại BQLDA - Công ty Điện lực Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của các anh chị phòng Kế hoạch, em đã thấy được tầm quan trọng to lớn của công tác đấu thầu, những hạn chế thực tế trong công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA, cùng với sự chỉ bảo tận tình của T.S Ngô Kim Thanh, em đã tập trung tìm hiểu và chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở bài và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực Hà Nội
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA - Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA – Công ty Điện lực Hà Nội
Em mong rằng luận văn của mình sẽ góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA
Do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn giúp hoàn thiện luận văn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Cẩm Vân
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội
1. Lịch sử hình thành - phát triển của Công ty
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp gấp rút tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II để bù đắp lại các tổn phí chiến tranh và khôi phục nền kinh tế hết sức khó khăn của mình. Để phục vụ cho công cuộc kinh doanh của người Pháp ở Việt Nam, nhà máy Yên Phụ đã được xây dựng từ năm 1925 đến 1932 với 4 lò, 4 nồi hơi, hai tuốc bin công suất 3756 KW. Năm 1933 nhà máy được đạt thêm 4 lò, 4 nồi hơi, 1 tuốc bin công suất 7500 KW. Do nhu cầu phát triển ngày càng tăng cộng với việc kinh doanh có hiệu quả nên vốn cổ phần hầu hết đã trả hết cho cổ đông, đồng thời Công ty cũng tiến hành đầu tư thêm nên đến ngày 24/2/1930 SIE đã hùn vốn xây dựng thêm nhà máy điện Yên Phụ với công suất thiết kế là 22500 KW, đồng thời nhà máy điện Bờ Hồ được tháo dỡ. Để truyền tải điện năng đi xa, chiều dài dây cao thế trên không khoảng 633 km và 42 km cáp ngầm ở nội thành Hà Nội. Kể từ ngày 18/11/1933 nhà máy điện Bờ Hồ đã bỏ hẳn chức năng phát điện trở thành trụ sở quản lý và phân phối điện của Công ty điện khí Hải Dương.
Thời kì 1955-1960:
Trước năm 1945, toàn thành phố Hà Nội chỉ có 80 trạm biến áp với công suất sử dụng khoảng 7500 KW và sản lượng điện tiêu thụ tối đa trong cả năm khoảng 20 triệu KWh. Sau khi hòa bình lập lại (1945) Hà Nội chuyển từ thành phố tiêu thụ điện sang thành phố sản xuất điện và bắt tay vào xây dựng những cơ sở đầu tiên của công nghiệp non trẻ này. Đến cuối năm 1945, điện thương phẩm của Hà Nội là 17,2 triệu KWh. Lưới điện còn rất nhỏ bé chỉ có khoảng 319 km dây hạ thế các loại. Toàn bộ công nhân là 716 người trong đó công nhân nhà máy điện Yên Phụ là 253 người và nhà máy điện Bồ Hồ là 463 người.
Từ năm 1961 – 1965:
Thời kỳ này ngành điện được ưu tiên phát triển với tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 6,9 % tổng số vốn đầu tư của nến kinh tế quốc dân. Nhiều nhà máy nhiệt điện mới được xây dựng và đưa vào hoạt động. Sở điện lực Hà Nội được giao quản lý trạm 110 KV Đông Anh và phần lớn đường dây 110 KV (xưởng phát điện Yên Phụ được tách ra để thành lập nhà máy điện Yên Phụ). Tính đến năn 1965, 10 năm sau hòa bình lặp lại, sản lượng điện thương phẩm mà Sở điện lực Hà Nội phân phối được là 251, 5 triệu KWh (riêng khu vực Hà Nội là 182, 5 triệu KWh ) gấp 12 lần so với năm 1954.
Trong những năm 1966-1972, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Sở Điện lực Hà Nội cùng các trạm biến áp điện là một trong những mục tiêu ném bom của giặc Mỹ. Nhưng với khẩu hiệu “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, cán bộ công nhân viên ngành điện cùng với nhân dân Thủ đô đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ máy móc thiết bị. Hàng năm tấn máy móc thiết bị và các trạm trung gian được di chuyển đến nơi an toàn. Trên một chục trạm phát điện Diezel được xây dựng rải rác ở những nơi quan trọng với công suất gần bằng nhà máy điện Yên Phụ nhằm hỗ trợ kịp thời khi lưới điện bị đánh phá. Hàng loạt đường dây cao thế đã trở về các xã ngoại thành để phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Những năm 1973-1975 là giai đoạn khôi phục và phát triển miền Bắc, nhà máy điện Yên Phụ và các trạm biến thế vừa được sửa chữa, vừa phát triển vừa truyền tải điện năng nhằm duy trì liên tục dòng điện Thủ đô. Năm 1973, điện thương phẩm do Sở Điện lực Hà Nội cấp đã lên tới 286, 9 triệu KWh (riêng khu vực Hà Nội là 198, 3 triệu KWh) tăng gần 100 triệu KWh so với năm 1972.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, ngành điện nói chung và Sở Điện lực Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đó là sự mất cân đối quan trọng giữa nguồn điện, phụ tải, giữa nguồn và lưới điện, máy móc thiết bị rệu rã do không được sửa chữa bảo dưỡng định kỳ, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu phương tiện thông tin liên tục và phương tiện vận tải. Khắc phục khó khăn, cán bộ công nhân viên Sở Điện lực Hà Nội đã từng bước cố gắng tu sửa, sửa chữa và khôi phục lại các trạm điện cũ như Đông Anh… xây dựng mới và đưa vào vận hành các trạm điện 110 KV Chèm, Trương Định, cấp điện liên tục cho các trọng điểm của Nhà nước và phục vụ sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Nhưng do sự phát ttriển nhanh của các ngành kinh tế, từ năm 1976-1980, tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng.
Trước tình hình đó, đặt ra cho ngành điện nhiệm vụ quan trọng là ổn định các nguồn điện hiện có, đưa nhanh các nguồn điện đang xây dựng vào sử dụng đúng tiến độ phát triển đồng bộ các lưới điện truyền tải phân phối.
Từ năm 1981-1983, nguồn điện thiếu, không ổn định, lưới điện chắp vá, việc cấp điện cho Hà Nội cực kì khó khăn nhưng điện thương phẩm cuối năm vẫn đạt 604, 8 triệu KWh (riêng khu vực Hà Nội là 275, 4 triệu KWh) gấp 26, 8 lần so với năm 1954
Thời kì 1985- 1994:
Từ cuối năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô về vật tư thiết bị. Sở Điện lực Hà Nội đã tổ chức việc cải tạo và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của phụ tải và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do nguồn điện của hệ thống còn nhiều khó khăn nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định và không thỏa mãn nhu cầu. Năm 1987, khu vực nội thành chỉ đạt bình quân 330KWh/người /năm. Ở ngoại thành, chỉ một số phụ tải thiết yếu mới được cấp điện. Tới năm 1988, do nguồn điện cung cấp không tăng thêm nhưng số phụ tải liên tục phát triển nên việc cung cấp điện còn khó khăn hơn năm 1987.
Từ cuối năm 1989, các tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình lần lượt đi vào hoạt động, nguồn cung cấp cho Thủ Đô dần được đảm bảo. Để đáp ứng nhu cầu cấp điện cho các phụ tải, Sở Điện lực Hà Nội đã phải tập trung cải tảo và phát triển lưới điện đảm bảo cân đối giữa nguồn điện và lưới điện. Sở Điện lực Hà Nội cũng đã cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế phân phối đến từng hộ gia đình, giảm tổn thất điện năng. Đến năm 1994, Sở Điện lực Hà Nội đã cung cấp ổn định cho Thủ đô 1.432, 4 triệu KWh điện với tỉ lệ tổn thất 21,79% và doanh thu bán điện đạt gần 530 tỷ đồng. Điện thương phẩm cấp cho thành phố tăng 63, 8 lần so với năm 1954.
Từ năm 1994 đến nay:
Năm 1995, Đảng và Nhà nước có chủ trương tách Bộ Năng lượng ra thành Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Than Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp; để phát huy vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Sở Điện lực Hà Nội đã được tách ra khỏi Công ty Điện lực I, theo quyết định số 381NL/TCCBLĐ ngày 8/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc thành lập Công ty Điện lực Hà Nội, với số vốn ban đầu là 162.155.000.000 đồng VN. Trong đó:
Vốn cố định: 157.171.000.000 đồng VN.
Vốn lưu động: 4.984.000.000 đồng VN.
Tên doanh nghiệp: Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch: Ha Noi Power Company.
Tên viết tắt: Hanoi PC.
Trụ sở giao dịch: 69 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 84.4.8256914* Fax: 84.4.8267016
Email: hanoipc@evn.com.vn
Website: www.hanoipc.evn.com.vn
Tổng đài dịch vụ khách hàng: 992000
Giấy phép kinh doanh số 110004 ngày 17/7/1995 của Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội.
Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ban hành kèm theo quyết định 181 ĐVN /HĐQL của Hội đồng quản lý Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ngày 24/03/1995.
Công ty Điện lực Hà Nội là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện nhằm đối với sự phát triển chính trị, kinh tế - văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng cũng như đời sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân Thủ đô.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4 kV đến 110 kV, đang trực tiếp vận hành quản lý 17 trạm 110 kV với tổng công suất 1413 MVA. Tính đến 31/12/2004, Công ty có 583.783 khách hàng mua điện, tăng 61.989 khách hàng so với năm 2003.
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực của chính mình, Công ty sẽ vượt qua mọi khó khăn và thử thách của cơ chế thị trường để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà mình đề ra với mục tiêu hoạt động là: “ Luôn thỏa mãn mọi yêu cầu cung cấp cho khách hàng với chất lượng cấp cao, dịch vụ cung cấp”.
2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức - Công ty Điện lực Hà Nội.
2.1. Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty có các đơn vị trực thuộc hoạt động trong phạm vi thành phố Hà Nội, chuyên về sản xuất kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế –xã hội gồm các lĩnh vực:
Kinh doanh điện năng.
Tư vấn thiết kế điện.
Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện.
Xây lắp các công trình điện đến 110 kV.
Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp Quận Huyện.
Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dung.
Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng.
Kinh doanh bất động sản: cho thuê đất, cho thuê nhà ở, cho thuê kho bãi.
Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
Quản lý bất động sản.
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
Xây dựng công trình.
Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
Hoàn thiện các công trình xây dựng.
Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm theo người điều khiển.
Các dịch vụ khác về điện.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Điện lực Hà Nội
Nhằm thực hiện tốt các hoạt đông trong Công ty, Công ty Điện lực TP Hà Nội đã xây dựng bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Ban lãnh đạo gồm có:
Giám đốc là người đại diện cho Công ty trước cơ quan cấp n và pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó Giám đốc phụ trách 3 mảng chính là kỹ thuật, kinh doanh và đầu tư xây dựng.
Các phòng ban chức năng:
Công ty có 16 phòng ban chính. Các phòng ban dó có chức năng: tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo các công tác như văn phòng, kế hoạch, kỹ thuật, …và hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện.
Ngoài các phòng ban trên, Công ty còn có các bộ phận khác phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty là: Các Điện lực Quận Huyện, Trung tâm thiết kế điện, Trung tâm khoa học công nghệ và máy tính, Xưởng sửa chữa công tơ, Đội thí nghiệm, Xí nghiệp quản lý lưới điện 110kV, Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội, Xí nghiệp xây lắp điện.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty (Sơ đồ 1):
2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của Công ty
2.3.1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty là điện năng. Điện năng là dạng năng lượng quý, một loại vật tư kỹ thuật có tính chất chiến lược dùng làm động lực trong tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Đặc điểm của điện năng: sản xuất và sử dụng xẩy ra đồng thời, tác động với nhau tức thời cả về số lượng và chất lượng. Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, không nhìn thấy, không sờ được, không thể tích trữ được và khách hàng dùng trước trả sau. Nguồn điện phát ra từ các nhà máy điện được chuyển tải trên các đường dây cao áp từ 550 kV đến 6 kV. Điện được truyền tải về các điện lực của các tỉnh để quản lý và phân phối đến tận khách hàng thông qua hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, các trạm công suất điện phát ra. Công suất các phụ tải là điều kiện bắt buộc để giữ cho hệ thống ổn định, cung ứng điện đạt chất lượng, an toàn, liên tục.
Do đặc điểm nói trên nên điện năng cần được khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế, Công ty cần đầu tư xây dựng các công trình điện đạt chất lượng cao để đảm bảo điện được truyền tải liên tục.
2.3.2.Đặc điểm thị trường
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý và phân phối điện năng cho thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội là khu vực có mật độ dân cư cao, thành phần phụ tải đa dạng; nhu cầu điện cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, ánh sáng sinh hoạt lớn.
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Văn phòng
Phòng kế hoạch
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng bảo vệ -quân sự
Phòng KTĐN -XNK
Phòng thanh tra -pháp chế
Phòng kiểm toán nội bộ
Phòng quản lý đấu thầu
Phòng thi đua tuyên truyền
Phòng Vật tư
Phòng bảo hộ lao động
Phòng điều độ thông tin
Đội thí nghiệm
XNQL lưới điện 110KV
Ban QL dự án điện HN
Trung tâm thiết kế điện
Xí nghiệp Xây lắp điện
Phòng QL đầu tư xây dựng
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc đầu tư xây dựng
Điện lực các quận huyện
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Điện lực Hà Nội
Bảng 1: Cơ cấu tiêu thụ điện năng của Công ty:
Lĩnh vực tiêu thụ
Tỷ lệ tiêu thụ (%)
Nông nghiệp
1,19
Công nghiệp
29,59
Thương nghiệp
7,95
Quản lý và tiêu dùng
51,68
Hoạt động khác
5,98
Nguồn: Phòng Kinh doanh- Công ty
Công ty cần tập trung vật lực, nhân lực và vốn đầu tư nhằm xây dựng mới, cải tạo và phát triển để ngày càng đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng điện của nhân dân thủ đô. Trong quá trình đầu tư xây dựng thì chỉ có phương thức đấu thầu là có thể giúp Công ty hoàn thành kịp thời các công trình để nhanh chóng đưa vào sử dụng, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu điện.
2.3.3. Đặc điểm về lao động
Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp có đặc thù đặc biệt, mang tính kỹ thuật cao cùng với sự phát triển của lưới điện Hà Nội mà số lao động của Công ty cũng tăng dần với một tỉ lệ nhất định để đáp ứng kịp thời để quản lý lưới điện của Công ty được tốt hơn.
Nguồn nhân lực của Công ty luôn được bổ sung phù hợp với sự phát triển của lưới điện. Trong 10 năm trở lại đây, nguồn nhân lực được tuyển chọn, đào tạo chú trọng nâng cao về chất lượng. Hiện nay, Công ty có đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ Đại học và Trên Đại học tăng lên đáng kể và có tỷ lệ ngày càng cao.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo và chuyên ngành:
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng lao động
3230
3203
3663
3967
4065
Trình độ
đào tạo
Trên Đại học
0
0
7
7
9
Đại học
539
686
879
987
1081
TH- CĐ
276
233
355
349
452
CNKT
2415
2284
2422
2624
2523
Chuyên ngành
Kỹ thuật
2933
2870
3128
3387
3392
Kinh tế
200
219
343
384
486
Khác
97
114
192
196
187
Nguồn: Phòng tổ chức lao động- Công ty
Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty nên đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm đại đa số, hơn 80% tổng số lao động. Lao động kỹ thuật có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với Công ty bởi vì tài sản chủ yếu của Công ty là các Công ty là các trạm biến áp, đường dây điện và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào sự hoạt động của những tài sản đó.
Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật, công nhân đông đảo có chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo và trưởng thành trong lao động sản xuất, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến, những chính sách do Nhà nước ban hành,..để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao.
2.3.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ
Tài sản chủ yếu của Công ty là các trạm biến áp, đường dây điện. Hiện nay, Công ty đang quản lý 3442 trạm biến áp phân phối, 4 trạm trung gian 35kV và 14 trạm 110 kV. Công ty còn quản lý một khối lượng lớn đường dây điện và nhiều cấp điện áp khác nhau từ 0,4 kV đến 220 kV bằng nhiều nguồn của hệ thống cung cấp quản trị các trạm trung gian đến khách hàng. Việc cung cấp điện liên tục, ổn định với chất lượng cao, tần số điện áp ổn định là yêu cầu cao nhất của Công ty. Vì vậy, vừa qua Công ty đã nhập một hệ thống máy móc thiết bị SCADA của Thuỵ Điển cho Trung tâm điều độ thông tin để việc quản lý và vận hành lưới điện đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng. Mỗi khi có sự cố ở bất kỳ đường dây hoặc trạm biến áp nào, Trung tâm điều độ thông tin đều nắm được thông tin chi tiết và chính xác, từ đó nhanh chóng có biện pháp xử lý hiệu quả.
II. Giới thiệu tổng quát về Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
1. Sự ra đời và phát triển của Ban Quản lý dự án
Công ty Điện lực Hà Nội là công ty cung cấp điện cho toàn thành phố Hà Nội với sản lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng. Số lượng các dự án đầu tư nhiều, khối lượng vốn lớn.
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một ban quản lý với một bộ máy đủ lớn để quản lý các dự án phức tạp của Công ty.
Tháng 4/1990, Phòng Quản lý dự án ra đời. Phòng này hoạt động dưới sự lãnh đạo chung của Ban giám đốc. Các cán bộ được lấy từ bộ phận kế toán xây dựng cơ bản của phòng tài chính - kế toán, bộ phận vật tư xây dựng cơ bản tại phòng vật tư và các bộ phận khác của công ty. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý việc đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phân công nhiệm vụ quản lý dự án được giao cho các cán bộ công nhân viên thuộc các phòng. Tại thời điểm đó, các công trình điện chưa nhiều, khối lượng vốn chưa lớn nên cách thức quản lý như trên là phù hợp, tránh được tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Đến giai đoạn hiện nay, việc quản lý như vậy không linh hoạt, không tập trung và không chuyên trách.
Ngày 20/8/2000, BQLDA Hà Nội thành lập dưới sự quản lý của Công ty ĐLHN, có trách nhiệm giúp việc cho Công ty trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo lưới điện. Căn cứ vào QĐ 166/evn/HĐQT - TCCB- ĐT ngày 04/07/2000 của Chủ tịch HĐQT TCT ĐLVN về việc thành lập BQLDA trực thuộc Công ty ĐLHN, TCT ĐLVN. BQLDA là đơn vị kinh tế sự nghiệp trực thuộc Công ty ĐLHN, TCT ĐLVN, hoạt động theo kế hoạch của Công ty Điện lực Hà Nội giao và theo các quy định điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
Địa chỉ giao dịch: Hanoi power company
69 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội
Điện thoại: 8265689
BQLDA có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng, kho bạc Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty Điện lực Hà Nội để thực hiện dự án.
Từ khi chính thức thành lập, Ban đã phấn đấu để đạt sự phát triển đáng khích lệ thông qua việc hoàn thành kế hoạch năm của Công ty giao, với khối lượng công việc ngày càng tăng qua các năm. Cùng với sự phát triển về nhiệm vụ, công việc, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban không chỉ lớn mạnh về số lượng mà đặc biệt về kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý điều hành dự án. Nhờ đó Ban đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực Hà Nội tặng cờ và bằng khen như:
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tặng Bằng khen thành tích trong công việc đảm bảo điện cho Sea Game 22.
Công ty Điện lực Hà Nội tặng giấy khen thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành kế hoạch ĐTPT lưới điện quý 3/2003,…
Tuy mới thành lập nhưng Ban đã có những bước đi vững chắc hoạt động ngày càng hiệu quả khẳng định được vị thế của mình trong Công ty. Hiện nay, Ban đang thực hiện rất nhiều dự án quan trọng có quy mô lớn. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban là những tri thức trẻ, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Ban quản lý dự án
Căn cứ QĐ 318 NL / TCCBLĐ 08/07/1995 của Bộ Năng lượng về việc thành lập Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Căn cứ QĐ166/EVN/HĐQT - TCCB - ĐT 04/07/00 của Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (về việc thành lập Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội)
Quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BQLDA
Ban thay mặt chủ đầu tư có nhiệm vụ:
Quản lý các dự án lưới điện cấp điện áp đến 110 kV do Tổng Công ty giao cho Công ty Điện lực Hà Nội.
Quản lý các dự án phát triển lưới điện vay vốn nước ngoài và các dự án thuộc các nguồn vốn khác của Công ty.
Thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: Tổ chức công tác đền bù, GPMB, giám sát chất lượng công trình, …Các dự án do Công ty Điện lực Hà Nội quản lý.
Lập tiến độ thực hiện của từng dự án và cập nhật tiến độ hàng tuần.
Lập kế hoạch công tác hàng tháng của Ban và thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Đôn đốc các đơn vị triển khai bước chuẩn bị đầu tư đảm bảo thời gian tiến độ.
Trình, duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đúng tiến độ.
Lập hồ sơ kỹ thuật, mời thầu, đấu thầu đúng quy định, đảm bảo chất lượng và thời gian.
Đảm bảo giám sát kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu, đưa công trình vào vận hành đạt chất lượng và thời gian.
Giải quyết các thủ tục xin giấp phép xây dựng, đền bù hè đường, …theo đúng quy định, đảm bảo thời gian.
Quyết toán công trình đúng quy định, thanh toán vốn kịp thời.
Bàn giao tài sản cho sản xuất ngay sau khi công trình hoàn thành để tăng tài sản kịp thời.
Ký hợp đồng kinh tế với Tư vấn.
Tổ chức khảo sát, xét giá công trình và thanh quyết toán.
3. Đặc điểm các dự án do Ban quản lý dự án tổ chức đấu thầu
BQLDA đã và đang thực hiện các dự án có nguồn vốn từ:
Công ty Điện lực Việt Nam cấp vốn
Các dự án do Công ty Điện lực Hà Nội cấp vốn
Các dự án sử dụng vốn trong nước
Các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài
Các dự án Ban đã và đang thực hiện: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới điện đến 110 kV, các dự án xây dựng trụ sở làm việc của Công ty và đơn vị thành viên, kho tàng chứa vật tư thiết bị, các dự án viễn thông phục vụ cho điện lực. Công trình điện là sản phẩm đặc biệt, để có được sản phẩm cần có chi phí lớn, thời gian dài, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực nên các công trình điện không cho phép là phế phẩm.
Các dự án do BQLDA quản lý có tính chất kỹ thuật phức tạp, các hạng mục công việc được thực hiện theo một trình tự, đặc biệt trình tự đóng điện không thay đổi. Trong quá trình thực hiện dự án, BQLDA và các Điện lực Quận, huyện - nơi có dự án đang thi công phải đảm bảo việc cung cấp điện liên tục, ổn định.
Đặc trưng các dự án điện do BQLDA quản lý là có sự tham gia giám sát của các Điện lực Quận huyện, hỗ trợ cùng BQLDA, là các đơn vị trực tiếp quản công tình khi công trình hoàn thành. Vì Điện lực – nơi vận hành khai thác, sẽ am hiểu hơn ai hết về lưới điện nơi họ quản lý.
Tuy nhiên, sau khi triển khai đấu thầu, các dự án khi triển khai thực hiện đều phải điều chỉnh, thay đổi vì các nguyên nhân như: yếu tố mặt bằng, lỗi chủ quan của các đơn vị tư vấn như thực hiện khảo sát không kỹ, …điều đó làm tăng thời gian và làm tăng vốn đầu tư cho dự án. Mặt khác, do phần lớn các dự án đều mang tính cấp bách, đồng thời triển khai đòi hỏi sự nỗ lực cao của các đơn vị tư vấn. Chính các nguyên nhân trên cho thấy việc tổ chức và thực hiện công tác đấu thầu các dự án công trình điện trên địa bàn Hà Nội là rất phức tạp.
4. Cơ cấu tổ chức của BQLDA
Lãnh đạo BQLDA gồm một Trưởng ban và hai Phó trưởng ban, cùng với 6 phòng chức năng trực thuộc Ban.
Trưởng ban là đại diện pháp nhân, là người có quyền điều hành cao nhất của Ban, chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm điều hành công việc chung, trực tiếp phụ trách một số mặt công tác của Ban.
Phó trưởng ban là người giúp việc Trưởng ban được Trưởng ban giao trách nhiệm phân công và uỷ quyền, chịu trách nhiệm pháp lý trước Trưởng ban và trước pháp luật về những quyết định chỉ đạo, giải quyết công việc trong phạm vi được phân công và uỷ quyền đó.
Trưởng phòng Tài chính kế toán giúp Trưởng ban quản lý công tác tài chính, kế toán, thống kê của Ban đồng thời chịu trách nhiệm và có quyền hạn theo pháp lệnh về kế toán trưởng của Nhà nước qui định.
Các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban trong quản lý điều hành công việc từng lĩnh vực do Trưởng ban qui định theo nội qui của BQLDA.
Trưởng Ban
Phó ban Phụ trách Kế hoạch
Phó ban Phụ trách Thi công
P.Kế hoạch
P.Vật tư
P.Kỹ thuật
P.GPMB
XD
P.Tài chính -Kế toán
P.hành chính -tổng hợp
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban
Ban có 6 phòng chức năng trực thuộc trong đó: phòng Hành chính - tổng hợp và phòng Tài chính - kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng ban. Phòng Kế hoạch, phòng Vật tư chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách kế hoạch. Phòng Kỹ thuật và phòng Giải phóng mặt bằng xây dựng (GPMBXD) chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách thi công và quyết toán.
BQLDA là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Hà Nội, giúp Công ty quản lý thực hiện dự án theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao là lập và trình kế hoạch chuẩn bị các dự án, tiến hành đấu thầu, lựa chọn theo quyết định phân cấp của Tổng Công ty, nên Công ty đã thường xuyên tiến hành tổ chức công tác đấu thầu trên cả hai lĩnh vực là: đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị và đấu thầu xây lắp các công trình. Nhưng do số lượng các dự án đầu tư nhiều, khối lượng vốn nên Tổng Công ty đã quyết định thành lập BQLDA để thay mặt Công ty làm Chủ đầu tư quản lý các dự án. Từ đó BQLDA tiến hành thực hiện công tác đấu thầu xây lắp dưới sự quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội.
I.Kết quả công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong thời gian qua
Tình hình đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong
giai đoạn 2001- 2004
Ngày 20/08/2000, căn cứ QĐ 166/EVN/HĐQT-TCCB- ĐT ngày 04/07/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị -Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, BQLDA được thành lập dưới sự quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội. Nhưng đến đầu năm 2001, hoạt động của BQLDA mới bắt đầu đi vào ổn định.
Trong giai đoạn 2001-2004, BQLDA đã tiến hành tổ chức đấu thầu nhiều gói thầu xây lắp với hai hình thức lựa chọn nhà thầu chủ yếu là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu với qui mô gói thầu ngày càng lớn.
Số lượng gói thầu đấu thầu xây lắp trong giai đoạn 2001-2004 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Số lượng gói thầu đấu thầu trong giai đoạn 2001- 2004
(Đơn vị: gói thầu)
Chỉ tiêu Năm
2001
2002
2003
2004
Số gói thầu đấu thầu
3
7
16
29
Số gói thầu chỉ định thầu
14
35
31
20
Tổng số gói thầu
17
42
47
49
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng ta thấy số lượng các gói thầu đấu thầu hàng năm ngày càng tăng. Từ năm 2001- 2004, năm 2001 có số gói thầu đấu thầu thấp nhất là 3 gói, năm 2004 có số gói thầu đấu thầu cao nhất là 29 gói.
Sở dĩ có sự tăng lên của số lượng gói thầu đấu thầu như vậy là do:
Thứ nhất: Các gói thầu mà BQLDA thực hiện có qui mô vốn đầu tư ngày càng lớn. Khi qui mô gói thầu lớn thì độ phức tạp sẽ cao và đòi hỏi sự chính xác cao nên việc lựa chọn nhà thầu tốt nhất để thực hiện công trình là rất cần thiết.
Thứ hai: Nguồn tài chính thực hiện đầu tư chủ yếu là nguồn vốn đầu tư xây dựng của Công ty và nguồn vay tín dụng.
Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập. Vì vậy tất cả các dự án đầu tư mà BQLDA thực hiện đòi hỏi phải có hiệu quả cao nhất: tiết kiệm được vốn, chất lượng công trình cao, tiến độ thi công công trình đảm bảo để có thể tránh được lãng phí, thất thoát vốn và sớm thu hồi vốn.
Thứ ba: Do yêu cầu chất lượng công trình và tiến độ thi công trình ngày càng cao.
Trong nền kinh tế có nhiều đổi mới như hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng rất gay gắt nên các Nhà thầu luôn phải nâng cao năng lực và các điều kiện thi công để có thể đứng vững và phát triển. Trước xu thế đó giúp BQLDA chọn được Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
Hình thức lựa chọn Nhà thầu mà BQLDA chọn chủ yếu là đấu thầu rộng rãi. Hình thức này sẽ thu hút nhiều Nhà thầu tham gia, tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các Nhà thầu, từ đó BQLDA sẽ chọn được Nhà thầu tốt nhất.
Loại hợp đồng mà BQLDA thường kí kết với các Nhà thầu là hợp đồng trọn gói. Trong kế hoạch đấu thầu của BQLDA luôn xác định rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian của gói thầu. Còn loại hợp đồng có điều chỉnh giá được sử dụng khi có sự biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi đối với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu hoặc trường hợp các công trình thi công kéo dài hơn 1 năm.Ví dụ năm 2004, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có sự biến động về giá thép, vật liệu xây dựng, sự thay đổi mức thuế giá trị gia tăng, …nên BQLDA đã có hướng dẫn điều chỉnh giá đối với các công trình đã đấu thầu.
Giai đoạn 2001- 2003, đấu thầu chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Nguyên nhân là qui mô các gói thầu nhỏ và do tính cấp bách của công trình như chống quá tải, các công trình phục vụ SeaGames 22, ParaGames 2, …nên BQLDA phải thực hiện hình thức chỉ định thầu để có thể r._.út ngắn thời gian chuẩn bị thi công công trình, giúp hoàn thành đúng thời hạn.
2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Ban quản lý dự án giai đoạn 2001- 2004
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2001
Năm 2001, BQLDA bắt đầu đi vào ổn định và tiến hành thực hiện công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp do Công ty giao và có 3 gói thầu được đấu thầu thành công ngay trong năm này.
Bảng 4: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2001
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Tên gói thầu
Giá kế hoạch
Giá trúng thầu
Chênh lệch
(%)
Tên nhà thầu
1
Cấp điện cho khu nhà ở Định Công
693
575,8
16,9
Công ty xây dựng & vật tư khoa học kỹ thuật
2
Xây dựng 5 TBA và hạ thế khu vực phường Dịch Vọng - Cầu Giấy
736
668
9,23
Công ty hỗ trợ phát triển năng lượng
3
Xây dựng mới TBA Đầm Hồng 2 và đường trục hạ thế
123
116,8
5,04
Công ty hỗ trợ phát triển năng lượng
Tổng
1.552
1.360,6
12,33
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Các gói thầu trên đều được tiến hành theo hình thức đấu thầu rộng rãi với phương thức 1 túi hồ sơ và thực hiện hợp đồng trọn gói.
Trong năm 2001 chỉ có 3 gói thầu đấu thầu nhưng đã cho ta thấy được tác dụng của công tác đấu thầu. Đó là sự tiết kiệm vốn cho Công ty: tỷ lệ tiết kiệm của năm là 12,33% với giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 191,4 triệu đồng. Trong đó, gói thầu “Cấp điện cho khu nhà ở Định Công” có giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 117,2 triệu đồng ( 16,9%).
Tuy mới đi vào hoạt động, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tập thể cán bộ BQLDA đã có nhiều cố gắng trong các khâu của công tác đấu thầu.
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2002
Năm 2002, số lượng gói thầu được BQLDA tổ chức tăng lên song các gói thầu đấu thầu chiếm số lượng nhỏ trong tổng số gói thầu (18,6%). Giá trị các gói thầu đều tăng lên và gói thầu có giá trị lớn nhất là trên 1 tỷ.
Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2002
(đơn vị: triệu đồng)
TT
Tên gói thầu
Giá kế hoạch
Giá trúng thầu
Chênh lệch (%)
Tên Nhà thầu
1
Cấp điện cho KCN Đài Tư
1.183
903
23,7
Công ty Công nghệ địa vật lý
2
Xây dựng mới TBA khối 4 Ô Cách & đườn hạ thế
158,8
117
26,3
Công ty XNK đầu tư thanh niên Hà Nội
3
cải tạo lưới điện trung thế Nguyễn Du
67,8
63,6
6,2
Xí nghiệp xây lắp công nghiệp
4
Nâng điện áp 22kV lộ 685E8
659,8
629
4,7
Xí nghiệp lắp máy điện nước số 5
5
Nâng điện áp 22kV lộ 277B sau 110kV Mai Động
645,5
615,8
4,6
Trường trung học cơ điện
6
Cải tạo lưới điện trung thế và các TBA lộ 275E8
1.224,8
1.118,8
8,65
Công ty cổ phần xây lắp Thanh Xuân
7
Hạ ngầm ĐDK sau dao 2 La Văn Cầu & Nâng điện áp từ 6, 3kV lên 22kV
991
963
2,8
Công ty đầu tư xây lắp điện Hà Nội
Tổng
4.930,7
4.410,2
10,55
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng trên ta thấy, số lượng các gói thầu được tổ chức đấu thầu tăng lên song kết quả đấu thầu cho thấy: tuy có tiết kiệm được cho Công ty về vốn nhưng tỷ lệ không cao như năm 2001, đạt tỷ lệ là 10,55% với giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 520,5 triệu đồng.
Trong 7 gói thầu thì có gói “ Xây dựng mới TBA khối 4 Ô Cách và đường trục hạ thế” có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất là 26,3% và gói “Cấp điện cho KCN Đài Tư” có tỷ lệ tiết kiệm là 23,7%. Chứng tỏ chất lượng công tác đấu thầu của BQLDA đã được nâng cao và năng lực Nhà thầu được chọn có chất lượng cao hơn.
Trong 7 gói thầu thì có 3 gói thầu tiết kiệm được thời gian so với dự kiến nhưng hầu hết đều hoàn thành sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch.
Đặc biệt, gói thầu “Cấp điện cho khu công nghiệp Đài Tư” đã được BQLDA đấu thầu và chọn được Nhà thầu là Công ty Công nghệ địa vật lý thi công. Nhưng khi Nhà thầu thi công được một phần gói thầu thì Nhà thầu không thể làm tiếp vì khâu giải phóng mặt bằng tiến hành chậm. Nhà thầu đã không thể chờ được do họ sợ thời gian kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến việc trả lãi ngân hàng nên BQLDA phải nghiệm thu phần khối lượng đã hoàn thành để thanh toán cho Nhà thầu. Sau đó BQLDA đã tiến hành chỉ định thầu cho đơn vị khác thi công phần khối lượng còn lại sau khi có mặt bằng thi công. Sự việc trên đã ảnh hưởng đến công tác đấu thầu vì mất thời gian và chi phí cho việc đấu thầu hai lần.
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2003
Năm 2003, BQLDA thực hiện nhiều gói thầu nhất (47 gói) và số lượng gói thầu đấu thầu cũng tăng lên, chiếm 34,04% so với tổng số gói thầu thực hiện.
Năm 2003, trên địa bàn Hà Nội diễn ra các hoạt động thể thao lớn là Sea Games 22 và Para Games 2. Toàn Công ty đã phát động phong trào thi đua phục vụ các đại hội thể thao trong việc đảm bảo điện cho các hoạt động diễn ra trong kỳ thi đấu.
Trong khoảng thời gian ngắn, BQLDA đã hoàn thành các công trình trọng điểm đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ góp phần quan trọng trong việc bảo đảm điện phục vụ Sea Games 22 và Para Games 2 như gói thầu “Tuyến cáp 22 kV E5 đi trạm cắt Seagames”,…
Bảng 6: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2003
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Tên gói thầu
Giá kế hoạch
Giá trúng thầu
Chênh lệch (%)
Tên nhà thầu
1
Nâng điện áp 22kV lộ 277A sau TBA 110 Mai Động
1.686,7
1.596
5,37
Công ty Cổ phần xây lắp Thanh Xuân
2
Nâng điện áp 22kV lộ 280E8 Hoàn Kiếm
337,9
328,9
2,66
Xí nghiệp lắp máy điện nước số 5
3
Nâng điện áp lộ 671E9 và lộ 672E20
996
952,7
4,35
Công ty công nghệ địa vật lý
4
Nâng cấp Đ.D.K 6kV lên 22kV lộ 272E1
1.677
1.480
11,7
Công ty TNHH Lê Pha
5
Nâng điện áp 22kV lộ 673E9 và lộ 676E9
797,7
785
1,59
Trường TH Công nghiệp cơ điện
6
Nâng điện áp 22kV lộ 277B sau TBA 110 Mai Động
645,5
615,8
4,6
Trường TH Công nghiệp cơ điện
7
Nâng điện áp 22kV lộ 277 sau TBA 110 Thanh Nhàn
1.257
1.227
2,4
Công ty CP cung ứng đầu tư và xây lắp
8
Nâng điện áp lộ 274 Thanh Nhàn
600
575
4,2
Trường TH CN cơ điện
9
Nâng điện áp 22kV lộ 276 E18 Hoàn Kiếm
293
284,5
2,9
Trường TH công nghiệp cơ điện
10
Nâng điện áp 22kV lộ 276 E8
569
514,5
9,57
Trường TH công nghiệp cơ điện
11
Cải tạo nâng điện áp 22k lộ 271E1 (676E1)
2.758
2.443
11,4
Công ty TNHH Lê Pha
12
Cải tạo cấp điện lộ 672 và 675E10
930
899,5
3,29
Trường TH công nghiệp cơ điện
13
Cải tạo và XD Nâng điện áp tuyến DDK 35kV lộ 371&378E2
1.424,8
1.369
3,9
Công ty XL và kinh doanh VTTB
14
Tuyến cáp 22kV E5 đi trạm cắt Seagames
1.742
1.699
2,46
Công ty cổ phần xây lắp Thanh Xuân
15
Nâng điện áp 22kV từ E9 đến E6 dọc theo tuyến 977 E9 và 971E9
1.007
1.006
0,15
Công ty cổ phần xây lắp Thanh Xuân
16
Cấp điện cho khu công nghiệp Phú thị
3.616
3.449
4,6
Công ty đầu tư và xây lắp điện Hà Nội
Tổng
20.337,6
19.224,9
5,47
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng trên ta thấy, tuy số lượng gói thầu tăng song tỷ lệ tiết kiệm lại giảm mạnh, là 5,47%, giảm 5,08% so với năm 2002.
Trong các gói thầu trên thì có gói “Nâng cấp Đ.D.K 6kV lên 22kV lộ 272 E1” có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất, đạt 11,7% với tỷ lệ tiết kiệm tuyệt đối là 197 triệu đồng và gói “nâng điện áp 22kV từ E9 đến E6 dọc tuyến 977 E9 và 971 E6” có tỷ lệ tiết kiệm vốn thấp nhất (0,15%). Tỷ lệ tiết kiệm vốn của các gói thầu còn lại chỉ đạt trong khoảng 2%- 5%.
Các gói thầu đều tiết kiệm được thời gian nhưng hầu hết đều sớm hơn khoảng 5- 10 ngày so với kế hoạch đấu thầu mà các chuyên viên BQLDA lập.
Trong quá trình thi công các gói thầu mà BQLDA tổ chức đấu thầu thì có một số phát sinh. Ví dụ, gói thầu “Nâng điện áp 22kV lộ 276 E18 Hoàn Kiếm”: trong quá trình hoàn thành đóng điện, bàn giao công trình vào sử dụng, cán bộ giám sát của BQLDA phát hiện thấy 2 hạng mục nằm trong lộ đường dây là: Nhà thờ và Tràng Thi bị thấm dột gây ảnh hưởng không tốt đến vận hành máy biến áp. Do vậy, cán bộ giám sát đã làm tờ trình lên Ban Giám đốc để kiến nghị sự việc trên và đã được chấp nhận. BQLDA đã làm thiết kế bổ sung và dự toán bổ sung và giá trị hợp đồng bổ sung kí kết với Nhà thầu là 43 triệu đồng. Cuối cùng, tổng giá trị để thực hiện gói thầu trên là 327,5 triệu đồng, vượt cả giá trị kế hoạch.
Trong năm nay, số lượng Nhà thầu tham gia cũng tăng lên đáng kể, từ chỗ trung bình chỉ có 3 Nhà thầu tham gia trong 1 gói thầu năm 2001-2002 thì đến năm nay có gói thầu có tới 7 Nhà thầu tham gia.
Số lượng Nhà thầu tham gia cũng đa dạng hơn, không chỉ các công ty tại địa bàn Hà Nội mà còn có các Nhà thầu ở các nơi khác như Hải Dương, Thái Nguyên,…Và trong đó có trường Trung học công nghiệp cơ điện, Công ty cổ phân xây lắp Thanh Xuân là các nhà thầu có năng lực, thường xuyên trúng các gói thầu của BQLDA.Trong 16 gói thầu được thực hiện thì có tới 5 gói thầu mà Trường Trung học công nghiệp cơ điện trúng thầu.
Năm 2003, Thủ đô Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động thể thao quan trọng, mang tầm quốc gia. Các dự án mà BQLDA thực hiện phần lớn phục vụ cho các hoạt động trên. Vì tính chất cấp bách và quan trọng của các dự án đó nên trong quá trình thực hiện, BQLDA đã nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện từ phía các cơ quan, chính quyền có liên quan trong các công tác như: giải phóng mặt bằng, xin cấp đất, đào hè đường,.. Chính có các điều kiện trên nên BQLDA đã hoàn thành nhiệm vụ mà Công ty giao và đã được tặng nhiều bằng khen,
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2004
Năm 2004, BQLDA tiến hành đấu thầu nhiều gói thầu nhất từ trước đến nay (49 gói). Trong đó số lượng gói thầu đấu thầu là 29 gói, chiếm 59,1% tổng số gói thầu mà BQLDA thực hiện.
Các gói thầu đấu thầu có qui mô vốn đầu tư cao so với các năm trước. Giá trị gói thầu nhỏ nhất là 393 triệu đồng và giá trị gói thầu cao nhất là 7.500 triệu đồng.
Số liệu về các gói thầu mà BQLDA tiến hành đấu thầu năm 2004 được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 7: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2004
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Tên gói thầu
Giá kế hoạch
Giá trúng thầu
Chênh lệch (%)
Tên nhà thầu
1
Hạ ngầm tuyến ĐDK 985e12 TBA Đại Cồ Việt 2
425
400
5,96
Công ty CP cung ứng đầu tư và xây lắp
2
Nâng điện áp 22kV lộ 277E18 Hoàn Kiếm
542,6
540,5
0,4
Công ty cơ khí XD và lắp máy điện nước
3
Nâng điện áp 22kV lộ 274- 275 E18
393
386
1,87
Trường THCN cơ điện
4
Nâng điện áp lộ 275 Mai Động
726
690
4,9
Công ty CP XL Thanh Xuân
5
Nâng điện áp lộ 276 mai Động
849,6
808
4,9
Công ty CP XL Thanh Xuân
6
Nâng điện áp lộ 275 Thanh Nhàn
452,6
434,7
3,9
Công ty CP cung ứng ĐT &XL
7
XD nhà kho kín -cải tạo kho Đại Thanh
6.262
6.227
0,55
Công ty CP XD Đông Anh
8
Cải tạo, xây lại nội thất và HT kỹ thuật trụ sở Công ty ĐLHN
4.761
4.494
5,59
Xí nghiệp đầu tư xây dựng & cung ứng VTTB
9
XD khu trung tâm bồi huấn nghiệp vụ
4.991
4.959
0,65
Xí nghiệp đầu tư XD & cung ứng VTTB
10
Nâng điện áp 22kV lộ 273 Mai Động
948
884
6,7
Công ty CP XL Thanh Xuân
11
Nâng điện áp 22kV lộ 676E5
1.380
926
32,9
Công ty CP cung ứng ĐT &XL
12
Cấp điện cho khu công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm
1.820
1.814
0,31
Công ty CP đầu tư và phát triển Bình Minh
13
Nâng điện áp vận hành 22kV lộ 281E18
699
439
37,25
Công ty CP XL Thanh Xuân
14
Nâng điện áp vận hành 22kV lộ 272 E14
405
384,8
5,06
Công ty CP XL Ba Đình
15
Cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hoà không khí
1.495
1.492
0,27
Công ty thiết bị kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
16
Nâng điện áp 22kV lộ 684E5
913
668
26,8
Công ty CP cung ứng ĐT &XL
17
Cải tạo, nâng cấp nhà kho, gara, nhà để xe Điện lực HBT
5.040
4.688,6
6,97
Công ty khảo sát và xây dựng
18
Trang bị nội thất khu nhà điều hành dự án Trung tâm điều hành lưới điện
755
641
15
Công ty Trang trí nội thất Thành Vinh
19
Cải tạo lưới điện phần trung thế và các TBA lộ 274 E9
946
728
23,06
Công ty công nghệ địa vật lý
20
Nâng điện áp 6kV lên 22kV lộ 274 Mai Động
1.089
1.020
6,37
Công ty CP XL Thanh Xuân
21
XD và lắp đặt trạm thuộc dự án Cải tạo và mở rộng TBA 110kV Đông Anh
7.500
5.969
20,4
Công ty xây lắp điện I
22
Cải tạo và mở rộng TBA 110kV Gia Lâm
4.048
2.963
26,8
Công ty xây lắp điện II
23
Cải tạo và mở rộng TBA 110kV Văn Điển
4.091
2.591
36,7
Công ty CP bê tông và xây dựng Thái Nguyên
24
Chọn tư vấn thiết kế, cung cấp, lắp đặt nội thất tại khu nhà 69 Đinh Tiên Hoàng
955,5
668,5
30
Công ty trang trí nội thất và xây dựng Sơn Tùng
25
Tuyến cáp ngầm E14 đến trạm cắt Đài Truyền hình Việt nam
1.021
695
31,9
Công ty CP xây lắp Thanh Xuân
26
Hạ ngầm 2 lộ ĐDK 684-685 E5 Quan Nhân từ dao 1A, B đến 40A, B Cống Mọc
701
438
37,5
Công ty thiết bị điện Cửu LongC
27
Cấp điện cho khu công nghiệp Hapro Lệ Chi
4.172,5
3.680
11,8
Công ty CP xây lắp Thanh Xuân
28
Nâng điện áp lộ 283 E8
600
575
4,16
Công ty CP đầu tư & phát triển Bình Minh
29
Nâng điện áp lộ 281 E8
430
335,9
21,9
Công ty CP xây lắp Ba Đình
Tổng
58.412
50.540
13,5
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ tiết kiệm vốn đầu tư của năm 2004 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 13,5%, với giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 7.872 triệu đồng. Trong đó, gói thầu “Hạ ngầm 2 lộ ĐDK 684- 685 E5 Quan Nhân từ dao 1A, B đến 40A, B Cống Mọc” có tỷ lệ tiết kiệm vốn cao nhất là 37,5%, giá trị tuyệt đối là 263 triệu đồng. Giá trị các gói thầu còn lại cũng đạt tỷ lệ tiết kiệm tương đối cao, trong khoảng từ 5%-37%. Điều này chứng tỏ trình độ, chuyên môn của các Nhà thầu ngày càng nâng cao. Các Nhà thầu đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ mời thầu và có nhiều biện pháp thi công hiện đại hơn. Và cũng có thể là bằng nhiều cách khác nhau, Nhà thầu đã nắm bắt, thu lượm được những thông tin liên quan đến gói thầu.
Trong các gói thầu trên, có một số gói thầu phải tổ chức đấu thầu lại lần hai vì không chọn được Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu đặt ra của BQLDA như gói “Nâng điện áp 22kV lộ 273 Mai Động”, “ Nâng điện áp lộ 283-281 E8”, …Ví dụ, gói thầu “Nâng điện áp 22kV lộ 273 Mai Động” có 3 nhà thầu tham dự là Công ty Cổ Phần xây lắp Thanh Xuân, Trường Trung học công nghiệp cơ điện và Công ty cơ khí xây lắp điện nước. Giá gói thầu theo kế hoạch đấu thầu là: 948 triệu đồng. Giá chào thầu của 3 Nhà thầu như sau:
Công ty Cổ Phần xây lắp Thanh Xuân : 950,8 triệu đồng
Trường Trung học công nghiệp cơ điện : 943 triệu đồng
Công ty Cơ khí xây lắp điện nước : 999,7 triệu đồng
Sau khi tổ chuyên gia xem xét, đánh giá thì Trường Trung học công nghiệp cơ điện có giá đánh giá là 949,9 triệu đồng do Nhà thầu chào thiếu tiên lượng.
Qua đánh giá thì cả 3 Nhà thầu đều có giá chào cao hơn giá kế hoạch, BQLDA có công văn yêu cầu cả 3 Nhà thầu chào giảm giá nhưng không có Nhà thầu nào có thư giảm giá. Do vậy gói thầu trên phải đấu thầu lại.
Khi gói thầu phải đấu thầu lại như trên thì sẽ làm chậm tiến độ của công trình và làm tăng chi phí đấu thầu. Điều đó không có lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và BQLDA.
Trong quá trình đấu thầu thì các gói thầu đều tiết kiệm được thời gian so với kế hoạch nhưng trong quá trình thực hiện có một số gói thầu bị chậm tiến độ. Ví dụ, gói thầu “Hạ ngầm ĐDK 985 E12 TBA Đại Cồ Việt 2”, theo kế hoạch sẽ đóng điên từ 8/5/2004 đến 13/5/20004 nhưng mãi đến sau hơn một tháng mới thực hiện được do quá trình mua thiết bị tủ RMU bị chậm so với hợp đồng.
Trong các gói thầu trên thì có một số gói thầu không thuộc lĩnh vực điện như “ Xây dựng nhà kho kín và cải tạo kho Đại Thanh”, “ Xây dựng khu trung tâm bồi huấn nghiệp vụ”, … nhưng các cán bộ của BQLDA đã làm rất tốt công tác tổ chức đấu thầu các gói thầu trên.
Trong quá trình tiến hành việc xét thầu, theo nhận xét của các chuyên gia của tổ xét thầu – BQLDA, chất lượng các Nhà thầu ngày càng được nâng cao, đều đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của các dự án mà BQLDA quản lý. Trong đó có một số Nhà thầu điển hình như: Công ty Cổ phần cung ứng đầu tư và xây dựng SIC, Công ty Cổ phần xây lắp Thanh Xuân. Hai Nhà thầu này rất có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình điện, là Nhà thầu thường xuyên của BQLDA và họ có quan hệ rất tốt với các cơ quan chức năng và các Điện lực quận huyện.
Qua báo cáo công tác đấu thầu năm 2004, ta thấy năm 2004 là năm đạt được nhiều thành công nhất. Năm 2004 có số lượng gói thầu đấu thầu nhiều nhất (49 gói) và có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất từ trước tới nay(13,5%).
Qua đánh giá thực trạng công tác đấu thầu tại BQLDA trong các năm từ 2001 đến 2004, ta thấy công tác đấu thầu tại BQLDA ngày càng được nâng cao. Nó được thể hiện rất rõ qua sự tăng lên của số lượng gói thầu đấu thầu qua các năm. Năm 2001 chỉ có 3 gói thầu được đấu thầu nhưng đến năm 2003 có 47 gói và năm 2004 có 49 gói thầu. Điều đó phải kể đến công lao đóng góp của các cán bộ công nhân viên của BQLDA trong quá trình thực hiện dự án từ lập kế hoạch đấu thầu cho đến công tác giám sát thi công công trình
3. Đánh giá qui trình tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án
Sau khi Công ty ký phê duyệt tính khả thi của dự án, BQLDA với tư cách là Chủ đầu tư (Bên mời thầu) tiến hành tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp. Công tác tổ chức đấu thầu ở BQLDA phải tuân thủ các qui định về đấu thầu tại các văn bản qui phạm như: Nghị định số 52/1999/NĐ- CP, số 88/1999/NĐ- CP, số 14/ 2000/ CP và NĐ 66/ 2003/CP và sự hướng dẫn thực hiện bằng văn bản của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam với sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty, đặc biệt là Phó Giám đốc phụ trách đầu tư và xây dựng.
Trình tự tổ chức đấu thầu được tiến hành theo các bước sau: (xem sơ đồ số 2):
3.1 Chuẩn bị đấu thầu
Sau khi có các tài liệu của dự án như: báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán,… các cán bộ của BQLDA tiến hành thực hiện các công việc trong khâu chuẩn bị đấu thầu. Trong khâu chuẩn bị đấu thầu có 3 bước chính: lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu.
Trong quá trình thực hiện, các cán bộ của BQLDA đã thực hiện tốt, không vi phạm các qui định của Chính Phủ ban hành về quy chế đấu thầu.Tuy nhiên, bên cạnh đó công việc trên vẫn còn một số hạn chế.
Kế hoạch đấu thầu là cơ sở cho việc thực hiện đấu thầu. Qua nội dung của kế hoạch đấu thầu, ta có thể thấy được đặc điểm, quy mô, giá trị,… của gói thầu, hình thức lựa chọn Nhà thầu,…BQLDA đã có cán bộ chuyên lập kế hoạch đấu thầu nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc có sai sót ở các tài liệu liên quan đến dự án nên nhiều khi kế hoạch đấu thầu chưa chính xác trong phần ước tính giá trị của từng gói thầu: giá chào thầu của các Nhà thầu cao hơn nhiều so với giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu về các yêu cầu cho một gói thầu do BQLDA lập, được làm căn cứ pháp lý cho Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và Ban đánh giá hồ sơ dự thầu. Tại BQLDA, hồ sơ mời thầu có thể do cán bộ của Ban lập nếu dự án có qui mô nhỏ hoặc BQLDA thuê tổ chức tư vấn lập nếu dự án có qui mô lớn. Nhìn chung, chất lượng hồ sơ mời thầu của BQLDA ngày càng được nâng cao, đã nêu được các yêu cầu không quá
Sơ đồ 3: Trình tự tổ chức đấu thầu
Lập & trình duyệt kế hoạch ĐT
Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
Chuẩn bị đấu thầu
Thông báo mời thầu
Tổ chức đấu thầu
Mở thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu
Lập tổ chuyên gia xét thầu
Đánh giá sơ bộ
Đánh giá xếp hạng Nhà thầu
Đánh giá chi tiết
Tổng hợp và xét chọn
Tính pháp lý
Thẩm định và phê duyệt KQĐT
Quy trình
Kết quả đấu thầu
Công bố KQĐT
Tên Nhà thầu
Loại hợp đồng
Giá trúng thầu
Thương thảo và ký kết hợp đồng
đơn giản, không quá khắt khe trong nội dung. Tuy nhiên, trong quá trình lập hồ sơ mời thầu vẫn còn nhiều sai sót, nhầm lẫn và chậm trễ. Nhiều góithầu phải lập hồ sơ lại nhiều lần, gây chậm trễ và làm tăng chi phí cho dự án. Những sai sót, nhầm lẫn trong việc lập hồ sơ mời thầu do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan là sự bất cẩn, thiếu sót của cán bộ lập hồ sơ mời thầu. Nguyên nhân khách quan là do chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, … hay do yêu cầu gấp rút trong thời gian ngắn giữa khoảng thời gian phát hành hồ sơ mời thầu đã định trước với thời gian nhận được quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu của Công ty. Vì vậy, BQLDA nên giao cho các cơ quan, cá nhân có đủ năng lực trình độ chuyên môn lập hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên các cơ quan cá nhân này phải khách quan và chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng của hồ sơ mời thầu, tạo thuận lợi cho việc xét thầu.
Sau khi hồ sơ mời thầu được phê duyệt, BQLDA tiến hành gửi thông báo mời thầu. Tuỳ vào hình thức đấu thầu mà BQLDA lựa chọn cách thức thông báo mời thầu. Nếu theo hình thức đấu thầu hạn chế thì BQLDA thường gửi thông báo mời thầu cho các nhà thầu trực tiếp qua đường bưu điện hoặc gửi bằng fax (vì đấu thầu hạn chế phải phê duyệt danh sách Nhà thầu dự). Nếu theo hình thức đấu thầu rộng rãi thì BQLDA thông báo mời thầu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, … Tuy nhiên, để cho công tác đấu thầu có hiệu quả hơn thì BQLDA nên đưa thông tin đấu thầu lên mạng Internet, như thế sẽ có nhiều Nhà thầu biết và tham gia đấu thầu hơn.
3.2.Tổ chức đấu thầu
Sau khi thông báo mời thầu đến các Nhà thầu, BQLDA phát hành hồ sơ mời thầu với lệ phí (không hoàn lại) là 500.000 VNĐ (đối với gói thầu trong nước) tại Phòng Tổng hợp- BQLDA.
Khi tiếp nhận nguyên trạng các hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn và được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”, BQLDA sẽ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu công khai, kể cả các bổ sung hồ sơ dự thầu (nếu có) với sự có mặt của đại diện các Nhà thầu (nếu muốn tham dự) vào thời gian và địa điểm được quy định trong Thông báo mời thầu nhưng không chậm hơn 3 giờ kể từ thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) tại phòng Tổng hợp- BQLDA. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng Nhà thầu phải được thông báo công khai trong buổi mở thầu và ghi lại trong biên bản mở thầu.
Trong quá trình mở thầu, các cán bộ BQLDA thực hiện rất nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về qui chế đấu thầu. Nếu có tình huống ngoài ý muốn xẩy ra thì các cán bộ sẽ báo cáo cụ thể cho Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng để có hướng giải quyết.
Một công việc quan trọng trong khâu tổ chức đấu thầu là lập tổ chuyên gia xét thầu vì bộ phận này sẽ xem xét và lựa chọn ra Nhà thầu tốt nhất. Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của từng gói thầu, thành phần tổ chuyên gia có thể bao gồm các chuyên gia về:
Kỹ thuật công nghệ
Kinh tế tài chính
Pháp lý và các vấn đề khác (nếu cần)
Ở BQLDA thành phần tổ chuyên gia gồm: các cán bộ của BQLDA và cán bộ của Công ty. Tuỳ theo qui mô và mức độ phức tạp của gói thầu mà thành lập tổ chuyên gia nhưng chủ yếu là cán bộ ở phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng Thanh tra thuộc BQLDA và cán bộ ở phòng Thanh tra thuộc Công ty.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của BQLDA đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc, các cán bộ vẫn còn có nhiều sai sót do chưa có nhiều kinh nghiệm, khối lượng công việc lớn. Để nâng cao hiệu quả công việc, BQLDA cần phải có chính sách đầu tư nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ làm công tác đấu thầu.
3.3. Đánh giá xếp hạng Nhà thầu
Đấu thầu là phương thức mà Chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các Nhà thầu nhằm lựa chọn Nhà thầu có khả năng thực hiện tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ đầu tư. Vì vậy, đánh giá xếp hạng Nhà thầu là công việc quan trọng trong bất kỳ cuộc đấu thầu.
BQLDA đánh giá xếp hạng Nhà thầu dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ vào qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP, nghị định số 12/2000/NĐ-CP, nghị định số 07/2003.
Căn cứ qui chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP, nghị định 14/2000/NĐ-CP và nghị định số 66/2003/NĐ-CP.
Căn cứ quyết định của Công ty Điện lực Hà Nội thành lập tổ chuyên gia xét thầu.
Căn cứ vào nghiên cứu khả thi đã được Công ty phê duyệt,
Căn cứ vào kế hoạch đấu thầu gói thầu, tiêu chuẩn xét thầu riêng cho gói thầu đã được Công ty phê duyệt.
Các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, làm rõ, đánh giá, so sánh các hồ sơ dự thầu, BQLDA không được tiết lộ cho các Nhà thầu hay bất cứ người nào khác không chính thức liên quan đến qui trình đấu thầu cho đến khi công bố trao hợp đồng cho người thắng thầu. Mọi nỗ lực của Nhà thầu nhằm gây ảnh hưởng đến việc xét thầu thì BQLDA có thể loại bỏ hồ sơ dự thầu của Nhà thầu đó.
Trong quá trình xét thầu, các chuyên viên của tổ xét thầu đã làm việc rất nghiêm túc, khách quan và tuân theo các tiêu chuẩn, căn cứ mà Nhà nước và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn một số sai sót. Nguyên nhân là do các chuyên viên chưa có nhiều kinh nghiệm, nắm vững qui chế nhưng kỹ năng thực hành chưa nhuần nhuyễn. Đó là vấn đề cần suy xét của Ban lãnh đạo BQLDA và Công ty.
3.4 Trình duyệt kết quả đấu thầu
Sau khi xem xét, đánh giá các hồ sơ dự thầu, tuỳ theo quy mô từng gói thầu đã được quy định, tổ chuyên gia xét thầu của BQLDA lập tờ trình để trình lên Ban Giám đốc xem xét phê duyệt kết quả đấu thầu.
Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu lên Ban Giám đốc Công ty, thường là Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng và có các nội dung cơ bản như sau:
- Tên và nội dung gói thầu: Nêu tóm tắt các nội dung chính của gói thầu; Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu: Dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu hoặc thiết kế dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nêu quá trình tổ chức đấu thầu
- Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng Nhà thầu
- Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu: Tên Nhà thầu trúng thầu (kể cả liên danh hoặc thầu phụ nếu có); Giá đề nghị trúng thầu; Loại hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.
3.5 Công bố kết quả đấu thầu
Sau khi thẩm định kết quả đấu thầu, nếu thấy hợp lý Ban Giám đốc sẽ ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.
BQLDA sẽ căn cứ vào quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của Ban Giám đốc để làm thông báo trúng thầu gửi cho các nhà thầu.
Thông báo bằng văn bản tới các nhà thầu tham dự đấu thầu về kết quả đấu thầu kể cả trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu.
3.6 Thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu
Nội dung thương thảo để giải quyết các vấn đề còn tồn tại chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu: việc áp giá với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc: giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt.
Nhà thầu cần phải nộp bảo lãnh hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng. Trường hợp Ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng mới ký cấp giấy bảo lãnh thì BQLDA có thể ký hợp đồng trước nhưng phải đảm bảo có bảo lãnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.
Riêng với các gói thầu quy mô nhỏ, khi nhận được thông báo kết quả đấu thầu thì BQLDA có thể thương thảo và ký hợp đồng ngay.
BQLDA cần thương thảo hợp đồng một số nội dung về phương pháp xử lý tình huống trong quá trình thực hiện hợp đồng như: khối lượng thay đổi không do nhà thầu; về tạm ứng, thanh toán; về tiến độ thực hiện theo hồ sơ dự thầu; những yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng; về biện pháp tổ chức, phương tiện máy móc bố trí nhân lực trực tiếp sản xuất, quản lý, giám sát như trong hồ sơ dự thầu đã nêu.
Nếu quá trình thương thảo với nhà thầu trúng thầu không thành công thì BQLDA sẽ trình lên Ban Giám đốc xin ý kiến: cho phép huỷ kết quả hoặc cho phép mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo và kí kết hợp đồng.
Tuy BQLDA mới thành lập được 4 năm, kinh nghiệm về nghiệp vụ đấu thầu chưa nhiều nhưng bằng sự cố gắng rất lớn, các cán bộ BQLDA đã thực hiện trình tự tổ chức đấu thầu rất tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác trên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp. Ví dụ, giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu nhiều khi còn lớn hơn giá trúng thầu; chất lượng hồ sơ mời thầu chưa cao, còn nhiều thiếu sót; nhiều gói thầu phải tổ chức đấu thầu lại lần thứ hai; đặc biệt BQLDA chỉ mới thông báo đấu thầu trên một số tờ báo như: Lao động, Đầu tư…Những hạn chế trên có thể do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đặc biệt là nguyên nhân thuộc về năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ BQLDA. Vì vậy, BQLDA phải luôn đổi mới về mọi mặt để ngày càng lớn mạnh, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
II. Đánh giá tổng quan công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
1. Những thành tựu đã đạt được
Trước hết cần khẳng định mặt tích cực mang tính bản chất của đấu thầu là tạo cho các Nhà thầu một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch, nhằm giúp Chủ đầu tư lựa chọn được Nhà thầu có đủ khả năng để thực hiện gói thầu với những yêu cầu về chất lượng, giá cả và tiến độ.
Vậy việc đánh giá hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu thì phải xem xét được mức giá của gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã được duyệt so với giá ký kết hợp đồng với Nhà thầu, chất lượng công trình như thế nào và tiến độ thi công công trình có đảm bảo hay không?
Mặc dù mới thành lập được 4 năm nhưng BQLDA đã có nhiều thành tựu trong công tác tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp theo nhiệm vụ của Công ty giao cho, từng bước vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
Trong thành công của mỗi phần dự án hay cả dự án thì vai trò của công tác đấu thầu có ý nghĩa quan trọng. Nếu công tác tổ chức đấu thầu tốt sẽ chọn được Nhà thầu tốt, chất lượng công trình sẽ tốt theo và đảm bảo tiết kiệm vốn, rút ngắn tời gian thi công công trình và ngược lại.
Công tác tổ chức đấu thầu ở BQLDA đã có nhiều thành tựu lớn, được thể hiện theo các nội dung sau đây:
Cơ sở pháp lý: Quy trình tổ chức đấu thầu tuân theo qui chế và qui định của Nhà nước về đấu thầu.
BQLDA đã tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp, các qui chế và qui định của Nhà nước về nội dung, trình tự đấu thầu và chỉ tổ chức đấu thầu khi có đủ điều kiện đấu thầu theo các Nghị định và thông tư về đấu thầu mà Chính phủ và các Bộ ban hành như: Nghị định 52, 88, 66, …và hướng dẫn của Tổng Công ty.
Trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu, BQLDA đều tiến hành theo đúng nội dung của quyết định đầu tư dự án. Nếu có phát sinh từ phía BQLDA hay Nhà thầu thì BQLDA đều có tờ trình kịp thời lên Ban Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.
BQLDA luôn cập nhật các thông tin liên quan về đấu thầu và mở các lớp tập huấn cho cán bộ để học tập và từ đó nắm vững qui chế của Nhà nước về đấu thầu để có thể tiến hành công tác đấu thầu một cách hiệu quả và phù hợp với các chính sách của Nhà nước.
Tính hiệu quả:
Tiết kiệm vốn đầu tư
Qua phần phân tích tổng hợp công tác đấu thầu giai đoạn 2001-2004, ta thấy việc tiến hành c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36963.doc