Tài liệu Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10: ... Ebook Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động xây dựng đang diễn ra rộng khắp có những đóng góp to lớn vào sự phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động đấu thầu đã thể hiện là một phương thức hoạt động xây dựng có tính khoa học, kinh tế cao, mang lại những đổi thay về cách thức vận hành cơ chế hoạt động của thị trường xây dựng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh,minh bạch giữa các doanh nghiệp xây dựng, đồng thời đã cũng tạo nên sự tăng trưởng, phát triển,ổn định, bền vững cho ngành xây dựng của đất nước và bản thân mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Lập giá dự thầu là một bộ phận trong qui trình lập hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng.Đây là khâu giữ vị trí rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, là công việc hết sức quan trọng, mất nhiều công sức nhất và có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng thầu của các nhà thầu Tất cả các doanh nghiệp tham gia đấu thầu đều cố gắng xây dựng một mức giá dự thầu hợp lý để bảo đảm thắng thầu, song ngay cả những doanh nghiệp thường xuyên trúng thầu cũng luôn phải xem xét lại qui trình đấu thầu và lập giá của mình bởi vì còn tồn tại nhiều bất cập và tiêu cực.
Qua thực tiễn và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10, em nhận thấy, hoạt động dự thầu và lập giá dự thầu của Công ty tuy đã có những thay đổi tích cực, song vẫn còn những tồn tại ảnh hưởng tới khả năng tranh thầu nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty. Với mong muốn tìm ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tăng hiệu quả của công tác dự thầu của Công ty, em lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10” làm chuyên đề tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 phần :
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Phần 2: Thực trạng công tác tính giá dự thầu tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Phần : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10
I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẲNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10.
Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 là công ty cổ phần (trong đó Nhà nước là cổ đông chi phối) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế: Bach Dang Joint Stock Company No.10, có trụ sở tại số 169 Tây Sơn - Đống Đa -Hà Nội.
Công ty có tiền thân là Nhà máy dụng cụ Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào năm 1973 với cơ quan sáng lập là UBND thành phố Hải Phòng, có trụ sở tại xã An Hồng - huyện An Dương - thành phố Hải Phòng.Công ty được xây dựng với một dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại, máy móc thiết bị và con người hầu hết được đào tạo qua các trường kĩ thuật. Doanh nghiệp chính thức được thành lập vào năm 1975 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại dụng cụ cầm tay phục vụ tiêu dùng.
Để phù hợp chung với nhịp độ phát triển kinh tế của cả nước, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời để phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới của mình trong những giai đoạn nhất định, công ty đã nhiều lần đổi tên: công ty Dụng cụ cơ khí và xây dựng năm 1997 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cơ khí, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp có quy mô nhỏ. Ngày 21/3/2000 qua xem xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng tại tờ trình số 26/TTr - TCT và đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức lao động- Bộ Xây dựng, công ty Dụng cụ cơ khí & xây dựng được đổi tên thành Công ty cơ khí và xây dựng trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng.
Với mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh trong thị trường cạnh tranh, đồng thời quán triệt nghị quyết của Đảng, công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 trực thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng theo căn cứ quyết định số 1746/QĐ - BXD ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật DNNN thành công ty cổ phần trong đó nhà nước là cổ đông chi phối hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Là một trong những thành viên của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển và đầu tư, mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ trọng các sản phẩm xây lắp, mở rộng thị trường kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng. Công ty là nhà thầu chính và cũng có thể là nhà thầu phụ cho mọi công việc theo giấy phép kinh doanh số 0203000912 ngày 26/4/2004 của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. Do nhu cầu mở rộng thị trường, Công ty đã chuyển trụ sở về địa chỉ số 169 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội với giấy phép kinh doanh số 0103010692 cấp ngày 18/01/2006 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Nhờ có những chính sách năng động và hợp lý, với phương châm đi lên mạnh dạn, táo bạo nhưng chắc chắn, công ty đã từng bước mở rộng sản xuất tập trung nguồn lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, tạo việc làm ổn định cho công nhân, phát triển năng suất lao động vào hạ giá thành sản phẩm, hoàn thành nghĩa vụ với Tổng công ty cũng như với Nhà nước.
Trong những năm, qua công ty đã hoạt động theo đúng định hướng vừa củng cố hoàn thiện tổ chức để trở thành một đơn vị mạnh, có đủ năng lực xây dựng những công trình có quy mô lớn, vừa phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm, đồng thời tìm kiếm giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Công ty đang là một công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong các công ty thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm cơ khí, xây lắp các công trình xây dựng và công nghiệp.
2.1. Nhiệm vụ:
+ Tự tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty, bảo đảm tự trang bị và đổi mới trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh.
+ Đảm bảo hạch toán kế toán đầy đủ, cân đối kế toán, làm tròn nghĩa vụ với cấp trên.
+ Tuân thủ đấy đủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, chấp hành và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc với các chính sách chế độ của nghành ,luật pháp quốc tế ,luật pháp của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước .
+ Luôn phải xem khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị truờng để từ đó đưa ra kế hoạch cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa .
+ Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản chính phân phối theo lao động tiến lương, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ co cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.2. Các quyền hạn, chức năng cơ bản:
+ Được phép vay vốn (cả vốn ngoại tệ) tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được vay vốn từ trong dân và nước ngoài nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện các quy định về ngoại hối của Nhà nước.
+ Được kí kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời cung cấp các dịch vụ và hàng hoá cho các đơn vị này trên cở sở binh đẳng, tự nguyên, hai bên cùng có lợi.
+ Được đặt các văn phòng đại diện của công ty ở nước ngoài theo quy định của nhà nước Việt Nam và nước sở tại.
+ Được thu thập và cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới.
Ngoài ra, công ty có quyền tự do lựa chọn, quyết định các phương thức kinh doanh cũng như chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàn trong và ngoài nước. Công ty có đầy đủ quyền hạn trong việc tổ chức, sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự trong công ty nhằm bảo đảm hiệu suất kinh doanh cao nhất. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định về hạch toán kế toán, quản lý tài sản..., Công ty cũng có quyền chủ động áp dụng các chính sách lương thưởng phù hợp đối với cán bộ công nhân viên trong công ty theo chế độ chính sách do nhà nước ban hành.
3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Trong những năm qua, Công ty đó hoạt động theo định hướng vừa cũng cố, hoàn thiện tổ chức để trở thành một đơn vị mạnh, có đủ năng lực xây dựng những công trình có qui mô lớn, vừa phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm, đồng thời phải tìm kiếm giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV. Chính vì vậy, công ty đang là một trong những đơn vị làm ăn có hiệu quả trong Tổng cụng ty xây dựng Bạch Đằng.
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty
(Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh 05/04
So sánh 06/05
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1. Giá trị tổng sản lượng
50.687
57.547
60.000
6.860
13,53
2.453
4,26
2. Giá trị xây lắp
41.025
46.365
50.000
5.340
13,02
3.635
7,84
3. Giá trị sản xuất CN
6.369
8.647
10.000
2.278
35,77
1.353
15,65
4. Doanh thu
44.844
49.258
50.001
4.414
9,84
743
1,51
5. Chi phí
52.874
57.365
60.000
4.491
8,49
2.635
4,59
6. Lợi nhuận
358,8
397,7
454,4
38,9
10,84
56,7
14,26
7. Nộp ngân sách
1.025
1.475
1.823
450
43,90
348
23,59
8. Tỷ suất LN/ Chi phí
0,679
0,693
0,757
0,014
2,06
0,064
9,24
9. Tỷ suất LN/ Doanh thu
0,8
0,807
0,909
0,007
0,88
0,102
12,64
10. Thu nhập BQ 1 lao động
0,95
1
1,1
0,050
5,26
0,100
10,00
11. Tổng số lao động
498
514
533
16
3,21
19
3,70
12. Tổng vốn KD
15.800
16.600
18.700
800
5,06
2.100
12,65
(Nguồn : Phòng KTTC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10)
Qua bảng kết quả kinh doanh một số năm của Công ty chúng ta thấy doanh thu Công ty đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ được của công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Lợi nhuận tăng đều qua các năm. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước được thể hiện qua chỉ tiêu Nộp ngân sách các năm đều tăng. Việc nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty được thể hiện qua thu nhập bình quân của người lao động.Cụ thể:
Doanh thu năm 2005 tăng 9,843% so với năm 2004 nhưng năm 2006 Chỉ tiêu này vẫn tăng nhưng chỉ còn là 1,08%. Lợi nhuận năm 2005 tăng 10,842% so với năm 2004, song đến năm 2006 tăng 14,257% so với năm 2005. Công ty đem lại mức nộp ngân sách đáng kể với tổng mức nộp ngân sách hàng năm lên tới hơn 1 tỷ VNĐ. Năm 2006 nộp NSNN 1.823 triệu đồng. Mức tăng này đạt được là nhờ sự áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp đã thu hút thêm các khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty.
Trong những năm tới công ty cần phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện mới, để đảm bảo mức doanh thu và lợi nhuận cần thiết và không ngừng tăng lên, đủ năng lực cạnh tranh, đạt tới một mục tiêu tồn tại phát triển lâu dài.
4. Đánh giá những thành tựu, thuận lợi và khó khăn của Công ty.
Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 từ ngày thành lập tới nay đã có nhiều sự cố gắng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất và đã dần tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong cả nước bằng các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành phù hợp.
Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất về cả bề rộng lẫn bề sâu để đạt trình độ quản lý như hiện nay và những kết quả sản xuất kinh doanh như vừa qua. Đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên trong công ty. Việc vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế của nhà nước và Bộ Xây dựng không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty bước ra khỏi khó khăn, đồng thời từng bước hoà nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng.
Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý hoá sản xuất, công ty còn tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với loại hình kinh doanh tạo điều kiện cung cấp thông tin cần thiết cho ban giám đốc ra quyết định đúng đắn góp phần mang lại thành công cho đơn vị trong điều kiện cạnh tranh thị trường. Công ty là một đơn vị hoàn toàn độc lập, sang năm 2004 chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước, nhưng công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa học hợp lý phù hợp, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất cơ khí và xây dựng đảm bảo đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất của Công ty
* Các sản phẩm công nghiệp của công ty là:
Các loại khoá xích, thanh gạt thuộc hệ thống máng cào than cho Tổng công ty than.
- Các loại khoá van dầu (liên kết sản xuất) cho các Công ty khai thác dầu khí trong và ngoài nước.
- Các loại bạc gầu, bạc xích, ắc gầu xúc cho các thiết bị nạo vét sông biển thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ (Công ty Thi công cơ giới, Công ty nạo vét đường biển I và II, Công ty nạo vét đường sông...).
- Các loại chày cối cắt nguội, cắt nóng, dao cắt thép tấm, thép tròn dạng đĩa hoặc thẳng cho các công ty sản xuất thép.
Các sản phẩm xây lắp của công ty là: Các công trình dân dụng, công trình giao thông đô thị, nhà xưởng…
Công ty là nhà thầu chính và là nhà thầu phụ cho mọi công trình.
* Về thị trường kinh doanh :
Với hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần từ năm 2004. Từ khi chuyển đổi hình thức công ty, thay đổi ban lãnh đạo, công ty có nhiều cơ hội phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có nhiều hợp đồng mới, thêm nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới, thay đổi cơ cấu sản phẩm: Tăng tỷ trọng các sản phẩm xây lắp. Có điều kiện mở rộng thị trường: Thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy cơ khí Hải Phòng đã giúp công ty có cơ hội mở rộng thị phần, có uy tín trên thị trường, được nhiều bạn hàng biết tới. Trong những năm gần đây, Công ty hoạt động có nhiều cố gắng vươn lên trong kinh doanh, đã có nhiều cố gắng khắc phục những khó khăn khắc nghiệt của thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
* Tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Với đặc điểm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình, thi công nhiều công trình với quy mô, tính chất khác nhau và chủ yếu là ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Do vậy mà không có một hệ thống, quy trình sản xuất chung áp dụng giống nhau cho tất cả các công trình khác nhau, mà công trình đó phải được hình thành, tổ chức, sắp xếp cho phù hợp với đặc điểm về quy mô, tổ chức điều kiện thi công của công trình. Nhưng cách chung nhất thì quá trình công nghệ chính của công ty là:
Chủ đầu tư mời thầu --> ký kết hợp đồng--> lập phương án thi công và lập dự án --> Chuẩn bị các nguồn lực --> tổ chức thi công --> bàn giao nghiệm thu công trình--> xác định kết quả và thu hồi vốn.
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị Công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tuy còn nhiều khó khăn về nhiều mặt như vốn, thị trường tiêu thụ nhưng công ty cũng mạnh dạn đầu tư công nghệ máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm để sản phẩm của công ty ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường. Hàng năm, Công ty có kế hoạch sửa chữa, tu bổ, nâng cấp máy móc thiết bị giúp cho sản xuất được an toàn và liên tục.
Bảng 2: Cơ sở vật chất máy móc thiết bị của Công ty
Stt
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
Ký hiệu đặc trưng kỹ thuật
Mức độ còn dùng được
1
Máy trộn bê tông
Nga
02
250 lít
90%
2
Máy trộn bê tông
T.Quốc
02
200 lít
80%
3
Máy trộn vữa
T.Quốc
04
80 lít
70%
4
Máy đầm bàn
Nga
04
80%
5
Máy đầm bàn (máy nổ)
Nhật
02
70%
6
Máy đầm rung
Nhật
7
Máy lu ba bánh
Nga
02
60%
8
Máy lu hai bánh
Nhật
01
9
Ô tô tải
Nga
02
10T
65%
10
Ô tô tải
Hàn Quốc
02
7T
80%
11
Máy vận thăng
VN
02
80%
12
Giàn giáo tổ hợp
VN
03
700m2
98%
13
Cốp pha sắt định hình
VN
1500m2
90%
14
Đầm dùi
Đức
15
80%
15
Máy đào So La
Hàn Quốc
02
0,8m3
98%
16
Máy ủi Komatsu D50
Nhật
01
140CV
98%
17
Máy bơm nước
T.Quốc
03
20CV
95%
18
Máy phát điện (Thiết bị thuê mua tài chính)
Nhật
03
50KVA
95%
19
Máy đào
Nhật
03
80%
20
Máy ủi bánh xích
Nga
02
80%
(Nguồn : Phòng TCHC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10)
Hiện tại, đa số máy móc thiết bị của Công ty có chất lượng tương đối mới, Công ty chưa được sử dụng tối đa hết công suất nhưng trong những năm tới Công ty cổ phần Bạch Đằng sẽ phải khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị của mình để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.
Công ty cổ phần Bạch Đằng xây dựng chiến lược trong những năm tới sẽ đổi mới một số thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất thi công công trình như: Máy phun vữa, máy nghiến đá, máy luồn cáp... để đáp ứng được nhu cầu thị trường gay gắt như hiện nay.
Quá trình thi công công trình của Công ty được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như bảng trên , nên các công trình Công ty đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác. Với hệ thống máy móc hiện đại như trên đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn cao.
3. Về nguồn nhân lực của Công ty.
Hiện nay, tổng số lao động của Công ty là 535 người với 104 lao động gián tiếp (nhân viên văn phòng) và 431 lao động trực tiếp tại các công trình.Để thấy rõ tình hình biến động về nguồn nhân lực của Công ty qua các năm ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3 : Nguồn nhân lực của công ty.
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
1. Tổng số
498
514
533
2. Lao động gián tiếp
97
100
104
3. Lao động trực tiếp
401
414
429
(Nguồn : Phòng KTTC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn lao động của công ty qua các năm biến đổi khá nhiều, mỗi năm tăng vài chục lao động và chủ yếu là tăng lực lượng lao động trực tiếp.
Nguồn lao động của công ty có trình độ và chuyên môn cao, với đội ngũ lao động năng động, sáng tạo trong công việc.
Chất lượng CBCNV của Công ty được thể hiện như sau:
Bảng 4: Chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật năm 2006
Stt
Cán Bộ chuyên môn và kỹ thuật
Số lượng
Theo thâm niên công tác (Năm)
>5
>10
>15
Ghi chú
I
Đại học và trên Đại học
82
49
27
6
1
Kỹ sư Xây dựng
35
15
14
6
2
Kỹ sư thuỷ lợi
13
9
4
3
Kỹ sư cơ khí
10
7
3
4
Kỹ sư giao thông
8
6
2
5
Kỹ sư điện
8
6
2
6
Cử nhân kinh tế-tài chính
5
3
2
7
Kỹ sư tin học
1
1
8
Kiến trúc sư
2
2
II
Cao Đẳng và Trung cấp
22
21
1
1
CĐ Kỹ thuật
5
5
2
CĐ Ngân hàng -Kế toán
4
4
3
TC Xây dựng
5
4
1
4
TC Tài chính-Tiền lương
4
4
5
TC Điện Cơ khí
3
3
6
TC Khác
1
1
Bảng 5: Chất lượng công nhân kỹ thuật
(Đơn vị: Người)
Stt
Công nhân kỹ thuật
Theo nghề
Số lượng
Bậc thợ
<4/7
4/7
5/7
6/7
7/7
1
Công nhân nề + Bê tông
170
20
90
30
28
2
2
Công nhân mộc
60
10
20
17
10
3
3
Công nhân cơ khí
60
10
15
30
4
1
4
Công nhân chuyên làm đường
60
15
20
15
10
5
Công nhân lái xe
10
2
6
2
6
Công nhân vận hành máy (đào, ủi,..)
17
2
10
5
7
Công nhân trắc đạc
4
8
Công nhân điện
15
5
5
5
9
Công nhân sơn, bả
28
10
20
10
Công nhân hàn
5
2
3
Tổng cộng
431
76
189
104
52
6
(Nguồn : Phòng TCHC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10)
Qua bảng trên ta thấy, số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học-kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học và trên đại học. Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công ty là rất lớn. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với số lượng 533 lao động, lại trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bố trí công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty là việc làm rất khó. Tuy nhiên Công ty cổ phần Bạch Đằng đã làm được trong những năm qua. Đây là một thành công lớn của Công ty và chiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và của công nhân toàn công ty nói chung.
4. Về tình hình tài chính của Công ty.
Để hiểu rõ về vốn và cơ cấu vốn của công ty, ta xem xét bảng sau:
Bảng 6: Tình hình tài sản của công ty
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
So sánh 2006/2005
CL
Tỷ lệ (%)
1. Tổng tài sản
16,6
18,7
+ 2,1
+ 12,65
2. Tài sản lưu động
9,9
12,8
+ 2,9
+ 29,3
3. Tài sản cố định
6,7
5,9
- 0,8
- 11,94
(Nguồn : Phòng KTTC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10)
Nhìn vào biểu trên ta thấy: tổng số vốn của Công ty năm 2006 là 18,7 tỷ đồng tăng 2,1 tỷ đồng so với năm 2005 (tương ứng tăng 12,65%). Về cơ cấu vốn, vốn lưu động năm 2006 là 12,8 tỷ đồng, chiếm 68,4% tổng số vốn kinh doanh, tăng lên so với vốn lưu động năm 2005 là 2,9 tỷ đồng, tương ứng với 29,3%. Vốn cố định năm 2006 là 5,9 tỷ đồng chiếm 31,6% tổng số vốn kinh doanh giảm đi 0,8 tỷ đồng so với vốn cố định năm 2005, tương ứng, giảm 11,94%. Điều này cho thấy, vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn và tỷ trọng vốn lưu động ngày càng tăng. Lý giải điều này là do năm 2006 Công ty đã thanh lý 1 số TSCĐ có hiệu quả thấp trong sản xuất nhằm làm tăng vốn lưu động trong kinh doanh.
Vốn kinh doanh là một chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng của các doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô kinh doanh và thế mạnh của một đơn vị làm kinh tế.
Do vậy, để đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao hiệu quả kinh doanh , tăng doanh thu tăng lợi nhuận, không còn cách nào khác là phải không ngừng bổ sung vốn kinh doanh hàng năm.
Nhận thức được vấn đề này, ngay từ khi mới thành lập, Công ty cổ phần Bạch Đằng đã có kế hoạch đúng đắn là không ngừng làm tăng vốn kinh doanh của mình. Do vậy, mức vốn kinh doanh của Công ty đều tăng qua mấy năm gần đây. Dưới đây là biểu phản ánh cơ cấu vốn của Công ty qua các năm.
Bảng 7: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm 2005-2006
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
So sánh 2006/2005
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Vốn cố định
6.7
5.9
-0.8
-11.9
Vốn lưu động
9.9
12.8
2.9
29.3
Tổng vốn kinh doanh
16.6
18.7
2.1
12.7
(Nguồn : Phòng KTTC - Công ty cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 10)
Nhìn vào biểu trên ta thấy: từ năm 2005 vốn lưu động của công ty đều tăng theo qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2006 chiếm 59% tổng số vốn, thì tới năm 2006 chiếm tới 68.4% tổng số vốn. Mặt khác, tổng số vốn của công ty năm 2005 là 18.7 tỷ đồng, tăng 2.1 tỷ đồng so với năm 2005 (tương ứng tăng 12.7%). Điều này khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn lưu động ngày càng lớn.
Nhìn chung với cơ cấu vốn: vốn lưu động chiếm 68% và vốn cố định chiếm 32% tổng nguồn vốn đối với các doanh nghiệp xây dựng là tương đối hợp lý.
5. Đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 sắp xếp theo thẩm quyền từ trên xuống bao gồm:
- Hội đồng quản trị
- Ban Kiểm soát
- Ban Giám đốc
- Các phòng ban: gồm Phòng Kế hoạch kỹ thuật xây dựng, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán,Phòng Dự án, Phòng Kiểm soát nội bộ.
- Nhà máy cơ khí Hải Phòng và Đội, xí nghiệp xây dựng; chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, các trung tâm tư vấn.
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1 - Bộ máy quản lý của công ty
Ban kiÓm so¸t
Gi¸m ®èc c«ng ty
Phã gi¸m ®èc
phô tr¸ch x©y dùng 2
Phã gi¸m ®èc
phô tr¸ch x©y dùng 1
Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch c¬ khÝ
Phßng
KiÓm so¸t
Phßng
Dù ¸n
Phßng
KÕ ho¹ch
Phßng
KÕ to¸n
Phßng
Tæ chøc hµnh chÝnh
Chi nh¸nh
Thµnh phè Hå ChÝ Minh
Nhµ m¸y
C¬ khÝ H¶i Phßng
XÝ nghiÖp x©y l¾p 8
XÝ nghiÖp x©y l¾p 3
XÝ nghiÖp x©y l¾p 9
XÝ nghiÖp x©y l¾p 4
XÝ nghiÖp x©y l¾p 12
XÝ nghiÖp x©y l¾p 5
Trung t©m x©y l¾p sè 12
XÝ nghiÖp x©y l¾p 7
Trung t©m thiÕt kÕ kiÕn tróc x©y dùng 2
Trung t©m thiÕt kÕ kiÕn tróc x©y dùng 1
* Thẩm quyền và nhiệm vụ của từng cấp quản lý của Công ty như sau:
- Hội đồng quản trị
Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về mọi họat động của Công ty.
- Ban kiểm soát
Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu, có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị.
- Ban Giám đốc
Ban Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước công ty về mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Giám đốc vừa là đại diện về mặt nhà nước vừa là đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên.
- Phòng Kế hoạch – kỹ thuật xây dựng
Thiết kế chịu sự chỉ đạo của Giám đốc và Phó giám đốc, đồng thời chỉ đạo phân công cho các xí nghiệp, đội xây lắp về tổ chức thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp, xây dựng các kế hoạch, tham gia lập hồ sơ đấu thầu, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng năm.
- Phòng tổ chức hành chính
Giúp giám đốc công ty quản lý thực hiện công tác tổ chức hành chính. Trực tiếp chỉ đạo và thực hiện các quyết định của lãnh đạo, tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp tổ chức bố chí lao động trong công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ tay nghề từng phòng ban, đội, xưởng.
- Phòng tài chính kế toán
Tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, thực hiện công tác hạch toán kế toán, thu chi tài chính theo đúng quy định của luật kế toán, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của BTC và Tổng công ty cũng như những quy định của công ty đã ban hành. Lập sổ sách kế toán theo dõi nguồn vốn, báo cáo kế toán, thống kê tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của công ty, Tổng công ty, và các văn bản Nhà nước đã ban hành.
- Phòng Kiểm soát nội bộ.
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tính tuân thủ trong mọi hoạt động của Công ty theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Công ty.
- Phòng Dự án.
Quản lý tổ chức và tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học của công ty và Tổng công ty. Lập đề cương, chuẩn bị và thực hiện các dự án công ty.
- Nhà máy cơ khí Hải Phòng
Thực hiện sản xuất các sản phẩm công nghiệp, sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo theo đơn đặt hàng và kế hoạch công ty giao, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật.
- Đội và xí nghiệp xây dựng; Chi nhánh TPHCM
Thi công xây dựng các công trình theo hợp đồng, các công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng , giao thông, thuỷ lợi…
Các trung tâm tư vấn: TT tư vấn du học quốc tế, TT tư vấn thiết kế…
Phần 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
Được thành lập trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc áp dụng quy chế đấu thầu một cách rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng đã và đang tạo ra những thuận lợi nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty cổ phần Bạch Đằng 10. Khi quyết định cổ phần hoá, công ty đã xác định để có thể tồn tại và phát triển thì phải từng bước tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường thông qua đấu thầu các công trình chứ không thể chỉ ỷ lại dựa vào Tổng công ty
Trong những năm đầu khi mới thành lập, kinh nghiệm hoạt động còn ít, năng lực về nhân lực, máy móc thiết bị, tài chính còn hạn chế, trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các công trình qua đấu thầu. Những công trình của công ty chủ yếu đều là do công ty mẹ giao hoặc do chủ đầu từ chỉ định nhờ các mối quan hệ với công ty mẹ. Chính nhờ sự hỗ trợ của công ty mẹ mà trong thời gian đầu mới thành lập, công ty đã dần đi vào ổn định, vượt qua được những khó khăn trước mắt. Những năm sau đấy, công ty đã tích cực chủ động tham gia đấu thầu và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kể, tỉ lệ số lượng công trình có được do công ty đấu thầu tăng lên. Đến nay, số lượng công trình của công ty đang thực hiện chủ yếu giành được là do thắng thầu..
Công ty cổ phần Bạch Đằng là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, số lượng các công trình đến nay mà công ty đảm nhiệm là tương đối lớn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Một số công trình đã thi công
TT
Loại công trình xây dựng
Giá trị
I
Công trình xây dựng dân dụng
10
1
Trường Công nhân kỹ thuật An Dương - Hải Phòng
2
Bưu điện Tân Hoà - Hải Phòng
3
Nhà điều dưỡng tâm thần Vĩnh Bảo - Hải Phòng
4
Hào cáp công nghệ - Công ty Công nghệ tàu thuỷ Nam Triệu - Hải Phòng
5
Sân tennis - Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng
6
Nhà văn phòng Showroom tại TP. Hồ Chí Minh
7
Cải tạo trụ sở Công ty vàng bạc đá quý TP. Hồ Chí Minh
8
Xưởng sản xuất - xí nghiệp ắc quy Sài Gòn
9
Công trình Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - Hải Phòng
10
Khu đô thị Đồng Nguyên - Từ Sơn - Bắc Ninh
11
Chi nhánh Ngân hàng Công thương - Lê Chân - Hải Phòng
12
Bệnh viện tư nhân đa khoa Nhân Đức - Vũng Tàu
13
Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng - TP. Hồ Chí Minh
14
Bệnh viện Chợ Rẫy - Phú Yên
II
Các công trình công nghiệp
22
1
Nhà máy thép HPS - Hải Phòng
2
Nhà máy lắp ráp Honda Vĩnh Phúc
3
Kho nguyên liệu Nhà máy Xi măng Sao Mai
4
Nhà máy mạ hợp kim, sơn màu thép lá cuộn - Hải Phòng
5
Nhà máy sản xuất vỏ ga bình gas Hưng Yên
6
Nhà máy sản xuất giày Đức Thành II - Đồng Nai
7
Nhà máy thép Ngân Phong - Hải Phòng
8
Trạm triết nạp Gas Bến Lức - Long An
9
Kho chứa gas - CTy TNHH Thương mại Trần Hồng Quân
10
Kho chứa gas và hệ thống nhập xuất và triết nạp LPG - Công ty CP Dầu khí Anpha Sài Gòn
11
Nhà sản xuất chính Dây chuyền sản xuất gạch Ceramic số 5 - Cty ốp lát VITALY
12
Nhà máy thép Nam Đô - Hải Phòng
13
Phân xưởng luyện phôi - Công ty Cổ phần thép Cửu Long - Hải Phòng
III
Công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước
14
1
Công trình thoát nước, Đường nội bộ cung quận Hồ An biên, Hồ Mắm tôm - Hải Phòng
2
Đường công vụ xã An Tiến - An Lão - Hải Phòng
3
Xây dựng cầu kè dọc sông Lạch Tray - Hải Phòng
4
Cống ngăn mặn Đò Điểm trên s._.ông Nghèn - Hà Tĩnh
5
Hệ thống cấp nước sản xuất - Nhà máy xi măng Long Thọ II
6
Dự án cải tạo quốc lộ 18 - gói 2: Bắc Ninh - Chí Linh
7
Nhà máy nước Thiện Tân, Đồng Nai
Nguồn: phòng Dự án - Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Bảng 9: Danh mục các hợp đồng đã thực hiện trong 3 năm gần đây
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tên hợp đồng
Tổng giá trị sử dụng
Giá trị do nhà thầu thực hiện
Thời hạn hợp đồng
Tên đơn vị ký hợp đồng
Thời hạn khởi công
Đang thực hiện
Kho chứa LPG
5.701
5.701
2005
Công ty CP Dầu khí Anpha S.G
Nhà làm việc kiêm kho chi nhánh NHCT Lê Chân
7.750
7.750
2005
Ngân hàng Công thương Việt Nam
Nhà máy giày Đức Thành II
17.779
17.779
2005
x
Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng
81.385
81.385
2005
x
Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng
Bệnh viện Chợ Rẫy - Phú Yên
79.588
79.588
2005
Cty cổ phần bệnh viện Chợ Rẫy - Phú Yên
Nhà máy thép Ngân Phong
14.692
14.692
2006
Công ty thép Vinda
Khu đô thị Đồng Nguyên - Bắc Ninh
70.000
70.000
2004
Công ty CP Đầu tư XD và TM Phú Điền
Nhà làm việc kiêm kho chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Trăng
12.186
12.186
2004
BQL Dự án NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng
Tổng giá trị
298.081
298.081
Nguồn: phòng d ự án - công ty Cp Bạch Đằng 10
Bảng 10. Danh mục các hợp đồng thực hiện trong 3 năm gần đây
Đơn vị: Tri ệu đồng
Tên hợp đồng
Tổng giá trị sử dụng
Giá trị do nhà thầu thực hiện
Thời hạn hợp đồng
Tên đơn vị ký hợp đồng
Thời hạn khởi công
Đang thực hiện
Nhà máy thép Ngân Phong
14.692
14.692
2006
x
Công ty TNHH Thép Vinda - Ngân Phong
Nhà sản xuất Công ty TNHH Đức Thành II
11.779
11.779
2005
Công ty TNHH Đức Thành II
Nhà sản xuất chính, dây chuyền sản xuất gạch Cearamic số 5
9.462
9.462
2005
x
Công ty gạch ốp lát số 1 - TCT VLXD số 1
Nhà sản xuất nhà máy xi măng Long Thọ - TP. Huế
40.000
40.000
2006
Tổng Công ty XD Bạch Đằng
Tổng giá trị
75.993
75.993
Nguồn: phòng Dự án - Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Số công trình đã trúng thầu và thi công trong những năm gần đây, đều có có quy mô khá lớn, giá trị trên 5 tỷ đồng. Nhiều công trình có giá trị trên chục tỷ đồng như: Nhà máy xi măng Long Thọ - TP Huế 40 tỷ đồng, khu đô thị mới Đồng Nguyên Bắc Ninh 70 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao năng lực về mọi mặt; tích cực, nhạy bén, chủ động trong tham gia đấu thầu và đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đồng thời công ty cũng tạo được sự tin tưởng hơn với các chủ đầu tư.
Dưới đây là bảng tính toán tỉ lệ trúng thầu của công ty trong 3 năm vừa qua.
Bảng 11: Số lượng các công trình tham gia đấu thầu và trúng thầu
2004-2006
Năm
Công trình dự thầu
Công trình trúng thầu
Xác suất trúng thầu(%)
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
2004
28
56.869.660.000
11
23.548.836.000
39,3
41,4
2005
30
108.485.000.000
17
56.687.320.000
46,7
52,2
2006
45
240.590.000.000
26
144.763.000.000
57,8
60,2
Nguồn : phòng Kỹ thuật
Qua bảng báo cáo kết quả dự thầu của công ty ta thấy, kết quả công tác đấu thầu của công ty đã đươc nâng lên rõ rệt cả về mặt giá trị và số lượng hợp đồng kí kết. Đây là một cố gắng lớn của công ty trong công tác khai thác việc làm ở địa bàn các tỉnh phía Bắc, là địa bàn hoạt động chủ yếu hiện nay của công ty.
Thời gian qua, công ty đặc biệt quan tâm đến công tác lập, quản lý và thực hiện dự toán xây lắp hay lập giá dự thầu vì đấu thầu là hình thức cơ bản tạo ra các hợp đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đem lại doanh thu lợi nhuận cho công ty. Đấu thầu là hình thức không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng, khi các công ty muốn tham gia nhận thầu các công trình thì đòi hỏi hồ sơ mời thầu chất lượng cao, thể hiện được các ưu thế cạnh tranh của các nhà thầu, do đó cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ của các bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật và tài chính. Theo quy chế đấu thầu, thì sau khi đánh giá về đề xuất kỹ thuật, các nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, tức đạt từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên, mới được tiếp tục mở hồ sơ đề xuất tài chính để chấm điểm về giá. Giá dự thầu tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của nhà thầu.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác đấu thầu, công tác tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch đấu thầu là một trong những công tác được chú trọng, đặc biệt là công tác lập dự toán cho các hạng mục công trình trong đấu thầu của công ty đã được triển khai thực hiện một cách sát sao. Tuy nhiên, tỉ lệ thắng thầu của công ty hiện nay chưa cao, và những công trình đã thắng thầu chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Công ty cũng đã để trượt một số gói thầu trong khả năng, do việc lập giá dự thầu chưa thật hợp lý ngay cả những gói thầu công ty đã trúng thầu.
Việc phân tích thực trạng về việc tham gia đấu thầu của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 trong thời gian qua cho thấy, mặc dù kết quả đấu thầu của công ty có chiều hướng tăng, nhưng hiệu quả chưa cao vì cách lập giá dự thầu chưa thực sự hợp lý. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có công tác lập giá dự thầu. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu. Để giải quyết được vấn đề này, trước hết cần tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trên, thông qua việc xem xét cách thức tổ chức quản lý và thực hiện, cũng như các yếu tố có thể tác động đến phương pháp lập giá của công ty làm cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, tăng khả năng thắng thầu, từng bước giúp công ty mở rộng địa bàn kinh doanh, tạo uy tín rộng rãi trên thị trường.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
Giá dự thầu là giá nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có), giá này do các nhà thầu tham gia đấu thầu tự lập ra để tranh thầu. Trong tổng số điểm cho toàn bộ hồ sơ dự thầu thì tổng điểm giành cho giá chỉ chiếm 30% nhưng lại là yếu tố cơ bản quyết định khả năng thắng thầu của công ty. Sở dĩ như vậy là vì trong đấu thầu xây lắp hầu hết các nhà thầu đều đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về kỹ thuật của chủ đầu tư nhưng phần lập giá lại khác nhau tuỳ thuộc vào quy trình và phương pháp xác định giá, kinh nghiệm, năng lực của từng nhà thầu
1. Quy trình dự thầu
Quy trình dự thầu của công ty cổ phần Bạch Đằng 10 gồm có 6 bước, giữa các bước công việc này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau trong một quy trình thống nhất.
Bước 1: Thu thập thông tin về các gói thầu
Công việc này do các cán bộ của phòng kỹ thuật thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo công ty. Đây là công việc đầu tiên và quan trọng để nhà thầu có cơ hội tìm được công trình. Việc nắm bắt được đầy đủ, nhanh chóng các thông tin sẽ giúp nhà thầu chuẩn bị đáp ứng tốt nhất và kịp thời hồ sơ mời thầu nhằm làm tăng khả năng thắng thầu. Nguồn thông tin mà công ty khai thác chủ yếu thông qua các hình thức:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như quảng cáo đấu thầu, thư mời thầu của chủ đầu tư, báo tạp chí Thông tin đấu thầu, fax… hoặc thông báo từ chủ đầu tư xuống.
- Thông tin về những nguồn vốn công trình dự định đầu tư trong tương lai
- Thông tin có được nhờ các mối quan hệ với các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương...
Tất cả các thông tin mời thầu qua nhiều hình thức khác nhau sẽ được cán bộ phụ trách đấu thầu của phòng kỹ thuật xem xét, ghi chép lại và báo cáo lên trưởng phòng kỹ thuật. Sau khi xem xét, đánh giá lại các thông tin trưởng phòng kỹ thuật lại tiếp tục báo cáo lên lãnh đạo cấp trên.
Bước 2: Tiếp xúc ban đầu
Sau khi đã có được thông báo mời thầu của các gói thầu mà Công ty quan tâm, Công ty sẽ cử người tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư để tìm hiểu thêm các thông tin, vấn đề còn khúc mắc, chưa rõ để quyết định có tham gia hoặc không tham gia đấu thầu. Nếu xét thấy Công ty có thể đáp ứng các vấn đề có liên quan đến dự án về tính khả thi và hiệu quả kinh tế, Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu vào đúng thời gian theo thông báo của chủ đầu tư. Công ty sẽ cử cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ mời thầu nhằm rút ra những yêu cầu cơ bản của công trình đấu thầu, tính chất quy mô, phạm vi, hình thức giao thầu và những điều kiện ràng buộc để thực hiện gói thầu đó.
Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế công trình từ đó rút ra những đặc điểm cần chú ý để đưa ra những biện pháp kỹ thuật và phương án tổ chức thi công hợp lý.
Kiểm tra lại việc tính toán khối lượng của chủ đầu tư dựa trên bản tiên lượng.
Nếu cần thiết cử người xuống khảo sát hiện trường đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn (vị trí địa lý, địa chất, chất lượng nền đất, lượng mưa, thời tiết độ ẩm, điều kiện cung cấp vật tư, nhân công, hệ thống giao thông, đời sống và dân trí...).
- Nghiên cứu đánh giá các đối thủ cạnh tranh: Công ty chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, và dựa vào kinh nghiệm và quan điểm chủ quan của cán bộ lập hồ sơ dự thầu để đánh giá.
Bước 3: Tiến hành lập đơn giá và tổng hợp đơn giá
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá ở trên phòng kỹ thuật phối hợp với các phòng ban chức năng khác cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty phân công những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phụ trách việc lập giá dự thầu. Các công việc cần thực hiện gồm:
Xác định chính xác khối lượng công việc phải thực hiện trong hồ sơ mời thầu (bóc tách khối lượng)
Xác định giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công, tiến độ thi công
Xác định các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật tư thiết bị dùng để thi công công trình và tập hợp giá cả của chúng tại thời điểm đó.
Tiến hành lập đơn giá cho từng công việc và tổng hợp đơn giá.
Bước 4: Trình duyệt giá
Sau khi bộ phận lập giá hoàn tất công việc của mình sẽ trình Ban giám đốc xem xét và phê duyệt. Nếu giá dự thầu đưa ra đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và phù hợp chiến lược kinh doanh, điều kiện hiện tại của Công ty thì sẽ được phê duyệt. Nếu không phù hợp thì bộ phận lập giá tiến hành điều chỉnh lại theo yêu cầu và sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Bước 5: Liên hệ với ngân hàng nơi công ty mở tài khoản để xin cấp giấy bảo lãnh theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là công việc quan trọng, vì nó bảo đảm tính pháp lý cho hồ sơ dự thầu.
Bước 6: Giảm giá dự thầu (nếu có)
Sau khi lập xong giá dự thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu, bộ phận lập hồ sơ, lập giá căn cứ vào tình hình công việc cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ vào khả năng có thể giảm các khoản chi phí không cần thiết, hoặc tiết kiệm được chi phí như về nhân công, nguyên liệu, chi phí máy thi công (do máy móc thi công đã khấu hao hết)… để đưa ra phương án giảm giá dự thầu nếu cần thiết. Thường chỉ giảm giá dự thầu trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh đều mạnh và công trình này quan trọng với Công ty. Bộ phận lập giá phải trình lên Ban giám đốc phương án giảm giá và giải trình một cách đầy đủ lý do giảm giá.
2. Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty
2.1 Yêu cầu đối với việc lập giá dự thầu
Lập giá dự thầu là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra mức giá hợp lý, đảm bảo mức giá này không quá cao hoặc quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu, vì với mức giá cao nhà thầu có thể sẽ bị đánh trượt, còn với mức giá thấp quá sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Do vậy, công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự tính toán và kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá.
Nếu chưa tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp hợp lý thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu lớn.
Muốn vậy, công tác lập giá dự thầu cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Giá dự thầu được lập dựa trên cơ sở khối lượng công việc mà bên mời thầu đưa ra, phù hợp với giá thị trường, bám sát hưỡng dẫn của hồ sơ mời thầu
Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã chọn.
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất.
2.2 Cơ sở để lập giá dự thầu
Căn cứ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư : Để lập được mức giá dự thầu hợp lý, thấp hơn giá xét thầu của chủ đầu tư, các cán bộ lập giá dự thầu phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, bảng tiên lượng mời thầu… căn cứ vào hồ sơ đó để tìm biện pháp thi công hợp lý, tìm cách rút ngắn tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, là cơ sở để tìm các loại nguyên liệu phục vụ công tác thi công với giá thành hợp lý…
Căn cứ vào quy định chung về định mức dự toán xây dựng cơ bản và đơn giá xây dựng cơ bản ở địa phương nơi công trình xây dựng.
Căn cứ vào những chỉ thị, thông tư của Nhà nước về hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng.
Căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình cần thi công.
Tham khảo các tiêu chí xét thầu của bên mời thầu.
Căn cứ vào môi trường đấu thầu và ý đồ chiến lược tranh thầu của công ty.
2.3 Phương pháp xây dựng giá dự thầu
Giá dự thầu là bảng kê chi tiết từng nội dung công việc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có ghi rõ từng chủng loại vật tư dùng để thực hiện công việc đó, đơn giá và giá thành tương ứng, số liệu của bảng giá dự thầu là căn cứ quan trọng trong việc xét thầu sau này.
Trình tự chung:
Để xây dựng giá dự thầu cho một công trình trước hết ta phải xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp, sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục (một hạng mục gồm nhiều công việc), rồi tập hợp chi phí cho cả công trình theo các quy định hiện hành, cụ thể là các bước sau:
Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc.
Sơ đồ 2: Nội dung của đơn giá dự thầu
Vật liệu (VL)
Chi phí trực tiếp ( T)
Thuế
(T)
Đơn giá dự thầu
Chi phí chung (C)
Lãi dự kiến (L)
Nhân công (NC)
Máy thi công (MTC)
Trực tiếp phí khác (TT)
Đơn giá dự thầu được tính:
Ngoài ra có thể tính đến hệ số trượt giá (Ktg) và yếu tố rủi ro (Krr) khi đó giá dự thầu hoàn chỉnh được tính như sau:
Các khoản mục trong đơn giá được xác định như sau:
Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu.
Chi phí vật liệu được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu và giá bán các loại vật liệu đó tại cửa hàng hoặc xí nghiệp sản xuất vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình.
Chi phí vật liệu được tính theo công thức sau:
Trong đó:
VL: chi phí vật liệu (gồm vật liệu chính và vật liệu phụ) trong đơn giá của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Di: Lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị công tác xây lắp quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.
: Giá tính đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu chính thứ i
: Hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính (theo quy định)
Phương pháp xác định chi phí nhân công
Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp khác của công nhân trực tiếp xây lắp.
Cơ sở để xác định chi phí nhân công :
+ Cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc
+ Giá nhân công trên thị trường lao động
+ Khối lượng công việc thực hiện trong ngày công.
Chi phí nhân công tính được xác định theo công thức:
Trong đó:
Bi: Số công theo định mức bậc thợ i
: Đơn giá ngày công của bậc thợ i
Phương pháp xác định chi phí máy thi công(MTC)
Chi phí trong một ca máy bao gồm: khấu hao cơ bản (có tính đến hao mòn vô hình), khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng, chi phí nguyên liệu, động lực, năng lượng, chi phí tiền công thợ máy, chi phí khác và chi phí quản lý máy. Chi phí máy thi công được tính dựa trên các căn cứ: Số ca máy và đơn giá ca máy.
Chi phí máy thi công được tính theo công thức:
Trong đó:
Mi : Số ca máy theo định mức loại máy thứ i
: Đơn giá ca máy của loại máy thứ i
Phương pháp tính chi phí chung
Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành công tác xây lắp nhưng thực sự cần thiết cho công tác tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất và xây dựng công trình. Chi phí chung có thể chia làm 2 bộ phận:
+ Chi phí quản lý tại công trường (C1): là chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra tiến hành thi công công trình bao gồm: chi phí lán trại tạm, chi phí kho bãi, chi phí trả tiền lương, phụ cấp cho công nhân viên quản lý...
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp(C2): Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào. Trong xây dựng, chi phí này được phân bổ cho từng hạng mục công trình, là phần chi phí mà từng công trình phải gánh chịu để đảm bảo sự quản lý điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí thuê nhà và đất làm trụ sở của doanh nghiệp, chi phí dụng cụ văn phòng, lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí phúc lợi ...
Chi phí chung trong giá dự thầu được xác định trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Hiện nay, công ty tính chi phí chung (C) theo công thức:
Trong đó:
P là tỷ lệ chi phí chung so với chi phí trực tiếp (xác định theo quy định)
T là chi phí trực tiếp, được tính : ( TT là trực tiếp phí khác, theo quy định )
Tùy theo từng loại công trình mà có định mức tính chi phí chung khác nhau.
Bảng 12: Phân loại công trình theo mức tính chi phí chung
TT
Loại công trình
Chi phí chung
1
Công trình dân dụng
6,0
2
Công trình công nghiệp
5,5
3
Công trình giao thông
5,3
4
Công trình thuỷ lợi
5,5
5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
4,5
Xác định lợi nhuận (lãi) dự kiến
Việc xác định mức lãi dự kiến được dựa trên cơ sở: mức lợi nhuận của Công ty trong một số năm gần đây, chiến lược kinh doanh của Công ty, mức độ cạnh tranh, số lượng các nhà thầu tham gia, chiến lược đấu thầu của Công ty.
Trong đó: R là tỷ lệ lãi dự kiến
Trên thực tế, khi thực hiện đấu thầu luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu với nhau nên các nhà thầu không thể đạt mức lãi cao mà thường cố gắng hạ mức lãi để hạ giá dự thầu nhằm tăng khả năng trúng thầu. Tuy nhiên, mức lãi tối thiểu cần phải bù đắp được tỷ lệ lạm phát và biến động trên thị trường yếu tố đầu vào. Để đảm bảo việc làm cho người lao động và khả năng khai thác máy móc thiết bị, chờ cơ hội kinh doanh khác thì Công ty có thể chấp nhận mức giá bán thấp hơn giá thành xây lắp nhưng phải đủ bù đắp được giá thành xây lắp công trường, còn chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được bù đắp từ những công trình khác tức là:
Lợi nhuận trước thuế > Gbán – (VL+ NC+ M+ C1)
Để có lãi cao phải phấn đấu hạ giá thành bằng việc tiết kiệm các chi phí, đặc biệt là khoản mục chi phí chung.
Đơn gía dự thầu trước thuế
Tính thuế giá trị gia tăng (VAT)
Trong đó: VAT là thuế giá trị gia tăng phải nộp cho nhà nước
Theo quy định của nhà nước, mức thuế giá trị gia tăng là 10%
Đơn giá dự thầu sau thuế
Bảng 13: Bảng đơn giá dự thầu sau thuế
STT
MÃ HIỆU
MSVT
THÀNH PHẦN HAO PHÍ
ĐƠN VỊ
Kl.ĐỊNH MỨC
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Công việc 1
Vật liệu
Nhân công
Máy thi công
Trực tiếp khác
Chi phí chung
TN chịu thuế tính trước
Gtri dtoán xây lắp trước thuế
VAT đầu ra
Gtrị dự toán xây lắp sau thuế
CF xây dựng nhà tạm
Giá dự thầu
2
Công việc 2
Vật liệu
Nhân công
Máy thi công
Trực tiếp khác
Chi phí chung
TN chịu thuế tính trước
Gtri dtoán xây lắp trước thuế
VAT đầu ra
Gtrị dự toán xây lắp sau thuế
CF xây dựng nhà tạm
Giá dự thầu
……
……………………….
n
Công việc n
Bước 2: Xác định giá dự thầu cho hạng mục công trình
Tính giá cho hạng mục công trình như sau:
Trong đó: Qi là khối lượng công việc thứ i
ĐGi là đơn giá dự thầu công việc xây lắp thứ i ()
n là số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Bảng 14:Xác định giá dự thầu cho hạng mục công trình
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ
K.LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Công việc 1
2
Công việc 2
3
Công việc 3
…
n
Công việc n
Giá dự thầu hạng mục
Bước 3: Tính giá dự thầu công trình
Sau khi đã tính được giá dự thầu cho từng hạng mục công trình, ta tổng hợp giá dự thầu của toàn công trình:
Trong đó:
Gct : Giá dự thầu toàn bộ công trình
: Đơn giá dự thầu hạng mục thứ i
n: Số hạng mục
Có thể biểu diễn cách lập giá dự thầu một công trình qua sơ đồ sau.
Bảng 15: Tính giá dự thầu công trình
STT
TÊN HẠNG MỤC
GIÁ HẠNG MỤC
1
Hạng mục 1
2
Hạng mục 2
3
Hạng mục 3
4
Hạng mục 4
………………
n
Hạng mục n
Giá dự thầu công trình
Làm tròn
Sơ đồ 2: Phương pháp lập giá dự thầu
Đơn giá công việc A1
Giá dự thầu công trình
Giá dự thầu HM A
Công việc A1
Giá dự thầu HM C
Giá dự thầu HM B
Công việc A2
Công việc A3
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
số ca máy ĐM loại máy 1 x ĐG ca máy 1
số ca máy ĐM loại máy 2 x ĐG ca máy 2
số ca máy ĐM loại máy i x ĐG ca máy i
VL
NC
MTC
TT
KL định mức VL thứ 1 x Đơn giá VL 1
KL định mức VL thứ 2 x Đơn giá VL 2
KL định mức VL thứ i x Đơn giá VL i
KL định mức VL thứ i x đơn giá VLi
1,5% x (VL+NC+MTC)
Gtt
T
T = VL+NC+MTC+TT
C
T x P
L
(T + C) x R
T + C + L
VAT
10% x Gtt
Gst
Gtt + VAT
Clt
Gst x tỉ lệ quy định
3. Công tác lập giá dự thầu trong tham dự đấu thầu của công ty qua một số hồ sơ điển hình:
Trong phần này sẽ xem xét 2 gói thầu ở 2 thời điểm khác nhau ( trước và sau khi có Thông tư 04/2005/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/4/2005).
Công trình: Nhà máy sản xuất bia (cơ sở 2)
Địa điểm: Xóm Đồi - xã Đông Mai - huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh
Gói thầu xây lắp số 3: nhà xưởng sản xuất chính
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Hạ Long
* Những thuận lợi, khó khăn trong công tác lập giá dự thầu của gói thầu này:
Thuận lợi:
Đây là công trình nhà xưởng sản xuất – một trong những thế mạnh của công ty. Công ty đã có nhiều kinh nghiệm thi công những công trình thuộc loại này do vậy quy trình cũng như các thông tin phục vụ cho lập giá dự thầu đã sẵn có.
Đội ngũ lập giá dự thầu có khả năng tiến hành công tác này một cách nhanh chóng.
Khó khăn:
Vì đây là 1 công trình nằm ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh nên cần phải tìm kiếm nguồn cung vấp vật liệu mới thuộc địa bàn xây dựng công trình. Nếu công tác tìm hiểu không được tiến hành một cách thận trọng có thể dẫn đến việc mua với giá cao ảnh hưởng đến giá dự thầu.
Phải cạnh tranh với các nhà thầu địa phương mà có lợi thế về chi phí nhân công, máy thi công cũng như nguồn cung cấp vật liệu. Do vậy, công tác lập giá cần hết sức chú ý đến mức độ cạnh tranh này để đưa ra mức giá hợp lý.
* Căn cứ lập giá dự thầu:
Tiên lượng dự toán thiết kế và bản vẽ hạng mục
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng số 24/2005/QĐ-BXD ngày 20/7/2005
Bảng giá ca máy lập theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng ca máy và thiết bị thi công
Thông báo giá vật liệu số 191 TB/TC-XD của liên sở TC-XD của UBND tỉnh Quảng Ninh
Đơn giá của UBND tỉnh Quảng Ninh năm 2006
Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 hướng dẫn điều chỉnh XDCB
Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình
Thông tư số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18/1/2001 hướng dẫn áp dụng mức phụ cấp khu vực.
Thuế VAT theo thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003
Các vật liệu không có trong đơn giá, thông báo giá được tính theo giá thị trường tại thời điểm lập dự toán.
* Tính giá dự thầu:
Công trình gồm có hạng mục như sau:
Nhà xưởng chính
Cổng, hàng rào, kè đá
Nhà trực
Sân, đường nội bộ
Hệ thống cấp điện chiếu sáng ngoài nhà
Hệ thống thoát nước ngoài nhà
Bể nước ngoài
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Bước 1: Tính đơn giá dự thầu cho từng công việc của mỗi hạng mục
Trong bước này người lập giá dự thầu phải tính đơn giá chi tiết cho tất cả các công việc. Đây là bước có khối lượng tính toán lớn nhất. Sau đây là một ví dụ tính đơn giá chi tiết của công việc có mã hiệu HG2314: sản xuất cấu bê tông đúc sẵn, bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1× 2 thuộc hạng mục nhà làm việc chính.
Bảng 16: Tính đơn giá dự thầu cho từng công việc của mỗi hạng mục
STT
MÃ HIỆU
MSVT
THÀNH PHẦN HAO PHÍ
ĐƠN VỊ
Kl.ĐỊNH MỨC
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
HG.2314
Sản xuất cấu bê tông đúc sẵn. bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1×2
m3
Vật liệu
1
358822
390
Xi măng PC30
Kg
411.075
670
275531
081
Cát vàng
m3
0.45066
44604
20101
428
Đá dăm 1×2
m3
0.87798
68880
60475
275
Nước
Lít
187.775
5
930
383
Vật liệu khác
%
0.5
1785
Nhân công
3.36
76325
6130
Nhân công 3/7
Cônggg
1.83
12413
22716
Máy thi công
1.4
24467
7558
Máy trộn 250L
Ca
0.095
96272
9146
7579
Máy đầm dùi 1.5kw
Ca
0.18
37456
6742
7543
Máy khác
%
10
1589
Trực tiếp khác
1.5%
6894
Chi phí chung
6%
27990
TN chịu thuế tính trước
5.5%
27197
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
521696
VAT đầu ra
10%
52169
Gtrị dự toán xây lắp sau thuế
573865
Chi phí xây dựng nhà tạm
1%
5739
Giá dự thầu
579604
Chú thích một số điểm:
- Mục STT: là số thứ tự các công việc của từng hạng mục
- Mã hiệu: Đây là mã hiệu dơn giá của từng công việc. Mỗi một công việc sẽ có mã hiệu khác nhau. Ví dụ: công việc sản xuất cấu bê tông đúc sẵn, bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1× 2 thuộc hạng mục nhà làm việc chính sẽ có mã hiệu HG2314. Công việc khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan phản tuần hoàn, khoan đất trên cạn, đường kính lỗ khoan 1000mm có mã số DB1120.( cụ thể xem phục lục số 2). Mã hiệu được quy định trong bảng đơn giá xây dựng cơ bản của UBND tỉnh. Trong đơn giá này sẽ quy định mã hiệu của từng công việc kèm theo là định mức vật liệu, nhân công, máy và đơn giá chi tiết. (cụ thể xem phụ lục số 2)
- MSVT (Mã số vật tư): Mỗi loại vật liệu, nhân công, máy sẽ có 1 mã số riêng. Dùng MSVT để quản lý đầu vào dễ dàng hơn. Chi tiết xem phụ lục số 3
Chi phí vật liệu:
VL = (S ĐMvl × Gvl) × kvl + CL
S ĐMvl: Định mức vật liệu.
Định mức vật liệu, nhân công, máy trong công trình này được lấy từ văn bản số 24/05/QĐ-BXD về định mức dự toán xây dựng công trình ra ngày 20/7/2005. Cũng tra bảng tương tự như công trình trên ta có số liệu như trong bảng.
Hệ số vật liệu ở đây bằng 1.
Giá vật liệu lấy từ thông báo giá vật liệu số 191 TB/TC-XD của liên sở TC-XD của UBND tỉnh Quảng Ninh
Chi phí vật liệu:
= (411.075× 670 + 0.45066 × 44604 + 0.87798 × 68880 + 187.775 × 5 ) × 1
= 358822 (đồng).
Chi phí nhân công
NC = (S ĐMnc × Gnc) × Knc
Đơn giá nhân công : xem phụ lục số 4
Hệ số nhân công: ở đây là 3.36 theo quy định trong văn bản số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 hướng dẫn điều chỉnh xây dựng cơ bản (cụ thể xem phụ lục số 5)
NC = 1.83 × 12413 × 3.36
= 76325(đồng).
Chi phí máy thi công:
MTC = (S ĐMm × Gm) × Km
Đơn giá ca máy được lập theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công.
Hệ số máy theo văn bản số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 ( phụ lục số 5) là 1.4
Chi phí máy thi công:
= (0.095 × 96272 + 0.18 × 37456 ) + 10%× (0.095 × 96272 + 0.18 × 37456)
= 24476 (đồng).
Chi phí trực tiếp khác: Theo quy định tại thông tư 04/2005/TT-BXD chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% so với 3 loại chi phí trực tiếp trên.
TT = 1.5% × (VL + NC + M)
= 1.5% × (358822 + 76325 + 24467)
= 6894(đồng).
Chi phí chung: Đây là công trình dân dụng nên hệ số tính chi phí chung là 6%
C = 6% × (VL + NC + MTC +TT)
= 6% × (358822 + 76325 + 24467 + 6894)
= 27990 (đồng)
Lãi dự kiến của nhà thầu: Phụ thuộc vào chính sách của công ty ở đây được tính bằng 5.5% so giá thành dự toán xây dựng (tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung)
TL = 5.5% × (VL + NC + MTC +TT + C)
= 5.5% (358822 + 76325 + 24467 + 6894 + 27990)
= 27197(đồng)
Đơn giá dự thầu trước thuế:
= VL + NC + MTC +TT +C +TL
= 358822 + 76325 + 24467 + 6894 + 27990 +27197
= 521696 (đồng)
VAT: 10% so với đơn giá dự thầu trước thuế
VAT = 10 % × 521696
= 52169 (đồng)
Đơn giá dự thầu sau thuế:
= Đơn giá dự thầu trước thuế + VAT
= 521696 + 52169
= 573865 (đồng)
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:
= tỉ lệ quy định × đơn giá dự thầu sau thuế
= 1% × 573865
= 5739 (đồng)
Đơn giá chi tiết cho công việc này là:
= Đơn giá dự thầu sau thuế + Chi phí nhà tạm
= 573865 + 5739
= 579604 (đồng)
Tính tương tự cho tất cả các công việc khác của hạng mục nhà làm việc cũng như các hạng mục khác.
Bước 2: Xác định giá dự thầu hạng mục công trình
Giá dự thầu hạng mục = S Qi × ĐGi
Qi: Khối lượng công việc thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc ra từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công.
ĐGi: Đơn giá dự thầu của công việc i
Giá dự thầu hạng mục nhà làm việc là:
= 85.013 × 587823 + 2.551 × 10712655 +….+ 161.660 × 14673
= 3744138635.
Bảng 17: Hạng mục nhà xưởng chính
(Đơn vị:đồng)
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
ĐƠN VỊ
K.LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
Sản xuất cấu bê tông đúc sẵn. bê tông cọc, cột, vữa mác 250, đá 1×2
m3
85.013
579601
49273620
2
Cốt thép cọc D <= 10mm
Tấn
2.551
10712655
27327938
3
Cốt thép cọc D <= 18mm
Tấn
8.802
10727096
94419898
3
Cốt thép cọc D > 18mm
Tấn
1.720
10690709
18388019
4
Sản xuất bản mã thép
m3
6.366
12206373
77705770
5
6
Lắp dựng bản mã thép
6.366
1148675
7312465
7
Phá dỡ bê tông đầu cọc
m3
4.250
199302
847035
8
Ván khuôn bê tông cọc
10.506
1958372
20547657
9
Ép cọc BTCT kích thước 25× 25 L>4m, đất cấp 2
100m
14.008
5675622
79504116
10
Nối cọc bê tông cốt thép. Nối loại cọc vuông, cọc 25× 25
1 mối
136.000
167191
22737976
11
Ván khuôn cổ móng cột vuông
100m2
0.238
4567019
1086950
…
………………………..
Tổng
3744138635
Tính tương tự cho 8 hạng mục còn lại, kết quả như bảng dưới.
Bước 3: Tính giá dự thầu công trình
- Giá dự thầu công trình = S Giá dự thầu hạng mục
= 3.744.138.635 + 185.445.067 + 197.948.811 +…..+ 9.613.043
= 4.628.570.299 (đồng).
Bảng 18: Tính giá dự thầu công trình
STT
TÊN HẠNG MỤC
GIÁ HẠNG MỤC
1
Nhà làm việc
3.744.138.635
2
Nhà ăn
185.445.067
3
Cổng, hàng rào, kè đá
197.948.811
4
Nh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5339.doc