Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh

lời Mở đầu Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rõ rệt. Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về sản phẩm thép và vật tư phục vụ cho xây dựng đang ngày một tăng lên cạnh tranh đang ngày càng gay gắt, yêu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng cao. Hoạt động tiêu thụ và quản lý tiêu thụ sản phẩm đang được coi là nhân tố quyết định đến sự

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại hay ở trong tương lại.Trong phạm vi có hạn, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động công tác tiêu sản phẩm nói chung để từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh. Sau một thời gian học tập, qua nghiên cứu tài liệu, thâm nhập thực tế và được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đỗ Thanh Hà, em đã hoàn thành đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh” Trong kết cấu của đề tài này, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh Chương II: Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh Chương III: Một số hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh. Chương I Tổng quan về công ty I. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty. 1. Quá Trình hình thành và phát triển Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0102024413 ngày 23 tháng 2 năm 2004. . Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh có nhà kho với tổng diện tích mặt bằng 10.000 m2 tại khu liên cơ huyện uỷ từ liêm, thị trấn Cầu Diễn, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Từ một công ty đã có gần 5 năm kinh nghiệm, Công ty kinh doanh thép và vật tư Binh Minh do nhiều thành viên sáng lập nên - là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu (thép và vật tư). Hiện nay, các mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là các loại thép và vật tư phục vụ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công trình xây dựng… Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty xác định: "Phải xây dựng phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thương hiệu". Chất lượng dịch vụ của công ty đã được khẳng định thông qua sự tín nhiệm sử dụng của các công ty sản xuất và công ty xây dựng trong nước. Với việc mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh các mặt hàng thép và vật tư đa dạng về chủng loại, Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường cho ngành kinh doanh thép và vật tư . Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về các loại thép phục vụ cho nhiều ngành, lĩnh vực ứng dụng phức tạp: Công trình xây dựng giao thông, nhà ở… Là một doanh nghiệp thương mại công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh luôn coi trọng hàng đầu về chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng . Cho đến nay sau gần 5 năm hoạt động, công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Binh Minh Địa chỉ :Khu Liên cơ Huyện uỷ Từ Liêm,Thị trấn Cầu Diễn, Huyện từ Liêm, Thành phố Hà Nội Tên giao dịch:BINH MINH MATERIALS AND STEEL BUSINESS COMPANY LIMITED Tên viết tắt: MISCO CO.,LTD II.Chức năng và nhiêm vụ của công ty. 1. Chức năng Chức năng của công ty là thông qua các hoạt động kinh doanh các sản phẩm thép và vật tư, liên kết với các thành phần kinh tế trong nước theo luật pháp CHXHCNVN để phát triển kinh doanh thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, tăng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động và qua đó phát triển nền kinh tế quốc dân. 2. Nhiệm vụ Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về ngành hành thép và vật tư để xây dựng chiến lược phát triển của công ty, xây dựng kế hoạch dài hạn và tổ chức thực hiện nhằm mục đích và nội dung hoạt động của công ty. Tổ chức kinh doanh theo ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích lập , thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước giao cho. Tổ chức nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh kinh doanh . Chấp hành pháp luật của nhà nước, thực hiện các chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn , vật tư , tài sản, nguồn lực nhằm thực hiện hoạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thuế nộp ngân sách. Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tế đã kí kết với các tổ chức. Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên, chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường . Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị xã hội. 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh . Công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình minh chuyên kinh doanh các sản phẩm thép, các sản phẩm xây dựng. Mặt hàng chính của công ty là: Thép cán, thép hình, thép buộc, thép chế tạo tôn, các sản phẩm đinh và các sản phẩm xây dựng khác. Với hệ thống kho tàng rộng rãi và các dịch vụ chu đáo luôn đảm bảo cung ứng kịp thời đầy đủ cho mọi khách hàng . Công ty thực hiện việc bán hàng thông qua mạng lưới bán hàng rộng rãi. Hình thức bán bán buôn, bán lẻ các chi nhánh các cửa hàng đại lý. Với mục tiêu tăng sản lượng bán tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp và bù đắp các chi phí. 4. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức của công ty Giám Đốc P.Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng nhân sự Phòng kế toán Phòng kế hoạch Kho Bộ phận bán hàng Bộ phận marketing Bộ phận đào tạo Bộ phận tổ chức Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận ngân quỹ Bộ phận kế hoạch hoá Bộ phận hoạch định Trưởng chi nhánh Khu vực I Khu vực II Khu vực III Theo cơ cấu đó thì: Giám đốc: Là người đại diện cho công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền điều hành mọi công việc trong công ty, là thủ trưởng cao nhất của công ty, là người đứng đầu bộ máy quản lý trong công ty. Giám đốc có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi người trong công ty phải chấp hành. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc giám đốc các đơn vị trực thuộc. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, tham gia với giám đốc trong công việc chung của công ty. Phó giám đốc phụ trách các kế hoạch kinh doanh. Khi giám đốc đi vắng có thể uỷ quyền cho phó giám đốc thay mặt cho giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc quyền giám đốc. Phó giám đốc do giám đốc đề nghị, giám đốc có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm. Phòng kinh doanh: Được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đều được tiến hành từ một trung tâm duy nhất là trưởng phòng kinh doanh, vừa đảm bảo khả năng phát huy sáng tạo, làm việc độc lập của cán bộ. Nhiệm vụ cụ thể của công ty là: + Tổ chức nghiên cứu thị trường + Tổ chức mạng lưới bán hành + Tổ chức xây dựng kênh phân phối và tiến hành phân phối hàng vào kênh + Tổ chức nghiệp vụ bán + Tổ chức các hoạt động lưu trữ hàng hoá Phòng nhân sự : Là phòng chuyên môn tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức quản lý và sử dụng lực lượng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, đưa ra các định mức lao động, làm công tác thanh tra, bảo vệ, lập công tác thi đua khen thưởng… Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính thống kê, thông tin kinh tế theo điều lệ tài chính và hoạt động của công ty. Giải quyết công việc về tài chính, thống kê, tiền vốn phục vụ kinh doanh và tổ chức đời sống của công ty. Đồng thời kiểm soát hoạt động tài chính kế toán của công ty theo pháp luật, tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả. Phòng kế hoạch : Theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị để giám đốc kí hợp đồng kinh tế, giúp đỡ giám đốc đề ra nhiệm vụ kinh doanh cho từng phòng ban, theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh doanh, quản lý kế hoạch vật tư, phương tiện vận tải của công ty. Đảm nhận công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhằm mở rộng và phát triển công ty. Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán toàn công ty. Báo cáo và thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên về tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch phân phối thu nhập và tham mưu cho phòng tài chính để xét duyệt và ra các phương án đầu tư và kinh doanh. Bộ phận ngân quỹ: có nhiệm vụ quản lý ngân quỹ của công ty, theo dõi việc thu, chi, ngân quỹ hiện còn để giúp cho phòng tài chính ra các quyết định phương án đầu tư kinh doanh. Bộ phận tổ chức : có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp tất cả mọi công việc. Bộ phận nhân sự: có nhiệm vụ quản lý theo dõi về nhân sự trong toàn Công ty, tuyển công nhân viên, sắp xếp nhân sự vào các bộ phận trong Công ty cho phù hợp với các khả năng và yêu cầu của công việc… Bộ phận bán hàng : có nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm của Công ty một cách rõ ràng về thông số kỹ thuật, quy cách phẩm cấp chất lượng sản phẩm của công ty mình để khách hàng hiểu rõ. Là nhịp cầu nối giữa khách hàng và bộ phận kinh doanh marketing để lãnh đạo công ty hiểu được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm của công ty mình để ra các quyết định. Bộ phận marketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế ra các sản phẩm mới, quản lý các dịch vụ bán hàng của công ty, thu thập các thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm của mình thông qua bộ phận bán hàng trực tiếp để báo cáo kịp thời cho giám đốc marketing để sớm có quyết định nên hay không nên phát triển sản phẩm đó của công ty mình trên thị trường. Có nhiệm vụ quản lý sản phẩm của công ty từ khi xuất kho cho đến khi tiêu thụ ngoài thị trường về phẩm cấp, chất lượng sản phẩm của mình và đảm bảo tiêu chuẩn thương hiệu của mình, có nhiệm vụ giới thiệu về sản phẩm của mình trên thị trường để khách hàng biết được và tìm các biện pháp kích thích để tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho công ty. 5. Đặc điểm về vốn Để có nguồn vốn kinh doanh công ty luôn luôn tự bổ sung vốn bằng các hình thức như: Huy động từ các tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi hoặc vay ngắn hạn ngân hàng, hoặc thanh lý hàng tồn kho để nhằm tăng quy mô kinh doanh. Việc sử dụng vốn của công ty là tương đối tốt nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tạo sự vững chắc trong mọi hoạt động của công ty. Các đơn vị trực thuộc luôn luôn được cung cấp vốn đầy đủ, đảm bảo tốt cho quá trình hoạt động của công ty Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị: Trđ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chờnh lệch 06/05 07/06 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 3.967 4.320 6.125 353 8.90 1.805 41.78 Phõn theo tớnh chất -Vốn lưu động 2.542 2.971 3.952 429 16.88 981 33.02 -Vốn cố định 1.425 1.349 2.173 -76 -5.33 824 61.08 Phõn theo sở hữu -Vốn vay 1.027 1.625 2.024 598 58.23 399 24.55 -Vốn chủ sở hữu 2.940 2.695 4.101 -245 -8.33 1.406 52.17 ( Nguồn từ công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh ) Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu vốn lưu động, vốn cố định đều tăng qua các năm. Năm 2005 đến năm 2006 vốn lưu động tăng 429 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 16,88%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 984 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 41,78%. Con số này cho thấy công ty đang dần mở rộng hoạt động của mình trong các lĩnh vực kinh doanh. Năm 2005 đến năm 2006 vốn cố định giảm 76 triệu đồng tương ứng 5,33% nhưng đến năm 2007 lại tăng 824 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 61,08%. Chia theo sở hữu có vốn đi vay và vốn sở hữu. Vốn chủ sở hữu lớn hơn nguồn vốn đi vay và chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn vốn cho thấy công ty tự chủ được trong hoạt động về vốn của mình. Năm 2006 so với năm 2005 vốn chủ sở hữu giảm 245 triệu đồng tương ứng với 8,33% nhưng năm 2007 so với năm 2006 lại tăng 1406 triệu đồng tương ứng 52,17%. Nguồn vốn vay năm 2006 tăng so với năm 2005 là 598 triệu đồng tương ứng 58,23%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 399 triệu đồng tương ứng 24,55%. 6. Đặc điểm về lao động Lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Công nghệ máy móc dù hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Trong thời đại hiện nay khi khoa học phát triển thì chức năng quản trị nhân lực phải trợ giúp cho các quyết định kinh doanh chiến lược và đáp ứng nhân lực cho nhiệm vụ của tổ chức. Công ty kinh TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong những năm qua, phòng nhân sự của công ty đã không ngừng nâng cao hoạt động của mình bằng việc tuyển dụng đúng người đúng việc, từng bước hoàn thiện công tác trả lương, thưởng cho người lao động để khuyến khích người lao động trong công việc. Yếu tố con người luôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Con người đóng góp vào những thành công của doanh nghiệp, vào sự phát triển của tiến bộ xã hội. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không thể không quan tâm đến con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ ngày đầu mới thành lập và trong những năm qua, ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng đến chất lượng của đội ngũ CBCNV trong công ty. Người lao động am hiểu ngành nghề mà còn phải thạo kiến thức chuyên môn, luôn nỗ lực, học hỏi và nhiệt tình trong công việc là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty. Cơ cấu lao động của công ty được trình bày ở bảng sau: Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động Đơnvị: Người STT Chỉ tiờu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sỏnh tăng giảm 06/05 07/06 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Tổng số lao động 42 45 49 3 7.14 4 8.89 2 Chia theo tớnh chất Lao động trực tiếp 30 32 37 2 6.67 5 15.63 Lao dộng giỏn tiếp 12 13 12 1 8.33 -1 -7.69 3 Theo giúi tớnh Nam 32 33 36 1 3.13 3 9.09 Nữ 10 12 13 2 20 1 8.33 4 Theo trinh độ Trờn đại học 8 10 13 2 25 3 30 Cao đẳng, Trung cấp 12 14 15 2 16.67 1 7.14 PTTH 22 21 21 -1 -4.55 0 0 5 Theo độ tuổi 18-30 20 22 25 2 10 3 13.64 31-45 14 17 18 3 21.43 1 5.88 Trờn 45 8 6 6 -2 -25 0 0 ( Nguồn từ công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư ) Cơ cấu lao động phân chia theo giới tính: Lao động nam và lao động nữ đều tăng qua các năm.Từ năm 2005 đến năm 2006 lao động nam tăng 1 người tương ứng với 3,13% đến năm 2007 tăng 3 người tương ứng với tỉ lệ 9,09%. Lao động nữ từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 2 người tương ứng 20%, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 1 người tương ứng với tỉ lệ 8,34%. Cơ cấu lao động phân chia theo tính chất: Lao động trực tiếp tăng qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 2 người tương ứng với tỉ lệ 6,67% đến năm 2007 tăng 5 người tương ứng với tỉ lệ 15,63%. Lao động gián tiếp tăng từ năm 2005 đến năm 2006 là 1 người tương ứng với 8,33%. Từ năm 2006 đến năm 2007 giảm xuống còn 1 người tương ứng với tỉ lệ 7,69%. Cơ cấu lao động phân chia theo trình độ: Trên đại học tăng đều qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 2 người tương ứng với tỉ lệ 25%, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 3 người tương ứng 30%. Trình độ cao đẳng, trung cấp cũng đền tăng qua các năm , từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 2 người tương ứng 16,67%, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 1 người tương ứng 7,14%. Trình độ dưới PTTH giảm từ năm 2005 đến năm 2006 giảm 1 người tương ứng 4,55%, từ năm 2006 đến năm 2007 không còn lao động dưới phổ thông nữa. Phân chia lao động theo độ tuổi, từ độ tuổi 18 đến 30 tăng đều qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2007 tăng 2 người tương ứng 10%, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 3 người tương ứng 13,63%. Tuổi từ 31 đến 45 cũng tăng theo các năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 3 người tương ứng với 21,43%, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 1 người tương ứng 5,88%. Độ tuổi trên 45 tuổi giảm từ năm 2005 đến năm 2007 giảm 2 người tương ứng 25%, từ năm 2006 đến năm 2007 không còn lao động trên 45 tuổi. Trong những năm gần đây ta thấy tỉ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học vẫn tăng đều còn tỷ lệ lao động có trình độ dưới phổ thông lại giảm điều đó chứng tỏ lực lượng lao động của công ty đang ngày càng có trình độ chuyên môn cao, đây là một lợi thế mạnh để nâng cao hiệu quả của kinh doanh góp phần vào thành công của doanh nghiệp. 7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh TT Cỏc chỉ tiờu Đơn vị tớnh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giỏ trị tổng sản lượng theo giỏ cố định trđ 6.211 6.834 7.915 623 10.03 1.081 15.82 2 Doanh thu theo giỏ hiện hành trđ 7.264 8.642 9.987 1.378 18.97 1.345 15.56 3 Tổng số lao động người 42 45 49 3 7.14 4 8.89 4 Tổng vốn kinh doanh trđ 3.967 4.320 6.125 353 8.90 1.805 41.78 4a. Vốn cố định trđ 1.425 1.349 2.173 -76 -5.33 824 61.08 4b. Vốn lưu động 2.542 2.971 3.952 429 16.88 981 33.02 5 Lợi nhuận trđ 965 1.245 1.568 280 29.02 323 25.94 6 Thu nhập bỡnh quõn lao động(V) 1.000đ/t 4.200 5.000 5.500 800 19.05 500 10 7 Năng suất lao động bỡnh quõn(W=1/3) trđ 147.88 151.87 161.53 3.99 2.70 9.66 6.36 8 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiờu thụ 5/2 % 0.13 0.14 0.16 0.01 7.70 0.01 14.28 9 Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh 5/4 % 0.24 0.29 0.26 0.05 20.83 -0.03 10.34 10 Vũng quay vốn lưu động 2/4b vũng 2.86 2.91 2.53 0.05 1.79 -0.38 -13.12 11 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng W và tăng V 8/7 chỉ số 35.21 30.38 29.36 -4.83 -13.72 -1.02 -3.36 Nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu lợi nhuận, thu nhập bình quân 1 lao động, năng suất lao động bình quân, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ đều tăng qua các năm. Lợi nhuận tăng đều qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 280 triệu tương ứng với 29,02%, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 323 triệu đồng tương ứng 25,94%. Điều đó chứng tỏ công ty đang làm ăn một cách hiệu quả. Thu nhập bình quân 1 lao động(V): Tăng đều qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 0,8 triệu đồng tương ứng 19,05% đến năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,5 triệu đồng tương ứng 10%. Năng suất lao động bình quân(w): Đều tăng ở mức cao qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 tăng 2,7%.Năm 2007 so với năm 2006 tăng 6,36% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ cho thấy mỗi đồng doanh thu tiêu thụ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 7,7%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 14,28%. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho thấy mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 20,83% nhưng đến năm 2007 so với năm 2006 giảm 10,34%. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng W và tăng V: Số lượng tăng hàng năm vẫn ở mức cao trên 30% các năm nhưng năm 2006 so với năm 2005 giảm 13,72%. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 3,36%. Chương II Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh I. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty . Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường cả nước và được chia làm 3 miền Bắc,Trung, Nam. Thị trường phía bắc được chia làm 3 khu vực: Khu vực I: Gồm 2 tỉnh Hà Nội và Hà Tây Khu vực II: Gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định Khu vực III: Gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng sơn, Sơn La, Lai Châu Theo số liệu thống kê về tỉ lệ tiêu thụ phân bổ theo 3 miền thấy rằng sản lượng tiêu thụ của công ty tập trung lớn nhất tại miền bắc, tiếp đến là miền nam, ở thị trường miền trung sản lượng tiên thụ kém nhất. Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều công ty khác. Thị trường tiêu thụ của công ty rộng lớn trên cả nước và bên cạnh việc phân chia thị trường theo khu vực địa lý thì có thể chia thị trường thành 3 nhóm căn cứ vào khả năng phát triển của thị trường như sau: Nhóm thứ nhất: Nhóm thị trường có độ ổn định cao. Đặc điểm của nhóm thị trường này là trong những năm gần đây, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường không đổi hoặc ít biến động. Nhóm thứ 2 : Nhóm này là nhóm này là nhóm các thị trường đang được phát triển và mở rộng. Đây là nhóm thị trường tiềm năng của công ty. Nhóm thứ 3: Là nhóm thị trường bị giảm nhu cầu cũng như sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty vẫn cần củng cố thị trường thuộc nhóm này. II. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty Trong những năm gần đây do thị trường thép và vật tư luôn biến động rất lớn đặc biết là về giá cả các loại mặt hàng, do đó các doanh nghiệp trong nước luôn chủ động kinh doanh các loại mặt hàng khác nhau để phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời tránh lệ thuộc vào thị trường nhập ngoại. Qua đó các sản phẩm của ngành thép cũng đa dạng hơn. Trong công việc kinh doanh của công ty, để hoàn chỉnh sản phẩm của mình thành sản phẩm đồng bộ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ , việc tăng các sản phẩm tiêu thụ phải gắn liền với chính sách sau bán hàng luôn được công ty coi trọng. Các sản phẩm của công ty : Thép hình; thép hợp; thép góc; thép tấm; thép lá; lập là và các loại sản phẩm khác.. III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh 1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường Nghiên cứu thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty theo từng khu vực thị trường là rất quan trọng, vì mỗi thị trường khác nhau đều có đặc điểm khác nhau, do vậy mà thị hiếu tiêu dùng ở các nơi khác nhau cũng không giống nhau . Do đó công ty cần xem xét cụ thể vấn đề này để xây dựng các chiến lược sản phẩm phù hợp. Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá theo khu vực thị trường được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 4 : Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường ( ĐVT : Trđ) Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Miền Bắc 4.122 56.75 5.312 61.46 6.421 64.3 Miền Trung 1.05 14.45 1.104 12.77 1.142 11.43 Miền Nam 2.092 28.8 2.226 25.77 2.424 24.27 Tổng 7.264 100 8.642 100 9.987 100 Thị trường của công ty được chia làm 3 khu vực chính, mỗi khu vực đều chứa đựng trong lòng nó mọi yếu tố khác nhau. Sản phẩm của công ty tiêu thụ khá ổn định ở cả 3 miền, nhưng công ty vẫn xác định thị trường miền bắc là thị trường trọng điểm, doanh thu tiêu thụ chiếm khoảng 1/3 doanh thu toàn công ty. Sản phẩm tiêu thụ ở thị trường miền bắc ổn định là do công ty đã có uy tín và sản phẩm được khách hàng quen sử dụng . Doanh thu tại thị trường miền bắc tăng đều qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 1.19 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 28.86%, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 1.109 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20.87%. Trong khi đó thị trường miền trung có xu hướng giảm,năm 2006 so với năm 2005 giảm 0.054 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 5.1%, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 0.038 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 3.4%. Tại thị trường miền nam doanh thu cũng tăng đều qua từng năm, năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 0.134 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 6.4%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 0.198 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 8.8%. Trong thời gian tới công ty vẫn đang từng bước hoàn thiện sản phẩm của mình để củng cố thị trường hiện tại và tìm cách xâm nhập những thị trường mới mẻ. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực ở công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư Bình Minh tương đối ổn định. Tuy nhiên doanh thu tiêu thụ ở thị trường miền trung so với các khu vực khác còn một sự chênh lệch khá lớn, điều này chứng tỏ mạng lưới phân phối của công ty chưa được phân bố một cách hợp lý, hoạt động xúc tiến tiêu thụ còn yếu hoặc bỏ qua những khu vực thị trường tiềm năng.. Đây là một hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới, mở rộng mạng lưới tiêu thụ với công tác xúc tiến tiêu thụ một cách hợp lý chắc chắn sẽ mang lại doanh thu lớn cho công ty. Ngoài ra công ty cần có chiến lược quy mô hơn để mở rộng thị trường. 2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng kinh doanh. 2.1. Theo doanh thu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng kinh doanh cho phép doanh nghiệp thấy được mặt hàng nào trong tổng số các mặt hàng kinh doanh mang lại mức doanh thu cao nhất, mặt hàng nào mang lại mức doanh thu thấp nhất… Qua đó để có các biện pháp hợp lý nhằm điều chỉnh mặt hàng kinh doanh . Qua đó ta cũng có thể thấy được sự ảnh hưởng của các mặt hàng kinh doanh đến sự tăng giảm của tổng doanh thu. Cũng qua phân tích ta có thể thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng để làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư trong những mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp . Ta có bảng số liệu sau Bảng 5 : Tình hình doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng kinh doanh của công ty (ĐVT : Trđ) STT Các mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ Lệ 1 Thép Hình 1.123 1.037 2.026 - 86 7.65 98.9 95.37 2 Thép Tấm 1.025 1.054 1.078 29 2.82 24 2.27 3 Thép Lá 1.024 1.062 1.073 38 3.71 11 1.03 4 Thép Góc 1.032 1.045 1.064 13 1.25 19 1.81 5 Thép Hợp 1.051 1.077 1.058 26 2.47 19 1.76 6 Lập Là 0.997 1.134 2.253 1.137 13.47 1.119 98.67 7 Sản phẩm khác 1.012 2.233 2.435 124 20.65 202 9.04 Căn cứ vào bảng số liệu ta có thể thấy: Doanh thu các mặt hàng nhìn chung là ổn định và có sự tăng dần, tuy nhiên cũng có mặt hàng doanh thu giảm. Mặt hàng thép hình doanh thu tăng không đồng đều, năm 2006 so với năm 2005 doanh thu giảm 86 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 7.65%, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 98.9 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 95,37% . Mặt hàng thép tấm doanh thu tăng đều qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 tăng 29 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,82%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 24 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,27%. Mặt hàng thép lá tăng đều qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 tăng 38 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 3,71%, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 11 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 1,03%. Mặt hàng thép góc cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 13 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 1,25%, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 19 triệu đồng tương ứng 1,81%. Mặt hàng thép hợp tăng giảm không đều. Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 26 triệu tương ứng 2,47%,Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu giảm 19 triệu đồng tương ứng với 1,76%. Mặt hàng lập là tăng đều qua các năm. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 137 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 13,74%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 119 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 98,67%. Mặt hàng kinh doanh khác cũng liên tục tăng. Năm 2006 so với năm 2007 doanh thu tăng 134 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20,65%, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 20,2 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 9,04%. Như vậy doanh thu hàng năm của các mặt hàng tăng lên là do doanh thu của một số mặt hàng chủ yếu tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng cần phải nghiên cứu, phân tích doanh thu của một số mặt hàng như: thép hình, thép hợp. Khắc phục được điều này sẽ cho phép công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty sẽ đạt hiêu quả tốt hơn trong những năm tới . Các bịên pháp cụ thể là mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng; tăng cường các mặt hàng kinh doanh mới bổ xung đã làm cho tổng doanh thu tăng lên, liên tục phát huy các kết quả đã đạt được trong thời gian tới … Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu . 2.2. Theo số lượng mặt hàng kinh doanh Cơ chế thị trường là điều kiện thuận lợi để công ty TNHH kinh doanh thép và vật tư vươn lên tự khẳng định mình. Kinh doanh liên tục phát triển, thị trường ngày một mở rộng, số lượng tiêu thụ ngày càng tăng và có mặt ở mọi nơi từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, từ bắc vào nam. Trong những năm gần đây, công ty đã quan tâm hơn, chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm , ngày càng đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm . Bảng 6 : Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng ( ĐVT: Tấn ) STT Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Tỷtrọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng ( %) 1 Thép hình 66.058 15.47 61.010 12 119.176 18.43 2 Thép tấm 60.294 14.12 62.010 12.19 63.411 9.81 3 Thép là 60.235 14.11 62.470 12.28 63.117 9.76 4 Thép góc 60.705 14.22 61.470 12.09 62.588 9.68 5 Thép hợp 61.823 14.48 63.352 12.46 62.235 9.62 6 Lập là 58.244 13.64 66.705 13.12 132.529 20.5 7 Sản phâm khác 59.529 13.94 131.352 25.83 143.235 22.16 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lượng sản phẩm tăng lên qua từng năm. Năm 2005 tổng mặt hàng là 426.888 tấn, năm 2006 tổng mặt hàng là 508.369 tấn và năm 2007 là 646.291 tấn. Trong cả 3 năm các sản phẩm thép đều chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là các mặt hàng thép tấm, lập là và các sản phẩm khác .. Mặt hàng thép là tỷ trọng giảm qua các năm. Năm 2005 tỷ trọng là 14.11% đến năm 2006 tỷ trọng giảm 12.28% đến năm 2007 tỷ trọng giảm 9.76%. Mặt hàng thép hợp cũng giảm qua các năm tỷ trọng năm 2005 là 14.48% năm 2006 chi còn 12.46% đến năm 2007 còn lại là 9.62%. Có thể thấy rằng các sản phẩm đều được duy trì trong tình trạng khá ổn định trong cả 3 năm, mức độ tăng giảm là không đáng kể , tình hình tiêu thụ mặt hàng tuy có sự chênh lệch nhưng nhìn chung đã có sự cân đối. Trong những năm tới đây, khi công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đang được tiến hành với nhịp độ khẩn trương, cơ sở kỹ thuật hạ tầng được cải thiện thì sản phẩm thép được tiêu thụ rất nhanh. Do đó, với từng loại thép riêng rẽ thì việc nhận biết mặt hàng nào tiêu thụ nhanh, mặt hàng nào tiêu thụ chậm cũng là điều cần thiết giúp công ty có một cơ cấu mặt hàng tối ưu. 3. Tình hình hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty 3.1. Công tác hoạch định tiêu thụ sản phẩm: Công tác hoạch định hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp kinh doanh. Mục tiêu của hoạch định là tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, tăng số vòng quay của vốn và sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực của doanh nghiệp … Để đạt được các mục tiêu này thì vai trò quan trọng nhất là công tác nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7810.doc
Tài liệu liên quan