MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG , BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Bảng 1.1 : Sản lượng điện năng sản xuất giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 1.2 : Cơ cấu tiêu thụ điện năng của công ty
Bảng 1.3 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2008
Bảng 2.1: Số lượng lao động tại công ty cổ phần phát triển điện lực việt nam
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính
B
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 2.5: Tình hình vốn góp năm 2002
Bảng 2.6: Tình hình vốn góp tính đến 31/12/2007
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu tài chính của công ty
Bảng 2.8: Nguồn vốn đầu tư hàng năm
Bảng 2.9: Thang bảng lương nhóm I
Bảng 2.10: Thang bảng lương nhóm II
Bảng 2.11: Thang bảng lương nhóm III
Bảng 2.12: Hệ số lương chức danh
Bảng 2.13: Lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.14: Hệ số phụ cấp các chức vụ của công ty
Bảng 2.15 : Điểm gốc chuẩn các chức danh, vị trí công việc tại khối cơ quan công ty
Bang 2.16: Điểm gốc chuẩn các chức danh, vị trí công việc tại các ban quản lý dự án Thủy Điện
Bảng 2.17: Bảng tính lương tháng 3/2008
Bảng 2.18: Quỹ tiền lương thực hiện giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.19: Thu nhập của người lao động giai đoạn năm 2004- 2008
Bảng 2.20 : Hiểu quả sử dụng lao động tại công ty giai đoạn ( 2004-2008 )
Bảng 2.21: So sánh tiền lương bình quân của công ty với các công ty trong ngành
Bảng 3.1 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
Biểu tính toán quỹ tiền lương và chi phí theo lương
Biểu phân bố kế hoạch tiền lương năm 2009
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VNPD : Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam
EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam
CBCNV : Cán bộ công nhân viên Công ty
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
TC : Trung cấp
NĐ – CP : Nghị định Chính Phủ
BLĐTBXH – TT : Thông tư Bộ lao động thương binh xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
LỜI NÓI ĐẦU
Tiền lương có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội . Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động . Tiền lương còn được xem như là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động trong xã hội . Những vấn đề xoay quanh tiền lương luôn là mối quan tâm của mỗi nhà quản lý doanh nghiệp : làm sao để tiền lương thể hiện được sự công bằng trong phân phối theo kêt quả lao động và hiệu suất công tác của mỗi người ?.
Công tác tiền lương ở các doanh nghiệp khác nhau được quan tâm ở một mức độ khác nhau . Qua quá trình tìm hiểu, tham gia nghiên cứu và thực tập tại Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam em đã học hỏi, tìm tòi về chế độ tiền lương của Công ty đang áp dụng . Lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến người lao động và tìm mọi cách tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc có hiểu quả vậy nên công tác tiền lương luôn được quan tâm, đổi mới cho phù hợp .
Nhận thấy tầm quan trọng và giá trị của tiền lương tại Công ty nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam“ làm khóa luận tốt nghiệp . Khóa luận gồm có 3 chương
Chương I : Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Điện lực Việt Nam
Chương II : Thực trạng công tác tiền lương của Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện Công tác tiền lương tại Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam .
Trong thời gian thực tập và hoàn thành bài chuyên đề em xin chân thành cảm ơn cán bộ Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam và đặc biệt là Thầy giáo, Ts .Trần Việt Lâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này .Chắc chắn, Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót kính mong thầy giáo góp ý và bổ sung cho em hoàn thiện bài khóa luận này .
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I : Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần phát triển Điện Lực Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam là Công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0103001110 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 03 tháng 06 năm 2002, là thành viên liên kết của Tập đoàn điện lực Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số : 148/2006/QĐ-TT ngày 22 tháng 06 năm 2006 .
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Tên giao dịch: VIET NAM POWER DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : VN PD
Trụ sở chính : Tầng 11, Tòa nhà số 623 La Thành, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội .
Điện thoại : 04.22131580 fax : 04.37724355
Website : http:// www. Vnpd.com.vn
Công ty có 05 cổ đông sáng lập ban đầu :
Tổng công ty điện lực việt nam
Công đoàn điện lực việt nam
Công ty cổ phần Miền Đông ( trước đây là Tổng Công Ty xây dựng số 1 – Bộ xây dựng )
Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh
Công ty tư vấn xây dựng Điện 2
* Ngành nghề kinh doanh :
- Sản xuất, phân phối, bán điện
- Tư vấn xây dựng
- Sản xuất thiết bị điện
- Buôn bán vật tư, thiết bị điện, thiết bị tin học
- Dịch vụ xúc tiến việc làm
- Đào tạo nghề cơ khí, điện, điện tử tin học ( chỉ hoạt động sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép )
- Dịch vụ phục vụ khách du lịch ; kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường )
- Xây lắp công trình điện
- Xuất nhập khẩu những mặt hàng công ty kinh doanh
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 110kv, thiết kế điện công trình dân dụng, công nghiệp
- Tư vấn đền bù, giải phóng mặt bằng
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Xây dựng công trình giao thông
- Dịch vụ quản lý bất động sản
- Thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện
- Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp
- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình thủy điện
- Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Tư vấn, lắp đặt máy móc thiết bị năng lượng, hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố và sửa chữa máy điện
- Tư vấn lập dự án kinh doanh
- Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát địa chất công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông, thủy điện
- Kinh doanh bất động sản
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
- Tư vấn đấu thầu
Vốn điều lệ của công ty là : 1.000.000.000 đồng ( Một nghìn tỷ đồng )
Công ty có các đơn vị trực thuộc là :
Dự án Thủy điện Bắc Bình - Huyện Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận
Dự án thủy điện Khe Bố - Huyện Tương Dương – Tỉnh Nghệ An
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Là một Công ty cổ phần, xuất phát từ mục đích nhằm nâng cao năng lực tham gia quản lý kinh tế của cán bộ công đoàn, tăng thêm thu nhập cho công đoàn, xây dựng các nhà máy điện để cung cấp điện cho hệ thống, giải quyết công ăn việc làm cho con công nhân viên và những người khác, các đơn vị thành viên . Đặc biêt là tạo thêm cơ hội để công nhân viên chức lao động trong ngành được góp vốn vào các dự án nguồn điện, tạo thêm thu nhập hợp pháp cho người lao động . 05 thành viên đã qua quá trình bàn bạc và thống nhất quyết định thành lập Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam .
Công ty được thành lập theo quyết định kinh doanh số 0103001110 do sở kế hoạch và đầu tư hà nội cấp ngày 03 / 06 /2002 .
2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1 . Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHÚC CỦA CÔNG TY
Quan hệ trực tuyến
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG HĐQT
PHÒNG
KINH TẾ
KẾ HOẠCH
PHÒNG
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT
TRUNG TÂM TƯ VẤN
VÀ
THIẾT KẾ
PHÒNG TỔNG HỢP
NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN NẬM MÁ
BQL DỰ ÁN THỦY ĐIỆN KHE BỐ
BQL DỰ ÁN
THỦY ĐIỆN BẮC NINH
Quan hệ chức năng
PHÒNG TỔNG HỢP
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng . Đứng đầu công ty là Giám đốc . Giám đốc là người đại diện cho công ty trước cơ quan cấp trên và pháp luật .
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc : có chức năng tham mưu, đề cho Giám đốc về công ty, ngoài ra còn thay quyền Giám đốc khi Giám đốc đi vắng, giải quyết các công việc . Giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ đạo các phòng ban công ty thông qua các trưởng phòng .
Với chức năng và nhiệm vụ cơ bản, các phòng ban trực thuộc Công ty nhằm mục đích qui định thống nhất chức năng nhiệm vụ chủ yếu và quyền hạn của các phòng ban thuộc khối cơ quan Công ty trong quá trình công tác và thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
* Chức năng cơ bản của văn phòng Hội đồng quản trị :
Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, y tế và một số các công việc khác được giao, tổ chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện .
* Phòng Tổng hợp :
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và công tác quản trị, công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác lao động, tiền lương, y tế, chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Công ty ; giúp Giám đốc theo dõi, đôn đốc nhắc nhở các Phòng, Ban, Nhà máy thực hiện các công tác được giao .
* Phòng Kinh tế - Kế hoạch :
Tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý công tác kế hoạch, thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, các công trình của công ty . Cung ứng vật tư cho nhu cầu sản xuất, giám sát việc sử dụng vật tư .
* Phòng Tài chính – Kế toán :
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán của Công ty . Củ thể như sau :
Quản lý toàn bộ các hoạt động về tài chính kế toán trong Công ty .
Phân phối và điều tiết tài chính .
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng .
* Phòng Kỹ thuật :
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác vận hành, sửa chữa kỹ thuật, quản lý công tác kỹ thuật an toàn, kỹ thuật bảo hộ lao động, công tác đầu tư xây dựng đấu thầu và xây dựng cơ bản các nhà máy thủy điện, các công trình của công ty từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng . Củ thể như sau :
Theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh
Giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật
Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học – áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh .
Bồi dưỡng, nâng cấp, nâng bậc công nhân
Công tác an toàn lao động
Cung ứng vật tư cho nhu cầu sản xuất, giám sát việc sử dụng vật tư .
* Trung tâm tư vấn thiết kế :
Thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện
Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp ( công trình xây dựng vf công trinh giao thông )
Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình thủy điện
Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Tư vấn lập dự án kinh doanh ( không bao gồm tư vấn pháp luật, tư vấn thuế tài chính )
Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát địa chất công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông, thủy điện .
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình đường dây tải điện đến 220kv.
Kinh doanh bất động sản
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
Tư vấn đấu thầu .
Ban quản lý dự án thủy điện Bắc Bình :
Ban quản lý dự án thủy điện Bắc Bình gồm có : Lãnh đạo Ban, phòng tổng hợp, phòng kế hoạch kỹ thuật, bộ phận quản lý vận hành, bộ phận sửa chữa thí nghiệm .
Chỉ đạo và quản lý việc thi công xây dựng nhà máy thủy điện Bắc Bình, lập tiến độ thi công các công tác gia cố đường hầm dẫn nước, quản lý và giám sát công tác thi vấn và công tác chuẩn bị cho sản xuất, hoàn thiện công tác nghiệm thu và đi đến phát điện thương mại .
Dự án nhà máy thủy điện Khe Bố
Dự án nhà máy thủy điện Khe Bố gồm có : Lãnh đạo Ban, phòng tài chính tổng hợp, phòng kỹ thuật, phòng kinh tế kế hoạch .
Thi công xây dựng công trình chính ( hồ móng đợt 1, hồ móng đợt 2, đê dây cọc, khu phụ trợ )
Chế tạo, cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công
Thi công các công trình chuẩn bị xây dựng
Giám sát công tác thi công và tư vấn công trình .
* Nhà máy thủy điện Nậm Má
Nhà máy thủy điện Nậm Má gồm có : Lãnh đạo nhà máy, phòng tổng hợp, phòng kỹ thuật, phòng điều hành, phòng kinh tế kế hoạch .
Khảo sát, lập dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Má, hoàn thiện hồ sơ và khỏi công xây dựng nhà máy .
2.2 . Cơ sở vật chất của Công ty
Hiện nay, Công ty đang quản lý :
* Văn phòng công ty : văn phòng có trụ sở tại 623 La Thành – Ba Đình – Hà Nội . Hiện nay có 9 phòng làm việc với diện tích 02 phòng 20m/ phòng, 08 phòng có diện tích 40m/ phòng . Ngoài ra còn có các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động như : 03 máy photocopy, máy in, máy vi tính...
* Dự án thủy điện Khe Bố : dự án đặt tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An gồm hai tổ máy công suất 50MW. Tổng mức đầu tư hơn 2, 452 tỷ đồng, đã khởi công ngày 12/9/2007, dự kiến sẽ đi vào vận hành quý II năm 2010.
* Dự án thủy điện Nậm Má : dự án có công suất 2, 7MW tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, số vốn công ty đầu tư vào dự án là 228 triệu đồng .
* Dự án thủy điện Bắc Bình : dự án thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, có công suất 33MW gồm có 02 tổ máy, có tổng dự án hiểu chỉnh lần hai là 592 tỷ đồng .
* Dự án thủy điện Cấm Sơn : thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang được công ty góp vốn điều lệ là 15% tương ứng 1.950 triệu đồng . Nhà mày có công suất 4, 5MW, sản lượng điện hàng năm khoảng 12 triệu kwh/năm, gồm có 03 tổ máy.
Trụ sở của công ty : thực hiện chủ trương của đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007, trong tháng 3 năm 2008 công ty đã ký kết mua 828m tại Km số 9 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội để làm văn phòng công ty . Hiện dự án đang được xây dựng và đi vào hoạt động năm 2009.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2008
3.1 Kết quả vế sản phẩm
* Sản xuất điện năng :
Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là điện năng ; điện năng là dạng năng lượng quý, một loại vật tư kỹ thuật có tính chất chiến lược dùng làm động lực trong tât cả các ngành kinh tế quốc dân ; điện do Nhà nước khai thác và quản lý cần được sử dụng hợp lý và tiết kiệm đạt hiểu quả kinh tế .
Sản phẩm điện có điều đặc biệt là nó không mang hình thái hiện vật như sản phẩm của ngành công nghiệp khác mà là sản phẩm dưới dạng năng lượng điện . Đặc điểm của điện năng là sản xuất và sử dụng xảy ra đồng thời quan hệ chặt chẽ với nhau tức thời cả về số lượng và chất lượng . Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt không nhìn thấy, không sờ được, không tích trữ được, không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm và sản phẩm dở dang và hàng bán bị trả lại . Vì vậy, việc quản lý và phân phối điện là yếu tố hết sức quan trọng .
BẢNG 1.1 : SẢN LƯỢNG ĐIỆN NĂNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2004 – 2008
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Sản lượng (nghìn kwh)
4760, 593
5846, 21
6396, 805
6462, 052
7550, 0
Tốc độ tăng trưởng (lần)
-
1,23
1, 34
1, 36
1, 59
( Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm )
Qua bảng sản lượng điện sản xuất ta có thể thấy sản lượng điện tăng với tốc độ không cao qua các năm, đây cũng là một điều dễ hiểu . Giai đoạn 2004-2005 là giai đoạn đanng đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa vận hành được các tổ máy phát điện 2004 ( 4760, 593 nghìn kwh), năm 2006 đạt 6396, 805 nghìn kwh tăng 1, 34 lần so với năm 2004, năm 2007 tăng 1, 36 lần, năm 2008 tăng 1,59 lần so với năm 2004. Nhà máy phát điện chủ yếu là nhà máy thủy điện Nậm Má với 4 tổ máy phát điện hết công suất tối đa . Dự kiến trong nhưng năm tới, sản lượng mà Công ty sản xuất cung cấp cho EVN còn tăng cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho người tiêu dùng.
* Sản phẩm khác :
Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh trong việc bán các vật tư hàng hóa và nguyên vật liệu trong ngành xây dựng . Sản phẩm tư vấn trong các dự án xây dưng :
Đầu tư dự án thủy điện Bắc Bình từ năm 2004 – 2008 với tổng mức dự toán là 592 tỷ đồng – đây là một dự án tiếp nhận từ EVN
Liên doanh với các đơn vị, Công ty góp 15% vốn điều lệ để đầu tư dự án thủy điện Cấm Sơn .
Tham gia tư vấn cho tổng Công ty xây dựng 1 các gói thầu về thiết bị điện, xây dựng nhà máy, bê tông hầm .
Ngoài ra còn kinh doanh các dự án qua hình thức chuyển nhượng như chuyển nhượng dự án thủy điện Sông Bạc ; các sản phẩm về xây lắp ….
3.2. Khách hàng, thị trường của Công ty
Công ty sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề . Nhưng sản xuất điện là chủ yếu, là một thành viên của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý và phân phối điện năng cho Tập Đoàn . Hiện tại, đã có nhà máy thủy điện Khe Bố và thủy điện Nậm Má phát điện và sản phẩm điện năng đang là độc quyền của Tập Đoàn .
Số lượng khách hàng của Công ty cũng tăng qua các năm . So với năm 2004 (322699 khách hàng ) năm 2005 số lượng khách hàng là 341872 tăng 1, 05 lần, năm 2006 (366065) tăng gấp 1, 13 lần, năm 2007 (437484) tăng gấp 1, 2 lần và năm 2008 có 584873 khách hàng tăng 1, 8 lần .
Nhà máy thủy điện Khe Bố chịu trách nhiệm phân phối điện năng cho huyện Tương Dương – Nghệ An . Là một huyện miền núi, mật độ dân cư thấp nên trong bốn năm qua Công ty đã cung cấp điện cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, ánh sáng sinh hoạt .
BẢNG 1.2 : CƠ CẤU TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY
Lĩnh vực tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ
Nông nghiệp
9.67 %
Công nghiệp
20, 31%
Thương nghiệp
6, 95%
Quản lý và tiêu dùng
50, 96%
Hoạt động khác
12, 11%
( Nguồn : Báo cáo tổng hợp hàng năm 2008 – Phòng tổng hợp )
Nhìn chung trong những năm tới khách hàng, thị trường của Công ty
sẽ được mở rộng, sẽ bán điện nhiều cho khách hàng hơn vì nhu cầu về điện năng là nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu với bất cứ cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào . Công ty sẽ mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh về xây dựng và tư vấn, kinh doanh bất động sản .. nên khách hàng và thị trường của Công ty rất đa dạng, những cá nhân hay tổ chức có nhu cầu đều là khách hàng của Công ty . Tuy nhiên đây không phải là những ngành nghề kinh doanh mới nên Công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp đi trước . Vậy nên, Công ty cần có chính sách quản lý và những kế hoạch phù hợp nhằm thực hiện được những mục tiêu đã đề ra .
3.3 Doanh thu, lợi nhuận
Nhờ có những điều kiện thuận lợi và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ và công nhân viên, Công ty đã đạt được những thành công đáng khích lệ .Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây được phản ánh như sau:
BẢNG 1.3 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2008
Đơn vị : đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng doanh thu
7.505.750.335
9.530.968.083
14.619.632.773
27.700.366.370
41.584.760.327
2
Tổng chi phí
6.052.994.157
8.310.429.029
9.068.296.761
25.415.326.901
36.650.347.865
3
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
767.067.178
656.190.000
757.778.564
1.916.575.601
4478930245
4
Lợi nhuận khác
685.689.000
564.349.054
600.885.424
6.076.331
1458903440
5
Lợi nhuận trước thuế
1.452.756.178
1.220.539.054
1.348.663.988
1.922.651.932
1765545800
6
Lợi nhuận sau thuế
1.045.984.448
878.788.119
822.685.032
1.386.990.355
987322765
7
Số tạm trích các quỹ
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khen thưởng
- Quỹ phúc lợi
- Quỹ tiền lương
535.154.021
193.610.264
96.805.132
96.805.132
96.805.132
1.134.185.247
931.284.737
346.077.349
138.430.939
69.215.470
69.215.470
69.215.470
8
Lợi nhuận chưa phân phối
1.040.913.006
1237864755
(Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy được tình hình doanh thu, lợi nhuận hàng năm đã tăng . Tổng doanh thu đã tăng gấp 3 lần năm 2007 so với năm 2004, tuy nhiên do đang xây dựng và tiến hành đầu tư các dự án nên lợi nhuận hàng năm vẫn chưa cao đặc biệt trong 9 tháng năm 2006 do chi phí xây dựng nhà máy thủy điện Bắc Bình nên lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2006 tăng không cao . Năm 2005 tổng doanh thu tăng 1, 27 lần so với năm 2004, năm 2006 tăng gấp 1, 95 lần, đặc biệt năm 2008 tăng gấp gần 6 lần so với năm 2004 . Doanh thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất và phân phối điện năng là chủ yếu . Bên cạnh đó, trong những năm đầu 2004, 2005 hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án nhà máy thủy điện nên chi phí đầu tư lớn nên lợi nhuận kinh doanh chưa cao . Năm 2007, 2008 do đã đi vào sản xuất điện ổn định hơn, các tổ máy đã vận hành nhiều hơn nên sản lượng điện cũng ổn định và cao hơn .
Chương II . Thực trạng công tác tiền lương của Công ty cổ phần phát triển Điện Lực Việt Nam .
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương của Công ty
1.1 Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh
Mặc dù theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty kinh doanh ở nhiều lĩnh vực nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là sản xuất và phân phối điện năng . Ngành điện là ngành kinh tế quan trọng, gắn với nền kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.
Ngành điện Việt Nam được xem như ngành mang tính độc quyền cao với tập đoàn điện lực (EVN) - là người mua và là người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng . Cũng như các Công ty khác, Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam sản xuất điện không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà bán cho EVN theo hợp đồng nên sự cạnh tranh là không có .
Ngành điện là ngành chịu ảnh hưởng ít nhất từ những biến động thị trường tài chính trong thời gian qua so với các ngành kinh tế khác, do khả năng cung cấp điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về điện của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, dịch vụ ngành điện thay đổi nhanh chóng và tính “ nhạy cảm ” cao . Ngành điện đòi hỏi trình độ kỹ sư và kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu của ngành .
Với đặc thù là sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời nên quy trình, quy phạm trong sản xuất điện phải được thực hiện nghiêm ngặt về kỹ thuật, bởi chỉ thao tác đóng cắt nhầm một thiết bị quan trọng liên đới nhiều tới hệ thống thì hậu quả thiệt hại về kinh tế, và uy tín của Ngành là rất lớn.
Trong sản xuất kinh doanh, ngành Điện còn đáp ứng yêu cầu làm công ích theo chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước như đưa điện về nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa...và khắc phục mọi khó khăn để đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế của đất nước .
Từ những yếu tố đặc thù của ngành có thể cho thấy nó có ảnh hưởng đến đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói chung và công tác tiền lương cua Công ty nói riêng . Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một môi trường ổn định công tác xây dựng kế hoạch tiền lương khá dễ dàng, mặt bằng tiền lương nhìn chung là ổn định và khá cao so với mặt bằng của xã hội ( bình quân khoảng 3, 5 triệu đồng/người/tháng ) . Tiền lương là yếu tố thúc đẩy người lao động làm việc .
Trong nhiều năm qua không những chế độ tiền lương được quan tâm mà các chế độ về tiền thưởng cũng được chú ý và đãi ngộ rất nhiều.
1.2 Xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật
Nền khoa học công nghệ thế giới ngày càng phát triển với tốc độ như vũ bão . Doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng những công nghệ hiện đại thì mới có thể nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao hiểu quả sản xuất kinh doanh . Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng để đội ngũ nhân viên có thể nắm bắt và làm chủ được khoa học công nghệ . Không chỉ có thế, công nghệ mới còn làm thay đổi công việc và yêu cầu nghề nghiệp dẫn đến sự thay đổi về số lượng lao động, công tác tổ chức lao động tiền lương . Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng buộc nhà quản trị phải sử dụng và lưu trữ thông tin cần thiết cho quản lý lao động .
1.3 . Đặc điểm về thị trường lao động
Thị trường lao động nước ta được đánh giá là khá dồi dào, làm việc trong nhiều lĩnh vực . Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, số lao động bình quân hoạt động trong ngành điện chiếm đến 197000 người (năm 2007), và tốc độ tăng dần qua các năm 151400 người (năm 2005), 173400 người (năm 2006 )…. Đây là một con số không cao so với các ngành khác . Sỡ dĩ vậy, một phần do điều kiện làm việc khó khăn như : môi trường làm việc độc hại, nặng nhọc . Người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường điện từ trường cao, làm việc ở những nơi có độ nóng, độ ồn bụi thường lớn hơn mức cho phép.
Bên cạnh đó, hàng năm có rất nhiều kỹ sư trẻ, công nhân điện được đào tạo qua các trường đại học và các trường dạy nghề điện tốt nghiệp và ra trường …làm tăng thêm nguồn cung cho thị trường lao động ngành điện .
Ngoài ra, xu hướng đa dạng hóa đội ngũ lao động đang ngày càng tăng cao, đội ngũ lao động ngày càng nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc hiểu quả, …Điều này giúp cho sự mở rộng sự lựa chọn lực lượng lao động của doanh nghiệp đồng thời có tác dụng buộc đội ngũ lao động phải nâng cao khả năng để cạnh tranh lẫn nhau .
Như vậy, thị trường lao động tác động đến công tác tiền lương của Công ty ở hai yếu tố :
Khi cung trên thị trường lao động lớn hơn cầu, tức là khi đó Công ty sẽ rất dễ dàng tìm kiếm được lượng lao động thay thế thì Công ty có lợi thế trong việc trả lương cho người lao động, Công ty có thể chủ động đưa ra mức tiền lương. Mỗi năm, do yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đều phải tuyển dụng thêm một lượng công nhân viên bao gồm cả nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật và các lao động khác … nên sự sẵn có trên lao động trên thị trường sẽ giúp Công ty dễ dàng, linh hoạt, tiết kiệm được rất nhiều chi phí .
Ngược lại khi cầu lao động lớn hơn cung, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc trả lương. Tiền lương khi đó là một yếu tố quyết định đến sự gắn bó của người lao động với Công ty. Trả lương cao không những thu hút được lao động mới có tay nghề cao mà còn tạo động lực cho người lao động nhưng ngược lại trả lương thấp sẽ làm giảm năng suất lao động từ đó dẫn đến chậm tiến độ sản xuất, gia tăng chi phí, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Lao động là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, để thu hút được lao động cần có chính sách tiền lương phù hợp và hiểu quả .
1.4 Đặc điểm đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ tiền lương của Công ty . Qua năm năm thành lập, đội ngũ lao động đang dần lớn mạnh, đông đảo về số lượng cũng như chất lượng . Củ thể được thể hiện qua các điểm như sau : Quy mô nguồn nhân lực, cơ cầu nguồn lao động, trình độ chuyên môn …
1.4.1 Quy mô nguồn nhân lực
Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp mới thành lập nên quy mô lao động không lớn lắm . Lực lượng lao động nhìn chung không cao nhưng tỷ lệ tăng hàng năm khá cao và đồng đều .Củ thể như sau :
BẢNG 2.1: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số lao động (người )
50
60
67
109
131
Chênh lệch tuyệt đối (người)
-
10
7
42
22
Chênh lệch tương đối (%)
-
20
11, 67
62, 69
20, 18
( Nguồn : Báo cáo tổng kết lao động hàng năm – Phòng tổng hợp)
Nhận xét :
Năm 2004, tổng số lao động còn ít do mới thành lập . Các năm sau quy mô lao động tăng lên, đặc biệt là năm 2007 tăng 42 người ( đạt 62, 69% so với năm 2006 ) do kế hoạch sản xuất của công ty cần tuyển thêm nhân lực cho các công trình dự án thủy điện Bắc Bình và Khe Bố . Hiện nay công ty có 131 lao động và dự kiến trong năm 2009 sẽ tiếp tục tăng . Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong bối cảnh thất nghiệp toàn quốc diễn ra trong những năm tới .
Quy mô nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiền lương của Công ty ở các điểm như sau : Số lượng lao động hàng năm là căn cứ để Công ty xác định tổng quỹ lương hàng năm của Công ty . Dựa vào tổng số lao động của mỗi bộ phận để xác định tổng lương và kế hoạch phân bổ lương một cách dễ dàng và chính xác hơn làm cho công tác tiền lương của Công ty ổn định và linh hoạt .
1.4.2. Cơ cấu người lao động trực tiếp, gián tiếp
Là một công ty sản xuất điện nhưng hiện tại hoạt động chủ yếu của công ty dựa trên các dự án của Tập đoàn điện lực Việt Nam đưa xuống . Mặt khác, các dự án điện đang trong giai đoạn thi công và xây dựng lắp đặt thiết bị nên số lao động trực tiếp khá cao, chiếm hơn 60% lực lượng lao động của công ty. Qua các năm, số lượng lao động công nhân kỹ thuật ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mở rộng kinh doanh của công ty . Có thể thấy cơ cấu lao động là khá hợp lý .
BẢNG 2.2 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP, GIÁN TIẾP
Đơn vị : Người
Năm
Tổng số lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Số lượng
%
Số lượng
%
2004
50
32
64
18
36
2005
60
40
66, 67
20
33, 33
2006
67
42
62, 69
25
37, 31
2007
109
64
58, 72
45
41, 28
2008
131
80
61, 07
51
38, 93
( Nguồn : Báo cáo tổng kết lao động hàng năm – Phòng tổng hợp)
Mặc dù số lao động trực tiếp và gián tiếp không ảnh hưởng trực tiếp đến Công tác tiền lương của Công ty nhưng là căn cứ để Công ty hoạch định và định biên được số lao động cũng như thuận lợi cho công tác đánh giá, , báo cáo tình hình lao động, tiên lương hàng năm của Công ty . Hoạch định mức lương hiểu quả và mức lương thời gian để qua đó có thể thấy được hiểu quả lao động .
1.4.3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ
BẢNG 2.3 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
Đơn vị : Người
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng lao động
50
60
67
109
131
Trình độ đào tạo
Đại học
30
35
38
50
63
CĐ- Trung cấp
11
15
18
35
38
Công nhân
4
4
5
12
13
Lái xe, phục vụ
5
6
6
12
16
Chuyên ngành
Kỹ thuật
32
40
42
64
80
Kinh tế
16
17
22
35
38
Chuyên môn khác
2
3
3
10
13
(Nguồn : Báo cáo tổng kết lao động hàng năm – Phòng tổng hợp)
Nhận xét :
Trong những năm gần đây, đội ngũ lao động có trình độ đại học cũng tăng lên đáng kể từ 30 người năm 2004 lên 63 người năm 2008 . Bên cạnh đó trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tăng nhanh từ 22% ( 2004) lên 29% (2008) . Điều này cho thấy công tác tuyển dụng vẫn còn ưu tiên con cán bộ công nhân viên trong ngành . Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nên đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật chiếm đại đa số . Nhìn chung trình độ đào tạo và chuyên môn đội ngũ lao động đã được cải thiện .
Việc phân trình độ lao động của Công ty có tác động tốt đến việc đánh giá bậc lương của cán bộ công nhân viên . Dựa trên mức độ lành nghề cũng như, trình độ học vấn để xếp bậc cho công nhân . Đặc biệt là với các công nhân kỹ thuật cao, các kỹ sư bậc cao – một trong những nguồn nhân lực chính và rất quan trọng của Công ty .
1.4.4 Cơ cấu lao động theo giới tính
BẢNG 2.4 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH
Đơn vị : Người
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng nam, nữ ( 100%)
50
60
67
109
131._.
Nam
Số lượng (người )
35
43
47
84
97
%
70
71, 67
70.15
77, 06
74, 05
Nữ
Số lượng (người )
15
17
20
25
34
%
30
28, 33
29, 85
22, 94
25, 95
( Nguồn : Báo cáo tổng kết lao động hàng năm – Phòng tổng hợp)
Nhận xét :
Lao động nữ chiếm khoảng 27, 41% lao động của doanh nghiệp và hàng năm có xu hướng giảm . Do đặc thù của ngành điện nên lao động nữ thường làm việc văn phòng, lao động nam có sức khỏe, chịu được áp lực công việc cao cũng như có trình độ kỹ thuật, thường xuyên đi công tác, tỷ lệ nam chiếm hơn 70% trong tổng nam nữ . Nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính của công ty là khá phù hợp.
1.5 .Tài chính của công ty.
Năm 2002, khi mới thành lập số vốn điều lệ của công ty là 13, 7 tỷ đồng, cụ thể như sau :
BẢNG 2.5 : TÌNH HÌNH VỐN GÓP NĂM 2002
Đơn vị : triệu đồng
Stt
Cổ đông góp vốn
Số vốn góp
%
1
Công đoàn điện lực Việt Nam
6000
43, 8
2
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
5000
36, 49
3
Công ty cổ phần Miền Đông
2000
14, 6
4
Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện
300
2, 92
5
Công ty cổ phần xây dựng Điện 2
200
2, 19
Tổng cộng
1370
100
(Nguồn : Báo cáo tài chính hàng năm – Phòng kế toán)
Qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện tại vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 1000 tỷ đồng .
Mệnh giá cổ phần của công ty : 10.000 đồng/1 cổ phần
Tổng số cổ phần của công ty là 40.854.841 cổ phần/100.000.000 cổ phần ( tương ứng với 1000 tỷ đồng vố điều lệ ) . Toàn bộ cổ phần của công ty là cổ phần phổ thông không có cổ phần ưu đãi .
Tại thời điểm 31/12/2007 công ty không có cổ phiếu quỹ
BẢNG 2.6 : TÌNH HÌNH VỐN GÓP TÍNH ĐẾN 31/12/2007
STT
Cổ đông
Số tiền
A
Vốn đầu tư của chủ sở hữu (I+II)
408.548.410
I
Cổ đông sáng lập
65.797.570.000
1
Tập đoàn điện lực Việt Nam
40.000.000.000
2
Công ty cổ phần Miền Đông
1.000.000.000
3
Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện
15.421.650.000
4
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2
5.036.750.000
II
Cổ đông khác
4.339.170.000
1
VNPD
342.750.840.000
2
Cá nhân do Công đoàn Điện lực Việt Nam phân bổ
5.025.000.000
3
16 đơn vị trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam
86.600.000.000
4
Đối tác
246.925.840.000
B
Thặng dư vốn cổ phần
49.385.168.000
Tổng cộng (A+B)
457.933.578.000
(Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán)
Nhận xét :
Qua 5 năm hình thành và phát triển, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên gấp 7, 3 lần . Đây là một con số đáng kể phản ánh tiềm năng phát triển của Công ty trong tương lai . Sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, đầu tư nhiều dự án nên cần số vốn lớn . Ban đầu có 05 thành viên góp vốn nhưng bây giờ các cổ đông góp vốn đã nhiều hơn và có sự tham gia góp vốn của cán bộ, công nhân viên trong Công ty chứng tỏ sự lớn mạnh của Công ty và sự tạo dựng niềm tin cho các cổ đông .
Từ năm 2004-2007 : giá trị tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản tăng lên trong khi giá trị tài sản dài hạn lại giảm xuống . Đó là do Công ty đã chú trọng vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là năm 2005 đã xây dựng một số công trình thủy điện hạng mục lớn .
Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản đã tăng 1,63 lần trong khi nợ phải trả giảm 0,5 lần . Chỉ tiêu này cho thấy Công ty đã tận dụng được nguồn vốn chủ sở hữu để sinh lời , ít vay ngoài nên giảm tỷ lệ nợ sẽ khiến cho Công ty tăng khả năng kiểm soát và khả năng thanh toán .
Khả năng thanh toán của Công ty cũng tăng nhanh gấp gần 4 lần so với năm 2002.Đó là do nợ phải trả giảm đi nhiều so với các năm trước .
Đặc biệt là, tỷ suất lợi nhận tăng gấp 8 lần cho thấy Công ty ngày càng làm ăn có hiểu quả . Điều này cũng dễ hiểu vì sau quá trình thi công, xây dựng thì có 1 số dự án đã đi vào hoạt động và kinh doanh bán điện .
BẢNG 2.7 : CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002-2006
2007
1
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn /Tổng tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
%
37, 70
63, 3
52, 22
44, 78
2
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
%
58, 12
41, 88
31, 72
68, 28
3
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh
(TSĐ- Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn
(TS lưu động / Nợ ngắn hạn )
Lần
2, 36
2, 39
8, 6
8, 62
4
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
%
0, 21
4, 75
0, 2
34, 07
(Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán)
Nguồn vốn đầu tư hàng năm của Công ty cũng tăng lên khá cao, nguồn vốn nay huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay từ ngân hàng và một số tổ chức khác. Mặc dù mới thành lập nhưng với kế hoạch sản xuất rõ ràng, tính khả thi cao ban giám đốc Công ty đã thuyết phục ngân hàng cho vay vốn . Củ thể như sau :
BẢNG 2.8 : NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HÀNG NĂM
Đơn vị : Đồng
stt
Nguồn vốn
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nguồn vốn ngân sách nhà nước
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
36.442.773.700
63.543.664.515
3
Nguồn vốn vay
Vay NH No và PTNN Nam Hà Nội
Vay quỹ hỗ trợ Bình Thuận
40.160.737.289
27.366.737.289
12.749.000.000
81.971.790.850
59.623.790.850
22.348.000.000
171.163.010.742
78.710.852.607
92.452.158.135
4
Nguồn vốn khác
Tổng cộng
76.603.510.989
145.515.455.365
171.163.010.742
(Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán)
Qua những đặc điểm trên có thể thấy tình hình tài chính của Công ty khá ổn định, điều này tạo niềm tin cho đội ngũ lao động của Công ty có thể yên tâm và tin tưởng làm việc . Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi lẽ nói đến tình hình tài chính của Công ty ảnh hưởng đến khả năng chi trả, thanh toán do đó ảnh hưởng đến công tác tiền lương của Công ty . Chúng ta có thể điểm qua một vài ảnh hưởng như sau :
- Tiển lương là một khoản trích trong quỹ tài chính của Công ty, số tiền mà Công ty phải chi trả cho người lao động . Tài chính Công ty ổn định, khả năng thanh toán tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chi trả tiền lương một cách đầy đủ và đúng thời hạn sẽ tạo lòng tin cho người lao động . Chính vì vậy mà phong trào làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn sôi nổi, lành mạnh và đạt hiểu quả cao.
- Tài chính của Công ty ngày càng lớn mạnh sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc . Bởi lẽ, Công ty làm ăn có hiểu quả thì tiền lương của người lao động cũng tăng lên và làm tăng mức sống cho mỗi người để cho thấy mình đang làm việc trong một môi trường an toàn và hiểu quả .
1.6 Chính sách quản lý của Nhà nước
Công tác tiền lương luôn được Nhà nước quan tâm, Nhà nước với chủ trương và chính sách của mình đề ra mức lương tối thiểu mà mỗi người lao động được nhận trong một tháng . Căn cứ vào những quy định này giúp Nhà nước quản lý, giám sát chế độ tiên lương để tránh tình trạng người lao động không được nhận xứng đáng với công sức mình bỏ ra, ngoài ra còn giúp cho các doanh nghiệp hoạch định và quản lý người lao động .
Nhà nước quản lý công tác tiền lương thông qua việc ban hành các Nghị định và thông tư như sau :
- Nghị đinh số 204 /NĐ-CP, 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ về việc chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, quy định bảng lương trong công ty nhà nước
Thông tư số 08/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 đã hướng dẫn thực hiện NĐ số 207/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc công ty
Nghị định số 110/2008/NĐ – CP ngày 10/10/2008 quy định mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2009
Các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương sẽ có ảnh hưởng hai mặt đến công tác tiền lương của Công ty như sau :
- Thuận lợi : dựa vào thang lương, bảng lương của Nhà nước sẽ tạo ra sự nhất quán thống nhất trong cách tính lương và công tác trả lương của Công ty, dễ dàng hơn và dễ quản lý hơn
- Khó khăn :
+ Với các quy định và tính lương trên thì Công ty khó có thể chủ động trong cách tính lương, phụ thuộc nhiều vào các quy định của Nhà nước . Khi mức lương tối thiểu tăng lên sẽ tạo ra động lực cho người lao động nhưng ngược lại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thực tế trong những năm gần đây cho thấy Nhà nước đã không ngừng điều chỉnh mức lương tối thiểu . Năm 2004 mức lương tối thiểu là 290.000, 2005 tăng lên là 350.000, cuối 2006 tăng lên 450.000, 2008 tăng lên 540.000 và từ tháng 5 năm 2009 mức lương tối thiểu là 650.000. Với việc tăng mức lương tối thiểu là một tín hiệu đáng mừng nhưng những điều chỉnh này thường đi sau sự tăng của giá cả, lạm phát nên mức cải thiện mà nó đem lại cho người lao động là gần như không có.
+ Việc tính lương theo thang bảng lương quy định của nhà nước trên lý thuyết đã bóc tách hoàn toàn với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .Ví dụ như Bộ luật lao động quy định làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì phải trả tiền lương gấp đôi, làm vào ngày lễ tết trả gấp 3, làm ca đêm phải trả tăng thêm ít nhất 30% lương ngày thường… Mức lương, thù lao được tính vào chi phí kinh doanh đang bị khống chế, cứng nhắc trong chế độ tiền lương dẫn đến chưa thực sự có tính thúc đẩy sản xuất của người lao động. Lương, thù lao được quy định bởi quy mô hơn là hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, vấn đề làm linh hoạt hệ thống tiền lương, xây dựng một hệ thống tiền lương mang bản sắc riêng của doanh nghiệp đang được Công ty rất quan tâm.
2. Thực trạng công tác tiền lương tai Công ty cổ phẩn phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ Điều lệ Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam
Căn cứ “ Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị và mối quan hệ làm việc với Giám đốc, Ban kiểm soát Công ty cổ phần phát triển Điện lực Việt Nam ”.
Căn cứ Biên bản cuộc họp của lãnh đạo Công ty ngày 17/7/2008 và cuộc họp cán bộ công nhân viên Cơ quan Công ty và các Phòng, Ban .
Công tác tiền lương tai Công ty giai đoạn 2004-2008 được xây dựng và thực hiện qua những điểm sau .
Trên cơ sở tổng quỹ lương được Công ty phê duyệt, các phòng, các Ban, thực hiện việc phân phối theo lao động đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đã được toàn thể cán bộ công nhân viên nhất trí. Nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu suất lao động, hiệu suất công tác, tăng cường vai trò và quyền hạn của Lãnh đạo Ban để đảm bảo hoàn thành kế hoạch và công tác được giao .
Việc phân phối tiền lương và thu nhập phải đảm bảo nguyên tắc làm việc ở vị trí chức danh công việc nào thì được hưởng tiền lương theo đúng chức danh công việc đó .
Ngoài tiền lương hàng tháng, người lao động còn được lĩnh các khoản tiền thưởng theo quy định của Công ty .
2.1 Các chế độ tiền lương tại Công ty
2.1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc Công ty áp dụng tuân theo Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty nhà nước và tiền lương tối thiểu của Nhà nước trên cơ sở ngày công làm việc thực tế .Việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc căn cứ vào hệ số lương và hệ số phụ cấp .
Tiền lương tối thiểu dựa trên cơ sở ngày công làm việc thực tế mà Công ty áp dụng cho người lao động và thay đổi tùy thuộc vào quy đinh của Nhà nước .
* Đối tượng áp dụng : Thang lương theo chế độ lương cấp bậc được áp dụng cho từng đối tượng lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh theo từng mảng khác nhau tùy theo môi trường làm việc, mức độ công việc có một hệ số lương khác nhau phân theo nhóm . Củ thể như sau :
Nhóm I : áp dụng với những lao động làm việc như : lao động phổ thông, giặt quần áo bảo hộ lao động Công ty, trực trạm điện, kiểm tra kiểm định hiểu chỉnh treo tháo công tơ, ghi chỉ số, thu tiền điện, lao động quản lý và vận hành đường dây và trạm biến áp < 35kv, …
BẢNG 2.9 : THANG BẢNG LƯƠNG NHÓM I
Bậc
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hệ số
1, 55
1, 83
2, 16
2, 55
3, 01
3, 56
4, 2
Nhóm II : áp dụng với những lao động làm việc như : lắp ráp khi cụ điện, điều khiển cần trục điện, sữa chữa điện, sữa chữa đường dây cao thế có điện áp < 35kv, quản lý vận hành đường dây cao thế có điện áp từ 66kv đến dưới 500kv, vận hành máy bơm
Bảng 2.10 : THANG BẢNG LƯƠNG NHÓM II
Bậc
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hệ số
1, 67
1, 96
2, 31
2.71
3, 91
3, 74
4, 40
Nhóm III : áp dụng với những lao động làm việc trong môi trường độc hại : sữa chữa lò hơi nhà máy nhiệt điện, thiết bị điện, thiết bị trong chính máy, thiết bị trong nhà máy, turbin điện, thiết bị cơ khí thủy lực cửa nhận nước, cửa đập tràn, máy bơm nước thủy điện, công nhân hiểu chỉnh thiết bị điện, tự động nhiệt trong nhà máy, …
BẢNG 2.11 : THANG BẢNG LƯƠNG NHÓM III
Bậc
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hệ số
1, 78
2, 1
2, 48
2, 92
3, 45
4, 07
4, 80
Cách tính :
Tiền lương theo cấp bậc được tính như sau :
Mức lương = Hệ số x TL min
Trong đó :
Hệ số : là hệ số lương của người lao động được dựa trên thang lương theo nhóm như trên
TL min : là tiền lương tối thiểu theo Nhà nước quy định
2.1.2 Chế độ tiền lương chức danh, chuyên môn nghiệp vụ
Chế độ tiền lương chức danh, chuyên môn nghiệp vụ của Công ty thực hiện đúng theo Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004.
Đối tượng áp dụng : thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, các nhân viên thừa hành phục vụ .
Ta có bảng lương chức danh chuyên môn nghiệp vụ như sau :
BẢNG 2.12 : HỆ SỐ LƯƠNG CHỨC DANH
Chức danh
Hệ số
Chủ tịch hội đồng quản trị
6, 64
Thành viên chuyên trách hội đồng quản trị
4, 99
Giám đốc
6, 64
Phó Giám đốc
6.64
Kế toán trưởng
6, 65
BẢNG 2.13 : LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
Chức danh
Hệ số
1
2
3
4
5
6
7
8
1. Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
2, 34
2, 65
2, 96
3, 27
3, 58
3, 89
4, 20
4, 51
2. Cán sự, kỹ thuật viên
1, 8
1, 99
2, 18
2, 37
2, 56
2, 75
2, 94
3, 13
Như vậy căn cứ vào bảng lương trên mà Công ty có thể xây dựng cách tính lương cho từng đối tượng theo đúng chức năng và nhiệm vụ của họ .
Bên cạnh hệ số chức danh Công ty còn áp dụng một số hệ số phụ cấp cho các chức vụ như phó Giámđốc, trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên như sau :
BẢNG 2.14 : HỆ SỐ PHỤ CẤP CÁC CHỨC VỤ CỦA CÔNG TY
Chức vụ
Hệ số phụ cấp
Phó Giám đốc
0, 3
Trưởng phòng
0, 5
Phó phòng
0, 4
Chuyên viên
0, 1- 0, 4
Chúng ta có thể xem xét một số trường hợp về hệ số lương và phụ cấp của một số lao động điển hình trong Công ty qua bảng sau :
2.2. Các hình thức trả lương của Công ty
Là Công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất và phân phối điện trong khi đó điện lại là sản phẩm vô hình, không đo lường được nên khác với các Công ty khác, Công ty cổ phần phát triển Điện lực chọn hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với tiền lương năng suất hiểu quả làm việc của mỗi người lao động .
Nguyên tắc tính trả lương của Công ty : lương của cán bộ công nhân viên được trả làm 2 phần .
- Phần lương cơ bản trả theo lao động đóng góp của cán bộ công nhân viên chức trong suốt quá trình tham gia công tác
Căn cứ trả lương theo quá trình công tác và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên là Nghị định số : 205 / 2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ số lương cấp bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khác ( phụ cấp khu vực, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp bí thư Đảng, Chủ tịch Công đoàn ) và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và được sự chấp thuận của HĐQT .
- Phần trả theo hiểu quả công việc được giao hàng tháng
Căn cứ trả lương theo hiểu quả công việc được thực hiện dựa trên cơ sở bảng điểm các chức danh, vị trí, công việc ( có phụ lục kèm theo )
2.2.1 Kết cấu tiền lương của người lao động
Tiền lương của cán bộ công nhân viên được tính như sau :
TLi = LCi + LNSi + LTGi + LPi +LLi
Trong đó :
TLi : là tiền lương tháng của người thứ i
LCi : là tiền lương cơ bản của người thứ i
LNSi : là tiền lương theo hiểu quả công việc của người thứ i
LPi : là tiền lương phép, nghỉ việc riêng theo chế độ của người thứ i
LTGi : là tiền lương thêm giờ của người thứ i
LLi : là tiền lương ngày Lễ tết theo quy định .
2.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương theo thời gian hay chính là phần tiền lương cơ bản được tính theo hệ số lương cấp bậc, các phụ cấp ( nếu có ) theo Nghị định 205/NĐ –CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty nhà nước và tiền lương tối thiểu của Nhà nước trên cơ sở ngày công làm việc thực tế .
2.2.2.1. Đối tượng áp dụng :
Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là công nhân viên làm việc ở các khối văn phòng Công ty, các ban quản lý dự án thủy điện ( Nậm Má, Khe Bố, Bắc Bình ) gồm : Giám đốc, các nhân viên văn phòng, những người làm công việc hành chính .
Tiền lương được tính dựa trên cơ sở số lượng thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian .
2.2.2.2. Cách tính :
* Căn cứ vào :
- Số ngày làm việc thực tế
- Hệ số cấp bậc, hệ số phụ cấp ( nếu có )
- Tiền lương tối thiểu
* Cách tính
Trong đó :
- NLVi : là số ngày làm việc thực tế của lao động i
- HCBi : là hệ số tiền lương cơ bản của người thứ i theo Nghị định số 205 /NĐ-CP
- TLmin : là mức lương tối thiểu do nhà nước quy định
- HPci : là tổng hệ số phụ cấp theo lương tối thiểu ( chức vụ, trách nhiệm, khu vực, lưu động, độc hại, .....) của lao động i .
Ví dụ : Ông Nguyễn Văn A là trưởng phòng có hệ số lương là 4, 99 có 20 ngày làm việc thực tế, trong tháng không có ngày nghỉ hưởng lương . tiến lương tháng của ông tính như sau :
2.2.2.3 Nhận xét
* Ưu điểm :
Cách tính lương theo thời gian trên dựa vào hệ thống thang lương, bảng lương Nhà nước quy định nên tạo ra sự thống nhất, nhất quán trong cách tính lương. Tiền lương tính dựa vào số ngày công thực tế nên đã khuyến khích người lao động chăm chỉ làm việc theo đúng ngày công quy định .
Trong công thức tính lương có xét đến cả lương phụ cấp của ban lãnh đạo cấp quản lý nên đã tạo động lực cho những người lãnh đạo trong Công ty làm việc có chất lượng mang lại hiểu quả quản lý cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
Nhược điểm :
Công thức tính lương chỉ dựa vào ngày công thực tế, hệ số lương cấp bậc, phụ cấp nên chưa phản ánh được mức độ hoàn thành công việc của người lao động . Do đó, người lao động chưa làm việc hết mình, chưa tận tâm với công việc, không khuyến khích và tạo động lực cho ngưoif lao động làm việc .
2.2.3. Lương theo hiểu quả công việc
2.2.3.1 Đối tượng áp dụng
Lương theo hiểu quả công việc hay chính là lương năng suất mà người lao động hưởng do mức độ hoàn thành công việc của mình . Áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty ở khối văn phòng, các Ban quản lý dự án thủy điện tùy theo mức độ hoàn thành công việc của mình .
2.2.3.2 Cách tính
* Căn cứ vào :
- Điểm đánh giá cuối tháng theo thang điểm của lao động
- Lương năng suất Công việc được chia của tháng tính
* Công thức
Trong đó :
LNSi : Lương năng suất lao động i trong tháng
LNS : Tổng quỹ lương theo hiểu quả công việc được chia của tháng
Di : Là số điểm của lao động i được xác định cho từng chức danh trong đơn vị .
2.2.3.2.1. Tổng quỹ lương theo hiểu quả việc được chia của tháng (LNS)
* Công thức :
LNS = QTLT – Σ LC – ΣLTG - ΣLP
QTLT : tổng quỹ lương tháng tính như sau :
QTLT =
QTLNi : Tổng quỹ lương năm được duyệt đơn vị thứ i trong Công ty
Kht : Hệ số hoàn thành hàng tháng tính 95%, tháng 01 của năm kế tiếp căn cứ hoạt động sản xuất kinh doanh để quyết toán . Nếu hoàn thành kế hoạch tính 100% quỹ lương được duyệt, trường hợp không hoàn thành kế hoạch 5% để lại năm sau .
2.2.3.2.2 . Điểm năng suất của lao động (Di )
* Công thức :
Di = DTCi ± DTGi
Trong đó :
- DTCi : là điểm tiêu chuẩn được xác định cho từng chức danh trong đơn vị tính theo biểu điểm chuẩn .
- DTGi : là điểm tăng hoặc bị giảm trừ trong tháng phụ thuộc vào kết quả lao động thực tế theo từng tháng của người lao động, tính theo qui trình tại bảng điểm tiêu chuẩn
Lương theo hiểu quả công việc ở khối văn phòng Công ty và ở các ban dự án thủy điện của Công ty có phần khác nhau . Sỡ dĩ có điều đó là do điểm gốc chuẩn và điểm tăng giảm ở mỗi đơn vị có phần chênh lệch . Tuy nhiên phần chênh lệch đó là không sai khác bao nhiêu, chúng ta có thể thấy rõ hơn thông qua việc phân tích củ thể cách tính của từng đơn vị
Khối văn phòng cơ quan Công ty
BẢNG 2.15 : ĐIỂM GỐC CHUẨN CÁC CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TẠI KHỐI CƠ QUAN CÔNG TY
Stt
Vị trí chức danh, Công việc
Điểm gốc chuẩn tối đa
I
Diện cán bộ lãnh đạo, quản lý
100
1
Giám đốc
100
2
Phó Giám đốc
90
3
Kế toán trưởng
85
4
Trưởng phòng, chánh văn phòng HĐQT
75
5
Phó phòng
65
II
Diện kỹ sư, Chuyên viên, nhân viên giúp việc
1
Nhân viên bậc 8
55
2
Nhân viên bậc 7
50
3
Nhân viên bậc 6
45
4
Nhân viên bậc 5
40
5
Nhân viên bậc 4
35
6
Nhân viên bậc 3
30
7
Nhân viên bậc 2
25
8
Nhân viên bậc 1
nhân viên tạp vụ, phục vụ, bảo vệ
nhân viên tập sự, thủ việc
20
9
Lái xe ô tô
lái xe bậc 3, 4
lái xe bậc 1, 2
30
25
Quy định về điểm tăng, giảm :
- Cán bộ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ :
+ Đối với cán bộ quản lý tối đa 10 điểm
+ Đối với cán bộ công nhân viên thừa hành tối đa 5 điểm
- Cán bộ nhân viên vi phạm nội quy lao động
+ Đi muộn quá 10 phút không có lý do, mỗi lần trừ 1 điểm
+ Chơi games trong giờ lần đầu 1 điểm, lần 2 trở đi mỗi lần trừ 3 điểm
- Cán bộ công nhân viên vi phạm nội quy an toàn lao động, quy trình qui phạm không xét
- Cán bộ công nhân viên bị kỷ luật lao động trừ như sau :
+ Phê bình, nhắc nhở trừ 5 điểm
+ Khiển trách trừ 10 điểm
+ Cảnh cáo trở lên không xét
- Cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cộng điểm
+ Cán bộ quản lý tối đa 10 điểm
+ Cán bộ nhân viên thừa hành tối đa 5 điểm
* Các ban quản lý dự án thủy Điện : các ban quản lý dự án thủy điện Khe Bố, Bắc Bình, Nậm Má thống nhất cách tính điểm chuẩn và điểm tăng giảm .
Bảng 2.16 : ĐIỂM GỐC CHUẨN CÁC CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TẠI CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
Stt
Chức danh
Điểm gốc chuẩn tối đa
I
Lãnh đạo và quản lý
1
Trưởng ban
100
2
Phó ban
90
3
Trưởng phòng
80
4
Phó phòng
70
5
Phụ trách bộ phận, tổ trưởng
60
II
Chuyên viên, kỹ sư chính
1
CV, KS bậc 4-6/6
80
2
CV, KS bậc 1- 3/6
75
III
Chuyên viên, kỹ sư
1
CV, KS bậc 7-8/8
70
2
CV, KS bậc 5-6/8
65
3
CV, KS bậc 3-4/8
60
4
CV, KS bậc 1-2/8
55
IV
Trung cấp nhân viên văn thư, kỹ thuật viên
1
Trung cấp bậc 10-12/12
60
2
Trung cấp bậc 7-9/12
55
3
Trung cấp bậc 4-6/12
50
4
Trung cấp bậc 1-3/12
45
V
Lái xe
lái xe bậc 3-4/4
lái xe bậc 1-2/4
55
50
Điểm tăng, giảm
Các cán bộ công nhân viên thường xuyên đi hiện trường được cộng thêm 5 điểm
Cán bộ công nhân viên nghỉ quá 5 ngày /tháng trừ 3 điểm
Đánh giá công việc không hoàn thành trong tháng trừ 3 điểm
Vi phạm kỷ luật trừ 10 điểm
2.2.3 Một số hình thức trả lương khác
2.2.3.1 Lương làm thêm giờ
Lương làm thêm giờ dựa trên cơ sở tình hình công việc thực tế, Giám đốc, Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty ký duyệt công làm thêm giờ đối với từng bộ phận, từng cá nhân, từng công việc củ thể, thời gian làm thêm giờ không vượt quá 16, 5 h/tháng, 200h/năm . Củ thể như sau :
LTGi = NTGi x x KTG
Trong đó :
- NTGi : số giờ làm thêm của người thứ i
- KTG : hệ số làm thêm giờ tính 150% đối với làm thêm giờ vào các ngày thứ 2 đến thứ 7 ; 200% đối với ngày nghỉ ( chủ nhật ) hàng tuần ; 300% đối với ngày nghỉ Lễ, Tết .
Trường hợp đã sử dụng hết phần quỹ lương làm thêm giờ được phân cho năm, Trưởng các đơn vị bố trí nghỉ bù cho cán bộ công nhân viên theo quy định của pháp luật hiện hành . Ngày công nghỉ bù được tính lương, ăn ca và hưởng các chế độ khác như ngày công thực tế .
2.2.3.2.. Lương nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo chế độ
Trong đó :
LP : là tiền lương phép, nghỉ việc riêng theo chế độ của người thứ i
Tlmin : là mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước
HCBi : là hệ số lương cấp bậc của người thứ i
NP : là số ngày nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo chế độ
Trường hợp cán bộ công nhân viên chưa sử dụng hết phép năm, Công ty thực hiện thanh toán phép năm cho cán bộ công nhân viên theo quy định hiện hành .
2.2.3.3. Lương nghỉ lễ tết ( LLi)
Theo quy định của Nhà nước và thỏa ước lao động được tính như một ngày công lao động thực tế được hưởng nguyên phần tiền lương cơ bản và năng suất trong tháng có ngày nghỉ lễ, tết .
Thông qua bảng tính lương củ thể của một tháng chúng ta có thể hiêủ được cách tính lương của cán bộ công nhân viên hàng tháng theo đúng công thức trên là như sau :
BẢNG 2.17 : BẢNG TÍNH LƯƠNG THÁNG 3/2008
Họ và tên
Chức vụ
Tiền lương
Các khoản khấu trừ
Còn lại được lĩnh
Phụ cấp
Lương hiệu quả CV
HS Lương
Đơn giá
NC thực tế
Tổng cộng
Hệ số
Thành tiền
Điểm chuẩn
Điểm thực tế
Thành tiền
Tổng cộng
BHXH
( 5% )
BHYT
(1%)
Tạm ứng lương tháng
1
2
3
4
5=620.000x4/NC chuẩn
6
7 =5 x 6
8
9=8x620.000
10
11
18=7+9+11
19
20
21
22=18-19-20-21
1
Nguyễn Thanh Tùng
GĐ
6, 64
187.127
22
4.116.794
100
100
6.978.476
11.095.270
179.280
35.856
6.000.000
4.880.134
2
Nguyễn Duy Tam
PGĐ
6, 64
187.127
22
4.116.794
0, 3
186.000
90
90
6.280.625
10.583.419
6.000.000
4.583.419
3
Tạ Hữu Hiền
TP
4, 99
140.627
22
3.093.794
0, 5
310.000
75
75
5.233.854
8.637.648
148.230
29.646
5.000.000
3.459.772
4
Phạm Duy Bách
PP
4, 2
118.364
22
2.604.008
0, 4
248.000
65
65
4.536.007
7.388.015
124.200
24.840
4.000.000
3.238.975
5
Nguyễn Anh Hùng
CV
2, 96
83.418
22
1.835.196
0, 4
248.000
65
65
4.536.007
6.619.203
90.720
18.144
4.000.000
2.510.339
6
Nguyễn Quý Hoài
Lái xe
3, 6
101.455
22
2.232.010
30
30
2.093.542
5.580.000
97.200
19.440
3.000.000
2.463.360
7
Bàng thị Ngọc Diệp
CV
2, 96
83.418
22
1.835.196
40
40
2.791.389
4.626.585
79.920
15.984
3.000.000
1.530.681
8
Trần Thu Hường
PV
1, 36
38.327
22
843.194
25
25
1.744.618
2.587.812
36.720
7.344
1.500.000
1.043.748
9
Phùng Phi Hổ
Lái xe
3, 6
101.455
22
2.232.010
30
30
2.093.542
5.580.000
97.200
19.440
3.000.000
2.463.360
10
Trần Thị Việt Hà
CV
2, 65
74.682
22
1.643.004
35
35
2.442.465
4.107.500
71.550
14.310
3.000.000
11
Nguyễn Anh Tuấn
CV
2, 34
65.945
22
1.450.790
35
35
2.442.465
3.893.255
63.180
12.636
2.000.000
12
Đỗ vũ thùy Anh
CV
1, 8
50.727
19
963.813
25
22
1.535.264
2.499.077
48.600
9.720
2.000.000
Cộng P.TH (1 )
48, 65
26.966.603
992.000
615
612
42.708.254
73.197.784
1.036.800
207.360
42.500.000
13
Nguyễn Minh Thi
CVP
2, 96
83.418
22
1.835.196
0, 5
310.000
75
75
5.233.854
7.379.050
93.420
18.684
5.000.000
14
Lê Thị Thúy Loan
CV
2, 65
74.682
22
1.643.004
35
35
2.442.465
4.107.500
71.550
14.310
3.000.000
15
Nguyễn Thanh Loan
CV
2, 96
83.418
22
1.835.196
35
35
2.442.465
4.588.000
79.920
15.984
3.000.000
16
Trần Thị Vân Anh
CV
2, 34
65.945
22
1.450.790
30
30
2.093.542
3.627.000
63.180
12.636
2.000.000
Cộng VPHĐQT (2)
10, 91
6.764.186
310.000
175
175
12.212.326
19.701.550
308.070
61.614
13.000.000
17
Phạm văn Ngọc
TP
4, 99
140.627
22
3.093.794
0, 5
310.000
75
75
5.233.854
8.637.648
148.230
29.646
5.000.000
18
Nguyễn Văn Thắng
PP
4, 99
140.627
22
3.093.794
0, 4
248.000
65
65
4.536.007
8.354.500
145.530
29.106
4.000.000
19
Phạm Đình Lê
PP
2, 65
74.682
22
1.643.004
0, 4
248.000
65
65
4.536.007
6.427.011
82.350
16.470
4.000.000
20
Nguyễn Trường Sơn
CV
3, 58
100.891
22
2.219.062
50
50
3.489.236
5.708.838
96.660
19.332
3.000.000
21
Đinh viết Liêm
CV
4, 2
118.364
22
2.604.008
50
50
3.489.236
6.510.000
113.400
22.680
4.000.000
22
La văn Hưng
CV
3, 58
100.891
22
2.219.602
50
50
3.489.236
5.708.838
96.660
19.332
3.000.000
23
Phạm Văn Khởi
CV
2, 34
65.945
22
1.450.790
40
40
2.791.389
4.242.179
63.180
12.636
3.000.000
24
Bùi thị Minh Thúy
PV
2, 18
61.436
22
1.351.592
20
20
1.395.695
3.379.000
58.860
11.772
2.000.000
Cộng P.Kỹ thuật(3)
30, 33
17.676.186
806.000
415
415
28.960.660
48.968.014
804.870
160.947
28.000.000
( Nguồn : Phòng tài chính - kế toán )
Thông qua bảng trên ta thấy lương của cán bộ công nhân viên tính toán một cách chi tiết, áp dụng công thức tính lương như trên .
2.3 Trả lương cho một số trường hợp đặc biệt
2.3.1 Trả lương cho cán bộ công nhân viên đi học tập ở trong và ngoài nước
- Trường hợp cán bộ công nhân viên được Công ty cử đi hội thảo, tập huấn nghiệp vụ dưới một tháng được trả lương như cán bộ công nhân viên bình thường .
- Trường hợp cán bộ công nhân viên được cử đi học theo loại hình đào tạo tại chức, hoc tập trong giờ làm việc ( Trung cấp, Đại học, cao học, các khóa ngoại ngữ, ...) theo quyết định của Giám Đốc, với thời gian từ một tháng trở lên mà công việc do người khác dảm nhiệm thay, cán bộ công nhân viên đó được trả lương như sau :
+ Phần tiền lương cơ bản được hưởng như các cán bộ công nhân viên bình thường
+ Phần tiền lương trả theo năng suất được xác định như sau :
Nếu cán bộ công nhân viên có kết quả học tập đạt loại khá trở lên thì được tính 80% điểm năng suất được hưởng
Nếu cán bộ công nhân viên có kết quả học tập đạt loại trung bình thì được tính 50% điểm năng suất đang hưởng .
Nếu cán bộ nhân viên có kết quả học tập đạt dưới trung bình thì không được hưởng lương năng suất
Trong khi chưa có kết quả học tập tạm thời thanh toán tiền lương cơ bản. Sau khi có kết quả học tập được thanh toán lương năng suất theo các quy định trên .
Trường hợp cán bộ công nhân viên được cử đi nước ngoài có thời gian từ 03 tháng trở lên : dự các lớp học nghề, , dự hội thảo, tham quan, khảo sát ...tiền lương được trả theo quy định của thông tư số 32/LĐTBXH-TT ngày 9/12/1993 của Bộ lao động thương binh và xã hội ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21333.doc