Đề cương đồ án tốt nghiệp .
Đề tài : Hoàn thiện công tác tiền lương
ở công ty sứ Thái Bình.
Lời nói đầu
Phần I . Cơ sở lí luận về tiền lương,
tiền thưởng trong doanh nghiệp.
I. Tiền lương :
1) Khái niệm về tiền lương.
2) Bản chất của tiền lương .
3) Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.
4) ý nghĩa của tiền lương .
5) Chế độ cấp bậc của tiền lương:
a) Quan điểm đổi mới tiền lương.
b) Nguyên tắc .
c) Các yêu cầu , mục tiêu của chính sách tiền lương mới .
d) Chế đ
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương ở công ty sứ Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ tiền lương cụ thể trong các doanh nghiệp nhà nước .
- Chế độ tiền lương theo cấp bậc .
- Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố .
6) Các hình thức tiền lương :
a) Tiền lương thời gian.
b) Tiền lương sản phẩm.
7) Xác định quĩ lương Doanh Nghiệp.
a) Xác định quĩ lương theo kế hoạch.
b) Xác định quĩ tiền lương thực hiện.
II. Tiền thưởng và các chế độ khen thuởng.
1) Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của tiền thưởng.
2) Nguồn thưởng và các hình thức thưởng.
* Các hình thức thưởng.
Phần II. Hiện trạng công tác tiền lương,
thưởng ở công ty Sứ Thái Bình.
I. Sơ lược quá trình phát triển của công ty.
II, Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất.kinh doanh, công nghệ, kết cấu sản xuất.
III. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một vài năm gần đây.
IV. Phân tích công tác lao động – tiền lương.
1. số lượng lao động và chất lượng lao động.
2. Xây dựng mức lao động tổng hợp.
3. kế hoạch tổng quỹ tiền lương.
4. Hình thức trả lương – thưởng.
5. Phân tích công tác phân phối lương và thủ tục thanh toán tiền lương.
6. Hình thức trả lương của công ty.
Phần III. Các biện pháp hoàn thiện về
tiền lương, thưởng ở công ty.
1.Vi phạm kỷ luật lao động và an toàn.
2. Hoàn thành mức lao động.
3. Chất lượng sản phẩm.
4. Quan hệ với đồng nghiệp.
Phần IV: Kết luận chung.
Lời nói đầu
Cùng với định hướng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương là một vấn đề quan trọng có quan hệ trực tiếp đến đời sống của đông đảo cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu công tác tiền lương được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy tổ chức lao động, khai thác tốt khả năng tiềm tăng để tăng năng suất lao động từ đó tăng thu nhập của người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, kế hoạch tiền lương có liên quan chặt chẽ đến kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài chính – xã hội. Đặc biệt có mối quan hệ khăng khít với kế hoạch lao động, kế hoạch giá thành. Thực hiện tốt công tác tiền lương sẽ giúp cho công ty tránh được tình trạng chi thếu hoặc bội chi quỹ lương, trong đó sản xuất khối lượng sản phẩm và tiêu thụ không tăng, ngòai ra còn tạo điều kiện cho tình hình tài chính quả doanh nghiệp được ổn định giúp cho doanh nghiệp tích nộp các quỹ không ngừng cải tiến của ngưòi lao động.
Xuất phát từ tình hình lao động của công tác tiền lương việc “Hoàn thiện công tác tiền lương ở công ty sứ Thái Bình” nhằm mục đích giúp cho việc thực hiện các nội dung của công tác tiền lương trong công ty được tiến hành mật cách nhanh chóng, chính xác, phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời gắn liền kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện tốt công tác tiền lương sẽ là động lực kích thích sản xuất của công ty phát triển.
Để thực hiện tốt mục đích trên, nội dung của đề tài bao gồm:
Phần I. Cơ sở lý luận về tiền lương,
tiền thưởng trong doanh nghiệp
Phần II. Hiện trạng công tác tiền lương,
tiền thưởng ở doanh nghiệp
Phần III. Các biện pháp thực hiện về tiền lương,
tiền thưởng ở doanh nghiệp.
Phần VI. Đánh giá kết quả chung.
Trong thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa kinh tế và ban lãnh đạo của công ty Sứ Thái Bình. Với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đồ án này. Do trình độ còn hạn chế, không thể tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý, phê bình của các thầy cô để em kịp thời khắc phục và cũng cố kiến thức được tốt hơn.
PHần I.
Cơ sở lý luận, tiền lương
Tiền lương trong doanh nghiệp.
I. Tiền lương:
1.Khái niệm: Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chúng ta vẫn khẳng định rằng “Tiền lương dưới xã hội chủ nghĩa là một bộ phận của thu nhập quốc dân, biểu hiện bằng tiền, được nhà nước trả cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà người đó đã cống hiến cho xã hội…” Trong lịch sữ trả công lao động có sự phân biết các yếu tố trong tổng thu nhập củ người lao động như: Tiền lương, phụ cập, thưởng và phúc lợi.
Hiện nay, theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993 (Theo nghi định 23, 26/CP ban hành ngày 23/5/1993) thì “tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở hoá thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cũng và cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.
Bản chất của tiền lương:
Mặc dù tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động những tiền lương vẫn nghiên cứu trên hai phương diện: kinh tế và xã hội.
Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cho người sử dụng lao động, đã cam kết trao đổi hàng hoásức lao động người lao động cung sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó sẽ được nhận một khoản tiền lương theo thoả thuận từ người sữ dụng lao động, ởViệt Nam tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãĩ ở các doanh nghiệp nhà nước, ở các khu vực hành chính sự nghiệp và được xác định thông qua hệ thống thang bảng là tiền trả công lao động bổ sung ngoài tiền lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong các điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến mức giản đơn nhất, không phải đào tạo, đủ để tái sản xuất sức lao động cho họ và một phần cho gia đình. Ngày nay, khi cuộc sống của con người đã cải thiện tiến rõ rệt, trình độ văn hoá chuyên môn của người lao động được nâng cao không ngừng, thì ngoài tiền lương, phụ cấp thưởng và phúc lợi người lao động muốn được có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được sử kính trọng và làm chủ trong công việc.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động:
Việc trả công trích đáng cho người lao động là một vấn đề rất phức tạp. Người ta đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công và tiền lương như: điều kiện kinh tế xã hội, luật lao động; thương lượng tập thể; thì trường lao động, vị trí địa lý và giá cả sinh hoạt từng vùng; khả năng tài chính của doanh nghiệp công việc và tài năng của người thực hiện nó:
Các nhân tố đã ảnh hưởng đến tiền công và tiền lương của người lao động rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên cần phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
+ Tiền lương danh nghĩa: (Ldn)
Là số tiền mà người lao động nhận trên sổ sách. Tiền lương danh nghĩa này chưa phản ánh đúng mức thực trạng cuộc sống của người lao động vì nó phụ thuộc vào sức mua của đồng tiền ở các vùng khác nhau, thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào tình hình lạm phát …
+ Tiền lương thực tế; (Ltt)
Là biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình. Như vậy tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của người lao động. Người lao động đã so sánh Ldn và Ltt qua chỉ số giá cả như sau:
Tiền lương danh nghĩa
Chỉ số giá cả =
Tiền lương thực tế.
Chỉ số giá cả là chỉ số tiền tương đối nói lên sự thay đổi của tổng mức giá cả của các nhóm hàng hoá nhất định trong thời kỳ này so với thời kỳ khác được xem là kỳ gốc. Chỉ số giá bán lẻ hàng tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm hàng hoá dịch vụ… được gọi là chỉ số giá sinh hoạt. Nếu tiền lương thực tế sẽ bị giảm xuống.
ý nghĩa của tiền lương:
Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và người lao động.
+ Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp, phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp tiền lương còn là một phương tiện kích thích và động viên người lao động (nhờ chức năng đòn bẩy kinh tế) tạo lên sự thnàh công của doanh nghiệp thị trường.
+ Đối với người lao động: Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của nười lao động cũng như gia đình họ. Tiền lương là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín địa vị của mình trong xã hội. Tiền lương còn là một phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động đã bỏ sức lao động của mình cho doanh nghiệp.
5. Chế độ cấp bậc tiền lương:
Sau nhiều năm duy trì và thực hiện chế độ tiền lương theo quan điểm xã hội chủ nghĩa, ngoài các ưu điểm công tác tiền lương của nhà nước ta cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, chínhvì vậy đến năm 1993, nhà nước ta đã thay đổi tư duy và đã ban hành các nghị định 23 và 26/CP về chế độ tiền lương mới.
a, Quan điểm đổi mới về tiền lương:.
Tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao dộng và người sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ của nền kinh tế thị trường.
Chính sách tiền lương là một bộ phận cấu thành của tổng thể các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước. Thay đổi chính sách tiền lương phải cải cách các chính sách có liên quan; Tài chính, biên chế lại lao động khu vực nhà nước, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội.
Triệt để xoá bỏ bao cấp, từng bước tiền tệ hoá tiền lương lương tối thiểu đảm bảo mới thực sự là nền kình tảng của chính sách tiền lương mới.
b, nguyên tắc:
Tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động. Tiền lương phải được tiền tệ xoá bỏ bao cấp ngoài lương mọi hình thức hiện vật. Mức lương phải luôn luôn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành, mức lương trả cho người lao động làm công việc giảm đơn này không cần đòi hỏi người lao động có trìnhđộ, ví dụ quét dọn, tạp vụ… mức lương tối thiểu được nhà nước quy định theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động có tính đến cả chi phi phí nuôi một khoản chi phí như: ăn, ở, mặc, đồ dùng trong nhà khám chữa bệnh, học tập… Thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của các bộ phận trong một đơn vị, các bộ phận trong một ngành và các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
c, Các mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền lương mới:
Tiền lương phải trở thành thu nhập chính của người lao động, làm công ăn lương và tăng cường được chức năng đòn bẩy của nền kinh tế. Tiền lương phải kích thích được người lao động làm việc, tăng cường hiệu lực bộ máy nhà nước, thực hiện điều tiết lương, lập lại trật tự trong tiền lương bảo đảm công bằng xã hội. Mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế với hiệu quả xản xuất kinh doanh. Quan hệ cung cầu về lao động, sự biến động của giá cả và lạm phát.
d, Chế độ tiền lương cụ thể trong các doanh nghiệp nhà nước:
Nội dung cơ bản của hệ thống tiền lương mới bao gồm hệ thống tiền lương chức vụ bầu cử, hệ thống tiền lương hành chính sự nghiệp Đảng, Đoàn thể (chuyên môn, nghiệp vụ) hệ thống tiền lương lực lượng vụ trang, tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước như sau:
* Chế độ tiền lương theo cấp bậc:
Tiền lương theo (chế độ) cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Đó là toàn bộ các quy định của nhà nước mà doanh nghiệp vận dụng để trả lương lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm. Còn chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của lao động. Chất lượng lao động được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do nhà nước ban hành.
- Chế độ cấp bậc tiền lương bao gồm 3 yêú tố sau:
+ Tiêu chuẩn cấp bậc bề lỹ thuật. Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân.
+ Thang và bảng lương công nhân: Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc. Mỗi thang lương đều có một số cấp bậc lương và các hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người coong nhân bậc một mấy lần.
+ Mức lương: là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương.
LI = LT . KI
Trong đó:
LI : Là mức lương tháng của công nhân bậc I.
LT : Mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành
KI : Hệ số bậc lương I.
Bảng 1: Ngành cơ khí - Điện - Điện tử – Tin học
Nhóm Lương
Bậc
1
2
3
4
5
6
7
Nhóm I
1,35
1,47
1,62
1,78
2,18
2,67
3,28
Nhóm II
1,40
1,55
1,72
1,92
2,33
2,84
3,47
Nhóm III
1,47
1,64
1,83
2,04
2,49
3,04
3,73
Trong bảng 1 nhóm 3 có mức độ nặng nhọc và phức tạp hơn so với nhóm 2 ở cùng bậc tương đương:
Ngoài tiền lương cơ bản người công nhân còn được tính thêm phụ cấp lương sau:
+ Phụ cấp khu vực: áp dụng cho những nơi xa xôi hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu, gồm 7 mức lương tương ứng bằng : 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp độc hại: áp dụng cho những công việc, nghề có điều kiện lao động độc hại nguy hiểm mà chưa xác định trong mức lương gồm 4 mức lương tương ứng bằng: 0,1; 0,2; 0,3;0,4 so với mức lương tốithiểu.
+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hay phỉ kiểm nhiệm công tác quản lý không phụ thuộc chức vụ lãnh đạo, gồm 3 mức lương: 0,1; 0,2 và 0,3 so vớimức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp làmđêm: áp dụng cho những công nhân viên làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, gồm 2 mức;
30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đốivới công nhân không thường xuyên làm việc ban đêm.
40% tiền lương cấp bậc hoạc chức vụ được đối với người thường xuyên làm việc ban đêm.
+ Phụ cấp thu hút: áp dụng cho những côngnhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khókhăn do chưa có cơ sở hạ tầng ban đầu gồm 4 mức lương tương ứng; 0,2; 0,3, ; 0,5 và 0,7 so với mức lương cấp bậc hoặc chức vụ trong thời hạn 3-5 năm.
Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đốivới nhưng nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở lên, gồm 5 mức lương ứng: o,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 so vớimức lương tốithiểu.
+ Phụ cấp lưu động: áp dụng cho những công việc những nghề phỉa thường xuyên thay đổi chổ ở và địa điểm làmviệc, gồm 3 mức lương tướng ứng; 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu.
Như vậy tiền lương hàng tháng của người công nhân bằng mức lương tháng công với phụ cấp lương (nếu có)
Ngoài ra khi làm việc thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy đinh, thì số giờ làm thêm được tính bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.
Nếu trả lương theo thời gian thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm giờ ngoài tiêu chuẩn cách tính như sau.
Tiền lương làm = tiền lương x số giờ x 150%
Thêm giờ một giờ làm thêm hoặc 200%
Trường hợp người lao động nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ được trả phần chênh lệch bằng 50% hoặc 100%.
Nếu trả lương theo snả phẩmt, lương khoán thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn. Mức trả thêm được tính bằng cách tăng 50% hoặc 100% đơn giá lương sản phẩm tuỳ theo ngầy tháng hayngày nghĩ, lễ.
* Chế độ tiền lương này là toàn bộ những văn bản những quy định của nhà nước thực hiện trả lương cho các lại cán bộ công nhân viên chức khi dảm nhận các chức danh các chức vụ trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang.
+ Đặc điểm của chế độ tiền lương:
Mức lương được quy định cho từng chức danh, chức vụ của các loại cán bộ lãnh đạo, cán bộ ,kỹ thuật nghiệp vụ và nhân việc có tính đến các yếu tố: độ phức tạp công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện công việc và trách nhiệm.
+ Mỗi chức danh, chức vụ đều quy định người đảm nhận phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô trình độ của từng đơn vị tầm quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó.
+ Người làm việc nào, chức vụ nào thì được hưởng lương theo công việc chức vụ đó.
+ Cơ sở xếp lương đối với viên chức nhà nướclà tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, đối với chứ vụ quản lý doanh nghiệp là các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp .
* Chế độ tiền lương theo chức vụ, chức danh gồm 3 yếu tố:
+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do doanh nghiệp phải xây dựng theo các quy định của nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng của doanh nghiệp do nhà nước ban hành.
+ Các thang lương và bảng lương giữa các chức danh, bảng lương xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các chức danh cùng chuyên mônhay các chuyên môn khác theo những trình độ của họ. Mỗi bảng lương gồm có một số chức danh ở các trình độ khác nhau với các hệ số lương và các mức lương tương ứng.
+ Mức lương cơ bản tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền tệ trả công lao động hàng tháng được tính bằng cách:
Lấy mức lương tối thiểu x Hệ số lương
Ngoài ra mỗi cán bộ, nhân viên có thêm phụ cấp lương như các công nhân nếu họ cũng ở trong các điều kiện tương tự như các công nhân;
Bảng 2: Bảng hệ số lương chức danh cho các viên chức chuyên môn
nghiệp vụ thừa hành phục vụ ở các doanh nghiệp
Hệ cấp bậc
12
2.84
2.21
1.99
11
2.68
2.12
1.90
10
2.55
2.03
1.81
9
2.42
1.94
1.72
8
3.48
2.30
1.85
1.63
7
3.23
2.18
1.76
1.54
6
4.66
2.98
2.06
1.67
1.45
5
4.38
2.74
1.94
1.58
1.36
4
4.10
2.50
1.82
1.49
1.27
3
3.82
2.26
1.70
1.40
1.18
2
3.54
2.02
1.58
1.31
1.09
1
3.26
1.78
1.46
1.22
1.0
Chức danh
Chức danh
1. Chuyên viên kỹ sư cao cấp
1- Chuyên viên kỹ sư cao cấp
2. Chuyên viên kỹ sư chính
2- Chuyên viên kỹ sư chính
3. Chuyên viên kỹ sư
3- Chuyên viên kỹ sư
4. Cán sự kỹ thuật viên
4- Cán bộ kỷ thuật viên
5. Chuyên viên phục vụ văn thư
5- Nhân viên phục vụ văn thư
6. Nhân viên phục vụ
6- Nhân viên phục vụ
Bảng3 : Hệ số lương chức vụ quản lý
Hạng doanh nghiệp chức danh
Hệ số lương
Đặc biệt
I
II
III
IV
Giám đốc
6,72 – 7,06
5,72 – 6,03
4,98 – 5,26
4,32- 4,60
3,66 –3,94
Phó giám đốc và kế toán trưởng
6,03- 6,34
4,98-5,26
4,32- 4,60
3,66-3,94
3,04-3,28
Bảng 4: Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp
Hạng doanh
Nghiệp chức danh
Hệ số phụ cấp
Chức danh
Đặc biệt
I
II
III
IV
Trưởng phòng
0,60
0,40
0,30
0,20
0,15
Phó trưởng phòng
0,50
0,30
0,20
0,15
0,10
6. Các hình thức tiền lương
Các chế độ tiền lương mới chỉ phản ánh mặt chất lượng lao động mà chưa thể hiện mạt số lượng lao ddộng do đó ta đi nghiên cứu hình thức tiền lương thể hiện về mặt số lượng lao động. Hiện nay có 2 hình thức tiền lương tìen lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm.
a,Tiền lương theo thời gian:
Thực chất trả công theo số ngày công (giời công) thực tế đã làm.
Công thức: LTG = TTT x L
Trong đó: + TTT: Số ngày (giờ) công thực tế làm trong kỳ (tuần, tháng)
+ L: Mức lương ngày (giờ) với:
L ngày = Ltháng/22
L giờ = L ngày/8
Tìen lương thời gian áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển như trình độ cơ khí và tự động hoá cao cũng như trình độ nhận thức của người lao động cao. ở các doanh nghiệp Việt Nam hình thức này, áp dụng chủ yếu đối với bộ phận giám tiếp, quản lý, các công nhân ở những bộ phận sản xuất không thể định mức lao động một cách chính xác. Hoặc nếu trả công theo hình thức lương sản phẩm thì sẽ có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, không đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
* Điều kiện để áp dụng lương thời gian có hiệu quả:
- Doanh nghiệp cần bố trí người đúng việc.
- Doanh nghiệp phải có hệ thống theo giỏi và kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc của người lao động.
- Làm tất công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để thành khuynh hướng làm việc chiếu lệ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến kết quả công tác.
Các cụ thể của tiền lương thời gian.
+ Tiền lương thời gian giãn đơn.
Hình thức tiền lương này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lương giờ (hoặc lương ngày) cuả nhân viên để trả lương. Dễ mang tính chất bình quân vì không phân biệt người làm tích cực với người kém, do đó không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động và nâng cao chất lượng công việc của mình lao động và nâng cao chất lượng công việc của mình
+ Tiền lương thời gian có thưởng;
Hình thức tiền lương này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giãn đơn và tiền thưởng khi dạt các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy đinh. Lương thời gian có thưởng kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình (đạt năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt).
b. Tiền lương sản phẩm:
Đây là hình thức trả lương cơ bản, rất phổ biến vì hiện nay áp dụng khá phù hợp. Nó quán triết đầy đủ nguyên tắc “phân phối theo lao động” gắn việc trả lương với kết quản sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân có tập thể trong doanh nghiệp.
Tiền lương sản phẩm thực chất là trả lương theo số lượng sản phẩm hay số công việc đã hoàn thành và đảm bảo được chất lượng.
Công thức tổng quát:
LSP = Ntt x Đg
Trong đó:
Ntt: Số sản phảm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành
Đg: Đơn giá sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm được áp dụng cho tất cả cá công việc độc lập mà có thể đo lường được kết quả lao động (có định mức lao động).
Doanh nghiệp cần có hệ thống các mức lao động căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác.
Doanh nghiệp phỉa có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng. Phải nhấn mạnh vấn đề này vì nhận thức của người lao động thấp thì hình thức này sẽ phát sinh ra hậu quả xấu.
* Các hình thức cụ thể của tiền lương sản phẩm.
+ Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp.
Hình thức này áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với điều kiện công việc tương đối độc lập và có thể đo lường được kết quả.
Công thức:
LSPTT = NTT x Đg
NTT: Số lượng thực tế.
Đg = TxT giờ.
+ T: mức thời gian (n/sp)
+ T giờ: mức lương giờ theo cấp bậc sản phẩm
+ Lương cá nhân gián tiếp:
Hình thức tìen lương này áp dụng đối vơpí công nhân phục vụ sản xuất như: công nhân điều chỉnh máy, sữa chữa thiét bị, phục vụ vận chuyển kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm mà kết quả công tác của họ ảnh hưởng trực tiếp dến công nhân sản xuất chính. Do đó tiền lương sản phẩm cá nhân gíam tiếp đã động viên được các công nhân phụ vụ tốt hơn và có tác dụng nâng cao năng suất lao động ở công nhân chính
Công thức
LSP.GT = L th.GT x Knslđ.t.tiếp
Hoặc: LSP.GT = Lth..GT; : Ncnsxchínhxh NTTcnsxc
Trong đó:
Lsp.gt: lương sản phẩm của công nhân gián tiếp;
Lth.gt; lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếp.
Ncnsxcxh : mức sản lượng kế hoạch (thực tế) của công nhân chính (những người là công nhân gián tiếp phục vụ)
Knslđ.tt: Hệ số năng suất của công nhân chính.
+ Lương sản phẩm tập thể
Hình thức này áp dụng đối với công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện như lắp ráp sản phẩm đúc sản phẩm phục vụ một dây chuyền sản xuất.
Để tính lương cho người lao động được tiến hành theo 2 bứơc:
Bước 1: Xác định quỹ lương tập thể:
Lsptt = Ntt tập thể x Đg tập thể
L TT tập thể Số lượng thực tế tập thể
Đg tập thể = T xSJs=1 Lgi
T : mức thời gian của 1 sản phẩm (h/sp)
Đg tập thể = Lgsp xSJs=1 TJ
Lgi; mức lương giờ của công nhân j.
Lgsp: mức lương giờ bình quân của sản phẩm
Tj: Thời gian của công nhân thứ j khi làm một sản phẩm.
S: số công nhân ở tập thể.
Bước 2: tính lương cho từng người:
Tiền lương sản phẩm của người côngnhân thứ j được xác định như sau:
Lsp. tập thể
Lcnj = x Tj xLj
SsJ=1 tj x Lj
Trong đó:
Tj: số ngày, giờ công trong kỳcủa công nhân
Lj: lương giờ công của công nhân thứ j
Tuy nhiên do nhước điểm của việc chia lương theo công thức trên là chưa xét tới thái độ lao động của từng người tham gia vào công việc chung của tập thể nên tiền lương của họ vẫn chưa thật sự gắn bới thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhược điểm và bảo đảm tính công bằng hơn, cần bổ sung một hệ số thái độ của từng người (Ktdj) vào công thức trên.
Lsp tập thể
Lcnj = x Tj x Lj xKtdj
SsJ=1 Tj x Lj x Ktdj
Lương sản phẩm luỹ tiến;
Hình thức này thường được áp dụng ở những khâu yếu trong sản xuất để góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Lương sản phẩm luỹ tiến có sữ dụng 2 lại đơn giá:
Cố định và luỹ tiến.
Đơn giá lương cố định để trả cho các sản phẩm trong mức quy định. . Đơn giá lương luỹ tiến tính theo cho sản phẩm vượt mức.
Ví dụ: Khi đạt 100% mức quy định được trả theo đơn giá cố định Lo.
Nếu vượt 1% - 10% mức quy định… Lox 1,1
Nếu vượt 11% - 20% mức quy định… Lo x1,2
Nếu vượt trên 21% - 20% mức quy định… Lo x1,3
Nhờ việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà doanh nghiệp đã giảm chi phí cố định cho một đơn vị. Đó chính là nguồn để bù đắp cho số tiền lương trả thêm theo luỹ tiến ở trên. Đơn giá tiền lương tăng thêm này được tính dựa vào đơn giá cố định và một hệ số tăng đơn giá. Khi trả lương theo kiểu này cần xác định đúng tỷ lệ tăng đơn giá, tức là chỉ nên dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức:
L = ĐG xQ1 + ĐG x D Q1- Qo
Trong đó:
Qo: mức khởi điểm
Q1: Sản lượng thực tế
D: Hệ số tăng đơn giá
+ Lương khoán: Tiền lương khoán là một hình thức đặc biệt của sản lượng sản phẩm trong đó tổng số tiền lượng cần trả cho một công nhân hay tập thể được quy định trước cho một khối lượng công việc xác định phương pháp hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định hình thức tiền lương này áp dụng cho các công việc mà xét giao cho từng chi tiết thì không lợi về mặt kinh tế hay những công việc khẩn cấp, cần hoàn thành sớm như: sữa chữa thiết bị trong trưởng hợp hư hỏng bất thường, bốc dỡ mật số hàng hoá vật tư để giải phóng mặt bằng hay phương tiện vận tải, kho tàng.
+ Lương sản phẩm có thưởng: Thực chất là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Tóm lại việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào các chế độ tiền lương (trình độ, chuyên môn thang lương và bảng lương) mà còn phải lựa chọn hình thức tiền lương hợp lý với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp để phát huy được tác dụng của tiền lương, vừa phản ánh hao phí lao động trong quá trình sản xuất, vừa làm đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
7. Xác định quỹ lương doanh nghiệp :
Theo quy định nhà nước doanh nghiệp thường xác định tổng quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các phần theo công thức;
Vc = Vkh + VPc + Vtg
Trong đó:
Vc: tổng quỹ lương chung theo kế hoạch.
Vkh: Tổng quỹ lương chung theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
VPc: Tổng quỹ lương chung theo kế hoaọhc các khoản phụ cấp lương, chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định.
Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch.
Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạhc (phép, lễ tết)
Quỹ lương của doanh nghiệp được xác định theo kế hoạch và thực hiện
a, Xác định quỹ lương theo kế hoạch:
Căn cứ vào tính chất đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế gắn với tiền lương doanh nghiệp xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. Việc xác định quỹ lương năm kế hoạch xác định đơn giá tiền lương đưcợ tính theo công thức:
Vkh={Ldbx Lmin x (Hcb + HPc) + Vgt} x 12
Trong đó:
Vkh: Quỹ lương năm kế hoạch.
Ldb: Số lao động xác định biến chế của nó.
Lmin: Mức lương tối thiểu doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
Hcb: Hệ số lương cấp bậc.
HPc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá tiền lương.
Vgt: Quỹ lương khối gián tiếp (số công nhân chưa được tính trong mức lao động).
Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (Lmindn)
Được xác định:
Kdc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp
Kdc: K1 + K2với K1 hệ số điều chỉnh theo từng vùng
K2: Hệ số điều chỉnh theo từng ngành.
+ xác định quỹ lương kế hoạch theo đơn giá
Dựa vào số lượng từng loại sản phẩm kỳ kế hoạch và đơn giá lương kế hoạch của từng đơn vị sản phẩm
Vkh = SsJ=1 NSPi x Đgi
Trong đó:
Kkh: Tổng quỹ lương theo kế hoạch
ĐSpi : Đơn giá lương sản phẩm thứ i trong kỳ kế hoạch
N : Số loại sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Xác định quỹ lương kế hoạhc theo doanh thu:
Vkh: Tổng quỹ lương theo kế hoạch.
Tkhi : Doanh thu kế hoạch của sản phẩm tứ i trong kỳ
Ki: Số loại sản phẩm của doanh nghiệp
+ Xác định quỹ lương kế hoạch theo tiền lương bình quân và số lao động bình quân:
Vkh = Lbq1 x Lao động1 = Lbqo x I1 x Nlđ1
Trong đó:
Lbq1: Lương bình quân năm dự kiến kỳ kế hoạch
Lbqo : Lương bình quân năm báo cáo
I1 : Chỉ số lương bình quân giữa kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
Nlđ1: Số lao động bình quân kỳ kế hoạch.
+ Xác định quỹ lương kế hoạch theo chỉ số sản lượng, năng suất lao động.
N NS1
Vk h = Isl x Lbqo = x xLbqo
Nslo Nso
Trong đó:
Lbqo: Lương bình quân năm kỳ báo cáo
Islo Lns: Chỉ số sản lượng, chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.
Nslo Nslo: sản lượng kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.
Nslo Nso: Năng suất lao động của kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.
b. Xác định quỹ tiền lương thực hiện:
Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao kèo theo kết quả sản xuất kinh doanh quỹ tiền lương thực hiện được xác định.
Vth = (Đg x Csxkd) + VcP + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vth : Quỹ tiền lương thực hiện.
Đg: Đơn, giá tiền lương .
Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã thực hiện của doanh nghiệp (theo tổng sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận).
Vbs: Quỹ lương bổ sung áp dụng với doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm.
Vtg : Quỹ tiền lương làm thêm giờ (tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vuột quá quy định của luật lao động.
Tổng quỹ tiền lương thực hiện là chi phí hợp lệ trong giá thành hoặc phí lưu thông, đồng thời là căn cứ để xác định lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp.
c. Xây dựng đơn giá tiền lương của doanh nghiệp
Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.
Đg = Lg x TsP
Trong đó;
Đg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.
Lg: tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.
TsP: Mức la._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2100.doc