Lời nói đầu
Nước ta trong những năm gần đây nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nói riêng cũng có những thay đổi cơ bản về chất.
Sự thay đổi cơ bản trong công tác quản lý điều hành ở doanh nghiệp là xác lập quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về kết quả
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương cho Xí nghiệp xe buýt 10/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Đứng trước thực trạng như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động cùng với chất lượng sản phẩm và phương thức sản xuất kinh doanh. Đó là điều kiện tồn tại bắt buộc của doanh nghiệp Nhà nước.
Chúng ta đã biết một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động thì lao động là yếu tố mang tính chất quyết định đến việc tạo ra sản phẩm, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy các doanh nghiệp đã rất quan tâm đến công tác tổ chức lao động, điều kiện làm việc, sắp xếp lao động cho phù hợp với khả năng, tạo cho họ ý thức, trách nhiệm và sự quan tâm đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được cải tiến này thì cần cải tiến công tác tiền lương cho phù hợp.
Song trên thực tế, các vấn đề về tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp có những điểm bất hợp lý.Trước những yêu cầu hiện nay về việc giải quyết vấn đề tiền lương như thế nào để người lao động đưọc trả công xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Góp phần nâng tinh thần lao động làm việc.
Do đó vấn đề cải tiến công tác tiền lương trong các doanh nghiệp hiện vẫn đang được các doanh nghiệp và Nhà nước quan tâm tìm hướng giải quyết. Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế của mình để có những biện pháp cải tiến cho phù hợp.
Đề tài “ Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10” được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất phương án đổi mới công tác lao động tiền lương trên cơ sở các quy định của Nhà nước cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, từng bước nâng cao hiệu quả đòn bẩy kinh tế của tiền lương, cụ thể là đề tài đi sâu vào xây dựng phương án trả lương cho từng loại lao động trong xí nghiệp và lập quỹ tiền lương kế hoạch trên cơ sở điều kiện thực tế, đặc điểm sản xuất kinh doanh và lao động cũng như kết quả thực hiện công tác tiền lương năm 2004 của xí nghiệp.
Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm các phần:
+ Chương I: Tổng quan lý luận chung về công tác lao động tiền lương .
+ Chương II: Phân tích công tác lao động tiền lương của xí nghiệp xe buýt 10-10.
+ Chương III: Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10.
Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới: Tất cả các thầy cô giáo trong khoa vận tải - kinh tế và tập thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp xe buýt 10-10.
Chương I
Tổng quan lý luận chung về công tác lao động tiền lương
1.1.Tổng quan về lao động:
1.1.1. Khái niệm về lao động.
Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên thành những sản phẩm nhất định thoả mãn nhu cầu của con người. Lao động chính là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của loài người.
Theo luật lao động ngày 15/7/1995.
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người dùng trong quá trình sản xuất.
Đối tượng lao động được coi là một trong 3 yếu tố của quy trình lao động, là những vật trong tự nhiên mà sức lao động (của con người ) tác động vào nó (trực tiếp hay gián tiếp ), cải biến nó thành sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Tư liệu lao động là một hoặc một hệ thống vật làm trung gian để thông qua nó, sức lao động tác động vào đối tượng lao động biến đổi nó theo ý muốn.
1.1.2. Khái niệm về năng suất lao động và tăng năng suất lao động.
a. Khái niệm năng suất lao động:
Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế phản ánh hiệu quả và kết quả sử dụng lao động sống. Dưới dạng trung gian nhất, năng suất lao động là một chỉ tiêu phản ánh năng lực của một lao động cụ thể (một tập thể người lao động, một nhóm người lao động hoặc một người lao động) có thể sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm).
Tăng năng suất lao động là thông qua việc thay đổi cách thức lao động (Thay đổi công cụ lao động hay phương pháp lao động hoặc cả hai) để làm tăng thêm số lượng sản phẩm sản suất ra trong một đơn vị thời gian hoặc giảm lượng lao động tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm.
Dưới dạng chung nhất năng suất lao động được xác định dưới dạng sau:
Kết quả lao động hoặc hiệu quả lao động.
Wlđ =
Số lượng lao động
b.Tăng năng suất lao động:
Tăng năng suất lao động là nâng cao hiệu quả năng lực lao động của con người trong một đơn vị thời gian. Nó được biểu hiện bằng sự tăng thêm số lượng sản phẩm do lao động sáng tạo ra trong một đơn vị sản phẩm hoặc giảm bớt thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
1.1.3. Tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học:
a.Tổ chức lao động:
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. Trong phạm vi một tập thể, tổ chức lao động là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động của con người đạt năng suất lao động cao và sử dụng đầy đủ nhất tư liệu sản xuất.
Tổ chức lao động giữ một vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất, là điều kiện tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
b.Tổ chức lao động khoa học:
Tổ chức lao động khoa học là việc tổ chức lao động dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng chúng một cách có hệ thống vào sản xuất, cho phép kết hợp một cách tốt nhất giữa kỹ thuật và con người . Trong quá trình sản xuất đảm bảo sử dụng có hiệu quả các dự trữ về vật chất và lao động , không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo và nâng cao khả năng làm việc của con người làm cho họ say mê hứng thú làm việc.
Tổ chức lao động khoa học là một quá trình sáng tạo không ngừng. Nó luôn luôn phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ sản xuất có nghĩa là xem xét tổ chức lao động khoa học trong trạng thái mở.
1.1.4. Định mức lao động.
Định mức lao động là sự quy định số lượng lao động sống hao phí để hoàn thành một công việc nhất định trong sản xuất theo tiêu chuẩn quy định trong điều kiện lao động cụ thể. Số lượng lao động hao phí đó gọi là mức lao động.
Định mức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động phù hợp với quy trình công nghệ, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Định mức lao động xác định được số lượng lao động sống làm cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động.
Trong doanh nghiệp vận tải định mức lao động bao gồm:
Định mức lao động cho lái phụ xe.
Định mức lao động trong công tác xếp dỡ.
Định mức lao động trong công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sữa chữa phương tiện…
1.1.5. Chế độ sử dụng lao động trong doanh nghiệp:
Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp phải tuân theo bộ luật lao động và chính sách chung của nhà nước.
+ Đảm bảo điều kiện lao động cần thiết cho người lao động.
+ Phải đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động.
+ Đảm bảo chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý.
+ Đảm bảo mức tiền lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
+Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với từng cá nhân cụ thể.
1.1.6.Phân loại lao động:
Tuỳ theo mục đích quản lý mà lao động trong doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường để phục vụ cho công tác tổ chức quản lý , lao động được phân loại theo các tiêu thức sau:
Theo nghề nghiệp.
Theo trình độ.
Theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chế độ sử dụng lao động.
Trong doanh nghiệp vận tải lao động được phân loại như sau:
a.Theo nghề nghiệp:
Lái phụ xe.
Thợ bảo dưỡng sửa chữa .
Nhân viên kỹ thuật .
Lao động quản lý.
Lao động khác.
b.Theo trình độ:
Lao động đã qua đào tạo(sau đại học, đại học, trung cấp).
Lao động chưa qua đào tạo.
c.Theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lao động trực tiếp:
Lao động sản xuất chính.
Lao động sản xuất phụ.
Lao động gián tiếp.
d. Theo chế độ sử dụng lao động:
Lao động theo hợp đồng dài hạn.
Lao động theo hợp đồng ngắn hạn.
Lao động thời vụ.
1.2. Các vấn đề chung về tiền lương:
1.2.1. Một số khái niệm:
a. Tiền lương:
Trong nền kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường thì sức lao động là một loại hàng hoá của thị trường. Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động. Sự thoả thuận này được thực hiện bằng hợp đồng. Mặt khác tiền lương phải đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân, gia đình người lao động.
Với ý nghĩa đó, tiền lương trong cơ chế thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động được hình thành trong thị trường sức lao động xác định về mặt thời gian và không gian, tuân theo các nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Người ta phân biệt các khái niệm: Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu và tiền lương kinh tế như sau:
+ Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động.
+ Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghiã của mình theo giá thị trường, sau khi đã nộp các khoản theo quy định, để tái sản xuất sức lao động.
+ Tiền lương tối thiểu (Theo điều 56 của bộ luật lao động): Mức lương tối thiểu được quy định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
+ Tiền lương kinh tế: Là một khái niệm của kinh tế học. Các doanh nghiệp muốn có được sự cung ứng lao động như yêu cầu, cần phải trả mức lương cao hơn so với mức lương tối thiểu, tiền lương trả thêm vào mức lương tối thiểu. Để đạt được yêu cầu của sự cung ứng sức lao động gọi là tiền lương kinh tế. Vì vậy có người quan niệm tiền lương kinh tế giống như tiền thưởng thuần tuý cho những người đã hài lòng cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp nào đó, với các điều kiện mà người thuê lao động yêu cầu.
+ Lương chính: là lương trả theo thời gian làm việc và theo ngành nghề người lao động.
+ Lương phụ: là lương trả theo thời gian không làm việc nhưng được hưởng theo chế độ hoặc làm những công việc phụ không phải nghề chính của người lao động.
b. Phụ cấp:
Phụ cấp là khoản tiền lương bổ sung vào khoản chính. Có ba nhóm phụ cấp sau:
- Nhóm phụ cấp có tính chất đền bù: Nhằm đền bù những hao phí lao động trong điều kiện lao động đặc biệt hoặc những yếu tố ngành nghề đặc biệt mà chưa có trong chế độ lương chung như: phụ cấp độc hại, phụ cấp thêm giờ, phụ cấp nguy hiểm.
- Nhóm phụ cấp mang tính chất ưu đãi: như phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vượt khung.
- Nhóm phụ cấp mang tính chất thu hút: Là phụ cấp khu vực có tác dụng thu hút nguồn nhân lực làm việc ở những nơi có điều kiện sống và sinh hoạt khó khăn hơn ở những khu phố lớn và đô thị.
c. Tiền thưởng:
Là khoản bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nữa cách trả lương theo lao động để tăng giá trị đúng bằng giá trị lao động thực tế của người lao động bỏ ra. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức như: thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm, thưởng nâng cao chất lượng, an toàn lao động, tăng năng suất lao động... Đồng thời doanh ngihệp còn sử dụng tiền thưởng như một công cụ để kích thích người lao động nâưng cao năng suất lao động và hiệu suất công tác.
Tiền thưởng có các khoản đưa vào tiền lương như thưởng nâng cao nâng cao năng suất, tiền thưởng từ nguồn ngoài tiiền lương. Thường được trích từ lợi nhuận, làm lợi từ phần nào thì lấy nguồn đó để trả lương cho người lao động.
d. Thu nhập:
Thu nhập là những khoản tiền mà ngoài tiền lương còn có các khoản tiền thưởng, tiền chia lãi và các khoản khác.
Thu nhập còn được phân biệt theo thu nhập trong doanh nghiệp và thu nhập ngoài doanh nghiệp, thu nhập chính đáng hay thu nhập không chính đáng (thu nhập hợp pháp hay không hợp pháp).
Hiện nay ở một số doanh nghiệp, người lao động không chủ yếu bằng tiền lương mà bằng thu nhập từ ngoài doanh nghiệp. Có những trường hợp tiền thưởng nhiều hơn tiền lương, thu nhập ngoài doanh nghiệp lớn hơn thu nhập trong doanh nghiệp. Điều đó thể hiện công tác trả lương hiện nay còn nhiều bất cập. Vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tìm cho được biện pháp trả lương hợp lý đảm bảo cho người lao động sống chủ yếu bằng tiền lương, để họ yên tâm làm việc từ đó nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp.
1.2.2. Vai trò của tiền lương:
a. Vai trò của tiền lương:
Vai trò của tiền lương được thể hiện trên các mặt sau:
+ Về kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình.Tiền lương là nguồn thu nhập thường xuyên và tương đối ổn định. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình, phần còn lại để tích luỹ. Nếu được như thế sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm làm việc, ngược lại sẽ làm cho cuộc sống của họ không được đảm bảo, gây tâm lý bất ổn, ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất.
+ Về chính trị và xã hội: Tiền lương ảnh hưởng đến tâm tư người lao động không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả môi trường sống xung quanh. Ngược lại sẽ xuất hiện những ảnh hưởng không tốt, nẩy sinh mâu thuẫn và họ phải giải quyết vấn từ đó xuất hiện những tiêu cực trong doanh nghiệp, ngoài xã hội, tệ nạn ngày càng nhiều.
b. Chức năng của tiền lương:
Bao gồm 4 chức năng cơ bản sau:
+ Đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động: Đây là yêu cầu thấp nhất của tiền lương phải nuôi sống người lao động và duy trì sức lao động của họ.
+ Đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương: Vì sự thúc ép của tiền lương, người lao động phải có trách nhiệm cao với công việc.
+ Tiền lương phải tạo ra niềm say mê với nghề nghiệp, đảm bảo không ngừng nâng cao bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho người lao động.
+ Đảm bảo vai trò điều tiết trong lao động: tiền lương có tác dụng thu hút lao động, phân bổ về số lượng và chất lượng lao động giữa các vùng. Do đó, với tiền lương thoả đáng người lao động sẽ tình nguyện nhận mọi công việc được giao dù ở đâu và bất cứ việc gì.
Vai trò quản lý lao động của tiền lương và là đòn bẩy kinh tế quan trọng doanh nghiệp sử dụng tiền lương không chỉ với mục đích tạo điều kiện vật chất cho người lao động mà còn có mục đích khác nữa là thông qua việc trả lương để theo dõi kiểm tra giám sát người lao động làm theo ý đồ của mình, đảm bảo lương chi ra phải đem lại hiệu quả cao nhất. Để phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương cần thống nhất các lợi ích của doanh nghiệp và xã hội mới nâng cao được chức năng của tiền lương.
1.2.3.Nguyên tắc trả lương:
Việc trả lương cho người lao động phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
+ Trả lương theo đúng giá trị sức lao động.
+ Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
+ Thực hiện đúng chính sách về chế độ lao động tiền lương của Nhà nước quy định.
+ Không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động.
+ Đảm bảo tính đơn giản ,dễ dàng dễ hiểu...
Để đảm bảo các yêu cầu trên,việc trả lương phải đảm bảo các yêu cầu sau :
a. Đảm bảo trả lương ngang nhau cho lao động như nhau:
Nguyên tắc này bắt đầu từ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau có nghĩa là khi quy định và thực hiện chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính tuổi tác, dân tộc...
b. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân:
Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân đây là một nguyên tắc quan trọng khi tổ chức lao động tiền lương. Có như vậy mới tạo cơ sở cho việc giảm giá thành và tăng tích luỹ.
Một khi năng suất lao động tăng lên, sản phẩm ngày càng nhiều với chất lượng tốt hơn và rẻ hơn thì tiền lương bình quân cũng sẽ tăng lên ngược lại tiền lương bình quân tăng lên có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động. Trong mối quan hệ này thì năng suất lao động giữ vai trò chủ đạo quyết định còn tiền lương bình quân giữ vai trò bổ sung.
c. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa lao động làm các nghề khác nhau.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của tổ chức lao động tiền lương là phải quy định và giữ vững mối quan hệ hợp lý về tiền lương của người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong ngành kinh tế quốc dân. Lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động ở các ngành nghề nặng nhọc độc hại ở những vùng có nhiều khó khăn hơn nói chung phải được ưu đãi thoả đáng.
d. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
Vì sức lao động cũng là hàng hoá, do đó nó cũng chịu sự tác động của quy luật này. Mặt khác tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa, Nếu giữa chúng không có sự phù hợp thì có nghĩa là tự phá vỡ mối quan hệ cung – cầu, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất xã hội.
1.2.4.Các chế độ tiền lương:
Chế độ tiền lương của hệ thống tiền lương là tất cả những văn bản quy định mang tính chất pháp lý của Nhà nước, của Bộ lao động thương binh xã hội về tiền lương. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để trả lương. Những quy định của chế độ tiền lương nhằm xây dựng một hệ thống trả lương có căn cứ khoa học dựa trên số lượng và chất lượng lao động của người lao động.
1.2.5.Chế độ tiền lương cấp bậc:
Chế độ tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân. Để trả lương đúng đắn phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Số lượng và chất lượng có liên quan chặt chẽ với nhau và là hai mặt của một thể thống nhất nhưng cách biểu hiện lại khác nhau.
+ Số lượng lao động biểu hiện ở mức độ hao phí thời gian lao động dùng để sản xuất ra sản phẩm.
+ Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân.
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những văn bản quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
a. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật:
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân, có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc. Nói cách khác, giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc có liên quan mật thiết với nhau.
+ Biểu cấp bậc kỹ thuật: Quy định tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật giữa các công việc trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu này là cơ sở để xếp người lao động vào các thang lương khác nhau bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hành ...
+ Biểu cấp bậc nghiệp vụ: Quy định trình độ năng lực của từng người lao động khác nhau trong các ngành khác nhau.
Cấp bậc kỹ thuật của công việc và của công nhân phải được kết hợp với nhau cho hợp lý, có nghĩa là căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật người ta có thể xắp xếp cho công nhân làm việc cho phù hợp với khả năng và trình độ của họ.
b.Thanglương:Là quy định về số bậc lương trong một ngạch lương và hệ số lương trong ngạch đó. Mỗi thang lương gồm có một số bậc lương nhất định và hệ số lương phải phù hợp với bậc lương đó. Mỗi thang lương gồm có một số bậc lương nhất định và các hệ số lương phải phù hợp với bậc lương đó.
Các bậc lương biểu thị trình độ chuyên môn của mỗi công nhân, lương của công nhân căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định nhân với hệ số lương tương ứng. Số lượng bậc lương của thang lương giữa các bậc phải phụ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng ngành cụ thể, mức độ phức tạp của công việc và thời gian đào tạo.
Việc xây dựng thang lương phải đảm bảo cho hệ số lương không ngừng tăng từ bậc này đến bậc khác. Hiện nay có 3 hệ số chênh lệch giữa các bậc lương:
+ Hệ số tăng lương đều đặn.
+ Hệ số tăng lương luỹ tiến
+ Hệ số tăng lương giảm dần
c. Mức lương quy định
Mức lương = Tiền lương tối thiểu x Hệ số lương
Tiền lương thị trường tối thiểu được Nhà nước quy định cho từng khoảng thời gian cụ thể. Hiện nay, tiền lương tối thiểu là 290.000 đ /tháng.
Nhìn chung, ngoài tiền lương chính, tuỳ theo điều kiện làm việc cụ thể người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp như :Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại. phụ cấp trách nhiệm... Nhằm bổ sung cho tiền lương chính, đảm bảo việc trả lương công bằng hơn cho người lao động.
1.2.6. Chế độ tiền lương theo chức vụ:
Lao động của các cán bộ lãnh đạo, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên phục vụ khác trong doanh nghiệp có những đặc điểm khác với công nhân trực tiếp sản xuất. Phần lớn họ lao động bằng trí óc, công việc bao gồm rất nhiều loại phức tạp và quan trọng khác nhau, khó định mức được lao động. Họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm như như công nhân. Kết quả lao động của họ có thể đánh giá được công việc thông qua các kết quả công tác của tập thể những người mà họ quản lý hoặc phục vụ mà nó thể hiện trong các chỉ tiêu sản xuất của doanh nghiệp hoặc của từng bộ phận sản xuất.
Cơsở xác định tiền lương theo chức vụ:- Xây dựng ngành nghề của viên chức, thông thường chức danh danh nghề của cán bộ công nhân viên bao gồm:+ Chức danh của viên chức lãnh đạo:
+ Chức danh của viên chức làm công tác chuyên môn (kỹ thuật, nghiệp vụ)
+ Chức danh của viên chức thừa hành, dịch vụ, phục vụ.
- Đánh giá sự phức tạp của lao động viên chức: Để đánh giá mức độ phức tạp của lao động viên chức, thường được tiến hành phân tích nội dung công việc, hoặc nghề nghiệp của viên chức bằng phương pháp cho điểm.
- Xác định bội số bậc của bảng lương:
Xác định mức lương bậc 1 và các mức lương khác trong bảng lương.
1.3. Các hình thức áp dụng trả lương:
Việc áp dụng các hình thức trả lương hợp lý là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp và phải luôn xuất phát từ những yêu cầu cơ bản sau:
+ Phù hợp với tính chất công việc và trình độ kỹ thuật cụ thể
+ Phải khuyến khích được người lao động quan tâm đến kết quả lao động, kết quả sản xuất.
+ Làm cho tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh
+ Phải có hiệu quả kinh tế
Hiện nay, có hai hình thức trả lương cơ bản:
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo sản phẩm
Ta có thể khái quát hình thức trả lương theo sơ đồ sau:
Theo thời gian
Theo sản phẩm
Cá nhân
Tập thể
Cá nhân
Tập thể
Theo thời gian giản đơn
Theo thời gian có thưởng
Theo sản phẩm giản đơn
Theo sản phẩm có thưởng
Theo sản phẩm gián tiếp
Theo sản phẩm khoán
Các hình thức trả lương
Sơ đồ các hình thức trả lương
1.3.1.Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào suất lương cấp bậc. Là suất lương tính theo đơn vị thời gian dùng để xác định số lượng lao động có mặt tại nơi làm việc và tham gia thực sự vào quá trình lao động hoặc thời gian thực sự làm việc những công việc thuộc nhiệm vụ của mình.
Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng với những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc tự động hoá, những công việc không thể tiến hành theo định mức một cách chính xác hoặc chặt chẽ hoặc vì tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm không hiệu quả thiết thực. Vì vậy, trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn là hình thức trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn với thu nhập của người lao động với kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc.
Hình thức trả lương này rất dễ bị vi phạm nguyên tắc, vì theo hình thức này người ta trả lương cho người lao động dựa theo thời gian làm việc của người lao động và bậc lương của họ. Do đó tiền lương không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất của người lao động vì vậy nó gây nên một hiện tượng khó tránh khỏi là người lao động vì thu nhập của mình chỉ cần cách nâng cao cấp bậc, chức vụ của mình mà không nâng cao trình độ lành nghề của mình. Để đảm bảo 3 nguyên tắc của tổ chức tiền lương thì vấn đê cần đặt ra là xác định đúng trình độ lành nghề để tính ra suất lương theo thời gian,theo bậc chính xác. Hình thức này có hai chế độ trả lương:
a. Trả lương theo thời gian giản đơn:
Là tiền lương trả cho người lao động chỉ căn cứ vào bậc lương và thời gian làm việc thực tế, không xét đến kết quả lao động và thái độ lao động.
Cách thức trả lương theo hình thức này có thể thực hiện theo lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ.
+ Tiền lương ngày: Là tiền lương được tính bằng số ngày làm việc thực tế (kể cả những ngày nghỉ theo chế độ như ngày lễ, nghỉ hội họp).
+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại điều 68 của Bộ luật lao động.
- Phạm vi áp dụng : Đối với những công việc khó định mức lao động (sản phẩm) và những công việc thay đổi thường xuyên, đòi hỏi trình độ đặc biệt.
- Nhược điểm: Mang nặng tính bình quân, không khuyến khích lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, khả năng thực tế của người lao động... để tăng năng suất lao động.
b. Tiền lương theo thời gian có thưởng:
Đây là hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với tiền thưởng về hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thưởng về chất lượng công tác, chất lượng sản phẩm.
Cách tính trả lương theo hình thức này là lấy tiền lương theo thời gian đơn giản cộng với các khoản tiền thưởng.
Hình thức trả lương này có ưu điểm nhiều hơn hình thức trả lương theo thời gin giản đơn. Nó không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn với thành tích công tác của từng người lao động thông qua các chỉ tiêu đã xét thưởng đã đạt được.
1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
a. Khái niệm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo kết quả sản xuất của người lao động. Bản chất của hình thức này là tiền lương gắn liền với chất lượng lao động và kết quả lao động.
Khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần có những điều kiện cơ bản sau:
+ Phải xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học. Điều này tạo điều kiện tính toán đơn giá trả lương chính xác.
+ Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc, hạn chế đến mức tối đa những tổn thất về thời gian lao động, sẽ tạo điều kiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng.
+ Thực hiện tốt công tác thống kê kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra trong từng ca từng ngày.
+ Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, cho người lao động để họ nhận thức rõ trách nhiệm khi họ hưởng lương theo sản phẩm tránh khuynh hướng chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm không chú ý đến việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc và giữ vững chất lượng sản phẩm.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm:
- Trả lương theo sản phẩm cá nhân:
Hình thức trả lương này áp dụng đối với người trực tiếp sản xuất. Trong quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, có thể định và kiểm tra sản phẩm một cách cụ thể và rõ ràng. Thực chất hình thức trả lương này căn cứ vào cơ sở quy định số lượng sản phẩm.
+ Ưu điểm:
Có tác động trực tiếp đến người lao động và gắn liền với trách nhiệm cá nhân
+ Nhược điểm:
Chưa xét đến sự phối hợp về công việc giữa các cá nhân.
- Trả lương theo sản phẩm tập thể:
Trả lương theo sản phẩm tập thể áp dụng trong điều kiện công việc đòi hỏi một tập thể công nhân cùng làm việc như : sản xuất ở các bộ phận dây chuyền,
+ Ưu điểm: tạo ra sự gắn bó giữa các cá nhân trong tập thể và bản thân các cá nhân giám sát động viên nhau.
+ Nhược điểm:
Không gắn quyền lợi trực tiếp đối với từng cá nhân dẫn đến xu hướng ỷ lại, ít kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân.
Hình thức này được áp dụng với những công việc phức tạp khó phân biệt rạch ròi sản phẩm của từng ca nhân vào kết quả lao động của tập thể.
* Cả hai hình thức trả lương trên có thể áp dụng các hình thức trả lương theo sản phẩm như sau:
- Trả lương theo sản phẩm giản đơn:
Hình thức trả lương này dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành (đúng quy cách phẩm chất) và đơn giá tiền lương của sản phẩm đó. Việc tính trả lương này được áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất.
- Trả lương theo thời gian có thưởng:
Là trả lương theo sản phẩm kết hợp với chế độ tiền thưởng
Hình thức trả lương này căn cứ vào đơn giá sản phẩm cố định ,tiền thưởng thì phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch công việc tuân theo các chỉ tiêu quy định về tiền thưởng
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức để tính thêm số tiền lương theo sản phẩm gián tiếp.
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp thường áp dụng ở những khâu yếu trong sản xuất. Nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu, những bộ phận khác có liên quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp
Chế độ trả lương này áp dụng cho công nhân phụ và công việc của họ có ảnh hưởng đến kết quả lao động của công nhân chính theo sản phẩm.
- Trả lương theo sản phẩm khoán:
Là hình thức trả lương trọn gói cho người lao động thực hiện một công việc hay một công đoạn trong đó bao gồm tất cả cac khoản chi trả lương.
Hình thức trả lương này áp dụng trong trường hợp khó định mức chi tiết hoặc khó quản lý về chi tiết, về kết quả trung gian của người lao động.
Tiền lương được trả theo số lượng công việc mà công nhân ghi trong phiếu khoán. Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể (nhóm, tổ) thì tiền lương được phân phối cho công nhân trong tổ giống như chế độ trả lương tính cho tập thể.
Trả lương theo sản phẩm khoán này nếu người lao động (hoàn thành sớm công việc, tiết kiệm nguyên vật liệu) thì còn cộng thêm khoản thưởng cho sản phẩm.
1.4. Các phương pháp xác định đơn giá tiền lương:
Các sản phẩm dịch vụ đều phải căn cứ vào đơn giá tiền lương và định mức lao động. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số._. lao động tiền lương do Nhà nước quy định. Khi thay đổi định mức lao động và quỹ tiền lương thì đơn giá thay đổi.
Có 4 phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương:
a.Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy
đổi ):
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi).
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm có thể quy đổi đựợc: xi măng, sắt thép, vận tải...
Công thức xây dựng đơn giá:
Vđg = Vgiờ x Tsp
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị : đồng/đơn vị hiện vật).
Vgiờ: Tiền lương giờ dựa trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân ,phụ cấp lương bình quân.
Tsp: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc quy đổi
(Tính bằng số giờ người)
b. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu:
Phương pháp này căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thu – tổng chi không có lương được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Công thức để xác định đơn giá:
Trong đó:
: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
: Tổng doanh thu kế hoạch
c. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí:
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, được chọn là tổng thu –tổng chi không có lương. Thường áp dụng với các doanh nghiệp trên cơ sở các định mức chi phí.
Công thức để xác định đơn giá:
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương (đồng /1000 đ)
Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
Tkh: Tổng doanh thu kế hoạch
Ckh: Tổng chi phí kế hoạch (chưa có lương )
d. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận:
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường được áp dụngđối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế.
Công thức xác định dựa vào:
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương (đồng/1000đ)
: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
: Lợi nhuận kế hoạch
1.5. Khái niệm quỹ tiền lương và phương pháp lập quỹ tiền lương:
1.5.1.Khái niệm quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho công nhân viên trong danh sách.
Đứng trên góc độ hạch toán tiền lương gồm hai khoản:
- Tiền lương chính:
Là tiền lương trả cho công nhân viên được tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ tại doanh nghiệp gồm: tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản tiền lương trả kèm theo.
- Tiền lương phụ:
Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian không làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn đưọc hưởng theo chế độ quy định : lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hội họp, tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh vì lý do khách quan hoặc nghỉ có phép.
1.5.2.Các phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương:
a. Phương pháp tính toán trực tiếp:
Phương pháp này thì tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tổng hợp quỹ tiền lương của từng loại lao động hoặc theo tổng hợp kết cấu của từng loại tiền lương trong tổng quỹ tiền lương.
- Tổng quỹ tiền lương được xác định trên cơ sở tổng quỹ tiền lương của từng loại lao động được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương ứng với các hình thức trả lương đã chọn theo đơn giá tiền lương.
- Quỹ tiền lương của toàn doanh nghiệp bằng tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị.
QTLdn =
Trong đó:
QTLdn: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch của doanh nghiệp
QTLi: Quỹ tiền lương của đơn vị thứ i
- Quỹ tiền lương được tổng hợp theo kết cấu của từng loại tiền lương trong tổng quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp.
Côngthứctính:QTLdn = QTLchính + QTL phụ + QTLphụ cấp
Trong đó:
QTLdn: Quỹ tiền lương doanh nghiệp.
QTLchính: Quỹ tiền lương chính.
QTLphụ: Quỹ tiền lương phụ.
QTPphụ cấp: Quỹ tiền lương phụ cấp.
- Ưu điểm:
Tính toán chính xác, phân biệt rõ ràng từng loại tiền lương, kết cấu tiền lương theo từng loại.
- Nhược điểm:
Khối lượng tính toán lớn, kết quả phụ thuộc vào mức độ chính xác của định mức.
b. Phương pháp tiền lương bình quân:
Xác định theo công thức:
QTLdn= NKHlđ x TKHbq
Trong đó:
NKHlđ: Số lao động trong năm kế hoạch.
TKHbq: Tiền lương bình quân năm kế hoạch .
Với Tbq được xác định theo:
TKHbq = TTHbq x IKHtlbq
Trong đó:
TTHbq: Tiền lương bình quân thực hiện năm trước.
IKHtlbq: Tốc độ tăng tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.
Phương pháp này có ưu điểm tính toán đơn giản nhanh chóng nhưng nhược điểm là không chính xác.
c. Phương pháp định mức tiền lương tổng hợp:
Qũy tiền lương được xác định trên cơ sở định mức tiền lương tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm.
Công thức tính:
Trong đó:
Ksp: Tổng khối lượng sản phẩm trong năm kế hoạch.
Mtl Th: Định mức tiền lương tổng hợp.
Dsp: Đơn vị sản phẩm định mức.
Định mức tiền lương tổng hộp căn cứ vào định mức tiền lương của từng loại lao động sau đó tổng hợp lại.
- Ưu điểm : tính toán nhanh
- Nhược điểm:
Khó xác định định mức tổng hợp và chỉ gắn liền với khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
d. Phương pháp xác định quỹ tiền lương theo chỉ số tăng trưởng bình quân của quỹ tiền lương:
Xác định theo công thức:
QTLdnKH = QTLdnTh x Itl
Trong đó:
QTldnkh: Quỹ tiền lương kế hoạch của doanh nghiệp.
QTLdnTh: Quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp năm trước.
Itl: Chỉ số tăng trưởng bình quân của quỹ tiền lương.
e. Xác định quỹ tiền lương theo hàm tương quan:
Quỹ tiền lương là một hàm quan hệ giữa quỹ tiền lương với các yếu tố ảnh hưởng đến nó như: doanh thu, số lượng lao động, tiền lương bình quân, số lượng sản phẩm.
Quỹ tiền lương được xác định theo:
QTL = f(x1,, x2 ,..xn)
Trong đó:
f Là hàm quan hệ
x1, , x2 ,...xn : các yếu tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương
Phương pháp này tính toán phức tạp nên doanh nhgiệp ít dùng chỉ được sử dụng ở các cơ quan nghiên cứu ở tầm vĩ mô.
f. Phương pháp xác định quỹ tiền lương theo doanh thu:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp được xác định trên định mức tiền lương tổng hợp trên một đồng doanh thu.
Công thức tính:
QTL = Ctl/1đDT x Dt
Trong đó:
Ctl/1đDT: Định mức chi phí tiền lương cho một đồng doanh thu.
Dt: Tổng doanh thu.
Phương pháp này cho kết quả chính xác tính toán nhanh, đơn giản. Nhưng kết quả lập kế hoạch phụ thuộc vào độ chính xác của định mức được xây dựng.
- Quỹ tiền lương của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở cân đối với khả năng chi trả quỹ tiền lương.
Công thức xác định:
QTL = Dt - C – L
Trong đó:
Dt: Tổng doanh thu năm kế hoạch.
C: Tổng chi phí chưa có lương kế hoạch.
L: Lợi nhuận kế hoạch.
L = 0 => QTL = QTL max
L = LĐm => QTL = QTL min
Phương pháp này tính toán không phức tạp. Trên cơ sở cân đối doạnh thu, chi phí, lợi nhuận ta xác định khả năng về nguồn quỹ tiền lương kỳ kế hoạch và từ đó xác định quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.
3. Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương:
Lao động và tiền lương luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Đây là mối quan hệ nhân quả, lao động là nguyên nhân, tiền lương là kết quả.
Để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động thì năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Để giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tiền lương phải đảm bảo tốt các yêu cầu sau:
- Mức độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân
- Đảm bảo tiền lương chi trả khi sử dụng lao động phải lớn hơn hoặc bằng tiền lương tối thiểu.
Tlkh Tlmin
- Đảm bảo quỹ tiền lương thực tế phải nằm trong khả năng chi trả của nguồn tiền lương.
QTLmin
QTLdnTT: Là quỹ tiền lương thực tế trong một khoảng thời gian nhất định
Số lao động sử dụng trong doanh nghiệp phải cân đối với khả năng chi trả của qũy tiền lương.
Để đánh giá mối quan hệ tiền lương – lao động ta xác định hệ số tương quan.
Trong đó:
Iwld: Nhịp độ tăng năng suất lao động.
Itlbq: Nhịp độ tăng tiền lương bình quân.
Nếu:
Ktq = 1 :thì chỉ có tái sản xuất giản đơn (không có tích lũy).
Ktq < 1: thì không đảm bảo được cả tái sản xuất giả đơn.
K tq > 1: thì mới có thể phát triển sản xuất (tái sản xuất mở rộng có tích luỹ).
Để đảm bảo sản xuất phát triển, tái sản xuất mở rộng thì cần đảm bảo nhịp độ tăng năng suất lao động luôn phải tăng nhanh hơn nhịp độ tăng tiền lương bình quân.
Chương II
Phân tích công tác tiền lương của xí nghiêp xe bus 10-10.
2.1. Khái quát chung về xí nghiệp xe bus 10-10 thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội:
2.1.1.Giới thiệu về tổng công ty vận tải Hà Nội:
a. Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng công ty vận tải Hà Nội được thành lập vào ngày 14/5/2004 sau quyết định 72/2004/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở là công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội.
Tổng công ty có trụ sở đặt tại số 5- Lê Thánh Tông –Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Tổng công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, có tải khoản ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
b. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty :
- Chức năng:
Phục vụ vận tải hành khách công cộng và các nhu cầu khác.
- Nhiệm vụ:
+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng các phương tiện xe bus, xe tải, xe điện và các phương tiện khác thuộc thẩm quyền được giao.
+ Vận tải hàng hoá bằng các loại xe ô tô phục vụ nhu cầu xã hội.
+ Vận tải hành khách công cộng theo tuyến.
+ Thiết kế đóng mới, lắp ráp sửa chữa trang thiết bị .
+ Sản xuất lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng, gia công chế biến cơ khí, mây tre đan .
+ Kinh doanh xăng dầu, đại lý bán hàng, trông giữ xe, cho thuê văn phòng, nhà kho …
+ Xuất nhập khẩu uỷ thác ô tô, xe máy vật tư, phụ tùng, trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa ô tô
+ Xây lắp các công trình giao thông đô thị vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực cấp thoát nước, hè đường chiếu sáng đô thị
+ Xuất khẩu lao động theo quy định hiện hành
+ Kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ
2.1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xe bus 10-10:
2.1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân của xí nghiệp xe buýt 10-10 là một bộ phận của công ty xe khách Nam - một doanh nghiệp vừa tham gia kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh vừa tham gia vận tải hành khách công cộng trong thủ đô Hà Nội. Xí nghiệp xe khách Nam được quyết định thành lập bộ phận vận tải hành khách công cộng ngày 10-10-1998 và ngày 10-10 chính là nguồn gốc tên gọi của xí nghiệp xe buýt 10-10. Thời gian đầu mới thành lập, bộ phận xe buýt trực thuộc xe khách Nam chỉ có các loại xe: Combi, Cosmos, Huyndai với sức chứa 24-30 chỗ. Ngày 29/6/2001, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 45/2001/QĐ-UB thành lập công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội, sát nhập 4 công ty thành viên:
+ Công ty xe khách Nam.
+ Công ty buýt Hà Nội.
+ Công ty Toyota Hoàn Kiếm.
+Công ty xe điện Hà Nội.
Trước sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân cùng sự phát triển nhu cầu đi lại của nhân dân thủ đô, ngày 30/11/2001, Sở giao thông công chính thành phố Hà Nội ra quyết định số 713/QĐ-UB quyết định tách bộ phận xe buýt ra khỏi Xí nghiệp xe khách Nam để trở thành một xí nghiệp riêng (trực thuộc Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội nay là Tổng công ty vận tải Hà Nội) chuyên vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và lấy tên là xí nghiệp 10-10.
- Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp:
+ Tổ chức vận tải hành khách cộng cộng bằng xe bus trên địa bàn Hà Nội theo kế hoạch mạng lưới tuyến và theo quy định của công ty.
+ Quản lý vốn, tài sản, phương tiện.
+ Quản lý toàn bộ đất đai thuộc phạm vi xí nghiệp quản lý.
2.1.2.2.Quy mô và cơ sở vật chất khác của xí nghiệp:
Xí nghiệp xe bus 10-10 mới tách ra từ xí nghiệp xe khách nam Hà Nội do đó về mặt bằng diện tích đất sử dụng cuả xí nghiệp còn dùng chung với xí nghiệp xe khách nam.
Bảng 2.1:Mặt bằng của xí nghiệp. Đơn vị : m2
TT
Hạng mục T.Kê
Địa điểm
Mặt bằng nhà xưởng
Mặt bằng nơi đỗ xe
Khu vực khối văn phòng
Khu vực khác
Tổng diện tích
1
Khu vực 1
90- Nguyễn Tuân
2.783
8.785
446
11.986
24.000
2
Khu vực 2
Mỹ Đình
Thuê địa điểm
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu phương tiện
TT
Mác xe
Sức chứa
Số lượng
Tổng sức chứa
Tỉ lệ loại xe/ tổng
1
Combi
24
58
1.392
26.6%
2
Cosmos
30
13
390
5.9%
3
Daewoo BS090
60
81
4.860
37.2%
4
Transinco B45
45
29
1.305
13.3%
5
Transinco B30
30
37
1.110
17%
Tổng
218
9.057
100%
Bảng 2.3:Một số trang thiết bị máy móc hiện có của xưởng:
TT
Tên
Số Lượng
Xuất xứ
1
Máy cân chỉnh bơm cao áp
01
Đức
2
Máy cân chỉnh kim phun
01
Liên xô cũ
3
Máy mài trục cơ
01
Liên xô cũ
4
Máy doa xilanh
01
Liên xô cũ
5
Máy đánh bóng xilanh
01
Liên xô cũ
6
Máy tiện 1K62
01
Liên xô cũ
7
Máy mài hai đá
01
Tự chế
8
Máy ép thủy lực 40 tấn
01
Việt Nam
9
Máy nén khí 2HP
01
Italy
10
Máy nạp ắc quy
01
Đức
11
Máy lốc côn 3 trục
01
Liên xô cũ
12
Máy bẻ mép tôn
01
Liên xô cũ
13
Máy khoan cần
01
Việt Nam
14
Cẩu móc động cơ 1,5 tấn
01
Việt Nam
* Tình hình về lao động của xí nghiệp:
Hiện nay số lượng lao động trong xí nghiệp được phân bổ như sau:
Bảng 2.4:Tình hình lao động tháng 1 năm 2005.
TT
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Tăng giảm trong kỳ
Cuối kỳ
Tăng
Giảm
Thôi việc
CD HĐ
Lý do khác
A
Lao động gián tiếp
26
1
27
1
Cán bộ quản lý
12
12
Lãnh đạo xí nghiệp
2
2
Cán bộ quản lý phòng ban n.vụ
10
1
11
2
Nhân viên
14
14
B
Lao động trực tiếp
933
1
932
1
Lái xe
438
438
2
NVBV
432
1
431
3
Thợ BDSC
65
65
C
Lao động trực tiếp khác
119
119
1
Tuyến trưởng/ ĐHT/ Quy chế
14
14
2
Rửa xe, dồn xe, láI xe con
23
23
3
Bảo vệ
29
29
4
Thủ kho, KTV
7
7
5
Phát vé, thu ngân, nhiên liệu, …
25
25
6
Khác (VSCN, tạp vụ, ….)
21
21
D
Lao động dôi dư
0
0
1
Không có việc làm thường xuyên
0
0
2
Khác
0
0
Tổng lao động theo danh sách
1078
1
0
1
0
1078
2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp:
Là đơn vị thành viên của tổng công ty nên xí nghiệp hoạt động trên cơ sở phân cấp quản lý, thực hiện chức năng nhiệm vụ do công ty giao xuống do đó xí nghiệp chỉ có một số phàng ban:
+ Phòng tổ chức – hành chính – bảo vệ.
+ Phòng kế toán – thống kê.
+ Phòng kế hoạch - điều độ .
+Gara.
a.Hình thức tổ chức bộ máy quản lý :
* Ban giám đốc:
Giám đốc xí nghiệp - Ông Bùi Ngọc LânDo Tổng Giám đốc Công ty bổ nhiệm, là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của xí nghiệp; là người đại diện theo pháp luật của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, có quyền quyết định việc điều hành sản xuất của xí nghiệp theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, qui chế quản lý nội bộ Tổng công ty và các qui định của pháp luật; có quyền quyết định bộ máy quản lý điều hành trong xí nghiệp theo phân cấp, bảo đảm tinh giản và có hiệu lực.
Phó giám đốc - ông Tạ Đăng Khoa
Giúp Giám đốc tham gia điều hành tổ chức sản xuất hoặc chịu sự uỷ nhiệm của cơ quan khi Giám đốc vắng mặt.
*Các phòng chức năng giúp việc cho giám đốc:
Phòng kế hoạch - điều độ.
- Tham mưu, giúp việc cho GĐ xí nghiệp trong công tác quản lý điều hành vận hành hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến thuộc xí nghiệp quản lý.
- Phối kết hợp với công ty và các xí nghiệp xe buýt khác của công ty trong công tác xây dựng các biểu đồ chạy xe, các tuyến bảo đảm hợp lý nhất.
- Xây dựng, tổ chức và giám sát thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Báo cáo và đề xuất các kiến nghị về công tác kế hoạch điều vận và đầu tư phương tiện tại xí nghiệp, lên thông tin.
- Quản lý và điều hành tốt công tác vận chuyển hành khách bằng xe buýt về mặt quản lý lệnh, vé, phiếu, nhiên liệu, thực hiện kế hoạch của từng lái phụ xe và từng xe, từng tuyến.
- Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về toàn bộ phương tiện của xí nghiệp hiện có, lập và giải trình kế hoạch đầu tư, đổi mới phương tiện khi cần thiết.
- Tham gia xây dựng và đề xuất với công ty để bổ xung, hiệu chỉnh qui chế về tổ chức quản lý điều hành xe buýt trong phạm vi xí nghiệp và toàn công ty.
- Chủ động phối hợp với các phòng ban trong xí nghiệp cùng giải quyết các công việc chung.
Phòng tổ chức-hành chính-bảo vệ.
- Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức sắp xếp bộ máy tổ chức của xí nghiệp, xây dựng và quản lý quĩ lương của xí nghiệp.
- Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý điều hành của xí nghiệp. Xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, công nhân viên xí nghiệp. Tổ chức cán bộ, công nhân viên làm việc và nghỉ luân phiên đảm bảo ngày công, thu nhập và theo đúng chế độ qui định của Nhà nước.
- Nắm chắc cơ cấu tổ chức, nhân sự của từng đơn vị, phòng ban xí nghiệp và từng công nhân viên xí nghiệp để giúp Giám đốc bố trí sắp xếp hợp lý và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên phù hợp với mục đích, chức năng của xí nghiệp.
- Quản lý sự biến động tăng giảm, theo dõi ngày công, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ về nâng bậc lương, BHXH, BHYT... và các chế độ khác do nhà nước qui định.
- Lập kế hoạch xây dựng quĩ lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Thực hiện công tác hành chính và quản trị văn phòng xí nghiệp.
- Bảo vệ tốt tài sản, trật tự trị an, phòng chống cháy nổ tại bến, bãi đỗ xe và khu văn phòng xí nghiệp.
- Tham gia xây dựng và đề xuất với công ty để bổ xung, hiệu chỉnh qui định về quản lý điều hành xe buýt trong phạm vi xí nghiệp.
- Phối kết hợp các phòng ban khác trong xí nghiệp trong việc theo dõi kiểm tra hoạt động xe buýt khi ra vào xí nghiệp, tại bến đỗ và các công việc chung khác có liên quan.
Phòng kế toán – thống kê:
- Hàng ngày phối hợp các phòng nhiệm vụ liên quan trực tiếp đối chiếu, kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao, xác nhận và cập nhật vé, phơi lệnh, hạch toán doanh thu, mức tiêu hao nhiên liệu của hoạt động xe buýt.
- Nghiệm thu sản phẩm xe buýt hàng ngày, tháng, quí, năm.
- Theo dõi, cập nhật thu- chi các khoản phát sinh, tổng hợp và báo cáo Giám đốc xí nghiệp, công ty định kỳ tháng, quí, năm.
- Lập báo cáo tài chính định kỳ vào cuối năm.
- Phân tích đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh về tài chính, lập kế hoạch về thu- chi tài chính, kế hoạch giá thành theo định hướng phát triển của xí nghiệp.
- Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan cùng giải quyết các công việc chung của xí nghiệp.
Ban Gara
Là đơn vị quản lý kỹ thuật và trực tiếp sản xuất.
- Phối hợp với phòng Điều độ tổ chức xây dựng kế hoạch sửa chữa điều dưỡng thường xuyên, sửa chữa đột xuất, bảo dưỡng sửa chữa theo kỳ, cấp, sửa chữa lớn.
- Hướng dẫn lái, phụ xe bảo quản chăm sóc xe, sửa chữa theo qui định của xí nghiệp.
- Đề xuất các biện pháp để quản lý tốt chất lượng, tiến độ sửa chữa xe, bảo đảm thường xuyên số xe tốt theo kế hoạch.
- Căn cứ các qui định của xí nghiệp về việc biên bản kiểm tra, ghi phiếu sửa chữa, thống kê tổng hợp, đầy đủ các chứng từ về bảo dưỡng sửa chữa theo quyết định.
- Chủ động tổ chức phân công cán bộ công nhân viên thường trực 24/24h để hoàn thành nhiệm sửa chữa theo yêu cầu.
- Quản lý tốt trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, tổ chức sản xuất khoa học, vệ sinh lao động, an toàn lao động trong Gara.
- Tham gia xây dựng và đề xuất với công ty để bổ xung, hiệu chỉnh các định mức kỹ thuật, qui trình sửa chữa và qui chế về quản lý điều hành xe buýt trong phạm vi xí nghiệp và toàn công ty.
- Chủ động phối hợp với các phòng ban trong xí nghiệp để khắc phục kịp thời hư hỏng của xe và thực hiện các nhiệm vụ chung.
b.Mối quan hệ giữa các bộ phận của xí nghiệp:
- Quan hệ cộng sự và giúp việc giữa phó giám đốc với kế toán trưởng đó là quan hệ vừa chịu trách nhiệm với luật pháp vừa chịu trước doanh nghiệp .
- Đối với các phòng ban chức năng tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý doanh nghiệp. Đây là đơn vị cấp dưới của giám đốc nhưng có chức năng giúp giám đốc xí nghiệp chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong xí nghiệp.
- Các đơn vị sản xuất trực tiếp là cấp dưới của giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo quản lý theo từng chức năng chuyên ngành của phòng ban chức năng của xí nghiệp.
2.1.2.4.Điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:
a. Điều kiện khai thác vận tải và điều kiện tự nhiên của vùng hoạt động:
Nước ta với khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội ảnh hưởng khí hậu thời tiết của vùng Bắc Bộ khá thuận lợi
Bảng 2.5:Số tuyến khai thác của xí nghiệp:
TT
Tên tuyến
SHT
Cự ly (Km)
Mác xe
Sức chứa (Chỗ)
Phương tiện (Xe)
Cự ly tuyến
Cự ly HĐ
Cự ly HĐ T. cường
Kế hoạch
Vận doanh
1
Linh Đàm – Cổ Nhuế
05
19,6
20,4
Combi
24
17
9
2
Long Biên – Ngũ Hiệp
08
20,2
26,3
20,2
Daewoo BS090
60
25
21
3
Bờ Hồ - Bờ Hồ
09
19,0
27,0
5,6
Transinco B45
45
16
12
4
Kim Mã - LB - Kim Mã
18
21,3
22,0
Transinco B45
45
15
11
5
T.Khánh Dư - Hà Đông
19
14,5
28,9
9,4
Daewoo BS090
60
14
11
6
Giáp Bát - Hà Đông
21
11,5
23,7
9,4
Daewoo BS090
60
21
17
7
Nam TLong - Giáp Bát
25
18,6
19,0
Combi
24
26
14
8
Hà Đông – N.T.Long
27
18
18,6
9,4
Daewoo BS090
60
21
17
9
Giáp Bát - Đông Ngạc
28
18
20,1
Transinco B30
30
18
13
10
Giáp Bát - Tây Tựu
29
21,1
22,9
Transinco B30
30
19
14
11
Mỹ Đình - C.V Hồ Tây
33
16,8
17,2
Combi
24
17
9
12
G.Bát - L.Đàm - H. Đông
37
14,6
12,6
9,4
Combi
24
17
9
13
Ga Hà nội – Phú Thuỵ
40
23,0
31,0
Cosmos
30
13
9
Ga Hà nội – Phú Thuỵ
40
23,0
31,0
Transinco B45
45
13
2
b. Điều kiện kinh tế – xã hội trong vùng hoạt động của xí nghiệp:
Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của nước ta nên trình độ dân trí cao, mật độ dân cư đông lại tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng do đó luôn có lượng lớn hành khách có nhu cầu đi lại trong thành phố.
c .Điều kiện về thị trường vận tải của xí nghiệp:
Thị trường vận tải diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty cổ phần, các công ty tư nhân, công ty vận tải hàng hoá hành khách trong và ngoài tỉnh. Với tư cách là doanh nghiệp hoạt động công ích dưới sự quản lý của Nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng. Nên cần có những biện pháp mở rộng thị trường làm tốt công tác marketing để thu hút và mở rộng lượng hành khách tiềm năng.Xét trong phạm vi vận tải công cộng cũng có sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp thành viên của Tổng công ty .
2.1.2.5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua một số năm:
Bảng 2.6 :Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe Buýt của Xí Nghiệp :
TT
chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
I
Sản lượng
1
Số xe có
Xe
134
171
239
2
Số xe hoạt động
Xe
106
136
166
3
Tổng lượt
Lượt xe
418.365
570.327
949.884
4
Tổng hành trình
Km
7.842.123
10.788.777
13.118.396
5
Khách vé tháng
Lượt HK
3.815.327
7.981.032
10.486.564
6
Khách vé lượt
Lượt HK
5.799.927
11.179.435
17.491.909
7
Tổng khách
Lượt HK
9.615.254
19.160.457
27.978.473
II
Doanh thu
1
Vé tháng
đồng
806.580.000
2.314.542.000
3.657.045.000
2
Vé lượt
đồng
14.488.762.500
27.948.587.500
43.729.772.500
3
Tổng cộng
đồng
15.295.342.500
30.263.129.500
47.486.817.500
III
Chi phí
đồng
29.008.122.854
50.050.066.232
69.448.129.330
IV
Trợ giá
đồng
13.712.780.354
19.786.936.732
21.961.311.830
2.2.Phân tích công tác tổ chức lao động tiền lương của xí nghiệp xe bus 10-10
2.2.1.Hình thức tổ chức và cơ cấu lao động trong xí nghiệp:
a. Hình thức tổ chức:
+ Đối với lái phụ xe: bố trí mỗi xe một lái xe và một nhân viên bán vé làm việc theo ca, một ngày chia làm hai ca.
+ Thợ bảo dưỡng sửa chữa: Tổ chức theo đội tổng hợp
+ Lao động gián tiếp: tổ chức theo các phòng ban nghiệp vụ
b. Cơ cấu lao động trong xí nghiệp:
Bảng2.7:Bảng cơ cấu lao động trong xí nghiệp 1 năm 2005.
TT
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Tăng giảm trong kỳ
Cuối kỳ
Tăng
Giảm
Thôi việc
CD HĐ
Lý do khác
A
Lao động gián tiếp
26
1
27
1
Cán bộ quản lý
12
12
Lãnh đạo xí nghiệp
2
2
Cán bộ quản lý phòng ban n.vụ
10
1
11
2
Nhân viên
14
14
B
Lao động trực tiếp
933
1
932
1
Lái xe
438
438
2
NVBV
432
1
431
3
Thợ BDSC
65
65
C
Lao động trực tiếp khác
119
119
1
Tuyến trưởng/ ĐHT/ Quy chế
14
14
2
Rửa xe, dồn xe, láI xe con
23
23
3
Bảo vệ
29
29
4
Thủ kho, KTV
7
7
5
Phát vé, thu ngân, nhiên liệu, …
25
25
6
Khác (VSCN, tạp vụ, ….)
21
21
D
Lao động dôi dư
0
0
1
Không có việc làm thường xuyên
0
0
2
Khác
0
0
Tổng lao động theo danh sách
1078
1
0
1
0
1078
* Nhận xét:
+ Số lượng lao động ở xí nghiệp tương đối lớn với hơn 1000 cán bộ công nhân viên do đó công tác quản lý rất được coi trọng.
Do yêu cầu khai thác kinh doanh để có hiệu quả cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực đảm nhận công việc, có trình độ nghiệp vụ và năng động sáng tạo. Xí nghiệp cùng công ty cần chú trọng đến việc đào tạo cán bộ công nhân viên chuyên ngành đồng thời tích cực tuyển chọn đội ngũ lao động trẻ từ các trường đại học cao đẳng chuyên nghiệp.
+ Về trình độ:
Trên đại học: 1 người.
Đại học:55 người.
Trung học:98 người.
Thợ bậc 4,5: 17
Thợ bậc 6,7: 2 người
Thợ bậc 3 : 46 người.
+ Về cơ cấu: Lái phụ xe chiếm 80,6%.
Lao động quản lý chiếm 2,4%.
Thợ bảo dưỡng sửa chữa chiếm 6%.
Lao động trực tiếp khác chiếm 11%.
2.2.2.Phương pháp định mức lao động trong xí nghiệp:
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất do tổng công ty giao xuống từ đó xí nghiệp xác định số lượng lao động đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
Đối với lao động trực tiếp.
Nhu cầu lao động trực tiếp được xác định theo quỹ thời gian làm việc.
Công thức tổng quát để xác định nhu cầu lao động theo phương pháp này là:
Trong đó:
NlđI :Nhu cầu về số lượng lao động loại i.
:Tổng giờ công lao động loại i theo nhu cầu(giờ).
QTGlđi:Quỹ thời gian làm việc của lao động loại i trong năm.
Kwlđi: Hệ số tăng năng suất lao động i.
+ Đối với lái xe bus:
.
Trong đó:
:Tổng thời gian làm việc của xe trên tuyến.
:Tổng thời gian chuẩn kết.
:Tổng số thời gian khác.
QTGlx:Quỹ thời gian làm việc của lái xe trong 1 năm.
QTGlx=(365-DTB,CN-Dlễ-Dphép-Dkhác)x8.
DTB,CN ,Dlễ ,Dphép ,Dkhác :số ngày thứ bảy chủ nhật, ngày lễ, ngày phép, ngày nghỉ theo chế độ khác.
Kwldlx : hệ số tăng năng suất lao động lái xe.
+Nhân viên bán vé :lấy tương đương với bằng số lao động lái xe.
+Thợ bảo dưỡng sửa chữa:
Trong đó:
:Tổng giờ công bảo dưỡng sửa chữa tại xưởng.
QTGthợ:Quỹ thời gian làm việc của thợ.
Kwtho:Hệ số tăng năng suất của thợ.
b. Đối với lao động gián tiếp:
Xác định theo nhiệm vụ chức năng của các phòng ban nghiệp vụ.
c. Đối với lao động khác.
Lao động khác như lao công, bảo vệ, tạp vụ xác định theo phương pháp định biên.
Như vậy ta thấy nhu cầu lao động của xí nghiệp được xác định theo quỹ thời gian làm việc, căn cứ vào nhiệm vụ do tổng công ty giao xuống nên gắn được số lượng lao động với công việc, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
2.3. Phân tích công tác tiền lương trong xí nghiệp:
2.3.1. Phân tích hình thức trả lương trong xí nghiệp:
2.3.1.1.Nguyên tắc chung của hình thức trả lương trong xí nghiệp :
Việc xác lập và phân phối tiền lương thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+Căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản phẩm để xác định chi phí tiền lương.Tốc độ tăng tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động để đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
+Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến và các thông số tiền lương do nhà nước quy định.
+ Tiền lương được trả trực tiếp đến tay người lao động và đảm bảo tính chính xác, công khai dân chủ. Người lao động được hưởng lương theo đúng công việc mình làm.
- Nguồn hình thành quỹ tiền lương bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được cấp trên giao căn cứ vào khối lượng sản phẩm công việc theo chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo định mức lao động, định mức thời gian tính trên đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được giao.
+ Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của Nhà nước (tiền lương làm thêm giờ).
+ Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài đơn giá tiền lương được giao.
- Việc giao đơn giá tiền lương cho các xí nghiệp dựa trên các yếu tố: + Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và số người lao động thực tế để hoàn thành công việc.
+ Các chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước.
2.3.1.2.Phương án trả lương ở xí nghiệp xe bus 10-10.
Đối với từng loại lao động khác nhau thì có phương án trả lương khác nhau.
a.Đối với lao động trực tiếp: *Đối với lái xe và nhân viên bán vé : tiền lương được trả theo hình thức kết hợp giữa tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm.
Tiền lương của lái xe và nhân viên bán vé bao gồm hai phần : Tiền lương cơ bản và tiền lương khoán chất lượng phục vụ.
Công thức tính:
TLLX(BV)=TLCB+TLKCLPV.
Trong đó:
TLLX(NV):Tiền lương của lái xe hoặc nhân viên bán vé.
TLCB:Tiền lương cơ bản.
TLKCLPV:Tiền lương khoán chất lượng phục vụ.
* Đối với công nhân bảo dưỡng sửa chữa:
Công thức tính:
TLBDSC=(HCB+HPC)TLmindn.
Trong đó:
TLBDSC: Tiền lương cho thợ bảo dưỡng sửa chữa.
HCB: Hệ số lương cơ bản.
HPC: Hệ số phụ cấp.
Đối với lao động gián tiếp:
TLGti=TLmindn(HCbi+HPci).
Trong đó:
TLGti: Tiền lương của lao động gián tiếp i.
TLmindn: Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp.
HCbi ,HPci: Hệ số lương cơ bản và phụ cấp của lao động gián tiếp i.
c. Quy định về chế độ làm thêm giờ của xí nghiệp:
Thời gian làm việc định mức của một người lao động là 176 giờ/tháng.
Ngoài thời gian làm việc theo quy định trên thì xí nghiệp còn tính thời gian làm thêm giờ của người lao động nhưng 1 năm người lao động không được làm thêm quá 300 giờ.
Tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:
+Làm thêm vào ngày bình thường: TLgiờ thêm=1.5 TLgiờ.
+Làm thêm vào ngày lễ tết: TLgiờ thêm=3 TLgiờ.
Trong đó:
TLgiò thêm, TLgiờ :Tiền lương 1 giờ làm thêm và tiền lương giờ bình thường.
2.3.2.Phân tích việc lập kế hoạch quỹ tiền lương:
3.3.2.1.Cách tính đơn giá tiền lương:
Xây dựng đơn giá tiền lương là cơ sở để trả lương cho cán bộ công nhân viên đang công tác tại xí nghiệp .Phương pháp dựa trên doanh thu kế hoạch và quỹ tiền lương kế hoạch :
Trong đó :
VĐG: Đơn giá tiền lương.
VKH: Tổng quỹ lương kế hoạch .
DKH: Tổng doanh thu kế ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0054.doc