LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này không có sự sao chép hay hình thức tương tự mà do em hoàn toàn tự làm dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng, các cô chú trong phòng TCLĐ - TL tại Công ty ĐTHN 1 VTHN và có tìm hiểu thêm sách báo và các tài liệu liên quan đến chuyên ngành Kinh tế lao động. Nếu có sai phạm gì em xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước khoa và toàn trường.
Sinh viên
Trần Thị Vân Anh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VTHN : Viễn thông Hà Nội
ĐTHN 1 : Công ty Đi
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện thoại Hà Nội 1
TC-LĐTL : Tổ chức lao động tiền lương
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTTL : Công tác tiền lương
TLBQ : Tiền lương bình quân
NSLĐ : Năng suất lao động
SXKD : Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện thoại Hà Nội 1
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng TC-LĐTL
Bảng 2.1: Bảng tên nhân viên Phòng TC-LĐTL
Bảng 2.2: Bảng lao động theo độ tuổi trong Công ty
Bảng 2.3: Bảng Cơ cấu theo tuổi của lao động trong Công ty
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2.5: Bảng kế hoạch quỹ lương của Công ty ĐTHN 1
Bảng 2.6: Bảng cấu thu nhập của người lao động trong Công ty
Bảng 2.7: Bảng biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động
Bảng 2.8: Bảng báo cáo thu nhập bình quân của người lao động năm 2007 và năm 2008
Bảng 2.9: Bảng thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty trong năm 2007 và năm 2008
Bảng 2.10: Bảng lương chính sách của nhân viên phòng TCLĐ - TL tháng 3/2009
Bảng 2.11: Bảng lương khoán của nhân viên phòng TCLĐ - TL tháng 3/2009
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp lương của nhân viên phòng TCLĐ - TL tháng 3/2009
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo tuổi trong Công ty
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lao động phân theo trình độ
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu thu nhập của người lao động trong Công ty năm 2007 và năm 2008
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ biểu diễn thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty trong năm 2007 và năm 2008
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập là giai đoạn rất quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường chuẩn bị cho một giai đoạn mới cho cuộc đời (đi làm). Đây là bước chuyển giao, giúp cho sinh viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học trong toàn khóa học.
Qua việc xuống làm việc thực tế tại Công ty, doanh nghiệp sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu được các hoạt động thực tiễn tại cơ sở thực tập. Nắm được phương pháp luận, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc về chuyên ngành Kinh tế Lao động trên cơ sở những kiến thức đã được học và thực tiễn hoạt động tại công ty… Qua đó nâng cao nhận thức cho sinh viên, đồng thời giúp cho sinh viên rèn luyện được tác phong, phương pháp công tác, quan điểm và ý thức vận động quần chúng của cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý lao động.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự bùng nổ vê kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp (DN) và nhu cầu xã hội ngày càng đa dạng đòi hỏi các DN phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển. Đối với các DN muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải thoả mãn rất nhiều yếu tố như khoa học công nghệ, vốn tài chính và yếu tố quan trọng nhất đó là vốn nhân lực. Để đảm bảo thu hút được vốn nhân lực có chất lượng thì DN phải thoả mạn được các nhu cầu của lao động. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là tiền lương cho họ. Vì đối với người lao động tiền lương là khoản thu chính để đảm bảo cuộc sống của họ thì tiền lương nhận được phải thoả đáng phù hợp với những gì mà họ đã làm ra có như vậy mới tạo động lực để kích thích năng lực sáng tạo, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ để từ đó sẽ làm tăng năng suất lao động.
Hơn nữa, khi người lao động được bảo đảm mức lương thoả đáng sẽ tạo ra sự gắn kết người lao động với mục tiêu và lợi ích của DN, xoá bỏ đi sự ngăn cách giữa người lao động và người sử dụng lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm cới hoạt động của DN. Ngược lại khi lợi ích của người lao động không được chú ý, người lao động không nhận được mức lương thoả đáng với năng lực trình độ hay bằng cấp của mình thì có thể dẫn đến nguồn nhân lực bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đối với Doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống trả lương sao cho hoạt động sản xuất ngày càng phù hợp và đảm bảo cuộc sống cho người lao động là diều hết sức cần thiết.
Đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1” sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề tiền lương tại Công ty, phân tích, đánh giá ưu khuyết điểm của công tác tiền lương, việc hình thành quỹ tiền lương và chia lương cho người lao động trong Công ty. Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề:
Nghiên cứu thực trạng tiền lương, thu nhập của người lao động trong Công ty ĐTHN 1
Mục đích của việc nghiên cứu thực trạng tiền lương thu nhập của người lao động trong Công ty là nhằm tìm hiểu tiền lương thực tế mà người lao động trong Công ty nhận được.
Tìm hiểu cách trả lương cho người lao động. Tìm ra ưu điểm, nhược điểm của cách trả lương đó như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cách trả lương.
Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương
Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương nhằm thấy được mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân, các chỉ tiêu chênh lệch tổng quỹ tiền lương thực hiện so với kế hoạch, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác tiền lương của người lao động như: Doanh thu, tiền lương bình quân, năng suất lao động. Từ đó, phát hiện ra sự tác động khác của các nhân tố đến tiền lương để có các biện pháp áp dụng cho phù hợp.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ đi nghiên cứu tiền lương của người lao động trong Công ty Điện thoại Hà Nội 1.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Công tác tiền lương ở Công ty, cụ thể là:
Quá trình hình thành quỹ tiền lương
Phương pháp phân chia lương cho người lao động trong Công ty.
Sự thỏa mãn của người lao động.
Số liệu sử dụng cho việc nghiên cứu là:
Phương pháp thu thập số liệu có sẵn: số liệu được thu thập từ
Bảng lương tổng hợp lương
Bảng tính lương cho nhân viên trong công ty
Bảng tiền lương kế hoạch
Kế hoạch quỹ lương của người lao động
Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến của các cô chú trong phòng TC-LĐTL trong Công ty ĐTHN 1 và giáo viên hướng dẫn, sách tham khảo, các luận văn của các khóa 45, 46 và các tài liệu có liên quan.
Phương pháp phân tích:
Phương pháp so sánh
So sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của 2 tiêu chí, tiêu chí lương của lao động theo từng cấp bậc
So sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) tiền lương giữa 2 cấp bậc khác nhau hay tiền lương ở cấp bậc này gấp bao nhiêu lần tiền lương ở cấp bậc kia.
Phương pháp quy nạp, diễn dịch.
Câu hỏi đặt ra
Hiện trạng công tác tiền lương ở Công ty ĐTHN 1 là như thế nào?
Công tác tiền lương ở Công ty có những ưu, nhược điểm gì?
Công tác tiền lương ở Công ty có khuyến khích người lao động trong Công ty hay không?
Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề thực tập của em gồm ba chương chính đó là:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác tiền lương
Chương 2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1
Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng về công tác tiền lương của Công ty, đánh giá những kết quả đạt được và tìm hiều những hạn chế, tồn tại. Từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tiền lương của Công ty. Em hy vọng chuyên đề của mình sẽ có ý nghĩa phần nào đối với Công ty và góp phần vào việc hoàn thiện CTTL của Công ty.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng và sự giúp đỡ của các phòng ban trong Công ty đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng TCLĐ – TL em đã hoàn được chuyên đề này. Tuy nhiên do trính độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
1.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
1.1.1. Khái niệm và chức năng của tiền lương
1.1.1.1. Khái niệm tiền lương
Khái niệm
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được định nghĩa là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình tiền tệ, được nhà nước phân phân phối một cách có kế hoạch cho công nhân viên căn cứ vào số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thoả thuận (theo hợp đồng lao động) Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực trang 302
2 Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực trang 307 - 308
. Tại điều 55, chương VI “Tiền lương” của luật lao động ban hành năm 1994 có ghi: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”.
Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người lao động nhận được kết quả lao động của mình, còn tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. Người lao động quan tâm nhất và trước hết đến tiền lương thực tế vì chính tiền lương thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa và sự biến động của giá cả và được thể hiện qua công thức sau:
(2)
Trong đó:
Itltt là chỉ số tiền lương thực tế
Itldn là chỉ số tiền lương danh nghĩa
Igc là chỉ số giá cả
Công thức trên cho thấy muốn tăng tiền lương thực tế trước hết phải tăng tiền lương danh nghĩa và giảm giá cả hàng hoá, trước hết là các hàng hoá tiêu dùng hàng ngày. Công thức đặc biệt quan trọng khi đánh giá mức sống của người lao động trong điều kiện biến động mạnh của giá cả (do lạm phát, suy thoái kinh tế…)
1.1.1.2. Chức năng của tiền lương
Tiền lương thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương là giá cả sức lao động, vì thế, tiền lương phải là thước đo giá trị sức lao động, phản ánh giá trị sức lao động. Đây là một trong các chức năng quan trọng của tiền lương. Thực hiện chức năng này đòi hỏi việc xác định tiền lương phải dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Mặt khác, phải xác định được đúng giá trị sức lao động. Đây là một trong những vấn đề khó khăn phức tạp. Khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi theo thì mới phản ánh được giá trị của nó. Do giá trị sức lao động có xu hướng tăng nên tiền lương cũng phải có xu hướng tăng theo các thời kỳ.
Chức năng tái sản xuất sức lao động: Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị tiêu hao. Để duy trì quá trình lao động tiếp theo con người phải tiêu phí một số tư liệu sinh hoạt nhất định. Tái sản xuất sức lao động chính là quá trình khôi phục lại sức lao động đã mất. Trong điều kiện khi nguồn sống chủ yếu của người lao động là tiền lương thì tiền lương càng phải đủ để người lao động mua sắm các tư liệu sinh hoạt cần thiết hay giá trị tư liệu sinh hoạt ít nhất phải ngang bằng giá trị sức lao động mà người lao động đã hao phí. Nếu không thực hiện chức năng này, sức lao động hay khả năng lao động của người lao động sẽ ngày càng giảm sut, sức khoẻ suy giảm, năng lực làm việc giảm…Điều này dẫn đến ảnh hưởng tới quá trrình sản xuất.
Chức năng kích thích sản xuất: Tiền lương không chỉ để tái sản xuất sức lao động mà còn phải thực hiện chức năng kích thích sản xuất. Hay nói cách khác ở đây ta coi tiền lương là đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi đồng lương trả cho người lao động phải được tính toán, phải gắn kết quả lao động của họ với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiền lương thực hiện được chức năng này đòi hỏi tiền lương phải thực hiện được các chức năng trên, nghĩa là tiền lương phải đủ lớn để người lao động có thể bù đắp được các chi phí của mình và phải tổ chức tốt việc trả tiền lương để có thể phân biệt được người làm tốt và người làm chưa tốt trong vấn đề trả lương. Nếu trả lương không tốt sẽ kìm hãm quá trình sản xuất.
Chức năng tích luỹ: Tiền lương không chỉ được người lao động dùng trong quá trình làm việc mà còn được tích luỹ để dành đề phòng những bất trắc có thể xày ra khi người lao động không thể làm việc được nhưng vẫn phải tiêu dùng. Trên thực tế, tiền lương của người lao động nói chung chỉ đủ dùng, vì thế, không có điều kiện tích luỹ. Chính vì vậy mà nhà nước ta phải buộc người lao động và các doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động (BHXH bằng 5% so với tiền lương cơ bản, BHYT bằng 1% so với tiền lương cơ bản của mình). Việc tiền lương không thực hiện được chức năng tích luỹ đã gây ra không ít những khó khăn nhất là lúc người lao động ốm đau, tai nạn, thất nghiệp hay khi về hưu…
1.1.2. Khái niệm CTTL
1.1.2.1. Khái niệm CTTL
CTTL là hoạt động không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào. CTTL là toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc hình thành, quản lý và phân phối tiền lương. Các hoạt động đó được thực hiện trên cơ sở các quyết định của Nhà nước, của ngành có liên quan. Vì vậy các doanh nghiệp tùy vào tình hình thực tế của của doanh nghiệp mình để thực hiện CTTL sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.2.2. Vai trò của CTTL
CTTL là một hoạt động quản trị nhân lực rất quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp, nếu tổ chức làm tốt công tác này sẽ kích thích được người lao động làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với tổ chức, tạo sự phấn khởi cho người lao động và đoàn kết giúp đỡ nhau cùng đồng lòng vì sự phát triển của tổ chức, làm cho doanh nghiệp không ngừng phát triển.
Và khi năng suất lao động cá nhân tăng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giảm giá thành, tăng tích lũy và tăng tính cạnh tranh.
Ngược lại nếu làm không tốt, thiếu công bằng sẽ nảy sinh những mâu thuẫn, đấu tranh quyền lợi giữa những người lao động với nhau và giữa lao động với giới chủ.
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CTTL
1.2.1. Yêu cầu của CTTL
Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội hay khi xây dựng các chính sách tiền lương.
Yêu cầu thứ hai của CTTL là phải làm sao cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao. Muốn làm được điều này thì tiền lương phải đảm bảo là đòn bẩy nâng cao động lực làm việc cho người lao động, tạo cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động.
Yêu cầu thứ ba của CTTL là đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, đễ hiểu. Do tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Cho nên một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu sẽ trực tiếp tác động tới thái độ làm việc của người lao động, đồng thời tạo hiệu quả của hoạt động quản lý lao động, tiền lương.
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của CTTL
Khi làm bất cứ một việc gì chúng ta cũng cần có nguyên tắc những nguyên tắc ấy giúp chúng ta làm việc đúng hướng đúng mục tiêu từ đó mà hiệu quả công việc cao hơn và với việc tổ chức một hoạt động của một tổ chức thì việc nguyên tắc tổ chức là một điều không thể thiếu.
Trong tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp thì tổ chức tiền lương là một hoạt động vô cùng quan trọng.
Để xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương một cách hiệu quả thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau; Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân; Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau.
Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau
Nguyên tắc này là sự thể hiện rõ nhất của việc phân phối theo lao động “Làm theo năng lực hưởng theo lao động” đó chính là việc trả lương cho những người làm việc với số lượng và chất lượng như nhau có mức lương như nhau, nguyên tắc này đảm bảo cho việc bình đẳng lao động
Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân
Tiền lương trả cho người lao động phải dựa vào năng suất lao động đạt được và phải nhỏ hơn chúng. Đây là một trong những nguyên tắc nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác tiền lương. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được giá thành, hạ giá cả và tăng cường tích luỹ để thúc đầy sản xuất phát triển.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau
Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương được trả phải khác nhau. Chính vì vậy để có sự phân biệt trong trả lương đòi hỏ phải xác định chính xác cả số lượng và chất lượng lao động.
Chất lượng lao động được xác định dựa vào: Trình độ lành nghề bình quân, trình độ lành nghề cao chứng tỏ chất lượng lao động cao và ngược lại; điều kiện lao động khác nhau, khi điều kiện lao động khác nhau chi phí lao động của con người bỏ ra sẽ khác nhau, chính vì vậy tiền công, tiền lương trả cho họ phải khác nhau; vị trí quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân khác nhau mức lương trả cho người lao động cung khác nhau. Thông thường những ngành có tầm quan trọng càng lớn càng được xếp vào những vị trí hàng đầu, chẳng hạn ngành công nghiệp nặng (cơ khí, điện, luyện kim, hoá chất, khai thác mỏ…). Những ngành được xếp vào vị trí hàng đàu thường có mức lương cao hơn mức lương cùng bậc trong các ngành xếp ở vị trí sau; ngoài ra còn sự khác nhau về điều kiện sống (khí hậu, đi lại, giá cả sinh hoạt,…).
1.3. NỘI DUNG CỦA CTTL
1.3.1. Xây dựng và quản lý quỹ lương
1.3.1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Theo Công văn 4320/BLĐTBXH – TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng quỹ tiền lương được hình thành từ các nguồn:
Quỹ lương theo đơn giá tiền lương được giao.
Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước.
Quỹ lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao.
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
1.3.1.2. Phân loại quỹ tiền lương
Khái niệm
Quỹ tiền lương là tổng số tiền trả cho người lao động. Thực chất đó là tổng số tiền mà người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp, các tổ chức) trả cho người lao động do doanh nghiệp hay tổ chức đó quản lý1 Giáo trình Phân tích lao động xã hội
.
Phân loại quỹ tiền lương
Phân loại quỹ tiền lương dựa vào vị trí và vai trò của từng bộ phận tiền lương thì quỹ tiền lương bao gồm:
Quỹ tiền lương cấp bậc (còn gọi là quỹ tiền lương cơ bản, quỹ tiền lương cố định). Quỹ tiền lương này có tính ổn định trong một thời gian nhất định (trừ trường hợp số lượng lao động tăng giảm hay tăng giảm trình độ lành nghề bình quân).
Quỹ tiền lương biến đổi: Quỹ lương này được hình thành từ các khoản phụ cấp có tính chất lượng (phụ cấp, trợ cấp, thưởng…)
Căn cứ vào sự hình thành của quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương kế hoạch: là tổng số tiền lương (bao gồm cả quỹ lương cố định và quỹ lương biến đổi) mà người sử dụng lao động dự tính trả cho người lao động khi họ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện bình thường.
Quỹ tiền lương thực hiện hay quỹ lương báo cáo: là tổng số tiền thực tế đã chi (bao gồm cả những khoản không được lập trong kế hoạch) trong thời gian tương ứng với quỹ lương kế hoạch.
Căn cứ vào đối tượng và phương thức trả lương
Quỹ lương của công nhân sản xuất: là số tiền trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất, trong đó có thể chia ra quỹ lương sản phẩm trả cho công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và quỹ lương thời gian trả cho công nhân làm việc theo thời gian.
Quỹ lương viên chức: là số tiền trả cho bộ phận quản lý trong doanh nghiệp hay tổ chức.
Quỹ lương của Giám đốc và kế toán trưởng.
Trong phạm vi xã hội người ta phân chia ra
Quỹ lương trong sản xuất kinh doanh; là số tiền trả cho người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh.
Quỹ lương khu vực hành chính sự nghiệp; trả cho cán bộ công chức theo luật công chức.
Từ giác độ của người lao động
Suất lương cơ bản (cấp bậc hay còn gọi là phần cứng) là suất lương đã được thoả thuận giữa hai bên (thường dựa vào thang lương bảng lương để tính).
Tiền lương thực tế nhận được: là lượng tiền mà người lao động nhận được căn cứ vào suất lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của họ.
Tiền lương thực tế nhận được: là lượng tiền mà người lao động nhận được bao gồm cả lương cơ bản và các khoản trả thêm căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc (còn gọi là phần mềm).
1.3.1.3. Các phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước hiện nay
Để lập kế hoạch quỹ lương cho doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Một số phương pháp xây dựng quỹ kế hoạch quỹ lương mà các doanh nghiệp nhà nước đang áp dụng hiện nay đó là: Phương pháp dựa vào tổng thu trừ tổng chi, phương pháp dựa vào mức lương thịnh hành trên thị trường lao động, phương pháp dựa vào chi phí (đơn giá) tiền lương cho một đơn vị hàng hoá tiêu thụ,
Phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương dựa vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân kỳ
QLkh =TLkh * LĐkh
Trong đó:
Quỹ lương kế hoạch để xác định đơn giá
Tiền lương bình quân kỳ kế hoach
LĐkh Số lượng lao động
Với phương pháp này, quỹ tiền lương kế hoạch phụ thuộc vào mức tiền lương bình quân kỳ kế hoạch và số lao động, hiện nay nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để xây dựng quỹ lương kế hoạch, tuy nhiên nó cũng còn nhiều hạn chế nhiều doanh nghiệp tìm cách nâng khống số lượng lao động lên để tăng quỹ tiền lương kế hoạch một cách bất hợp lý, không phù hợp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch dựa vào lao động định biên và hệ số cấp bậc bình quân
QLkh = [Lđb * LminDN * (Hcb + Hpc) + Vcv] * 12tháng
Trong đó:
QLkh Quỹ lương kế hoạch
Lđb Lao động định biên
LminDN Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp
Hcb Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
Hpc Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương
Vcv Quỹ lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong định mức lao động tổng hợp
Thực chất phương pháp này là xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương dựa vào tiền lương bình quân và số lượng lao động, phương pháp này cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, tuy nhiên còn có nhiều hạn chế, không phù hợp với doanh nghiệp có cơ cấu lao động phức tạp hoặc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Phương pháp xây dựng quỹ lương dựa vào đơn giá tiền lương và khối lượng sản phẩm
QLkh = ĐGtl * SLsp
Trong đó:
QLkh Quỹ lương kế hoạch
ĐGtl Đơn giá tiền lương
SLsp Số lượng sản phẩm làm ra
Phương pháp này đã mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất và vấn đề tiền lương. Tuy nhiên nó có nhược điểm là việc định mức lao động còn khó khăn, phức tạp dẫn đến việc tính đơn giá tiền lương không chính xác.
Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa vào tổng thu trừ tổng chi
Công thức tính quỹ lương kế hoạch:
Trong đó:
Quỹ lương kế hoạch
Doanh thu kế hoạch. Doanh thu kế hoạch là tổng số tiền dự tính thu được sau khi bán hàng, nó được xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và giá cả thị trường đối với các loại hàng hoá đó.
Chi phí kế hoạch, bao gồm các chi phí vật chất liên quan đến nguyên liệu và khấu hao tài sản máy móc thiết bị, các khoản phải nộp và các khoản chi phí cần thiết khác không nằm trong chi tiêu quỹ lương.
Như vậy, với công thức trên muốn xác định chính xác quỹ lương kế hoạch đòi hỏi phải xác định chính xác doanh thu và tổng chi phí (không bao gồm chi phí tiền lương) kế hoạch.
1.3.2. Các hình thức trả lương
1.3.2.1. Hình thức trả lương sản phẩm
Là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm mà người lao động làm ra. Theo hình thức này thì tiền lương của người lao động phụ thuộc vào đơn giá và số lượng sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng.
TLSP = ĐGSP * SLSP (1)
Trong đó:
TLSP là tiền lương sản phẩm
SLSP là số lượng sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng
ĐGSP là đơn giá sản phẩm. Đơn giá sản phẩm là số tiền quy định để trả công cho người lao động khi làm ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng.
ĐGSP = LCV * MTG 1, 2 , 3 Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực trang 383
(2)
Hay
(3)
Trong đó:
LCV là mức lương cấp bậc công việc
MTG là mức thời gian
MSL là mức sản lượng
Đối tượng áp dụng: là người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm và công nhân phụ phục vụ
Tác dụng của hình thức trả lương sản phẩm đó là:
Tạo sự công bằng vì tiền lương nhận được gắn liền với kết quả sản xuất của người lao động
Khuyến khích người lao động ra sức học tập, nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến để có năng suất lao động cao.
Ưu, nhược điểm của hình thức tả lương theo sản phẩm
Ưu điểm của hình thức này đó là:
+ Khuyến khích người lao động nâng cao năng suất
+ Quán triệt nguyên tắc trả lương, nguyên tắc phân phối theo lao động
+ Đảm bảo sự công bằng: Tiền công tiền lương gắn với kết quả sản phẩm tạo ra (có thể cân đong, đo đếm được)
+ Khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ, bố trí sắp xếp nơi làm việc để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
+ Khuyến khích người lao động tự quản lý công việc của mình, thời gian làm việc cũng như thời điển làm việc của mình cho phù hợp nhất.
Nhược điểm của hình thức trả lương theo sảm phẩm đó là:
+ Hình thức này chỉ áp dụng được cho những công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm (điều này làm hạn chế phạm vi áp dụng)
+ Việc nghiệm thu, kiểm tra sản phẩm đời hỏi phải chính xác, công phu mất nhiều thời gian.
+ Hình thức này cũng khiến cho người lao động chỉ chạy theo số lượng, không chú ý tiết kiệm vật tư, lãng phí, không sử dụng hiệu quả máy móc trang thiết bị…
+ Tính hiệp tác trong lao động còn kém
+ Việc sắp xếp cấp bậc công việc còn gặp nhiều khó khăn.
Để sử dụng được phương pháp này, cần bảo đảm các điều kiện cơ bản sau:
Xây dựng được các mức lao động hợp lý phục vụ cho việc tính toán đơn giá một cách chính xác
Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
Tổ chức tốt công tác kiểm kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Làm tốt công tác giáo dục, quản lý hợp lý và tăng trách nhiệm cho người lao động, tránh tình trạng chỉ chú ý đến số lượng mà xem nhẹ chất lượng.
1.3.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian
Theo hình thức này thì tiền lương của người lao động nhận được căn cứ vào mức lương phù hợp với cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của họ
TLtgi = Li * Ttt
Trong đó:
TLtgi là tiền lương của người lao động bậc i làm theo lương thời gian
Li là mức lương của người lao động bậc i (theo giờ, ngày, tháng)
Ttt là thời gian thực tế mà người lao động làm việc (giờ, ngày, tháng)
Đối tượng áp dụng là: các bộ quản lý, công nhân phụ, công nhân chính (làm trên máy móc tự động, không định mức được), những công nhân phụ trợ, những công việc khó định mức lao động và những công việc mà việc đánh công việc là khó khăn.
Tác dụng của hình thức trả lương sản phẩm đó là:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra
Khuyến khích người lao động làm đầy đủ thời gian quy định
Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian
Ưu điểm đó là:
+ Người lao động sẽ quan tâm tới chất lượng sản phẩm chứ không phải là số lượng.
+ Tốn ít thời gian cho công tác nghiệm thu sản phẩm và định mức lao động.
+ Khuyến khích người lao động làm đầy đủ và đảm bảo thời gian làm việc
Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian đó là:
+ Không công bằng như hình thức lương sản phẩm
+ Không khuyến khích người lao động sử dụng hiệu quả thời gian làm việc (không còn đủ 8 giờ lao động vàng ngọc).
Để sử dụng được phương pháp này, cần bảo đảm các điều kiện cơ bản sau:
- Thực hiện chấm công một cách chính xác và khoa học
- Quản lý chặt chẽ thời gian làm việc của người lao động
- Bố chí sắp xếp đúng người đúng việc (Cấp bậc công nhân phải bằng với cấp bậc công việc hoặc nhỏ hơn một bậc)
- Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho người lao động để họ có ý thức tự giác trong công việc của mình và làm việc một cách có hiệu quả nhất.
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CTTL
Yếu tố từ bên ngoài
Yếu tố về tổ chức, doanh nghiệp
Yếu tố thuộc về công việc
Yếu tố thuộc về cá nhân
Thị trường lao động:
Cung cầu sức lao động
Các định chế về giáo dục và đào tạo
Sự thay đổi trong cơ cấu đội ngũ lao động
Điều kiện kinh tế và tỷ lệ lao động thất nghiệp trên thị trường
2. Các tổ chức công đoàn
3. Sự khác biệt về trả lương theo vùng
4. Các quy định luật pháp của chính phủ
Các mong đợi xã hội, phong tục, tập quán
1. Tổ chức, DN thuộc ngành sản xuất kinh doanh nào
2. DN có tổ chức công doàn hay không
3. Lợi nhuận và khả năng trả lương
4. Quy mô DN
5. Trình độ trang bị kỹ thuật
6. Quan điểm quản lý của DN
DN tự đặt mức lương hay theo mức lương trên thi trường
Cơ cấu hỗn hợp giữa tiền lương và phúc lợi
Các mối quan hệ công việc sẵn có
Các chính sách, thực tiễn, thủ tục trả lương
Nhân viên làm việc đầy dủ hoặc một phần thời gian
7. Tầm quan trọng của công việc với doanh nghiệp
1. Kỹ năng: Yêu cầu lao động trí óc
Mức phức tạp của công việc
Các phẩm chất cá nhân cần thiết
Khả năng ra quyết định, đánh giá
Kỹ năng quản trị
Các kiến thức về giáo dục, đào tạo cần thiết cho công việc
Các kỹ năng xã hội
Khả năng hoà đồng với người khác
Khả năng thực hiện những công việc chi tiết
Khả năng thực hiện những công việc đơn điệu
Khả năng sáng tạo
Khả năng bẩm sinh
Tính linh hoạt, tháo vát
Kinh nghiệm trước đây
Trách nhiệm về các vấn đề
Tiền bạc,
Tính chất phụ thuộc, chu đáo-chất lượng công việc
Vật liệu, dụng cụ, tài sản
Chính sách của DN
Sự cố gắng
Yêu cầu về thể lực
Yêu cầu về trí óc
Quan tâm đến những điều chi tiết
Áp lực công việc
Điều kiện làm việc
Điều kiện công việc
Những rủi ro trong công việc.
1. Thực hiện công việc, năng suất
2. Kinh nghiệm
3. Thâm niên
4.Khả năng thăng tiến
5. Sự ưa thích cá nhân:
Thích thú công việc
Thích vị trí xã hội, tên gọi, điều kiện đòi hỏi
Mức độ an toàn trong trả lương
thời gian làm việc
Ưa thích được đi làm việc, du lịch nước ngoài, thành phố.
(Nguồn: Theo Cherrington. 1995. The management of human resoufces. Tr. 406. Prentice Hall. A Simon & Schuster Com. Englewood Cliffs, New Jersey)
1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CTTL
Tiền lương của người lao động là do hai bên (người thuê và người được thuê) thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động, do đó tền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với người lao động mà còn có ý nghĩa với cả ngườ._.i sử dụng lao động.
Đối với người lao động thì tiền lương là khoản thu nhập chính của họ, người lao động làm việc thì luôn muốn được trả mức lương cao, khi mà tiền lương người lao động nhận được thỏa đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Đối với người thuê lao động thì tiền lương là một khoản mục trong chi phí sản xuất mà mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, mà muốn có lợi nhuận cao thì chi phí sản xuất phải thấp.
Vì vậy doanh nghiệp phải làm sao để trả lương cho lao động một cách hợp lý để vùa kích thích người lao động không ngừng làm việc sáng tạo, nâng cao trình độ, tăng năng suất lao động.Ngược lại nếu trả lương không hợp lý, lợi ích của người lao động không được chú ý đến, sẽ dẫn đến nguồn nhân lực có thể bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng.
Qua đây ta có thể khẳng định lại rằng CTTL có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Nếu nó được làm tốt sẽ rất có hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ vai trò của tiền lương và những hạn chế còn tồn tại của CTTL thì việc hoàn thiện CTTL là rất cần thiết bởi vì tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động nên lẽ tất nhiên động lực để người lao động làm việc trước hết là tiền lương. CTTL nếu thực hiện tốt sẽ kích thích người lao động làm việc, dẫn đến đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, năng suất lao động tăng, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô lẫn chiều sâu.
Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
2.1.1. Tổng quan về Công ty ĐTHN 1
Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty điện thoại Hà Nội 1
Giới thiệu về Công ty ĐTHN 1
Công ty ĐTHN 1 trực thuôc Viễn Thông Hà Nôi là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Với tên giao dịch là: Ha Noi Telephone Company No.1
Trụ sở giao dịch chính tại: 811 Đường Giải Phóng, Hà Nội
Giám đốc: Nguyễn Cao Tuấn
Điện thoại: (84-4)36643580
Fax: (84-4) 762 6262
Webside: www.hnt-vnpt.com.vn
Số lượng cán bộ công nhân viên: 1310 người
Mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Cung cấp các dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại cố định
Điện thoại, Fax trong nước và quốc tế
Vinacard, vinatex, vinadaily, vinaextra, vina365
Gọi 171, IDD
Dịch vụ Internet Mega vnn
Tiếp nhân yêu cầu lắp đặt, chuyển dịch vụ điện thoại
Thu cước phí
Lịch sử hình thành và phát triển
Có thể nói: Thông tin liên lạc là yêu cầu không thể thiếu và được hình thành, phát triển cùng với sự hình thành, phát triển của xã hội loài người. Khi chưa có ngôn ngữ, chữ viết, muốn thông tin cho nhau điều gì, người ta dùng động tác, những tiếng hú hoặc những hình vẽ.
Đến thời kỳ phong kiến, phương tiện được sử dụng để chuyển thông tin ban đầu là cờ, đèn, kèn, trống, ngựa, thuyền, chim câu,..Quanh thành Cổ Loa còn có di tích của các “Hoả đài” cũng là những di chỉ thể hiện cách thông tin từ thời xưa.
Dưới thời thuộc Pháp.
Thực dân Pháp tổ chức hệ thống Bưu điện theo mô hình của nước Pháp và dựa trên cơ sở trình độ kỹ thuật lúc đó.
Năm 1863 con tem đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam là con tem được dùng chung cho các nước thuộc địa của Pháp.
Năm 1883, lập bưu cục tại Hà-nội. Trong khoảng 30 năm từ 1886 đến 1916, qua nhiều đợt xây dựng, thực dân Pháp đã xây dựng trung tâm Bưu điện (khu vực 75. Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội ngày nay) với toà nhà 3 tầng. Năm 1942, Pháp xây phần nền, móng, hầm của toà nhà 5 tầng hiện nay, (gần 30 năm sau, năm 1971 Công ty xây dựng Công nghiệp Hà nội đã xây dựng toà nhà này, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, các trang thiết bị khai thác bưu điện, tháp đồng hồ...đã được lặp đặt).
Ngày 19/8/1945, sau khi chiếm lĩnh được Bưu điện Trung tâm ở Hà Nội, ta đã tổ chức ngay hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cách mạng, xây dựng chính quyền nhân dân. Bưu điện Trung tâm Hà Nội gọi là Nhà Bưu điện Trung ương Bờ Hồ. Tại đây, hồi 7 giờ 35 phút, ngày 17 tháng 1 năm 1946, Hồ Chủ Tịch đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân, viên chức Bưu điện.
Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, đất nước Việt Nam thống nhất. Nhân dân ta bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghiã xã hội ở cả hai miền Nam, Bắc. Công tác thông tin Bưu điện cũng đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới. Hà Nội trở thành trung tâm thông tin đầu mối của cả nước, để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đến với đồng bào thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam mới giải phóng, những trang báo Nhân dân đã được hệ thống thông tin của Bưu điện Hà Nội truyền trực tiếp để in ấn và phát hành trong ngày tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với những thành tích trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu, năm 2004, Nhà nước đã tặng Sở Bưu điện Hà Nội (Bưu điện thành phố Hà Nội ngày nay) đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 1978, nhà Bưu điện 5 tầng thuộc khu vực 75-Đinh Tiên Hoàng với sự giúp đỡ xây dựng và trang bị thiết bị thông tin của Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào khai thác.
Thông tin Bưu điện từ năm 1987 đến nay
Bước vào công cuộc đổi mới, thông tin liên lạc là ngành thuộc hạ tầng cơ sở, ngành Bưu điện đã đi tiền phong mở cửa hội nhập Quốc tế, tiếp thu những công nghệ hiện đại. Ngày 20/10/1989, tổng đài điện báo TELEX – ALFA.V dung lượng 1024 số với công nghệ kỹ thuật số (Digital) đầu tiền đã đưa vào khai thác tại Hà Nội. Ngày 15/11/1990, tổng đài điện thoại E.10B của hãng ALCATEL (Pháp) dung lượng 15.000 số, công nghệ kỹ thuật số đầu tiên được đưa vào khai thác tại Hà Nội, từ đó, chỉ 2 năm sau toàn bộ hệ thống tổng đài điện thoại cũ với công nghệ kỹ thuật tương tự (Analog) thuộc mạng lưới điện thoại ở Hà Nội đã được thay mới bằng hệ thống tổng đài kỹ thuật số, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về thông tin điện thoại cho sự chỉ đạo điều hành nền kinh tế cũng như đời sống xã hội.
Tổng kết phong trào thi đua sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), Công ty Điện thoại Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Tại Đại hội thi đua ngành Bưu điện thời kỳ đổi mới năm 2000, Bưu điện Hà Nội có 2 Chiến sĩ thi đua toàn Quốc và 19 Chiến sĩ thi đua cấp ngành được biểu dương. Năm 2004, Bưu điện Hà Nội vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhiệm vụ của Bưu điện thành phố Hà Nội gồm:
Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới Bưu chính-Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các nơi khác theo quy định của Tổng công ty nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm được giao.
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc
Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính- Viễn thông và các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
Vận chuyển giao nhận hàng hoá và kho vận. Về năng lực hoạt động trên mạng lưới, Bưu điện Hà Nội hiện đang quản lý, khai thác (Báo cáo tổng kết công tác năm 2004-Bưu điện TP Hà Nội):
Hệ thống bưu chính: 126 bưu cục; 8 kiốt; 96 điểm Bưu điện văn hoá xã; 659 đại lý Bưu điện; 1.587 đại lý điện thoại công cộng. Bán kính phục vụ bình quân 0,60km/điểm phục vụ. Số dân bình quân 3.370người/điểm phục vụ.
Hệ thống viễn thông: Mạng điện thoại cố định có 16 tổng đài trung tâm (Host); 2 tổng đài Tandem; 123 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng lắp đặt 813.000 số, trong đó số đang khai thác chiếm 83%. Hệ thống truyền dẫn bao gồm 4 vòng rinh cấp II; 21 vòng ring cấp III, 17 tuyến PDH với tổng dung lượng truyền dẫn đang sử dụng là 10.199 PCM. Mạng điện thoại di động nội thị (Cityphone) có 1.347 CS; 66 trạm RP; 103 trạm CSC; Tổng dung lượng chuyển mạch 100.000 số; Đang khai thác 59.000 số. Mạng điện thoại dùng thẻ(Cardphone) có 1.484 trạm.
Hệ thống Internet: Có 29.623 thuê bao đang hoạt động; Các dịch vụ Internet Mega VNN, WIFI đang mở rộng. Đã đưa Internet tới 100% các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông.
Tổng số máy điện thoại do Bưu điện Hà Nội quản lý trên địa bàn Hà Nội hiện có 1.12 triệu máy (Bao gồm cả máy điện thoại di động trả trước). Đạt mật độ 37 máy/100 dân.
Hiện nay Bưu điện thành phố Hà Nội đã hợp đồng hợp tác kinh doanh về viễn thông với NTT (Nhật Bản) và làm đại lý với một số hãng và doanh nhân nước ngoài để khai thác kinh doanh một số dịch vụ bưu chính như: DHL, FEDEX, OCS, UPS...
Vững bước vào chặng đường mới – phát triển, hội nhập.
Bước vào chặng đường mới – phát triển, hội nhập đồng thời cũng bước vào sự cạnh tranh gay gắt. Trên nền tảng truyền thống của bao thế hệ đã xây đắp nên, Bưu điện thành phố Hà Nội sẽ vững vàng tiến bước mạnh mẽ hơn.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng; những người dân của kinh kỳ ngàn năm văn hiến, Bưu điện thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng rộng khắp với công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao, chất lượng tin cậy làm nền tảng cho sự ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô.
Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, trong những năm tới Bưu điện Hà Nội sẽ triển khai đầu tư hạ tầng cáp quang đến tận các khu văn phòng, các hộ dân, tạo thành xa lộ thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá.
Phổ cập các dịch vụ Internet tới mọi người dân Thủ đô với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp. Triển khai các chương trình đưa Internet tới các trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Phát triển các dịch vụ bưu chính theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính hiện đại, đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ bưu chính.
Bưu điện Hà Nội sẽ tiếp tục các chương trình “Hướng tới khách hàng”, nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách hàng, cung cấp tới khách hàng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp,...Đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng với chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm lao động của Công ty
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện thoại Hà Nội 1
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ĐTHN 1
BAN GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG
1. Phòng TC-LĐTL
2. Phòng Hành chính quản trị
3. Phòng Kế toán tài chính
7. TTVT Yên Phụ
8. TTVT Giáp Bát
6. TTVT Bờ Hồ
5. Trung tâm Nguồn điện
4. Trung tâm Hỗ trợ DVVT
3. Trung tân CM-TD
2. Phòng Ứng dụng tin học
1. Ban quản lý dự án
4.Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ
7. Phòng ĐT-XDCB
6. Phòng Tiếp thị bán hàng
5. Phòng Kế hoạch
14. TTVT Mê Linh
13. TTVT Sóc Sơn
12. TTVT Đông Anh
11. TTVT Gia Lâm
10. TTVT Long Biên
9. TTVT Trần Khát Chân
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
.1. Ban Giám đốc
Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, có quyền cao nhất quyết định mọi công việc của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc VTHN và pháp luật về hoạt động kinh doanh và điều hành sản xuất của Công ty theo phân cấp tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty Địên thoại Hà Nội 1.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:
Tổ chức, điều hành toàn đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác được VTHN giao. Ban hành các quy định phân cấp quản lý tài sản, vật tư, thiết bị trong đơn vị nhằm khai thác, kinh doanh có hiệu quả.
Quyết định điều chuyển nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc
Đề xuất với Giám đốc VTHN quyết định bổ sung, điều chỉnh các nguồn lực nhằm phát triển kinh doanh của đơn vị.
Xây dựng, trình Giám đốc VTHN quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn hàng năm, kế hoạch đổi mới công nghệ và trang thiết bị, phương tiện vận chuyển
Quyết định chương trình hoạt động, biện pháp thực hiện kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, phương án phối hợp kinh doanh với các đơn vị khác, phương án tổ chức thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNV.
Ký hợp đồng lao động thời vụ, khoán gọn dưới 1 năm với người lao động theo ủy quyền của Giám đốc VTHN.
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Giám đốc VTHN và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc là người có trách nhiệm giúp Giám đốc điều hành công ty, được phân công phụ trách, chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc chính của mình.
Phó Giám đốc có nhiệm vụ ký các hợp đồng, văn bản được Giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
.2. Phòng Tổ chức lao động tiền lương
Cơ cấu tổ chức của Phòng TC-LĐTL
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng TC-LĐTL
Trưởng Phòng
Tổ chức lao động tiền lương
Phó phòng
TC-LĐTL
Chuyên viên tổ chức, lao động
Chuyên viên Đào tạo
Chuyên viên BHXH, chính sách xã hội
Chuyên viên định mức lao động
Chuyên viên thi đua
Chuyên viên lao động tiền lương
Chuyên viên an toàn lao động, bảo hộ lao động
Chuyên viên thường trực Đảng
Bảng 2.1: Bảng tên nhân viên Phòng TC-LĐTL
STT
Họ và tên
Chức năng nhiệm vụ
Số lượng
1
Mai Quốc Hùng
Trưởng phòng
1
2
Nguyễn Tiến Quyền
Phó phòng
1
3
Ngô Minh Yến
Phạm Lê Vân Hà
Chuyên viên tổ chức, lao động
2
4
Phạm Thị Nga
Chuyên viên lao động, tiền lương
1
5
Nguyễn Thành Trung
Chuyên viên đào tạo
1
6
Lê Anh Tuấn
Nguyễn Thị Thuận An
Chuyên viên định mức lao động
2
7
Trương Thị Thanh Thủy
Chuyên viên thi đua
1
8
Nguyễn Chí Thanh
Chuyên viên thường trực Đảng
1
9
Lục Văn Sử
Chuyên viên BHXH, chính sách xã hội
1
10
Nguyễn Quốc Khánh
Chuyên viên an toàn lao động, bảo hộ lao động
1
Chức năng nhiệm vụ của Phòng TC-LĐTL
Chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực công tác TC-LĐTL, chính sách, an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và quân sự tự vệ theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Nghiên cứu xây dựng, đề xuất mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng thời kỳ.
Thực hiện hệ thống chức danh đầy đủ theo quy định.
Quản lý lao động và quản lý hồ sơ của CBCNV trong công ty.
Nhận xét, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, xây dựng qui hoạch cán bộ theo phân cấp.
Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNV.
Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động và các hoạt động nghĩa tình.
Thường trực công tác xét hoàn thành kế hoạch và chất lượng tháng.
Thường trực công tác bảo hiểm lao động, an toàn lao động, …
Hai chức năng quan trọng nhất trong phòng TC-LĐTL đó là tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách.
Cụ thể về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo:
Các chuyên viên trong phòng TC-LĐTL có nhiệm vụ
Triển khai công tác quy hoạch cán bộ
Triển khai việc thực hiện sắp xếp lại, thành lập mới, giải thể các phòng ban trong công ty, các đơn vị thuộc công ty.
Hướng dẫn thủ tục cho nhân viên được đi học tập trong và ngoài nước.
Thống kê cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thu nhập trong công ty,
Xây dựng, ban hành quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, đề cương cho cán bộ công nhân viên.
Công tác lao động, tiền lương, chế độ chính sách.
Thực hiện chế độ, hình thức trả lương, trả thưởng, xây dựng các cấp bậc công việc
Bàn giao và quyết toán kế hoạch lao động, tiền lương hàng quý, và cả năm cho các đơn vị trực thuộc công ty,
Hướng dẫn kiểm tra và tính đơn giá tiền lương cho công nhân viên,
Nâng bậc lương cho công nhân, nâng lương cho công nhân viên,
Thực hiện chế độ BHXH cho cán bộ, công nhân viên chức trong các phòng ban và đơn vị trực thuộc công ty theo các quy định của BHXH Việt Nam,
Quyết định các chế độ nghỉ phép, tai nạm lao động, thai sản, tử tuất, về hưu… cho cán bộ công nhân viên.
.3. Phòng Quản lý kỹ thuật
Chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng hệ thống mạng viễn thông và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật theo phân cấp.
Nghiên cứu, đề xuất phương án mở rộng và phát triển mạng lưới.
Hướng dẫn rà soát công tác tu bổ, sửa chữa, nâng cấp mạng lưới.
Hỗ trợ phối hợp xử lý khắc phục sự cố kỹ thuật.
Theo dõi, đôn đốc điều hành sửa chữa hư hỏng trên mạng.
Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các qui trình, qui phạm kỹ thuật, biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ.
.4. Phòng Kế hoạch kinh doanh
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch, kinh doanh, đầu tư, xây dựng sửa chữa tài sản và cung ứng vật tư theo các nhiệm vụ cụ thể:
Lập và tổ chức triển khai công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở kế hoạch của Bưu điện Hà Nội giao cho công ty.
Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, thẩm định, xét duyệt dự toán thiết kế, đôn đốc thực hiện, nghiệm thu bàn giao các công trình và sửa chữa tài sản.
Tổ chức cung ứng vật tư, phương tiện, công cụ lao động sản xuất, và các trang thiết bị khác theo kế hoạch.
Thường trực công tác phát triển thuê bao.
.5. Phòng Quản lý nghiệp vụ
Chức năng cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý nghiệp vụ theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Quản lý, cập nhật hồ sơ thuê bao.
Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định nghiệp vụ cước phí viễn thông.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện thể lệ, thủ tục khai thác điện thoại và các dịch vụ.
Theo dõi, đôn đốc, giải quyết khiếu nại của khách hàng về cước phí.
Quản lý dàn số, cấp số phực vụ phát triển thuê bao và cung cấp số liệu khác theo yêu cầu.
.6. Phòng Tài chính kế toán
Chức năng cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức thực hiện các thể lệ, thủ tục về tài chính, kế toán, quản lý kinh tế theo nhiệm vụ cụ thể sau:
Thực hiện chế độ kế toán, thống kê tại đơn vị.
Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn.
Soát xét thanh quyết toán các khoản chi phí, các công trình
Tổ chức, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán trong công ty.
.7. Phòng Hành chính - quản trị
Chức năng cho Giám đốc trong lĩnh vực hành chính, quản trị theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định.
Quản lý mặt bằng sản xuất, các trang thiết bị văn phòng, các phương tiện khác và tổ chức mua sắm trang bị bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất của Công ty.
Quản lý, điều hành xe ôtô phục vụ công tác.
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện sửa chữa nhà trạm theo phân cấp.
Đảm bảo trật tự, vệ sinh, khang trang nơi làm việc trong khu vực của Công ty.
Tổ chức phục vụ các hội nghị và công tác lễ tân.
.8. Phòng Máy tính
Chức năng cho Giám đốc trong quản lý và ứng dụng tin học theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học vào sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức quản lý điều hành mạng máy tính của Công ty.
Phối hợp với phòng Tài chính kế toán quản lý, sửa chữa toàn bộ thiết bị tin học của Công ty.
Tổ chức quản lý, đôn đốc, kiếm tra việc cập nhật số liệu mạng lưới.
Hỗ trợ về mặt tin học cho công tác quản lý nghiệp vụ, điều hành sửa chữa và công tác khác.
Thường trực, phối hợp với BĐHN thực hiện dự án quản lý mạng ngoại vi AM/FM/GIS.
.9. Ban Thanh tra bảo vệ
Chức năng cho Giám đốc trong công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm các nhiệm vụ sau:
Kiểm tra thực hiện nội quy, kỷ luật lao động.
Kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý kỹ thuật nghiệp vụ.
Kiểm tra các quy định về quản lý vật tư, tài sản, công cụ lao động và các chế độ với người lao động.
Thường trực công tác đảm bảo an toàn, chống các hiện tượng trộm cắp, xâm phạm mạng lưới.
Xác minh các vụ khiếu tố, khiếu nại theo chỉ đạo của Giam đốc.
.10. Các đài điện thoại
Là các đơn vị sản xuất trực tiếp quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổng đài vệ tinh và mạng ngoại vi với các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác toàn bộ hệ thống mạng ngoại vi từ MDF đến thiết bị đầu cuối đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của Công ty.
Tổ chức quản lý, bảo dưỡng, khai thác tổng đài vệ tinh, các trang thiết bị phụ trợ và hệ thống cáp quang theo quy định cuả Công ty.
Cập nhật kịp thời, chính xác và đầy đủ số liệu về mạng và trang thiết bị kỹ thuật.
Đề xuất, tổ chức thực hiện công tác phát triển, nâng cấp, hợp lý hóa mạng lưới theo quy định của Công ty.
Tổ chức thực hiện công tác phát triển thuê bao.
.11. Trung tâm Chuyển mạch - chuyền dẫn
Là đơn vị trực tiếpquản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng và xây lắp hệ thống thiết bị chuyển mạch truyền dẫn theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng các tổng đài HOST, thiết bị truyền dẫn đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục.
Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các đài vệ tinh.
Trực tiếp kiểm tra, nghiện thu kỹ thuật, đo kiểm bảo dưỡng định kỳ và xử lý sự cố hệ thống cáp quang.
Trực tiếp tổ chức, xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật các tổng đài HOST, tổng đài vệ tinh và hệ thống truyền dẫn.
.12. Đội cơ điện - điều hòa
Là đơn vị sản xuất trực tiếp quản lý, vận hành bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống nguồn điện, hệ thống điều hòa và các thiết bị phụ trợ có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng hệ thống nguồn điện, điều hòa và các thiết bị phụ trợ.
Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa các hệ thống nguồn điện, điều hòa, các hệ thống cảnh báo (môi trường, nguồn điện) và hệ thống tiếp đất tại các khu vực kỹ thuật viễn thông.
Trực tiếp đo kiểm, nghiệm thu kỹ thuật, đo kiểm bảo dưỡng định kỳ và xử lý sự cố hệ thống dây đất, hệ thống nguồn điện, điều hòa và thiết bị phụ trợ.
Thực hiện xây lắp, mở rộng hệ thống nguồn điện, điều hòa.
Hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị khác theo yêu cầu.
.13. Trung tâm Đo thử điều hành sửa chữa
Là đơn vị sản xuất trực tiếp điều hành công tác sửa chữa đảm bảo thông tin liên lac trên toàn mạng lưới do Công ty quản lý có nhiệm vụ cụ thể sau:
Tiếp nhận báo hỏng, đo thử xác định tình trạng, xuất phiếu cho các đơn vị.
Theo dõi đôn đốc quá trình sửa chữa, nghiệm thu chất lượng, khóa phiếu, tập hợp số liệu báo cáo theo quy định.
Tiếp nhận và thông báo cho các đơn vị liên quan về sự cố đột xuất trên mạng để có biện pháp xử lý.
.14. Trung tâm Bảo hành thiết bị thông tin
Là đơn vị sản xuất trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị thông tin theo các nhiệm vụ cụ thế sau;
Quản lý, bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt tổng đài PAPX và mạng nội bộ.
Tổ chức, tiếp thị, vận động khách hàng kỹ hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng tổng đài PAPX và mạng nội bộ.
Tổ chức thực hiện phát triển thuê bao ISDN.
Tổ chức thực hiện kinh doanh thiết bị viễn thông.
Tổ chức thực hiện dịch vụ sửa chữa các thiết bị viễn thông và các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của Công ty.
.15. Trung tâm Điện thoại công cộng
Là đơn vị sản xuất trực tiếp tổ chức kinh doanh, khai thác dịch vụ điện thoại công cộng đại lý và điện thoại công cộng dùng thẻ theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức quản lý, bảo dưỡng, khai thác và phát triển mạng lưới đại lý điện thoại công cộng và điện thoại công cộng dùng thẻ.
Hướng dẫn nghiệp vụ khai thác theo đúng quy định của ngành và của BĐHN cho các đại lý điện thoại công cộng.
Tổ chức kiểm tra, đề xuất xử lý đối với các trường hợp kinh doanh trái phép điện thoại công cộng.
Tổ chức thực hiện thu cước phí, nộp cước cho đại lý điện thoại công cộng theo quy định.
Tổ chức thực hiện kinh doanh, bán thẻ điện thoại công cộng và các dịch vụ khác.
.16. Đội nâng cấp mạng lưới thông tin
Là đơn vị sản xuất trực tiếp thực hiện việc nâng cấp tu bổ mạng lưới theo các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức thi công các công trình tu bổ, nâng cấp sửa chữa hợp lý hóa mạng ngoại vi theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của Công ty.
2.1.2.2. Đặc điểm của lao động trong Công ty
2.1.2.2.1. Theo độ tuổi và giới tính
Độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD của Công ty. Nếu độ tuổi và giới tính của lao động phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình SXKD, ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm quá trình SXKD.
Bảng 2.2: Bảng lao động theo độ tuổi trong Công ty.
STT
Tên Đơn Vị
Tổng số lao động
Giới tính
Tỷ lệ %
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1
Ban Giám đốc
3
2
1
66.67
33.33
2
Phòng TC-LĐTL
12
7
5
58.33
41.67
3
Phòng HCQT
34
30
4
88.24
11.76
4
Phòng KTNV
23
20
3
86.96
13.04
5
Phòng TCKT
26
8
18
30.77
69.23
6
Phòng KH
18
14
4
77.78
22.22
7
Phòng ĐT-XDCB
15
10
5
66.67
33.33
8
Phòng Tiếp thị bán hàng
17
9
8
52.94
47.06
9
Ban Thanh tra kiểm tra
9
9
0
100.00
0.00
10
Ban Quản lý các dự án
16
11
5
68.75
31.25
11
Phòng UDTH
24
19
5
79.17
20.83
12
Trung tâm Nguồn điện
28
26
2
92.86
7.14
13
Trung tâm hỗ trợ DVVT
45
39
6
86.67
13.33
14
Trung tâm CM-TD
109
94
15
86.24
13.76
15
Trung tâm Viễn thông Bờ Hồ
110
92
18
83.64
16.36
16
Trung tâm VT Yên Phụ
105
82
23
78.10
21.90
17
Trung tâm VT Trần K.Chân
114
85
29
74.56
25.44
18
Trung tâm VT Giáp Bát
128
100
28
78.13
21.88
19
Trung tâm VT Long Biên
109
85
24
77.98
22.02
20
Trung tâm VT Gia Lâm
91
72
19
79.12
20.88
21
Trung tâm VT Đông Anh
111
91
20
81.98
18.02
22
Trung tâm VT Sóc Sơn
89
74
15
83.15
16.85
23
Trung tâm VT Mê Linh
47
40
7
85.11
14.89
Tổng Lao động
1283
1019
264
79.42
20.58
(Nguồn Phòng TC-LĐTL)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy lao động trong Công ty chủ yếu là nam giới. Điều này là phù hợp với loại hình SXKD của Công ty. Có những đơn vị 100% lao động là nam giới (Ban Thanh tra kiểm tra), tại Trung tâm Nguồn điện thì cũng có tới 92,86% lao động là nam…Đây là những công việc nặng nhọc, yêu cầu sức khỏe như kéo dây cáp, sửa chữa máy điện thoại cố định,… nên phù hợp với nam giới. Như vậy cơ cấu lao động phù hợp với tính chất công việc đảm bảo tính hiệu quả trong công việc
2.1.2.2.2. Theo độ tuổi lao động
Bảng 2.3: Bảng Cơ cấu theo tuổi của lao động trong Công ty
STT
Độ tuổi
Số lượng lao động
Tỷ lệ %
Chính thức
Thời vụ
Tổng số
Chính thức
Thời vụ
Tổng số
1
<20
1
1
2
0.08
1.33
0.15
2
21 - 30
312
30
342
25.26
40.00
26.11
3
31 - 40
622
21
643
50.36
28.00
49.08
4
41- 50
212
20
232
17.17
26.67
17.71
5
>50
88
3
91
7.13
4.00
6.95
Tổng số
1235
75
1310
100
100
100
(Nguồn: Phòng TC-LĐTL)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo tuổi trong Công ty
Ta thấy lao động trong Công ty là lao động trẻ chủ yếu có độ tuổi trong khoảng 31 - 40 tuổi, đây là độ tuổi lao động làm việc thành thạo với công việc và cũng có xu hướng làm việc ổn định tại công ty, đây là điều kiện khá thuận lợi cho Công ty.
2.1.2.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ chuyên môn của lao động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động SXKD, vì trước hết nó là yếu tố chính để đánh giá chất lượng lao động.
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
STT
Phân theo trình độ
Chính thức
Thời vụ
Tổng LĐ Công ty
Tỷ lệ %
Tổng LĐ
Nam
Nữ
1
Trên ĐH
33
27
6
0
33
2.52
2
Đại học
446
319
127
7
453
34.58
3
Cao đẳng
127
100
27
7
134
10.23
4
Trung cấp
105
74
31
7
112
8.55
5
Trung học chuyên nghiệp
524
448
76
54
578
44.12
6
Chưa qua đào tạo
0
0
0
0
0
0.00
Tổng LĐ
1235
968
267
75
1310
100
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lao động phân theo trình độ
Dựa vào bảng cơ cấu trình độ chuyên môn của Công ty ta thấy lao động trình độ Đại học của lao động chiếm tỷ lệ khá cao (34,58%), do đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Công ty là dịch vụ viễn thông nên cao nhất là lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, họ là những công nhân trong Công ty, những công nhân này có thể đáp ứng những đòi hỏi về mặt kỹ thuật ở những khâu sản xuất, nắp đặt các trạm truyền dẫn, kéo dường dây cáp… Hàng năm Công ty tuyển dụng khá nhiều những công nhân kỹ thuật từ các trường công nhân Bưu điện hay từ các trường Cao đẳng, Trung cấp để phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới phủ sóng mạng điện thoại và cung cấp các dịch vụ viễn thông trên diện rộng
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đánh giá kết tình hình Tổ chức sản xuất, sử dụng lao động và phân phối thu nhập của Công ty trong năm 2007, 2008.
Về tổ chức sản xuất.
Thực hiện chủ trương của Giám đốc VTHN, Công ty đã kịp thời triển khai mô hình sản xuất tại các Đài điện thoại viễn thông, triển khai các đường truyền phục vụ công tác điều hành phù hợp với mô hình TCSX của các đài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo và điều hành SXKD.
Trong năm đã triển khai mua dịch vụ bảo vệ đêm tại 34 trạm vệ tinh, tiết kiệm được gần 60 lao động trực ca để bổ sung cho các vệ tinh còn thiếu lao động và các công tác tu bổ bảo dưỡng mạng lưới; ngoài ra còn tiết kiệm được một khoản lớn về chi phí lương.
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý dịch vụ truyền số liệu ADSL, Công ty ĐTHN 1 đã khẩn trương triển khai xây dựng mô hình TCSX khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, bố trí sắp xếp nhân lực, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của công tác quản lý nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:
Hiện Công ty đang quản lý trên 2.500 thuê bao TSL, 72.000 thuê bao ADSL
Trung bình hàng tháng phát triển trên 30 đường TSL, gần 3.000 thuê bao ADSL, thực hiện dịch chuyển trên 60 thuê bao TSL, gần 300 thuê bao ADSL…
Tổ chức kênh bán hàng từ Công ty xuống đến đơn vị có chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp nhằm tăng cường công tác bán hàng tại địa chỉ khách hàng và đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng xuống từng tổ sản xuất.
Sắp xếp và bố trí lực lượng lao động tại các tổ cho phù hợp để đảm bảo năng suất lao động, thực hiện khoán đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21552.doc