Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai

Tài liệu Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai: ... Ebook Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sự hình thành và phát triển của Ngành Thuế có quan hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, thuế là công cụ chủ yếu trong việc thu ngân sách của Nhà nước, nó góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện vai trò phân phối các nguồn lực tài chính. Với định hướng phát triển và xu thế hội nhập của nước ta hiện nay thì việc quản lý thu thuế hết sức phức tạp và gặp không ít khó khăn, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và vừa phải phù hợp, đảm bảo cho phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế. Cũng như những vấn đề chung trong việc quản lý thu thuế của cả nước thì chuyên đề này đóng góp cho ngành thuế huyện Bảo Yên một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế nói chung và thu thuế ngoài quốc doanh nói riêng, đảm bảo thực hiện tốt pháp luật thuế và tăng thu ngân sách địa phương nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo Yên theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước. - Tính cấp thiết của chuyên đề. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thuế là một trong những công cụ rất quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thuế của Nhà nước luôn có quan hệ chặt chẽ đến việc giải quyết lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề vĩ mô như : tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Việc hoàn thiện chính sách thuế sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội là sự quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống thuế Việt Nam ngày càng đổi mới hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới. Việc đổi mới chính sách thuế của Nhà nước ta trong thời gian vừa qua góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần tăng cường quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bên cạnh mặt tích cực của chính sách thuế hiện hành của Nhà nước ta thì việc thực thi pháp luật thuế còn nhiều phức tạp và khó khăn trong việc quản lý về lĩnh vực thuế. Tình trạng vi phạm pháp luật thuế còn phổ biến ở tất cả các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay như: trốn thuế, lợi dụng việc hoàn thuế để “rút lõi” ngân quỹ nhà nước… Nước ta đang đổi mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đang tiến dần đến việc hội nhập với thế giới; các thành phần kinh tế đang phát triển nhanh và đa dạng, do đó nhiều chính sách thuế đã lạc hậu và tạo nhiều kẽ hở. Vậy cần phải tiếp tục đổi mới và điều chỉnh các chính sách thuế cho phù hợp là rất cần thiết. Tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định “Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế, đơn giản hóa các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nuôi dưỡng nguồn thu và thu đúng thu đủ theo quy định của pháp luật. Hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế của pháp luật. Hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế của Nhà nước”. Tại văn bản số 147/TB/TW ngày 16/7/2004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã khẳng định : “Chiến lược cải cách hệ thống thuế là một trong những nội dung lớn của chiến lược tài chính đến năm 2010, có quan hệ chặt chẽ với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, chúng ta đã có những tiến bộ trong việc cải cách hệ thống thuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, quản lý thuế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phù hợp với lộ tình hội nhập quốc tế”. Cùng với những vấn đề chung trong việc quản lý thu thuế của nước ta thì huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai cũng có nhiều vấn đề trong việc quản lý thu thuế trên địa bàn nhất là việc quản lý thu thuế ngoài quốc doanh, tình trạng vi phạm pháp luật thuế đã làm ảnh hưởng đến ngân sách địa phương và việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế của huyện. Vậy công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả sẽ không chỉ ý nghĩa về kinh tế mà nó còn góp phần ổn định chính trị. Để đưa ra các giải pháp quản lý thu thuế cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế là rất cần thiết . Qua thực trạng việc thực hiện pháp luật thuế của huyện Bảo Yên tôi chọn chuyên đề : Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về thuế, phân tích đánh giá tình hình thực tế về công tác quản lý thu thuế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh của địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Nội dung của chuyên đề chủ yếu nghiên cứu áp dụng một số cơ chế chính sách thuế vào thực tiễn và quản lý thuế ở cấp địa phương trên địa bàn huyện. - Phạm vi nghiên cứu : Quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Bảo Yên trong 3 năm. - Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn áp dụng các phương pháp khác như : phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích. * Kết cấu chuyên đề. - Chuyên đề gồm có 3 chương: - Lời mở đầu - Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế ngoài quốc doanh. - Chương II : Thực trạng công tác thu thuế ngoài quốc doanh. - Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh. - Kết luận chung. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH I. một số vấn đề về thuế. 1. Khái niệm - Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Để duy trì hoạt động của Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu nhằm duy trì bộ máy quản lý Nhà nước và chi cho các công việc thuộc chức năng của Nhà nước : xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh, phúc lợi công cộng… Do vậy đến nay, thuế được coi là nghĩa vụ của công dân và các tổ chức kinh tế trong xã hội. Ở Việt Nam quy định của pháp luật : “Thuế là một khoản nộp cho Nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nộp. Hay nói cách khác thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng phần thu nhập của mình”. 1.1. Đặc điểm Từ khái niệm trên ta thấy thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước, được sử dụng để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Thuế có các đặc điểm cơ bản sau : - Tính cố định của thuế Nhà nước ban hành sắc thuế để làm công cụ, bắt buộc các thành phần kinh tế trong xã hội phải đóng góp nghĩa vụ thuế. Luật thuế ban hành một mức thu cố định cho các hàng hóa dịch vụ. Do có các mức cố định này mà Nhà nước có thể tính trước được nguồn thu của mình, người nộp thuế cũng có thể tính trước được mức sẽ phải nộp là bao nhiêu trong thu nhập của mình cho Nhà nước. Thuế là nguồn thu lớn và thu một cách thường xuyên của Nhà nước, chỉ cần có hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nộp thuế cho Nhà nước. Do đó nhà nước có nguồn tài chính để chi trả thường xuyên ổn định cho các nhu cầu của mình. - Tính bắt buộc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình bắt buộc các thành phần kinh tế có sản xuất kinh doanh đều phải đóng một phần thu nhập của mình dưới hình thức nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Do vậy Nhà nước đã ban hành các sắc thuế trực thu, gián thu để buộc người sản xuất kinh doanh, người tieu dùng dịch vụ, người có thu nhập cao phải nộp thuế theo quy định của các luật thuế do Nhà nước ban hành. - Tính không hoàn trả trực tiếp Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện trên khía cạnh : người nộp thuế vào ngân sách Nhà nước không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình (điểm này thuế khác với phí, lệ phí là phí, lệ phí mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người hưởng thụ). Người nộp thuế sẽ nhận được một phần dịch vụ công cộng Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết phải trùng với khoản thuế mà họ phải nộp cho Nhà nước. 2. Vai trò của thuế 2.1. Thuế Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế. Để huy động được nguồn lực vật chất cho ngân quỹ Nhà nước thì Thuế là công cụ chủ yếu chiếm số lớn trong nguồn thu, để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội nói chung. Sử dụng công cụ thuế để huy động tiền thuế cho Nhà nước có ưu điểm: + Phạm vi thu thuế rộng; đối tượng nộp thuế gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế. + Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Nhờ đó một bộ phận đáng kể thu nhập xã hội tập trung trong tay Nhà nước để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu và các biện pháp kinh tế xã hội. Mặt khác nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định. + Đây cũng là biện pháp hữu ích của công cụ tài chính. 2.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều chỉnh của Thuế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hay giảm thuế đối với các đối tượng nộp thuế, để kích thích hay hạn chế sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm giữ vững cân bằng ổn định thị tỉường để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước cơ thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đã đề ra. Việc điều chỉnh chính sách thuế cần góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn. Trong khi áp dụng các chính sách thuế cho từng ngành, từng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề. Với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần phải khuyến khích tích luỹ trong các doanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn đầu tư. Việc thay đổi chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tích luỹ tiền tệ do đó tác động đến quá trình đầu tư phát triển kinh tế. Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy hòa hợp kinh tế khu vực và trên thế giới. Thông qua việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, kịp thời qua từng thời kỳ đã tạo nên điều kiện hạn chế hàng nhập khẩum để bảo hộ những mặt hàng trong nước sản xuất. 2.3. Thuế thực hiện vai trò phân phối của nguồn tài chính, góp phần đảm bảo công bằng xã hội Sử dụng công cụ thuế nhà nước có thể điều tiết thu nhập một cách hợp lý, giảm bớt sự bất công bằng trong xã hội. Nếu sử dụng tốt công cụ này thì chính nó sẽ trở thành động lực khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, thuế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Hoặc định các chính sách thuế phải đảm bảo phát huy vai trò là công cụ của Nhà nước điều tiết nền kinh tế bằng các sắc thuế. Thông qua các phương pháp quản lý thu thuế cùng với các biện pháp tài chính khác của Nhà nước tác động hình thành nên thị trường, bình ổn giá cả tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách. 3. Phân loại thuế Khái niệm: phân loại thuế là sự sắp xếp các sắc thuế trong một hệ thống chính sách thuế thành những nhóm khác nhau theo tiêu thức nhất định. Để phân loại thuế người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ thực tế sử dụng tiêu thức phân loại thuế ở nước ta và thế giới, các tiêu thức phân loại thuế rất đa dạng và tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý của mỗi quốc gia để đưa ra các tiêu thức khác nhau: phân loại thuế theo phương thức đánh thuế, theo cơ sở tính thuế, phạm vi điều chỉnh của sắc thuế, theo tính chất thuế suất… Dưới đây là một số tiêu thức phân loại thuế cơ bản thường được áp dụng. 3.1. Phân loại dựa theo phương thức tính thuế Các hình thức thuế, suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế là thuế trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành hai loại thuế trực thu và thuế gián thu. 3.1.1. Thuế trực thu : Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế. Đối với thuế này người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế. 3.1.2. Thuế gián thu Là loại thuế đánh vào người tiêu dùng, nó được cộng vào giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng là người chịu thuế cuối cùng. * Căn cứ vào đối tượng đánh thuế người ta có thể chia ra các loại thuế như sau : (1). Loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ : gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế xuất nhập khẩu (thuế quan). (2). Loại thuế đánh vào thu nhập gồm có : thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế, thuế quà biếu, quà tặng… (3). Loại thuế đánh vào tài sản : thuế (lệ phí) trước bạ, thuế nhà đất, thuế tài sản. (4). Loại thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên : gồm có thuế tài nguyên. Phân chia loại thuế như trên nhằm phát huy tác dụng của từng loại thuế, bao quát được các nguồn thu cần động viên cho ngân sách Nhà nước, vừa phát huy được vai trò của công cụ thuế nọi chung trong cơ chế thị trường. 4. Một số sắc thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh 4.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp Là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, là một phần thu của ngân sách Nhà nước, đảm bảo đóng góp công bằng hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ có thu nhập. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế. - Căn cứ tính thuế thu nhập chịu thuế và thuế suất : Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = thu nhập chịu thuế x thuế suất (%) + Thu nhập chịu thuế gồm thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác (kể cả thu nhập kinh doanh ở nước ngoài). Thu nhập chịu thuế các khoản chi phí từ hoạt động SX, KD, = Doanh - hợp lý có liên quan dịch vụ thu đến thu nhập chịu thuế + Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trợ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. + Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế gồm các khoản như : khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền công, tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nghiên cứu khoa học, chi phí trả nợ vốn vay, chi phí quảng cáo tiếp thị, các khoản thuế, chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 28%. đối với các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp từng dự án, từng cơ sở sản xuất kinh doanh. 4.2. Thuế môn bài Thuế môn bài là loại thuế được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có doanh thu, có thu nhập đều là đối tượng của loại thuế này. - Mức thu thuế môn bài được quy định như sau : + Đối với các tổ chức kinh tế nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn đăng ký kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Được chi tiết theo bảng sau : Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức môn bài cả năm (đồng) Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 Bậc 2 Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ 2.000.000 Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000 Bậc 4 Dưới 2 tỷ đồng 1.000.000 + Đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài căn cứ vào thu nhập 1 tháng theo bảng sau : Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm (đồng) Bậc 1 Trên 1.500.000đ 1.000.000 Bậc 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000đ 1.750.000 Bậc 3 Trên 750.000 đến 1.000.000đ 500.000 Bậc 4 Trên 500.000 đến 750.000đ 300.000 Bậc 5 Trên 300.000 đến 500.000đ 100.000 Bậc 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 4.3. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thay thế cho thuế doanh thu để khắc phục nhược điểm “thuế chồng lên thuế” của thuế doanh thu. Ở Việt Nam Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. - Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng được quy định rõ tại điều 4 của Luật. - Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế “gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế. - Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế được Luật quy định chi tiết áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động của hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu; đối với các hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuế thu từng kỳ. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là khâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế tiêu thu đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. - Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện nay chỉ quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5%, 10%. - Phương pháp tính thuế ; có hai phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. * Đối với phương pháp khấu trừ thuế : Được tính theo các bước sau : Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của dịch vụ hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã các đơn vị tổ chức kinh doanh khác. * Đối với phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng; được tính như sau : Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế của hàng hóa dịch vụ đó + Giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được tính như sau : Giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng Đối tượng của thuế giá trị gia tăng trực tiếp là: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về chế độ sổ sách, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tình thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Đối với phương pháp tính thuế trực tiếp có 3 cách tính : a) Tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Thuế GTGT phải nộp = GTGT x thuế suất (%) = Doanh số đầu ra - Doanh số đầu vào x thuế suất (%) => Tỷ lệ giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được quy định tại các địa phương tỉnh, thành phố trên cơ sở quy định khung của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế. - Cách tính này áp dụng đối với các hộ kinh doanh chỉ thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán đầu ra (Doanh số bán hàng) mà không theo dõi được đầu vào (nhập hàng hóa, vật tư). b) Tính thuế trên doanh số khoán Thuế GTGT phải nộp = Doanh số (khoán) x Tỷ lệ GTGT x Thuế xuất (%) - Cách tính này áp dụng những hộ kinh doanh loại nhỏ chưa có đủ điều kiện thực hiện sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định. 4.4. Thuế nhà đất Pháp lệnh thuế nhà, đất do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 31/7/1992 thay thế cho Pháp lệnh về thuế nhà, đất được ban hành ngày 29/6/1991. Theo pháp lệnh : thuế nhà đất là loại thuế đánh vào đất ở, đất xây dựng công trình. - Đặc điểm của thuế nhà, đất : + Thuế nhà, đất không thu vào đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. + Thuế nhà, đất được tính bằng hiện vật nhưng được thu bằng tiền. Tuy nhiên mức thu cao hơn rất nhiều so với thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Đối tượng nộp thuế nhà, đất : Tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. - Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế là diện tích, hạng đất và mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của một đơn vị diện tích. + Diện tích tính thuế là toàn bộ diện tích đất của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng. + Hạng đất và mức thuế áp dụng. 4.5. Tiền thuê đất Tiền thuê đất là khoản thu điều tiết vào thu nhập do sử dụng đất mang lại, là khả năng sinh lợi của đất do tác động của yếu tố con người. Chính vì vậy tiền thuê đất là một khoản thu thường xuyên hàng năm khá ổn định của ngân sách nhà nước. - Đối tượng nộp tiền thuê đất : + Tổ chức kinh tế sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh. + Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đó tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. + Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối sau ngày 01/01/1999. + Các đối tượng giao đất không phải thu tiền sử dụng đất, nếu sử dụng một phần diện tích đất được giao vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đất sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc trả tiền nhận chuyển nhượng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước phải chuyển sang thuê đất và nộp tiền thuê đất. + Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng… hàng năm phải thực hiện nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đất đang thực hiện khai thác. + Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh. + Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. - Đối tượng không phải nộp tiền thuê đất : + Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất để làm nhà ở. + Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê. + Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó. + Tổ chức kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định. + Các đối tượng được giao đất sử dụng vào mục đích công cộng. + Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trong hạn mức. + Tổ chức tôn giáo đang sử dụng. + Tổ chức kinh tế đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đó không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì không phải chuyển sang thuê đất. Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp kèm theo chuyển mục đích sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì không phải chuyển sang thuê đất, không phải nộp tiền thuê đất. + Tổ chức Nhà nước được cơ quan Nhà nước cho phép sử dụng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh. + Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trong lòng đất không phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích không sử dụng trên mặt đất. 4.6. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Nó được đánh thuế độc lập với các loại thuế như giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu… nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, thực hiện điều tiết thu nhập của những người có nhiều tiền, ngoài ra nó còn có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ môi trường. a) Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá hàng hóa và dịch vụ, ngoài tiêu dùng cuối cùng là đối tượng phải gánh chịu khoản thuế này. - Đối tượng của thuế thu nhập đặc biệt thường chỉ giới hạn ở những hàng hóa và dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục hàng hóa và dịch vụ đặc biệt do Nhà nước quy định. thuế tiêu thu đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm những hàng hóa, dịch vụ mang tính đặc biệt. Việc coi một hàng hóa là đặc biệt hay thông thường là tuỳ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia. Ở Việt Nam các mặt hàng được coi là đặc biệt và phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: Thuốc lá, rượu, bia, hoạt động sòng bạc… Thuế còn có thể ấn định bằng số tuyệt đối cho một đơn vị sản phẩm hoặc một tỷ lệ nhất định trên giá bán của sản phẩm hàng hóa hay giá dịch vụ cung cấp. Cách tính thuế đơn giản và chi phí quản lý thu thuế thấp. + Thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý. + Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu, khi mặt hàng này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm này cho phép phân biệt thuế tiêu thụ đặc biết với thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng được thu trên mỗi khâu sản xuất luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ. b) Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, việc xác định hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được dựa trên 2 căn cứ sau - Hàng hóa đó có thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do Nhà nước quy định. - Hàng hóa , dịch vụ đó có phải được tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (thị trường nội địa) do vậy hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu và được bán vào khu chế xuất được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Dựa trên các căn cứ nêu trên, tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các hàng hóa, dịch vụ: Thuốc lá, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ ngồi; xăng các loại; kinh doanh vũ trường, mát xa, ka ra ô kê; kinh doanh giải trí có đặc cược… c) Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định đối với nộp thuế tiêu thụ đặc biệt : Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Thông tư 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 gồm : - Tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ gồm : + Đăng ký kinh doanh, thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật HTX. + Các tổ chức kinh tế của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nước ngoài hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các Công ty nước ngoài kinh doanh ở việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. d) Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt - Giá tình thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng. + Đối với hàng hóa sản xuất trong nước : Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt 1 + thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt + Đối với hàng hóa nhập khẩu : Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH 1. Thuế ngoài quốc doanh. Khái niệm: “Đánh thuế là sự chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong một xã hội dân chủ, sự chia sẻ đó phải đảm bảo công bằng giữa các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh ở các vùng và tuyệt đại đa số người nộp thuế chấp nhận”. thuế ngoài quốc doanh bao gồm các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế tài nguyên, và các loại thu khác. Thuế ngoài quốc doanh là loại thuế đánh vào các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế không thuộc sở hữu Nhà nước. 2. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác thu thuế ngoài quốc doanh. 2.1. Nhân tố khách quan Từ khi chuyển đổi cơ chế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nước ta đã mở cửa quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc thông thương hàng hóa qua cửa khẩu thuận tiện. Đây là một nhân tố tích cực, nhưng ngược lại nếu không được quản lý thì nó sẽ tác động xấu đến việc phát triển kinh tế và làm ảnh hưởng đến nguồn thu cho đến việc phát triển kinh tế và làm ảnh hưởng đến nguồn thu cho ngân sách Nhà nước dẫn đến có nguy cơ làm mất công bằng trong xã hội. Do đó, ngày 6/12/2004 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, trong đó mục tiêu tổng quát là “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn hiện đại hóa với công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội và chủ động hội nhập quốc tế”. Cụ thể lộ trình cải cách thuế được thể hiện như sau : - Thuế ._.giá trị gia tăng: Đến 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh; áp dụng một mức thuế suất để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế giá tị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng để thực hiện một phương pháp khấu trừ, phù hợp với thông lệ quốc tế. - Thuế xuất - nhập khẩu : Hoàn thiện Luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng khuyến khích tối đa xuất khẩu, sửa đổi các quy định về thuế xuất, giá tính thuế, thời hạn nộp thuế để thực hiện cam kết và thông lệ quốc tế; sửa đổi quy trình, thủ tục nộp thuế cho phù hợp với Luật Hải quan, góp phần tăng cường quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu theo cam kết quốc tế. - Thuế thu nhập doanh nghiệp : Sẽ hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để đảm bảo khuyến khích đầu tư và bảo đảm bình đẳng trong cạnh tranh. - Thuế tiêu thụ đặc biệt : Đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu thụ. Tiến tới xoá bỏ miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất tỏng nước và hàng nhập khẩu. - Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên : Đến năm 2008 sẽ hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế. - Thuế bảo vệ môi trường : Đến năm 2008 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường theo hướng đối tượng chịu thuế là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường; căn cứ tính thuế được xác định phù hợp với từng loại hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Nguồn thu này chỉ dùng riêng cho mục đích bảo vệ môi tửờng, sẽ không sử dụng cho mục đích khác. - Thuế tài sản : Đến 2008 sẽ trình Quốc hội ban hành Luật thuế tài sản theo hướng mở rộng đối tượng tài sản chịu thuế để đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản. - Phí, lệ phí : được sắp xếp theo hướng tiếp tục rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các loại phí, lệ phí không hợp lý gây cản trở sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống. Các loại phí thu do cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển dần sang giá dịch vụ, các loại phí mang tính chất thuế chuyển thành thuế, thống nhất mức thu phí và lệ phí đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện công bằng xã hội. - Thuế thu nhập cá nhân : Mở rộng đối tượng nộp thuế, thu hẹp sự khác biệt giữa đối tượng nộp thuế là người Việt Nam với người nước ngoài. 2.2. Nhân tố chủ quan Chính sách, pháp luật của Nhà nước với vai trò là công cụ quản lý, giúp cho nhà quản lý thực hiện được các mục tiêu đề ra. Chính sách phù hợp với điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan thì chính sách mới chỉ thành công trên phương tiện lý thuyết mà mục tiêu quản lý chưa thực hiện được. Quản lý là khoa học và cũng là nghệ thuật. Để chính sách đi vào cuộc sống, được xã hội chấp nhận và thực hiện theo thì khi đề ra chính sách các nhà quản lý phải tính đến nhân tố con người làm cốt lõi. Chính vì vậy một chủ trương sai, một chính sách sai sẽ dẫn đến hậu quả không theo mong đợi và sẽ gây cản trở cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân. Khi thực hiện chính sách pháp luật thuế cần đảm bảo tính nghiêm minh, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan thu thuế đến đối tượng nộp thuế. - Đối với cơ quan thuế : Là hệ thống tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước; chịu sự lãnh đạo của ngành dọc và chính quyền địa phương. Công tác quản lý thuế theo chế độ người nộp thuế tự tính thuế, tự kê khai và nộp thuế theo thông báo cảu cơ quan thuế. Tổ chức quản lý thuế được tổ chức thành 3 bộ phận độc lập : Bộ phận cấp đăng ký mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế; Bộ phận tính thuế thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp thuế; Bộ phận thanh tra : kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế. Hiện nay Ngành Thuế từng bước thực hiện chuyên môn hoá quản lý thuế theo chức năng, nâng cao trình độ cán bộ thuế; hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, quản lý, kiểm soát các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế; nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; tạo môi trường dân chủ, lành mạnh trong cơ quan thông qua việc ban hành chế độ làm việc, có sự giám sát kiểm tra giữa các tổ chức và cá nhân. - Đối với người nộp thuế : Trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế; tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. - Đối với các cơ quan có liên quan. Sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ; một số cán bộ thuế còn thiếu phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ yếu kém dẫn đến khi thực hiện chính sách thuế. 3. Nội dung công tác quản lý thuế ngoài quốc doanh. 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu: Hiệu quả của toàn bộ công tác quản lý thuế một phần cơ bản phụ thuộc vào vấn đề tổ chức bộ máy quản lý thuế. Do vậy, tổ chức bộ máy quản lý thuế cũng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế. Khi xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thuế, các nước đều phải giải quyết một số vấn đề chung có tính cơ bản sau: - Vị trí và quan hệ giữa ngành thuế và Bộ tài chính: Trong tổ chức bộ máy thu thuế, vấn đề đặt ra trước tiên là vị trí quan hệ giữa ngành thuế với Bộ tài chính. Ngành thuế là một bộ phận trực thuộc Bộ tài chính hay là cơ quan độc lập với Bộ tài chính. - Mối quan hệ của ngành thuế với chính quyền địa phương là vấn đề rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý thuế, bởi vì trong thực tế công tác tổ chức thu thuế và thi hành pháp luật thuế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương các cấp. - Mỗi quan hệ giữa ngành thuế và hải quan: Tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mà ngành thuế và hải quan là tổ chức riêng biệt hay sát nhập. - Mô hình ngành thuế ở các địa phương là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác tổ chức bộ máy ngành. Vì nó có vai trò Quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng ngành. Tổ chức bộ máy ngành thuế của Việt Nam có đặc điểm cơ bản sau: + Tổ chức quản lý bộ máy thu thuế thường được tổ chức theo loại hình đối tượng nộp thuế hoặc theo sắc thuế. ở tổng cục thuế được tổ chức theo từng sắc thuế, cục thuế và chi cục thuế tổ chức theo từng loại hình đối tượng có sự kết hợp của từng sắc thuế. + Tổ chức quản lý thuế xây dựng theo địa bàn hành chính địa phương gồm 3 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện. + Ngành thuế ngoài chức năng quản lý thuế còn có thêm chức năng phụ như kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp. 3.2. Triển khai thực hiện cơ chế chính sách thuế. Xác lập kế hoạch thu thuế là công việc đầu tiên trong hệ thống các biện pháp quản lý thu thuế, nhằm xác định định tính và định lượng làm cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện. Đối với huyện Bảo Yên, kế hoạch thu thuế được thông qua hội đồng nhân dân cùng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đảo bảo tính thống nhất, minh bạch và là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ thu của cả năm. Việc quản lý thu thuế được thông qua hệ thống các cơ quan như thuế, kho bạc, tài chính và chịu sự giám sát của HĐND huyện. 3.3. Công tác quản lý nguồn thu. Bao gồm việc xác định các loại đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý thu thuế, xác định và phân loại đối tượng nộp thuế hàng tháng, hàng kỳ. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc quan trọng trong hoạt động quản lý thu thuế, đảm bảo đúng quy định đề ra: Các loại đối tượng đều phải được vào danh bạ quản lý, trên cơ sở thu thuế hàng năm phải có sự đối chiếu với cơ quan thống kê chuyên ngành để xác định các loại đối tượng có thay đổi hay không. Để thực hiện công việc này, các đội thuế được phân công quản lý thu thuế tại địa bàn hoặc một số đội thuế khác phải có trách nhiệm điều tra khảo sát để nắm được toàn bộ các loại đối tượng thuộc quyền và trách nhiệm Quyết định lập danh sách Báo cáo về chi cục để lập hoặc bổ sung vào danh bạ, sổ bộ thuế nếu có phát sinh. Công tác quản lý đối tượng là công việc có tính Quyết định đến công tác quản lý thu thuế vì nếu không quản lý được đối tượng sẽ không thu được thuế. - Công tác tổ chức lập sổ bộ thuế. Điều tra xác định và quản lý doanh số tính thuế, xác định thu nhập chịu thuế, số phải nộp thuế hàng tháng, hàng kỳ trong năm. Thực hiện công việc này tổ nghiệp vụ thuế hướng dẫn nghiệp vụ đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ đội điều tra, xác minh doanh số thực tế theo từng thời điểm, đối với những tờ khai thuế, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, nhận và duyệt tờ khai thuế đối với những đối tượng là các doanh nghiệp; các hộ nộp theo phương pháp khấu trừ thuế và những hộ kinh doanh tính thuế nhà đất, thuế đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn, thu phí, lệ phí và các loại thu khác theo quy định. Tổ kế hoạch, kế toán có chức năng giúp lãnh đạo chi cục lập bộ thuế, tính thuế, ra thông báo thu hàng tháng, hàng kỳ cho các đối tượng nộp thuế, đồng thời lập dự toán thu hàng tháng, hàng quý, năm cho các tổ đội và toàn chi cục, lập báo cáo định kỳ kết quả thu. Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi chấm sổ bộ thuế hàng tháng để xác định những đối tượng còn nợ động trong kỳ, đồng thời thông báo cho các đội thuế và chi cục. - Công tác đôn đốc thu nộp tiền thuế: Các đội thuế hàng tháng, hàng kỳ có trách nhiệm đôn đốc đối tượng nộp thuế, sau khi đối chiếu danh sách đối tượng còn nợ đọng thuế, tiến hành đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định và ra Quyết định xử phạt hành chính về thuế hoặc phối hợp với các ngành chức năng tiến hành cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật. - Công tác thanh tra - kiểm tra xử lý. Bộ phận thanh tra - kiểm tra của chi cục giúp lãnh đạo chi cục trong việc tổ chức thanh tra - kiểm tra đối tượng nộp thuế và cán bộ công chức thuế trong thực hiện chính sách thuế và các chế độ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế, tham mưu xử lý các vi phạm về thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác chống buôn lậu, chốn thuế trên địa bàn và thực hiện các Quyết định cưỡng chế về thuế. - Công tác quản lý ấn chỉ: Giúp cho lãnh đạo chi cục công tác quản lý cán bộ theo chức năng của cơ quan, thực hiện công tác văn thư - lưu trữ và tài vụ của chi cục. 3.4. Tổ chức thực hiện các biện pháp hành thu. Kế hoạch thu có thể hoàn thành trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường, chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước không có biến đổi lớn, khi các biện pháp hành thu tốt. Trên cơ sở xác định mục tiêu hàng tháng, tổ chức phối hợp các lực lượng và áp dụng các p quản lý thu thuế, thanh tra, kiểm tra theo dõi và đôn đốc các đối tượng nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đúng thời hạn, thực hiện các biện pháp quản lý, chống thất thu thuế. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN - LÀO CAI I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BẢO YÊN 1. Vị trí địa lý - đặc điểm tự nhiên. 1. Về điều kiện tự nhiên (1) Bảo Yên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 82.384 ha, chiếm 12,95% so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh (diện tích tự nhiên toàn tỉnh 635.708 ha) là huyện miền núi phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Lục Yên và Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía đông giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện Văn Bàn. Trung tâm huyện lý cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Nam. Là địa bàn cư trú của 16 dân tộc sinh sống với dân số 75.370 người (tính đến 12/2005) chiếm 13,1% so với dân số toàn tỉnh; mật độ dân số bình quân 91 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%. Địa giới được chia thành 18 đơn vị hành chính, trong đó có 17 xã và 1 thị trấn, có 8 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ , mạng lưới giao thông có trục đường quốc lộ 70 và tuyến đường sắt chạy từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai về Hà Nội. Quốc lộ 279 chạy từ huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu sang huyện Quang Bình - Hà Giang. Có sông Hồng và sông Chảy chạy qua địa bàn huyện. Độ cao trung bình từ 200 - 450m so với mặt biên. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bảo Yên đến sản xuất nông nghiệp có thể rút ra một số tác động mạnh mẽ đến thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Những yếu tố chính về điều kiện tự nhiên, chi phối nhiều đến sản xuất nông nghiệp của huyện gồm yêu tố đất đai, khí hậu, nguồn nước. 1.1. Về đất đai Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu và khảo sát, quy hoạch đất đai cấp huyện năm 2001, quy hoạch đất đai cấp xã năm 2004, huyện Bảo Yên có các loại đất sau : (1). Trích từ kế hoạch sử dụng đất huyện Bảo Yên giai đoạn 2006 - 2010. - Đất nông nghiệp 46.357,7 ha chiếu 56,2 diện tự nhiên. Trong đó sản xuất nông nghiệp 10.899,6 ha; đất lâm nghiệp 35.238,6 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 219,44 ha. - Đất phi nông nghiệp : 4.449,2 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở 479,5 ha; đất chuyên dùng 1.060,7 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 64,9 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.844,2 ha. - Đất chưa sử dụng 31.676 ha chiếm 38,4% diện tích tự nhiên. Về tình hình quản lý đất chưa sử dụng hàng năm đều giảm để sử dụng vào san xuất nông lâm nghiệp (đất chưa sử dụng giảm 3.944,3 ha so với năm 2000). 1.2. Về khí hậu Khí hậu huyện Bảo Yên mang đặc điểm nhiệt đới nóng và ẩm chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 - 30oC, thấp nhất 10 - 15oC, độ ẩm bình quân 85 - 87%. Lượng mưa cao nhất 1.994mm, thấp nhất 1.450mm. Hướng gió chính ảnh hưởng đến thời tiết toàn vùng là : - Gió đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10) - Gió đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). 1.3. Về thuỷ văn Huyện Bảo Yên có 2 con sông chảy qua theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Sông Hông chảy qua 3 xã vùng Tây Nam với độ dài 20 km. Sông Chảy đi qua 9 xã vùng Đông Bắc và Tây Nam của huyện với độ dài 37 km. Ngoài ra còn 11 ngòi và suối đều khắp địa bàn; trong đó có các con suối lớn như suối Nghĩa Đô - Vĩnh Yên, suối Bảo Hà, suối Long Phúc, suối Trĩ Nủ Long Khánh v.v… tạo nguồn nước dồi dào thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Mạch nước ngầm hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang có dự án thăm dò 5 điểm tại các xã để khoan sâu sử dụng nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất; tuy nhiên do địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc lớn, mạch nước ngầm sâu nên việc thăm dò khai thác phức tạp và tốn kém. 2. Về kinh tế xã hội (1) Trích từ Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005) 2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên giai đoạn 2000 - 2005 (1) Những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Huyện Bảo Yên đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của huyện tăng từ 225.000triệu đồng năm 2000 lên 378.760 triệu đồng năm 2005 (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm từ năm 2000 đến năm 2005 đạt 10,5 - 11%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,025 triệu đồng, (GDP bình quân chung toàn tỉnh đạt 4,85 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng cây công nghiệp – xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp xây dựng cơ bản, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế thể hiện tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 65,9% năm 2000 xuống còn 59,65% năm 2005, bình quân giảm 1,25%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 15,3% năm 2000 lên 16,05% năm 2005. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 18,8% năm 2000 lên 24,3% năm 2005. Đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều cố gắng vươn lên để góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của huyện. Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên Giai đoạn 2000 – 2005 (Nguồn số liệu : Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010). Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 So sánh Tăng trưởng 2005/2000 Dân số người 70.660 75.370 106,66 Tổng sản phẩm XH (GDP) tr.đồng 225.000 378.760 168,33 Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,7 12,3 126,8 Cơ cấu GDP % 100 100 100 - Nông lâm nghiệp % 65,9 59,65 90,51 - Công nghiệp - XDCB % 15,3 16,05 104,9 - Thương mại - dịch vụ % 18,8 24,3 182,44 GDP bình quân đầu người 100đ 3.200 5.025 157,03 Sản lượng lương thực tấn 19.034 29.058 152,66 Bình quân lương thực/người kg/người 270 385 142,6 Tổng thu thuế và phí trên địa bàn tr.đồng 4.780 10.235 214,12 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh Lào Cai Bảo Yên là huyện cửa ngõ, vùng thấp của tỉnh, có những tiềm năng thế mạnh nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. So sánh một số chỉ tiêu của huyện với tỉnh năm 2005 như sau : 2.3. Tình hình dân số và lao động Số liệu thống kê dân số huyện Bảo Yên năm 2005 là 75.370 người; mật độ bình quân 91 người/km2, phân bố không đồng đều, tập trung ở trung tâm thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, ven đường quốc lộ 70, quốc lộ 279; tại các xã vùng sâu vùng xa mật độ dân số thấp như Tân Tiến, Vĩnh Yên, Điện Quan, Minh Tân, Thượng Hà, Xuân Thượng, Tân Dương, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức bình quân chung 1,5%. Dân số nông nghiệp 64.968 người chiếm 86,2% dân số chung toàn huyện. Trình độ dân trí thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật cao rất hạn chế, lao động giản đơn là chủ yếu, phân công lao động chưa rõ rệt và chưa có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, do vậy huyện cần phải quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, bố trí sản xuất phù hợp điều kiện địa phương, đặc thù, bản sắc dân tộc. Biểu 3 : Dân số và lao động năm 2005 huyện Bảo Yên Số TT Tên xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (km2) Nhân khẩu (người) Lao động (người) Thị trấn Phố Ràng 13,61 7.757 3.840 Xã Tân Tiến 58,83 1.957 919 Xã Nghĩa Đô 38,41 4.595 2.173 Xã Vĩnh Yên 62,14 4.430 2.127 Xã Xuân Hoà 75,32 7.115 3.348 Xã Xuân Thượng 41,63 3.590 1.685 Xã Tân Dương 31,85 3.022 1.446 Xã Việt Tiến 32,92 2.658 1.261 Xã Long Khánh 56,45 2.825 1.323 Xã Long Phúc 24,29 1.567 746 Xã Lương Sơn 38,04 2.850 1.389 Xã Yên Sơn 26,45 2.130 1.030 Xã Minh Tân 33,84 2.652 1.240 Xã Thượng Hà 65,78 4.966 2.312 Xã Điện quan 42,78 3.490 1.642 Xã Kim Sơn 69,24 6.576 3.122 Xã Cam Cọn 46,73 4.320 2.090 Xã Bảo Hà 66,52 8.870 4.165 Tổng cộng 824,83 75.370 35.858 3. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện (1) 3.1. Giao thông (1)Nguồn : Báo cáo số 55/BC-KT ngày 23-12-2005 của Phòng Kinh tế huyện Bảo Yên. Trục giao thông chính là quốc lộ 70 chạy qua địa bàn huyện 51km do Bộ Giao thông Vận tải quản lý đi qua 7 xã theo hướng từ Bắc xuốgn Nam, từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Nội. Tuyến đường tỉnh lộ 279 chạy qua địa bàn 53 km theo hướng Đông - Tây đi qua 6 xã từ tỉnh Hà Giang sang tỉnh Lai Châu. Đường liên xã 18 tuyến tổng chiều dài 175 km. Tuyến dài nhất là 35km (Phố Ràng - Tân Dương - Xuân Hòa - Vĩnh Yên - Nghĩa Đô - Tân Tiến); tuyến ngắn nhất 3km (Phố Ràng - Yên Sơn). Đường nội xã có chiều dài 271km. Nhìn chung đường liên xã chủ yếu là cấp phối, trong đó 80% đi được cả 4 mùa. Tuy nhiên đã xuống cấp qua thời gian sử dụng, nguồn kinh phí có hạn nên khả năng duy tru bảo dưỡng có hạn và yếu tố giao thông vận tải cũng đang là trở ngại lớn ảnh hưởng đến lưu thông trao đổi hàng hóa. 3.2. Thuỷ lợi Những năm qua các công trình thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, từng bước đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 65 cầu máng; 210 cống; 46 đập tràn, 312 mương dẫn nước; trong đó bên tông hóa 122 km. Có 10 đập chính; trong đó đập rọ thép 3 cái; đập xây 7 cái, đập đất 121 cái. Hiện nay đang lập dự án đầu tư 43 công tình thuỷ lợi để tưới tiêu cho 150 ha diện tích với số vốn 30 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu chính phủ. 3.3. Điện lưới Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trục chính đến 18/18 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dùng điện 72% trên tổng số 152.253 hộ . Nguồn điện quốc gia 110KV và 35 KV kéo từ Việt Trì lên Lào Cai và năm 2006 xây dựng thêm đường 220 KV mua từ Trung Quốc đã hòa mạng từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc vào hệ thống điện lưới quốc gia. Ngoài ra một số vùng sâu vùng xa chưa được đầu tư điện lưới nhân dân dùng máy thuỷ điện nhỏ để phục vụ sinh hoạt. 4. Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên Từ lợi thế vị trí địa lý như Huyện Bảo Yên co các tuyến giao thông xuyên suốt chiều dài đi qua Trung tâm huyện với các huyện khác của tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội 280 km về phía Nam vừa là thị trường, vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung; vừa là lợi thế, vừa là thách thức về sản phẩm hàng hóa sản xuất ra phải có sức cạnh tranh mạnh mới có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Đến thời điểm năm 2006 toàn huyện có 20 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các công ty TNHH và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tập thể hiện tại đang chưa phát triển, trên địa bàn huyện có 3 hợp tác xã . Trong đó 1 hợp tác xã sản xuất và 2 hợp tác xã kinh doanh nghề vận tải. Số hộ sản xuất, kinh doanh trên toàn huyện có 911 hộ tập trung vào một số ngành như: Kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, xây dựng, ngành thương nghiệp và các ngành nghề khác. Biểu số 4: Số lượng doanh nghiệp NQD theo loại hình và ngành nghề kinh doanh ( Nguồn số liệu: sô liệu của Chi cục thuế huyện Bảo Yên) Ngành nghề Tổng số Loại hình Doanh nghiệp C.ty cổ phần C.ty TNHH DNTN Tổng số 23 - Sản xuất 3 1 2 - xây dựng 13 6 7 - Vận tải 6 1 1 4 - Thương nghiệp 1 1 - Kinh tế cá thể phất triển chủ yếu ở Thị trấn Phố Ràng ( Trung tâm huyện). trên địa bàn toàn huyện có 5 chợ phcu vụ cho các xã và vùng lân cận như: chợ xã Bảo hà phục vụ cho xã Tân An thuộc chuyện Văn bàn và một số xã khác của tỉnh Yên Bái . - Một số hạn chế của kinh tế ngoài quốc doanh: + Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh có quy mô quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu và phân bổ không đều giữ các vùng và các ngành nghề, tỷ trọng kinh doanh ngành sản xuất các sản phẩm noong – lâm nghiệp ( lợi thê của đị phương) còn ít. + Sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh còn mang tính tự phát, mất cân đối, nhiều hộ kinh doanh không ổn định và có số vốn kinh doanh thấp. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ TRÊN BÀN HUYỆN BẢO YÊN. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế huyện Bảo Yên - Lào Cai. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC THUẾ BẢO YÊN Chi cục Trưởng Chi cục Phó Chi cục Phó Tổ tuyên truyền hỗ trợ thuế Tổ nghiệp vụ tổng hợp (nghiệp vụ hỗ trợ, xử lý dữ liệu, ấn chỉ và quản lý thu lệ phí, phí, thu khác, lập KH) Tổ thanh tra - kiểm tra Tổ nghiệp vụ Tổ hành chính quản lý nhân sự và tài vụ Đội thuế: Xã, thị trấn, chợ, lưu thông, đội quản lý doanh nghiệp - Tổng số biên chế: 29 người. - Trình độ chuyên môn. + Đại học: 5 + Trung cấp: 24 - Lực lượng cán bộ được bố tí như sau. + Ban lãnh đạo: 3 người. Gồm: + Chi cục Trưởng. + 02 Chi cục Phó. + Tổ tham mưu giúp việc: = 3 tổ = 13 người . + Đội thuế: Xã, thị trấn, chợ, lưu thông, đội quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đội trước bạ, thu khác tại văn phòng chi cục: 4 đội = 13 người. - Hoạt động của Ban lãnh đạo Chi cục và các tổ đã được phân công như sau: + Chi cục trưởng: Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt trong hoạt động của Chi cục, đồng thời trực tiếp chỉ đạo điều hành các tổ tính thuế, thống kê và dự toán thuế, Xã, thị trấn, chợ, lưu thông, đội quản lý doanh nghiệp. + Một chi cục phó giúp việc cho Chi cục trưởng và quản lý: Tổ nghiệp vụ tổng hợp (nghiệp vụ hỗ trợ, xử lý dữ liệu, ấn chỉ và quản lý thu lệ phí, phí, thu khác, lập KH); Tổ hành chính quản lý nhân sự và tài vụ. + Một chi cục phó giúp việc cho Chi cục trưởng và quản lý: Tổ thanh tra - kiểm tra và một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo phận công. - Chức năng hoạt động của các tổ tham mưu giúp việc: + Tổ xử lý dữ liệu: Giúp Chi cục Trưởng, Chi cục thuế lập dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm theo chế độ quy định, lập sổ danh bạ các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tiếp nhận tờ khai thuế, kiểm tra và nhập dữ liệu về căn cứ tính thuế, lập sổ thuế, in thông báo thuế, kế toán theo dõi, thực hiện thống kê và lập Báo cáo theo chế độ quy định. + Tổ nghiệp vụ - Hỗ trợ: Giúp việc cho lãnh đạo trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật thuế, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch điều tra, điều chỉnh doanh thu và mức thuế của các hộ, phối hợp với các tổ, đội thuế trong việc lập dựtoán thu, xử lý tờ khai tính thuế của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai, tự tính thuế. + Tổ thanh tra - kiểm tra thuế: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các tổ chức cá nhân nộp thuế, kiểm tra nội bộ cơ quan trong việc thực hiện pháp luật thuế, các chế độ quản lý, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, giải quyết các khiếu nại, tố cáo. + Tổ hành chính, quản lý nhân sự, tài vụ: Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý nhân sự, tài vụ và tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT và các phong trào thi đua khác. + Tổ quản lý ấn chỉ: Quản lý, sử dụng, cấp phát, bán hóa đơn ấn chỉ thuế; theo dõi quản lý, thanh toán các loại biên bản thuế, ấn chỉ thuế. Phối kết hợp với các bộ phận chức năng làm rõ và đề xuất sử lý các vi phạm về sử dụng ấn chỉ thuế, lập báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ theo quy định. + Đội quản lý thu phí, lệ phí và thu khác: Quản lý thu phí, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, trên cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất đai tài sản như tiền thuế đất, phí, lệ phí, các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục. + Đội quản lý doanh nghiệp Quản lý thu thuế các doanh nghiệp, các tổ chức nộp thuế và cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập theo phân cấp quản lý. Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân nộp thuế trên địa bàn quản lý được đăng ký cấp mã số thuế; tiếp nhận tờ khai thuế; chuyển tờ khai, quyết định miễn, giảm, hoàn thuế cho tổ sử lý dữ liệu; thực hiện ấn định thuế đối với tổ chức, cá nhân phải ấn định theo quy định. + Đội thuế xã, thị trấn, chợ: Quản lý thu thuế trên địa bàn xã, thị trấn: Lập danh sách và quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn; hướng dẫn, giải thích cho các đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai đăng ký cấp mã số thuế và vào sổ bộ thuế, nhận thông báo chuyển cho đối tượng nộp thuế, tổ chức kiểm tra việc thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đối với những trường hợp thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp tự kê khai thuế, điều tra xác định doanh thu và mức thuế, làm thủ tục khoán lại thuế cho những hộ gia đình kinh doanh loại nhỏ. 2. Việc thực hiện pháp luật và chính sách thuế. Trên địa bàn huyện Bảo Yên việc thực hiện pháp luật, chính sách thuế tương đối hiệu quả. Chi cục thuế huyện Bảo Yên cũng dùng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiểu biết về pháp luật thuế như: đưa lên phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, kẻ vẽ pa nô áp phích tuyên truyền mọi nơi nhất là những nơi dân cư sinh sống nhiều và có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế. 3. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý đối tượng nộp thuế. Thanh tra là nội dung quan trọng của việc quản lý thu thuế, thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn của ngành thuế. ở chi cục thuế huyện là tổ thanh tra, kết hợp với tổ nghiệp vụ hỗ trợ. Nội dụng của công việc này là thanh tra - kiểm tra các đối tương nộp thuế và thanh tra - kiểm tra nội bộ Chi cục theo kế hoạch của Ban lãnh đạo và theo định kỳ. Các đối tượng của thanh tra - kiểm tra là các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khâu trừ thuế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hội kinh doanh sử dụng hoá đơn bán hàng và thực hiện chế độ kế toán hộ chưa chấp hành đúng các chế độ và sử dụng hoá đơn chứng từ, chế độ ghi chép sổ kế toán, chế độ kê khai thuế. Qua công tác thanh tra - kiểm tra nhằm chấn chỉnh những sai phạm và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm, tạo sự công bằng và bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra - kiểm tra nội bộ được thực hiện theo định kỳ hàng năm, nhằm chấn chỉnh cán bộ thuế trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Kiểm tra việc thực hiện các quy trình trong quản lý thu thuế, quản lý đối tượng nộp thuế tự kê khai tính thuế. 4. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế. - Tổng các loại thuế và thu khác năm 2004 là: 3.381 =131,4 %KH. - Tổng các loại thuế và thu khác năm 2005 là: 4.455 = 139,6 %KH. - Tổng các loại thuế và thu khác năm 2006 là: 4.983 = 110,6 %KH. a. Chi tiết kết quả thu năm 2004 được chia theo nguồn (Chia theo sắc thuế và thành phần kinh tế). Bảng 1: kết quả thực hiện năm 2004 theo nguồn. ( Nguồn số liệu: báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2004 của Chi cục thuế huyện Bảo Yên) ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Tổng thu trên địa bàn 2.574 3.381 131,4 1- Thuế NQD 1.300 1.985 152,7 - Thuế Môn Bài 160 189 118,3 - Thuế GTGT 755 1.322 175,1 - ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5351.doc
Tài liệu liên quan