Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Đề tài : Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I
Quỹ hỗ trợ phát triển ( trước đây ) được thành lập theo nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ
Theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nước ta phấn đấu đến năm 2010, GDP tăng ít nhất gấp 2 lần so với ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân mỗi năm từ 7,5%-8,0%; tăng trưởng xuất khẩu từ 14%-16% và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
Để đạt dược mục tiêu đó, tổng đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 1.850-1.960 nghìn tỷ đồng, chiếm 37%-38% GDP; trong đó, dự kiến kế hoạch nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đạt 160-170 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-2005. Đây là một kênh tín dụng rất quan trọng để Nhà nước tập trung hỗ trợ vào các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm; tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa các ngành sản xuất công nghiệp,trước hết tập trung vào các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, cơ sở hạ tầng của một số ngành kinh tế-xã hội, các vùng miền khó khăn mà ngân sách Nhà nước không có nguồn để hỗ trợ; các tổ chức tín dụng không muốn cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao…
Cùng với việc huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nứớc cho đầu tư phát triển, một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chống thất thoát lãng phí vốn của Nhà nứớc là đổi mới tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ( bao gồm cả cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện), góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động tín dịng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải
-Việc hoàn thiện chính sách tài chính, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, chích sách chi ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính minh bạch, cải cách hệ thống ngân hàng phải tách bạch rõ hoạt động cho vay theo chính sách và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng và một hệ thống chính sách ổn định, công khai, rõ ràng phù hợp với thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Từ đó đăt ra yêu cầu cần đổi mới chính sách và mô hình tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng tiếp cận với thị trường, minh bạch về tài chính, chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiệp vụ; đảm bảo nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước ngày càng ổn định và phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Dự kiến nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn 2006-2010 là 160-170 nghìn tỷ đồng,tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-2005.Như vậy, kênh tín dụng này chiếm một vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiên thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, tạo đà đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
Xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, dự kiến nhiệm vụ kế hoạch 2006-2010, những yêu cầu thách thức của quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực xuất khẩu nói riêng, Quỹ hỗ trợ phát triển đã báo cáo chính phủ phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như sau:
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được hoạch định theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần bổ sung các quy định để các dự án được hỗ trợ đều phải được kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư từ chủ trương, ý đồ đầu tư đến khâu chuẩn bị dự án, và quá trình khai thác sủ dụng công trình hoàn thành cho đến khi hoàn trả hết vốn và lãi cho Nhà nước
Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để hỗ trợ được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của các nhà đầu tư, chuyển dàn tư ưư đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ…
Tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo mô hình Ngân hàng chính sách, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Với phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư của Nhà nước được đề xuất nêu trên, VDB đã được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển ( được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân , có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển
Vốn điều lệ của VDB là 5000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ phát triển
Theo Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch I được thành lập trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ HTPT để thực hiện các nhiệm vụ: huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. Kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động 01/7/2006, Sở giao dịch I quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đã nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai ngay các công việc kế thừa và nhận bàn giao từ Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ hỗ trợ phát triển đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của hai đơn vị được kế thừa. Tập thể cán bộ viên chức của Sở Giao dịch I gồm 107 người, đã nỗ lực cố gắng, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch I
Nhiệm vụ của Sở Giao dịch I
Sở giao dịch I có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ theo phân cấp của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn;
Cho vay đầu tư phát triển và cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoai theo quyết định của thủ tướng chính phủ;
Hỗ trợ sau đầu tư
Bão lãnh tín dụng đầu tư;
Cho vay xuất khẩu;
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
Thực hiện nghiệm vụ nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay từ các nguồn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nứơc ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, một số dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại Hà Nội;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin ( thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật ), tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại đơn vị, thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với đội ngũ cán bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám đốc.
Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Sở Giao dịch I; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao
Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Giao dịch I
Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác đượ Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho Sở Giao dịch I để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
Huy động vốn, thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về thất thoát vốn đã được giao theo quy định của Pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Sở Giao dịch I;
Đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc khởi kiện, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Sở Giao dịch I
Tổ chức triển khai hoạt động bộ máy các phòng trực thuộc để quản lý điều hành công việc phù hợp với nhiệm vụ của Sở Giao dich I theo quy định của Tổng Giám đốc.
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh theo phân cấp;
Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng; Yêu cầu các chủ đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Sở Giao dịch I cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng của doanh nghiệp;
Từ chối việc cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bão lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không đảm bảo các điều kiện theo quy định;
Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật. Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ và không có thỏa thuận khác, Sở Giao dịch I được quyền báo cáo với các cấp có thẩm quyền để phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Chủ động trong xử lý rủi ro theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo hướng dẫn và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm bảo công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Sở Giao dịch I và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy định
Báo cáo Tổng Giám đốc trong việc ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động nghiệp vụ, cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Tổ chức bộ máy và điều hành
Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I
Những hoạt động chủ yếu
1- Huy động vốn
Đến hết 31/12/2006, vốn huy động bình quân năm 2006 của Sở Gaio dịch I đạt 2.801.087 triệu đồng bằng 137% kế hoạch được Hội sở chính giao ( nếu tính cả bán trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành do Sở Giao dịch I khai thác được thì dư nợ đạt 3.126.187 tỷ đồng ). Doanh số huy động trong năm 2006 đạt trên 7.000 tỷ đồng. Vốn huy động đã có sự tăng trưởng đều đặn qua hằng năm.
Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2.916,106 tỷ đồng, trong đó:
+ Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 1.370,343 tỷ đồng.
+ Kỳ hạn dưới 1 năm: 1.460,994 tỷ đồng.
+ Không kỳ hạn: 84,769 tỷ đồng
Số vốn huy động được taị Sở Giao dịch I đã đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn tín dụng ngắn hạn HTXK ( doanh số cho vay ngắn hạn HTXK 709,487 tỷ đồng; dư nợ 461,476 tỷ đồng ). Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao dịch I thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội Sở chính đến 31/12/2006 là 1.659,526 tỷ đồng. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ, kịp thời.
Xác định công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm.Năm 2007, Sở Giao dịch I đã chủ động triển khai công tác huy động vốn, cùng với việc tích cực tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm huy động vốn của NHPT, Sở Giao dịch I luôn bám sát và phân tích thị trường, khai thác các khách hàng mới đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khi lãi suất quy định của HSC thấp hơn rất nhiều so với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng và thường xuyên biến động theo xu hướng giảm từ 2- 3%/năm so với lãi suất trên thị trường, đề xuất nhiều các giải pháp báo cáo Ngân hàng Phát triển để đa dạng hoá các hình thức huy động và khai thác được các nguồn vốn trên địa bàn.
Tính đến 31/12/2007, kết quả huy động vốn bình quân năm 2007 của Sở Giao dịch 1 đạt 2.215.909 triệu đồng, số vốn huy động có kỳ hạn trên 1 năm chiếm 60,60%/ tổng dư có vốn huy động. Tăng trưởng huy động vốn qua từng quý trong năm cụ thể như sau:
Quý 1: đạt số dư bình quân 2.469.378 triệu đồng.
Quý 2: đạt số dư bình quân 2.698.047 triệu đồng.
Quý 3: đạt số dư bình quân 2.787.304 triệu đồng.
Quý 4: đạt số dư bình quân 908.905 triệu đồng.
Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2007 đạt 810.501 triệu đồng, trong đó:
+ Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 491.197 triệu đồng.
+ Kỳ hạn dưới 1 năm: 220.000 triệu đồng.
+ Không kỳ hạn: 99.305 triệu đồng.
Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao dịch 1 thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội sở chính. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ, kịp thời.
2- Tín dụng ĐTPT của Nhà nước
2.1- Công tác giải ngân
Trong năm 2006, Sở Giao dịch I thực hiện giải ngân 446,293 tỷ đồng cho 37 dự án đạt 81,12% kế hoạch giải ngân được TW giao ( đã trừ số vốn không có nhu cầu sử dụng của 03 dự án phải trả lại kế hoạch). Công tác giải ngân vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và có sự phối hợp thường xuyên của các phòng ban có liên quan.
Năm 2007, Sở Giao dịch I thực hiện giải ngân 622.460 triệu đồng đạt 79,85% KH năm (Theo KHGN giao đầu năm đạt 98,14%). Công tác giải ngân vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và có sự phối hợp thường xuyên với các Chủ đầu tư.
Tuy nhiên dù đã tích cực trong việc theo dõi, đôn đốc các chủ dự án thực hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT theo kế hoạch, nhưng một số dự án do các nguyên nhân khác nhau vẫn không thực hiện giải ngân đúng tiến độ và kế hoạch đề ra tập trung vào 21 dự án của ngành điện (chỉ đạt 7,56 % KH năm) nguyên nhân do chưa chủ động khi rà soát lập kế hoạch, đăng ký theo số của Chủ đầu tư đề nghị trong khi giá trị khối lượng đã được thực hiện và giải ngân bằng nguồn vốn khác, một số dự án cấp nước và một vài dự án khác không đánh giá hết được khả năng thực hiện thực tế nên không có khối lượng hoàn thành nghiệm thu để thanh toán.
2.2- Công tác thu hồi nợ vay
Đến hết 31/12/2006, thu nợ gốc vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được 508.029 triệu đồng đạt 107,75% kế hoạch năm 2006; thu nợ lãi được 170.750 triệu đồng đạt 110,71% kế hoạch năm.
Dư nợ vốn trong nước đến hết 31/12/2006: 3.779.161 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn; 269.489 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,13% tổng dư nợ. Nợ gốc quá hạn và lãi phải thu nhưng chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ từ Ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu phí, một số dự án đang xử lý nợ như: dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại; dự án văn phòng đại diện giao dịch
Ngay từ những tháng đầu năm 2007 Sở Giao dịch 1 đã tập trung triển khai quyết liệt và tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhất là các dự án có nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn trong việc trả nợ vay, kết quả thực hiện: Thu nợ gốc: 573.709 trđ đạt 73,26% KH năm;
Thu nợ lãi: 174.769 trđ đạt 81,80% KH năm;
Dư nợ vốn trong nước đến hết 31/12/2007: 3.822.063 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 217.315 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,69 %/ tổng dư nợ; lãi phải thu nhưng chưa thu được 85.339 triệu đồng. Nợ gốc quá hạn và lãi phải thu nhưng chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ từ thu phí, một số dự án đang xử lý nợ như: dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại; NM chế biến thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi; ĐTXD Trường tuổi hoa, Điện tử điện lạnh, Trường Bình Minh, Phương Nam, HTX Đông xuân, Kính mắt Hà Nội....
Sở Giao dịch I tổ chức kiểm tra tại các đơn vị vay vốn, phát hiện kịp thời các trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, tổ chức ký hợp đồng bảo đảm tiền vay với các trường hợp đủ thủ tục để hạn chế rủi ro khi có sự cố xảy ra đối với công tác thu nợ. Các trường hợp còn vướng mắcđã tích cực tháo gỡ hoặc báo cáo Hội sở chính để được xử lý kịp thời.
2.3- Phân loại nợ vay, xử lý nợ
Tổng dư nợ của 154 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I đến hết 31/12/2006 được phân loại như sau:
Dư nợ bình thường: 3.052.612 triệu đồng gồm 111 dự án.
Dư nợ có khó khăn tạm thời: 562.794 triệu đồng, gồm 28 dự án.
Dư nợ khó thu: 156.319 triệu đồng, gồm 12 dự án.
Sở Giao dịch 1 đã thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về công tác phân loại nợ vay, định kỳ hàng tháng (đối với dư nợ cho vay ngắn hạn HTXK) và hàng quý (đối với dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT) lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ vay. Tổng dư nợ của 131 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch 1 đến hết 31/12/2007 được phân loại như sau:
- Dư nợ bình thường: 3.218.455 triệu đồng, gồm 97 dự án.
- Dư nợ có khó khăn tạm thời: 464.722 triệu đồng, gồm 24 dự án, trong đó do Nhà nước điều chỉnh chính sách 614 triệu đồng, do chuyển đổi sở hữu, xắp xếp lại tổ chức 48.793 triệu đồng, do nguyên nhân khác 226.604 triệu đồng, số dư nợ được khoanh nợ đến 31/12/2007 là: 188.711 triệu đồng.
- Dư nợ khó thu: 135.259 triệu đồng, gồm 07 dự án.
Không qua công tác phân loại nợ vay, Sở Giao dịch 1 nắm rõ và thường xuyên phân tích, đánh giá thực trạng dư nợ vay, từ đó có biện pháp tăng cường công tác thu nợ hoặc có giải pháp tháo gỡ đối với các dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan.
2.4- Tài sản bảo đảm tiền vay
Trong năm 2006, Sở Giao dịch I tiếp tục thực hiện rà soát tình hình hợp đồng bảo đảm tiền vay của các dự án nhận bàn giao từ Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ HTPT, thực hiện phân loại và báo cáo TW các khó khăn, vướng mẳc trong quá trình tổ chức ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hết 31/12/2006, trong số các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, Sở Giao dịch I đã thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay 100 dự án
Năm 2007, Sở Giao dịch 1 tiếp tục thực hiện rà soát tình hình ký hợp đồng bảo đảm tiền vay của các dự án, thực hiện phân loại và báo cáo HSC các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hết 31/12/2007, trong số 154 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, Sở Giao dịch 1 đã thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay 91 dự án (trong đó 52 dự án đã đăng ký giao dịch bảo đảmt); 35 dự án thuộc diện không phải ký hợp đồng bảo đảm tiền vay (21 dự án ngành điện2, 04 dự án nguồn trả nợ từ NSNN, 10 dự án khác); 18 dự án tạm thời chưa đủ điều kiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đang triển khai ký hợp đồng bảo đảm tiền vay.
3- Công tác cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
Trong năm 2006, công tác cho vay ngắn hạn HTXK đạt doanh số cho vay 709.487 triệu đồng, dư nợ đạt 461.476 triệu đồng, dư nợ bình quân năm đạt 304.466 triệu đồng; nợ quá hạn 720 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,16% dư nợ vay. Số vốn cho vay ngắn hạn HTXK tập trung vào các mặt hàng: cà phê (10%), máy tính ( 25% ), gạo (44,5%), hàng dệt kim, chè, bóng đèn tiết kiệm điện...
Năm 2007, giải ngân tín dụng XKNH đạt doanh số cho vay 1.708.673 triệu đồng, dư nợ đạt 1.844.580 triệu đồng, dư nợ bình quân năm 717.220 triệu đồng đạt 109,33% KH năm, không có nợ quá hạn và lãi treo. Số vốn cho vay ngắn hạn HTXK tập trung vào các mặt hàng: Gạo (71,33 %/ tổng dư nợ), máy tính XK (22,07%), Bóng đèn (5,43%), cà phê ( 1,09%), hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu là Cuba, Mỹ, Châu âu, Thuỵ sỹ. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn được thực hiện tích cực, giảm từ 720 triệu đồng đầu năm đến 31/12/2007 không còn nợ quá hạn.
Công tác cho vay ngắn hạn HTXK mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song việc khai thác thêm các Khách hàng mới còn nhiều hạn chế, cho vay xuất khẩu đang tập trung chủ yếu vào các chương trình theo chỉ định của Chính Phủ (chiếm 93c,40%/ tổng dư nợ).
4- Công tác cho vay lại vốn ODA
Trong năm 2006, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Giao dịch I triển khai việc quản lý vốn giải ngân qua tài khoản đặc biệt gồm các dự án năng lượng nông thôn 2, dự án cấp nước đô thị và dự án cấp nước vệ sinh đồng bằng sông Hồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án từ tài khoản đặc biệt đến 31/12/2006 là: 52.822 triệu đồng.
Trong năm 2006 thực hiện quản lý 55 dự án ODA cho vay lại với số dư là 7.782.908 triệu đồng, cùng với việc tự tổ chức tự kiểm tra, khắc phục các tồn tại được phát hiện qua quá trình kiểm tra, Sở Giao dịch I đã thực hiện cho vay lại vốn ODA số tiền 712.248 triệu đồng; thu nợ gốc đạt 421.248 triệu đồng, bằng 102,55% kế hoạch năm; nợ gốc quá hạn 25.594 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,32% tổng dư nợ
Thực hiện quản lý 62 chương trình, dự án ODA cho vay lại với số dư tại thời điểm 31/12/2007 là 9.391.071 triệu đồng, Sở Giao dịch 1 đã thực hiện cho vay lại vốn ODA số tiền 1.975.419 triệu đồng; thu nợ gốc 677.610 triệu đồng, đạt 125,93% kế hoạch năm; thu lãi và phí 464.322 triệu đồng, đạt 121,72% kế hoạch năm; nợ gốc quá hạn 49.381 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,53% tổng dư nợ.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Giao dịch I triển khai việc quản lý và giải ngân qua tài khoản đặc biệt. Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án từ 03 tài khoản đặc biệt đến 31/12/2007 của 03 dự án Năng lượng nông thôn II, Cấp nước Sông Hồng, Cấp nước đô thị là: 339.127 triệu đồng. Sở Giao dịch I đã phối hợp với Hội Sở chính hướng dẫn Chi nhánh thực hiện kiểm soát chi và giải đáp các vấn đề phát sinh nhằm tháo gỡ và giải quyết những vướng mắc trong quá trình giải ngân và kiểm soát chi qua tài khoản đặc biệt.
Việc đôn đốc các Chủ đầu tư nhận nợ đã được triển khai tích cực và có các biện pháp quyết liệt nên đến 31/12/2007 số dư chưa nhận nợ tại Sở Giao dịch I đã giảm nhiều so với số đầu năm (đầu năm 448.170 triệu đồng®, cuối năm 108.034 triệu đồng) giảm 340.136 triệu đồng.
5- Công tác cấp hỗ trợ sau đầu tư
Đối với những dự án cần xử lý như: Chủ Thực hiện quản lý 114 dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, năm 2007, Sở Giao dịch I đã tiếp tục thực hiện công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ đồng thời với việc thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2007.
Đến 31/12/2007, tổng số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã cấp là 42.369 triệu đồng, đạt 94,76% kế hoạch năm 2007. Trước khi cấp HT SĐT Sở Giao dịch đã chủ động kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, tính toán xác định số cấp đúng các quy định của Nhà nước và NHPT. Sở Giao dịch I đã thực hiện kiểm tra 100% các dự án trước khi cấp.
6- Công tác cấp phát vốn uỷ thác
Năm 2006 tổng số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã cấp trong năm là 48.168 triệu đồng, trong đó số cấp năm 2005 là 19.519 triệu đồng, đạt 89,22%% kế hoạch năm 2006
Trong năm 2007 Sở Giao dịch 1 đang quản lý 91 dự án và đã thực hiện cấp phát vốn uỷ thác đạt doanh số 44.581 triệu đồng, quản lý nguồn vốn cấp phát: 278.250 triệu đồng.
Để tăng cường chất lượng công tác quản lý vốn uỷ thác, Sở Giao dịch 1 đã thường xuyên tổ chức kiểm tra các dự án cấp phát vốn uỷ thác. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, phối hợp với chủ đầu tư bổ sung.
đầu tư không còn tiếp tục cấp uỷ thác tại Sở, số dư nhận bàn giao từ năm 2000 đến nay không phát sinh số cấp phát. Sở Giao dịch I đã chủ động phối hợp với Chủ đầu tư để xử lý kịp thời, năm 2007 đã xử lý tất toán 54 dự án .
7- Công tác thẩm định
Trong năm 2006, Sở Giao dịch I đã tổ chức thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của 17 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước báo cáo Trung ương để xem xét, phê duyệt, Công tác thẩm định được thực hiện đúng quy định đảm bảo thời gian và chất lượng thẩm định.
Bộ phận Thẩm định và bộ phận Tín dụng luôn có sự phối hợp, đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu công việc. Trong năm 2006, bộ phận Thẩm định tại Sở Giao dịch I đã phối hợp kiểm tra, xác định giá trị khối lượng hoàn thành dự án Năng lượng Nông thôn Miền Bắc giai đoạn 1 là 115 gói thầu với giá trị đề nghị kiểm tra: 304,8 tỷ đồng, giá trị khối lượng hoàn thành sau kiểm tra: 302,7 tỷ đồng, giá trị giảm trừ khoảng 2,1 tỷ đồng.
Năm 2007, Sở Giao dịch 1 đã tổ chức thẩm định phương án tài chính ( PATC), phương án trả nợ vốn vay (PATNVV) của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước quyết định cho vay hoặc báo cáo Hội sở chính để xem xét, quyết định với kết quả:
- Thẩm định xong và thông báo cho vay 04 dự án mới với số vốn cam kết cho vay 468.335 triệu đồng.
- Tái thẩm định xong 02 dự án với số vốn cam kết cho vay 100.000 triệu đồng.
- Đã hoàn thiện hồ sơ đang thẩm định 02 dự án. Đang tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ thẩm định 05 dự án.
Ngoài việc thẩm định PATC, PATNVV đối với các dự án mới, Sở Giao dịch I đã thẩm tra giá trị khối lượng quyết toán phần xây lắp đối với các dự án tín dụng ĐTPT, tín dụng ODA, cấp phát uỷ thác 155 hồ sơ với giá trị kiểm tra 418.097 triệu đồng, đã kịp thời phát hiện và cắt giảm giá trị khối lượng không đúng theo quy định là 3.867 triệu đồng. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo đúng quy định tạo điều kiện đẩy nhanh công tác ký các hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Chất lượng thẩm định đã được nâng cao hơn năm 2006, song thời gian thẩm định vẫn còn dài, các kênh thông tin cung cấp các dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định còn hạn chế và chưa được cập nhật thường xuyên nên có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định . Đối với công tác kiểm tra xác định giá trị khối lượng hoàn thành để đảm bảo công tác giải ngân, thanh toán (đặc biệt đối với khối lượng các dự án năng lượng nông thôn). Thời gian kiểm tra, xác định giá trị khối lượng hoàn thành đã rút ngắn rất nhiều so với năm 2006.
3.2. Đánh giá chung về kêt quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I
a/ .Những kết quả đạt được
Ngay từ khi đầu năm Sở Giao dịch 1 đã triển khai toàn diện các mặt công tác. Những kết quả đạt được trong năm 2007 đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của tập thể Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, Sở Giao dịch I đánh giá những mặt được trong việc thực hiện nhiệm vụ như sau:
1.1- Công tác ổn định tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ từng bước được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao. Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy chế dân chủ, đoàn kết nội bộ, thực hiện quản lý theo trách nhiệm của người đứng đầu, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý công việc.
1.2- Thực hiện tác nghiệp các nghiệp vụ: Tín dụng ĐTPT, cho vay ngắn hạn HTXK, huy động vốn, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cho vay lại vốn ODA, cấp phát vốn uỷ thác, theo đúng quy chế, quy trình của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Công tác thu nợ vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn tín dụng xuất khẩu và vốn ODA được đặt lên hàng đầu với nhiều biện pháp và được tập trung thực hiện quyết liệt, với mục tiêu tận thu tối đa các khoản thu cùng với việc từng bước xử lý các khoản nợ tồn đọng nên trong năm 2007 công tác thu nợ đạt kết quả tương đối tốt, nhiều khoản nợ khó thu đã đôn đốc thu được (đã thu 18.140 triệu đồng nợ gốc khó thu ngoài kế hoạch), nợ quá hạn, lãi treo sau khi trừ các dự án có nguồn thu từ NSNN, thu phí đã giảm được đáng kể so với đầu năm.
1.3- Công tác huy động vốn được đẩy mạnh; Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn dài tăng, đối tượng khách hàng huy động vốn từng bước được mở rộng; mạnh dạn đề xuất các phương án huy động vốn để từng bước đa dạng hoá phương thức huy động vốn; Công tác lập và xây dựng, điều chỉnh kế hoạch đã được cải tiến và linh hoạt hơn, Công tác cân đối nguồn vốn đã được tin học hoá nên Sở Giao dịch I đã thực hiện cân đối theo ngày giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả.
1.4- Công tác kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục, phát hiện kịp thời tồn tại, thiếu sót để tổ chức khắc phục và rút kinh nghiệm. Việc tự rà soát để kiểm tra lại các công việc đã thực hiện từng bước trở thành thói quen và việc làm thường xuyên của các bộ phận.
1.5- Công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng và công tác kho quỹ tuy mới được triển khai nhưng đã thực hiện tốt đảm bảo chính xác, an toàn.
1.6- Công tác thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ được phối hợp, triển khai nhịp nhàng, vận hành ổn định. Công tác tổ chức, xây dựng và cấp mã khoá bảo mật, luân chuyển, kiểm soát, hạch toán đối chiếu chứng từ đảm bảo chính xác, kịp thời và an toàn.
1.7- Công tác đào tạo và tự đào tạo được coi trọng và triển khai thường xuyên, liên tục, từng bước nâng cao được trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực chỉ đạo điều hành của cán bộ viên chức phù hợp với mô hình mới.
1.8- Công tác thi đua khen thưởng đựoc chú trọng và được Sở Giao dịch I coi là đòn bẩy quan trọng trong việc khuyến khích các Bộ phận, Cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
b/ Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
2.1- Công tác thu nợ một số dự án có nợ quá hạn lớn kết quả còn hạn chế; Nợ gốc quá hạn và lãi treo tuy giảm ở một số dự án nhưng nhiều dự án vẫn tiếp tục tăng; Một số dự án chưa hoàn thành đầy đủ việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm; Công tác khắc phục những tồn tại phát hiện trong quá trình kiểm tra và tự k._.iểm tra tiến độ còn chậm.
2.2- Công tác huy động vốn chưa xây dựng được chiến lược huy động vốn bền vững nên kết quả huy động vốn không có tính ổn định vì còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, lãi suất, đối tượng huy động vốn…; Phong cách phục vụ và phương thức huy động vốn chưa theo kịp các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn.
Chính sách đối với Khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy rất khó khăn trong việc duy trì được các Khách hàng đang có quan hệ huy động vốn.
2.3- Đội ngũ cán bộ viên chức do được điều động, tuyển dụng và tiếp nhận từ nhiều đơn vị khác nhau, trong đó có nhiều cán bộ ngoài ngành, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
2.4- Một bộ phận cán bộ viên chức có lề lối, tác phong làm việc chưa thật sự văn minh, hiện đại; trách nhiệm đối với công việc chưa cao.
Việc phối hợp công tác giữa các bộ phận và với các cơ quan có liên quan trong khi thực thi nhiệm vụ có lúc, có nơi chưa thật sự thông suốt, nhịp nhàng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
2.5- Công tác tự đào tạo và nâng cao nghiệp vụ mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Việc tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ viên chức trong Sở còn hạn chế.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Ban Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo một số Phòng chưa thực sự kiên quyết trong chỉ đạo điều hành, có lúc còn bị động, lúng túng. Việc xử lý các vướng mắc còn qua nhiều khâu, xin ý kiến nhiều bộ phận làm cho hiệu quả xử lý không được kịp thời.
Một số Cán bộ chưa xác định được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình, thái độ làm việc chưa nghiêm túc trong khi thực thi nhiệm vụ nên hiệu quả công việc chưa được cao.
3.2- Nguyên nhân khách quan
- Việc triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ còn chậm, việc ban hành các quy chế về nghiệp vụ chưa kịp thời do đó còn lúng túng trong việc triển khai và hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục vay vốn theo quy chế mới.
- Một số dự án mới có đặc thù riêng như đầu tư ra nước ngoài, vệ tinh viễn thông có một số nội dung liên quan đến quản lý dự án chưa có trong quy chế, quy trình, Sở Giao dịch I phải nghiên cứu đề xuất báo cáo Hội sở chính trước khi thực hiện.
- Cơ chế về huy động vốn chưa linh hoạt, Các điều kiện về huy động vốn không gắn với thực tế biến động trên thị trường tiền tệ, chính sách Khách hàng chưa có quy định cụ thể nên việc triển khai công tác huy động vốn bị hạn chế, nguồn vốn không ổn định
- Công tác Cán bộ có nhiều biến động trong việc điều chuyển, tuyển dụng mới, đội ngũ Cán bộ đông nhưng không tinh thông nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, nhất là trong xử lý các công việc chuyên môn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Đánh giá tình hình hình đầu tư vào các dự án Thuỷ điện tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đặc điểm các dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện
Tình hình cho vay vốnđối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ điện
Sự cần thiết khách quan phải thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện
Quy trình thẩm định tài chính dự án
Trình tự thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện như:
*Bước 1: Trên cơ sở xem xét dự án và đề nghị vay vốn của khách hàng, lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ và yêu cầu thẩm định cụ thể cho phòng Thẩm định và các phòng liên quan
*Bước 2: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án từ các Phòng nghiệp vụ có liên quan, đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của Sở mà khách hàng phải đáp ứng và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được Sở chấp thuận. Còn đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Nếu hồ sơ của khách hàng đầu đủ, cán bộ thẩm định báo cáo trưởng phòng Thẩm định và tiến hành các bước trong quy trình. Nếu chưa đầy đủ cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
*Bước 3: Thẩm định các điều kiện của khách hàng
Cán bộ thẩm định lần lượt tiến hành các công việc sau:
Kiểm tra hồ sơ dự án và mục đích vay vốn, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ khách hàng, kiểm tra hồ sơ dự án, hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra mục đích vay vốn
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư.
Kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư được thực hiện thông qua hồ sơ: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại, qua bạn hàng của khách hàng, qua cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp của khách hàng, các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn và trước đó đã vay vốn.
Cán bộ thẩm định tìm hiều và phân tích về ngành mà phương án vay vốn và dự án đầu tư
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: bap gồm thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp và phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định đầu tư, cho vay hoặc từ chối cho vay.
Bước 4: Lập báo cáo và tờ trình thẩm định – Trình duyệt
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định và tờ trình thẩm định trình lên trưởng phòng thẩm định. Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra,thẩm định lại toàn bộ hồ sơ dự án và các tiêu chuẩn điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo…theo quy định hiện hành và trình lên Phó tổng giám đốc phụ trách. Phó tổng giám đốc phụ trách kiểm tra tờ trình và báo cáo thẩm định của Phòng thẩm định, ghi rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay đầu tư đối với dự án trình Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc triệu tập họp Hội đồng thẩm định. Hội đồng đưa ra kết luận từ chối tài trợ hoặc đồng ý tài trợ hoặc yêu cầu làm rỡ hơn khi dự án còn nhiều vấn đề cần làm rõ hơn. Phòng thẩm định hoàn chỉnh biên bản cuộc họp và thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định cho các đối tượng liên quan.
Quy trình thẩm định tại Sở Giao dịch I được trình bày khái quát dưới sơ đồ sau đây:
Quy trình thẩm định tại Sở Giao dịch I
Khách hàng thẩm định
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ thẩm định
Bổ sung, giải trình
Chưa
rõ
Chưa đủ điều kiện
Nhận hồ sơ
để thẩm định
Thẩm định
Lập báo cáo, tờ trình thẩm định
Thẩm
định
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
i
Kiểm tra,
kiểm soát
Chưa đạt yêu cầu
Trình duyệt
Ban giám đốc
Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam
Vấn đề tài chính của dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định tài chính dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định, tuỳ vào nội dung và yêu cầu đối với dự án. Hiện nay, tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam, việc thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điệthường áp dụng kết hợp đồng thời 2 phương pháp thẩm định. Đó là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án.
Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư theo trình tự
Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Thẩm định tổng quát
Thẩm định tổng quát là việc xem xét, đánh giá một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính hợp lý, tính phù hợp của một dự án.
Thẩm định tổng quát có thể cho phép hình dung một cách khái quát dự án. Đồng thời hiểu rõ về quy mô cũng như tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thõa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiiến lược phát triển kinh tế chung. Điều này được thể hiện thong qua các bước kiểm tra hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng vay vốn.
b. Thẩm định chi tiết
Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên vẫn phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
Trong giai đoạn thẩm định chi tiết từng nội dung, các bộ thẩm định cần phải đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc cần phải bác bỏ. Tuy nhiên mức độ chi tiết cho những nội dung cơ bản đó có thể khác nhau tùy theo đặc điểm của từng dự án.
Trong khi tiến hành thẩm định chi tiết, có thể sẽ phát hiện được các sai sót. Nếu như kết luận rút ra từ nội dung cơ bản trước là điều kiện để tiếp tục phân tích, đánh giá các nội dung cơ bản sau, thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại khi một số nội dung cơ bản của dự án không t thể chấp nhận được.
3.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư
Phương pháp thẩm định này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Cơ sở thực hiện của phương pháp này là dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như giá bán sản phẩm có thể giảm, có thể mức chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế…Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát các tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án này trong trường hợp có những biến động, căn cứ cào mức độ sai lệch so với dự kiến, tùy vào điều kiện cụ thể của dự án để có thể lựa chọn được dự án đầu tư. Nếu dự án vẫn đảm bảo có hiệu quả trong trường hợp xảy ra những tình huống đó thì đó là dự án có tính vững chắc về hiệu quả tài chính, có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng phát sinh các tình huống bất trắc để có thể đưa ra các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư…
4. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng phát triển Việt Nam
4.1. Thu thập thông tin về khách hàng và dự án
* Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn
Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn căn cứ vào Giấy phép kinh doanh để xác định: hình thức doanh nghiệp, người đại diện pháp nhân, ngành nghề kinh doanh...
* Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay vốn
Căn cứ vào "Bảng Cân đối kế toán", đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn của khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra những nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng vay vốn.
* Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Căn cứ vào bảng "Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" và "Bảng cân đối kế toán", đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn ở các nội dung sau:
- Khả năng sinh lợi: Có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
● Tỷ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
● Tỷ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
● Tỷ số doanh lợi tài sản (ROA)
- Hiệu quả hoạt động của khách hàng vay vốn:
● Vòng quay vốn lưu động
● Vòng quay hàng tồn kho
● Kỳ thu tiền bình quân.
● Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
● Hiệu suất sử dụng tài sản
4.2. Thẩm định vốn & nguồn vốn đầu tư của dự án
a. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án và tiến độ bỏ vốn
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.
Chính vì vậy, khi tiến hành thẩm định tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá: tính hợp lý của tổng vốn đầu tư; tổng vốn đầu tư đã phản ánh hết các khoản mục cần thiết chưa; đồng thời cũng cần xem xét đến các yếu tố làm tăng tổng vốn đầu tư (trượt giá, các khoản phát sinh, dự phòng thay đổi tỷ giá nếu dự án có sử dụng ngoại tệ...)
* Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ bỏ vốn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở cho việc xác định dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công, xác định thời gian chi trả.
Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá về nhu cầu vốn đầu tư, tiến độ thực hện dự án như vậy đã hợp lý chưa; khả năng đáp ứng khối lượng vốn đầu tư cần trong từng giai đoạn như thế nào. Có nghĩa cần phải xem xét cả về mặt khối lượng và thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế.
Tién độ phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mo của dự án.
b. Thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án
Sau khi xác định được các nguồn tài trợ cho dự án cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án. Trên cơ sở tổng vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định xem xét lại từng loại nguồn vốn vay ngân hàng, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp hoặc vốn tự huy động khác. Có nghĩa là tính toán tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức vốn đầu tư dự kiến. Đồng thời đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, ví dụ như nguồn vốn tự có, có thể căn cứ vào năng lực tài chính cuả chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn này...
Bên cạnh việc xem xét đến khi chi phí phải bỏ ra dến khi được nguồn vốn tài trợ này. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ cho dự án của các nguồn vốn để có thể đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn.
4.3. Thẩm định doanh thu – chi phí của dự án đầu tư
Khi tiến hành kiểm tra việc xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần phải đọc kỹ " Báo cáo nghiên cứu khả thi ", phân tích trên các phương tiện khác nhau của dự án để tìm ra các dịch vụ cho công tác tính toán doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án. Thông thường việc phân tích phương diện tài chính được thực hiện sau khi đã thực hiện các phương diện khác như phương diện thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý.. Việc phân tích các phương diện và rút ra các giả định có thể tóm tắt như sau:
STT
Phương diện phân tích
Giả định rút ra
1
Phân tích thị trường
- Sản lượng tiêu thụ
- Giá bán
- Doanh thu
- Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải thu)
- Chi phí bán hàng
2
Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp
- Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào
- Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả)
3
Phân tích kỹ thuật công nghệ
- Công suất
- Thời gian khấu hao
- Thời gain hoạt động cuả dự án
- Địh mức tiêu hao nguyên vật liệu
4
Phân tích tổ chức quản lý
- Nhu cầu nhân sự
- Chi phí nhân công, quản lý
5
Kế hoạch thực hiện ngân sách
- Thời điểm dự án đưa vào hoạt đọng
- Chi phí tài chính
Từ các giả định rút ra được ở trên, cán bộ thẩm định có thể xác định được doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư. Cụ thể:
a. Kiểm tra việc tính toán chi phí của dự án đầu tư.
* Kiểm tra việc xác định doanh thu của dự án đầu tư: Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu của dự án được dự tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án đã xác định. Trong khi kiểm tra việc xác định doanh thu của dự án cần phải chú ý đến côg suất thiết kế của sản phẩm cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm. Công việc này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng Doanh thu của dự án đầu tư
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
năm 2
Năm 3
Năm...
1
Doanh thu từ sản phẩm chính
2
Doanh thu từ sản phẩm phụ
3
Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm
4
Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
5
Tổng doanh thu chưa có VAT
6
Thuế VAT
7
Doanh thu sau thuế VAT
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam
* Kiểm tra việc xác định các yếu tố chi phí của dự án đầu tư: kiểm tra tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Theo đó, chi phí sản xuất của dự án bao gồm: chi phí hoạt động, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay.
- Kiểm tra việc tính toán chi phí hoạt động của dự án đầu tư: Chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục chi phí vật chất (nguyên vật liệu chính; nguyên vật liệu phụ; dịch vụ mua ngoài như điện nước...), chi phí nhân công (lương, BHXN, trợ cấp...), chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và các chi phí khác. Cụ thể được biểu hiện ở bảng sau:
Bảng chi phí hoạt động của dự án đầu tư
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm...
1
Nguyên vật liệu chính
2
Nguyên vật liệu phụ
3
Điện
4
Nước
5
Lương + BHXH
6
Chi phí thuế đất
7
Chi phí quản lý phân xưởng
8
Chi phí quản lý doanh nghiệp
9
Chi phí bán hàng
10
Tổng chi phí hoạt động
11
Thuế VAT được khấu trừ
12
Chi phí hoạt động đã khấu trừ VAT
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam
- Kiểm tra việc tính toán khấu hao hàng năm của dự án đầu tư: Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập của doanh nghiệp giảm và ngược lại. Vì vậy, kiểm tra được việc tính toán khấu hao hàng năm của dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc tính toán được thể hiện ở bảng sau:
Bảng: Lịch thu khấu hao của dự án đầu tư
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm...
I. Nhà xưởng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Giá trị còn lại cuối kỳ
II. Thiết bị
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Giá trị còn lại cuối kỳ
IV. Tổng cộng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Giá trị còn lại cuối kỳ
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân phát triển Việt Nam
- Kiểm tra việc tính toán lãi vay vốn ngân hàng và kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư: Cần phải tính toán lãi vay vốn ngân hàng và kế hoạch trả ợ của dự án đầu tư: Cần phải tính toán lãi vay của dự án (cả lãi vay ngắn hạn và lãi vay trung dài hạn). Cụ thể được tính toán trong các bảng sau:
Bảng: Lãi vay vốn của dự án đầu tư
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm...
1
Dư nợ đầu kỳ
2
Vay trong kỳ
3
Trả nợ gốc trong kỳ
4
Dự nợ cuối cùng
5
Lãi vay trong kỳ
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam
b. Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận, dòng tiền của dự án đầu tư
Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận của dự án đầu tư: Trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm cảu dự án đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành dự tính mức lãi, lỗ hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ trong năm của cả đời dự án. Đối với lợi nhuận của dự án đầu tư, được tính băng chênh lệnh của doanh thu và các khoản chi phí. Lợi nhuận của dự án đầu tư có thể là: lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế. Thông thường, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận sau thuế vì đây là nguồn trả nợ chính của dự án. Việc tính toán chỉ tiêu nay được thể hiện ở bảng sau:
Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí, lợi nhuận của dự án đầu tư
STT
Khoản mục
Diễn giải
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm…
1
Doanh thu sau thuế
2
Chi phí hoạt động sau thuế
3
Khấu hao
4
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=(1)-(2)-(3)
5
Lãi vay
6
Lợi nhuận trước thuế
= (4) - (5)
7
Lợi nhuận chịu thuế
= (a)
8
Thuế thu nhập
= 7* thuế suất
9
Lợi nhuận sau thuế
= (7) – (8)
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam
( a ): Được tính = Lợi nhuận trước thuế- Lỗ lũy kế các năm trước được khấu trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc luật đầu tư nước ngoài.
Kiểm tra tính toán dòng tiền của dự án đầu tư: Việc tính toán dòng tiền của dự án ( cân đối giữa lượng tiền đi vào và lượng tiền đi ra của dự án ) là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án đầu tư. Có thể tính toán dòng tiền cảu dự án thông qua các công thức sau:
Tổng các dòng vào năm thứ i = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao cơ bản + Lãi vay cố định + Thu thanh lý TSCĐ + Thu hồi vốn lưu động.
Tổng các dòng ra năm thứ i = Vốn đầu tư chi ra ( Vốn cố định + Vốn lưu động ).
Dòng tiền ròng năm thứ i = Tổng các dòng tiền vào năm thứ i – Tổng các dòng tiền ra năm thứ i.
4.4. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Tất cả những đánh giá, tính toán được thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư
4.4.1. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của phương án tĩnh
Việc thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư có thể được tiến hành thông qua hai phương pháp cơ bản sau:
a. Phương pháp tài chính giản đơn
Các chỉ tiêu được dùng để tính toán hiệu quả tài chính của dự án bằng phương pháp tài chính giản đơn:
Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận ròng
Đây là chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án. Chỉ tiêu này chỉ có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án. Công thức tính như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Tổng thuế phải nộp
Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thu được hàng năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư = Lợi nhuận ròng / Vốn đầu tư
Chỉ tiêu 3: Điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí do đó tại đây dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Bởi vậy, chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần phải đạt được của dự án để thể hiện bằng chi tiêu hiện vật (sản lượng tị điểm hoà vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hoà vốn ). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hoà vốn thì dự án có lãi, ngược lại đạt thấp hơn thì dự án bị lỗ. Do đó, chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn.
Có thể tính toán các loại điểm hoà vốn sau:
- Điểm hoà vốn lý thuyết:
Sản lượng tại điểm hoà vốn = f / ( p – v )
Doanh thu tại điểm hoà vốn = f / (1 – v/p )
- Điểm hoà vốn tiền tệ: Là điểm mà tại đó dự án đầu tư có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao, công thức tính điểm hoà vốn tiền tệ cho một năm của đời dự án như án sau:
Sản lượng tại điểm hoà vốn = ( f – D ) / ( p – v )
- Điểm hoà vốn trả nợ: Là điểm mà tại đó dự án đầu tư có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập, công thức tính điểm hoà vốn trả nợ cho một năm của đời dự án như sau:
Sản lượng tại điểm hoà vốn = ( f – D + N + T ) / ( p – v )
Trong đó:
- f; định phí - D: khấu hao của năm xem xét
- v: biến phí - N: Thuế phải nọp trong năm
- p: giá bán sản phẩm - T: Nợ gốc phải trả
Chỉ tiêu 4: Thời gian thu hồi vốn đầu tư
Chỉ tiêu này cho biết để thu hồi được vốn đầu tư bỏ ra thì phải mất bao lâu. Tính theo phương pháp tài chính giản đơn thì chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tu có thể được xác định theo công thức sau:
Thời gian thu hồi vốn đầu tư = Tổng vốn đầu tư / ( Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao hàng năm của dự án)
Chỉ tiêu 5: Thời gian thu hồi vốn vay
Chỉ tiêu này cho biết cần phải mất bao lâu để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay. Tính theo phương pháp giản đơn, chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn vay có thể được tính toán theo công thức sau:
Thời gian thu hồi vốn vay = Tổng số vốn vay / ( Khấu hao hàng năm của TSCĐ hình thành bằng vốn vay + Lợi nhuận của dự án dùng để trả nợ + Nguồn vốn khác dùng để trả nợ )
b. Phương pháp tài chính bằng giá trị hiện tại
Phương pháp tài chính bằng giá trị hiện tại có nghĩa là khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các khoản tiền phát sinh trong từng thời kỳ phân tích được tính truyền về cùng một mặt bằng thời gain hiện tại.
Do đó, trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phải xác định tỉ suất "r" dùng để tính chuyển các khoản tiền này. Để xác định "r" phải xuấyt phát từ điều kiện cụ thể của dự án, "r "được xác định vào chi phí sử dụngvốn. Mỗi nguồn vốn có giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cáp vốn yêu cầu, nên chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cáu nguồn vốn. Cụ thể:
- Nếu vay vốn đầu tư thì "r" là lãi suất vay.
- Nếu vay từ nhiều nguồn vốn vơi slãi suất "r" là lãi suất vay bình quân tù các nguồn. Công thức xác định tỷ suất "r" như sau:
r =
Trong đó:
Iv: Số vốn vay từ nguồn vốn k
r(k): Lãi suất vay từ nguồn k
m: Số nguồn vay
Sau khi xác định được tỷ suất "r", bắt đầu tiến hành tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án theo phương pháp tài chính bằng giá trị hiện tại. Cụ thể:
Chỉ tiêu 1: Giá trị hiện tại ròng NPV - Net presnt value
Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa các khoản thu và chi của dự án được quy về thời điểm hiện tại. Chỉ tiêu này phản ánh qui mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại. Nó được xác định theo công thức:
NPV - - Ivo + [ Bi/(l+r)^] - [Ci/(l + r)^i] + SV/(l+r)^n
Trong đó:
Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động
Bi: Khoản chi phí của năm
SV: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu động bỏ ra ban đầu.
n: Số năm hoạt động của đời dự án
r: Tỷ suất chết khấu được chọn
Chỉ tiêu giá trị hiện tại rong được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Dự án được chấp nhận khi NPV >= 0. Khi đó tổng các khoản thu của dứan >= tổng các khoản chi phí sau khi đưa về cùng mặt bằng hiện tại.
Ngược lại, dự án đầu tư không được chấp nhận khi NPV <0. Khi đó tổng thu của dự án đầu tư không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu 2: Hệ số hoàn vốn nọi bộ IRR- Internal Rate Of Return
Hệ số hoàn vốn nọi bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác IR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NVP = 0, tức là:
[Bi/ (l + r)^i] = [Ci/(l + r)^i]
Hoặc [Bi/(l + r)^i] = [Ci/(l + r)^i] =0
Chỉ tiêu IRR cho biết tỷ lệ sinh lời cần thiết của một dự án đầu tư. Nó chínhlà chi phí vốn bình quan cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà không chịu thua thiệt.
IRR >r: Dự án đầu tư có hiệu quả tài chính.
IRR = r: Toàn bộ khoản thu của dự đầu tư chỉ đủ bù đắp chi phí.
IRR<r: Dự án đầu tư không coa hiệu quả tài chín.
4.4.2. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của phương án động (phân tích độ nhạy của dự án đầu tư).
* Khái niệm
Phân tích độ nhạy của dự án: Là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.
* Các bước thực hiện
Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy: Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thể hiện song song với quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ)
Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, khả năng trả nợ (thông thường là chỉ số NPV, IRR,DSCR ) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay .
Lập bảng tính độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây (Các bảng này phải nằm cùng bảng tính với các biến).
Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi
Trường hợp cơ bản
Giá trị 1
Giá trị2
Giá trị....
IRR
Kết quả
NPV
Kết quả
DSCR
Kết quả
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam
Trong đó:
- Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ.
- IRR, NPV, DSCR...là các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ chúng ta cần khảo sát sự ảnh hưởng khi biến thay đổi.
- Giá trị 1,2,.., giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.
4.5. ThÈm ®Þnh phương án trả nợ vốn vay của dự án
KÕ ho¹ch tr¶ nî thêng ®îc chñ ®Çu t tr×nh lªn trong hå s¬ xin vay. V× ®iÒu kiÖn vay tr¶ cha x¸c ®Þnh nªn kÕ ho¹ch nµy thêng mang tÝnh chñ quan. Trªn c¬ së ph©n tÝch dßng tiÒn thu tõ dù ¸n, c¸c kho¶n vay dù ¸n ph¶i tr¶ trong cïng thêi gian, chØ tiªu thêi gian hoµn vèn, Ng©n hµng sÏ tiÕn hµnh thÈm ®Þnh kÕ ho¹ch tr¶ nî vµ tho¶ thuËn víi chñ ®Çu t vÒ viÖc tr¶ nî theo ph¬ng thøc nµo, kú h¹n lµ bao nhiªu. CÇn ph¶i thÊy r»ng nguån tr¶ nî gèc tõ dù ¸n lµ lîi nhuËn sau thuÕ ®Ó l¹i vµ khÊu hao tµi s¶n cè ®Þnh. Ng©n hµng c¨n cø vµo ®ã ®Ó mµ x¸c ®Þnh ra kÕ ho¹ch tr¶ nî cña chñ ®Çu t bao gåm c¶ tr¶ nî gèc vµ l·i hµng th¸ng. NÕu trong thêi h¹n cho vay cã n¨m dù ¸n kh«ng ®ñ ®¶m b¶o tr¶ nî tõ c¸c nguån th× Ng©n hµng ph¶i yªu cÇu chñ ®Çu t cã cam kÕt tr¶ nî b»ng c¸c nguån kh¸c. ViÖc ph©n tÝch nµy sÏ gióp cho Ng©n hµng xem xÐt kÕ ho¹ch tr¶ nî kho¶n vay gióp n©ng cao chÊt lîng tÝn dông cña m×nh.
4.5.1. ThÈm ®Þnh kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n:
- Nguån tr¶ nî cña dù ¸n: X¸c ®Þnh c¸c nguån v._.i ra chi nhánh chỉ quan tâm đến tính toán hiệu quả tài chính (NPV, IRR) khả năng tài trợ của dự án (DSCR) mà chưa quan tâm đến thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án và đời của dự án. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư vì nếu thời gian thu hồi vốn đầu tư và đời dự án bị kéo dài thì khả năng trả nợ của dự án sẽ bị hạn chế.
- Bước thẩm định tài chính có đạt được chất lượng tốt hay không phải phụ thuộc rất nhiều vào các bước thẩm định trước đó ( thẩm định khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật.....). Trong khi đó, vấn đề thẩm định khía cạnh kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do hiện nay Phòng thẩm định chủ yếu là các cán bộ thẩm định tốt nghiệp tại các trường Đại học thuộc khối kinh tế, hầu như chưa có cán bộ thẩm định nào có chuyên môn sâu về khía cạnh kỹ thuật. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư. Từ đó ảnh hưởng đến việc thẩm định tài chính của dự án đầu tư.
6.2.1.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu được lấy từ hồ sơ xin vay vốn do khách hàng cung cấp. Mà nguồn thông tin này có độ chính xác không cao, các thông tin được đưa ra bởi khách hàng nên chứa nhiều yếu tố chủ quan , không đáng tin cậy. Ngoài ra còn có thể tìm kiếm thông tin qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng.... tuy nhiên lượng thông tin thu thập được từ nguồn này khá ít. Trong khi đó việc thu thập thông tin từ các bạn hàng của khách hàng , từ các tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ tín dụng gần như không được thực hiện. Chính vì vậy thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư còn " nghèo nàn ", thông tin còn mang tính một chiều.
6.2.1.5. Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Hoạt động thẩm định là một hoạt động phức tạp có liên quan đến nhiều giấy tờ. Kết thúc quá trình thẩm định cần phải lưu lại các tài liệu có liên quan đến dự án vừa thẩm định . Tuy nhiên, hiện nay phòng vẫn chưa được trang bị máy photocopy phục vụ cho công tác phôtô tài liệu. Công việc photo tài liệu được thực hiện chung với Hành chính. Điều này rất bất tiện vì lượng giấy tờ photo của phòng khá nhiều, gây ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của phòng thẩm định.
Ngoài ra, tuy phòng đã được trang bị một hệ thống máy tính nhưng các máy chưa được trang bị các phần mềm chuyên dụng dùng cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
6.2.1.6. Về cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Hiện nay đội ngũ cán bộ tham gia thẩm định còn rất trẻ , tuy là một thế mạnh nhưng cũng tạo cho ngân hàng một số khó khăn nhất định, do đội ngũ này chưa có kinh nghiệm trong công tác thẩm định . Bởi lẻ công tác thẩm định không phải là công việc theo khuôn mẫu mà nó biến động tuỳ thuộc vào từng dự án, mỗi dự án lại thường xuất hiện những yếu tố bất ngờ, phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định cần phải có kinh nghiệm để bình tĩnh giải quyết vấn đề phát sinh thông qua việc liên hệ tình huống mà họ đã giải quyết trước đó.
Một vấn đề nữa mà phòng Thẩm định phải đối mặt, đó là, luợng các dự án trung, dài hạn cần phải thẩm định quá nhiều, song lượng cán bộ thẩm định của phòng còn mỏng, tạo một khối lượng công việc khá lớn, gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định
6.2.2 Những nguyên nhân
Nhìn chung, những hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
6.2.2.1 Nguyên nhân khách quan.
Một là, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà Nước.
Đây là một yếu tố khách quan và tác động đến hiệu quả hoạt động của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh nói chung.
Hiện nay, hệ thống chính sách và pháp luật về hoạt động cho vay vốn của các ngân hàng thương mại đang được sửa đổi bổ sung nhưng chưa bảo đảm được sự bình đẳng và thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt là những chế tài xử lý những hành vi cung cấp thông tin sai lệch của các chủ đầu tư, đồng thời có những quy định gắn trách nhiệm về mặt pháp lý của các bên cung cấp thông tin.
Mặt khác, do hệ thống chính sách và pháp luật về ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện nên có những thay đổi diễn ra, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật thông tin để kịp thời thay đổi theo những điều chỉnh của pháp luật.
Hai là, sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại có nhiều hạn chế, do đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thông tin về khách hàng vay vốn. Sở dĩ như vây vì khách hàng không chỉ có quan hệ tín dụng với duy nhất một Ngân hàng, cho nên cần có sự liên hệ hợp tác giữa các Ngân hàng để thu thập thông tin về công nợ và quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nền kinh tế thị trường, do đó hạn chế sự hỗ trợ và trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng với nhau.
Ba là, trình độ năng lực của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Bởi lẽ, nếu chủ đầu tư có trình độ năng lực trong lập và quản lý dự án đàu tư thì có thể lập được một “ Bao cáo nghiên cứu khả thi” cụ thể, chính xác với đầy đủ thông tin. Nhìn chung, khả năng lập và quản lý dự án đầu tư của các chủ đầu tư còn hạn chế, do đó các dự án được lập nên thường không bám sát thực tế, tính khả thi không cao và có nhiều biến động khi đi vào thực tế. Điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định không thể tiếp cận với một dự án hoàn chỉnh và được chuẩn hoá.
6.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, yếu tố thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu được lấy từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, ngoài ra thu thập từ một số nguồn nhưng thồn tin này mang tính chắp vá, chưa cập nhật. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Hai là, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay công tác thẩm định tại Sở vẫn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc phân tích, đánh giá, dự báo. Bên cạnh đó, hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu được thực hiện trong phần mềm Microsoft Excel. Điều này cũng hạn chế phần nào hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Ba là, yếu tố con người chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Chất lượng của công tác thẩm định tài chính phụ thuộc nhiều vào các bước thẩm định trước đó. Song cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong bước thẩm định khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật của dự án. Do đó ảnh hưởng đến độ chính xác của các thông số đầu vào của dự án từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính.
Ngoài ra, hiện nay Sở Giao dich I có những cán bộ thẩm định còn trẻ. Tuy đây là một lợi thế do những cán bộ này có chuyên môn khá, năng động, khả năng nhạy bén với những thay đổi của thị trường nhưng họ chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nên khả năng phân tích, dự đoán về tính khả thi của dự án còn nhiều hạn chế. Điều này có thể dẫn đến sai sót trong các kết luận thẩm định, gây khó khăn trong việc ra quyết định của Ngân hàng.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Định hướng hoạt động của Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam
Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của Sở giao dịch I
Mục tiêu chung:
Mục tiêu tổng quát đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: VDB là một ngân hang chuyên nghiệp của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư và xuất khẩu bộ máy tinh gọn và hiệu quả; năng lực quản lý tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại; tình hình tài chính lành mạnh; công khai minh bạch; hướng tới thị trường và hội nhập quốc tế.ạn
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2006-2010:
Nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn và tăng cường nguồn lực thúc đẩy đầu tư phát triển và xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, một số chỉ tiêu phấn đấu là:
Tổng số vốn cung ứng cho nền kinh tế giai đoạn 2006-2010: 170.000 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với giai đoạn 2001-2005.
Tổng số huy động vốn trong nước ( chưa tính số thu nợ ) giai đọan 2006-2010: 122.500 tỷ đồng, trong đó:
Vốn kỳ hạn 3-5 năm chiếm tối thiểu 25% tổng số vốn huy động.
Vốn kỳ hạn trên 5 năm chiếm tối thiểu 52% tổng số vốn huy động.
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ đến năm 2010: dưới 5%
Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010: đạt yêu cầu theo chuẩn mức quốc tế (không dưới 8% )
Định hướng và phương châm chiến lược.
Định hướng chiến lược
Là một tổ chức được Chính phủ thành lập nhằm thực hiện Chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động của VDB phải phù hợp với chủ trương ,chính sách, pháp lụât hiện hành và các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO.
Với mô hình là một ngân hang chính sách, VDB phải phát huy vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu thong qua việc thực hiện các hình thức dụng; đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng; tổ chức và hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế.
VDB phải tập trung huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, bảo đảm tính cân đối khoa học; xây dựng cơ sờ vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại để thực thi nhiệm vụ; từng bước tự chủ về tail chính
Phương châm chiến lược:
Do ngành tail chính giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, lượng vốn đi qua VDB dành cho đầu tư là rất lớn nên việc đảm bảo sự an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả VDB nói riêng và toàn ngành tài chính cũng như nền kinh tế nói chung. Vì vậy trong quá trình phát triển sau này, việc đảm bảo chắc chắn cho sự an toàn cần trở thành một phương châm chiến lược quan trọng.
Cùng với đảm bảo sự an toàn, xét về dài hạn, hoạt động của VDB phải mang tính liên tục và có chiều sâu đối với các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; hoạt động của VDB phải đảm bảo cầu hiệu quả phát triển bền vững nhằm đáp ứng các mục tiêu dài hạn của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Như vậy, phương châm chiến lược của VDB là:
An toàn hiệu quả - hội nhập quốc tế - phát triển bền vững
2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam
2.1.Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định
Con người luôn là trung tâm của mọi động. Hoạt động thẩm định luôn gắn liền với sự có mặt yếu tố con người. Nếu chỉ có quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định dự án mà không có yếu tố con người thì cũng không có ý nghĩa gì. Chính vì vậy, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Do đó, để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cần phải hoàn thiện hơn nữa yếu tố con người.
Gắn với con người luôn có hai khía cạnh, đó là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đó là hai khía cạnh quan trọng đánh giá sự hoàn thiện của con người. Như vậy, để hoàn thiện yếu tố con người cần phải hướng tới hoàn thiện những khía cạnh trên. Cụ thể có những giải pháp sau để giải quyết vấn đề này là:
Một là, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định
Các cán bộ thẩm định cần phải có tinh thần luôn luôn cập nhật thông tin về quy định của Nhà nước về các lĩnh vực đầu tư, thông tin của Bộ tài chính, của Ngân hàng Nhà nước…về các quy định trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho các cán bộ thẩm định trong công tác thẩm định.
Sở Giao dịch I cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác thẩm định và là nền tảng vững chắc đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Đồng thời, đây cũng là đội ngũ chịu trách nhiệm kèm cặp cà hỗ trợ các cán bộ trẻ trong công tác chuyên môn, đặc biệt là truyền dạy những kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
Sở Giao dịch I cũng thường xuyên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định…Đây cũng là những công việc cần thiết giúp những cán bộ này được liên tục trao dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Đồng thời Sở cũng luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình: tham gia các lớp đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh…
Sở cần có kế hoạnh đào tạo và đào tạo lại các cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực ( kinh tế, thị trường, kỹ thuật…), vì hầu hết các cán bộ thẩm định của Phòng Thẩm định đều tốt nghiệp các trường khối ngành kinh tế mà chưa có cán bộ nào tốt nghiệp các trường khối ngành kỹ thuật, điều này hạn chế chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.
Hai là, cần phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định
Các cán bộ thẩm đinh tuy đã được trang bị kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm nhất định… trong công tác thẩm định, nhưng nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì cũng khó có thể đảm bảo được chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư. Sở dĩ như vậy vì các cán bộ thẩm định phải làm việc trong môi trường có nhiều áp lực nên họ phải là những người có tư cách đạo đức tốt, có lập trương vững vàng, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Bên cạnh những điều này thì Sở cũng cần có cơ chế thõa đáng nhằm đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Cụ thể:
Sở cần phải tạo cơ chế gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định với công việc thẩm định được giao, ví dụ mỗi cán bộ thẩm định phải có trách nhiệm về thời gian thẩm định cũng như chất lượng thẩm định của dự án được giao…
Đồng thời Sở cũng cần đảm bảo trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định không chỉ dừng lại ở việc đưa ra được một “ Báo cáo thẩm định” chính xác mà còn phải có trách nhiệm trong suốt quá trình đưa dự án vào hoạt động, ví dụ như: trách nhiệm thu hồi nợ vay của khách hàng, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về khoản nợ vay này…
Ba là, cần phải có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh
Một chế độ thưởng phạt thích hợp, công minh là một trong những động lực góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động của các cán bộ thẩm định, từ đó đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng. Chính vì vậy, việc ban hành một cơ chế thưởng phạt nghiêm minh là hết sức cần thiết trong việc hoàn thiện chất lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư. Cụ thể:
Đồng thời với các yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ thẩm định, Sở cũng cần có các chế độ khuyến khích khi cán bộ thẩm định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ví dụ như chế độ khen thưởng, khuyến khích trong công tác…Chế độ khen thưởng đúng lúc sẽ thúc đẩy cán bộ thẩm định càng cố gắng vươn lên trong công tác để đạt được những thành tích lớn lao hơn nữa trong công việc của mình
Bên cạnh những khen thưởng kịp thời đó, Sở cũng cần đưa ra những biện pháp xử lý khi cán bộ thẩm định cố tình làm sai quy định của Ngân hàng hay sai sót do thiếu cẩn trọng…Bởi đối với Ngân hàng, sai sót trong khâu thẩm định dự án có thể dẫn đến một quyết định cho vay thiếu chính xác, dẫn đến tổn thất tất yêu cho Ngân hàng ( ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín của Ngân hàng ).
Bốn là, cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của các cán bộ
Bên cạnh việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, trao dồi đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định, Sở cần đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của các cán bộ nhân viên. Cụ thể:
Sở cần tạo ra sự công bằng cho mọi người trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ cũng như các hoạt động giải trí khác.
Sở nên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao nhằm tạo ra sự thoải mái cho các cán bộ sau những giờ làm việc căng thẳng. Có như vậy mới giúp các cán bộ có thêm sức khỏe đảm đương công việc hiện tại.
2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư
Quá trình phân tích một dự án đầu tư thường bao gồm ba nội dung chính: phân tích kỹ thuật nhằm xác định ngay từ đầu cấu hình kỹ thuật cũng như phương diện cốt yếu khác định hình nên dự án: phân tích tài chính có nhiệm vụ đánh giá tính khả thi của dự án đối với các cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp tham gia đầu tư; phân tích kinh tế với mục tiêu xem xét những đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tất cả các phân trên đều phải được tiến hành nghiêm túc và khách quan, để trên cơ sở đó ra quyết định, chứ không phải chỉ là hình thức và nhằm mục đích chứng minh một mục đích đã có. Khi thẩm định dự án cần phải lượng hóa tất cả các chỉ tiêu, tùy từng dự án, từng ngành nghề mà có những yêu cầu khác nhau để có được một quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Cán bộ thẩm định đặc biệt tập trung nhiều thời gian để kiểm tra, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Đánh giá một cách toàn diện về cân đối cung cầu sản phẩm của dự án: nhu cầu hiện tại, dự báo tương lai, khả năng cung ứng đầu vào, tình hình xuất nhập khẩu…khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Kiểm tra, đánh giá số liệu thị trường từ nhiều kênh, không chỉ dự án lập nên mà phải điều tra cụ thể bằng thực tế, qua số liệu thống kê và hệ thống dữ liệu của các ngành liên quan. Từ đó có kết luận tương đối chắc chắn về thị trường, khẳng định mục tiêu đầu tư và sử dụng các thông số liên quan kiểm tra việc tính toán tài chính dự án.
Thẩm định tính khả thi của các nhân tố kỹ thuật, xem xét mức độ hiện đại của công nghệ, thiết bị, chào hàng của các hãng có thiết bị tương tự với sự tương đồng về công suất, kinh tế ảnh hưởng tới chi phí thiết bị và tổng mức đầu tư. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần được có ý kiến trước của cơ quan chuyên ngành. Kiểm tra việc tính đúng, tính đủ chi phí của giải pháp bảo vệ môi trường trong chi phí của dự án.
Phân tích kinh tế xã hội dự án thông qua việc xác định doanh lợi xã hội dự án, cụ thể là việc sử dụng các công cụ điều tiết của Nhà nước đặc biệt là công cụ thuế và các chỉ tiêu hiệu quả khác như: thu lời bằng ngoại tệ, hiệu quả kinh tế vốn đầu tư, thu hút lao động, gia tăng thu Ngân sách Nhà nước…
Nội dung thẩm định kỹ thuật dự án cũng cần được chú trọng nghiên cứu hơn trong thời gian tới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc đưa ra những phân tích tài chính dự án chính xác. Hiện nay khi đánh giá các dự án đầu tư về mặt kỹ thuật, cán bộ thẩm định chỉ đưa ra những nhận định khái quát chung chung. Những vấn đề chi tiết khác liên quan đến công nghệ, thiết bị của dự án mang tính kỹ thuật thì chưa được đề cập tới trong báo cáo thẩm định. Do đó trong thời gian tới, Sở nên xây dựng cho mình một hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể để thuận tiện cho việc phân tích nội dung kỹ thuận dự án. Đối với những dự án lớn, có nội dung kỹ thuật phức tạp, để giảm thiểu thời gian thẩm định và tích lũy thêm kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định thì Sở nên thuê hoặc mời chuyên gia đầu ngành có chuyên môn nghiệp vụ tốt phù hợp với từng dự án để thẩm định. Việc mời cán bộ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực về kỹ thuật vừa giúp cho việc thẩm định mặt kỹ thuật của dự án được đảm bảo tính chính xác, phù hợp với các quy định chính sách của Nhà nước về công nghệ, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của Sở, lại vừa giúp cho các cán bộ thẩm định học hỏi kinh nghiệm bổ sung thêm kiến thức nghiệp vụ.
2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với các cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập chính xác và kịp thời nguồn thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là khá phức tạp song vô cùng cần thiết. Hiện nay chúng ta chưa có một cơ quan tổng hợp những thông tin kinh tế, dự kiến xu thế phát triển trong tương lai của các ngành kinh tế trong nước, khu vực cũng như trên thế giới và hoạch định chiến lược phát triển đồng bộ trên quy mô ngành, vùng, quốc gia: chính vì vậy, chúng ta đã phải trả giá quá đắt cho bài học này.
Trong khi hoàn thiện bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định mới, chúng ta không nên nghĩ rằng các phương pháp cũ không cần sự đảm bảo thông tin đó, trái lại ngay cả những yêu cầu của các phương pháp cũ cũng chưa được đáp ứng đầy đủ về thông tin. Ngoài những thông tin cần tiếp tục được bổ sung đó, các phương pháp thẩm định mới được chọn lọc còn yêu cầu một khối lượng thông tin phong phú hơn, chi tiết và chính xác hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải thu thập các nguồn thông tin, phân loại, xử lý và đánh giá thông tin như thế nào để thấy được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Một trong những hướng giải quyết là cần phải sử dụng rộng rãi máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong phân tích, đánh giá dự án. Bởi lẽ, ngoài chức năng lưu trữ, cập nhật, truy cập thông tin, máy vi tính có những khả năng vô cùng mạnh mẽ trong tính toán, kiểm tra, phân tích các dự án. Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần phải đặc biệt lưu ý tránh sử dụng những nguồn thông tin mang tính chất một chiều.
Sở cũng cần tổ chức việc thu thập, khai thác các loại thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp ( thông qua báo cáo, dự án ) và các kênh thu thập thông tin từ bên ngoài một cách đầy đủ, chính xác và có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thu thập thông tin, cán bộ thẩm định có thể khai thác qua các kênh sau:
Kênh thông tin của các ngành chuyên môn thuộc lĩnh vực mà dự án đang được xem xét đầu tư hay cho vay ( như ngành công nghiệp, hủy điện, dịch vụ, khách sạn du lịch, giáo dục đào tạo…);
Kênh thông tin của các cơ quan quản lý chức năng ( như thống kê, tài chính, thuế …);
Kênh thông tin của các phương tiện truyền thông, tin tức ( như báo chí, phát thanh, truyền hình…)
Kênh thông tin về những vấn đề có tính chất vĩ mô có thể ảnh hưởng đến dự án ( như tình hình thị trường tiền tệ trong nước, biến động thị trường tiền tệ khu vực và thế giới, tình hình xuất nhập khẩu…).
Để nâng cao được mức độ chính xác, đầy đủ và kịp thời của các thông tin nhằm phục vụ tốt cho hoạt động thẩm định, Sở cần tích cực xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ có hiệu quả để có thể thu thập và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau một cách chính xác và khách quan nhất. Đối với các khách hàng đã, Sở cần theo dõi đánh giá để tổng hợp thành các thông tin cơ sở cho những quyết định hay đánh giá sau này. Đối với những khách hàng hay đối tác mới, cán bộ thẩm định của Sở có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng hay các tổ chức cho vay vốn khác để có được sự hỗ trợ hoặc chia sẻ thông tin.
Sau khi thu thập thông tin, cán bộ thẩm định cần phân loại thông tin, đánh giá độ chính xác của thông tin, tầm quan trọng của thông tin đối với việc đánh giá doanh nghiệp và dự án xin vay vốn. Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng. Cán bộ thẩm định có thể phối hợp với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án để đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về dự án cũng như về khách hàng, từ đó có những quyết định đúng đắn trong quá trinh thẩm định dự án.
2.4. Giải pháp về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
Thực tế cho thấy ngay cả khi Sở có quy trình thẩm định, có nội dung thẩm định hợp lý hay phương pháp thẩm định phù hợp nhưng nếu cán bộ thẩm định không được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có công nghệ đáp ứng tốt công tác thẩm định thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cảu Sở cũng không được đảm bảo. Bởi trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định có thể giúp cho cán bộ thẩm định có thể thực hiện công tác thẩm định một cách chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Ngoài ra, cơ sở vật chất đầy đủ, tiến bộ khoa học cũng là yếu tố cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Cụ thể:
- Sở nên hoàn thiện hơn nữa trang thiết bị cho phòng Thẩm định: trang bị máy photocopy cho hoạt động của phòng, máy vi tính cho mỗi cán bộ thẩm định cần được kết nối mạng Internet…
- Sở nói chung và Phòng Thẩm định nói riêng cần tự trang bị phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định. Hiện nay, khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu dựa vào phần mềm Microsoft Excel để tính toán các bảng tính bổ trợ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. Việc cập nhật các phần mềm tính toán chuyên dụng cho công tác thẩm định có thể giúp cho công tác thẩm định của Sở được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đạt được mục tiêu về thời gian thẩm định do Ngân hàng đề ra.
Đề tài : Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I 1
2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch I 4
1. Nhiệm vụ của Sở Giao dịch I 4
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Giao dịch I 5
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I 6
3.1. Những hoạt động chủ yếu 6
1- Huy động vốn 6
2- Tín dụng ĐTPT của Nhà nước 8
2.1- Công tác giải ngân 8
2.2- Công tác thu hồi nợ vay 8
2.3- Phân loại nợ vay, xử lý nợ 9
2.4- Tài sản bảo đảm tiền vay 10
3- Công tác cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu 11
4- Công tác cho vay lại vốn ODA 11
5- Công tác cấp hỗ trợ sau đầu tư 12
6- Công tác cấp phát vốn uỷ thác 12
7- Công tác thẩm định 13
3.2. Đánh giá chung về kêt quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I 14
2. Nguyên nhân 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 18
1. Đánh giá tình hình hình đầu tư vào các dự án Thuỷ điện tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam 18
1.2. Tình hình cho vay vốnđối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ điện 18
1.3. Sự cần thiết khách quan phải thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện 18
2. Quy trình thẩm định tài chính dự án 18
Quy trình thẩm định tại Sở Giao dịch I 21
3. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam 22
3.1. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư theo trình tự 22
3.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư 23
4. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng phát triển Việt Nam 23
4.1. Thu thập thông tin về khách hàng và dự án 23
4.2. Thẩm định vốn & nguồn vốn đầu tư của dự án 24
4.3. Thẩm định doanh thu – chi phí của dự án đầu tư 25
4.4. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 30
4.4.1. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của phương án tĩnh 30
4.5. ThÈm ®Þnh phương án trả nợ vốn vay của dự án 35
4.5.1. ThÈm ®Þnh kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n: 35
4.5.2. ThÈm ®Þnh kÕ ho¹ch tr¶ nî: 36
4.5.3. ThÈm ®Þnh sù phï hîp cña c¸c ®iÒu kiÖn vay vèn tÝn dông ®Çu t: 36
5. Ví dụ minh hoạ: Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư “ Thuỷ điện Nậm Xây Nọi 2” 36
5.1. Giới thiệu và đánh giá về Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 36
5.2. Giới thiệu về dự án 48
5.3.2. Xác định nguồn huy động vốn của dự án 50
5.3.3. Phân tích doanh thu – chi phí của dự án 50
5.3.3.1. Doanh thu hàng năm của dự án 50
5.3.3.2. Chi phí hàng năm của dự án 51
5.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 51
5.3.4.1. Các điều kiện sử dụng để tính toán các chỉ tiêu của dự án. 51
5.3.4.2 Kết quả tính toán các chỉ tiêu. 53
5.3.4.3 Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 53
5.3.4.4 Các yếu tố rủi ro của dự án. 53
5.3.4.5 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án. 54
5.3.5. Xác định nguồn và khả năng trả nợ 54
5.3.6. Xác định thời hạn trả nợ 55
5.3.7. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm vốn vay của dự án 55
5.4. Kết luận của nhóm Thẩm định 55
5.4.1. Về khách hàng vay vốn 55
5.4.2. Kết luận về các điều kiện đảm bảo tiền vay. 55
5.4.3. Kết luận về các điều kiện khác. 55
6. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam 56
6.1. Những kết quả đạt được 56
6.1.1. Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 56
6.1.2. Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 56
6.1.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 58
6.1.5. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 58
6.1.6. Về cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư 59
6.2. Những tồn tại và nguyên nhân 59
6.2.1. Những tồn tại 59
6.2.1.1.Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 59
6.2.1.2. Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 60
6.2.1.3. Về nội dung thẩm định dự án đầu tư. 60
6.2.1.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. 61
6.2.1.5. Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. 61
6.2.1.6. Về cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư. 61
6.2.2 Những nguyên nhân 62
6.2.2.1 Nguyên nhân khách quan. 62
6.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 63
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 64
1. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam 64
1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của Sở giao dịch I 64
1.1.1. Mục tiêu chung: 64
1.1.2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2006-2010: 64
1.1.3. Định hướng và phương châm chiến lược. 64
1.1.3.1. Định hướng chiến lược 64
1.1.3.2. Phương châm chiến lược: 65
An toàn hiệu quả - hội nhập quốc tế - phát triển bền vững 65
2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam 65
2.1.Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định 65
2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư 68
2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định 69
2.4. Giải pháp về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 71
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11977.doc