Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương hoàn Kiếm: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương hoàn Kiếm
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong qúa trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghịêp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất xây dựng mới là rất lớn. Trong khi đó khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động vốn trong dân cư của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của thị trường chứng khoán nước ta còn rất nhỏ bé, người dân mới bắt đầu làm quen với loại hình đầu tư này. Do đó hệ thống ngân hàng thưong mại vẫn là nơi cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Trên thực tế hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn yếu, kém linh hoạt, có nhiều vấn đề bất cập trong đó phải kể đến việc một số lượng vốn khổng lồ lên hàng ngàn tỷ đồng không thu hồi được vốn ở nhiều ngân hàng. Ở một số ngân hàng còn tình trạng ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất. Nợ quá hạn còn ở mức cao, độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng còn thấp. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị giải pháp đưa ra song tình trạng đó vẫn chưa được khắc phục. Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp cho vay những dự án không hiệu quả dẫn đến mất vốn hoặc bỏ qua dự án có tính khả thi cao.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, em đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu và quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm ” làm chuyên đề thực tập.
Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Vũ Kim Toản, các cô chú, anh chị công tác tại phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn– Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
I. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua.
1. Qúa trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (NHCT HK) là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trước tháng 3/1988, NHCT HK thuộc về NHCT thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nhưng kể từ khi có chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 của HĐBT, thực hiện điều lệ của NHCT Việt Nam, ngày 26/03/1988, NGCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT HK từ 1 quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37 Hàng Bồ quận Hoàn Kiếm. Và đây cũng là trụ sở chính của NHCT HK cho đến tận bây giờ.
Cho đến ngày 27/3/1993 dưới sự thành lập của Ngân Hàng Nhà Nước đã xóa bỏ Ngân hàng Công Thương Hà Nội, từ đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trở thành trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Như vậy Ngân hàng Công Thương HK không thành lậi riêng mà được thành lập ở quyết định 67. Ngân hàng Công Thương HK thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo - Hà Nội. Với vốn điều lệ tính đến cuối năm 2006 là gần 5.000 tỷ được thành lập theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch HĐBT và được thành lập lại theo quyết định số 285/QĐ- NH5 ngày 21/9/1996 của thống đốc ngân hàng Nhà Nước, được tách ra từ ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Trong đó Ngân hàng Công Thương HK là chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.Tháng 11/2003, NHCTHK là một trong bốn chi nhánh thí điểm thực hiện dự án chuyển đổi mô hình tổ chức và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Là 1 chi nhánh hoạt động hiệu quả, năng nổ, liên tục trong các năm qua Ngân hàng Công Thương HK là lá cờ đầu trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Khối hỗ trợ kinh doanh
P.điện toán
P. thanh toán XNK
P.kiểm tra nội bộ
P.tiền tệ kho quỹ
P.tài chính-kế toán
P.tổ chức hành chính
P.kế toán giao dịch
P.dịch vụ khách hàng
P. quản lý rủi ro
P.quản lý nợ có vấn đề
P. khách hàng cá nhân
Khối nội bộ
Ban giám đốc
Khối kinh doanh
P. tổng hợp
P. khách hàng DN lớn
P. khách hàng DN vừa và nhỏ
2.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
- Tiến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn...
- Tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tuêu dùng của cá nhân hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân quỹ.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua:
3.1. Công tác huy động vốn:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng nguồn vốn huy động
triệu đ
4.437.501
4.970.000
5.467.000
5.522.000
6.326.200
1
TG doanh nghiệp
triệu đ
1.647.200
1.690.000
1.922.600
1.826.000
2.259.000
2
TG dân cư
triệu đ
571.550
795.000
810.900
935.000
953.700
3
TG không kỳ hạn
triệu đ
510.313
521.850
820.050
423.000
836.700
4
TG có kỳ hạn
triệu đ
1.708.438
1.963.150
1.913.450
2,338,000
2.276.800
II
Mức độ tăng liên hoàn
triệu đ
532.499
497.000
55.000
804.200
III
Tốc độ tăng liên hoàn
%
12
10
1,01
14,56
( Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.)
Bảng trên cho ta thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Công Thương HK trong những năm gần đây. Nhìn chung từ năm 2002 đến 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao, đặc biệt là năm 2003 và 2006. Năm 2003 tốc độ tăng liên hoàn đạt 12% tương ứng với 532.499 triệu đồng, năm 2006 tốc độ tăng liên hoàn đạt 14,56% tương ứng với 804.200 triệu đồng. Đạt được kết qủa trên là do trong các năm qua chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách khách hàng nhằm khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT đồng thời mở rộng thêm mạng lưới, lập thêm quỹ tiết kiệm tại khu vực có tiềm năng để khai thác các nguồn vốn nhàn rỗI trong dân cư.Tuy nhiên năm 2005 thì tốc độ tăng liên hoàn chậm lại, nguyên nhân là do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn về cả điểm giao dịch lẫn lãi suất huy động vốn và các hình thức khuếch trương khuyêns mại…sự biến động bất ổn của lãi suất và những khó khăn trên đã đặt công tác huy động vốn của chi nhánh đứng trước nhiều thách thức.
3.2. Công tác tín dụng:
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong công tác tín dụng đồng thời tiếp tục quán triệt phương châm " phát triển, an toàn và hiệu quả " chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần số dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn huy động, nâng cao chất lượng thẩm định dựa án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương HK đã đạt được một số thành tựu sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương HK
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
858000
900000
930000
1100000
1070000
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
4,90
3,33
18,28
-2,73
Phân loại theo thời gian
Ngắn hạn
300300
360000
232500
220000
220000
Trung và dài hạn
557700
540000
697500
880000
850000
Phân loại theo thành phần KT
DN quốc doanh
643500
630000
725400
880000
778000
DN ngoài quốc doanh
214500
270000
204600
220000
292000
Phân theo loại tiền tệ
Cho vay VNĐ
617760
657000
651000
890000
779000
Cho vay ngoại tệ
240240
243000
279000
210000
291000
Nợ quá hạn
17160
9000
63
63
0
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.)
Theo số liệu trong bảng 2, ta có thể thấy rằng dư nợ tín dụng ngày càng tăng thêm, trong đó cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo hướng cho vay trung và dài hạn. Xét về cơ cấu dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp thì cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng đáng kể, như năm 2002 dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 25%, năm 2003 là 30%, và năm 2004 là 22%, năm 2005 là 20%... tập trung chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Công tác thu hồi nợ đọng tiếp tục được chú trọng, năm 2004 chi nhánh đã xử lý được 14.391 triệu đồng nợ đọng, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đã giảm từ 1,1% đầu năm xuống còn 0,3%, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ từ 3,5% xuống còn 1,3%, năm 2005 đã xử lý tài sản thu hồi nợ đựơc 402 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng được 383 triệu đồng, xử lý rủi ro các khoản nợ tồn đọng cũ được 13.040 triệu đồng, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
3.3. Các hoạt động dịch vụ khác:
Mở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các tổ chức kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng càng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh đã luôn chú trọng và nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3: Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Doanh số thanh toán XNK(tr USD)
80
66
70
50
70
2
Doanh số dịch vụ ngoại tệ(tr USD)
75
80
108
100
195
3
Doanh số dịch vụ ngoại hối(tr USD)
1
1,6
1,7
6
5
4
Doanh số thanh toán trong nước(tr USD)
19.132
24.283
27.360
32.600
31.500
5
Thu dịch vụ(tỷ đồng)
2.910
3.200
3.000
3.000
3.
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
3.4. Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng được đo bằng lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng đó, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm với những kết quả có thể coi như một niềm tự hào. Theo báo cáo tài chính năm 2002 lợi nhuận hạch toán đạt 43.218 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần lợi nhuận năm 2001, năm 2003 do phải dự phòng rủi ro 31 tỷ đồng nên lợi nhuận hạch toán nội bộ chỉ đạt 16,5 tỷ đồng trên thực tế nếu không phải dự phòng thì lợi nhuận là 47,5 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của năm 2004 là tổng hợp sự phát triển vững chắc trong các mặt hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hạch toán sau khi trích dự phòng rủi ro đạt 54,5 tỷ đồng tăng gâp 3,2 lần so với năm trước. Và đến cuối năm 2005 lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt gần 71,5 tỷ đồng, tăng 31,19% so với năm 2004, vượt 18,5% kế hoạch Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giao. Chỉ từ những con số được thống kê trong những năm gần đây ta có thể thấy được đà phát triển và sự nổ lực của chi nhánh để xứng đáng là một chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Ngân Hàng Công thương Việt Nam.
II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
1. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
1.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh:
Tríc ®©y t¹i Ng©n hµng C«ng th¬ng Hoµn KiÕm, c«ng t¸c thÈm ®Þnh vµ quyÕt ®Þnh cho vay do phßng kh¸ch hµng thùc hiÖn. §èi víi c¸c mãn vay lín, kÕt qu¶ thÈm ®Þnh ®îc th«ng qua Héi ®ång tÝn dông chi nh¸nh quyÕt ®Þnh trong møc uû quyÒn hoÆc quyÕt ®Þnh tr×nh Ng©n hµng C«ng th¬ng ViÖt Nam . H×nh thøc nµy cã u ®iÓm lµ g¾n qu¸ tr×nh thÈm ®Þnh víi qu¸ tr×nh cho vay, gi¸m s¸t mãn vay, quy tr¸ch nhiÖm vÒ mét ngêi phô tr¸ch cô thÓ. Song còng cã mét h¹n chÕ c¬ b¶n ®ã lµ mét c¸n bé tÝn dông th× kh«ng thÓ kiªm qu¸ nhiÒu chøc n¨ng, ®iÒu nµy sÏ dÉn tíi sù s¬ sµi ë nhiÒu bíc trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn mãn vay.
Tõ th¸ng 10/2006, ®îc sù chØ ®¹o cña NHCT ViÖt Nam, Chi nh¸nh Hoµn KiÕm ®· thµnh lËp Phßng qu¶n lý rñi ro víi chøc n¨ng thÈm ®Þnh rñi ro ®èi víi ho¹t ®éng tÝn dông trong ®Êy cã chøc n¨ng thÈm ®Þnh rñi ro cña dù ¸n ®Ó cïng víi phßng kh¸ch hµng thÈm ®Þnh ®éc lËp víi nhau . Phßng kh¸ch hµng thÈm ®Þnh tæng thÓ tÝn dông vµ ®a ra ®Ò xuÊt cÊp tÝn dông hay kh«ng cÊp tÝn dông, Phßng QLRR thÈm ®Þnh vÒ mÆt rñi ro tÝn dông ®Ó ®a ra møc ®é rñi ro vµ c¸c biÖn ph¸p ®Ó qu¶n lý rñi ro cïng ®Ò xuÊt lªn ban l·nh ®¹o. Trªn c¬ së nµy ngêi cã thÈm quyÒn ®a ra quyÕt ®Þnh cho vay hay kh«ng cho vay mét c¸ch kh¸ch quan h¬n.
1.2. Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh:
Có thể nói rằng thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng tại ngân hàng ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta biết rằng, trên nguyên tắc, tất cả các dự án xin vay đều phải qua bước thẩm định kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên, đối với các món vay ngắn hạn thì việc thẩm định sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các dự án cho vay trung và dài hạn. Sở dĩ như vậy là vì các dự án đầu tư trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, do vậy khó xác định các yếu tố liên quan quyết định đến hiệu quả của vốn vay trong tương lai. Trong những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư được các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng đặc biệt được coi trọng. Sự coi trọng ấy đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nỗ lực của cán bộ thẩm định đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng một cách đáng kể, nhằm loại bỏ những dự án không hiệu quả và ra quyết định đầu tư đối với những dự án được đánh giá là khả thi.
Chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn về nguồn vốn của ngân hàng. Điều này có nghĩa là, khi chất lượng của công tác thẩm định dự án tăng lên thì việc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng có cơ sở vững chắc và có hiệu quả cao hơn.
Một yếu tố nữa giúp Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm thành công trong thời gian qua, đó là nhờ cung cách làm ăn mới thực sự mang lại hiệu quả. Trong khi nhiều ngân hàng coi trọng khả năng sinh lợi, tức là khả năng trả nợ của dự án, như là yếu tố quyết định thì bên cạnh đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm còn chú trọng đến cả khía cạnh phi tài chính. Đó là những gì doanh nghiệp xin vay không phải trình bày hoặc ít phải đề cập đến trong dự án. Ngoài các giấy tờ thủ tục liên quan về mặt pháp lý cần phải kể đến tư cách người vay, chẳng hạn như trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, nhân cách đạo đức. Trên thực tế, việc thẩm định những vấn đề này vô cùng khó khăn và đòi hỏi ở người cán bộ thẩm định phải có nghệ thuật ứng xử và óc nhạy bén, càng không thể thiếu chuyên môn nghiệp vụ sâu. Nhờ đó mà ngân hàng đã tránh được những dự án có nguy cơ rủi ro mặc dù theo dự án thì có khả năng sinh lời lớn. Bước đi của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là hoàn toàn đúng hướng và thực sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều tiêu cực, tình trạng tham nhũng chưa được loại bỏ hết.
Đối với các doanh nghiệp xin vay vốn trung và dài hạn, công tác thẩm định dự án đầu tư cũng có vai trò hết sức to lớn. Quá trình thẩm định thực chất là việc các cán bộ tín dụng đánh giá, phân tích lại mức độ hợp lý của dự án về các khía cạnh như tổng vốn đầu tư, thời điểm rót vốn, tiến độ rót vốn và hiệu quả sử dụng vốn… Nhờ đó cán bộ thẩm định giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tiết kiệm được phần vốn có thể bị sử dụng lãng phí trong dự án hay lựa chọn được phương án
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư tối ưu nhất.
Các chỉ tiêu mà ngân hàng đặt ra trong quy trình thẩm định bao gồm : doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, nguồn trả nợ.... rất cụ thể, tạo điều kiện cho người lập dự án có thể dễ dàng đối chứng với sự chênh lệch, điều chỉnh so với dự án mà họ đã lập, những chỉ tiêu này cũng phản ánh được tương đối chính xác tình hình của dự án. Các chỉ tiêu mà ngân hàng đang dùng cho thấy sự lựa chọn tương đối kỹ lưỡng, có sự kết hợp, áp dụng những chỉ tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường vào Việt Nam một cách hợp lý. So với các ngân hàng khác trong hệ thống NHTM Việt Nam thì đây là một lợi thế cuả Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
Các dự án cũng bắt đầu được xem xét trong cả trạng thái tĩnh và trạng thái động ( bằng cách dùng chỉ tiêu độ nhạy của dự án ) để có một quyết định đúng đắn, hỗ trợ cho quyết định đầu tư. Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu này đã giúp cho ngân hàng có những giải pháp, tính toán tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Dựa trên kinh nghiệm được tích luỹ ngày càng nhiều, ngân hàng cũng có thể định ra mức vốn cũng như chi phí cho một số ngành, dự án đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định.
Về khía cạnh thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã xây dựng được cơ chế hoạt động phân cấp tương đối hợp lý. Cơ chế làm việc trực tiếp giữa cán bộ thẩm định, trưởng phòng dịch vụ khách hàng, trưởng phòng quản lý rủi ro và Ban lãnh đạo ngân hàng đã thúc đẩy nhanh tiến độ thẩm định tài chính dự án. Phương thức hoạt động phân cấp như vậy cũng ngăn ngừa được rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được coi là công việc bắt buộc khi thẩm định tài chính dự án. Từ việc phân tích khách hàng vay vốn, ngân hàng có thể nắm được những điểm mạnh, thuận lợi về năng lực tài chính, vị thế, uy tín, trình độ quản lý điều hành trong sản xuất kinh doanh, chấp hành chính sách pháp luật cũng như những điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng cho doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ tích cực cho quyết định đầu tư.
Ngoài ra cán bộ tín dụng thường xuyên đi thực tế doanh nghiệp, địa bàn nơi dự án sẽ được đầu tư nhằm nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, thăm dò thị trường, tìm hiểu hiện trường nơi dự án sẽ được đầu tư để kết hợp giữa nhận định thực tế đối với dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.
Khi trình Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm xem xét các dự án, ngoài việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng, các cán bộ phòng tín dụng đã đưa ra nhiều giải pháp để Ban lãnh đạo có thể tiện theo dõi, xử lý trước khi ký quyết định.
Ban lãnh đạo ngân hàng đã phối hợp với các cán bộ phụ trách phòng dịch vụ khách hàng để phân công cán thẩm định quản lý khách hàng theo qui mô doanh nghiệp phương pháp này vừa tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong thẩm định, vừa tạo điều kiện cho cấp trên quản lý dễ dàng.
Bên cạnh đó sử dụng công nghệ hiện đạI hoá Ngân hàng trong thờI gian qua của Ngân hàng Công Thương Việt Nam tương đối có hiệu quả. Ngân hàng đã tiến hành nối mạng trong toàn hệ thống để các cán bộ tín dụng tiện theo dõi thông tin về khách hàng của mình, quan hệ vớI các chi nhánh khác trong hệ thống cũng như lịch trình thu nợ, nhận nợ, dễ dàng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng tiền vay nhằm có các biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thất thoát về vốn, giảm nợ đọng, nợ khó đòi .
Trên đây là một số thành tựu mà công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đạt được. Tuy nhiên đây chưa phải là tất cả những gì mà ngân hàng này mong muốn. Bởi vì bên cạnh những thành tựu không phải là không còn những khó khăn, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đổi mới nhằm tự hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư, góp phần đảm bảo chất lượng kinh doanh của ngân hàng ngày càng tăng lên.
2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
- Thẩm định đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn.
- Thẩm định dự án đầu tư bao gồm:
+ Cơ sở pháp lý của dự án.
+ Thẩm định sơ bộ nội dung chính của dự án đầu tư.
+ Thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư.
+ Thẩm định khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư.
+ Thẩm định phương diện kỹ thuât dự án đầu tư.
+ Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý dự án đầu tư.
+ Thẩm định Tổng nguồn vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
+ Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
+ Nhận định phân tích rủi ro đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
- Dự kiến lợI ích của ngân hàng nếu cho khách hàng vay vốn.
- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
3. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
3.1. Thẩm định tài chính dự án đầu tư của khách hàng vay vốn
a/ Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư của dự án
* Thẩm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư:
- Vốn đầu tư xây lắp: Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp.
- Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo định mức chung về giá thiết bị. Đối với loại thiết bị có kèm chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ.
- Chi phí khác: Các khoản mục chi phí này cần được tính toán, kiểm tra theo quy định hiện hành của Nhà Nước. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức ( tính theo tỷ lệ % hoặc bằng giá cụ thể như chi phí khảo sát xây dựng, thiết ké, lệ phí thẩm định ... ) và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí cho việc điều tra khảo sát thu thập số liệu, chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án ...
Ngoài ra còn phải kiểm tra một số nội dung sau: chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu về vốn lưu động ban đầu...
* Thẩm tra tiến độ bỏ vốn:
Sau khi xác định hợp lý vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo chương trình tiến độ đầu tư. tiến độ phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án.
* Xem xét suất đầu tư:
Việc xem xét này nhằm mục đích là để đánh giá mức độ hiện đại của công nghệ thiết bị.
Kiểm tra việc tính toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm. Trên cơ sở bảng tính giá thành đơn vị hoặc tổng chi phí sản xuất hàng năm của dự án cần đi sâu kiểm tra:
- Tính đầy đủ của các yếu tố chi phí giá thành sản phẩm. Đối với các giá thành quan trọng cần xem xét sự hợp lý của các định mưc sản xuất tiêu bao... so sánh với các định mức và kinh nghiệm của các dự án đang hoạt động trong nước và thế giới tương ứng.
- Kiểm tra chi phí nhân công trên cơ sở số lượng nhân công cần thiết cho một đơn vị vị sản phẩm và số lượng nhân công vận hành dự án.
- Kiểm tra việc tính toán phân bổ chi phí về lãi vay ngân hàng vào giá thành sản phẩm.
- Đối với các chi phí tính bằng tỷ lệ % cần kiểm chứng bằng kinh nghiệm và thực tiễn từ các hoạt động tương tự
- Kiểm tra thuế, thuế suất và sự phân bố thuế vào giá bán sản phẩm, tùy loại hình sãn xuất.
* Kiểm tra cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu vốn theo công dụng (xây lắp, thiết bị, chi phí khác ): thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn xây lắp, tuy nhiên cần linh hoạt tùy theo tính chất và điều kiện của dự án, không nên quá máy móc áp dụng.
Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ của dự án để có cơ sở qui đổi tính toán hiệu quả của dự án, việc phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu của dự án.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn; việc thẩm định chỉ tiêu này cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích, tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.
Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần quan tâm xử lý các nội dung để đảm bảo khả năng về nguồn vốn như:
+ Vốn tự có của doanh nghiệp: Cần kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số vốn tự có của doanh nghiệp.
+ Vốn trợ cấp của ngân sách: Cần xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách
+ Vốn vay ngân hàng: Cần xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của ngân hàng đã cam kết cho vay.
Bên cạnh việc xem xét cơ cấu nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, cán bộ thẩm định cũng càn xem xét đến chi phí phải bỏ ra để có được nguồn vốn tài trợ này. Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ cho dự án của các nguồn vốn để có thể đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn.
b/ Thẩm định việc xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư.
Trước khi tiến hành kiểm tra việc tính toán xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ " Báo cáo nghiên cứu khả thi " phân tích dự án trên nhiều phương diện khác nhau để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án. Trước khi tiến hành việc phân tích phương diện tài chính của dự án thì phải thông qua các bước phân tích sau: phân tích phương diện thị trường, phân tích phương diện kỹ thuật, tổ chức quản lý...
Việc phân tích những phương diện trên có thể rút ra những con số mang những nội dung sau:
Phương diện phân tích
Gỉả định có thể rút ra
Phân tích thị trường
- Sản lượng tiêu thụ
- Gía bán
- Doanh thu
- Nhu cầu vốn lưu động ban đầu (các khoản phải thu )
- Chi phí bán hàng
Phân tích các nhân tố đầu vào: nguyên vật liệu, nguồn cung cấp...
- Gía các chi phí nguyên vật liệu đầu vào
- Chi phí bảo quản
- Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả )
Phân tích kỹ thuật công nghệ
- Công suất
- Tuổi đời của dự án
- Thời gian khấu hao
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Phân tích tổ chức quản lý
- Nhu cầu nhân sự
- Chí phí nhân công
- Chi phí quản lý
Kế hoạch thực hiện ngân sách
- Thời điểm đưa dự án đi vào hoạt động
- Chi phí tài chính
Từ giả định đưa ra ở trên cán bộ thẩm định có thể xác định được doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư:
*Kiểm tra việc tính toán doanh thu - chi phí của dự án đầu tư:
Kiểm tra việc xác định doanh thu của dự án:
Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định doanh thu tính cho từng năm hoạt động của dự án, trong khi kiểm tra việc xác định doanh thu cần phải chú ý đến công suất thiết kế của dự án và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 4: Bảng doanh thu hàng năm của dự án:
STT
Chỉ tiêu
Năm1
Năm2
Năm3
Năm...
1
Doanh thu từ sản phẩm chính
2
Doanh thu từ sản phẩm phụ
3
Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm
4
Doanh thu từ dịch vụ cung cấp ngoài
5
Tổng doanh thu chưa có VAT
6
Thuế VAT
7
Tổng doanh thu sau thuế VAT
Kiểm tra việc xác định các khoản chi phí của dự án:
- Chi phí sản xuất của dự án bao gồm chi phí hoạt động, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay:
+ Kiểm tra chi phí hoạt động hàng năm của dự án:
Bao gồm các hạng mục sau: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí điện nước, chi phí nhân công, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5:Bảng chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm...
1
Chi phí vật liệu chính
2
Chi phí vật liệu phụ
3
Chi phí điện, nước
4
Lương + BHXH
5
Chi phí thuê đất
6
Chi phí quản lý phân xưởng
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
8
Chi phí bán hàng
9
Chi phí khác
I
Tổng chi phí hoạt động
II
Thuế VAT đầu vào
III
Chi phí hoạt động đã khấu trừ VAT
+ Kiểm tra việc tính toán khấu hao hàng năm của dự án đầu tư:
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất, bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng tới lợi nhuận, đến mức thuế phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp tăng và ngược lại. Vì vậy việc kiểm tra chi phí khấu hao hàng năm của dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc tính toán được thực hịên thông qua bảng sau:
Bảng khấu hao hàng năm của dự án đầu tư:
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm ...
I. Nhà xưởng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Gía trị còn lại trong kỳ
II. Thiết bị
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
Khấu hao trong kỳ
- Gía trị còn lại trong kỳ
III. Tổng cộng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Gía trị còn lại trong kỳ
+ Kiểm tra việc tính toán lãi vay ngân hàng và kế hoạch trả nợ của dự án:
Được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 6: Bảng kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư
Stt
Chỉ tiêu
Năm1
Năm 2
Năm 3
Năm...
1
Dư nợ đầu kỳ
2
Trả nợ gốc trong kỳ
3
Lãi vay trong kỳ
4
Dư nợ cuối kỳ
Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận, dòng tiền của dự án:
- Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận của dự án đầu tư:
Trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí hàng năm của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành dự tính mức lỗ lãi hàng năm của dự án . Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của cả đời dự án. Lợi nhuận của dự án có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế, tuy._. nhiên ngân hàng thường quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế vì đây là nguồn trả nợ chính của dự án . Việc tính toán chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 7: Bảng tổng hợp doanh thu - chi phí, lợi nhuận của dự án đầu tư:
Stt
Chỉ tiêu
Cách tính
Năm1
Năm2
Năm...
1
Doanh thu sau thuế VAT
2
Chi phí hoạt động sau thuế
3
Chi phí khấu hao
4
Chi phí lãi vay
5
Lợi nhuận trước thuế
=(1)-(2)-(3)-(4)
6
Thuế thu nhập doanh nghiệp
=(7)*thuế suất
7
Lợi nhuận sau thuế
= (7)-(8)
+ Kiểm tra tính toán dòng tiền của dư án đầu tư:
Việc tính toán dòng tiền được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 8: Bảng dòng tiền của dự án đầu tư:
Stt
Chỉ tiêu
Diễn giải
Năm 0
Năm 1
Năm...
I
Dòng tiền ra
= (1)+(2)+(3)
1
Đầu tư tài sản cố định
2
Vốn lưu động ban đầu
3
Bổ sung vốn lưu động
II
Dòng tiền vào
=(4)+(5)+(6)+ (7)+(8)
4
Lợi nhuận sau thuế
5
Lãi vay ngân hàng
6
Khấu hao
7
Thu thanh lý và phần chưa khấu hao
8
Thu hồi vốn lưu động
III
Dòng tiền thuần
=(II)-(I)
c/ Thẩm đinh hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
* TH 1: Thẩm đinh hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương án tĩnh:
Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận ròng
Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lỗ lãi của dự án đầu tư . Chỉ tiêu này có thể được tính cho từng năm hoặc cả đời dự án.
+ Lợi nhuận ròng tính cho từng năm:
Lợi nhuận ròng năm i = doanh thu năm i - chi phí năm i
+ Lợi nhuận ròng tính cho cả đời dự án: (Gía trị hiện tại ròng NPV )
NPV = - Ivo + ∑ [ Bi /(1+r )^i ] - ∑ [ Ci /(1+ r)^i ] + SV/(1+r )^n
Trong đó: Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động
Bi: khoản thu của năm i
Ci: khoản chi phí của năm i
SV: giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu động bỏ ra ban đầu
n: số năm hoạt động của đời dự án
r: tỷ suất chiết khấu
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
. Dự án được chấp nhận khi NPV>=0.
. Dự án không được chấp nhận khi NPV< 0.
Chỉ tiêu 2: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
IRR cho biết khả năng sinh lời của bản thân dự án cũng như là chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. Nếu dùng IRR làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0, tức là:
∑ [ Bi/(1+r)^i ] = ∑ [ Ci/(1+r)^i ]
Nếu IRR > r: dự án đầu tư có hiệu quả tài chính
Nếu IRR = r: toàn bộ khoản thu của dự án đầu tư chỉ đủ bù đắp chi
Nếu IRR < r: dự án đầu tư không có hiệu quả tài chính
Chỉ tiêu 3: Tỷ số lợi ích - chi phí B/C:
B/C thực chất là lợi ích thu được trên chi phí bỏ ra, được tính toán theo công thức sau:
B/C =
B/C >= 1: Doanh thu của dự án có thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra, dự án được chấp nhận.
B/C < 1: Doanh thu không đủ để bù chi, dự án không được chấp nhận
Chỉ tiêu 4: Thời hạn thu hồi vốn của dự án
Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để dự án có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Tính theo phương pháp đơn giản thì chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức sau:
Thời gian thu hồi VĐT
Tổng vốn đầu tư
Khấu hao hàng năm của dự án
=
Lợi nhuận trước thuế
+
Chỉ tiêu 5: Thời gian thu hồi vốn vay
Chỉ tiêu này cho biết cần phải mất bao nhiêu thời gian để ngân hàng có thể thu hồi được vốn vay. Theo phương pháp đơn giản thì chỉ tiêu này đựơc tính như sau:
Tổng số vốn vay
Thời gian thu hồi vốn vay
=
+
Nguồn vốn khác dùng để trả nợ
Lợi nhuận dự án dùng để trả nợ
+
Khấu hao hàng năm của TSCĐ hình thành bằng vốn vay
Chỉ tiêu 6: Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất, ở điểm này dự án chưa có lời nhưng cũng không bị lỗ và nó được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc là giá trị sản phẩm bán được tại điểm đó. Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hòa vốn thì dự án có lãi, ngược lại đạt thấp hơn thì dự án bị lỗ. Do đó chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn. Có thể tính toán các loại điểm hòa vốn sau:
+ Điểm hòa vốn lý thuyết:
Sản lượng tại điểm hòa vốn =
Doanh thu tại điểm hòa vốn =
+ Điểm hòa vốn tiền tệ:là điểm mà tại đó dự án đầu tư bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao, công thức tính điểm hòa vốn tiền tệ cho một năm của đời dự án như sau:
Sản lượng tại điểm hòa vốn =
+ Điểm hòa vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án đầu tư có đủ điều kiện để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập, công thức tính điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án như sau:
Sản lượng tại điểm hòa vốn =
* TH 2: Thẩm đinh hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương động (phân tích độ nhạy của dự án đầu tư)
Khái niệm:
Phân tích độ nhạy của dự án là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Nói cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động cuả các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó
Các bước thực hiện:
. Xác định các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy.
. Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, khả năng trả nợ cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.
. Lập bảng tính độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây:
Bảng 9: Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi
Trường hợp cơ bản
Gía trị 1
Gía trị 2
Gía trị ...
IRR
Kết quả
NPV
Kết quả
DSCR
Kết quả
Trong đó:
- Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ.
- IRR, NPV, DSCR... là các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ chúng ta cần khảo sát sự ảnh hưởng khi biến thay đổi.
- Gía trị 1,2,... giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.
3.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Hiện nay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm, việc thẩm định tài chính dự án đầu tư thường áp dụng kết hợp đồng thời 2 phương pháp thẩm định. Đó là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án.
3.2.1. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư theo trình tự
Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
* Thẩm định tổng quát
Thẩm định tổng quát là việc xem xét, đánh giá một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính hợp lý, tính phù hợp của một dự án. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung. Điều này được thể hiện thông qua các bước kiểm tra hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng vay vốn.
* Thẩm định chi tiết
Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan và khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên vẫn phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
Trong giai đoạn thẩm định chi tiết từng nội dung, cán bộ thẩm định cần đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần bổ sung, sửa đổi hay cần phải bác bỏ. Tuy nhiên mức độ chi tiết cho từng nội dung cơ bản đó có thể khác nhau tùy theo đặc điểm cụ thể của dự án.
Trong khi tiến hành thẩm định chi tiết, có thể phát hiện những sai sót. Nếu như kết luận rút ra từ nội dung cơ bản trước là điều kiện để tiếp tục phân tích, đánh giá các nội dung cơ bản sau, thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại khi một số nội dung cơ bản của dự án không thể chấp nhận được.
3.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư.
Phương pháp thẩm định này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Cơ sở thực hiện của phương pháp này là dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như giá bán sản phẩm có thể giảm, nhu cầu về sản phẩm giảm, nhiều sản phẩm thay thế xuất hiện, không đạt công suất thiết kế... Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát các tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án này trong trường hợp có những biến động, căn cứ vào mức độ sai lệch so với dự kiến, tùy vào điều kiện cụ thể của dự án có thể có để lựa chọn phương án đầu tư. Nếu dự án vẫn đảm bảo có hiệu quả trong trường hợp xỷa ra những tình huống đó thì dự án có tính vững chắc về hiệu quả tài chính, có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét khả năng phát sinh các tình huống bất trắc để có thể đưa ra các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư ...
4. Một dự án minh hoạ: Dự án “Căn cứ đầu mối phân phối khí hoá lỏng Hải Phòng ”.
A/ Giới thiệu chung về dự án đầu tư:
1.Tên dự án đầu tư: Dự án căn cứ đầu mối phân phối khí hoá lỏng Hải Phòng
2.Tên khách hàng vay vốn: Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí ( thuộc TCT dầu khí Việt Nam nay là Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam ). 95B Lê Lợi - Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tên giao dịch quốc tế là : PETROVIETNAM GAS COMPANY (PVGC )
3.Địa điểm: Dự án được xây dựng và triển khai tại thành phố Hải Phòng.
4.Quy mô đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư: 50,245 triệu VNĐ
- Dự án bao gồm các hạng mục sau:
+ Nhà xưởng, văn phòng, nhà hành chính, nhà nghỉ của công nhân, nhà bếp, hàng rào, cổng thoát hiểm, cổng chính và nhà bảo vệ
+ Máy móc thiết bị: bồn chứa và thiết bị LPG, thiết bị điện và điều khiển, đường ống khí nén điều khiển,máy bơm cấp nước, máy cứu hoả, thiết bị vận tải LPG
+ Một số thiết bị phụ trợ khác: máy nén khí, giàn thép, trạm biến áp, trạm phát điện dự phòng, mạng cấp điện và chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, nồi đất thu sét.
5.Phương thức đầu tư:
- Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới.
- Tổng mức đầu tư: 50,245 triệu VNĐ
Trong đó:
+ Xây lắp: 28,553 triệu VNĐ
+Thiết bị, kho chứa: 14,790 triệu VNĐ
+Chi phí khác: 6,902 triệu VNĐ
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vay NHCT Hoàn Kiếm: 15,000 triệu VNĐ
+ Vay khác (NH đầu tư và phát triển Vũng Tàu): 30,220 triệu VNĐ
+ Vốn tự có: 5,025 triệu VNĐ
- Tổ chức thực hiện: Chủ đầu tư trực tiếp thực hịên và quản lý dự án.
6.Đề nghị vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
- Tổng số vốn xin vay: 15,000 triệu VNĐ
-Thời gian cho vay: 6.5 năm, trong đó:
+ Thời gian ân hạn: 2 năm.
+ Thời gian thu nợ: 4.5 năm.
- Lãi suất cho vay: 0.75% tháng ( 9% năm ), trả hàng quý.
- Mục đích sử dụng vốn vay: đầu tư xây dựng mới, mua sắm máy móc thiết bị.
B/ Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư: “ Dự án căn cứ đầu mối phân phối khí hoá lỏng Hải Phòng ”
1.Kiểm tra hồ sơ xin vay vốn:
1.1.Hồ sơ hiện có:
Hồ sơ doanh nghiệp vay vốn:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, điều lệ công ty.
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc công ty và kế toán trưởng.
+ Báo cáo tài chính các năm của công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí.
Hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi về quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của TCT Dầu khí Việt Nam.
+ Hợp đồng thuê đất của công ty.
+ Công văn của TCT Dầu khí Việt Nam đồng ý để PVGC đầu tư dự án.
+ Kế hoạch đấu thầu và quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư của PVGC.
+ Báo giá nguyên vật liệu, thành phẩm.
+ Hồ sơ mời thầu xây dựng phân xưởng chính, hồ sơ thiết kế kỹ thuật các hạng mục phụ trợ.
1.2.Nhận xét đánh giá về hồ sơ:
+ Hồ sơ pháp lý: đầy đủ hợp lệ
+Hồ sơ về tình hình tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh: thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty có thế đảm bảo khả năng trả nợ đối với dự án.
+ Hồ sơ dự án: đầy đủ và hợp lệ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách nhanh chóng.
2. Thẩm định khách hàng vay vốn:
2.1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn:
Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm khí là thành viên của TCT Dầu khí Việt Nam, hạch toán và kinh doanh độc lập, tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM GAS COMPANY. Công ty được thành lập theo quyết định số 198/ BT ngày 16/02/1996 của Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Giấy phép kinh doanh số 103898 ngày 06/03/1996 do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp.
Công ty có chức năng nhiệm vụ chính như sau:
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất, tàng trữ, chế biến khí.
- Kinh doanh vật tư thiết bị trong lĩnh vực chế biến và sử dụng sản phẩm khí.
- Tham gia nghên cứu, thiết kế xây lắp và tư vấn đầu tư các công trình chuyên ngành khí, cung cấp và lắp đặt các trạm cung cấp và kinh doanh các sản phẩm khí.
2.2. Năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
Hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục có lãi qua các năm và là một trong những đơn vị có doanh thu cao của Tổng công ty. Tình hình tài chính của công ty vững mạnh, đội ngủ lãnh đạo có năng lực và trình độ chuyên môn cao.
Tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2003 - 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 như sau:
Đơn vị: triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
6 th năm 2005
1
Tổng doanh thu
566,428
1,316,372
689,585
2
Tổng chi phí
427,893
842,917
535,197
3
Lợi tức sau thuế
65,498
347,.261
105,132
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
2.3. Nhận xét đánh giá chung:
Công ty kinh doanh và chế biến các sản phẩm khí ( PVGC ) có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật. Tình hình tài chính các năm qua và hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại cho thấy công ty có đầy đủ năng lực để tham gia thực hiên dự án đầu tư trên.
3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư: “ Dự án căn cứ đầu mối phân phối khí hoá lỏng Hải Phòng”
3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn:
Về phần xây lắp:
+ Nhà xưởng chính: Công ty đang thực hịên hình thức đấu thầu hạn chế trong nước ( 1 túi hồ sơ ). Trên cơ sở xem xét hồ sơ mời thầu gói thầu này do công ty cung cấp, so sánh giá thành xây dựng với báo giá của bộ xây dựng, có điều chỉnh giá thép xây dựng trong thời gian qua, cán bộ thẩm định nhận thấy mức vốn đầu tư 20.5 tỷ đồng có cả VAT là hợp lý.
+ Các hạng mục xây lắp phụ trợ như văn phòng, nhà hành chính, nhà ở công nhân, nhà ăn tập thể, hàng rào, cổng chính , cổng thoát hiểm… đây là những hạng mục công trình phụ thực sự cần thiết cho hoạt động của nhà máy. Cán bộ thẩm định đã được cung cấp hồ sơ thiết ké kỹ thuật tuy nhiên chưa có dự toán chi tiết tuy nhiên cán bộ thẩm định nhận thấy vốn đầu tư cho các hạng mục là hợp lý.
Máy móc thiết bị:
+ Các thiết bị chính như trụ đỡ ống, hệ thống khí nén, giàn thép và các thiết bị LPG ở cầu cảng, bồn chứa, đường ống và thiết bị LPG… với tổng mức đầu tư là 8.5 tỷ. Hiện nay một số sản phẩm trên hầu như là được nhập khẩu do trong nước chưa có nhà san xuất cung cấp sản phẩm này. Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu tại thị trường Trung Quốc và đi đến ký hợp đồng với nhà cung cấp công nghệ Trung Quốc, và gói thầu cung cấp máy móc này đã được Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam thông qua.
+ Các loại máy móc thiết bị phụ trợ như xe bồn chở LPG, bồn nước cứu hoả, nồi đất thu sét… đã được Tập đoàn phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu là cạnh tranh. Các khoản mục chi phí thiết bị máy móc phụ trợ báo giá chưa rõ ràng, cán bộ thẩm định tính toán dựa trên giá cả thị trường.
Chi phí khác, dự phòng lãi vay trong thời gian dự án đang xây dựng: tổng vốn đầu tư cho các chi phí khác (như chi phí khảo sát, chi phí quản lý…) cũng như chi phí dự phòng, chi phí lãi vay được thể hiện trong báo cáo khả thi là tương đối chính xác, cán bộ thẩm định chỉ cần điều chỉnh lại một vài thông số nhỏ.
Như vậy về cơ bản khi kiểm tra lại các hạng mục đầu tư cán bộ thẩm định nhận thấy tổng vốn đầu tư cho dự án do PVGC dự tính là tương hợp lý tuy nhiên ở một số hạng mục xây dựng cũng cần có biện pháp tiết kiệm để tránh tình trạng phát sinh thêm chi phí, làm giảm tính hiệu quả của dự án.
3.2 Thẩm định việc xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư.
a/ Kiểm tra việc tính toán doanh thu chi phí dự án đầu tư:
Bảng doanh thu - chi phí
Đơn vị: triệu VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
1
2
3
4
5
6
7
8
Sản lượng(tấn)
4,797
5,783
6,252
7,352
8,386
8,978
10,350
11,461
Gía bán
5.3
5.3
5.3
5.3
5.3
5.3
5.3
5.3
I
Doanh thu
25,424
30,650
33,136
38,966
44,446
47,583
54,855
60,743
II
Tổng chi phí
1
Định phí
KHCB
5,248
5,248
5,248
5,248
5,248
4,271
4,195
2,855
CP quản lý
159
159
159
159
159
159
159
159
Chi phí sữa chữa lớn
0
214
214
214
214
214
214
214
Lãi dài hạn
4,522
4,522
3,522
2,522
1,522
522
CP sử dụng đất
43
43
45
45
45
45
45
45
Tổng định phí
9,792
10,186
9,188
8,188
7,188
5,661
4,620
3,280
2
Biến phí
Gía thành NVL
14,391
17,349
18,756
22,056
25,158
26,934
31,050
34,383
Chi phí điện nước, điện thoại
97
102
107
113
118
124
130
137
Chi phí bán hàng
508
613
663
779
889
952
1,097
1,215
Chi phí thuê cảng
73
88
96
112
128
137
158
175
Chi phí nhân công
692
706
720
734
749
764
779
795
Chi phí bảo hiểm
378
380
382
385
387
390
392
395
Chi phí khác
254
306
331
390
444
476
549
607
Chi phí vận chuyển
256
318
384
415
488
557
596
687
Tổng biến phí
16,649
19,862
21,439
24,984
28,362
30,333
34,751
38,394
Tổng chi phí
26,621
30,048
30,627
33,172
35,550
35,994
39,371
41,674
III
Lãi gộp
-1,197
602
2,508
5,793
8,896
11,589
15,484
19,069
IV
TTNDN 32%
0
193
803
1,854
2,847
3,708
4,955
6,102
V
LN sau thuế
-1,197
409
1,706
3,940
6,049
7,881
10,529
12,967
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
Kiểm tra việc tính toán doanh thu chi phí:
- Cơ sở tính khấu hao:
+ Khấu hao xe bồn 18%/năm: 4.598.000.000 đ *18% = 827tr VNĐ
+Khấu hao xây dựng 10%/năm: 18.376.000.000đ*10%=1.837tr VNĐ
+ Khấu hao thiết bị 13%/năm: 19.899.320.000đ*13%=2.584tr VNĐ
- Chi phí bảo hiểm gồm:
+ Bảo hiểm công trình = 43.342.669.520trđ * 0.6% = 260 tr VNĐ
+ Bảo hiểm xã hội = Chi phí nhân công * 17%
- Gía thành 1 tấn LPG được tính như sau:
+ Gía mua: 2.668 trđ
+ Thuế VAT = 10% (Gía bán - Gía mua ) = 0. 2632 trđ
+ Cước phí = 0.07 trđ
+ Bảo hiểm = 0.2% (Gía mua + cước phí ) = 0.006 trđ
Tổng cộng: 3.0072 trđ
- Các chi phí khác được tính trên cơ sở dự án đưa ra và tăng qua các năm.Thuế VAT nằm trong giá thành.
- Vì dự án có một phần vốn vay bằng ngoại tệ do đó phần chi phí biến động tỷ giá sẽ được tính vào chi phí khác.
Bảng thu nhập - chi phí cho thấy năm thứ nhất chưa có lãi nên dự án được ân hạn trong thời gian này. Năm thứ 2, 3 và 4 dự án bắt đầu có lãi, tuy nhiên thu nhập ròng của dự án chưa đủ để trả nợ ngân hàng. Vì vậy, công ty sẽ dùng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để trả nợ ngân hàng. Trong những năm vừa qua, công ty liên tục có lãi và lợi nhuận không ngừng tăng lên nên đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
b/ Kiểm tra kế hoạch trả nợ vay của dự án đầu tư:
* Các giả định trong tính toán kế hoạch trả nợ vay của dự án đầu tư:
- Lãi vay: lãi vay tính cho từng năm hoạt động của dự án với lãi suất bình quân tháng là 0.75%/tháng tương đương với 9%/năm.
- Thời gian ân hạn: 2 năm
- Lãi trong thời gian ân hạn: được trả một lần vào kỳ trả lãi đầu tiên.
- Lãi trong thời gian trả nợ: trả hàng quý
- Gốc trả đều hàng quý trong 4.5 năm bắt đầu từ năm thứ 3 đến giữa năm thứ 7 ( kỳ 18 )
* Kế hoạch trả nợ vốn vay hàng năm của dự án đầu tư được tính toán ở bảng sau:
Đơnvị: trđ
Stt
Khoản mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
1
Dư nợ gốc đầu kỳ
15,000
15,000
15,000
11,660
8,320
4,980
1,640
2
Trả lãi hàng năm
1,350
1,350
1,350
1,049
749
448
148
3
Trả nợ gốc hàng năm
3,340
3,340
3,340
3,340
1,640
4
Kế hoạch trả nợ vốn vay
1,350
1,350
4,690
4,389
4,089
3,788
1,788
5
Dư nợ gốc cuối kỳ
15,000
15,000
11,660
8,320
4,980
1,640
0
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
* Kế hoạch trả nợ vốn vay hàng năm cho toàn bộ dự án:
Đơn vị: trđ
Stt
Khoản mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
1
Dư nợ gốc đầu kỳ
45220
45220
45220
35220
25220
15220
5220
2
Trả lãi hàng năm
4522
4522
3522
2522
1522
522
3
Trả nợ gốc hàng năm
10000
10000
10000
10000
5220
4
Kế hoạch trả nợ vốn vay
4522
4522
13522
12522
11522
10522
5220
5
Dư nợ gốc cuối kỳ
45220
45220
35220
25220
15220
5220
0
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
c/ Kiểm tra việc tính toán dòng tiền của dự án:
Đối với chủ đầu tư khi tính toán bảng dòng tiền của dự án thì chi phí lãi vay được tính vào dòng tiền vào của dự án, cụ thể như sau
Bảng giá trị hiện tại ròng ( Đơn vị: triệu VNĐ )
Tỷ suất chiết khấu 9%
Stt
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
0
1
2
3
4
I
Dòng tiền ra
50,245
Vốn đầu tư
50,245
II
Dòng tiền vào
8,573
10,179
10,476
11,710
Lợi tức sau thuế
-1,197
409
1,706
3,940
Khấu hao cơ bản
5,248
5,248
5,248
5,248
Chi phí lãi vay
4,522
4,522
3,522
2,522
III
Dòng tiền thuần
-50,245
8,573
10,179
10,476
11,710
IV
Dòng tiền quy đổi
-50,245
7,865
8,568
8,089
8,296
Cộng dồn
-50,245
-42,380
-33,812
-25,723
-17,427
STT
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
5
6
7
8
I
Dòng tiền ra
Vốn đầu tư
II
Dòng tiền vào
12,819
13,124
14,724
15,822
Lợi tức sau thuế
6,049
7,881
10,529
12,967
Khấu hao cơ bản
5,248
4,721
4,195
2,855
1,522
522
III
Dòng tiền thuần
12819
13124
14724
15822
IV
Dòng tiền quy đổi
8,331
7,825
8,055
7,941
Cộng dồn
-9096
-1271
6784
14725
NPV
14,725trđ
IRR
15.7%
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - Phòng giao dịch với khách hàng.
Nhưng đối với ngân hàng thì hoàn toàn ngược lại chi phí lãi vay lại không được tính vào dòng tiền vào của dự án và nếu như chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án vẫn lớn hơn 0 thì chứng tỏ dự án có tính khả thi cao, trong trường hợp chỉ tiêu không đảm bảo tính hiệu quả thì dự án sẽ được xem xét lại
Tỷ suất chiết khấu 9%
Stt
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
0
1
2
3
4
I
Dòng tiền ra
50,245
Vốn đầu tư
50,245
II
Dòng tiền vào
4,051
5,657
6,954
9,188
Lợi tức sau thuế
-1,197
409
1,706
3,940
Khấu hao cơ bản
5,248
5,248
5,248
5,248
III
Dòng tiền thuần
-50,245
4,051
5,657
6,954
9,188
IV
Dòng tiền quy đổi
-50,245
3,717
4,761
5,370
6,509
Cộng dồn
-50,245
-46,528
-41,767
-36,397
-29,888
Stt
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
5
6
7
8
I
Dòng tiền ra
Vốn đầu tư
II
Dòng tiền vào
11297
12602
14724
15822
Lợi tức sau thuế
6,049
7,881
10,529
12,967
Khấu hao cơ bản
5,248
4,721
4,195
2,855
III
Dòng tiền thuần
11,297
12,602
14,724
15,822
IV
Dòng tiền quy đổi
7,342
7,514
8,055
7,941
Cộng dồn
-22,546
-15,032
-6,977
963
NPV
963 triệu đồng
IRR
9.4%
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - Phòng giao dịch với khách hàng.
3.3. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
a/ Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương án tĩnh:
Theo bảng số liệu trên thì giá trị hịên tại ròng của dự án khi lãi suất cho vay bằng 9%/năm là:
NPV = 963trđ > 0
Tỷ suất sinh lời của dự án : IRR = 9.4%.
Như vậy ngay cả khi không tính chi phí lãi vay vào dòng tiền vào của dự án mà giá trị hiện tại ròng vẫn lớn hơn 0 tỷ suất sinh lời của dự án cao hơn lãi vay ngân hàng chứng tỏ dự án có tính khả thi cao. Tuy nhiên, để xem xét hiệu quả tài chính của dự án, không chỉ dừng lại ở chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng mà cần phải xem xét đến tốc độ hoàn vốn của dự án đầu tư bằng việc tính toán khả năng trả nợ của dự án và phân tích điểm hoà vốn.
* Khả năng trả nợ của dự án ( DSCR ):
(Lợi nhuận ròng + KHCB + CP lãi vay)năm thứ i
Kế hoạch trả nợ năm thứ i
DSCR năm thứ i =
Cụ thể được tính toán trong bảng sau:
Stt
Khoản mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
1
Dòng tiền thanh toán nợ
8,573
10,179
10,476
11,710
12,819
13,124
14,724
15,822
2
Kế hoạch trả nợ
4,522
4,522
13,522
12,522
11,522
10,522
5,220
3
DSCR hàng năm
1.896
2.251
0.775
0.935
1.113
1.247
2.821
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
* Phân tích điểm hòa vốn
Định phí
Điểm hòa vốn doanh số
=
1
__
Biến phí
Doanh thu
Thời gian hoà vốn
=
12* Doanh số hòa vốn
Tổng doanh thu cả năm
Thời gian hòa vốn
=
Định phí - KHCB - Nợ gốc phải trả + Thuế LT
Doanh thu - Biến phí
Stt
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Điểm hòa vốn doanh số
28,893
28,941
26,030
22,820
19,863
15,616
12,606
8,915
2
Điểm hoà vốn trả nợ(%)
54
140
126
106
92
57
27
29
3
Thời gian hòa vốn
14
11
9
7
5
4
3
2
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
Những con số trên cho thấy tốc độ hoàn vốn của dự án ngày càng nhanh. Trong điều kiện thị trường ổn định dự án có tính khả thi, tuy nhiên nếu thị trường có sự biến động, liệu các chỉ tiêu đó có còn được đảm bảo nữa không do đó cần phải tính toán đến độ nhạy của dự án.
b/ Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương án động:
Thời gian thực hiện đầu tư kéo dài do đó không thể tránh khỏi sự biến động về giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái, lãi suất vay hay điều kiện tự nhiên có thể làm giảm doanh thu, tăng chi phí của dự án. Bởi vậy, khi xem xét tính khả thi của dự án đầu tư cần phải xem xét các chỉ tiêu hệu quả trong sự biến động của các yếu tố trên.
* Khảo sát dòng tiền của dự án trong trường hợp doanh thu giảm 2%
Năm thực hiện
Stt
Chỉ tiêu
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
1
Doanh thu
24916
30037
32473
38186
43557
46632
53758
59528
2
Chi phí
26621
30048
30627
33172
35550
35994
39371
41674
3
Lãi gộp
-1705
-11
1846
5014
8007
10638
14387
17854
4
Thuế lợi tức
0
0
590,7
1604
2562
3404
4604
5713
5
Lãi sau thuế
-1705
-11
1255
3410
5445
7234
9783
12141
6
KHCB
5248
5248
5248
5248
5248
4721
4195
2855
7
Thu nhập ròng
3543
5237
6503
8658
10693
11955
13978
14996
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
* Khảo sát dòng tiền của dự án trong trường hợp chi phí tăng 2%:
Đơn vị: trđ
Stt
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Doanh thu
25424
30650
33136
38966
44446
47583
54855
60743
2
Chi phí
27154
30649
31240
33836
36261
36714
40159
42508
3
Lãi gộp
-1730
1
1896
5130
8185
10869
14696
18235
4
Thuế lợi tức
0
0.32
606.72
1641.6
2619.2
3478.1
4702.7
5835.2
5
Lãi sau thuế
-1730
0.68
1289.3
3488.4
5565.8
7390.9
9993.3
12400
6
KHCB
5248
5248
5248
5248
5248
4721
4195
2855
7
Thu nhập ròng
3518
5248.7
6537.3
8736.4
10814
12112
14188
15255
Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư – Phòng dịch vụ khách hàng.
Khi doanh thu giảm và chi phí tăng, căn cứ sẽ gặp một số khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng và thời gian thu hồi vốn đầu tư sẽ bị kéo dài. Do đó công ty phải dùng nguồn thu khác để trả nợ ngân hàng.
c/ Thời gian hoàn trả vốn vay ngân hàng:
Năm đầu tiên do chưa phát huy hiệu quả nên dự án được ân hạn một năm chưa phải trả nợ. Năm thứ 2, 3 và 4 dự án sẽ phải sử dụng nguồn thu khác để trả nợ ngân hàng. Từ năm thứ 2 trở đi lợi nhuận của dự án ngày càng tăng.
Nguồn trả nợ = Lãi sau thuế + KHCB
Thời gian hoàn trả vốn vay NH
6.5 năm
=
45,220 trđ
=
Tổng vốn vay NH
=
6,954 trđ
Nguồn trả nợ năm thứ 3
C/ KẾT LUẬN
Kết quả thẩm định trên cho thấy dự án căn cứ đầu mối phân phối khí hoá lỏng Hải Phòng của Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí là cần thiết, hợp lý và khả thi. Dự án mang lại lợi ích kinh tế cao, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc sử dụng nhiên liệu khí hoá lỏng thay cho việc sử dụng nguồn nhiên liệu khác của dự án là rất phù hợp với xu thế phát triển của nước ta hiện nay.
Nguồn vay từ ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là 33% vốn đầu tư của dự án. Nguồn thu nhập và KHCB của dự án cũng như lợi nhuận của công ty có thế đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Vì vậy, phòng kinh doanh trình Ban Giám đốc NHCT Hoàn Kiếm phê duyệt cho vay đối với dự án:
Số tiền cho vay: 15,000 triệu VNĐ
Thời gian cho vay: 6.5 năm, trong đó:
+ Thời gian ân hạn: 2 năm .
+ Thời gian thu nợ: 4.5 năm.
- Lãi suất cho vay: 0.75%/ tháng ( 9%/năm ), trả hàng quý.
III. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
1. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: Dự án căn cứ đầu mối phân phối khí hóa lỏng Hải Phòng.
Thông qua việc nghiên cứu cụ thể dự án " Dự án căn cứ đập đầu mối phân phối khí hóa lỏng Hải Phòng ", tôi nhận thấy một số điểm nổi bật sau về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm như sau:
- Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư: các bước tiến hành thẩm định dự án trên đã được thực hiện một cách đầy đủ chính xác theo quy trình thẩm định do ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định
- Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: dự án được tiến hành thẩm định theo phương pháp thẩm định theo trình tự kết hợp với phương pháp thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy của dự án.
- Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư: " dự án căn cứ đầu mối phân phối khí hóa lỏng Hải Phòng " được thẩm định dựa trên hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính khá đầy đủ. Đồng thời việc thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng được dựa trên những số liệu khá chính xác do các do các số liệu này đã được xác minh lại.
- Vê thông tin phục vụ cho cán bộ thẩm định trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu là thông tin từ khách hàng vay vốn.
-._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4910.doc