Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm

Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BẢN CAM ĐOAN Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Đầu tư Em tên: Bùi Phương Minh Lớp: Kinh tế Đầu tư 47C Khoa: Đầu tư Trong thời gian thực tập tốt nghiệp (06/01/2009 đến 04/05/2009) tại Ngân hàng Công thương – chi nhánh Hoàn Kiếm, em đã nghiên cứu và thực hiện chuyên đề: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm”. Em xin cam đoan những nội dung được trình bày trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em hoàn toàn không có sự sao chép từ tài liệu chuyên môn, luận văn, luận án khác mà chỉ có một số trích dẫn tham khảo để hoàn thiện cho chuyên đề. Em xin chịu mọi trách nhiệm nếu như những cam kết trên đây là không đúng sự thật. Hà Nội, ngày , tháng , năm 2009 Người cam kết Bùi Phương Minh DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam DAĐT : Dự án đầu tư DN : Doanh nghiệp HĐBĐ : Hợp đồng bảo đảm HĐTD : Hợp đồng tín dụng NHCT : Ngân hàng Công thương NHCT VN : Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước QLRR : Quản lý rủi ro TSCĐ : Tài sản cố định VCSH : Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm 16 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCT Hoàn Kiếm 16 Bảng 3: Hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm 17 Bảng 4: Các phương diện phân tích dự án 23 Bảng 5: Doanh thu hàng năm của dự án 24 Bảng 6: Chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư 25 Bảng 7: Khấu hao hàng năm của dự án đầu tư 26 Bảng 8: Kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư 27 Bảng 9: Tổng hợp doanh thu - chi phí, lợi nhuận của dự án 27 Bảng 10: Dòng tiền của dự án đầu tư 28 Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CNHC Mỏ 39 Bảng 12: Tình hình tài chính của công ty CNHC Mỏ 39 Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty CNHC Mỏ 41 Bảng 14: Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 43 Bảng 15: Sản lượng và doanh thu dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 46 Bảng 16: Chi phí hoạt động dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 46 Bảng 17:Khấu hao dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 47 Bảng 18: Lãi vay dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 47 Bảng 19: Kết quả kinh doanh dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 48 Bảng 20: Bảng tính điểm hoà vốn dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 49 Bảng 21: Bảng cân đối trả nợ dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 50 Bảng 22: Độ nhạy của dự án khi chi phí tăng 4% 52 Bảng 23: Độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 4% 53 Bảng 23: Độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 4% 54 Bảng 24: Giá trị vật tư thiết bị dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 56 LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là một nội dung quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về vốn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất xây dựng rất lớn. Trong khi đó khả năng về vốn tự có của doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động vốn trong dân cư của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống Ngân hàng thương mại vẫn là nơi cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Trên thực tế hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang hoạt động còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn yếu, kém linh hoạt, có nhiều vấn đề bất cập trong đó phải kể đến việc một lượng vốn khổng lồ không thu hồi được ở nhiều Ngân hàng. Ở một số ngân hàng còn tình trạng ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị giải pháp đưa ra song tình trạng đó vẫn chưa được khắc phục. Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư của các Ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp cho vay những dự án không hiệu quả dẫn đến mất vốn hoặc bỏ qua dự án có tính khả thi cao. Chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu tư em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm" làm chuyên đề thực tập . Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Minh - Khoa Đầu tư, cùng các cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn - Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM 1.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên ban đầu là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Sau đó, đến năm 1990, ngân hàng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) là một Chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. NHCT Hoàn Kiếm mà tiền thân của nó là một quỹ tiết kiệm đóng tại 37 Hàng Bồ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, trước tháng 7/1988 là Ngân hàng kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Hoàn Kiếm. Cho đến tháng 7/1988, với sự hình thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam thì Ngân hàng kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm chính thức tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Hà Nội và trực thuộc Ngân hàng Công Thương Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm được thành lập theo quyết định 67 ngày 27/3/1993 (trong đó có 67 chi nhánh được thành lập trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, đồng thời xoá bỏ Ngân hàng Công Thương Hà Nội). Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là đơn vị hạch toán tương đối phụ thuộc vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam, mặc dù có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Trải qua 20 năm hoạt động, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển. Ban đầu, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm được tách ra chỉ nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm, nhưng sau đó thị trường ngày càng được mở rộng, đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, hoạt động với hiệu quả ngày càng cao. Đến nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã là một trong 7 chi nhánh được xếp hạng 1 trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh vẫn hoạt động dựa trên sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của địa phương, năng động sáng tạo chủ động, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng có những bước đổi mới quan trọng, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đang ngày càng được củng cố, nâng cao sức cạnh tranh. Để bắt kịp xu thế phát triển chung, Hội đồng quản trị NHCT VN đã ra quyết định số 154/QĐ - HĐQT – NHCT về “Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT theo dự án hiện đại hóa NHCT”. Thực hiện theo quyết định đó, từ ngày 01/01/2004, mô hình tổ chức của NHCT – CNHK đã có sự thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sáp nhập từ 7 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch lên 11 phòng nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch như sau: Ban Giám đốc Khối phục vụ và hỗ trợ kinh doanh Khối kinh doanh Phòng tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng khách hàng Phòng thanh toán XNK PhòngGiao dịch Điểm giao dịch Phòng khách hàng DN lớn Phòng khách hàng DN vừa và nhỏ Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Đồng Xuân Phòng giao dịch Hồ Gươm (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - NHCT Hoàn Kiếm) 1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm * Chức năng: - Tiến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,… - Tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân quỹ. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại, đánh giá, quản lý rủi ro trong các hoạt động ngân hàng theo quy định của NHCT VN. - Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. - Quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Thực hiện công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ. - Quản lý và chịu trách nhiệm an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT VN. - Thực hiện công tác quản lý tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. * Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ các khách hàng là doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức đóng trên địa bàn. - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… - Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ khách hàng. - Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng, tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. - Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng theo quy định của của NHCT VN. - Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khác hàng như mở/đóng tài khoản, giao dịch gửi/rút tiền, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền, các dịch vụ thu tiền mặt, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giãy tờ có giá, cho thuê tủ két,…). - Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, séc và giấy tờ có giá) theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHCT VN. - Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin. Bảo trì bảo dưỡng hệ thống, các thiết bị tin học, đảm bảo thông suốt hoạt động của chi nhánh. - Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương. - Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, xắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. 1) Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn * Chức năng: Là Phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. * Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn. - Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. - Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Quản lý tài sản đảm bảo theo qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. - Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho Phòng Quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. thực hiện và quản lý và xử lý nợ nhóm 2. 2) Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị,giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DN vừa và nhỏ. * Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. - Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. - Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho Phòng Quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. thực hiện và quản lý và xư lý nợ nhóm 2. 3) Phòng khách hàng cá nhân * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các các nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân. * Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT VN. - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của NHCT VN. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là các cá nhân. - Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra giám sát các hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch theo quy chế tổ chức hoạt động của điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. - Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam. - Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho Phòng Quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý nợ nhóm 2. 4) Phòng quản lý rủi ro * Chức năng: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. * Nhiệm vụ: - Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế, các văn bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT VN. - Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của NHCT VN, yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm định. - Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng chi nhánh. - Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc NHCT VN. - Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo. - Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán,… của NHCT VN nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. 5) Phòng quản lý nợ có vấn đề * Chức năng: Phòng Quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ) nợ đã xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. * Nhiệm vụ - Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ngành và của NHCT VN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để đề xuất và thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ, xử lý TSBĐ tiền vay. - Tổng hợp báo cáo phân loại nợ trên cơ sở kết quả phân loại nợ từng khách hàng do phòng khách hàng cung cấp. Theo dõi tính toán trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của các khoản nợ xấu theo yêu cầu của NHCT VN hoặc ban Giám đốc, đề xuất các biện pháp xử lý nợ. - Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, bán nợ của chi nhánh theo quy định của NHCT VN, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cho xủ lý xoá nợ, khoanh nợ (nếu có) theo hướng dẫn của NHCT VN theo từng thời kỳ. 6) Phòng kế toán * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho ban Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. * Nhiệm vụ: - Phối hợp với phòng thông tin điện toán để chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. - Thực hiện việc rà soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính; kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. - Phối hợp các phòng liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN. - Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. - Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp ngân sách khác theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế và tài chính. 7) Phòng thanh toán xuất nhập khẩu * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN. * Nhiệm vụ: - Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp: - Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu. - Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của NHCT VN theo từng thời kỳ. - Thực hiện về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. - Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu. 8) Phòng tiền tệ kho quỹ * Chức năng: Phòng quản lý kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. * Nhiệm vụ: - Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. - Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm GD trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. - Thu, chi tiền mặt có giá trị giao dịch lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. - Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các sự cố hoặc hiện tượng ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ,báo cáo ban Giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. - Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính của NHCT VN hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. 9) Phòng tổ chức hành chính * Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. *Nhiệm vụ: - Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… - Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. - Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch lãnh đạo của chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. - Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định của Nhà nước và NHCT VN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được ban Giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho ban Giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. 10) Phòng thông tin điện toán * Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. * Nhiệm vụ: - Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. - Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: nhận chuyển giao ứng dụng/các dữ liệu tham số mới nhất từ NHCT VN, thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp các phòng liên quan đảm bảo thông suốt các giao dịch của chi nhánh. - Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị ngoại vị, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh. - Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới nhất từ NHCT VN triển khai cho chi nhánh. 11) Phòng tổng hợp * Chức năng: Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. * Nhiệm vụ: - Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh. - Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT VN quyết định. Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh. 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian qua 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Sau khi thay đổi mô hình tổ chức, chi nhánh đã từng bước củng cố bộ máy tổ chức mới từ Ban Giám đốc đến các phòng, ban, thực hiện luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc. Sau một năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Chi nhánh đã tương đối hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua. Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tăng/ giảm Giá trị Tăng/ giảm Giá trị Tăng/ giảm Giá trị Tăng/ giảm Nguồn vốn huy động 2.733 +10% 3830 +40% 4980 +30% 4720 -5% Dư nợ cho vay 930 +3% 1021 +9.7% 1.122 +9.9% 950 -15.3% Hoạt động dịch vụ 30 +14% 32 +6% 36 +12.5% 37 +5% Lợi nhuận 50 +17% 60 +20% 68 +13% 72 +5.9% (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm qua một số chỉ tiêu như sau: Tình hình huy động vốn: Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tăng qua các năm, riêng năm 2008 giảm 5%. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 4720 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Có sự giảm sút này là do sự tác động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TG doanh nghiệp 1.526 2.001 2.276 TG dân cư 855 903 985 Huy động khác 352 926 1.880 Tổng nguồn vốn 2733 3.830 4.980 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Tổng nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2007 là 4980 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tại chỗ là 3261 tỷ đồng, nguồn vay BHXH 1629 tỷ đồng. Trong năm có sự chuyển dịch nhẹ: tiền gửi dân cư tăng từ 19% lên 23.5%. Ta thấy, nguồn huy động tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, nó tạo ưu thế chủ động cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời góp phần điều hòa nguồn vốn chung của hệ thống NHCT Việt Nam. Chi nhánh đã đạt được những kết quả của hoạt động huy động vốn trong các năm qua là do việc áp dụng các giải pháp một cách quán triệt và triển khai đồng bộ tới các phòng ban ngay từ đầu năm. Đó là những giải pháp chăm sóc khách hàng truyền thống, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp thị và có những đề án hấp dẫn như: chương trình quà tặng cho khách hàng, thực hiện mô hình giao dịch một cửa, khách hàng gửi tiền một nơI, rút tiền nhiều nơi,… Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú trọng phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm tại các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Đặc biệt, trong năm 2007 Chi nhánh đã thành lập mới 1 phòng giao dịch, nâng cấp 3 quỹ tiết kiệm thành điểm giao dịch, không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch khác. 1.1.3.2. Hoạt động tín dụng Bảng 3: Hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ cho vay 1.100 1.070 1.100 Cho vay ngắn hạn 200 220 410 Cho vay trung & dài hạn 900 850 690 Cho vay DNNN 880 778 800 Cho vay DNNQD 220 292 300 Cho vay VNĐ 890 779 877 Cho vay ngoại tệ 210 291 223 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Qua bảng số liệu trên, ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm: Dư nợ cho vay tính đến 31/12/2007 là 1.100 tỷ đồng, tăng so với năm 2006. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 410 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn là 690 tỷ đồng, giảm 19% so với đầu năm. Về cơ cấu dư nợ theo thời gian: trong năm qua đã có sự thay đổi rõ, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm xuống tương ứng. Cơ cấu khách hàng cũng có sự thay đổi, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ, Ngân hàng cũng hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn. Công tác xử lý và thu hồi nợ đọng cũng được Ngân hàng chú trọng. Những khoản nợ đọng tại Chi nhánh là những khoản nợ xấu, phát sinh trong thời gian dài và ở hầu hết khách hàng đã không còn tồn tại. 1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DS TT quốc tế và TT thương mại (triệu USD) 47 78.02 DS chuyển tiền VNĐ 32.000 42.500 75.450 DS chuyển ngoại tệ (triệu USD) 43 67 79 DS chi trả kiều hối và KD ngoại hối (triệu USD) 0.423 0.535 Thu dịch vụ 2.536 3.04 3.363 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: do công tác huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu ở khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, rất ít khách hàng là đơn vị kinh doanh XNK, vì vậy hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại chưa được phong phú. Dịch vụ chuyển tiền: mặc dù phảI cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng thương mại khác, nhưng NHCT Hoàn Kiếm đã quyết tâm đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách giao dịch chuyên nghiệp, bài bản, doanh số dịch vụ chuyển tiền tăng đều qua các năm. Hoạt động phát hành thẻ: Ngân hàng tiếp tục phát triển, mở rộng các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ, đơn vị trả lương qua thẻ tới từng nhân viên. Hoạt động ngân quỹ: Ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển cũng như công tác quản lý kho quỹ, hồ sơ, giấy tờ. Đồng thời điều hòa tiền mặt hợp lý, duy trì tồn quỹ thích hợp, tránh lãng phí vốn nhưng vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời. 1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 1.2.1. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 1.2.1.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm Trước đây, tại NHCT Hoàn Kiếm,công tác thẩm định và quyết định cho vay do phòng khách hàng thực hiện. Đối với các món vay lớn, kết quả thẩm định được thông qua hội đồng tín dụng chi nhánh quyết định trong mức ủy quyền hoặc quyết định trình NHCT Việt Nam. Từ tháng 10/2006, được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm đã thành lập Phòng quản lý rủi ro với chức năng thẩm định rủi ro đối với hoạt động tín dụng để cùng với phòng khách hàng thẩm định độc lập với nhau. Phòng khách hàng thẩm định tổng thể và đưa ra đề xuất cấp tín dụng hay không cấp, phòng Quản lý rủi ro thẩm định về mặt rủi ro tín dụng để đưa ra mức độ rủi ro và các biện pháp để quản lý rủi ro. Trên cơ sở này những người có thẩm quyền đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay một cách khách quan hơn. 1.2.1.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm a. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm - Thẩm định đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. - Thẩm định dự án đầu tư: + Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án + Thẩm định sơ bộ nội dung chính của dự án đầu tư + Thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư + Thẩm định khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư + Thẩm định phương diện kỹ thuật dự án đầu tư + Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý dự án đầu tư + Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn + Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án + Phân tích rủi ro và đưa ._.ra cách phòng ngừa - Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu cho khách hàng vay vốn - Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay b. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm * Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư của dự án - Thẩm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư: + Vốn đầu tư xây lắp: Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp. + Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo định mức chung về giá thiết bị. Đối với loại thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ. + Chi phí khác: Các khoản mục chi phí này cần được tính toán, kiểm tra theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí điều tra khảo sát thu thập số liệu, tuyên truyền, quảng cáo dự án,… Ngoài ra phải kiểm tra một số chi phí: chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu về vốn lưu động ban đầu,… - Thẩm định tiến độ bỏ vốn: Sau khi xác định hợp lý vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo chương trình tiến độ đầu tư. Tiến độ phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. - Kiểm tra cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn: + Cơ cấu vốn theo công dụng: thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn xây lắp, tuy nhiên cần linh hoạt theo tính chất và điều kiện của dự án, không nên quá máy móc áp dụng. + Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ để có cơ sở quy đổi, tính toán hiệu quả của dự án, phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu dự án. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn, cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích, tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó. Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần quan tâm xử lý các nội dung để đảm bảo khả năng về nguồn vốn như: + Vốn tự có của doanh nghiệp: Kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số vốn tự có của doanh nghiệp. + Vốn trợ cấp ngân sách: Xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách. + Vốn vay ngân hàng: Xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của Ngân hàng đã cam kết cho vay. * Thẩm định việc xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư Trước khi tiến hành kiểm tra việc tính toán xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ “Báo cáo nghiên cứu khả thi”, phân tích dự án trên nhiều phương diện khác nhau để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án. Trước khi phân tích tài chính dự án thì phải thông qua các bước phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, tổ chức quản lý. Việc phân tích những phương diện trên có thể rút ra những con số mang nội dung sau: Bảng 4: Các phương diện phân tích dự án Phương diện phân tích Giả định có thể rút ra Phân tích thị trường - Sản lượng tiêu thụ - Giá bán - Doanh thu - Nhu cầu vốn lưu động ban đầu (các khoản phải thu) - Chi phí bán hàng Phân tích các nhân tố đầu vào: nguyên vật liệu, nguồn cung cấp,... - Giá bán các chi phí nguyên vật liệu đầu vào - Chi phí bảo quản - Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả) Phân tích kỹ thuật công nghệ - Công suất - Tuổi đời của dự án - Thời gian khấu hao - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Phân tích tổ chức quản lý - Nhu cầu nhân sự - Chi phí nhân công - Chi phí quản lý Kế hoạch thực hiện ngân sách - Thời điểm đưa dự án đi vào hoạt động - Chi phí tài chính Từ giả định trên, cán bộ thẩm định có thể xác định được doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư. * Kiểm tra việc tính toán doanh thu - chi phí của dự án đầu tư • Kiểm tra việc xác định doanh thu của dự án Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định doanh thu tính cho từng năm hoạt động của dự án, cần chú ý đến công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bảng 5: Doanh thu hàng năm của dự án TT Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm… 1 Doanh thu từ sản phẩm chính 2 Doanh thu từ sản phẩm phụ 3 Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm 4 Doanh thu từ dịch vụ cung cấp ngoài 5 Tổng doanh thu chưa có VAT 6 Thuế VAT 7 Tổng doanh thu sau thuế VAT • Kiểm tra việc xác định các khoản chi phí của dự án Chi phí sản xuất của dự án gồm: Chi phí hoạt động, khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay,… - Kiểm tra chi phí hoạt động hàng năm của dự án: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí điện nước, chi phí nhân công, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác. Bảng 6: Chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư TT Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm… 1 Chi phí vật liệu chính 2 Chi phí vật liệu phụ 3 Chi phí điện nước 4 Lương + BHXH 5 Chi phí thuê đất 6 Chi phí quản lý phân xưởng 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí khác I Tổng chi phí hoạt động II Thuế VAT đầu vào III CP hoạt động đã khấu trừ VAT - Kiểm tra việc tính toán khấu hao hàng năm của dự án đầu tư Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất, bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng tới lợi nhuận, đến mức thuế phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Kiểm tra chi phí khấu hao hàng năm của dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc tính toán khấu hao được thực hiện thông qua bảng sau: Bảng 7: Khấu hao hàng năm của dự án đầu tư Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm… I. Nhà xưởng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ II. Thiết bị - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ III. Tổng cộng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ - Kiểm tra việc tính toán lãi vay Ngân hàng và kế hoạch trả nợ của dự án Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … 1 Dư nợ đầu kỳ 2 Trả nợ gốc trong kỳ 3 Lãi vay trong kỳ 4 Dư nợ cuối kỳ * Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận, dòng tiền của dự án • Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận của dự án đầu tư Trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí hàng năm của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành dự tính mức lỗ, lãi hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của cả đời dự án. Ngân hàng thường quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế vì đây là nguồn trả nợ chính của dự án. Việc tính toán chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 9: Tổng hợp doanh thu - chi phí, lợi nhuận của dự án Chỉ tiêu Cách tính Năm1 Năm2 Năm... 1 Doanh thu sau thuế VAT 2 Chi phí hoạt động sau thuế 3 Chi phí khấu hao 4 Chi phí lãi vay 5 Lợi nhuận trước thuế =(1)-(2)-(3)-(4) 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp = (7) x thuế suất 7 Lợi nhuận sau thuế = (7) - (8) Bảng 10: Dòng tiền của dự án đầu tư Chỉ tiêu Diễn giải Năm 0 Năm1 Năm.. I Dòng tiền ra = (1)+(2)+(3) 1 Đầu tư tài sản cố định 2 Vốn lưu động ban đầu 3 Bổ sung vốn lưu động II Dòng tiền vào =(4)+(5)+(6)+(7)+(8) 4 Lợi nhuận sau thuế 5 Lãi vay ngân hàng 6 Khấu hao 7 Thu thanh lý và phần chưa khấu hao 8 Thu hồi vốn lưu động - Dòng tiền thuần = (II) - (I) 1.2.1.3. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư a. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án theo phương án tĩnh * Chỉ tiêu lợi nhuận ròng Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lãi lỗ của dự án đầu tư. Chỉ tiêu này có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án. - Lợi nhuận ròng tính cho từng năm: Lợi nhuận ròng năm i = Doanh thu năm i - Chi phí năm i - Lợi nhuận ròng tính cho cả đời dự án (NPV): NPV = - Iv0 + ∑ - ∑ + Trong đó: Iv0: vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động Bi: Khoản thu của năm i Ci: Khoản chi phí của năm i SV: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu động bỏ ra ban đầu n: Số năm hoạt động của đời dự án r: Tỷ suất chiết khấu Chỉ tiêu NPV được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận khi: NPV ≥ 0 Dự án không được chấp nhận khi: NPV < 0 * Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án cũng như chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. Nếu dùng IRR làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0, tức là: ∑ = ∑ Nếu IRR > r Dự án đầu tư có hiệu quả tài chính Nếu IRR = r Toàn bộ khoản thu của dự án chỉ đủ bù đắp chi Nếu IRR < r Dự án đầu tư không hiệu quả tài chính * Tỷ số lợi ích - chi phí B/C Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội. B/C = B/C ≥ 1: Doanh thu có thể đắp bù chi phí bỏ ra, dự án được chấp nhận B/C < 1: Doanh thu không đủ để bù chi, dự án không được chấp nhận * Thời hạn thu hồi vốn của dự án Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để dự án có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. T = å Vốn đầu tư å Lợi nhuận ròng do dự án mang lại hàng năm * Thời gian thu hồi vốn vay Chỉ tiêu này cho biết cần phải mất bao nhiêu thời gian để Ngân hàng có thể thu hồi được vốn vay. Thời gian thu hồi vốn vay = Tổng số vốn vay Khấu hao TSCĐ hình thành bằng vốn vay + Lợi nhuận dự án dùng để trả nợ + Nguồn vốn khác dùng để trả nợ * Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất, ở điểm này dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Nó được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc là giá trị sản phẩm bán được tại điểm đó. Chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn. - Điểm hòa vốn lý thuyết: Sản lượng tại điểm hòa vốn = Trong đó: f: Tổng chi phí cố định p: đơn giá một sản phẩm v: chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm Doanh thu tại điểm hòa vốn = - Điểm hòa vốn tiền tệ: Là điểm tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao. Công thức tính điểm hòa vốn tiền tệ cho một năm của đời dự án: Sản lượng tại điểm hòa vốn = - Điểm hòa vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án có đủ điều kiện để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập. Công thức tính điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án: Sản lượng tại điểm hòa vốn = b. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương pháp động (phân tích độ nhạy của dự án đầu tư) Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Có thể dùng các phương pháp sau để phân tích độ nhạy của dự án: - Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi (Hiện giá của hiệu số thu chi, giá trị tương lai của hiệu số thu chi, giá trị san đều của hệ số thu chi) - Phương pháp dùng chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR. - Phương pháp dùng chỉ tiêu tỉ số thu chi hay tỉ số lợi ích - chi phí (B/C). 1.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Hiện nay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, việc thẩm định tài chính dự án đầu tư thường áp dụng 2 phương pháp thẩm định. Đó là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án đầu tư để cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định. Đối với một dự án có quy mô lớn và tính chất phức tạp thì cán bộ tín dụng thường phối hợp sử dụng 2 phương pháp để đảm bảo quyết định đưa ra được chính xác. 1.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hiện nay, công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được thực hiện theo quy trình ban hành tại Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 của HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc Ban hành quy định cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương. Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng và sao gửi hồ sơ cho Phòng Quản lý rủi ro: - Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ. - Khai thác thông tin từ CIC: CBTD gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp thông tin về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD đến thời điểm gần nhất. - Gửi hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro: sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu khoản vay phải thẩm định tín dụng độc lập theo quy định của Tổng Giám đốc, CBTD sao gửi phòng quản lý rủi ro một số tài liệu sau: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ tài sản bảo đảm, các báo cáo tài chính. Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn DAĐT, biện pháp đảm bảo tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định. - Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn; dự án đầu tư; biện pháp bảo đảm tiền vay; xác định lãi xuất cho vay. - CBTD lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định trình lãnh đạo phòng. Nếu dự án có quy mô đầu tư lớn, phức tạp, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh xem xét, quyết định mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức năng thẩm định để thẩm định độc lập (nếu cần). - Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩm định của CBTD; ký tắt trên từng trang tờ trình, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, kính trình người có thẩm quyền quyết định cho vay. Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng. - Cán bộ phòng QLRR nghiên cứu hồ sơ phòng khách hàng, phòng giao dịch cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình, lập báo cáo kết quả thẩm định, ký và trình lãnh đạo phòng. - Lãnh đạo phòng QLRR kiểm tra, rà soát hồ sơ trình của cán bộ QLRR và nội dung báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng; ký tắt trên từng trang báo cáo kết quả thẩm định và ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay, sao lại một bản báo cáo và các tài liệu cần thiết, chuyển bản báo cáo chính thức cùng toàn bộ hồ sơ cho phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Bước 4: Xét duyệt khoản vay. Người thực hiện: người có thẩm quyền quyết định cho vay. - Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh: các phòng ban trực thuộc tiến hành bổ sung, kiểm tra bộ hồ sơ tín dụng theo đúng quy định. - Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của người thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh: chuyển toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ ở phần trên lên phòng khách hàng trụ sở chính. Bước 5: Thông báo cho khách hàng. Tùy trường hợp được chấp thuận cho vay hay không, CBTD gửi công văn chấp thuận cho vay hoặc lý do không được chấp thuận đến cho khách hàng. Bước 6: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. - Trên cơ sở hồ sơ tín dụng, CBTD tiến hành lập HĐTD, HĐBĐ tài sản vay và các hợp đồng liên quan khác trình lên lãnh đạo các phòng ban phê duyệt. - CBTD nhập dữ liệu khách hàng vào hệ thống INCAS của Ngân hàng. Bước 7: Giải ngân. - Căn cứ vào HĐTD đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, hóa đơn, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân. - CBTD nhận lại giấy nhận nợ, các chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết đinh cho vay phê duyệt, cập nhật các dữ liệu trên vào hệ thống INCAS và chuyển cho các phòng nghiệp vụ có liên quan. Bước 8: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng và sửa đổi các thông tin về khoản vay trên hệ thống INCAS. Sau khi đã thống nhất với khách hàng, CBTD soạn thảo phụ tục hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng trình lãnh đạo phòng kiểm soát. Bước 9: Kiểm tra, giám sát vốn vay. Việc kiểm tra, giám sát vốn vay thực hiện theo quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT. Bước 10: Thu nợ gốc và xử lý các phát sinh. - CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng HĐTD đã ký cho từng dự án. 07 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ, CBTD thông báo cho khách hàng khoản vay đến hạn bao gồm nợ gốc, lãi và phí. - Căn cứ thỏa thuận trong HĐTD, phòng kế toán thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay. - Tùy theo từng trường hợp cụ thể, CBTD xử lý các vấn đề phát sinh. Bước 11: Thanh lý HĐTD, HĐBĐ, giải chấp tài sản. Sau khi khách hàng đã thực hiện xong các nghĩa vụ về khoản nợ của mình đối với ngân hàng, CBTD phụ trách tiến hàng các thủ tục thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo. Bước 12: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ. Việc lưu trữ và luân chuyển hồ sơ thực hiện theo quy định của hệ thống NHCT VN và NHNN. 1.2.4. Dự án minh hoạ: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò A. Giới thiệu chung về dự án đầu tư 1. Tên dự án đầu tư: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò 2. Tên khách hàng vay vốn: Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp hóa chất mỏ - TVK (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân). 3. Địa điểm: Dự án được bố trí tại Khu vực kho K4 - Đông Triều thuộc Xí nghiệp VLNCN và Cảng Bạch Thái Bưởi - Tỉnh Quảng Ninh. 4. Quy mô đầu tư Quy mô đầu tư của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò được xác định dựa vào nhu cầu thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò sử dụng cho ngành khai thác than hơn 3.000 tấn/năm. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu bức thiết của sản xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thuốc nổ sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ, quy mô của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò có công suất ³ 3000tấn/1ca/năm nhưng hiện nay trên thị trường mới chỉ sản xuất được dây chuyền thiết bị với công suất 3.000tấn/năm nên Công ty đã lựa chọn loại dây chuyền thiết bị này. 5. Phương thức đầu tư - Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới. - Tổng mức đầu tư: 84.086.000.000 Trong đó: + Chi phí xây dựng: 22.515.430.000 + Chi phí thiết bị: 28.690.651.000 + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: 12.419.154.000 +Chi phí dự phòng: 5.680.633.000 - Nguồn vốn đầu tư chưa kể VLĐ: 74.058.267.000 + Vốn tự có: 44.058.267.000 + Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm: 30.000.000.000 - Tổ chức thực hiện: Công ty thành lập một tổ điều hành sản xuất và quản lý dự án trực thuộc Công ty đặt tại Quảng Ninh. 6. Đề nghị vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm - Tổng số vốn xin vay: 30.000.000.000 đồng - Thời gian cho vay: 6 năm + Thời gian ân hạn: 1 năm + Thời gian thu nợ: 5 năm + Lãi suất cho vay: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau của NHCTVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm. (3,5% là mức lãi suất đảm bảo Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi). - Mục đích sử dụng vốn vay: Thực hiện toàn bộ gói thầu số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị, hướng dẫn giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ) thuộc dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. B. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 1. Cơ sở pháp lý của dự án + Công văn số 596/CP-CN ngày 06/05/2004 của Chính phủ v/v cho phép đầu tư dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. + Quyết định số 1667/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam ngày 14/09/2004 phê duyệt dự án đầu tư "dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò” của Công ty Vật liệu nổ công nghiệp. + Quyết định số 1845/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ngày 13/10/2004 phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu số 1 của dự án. + Quyết định số 314/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam ngày 08/03/2005 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 1 của dự án. + Quyết định số 1131/QĐ-BTNMT ngày 01/09/04 của Bộ Tài nguyên môi trường v/v phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. + Báo cáo nghiên cứu khả thi. + Giấy chứng nhận QSD đất nơi dự án được xây dựng. + Hợp đồng giao nhận thầu gói thầu số 1. + Quyết định số 407/QĐ-HĐQT ngày 27/02/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn than Việt Nam v/v điều chỉnh dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. + Công văn của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ v/v vay vốn đầu tư dự án. + Các tài liệu khác liên quan. 2. Nhận xét, đánh giá về hồ sơ - Hồ sơ pháp lý của khách hàng: đúng, đầy đủ và hợp lệ. - Hồ sơ, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính: Đã đầy đủ - Hồ sơ về dự án: bao gồm các QĐ phê duyệt, Hợp đồng giao nhận thầu, kế hoạch vay vốn và các tài liệu khác liên quan. 3. Thẩm định khách hàng vay vốn 3.1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ là Công ty TNHH một thành viên, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Công ty công nghiệp hóa chất mỏ có tên đầy đủ là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Hóa chất mỏ - TVK mà tiền thân là Công ty Hóa chất mỏ được thành lập từ năm 1995. Đến ngày 29/04/2003, theo Quyết định số 77/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Hóa chất mỏ được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp. Ngày 22/03/2006, theo Quyết định số 591/QĐ - HĐQT Tập đoàn Than Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp được đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ - TVK. Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ là thành viên lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với chức năng sản xuất kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất thuốc nổ, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và dự trữ Quốc gia. Người đại diện: Ông Vũ Văn Hà Chức vụ: Giám đốc 3.2. Năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - TVK liên tục phát triển và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Do sản xuất kinh doanh mặt hàng đặc thù nên việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất thuận lợi và ổn định. Năm 2006 Công ty tiếp tục cung ứng vật liệu nổ cho khách hàng chủ yếu là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Than Việt Nam, một số đơn vị khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng và giao thông vận tải. Đặc biệt hiện nay Công ty còn cung cấp thuốc nổ cho các công trình trọng điểm của Quốc gia. * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây: Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CNHC Mỏ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 1,234,205 1,488,991 Giá vốn hàng bán 1,055,847 1,284,816 LN sau thuế 11,619 44,640 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn) * Năng lực tài chính: Bảng 12: Tình hình tài chính của công ty CNHC Mỏ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 I. Tài sản ngắn hạn 289,525 301,523 1. Tiền 38,290 40,253 2. Phải thu 107,858 121,815 3. Đầu tư ngắn hạn 0 0 4. Hàng tồn kho 138,282 131,916 5. TSLĐ khác 5,093 7,538 II. Tài sản dài hạn 91,242 109,206 1. TSCĐ 87,188 106,390 2. Phải thu dài hạn 1,000 1,000 3. Chi phí XDCB DD 9,516 5,883 4. Đầu tư dài hạn 6 2 5. Tài sản dài hạn khác 3,047 1,814 Tổng tài sản 380,768 410,730 III. Nợ phải trả 280,674 269,439 a. Nợ ngắn hạn 265,727 253,202 1. Phải trả người bán 78,299 67,322 2. Người mua trả trước 3,057 2,471 3. Vay và nợ ngắn hạn 130,713 92,276 4. Phải trả nội bộ 4,654 5,566 5. Thuế phải nộp 3,065 15,424 6. Phải trả CNV 32,475 49,292 7. Phải trả khác 11,055 16,725 8. Chi phí phải trả 2,406 4,122 b. Nợ dài hạn 14,946 16,236 1. Vay dài hạn 14,946 16,236 c. Nợ khác 0 0 IV. Vốn chủ sở hữu 100,093 141,290 1. Nguồn vốn - Quỹ 71,952 98,101 2. Nguồn kinh phí 28,141 43,189 Tổng nguồn vốn 380,768 410,730 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn) - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty: Cơ cấu vốn của Công ty năm 2006: vốn chủ sở hữu chiếm 36%, vốn tín dụng chiếm 22%, vốn thanh toán chiếm 42% trong tổng nguồn vốn, các chỉ tiêu tương ứng năm 2005 là 26/38/36. Nguồn vốn chủ sở hữu là 141.291 triệu đồng, tăng 42 tỷ đồng tương đượng 46% so với năm 2005 do lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 tăng mạnh, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 55.704 triệu đồng, còn lại nguồn kinh phí và các quỹ là 85.587 triệu đồng. Với cơ cấu vốn như trên đảm bảo công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch đầu tư tài sản cố định. Mặt khác, vốn lưu động ròng của Công ty luôn dương: năm 2005 là 23.798 triệu đồng, năm 2006 là 48.321 triệu đồng (tăng 2 lần). Như vậy, tài sản cố định của Công ty được đầu tư bằng nguồn vốn hợp lý. * Đánh giá các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty CNHC Mỏ STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 I Chỉ tiêu về tính ổn định 1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1.09 1.19 1.2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0.55 0.64 1.3 Hệ số tài sản cố định % 87.11 75.30 1.4 Hệ số thích ứng dài hạn % 79.31 69.33 1.5 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu % 280.41 190.70 1.6 Hệ số nợ so với tài sản % 73.71 65.60 1.7 Hệ số tự tài trợ % 26.29 34.40 II Chỉ tiêu về mức tăng trưởng 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % 27.47 20.64 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận % -27.29 313.44 III Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 3.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản lần 3.63 3.76 3.2 Thời gian dự trữ hàng tồn kho ngày 41.54 38.38 3.3 Thời gian thu hồi công nợ ngày 31.14 28.17 3.4 Thời gian thanh toán công nợ phải trả ngày 97 76.54 IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 14.36 13.64 4.2 Hệ số lãi ròng % 0.94 3.00 4.3 Suất sinh lời của tài sản % 3.42 11.28 4.4 Suất sinh lời của VCSH % 11.98 36.99 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn) - Về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn 1, hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tương đối tốt và đủ khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ đến hạn. - Về tính ổn định và khả năng tự tài trợ: Năm 2006 hệ số tài sản cố định đạt 75% giảm so với năm 2005 là 12% cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư tài sản cố định được nâng lên. Mặt khác, hệ số thích ứng dài hạn là 69% chứng tỏ công ty đã đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn hợp lý, không có tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. - Về khả năng tự chủ tài chính: Công ty có khả năng tự cân đối vốn về tài chính để đáp ứng các khoản nợ phải trả thể hiện qua nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 37% tổng nguồn vốn. - Các chỉ tiêu hoạt động của công ty qua các năm tương đối tốt. Hệ số vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng, năm 2006 là 3.8 lần và năm 2005 là 3.6 lần cho thấy công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Thời gian dự trữ hàng tồn kho, thời gian thu hồi công nợ và thời gian thanh toán công nợ phải trả tương đối ngắn, giảm so với năm 2005 do Công ty đã đẩy mạnh việc bán hàng và tích cực hơn trong việc thu hồi công nợ nên không bị chiếm dụng vốn. Hàng hóa có tốc độ luân chuyển nhanh, không có hàng hoá kém phẩm chất. - Các chỉ tiêu mức sinh lợi: Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 13%, hệ số lãi ròng đạt 3.33%, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, các chỉ tiêu mức sinh lợi đạt được ở mức hợp lý. - Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng qua các năm, tình hình tài chính ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, xu hướng phát triển cao, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Các chỉ tiêu thanh khoản, hoạt động, công nợ và lợi nhuận biến động tương đối tốt, hợp lý. 4. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 4.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư Bảng 14: Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò Đơn vị: VN Đồng Chỉ tiêu Vốn đầu tư theo QĐ 1667 ngày 14/09/04 của HĐQT Tập đoàn Than VN Vốn đầu tư điều chỉnh theo QĐ 407 ngày 27/02/07 của HĐQT Tập đoàn Than VN Tổng vốn đầu tư 77.668.560.000 84.086.217.000 A. Vốn cố định 64.136.700.000 69.305.869.000 1. Chi phí xây dựng 18.758.744.000 22.515.430.000 2. Chi phí thiết bị 31.843.841.000 28.690.651.000 3. Chi phí quản lý dự án, chi phí khác 8.834.868.000 12.419.154.000 4. Chi phí dự phòng 4.699.247.000 5.680.633.000 B. Vốn lưu động 9.750.000.000 10.027.950.000 C. Lãi vay trong thời gian XDCB 3.781.860.000 4.752.397.000 (Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn) - Nguồn vốn đầu tư chưa kể VLĐ: 74.058.267.000 đồng + Vốn tự có: 44.058.267.000 đồng + Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm: 30.000.000.000 đồng 4.2. Tính toán hiệu quả của dự án * Cơ sở tính toán: - Thời gian tính hiệu quả của dự án tạm tính là 10 năm - Sản lượng tiêu thụ và doanh thu: + Sản lượng tiêu thụ hàng năm: Năm thứ 1 sau khi xây dựng cơ bản xong thử nghiệm lô hàng đầu tiên, tạm tính 2500T/năm đạt 83% công suất dự án. Các năm tiếp theo là 3000T/năm đạt 100% công suất dự kiến. + Giá bán: Dựa trên giá nhập khẩu các loại thuốc nổ an toàn hầm lò có sức công phá lớn trên thế giới để xác định giá bán sản phẩm như sau: Thuốc nổ Superdyne, giá nhập: 1.395 USD/tấn (21,6 triệu đồng/tấn) Thuốc nổ P3151, g._.của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam, dựa trên tình hình cụ thể tại Chi nhánh, định hướng phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong những năm tới như sau: 1. Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tích cực chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược nhằm giữ ổn định và phát triển nguồn vốn theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt gắn kết các hoạt động dịch vụ với khai thác vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn có cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. 2. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phát triển khách hàng mới với phương châm “nâng cao chất lượng tín dụng”, chú trọng đến các KH là DN V&N. 3. Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng khai thác các sản phẩm mới hiện đại, với mục tiêu: Tăng cả doanh số và số lượng các sản phẩm dịch vụ, nhằm tăng thu nhập từ dịch vụ, đồng thời nâng cao hình ảnh và uy tín của chi nhánh. 4. Phát huy phong trào học tập nâng cao trình độ đối với cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh và hội nhập quốc tế. 5. Tiếp tục tìm kiếm, triển khai nâng cấp các điểm giao dịch, mở thêm phòng giao dịch ở những vị trí đẹp, có khả năng phát triển mang tính lâu dài. 2.2. Mô hình SWOT trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm SWOT là một mô hình tiên tiến được áp dụng rộng rãi cho việc phân tích thực lực doanh nghiệp, công ty đặt trong mối quan hệ xã hội mang tính khách quan. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh (S – Strong), điểm yếu (W – Weak), cơ hội (O – Oppotunity) và thách thức (T – Threat) đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, SWOT sẽ cho thấy rõ khả năng thực sự cũng như vị trí doanh nghiệp trong phạm vi ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế. Trước khi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, ta nên phân tích về thực trạng Ngân hàng trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư theo mô hình SWOT. Mô hình SWOT trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Điểm Mạnh (S – Strong) Điểm Yếu (W – Weak) Quy trình thẩm định Các khâu thẩm định đều được đặt trong một quy trình hợp lý, kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên chất lượng của công tác thẩm định dự án. Được tiến hành bởi phòng khách hàng và phòng QLRR nhưng chỉ có phòng khách hàng được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, còn phòng QLRR chủ yếu dựa vào dự án do khách hàng cung cấp. Quy trình thẩm định được ban hành chung cho tất cả các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng. Nội dung thẩm định Nội dung thẩm định rõ ràng, cụ thể, các chỉ tiêu áp dụng đa dạng trên từng khía cạnh khác nhau của dự án và theo tiêu chuẩn thống nhất trong toàn hệ thống NHCT. Các chỉ tiêu thường được đánh giá theo cảm tính của cán bộ thẩm định hoặc dựa trên số liệu khách hàng cung cấp. Thẩm định kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do chưa có cán bộ thẩm định chuyên sâu về kỹ thuật. Phương pháp thẩm định Sử dụng hai phương pháp: thẩm định theo trình tự và thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy. Đây là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong công tác thẩm định DAĐT của các ngân hàng. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư. Do các dự án khác nhau sẽ được thẩm định theo những phương pháp khác nhau, mà mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng của nó. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu đánh giá của dự án vẫn có những sai sót nhất định, đôi khi chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng không phản ánh chính xác về hiệu quả của dự án. Cán bộ thẩm định Cán bộ thẩm định đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đồng thời luôn có ý thức trau dồi học hỏi thêm kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động thẩm định. Ngoài ra Ngân hàng rất chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thẩm định. Chưa có sự phân công CBTD theo ngành nghề kinh tế rõ ràng. Một CBTD phải thẩm định nhiều dự án trong những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm tích luỹ được nhiều nhưng không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào. Nguồn thông tin Ngân hàng đã xử lý tốt nguồn thông tin đầu vào của dự án. Bên cạnh nguồn thông tin do chủ dự án cung cấp, Ngân hàng cũng chú trọng khai thác thông tin từ các nguồn khác như: các phương tiện thông tin đại chúng, từ hệ thống Ngân hàng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước,… Thông tin còn mang tính chắp vá, cập nhật chậm do được lấy từ các nguồn khác nhau. Ngân hàng còn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho phân tích, dự báo. Sự phối hợp giữa các NHTM còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin về khách hàng. Cơ Hội (O – Oppotunity) Thách Thức (T – Threat) Quy trình thẩm định Quy trình thẩm định một dự án phải qua nhiều phòng ban khác nhau nên có được sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ. Do hoạt động này được tiến hành bởi các phòng khác nhau nên có thể có nhiều ý kiến trái chiều cho cùng một dự án. Nội dung thẩm định Trong quá trình thẩm định, các chỉ tiêu áp dụng dần dần được hoàn thiện đầy đủ, chi tiết hơn và được áp dụng một cách linh hoạt trong các dự án khác nhau. Cần phải thẩm định đầy đủ các nội dung trong công tác thẩm định, và trong từng nội dung phải xem xét kỹ tìm những giải pháp hợp lý để không mang tính hình thức, phải khoa học, chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung. Phương pháp thẩm định Cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án đồng thời xem xét khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án theo các khía cạnh khác nhau. Đòi hỏi CBTD cần phải có chuyên môn tốt, các kỹ năng phân tích chuyên sâu để kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Cán bộ thẩm định Việc tiếp xúc với nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cán bộ thẩm định có cơ hội trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng thẩm định. Yêu cầu cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao, đồng thời phải có hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nguồn thông tin Dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ công tác thẩm định. Giúp hình thành hệ thống ngân hàng thông tin của NHCT nói riêng và NHNN (CIC) nói chung. Các nguồn thông tin từ CIC, NHCT VN phải được cập nhật một cách đều đặn, thường xuyên. Đòi hỏi Ngân hàng sử dụng những phần mềm mới nhất để thu thập thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 2.3.1. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ tại Ngân hàng chính là mấu chốt nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống Năng lực của cán bộ thẩm định là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Do đó, để hoàn thiện công tác thẩm định cần phải hoàn thiện yếu tố con người. Với cán bộ thẩm định đòi hỏi phải có trình độ, hiểu biết và phẩm chất đạo đức vì họ chính là những người thu thập và xử lý thông tin cần thiết của dự án đầu tư. - Để có được những cán bộ giỏi, kinh nghiệm và đạo đức tốt, trước hết ngân hàng cần phải chú trọng khâu tuyển dụng. Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ cần kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn và tư chất đạo đức. Cần hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy định của Ngân hàng và các chế độ chính sách pháp luật liên quan. - Trong công việc không chỉ đòi hỏi cán bộ có chuyên môn giỏi, năng động linh hoạt mà còn đòi hỏi có đạo đức, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp với khách hàng, thu hút khách hàng, nhạy bén với thông tin… Muốn thế ngân hàng phải tạo ra các hoàn cảnh điều kiện phù hợp để cán bộ mạnh dạn và phát huy hết những phẩm chất đó của mình. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần thường xuyên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định,… Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định luôn có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác. Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, thông thường họ mới chỉ biết về mặt tài chính dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật… thì ít được đề cập, do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên đòi hỏi về mặt chất lượng thẩm định đã dẫn đến sự khập khiễng giữa lý thuyết và thực tế. Bởi vì trong thực tế, quá trình thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao về: pháp luật, kinh tế, công nghệ - kỹ thuật, thông tin thị trường, thanh toán quốc tế… do đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước hết ngân hàng cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định. - Ngân hàng nên có những đãi ngộ hợp lý với những cán bộ làm việc tốt, có thành tích tốt để tạo cho họ một sự động viên khích lệ trong công việc. Hiện nay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm cán bộ tín dụng phải làm luôn cả công việc thẩm định do đó có quá nhiều công việc chồng chất nhau dẫn đến hiệu quả không cao. Ngân hàng nên có một phòng thẩm định riêng để giúp cán bộ thẩm định làm việc có hiệu quả hơn. 2.3.2. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cần đầy đủ, khoa học và chính xác hơn - Có thể nói rằng thẩm định tài chính là khâu cần thiết nhất trong việc xác định dự án có hiệu quả hay không. Chính vì vậy cần quan tâm hơn đến khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trước hết để hỗ trợ cho cán bộ thẩm định, Ngân hàng có thể xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định tài chính cụ thể cho các dự án phân theo nhóm ngành nghề nhất định để cán bộ thẩm định có thể tránh hay chú trọng đối với những dự án có đặc điểm, điều kiện khác nhau. Tuy vậy khi thẩm định một dự án phải thẩm định đầy đủ các nội dung trong công tác thẩm định, và trong từng nội dung phải xem xét kỹ tìm những giải pháp hợp lý để không mang tính hình thức, phải khoa học, chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung. - Chú ý thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư Ngân hàng cần xem xét đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho tài sản cố định, vốn lưu động dòng, vốn dự phòng, vốn tài trợ cho các chi phí khác. Trong đó cần chú ý đến vốn đầu tư cho tài sản cố định, vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét đầy đủ các hạng mục các thiết bị, số lượng và đơn giá. Ngân hàng cần xem xét giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không. Chủ đầu tư thường giảm bớt tổng vốn đầu tư xuống để dễ vay vốn ngân hàng hơn. Vì thế khi xem xét ngân hàng không nên chú ý nhiều đến những bảm tường trình của chủ đầu tư mà cần xem xét các bản thiết kế tuỳ theo các lĩnh vực mà tính toán tổng vốn đầu tư cho hợp lý và chính xác. Điều này giúp ngân hàng tránh được những rủi ro cần thiết khi dự án đi vào thực hiện như thiếu vốn, dự án đình trệ. - Trong quá trình thẩm định về nguồn vốn vay cần chú ý khi đánh giá về nguồn tài trợ, cần đặc biệt xem xét điều kiện cụ thể của từng nguồn vay: Trước hết ngân hàng cần đánh giá xem dự án khi vay cần bao nhiêu vốn vay và tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm có nhiều không. Thông thường các ngân hàng thường cho không cho vay các dự án mà có vốn chủ sở hữu nhỏ. Điều này lại ngược lại với tâm lý của chủ đầu tư, họ chỉ muốn đầu tư nhiều nhờ nguồn vốn vay chứ không phải từ nguồn chủ sở hữu là chính. Chính vì thế ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng dự án phân tích xem nguồn tài trợ gồm những bộ phận nào, điều kiện của từng nguồn vay, nhất là về lãi suất, thời hạn trả, từ đó đánh giá liệu dự án có gánh nặng về trả nợ hay không. Hai nguồn trả nợ chính của dự án là lợi nhuận sau thuế và khấu hao, nhưng điều này được ngân hàng rất ít quan tâm, vì thế khi rủi ro xảy ra chủ đầu tư không phải chỉ trả nợ mỗi ngân hàng mà nhiều chủ nợ khác. - Nâng cao độ chính xác khi dự toán các yếu tố doanh thu chi phí, dòng tiền của dự án: Đây là khâu quan trọng, và khó khăn nhất. Để dự đoán được các yếu tố này chính xác ngân hàng cần xem xét kĩ dự án. Các chỉ tiêu này không phải chỉ dự đoán trong thời gian gần mà suốt cả đời của dự án. Các chỉ tiêu tính toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án, ngân hàng cần tính toán một cách hợp lý, chính xác theo các chỉ tiêu như chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí. Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến nguồn nguyên liệu đầu vào, xem xét chúng nhập từ trong nước hay nước ngoài, từ đó tính toán các chi phí hợp lý. Để xác định được doanh thu ngân hàng phải chú trọng đến 3 yếu tố chính đó là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm, muốn dự đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kĩ thuật phải chính xác. Ngân hàng cần xem mức độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về chủng loại số lượng,… công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hiểu biết về kỹ thuật. Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định thị trường phải là chính xác. Ngân hàng có thể ngiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội rủi ro của doanh nghiệp, của sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị trường, đồng thời áp dụng các mô hình thống kê, kinh tế lượng để xác định mức tiêu thụ và giá bán. Ngân hàng cũng nên tham khảo các dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thị trường. - Lựa chọn những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính phù hợp với những đặc điểm của từng dự án. Trong quá trình thẩm định dự án có rất nhiều các phương pháp và chỉ tiêu khác nhau. Dù ngân hàng có các dự đoán chính xác đến đâu thì cũng không thể nói nó chính xác hoàn toàn được. Vì vậy cần tìm ra các chỉ tiêu phù hợp với những dự án có những đặc điểm khác nhau, các chỉ tiêu mà ta thường thấy đó là: + NPV: Khi sử dụng NPV như một tiêu chuẩn để đánh giá dự án đầu tư, ta phải phân biệt giữa hai tình huống. Trường hợp thứ nhất ta coi dự án đầu tư độc lập với những dự án khác. Trường hợp thứ hai ta phải lựa chọn một trong các dự án loại trừ nhau. Khi sử dụng chỉ tiêu này Ngân hàng nên tính với các mức lãi suất khác nhau, với những dự án dài hạn thì nên sử dụng kết hợp với những phương pháp IRR, thời gian hoàn vốn. + IRR: Suất hoàn vốn đo lường tỷ lệ hoàn vốn của một dự án đầu tư, nó cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn để xem xét dự án. Tương tự NPV, khi sử dụng IRR lên một tiêu chuẩn đầu tư ta cần phân biệt giữa hai trường hợp như vậy. Chỉ tiêu này cũng rất được chú ý với những dự án dài hạn. + Chỉ tiêu hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu tư ban đầu của dự án. Theo phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, nếu rút ngắn được thời gian hoàn vốn sẽ tốt hơn cho một dự án đầu tư. Chỉ tiêu này cho phép đo lường mức độ rủi ro của dự án, và cũng là chỉ tiêu để ngân hàng đánh giá xem dự án có bảo đảm đủ tiến độ hoàn trả nợ của dự án hay không? + Ngoài các chỉ tiêu trên ngân hàng còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như PI, tỷ lệ lợi ích chi phí - B/C, MIRR,… * Chỉ số doanh lợi (PI) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. PI = PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án. Trường hợp các dự án là độc lập với nhau. Dự án nào có: PI > 1: Chấp nhận dự án PI < 1: Loại bỏ dự án Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo tỷ số hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai so với vốn đầu tư bỏ ra ban đầu tức là theo tiêu chuẩn tỷ số sinh lợi PI. Tuy nhiên tiêu chuẩn PI sẽ không hoàn toàn có tác dụng trong trường hợp bị giới hạn tại bất kỳ một năm nào đó trong suốt khoảng thời gian hoạt động của dự án. * Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế B/C: thông thường giá trị lợi ích và chi phí kinh tế sẽ được quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi tính chỉ tiêu này cũng có thể tính theo giá trị lợi ích kinh tế tương đương bình quân năm và chi phí kinh tương đương bình quân năm. Khi chỉ tiêu B/C được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận khi B/C > 1 tức là khi tổng chi của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Ngược lại, khi B/C ≤ 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc phải điều chỉnh lại dự án. Nói chung với mỗi một dự án đầu tư ngân hàng chỉ nên áp dụng những chỉ tiêu nào phù hợp để áp dụng. Sau đó tổng hợp lại và đưa ra quyết định đúng đắn. Điều quan trọng trong việc tính toán các chỉ tiêu trên là ngân hàng phải lấy một mức lãi suất chiết khấu hợp lý. Các ngân hàng thường lấy lãi suất cho vay làm lãi suất chiết khấu nhưng điều này là không hợp lý. Ngân hàng nên lấy lãi suất bình quân gia quyền làm lãi suất chiết khấu và khi tính các chỉ tiêu nên lấy một vài mức lãi suất chiết khấu khác nhau. - Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án cần chi tiết hơn: + Với độ rủi ro của dự án: Trong thời buổi hiện nay nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, chính vì thế giá cả và mức tiêu thụ sản phẩm cũng biến động theo. Sự lên xuống của các yếu tố này làm các dự đoán của ngân hàng sai lệch so với ban đầu. Chính vì thế ngân hàng cần coi trọng khâu thẩm định rủi ro của dự án hơn. Cần phải đưa ra các mức biến động khác nhau để có thể xem xét độ rủi ro của dự án một cách hợp lý. + Thẩm định khả năng trả nợ: Khi một dự án đi vào thực hiện phải có nguồn vốn đầu tư mà nguồn vốn này dự án không chỉ vay ngân hàng mà có rất nhiều chủ nợ. Do đó, khi thu được lợi nhuận ngân hàng không thể lấy hết phần cho vay mà chỉ lấy phần tỷ lệ nào đó. Vì vậy ngân hàng phải tìm hiểu nợ chung của dự án phải trả và phải trả riêng ngân hàng. Ngoài ra, với những nguồn trả nợ nhỏ hơn nguồn nợ phải trả thì ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư giải thích thêm các nguồn khác có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng. Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Ngoài ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án. Như trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ trên, mặc dù các tài sản cố định của dự án được khấu hao trong vòng 14 năm và vòng đời của dự án chỉ là 10 năm, nhưng cán bộ thẩm định đã không đưa phần giá trị thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cùng của dự án. Mặc dù dự án có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy trước mắt ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên phải được kiểm toán. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh gía đầy đủ hơn về doanh nghiệp. Để đưa ra những kết luận chính xác hơn về tình hình của doanh nghiệp, ngân hàng cũng nên áp dụng các phương pháp khác nhau trong phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp đối chiếu logic… vì thực tế hiện nay số lượng các chỉ tiêu dùng để đánh giá chưa nhiều. 2.3.3. Nâng cao cơ chế điều hành, thu thập thông tin, công nghệ phát triển Một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phụ thuộc vào cán bộ công nhân viên trong ngân hàng mà quan trọng nhất đó là sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo cấp trên. Phải biết coi hoạt động thẩm định là quan trọng nhất để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay? Muốn vậy không chỉ cấp trên chỉ đạo tốt mà cán bộ thẩm định cũng phải làm việc hết sức chính xác và nghiêm ngặt. Tăng cường kiểm soát nội bộ, triển khai những quy chế và hướng dẫn thẩm định dự án của NHCT Việt Nam. Hơn nữa, một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thẩm định dự án của ngân hàng thời gian qua là chưa có sự chuyên môn hoá trong khâu tổ chức thẩm định. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có phòng thẩm định riêng, có nhiệm vụ chuyên trách thẩm định các dự án trung và dài hạn, có sự độc lập với phòng tín dụng và quản lý nợ vay. Việc tổ chức bố trí như vậy sẽ giúp cho mỗi cán bộ thẩm định giảm bớt khối lượng công việc, tạo điều kiện cho họ chuyên tâm hơn vào công việc, đồng thời có thời gian để trau dồi thêm nghiệp vụ cho bản thân. Ngân hàng cũng lưu ý tuyển chọn thêm các cán bộ có kinh nghiệm về thẩm định kinh tế - kỹ thuật dự án. Mặt khác ngân hàng nên quy định chi tiết hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của cá nhân các cán bộ thẩm định. Đồng thời cần thường xuyên rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, bổ sung cán bộ còn thiếu cho các chi nhánh, thuyên chuyển các cán bộ không đủ khả năng đi làm việc khác. -Thông tin là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án, do đó nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin sẽ góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định. Nguồn thông tin càng chính xác và phong phú thì kết quả thẩm định càng có độ chính xác cao. Trong thời đại thông tin đang bùng nổ, cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn cả những ngân hàng nước ngoài. Vì thế ngân hàng cần phải không ngừng hiện đại hoá trang thiết bị thông tin: + Các nguồn thông tin mà NHCT Hoàn Kiếm còn ít sử dụng đó là CIC, từ Ngân hàng Nhà nước, NHCT Việt Nam cần được tăng cường hơn. Ngân hàng cần tăng cường lắp đặt các phần mềm đang phát triển để thu thập thông tin tốt hơn. Một dự án khi thẩm định nếu có nhiều thông tin sẽ giúp cán bộ thẩm định đánh giá tôt hơn trong việc xem xét có khả thi hay không? Và giúp ngân hàng tránh được những rủi ro nhất định xảy ra. Tuy nhiên việc thu thập các nguồn thông tin trên nhiều khi khá khó khăn do phạm vi thu thập rộng, đòi hỏi tốn kém về thời gian và chi phí, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận, trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn về thời gian. Do đó các cán bộ thẩm định cần lưu ý thường xuyên thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học. Cán bộ thẩm định cần cập nhật các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư (như: quy chế đấu thầu, quy định về tổng dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp…), các thông tin về thị trường giá cả… Đồng thời tiến hành lưu trữ toàn bộ các thông tin vào máy tính để dễ dàng quản lý thay vì lưu trữ dưới dạng văn bản như hiện nay. Mặt khác, để hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ cho công tác thẩm định có hiệu quả hơn, ngân hàng nên thiết lập một trung tâm thông tin riêng. Trung tâm này có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin cho phòng thẩm định, hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định trong việc tìm kiếm các thông tin cần thiết, giảm bớt thời gian ra quyết định. Ngân hàng cũng cần sớm xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu riêng cho mình. - Một vấn đề mà NHCT Hoàn Kiếm đã tìm cách khắc phục từ rất lâu đó là vấn đề về trụ sở. Do nằm trong địa bàn phố cổ nên việc xây dựng mở rộng ngân hàng là rất khó. Vì thế ngân hàng đã có kiến nghị lên NHCT Việt Nam cần có trụ sở mới để sánh ngang với tầm vóc của ngân hàng. Nhưng song song với việc kiến nghị, ngân hàng cần tích luỹ nguồn lực tài chính để mua trụ sở mới. 2.4. Những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm 2.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê,… xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản,… làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. - Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. - Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. - Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. 2.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Thứ nhất về việc tổ chức hoạt động, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần có những văn bản, quy định về công tác thẩm định phải hợp lý hơn với những đặc điểm riêng của từng chi nhánh. Làm sao cho hoạt động của các ngân hàng vừa nằm trong khuôn khổ pháp lý nhưng cũng phải tạo cho họ tính độc lập, tạo cho ngân hàng nâng cao được tính tự chủ, tính linh động của chính mình. - Về việc thu thập, xử lý thông tin: Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần thiết lập mạng lưới thông tin để các ngân hàng trong nước có thể trao đổi thông tin, nắm rõ tình hình và dặc điểm của từng khách hàng trong hệ thống ngân hàng,giúp họ giải quyết tốt các rủi ro xảy ra. Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tích luỹ nguồn năng lực về công nghệ, vật chất sẵn sàng có những công nghệ mới áp dụng cho hệ thống ngân hàng. - Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, nâng cao trình độ, khả năng hoạt động của họ đặc biệt về hoạt động thẩm định dự án. - Một vấn đề mà Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần chú ý hơn đối với NHCT Hoàn Kiếm đó là vấn đề trụ sở. Trong những năm gần đây NHCT Hoàn Kiếm đã phát triển một cách nhanh chóng và điều kiện về trụ sở hiện thời không còn phù hợp ngang bằng với tầm vóc của ngân hàng nữa. Vì thế ngân hàng cần tăng qui mô hoạt động, mở rộng trụ sở là hoàn toàn hợp lý và chính đáng. 2.4.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư - Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án. - Các chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt. KẾT LUẬN Qua các phần đã trình bày ở trên phần nào chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng. Công tác thẩm định là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi Ngân hàng phải luôn hoàn thiện dần qua thực tế chứ không được dừng lại ở lý thuyết bởi thực tế hoạt động đầu tư luôn có sự biến động. Việc sớm hoàn thiện một quy trình thẩm định, đưa vào một số chỉ tiêu mà các nước phát triển đang sử dụng cùng với những giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, năng lực,… là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ riêng của ngành Ngân hàng mà phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp có liên quan. Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Minh, cùng các cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đầu tư cho hệ thống thông tin và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, Nguyễn Mậu Sơn, www.sbv.gov.vn. Các báo cáo thường niên của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hóa, ThS Nguyễn Đức Thắng, www.hvnh.edu.vn. Giáo trình Kinh tế đầu tư, TS. Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH KTQD, năm 2007. Giáo trình Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - ĐH KTQD, Nxb Thống Kê, năm 2005. Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Đinh Thế Hiển, Nxb Thống kê, năm 2002. Luật Đầu tư, Quốc Hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS.TS Trần Ngọc Thơ - ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê, năm 2005. Thẩm định dự án đầu tư, Vũ Công Tuấn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002. Thẩm định tài chính dự án, Lưu Thị Hương, Nxb Tài chính, năm 2004. Tình huống trong đầu tư, tài liệu cho các khóa học chuyên ngành KTĐT, cao học và nghiên cứu sinh, TS. Nguyễn Hồng Minh, ĐH KTQD. www.mpi.gov.vn www.sbv.gov.vn www.vietinbank.com.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21821.doc
Tài liệu liên quan