Mở đầu
Cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra vào đầu tháng 7 năm 1997 tại Thái Lan đã lan rộng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia Đông Nam á, thậm chí cả một số nước Đông á khác. Sau khi làm suy yếu nền kinh tế thứ 11 thế giới là Hàn Quốc và làm lung lay các thị trường lớn như Hongkong London, Newyork cơn bão tiền tệ vẫn tiếp tục hoành hànhvới nhiều diễn biến phức tạp.Sau cuộc khủng hoảng, các quốc gia phải “dọn sạch đống đổ nát ”đồng thời bắt tay vào xây dựng và khôi phục lạ
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nền kinh tế của mình.
Hoạt động đầu tư được coi là động lực chính của sự phát triển nói chung và là sự phát triển kinh tế nói riêng của tất cả các nước trên thế giới .Việt nam là một Quốc gia đang phát triển vì vậy nhu cầu đầu tư là rất lớn và rất khẩn thiết.
Hoạt động đầu tư có thể giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời thực hiện tốt chính sách kích cầu của chính phủ. Khi đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào chủ đầu tư đều kỳ vọng thu về một kết quả có lợi trong tương lai. Một vấn đề quan trọng đặt ra trong công tác hoạt động đầu tư, đó là đầu tư vào đâu, phương thức đầu tư như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất từ dự án. Công tác thẩm định sẽ giải quyết vấn đề đó.
Song song với hoạt động đầu tư, công tác thẩm định tồn tại như một công việc độc lập, bổ trợ và giúp cho việc đầu tư được đúng hướng và mang lại hiệu quả.
Trước đây trong ‘‘nền kinh tế đóng’’ công tác thẩm định bị lãng quên, từ năm 1986-Việt Nam mở cửa nền kinh tế- công tác thẩm định dần được coi trọng và đã phát huy được vai trò quan trọng của nó.Việc áp dụng thẩm định vào hoạt động cho vay ở các Ngân Hàng Thương mại không giống nhau đặc biệt là trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Trong thời gian qua, hiệu quả của hoạt động cho vay chưa cao, nợ quá hạn còn nhiều, tập trung vào doanh nghiệp quốc doanh. Thẩm định ngoài mục tiêu đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, nó còn ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ vai trò quan trọng đó, việc nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là rất thiết yếu.Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ giúp nâng cao hiệu quả của vốn vay, giảm rủi ro cho hoạt động của Ngân Hàng, góp phần thúc đẩy quá trình đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đất nước.
Trong quá trính thực tập tại Sở Giao Dịch I – Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Em thấy công tác thẩm định đã dần được quan tâm nhưng làm thế nào để công tác thẩm định phát huy đựơc hiệu quả đồng thời nâng cao được chất lượng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì đó không phải là một việc đơn giản. Được sự giúp đỡ của và hướng dẫn của Tiến sĩ Ngô Thị Hoài Lam, Em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ”. Trong khuôn khổ giới hạn của một chuyên đề Em chỉ đề cập đến vấn đề thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay.
Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo chuyên đề bao gồm ba phần:
Phần I: Nội dung và vai trò của thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Phần II: Thực trạng công tác thẩm định hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Phần III: Một số giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Cho dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song với thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, bài viết còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của Thầy, Cô, cán bộ của Sở Giao Dịch và bạn bè.
Qua đây, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Tiến sĩ: Ngô Thị Hoài Lam - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Ông Lê Văn Lộc - Giám đốc Sở Giao Dịch I
Ông Nguyễn Đức Thắng - Trưởng phòng Nguồn vốn Kinh doanh - Sở Giao Dịch I.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Thu - Phó phòng Nguồn vốn Kinh doanh - Sở Giao Dịch I.
Cùng toàn thể cán bộ phòng Nguồn vốn Kinh doanh - Sở Giao Dịch I đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
phần i
Nội dung và vai trò của thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
I. Đầu tư và vai trò của dự án đầu tư
1. Đầu tư
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, đầu tư có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo gioác độ nghiên cứu và phương pháp đánh giá khác nhau. Nếu như đầu tưcó thể coi là tiềm năng tài chính, thì có quan điểm cho rằng đó là chi phí tư bản hay quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đứng trên giác độ tài chính, đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời. Đúng trên giác độ tiêu dùng, đầu tư là hoạt động hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu được mức tiêu dùng lớn hơn trtong tương lai. Các quan điểm trên có thể được xem là đúng nhưng nó chỉ phản ánh được từng mặt, từng khía cạnh nhất định phù hợp về giác độ đánh giá và mục tiêu nghiên cứu.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, Đầu tư được hiểu là sự bỏ vốn (chi tiêu vốn ), cùng các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó (khai thác và sử dụng tài sản) với kỳ vọng thu về các khoản có lợi trong tương lai.
Đặc trưng quan trọng nhất của đầu tư là tính sinh lợi.
2. Dự án đầu tư và phân loại dự án đầu tư
2.1.Khái niệm dự án đầu tư
Xuất phát từ các quan điểm khác nhau về đầu tư nên khái niệm về dự án đầu tư cho đến nay chưa có được một khái niệm chung nhất mà nó được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
+ Theo nghĩa rộng: Đầu tư là quá trình bỏ vốn để đạt được mục đích hay một tập hợp mục đích nhất định nào đó.
+ Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
+ Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết qủa tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
+ Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội
2.2 Nội dung và phân loại dự án đầu tư
2.2.1 Nội dung dự án đầu tư
Xét về mặt nội dung dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần cơ bản có quan hệ tương hỗ và biện chứng lẫn nhau:
- Nguồn lực
- Hoạt động
- Mục tiêu trước mắt
- Mục tiêu trong tương lai
- Kết quả
Trong đó: Nguồn lực là toàn bộ chi tiêu vật chất, tài chính con người cần thiết để tiến hành các họat động của dự án, giá trị nguồn lực này chính là chi phí đầu tư cho dự án và là nguồn gốc của lợi nhuận. Các hoạt động của dự án được hiểu là hệ thống những nhiệm vụ hoặc hành động được sắp xếp và phân bổ một cách chi tiết trong quá trình thực hiện dự án, nhằm biến đổi nguồn lực thành kết quả đầu tư. Mục tiêu dự án được thể hiệh ở hai góc độ là mục tiêu trước mắt ( mục tiêu cần đạt được trong từng thời kỳ) và mục tiêu phát triển.
Trong bốn thành phần trên, các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Do đó, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá các kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các kết quả được coi là những hoạt đôn chủ yếu và phải đặc biệt quan tâm
2.2.2 Phân loại dự án đầu tư.
Để làm tốt công tác theo dõi và quản lý dự án đầu tư, các nhà quản lý tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, theo đó có các phương pháp phân loại dự án đầu tư theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý thẩm định chuẩn bị đầu tư chúng ta có thể nêu ra đây một số tiêu thức phân loại chủ yếu, đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.
- Theo nguồn vốn, dự án đầu tư có thể bao gồm các dự án đầu tư bằng vốn trong nước (Nhà tài trợ, cấp phát tín dụng, huy động dân cư...) và dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài.
- Theo cơ cấu tái sản xuất dự án đầu tư chialàm 2 loại: đầu tư theo chiều rộng ( vố lớn, thời gian khê đọng lâu...)và dự án đầu tư theo chiều sâu( vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh...)
- Theo lĩnh vực hoạt độngcủa dự án: dự án đầu tư được chia thành 3 loại chính :
+ Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
+ Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
+ Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Hoạt động của các dự án này có quan hệ tương hỗ với nhau, làm cơ sở cho sự phát triển của nhau.
Theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trìnhtái sản xuất xã hội, có thể phân thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanhthành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất. Dự án đầu tư thương mại có thời gian thực hiện và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn ngắn, trong khi dự án đầu tư sản xuất có thời gian dài, chịu sự tác động của nhiều nhân tố rủi ro, loại dự án này thường được chuẩn bị kỹ, dự đoán chính xác và có kế hoạch phòng chống rủi ro hiệu quả.
Theo thời gian thực hiệnvà phát huy tác dụng để thu hồi vốn, có thể phân chia thành đầu tư ngắn hạn ( như dự án đầu tư thương mại ) và dự án đầu tư trung - dài hạn( các dự án đầu tư sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật...)
2.3 Chu trình của dự án đầu tư
Chu trình của dự án đầu tư là các giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự án.
2.3.1 Thời kỳ chuẩn bị dự án:
Nghiên cứu, phát hiện cơ hội đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của đất nước hoặc chiến lượcphát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở cùng với việc nắm bắt nhu cầu thị trường, tình hình cung cầu sản phẩm và tiềm lực sẵn có của đơn vị, xem xét phát hiệt cơ hội đầu tư một cách nhanh chóng, tiết kiệm đồng thời dự đoán tính khả thi, hiệu quả của dự án.
Nghiên cứu tiền khả thi. Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ các yếu tố cơ bản của dự án, đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh chỉ tiêu được chọn làm cơ sở xem xét đánh giá dự án.
Nghiên cứu khả thi . Phân tích đánh giá các kết quả tiền khả thi, là bước sàng lọc cuôi cùng nhằm lựa chọn dự án khả thi vững chắc và hiệu quả tìm ra phương án cuối cùnglà cơ sở tiến hành đầu tư.
2.3.2 Thời kỳ thực hiện dự án.
Thực hiện dự án: là giai đoạn tiến hành thhực hiên các dự định nhằm đạt được kết quả đầu tư, đưa dự án vào hoạt động và khai thác. Giai đoạn này bao gồm hàng loạt các quá trình kế tiếp và xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đưa dự án vào vận hành và khai thác.
Vận hành dự án: là giai đoạn dự án chính thức đi vào hoạt động và là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức năng của dự án và quản lý các hoạt động của nó theo kế hoạch đã dự tính.
2.3.3 Thời kỳ kết thúc dự án:
Đánh giá sau khi thực hiện dự án . Đây là giai đoạn phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án trong giai đoạn vận hành khai thác dự án . Giai đoạn này nhằm chỉnh lại các thông số kỹ thuật nhằm bảo đảm các mức đã định trong nghiên cứu khả thi, trên cơ sở đánh giá và tìm biện pháp cần thiết để đảm bảo các thông số vận hành của dự án.
Kết thúc dự án. Tiến hành các công việc cầnthiết trong quá trình công suất dự án giảm dần và thanh lý nhằm chấm dứt hoạt động của dự án. Các bước được tiến hành không biệt lập mà tuần tự, đan xen, bổ xung cho nhau nhằm nâng cao mức chính xác của các kết quả nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu các bước tiếp theo.
Các giai đoạn của dự án tuy có khác nhau về thứ tự và nội dung phân tích song chngs lại có mối quan hệ đan xen, bổ xung cho nhau. Dự án luôn bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của người lậpvà đôi khi vì không có cái nhìn toàn diện bao quát về môi trường dự án hay vì một mục đích chủ quan nào đó người lập dự án có thể sẽ đưa dự án đến chỗ đơn điệu trong phân tích nhận định từ đó làm cho dự án trở nên không hiện thực. Yêu cầu đặt ra là luôn phải có sự điều chỉnh khách quan trong mục tiêu và chi phí của dự án. Do đó giai đoạn lập và thẩm định tài chính dự án được coi là giai đoạn kết nối giữa lý thuyết và thực tế, gữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa ý tưởng và hành động...
II.Nội dung thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong Ngân hàng
1.Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, xem xét một cách khoa học và toàn diện các điều kiện pháp lý, các nội dung cơ bản, hợp lý về thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư hay không.
- Việt Nam cùng với sự phát triển của kinh tế là sự tăng nhanh của các dự án đầu tư, đối với một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu thì
-Một dự án dù soạn thảo kỹ đến đâu cũng mang tính chủ quan của người soạn thảo. Để đảm bảo tính khách quan của dự án, cần thiết phải tiến hành thẩm định. Người soạn thảo cũng đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề của dự án. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, đồng thời có thể phát hiện ra những sai sót(nếu có) những ý kiến khác nhau, sự không logic thậm chí đối nghịch nhau của dự án. Thẩm định giúp phát hiện, sửa chữa bổ sung đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn: Đầu tư hay không.
2.ý nghĩa của công tác thẩm định .
Giúp cho các nhà tài trợ ra quyết định chính xác về việc cho vay dự án đầu tư. Cho vay là gì ? Cho vay là việc chuyển quyền sử dụng vốn vay từ Ngân hàng thương mại sang nhà đầu tư. Do đó vấn đề mà Ngân hàng quan tâm trong hoạt động cho vay là vốn vay có được đảm bảo sẽ thu được đầy đủ, đúng hạn hay không và Ngân hàng sẽ thu được lợi ích gì không ? Để có được câu trả lời chính xác thì Ngân hàng phải thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
Giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro tổn thất không đáng có,đồng thời không bỏ lỡ cơ hội thu về lợi nhuận.
Do đó công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư là rất quan trọng tại các Ngân hàng đặc biệt là trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Công tác thẩm định dự án đầu tư không những đem lại quyết định cho vay chính xác mà còn giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, tạo ra sự an toàn, chắc chắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp đồng thời cũng giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội đầu tư có hiêu quả.
3.Mục tiêu của công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
Như ta đã biết thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, thông qua công tác tín dụng, Ngân hàng lựa chọn những dự án, khoản tín dụng có hiệu quả, có khă năng thu hồi nợ, để từ đó ra quyết định cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ. Vậy mục tiêu của công tác thẩm định bao gồm :
- Rút ra các kết luận chúnh xác về tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của doanh nghiệp để quyết định cho vay hay từ chối một cách đúng dắn, có khoa học.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gain vay, lãi xuát cho vay, mức thu nợ từng thời kỳ hợp lý đảm bảo được việc giải ngân đúng chế độ về quản lý đầu tư và xấy dựng cơ bản của Nhà nước, tiết liệm vốn đầu tư , nâng cao hiệu quả đồng vốn và hiệu quả tín dụng.
Thực hiện tư vấn đầu tư cho nhà doanh nghiệp về tài chính và đầu tư về phương thức kinh doanh tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả việc cho vay, khả năng thu vốn và lãi đúng hạn và đầy đủ, góp phần hoàn thiện chính sách khách hàng và chính sách tín dụng.
4. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Bất kỳ một hoạt động cho vay nào của Ngân hàng đều phải trải qua ba giai đoạn :
- Xét duyệt món vay.
- Cho vay.
- Thu nợ.
Trong giai đoạn xét duyệt món vay, các công việc cần tiến hành là :
- Nhận dơn và hồ sơ xin vay vốn
- Thẩm định đơn và hồ sơ xin vay vốn
- Phê duyệt món vay
- Lập hồ sơ tín dụng, hạch toán món vay
Các khoản vay ở Ngân hàng thường bao gồm vay ngắn hạn và vay trung dài hạn. Việc cho vay ngắn hạn tương đối dễvà đơn giản. Nhưng thé mạnh của Ngân hàng là khai thác các khoản cho vay trung và dài hạn. Các khoản cho vay này thường là các khoản vay với khối lượng lớn, thời gian dài và độ rủi ro tương đối caovà thương vay đầu tư cho mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị cho sản xuất, xây dựng nhà xưởng ... Các dữ liệu của công cuộc đầu tư trên đều được thực hiên trong dự án mà đơn vị vay vốn nộp kèm theo đơn vay. Khi xét duyệt món vay, cán bộ tín dụng luôn bám sát các thông tin dự án, kết hợp so sánh với các yếu tố, các thông tin thu thập bên ngoài để đánh giá tính hợp lý, tính khả thi và hiẹu quả của dự án.
Các Ngân hàng hầu như đều rất quan tâm tới các dự án mang lại lơị nhuận
cao. Tuy nhiên, độ rủi ro các dự án này thường lớn, Do đó để hạn chế rủi ro các Ngân hàng thường phải rất quan tâm tới công tác thẩm định dự án mà đặc biệt là thẩm định tài chính dự án.
Thẩm định tài chính dự án giúp cho cán bộ tín dụng của Ngân hàng nắm bắt được các thông số kỹ thuật, tài chính về dự án và bản thân chủ thể vay vốn sau khi đã tiến hành đối chứng, kiểm định và tính toán lại một số chỉ tiêu chưa hợp lý. Do số liệu về thu chi, lợi nhuận của một dự án đầu tư chủ yếu là số liệu giả định, dự đoán dựa trên các số liệu thực tế, sản xuất kinh doanh tương tự của doanh nghiệp hay một doanh nghiệp khác đã làm trước đây vì vậy các số liệu này thường không hoàn toàn chính xác do tác động của các yếu tố rủi ro bên ngoài. Dự án sẽ có những biến động theo chiều hướng tiêu cực trái với dự kiến. Hơn nữa, trong quá trình đầu tư nếu gặp rủi ro bản thân các Ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn, doanh nghiệp bị thua lỗ đồng thời gây nên những tác động xấu tới nền kinh tế xã hội. Hơn nữa hiện nay xu hướng chung trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng là tiến tới cho vay không cần thế chấp. Nếu như trước đây tài sản thế chấp của khách hàng được coi là vật bảo đẩm tuyệt đối cho các khoản vay thì nay vị thế của nó đã thay đổi. Những tiêu cực trong sử dụng tài sản thế chấp tại nhiều Ngân hàng, phát sinh pháp lý về quyền đồng sở hữu tài sản kinh doanh phát mại hay chất lượng đánh giá thực trạng giá trị tài sản thế chấp khiến cho công tác nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác để khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Ngân hàng triển khai các khoản vay khong cần thế chấp. Đó là một hình thức tín chấp trong hoạt động cho vay. Cơ sở của tín chấp là uy tín của doanh nghiệp và dự án vay vốn khả thi có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể vừa thu nợ từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nói chung và từ dự án nói riêng.
Như vậy, để đảm bảo khả năng thu hồi được nợ và có lãi cần tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Với vai trò chủ đạo như một tổ chức kinh doanh tiền tệ lấy lợi nhuận làm mục tiêu hành động, trong hoạt động cho vay của mình các Ngân hàng chú trọng vào thẩm định mặt tàI chính của dự án.
5.Nội dung và phương pháp thẩm định hiệu quả tàI chính dự án đầu tư trong Ngân hàng.
5.1Cơ sở của công tác thẩm định dự án đầu tư
Bất kỳ một dự án đầu tư nào, dù ở bước tiền khả thi hay bước khả thi cũng đều phải trải qua thẩm tra, xét duyệt, chỉ khi có Quyết định xét duyệt (đối với đầu tư trong nước ) hoặc Giấy phép đầu tư (đốivới đầu tư nước ngoài).
5.1.1 Thu thập thông tin
Để năng cao chất lượng thẩm định việc thu thập thông tin cần được tiến hành đối với cả Doanh nghiệp và dự án.
Hồ sơ về doanh nghiệp
Giấy phép thành lập; giấy đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động; các quyết định bổ nhiệm; biên bản bầu HĐQT…
Các báo cáo tài chính từ 3-5 năm gần đây nhất: gồm báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( báo cáo lỗ lãi )
Hồ sơ về dự án
Luận chứng kinh tế kỹ thuật ( dự án khả thi ) bao gồm cả những dự án chi tiết các hạng mục công trình ( nếu có)
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của bộ chủ quản và các cấp có thẩm quyền( đối với các dự án sử dụng vốn NSNN theo nghị định 52/1999/ NĐ- CP )
Các quyết định về cấp quyền sử dụng đất, thuê đất, giấy phép xây dựng cơ bản (nếu có ).
Các hợp đồng mua bán thiết bị cung cấp nguyên vật liệu, hợp đồng đấu thầu, hợp đồngbảo lãnh.
Đơn xin vay vốn.
Hồ sơ thế chấp tài sản
Tài liệu tham khảo và các nguồn tin khác
+ Tài liệu
Văn bản pháp lý : Thuế, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các cấp có liên quan.
Các luật : Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, Luật công ty, luật đất đai.
Văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn thực hiện của các ngành, số liệu thống kê của các ngành có liên quan.
Tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước từ các trung tâm nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước.
+ Các nguồn khác :
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam( CCIC), trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước(CIC).
Từ thực tế qua việc xem xét tạI doanh nghiệp vay vốn, qua phỏng vấn chủ đầu tư, khách hàng và các đối tác khác của chủ đầu tư.
5.1.2 Xử lý thông tin.
Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo các mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
Sau khi thu thập các thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng phải tiến hành xem xét đánh giá lại toàn bộ mức độ chính xác của các thông tin đó sau đó mới tiến hành thẩm định theo trình tự và quy định hiện hành. Dĩ nhiên dưới góc độ các nhà tài trợ thì chỉ dừng lại ở việc thẩm định tài chính dự án đầu tư, từ đó đưa ra quyết định về mặt tài chính có nên tài trợ ( cho vay) ha không.
5.2 Nội dung của công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tạI Ngân hàng.
5.2.1 Thẩm tra năng lực tài chính doanh nghiệp.
Đối với bất kỳ một khách hàng nào khi giao dịch với Ngân hàng thì việc đầu tiên Ngân hàng phải làm đó là xem xét tình hình tài chính, "sức khoẻ" của anh ta ra sao, sau đó mới xem xét tài chính dự án đầu tư. Đối với một khách hàng "truyền thống" thì công việc có thể được xem nhẹ hơn song vẫn phải được thẩm định kỹ càng.Khi thẩm định tài chính doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau:
- Sự bảo toàn và phát triển vốn qua các năm, qua đó có thể đánh giá được khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp.
- Tình hình sản xuất kinh doanhcó ổn định không, xu hướng trong tương lai ra sao cả về nhu càu trên thị trường và khả năng phục vụ cho nhu cầu đó của doanh nghiệp.
- Xem uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác, về quan hệ thanh toán.
Tuy nhiên, những vấn đề đó có thể tính toán và nhận thấy được thông qua các báo cáo tài chính. Ngoài ra còn một số vấn đề khác mà cán bộ Ngân hàng cũng phải biết, nhưng lại không được thể hiện trên báo cáo tài chính, trên các văn bản, giấy tờ mà doanh nghiệp cung cấp. Vậy Ngân hàng lấy thông tin đó từ đâu? Đó là từ thực tế. Cán bộ Ngân hàng phải tách khỏi môi trường quen thuộc của mình để đi khảo sát, nghiên cứu cơ sở của chủ dự án, phải quan sát văn phòng, nhà kho, nhà xưởng, chỗ làm việc của nhân viên kế toán ...
Phương pháp phân tích qua tỷ lệ, tỷ số; và phương pháp so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước. Việc xem xét các chỉ tiêu, yếu tố số liệu trên các báo cáo tài chính thôi chưu đủ, vì nó chỉ phản ảnh con số tuyệt đối, vì vậy cán bộ thẩm định phải quy đổi chúng về dưới dạng các tỷ số, các chỉ tiêu dễ dàng so sánh và đưa ra các kết luận có tính chính xác hơn. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp song quy tụ lại có thể có bốn nhóm chỉ tiêu sau :
a. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
TSLĐ
+ Khả năng thanh toán hiện hành = ———————
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này lớn hơn hay bằng 1 thì khả năng thanh toán là bình thường, nếu nhỏ hơn 1 là không đảm bảo.
TS quay vòng nhanh
+ Khả năng thanh toán nhanh = ————————————
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( nếu tỷ lệ này >1 thì khả năng thanh toán là đảm bảo, nếu <1 thì khả năng thanh toán không an toàn ). b. Nhóm chỉ tiêu về cân đối nguồn vốn, phản ánh mức độ ổn địnhvà tự chủ tài chính, cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
Tổng nợ
+ Hệ số nợ = ——————
Tổng TS
Hệ số này xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc trả nợ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt, đảm bảo khả năng thanh toán khi có biến cố phá sản.
Vốn tự có
+ Khả năng về tự chủ tài chính = ————————
Vốn chủ nợ tài trợ
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
+ Khả năng thanh toán lãi vay = —————————————
( số lần có thể trả lãi ) Lãi tiền vay
Phản ánh mức độ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi của đơn vị hàng năm. Luôn phải lớn hơn tỷ lệ trung bình của toàn ngành.
TSLĐ (TSCĐ)
+ Hệ số cơ cấu tài sản = —————————
Tổng tài sản
Tổng TS + Dự phòng - TS được coi là
tổn thất - Nợ phải trả
+ Hệ số bảo toàn vốn = ——————————————————
Nguồn vốn chủ sở hữu + Nguồn vốn khác
Hệ số này >1 : Đã phát triển được nguồn vốn
Hệ số này =1 : Vốn được bảo toàn
Hệ số này <1 : Vốn chưa được bảo toàn
Hệ số này < 0.25 : Có nguy cơ mất vốn
c. Nhóm chỉ tiêu về năng lợc hoạt động của doanh nghiệp,được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Doanh thu tiêu thụ trong năm
+ Tỷ lệ vòng quay tiền = ——————————————
Tiền mặt + Chứng khoán ngắn hạn
Tỷ lệ này được chấp nhận khi lớn hơn mức bình quân ngành
Doanh thu tiêu thụ trong năm
+ Vòng quay dự trữ = ——————————————
Dự trữ
Tỷ lệ này đảm bảo tương đương với mức trung bình của nghàn, nếu thấp hay cao hơn nhiều sẽ gây bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp.
Doanh thu tiêu thụ
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = ———————————
TSCĐ
Doanh thhu tiêu thụ
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =—————————
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ lệ này luôn phải > 1
d. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lãi, phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
+ Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = ———————————x 100%
Doanh thu tiêu thụ
Tỷ lệ này càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Tỷ lệ này so sánh với các nhóm sản phẩm khác nhau để đưa ra nhóm có hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
+ Doanh lợi vốn tự có = —————————— x 100%
Vốn tự có bình quân năm
Phản ánh khả năng sinh lờicủa vốn tự có, tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
+ Doanh lợi = —————————— x 100%
Tổng vốn đầu tư ban đầu
Chỉ số này càng lớn hoặc bằng mức lãi xuất đi vay vốn hoặc bằng mức tỷ xuất doanh lợi bình quân toàn ngành.
5.2.2 Phân tích thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
a. Thẩm tra việc tính toán tổng vốn đầu tư
Để xác định được tổng vốn đầu tư, cần phân biệt các loại vốn đầu tư khác nhaucho một dự án, từ đó vận dụng vào từng dự án cụ thể để bớt hoặc bổ sung các yếu tố có liên quan theo đặc thù riêng của từng dự án. Về cơ bản, xác định vốn đầu tư cho một dự án thường bao gồm việc xẽm xét vốn cố định và vốn lưu động.
a.1. Vốn cố định.
Vốn đầu tư xây lắp, vốn đầu tư xây lắp thường được ước tính trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp tổng hợp ( hoặc xuất vốn đầu tư ). Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu vốn xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của công xuất vốn đầu tư được áp dúngo với kinh nghiệm đúc kết từ dự án khác hoặc công ty tương tự.
Vốn đầu tư thiết bị, Căn cứ vào danh mục thiết bị, đơn giá thị trường và niêm yết để kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, chạy thử... theo quy định hiệ hành của Nhà nước có thể tính chi phí kèm theo bằng tỷ lệ % so với giá hoặc mức giá cụ thể. Cần phân biệt vốn thiết bị chính, phụ, mua mới hay đã qua sử dụng. Đặc biệt quan tâm đến phần thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ. Cần đối chứng giữa vốn đầu tư với điều kiện chuyển giao tránh tình trạng chỉ nhận máy móc thiết bị( phần cứng ) mà bỏ qua phần đào tạo, chuyển giao bí quyết ( phần mềm ).
Vốn kiến thiết cơ bản khác, thương gồm chi phí đền bù hoa mầu, nhà cửa, đất đai... trong khâu giải phóng mặt bằng xây dựng. Kiểm tra nguồn vốn này cần tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào diện tích đền bù đã lập trong dự án.
a.2. Vốn lưu động
Cần phân biệt vốn lưu động ban đầu hoặc vốn lưu động bổ xung để có các dự trù hợp lý, đảm bảo các dự án đi vào vận hành được bình thường. Vốn lưu động thươngf được bao gồm chi phí nguyên nhiên vạt liệu, tiền lương, giá trị phụ tùng thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, chi phí đột xuất.
a.3. Các loại chi phí khác
Chi phí thành lập, gồm các chi phí để mua sắm các vật dụng cần thiết không phải tài sản cố định và các chi phí để hoạt động ban đầu.
Chi phí trả lãi vay Ngân hàng, chi phí này thường được Ngân hàng gia hạn trong thời gian thi công và tính gộp vào chi phí đầu tư. Khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động thì mới trả. Mức hoàn chi phí này phải được tính toán chặt chẽ do nó gắn liền với lãi xuất và khoản đó là khó đòi hay không.
Chi phí dự phòng, thường được căn cứ trên cơ sở kế hoạch hoạt động của dự án, đề phòng có sự thay đổi đột suất mức chi phí khác.
b. Thẩm tra cơ cấu và tiến độ bỏ vốn
Cơ cấu vốn theo công dụng. Bao gồm vốn xăy lắp, vốn thiết bị và các chi phí khác. Cơ cấu này được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn đầu tư cho xây lắp. Đối với dự án đầu tư theo chiều sâu tỷ lệ này cần đạt là 60%. Đối với dự án sử dụng đồng ngoại tệ cần kiểm tra cơ cấu bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Nguồn cung cấp vốn cho dự án có thể bao gồm: Vốn tự có, vốn bổ xung của doanh nghiệp, vốn trợ cấp ngân sách Nhà nước, vốn vay của Ngân hàng... Căn cứ vào tình hình thực tế của các nguồn vốn cần quan tâm xử lý các vướng mắc để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của các nguồn vốn.
Vốn của doanh nghiệpcần được kiểm tra qua việc phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nguồn vốn tái đầu tư.
Vốn trợ cấp ngân sách, cần xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn Ngân sách.
Vốn vay Ngân hàng, cần xem xét độ tin cậy và khả năng cho vay của Ngân hàng đã cam kết.
c. Thẩm tra việc tính giá thành, chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm các loại chi phí vật chất, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí quản lý và khấu haoTSCĐ
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm như chi phí quảng cáo, chi phí dự phòng, lưu thông sản phẩm, và các chi phí khác...
Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chi phí, mức chênh lệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ số lượng thành phẩm một cách hợp lý. Khi đó trong quá trình t._.hẩm địnhchú ý tới toàn bội chi phí để sản xuất sản phẩm, các loại khấu hao( hữu hình và vô hình), kiểm trá chi phí nhân công, phân bổ chi phí lãi vay Ngân hàng, tính toán lại các mức thuế phải nổptánh việc tính thừa, thiếu hay áp dụng sai mức thuế.
d. Tính doanh thu và lợi nhuận của dự án
Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ thu được trong năm dự kiến. Doanh thu của dự án được xác định trên cơ sở giá bán buôn sản phẩm, dịch vụ của dự án. Cần chú ý tới các chỉ tiêu tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, công suất thiết kế...
Lợi nhuận của dự án là phần chênh lệchgiữa doanh thu và chi phí sản xuất sản phẩm. Tuỳ theo cơ cấu chi phí có thể tính thuế hay không mà ta có các lợi nhuận như sau : Lợi nhuận trước thuế, lợi nhụan sau truế, lợi nhuận giành trả nợ... Trong trường hợp đặc biệt khi dự án đầu tư chỉ làmột công đoạn bổ xung cho quy trình sản xuất chung thì mức doanh lợi của dự án đựoc tính theo chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
e. Thẩm định các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án
Khi phân tích thẩm định mặt tài chính của dự án các nhà thẩm địnhchủ yếu tập trung vào phân tích thẩm định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.Từ các chỉ tiêu tính toán với các số liệu đã dự toán cho dự án, tiến hành thẩm tra so sánhvới các tiêu chuẩn đã được công nhận.
e1. Các chỉ tiêu phân tích tài chính đơn giản
* Chỉ tiêu lợi nhuận thuần(W)
W = Doanh thu thuần - Chi phí
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa sử dụng vốn
+ Số lần quay vòng vốn lưu động
Oi
L= ————
Wci
Trong đó, Oi : Doanh thu thuần bình quân năm kỳ nghiên cứu
Wci : Vốn lưu động bình quân năm kỳ nghiên cứu
Nếu L = [ L ] Dự án có số vòng vốn tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của dự án.
Nếu L > [L] Dự án không đạt hiệu quả hoạt động, cần được sửa đổi bổ sung. Trong đó [L] là số vòng quay vốn lưu động bình quân năm cho phép.
+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
W
Ro =———
O
Trong đó : W Lợi nhuận bình quân hàng năm
O Doanh thu thuần bình quân năm
Nếu Ro = [Ro] dự án có tỷ suất lợi nhuận doanh thu càng cao thì hiệu quả tài chính càng cao. Nếu Ro = [Ro] dự án không đạt hiệu quả và cần được sửa đổi bổ sung. Trong đó [Ro] là tỷ suất lợi nhuận doanh thu cho phép.
+ Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư .
Wipv
RRi = ————
Ivo
Trong đó, - Wipv là lợi thuần thu được năm thứ i theo mặt bằng giá khi kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
- Ivo là tổng vốn đầu tư thực hiện ước tính đến thời điểm các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
Trường hợp RRi = [RRi] dự án có tỷ suất sinh lời vốn đầu tư càng lớn thì hiệu quả tài chính dự án càng cao. Nếu RRi < [RRi] dự án đầu tư không đạt hiệu quả và cần bổ sung. Trong đó [RRi] là tỷ suất sinh lời vốn đầu tư cho phép.
+ Kiểm tra xác định chỉ tiêu thu hồi vốn đầu tư.
Ivo Ivo
T = T = ắắắắ
Wpv W + D
Trong đó : Ivo Tổng vốn đầu tư ban đầu.
W Lợi nhuận thuần thu được bình quân năm
D Khấu hao TSCĐ hàng năm
Trường hợp T [ T] dự án không đảm bảo thời gian hoàn vốn và cần được sửa đổi bổ sung. Trong đó [T] là thời gian hoàn vốn định mức.
+ Phân tích điểm hoà vốn
- Doanh thu hoà vốn (0)
Chi phí cố định f
0o= ————————— Hoặc 0o = —————
Chi phí biến đổi P
1- ———————— 1 - ————
Tổng doanh thu V
Trường hợp 0o < [0] hoặc 0o = [0] dự án có công suất haymức đọ hoạt động hoà vốn càng thấp thì hiệu quả tài chính càng cao, độ rủi ro hoạt động càng ít, dự án càng hấp dẫn. Trong đó [0] là doanh thu hoà vốn cho phép.
- Sản lượng hoà vốn (Xo)
f
Xo = ————
P-v
Ngoài ra chúng ta có thể tính điểm hoà vốn tiền tệ, điểm hoà vốn doanh thu, điểm hoà vốn cho từng năm, cho cả đời dự án. Là cơ sở để xác định biên an toàn sdản phẩm và rủi ro của dự án.
e2. Các chỉ tiêu phân tích tài chính phức tạp.
* Chỉ tiêu về thời gian hoàn vốn. Chỉ tiêu này dùng để đo lường thời gian mà dự án hoàn trả vốn đầu tư ban đầu nghĩa là thời gian tối thiểu cần thiết để thu nhập của dự án bù đắp những chi phí ban đầu.
Số vốn còn lại của dự án
PP = Số năm hoạt động của dự án — —————————
trước khi thu hồi đủ vốn đầu tư Dòng tiền dòng năm tiếp theo
Theo chỉ tiêu này thì PP càng nhỏ càng tốt. Đối với các dự án loại trừ nhau thì chọn PP nhỏ nhấtvì luồng tiền trong tương lãia được xem như là có rủi ro cao hơn so với dòng tiền trong tương lai gần. Vì vậy, chỉ tiêu PP được sử dụng như một thước đo mức độ rủi ro của dự án.
+ Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, dễ thực hiện.
- Không phải tính luồng tiền ngoài thời gian hoàn trả, sẽ tiết kiệm được thời gian khi tính toán.
- Trong điều kiện hạn chế về vốn đầu tư thì chỉ tiêu này cho phép chúng ta tăng nhanh vòng quay của vốn.
+ Nhược điểm:
- Không cho biết được những chỉ số về mặt lợi nhuận thực sự của dự án.
- Không tính đến luồng tiền ngoài thời gian hoàn trả: sẽ loại bỏ những dự án tốt đem lại lợi nhuận cao song thời gian hoàn vốn lại dài.
- Tuổi thọ của dự án không được đề cập đến - chỉ tiêu quan trọng tác động đến hiệu quả kinh tế của dự án.
- Không tính đến giá trị thời gian của tiền : đây là điều mà các nhà tài trợ rất quan tâm.
- Cơ sở lựa chon dự án không rõ ràng
Để khắc phục nhược điểm thứ ba này người ta sử dụng chỉ tiêu NPV.
* Chỉ tiêu NPV ( Net Present Value ) là chỉ tiêu giá trị hiện tại dòng các khoản thu nhập thuần cả đời dự án.Chỉ tiêu là tiêu chuẩn xác định xem việc sử dụng nguồn lực có thực sự mang lại hiệu quả hay không khi quy các dòng tiền về thời điểm hiện tại.*
Trong đó : CFo : Vốn đầu tư ban đầu
CFt : Luồng tiền ròng dự tính thu được tại năm thứ
I : Là chi phí vốn hoặc lãi suất
N : Số năm hoạt động của dự án ( tuổi thọ của dự án )
Dự án được đánh giá đạt hiệu quả khi NPV > 0, nghĩa là dự án tạo ra lượng tiền nhiều hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một lãi suất yêu cầu cho người sở hữu công ty ( đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH ). Nếu NPV = 0 thì dự án chỉ thu hồi được vốn mà không có lãi, trường hợp này tuỳ theo sự cần thiết của dự án đối với chủ đầu tư mà phân tích có chấp nhận hay không. Nếu NPV < 0 , dự án không thu hồi được vốn mà còn phải chịu lỗ vốn.
Đối với các dự án loại trừ nhau ( là dự án mà việc thực hiện dự án này sẽ loại trừ dự án khác ) thì chọn NPV lớn nhất.
+ Ưu đIểm :
Phản ánh chính xác quy mô tiền lời của dự ansau khi hoàn trả vốn đầu tư hoặc nói cách khác nó phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của dự án về phương diện tài chính.
Có tính đến giá trị thời gian của tiền.
+ Nhược điểm :
Lãi suất chiết khấu sử dụng trong chỉ tiêu NPV, chi phí vốn của dự án nhưng nó lạiđược sử dụng chung cho tất cả thời gian hoạt động của dự án. Hơn nữa, lãi suất chiết khấu (i) lại bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên tố : Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khác, dựa trên việc xác định chi phí cơ hội và phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án.
Không thể so sánh được các dự án có quy mô, thời gian hoạt động khác nhau vì các dự án có mức độ rủi ro khác nhau.
Chỉ phản ánh được quy mô tiền lời của dự án ( về số tuyệt đối ) mà không phản ánh được khả năng sinh lời của dự án ( chỉ tiêu tương đối ).
Để khắc phục điều này, người ta đã sử dụng chỉ tiêu IRR.
*Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ( Internal rate of teturn ) : IRR
Đây là hệ số được dung để đánh giá tỷ lệ lợi nhuận, khả năng sinh lời của dự án trong hoạt động kinh doanh. IRR chính là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của luồng tiền vào bằng NPV của luồng tiên ra hay nói cách khác IRR chính là lãi suất tại đó NPV = 0 ( giá trị hiện tạI của các khoản thu từ dự án bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu : hay cũng chính là lãi suất tiền vay lớn nhất mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận khi thực hiện đâù tư, tại đó tất cả lợi nhuận sau đầu tư đủ hoàn trả số tiền cho dự án ( kể cả vốn và lãi).
IRR
=
i1
+
NPV(i2-i1)
NPV1- NPV2
+ Ưu đIểm :
- Có tính đến giá trị thời gian của tiền.
IRR cho biết lãi suất mà tự bản thân dự án có thể đem lại cho nhà đầu tư vì thế IRR càng lớn càng tốt, và IRR > i ( lãi suất tiền vay ) hơn nữa đây là số tương đối ( đơn vị là % ) do vậy nói lên được lợi nhuận trên quy mô vốn.
Cho biết tỷ lệ sinh lời của dự án
+ Nhược đIểm:
IRR không cho biết được giá trị tuyệt đối của lợi nhuận. Mà thực tế có nhiều dựa án giá trị tuyết đối của dự án cao nhưng IRR lại nhỏ đặc biệt những dự án có quy mô lớn.
IRR là tỷ lệ trung bình của nhiều năm mà không nói lên được giao động trong ngắn hạn đặc biệt là giao động trong thời gian mà dự án vay vốn( vì có nhiều dứ an ,mà thời gian hoạt động lớn hơn thời gian vay vốn)
Thông thường đối với dự án độc lập khi NPV > 0 thì IRR > i : thực tế NPV và IRR được sử dụng để tính toán, nhưng trong dự án loại trừcó những trường hợp sử dụng hai chỉ tiêu này đưa ra những kết luận tráI ngược nhau là do luồng tiền xuất hiệntrong các năm là khác nhau và số năm hoạt động cũng không giống nhau. Trong các trường hợp được đó người ta hay áp dụng chọn NPV để chọn dự án vì:
. Khả năng tái đầu tư lại chính tỷ lệ sinh lời (IRR) kém hơn. Hơn nữa trong phương pháp tính IRR ngầm đỉnhằng dự án có cơ hội tái đầu tư lại tỷ lệ lãi suất lại là IRR; còn phương pháp tính NPVlại giả định rằng tỷ lệ lãi suất mà tại đó các luồng tiền có thể được tái đầu tư là chi phí vốn.. Mà những giả định này cố hữu về mặt toán họckhi thực hiện chiết khấu. Vì thế giả định tỷ lệ lãi suất tái đầu tư là chi phí vốn thích hợp nhất.
* Chỉ số doanh lợi (profitablety index – PI )
PI được tínhdựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập dòng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu.
Thông thường đối với các dự án độc lập chọn PI > 1
Đối với các dự án loại trừ chon PI lớn nhất.
+ Ưu đIểm
Tính đến giá trị thời gian của tiền.
Cho biết thu nhập hiện tạI của dự án trên một đồng vốn ban đầu.
+ Nhược điểm
Không cho biết được giá trị tuyệt đối lợi nhuận của dự án.
Cơ sở để tính luồng tiền không rõ ràng dặc biệt đối với các dự án có bổ sung vốn đầu tư trong quá trình hoạt động.
Trong các chỉ tiêu trên mỗi chỉ tiêu đều có những ưu, nhược điểm riêng, do đó khi tính toán, phân tích và thẩm định ta nên kết hợp tất cả các chỉ tiêu đó để có một cái nhìn tổng quát về khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của dự án từ đó có các quyết định thẩm định chính xác về dự án.
f. Thẩm định dự án đầu tư trong điều kiện có rủi ro
Các chỉ tiêu thẩm đinh trên khi thực hiện ta phải giả định các điều kiện về thị trường, giá cả thay không thay đổi do chi phí, lợi nhuận không thay đổi. Song trên thực tế, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư ( đặc biệt đối với các dự án đầu tư dài hạn > 5 năm) thì những giả thiết đó rất khó xẩy ra. Vì vậy dưới góc độ các nhà tài trợ muốn đánh giá chính xác về dự án, giảm rủi ro đến mức tối thiểu, các cán bộ thẩm định phải đặt dự án trong “môi trường động” để xem xét; nghĩa là phải phân tích dự án trong điều kiện có rủi ro ( phân tích độ nhậy của dự án.
Phân tích độ nhậy của dự án: là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêuphản ánh mặt tàI chính của sự án khi các yếu tố liên quan đến nó thay đổi.
Thông thường người ta kiểm tra độ nhậy của dự án theo từng yếu tố ảnh hưởng riêng biệt như ( tăng hoặc giảm chi phí; tăng hoặc giảm doanh thu) và đôI khi cũng tiến hành thẩm tra vớisự biến động đồng thời của một vài yếu tố như vừa tăng yếu tố này vừa giảm yếu tố kia. Để đánh giá mức độ an toàn của dự án, người ta thường kiểm tra với điều liện biến động của các yếu tố theo hướng bất lợi của dự án, hoặc theo hướng biến động của thị trường tiêu thụ: doanh thu, giá bán, chi phí đầu vào…
Điều quan trọng là phải xác định được % tăng giảm của mỗi yếu tố cho phù hợp với điều kiện thực tế mà dự đoán sẽ biến động. Do mối quan hệ và sự tác động của các nguyên tố khác đến trạng thái của dự án nên có thể lựa chọn mức biến động vào nguyên tố khác. Chẳng hạn yếu tố vốn đầu tư có thể có mức biến động khác với mức biến động của yếu tố chi phí, doanh thu hoặc giá tiêu thụ… đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ có thể có sự thay đổi về tỷ giá tăng hoặc giảm so với ban đầu.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong điều kiện có rủi ro là đặt dự án trong những điều kiện xấu nhất về sự thay đổi của các yếu tố có liên quan chính. Do đó khi tính toán sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tàI chính ta phảI xem xét trong những trường hợp đó dự án có khả năng trả nợ theo đúng lịch trình quy định hay không, hiệu quả kinh tế của dự án có thay đổi bất lợi cho dự án hay không…
Và cuối cùng cũng là sự phân tích tính toán trên ta phải đưa ra được những đánh giá kết luận. Mặc dù những chỉ tiêu trên cũng rất quan trọng nhưng nó chỉ là công cụ để phân tích tính toán và ta phải dựa vào đó để đưa ra kết luận chung. Kết luận này đôi khi cần tính linh hoạt, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và sự ưu tiên khía cạnh nào đó của dự án. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng phải mang lại tính khái quát tổng hợp nhất về dự án để từ đó cán bộ thẩm định và lãnh đạo Ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng là tàI trợ hay không?
5.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thẩm định:
5.3.1Nhân tố chủ quan:
Nhân tố con người, luôn luôn chi phối hoạt động trong mọi quy trình thảm định. Trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố cần thiết đối với cán bộ thẩm định, cần loại bỏ tính cá nhân hình thức trong quá trình thẩm định.
Nhân tố thông tin, phương tiện thu thập và xử lý thông tin, thông tin là cơ sở dữ liệu để phân tích và đánh giá dự án. Do tính chủ quan của cán bộ thẩm địnhviệc thu thập và xử lý thông tin có thể không khách quan. Lượng thông tin thu thập cần đầy đủ, chính xác và thường xuyên. Phương tiện thu thập và xử lý thông tin ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng thẩm định. Ngân hàng thông tin và công nghẹ tin học ứng dụng trongNgân hàng rõ ràng và hiệu quả hơn phương pháp thu thập và xử lý thông tin thủ công.
Nhân tố quản lý, đây là việc cấp phát, phân chia quyền hạn và trách nhiệm một cách khoa học và hợp lý, phát huy tốt vai trò độc lập đối với từng cán bộ trong công tác chung. Đánh giá tổng hợp nhằm đưa ra quyết định tối ưu bảo đảm tính khách quan công bằng và hiệu quả cho từng thành viên tham gia thẩm định.
Phương pháp thẩm định,bao gồm các phương pháp và chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Phương pháp hợp lý là phương pháp vận dụng phù hợp với loại hình, đặc điểm của dự án, thể hiện được khả năng nhanh nhậy của Ngân hàng trước sự biến động của môi trường dự án. Thẩm định đúng phương pháp giúp cho quá trình đánh giá dự án có tính khoa học, dễ kiêm tra.
5.3.2 Nhân tố khách quan:
Sự thiếu chính xác của các con số thống kê, báo cáo tài chính. Lênin đã từng nói “ Thống kê là con số chính xác của những con số không chính xác”. Các báo cáo tài chínhmà các doanh nghiệp đem đến Ngân hàng không phải tất cả đều phản ánh đầy đủ 100% tình hình tài chính doanh nghiệp, chưa kể chúng đã được “ chế biến”.
Bên cạnh đó, các con số được lập trongdự án khả thi cũng trong tình trạng tương tự. Các con số về thu- chi, khả năng tiêu thụ là dự kiến và mang tính chất ước tính, cộng thêm nhiều yếu tố khác có thể thay đổi trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Vì thế dù tính toán kỹ đến đâu cũng không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả của dự án đầu tư.
Định hướng phát triển kinh tế ngành, vùng, quốc gia. Những biến động này rất khó lường trước được, đặc biệt trong thời gian dài. Hơn nữa đây là vấn đề nhậy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án
Các nhân tố khác, đối với các dự án cho vay bằng ngoại tệ công tác thẩm định còn bị ảnh hưởng bởi tình hình tài chính quốc tế, đặc biệt là sự tăng giảm giá USD. Bởi các dự án vay bằng ngoại tệ phải trả bằng ngoại tệ. Hơn nữa hiện nay Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ đồng ngoại tệ.
5.4 Yêu cầu đối với công tác thẩm định
- Công tác thẩm định phải được tiến hành theo các quy định và hướng dẫn của Nhà nước và các ngành có liên quan, phảI bám sát chủ trương, đường lối, kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ của Nhà nước, chính quyền, địa phương các cấp các ngành…
Công tác thẩm định phảI được thực hiện phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng.Tham gia thực hiện phải bao gồm cán bộ thẩm định chuyên trách, các cán bộ bộ tín dụng và các cán bộ nghiêp vụ có liên quan đến tín dụng.
Công tác thẩm định phảI được thực hiện một cách khách quan, kịp thời để phù hợp với tiến độ thời cơ của dự án, phải được thực hiện một cách chính xác, có khoa học, toàn diện chặt chẽ ở tất cả các lĩnh vực.
Thẩm định dự án đầu tư phải được thực hiện đối với mỗi dự án, mỗi khoản đầu tư tín dụng ( cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính…). Đồng thời cũng phảI thẩm định các dự án thuộc mọi nguồn vốn, thành phần kinh tế khác để cả các dự án có nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước thì tuỳ theo loại dự án mà có cách thẩm định khác nhau.
Thẩm định bao gồm hai bước :
+ Thẩm định trước khi quyết định tín dụng.
+ Thẩm định trong quá trình giải ngân thực hiệnvà kết thúc hợp đồng tín dụng.
Ta biết công tác thẩm địnhdự án đầu tư bao gồm rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau, bởi dự án đầu tư bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng cùng tác động đến lợi ích cuối cùng của dự án: như khía cạnh kỹ thuật ( là khía cạnh lớn nhất trong một dự án, là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với nhà đầu tư - người lập dự án ) hay khía cạnh về tập quán, pháp lý, tổ chức quản lý, xã hội thương mại, tài chính và kinh tế… Tất cả các khía cạnhnày tạo nên một dự án hoàn chỉnh. Vì vậy tốt nhất khi thẩm định dự án đầu tư ta phảI thực hiện tát cả các khía cạnh đó. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất rộng đòi hỏi sự nghiên cứu và kiến thức rộng của nhiều ngành có liên quan, chẳng hạn: Đối với cơ quan chủ quản chủ doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư phải thẩm định về mặt kỹ thuật ; Nhà nước thẩm định về mặt xã hội, kinh tế… Nhà tài trợ thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư… Trong khuôn khổ của chuyên đề tác giả chỉ đi sâu về việc thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hệ thống Ngân hàng’
Quy trình chung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư
TĐ tư cách pháp lý của dự án
TĐ hiệu quả kinh tế của dự án
TĐ tư cách pháp lý của DN
TĐ tàI chính doanh nghiệp
Khi thẩm định tài chính dự án đầu tư thì không chỉ đơn thuần thẩm định mỗi dự án đầu tư đó mà phải thẩm định cả tình hình tài chính doanh nghiệp lập dự án vì doanh nghiệp không những trực tiếp thực hiện dự án mà còn tiến hành cân đối nguồn vốn để trả nợ. Có những dự án đầu tư mà nguồn trả nợ không những từ lợi nhuận thu được từ dự án mà còn do các nguồn khác đem lại; hoặc những dự án mà lợi nhuận thu được không chỉ để giành cho trả nợ cho dự án mà còn dùnh để chi trả cho các việc khác. Vì thế việc thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá trình thẩm định dự án đầu tư cũng cần thiế
II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I
1.Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại SGD
1.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu :
Thẩm định tài chính dụ án là cônh tác nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, thông qua công tác thẩm định Ngân hàng lựa chọn được những dự án, hoản tín dụng có hiệu quả, có khả năng thu hồi nợ để quyết định cho vay, bảo lãnh hay đồng tài trợ.
Đảm bảo việc giải ngân đúng tiến độ về quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nước, tiết kiệm vốn đầu tư nâng cao hiệu quả tín dụng.
Quá trình thẩm định dự án đầu tư tại SGD I được tiến hành thông qua hai phòng chức năng Tín dụng và Nguồn vốn.
Sơ đồ quy trình thẩm định tại SGD I – NHĐT & PT
Dự án không thuộc quyền quyết định
Phòng tín dụng
Giám đốc SGD
Hồ sơ dự án đầu tư
Dự án thuộc quyền quyết định của SGD
Phòng nguồn vốn
Hội đồng tín dụng
Tiếp nhận, trình
Tham mưu
Hớp tác thẩm định
Chi chú:
Sơ đồ quy trình thẩm định chó thấy việc ra quyết định trong quá trình thẩm định đều dựa trên nguyên tắc thống nhất ý kiến trung, cụ thể.
Song song với công tác thẩm định tại phòng tín dụng, phòng nguồn vốn trự tiếp tiến hàng thẩm định một cách độc lập tính hợp lệ, nội dung quy trình theo quy định của SGDI. Phòng nguồn vốn có trách nhiệm phản ánh kết quả thẩm định của mình cho phòng tín dụng. Phòng nguồn vốn chủ yếu thẩm định tài chính dự án. Giữa hai phong luôn có mối quan hệ trao đổi với nhau trong quá trình thẩm định. Sau đó cán bộ tín dụng sẽ thẩm định lại các chi tiết đã thẩm định về doanh nghiệp và dự án dựa trên báo cáo thẩm định của mình và phòng nguồn vốn để báo cáo với ban giám đốc SGDI. Kết quả thẩm định do cán bộ tín dụng lập sẽ được trưởng phòng tín dụng thông qua nhằm rà soát lại nội dung và kết quả thẩm định, sau khi hoàn thiện sẽ gửi lên Ban giám đốc.
Sau khi xem xét báo cáo của phòng tín dụng về dự án, Giám đốc SGDI tham khảo ý kiến của phòng nguồn vốn và của Hội đồng tín dụng. Căn cứ vào hạn mức tổng vốn tín dụng đầu tư có thể chấp nhận được với từng loại doanh nghiệp và từng dự án. Giám đốc SGDI tiền hành quyết định cho vay, không cho vay hoặc đệ trình lên cấp có thẩm quyền (nếu ngoài thẩm quyền phê duyệt).
Trong mọi trường hợp Giám đốc SGDI phải lamf tờ trình lên Ngân hàng Trung Ương căn cứ vào hạn mức phân cấp, nếu tổng vốn vay của dự án nằm trong hạn mức Ngân hàng Trung Ương sẽ uỷ nhiệm cho SGDI được quyền quyết định cho vay, lập Hội đồng tín dụng. Nếu vượt quá hạn mức cho vay hồ sơ sẽ phải chuyển lên Ngân hàng Trung Ương.
Cơ cấu dự án thẩm định tại SGD I – NHĐT & PT VN
Chỉ tiêu
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Tư nhân, cá thể
1, Tín dụng ngắn hạn
2, Tín dụng trung- dài hạn
3, Bảo lãnh
30000
15000
30000
5000
5000
5000
1000
1000
-
Tổng
75000
15000
2000
1.2Nội dung thâm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I- NHĐT&PT VN
1.1.1 Phân tích tài chính dự án trước khi quyết định tín dụng.
Thẩm định điều kiện pháp lý của dự án, cán bộ thẩm định Ngân hàng chủ yếu tập trung vào tính đầy đủ báo cáo nghiên cứu khả thi, độ tin cậy của các số liệ trong báo cáo. Những văn bản phê duyệt của các cấp phù hợpvới báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo tài chính , giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, Ngân hàng phải chú ý đến đơn xin vay vốn, phương án trả nợ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thẩm định đánh giá các yếu tố kỹ thuật công nghệ, dự án phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, mục tiêu phát triển ngành hoạec vùng lãnh thổ, giải quyết việc làm và các chính sách phát triển kinh tế xã hội khác của Nhà nước.
Về khía cạnh thị trường, Ngân hàngchú trọng phân tích đến các loại sản phẩm thay thế trên thị trường.Đánh giá khả năng cạnh tranh, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố liên quan đến cung cầu, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật và quản lý sản xuất, Ngân hàng tập trung thẩm định các phương án công nghệ thiết bị chính- mức độ tiên tiến, các thông số kỹ thuật chủ yếu , các thiết bị phụ trợ và phụ tùng thay thế, nội dung chuyển giao công nghệ. Xem xét quy hoạch phát triển chung, địa điểm xây dựng, phương án tổng thể mặt bằng, cấp thoát nước, tiện nghi phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động…
Các yếu tố về khả năng tài chính và khả năng trả nợ,xem xét tổng mức vốn đầu tư bao gồm vốn thiết bị, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, chi bảo hiểm, lãi vay, thi công, vốn lưu động, vốn dự phòng…
- Xem xét nguồn vốn , bao gồm các loại vốn góp vốn vay, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn Nhà nước cấp. Hình thức góp vốn bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ hay bằng tài sản hiện vật…
- Tính toán hiệu quả của dự án đầu tư. Xem xét các yếu tố đầu vào, nguyên nhiên liệu, dự kiến khả năng biến đổi về giá và sản lượng, xem xét chi phí các loại, khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, tiếp thị các yếu tố đầu ra, yếu tố đầu vào, công suất hoạt động, sản lượng tiêu thụ sản phẩm, giá bán doanh thu hàng năm. Dự kiến sự biến động về thị trường, về giá sản phẩm để đánh giá doanh thu…
- Xác định thời gian cho vay, nhận diện và hạn chế rủi ro, tiến hành phân tích nguồn trả nợ.
- Nguồn từ dự án bao gồm khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế
- Nguồn huy động khác bao gồm, khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế và các nguồn tích luỹ khác của công ty.
- Xác định thời gian trả nợ bao gồm thời gian vay vốn, thời gian thi công, thời gian trả nợ gốc, thời gian ân hạn, mức trả nợ gốc theo tháng, quý…
Phân tích rủi ro bao gồm: phân tích các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro cho dự án. Đề xuất các biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro, biện pháp bảo đảm vay nợ Trường hợp hình thức bảo đảm vay nợ là tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ bathì cần thẩm định đánh giá mức độ an toàn của hình thức bảo đảm vay nợ để dự kiến các biện pháp thích hợp.
Phân tích năng lực của doanh nghiệp được cấp xét tín dụng:
- Năng lực tín dụng: Quy mô vón đầu tư và tài sản, vốn chủ sở hữu, mức độ tăng trưởng, khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn tự có, số dư nợ các loạivà sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thực trạng các khoản phải thu( chú ý các khoản phải thu khó đòi, hàng tồn kho.
- Năng lực Marketing và cung ứng sản phẩm: Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, kinh nghiệm và khả năng tiếp thị, mạng lưới đại lý bán hàng, các đối tượng và thị trương mục tiêu, triển vọng phát triển thị trường của doanh nghiệp.
- Năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành các cấp của doanh nghiệp, cơ chế và hiệu lực điều hành giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
1.1.2 Thẩm đinh trong quá trình đầu tư và thực hiện hợp đồng tín dụng.
Yêu cầu đối với công tác thẩm định trong giai doạn này là: Kiểm tra nhằm thực hiện giải ngân theo đúng chế độ hiện hành. Với đối tượng xây dựng cơ bản bao gồm: thanh toán thiết bị, thanh toán khối lượng xây lắp, thanh toán chi phí khác. Kiểm tra khối lượng hiện trường theo đề nghị thanh toán của doanh nghiệp để tránh cho việc vay khối lượng khống, các thiết bị tự ý doanh nghiệp thay đổikhông đung với dự án đãđược phê duyệt. Đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, dúng đối tượng đồng thời để giải quyết vướng mắc về chế độ XDCB phát sinh trong quá trình giải ngân.
Kết quả ccông tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I – NHĐT&PT VN.
Từ năm 1995 SGD I bắt đầu được hoạt động như một chi nhánh thực sự với tất cả các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại.Công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng đã có những bước tiến đáng kể góp phần vào thành công của hoạt động cho vay của SGDI
Doanh số cho vay tại SGD I – NHĐT&PT VN
Năm
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
Tài trợ và uỷ thác
Tổng cộng
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
294
370
499
882
2044
3473
4099
5488
8580
8972
9821
435
1063
1525
2842
4331
6612
8474
10491
11600
12647
13870
1
3
4
3
5
2
6
6
7
7
10
729
1436
2028
3727
6380
10087
12579
15985
20187
21626
23701
Như vậy, doanh số cho vay luôn tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động cho vay của Ngân hàng rất có uy tín.Việc quản lý chặt chẽ và hợp lý cơ cấu hoạt động, chu chuyển vốn cũng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận toàn ngành. Cung với sự phát triển chung, NHĐT&PT VN có triển vọng phát triển vững chắc, khả quan không ngừng khẳng định là một trong 4 Ngân hàng trụ cột của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/’99
2001/’99
1.Số dự án tiếp nhận
2.Số dự án để lại năm sau
3.Số dự án đã thẩm định
KHNN
TDTM
4.Số dự án duyệt
KHNN
TDTM
5.Số tiền cho vay
KHNN
TDTM
6.Số tiền giải ngân
KHNN
TDTM
29
0
31
20
11
30
20
10
398.854
333.291
89.523
412.260
333.291
78.969
33
4
29
15
14
27
14
13
130.452
93.978
364.771
117.799
898.661
279.332
35
1
38
18
20
37
18
19
3157.7
2578.7
579
2876.8
2500.5
526.20
113.79
-
93.54
75
127.27
90
70
130
304.197
262.23
378.93
265.724
250.75
216.82
120.68
-
122
90
181
132.33
90
190
736.27
719.54
601.48
648.97
697.75
619.70
Như vậy, khối lượng các dự án được thẩm định trước khi tiến hành cấp tín dụngcó xu hướng tăng rõ rệt, điều này chứng tỏ SGD I ngày càng chú trọng công tác thẩm định tài chính dự án. So sánh mối tương quan giữa các số liệu trên ta thấy các dự án thẩm định trình Trung Ương được chấp nhận so với các dự án được Nhà nước giao là rất lớn. Bảng số liệu cho thấy số dự án tín dụng thương mại đang có xu hương tăng trong cơ cấu dự án được thẩm địnhvà giải ngân tại SGD I , mặc dù số lượng vốn là khá nhỏ.
Sơ đồ dự án tiếp nhận và thẩm định tại SGD I- NHĐT% PTVN
Qua đồ thị ta thấy, số dự án xin vay vốn có xu hướng tăng nhưng số dự án thẩm định biến động không đều.So sánh năm 2000 và năm 2001 với năm 1998 số dự án tiếp nhận và được thẩm định là khá cao khoảng 19%- 23%. Nhưng năm 1999 các giá trị đó có khác biệt, mặc dù không có dự án nào từ năm 1998 chuyển sang nhưng số dự án thực tế được thẩm định thấp hơn so với dự án tiếp nhận 29/33, có 4 dự án xin chuyển sang năm sau trong đó có hai dự án chủ đầu tư xin hoãn xét duyệt.Năm 2001 trong số 48 dự án tiếp nhận có 1 dự án hoãn xét duyệt do tình hình cung sản phẩm tăng đột biến chủ đầu tư hoãn kế hoạch thực hiện ( Công ty Sámung vina electronic ). Năm 2000 khi nên kinh tế phục hồi số dự án mới và số dự án chuyển tiếp tăng, số dự án KHNN có xu hướng giảmdo có một phần lớn vốn KHNN được chuyển sang quỹ đầu tư phát triển quản lý.
Đa số các dự án đầu tư vay vốn tại SGD I thuộc hai loại hình là đầu tư mới và đầu tư bổ sung. Trong đó đầu tư bổ sung chiếm đa số đạt 80% tổng vốn tín dụng. Mặc dù trong thời gian gần đây số dự án đầu tư mới đang có xu hướng tăng lên rõ rệt song do lượng vốn vay các dự án thường rất lớn ngoài thẩm quyền quyết địnhcủa SGD I nên có thể thấy đặc trưng của các dự án vay vốn tại SGD I là các dự án đầu tư bổ sung trang thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
III. đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tịa SGD I – NHĐT&PT VN.
1.Những thành tựu đạt được
1.1 Nội dung và trình tự thẩm định tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được tiến hành một cách khoa học, chính xác và có hệ thống.
Các khách hàng có nhu cầu tín dụng đều được SGD I cung cấp một cachs đầy đủ thông tin, dịch vụ và các sản phẩm Ngân hàng, đảm bảo quyền tham khảo và lựa chọn. Mọi dự án có yêu cầu tín dụng đều được xem xét một cách khoa học, khách quan, công bằng và có thiện chí.
Quy trình thẩm đị._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34223.doc