Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank Thăng Long

Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank Thăng Long: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank Thăng Long

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Năm 1986, sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã có những bước tiến to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao và ổn định qua các năm. Đặc biệt vào năm 2008, khi nền kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của rất nhiều nước đều âm thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn trên 6%. Vị thế của Việt Nam đã và đang ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Để có được sự phát triển kinh tế như vậy phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của ngành Ngân hàng. Là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng, VPBank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động tín dụng mà nòng cốt là hoạt động thẩm định vào sự phát triển này. Hiện nay nhóm khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khách hàng này là một bộ phận rất năng động trong nền kinh tế, luôn có nhu cầu vốn rất lớn. Vì vậy việc thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của chi nhánh, của ngân hàng và toàn nền kinh tế nước ta. Trong thời gian thực tập tại VPBank chi nhánh Thăng Long đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này và do đó em đã chọn chuyên đề tốt nghiệp: “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long”. Nội dung của chuyên đề gồm hai chương: - Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. - Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương - Trưởng bộ môn kinh tế đầu tư, các thầy cô, các cô chú, anh chị phòng tín dụng VPBank chi nhánh Thăng Long đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy cô Bộ môn Kinh tế Đầu tư để em có điều kiện hoàn thành chuyên đề thực tập tốt hơn. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG I. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. Giới thiệu chung về VPBank. Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam hay còn gọi là VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập 1535/QĐ-UBB ngày 4 tháng 9. Ngân hàng có trụ sở chính tại: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Kể từ ngày 01/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 tỷ đồng. Địa chỉ thư điện tử này đã được bảo vệ khỏi các chương trình thư rác, bạn cần bật JavaScript để xem nó Sản phẩm, dịch vụ chính của VPBank bao gồm: hoạt động huy động vốn; sử dụng vốn; các dịch vụ trung gian, kinh doanh ngoại tệ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.... VPBank luôn hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Mạng lưới hoạt động: VPBank đã có tổng số 130 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc. VPBank có hai công ty trực thuộc là công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) và công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS). Quy mô hoạt động của VPBank ngày càng rộng rãi được thể qua sự gia tăng của số cán bộ nhân viên hoạt động tại Ngân hàng. Với chiến lược là trở thành Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, khách hàng chủ yếu của VPBank là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô nhỏ và vừa, tầng lớp dân cư trung lưu ngoài đô thị. Ngân hàng đang phấn đầu nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phấn đầu để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.2. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 1.2.1. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 1.2.1.1. Lịch sử hình thành. Ngày 21/10/2005, Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh chính thức khai trương chi nhánh Thăng Long, điểm giao dịch thứ 28 của VPBank, là một thành viên của NHTM Ngoài quốc doanh VPBank, được hoạt động theo đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Quyết định số 46 -2006/QĐ – HĐQT VPBank ngày 22/3/2006 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh và phòng Giao dịch VPBank. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại địa chỉ Tòa nhà M3- M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội. VPBank chi Nhánh Thăng Long là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng một cách hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank. Ngân hàng thương mại cổ phần VPBank chi nhánh Thăng Long mặc dù còn khá non trẻ về số năm hoạt động nhưng là một chi nhánh khá lớn mạnh trong hệ thống NHTM Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam. Chi nhánh đã đạt những thành tích nhất định trong việc phát triển toàn diện rộng lớn cả về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng và ngày càng có uy tín, được nhiều bạn hàng đánh giá cao, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển của ngân hàng nói riêng, của ngành và quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Quy mô hoạt động của chi nhánh hiện nay đã tới hơn 100 nhân viên. 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức Là chi nhánh cấp một của VPBank, chi nhánh luôn chú trọng xây dựng được cho mình một cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn chỉnh. Chính vì thế tháng 4 năm 2009, theo quyết định của Hội sở, chi nhánh đã tiến hành cơ cấu lại tổ chức phù hợp với yêu cầu thực tế và tăng tính chuyên môn hóa trong công việc của mình. Sơ đồ 1: Tổ chức hoạt động của VPBank chi nhánh Thăng Long. Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh Ban tín dụng Phòng giao dịch kho quỹ Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng phục vụ khách hàng cá nhân Cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm có: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám Đốc và phòng ban chức năng: Phòng Giám đốc (1 người) – Giám đốc chi nhánh : Ông Lê Hữu Phường Phòng phó Giám đốc (1 người) – Phó Giám đốc chi nhánh : Nguyễn Huy Phách. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh cấp 1 Phòng giao dịch kho quĩ (9 người) - Trưởng phòng: Bà Vũ Bích Thủy. Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (12 người) – Trưởng phòng: Ông Phùng Thanh Hà. Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (5 người) – Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Phương. Các phòng giao dịch trực thuộc:PGD Mỹ Đình, PGD Phạm Văn Đồng, PGD Trần Duy Hưng, PGD Hoàng Quốc Việt, PGD Liễu Giai, PGD Cầu Giấy, PGD Nam Thăng Long, PGD Thành Công. Từng bước với quá trình đổi mới toàn diện hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, chi nhánh Thăng Long đã không ngừng phát triển để tự khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ tiền tệ, tăng cường sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật để đổi mới công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng mình. Chi nhánh luôn luôn đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, tư nhân và các hộ sản xuất. 1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Thăng Long. Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên giai đoạn cuối năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và của Ngân hàng đã phải trải qua giai đoạn hết sức khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lớn nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái năm 1929. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 6,23%- thấp hơn nhiều so với các năm trước và chỉ số giá tiêu dùng lại cao hơn nhiều so với các năm trước Trong bối cảnh kinh tế chung đó, cùng với chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ đã khiến cho ngành Ngân hàng Việt Nam và VPBank nói chung, VPBank chi nhánh Thăng Long nói riêng đã phải trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá và sự biến động thường xuyên của cung cầu ngoại tệ. 1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn của VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Thăng Long nói riêng luôn được đặc biệt quan tâm. Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của chi nhánh. Nó có ảnh hưởng lan tỏa tới cả các hoạt động khác như hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế… Nguồn vốn này được huy động từ các thành phần kinh tế với các kì hạn cũng khác nhau. Với những nỗ lực của mình, nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Thăng Long liên tục tăng qua ba năm từ năm 2006 đến năm 2008. Kết quả của hoạt động huy động vốn đó của VPBank chi nhánh Thăng Long được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Nguồn vốn huy động tại chi nhánh Thăng Long từ 2006 đến 2008 Đơn vị: triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn 6.786.954 8.124.572 8.365.482 1 Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền 6.786.954 8.124.572 8.365.482 - Nguồn vốn nội tệ 5.229.559 7.165.842 6.458.937 - Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 1.557.395 958.730 1.906.545 2 Cơ cầu nguồn vốn theo kì hạn 6.786.954 8.124.572 8.365.482 - Nguồn vốn ngắn hạn 5.429.563 6.255.920 7.359.147 - Nguồn vốn trung và dài hạn 1.357.391 1.868.652 1.006.335 3 Phân loại theo nguồn vốn 6.786.954 8.124.572 8.365.482 3.1. Huy động trên thị trường I 4.275.781 6.824.641 7.612.589 - Tiền gửi tiết kiệm 3.647.350 5.897.277 6.211.016 - Tiền gửi thanh toán 3647350 927364 951.573 3.2. Huy động trên thị trường II và tiền gửi khác. 2.511.173 1.299.931 752.893 Nguồn: Tài liệu tham khảo [3] Dù mới thành lập cuối năm 2005 nhưng đến năm 2006 nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đạt 6.786.954 triệu đồng, một con số khá ấn tượng với một chi nhánh mới thành lập. Sang năm 2007 là một năm thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh hết sức gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng ngày càng mở rộng. Tuy nhiên do có các biện pháp hữu hiệu như điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các chương trình khuyến mại… nên tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của chi nhánh là khá cao (19,71% tương đương với 1.337.618 triệu đồng) làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 8.124.572 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008 tốc độ tăng giảm hẳn chỉ còn 2,97% (tương đương với 240.910 triệu đồng). Nguồn vốn huy động của năm 2008 là 8.365.482 triệu đồng. Nguyên nhân của nguồn vốn huy động tăng ít là do nguồn vốn huy động từ thị trường II giảm 72,66% và nguồn vốn huy động từ thị trường I vẫn ổn định, tăng 11,5% so với năm 2007 ( tương đương với 787.948 triệu đồng). Việc duy trì và ổn định nguồn vốn từ thị trường I đưa tỷ trọng vốn huy động từ thị trường I từ 63% (năm 2006) lên 84% năm 2007 và 91% năm 2008 là một thành công lớn nhất trong việc huy động vốn của chi nhánh. Điều này giúp VPBank chi nhánh Thăng Long tự chủ được nguồn vốn và đảm bảo tính thanh khoản. Việc chi nhánh duy trì được nguồn vốn ổn định từ các tổ chức dân cư và các tổ chức kinh tế đã chứng minh sức cạnh tranh và hiệu quả các biện pháp linh hoạt, quyết liệt trong việc thu hút vốn đầu tư của chi nhánh. 1.2.2.2. Hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhờ sử dụng nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng, công tác cho vay tại VPBank chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2006 đến 2008. Đơn vị: triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Kết quả hoạt động tín dụng I Tổng dư nợ theo đồng tiền. 1.753.482 3.512.446 3.329.157 - Theo VNĐ 1.578.133 2.729.354 2.564.150 - Theo ngoại tệ quy đổi VNĐ 175.349 783.092 765.007 II Dư nợ theo thời gian 1.753.482 3.512.446 3.329.157 - Ngắn hạn 826.174 1.834.167 2.143.628 - Trung và dài hạn 927.308 1.678.279 1.185.529 III Dư nợ theo thành phần kinh tế. 1.753.482 3.512.446 3.329.157 1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.017.019 2.159.182 2.194.368 2. Hợp tác xã 87.674 0 0 3. Hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân 140.279 210.747 299.624 4. Các thành phần kinh tế khác 789.066 1.142.517 835.165 Chất lượng tín dụng I Nợ quá hạn 9.995 16.157 69.912 II Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ (%) 0.57 0.46 2.1 Nguồn: Tài liệu tham khảo [3] Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây Việt Nam được coi là một nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao do đó hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động. Trong năm 2006, theo xu thế chung hoạt động của VPBank chi nhánh Thăng Long được giữ vững theo phương châm bảo thủ, nghĩa là không cạnh tranh bằng việc nới lỏng điều kiện tín dụng. Hơn nữa chi nhánh cũng mới được thành lập, chưa có nhiều khách hàng quen nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn còn thấp so với những chi nhánh thành lập trước đó. Tổng dư nợ năm 2006 đạt 1.753.482 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức tương đối thấp là 0,57%. Sang năm 2007, hoạt động của VPBank chi nhánh Thăng Long đã có những bước phát triển nhẩy vọt. Đó là nhờ các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã tích cực tiếp thị tới các khách hàng mới và duy trì mối quan hệ tốt đẹp tới các khách hàng cũ. Tổng dư nợ năm 2007 là 3.512.446 triệu đồng, tăng hơn 1.758.964 triệu đồng (tương ứng tăng 100.31%) so với năm 2006. Chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,46%. Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với các chi nhánh khác và là một thành công trong hoạt động của chi nhánh. Năm 2008 là năm cực kì khó khăn đối với hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động giải ngân. Lãi suất thay đổi một cách chóng mặt và đạt đến mốc cao nhất từ trước đến giờ. Chính vì vậy nhiều lúc chi nhánh không thể giải ngân được do lãi suất trần cho vay quá thấp. Dư nợ cuối năm 2008 đạt 3.329.157 triệu đồng, giảm 183.289 triệu đồng (tương ứng giảm 5,22% so với năm 2007). Chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn lên đến 2,1% , gấp 4,75 lần so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của toàn ngân hàng (2,3%). Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn tăng là hiện tượng phổ biến do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng quá nóng, lãi suất cho vay tăng cao khiến cho các doanh nghiệp thiếu vốn, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng chi trả ngân hàng… Qua bảng trên ta cũng có thể thấy được sự thay đổi trong tỷ trọng nguồn vốn cho vay của chi nhánh. Đó là sự tăng ngày càng lớn của tỷ lệ dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân ngày càng tăng. Năm 2008 tỷ lệ dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và cá thể là 74.91%, tăng 8.92% so với năm 2006 và tăng 7.44% so với năm 2007. Sự thay đổi này là do chi nhánh đã có các biện pháp ưu tiên cho vay với các thành phân kinh tế trên. Sở dĩ vậy là VPBank luôn có phương châm trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. 1.2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế VPBank chi nhánh Thăng Long luôn coi trọng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. Chi nhánh luôn chú trọng thu hút các khách hàng nhỏ và vừa cũng như các khách hàng lớn trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu. Trong hai năm 2007 và 2008 do ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới làm cho giá USD liên tục tăng giảm. Trong nước thì diễn ra tình trạng lúc thì dư thừa lúc lại thiếu đồng USD. Trước tình hình đó chi nhánh đã có các biện pháp thay đổi lãi suất đồng USD, thay đổi tỷ giá…Với những nỗ lực của mình chi nhánh luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong thanh toán quốc tế, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra suôn sẻ và cũng mang lại một nguồn thu nhất định cho chi nhánh. Kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm dịch vụ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2006 đến 2008. Đơn vị: 1000 USD. STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 SM Số tiền SM Số tiền SM Số tiền 1 Thanh toán hàng nhập 2.364 265.480 2.837 372.554 3.772 428.194 2 Thanh toán hàng xuất 1.598 129.537 1.712 163.417 2.567 2.138 3 Mua ngoại tệ 207.365 245.193 274.348 4 Bán ngoại tệ 218.854 262.367 293.564 5 Thu dịch vụ 389 425 511 Nguồn: Tài liệu tham khảo [3] Qua bảng trên ta thấy được doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối liên tục tăng qua các năm. Phí dịch vụ thu được năm 2008 là 511 USD, tăng 20,2% so với năm 2007 và tăng 31,37% so với năm 2006. Như vậy doanh thu từ hoạt động này không những tăng giữa các năm mà tốc độ tăng ngày càng lớn. Năm 2007 so với năm 2006 thu dịch vụ tăng 9,2% trong khi đó năm 2008 so với 2007 thu dịch vụ tăng lên đến 20.2% . 1.2.2.4. Hoạt động phát hành thẻ. VPBank là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát hành các loại thẻ mới. Chi nhánh đã phát hành nhiều loại thẻ khác nhau như: thẻ ghi nợ nội địa autolink, thẻ cao cấp VPBank MasterCard Platinum, dòng thẻ quốc tế dành cho giới trẻ VPBank MasterCard MC² và thẻ thanh toán qua mạng VPBank MasterCard E-Card. Với những cải tiến về chức năng của thẻ như trên và đưa ra các chương trình làm thẻ miễn phí, số lượng thẻ phát hành của Chi nhánh đã tăng liên tục qua các năm như sau: Đồ thị 5: Tổng số thẻ phát hành hàng năm của VPBank chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2006 - 2008. Nguồn: Tài liệu tham khảo [3] Số lượng thẻ phát hành tăng liên tục qua các năm. Số lượng thẻ phát hành năm 2008 tăng gấp 56.11% so với năm 2006, và tăng 6.3% so với năm 2007. Tốc độ tăng của số lượng thẻ năm 2008 giảm là do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế trong nước nói chung và nhu cầu thị trường đã bão hòa. Ngoài ra do năm 2007, chi nhánh đã đưa ra hai loại thẻ mới, hai loại thẻ này lại rất phù hợp với nhu cầu của khách hàng khiến cho nhu cầu thẻ tăng đột biến. Trong khi đó năm 2008 đến tận tháng 6 chi nhánh mới phát hành loại thẻ mới và vẫn còn nhiều khó khăn trong việc triển khai loại thẻ này nên chưa làm tăng được nhiều số lượng thẻ phát hành của năm. 1.2.2.5. Kết quả kinh doanh. Với các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế như trên, trong thời gian vừa qua chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: triệu VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng thu 1.875.143 2.364.182 2.198.725 - Thu tín dụng 1.508.165 1.962.147 1.526.973 - Thu dịch vụ 366.978 402.035 671.752 2. Tổng chi 1.346.774 1.469.820 1.371.074 - Chi trả lãi 1.015.293 1.129.354 1.107.006 - Chi phí khác 331.481 340.466 264.068 3. Quỹ thu nhập 528.369 894.362 827.651 Nguồn: Tài liệu tham khảo [3] Qua bảng trên ta thấy được thu nhập năm 2008 của chi nhánh tăng 56.64% so với năm 2006 (tương đương 299.282 triệu đồng) và giảm 7.46% so với năm 2007 (tương đương với 66.711 triệu đồng). Điều này là do tổng thu và tổng chi của chi nhánh có những biến động tăng giảm khác nhau giữa các năm. Tổng thu năm 2008 tăng 18.808 triệu đồng so với năm 2006 và giảm 435174 triệu đồng so với năm 2007. Tuy nhiên thu từ hoạt động dịch vụ vẫn tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 thu từ dịch vụ tăng 67,09% so với năm 2007 (tương đương với 269.717 triệu đồng) và tăng 83,05% so với năm 2006 (tương đương với 83,04%). Mặc dù còn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu nhập (30,56% năm 2008) nhưng tỷ trọng của nó ngày càng tăng ( năm 2007 chỉ chiếm 17,01%). Điều này khẳng định nguồn thu từ hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của chi nhánh: Trong khi thu từ các nguồn khác hầu như đều giảm thì thu từ dịch vụ vẫn tăng. Nếu chi nhánh biết khai thác hơn nữa bằng cách đa dạng hóa dịch vụ thì đây sẽ là một nguồn thu ổn định vững chắc cho chi nhánh trong việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh mình. Mặc dù do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước làm kết quả kinh doanh của các ngân hàng có xu hướng giảm nhưng chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của chi nhánh, giúp chi nhánh có được kết quả tốt nhất. Đó là các biện pháp thực hiện phương châm tiết kiệm triệt để chi phí, chống lãng phí, tiến hành khoán chi phí khác nhau cho các đơn vị cơ sở theo quỹ thu nhập, đơn vị nào tạo ra quỹ thu nhập cao có quyền chi phí lớn hơn. Ngoài ra chi nhánh luôn chấp hành nghiêm chỉnh quy chế điều hành lãi suất của trụ sở chính, của Hiệp hội Ngân hàng, tăng cường khai thác các nguồn vốn rẻ, giảm dần các nguồn vốn kém hiệu quả, thực hiện nguyên tán phân tán rủi ro, không tập trung quá nhiều vào một vài đơn vị về cả nguồn vốn lẫn nguồn dư nợ. Điều này đã giúp cho chi nhánh có thể phát triển một cách bền vững. II. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. Tổng quan về các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Thăng Long. 2.1.1. Đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Thăng Long. Với chiến lược là trở thành Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, khách hàng chủ yếu của VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Thăng Long nói riêng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đây bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhỏ và vừa. Số lượng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số khách hàng của chi nhánh. Đặc trưng của các khách hàng nhỏ và vừa của chi nhánh đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định tại chi nhánh. Các doanh nghiệp này thường có quy mô vốn hạn chế, số lượng lao động ít, thường tập trung hoạt động trên các lĩnh vực vốn đầu tư vừa phải, yêu cầu kĩ thuật không quá phức tạp. Doanh nghiệp thường không hiểu về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng. Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Nhiều doanh nghiệp không xác định rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Một số lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài gây khó khăn cho việc thẩm định cho vay. Ở một số doanh nghiệp, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo thiếu bài bản, mang nặng tính gia đình. Trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng. Các doanh nghiệp này thường không có quan hệ tín dụng lâu dài với chi nhánh, các dự án đầu tư sản xuất quy mô nhỏ và vừa, tài sản bảo đảm thường không đủ. Chính những đặc trưng trên của doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thẩm định của chi nhánh về quy trình thẩm định cũng như mức độ chi tiết trong từng nội dung thẩm định dự án vay vốn của đối tượng khách hàng này. 2.1.2. Khái quát tình hình thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. Trong thời gian vừa qua, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế như sau: Bảng 7: Bảng phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006-2008 tại VPBank chi nhánh Thăng Long. Đơn vị: triệu đồng. STT Đối tượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ theo thành phần kinh tế 1.753.482 3.512.446 3.329.157 1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.017.019 2.159.182 2.194.368 2 Hợp tác xã 87.674 0 0 3 Hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân 140.279 210.747 299.624 4 Các thành phần kinh tế khác 789.066 1.142.517 835.165 Nguồn: Tài liệu tham khảo [3] Qua bảng trên ta thấy được dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh chiếm tỷ lệ khá lớn, lên tới 58% tổng dư nợ. Nếu tính theo số lượng thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh chiếm tới 65% tổng số khách hàng. Thời hạn vay của các dự án này đa số là trung và dài hạn. Quy mô vay vốn thường dưới 15 tỷ đồng. Các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chi nhánh thường tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Các dự án vay vốn này để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống người dân. Khi thẩm định cho vay các khách hàng này, ngoài việc quan tâm đến dự án vay vốn của khách hàng, các cán bộ thẩm định cần đặc biệt quan tâm đến tài sản bảo đảm. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa dự án vay vốn thường là trung và dài hạn mà đặc điểm của các dự án đầu tư trung và dài hạn là độ rủi ro cao hơn. Vì vậy các doanh nghiệp cần có tài sản bảo đảm thì chi nhánh mới có thể tiến hành cho vay được. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng khách hàng khác nhau mà chi nhánh có thể linh hoạt trong tài sản bảo đảm. Nếu khách hàng là các đối tượng lần đầu vay ở chi nhánh thì phải có tài sản bảo đảm cho 100% giá trị khoản vay. Với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh từ hai lần trở lên thì tài sản bảo đảm chỉ cần bằng một phần giá trị khoản vay là đạt yêu cầu. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 2.2.1. Quy trình thẩm định. 2.2.1.1. Lưu đồ quy trình thẩm định Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra xem tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ Tiến hành thẩm định Lập tờ trình thẩm định Trưởng phòng tín dụng đánh giá lại xem xét hồ sơ đề xuất. tr®Ò xuÊt. Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay Yều cầu bổ sung Hoàn tất hồ sơ và giải ngân Đầy đủ Chưa đầy đủ hợp lệ yêu cầu Không đạt Sơ đồ 8: Sơ đồ thẩm định. 2.2.1.2. Diễn giải quy trình. VPBank đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trong toàn bộ hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định. Quy trình này bao gồm 5 bước được tiến hành tuần tự như sau: ● Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Cán bộ nhân viên VPBank tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng. Cán bộ thẩm định trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin của khách hàng về lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh, tư cách pháp lý, tổ chức hoạt động thời gian qua (thuận lợi, khó khăn), nội dung phương án kinh doanh, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quá trình công tác, quan hệ gia đình, nhu cầu vay vốn là bao nhiêu, dự kiến phương án bảo đảm tín dụng và các thông tin liên quan đến khách hàng. Sau đó cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết các thông tin về lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang có và các thông tin công khai khác về ngân hàng. Nếu điều kiện của khách hàng phù hợp với điều kiện của ngân hàng thì cán bộ tín dụng chuyển cho khách hàng danh mục các hồ sơ mà khách hàng phải hoàn thiện nếu không phù hợp thì phải thông báo ngay để khách hàng chủ động tìm phương án khác. ● Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi. Báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKHĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và thông tư số 07/2000/TT-BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06. ● Bước 3: Thẩm định khách hàng. - Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định tư cách pháp lý của dự án. Việc thẩm định này bao gồm: thẩm định sự phù hợp của dự án với các quy hoạch phát triển, các văn bản pháp luật, xem xét tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, thẩm định lịch sử hình thành phát triển, uy tín của doanh nghiệp… và kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ của hồ sơ tài chính. - Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Sau khi tiến hành thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án đáp ứng được những yêu cầu đặt ra thì cán bộ thẩm định phương án kinh doanh/dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định trên mọi phương diện: thị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lý thực hiện dự án, khả năng tài chính của dự án và các chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án. Phòng tài sản có nhiệm vụ thẩm định và đánh giá các tài sản cầm cố đảm bảo cho khoản vay. Trong quá trình thẩm định trên cán bộ thẩm định có thể đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng, hỏi ý kiến các đơn vị có liện quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ… của chủ đầu tư. ● Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền. Cán bộ thẩm định lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ, chuyển trưởng phòng tín dụng ký duyệt. Nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm lập báo cáo thẩm định tài sản, chuyển trưởng phòng thẩm định tài sản ký duyệt. Cán bộ tín dụng nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên thẩm định tài sản, tập hợp bộ hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng (trong vòng từ hai đến năm ngày từ khi nhận tài sản bảo đảm). Ngay sau khi Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng duyệt hồ sơ, cán bộ thẩm định báo cáo trưởng phòng nội dung chỉ đạo hoặc sửa chữa nội dung duyệt vay. Sau đó, lập thông báo cho khách hàng về việc cho vay hay không. Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thỏa thuận._. của hai bên. Định kì sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, thỏa thuận của hai bên. Định kì cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát tiến trình tiến hành dự án để đảm bảo khả năng thanh toán của dự án. Đối với những dự án nhỏ, vay từ 4 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay vốn. Đối với những dự án lớn phức tạp vay trên 4 tỷ đồng thì cần lập Hội đồng thẩm định xem xét, thẩm định dự án. 2.2.2. Phương pháp thẩm định. 2.2.2.1. Thẩm định theo trình tự Phương pháp này được sử dụng rất nhiều và hầu như trong tất cả các dự án được thẩm định tại chi nhánh Thăng Long. Chi nhánh thường tiến hành thẩm định theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết. Trước tiên các cán bộ thẩm định của chi nhánh tiến hành thẩm định tổng quát: xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án như tính đầu đủ, hợp lệ và hợp lý của các của các hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư... Việc này giúp cho cán bộ thẩm định biết được quy mô, tầm quan trọng của dự án, biết được các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định tổng quát, các cán bộ đi vào thẩm định chi tiết . Thẩm định chi tiết được tiến hành tỉ mỉ với từng nội dung của dự án như: điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi một nội dung cán bộ thẩm định lại đưa ra những ý kiến đánh giá của mình là đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tùy theo đặc điểm của dự án mà mức độ tập trung cho các nội dung cơ bản là khác nhau. Ví dụ minh họa: “ Dự án xây dựng Viện Dưỡng Lão ở Hà Tây”. Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Đầu tiên cán bộ tiến hành thẩm định tổng quát dự án về các mặt: tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư: giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập công ty…và quy mô vốn vay là 9 tỷ đồng, thời gian vay vốn là 5 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên… Sau khi thẩm định tổng quát dự án nếu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản thì cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết các nội dung: thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, khía cạnh kĩ thuật, khía cạnh kinh tế xã hội của dự án, thẩm định về tài sản bảo đảm. Khi thẩm định chi tiết thì kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện nghiên cứu nội dung sau. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án không khả thi thì có thể loại bỏ dự án ngay mà không cần phải đi vào thẩm định tất cả các nội dung của dự án. Như vậy phương pháp này đơn giản, không tốn kém nhiều thời gian và chi phí mà lại mang lại mang lại hiệu quả cao trong việc thẩm định của chi nhánh. 2.2.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. VPBank chi nhánh Thăng Long thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh trong việc lựa chọn các dự án. Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản được áp dụng nhiều trong thực tế. Trong phương pháp này các cán bộ thẩm định của chi nhánh so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế và trong nước cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tốt nhất. Các chỉ tiêu để so sánh được sử dụng hết sức linh hoạt theo từng dự án cụ thể phù hợp với quy mô và tính chất của dự án. Các chỉ tiêu được chi nhánh sử dụng bao gồm một số chỉ tiêu sau: Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư của dự án: NPV, IRR, điểm hòa vốn… Ví dụ minh họa: “ Dự án mở rộng nhà máy chế biến hoa quả hộp của công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đạt”. Khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, chi nhánh đã tiến hành tính toán lại chỉ tiêu IRR của dự án và so sánh với lãi suất cho vay của Ngân hàng để đánh giá tính khả thi của dự án. Dự án có IRR=24% trong khi đó lãi suất cho vay của Ngân hàng là 12%/ năm. Như vậy IRR của dự án lớn gấp đôi lãi suất vay ngân hàng. Kết luận là dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính. 2.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp này mặc dù là một phương pháp tiên tiến giúp lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao nhưng lại rất ít được cán bộ của chi nhánh sử dụng. Nếu có sử dụng chỉ sử dụng cho những dự án rất lớn còn các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hầu như không được sử dụng. Nội dung của phương pháp này là xem xét xem khi một số chỉ tiêu thay đổi thì nó ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính ra sao. Theo đó khi sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho một yếu tố nào đó như doanh thu hoặc chi phí thay đổi theo hướng bất lợi rồi tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn… Qua đó các cán bộ thẩm định sẽ rút ra kết luận dự án có vững chắc về mặt tài chính hay không. Tuy nhiên ở đây cán bộ thẩm định nếu tính sẽ chỉ cho một yếu tố nào đó thay đổi và mức thay đổi theo ý kiến chủ quan của mình nên nhiều khi việc phân tích độ nhạy không thực sự phát huy tác dụng. Ví dụ minh họa: “ Dự án xây dựng Viện Dưỡng Lão ở Hà Tây”. Dự án có vốn đầu tư ban đầu là 9 tỷ đồng. Lãi suất ngân hàng là 10%/năm. Cán bộ thẩm định đã tính toán lại chỉ tiêu NPV và IRR của dự án khi doanh thu thay đổi theo bảng như sau: Sơ đồ 9: Bảng phân tích độ nhạy của dự án. -10% -5% -2% 0% 2% 5% 10% NPV 5.9 6.22 6.84 7.25 7.26 8.28 9.3 IRR 19% 21% 22% 23% 23% 24% 26% Nguồn: Tài liệu tham khảo [6] Nhận xét: Khi doanh thu thay đổi trong khoảng từ -10% đến 10% thì dự án vẫn có NPV>0 và IRR>10%. Như vậy dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính. 2.2.2.4. Phương pháp dự báo. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định tất cả các dự án ở chi nhánh. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động mang tính lâu dài nên việc dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là rất quan trọng. Các cán bộ thẩm định của chi nhánh sử dụng số liệu điều tra thống kê, phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra tình hình cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm…qua đó đánh giá về quy mô thị trường, hiệu quả tài chính của dự án. Từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của dự án. Phương pháp này có ưu điểm là làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định nhưng nhược điểm là thời gian và chi phí để thực hiện cao. Ví dụ minh họa: “ Dự án xây dựng Viện dưỡng lão ở Hà Tây”. Dân số Việt Nam đang ngày càng tăng, tỷ lệ người cao tuổi đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư. Dự báo nhu cầu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe của đối tượng này là rất lớn. Về nguồn cung hiên nay mới chỉ có ba Viện dưỡng lão quy mô còn nhỏ mới chỉ đáp ứng được hơn 200 khách hàng. Nhận xét của cán bộ thẩm định: nguồn cung về Viện Dưỡng Lão chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người cao tuổi về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng. Dự án có khả năng cao trong việc thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần. 2.2.3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Dự án đầu tư là hoạt động lâu dài do đó có độ rủi ro cao. Rủi ro có thể xảy ra cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Vì vậy để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, các cán bộ thẩm định của chi nhánh thường sử dụng phương pháp này để dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để có các biện pháp hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro và phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan. Ví dụ minh họa: “ Dự án đầu tư mua dây chuyền máy in tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc”. Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã xác định được các rủi ro của dự án như sau: - Rủi ro về kĩ thuật: nếu chất lượng máy in không tốt thì sẽ tốn kém chi phí sửa chữa nhiều mà kết quả lại có thể không được như dự tính. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên doanh nghiệp đã mua loại máy in đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao, có uy tín lâu năm trên thị trường nên khả năng mua phải máy in không đảm bảo chất lượng là rất thấp. - Rủi ro về khả năng trả nợ: Nếu dự án không đạt được kế hoạch kinh doanh sẽ không có đủ tiền để trả nợ cho khoản vay chi nhánh. Để chuẩn bị cho vấn đề này công ty đã tiến hành điều tra về nhu cầu in ấn trên địa bàn là rất lớn. Với chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh công ty có khả năng chiếm lĩnh thị phần cao. Rủi ro về tài sản bảo đảm: Do đây là khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với chi nhánh nên tài sản bảo đảm chỉ bằng một phần của khoản vay. Tài sản bảo đảm là chính giá trị dây chuyền máy in đó với quyền sử dụng đất và ngôi nhà. Tuy nhiên mảnh đất và dây chuyền máy in có khả năng chuyển nhượng cao. 2.2.3. Nội dung thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 2.2.3.1. Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn. ● Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Việc thẩm định này hết sức quan trọng. Nó là điều kiện đầu tiên để có thể xem xét dự án. Vì nếu việc thẩm định này không cẩn thận có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu, gây thiệt hại cho chi nhánh. Đối với các khách hàng khác nhau thì nội dung của việc thẩm định này cũng khác nhau. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp thì cần phải có các loại giấy tờ sau: - Quyết định thành lập doanh nghiệp. - Đăng kí kinh doanh. - Người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. - Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng… Kết luận ở giai đoạn này là chủ đầu tư có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự để vay vốn của Ngân hàng hay không. Ví dụ: “ Dự án đầu tư mua dây chuyền máy in tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc”. Giới thiệu chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc: - Tên khách hàng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc. - Trụ sở chính: số 2, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. - Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn. - Lĩnh vực hoạt động: sản xuất và in bao bì, in giấy… - Đăng kí kinh doanh 0103456925 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 15/12/2005. - Đại diện doanh nghiệp: Ông Nguyễn Đại Phúc – Chức vụ: Giám đốc. - Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng ( Hai tỷ đồng). - Giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế số 0103228457 ngày 09/12/2005. - Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp ngày 10/12/2005. - Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng: Quyết định số 06/QĐ ngày 30/12/2006 của giám đốc về việc bổ nhiệm Bà Nguyễn Hoàng Mai giữ chức vụ kế toán trưởng công ty. Nhận xét: Công ty được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật. Như vậy công ty có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn theo quy định hiện hành. ● Thẩm định năng lực kinh doanh của khách hàng. Năng lực kinh doanh của khách hàng được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. - Năng lực của chủ đầu tư, của cán bộ quản lý. - Kinh nghiệm kinh doanh. - Quy mô, vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường… Các yếu tố này chỉ có thể phân tích định tính được. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong viêc quyết định thành công của doanh nghiệp. Ví dụ thẩm định: “ Dự án mở rộng nhà máy chế biến hoa quả hộp của công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đạt” Công ty là doanh nghiệp làm việc lâu năm trong lĩnh vực chế biến và đóng hộp hoa quả. Thương hiệu của công ty được nhiều khách hàng biết đến và sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Chủ đầu tư là người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chế biến hoa quả hộp. Công ty đã xây dựng được cơ cấu tổ chức mà qua nhiều năm đã chứng tỏ được sự hợp lý trong tổ chức của mình. Ngoài ra cán bộ, công nhân của công ty là những lao động lành nghề và giàu kinh nghiệm. Nhận xét: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đạt là đơn vị có năng lực kinh doanh tốt, có thể đảm bảo sự thành công cho dự án. ● Thẩm định về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh Đây là nội dung rất quan trọng được xem xét trước khi thẩm định dự án. Nếu không chú trọng đến việc thẩm định này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Có những dự án phải ngừng hoạt động khi chưa hết thời hạn do chủ đầu tư không có đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh. Năng lực tài chính được thể hiện ở ba chỉ tiêu chính đó là: tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán. Để có thể đưa ra những kết luận về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần phải dựa vào: tình hình dư nợ, nguồn vốn, tài sản của chủ đầu tư thông qua báo cáo kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm. Trong việc thẩm định này các cán bộ tín dụng thường dùng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu giữa các năm của doanh nghiệp để có thể đánh giá được. Yếu tố tài chính thường chiếm từ 60 đến 70% trong thang điểm tín dụng. Điểm tín dụng là căn cứ để xếp hạng khách hàng và để xác định mức cho vay và chính sách phù hợp với đối tượng khách hàng. Ví dụ: Thẩm định tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của “ Dự án đầu tư mua dây chuyền máy in của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc”. Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã tiến hành thẩm định tình hình tài chính của Công ty qua báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty. Bảng 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ĐVT: nghìn VNĐ Năm 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 3,198,148 4,426,355 6,912,482 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - Doanh thu thuần 3,198,148 4,426,355 6,912,482 Giá vốn hàng bán 1,287,554 2,356,481 3,158,636 Chi phí bán hàng 812,367 1,224,750 1,753,658 Chi phí quản lý doanh nghiệp 425,126 642,119 915,289 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 673,101 203,005 1,084,899 Thu nhập từ hoạt động tài chính (614,821) 215,874 489,265 Thu nhập khác - - - Tổng lợi nhuận trước thuế 58,280 418,879 1,574,164 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 16,318 117,286 393,541 Lợi nhuận sau thuế 41,962 301,593 1,180,623 Bảng 11: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2006 2007 2008 TÀI SẢN A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.105.216 3.333.461 4.216.321 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 240.073 438.290 444.883,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.345.289 3.771.751 4.661.204 NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 422.687 2.318.279 2.295.661 I Nợ ngắn hạn 422.687 2.318.279 1.797.403 II Nợ dài hạn - - 498,258 III. Nợ khác - - - B Vốn chủ sở hữu 1.922.602 1.453.472 2.365.543 TỔNG NGUỒN VỐN 2.345.289 3.771.751 4.661.204 Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Một số chỉ tiêu tài chính 2006 2007 2008 1. Khả năng thanh toán Khả năng thanh hiện hành 4,98 1,44 2,35 Khả năng thanh toán nhanh 2,56 0,31 0,84 2. Cơ cầu vốn và khả năng tự chủ tài chính Hệ số tự chủ tài chính 0,82 0,39 0,51 Hệ số nợ 0,18 0,61 0,49 Hệ số nợ trên VCSH 0,22 1,59 0,97 Hệ số nợ dài hạn - - 0,11 Nguồn: Tài liệu tham khảo [6] Qua số liệu từ Báo cáo tài chính của Công ty cho thấy: * Về khả năng thanh toán của Công ty: Trên bảng chỉ tiêu tài chính, qua số liệu về khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của công ty cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là tốt. * Về doanh thu: Doanh thu của Công ty trong năm 2008 đạt hơn 6.912.482 nghìn đồng (bằng 56,17% doanh thu năm 2007), mặt khác lợi nhuận của cả năm 2008 đạt hơn 4.426 triệu đồng nhưng năm 2008 lợi nhuận đã đạt 1.180.623 nghìn đồng (bằng 291,5% so với năm 2007). Như vậy có thể nói công ty không chỉ đang mở rộng về quy mô mà còn đang nâng hiệu quả sử dụng đồng vốn. * Mức độ độc lập về tài chính: Ở thời điểm 31/12/2008 vốn chủ sở hữu của công ty là 2.365.543 nghìn đồng. Hệ số tự chủ tài chính của công ty là (VCSH/Tổng nguồn vốn) là 0,97. Trong điều kiện hoạt động của Công ty là ổn định và có hiệu quả thì cơ cấu vốn như trên là hợp lý. Nhận xét: Trên cơ sở xem xét báo cáo tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty, có thể thấy tình hình tài chính của công ty là lành mạnh, công ty đang hoạt động ổn định và có hiệu quả. 2.2.3.2 Thẩm định dự án vay vốn. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của chi nhánh ngày càng nhiều và các lĩnh vực hoạt động cũng rất đa dạng và phong phú. Đối với các dự án, tùy theo đặc điểm, quy mô của dự án và đặc điểm của khách hàng mà nội dung thẩm định dự án vay vốn cũng khác nhau.Mục tiêu đặt ra của Ngân hàng là khi cho vay phải đảm bảo thu hồi được khoản cho vay đó. Do đó việc thẩm định của chi nhánh tập chung vào việc thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Các nội dung chủ yếu khi thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Nội dung 1: Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của DAĐT Trong nội dung này cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá và thẩm định các nội dung sau: tính đầy đủ của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, mục tiêu của đầu tư, quy mô đầu tư và sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá khái quát các nội dung của dự án…Kết luận của giai đoạn này là dự án đã có đầy đủ các hồ yêu cầu cho thẩm định chi tiết chưa. Nếu đầy đủ thì cán bộ thẩm định mới tiến hành thẩm định chi tiết. Ví dụ: “ Dự án mở rộng nhà máy chế biến hoa quả hộp của công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đạt”. Mục tiêu của đầu tư: là nhằm cung cấp các sản phẩm hoa quả hộp đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo uy tín, chất lượng, không gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đồng thời dự án còn hướng tới xuất khẩu sau hai năm hoạt động. Sự cần thiết đầu tư: các sản phẩm hoa quả hộp hiện nay chưa đa dạng, nhiều sản phẩm còn chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng kém. Nhu cầu về hoa quả hộp đang ngày càng tăng nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ. Chưa có thương hiệu hoa quả hộp nào thực sự có uy tín trên thị trường. Quy mô đầu tư: 13 tỷ đồng. Hồ sơ pháp lý của dự án gồm: Hồ sơ về khách hàng vay vốn, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay. Nhận xét: qua thẩm định tổng quát dự án mở rộng nhà máy chế biến hoa quả hộp của công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Công ta thấy dự án có đủ điều kiện và hồ sơ pháp lý để tiến hành thẩm định chi tiết. Nội dung 2: Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thẩm định để đảm bảo khi thẩm định các nội dung còn lại của dự án đều khả thi thì dự án có thể đi vào triển khai. Nội dung của thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án bao gồm: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư. Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ ưu đãi khuyến khích ưu đãi. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng. Ví dụ: “ Dự án xây dựng Viện dưỡng lão ở Hà Tây” Hồ sơ pháp lý của dự án gồm có: - Biên bản họp hội đồng thành viên của Công Ty cổ phần xây dựng và du lịch Ao Vua về việc vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án. - Quyết định phê duyệt dự án khả thi và các văn bản có liên quan. + Quyết định số 08/2006/QĐ-UB ngày 15/04/2006 của UBND Hà Tây về việc chấp thuận “1059/2006/QĐ-UB” của Công Ty cổ phần xây dựng và du lịch Ao Vua. + Quyết định số 05/2006/QĐ-UB ngày 15/04/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi đất tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây công ty thuê để xây dựng khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. + Quyết định số 1059/2006/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù thu hồi đất, hoa màu và giá thuê đất khi giao đất cho công ty sử dụng. + Quyết định số 256/2006/QĐ-UB ngày 20/04/2006 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty. + Biên bản đền bù giải phóng mặt bằng. + Quyết định số 04/2006/QĐ-BKHMT của Bộ khoa học và môi trường ngày 25/05/2006 về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường “ Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Ba Vì- Hà Tây”. Nhận xét: hồ sơ pháp lý của dự án đã đầy đủ để tiến hành thẩm định dự án. Nội dung 3: Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án. Khía cạnh thị trường là nội dung quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án. Một dự án chỉ có thể gọi là tốt khi nó mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Để có được lợi nhuận cao thì sản phẩm của dự án phải tiêu thụ được. Các cán bộ thẩm định của chi nhánh đã tiến hành thẩm định các khía cạnh thị trường ở tất cả các dự án. Tuy nhiên việc thẩm định ở đây mới chỉ dừng lại ở việc xem xét tính khoa học và hợp lý của các phân tích chủ đầu tư đưa ra mà chưa xem xét cụ thể từng nội dung nghiên cứu thị trường của dự án. Nội dung thẩm định khía cạnh thị trường của dự án bao gồm: Xem xét tính đầy đủ và chính xác trong nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án: xem xét về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án; kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án, đánh giá sản phẩm của dự án, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án… Đối với sản phẩm xuất khẩu ngoài việc phải xem xét các nội dung trên, cán bộ thẩm định còn tiến hành xem xét các nội dung: sự đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu và thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không. Ví dụ: “ Dự án xây dựng Viện dưỡng lão ở Hà Tây” Dự án đã phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu như sau: Những người có thu nhập khác nhau sẽ có nhu cầu Viện Dưỡng Lão khác nhau. Vì vậy dự án đã phân chia thị trường tổng thể thành ba nhóm khách hàng theo thu nhập: nhóm có thu nhập trung bình và thấp: thu nhập bình quân đầu người < 3 triệu đồng/tháng, nhóm có thu nhập khá: thu nhập bình quân đầu người 3≤ TN< 5 triệu đồng/tháng và nhóm có thu nhập cao: thu nhập bình quân đầu người trên 5 triệu đồng/tháng. Dự án xác định thị trường mục tiêu bao gồm hai nhóm khách hàng là người có thu nhập khá và cao. Vì những người này là những người có công việc bận rộn hoặc những người có hoàn cảnh đặc biệt nên không thể trực tiếp chăm sóc ông bà cha mẹ mình. Mà họ lại là người có khả năng chi trả cho kinh phí khi đưa ông bà cha mẹ mình vào khu nghỉ dưỡng. Đây là đoạn thị trường có mức độ hấp dẫn cao. Nhận xét: Cách phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu của dự án là hoàn toàn hợp lý. Nội dung 4: Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án. Các dự án của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở chi nhánh thường tập trung vào các lĩnh vực có giải pháp kĩ thuật không quá phức tạp, các máy móc nhập khẩu thường là sản phẩm uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đã được nhiều doanh nghiệp trước đó sử dụng. Ngoài ra do đặc trưng của kĩ thuật mà các cán bộ thẩm định hầu như đều tốt nghiệp các trường kinh tế nên nội dung thẩm định khía cạnh này thường chỉ rất chung chung. Nội dung thẩm định thường chỉ xem xét các vấn đề về nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động của máy móc thiết bị, thực trạng của máy móc thiết bị, địa điểm xây dựng và thị trường đầu vào. Ví dụ: “Dự án xây dựng Viện dưỡng lão ở Hà Tây”. Xét tính kinh tế của địa điểm dự án: Viện dưỡng lão được xây dựng ở nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, điều kiện khí hậu trong lành. Điều kiện cung cấp các dịch vụ hạ tầng thuận lợi: điện, nước, viễn thông... gần các khu du lịch nổi tiếng: Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên... khu vực này có các suối thác tạo nên nhiều cảnh quan đẹp tạo thuận lợi cho tham quan du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Ngoài ra dự án có vị trí gần khu vực dân cư nên rất thuận lợi trong việc xét tuyển nguồn nhân lực phục vụ cho xây dưng và vận hành khai thác dự án,đông thời góp phần giải quyết được nguồn nhân lực nhàn rỗi của khu vực này Nhận xét: dự án có địa điểm đảm báo tính kinh tế cao, tận dụng được cơ sở hạ tầng của địa điểm và đảm bảo thu hút được khách hàng khi đi vào hoạt đông. Nội dung 5: Thẩm định về phương thức tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định của chi nhánh thường tập chung xem xét các vấn đề sau: Xem xét hình thức quản lý dự án. Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án. Đánh giá nguồn nhân lực của dự án về : số lao động, trình độ kĩ thuật tay nghề, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng. Ví dụ: “ Dự án xây dựng Viện dưỡng lão ở Hà Tây” Sơ đồ tổ chức lao động trong giai đoạn vận hành khai thác Tổng giám đốc Giám đốc phụ trách khu nhà nghỉ và các hoạt động vui chơi giải trí Viện trưởng viện chăm sóc sức khỏe Đội ngũ nhân viên cấp dưới Phòng nhân sự Phòng kĩ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài chính Phòng kế hoạch Các phòng chuyên khoa Phòng kĩ thuật Nhận xét: Mô hình tổ chức quản lý của dự án tương đối hợp lý phù hợp với quy mô và đảm bảo tính chuyên môn hóa cao trong hoạt động. Nội dung 6: Thẩm định về khía cạnh tài chính của dự án. Nội dung thẩm định này được cán bộ thẩm định tiến hành xem xét trên các khía cạnh sau: Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư. Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án. Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án về: phương pháp tính toán, số liệu tính toán đã chính xác hay chưa? Ví dụ: “ Dự án mở rộng nhà máy chế biến hoa quả hộp của công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đạt” đưa ra mức đầu tư là 13 tỷ đồng. Cán bộ thẩm định đã tiến hành so sánh với các dự án tương tự khác thấy mức đầu tư như vậy là hợp lý. Nội dung 7: Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án. Nội dung này chưa được cán bộ tín dụng của chi nhánh chú trọng. Chỉ với một số ít các dự án mà thật sự gây ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường thì các cán bộ mới thẩm định nhưng việc thẩm định vẫn còn rất sơ sài. Còn đối với các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có tác động lớn đến môi trường nên thường không được thẩm định nội dung này. Một dự án đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội khi nó tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lao động nhất định, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tạo nguồn thu cho ngân sách. Ví dụ dự án “ Dự án đầu tư mua dây chuyền máy in tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc”. Dự án đưa ra được mức đóng góp cho ngân sách nhà nước cả đời dự án là 1.746 triệu đồng. Cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét và thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nội dung 8: Thẩm định rủi ro. Đối với bất kì một dự án đầu tư nào cũng đều có rủi ro. Vì vậy mà việc thẩm định rủi ro luôn là yêu cầu bắt buộc trong việc thẩm định của chi nhánh. Qua việc thẩm định rủi ro Ngân hàng giúp cho chủ đầu tư có các biện pháp để hạn chế rủi ro cho chủ đầu tư đồng thời cũng để tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động của dự án là: rủi ro về tiến độ thực hiện dự án, rủi ro về thị trường, rủi ro về môi trường kinh tế xã hội và rủi ro về kinh tế vĩ mô. Ví dụ: “ Dự án xây dựng Viện dưỡng lão ở Hà Tây”. Dự án được xây dựng ở Ba Vì- Hà Tây cũ. Vị trí này rất thuận lợi khi đi vào hoạt động do điều kiện không khí trong lành và mát mẻ. Tuy nhiên việc vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm xây dựng lại tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy khi tiến hành đầu tư có thể xảy ra rủi ro về tiến độ thi công của dự án, tăng chi phí, làm ảnh hưởng chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đến giai đoạn đưa dự án vào hoạt động để thu hồi vốn. 2.2.3.3. Thẩm định đảm bảo tiền vay. Việc thẩm định tài sản bảo đảm được chi nhánh tiến hành rất cẩn thận. Đảm bảo tiền vay là một biện pháp để ngăn ngừa rủi ro cho chi nhánh khi dự án vay vốn khi đi vào hoạt động không có hiệu quả nên không có khả năng trả nợ. Các hình thức bảo đảm tiền vay của chi nhánh bao gồm: đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh bằng tài sản, bất động sản, bảo lãnh của bên thứ ba. Giá trị tài sản bảo đảm thì có thể bằng toàn bộ khoản vay hoặc có thể chỉ cần bằng một phần giá trị khoản vay tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: “ Dự án đầu tư mua dây chuyền máy in tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phúc”. Công ty được chi nhánh chấp thuận cho vay 8 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm chính dây chuyền sản xuất trị giá 3 tỷ đồng (ba tỷ đồng) và quyền sử dụng đất và ngôi nhà trị giá 3 tỷ đồng (ba tỷ đồng). Do đây là khách hàng lâu năm với chi nhánh nên tài sản đảm bảo chỉ cần bằng một phần giá trị khoản vay. Cho vay không đảm bảo số tiền là 2 tỷ đồng (hai tỷ đồng). 2.2.4. Ví dụ minh họa “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên” 2.2.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn ● Tư cách pháp nhân Tên khách hàng: Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên Đăng ký kinh doanh số: 0502000686 do Sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 06/10/2005 (Chuyển đổi từ Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên, ĐKKD số 0504000133 do Sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 16/09/2003). - Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. - Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Điện thoại: 0321.981855 Fax: 0321.981857 - Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Việt Phát Chức vụ: Giám đốc - Đại diện vay vốn : Ông Nguyễn Việt Phát Chức vụ: Giám đốc (Theo biên bản họp hội đồng thành viên ngày 01/10/2005) - Vốn điều lệ đăng ký : 10.000.000.000 đồng. - Vốn chủ sở hữu đến ngày 31/12/2008: 3.867.861 nghìn đồng - Ngành nghề kinh doanh: Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, Buôn bán hàng nông lâm sản, dịch vụ môi giới thương mại, Xây dựng công nghiệp và dân dụng, Sản xuất các sản phẩm nhựa, Sản xuất ván sàn công nghiệp… Nhận xét của ngân hàng: Công ty TNHH Việt Phát thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Công ty có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Như vậy công ty có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng theo quy định tín dụng hiện hành. Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định của chi nhánh Thăng Long đã thu thập thông tin và thẩm định nội dung hồ sơ pháp lý của dự án một cách đầy đủ và chi tiết. ● Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực Thành viên sáng lập là Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Việt Phát và do Ông Nguyễn Việt Phát làm giám đốc. Hiện tại, Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên có tổng số cán bộ: 45 người. Công ty hoạt động theo cơ cấu như sau: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: GIÁM ĐỐC Kế To._. hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Như vậy sản phẩm của dự án có cả ưu thế về giá cả và chất lượng để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Trong việc thẩm định khía cạnh thị trường thì cán bộ thẩm định của chi nhánh cũng nên yêu cầu chủ đầu tư đưa ra phương án tiếp thị sản phẩm của dự án để tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần của dự án. Ví dụ dự án “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát – Hưng Yên”. Cán bộ thẩm định yêu cầu chủ đầu tư bổ sung về phương án tiếp thị sản phẩm và phương thức tiêu thụ, mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án. Người viết xin đưa ra phương án tiếp thị sản phẩm của dự án như sau: quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, đài phát thanh với phương châm “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; tài trợ cho một số chương trình như “ Không gian đẹp” trên VTV3. Đây là một chương trình giới thiệu về các nhà đẹp đã thu hút được khá nhiều khán giả nên quảng cáo trên đây sẽ rất có hiệu quả và phù hợp với sản phẩm của dự án, tạo được lòng tin cho khách hàng. Về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm thì công ty nên tiến hành lập các đại lý để bán hàng đến tận tay người tiêu dùng. 2.4.2.2. Nội dung phân tích khía cạnh kĩ thuật. Nội dung này khi thẩm định cán bộ còn gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù kĩ thuật và trình độ của các bộ tín dụng mới chỉ chuyên về kinh tế. Chi nhánh phải đầu tư thích đáng trong việc tổng hợp và ban hành các chỉ tiêu đánh giá kĩ thuật phù hợp với từng ngành. Ngoài ra đây là một nội dung khó nên chi nhánh có thể thuê chuyên gia tư vấn để giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác trong thẩm định khía cạnh này. Cần chú ý đến sự thay đổi của các điều kiện vĩ mô, tâm lý người tiêu dùng trong việc đưa ra những dự báo về đầu vào và đầu ra của dự án. Với dự án “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát – Hưng Yên”. Khi thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án cán bộ thẩm định nên tìm hiểu các tin tức và tài liệu liên quan đến dây chuyền sản xuất nhập về để nêu lên được những ưu nhược điểm của công nghệ được lựa chọn để đánh giá khía cạnh tài chính của dự án được tốt hơn. Qua tìm hiểu các tin tức trên mạng người viết xin đưa ra một số ưu nhược điểm của công nghệ được lựa chọn của dự án như sau: Về ưu điểm: công nghệ sản xuất ván sàn mới được phát minh hơn mười năm là dây chuyền khá tiên tiến. Đây là công nghệ sản xuất đã qua thực hành thành công ở quy mô sản xuất đại trà nên rất phù hợp với điều kiện nước ta. Ngoài ra các quy trình đều được quy chuẩn hóa nên việc sản xuất được thuận lợi hơn. Về nhược điểm: các nguyên liệu đầu vào của dự án đều phải nhập khẩu nên không chủ động trong việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án. Đây cũng là công nghệ mới lần đầu được đưa vào Việt Nam nên việc vận hành và bảo dưỡng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra người viết cũng đưa ra giải pháp để giải quyết về vấn đề môi trường như sau: Dự án khi đi vào hoạt động sẽ làm tạo ra một khối lượng mùn cưa rất lớn, nếu như vấn đề này không được xử lý tốt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Dự án nên tiến hành đầu tư một hệ thống thu bụi. Như vậy sẽ vừa đảm bảo độ bền của máy móc, vừa đảm bảo sức khỏe của công nhân, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Hiện nay giá trị của hệ thống hút bụi này là khoảng 300 triệu. Cán bộ thẩm định nên tiến hành phương pháp so sánh để đánh giá xem giá bán sản phẩm đưa ra đã phù hợp chưa. Qua tham khảo tin tức trên mạng người viết xin đưa ra nhận xét về giá bán sản phẩm như sau: Mức giá bán sàn gỗ công nghiệp loại 8mm/AC3/mộng kép (loại thông dụng trên thị trường) hiện nay: STT Loại sàn Mức giá sàn gỗ 8mm / AC3 / mộng kép 1 Pergo (Pháp) 310.000 2 Witex (Đức) 290.000 3 Classen (Đức) 275.000 4 Kronotex (Đức) 275.000 5 Gago (Hàn Quốc) 250.000 6 Unifloors (Đức) 185.500-250.000 7 Robina (Malaysia) 210.000 8 Sàn siêu chịu nước (Malaysia) (Kaindl, Inova, Ravoni, ...) 195.000-225.000 9 Eurohome (Công nghệ Đức) 185.000 10 Knotex (Công nghệ Đức) 205.000 11 Eurolite (Công nghệ Đức) 185.000 12 Một số loại sàn khác (Trung Quốc) 165.000-195.000 (Nguồn: sagaco.net) STT Loại sàn Mức giá sàn gỗ 8mm / AC3 / hèm khoá 1 Perfect (Đức) 215.000 2 Classen (Đức) 260.000 3 Crest (Đức) 200.000 4 Cati (Đức) 275.000 5 EPI (Pháp) 255.000 6 Eurofloor (Đức) 265.000 7 Eurohome (Đức) 215.000 8 Gago (Hàn Quốc) 285.000 9 Haro (Đức) 265.000 10 Krono Original (Đức) 250.000 11 Kronotex (Đức) 255.000 12 Kronoswiss (Thụy Sỹ) 260.000 13 Kronospan (Áo) 270.000 14 Krono (Đức) 215.000 15 Lami (Ý) 265.000 16 Robina (Malaysia) 210.000 17 Roysal (Pháp) Không có 18 Pergo (Pháp) 310.000 19 Unifloors (Đức) 195.500 20 Witex (Đức) 290.000 (Nguồn: govansan.com.vn) - Ngoài ra còn một số thương hiệu khác như Kaindl, Gesus không có loại sàn 8mm; Picenza, Roysal sử dụng công nghệ cũ không có kết cấu mộng kép,... và một số loại khác ít phổ biến như Alpha Floor, Universal,... Như vậy mức giá bán mà công ty đưa ra là hoàn toàn có cơ sở và có tính cạnh tranh cao. Doanh thu dự kiến của công ty trong thời gian hoạt động của dự án là hợp lý. 2.4.2.3. Nội dung phân tích khía cạnh tài chính. Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR chi nhánh cũng nên chú trọng đến việc sử dụng các chỉ tiêu điểm hòa vốn, tỷ lệ lợi ích trên chi phí… để có thể đánh giá được dự án một cách toàn diện hơn. Trong việc xác định tỷ suất chiết khấu chi nhánh không nên lấy lãi suất ngân hàng làm tỷ suất chiết khấu luôn. Tỷ suất chiết khấu có vai trò rất quan trọng trong việc xác định dòng tiền của dự án, ảnh hưởng lớn đến việc xác định chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Vì vậy khi xác định tỷ suất chiết khấu của dự án chi nhánh phải xem xét đến tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó. Chi nhánh cũng cần phải xác định được sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các chỉ tiêu khác thay đổi bằng việc phân tích độ nhạy. Ví dụ dự án “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát – Hưng Yên”. Ta có thể xác định thời gian thu hồi vốn bằng phương pháp cộng dồn như sau: Năm 1 2 3 4 5 Dòng tiền đã chiết khấu (13%) 1,496.86 7,209.49 9,678.33 11,047.26 9,121.39 Cộng dồn 1,496.86 7,706.35 18,384.68 29,431.94 38,553.33 Vốn đầu tư ban đầu là: 25,033 triệu đồng. Hết năm thứ 3 còn thiếu ( 25,033-18,384.68) = 170,91 triệu đồng. Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là: (25,033-18,384.68) 3 + = 3.6 năm 29,431.94 Dự án có thời gian hoàn vốn là 3 năm 7 tháng. Như vậy dự án này có tính khả thi cao về mặt tài chính. 2.4.2.4. Nội dung phân tích khía cạnh kinh tế xã hội. Chi nhánh nên chú trọng hơn đến việc thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Chi nhánh nên yêu cầu các chủ đầu tư làm rõ các nội dung như: số lao động được giải quyết công ăn việc làm do dự án mang lại, sự gia tăng thu nhập cho người dân, đóng góp cho ngân sách địa phương ra sao… qua đó để có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho vay vốn đối với những dự án mang lại nhiều tác động tích cực và cần xem xét kĩ nếu các dự án này mang lại tác đông không tốt cho nơi nó hoạt động. 2.4.2.5. Nội dung phân tích khía cạnh tổ chức quản lý của dự án. Cán bộ thâm định cần chú trọng hơn đền việc thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý của dự án. Các nội dung như khả năng cung ứng nguồn lao động, dự kiến mức lương như thế nào… cần phải đựơc đưa vào nội dung thẩm định. Bởi đây là các chỉ tiêu ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả tài chính và hoạt động của dự án sau này. Như vậy nếu các chỉ tiêu này không được tiến hành cụ thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Ví dụ “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát – Hưng Yên”. Cán bộ thẩm định có thể nhận thấy nguồn lao động cung cấp cho dự án hầu như là lao động phổ thông. Nguồn lao động này ở nước ta là sẵn có và tương đổi rẻ. Tuy nhiên chính vì vậy mà sau khi tuyển dụng công ty cần có chương trình đào tạo tay nghề cụ thể để những công nhân này có thể làm việc được tốt. Riêng về giám đốc nhà máy và kế hoạch sản xuất nên tuyển dụng những người đang làm việc sẵn tại công ty vì những người này là những người giàu kinh nghiệm và quen với môi trường làm việc của công ty, như vậy sẽ giúp cho công việc được tiến hành thuận lợi hơn. 2.5. Giải pháp về đội ngũ cán bộ thẩm định. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngành kinh tế. Ngân hàng cũng vậy. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh thì giải pháp đầu tiên phải nói đến là giải pháp về nguồn nhân lực. Giải pháp về nguồn nhân lực bao gồm nhiều khâu từ tuyển dụng, đào tạo, đạo tạo lại… và các chính sách khen thưởng… Tuyển chọn nhân sự đầu vào: Trong thời gian vừa qua chi nhánh đã chú trọng đến việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên có trình độ cao cho chi nhánh. Tuy nhiên trước những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh hiện tại thì trong thời gian tới Chi nhánh nên tiếp tục tuyển thêm nhiều hơn nữa số cán bộ này để đáp ứng được khối lượng công việc đặt ra. Số cán bộ này không những là những người có năng lực, có khả năng thực hiện tốt các công việc được giao mà còn phải có tư cách đạo đức tốt. Trong việc tuyển chọn nhân sự đầu vào nên chú trọng tuyển dụng thêm những cán bộ có trình độ về kĩ thuật và luật pháp vì hiện nay dự án vay vốn của chi nhánh ở rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi dự án lại có các tiêu chuẩn kĩ thuật và quy định luật pháp khác nhau yêu cầu phải nắm vững thì mới thẩm định được. Chi nhánh cũng nên có các biện pháp thu hút và giữ chân những cán bộ giỏi hoạt động cho chi nhánh hoặc làm tư vấn trong hoạt động thẩm định. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đối với những cán bộ mới được tuyển vào chi nhánh cần chú ý đến việc phổ biến các quy định của chi nhánh. Tiến hành cho các cán bộ này tham gia vào các lớp học chuyên sâu về công việc của mình. Khuyến khích tinh thần tự học hỏi. Tiến hành đào tạo lại cho các cán bộ lâu năm về những quy định mới, các văn bản pháp luật mới của Nhà nước. Mở các buổi hội thảo nội dung về thẩm định. Cử các cán bộ của chi nhánh đi học để nâng cao năng lực, học hỏi thêm các kinh nghiệm. Chi nhánh cũng có thể cử các cán bộ tín dụng giỏi, giàu kinh nghiệm để kèm cặp hướng dẫn những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm. Đây là một biện pháp tiết kiệm được nhiều kinh phí mà mang lại hiệu quả cao trong việc đào tạo. Việc đào tạo và đào tạo lại phải được tiến hành thường xuyên và liên tục như thế mới đảm bảo được chất lượng đào tạo. Nâng cao nhận thức, tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên. Mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về một dự án cụ thể vì vậy có thể xảy ra tình trạng móc ngoặc giữa cán bộ thẩm định với khách hàng. Vì vậy chi nhánh nên mở các lớp giáo dục về ý thức, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ, giúp họ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động của chi nhánh. Qua đó giúp tăng cường tính tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhân viên của chi nhánh. Có các biện pháp khen thưởng kịp thời với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, những cán bộ đạt thành tựu xuất sắc. Ngoài ra cũng cần có các biện pháp xử lý nghiêm minh các cán bộ vi phạm. Các biện pháp khen thưởng này có thể bằng cả tinh thần lẫn vật chất. Còn đối với những hành vi vi phạm thì phải có các biện pháp kiểm điểm, xử phạt hành chính cụ thể mới nâng cao được trách nhiệm của cán bộ vi phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, lựa chọn và đào tạo các cán bộ thanh tra có năng lực, có phẩm chất tốt và có chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ. Để có thể kiểm tra tốt thì đòi hỏi người kiểm tra phải được đào tạo tốt về mọi mặt. Vì vậy đây là một biện pháp không thể coi nhẹ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chi nhánh. 2.6. Giải pháp về thông tin. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác của việc thẩm định. Vì vậy nâng cao chất lượng thông tin là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định. Lượng thông tin đủ và đáng tin cậy sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ thẩm định. Do đó chi nhánh cần chú ý thu thập thông tin và khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin đó từ các nguồn khác nhau. Nguồn thông tin đó có thể lấy từ trên mạng tương đối nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhưng cần phải chú ý so sánh đảm bảo tính chính xác của các thông tin này. Cán bộ thẩm định cũng cần đến tận nơi doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp về dự án đang tiến hành. Nguồn thông tin cũng có thể khai thác từ các bạn hàng doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp mà khách hàng đã từng có quan hệ, các chuyên gia kinh tế, các cơ quan Nhà nước (cơ quan thuế) hay tế hay từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước CIC…là những nguồn rất đáng tin cậy. Chi nhánh cần phải tạo dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thông tin. Thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định không những phải đủ về số lượng, đáng tin cậy mà còn phải kịp thời thì mới đảm bảo cho việc thẩm định được. Do thời gian để thẩm định là có hạn mà khối lượng công việc là rất nhiều nên các cán bộ thẩm định không có đủ thời gian để thu thập thông tin. Vì vậy mà chi nhánh nói riêng và VPBank nói chung cần phải xây dựng được một trung tâm thông tin riêng. Trung tâm này sẽ tiến hành thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin thành hệ thống tiện cho cán bộ thẩm định sử dụng khi cần thiết. Trung tâm thông tin này phải luôn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Các thông tin cần được sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học. 2.7. Giải pháp về cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị của chi nhánh. Hoạt động Ngân hàng là một lĩnh vực chuyên môn hóa cao của nền kinh tế. Vì vậy mà việc áp dụng máy móc hiện đại vào trong hoạt động của chi nhánh là rất cần thiết. Những máy móc này sẽ giúp tăng cường hiệu quả các nghiệp vụ, tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian và tăng độ chuẩn xác trong tính toán và thu thập thông tin. Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa số lượng máy tính, đảm bảo mỗi cán bộ có một máy tính riêng để làm việc. Các máy tính này cần được cài đặt các chương trình phần mềm hiện đại ứng dụng vào trong hoạt hoạt động của chi nhánh như Crustal Ball hay các phần mềm tính toán khác. Ngoài ra các máy tính này cũng cần được nối mạng để phục vụ cho hoạt động tìm tin, tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác làm việc giữa các cán bộ của chi nhánh với nhau. Chi nhánh nên mở các lớp đào tạo về ứng dụng tin học nâng cao trình độ tin học để các cán bộ tín dụng có thể tạo sử dụng thành thạo các công nghệ, giúp giảm thiểu rủi ro và sai xót. Việc tạo cơ sở vật chất hiện đại cho hoạt động của chi nhánh không những giúp cho hoạt động của các cán bộ trong chi nhánh thuận lợi hơn mà nó còn góp phần tạo thiện cảm và sự tin tưởng ở khách hàng. Một chi nhánh với các máy móc hiện đại, cơ sở tiện nghi sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng. Ngoài ra chi nhánh cũng nên thành lập một bộ phận chuyên về công nghệ thông tin để có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề về máy tính và hệ thống mạng, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc thẩm định. 2.8. Các giải pháp khác. Chi nhánh Thăng Long nói chung và VPBank nói riêng cần chú trọng xây dựng cho mình một chính sách khách hàng linh hoạt trong đó ưu tiên những khách hàng có quan hệ truyền thống vì đã nắm bắt được các thông tin của khách hàng này. Ngoài ra còn phải có kế hoạch phát triển khách hàng mới trên cơ sở tìm hiểu kĩ thông tin về các khách hàng này. Chi nhánh cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Việc thẩm định không chỉ dừng lại ở trong phạm vi phòng tín dụng mà các cán bộ thẩm định còn phải đến tận nơi khách hàng để tìm hiểu thông tin, kiểm tra trước và sau cho vay. Vì vậy chi nhánh nên lập ra một quỹ thẩm định giải quyết các chi phí về thẩm định cho cán bộ thẩm định của chi nhánh. III. Kiến nghị. 3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hệ thống các ngân hàng Việt Nam và thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Vì vậy Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách tăng cường hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định nói riêng. Ngân hàng cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng bằng cách ban hành các văn bản, quy định và hướng dẫn thực hiện các vấn đề có liên quan tới hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một quy trình thẩm định với nội dung thẩm định thống nhất dựa trên các điều kiện nước ta và phù hợp với các quy định của quốc tế. Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo cán bộ ngân hàng, các cán bộ thẩm định bằng cách mở các lớp tập huấn nghiệp vụ. Tổ chức các hội thảo về các vấn đề có liên quan tới hoạt động ngân hàng và thẩm định để đưa ra các kinh nghiệm và định hướng cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Ban hành các phần mềm hiện đại áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động cho các ngân hàng. Tăng cường vai trò của trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm tín dụng ngân hàng (CIC) trong việc cung cấp thông tin phục vụ quá trình thẩm định bằng cách đa dạng hóa nguồn thông tin của trung tâm này về tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật… Có các biện pháp thanh tran giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng để kịp thời phát hiện những sai xót để xử lý, uốn nắn, hạn chế đến thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng. Các ngân hàng thương mại cũng cần phải tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhau trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình thẩm định nhất là đối với các dự án mà các ngân hàng cùng tài trợ. 3.2. Đối với VPBank. VPBank cần chú trọng hoàn thiện hơn nữa quy chế và quy trình thẩm định của mình cho sát với thực tế và có những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thẩm định với các dự án khác nhau. Ngân hàng cũng cần mở thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ về nghiệp vụ thẩm định, quản lý và tin học cho các cán bộ trong chi nhánh. Tiến hành tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh, mời các chuyên gia về truyền đạt kinh nghiệm. Thành lập trung tâm lưu giữ tài liệu phục vụ cho thẩm định. Tiến hành cập nhật thường xuyên và liên tục các số liệu mới và đưa ra các định mức kinh tế ngành tạo cơ sở cho các cán bộ thẩm định so sánh các chỉ tiêu trong việc thẩm định. Ngân hàng cũng cần tăng cường tính chủ động cho mình trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng để cho vay. Ngân hàng chủ động trong việc tư vấn cho doanh nghiệp có hướng đầu tư đúng đắn có hiệu quả dựa trên những diễn biến nền kinh tế và phù hợp quy hoạch của nhà nước. Điều này cũng tạo ra được mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Tăng cường cơ sở vật chất cho các chi nhánh. Cung cấp các phần mềm hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định được nhanh chóng chính xác. 3.3. Đối với Nhà nước, Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan. Nhà nước cần phải hoàn thiên hơn nữa hệ thống pháp luật về ngân hàng và hoạt động thẩm định. Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định của nhà nước. Nhà nước cũng cần nêu rõ trách nhiệm của các bên có liên quan đến hoạt động thẩm định. Nhà nước cũng cần đưa ra quy hoạch thống nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội theo ngành, địa phương và thời kì. Điều này sẽ giúp cho chi nhánh có thể thẩm định sự phù hợp của dựa án với các quy hoạch phát triển của nhà nước đưa ra để có mức cho vay phù hợp. Yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đảm bảo tính minh bạch và chính xác của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tăng cường chất lượng công tác thẩm định. Đồng thời nhà nước cũng nên tiến hành cải tổ lại hệ thống các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì nên giải thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa giữa các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Các bộ có liên quan cần công khai các thông tin của ngành mình để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định dễ dàng thu thập thông tin đồng thời phối hợp với các cơ quan thẩm định để thẩm định và phê duyệt các dự án. Đối với Bộ tài chính cần đảm bảo cho chế độ kiểm toán mới được áp dụng thống nhất và chính xác, yêu cầu các doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thực hiện kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp vi phạm, gian lận tài chính. Cơ quan hải quan cung cấp các thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khi được ngân hàng yêu cầu để ngân hàng dễ dàng kiểm tra xem việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không. Các cơ quan công an cũng cần giúp đỡ ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về nhân thân, năng lực pháp luật của khách hàng. Tổng cục thống kê cần phát huy vai trò của mình trong việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế, dự báo về giá cả, lạm phát để khách hàng có thể chủ động đối phó được. Đặc biệt các bộ chuyên ngành như bộ nông nghiệp, bộ công nghiệp… cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho ngành của mình trong từng giai đoạn, thường xuyên cập nhật, tạo điều kiện cho ngân hàng làm căn cứ đánh giá thẩm định dự án đầu tư. 3.4. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh. Khách hàng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định của chi nhánh. Nếu không có sự hợp tác của khách hàng thì việc thẩm định của cán bộ thẩm định không thể tiến hành được hoặc nếu có tiến hành thì cũng không đạt được các kết quả như mong muốn. Khách hàng cần chú ý hợp tác với chi nhánh để việc thẩm định được nhanh chóng và chính xác. Sự hợp tác đó được thể hiện trên nhiều phương diên khác nhau. Khách hàng cần phải tiến hành tìm hiểu quy trình thẩm định, các yêu cầu hồ sơ pháp lý mà ngân hàng đưa ra. Có như thế việc thẩm định mới nhanh chóng tiến hành được, không ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định gây mất thời gian cho cán bộ và ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. Đồng thời khi tìm hiểu về các yêu cầu của ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng giải quyết được các yêu cầu của ngân hàng mà nhờ đó tăng cường khả năng có thể vay vốn được từ ngân hàng. Các thông tin và báo cáo mà khách hàng đưa ra cần phải chính xác. Việc lập dự án dựa trên các số liệu chuẩn xác không những giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác khả năng trả nợ của dự án mà còn giúp cho chủ đầu tư thấy được dự án của mình có thực sự khả thi hay không. Điều này là có lợi cho cả ngân hàng và các khách hàng. Dự án đầu tư mà khách hàng đưa ra cũng cần được lập một cách khoa học, khả thi để tiện cho việc thẩm định xem xét dự án. Cần tuyệt đối tránh đưa ra các chỉ số hiệu quả tài chính không chính xác theo hướng làm tăng khả năng vay được vốn vì như thế sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Khi được ngân hàng cấp tín dụng thì ngân hàng phải sử dụng đúng mục đích vay vốn và tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát nguồn vốn cho vay này. KẾT LUẬN Nước ta đang phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang bị chậm lại. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn này là hết sức quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp ổn đinh kinh tế. Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc phát triển. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp này vẫn còn rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu giải quyết được vướng mắc này thì đây sẽ là một cơ hội lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế đất nước. Với phương châm trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam, VPBank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng luôn chú trọng các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên công tác thẩm định cho vay vốn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp. Chuyên đề này trình bày thực trạng thẩm định cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định cho vay dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. Em hi vọng bài viết sẽ góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện công tác thẩm định của chi nhánh, giúp tăng cường sự đóng góp của chi nhánh vào sự phát triển của Ngân hàng nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên do kiến thức, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Do đó em mong sẽ nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đặc biêt là PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007. Website: www.vpbank.com. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VPBank chi nhánh Thăng Long các năm 2006, năm 2007 và năm 2008. Sổ tay tín dụng VPBank, Hà Nội 2002, tài liệu lưu hành nội bộ. Báo cáo thẩm định và hồ sơ dự án vay vốn công ty TNHH Việt Phát – Hưng Yên. Các báo cáo thẩm định và hồ sơ dự án vay vốn khác tại VPBank chi nhánh Thăng Long. Thời báo kinh tế. DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại. VPBank : Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. PGD : Phòng giao dịch. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. SXKD : Sản xuất kinh doanh. Max : Tối đa. UBND : Ủy ban nhân dân. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 2 I. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 2 1.1. Giới thiệu chung về VPBank. 2 1.2. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 2 1.2.1. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 2 1.2.1.1. Lịch sử hình thành. 2 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức 3 1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Thăng Long. 5 1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn. 5 1.2.2.2. Hoạt động tín dụng. 7 1.2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế 9 1.2.2.4. Hoạt động phát hành thẻ. 10 1.2.2.5. Kết quả kinh doanh. 11 II. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 12 2.1. Tổng quan về các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Thăng Long. 12 2.1.1. Đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Thăng Long. 12 2.1.2. Khái quát tình hình thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 13 2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 14 2.2.1. Quy trình thẩm định. 14 2.2.1.1. Lưu đồ quy trình thẩm định 15 2.2.1.2. Diễn giải quy trình. 15 2.2.2. Phương pháp thẩm định. 17 2.2.2.1. Thẩm định theo trình tự 17 2.2.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. 18 2.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy. 18 2.2.2.4. Phương pháp dự báo. 19 2.2.3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 20 2.2.3. Nội dung thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 20 2.2.3.1. Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn. 20 2.2.3.2 Thẩm định dự án vay vốn. 24 2.2.3.3. Thẩm định đảm bảo tiền vay. 30 2.2.4. Ví dụ minh họa “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên” 31 2.2.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 31 2.2.4.2. Thẩm định dự án đầu tư 36 2.2.4.3. Nhận xét và đề xuất của cán bộ tín dụng 50 III. Đánh giá kết quả đạt được của công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. 52 3.1. Những thành công. 52 3.1.1. Về quy trình thẩm định: 52 3.1.2. Về nội dung thẩm định. 52 3.1.3. Về phương pháp thẩm định. 53 3.1.4. Về việc tổ chức thẩm định. 53 3.1.5. Về cán bộ thẩm định. 53 3.1.6. Về thời gian thẩm định. 53 3.1.7. Về việc thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm định của chi nhánh. 54 3.2. Những tồn tại. 54 3.2.1. Về tổ chức thẩm định. 54 3.2.2. Về phương pháp thẩm định. 55 3.2.3. Về quy trình thẩm định. 55 3.2.4. Về nội dung thẩm định. 56 3.2.5. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định. 57 3.2.6. Về mạng lưới thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định. 57 3.2.7. Về cán bộ thẩm định. 57 3.2.8. Các hạn chế khác. 58 3.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 58 3.3.1. Nguyên nhân chủ quan. 58 3.3.2. Nguyên nhân khách quan. 59 CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 61 I. Phương hướng hoạt động của chi nhánh Thăng Long những năm tới. 61 1.1. Phương hướng phát triển chung của chi nhánh. 61 1.2. Định hướng công tác thẩm định cho vay đối với các khách hàng nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long - VPBank. 62 II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. 63 2.1. Giải pháp về tổ chức thẩm định: 64 2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định. 64 2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định. 65 2.4. Giải pháp về nội dung thẩm định. 67 2.4.1. Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn. 67 2.4.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 67 2.4.2.1. Nội dung phân tích khía cạnh thị trường. 67 2.4.2.2. Nội dung phân tích khía cạnh kĩ thuật. 69 2.4.2.3. Nội dung phân tích khía cạnh tài chính. 73 2.4.2.4. Nội dung phân tích khía cạnh kinh tế xã hội 73 2.4.2.5. Nội dung phân tích khía cạnh tổ chức quản lý của dự án. 74 2.5. Giải pháp về đội ngũ cán bộ thẩm định. 74 2.6. Giải pháp về thông tin. 75 2.7. Giải pháp về cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị của chi nhánh. 76 2.8. Các giải pháp khác. 77 III. Kiến nghị. 77 3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác. 77 3.2. Đối với VPBank. 78 3.3. Đối với Nhà nước, Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan. 78 3.4. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh. 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31216.doc
Tài liệu liên quan