Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng

Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa ®Çu t­ ---@&?--- Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Ò tµi: Hoµn thiÖn c«ng t¸c thÈm ®Þnh dù ¸n trung vµ dµi h¹n t¹i Ng©n Hµng C«ng Th­¬ng Hai Bµ Tr­ng Gi¸o viªn h­íng dÉn : Th.S Phan Thu HiÒn Sinh viªn : L­u ThÞ H¶i Líp : Kinh tÕ ®Çu t­ 48D M· sè sinh viªn : CQ480748 Hµ Néi, 05/2010 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ1: Mô hình tổ chức NHCT- Hai Bà Trưng 4 Sơ đồ 2: Cơ cấu cho vay tại chi nhánh 13 Bảng 1: So sánh tổng dư nợ kế hoạch và thực hiện tại chi nhánh 12 Bảng 2: Hoạt động tài trợ thương mại năm 2007 14 Bảng 3: Công tác tài trợ thương mại chi nhánh 2008 15 Bảng 3: Tình hình sản xuất kinh doanh 28 Bảng 4 : Bảng tóm lược tình hình tài chính 30 Bảng 5: Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác 31 Bảng 6: Quan hệ tín dụng của văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 31 Bảng 7: Chi phí nguuyên vật liệu 35 Bảng 8: Công suất dự kiến dự án 36 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCTVN : Ngân hàng công thương Việt Nam DT : Doanh thu CF : Chi phí TSBĐ : Tài sản bảo đảm UBND : Ủy ban nhân dân NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTMCPCTVN : ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hiện nay, nền kinh tế của đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tề chung đang đứng trước những cơ hội và thách thách, khó khăn này đặt ra cho toàn bộ tất cả các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Ngân hàng la một trong một tổ chức tài chính trung gian của nền kinh tế, nó có vai trò là tạo lập và phân phối nguồn vốn tạo lập được cho các hoạt động đầu tư. Do tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động đầu tư kinh doanh của các ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt qua đó là tình trạng lạm phát và sự hoạt động không ổn định của lãi suất dẫn đến công tác tài trợ vốn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, hiện nay để tiếp tục thực hiện chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì để đảm bảo nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư thì vai trò của ngân hàng càng phải đảm bảo đầy đủ. Khi thực hiện các hoạt động đầu tư thì các ngân hàng mong muốn càng ít rủi ro càng tốt và các nguồn tài trợ mang lại hiệu quả cho ngân hàng và doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động tài trợ đúng cho các hoạt động đầu tư hiệu quả. Hoạt động đầu tư của các dự án trung và dài hạn có thời gian thực hiện khá dài do đó chúng hàm chứa nhiều rủi ro, các ngân hàng khi tài trợ cho các dự án này thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, và nguy cơ không trả nợ được từ các dự án do xảy ra rủi ro . Do vậy, để đảm bảo công tác cho vay hiệu quả và tài trợ được cho các dự án này thì công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay có vai trò to lớn, công tác nay góp phần xem xét tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án trung và dài hạn, các rủi ro mà dự án có phải gặp phải. Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn tìm hiểu và có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án trung dài hạn, trong thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng em đã thực hiện đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trung và dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng”. Kết cấu tề tài gồm 2 phần Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng Chương II: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án trung và dài hạn tai chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng. Đề tài được hoàn thiện với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thạc sĩ Phan Thu Hiền và các cán bộ hướng dẫn thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng. Với mong muốn đề tài được hoàn chỉnh hơn em mong muốn nhận được các sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I.: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CHO VAY TRUNG BÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- HAI BÀ TRƯNG. 1.1. Tổng quan về ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. Quá trình hình thành và sự phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam ( Vietin bank) chi nhánh Hai bà Trưng là một chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng được thành lập theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của Hội Đồng Bộ Trưởng quy định về việc tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp. Ngân hàng công thương được hình thành từ một chi nhánh NHNN và một chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp quận thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội chuyển thành Ngân Hàng Công thương thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Theo quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 về việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên điạ bàn Hà Nội đã xóa bỏ cấp thành phố hình thành hai chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng. Các chi nhánh ngân hàng này được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh, thành phố. Ngày 1/8/1993 sát nhập chi nhánh NHCT khu vực I và NHCT khu vực II theo quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam thành chi nhánh NHCT- khu vực II Hai Bà Trưng. Ngày 22/3/2007 theo quyết định số 107/QĐ-HĐQT-NHCT1 của hội đồng quản trị NHCT1, chi nhánh NHCT- khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng. Quá trình phát triển của NHCT- Hai Bà TRưng Trong quá trình đi vào hoạt động của mình, NHCT- Hai Bà Trưng đã và đang từng bước vuợt qua khó khăn và khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế, ngày càng đứng vững và phát triển theo cơ chế mới, luôn luôn chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch và đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh, không những thế Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hóa- Hiện đại hóa. Từ năm 1993- 2010 NHCT Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh nhờ thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giái pháp huy động vốn trong và ngoài nước và đa dạng hóa các hình thức đầu tư Tháng 12/2008 theo quyết định của Chính Phủ NHCT Hai Bà Trưng thực hiện cổ phần hóa. Ngày 6/8/2009 theo quyết định số 420/QĐ-HĐQT- NHCT1 đã đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh Hai Bà Trưng. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ1: Mô hình tổ chức NHCT- Hai Bà Trưng Ban giám đốc Phòng khách hàng DN lớn Phòng quản lý rủi ro Phòng khách hàng DN vừa &nhỏ Tổ thẻ và DVNNĐT Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng cá nhân Phòng tiền tệ kho quỹo Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp Phòng giao dịch chợ hô m Phòng giao dịch Vĩnh Hoàng Các phòng giao dịch Các quỹ tiết kiệm (Nguồn: ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) 1.1.2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban 1.1.2.2.1. Chức năng – nhiệm vụ của ngân hàng Ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ( gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay), hoạt động dịch vụ, đồng thời ngân hàng còn thực hiện các nhiệm vụ do NHCTVN giao. Huy động vốn Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức là kinh tế và dân cư Nhận tiền tiết kiệm qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn gồm có; tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy và các hình thức khác Phát hành chứng khoán: cổ phiếu và trái phiếu Cho vay- Đầu tư Thực hiện cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và Ngoại tệ Thực hiện các hoạt động tài trợ xuất, nhập khẩu và chiết khấu hộ chứng từ hàng xuất Tài trợ và đồng tài trợ cho vay vốn và hợp vốn cho các dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài Thực hiện tài trợ và ủy thác theo chương trình Đài Loan (SMEDF), Việt Đức DEG, KFW), các hiệp định tín dụng Thấu chi và cho vay tiêu dùng Liên doanh và liên kết với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính và quốc tế bằng hình thức hùn vốn Thực hiện đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế Bảo lãnh Chi nhánh thực hiện bảo lãnh và tài bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán Thanh toán và tài trợ thương mại Phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo và xác nhận thanh toán thư tín dụng nhập khẩu Nhờ thu hối phiếu trả ngay, nhờ thu xuất, xuất nhập khẩu và nhu thu chấp nhận hối phiếu Chuyển tiền trong và ngoài nước Thanh toán các ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu và séc Thực hiện chi trả lương hộ doanh nghiệp thông qua tài khoản và thẻ ATM Thực hiện chi trả hối phiếu Ngân quỹ Mua và bán ngoại tệ Thực hiện mua bán các chứng từ có giá Thu và chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ Cho thuê két sắt và cất giữ bảo quản các tài sản có giá, các giấy tờ, bằng phát minh sáng chế… Thẻ và ngân hàng điện tủ Thực hiện việc phát hành thể, thanh toán thể tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế Phát hành thẻ ATM, thẻ tiền mặt Internet banking, phone banking và SMS banking Hoạt động khác Bao gồm có các hoạt động khai thác bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Thực hiện hoạt động đầu tư và các hoạt động tài chính, cho thuê tài chính Thực hiện hoạt động môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành- quản lý các danh mục đầu tư, thực hiện tư vấn, lưu ký chứng khoán Tiếp nhận và quản lý, khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 1.1.2.2.2. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Chức năng Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, thực hiện quản lý giám sát danh mục cho vay, đầu tư.Thẩm định và tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.Đánh giá uản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân Hàng.Quản lý và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm thu hồi nợ gốc và lãi theo chỉ đạo Giám đốc chi nhánh Nhiêm vụ Nghiên cứu chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kế hoạch phát triển của ngành, vùng kinh tế… các chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro để đề xuất mức tăng trưởng tín dụng, và đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tính dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng, thực hiện thẩm định hoặc tái thẩm định, tái thẩm định, đánh giá rủi ro cho các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng, đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về chuyển tiền ngoại tệ, tài trợ thương mại, mua bán nợ 1.1.2.2.3.Phòng khách hàng các doanh nghiệp lớn Chức năng Phòng khách hàng các doanh nghiệp lớn trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng, tài trợ thương mại sao cho phù hợp với chế độ, thể lệ và hướng dẫn của NHCPTNCTVN. Tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vu Ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn, tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và bán các sản phẩm đó, thẩm định, xác định, quản lý giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng, tài trợ thương mại trình cấp có thẩm quyền quyết định, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch, thực hiện quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định 1.1.2.2.4 Phòng khách hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chức năng Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn, thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng-tài trợ thương mại, đầu mối giao dịch mua bán ngoại tệ của chi nhánh, quản lý các sản phẩm tín dụng Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ(vnđ- ngoại tệ), tiếp thị, hỗ trơ, chăm sóc khách hàng, tư vấn …. Và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, thẩm định, xác định và quản lý giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch, thực hiện quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản, thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại theo mức được cấp đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân của chi nhánh 1.1.2.2.5. Phòng khách hàng cá nhân Chức năng Phòng khách hàng cá nhân trực tiếp giao dịch chủ yếu với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng- quản lý các sản phẩm tín dụng.Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hang cho khách hàng Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn từ khách hàng chủ yếu là các cá nhân, tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn, bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, thẩm định, xác định và quản lý giới hạn, ín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch tín dụng và tài trợ thương mại, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, xử lý giao dịch, cùng phòng quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ và xử lý rủi ro thuộc phòng cho vay, quản lý các khoản tín dụng theo quy định NHTMCPCTVN, thực hiện nghiệp vụ đại lý nhận lênh chứng khoán cho công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 1.1.2.2.6. Phòng kế toán giao dịch Chức năng Phòng kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính- các chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hangà liên quan đến nghiệp vụ thanh toán- xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý, chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy- quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định và tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng Nhiệm vụ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện kiểm soát các bút toán tạo mới và bút toán điều chỉnh, đối chiếu tài khoản điều chuyển vốn…thực hiện công tác liên quan đến bù trừ thanh toán và thanh toán điện tử thanh toán liên ngân hàng, quản lý thông tin, quản lý sec, giấy tờ, quản lý các quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ và hạch toán chi trả lương, quản lý, theo dõi hạch toán tài sản cố định, công cụ lao động…lập kế hoạch tài chính, kế hoạch mụa sắm tài sản, thiết bị. 1.1.2.2.7. Phòng tiền tệ quỹ kho Chức năng Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ và quản lý tiền mặt theo quy định NHNN và NHTMCPCTVN. Thực hiện ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các phòng giao dịch và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệ có thu và chi tiền mặt lớn Nhiệm vụ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện ứng tiền, thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch, ATM, thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng, phối hợp với các phòng kế toán giao dịch, tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quĩ nghiệp vụ, thường xuyên tham gia kiểm tra và kịp thời phát hiện các sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ 1.1.2.2.8. Phòng tổ chức hành chính Chức năng Phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo.Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, bảo vệ - an ninh an toàn chi nhánh Nhiệm vụ Thực hiện qui định nhà nước và của NHTMCTVN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội- y tế…các chính sách đối với người lao động,thực hiện tính lương và các chế độ bảo hiểm cho người lao động,quản lý, tuyển dụng, điều động, sắp xếp cán bộbồi dưỡng, quy hoạch cán bộ,xây dựng kế hoặch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khỏan chi tiêu nội bộ cơ quan,lưu trữ tài liệu công ty 1.1.2.2.9. Phòng thông tin điện toán Chức năng Thực hiện công tác quản lý và duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, các hoạt động bảo trì máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính ngân hàng Nhiệm vụ Quản lý về mặt công nghệ, kỹ thuật toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng,quản lý hệ thống giao dịch trên máy,bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị, mạng máy tính, phối hợp với các phòng trong việc quản lý công nghệ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu 1.1.2.2.10. Phòng tổng hợp Chức năng Phòng tổng hợp thực hiện nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc kế hoạch kinh doanh, tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh Nhiệm vụ Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích và đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và các kết quả kinh doanh của chi nhánh, làm báo cáo theo quy định NHNN và NHTMCPCTVN, làm công tác thi đua và khen thưởng, nghiên cứu và lập các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh 1.1.2.2.11. Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử Chức năng Tham mưu để phát triển dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử cho ban giám đốc Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ theo đúng quy định, trực tiếp khai thác các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử NHTMCPCTVN tại chi nhánh Nhiệm vụ Tiếp nhận các văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ tư vấn khách hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử, thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ, tổ chức thực hiện phát hành và thanh toán thẻ cho khách hàng, theo dõi, hạch toán kịp thời- đúng tiến độ các nghiệp vụ kế hoạch liên quan đến nghiệp vụ thanh toán thẻ, giao nhận thẻ, tiếp thị, quảng cáo tuyên truyền cho khách hàng sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành 1.1.2.2.12. Các phòng giao dịch Chức năng Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và các nhiệm vụ khác Nhiệm vụ Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong mức thẩm quyền, huy động vốn, cung cấp dịch vụ ngân hàng, tổ chức công tác hạch toán, kế toán, thống kể, tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ mà phòng giao dịch thực hiện cho khách hàng, tiếp thị thu hút, chăm sóc khách hàng gửi tiền, vay tiền và các dịch vụ ngân hàng 1.1.3. Tình hình hoạt động dầu tư kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2005-2009 1.1.3.1. Tình hình huy động vốn Cũng như các ngân hàng khác nguồn vồn đầu tư của ngân hàng ngày càng gia tăng trong các năm. Nguồn vốn đầu tư của ngân hàng được hình thành và ngày càng tăng lên cả về quy mô cũng như chất lượng. Năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.868 tỷ đồng tăng 16% trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng 15,5% chiếm 37,8%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 52,2% chiếm 59,4%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 48,8%. Năm 2008: Tổng nguồn vốn huy động tăng 80,1% đạt 5.166 tỷ đồng trong đó tiền gửi không kỳ hạn giảm 19.9% chiếm 8,7%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 177,8% chiếm 75,4%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 165% chiếm 91% Năm 2009: tổng số nguồn vốn huy động đạt 5.985 tỷ đồng, tăng 16% và đạt được 94.3% kế hoạch trung ương giao trong đó nguồn vốn bằng VNĐ chiếm tỷ trọng 58,6%, nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm 41,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 cũng là năm có sự đảo chiều tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ( năm 2008 tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao hơn55,3%). So với năm 2008: tiền gửi doanh nghiệp tăng 19,4% chiếm tỷ trọng 77,7% trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi dân cư tăng 5% chiếnm 24,6% Cũng so với năm 2008: tiền gửi có kỳ hạn tăng 218 tỷ chiếm tỷ trọng 11,2% trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi có kỳ hạn tăng 600 tỷ đổng tăng 88,8% Như vậy có thể thấy tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng qua các năm 2007, 2008, 2009 mặc dù năm sau cao hơn năm trước không đáng kể nhưng đều vượt kế hoạch NHCTVN giao, năm 2007 đạt 103,9% kế hoạch, năm 2008 đạt 107,6% kế hoạch so với năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và huy động vốn là 80,1% và cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của các chi nhánh khác trên địa bàn Hà Nội, việc tăng trưởng này chủ yếu là do việc tăng nguồn vốn của các tổ chức kinh tế: năm 2008 tiền gửi do các tổ chức kinh tế tăng vựot mức và đạt 177,8%, chiếm 75,4% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2007 tỷ trọng là 48,9%, 2006 41,8%). Trong năm 2009 thì công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn và có sự đảo chiều của cơ cấu nguồn vốn huy động: nếu năm 2008 tỷ trọng tiền gửi chiếm tỷ trọng cao hơn thì năm 2009 thì tỷ trọng tiền gửi lài chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi bằng ngoạit tệ 1.1.3.2. Công tác cho vay Năm 2007: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 2,5% và còn thấp so với các chi nhánh khác, chất lượng tín dụng còn thấp, công tác thu hồi nơi sau khi xử lý rủi ro đã đạt được kết quả cao, các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch. Năm 2007 là năm có tỷ lệ dư nợ tăng trưởng thấp so với năm 2006( năm 2007 tăng 2,5% ) do một số đơn vị giảm dư nợ theo kế hoạch và giảm nợ xấu, một số dự án cho vay trung, và dại hạn đã đăng ký hoạt động tín dụng nhưng số tiền giải ngân mới đạt 19% và chậm so với tiến độ giải ngân đăng ký với ngân hàng, các đơn vị đã cho vay mở L/C nhưng chưa nhận nợ Năm 2008: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 847.544 triệu đồng tăng 27,3% so vói năm 2007 trong đó tỷ lệ cho vay ngắn hạn đạt 477.034 triệu đồng tăng 4.9%, cho vay trung hạn đạt 63.230 tỷ đồng giảm 47,7%, cho vay dài hạn đạt 144.656 triệu đồng tăng 116,8% Năm 2009: Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.118 tỷ đồng hoàn thành 100% kế hoạch giao tăng 1271 tỷ đồng tăng 150% so với năm 2008 Trong đó cho vay bằng tiền mặt đạt 667 tỷ tăng 32,4%, cho vay bằng ngoại tệ đạt 1451 tỷ tăng 42,18%. Các khách hàng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dầu khí, khoáng sản, xi măng…các tỷ lệ tín dụng đều nằm trong phạm vi cho phép Như vậy có thể thấy tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế tại chi nhánh giai qua các năm 2007-2009 tuy đã có những chuyển biến nhưng hầu như không đạt so với mức kế hoạch cụ thể Bảng 1: So sánh tổng dư nợ kế hoạch và thực hiện tại chi nhánh Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Kế hoạch giao 750.197 950.180 2110.000 Thực hiện 684.930 847.544 2118.000 So sánh 91.3% 89,2% 104% ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh các năm) Sơ đồ 2: Cơ cấu cho vay tại chi nhánh (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh các năm) Trong tổng dự nợ cho vay toàn nền kinh tế thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh có xu hướng chiếm tỷ lệ ngày càng cao do chi nhánh đã trú trọng việc tài chợ cho các dự án dài hạn. Chất lượng tín dụng tiếp tục được ổn định và phát triển thể hiên ở việc các khoản nợ xấu và nợ nhóm 2 đều giảm so vói năn 2008, khả năng thu hồi nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm, các biện pháp đề ra ngày càng phát huy tác dụngTổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của chi nhánh trong các năm qua đều tăng nhưng hầu như không đạt kế hoạch của NHCT VN giao cho điều này được thể hiện 2007 chi nhánh chỉ đạt 91.3 % so với kế hoạch giao so với năm 2006 chỉ tăng hơn 2,5%, năm 2008 chi nhánh chỉ đạt 89,2% so với kế hoạch giao và tăng 23,7% , năm 2009 đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh luôn đạt kế hoạch NHCTVN giao do chi nhánh đã tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ tài sản bảo đảm, vận động đơn vị dùng tài sản cá nhân tham gia tài sản bảo đảm dể tăng hạn mức tín dụng thể hiện 1.1.3.3. Hoạt động thanh toán Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp đòi hỏi khẩn trương hơn vì vậy ngân hàng đã chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, nâng cao cách giao tiếp, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn. 1.1.3.4. Hoạt động dịch vụ thẻ Năm 2007: số lượng thẻ ATM phát hành là 7442 tăng 71.9% so với năm 2006. dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế đã triển khai thực hiện tại chi nhánh được 3 năm, tuy nhiên kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế còn hạn chế chỉ đạt 15,8% kế hoạch Năm 2008: Số lượng thể ATM phát hành đạt 12.868 tăng 72.8% so với năm 2007. Thẻ tín dụng quốc tế đạt 40% kế hoạch Năm 2009: Chi nhánh đã phát hành thêm được 13.108 thẻ ATM nâng tổng số thẻ phát hành là 43.000 thẻ. 1.1.3.5Công tác tài trợ thương mại Năm 2007: Công tác thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh có nhiêu lợi nhuận do hoạt động xuất nhập khẩu của các khách hàng truyền thống có mức tăng trưởng khá và chi nhánh đã chủ động chọn được chính sách ưu đãi do vậy các chỉ tiêu đều cao hơn so với năm trước. Bảng 2: Hoạt động tài trợ thương mại năm 2007 Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2006 2007 So sánh Thanh toán L/C nhâp 21.650 31.132 138.4% Thanh toán L?C xuất 18.836 26.147 155.4% Thông báo L/C xuất 13.755 24.649 179.2% Doanh số mua ngoại tệ 26.973 42.336 156.9% Doanh số bán ngoại tệ 26.352 42.461 161.1% (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007) Năm 2008:công tác thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh không lợi nhuận do 6 tháng cuối năm tình hình kinh tế thế giới suy thoái nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp nhiêu khó khăn và giảm sút, dẫn đến doanh số thanh toán của chi nhánh bị ảnh hưởng. Bảng 3: Công tác tài trợ thương mại chi nhánh 2008 Ngàn USD Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh L/C nhập 32.132 19.140 59.6% L/C xuất 26.147 24.632 94.1% Doanh số mua ngoại tệ 42.336 37.747 89.1% Doanh số bán ngoại tệ 42.461 37.870 89.2% Lãi KD ngoại tệ( triệu đồng) 374 239 63.9% Phí dịch vụ thương mại ( triệu) 2.652 2.748 105% (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 2008) Năm 2009: chịu sự tác động của suy thoái kinh tế, việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu gặp rất nhiêu khó khăn. L/C nhập đạt 28.973 tăng 51.4% L/C xuất đạt 7.506 giảm 30,5% so với năm trước. doanh số thu ngoại tệ là 60.969 và doanh số bán ngoại tệ đạt 61.246 dều tăng ở mức 62% so năm trước, phí dịch vụ thương mại là 3.661 triệu VNĐ tăng 31.5% so với năm trước. Mặc dù phải đối phó với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại nhưng công tác tài trợ của chi nhánh vấn thu được một số kết quả tuy nhiên các hoạt động tài trợ vẫn có xu hướng giảm do thực hiện chính sách tiền tệ. 1.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng. 1.2.1. Công tác thẩm định tại ngân hàng 1.2.1.1. Khái niệm về thẩm định dự án Hoạt động thẩm định dự án đầu tư là một quá trình thu thập và xử lý thông tin khách quan, khoa học và toàn diện đối với từng nội dung cụ thể của một dự án nhằm đánh giá dự án đầu tư trên nhiều khía cạnh khác nhau như: tính pháp lý, tính khả thi, tính hiệu của và khả năng trả nợ của dự án, cùng với sự kết hợp với kết quả thẩm định khách hàng và thẩm định các điều kiện tín dụng khác để đưa ra quyết định cuối cùng xem có nên tài trợ cho dự án hay không, mức tài trợ là bao nhiêu và thời gian, lãi xuất có thể chấp nhận được.(nguồn: giáo trình kinh tế đầu tư- nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân) 1.2.1.2. Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư Việc thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao và loại bỏ được những dự án không khả thi nhưng vẫn không làm mất cơ hội đầu tư có lợi cho ngân hàng Đánh giá được tính khả thi của dự án và sự phù hợp của dự án với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành địa phương, đánh giá được các tài sản tài chính cấu thành vốn đầu tư và kiểm tra tính thống nhất của dự án. Đánh giá kết quả của dự án đầu tư Đánh giá khả năng thực hiện của dự án đầu tư Thông qua việc thẩm định các dự án đầu tư còn giúp đưa ra các biện pháp để khắc phục dự án một cách tốt nhất, đảm bảo sự an toàn của vốn vay 1.2.1.3 Các yêu cầu trong công tác thẩm định dự án đầu tư 1.2.1.3.1.Yêu cầu đối với công tác thẩm định. Việc đánh giá dự án phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và toàn diện: tức là khi đánh giá dự án thì không được dựa vào ý kiến chủ quan, áp đặt của người lập dự án, người thẩm định dự án mà phải đi sâu vào thực tế để đánh giá trên nhiều các tiêu chí, tiêu chuẩn xác định cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá. Trong quá trình đánh giá tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo đánh giá một cách chính xác nhất 1.2.1.3.2. Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác thẩm định Cán bộ làm công tác thẩm định có chuyên môn, nghiệp vụ về đầu tư, đặc thù của từng ngành mà dự án cần đầu tư vào Biết tổ chức và sắp xếp công việc, làm việc có trách nhiệm và có đạo đức nghề nghiệp Nắm vững các quy định pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành, địa phương, các quy chế pháp luật có liên quan đến đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành. Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kịnh tế chung Biết cách thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác và khoa học 1.2.1.3. Các căn cứ để thẩm định dự án Hồ sơ dự án Hồ sơ dự án phục vụ cho công tác thẩm định gồm có hai phần chính là phần thuyết minh và thiết kế cơ sở, hồ sở dự án là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án vì vậy trong hồ sơ của dự án chủ đầu tư phải cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác nhất để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao. Phần thuyết minh dự án phải đưa ra các nôi dung sau: sự cần thiết của dự án đầu tư, qui mô của dự án, qui mô vốn đầu tư, tính hiệu qủa và tính khả thi của dự án, các giải pháp công nghệ và các phương án công xuất… bên cạnh đó thì phần thiết kế cơ sỏ cũng phải cho người làm công tác thẩm định có thể xác định được tổng mức vốn đầu tư từ bản thiết kế, kế hoạch đã định Căn cứ pháp lý Việc thẩm định dự án phải căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, các quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp lý có liên quan. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy phạm, định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kí thuật mà dự án tác động tới Căn cứ vào thông lệ và điều ước quốc tế: khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định không chỉ căn cứ vào các tiêu chuẩn trong nước mà còn phải căn cứ vào các thông lệ và điều ước quốc tế, các qui định chung về tín dụng, bảo hiểm và hình thức bảo lãnh… của các tổ chức tài trợ vốn Căn cứ vào thực tiễn và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định 1.2.1.4. Quy trình thẩm định tại ngân hàng Khách hàng Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro Người có thẩm quyền Yêu cầu bổ xung Hồ sơ Nhận hồ sơ Khiểm soát tờ trình thẩm định Thẩm định Thẩm định rủi ro tín dụng Nhận hồ sơ từ phòng khách hang Xét duyệt cho vay ( Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Qui trình thẩm định Bước 1: hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, yêu cầu bổ xung nếu thiếu Bước 2: thẩm định các điều kiện cần thiết khi tiến hành cho vay Bước 3: xác định phương thức cho vay Bước 4: đánh giá về nguồn vốn và điều kiện thanh toán và mức cho vay Bước 5: lập tờ t._.rình thẩm định dự án Bước 6: tiến hành tái thẩm định nều có Bước 7: thực hiện phê duyệt khoản vay cho khách hàng 1.2.1.6.Các phương pháp thẩm định tại ngân hàng Phương pháp thẩm định theo trình tự Thẩm định tổng quát: cho phép ngân hàng hiểu khái quát về dự án đối với các nội dung qui mô và tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển, dự án có khả năng thực hiện không và có thỏa mãn các yêu cầu pháp lý hay không. Thẩm định chi tiết: thẩm định chi tiết được ngân hàng tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát, ở quá trình này thì việc thẩm định được tiến hành trên tất cả các nội dung và từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá có chấp thuận cho vay hay không hay yêu cầu bổ xung hoàn thiện. Phương pháp so sánh đối chiếu Theo phương pháp này thì việc thẩm định được tiến hành bằng cách so sánh các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật chủ yếu của dự án, các chỉ tiêu định mức của nhà nước, ngành, doanh nghiệp, và việc so sánh này còn được tiến hành so sánh với các dự án tương tự đã và đang thực hiện, hoạt động từ đó có nhận xét và quyết định về tín dụng. Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp này thường được dùng khi đánh giá hiệu qủa tài chính về tính vững chắc và tính hiệu quả khi có rủi ro xảy ra, phương pháp này được thực hiện trên cơ sỏ thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án để từ đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả nếu các chỉ tiêu này vẫn đảm bảo an tòan trong điều kiện rủi ro thì dự án có thể chấp nhận đươc Phương pháp dự báo Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở của phương pháp điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả… thông qua phương pháp ngoại suy để dự báo khả năng chiếm lĩnh thị phần trong tương lai… Phương pháp triệt tiêu rủi ro Việc thẩm định có thể được tiến hành dựa trên cơ sở dự đoán rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, thông qua việc đánh giá trong điều kiện rủi ro cán bộ thẩm định đưa ra một số nhận xét hay kiến nghị các biện pháp phòng ngừa. Việc đánh giá rủi ro phái được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án để từ đó cho kết quả chính xác nhất 1.2.1.7. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng. Trong quá trình lập hồ sơ vay vốn do nhu cầu về việc muốn vay được vốn cho nên có thể hồ sơ vay vốn không đúng thực tế, hay nhiều dự án trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải thực hiện công tác thẩm định. Việc thẩm định được tiến hành trên các nội dung * Thẩm định tư cách vay vốn của khách hàng Việc thẩm định này bao gồm thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn và kiểm tra tính hợp lệ của việc thành lập doanh nghiệp. Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng Ngành nghề kinh doanh và sự phù hợp của ngành nghề trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại và sự phù hợp với dự án đầu tư Thẩm định xu hướng phát triển của ngành nghề kinh doanh trong tương lai Thẩm định khả năng quản trị và điều hành của lãnh đạo: năng lực quản trị điều hành, phẩm chất tư cách uy tín của ban lãnh đạo, sự đoàn kết trong ban lãnh đạo doanh nghiệp Mô hình bố trí lao động và qui mô lao động của doanh nghiệp Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng * Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định sơ bộ các nội dung chính của dự án Phântích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án, xác định năng lực sản xuất, phương thức tiêu thụ sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án: thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, địa điếm xây dựng, công nghệ và thiết bị, qui mô sản xuât, qui mô dự án, giải pháp xây dựng dự án Tổ chức quản lý thực hiện dự án Thẩm định về kinh nghiệm và trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án Thẩm định khía cạnh tài chính: thẩm định tổng vốn đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư theo tiên độ dự án và thẩm định nguồn vốn đầu tư * Thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay: thẩm định tính chất pháp lý, thẩm định giá trị trường của tài sản 1.2.1.8. Quan điểm thẩm định tại ngân hàng Ngân hàng thực hiện quan điểm thực hiện là quan điểm tổng vốn đầu tư nhằm đánh giá sự an toàn của vốn đầu tư, việc xem xét này được thực hiện khi tính toán dòng giải ngân lưu chi dự án va dòng ngân lưu thu của dự án , tất cả các khoản chi đầu tư đều được tính hết vào dòng ngân lưu ra bất kể nó được tài trợ từ nguồn nào, khoản lãi vay không được tính vào dòng chi mà nó được tính vào phần thu nhập của dự án, từ sự phân tích này thì ngân hàng có thể xác định tính khả thi của dự án về mặt tài chính, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của dự án 1.2.2. Hoạt động thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 1.2.2.1.Qui trình thẩm định dự án trung và dài hạn nhìn từ góc độ ngân hàng Qui trình thẩm định đối với dự án trung và dài hạn tại ngân hàng gồm 12 bước Bước 1: Ngân hàng hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn đồng thời sao gửi các phòng quản lý rủi ro Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vón và hoàn thiện Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng Tiếp nhận đối chiếu và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và xác thực – hợp lệ của hồ sơ vay vốn, báo cáo với lãnh đạo về tình trạng của hồ sơ: nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu khách hàng bổ xung. Lập phiếu giao nhận hồ sơ Bước 2: Thực hiện thẩm định hoặc tái thẩm định đối với các nội dung( thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư, biện pháp bảo đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định và tái thẩm định Thẩm định hoặc tái thẩm định Lập tờ trình thẩm định Kiểm soát và trình duyệt thẩm định Bước 3: thẩm định rủi ro tín dụng độc lập- trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro Thẩm định rủi ro tín dụng và lập báo cáo kết quả của việc thẩm định rủi ro tín dụng Kiểm soát- chuyển báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng về phòng khách hàng, phòng giao dịch và điểm giao dịch Bước 4: Xét duyệt khoản vay trường hợp khoản vay thuộc quyền xét duyệt của chi nhánh thì người có thẩm quyền tại chi nhánh sẽ xét duyệt Trường hợp khoản vay vượt khả năng xét duyệt của chi nhánh thì sẽ được chuyển lên hội sở chính để xét duyệt tiếp Trường hợp thực hiện tái thẩm định: nội dung của việc tái thẩm định giống các nội dung của bước 2 Bước 5: Thông báo cho khách hàng Bước 6: Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm, thực hiện việc ký kết hợp đồng- làm thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và các giấy tờ của tài sản bảo đảm, các thông tin về khoản vay, kiểm tra giám sát việc nhập thông tin trong hệ thống INÁ Phòng khách hàng thực hiện lập các hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm Kiểm tra hợp đồng và các giấy tờ liên quan Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan Người có thẩm quyền kí kết hợp đồng với khách hàng Thực hiện công chứng và chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm và hợp đồng bảo đảm Làm thủ tục giao nhận tài sản và các giấy tờ liên quan Nhập thông tin vào hệ thống INCAS Bước 7: thực hiện giải ngân (phòng kế toán) Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giao nhận Giao nhận chứng từ giao dịch Nhập kiểm tra và giám sát việc nhập dữ liệu vào hệ thống Bước 8: ký hợp đồng phụ và các văn bản sửa đổi bổ xung của hợp đồng và nhập vào hệ thống INCAS Phòng khách hàng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng về kỳ hạn nợ- các phụ lục hợp đồng khác Thực hiện kiểm soát, ký kết phụ lục hợp đồng và các văn bản sửa đổi bổ xung Thay đổi dữ liệu trên hệ thống INCAS Bước 9: Thực hiện kiểm tra và giám sát vốn vay Bước 10: Thu nợ gôc- lãi- phí và xử lý các phát sinh của khoản vay Bước 11: Thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm và giải chấp tài sản bảo đảm Bước 12: luân chuyển kiểm tra và lưu trữ hồ sơ Bước khách hàng Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng khác Phòng kế toán Người có thẩm quyền quyết định cho vay 1 Yêu cầu bổ xung Hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ Nhận hồ sơ do phòng Kh gửi 2 Thẩm định tái thẩm định Kiểm soát tờ trình thẩm định Tham gia 3 Thẩm định rủi ro 4 Yều cầu bổ xung Xét duyệt cho vay 5 Thông báo khách hàng 6 Duyệt cho vay Soạn thảo hợp đồng Tham gia Tham gia 7 Kí hợp đồng Nhập thông tin khoản vay Kí hợp đồng 8 Giải ngân 9 Kí phụ lục HĐ Kiểm tra giám sát vốn vay Soạn thảo phụ lục hợp đồng Kí phụ lục hợp đồng 10 Xử lý phát sinh Thu nợ gốc lãi 11 Giải chấp TSBĐ Soạn thảo thanh lý HĐ Giải châp TSBĐ Thanh lý HĐ 12 Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ (Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) 1.2.2.2. Nội dung thẩm định đối với các dự án trung và dài hạn Công tác thẩm định đối với các dự án trung và dài hạn gồm 7 nội dung chính Thẩm định khách hàng vay vốn của các dự án trung và dài hạn Thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn Thẩm định các biện pháp bảo đảm cho khoản vay của dự án trung và dài hạn Đánh giá tổng thể về dự án trung và dài hạn Đề xuất cho vay hoặc không cho vay và báo cho khách hàng Trình lãnh đạo phòng tín dụng và các phòng liên quan Các nội dung thẩm định đối với dự án trung và dài hạn được thực hiện tương tự với các nội dung thẩm định đã được quy định tại ngân hàng 1.2.2.3. Phương pháp thẩm định đối với dự án trung và dài hạn Đối với phương pháp thẩm định dự án trung và dài hạn, tại chi nhánh sử dụng cả 5 phương pháp Phương pháp so sánh đối chiếu Thẩm định theo trình tự Phân tích độ nhạy Phân tích rủi ro Phương pháp dự báo và thống kê Tuy nhiên, những phương pháp đưa ra chỉ mang tính chất hướng dẫn định hướng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư tùy theo qui mô và tính chất đặc điểm của từng dự án đầu tư và điều kiện thẩm định các cán bộ thẩm định linh hoạt theo từng nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo thực hiện theo từng nội dung cụ thể Phương pháp phân tích độ nhạy: được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố hay một nhân tố đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án có nhiều yếu tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nguyên nhân, nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá rủi ro dựa vào các yếu tố này, phương pháp phân tích độ nhạy thường hay được sử dụng để đánh giá độ nhạy cảm của các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp so sánh đối chiếu: là phương pháp đơn giản, phổ biếna, hay được sử dụng khi thẩm định nhiều dự án đầu tư để so sánh các chỉ tiêu với nhau qua đó thấy được tính hợp lý, chính xác của suất đầu tư, tiêu chuẩn về thiết bị, công nghệ, tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án, định mức tiêu hao sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công- tiền lương- chi phí quản lý- chi phí hành chính… theo các định mức kinh tế kỹ thuật, ngành, chi tiêu kế hoạch và thực tế, các chỉ tiêu hiệu quả dầu tư, phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng hầu hết trong các nội dung bao gồm so sánh các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật, khía cạnh thị trường. Phương pháp phân tích rủi ro: phương pháp này được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của rủi ro tới việc thực hiện dự án để từ đó có các biện pháp khác phục mục đích là giảm thiểu rủi ro nhằn nâng cao hiệu quả tài chính và khả năng thực hiện dự án, các rủi ro thường được chi nhánh đi vào khảo sát bao gồm. Rủi ro kinh doanh: xem xét uy tín của khách hàng, khả năng rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, rủi ro do các dự án khác mang lại, do cạnh tranh của các sản phẩm tương tự khác, khả năng xuất khẩu… Rủi ro tài chính: loại rủi ro này bất kỳ một dự án nào cũng sẽ gặp phải, khi đi xem xét thì chi nhánh sẽ xem xét đánh giá sự ảnh hưởng của lãi suât, tỷ giá, chi phí đầu vào, … ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả thi của dự án Rủi ro về chính sách: các khía cạnh được đưa vào xem xét bao gồm các chính sách thuế của nhà nước, sự thay đổi thể chế chính trị, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tiền lương… 1.2.2.4. Ví dụ minh họa về công tác thẩm định tại chi nhánh DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIA CÔNG GIẤY TISSUE Thẩm định dự án nâng cao năng lực gia công giấy Tissue của ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. 1.2.2.4.1.Mô tả về dự án Tên dự án: Nâng cao năng lực gia công giấy Tissue Chủ đầu tư: công ty giấy Việt Nam Loại hình dự án: mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng Địa chỉ: số 25A Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội Sản phẩm chủ yếu của dự án; Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 11.993.333.000 đồng Trong đó: vốn tự có Vay ngân hàng; 5.997.000.000 1.2.2.4.2. Thẩm định khách hàng vay vốn Giới thiệu về khách hàng Tên khách hàng: Tổng công ty giấy Việt Nam Địa chỉ: số 25 A Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội Ngành nghề sản xuất chính Sản xuất kinh doanh các loại giấy và các sản phẩm từ giấy, nguyên vật liệu giấy, văn phòng phẩm, hóa chất, vật tư thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành giấy. Khai thác, chế biến, kinh doanh các loại nông, lâm sản gỗ và các loại chế biến từ gỗ Thiết kế thi công, xây dụng phục vụo nông nghiệp, khai hoang trồng rừng Xuất nhập khẩu giấy, thiết bị, hóa chất và các loại hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh công ty mẹ Nghiên cứu kinh doanh công nghệ liên quan đến ngành giấy Đào tạo trung học kỹ thuật công nghệ giấy- công nhân kỹ thuật Kinh doanh nguyên vật tư hóa chất sử dụng cho ngành chế biến gỗ và giấy, cho thuê kho bãi, kinh doanh thiết bị phục vụ cho ngành chế biến gỗ và giấy, kinh doanh vận tải bốc xếp hàng hóa, kinh doanh điện Vốn điều lệ: 1.045.865 triệu đồng Người đại diện: Ông Võ Sỹ Dởng Tổng Giám Đốc công ty Cơ cấu, mô hình tổ chức: hình thức sở hữu quốc doanh Hồ sơ khách hàng Hồ sơ pháp lý + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Quyết định của thủ tướng chính phủ số 29/2005/QĐ- TTg ngày 1/12/2005 v/v chuyển tổng công ty giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con + Quyết định của Bộ Trưởng bộ Công Nghiệp số 09/2005/QĐ- BCN ngày 4/3/2005 v/v chuyển công ty giấy Viêt Nam sang hoạt động thêo mô hình công ty mẹ - công ty con + Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, kế toán trưởng + Điều lệ công ty Hồ sơ tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính Bảng 3: Tình hình sản xuất kinh doanh Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng giảm % tăng, giảm Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ 1.704.179 1957.269 253.090 +114,1 Trong đó: doanh thu giấy tissue 123.182 170.460 42.278 +38,4 Tổng lợi nhuận trước thuế 58.026 78.539 20.513 +135 Lợi nhuận ròng 51.151 61.904 10.753 +121 (Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Nhận xét: Từ năm 2006 dây truyền thiết bị hoạt động ổn định, nâng công suất lên 10.000 tấn/năm sản lượng sản xuất ra với chất lượng cao được thị trường chấp nhận nên tiêu thụ tốt, chính sách bán hàng linh hoạt, kết hợp với chất lượng sản phẩm được nâng cao do đó, doanh thu và lợi nhuận đều tăng Năm 2008: Trước khó khăn và biến động của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước tháng đầu năm giá cả tăng đột biến, sức ép về tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu bị ảnh hưởng, tổng công ty giấy đã đẩy mạnh sản xuất đến mức tối đa và sản xuất đến đâu tiêu thụ tới đó, nhưng sang quý IV ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng công ty hầu hết không ký được hợp đồng xuất khẩu. Mặt khác khi chính phủ giảm thuế xuất khẩu trước lộ trình đối với giấy in, giấy viết nên tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, mặc dù vậy năm 2008 tổng công ty vẫn đạt 2290 tỷ doanh thu tăng 17% so năm 2007 đem lại khoảng 120,7 tỷ đồng lợi nhuận tăng 42,161 tỷ đồng Năng lực điều hành và quản lý Danh sách ban lãnh đạo công ty + Ông Đỗ Xuân Tru: chủ tịch hội đồng quản trị + Ông Võ Sỹ Dởng : ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc + Ông Nguyễn Thế Bình: Phó tổng giám đốc + Bà Nguyễn Thanh Bình: Phó tổng giám đốc + Bà Nguyễn Thị Anh Nhi : Phó tổng giám đốc Khả năng và kinh nghiệm của ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo có khả năng nắm bắt được nhu cầu thị trường, điều hành sản xuất và đưa sản phẩm dần chiếm hữu được thị trường trong những năm gần đây trước sức ép của cạnh tranh giữa giấy ngoại nhập giá rẻ và dần tăng được thị phần nhập khẩu Các điều kiện về sản xuất và tình trạng máy móc thiết bị: điều kiện sản xuất tốt, thiết bị máy móc tiên tiến, năng lực sản xuất không ngừng được nâng lên với thiết bị được Thụy Điển trang bị và công ty đầu tư thường xuyên Tình hình tài chính của khách hàng Sản phẩm giấy Tissue được công ty Sông Đuống đưa vào sản xuất năm 2002 bao gồm hê thống máy xeo và gia công sản phẩm giấy Tissue. Những năm gần đây do nhu cầu của đại đa số công nhân còn thấp, trình độ dân trí tuy tiến bộ nhưng không đồng đều nên thị trường giấu Tissue còn chưa được chấp nhận, công ty chủ yếu bán sản phẩm dạng cuộn lớn, xuất khẩu, mặc dù vậy xuất khẩu tỷ suất lợi nhuận thấp. Năm 2005 sản phẩm giấy Tissue dạng vệ sinh, khăn lau, và các loại giấy ăn bắt đầu được người tiêu dung chấp nhận và ngày càng phát triển. Năm 2006 để đáp ứng nhu cầu cho thị trường tổng công ty đã thuê chuyên gia nước ngoài, do vậy doanh thu của công ty đã tăng dần lên qua từng năm 2006: 123.181 triệu, Năm 2007: 170.460 triệu. 2008: 229.721 triệu Bảng 4 : Bảng tóm lược tình hình tài chính STT Chỉ tiêu 2006 2007 9/2008 A Tổng tài sản ngắn hạn 1.479.289 1.547.357 1.633.744 I Tiền 133.059 308.803 242.375 II Các khoản đầu tư ngắn hạn 79 5 0 III Các khoản phải thu 533.267 481.302 378.205 Phải thu khách hàng 345.084 244.211 184.927 Trả trước cho người bán 87.243 105.232 79.339 Dự phòng các khoản phải thu - 17.217 -17.578 -17.601 IV Hàng tồn kho 750.877 726.940 996.437 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -28.352 -39.531 -14.349 B Tài sản dài hạn 1.202.952 1.073.914 1.011.294 I Các khoản phải thu dài hạn 0 55 55 II Tài sản cố định 960.551 795.519 701.291 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 186.146 230.146 257.792 V Tài sản khác 26.255 47.903 52.155 Cộng tài sản 2.673.241 2.62.272 2.645.038 A Nợ phải trả 1.587.545 1.486.569 1.341.506 I Nợ ngắn hạn 616.388 606.544 536.396 Phải trả người bán 123.534 91.462 77.486 Người mua trả trước 4.562 6.371 9.439 II Nợ dài hạn 981.157 880.035 805.111 Vay và nợ dài hạn 978.762 876.697 802.514 Dự phòng trợ cấp mất việc 2.163 3.278 2.342 B Nguồn vốn chủ sở hữu 1.075.697 1.134.703 1.303.533 I Nguồn vốn chủ sở hữu 1.508.968 1.084.609 1.275.590 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 16.729 50.097 27.935 Cộng tổng nguồn vốn 2.673.241 2.621.272 2.645.038 (Nguồn: Ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Vốn lưu động ròng=( tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – nợ ngắn hạn) Năm 2006:883.900 triệu đồng Năm 2007: 941.255 triệu đồng Vốn lưu động ròng dươngqua các năm thể hiện tài sản cố định được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn cố định, ngoài ra còn một số lượng đáng kể phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt Các hệ số thanh toán nhanh năm 2007 giảm so với năm 2008 0.4 nhưng hệ số thanh toán nhanh của tổng công ty vẫn đạt mức 1.2 trên mức chấp nhận được. Hệ số thanh toán ngắn hạn 2.6 tăng 0.2 cho thấy tài sản của mình công ty có thể trang trải nợ ngắn hạn. Hệ số tự tài trợ: Năm 2007 là 43,4% tăng 3.2% do vốn chủ sở hữu được bổ xung thường xuyên từ lợi nhuận hàng năm của công ty. Các hệ số ROE là 3.0, ROA 5.6 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tốt Vòng quay hàng tồn kho là 2.2. tăng 0.3, vòng phải thu 3.8 tăng 1.2 cho thấy công ty đã tích cực đẩy mạnh tiêu thu. Tình hình quan hệ tín dụng Bảng 5: Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác STT Chỉi tiêu Tổng dư nợ Ngân hàng Bảo lãnh 1 Chi nhánh Hai bà Trưng 56.655 55.749 9.817 2 Chi nhánh Đền Hùng 110.699 61.447 3 Chi nhánh Đồng Nai 3742 4 Tổng dư nợ 171.033 117.196 9.817 (Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Bảng 6:Quan hệ tín dụng của văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng Chỉ tiêu 31/12/2007 30/8/2008 Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Doanh số cho vay 3.546.268 0 6.541.385,72 0 Doanh số thu nợ 3.860.422,7 13.056 5.070.282,4 13.056 Dự nợ 1.812.695,69 13.961 3.283.791,51 906 ( Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Nhìn chung thì công ty là khách hàng lâu năm và có uy tín đối với chi nhánh hơn hàng, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi. Công ty không chỉ có mối quan hệ với chi nhánh mà còn có quan hệ với các tổ chức tính dụng khác nữa Khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai: dựa vào việc đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả cảu dự án thông qua việc tính toán các chỉ tiêu cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ 1.2.2.4.3.Thẩm định khía cạnh dự án và nhu cầu vốn của khách hàng Giới thiệu về dư án - Tên dự án: Nâng cao năng lực gia công giấy Tissue Chủ đầu tư: công ty giấy Việt Nam Loại hình dự án: mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng Địa chỉ: số 25A Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội Sản phẩm chủ yếu của dự án; Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 11.993.333.000 đồng Trong đó: vốn tự có Vay ngân hàng; 5.997.000.000 Mục tiêu đầu tư:: công ty đầu tư xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị nhằm nâng cao công suất và chất lượng của sản phẩm giấy vệ sinh và khăn lau.Trên cơ sở mức tiêu thụ hiện nay khoảng 3.500 tấn sản phẩm/ năm đối với giấy thành phẩm công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ nhu cầu này. Về thiết bị: công ty đầu tư một nhà xưởng gia công giấy tissue với công suất 4750tấn/năm gồm dây chuyền công nghệ gia công giấy vệ sinh 4.500tấn/năm và gia công khăn giấy tissue với công suất 250 tấn/năm. Thiết bị chọn đầu tư hiện đại được nhập tự nước ngoài Thiết bị 1: đầu tư mới một dây chuyền gia công giấy vệ sinh chạy liên tục có công suất giấy tối thiểu đạt 15 tấn/ngày Thiết bị 2: đa dạng hóa sản xuất, công ty đầu tư mở một loại máy gia công khan giấy towel công nghệ áp sụng là tạo hoa văn nổi Thiết bị 3: đầu tư mới một cẩu trục 2 tấn Về nhà xưởng: xây dựng nhà máy có diện tích 800m2 liên hoàn kho, xưởng xeo Quy mô dự án: + Đầu tư mới một dây chuyền gia công giấy tissue Nhập khẩu mới một dây chuyền gia công giấy vệ sinh có công suất 4.500tấn/năm, công nghệ chạy liên tục gồm các modum thiết bị nhỏ cuộn giấy nguyên liệu 3 giá đỡ Hai modum tạo hoa văn nổi Mô dum cán dính các lớp giấy bằng con lăn hoặc keo Thiết bị cuộn lại chạy liên tục Thiết bị chứa cuộn giấy sau cuộn lại Dao cắt kiểu đĩa 2 làn Thiết bị bao gói + Nhập khẩu mới một máy gia công khăn lau tay towel công suất 250 tấn/năm + Mua mới một cẩu trục trọng tải 2 tấn + Xây dựng nhà xưởng gia công cso tổng diện tích 800m2 thuộc loại nhà một tầng khung thép và lợp tôn Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật Đối với dây chuyền công nghệ giấy vệ sinh, sử dụng công nghệ cuộn lại liên tục, cắt và bao gói tự động hoàn toàn, công nghệ tạo hoa văn sử dụng 2 bộ các cạp lò để tạo hoa văn nổi trên mặt giấy, việc đính các lớp giấy với nhau được thực hiện bằng hai cách sủ dụng các bộ cân bằng hệ con lăn và sử dụng keo mẫu vẽ trang trí bên trên bề mặt kiêm chức năng đính giấy Đĩa gia công khăn towel sử dụng công nghệ cân tạo hoa bằng cặp lò tạo hoa bằng kim lọai giấy đã được tạo hoa và nối tiếp tục qua thiết bị gấp khăn sử dụng lô và dao, lực hút chân không để tạo thành các khay giấy liên tục đồng thời cắt bằng dao đĩa Cẩu 2 tấn/palăng , bốn chân di chuyển trên con lăn phục vụ dây chuyền công nghệ vệ sinh Nhà xưởng khung sắt, một tầng, mái lợp tôn Hồ sơ liên quan dự án Báo cáo kinh tế kỹ thuật nâng cao năng lục gia công giấy tissue Quyết định số 610/QĐ- GVN.HN ngày 5/11/2007 của chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Quyết định số 100/QĐ- GVN.HN ngày 10/4/2008 về việc phê duyệt kết qủa đấu thầu việc mua sắm máy móc dây chuyến gia công giấy tissue Khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm Thị trường cung cấp nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính: giấy Tissue cuộn lớn, sản phẩm của dây truyền xeo, với công suất thiết kế 10000 tấn/năm. Hàng năm sản xuất và gia công giấy tissue thành phẩm vì vậy lợi nhuận và hiệu quả không cao, vì vậy tổng công ty sản xuất ở mức 600 tấn/năm khi đưa dây chuyền vào sử dụng cho sản phẩm tối đa mà không phải mua nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu phụ: Giấy cuộn lõi, keo dán mép, túi nilông các nguyên vật liệu phụ này chủ yếu mua ở trong nước Nguyên liệu, nhiên liệu: chủ yếu sử dụng trong khâu xeo và gia công điện năng tiêu thụ 4.500KVA, điện năng tiêu thụ của dự án là 60KVA sử dụng trên trạm điện áp sẵn có 5.300KVA Nguồn nhân lực: đây là dự án sử dụng công nghệ hiện đại, chủ yếu là tự động do vậy, nhu cầu về nhân công khoảng 32 người trong đó 12 nhân công cho dây chuyền giấy vệ sinh và 20 nhân công cho dây truyền khăn lau. Khả năng tiêu thụ sản phẩm Hiện nay thị trường giấy được cung cấp bởi Miền bắc: 38 nhà phân phối Miền Nam: 13 nhà phân phối Miền Trung: 9 nhà phân phối Để tiêu thụ hàng đến người tiêu dung một cách rộng rãi, công ty không những xây dựng hệ thống các nhà phân phối mà còn có một chính sách bán hàng linh hoạt theo từng loại sản phẩm Phương diện tài chính của dự án Nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện dự án Tổng nhu cầu vốn thực hiện dự án: 11.993.333.000 đồng Trong đó: chi phí thiết bị 9.731.790.000 đồng Chi phí xây lắp 1.200.000.000 đồng Chi phí khác: 490.432.000 đồng Dự phòng : 571.111.000 đồng Nguồn vốn thực hiện dự án Vốn chủ sở hữu: 5.599.333.000 đồng Vốn vay ngân hàng: 5.999.000.000 dồng Mục đích vay vốn là để mua máy móc thiết bị và công nghệ Thời hạn vay vốn: 5 năm 8 tháng. Tính toán hiệu quả tài chính dự án Cơ sở tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính là dựa vào việc phân tích các khoản mục doanh thu và chi phí của doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu Bảng 7: Chi phí nguuyên vật liệu Chỉ tiêu Giấy vệ sinh Khăn lau Nguyên vật liệu phụ 2.864.220 3.598.854 Nguyên liệu 345.000 22.500 Chi phí khác 25.000 34.000 Phế liệu thu hồi 29.200 36.500 (Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Nguyên vật liệu chính + Giấy cuộn sản xuất giấy vệ sinh là 15.100.000 đồng/tấn + Giấy cuộn lớn sản xuất khăn lau 15.900.000đồng/tấn Tiền lương: lương công nhân 1.800.000đồng/người/tháng Chi phí bảo trì máy móc: 5% giá trị máy móc Chi phí bán hàng và quản lý:1% tổng doanh thu Chi phí bán hàng giấy vệ sinh: 12% doanh thu và chi phí khác Chi phí bán hàng khăn lau 17% doanh thu Khấu hao: máy móc thiết bị thời gian sử dụng 5 đến 15 năm, nhà xưởng 10-50 năm, tại dự án tính khấu hao máy móc thiết bị 10 năm và khấu hao vốn xây dựng, chi phí khác và dự phòng 7 năm Lãi vay; Lãi vay vốn dài hạn lãi suất 10.5% Lãi vay vốn ngắn hạn: được tính trên cơ sở nhu cầu vốn sản xuất một tấn giấy tissue Doanh thu: Giá bán: Theo giá kết quả năm 2008 Giấy vệ sinh : 23.025 triệu đồng/tấn Giấy khăn lau 31.915 triệu đồng/tấn Công suất Bảng 8: Công suất dự kiến dự án Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 trở đi Giấy vệ sinh 3000 tấn (60%) 4050tấn (90%) 4500tấn (100%) Khăn lau 150tấn (60%) 200tấn (80%) 250tấn (100%) ( Nguồn: Ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng) Hiệu quả dự án: NPV: 1.574.452.000 đồng IRR: 15% Những rủi ro của dự án và phương pháp khắc phục Rủi ro về chiều sâu: trong quá trình sản xuất thì có sử dụng một số nguyên vật liệu ngoại nhập và sản phẩm mang tính chất xuất khẩu do đó thuế xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của dự án mặt khác sản phẩm giấy là sản phẩm tiêu dung do đó khủng hoảng kinh tế, lạm phát làm giá cả tăng cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Rủi ro về tỷ giá: dự án khi đi vào sử dụng có sử dụng bột ngoại nhập do đó khi có sự thay đổi tỷ giá làm giá nguyên vật liệu tăng đẩy chi phí tăng lên dẫn đến ảnh hưởng giá cả sản phẩm Các rủi ro tài chính: các rủi ro này hoàn toàn có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không phân tích một cách kỹ lưỡng xu hướng biến động cũng như vòng quay hàng tồn kho, lượng tồn kho phù hợp sẽ làm chi phí tăng nên làm giá cả tăng do vậy doanh nghiệp cần có kế hoặch dài hạn và ổn định nguồn cung cấp hàng hóa nhập khẩu, đa dạng hóa các đầu mối cung cấp Biện pháp bảo đảm tiền vay Tài sản đảm bảo: cho vay có tài sản đảm bảo là toàn bộ tài sản hình thành dự án Biện pháp đảm bảo tài sản: thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay Biện pháp quản lý tài sản: Tài sản thế chấp được mua bảo hiểm và thường xuyên kiểm tra đánh giá theo quy định hiện hành Hồ sơ tài sản bảo đảm: - Invonve Tờ khai hải quan Giấy chứng nhận xuất sứ Phiếu nhập kho Quyết định tăng tài sản cố định khi tài sản hình thành Giá trị tài sản đảm bảo: 11.993.333.000 đồng 1.2.2.4.4. Kết luận và đề xuất Nhận xét Về hồ sơ khách hàng: tương đối đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định Năng lực quản lý điều hành tốt Tình hình hoạt động tài chính kinh doanh những năm gần đây xu hướng phát triển tốt, giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng điều này thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh Mức độ tín nhiệm quan hệ tín dụng với ngân hàng công thương Hai Bà Trưng và chi nhánh ngân hàng công thương khác tốt, quan hệ tín dụng lâu năm, rất có tín nhiệm Phương án có khả năng thực hiện Mức độ đáp ứng điều kiện tín dụng; khách hàng đáp ứng được các yêu cầu chế độ bảo lãnh Kết quả chấm điểm tín dụng: 70.77 điểm xếp hạngBB* Hiệu quả dự án:IRR 15% NPV 1.574.452.000 đồng Mức độ đáp ứng các điều kiện về đảm bảo tiền vay: đủ điều kiện Đề xuất cho vay: xét duyệt cho vay 1.3.Đánh giá công tác thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh 1.3.1.Đối với công tác thẩm định dự án nâng cao năng lực gia công giấy Tissue. 1.3.1.1 Những kết quả đạt được Trong quá trình thẩm định để xét duyệt cho vay đối với dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giấy tissue đã đạt được những kết quả Trình tự thẩm định dự án nâng cao năng lực gia công giấy tissue được tiến hành theo đúng qui định của ngân hàng. Các bước thực hiện thẩm định được tiến hành một cách tuần tự theo đúng yêu cầu đối với trình tự thẩm định các dự án trung và dài hạn từ khâu tiếp nhận hố sơ đến quá trình xem xét đánh giá và xét duyệt cho vay. Trong quá trình thực hiện thẩm định dự án nâng cao năng lực gia công giấy tissue luôn luôn có sự đôn đốc và kiểm soát của các cấp lãnh đạo để đảm bảo việc thực hiện thẩm định ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26457.doc
Tài liệu liên quan